Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ 24 36 tháng trên địa bàn quận 9 TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hồng Phúc

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
CHO TRẺ 24-36 THÁNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Hồng Phúc

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
CHO TRẺ 24-36 THÁNG
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Giáo dục mầm non
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. MAI NGUYỆT NGA

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của bản
thân. Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trong bài chưa từng được cơng bố ở các
cơng trình nghiên cứu trước đây.
Học viên cao học
Nguyễn Thị Hồng Phúc


LỜI CÁM ƠN
Để có thể hồn thành luận văn cao học chuyên ngành Giáo dục học, lời đầu
tiên, tôi xin chân thành cám ơn TS. Mai Nguyệt Nga là giảng viên hướng dẫn. Cơ đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tơi có thể hồn thành bài luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau đại học
Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để giúp cho tôi cũng như tập thể lớp Cao học Giáo dục mầm non K24 hồn thành khóa
học và bài luận văn cuối khóa.
Tơi xin chân thành cám ơn Phòng Giáo dục và đào tạo Quận 9 đã tạo điều kiện
cho tôi thực hiện nghiên cứu thực trạng và áp dụng chương trình thử nghiệm.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và hợp tác của Ban giám hiệu và
tập thể giáo viên trường Mầm non Hiệp Phú và Trường Mầm non Tuổi Hồng.
Và cuối cùng, tơi xin gởi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, các đồng nghiệp gần
xa đã động viên tinh thần và giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .........................................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................6
1.1.1. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ...............................................6
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................8
1.2. Lí luận về biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi ......................10
1.2.1. Các khái niệm công cụ ..................................................................................10
1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của Hoạt động với đồ vật lứa tuổi nhà trẻ............. 14
1.2.3. Sự phát triển Hoạt động với đồ vật ở trẻ nhà trẻ ..........................................17
1.2.4. Ý nghĩa của Hoạt động với đồ vật đối với sự phát triển của trẻ ...................19
1.2.5. Yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức Hoạt động với đồ vật cho trẻ.................23
1.3. Biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng .............................25
1.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt trong việc tổ chức Hoạt động với
đồ vật cho trẻ 24-36 tháng ......................................................................................26
1.3.2. Nội dung Hoạt động với đồ vật của trẻ 24-36 tháng ....................................27
1.3.3. Biện pháp tổ chức Hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng với các
thành tố của quá trình giáo dục ...............................................................................28
Tiểu kết Chương 1 .........................................................................................................32
Chương 2. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
CHO TRẺ 24-36 THÁNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9............................................................................................33
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ...........................................................................33

2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng........................................................................33


2.1.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................................33
2.1.3. Nội dung khảo sát .........................................................................................33
2.1.4. Phương pháp sử dụng khi khảo sát ...............................................................34
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ............................................................................36
2.2.1. Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên Mầm non....................................36
2.2.2. Nhận thức của Gíao viên mầm non về sự phát triển Hoạt động với đồ vật
của trẻ Ấu nhi (từ 1 đến 3 tuổi) ...............................................................................36
2.2.3. Mức độ sử dụng các biện pháp tổ chức Hoạt động với đồ vật của
Gíao viên mầm non .................................................................................................48
2.2.4. Thực trạng khả năng Hoạt động với đồ vật của trẻ 24-36 tháng ..................56
2.2.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển Hoạt động với đồ vật
của trẻ 24-36 tháng ..................................................................................................67
Tiểu kết Chương 2 .........................................................................................................71
Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
CHO TRẺ 24-36 THÁNG .............................................................................................72
3.1. Xây dựng một số biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật ................................72
3.1.1. Căn cứ để lựa chọn biện pháp .......................................................................72
3.1.2. Một số biện pháp tổ chức Hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng ..........73
3.2. Thử nghiệm biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36 tháng ........76
3.2.1. Mục đích thử nghiệm ....................................................................................76
3.2.2. Nội dung thử nghiệm ....................................................................................76
3.2.3. Thời gian và địa điểm ...................................................................................76
3.2.4. Điều kiện thực hiện .......................................................................................76
3.2.5. Tiêu chí đánh giá ..........................................................................................77
3.2.6. Tổ chức thử nghiệm ......................................................................................77
3.3. Phân tích và đánh giá kết quả chương trình thử nghiệm.....................................79
3.3.1. Thời điểm trước khi áp dụng các biện pháp thử nghiệm (tháng 2/2015) .....79

3.3.2. Hiệu quả của biện pháp tổ chức Hoạt động với đồ vật .................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................100
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AN

: ấu nhi

CBQL

: cán bộ quản lý

GD

: giáo dục

GV

: giáo viên

GVMN

: giáo viên mầm non

HĐVĐV : hoạt động với đồ vật
MN


: mầm non

NĐC

: nhóm đối chứng

NT

: nhà trẻ

NTN

: nhóm thử nghiệm

24-36th

: 24-36 tháng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Trình độ chun mơn của giáo viên mầm non phụ trách
nhóm trẻ 24-36 th ....................................................................................... 36

Bảng 2.2.

Nhận thức của giáo viên mầm non về đặc điểm đặc trưng của hoạt
động với đồ vật của trẻ Ấu nhi (từ 1 đến 3 tuổi) ....................................... 37


Bảng 2.3.

Nhận thức của giáo viên mầm non về ý nghĩa của hoạt động với
đồ vật đối với việc giáo dục và phát triển trẻ Ấu nhi (1-3 tuổi). ............... 40

Bảng 2.4.

Nhận thức của giáo viên mầm non về biểu hiện phát triển hoạt
động với đồ vật ở trẻ 24-36th...................................................................... 43

Bảng 2.5.

Sự cần thiết thực hiện các biện pháp tổ chức làm phát triển hoạt
động với đồ vật .......................................................................................... 46

Bảng 2.6.

Mức độ sử dụng các biện pháp khi tổ chức hoạt động với đồ vật
cho trẻ 24-36th. ........................................................................................... 49

Bảng 2.7.

