Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.71 KB, 27 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo

Trờng đại học s phạm h nội
----------------------------------

Nguyễn thị nhung

Biện pháp tổ chức hoạt động
giáo dục h−íng nghiƯp cho häc sinh
trung häc phỉ th«ng miỊn nói tây bắc
Chuyên ngnh: Lý luận v lịch sử giáo dục
MÃ số

: 62.14.01.01

Tóm tắt Luận án tiến sĩ giáo dục học

H Néi - 2008


Luận án đợc hon thnh
tại Trờng Đại học S phạm H Nội

Ngời hớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Lê
2. PGS.TS. Bùi Văn Quân

Phản biện 1:........................................................................
.........................................................................
Phản biện 2:........................................................................
........................................................................
Phản biện 3:........................................................................


.........................................................................

Luận án đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp.........................
Họp tại:................................................................................................
Vào hồi:

giờ

ngày

tháng

năm 2008

Có thể tìm đọc luận án tại:
- Th viện Quốc gia
- Th viện trờng Đại học S phạm Hà Nội


DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Nhung (2004), “Những nhân tố ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa các thành tố của tiềm năng nghề và định hướng nghề nghiệp
của học sinh THPT”, Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu thực trạng tiềm năng và
định hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thơng Việt Nam- chương trình
KHCN cấp nhà nước KX 05- 09.
2. Nguyễn Thị Nhung (2006), “Nhận thức của giáo viên Trung học
phổ thông huyện Thuận Châu (Sơn La) về giáo dục hướng nghiệp trong
nhà trường phổ thơng”, Tạp chí Giáo dục (số 147, tr 44- 45).
3. Nguyễn Thị Nhung (2008), “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở

trường trung học phổ thông tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Yên Bái”, Tạp
chí Giáo dục (số 194, tr 46, 58- 59).
4. Nguyễn Thị Nhung (2008), “Đổi mới nội dung và phương pháp
hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT miền núi
Tây Bắc”, Tạp chí Khoa học (số 4/2008), Trường Đại học sư phạm Hà Nội.


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất: Xuất phát từ mâu thuẫn giữa yêu cầu bức xúc về nguồn
nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, cho sự phát
triển của vùng Tây Bắc với trình độ nguồn nhân lực hiện nay cịn hạn chế;
giữa yêu cầu chọn nghề phù hợp, phát triển tiềm năng nghề nghiệp
(TNNN) để học sinh sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động xã hội với chất
lượng giáo dục phổ thơng, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cịn hạn chế.
Thứ hai: Xuất phát từ sự bất cập giữa một bên là khả năng hướng
nghiệp của nhà trường phổ thông rất lớn với thực tiễn phát huy tiềm năng
đó trong việc hướng dẫn học sinh chọn nghề khoa học và phát triển tiềm
năng nghề nghiệp của học sinh THPT miền núi Tây Bắc.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa tiềm năng nghề nghiệp của
học sinh với nội dung GDHN trong nhà trường THPT và thực trạng tổ
chức hoạt động GDHN hiện nay trong các trường THPT ở các tỉnh miền
núi Tây Bắc Việt Nam, đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN
nhằm phát triển tiềm năng nghề nghiệp cho học sinh và nâng cao hiệu quả
hoạt động GDHN trong các trường THPT trên địa bàn miền núi Tây Bắc.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Cấu trúc, vận hành của hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tác động
của nó tới tiềm năng nghề nghiệp của học sinh các trường THPT trên địa
bàn miền núi Tây Bắc Việt Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các trường THPT trên địa bàn miền núi Tây Bắc tổ chức hoạt
động GDHN theo hướng gắn với việc phát triển tiềm năng nghề nghiệp, bao
quát các khía cạnh: nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia GDHN,
đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động và tăng cường các điều
kiện hỗ trợ cho hoạt động GDHN thì hiệu quả hoạt động GDHN trong các
trường THPT được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp, tiềm năng nghề
nghiệp và phát triển tiềm năng nghề nghiệp cho học sinh THPT.