Nhận định của giáo viên mầm non sự phát triển hoạt động với đồ
vật của trẻ 24-36th trong nhóm lớp mình phụ trách. .................................. 57

Bảng 2.9.

Thuận lợi giáo viên thường gặp khi phát triển hoạt động với đồ vật
cho trẻ 24-36th ............................................................................................ 68


Bảng 2.10. Khó khăn giáo viên thường gặp khi phát triển hoạt động với đồ
vật cho trẻ 24-36th. ..................................................................................... 69
Bảng 3.1.

Biểu hiện các loại hành động của 2 nhóm trước khi thử nghiệm .............. 79

Bảng 3.2.

Biểu hiện tính tích cực trong hoạt động của 2 nhóm trước
thử nghiệm ................................................................................................. 81

Bảng 3.3.

Biểu hiện tham gia giao tiếp với người lớn của 2 nhóm trước
thử nghiệm ................................................................................................. 82

Bảng 3.4.

Biểu hiện tính mục đích của 2 nhóm trước thử nghiệm ............................ 84

Bảng 3.5.

Sự phát triển các loại hành động sau thử nghiệm ...................................... 85

Bảng 3.6.

Sự phát triển tính tích cực trong hoạt động sau thử nghiệm ...................... 88

Bảng 3.7.


Sự phát triển tham gia giao tiếp với người lớn sau thử nghiệm ................ 93

Bảng 3.8.

Sự phát triển tính mục đích sau thử nghiệm .............................................. 95


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sự phát triển Các loại hành động ở hai nhóm sau thời gian tác động
biện pháp thử nghiệm. ............................................................................. 88
Biểu đồ 3.2. Sự phát triển tính tích cực trong hoạt động ở hai nhóm sau thời gian
tác động biện pháp thử nghiệm................................................................ 93
Biểu đồ 3.3. Sự phát triển Tham gia giao tiếp với người lớn ở hai nhóm sau thời
gian tác động biện pháp thử nghiệm. ....................................................... 95
Biểu đồ 3.4. Sự phát triển tính mục đích ở hai nhóm sau thời gian tác động biện
pháp thử nghiệm. ..................................................................................... 96


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt cơ
sở nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam.
Trong các giai đoạn phát triển của trẻ mầm non, sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi
nhà trẻ diễn ra với tốc độ cực kỳ nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào với ba thành tựu lớn
đó là luyện dáng đi thẳng đứng, hình thành Hoạt động với đồ vật (HĐVĐV) và sự phát
triển ngôn ngữ.
Một số nhà tâm lý đã gọi những biến đổi về thể chất và tâm lý của trẻ diễn ra
trong ba năm đầu đời là “trung tâm của con đường phát triển của con người từ lúc ra

đời đến lúc trưởng thành” [22].
Ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định, tạo nên những biến đổi chủ
yếu nhất trong các quá trình tâm lý. Bước sang tuổi ấu nhi, dưới ảnh hưởng của
HĐVĐV, ở trẻ đã xuất hiện những biến đổi về chất quan trọng, gây nên những nét tâm
lý mới quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ ấu nhi,
đồng thời tạo tiền đề cho hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
HĐVĐV có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của trẻ ấu nhi (AN) nói chung
và trẻ ở độ tuổi từ 24 – 36 tháng (24-36th) tuổi nói riêng. Giai đoạn này được coi là giai
đoạn quyết định cho cả đời người. Thông qua HĐVĐV, ngôn ngữ của trẻ phát triển
mạnh cùng với những dạng hành động tri giác và những dạng hoạt động tư duy mới
đang được hình thành. Trẻ bắt đầu ý thức mình là một con người riêng biệt, khác với
mọi người xung quanh. Đây là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển nhân cách
của trẻ.
HĐVĐV chứa đựng những cơ hội phát triển trẻ AN về mọi mặt mà trong đó, có
những cơ hội khơng thể lặp lại ở tuổi Mẫu giáo.
Tuy nhiên, HĐVĐV của trẻ chỉ mang lại những ý nghĩa to lớn như trên nếu
được sự quan tâm từ người lớn và được tổ chức một cách khoa học và hợp lý.
Thực tế cho thấy cịn có những hạn chế trong sự phát triển HĐVĐV của trẻ ở
độ tuổi 24-36 th như một số trẻ còn dừng lại ở mức chơi nghịch với các đồ vật, thực
hiện các hành động như nhau với các đồ vật khác nhau (chỉ lật qua lật lại đồ vật, đập


2
gõ đồ vật, thậm chí với búp bê trẻ cũng cầm một đầu và đập), rất ít trẻ biết sử dụng đồ
vật thay thế, trẻ chưa biết tự kết thúc hành động, cịn lệ thuộc nhiều vào người lớn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong HĐVĐV của trẻ như: khả
năng cầm nắm đồ vật của trẻ còn hạn chế, chưa có sự khéo léo của các ngón tay của
trẻ, nhận thức của trẻ còn ở mức độ thấp…Nhưng nguyên nhân chính là từ phía người
lớn, giáo viên.
Ở gia đình, cha mẹ và người thân chưa hiểu hết vai trị của HĐVĐV, thậm chí,

nhiều gia đình khơng hiểu cụm từ “ hoạt động với đồ vật” là gì. Do đó, người lớn đem
đến cho trẻ những đồ chơi chưa phù hợp như đồ chơi quá to đối với trẻ, đồ chơi có
nhiều chi tiết nhỏ,khơng an tồn cho trẻ… Những đồ chơi đó làm hạn chế sự phát triển
HĐVĐV của trẻ. Ngoài ra, tâm lý lo lắng thái quá ở cha mẹ và luôn làm thay trẻ trong
mọi việc đã lấy mất cơ hội được HĐVĐV của trẻ.
Ở trường Mầm non, để đáp ứng yêu cầu của một số bậc cha mẹ, GV ở các lớp
Nhà trẻ thường quan tâm đến việc ni trẻ nhiều hơn dạy. Vì vậy, trẻ ít có cơ hội được
tham gia HĐVĐV đạt hiệu quả tốt.
Tuy trình độ của giáo viên Mầm non đã được nâng cao nhưng nhận thức của
một số giáo viên (GV) và cán bộ quản lý, nhất là Hiệu phó chun mơn về việc tổ
chức HĐVĐV cịn một số hạn chế như chưa có sự nhận định đúng về HĐVĐV, không
thấy được sự tương quan giữa HĐVĐV và Nhận biết phân biệt. Vì vậy, khi tổ chức giờ
Nhận biết phân biệt, GV chỉ quan tâm đến màu sắc, hình dáng, kích thước của đồ vật
mà bỏ qn cơng dụng và phương thức sử dụng của đồ vật làm cho nhận thức của trẻ
về đồ vật còn hạn chế.
Do nhu cầu gởi con trước 3 tuổi quá lớn dẫn đến việc sỉ số trẻ ở nhóm lớp Nhà
trẻ của một số trường là quá đông, không tương ứng với sỉ số giáo viên của lớp (25
đến 30 trẻ/ 1 hoặc 2 cô) nên sự bao quát trẻ chưa tốt, một số bài tập chưa tính đến nhu
cầu và năng lực của từng trẻ (quá sức với các trẻ nhỏ tháng hơn, dẫn đến việc trẻ chán
nản, khơng có sự cố gắng, hoặc làm thay trẻ q nhiều vì khơng có thời gian chờ đợi
trẻ) vì vậy, khơng làm phát huy tính tự lực ở trẻ.
Phần lớn GV chỉ tập trung tổ chức HĐVĐV vào Giờ chơi-tập có chủ đích mà
chưa quan tâm tớicác hình thức tổ chức sinh hoạt khác trong ngày. Nhà trường có sự


3
đầu tư mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nhưng chưa chú ý đến việc sắp xếp, bố trí đồ
dùng, đồ chơi nhằm khơi gợi hứng thú cho trẻ.
Để trẻ được HĐVĐV một cách tích cực nhằm giúp trẻ phát triển tồn diện, cần
có sự nghiên cứu thực trạng và tiến hành thử nghiệm một số biện pháp một cách

khoahọc.
Đó là lý do của đề tài “Biện pháp tổ chức Hoạt động với đồ vật cho trẻ 24-36
tháng trên địa bàn Quận 9-Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng biện pháp tổ chức HĐVĐV của trẻ 24-36 tháng ở trường
mầm non và đề xuất một số biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36 th.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng: Biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36 th ở trường MN
Khách thể: Quá trình tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36 th.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36 th trong các trường MN hiện nay còn một số
hạn chế.
Nếu giáo viên tổ chức HĐVĐV có tính đến khả năng, nhu cầu, hứng thú và tạo
điều kiện cho trẻ được độc lập thì HĐVĐV của trẻ sẽ được phát triển tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan tới biện pháp tổ chức
HĐVĐV cho trẻ 24-36 tháng .

-

Khảo sát thực trạng các biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36 tháng ở
trường mầm non.

-

Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36 tháng.

6. Phạm vi nghiên cứu

-

Giới hạn phạm vi đối tượng, nội dung nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu
biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36th ở trường mầm non và thử nghiệm để
tìm hiểu tính khả thi của một số biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ.


4
-

Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng biện pháp
tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36th ở 17 trường MN công lập trên địa bàn quận 9
và tiến hành thử nghiệm trên 2 trường ( MN Tuổi Hồng và MN Hiệp Phú)

-

Giới hạn phạm vi thời gian: Thời gian thử nghiệm các biện pháp tổ chức
HĐVĐV cho trẻ 24-36 th từ tháng 2/2015 đến tháng 5/2015

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu lý luận về HĐVĐV và biện pháp
tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36 th trong trường Mầm non.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát:
-

Quan sát trẻ HĐVĐV trong các sinh hoạt hằng ngày ờ trường MN.

-


Tiến hành dự giờ giờ chơi tập, giờ chơi tự do của trẻ.

-

Quan sát đồ dùng đồ chơi dành cho trẻ trong phạm vi lớp học.

7.2.2. Phương pháp điều tra viết: Sử dụng phiếu khảo sát đối với giáo viên
mầm non nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đề tài
nghiên cứu như:
Hiểu biết của giáo viên MN về HĐVĐV và về tầm quan trọng của

-

HĐVĐV đối với trẻ 24-36th .
Các phương pháp, biện pháp giáo viên MN tổ chức cho trẻ được

-

HĐVĐV.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên mầm non để làm rõ
những vấn đề trong phiếu khảo sát.
7.2.4. Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Nhằm đánh giá tính khả thi của các
biện pháp tổ chức HĐVĐV được đề xuất ở Chương 3 của luận văn.
-

Tiến hành dự giờ, quan sát, ghi chép nhằm thu thập cứ liệu theo các tiêu
chí đã đề ra.

-


Tổ chức NTN và NĐC nhằm kiểm tra độ chính xác trong tính khả thi
của các biện pháp tổ chức HĐVĐV được thử nghiệm.


5
7.2.5. Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với ý giảng viên sư phạm, giáo viên
mầm non, cán bộ quản lý về biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ nhà trẻ.
7.3. Phương pháp thống kê số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý các số liệu thu thập được từ phiếu phỏng
vấn giáo viên, bảng đánh giá khả năng HĐVĐV của trẻ để đưa ra kết quả nghiên cứu
thực trạng.
Xử lý kết quả thu được của 2 nhóm NTN, NĐC nhằm xác định tính khả thi của
các biện pháp tổ chức HĐVĐV được đề cập tới.
8. Đóng góp của đề tài
Từ nghiên cứu thực trạng, xác định một số hạn chế trong việc tổ chức HĐVĐV
cho trẻ 24-36th ở trường MN.
Đề ra một số biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36th.
Nếu những biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36th đề xuất được xác định
mang tính khả thi cao qua thử nghiệm sẽ cung cấp cho cha mẹ, giáo viên MN nói
chung và giáo viên mầm non ở Quận 9 nói riêng một số biện pháp mới trong việc tổ
chức HĐVĐV cho trẻ 24-36th .