2
5.2. Đánh giá thực trạng tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tiềm năng
nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn miền núi Tây
Bắc hiện nay và những vấn đề có liên quan.
5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
nhằm góp phần phát triển tiềm năng nghề nghiệp cho học sinh trung học
phổ thông trên địa bàn miền núi Tây Bắc
5.4. Thực nghiệm kiểm chứng tác động của một số biện pháp đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1.Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp (nội dung
chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức) ở 9 trường trung học phổ
thông của Sơn La, Điện Biên, Yên Bái.
6.2. Tiềm năng nghề nghiệp của học sinh ở 9 trường trung học phổ
thông của Sơn La, Điện Biên, Yên Bái.

6.3. Tập trung nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục
hướng nghiệp nhằm phát triển tiềm năng nghề nghiệp cho học sinh trung
học phổ thông sát thực với điều kiện của địa bàn miền núi Tây Bắc.
Thực nghiệm sư phạm được thực hiện để kiểm chứng tác động của
một số biện pháp đã đề xuất.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê xã hội học, sử dụng phần mềm SPSS.
Ngoài ra chúng tôi sử dụng một số phương pháp bổ trợ như trò
chuyện, quan sát, chuyên gia... để thu thập các tư liệu thực tiễn sinh động
về vấn đề GDHN trong các trường THPT
8. Những đóng góp mới của luận án
+ Về lý luận: Làm sáng tỏ ý nghĩa, lý luận về GDHN cho học sinh
THPT trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ giữa GDHN và phát triển tiềm
năng nghề nghiệp - một trong những vấn đề cốt lõi của việc bồi dưỡng nhân
cách, phát triển sức lao động.
+ Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động GDHN trong mối
quan hệ với mức độ phát triển TNNN của học sinh THPT miền núi Tây Bắc,
nguyên nhân của thực trạng. Đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả GDHN, góp phần phát triển TNNN cho học sinh THPT miền núi
Tây Bắc.


3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP NHẰM PHÁT TRIỂN
TIỀM NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về GDHN ở nước ngoài
Giáo dục hướng nghiệp là sự tiếp nối và triển khai trong thực tiễn
quan điểm kết hợp giáo dục với lao động sản xuất và giáo dục kỹ thuật
tổng hợp trong nhà trường đã tồn tại trong lịch sử phát triển giáo dục.
C.Mác và Ph. Enghen là những người đầu tiên đã chỉ ra cơ sở vật chất
khách quan làm xuất hiện tính tất yếu xã hội của sự kết hợp giáo dục với
lao động sản xuất. Ở Mỹ, năm 1908, tại Boston, F. Parson đã thành lập
phòng hướng nghiệp đầu tiên trên thế giới,
Ngày nay các nước đang phát triển như Đức, Pháp, Mỹ, Anh, Úc,
Nhật, Ý…đều quan tâm đến GDHN cho học sinh phổ thơng. Trong đó
đáng chú ý là các cơng trình của Wolfgang, Ulrich Johannes Kledzik
(Đức), Magumi Nishino (Nhật Bản). Theo Magumi Nishino, học sinh
trung học phải được: “Bồi dưỡng tri thức và kĩ năng cơ bản của ngành
nghề cần thiết trong xã hội, có thái độ tơn trọng đối với lao động và có khả
năng lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với mỗi cá nhân” .
Điểm chung của những cơng trình nghiên cứu về giáo dục hướng
nghiệp ở nước ngoài đều chú ý đến việc cải cách mục tiêu, nội dung,
phương pháp, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
lao động chuẩn bị nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở những
năm học cuối của chương trình giáo dục phổ thơng.
1.1.2. Ở trong nước
Ngày 19 tháng 3 năm 1981 Chính phủ đã ban hành quyết định 126/CP
về “Công tác hướng nghiệp và sử dụng hợp lý học sinh các cấp PTCS, PTTH
tốt nghiệp ra trường”. Tiếp đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ký ban hành thông
tư số 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 19981 của Bộ Giáo dục về việc hướng
dẫn thực hiện quyết định 126/CP. Nhiều văn bản chỉ đạo khác của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh đã được ban hành.