6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Theo D.B Enconin, từ lúc chào đời đến lúc trưởng thành, sự phát triển tâm lý

của trẻ trải qua những giai đoạn có chất lượng riêng, nối tiếp nhau. Mỗi giai đoạn được
tính theo mối quan hệ nào của trẻ với thực tại là chủ đạo, loại hoạt động nào là chủ đạo
[20],[30].
HĐVĐV chính là hoạt động chủ đạo của trẻ AN đã được đề cập đến trong nhiều
công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước. Với các cơng trình
nghiên cứu về HĐVĐV của các tác giả nước ngồi ( phần đơng là các nhà nghiên cứu
người Nga), có thể tổng hợp thành các vấn đề sau:
1.1.1.1. Ý nghĩa của Hoạt động với đồ vật với lứa tuổi nhà trẻ
Trong các cơng trình nghiên cứu của các tác giả như A.N.Leonchev,
A.I.Xorokina đã khẳng định HĐVĐV là “ một trong những thành tựu quan trọng nhất
của tuổi nhà trẻ” và phương tiện hữu hiệu nhất để giáo dục nhân cách cho trẻ nhà trẻ
chính là thông qua HĐVĐV [20], [22], [32].
Nhà tâm lý học P.A.Rudich cho rằng đối với trẻ nhà trẻ thì “ trí khôn gắn liền
với hành động” và được nảy sinh trong quá trình trẻ HĐVĐV, vấn đề trên được T.S
Phan Thị Minh Hà đề cập đến trong bài viết của mình được đăng trên Thông tin khoa
học giáo dục của trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Tp.HCM.
1.1.1.2. Phân loại hành động cơ bản trong Hoạt động với đồ vật và đặc điểm
của Hoạt động với đồ vật
Cơng trình nghiên cứu của V.M.Mukhina đã làm rõ đặc điểm HĐVĐV, các giai
đoạn phát triển HĐVĐV, mối liên hệ giữa hành động với đồ vật, đồ chơi của trẻ AN.
Những vấn đề đó được thể hiện trong tài liệu “Tâm lý học Mẫu giáo” do L.G.Venghe
chủ biên. Trong tài liệu, tác giả đã sử dụng rộng rãi các cơng trình nghiên cứu của
L.X.Vưgốtxki,

X.L.Rubinstêin,

A.N.Leonchep,

D.B.Enconhin,


J.Piagie,

D.Bruno…[22].
Bác sĩ- nhà giáo dục người Ý-Maria Montessori cho rằng giai đoạn từ 0 đến 3
tuổi có ý nghĩa quyết định cho cuộc đời mỗi đứa trẻ sau này. Theo M. Montessori, quá


7
trình nhạy cảm của trẻ được phân chia làm 5 thời kỳ. Trong đó, có 3 thời kỳ đáng chú
ý là: Thời kỳ phát cảm về cảm giác ( từ 2 đến 24 tháng)-Thời kỳ phát cảm về vận động
( từ 18 tháng đến 3 tuổi) -Thời kỳ phát cảm tri giác các đồ vật nhỏ (2 đến 3 tuổi) [21].
Như vậy, theo cách phân chia của M.Montessori, giai đoạn từ 18 tháng đến 3
tuổi là thời kỳ phát cảm về cảm giác và đối tượng hoạt động để phát triển là đồ vật ( bộ
học cụ đặc thù của Montessori).
1.1.1.3. Sự hướng dẫn của người lớn và đồ dùng, đồ chơi phục vụ Hoạt động
với đồ vật
Tác giả A.I.Xorokia đã đề cao sự hướng dẫn của người lớn và mơi trường đồ
dùng đồ chơi, đó là những điều kiện không thể thiếu khi tổ chức HĐVĐV cho trẻ [36].
Trong một số trang web về lứa tuổi Toddler, có nêu lên một số cách chế tạo đồ
dùng đồ chơi đơn giản cho trẻ nhà trẻ [42].
1.1.1.4. Nội dung và phương pháp hướng dẫn Hoạt động với đồ vật
A.I.Xorokina đã đưa ra một số nội dung cụ thể trong HĐVĐV của trẻ MN như:
Làm quen tên gọi, cơng dụng, hình dạng, màu sắc, vật liệu, kích thước của đồ vật. Tác
giả cũng đã gợi ý cho người lớn một số biện pháp hướng dẫn trẻ làm quen với các đồ
vật [36].
Trong tài liệu “Giáo dục trẻ nhà trẻ” được dịch từ sách tiếng Nga của
G.G.Grigorieva chủ biên cũng đề cập đến những điều cần chú ý khi tổ chức HĐVĐV
cho trẻ trong phần “Giáo dục trẻ ấu nhi qua các hoạt động”.
Tài liệu “ Nhà trẻ Bromley-Heath” là một cơng trình nghiên cứu của nhiều tác
giả viết về một nhà trẻ ở Boston-Mỹ. Người đọc có thể tìm thấy những nội dung, biện

pháp hướng dẫn trẻ chơi, hoạt động với đồ vật-đồ chơi, những gợi ý cho việc tổ chức,
trang bị môi trường đồ vật, đồ chơi cho trẻ hoạt động được viết ở Chương 5 “Chơi với
trẻ, dạy, học và tài liệu”. Sau nhiều năm biên soạn, sản phẩm khoa học này đã được
chỉnh lý bởi hai triết gia nổi tiếng của Mỹ là Patricia Marks Greenfeld, Ph.D và
Edward Tronick, Ph.D [7].
Trang web về Sensory có giới thiệu một số bài tập, trò chơi giúp phát triển cảm
giác cho trẻ NT. Thông qua con đường trải nghiệm bằng các giác quan, trẻ khám phá


8
được màu sắc, hình dáng của đồ vật, đồ chơi và mối liên hệ giữa các đồ vật với nhau
[43].
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Vấn đề HĐVĐV và tổ chức HĐVĐV cho trẻ NT đã và đang được các nhà tâm
lý học và giáo dục học Việt nam nghiên cứu. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu,
các tài liệu về HĐVĐV ở tuổi NT như:
1.1.2.1. Chương trình Giáo dục Mầm non, Giáo dục Nhà trẻ
HĐVĐV và cách thức tổ chức HĐVĐV theo từng giai đoạn tuổi được thể hiện
trong “ Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Nhà trẻ 3-36 tháng” và Tài liệu hướng dẫn
thực hiện [3][4].
Ngồi ra, trong tài liệu “ Dự thảo Chương trình GDMN- Nhà trẻ 3-36 tháng ”
của một nhóm tác giả biên soạn vào tháng 11/2004, nội dung tổ chức HĐVĐV được
lồng ghép trong bốn nội dung giáo dục:GD thể chất, GD và phát triển nhận thức, GD
và phát triển ngôn ngữ, GD và phát triển tình cảm xã hội [6].
1.1.2.2. Tài liệu giảng dạy và học tập của sinh viên ngành sư phạm mầm non ở
các hệ
Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu bộ môn Giáo dục học của trường
Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ -TW 1, tài liệu “ Giáo dục học Mầm non” của tác giả Trần
Thị Sinh và Điền Thị Sinh đã được xuất bản vào năm 1990. Trong phần “Tổ chức
Hoạt động với đồ vật” tác giả nêu khá rõ ràng, chi tiết về ý nghĩa của HĐVĐV đối với

trẻ, đặc điểm phát triển HĐVĐV và phương pháp hướng dẫn trẻ HĐVĐV theo từng
giai đoạn tuổi [31,tr.128-141].
Trong hai giáo trình được sử dụng rộng rãi trong các trường đào tạo giáo viên
MN là “ Tâm lý học trẻ em” của PGS-TS. Nguyễn Ánh Tuyết và “Giáo dục học” cũng
do PGS-TS Nguyễn Ánh Tuyết làm chủ biên cùng hai tác giả Đào Thanh Âm- Đinh
Văn Vang có nội dung nói về đặc điểm tâm lý trẻ AN, hoạt động chủ đạo của trẻ AN
và các lọai hành động với đồ vật ở lứa tuổi này cùng một số yêu cầu cơ bản khi tổ
chức HĐVĐV [32], [33].
Nhóm tác giả PTS. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa đã biên soạn
bộ sách “Giáo dục Mầm non”, bộ sách gồm 3 tập nhằm giảng dạy và phục vụ cho việc


9
đào tạo giáo viên MN có trình độ cao đẳng và đại học [1]. Trong bộ tài liệu này, vấn
đề tổ chức HĐVĐV cho trẻ NT được đề cập tới trong tập II và tập III.
Năm 2008, nhóm tác giả Phạm Thi Châu-Nguyễn Thi Oanh-Trần Thị Sinh của
Trường Cao đẳng Sư phạm nhà trẻ-Mẫu giáo TW1 đã xuất bản quyển sách “ Giáo dục
học Mầm non”. Trong chương 1 của sách có nêu lên khái niệm , ý nghĩa của HĐVĐV
, các nội dung HĐVĐV và biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trừng giai đoạn tuổi [8].
Tài liệu lưu hành nội bộ “Tổ chức HĐVĐV cho trẻ em tuổi Mầm non” dành
cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Tp.HCM của TS. Vũ Thị Ngân
đã nêu rất rõ về đặc điểm,mục đích, nhiệm vụ và phương pháp tổ chức HĐVĐV cho
trẻ NT ở các giai đoạn tuổi khác nhau từ 3-36 tháng tuổi [27].
1.1.2.3. Các đề tài nghiên cứu khoa học
Tác giả Phạm Thị Tuyết đã xây dựng đề tài “ Biện pháp tổ chức HĐVĐV cho
trẻ 24-36 tháng theo định hướng đổi mới về nội dung và phương pháp CS-GD trẻ”
cho cơng trình nghiên cứu cấp cơ sở của mình tại trường CĐSP Nhà trẻ-Mẫu giáo TW
1 vào năm 2004 [34].
Trong luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Ngân [24], tác giả lấy HĐVĐV
làm phương tiện để nghiên cứu phẩm chất đạo đức của trẻ 24-36 th.

Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Hà năm 2013 cũng đề cập đến vấn đề
phát triển HĐVĐV cho trẻ, tuy nhiên độ tuổi mà tác giả chọn để nghiên cứu là 18-24
tháng [13].
Ngồi ra cịn có Đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở của Phan Thị Minh Hà
nghiên cứu thực trạng tổ chức HĐVĐVcho trẻ 18-24-tháng trong trường MN [12].
Sơ lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy HĐVĐV và việc
tổ chức HĐVĐV cho trẻ NT là vấn đề được rất nhiều các nhà tâm lý học, giáo dục học
tên tuổi rất quan tâm. Qua đó, đề tài có điều kiện kế thừa những tư liệu, thành tựu của
những nghiên cứu trên.
Việc xây dựng biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36 tháng đòi hỏi làm sáng
tỏ lý luận chung về biện pháp tổ chức HĐVĐV và biện pháp tổ chức HĐVĐV đối với
với giai đoạn tuổi cụ thể là trẻ 24-36th .


10
1.2. Lí luận về biện pháp tổ chức hoạt động với đồ vật cho trẻ ấu nhi
1.2.1. Các khái niệm công cụ
1.2.1.1. Hoạt động với đồ vật
Đối với trẻ MN nói chung HĐVĐV là một trong những hoạt động cơ bản.
HĐVĐV bắt đầu xuất hiện từ lứa tuổi hài nhi với những tiền đề như các cử động với
đồ vật, chộp lấy đồ vật ở gần mình. HĐVĐV giữ vai trò là hoạt động chủ đạo trong
suốt lứa tuổi AN.
Khi trẻ chập chững biết đi, khả năng định hướng không gian ngày càng mở
rộng, đồ vật trở thành những đối tượng cuốn hút, kích thích trí tị mị của trẻ , thúc đẩy
trẻ muốn HĐVĐV để tìm hiểu những đặc tính, cơng dụng của chúng. Chính trong q
trình HĐVĐV , trẻ “xây dựng các biểu tượng về đồ vật, hiện tượng xung quanh” [17].
Khi trẻ tương tác tích cực với đồ chơi, đồ vật bằng những khả năng cảm giác và vận
động của bản thân thì chính là HĐVĐV đang diễn ra [16].
Hoạt động với đồ vật là quá trình tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi trong cuộc sống
hằng ngày và qua đó trẻ “lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử-xã hội được cũng

cố vào trong các đồ vật” [32]. Những kinh nghiệm lịch sử- xã hội mà trẻ lĩnh hội
được chính là tên gọi, đặc điểm, tính chất, chức năng của đồ chơi –đồ vật và công
dụng, phương thức sử dụng của đồ vật-đồ chơi. Những kinh nghiệm này được tích lũy
dần trong q trình trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi.
Chính trong q trình đứa trẻ nhìn ngắm, tiếp xúc , thao tác với đồ vật- đồ chơi,
trẻ lĩnh hội được các đặc điểm, tính chất, chức năng của đồ chơi-đồ vật nhờ quá trình
nhận thức cảm tính.
Đối với mỗi loại đồ chơi hay đồ vật, trẻ đều cố gắng tìm kiếm một phương thức
hành động tương ứng. Sự tiếp xúc của trẻ với thế giới xung quanh ngày càng rộng thì
phương thức hành động với đồ vật của trẻ ngày càng phong phú. Trong số những hành
động mà trẻ nắm bắt được trong giai đoạn AN, hành động thiết lập mối tương quan và
hành động với cơng cụ có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý trẻ.
Hành động công cụ: Là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng
như một công cụ tác động lên các đồ vật khác, bao gồm hành động sử dụng các đồ
dùng trong sinh hoạt hằng ngày [32].


11
Việc sử dụng công cụ giúp tăng cường sức mạnh tự nhiên con người, tạo khả
năng cho con người có thể thực hiện những hành động mà với bàn tay trắng không thể
làm được.
Công cụ là khâu trung gian giữa bàn tay con người và đồ vật mà con người
muốn tác động tới, sự tác động này diễn ra như thế nào phụ thuộc vào cấu tạo của công
cụ [22].
Hành động thiết lập mối tương quan: Là những hành động đưa hai hay nhiều
đối tượng (hoặc bộ phận của chúng) vào những mối tương quan nhất định trong không
gian [32]. Ví dụ : hành động lồng hộp, xâu hạt, chồng tháp…
Một khái niệm khác về hành động thiết lập mối tương quan là những hành động
đưa hai hay nhiều đối tượng ( hoặc các bộ phận của đồ vật) vào những mối tương quan
nhất định trong không gian để tạo thành một chỉnh thể nào đó [19].

Ở tuổi Hài nhi, trẻ đã thực hiện những hành động với đồ vật như lồng hộp, xếp
chồng…. Tuy nhiên, khi thao tác với các đồ vật, trẻ chưa chú ý đến đến đặc tính của
đồ vật (chồng ngẫu nhiên, khơng xếp theo sự tương xứng

về kích thước, hình

dạng….). Sang tuổi AN, hành động với đồ vật của trẻ có sự thay đổi về chất (trẻ phải
lựa chọn hình tương xứng để thả vào lọt vào lỗ, khi lồng hộp phải lồng hộp nhỏ nhất
vào trong và kế tiếp là các hộp lớn hơn, khi xếp chồng, trẻ phải lựa chọn khối to nhất
để dưới cùng).


12
1.2.1.2. Biện pháp tổ chức Hoạt động với đồ vật
Theo Từ điển Giáo dục, Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành để giải
quyết một nhiệm vụ cụ thể [37].
TS. Vũ Thị Ngân cho rằng Biện pháp là những thành tố cụ thể của phương
pháp, là mặt kỷ thuật của phương pháp [25].
Mối quan hệ giữa biện pháp, phương pháp là mối quan hệ biện chứng. Đôi khi,
biện pháp là một thành phần, một bộ phận của phương pháp nhưng đơi khi nó lại là
một phương pháp. Phương pháp hướng đến giải quyết trọn vẹn, toàn thể những nhiệm
vụ của một vấn đề còn biện pháp giải quyết những nhiệm vụ đơn lẻ cụ thể [26].
Khi sử dụng biện pháp trong các q trình sư phạm nhằm mục đích giáo dục thì
biện pháp trở thành một thành tố của q trình giáo dục. Do đó, nó cũng tn theo
những quy luật chung của việc tổ chức quá trình giáo dục như: hướng tới hình thành
nhân cách trẻ, gắn liền với nội dung hoạt động của trẻ, có liên hệ chặt chẽ với các điều
kiện, phương tiện trong hoàn cảnh cụ thể
Trong phạm vi đề tài, “Biện pháp” được xác định là cách làm, cách lựa chọn,
cách tác động có định hướng để đi tới một mục đích nhất định nhằm giải quyết một
vấn đề cụ thể.

Tổ chức
Theo tự điển giáo dục học, Tổ chức là sự sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để
cùng thực hiện một nhiệm vụ, là sự sắp xếp, bố trí để làm cho có trật tự, nề nếp. Tổ
chức cịn có nghĩa là tiến hành một công việc theo một cách thức hay trình tự nào đó.
Theo tự điển Tiếng Việt của Hồng Phê, tác giả quan niệm: Tổ chức là làm
những gì cần thiết để một hoạt động nào đó đạt kết quả tốt nhất [28].
Có thể hiểu Tồ chức là sự sắp xếp, bố trí điều kiện, phương tiện vật chất, những
hoạt động của trẻ trong sự điều hành của nhà Giáo dục theo yêu cầu nhiệm vụ đã đề
ra nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động.
Tổ chức Hoạt động với đồ vật: Là quá trình người lớn tổ chức, hướng dẫn cho
trẻ tiếp xúc với đồ vật- đồ chơi nhằm giúp trẻ nắm được tên gọi, đặc điểm, chức năng,
cách sử dụng chúng, qua đó nắm được quy tắc hành vi của con người [31], [34]. Hay
nói cách khác, tổ chức HĐVĐV là việc người lớn tạo điều kiện để trẻ lĩnh hội biểu


13
tượng về thế giới đồ vật xung quanh trẻ, cách thức hoạt động, phương thức sử dụng đồ
vật và kinh nghiệm sống của con người nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trong phạm vi của đề tài, khái niệm Tổ chức HĐVĐV được hiểu là việc giáo
viên sắp xếp môi trường, lên kế hoạch nhằm tạo điều kiện và hướng dẫn trẻ HĐVĐV
một cách tích cực, hứng thú. Qua đó, giúp trẻ nắm được tên gọi, đặc điểm, chức năng
và phương thức sử dụng của đồ vật.
Quá trình tổ chức HĐVĐV cho trẻ chủ yếu diễn ra ở hai môi trường: nơi trẻ sinh
sống và nơi trẻ học. Trong gia đình, quá trình tổ chức HĐVĐV cho trẻ được diễn ra
một cách hết sức ngẫu nhiên, không được lên kế hoạch và xác định mục đích rõ ràng.
Ví dụ: Mẹ dạy bé cách đội mũ khi gia đình chuẩn bị đi ra ngoài, dạy bé cầm muỗng
khi tới bữa ăn, ngồi trên bàn ăn…. Cịn ở trường MN, q trình tổ chức HĐVĐV là
một quá trình sư phạm, xác định mục đích rõ ràng, được thực hiện theo kế hoạch. Giáo
viên sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.
Hơn nữa, những nội dung HĐVĐV của trẻ được thể hiện trong chương trình theo một

hệ thống. Quá trình tổ chức HĐVĐV ở trường MN đem lại hiệu quả cao hơn quá trình
tổ chức HĐVĐV ngẫu nhiên ở gia đình. Tuy hiên, nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ
giữa gia đình và nhà trường thì HĐVĐV của trẻ sẽ càng phát triển tối ưu hơn.
Biện pháp tổ chức Hoạt động với đồ vật: Là những tác động sư phạm nhằm tổ
chức phát triển các hành động với đồ vật của trẻ.
Theo TS. Vũ Thị Ngân, biện pháp tổ chức HĐVĐV là những cách thức tổ
chức, hướng dẫn cụ thể của gíao viên nhằm làm phát triển HĐVĐV ở trẻ MN [27].
Từ cách giải thích các thuật ngữ trên, có thể hiểu Biện pháp tổ chức HĐVĐV là
cách thức mà giáo viên sắp xếp môi trường, lên kế hoạch, tạo điều kiện và hướng dẫn
trẻ HĐVĐV một cách tích cực, hứng thú nhằm làm phát triển khả năng HĐVĐV của
trẻ.
HĐVĐV của trẻ diễn ra ở mọi lúc mọi nơi (ngoại trừ khi trẻ ngủ) bằng hai con
đường : con đường tự phát và con đường có tác động của giáo dục. Con đường tự phát
là khi trẻ chơi với các đồ chơi- đồ vật xung quanh, trẻ thỏa mãn nhu cầu tự chơi nghịch
và dần dần trẻ tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Con đường thông qua tác động của
giáo dục là khi trẻ được HĐVĐV dưới sự tổ chức ,hướng dẫn của người lớn.


14
Để nghiên cứu biện pháp tổ chức HĐVĐV cho trẻ 24-36 th, cần có sự nghiên
cứu về HĐVĐV và sự phát triển HĐVĐV ở lứa tuổi 24-36 th .
1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của Hoạt động với đồ vật lứa tuổi nhà trẻ
1.2.2.1. Hoạt động với đồ vật vừa có đặc điểm của trị chơi trẻ em, vừa có đặc
thù của hoạt động sinh hoạt của con người
Đặc điểm của các trò chơi với đồ vật-đồ chơi thể hiện rõ trong Hoạt động với
đồ vật của trẻ.
Những hành động đa dạng với đồ vật-đồ chơi của trẻ NT làm nên HĐVĐV của
trẻ [14]. Nét tiêu biểu của HĐVĐV của trẻ là vừa chứa đựng nội dung hoạt động vui
chơi thuần túy vừa chứa đựng nội dung những sinh hoạt hằng ngày .
Hành động chơi với đồ vật-đồ chơi xuất hiện rất sớm ở trẻ. Bắt đầu với những

hành động nắm, lắc, gõ, quăng ném đồ vật. Kế đến là những hành động chơi tương đối
có mục đích như nhặt đồ vật bỏ vào rồi lấy ra,lồng hộp…Rồi đến những hành động
phức tạp hơn như xếp đồn tàu,xâu hạt. Đó là những hành động chơi thuần túy vì
mang những đặc tính của hành động chơi như tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt
động chơi, thỏa mãn sự hứng thú.
Mọi thứ xung quanh mà trẻ có dịp tiếp xúc đều trở thành đồ chơi để trẻ chơi
nghịch, khám phá. HĐVĐV diễn ra khi trẻ tương tác tích cực với đồ chơi-đồ vật mà
chúng có dịp tiếp xúc bằng những khả năng cảm giác, vận động của bản thân [16].
Hứng thú của trẻ thể hiện rõ trong các trò chơi bắt chước sử dụng đồ dùng của
người lớn như gọi điện thoại, dùng lược chải đầu , trang điểm…các chức năng, công
dụng của đồ vật, đồ dùng sinh hoạt được trẻ quan tâm [16]. Khi chơi, trẻ không quan
tâm đến việc có ai nghe điện thoại cùng với trẻ hay không, trẻ không quan tâm đến kết
quả, kiểu dáng của tóc, hay kết quả của việc trang điểm, trẻ chỉ hứng thú với việc được
chơi với các đồ vật thật hoặc các đồ chơi có hình dáng tương tự, trẻ cảm thấy thỏa mãn
với nhu cầu được bắt chước hành động của người lớn.
Mọi thứ xung quanh mà trẻ có dịp tiếp xúc đều có thể trở thành đồ chơi để trẻ
khám phá, chơi nghịch [16].Từ những hành động vu vơ, trẻ huơ tay, đạp chân và túm
chặt món đồ nào đó rồi đưa vào miệng để khám phá rồi đến những hành động có tính
định hướng, trẻ dần dần điều khiển được hành động của mình một cách tốt hơn.


15
Cùng với thời gian và tác động của giáo dục, khả năng chơi của trẻ ngày càng
phát triển. Trẻ biết đem hành động thực hiện được với vật này, đồ chơi này sang thực
hiện với vật khác, đồ chơi khác [16].Trẻ biết dùng miếng bìa giấy nhỏ để chải đầu thay
cho lược chải đầu. Khả năng này làm giàu thêm kinh nghiệm hành động với đồ vật của
trẻ. Đó là dấu hiệu khởi đầu của tính giả vờ- một trong những đặc trưng nổi bật của trò
chơi của trẻ em. Cuối tuổi AN, hành động chơi của trẻ khơng cịn thuần túy là bắt
chước, mô phỏng hành động của người lớn mà trẻ bắt đầu có những hành động giả vờ
khi chơi (dùng bìa giấy giả vờ làm lược để chải thật trên tóc thật, giả vờ hành động

chải tóc cho em mà khơng có lược hoặc bất cứ vật dụng gì, chỉ dùng bàn tay với động
tác giả vờ chải đầu). Tính giả vờ trong hành động chơi của trẻ AN chính là mầm mống
của trị chơi sắm vai theo chủ đề của trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo.
Người lớn tạo ra mơi trường chơi hấp dẫn, an tồn, kích thích trẻ chơi với đồ
chơi-đồ vật. Người lớn như một người bạn của trẻ, giúp trẻ khi trẻ có sự lung túng và
trò chuyện cùng trẻ khi trẻ tham gia HĐVĐV.
Trò chơi với đồ vật- đồ chơi là phần chính của HĐVĐV ở trẻ NT. Khi tham gia
hoạt động vui chơi, các tính chất, chức năng ,của đồ chơi, phương thức sử dụng của đồ
vật dần dần được bộc lộ qua sự khám phá của trẻ.
Khi tham gia Hoạt động với đồ vật, trẻ muốn được tham gia vào hoạt động
sinh hoạt của con người.
Ngay từ khi trẻ được 12 tháng tuổi, người lớn bắt đầu dạy cho trẻ biết tự phục vụ
như cầm muỗng xúc ăn, lau miệng, đi bơ… Do đó, trẻ đã có những hành động thật sự
với đồ vật, vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy những hành động của trẻ còn vụng
về nhưng trẻ rất thích khi được sử dụng những vật dụng giống như người lớn, thể hiện
“cái tơi” của trẻ. Có thể thấy sự khác nhau về động cơ và mục đích giữa hai hành
động: bé tự cầm ly sữa để uống và hành động chơi “cầm ly cho bé búp bê uống sữa”,
giữa ành động bé tự cầm muỗng để xúc ăn và hành động “ đút cho bé búp bê ăn”.
Nhiều trẻ đã biết sử dụng thành thạo một số đồ dùng, vật dụng quen thuộc trong cuộc
sống hằng ngày khi ba tuổi.


16
Thông qua các hành động với vật dụng, đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ
nắm được chức năng, công dụng của đồ vật và phương thức sử dụng đồ vật do lồi
người quy định [22].
Khi trẻ nắm được cơng dụng của đồ vật nào đó, trẻ thường khơng sử dụng sai
chức năng của đồ vật ( ngoại trừ những khi trẻ chơi nghịch với đồ vật). Ví dụ một đứa
bé khóc và khơng chịu uống sữa do mẹ đút khi mẹ dùng chén đựng sữa chứ không
phải dùng ly đựng sữa. Khi thấy người lớn dùng tay nhặt rác, bé chạy đi lấy chổi và ki

hốt rác.
Sử dụng đồ vật -vật dụng đúng chức năng do loài người quy định là đặc thù
quan trọng của HĐVĐV trong sinh hoạt của trẻ.
1.2.2.2. Thông qua Hoạt động với đồ vật, trẻ chiếm lĩnh kiến thức, kinh
nghiệm của cuộc sống
Ở tuổi Hài nhi, trẻ có những hành động vu vơ với đồ vật như gõ, đập, nắm….
Đến lứa tuổi AN, trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi bằng những hành động có mục đích
để khám phá chức năng, cơng dụng của đồ vật và phương thức sử dụng chúng và học
cách sử dụng theo quy luật lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội loài người quy định
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bằng con đường chơi nghịch, thử-sai, và sự
hướng dẫn của người lớn, dần dần trẻ nắm được tên gọi, công dụng và phương thức sử
dụng đồ vật, bắt đầu là những đồ vật quen thuộc xung quanh trẻ như cái chén là dùng
đựng thức ăn/cơm, cái ly dùng đựng nước/sữa, dùng để uống, cái muỗng dùng để xúc
thức ăn.
Đặc trưng của HĐVĐV là chức năng của đối tượng được bộc lộ ra trước trẻ khi
trẻ tham gia vào hoạt động [22]. Chính trong q trình lĩnh hội kiến thức về đồ vật,
đứa trẻ “có được những phẩm chất và thuộc tính tâm lý của nhân cách” và “trẻ trở
thành người lớn khi trẻ biết cư xử với đồ vật theo kiểu con người” [22]. Trẻ ngày càng
làm chủ hành động của mình trong thế giới đồ vật xung quanh.
Như vậy, đặc trưng cơ bản của HĐVĐV ở trẻ NT được làm nên từ hành động
chơi thuần túy với đồ chơi, đồ vật và hành động sử dụng đồ vật trong sinh hoạt hằng
ngày của trẻ.


×