Những hướng nghiên cứu chính về giáo dục hướng nghiệp ở nước ta
trong giai đoạn vừa qua có thể được khái quát như sau:
- Khẳng định cơ sở khoa học và thực tiễn của nguyên lý giáo dục kết
hợp với lao động sản xuất và tính tất yếu của cơng tác GDHN.
- Thiết kế mơ hình, xây dựng nội dung và phương thức triển khai
hoạt động GDHN cho học sinh phổ thông
- Nghiên cứu xây dựng tài liệu giảng dạy phục vụ hoạt động GDHN.
- Nghiên cứu về phát triển tiềm năng nghề nghiệp của học sinh


4
Những tác giả tiên phong trong các lĩnh vực trên có thể kể tới các nhà
giáo dục như: Phạm Tất Dong, Phạm Huy Thụ, Phạm Minh Hạc, Nguyễn
Thế Trường, Nguyễn Minh Đường, Lê Đức Phúc, Đoàn Chi, Nguyễn ánh
Tuyết, Nguyễn Viết Sự, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn
Lê, Nguyễn Văn Hộ, Hoàng Đức Nhuận, Trần Khánh Đức, Trần Đức
Xước, Hà Thế Truyền, Nguyễn Đức Trí…Tác giả Nguyễn Cơng Khanh đã
xây dựng bộ trắc nghiệm TNNN cho học sinh THCS, THPT.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Hướng nghiệp
Khái niệm hướng nghiệp được xác định nội hàm cụ thể tuỳ theo tiếp
cận của các khoa học khác nhau (giáo dục học, tâm lý học, luật gia...) với
khái niệm này. Theo tác giả Phạm Tất Dong: “Hướng nghiệp như là một
hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp
cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện
vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực của các lĩnh
vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”. Dưới góc độ giáo dục phổ
thông, tác giả luận án thống nhất với quan niệm trên đây.
1.2.2. Giáo dục hướng nghiệp
GDHN không phải là một mơn học, nó phải được thực hiện thơng qua

việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù theo chương trình
đã hoạch định với sự tham gia của nhiều lực lượng giáo dục, trong đó giáo
dục nhà trường và đội ngũ giáo viên giữ vai trò chủ đạo.
Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp là quá trình tác
động tự giác của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm mục đích giúp học
sinh phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu
mình, hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho thanh niên tâm lí sẵn sàng đi
vào những nghề mà các thành phần kinh tế đang cần nhân lực, trên cơ sở
bảo đảm sự phù hợp nghề
1.2.3. Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Tổ chức là một hoạt động nhằm thiết lập và vận hành các quan hệ con
người trong mối quan hệ với các nguồn lực của một tổ chức, một hoạt động
cụ thể. Theo đó, biện pháp tổ chức hoạt động GDHN được hiểu là cách tiến
hành hoạt động GDHN với nội dung, chương trình xác định, phương pháp và
hình thức tổ chức cụ thể để thực hiện các mục tiêu GDHN đã đặt ra.
Biện pháp tổ chức hoạt động GDHN bao gồm những tác động cụ thể
để tác động đến học sinh và các hoạt động của học sinh trong quá trình
tham gia vào các hoạt động GDHN do giáo viên tổ chức và điều khiển.
Các biện pháp này có tác dụng làm cho các thành tố của hoạt động GDHN
được sắp xếp trong một cấu trúc chặt chẽ, tạo nên ảnh hưởng qua lại và kết


5
quả thể hiện ở sự phát triển nhận thức nghề nghiệp, thái độ tích cực trong
tìm hiểu, lựa chọn và chuẩn bị các phẩm chất tâm lý cơ bản, cần thiết cho
hoạt động nghề nghiệp tương lai của học sinh.
1.2.5. Tiềm năng nghề nghiệp của học sinh THPT
Tiềm năng nghề nghiệp của học sinh THPT là những khả năng vốn có
của các em, bao gồm những phẩm chất, năng lực chung cần thiết cho mọi
ngành nghề và đáp ứng được những địi hỏi chung nhất từ tình huống việc

làm này sang tình huống việc làm khác giúp học sinh THPT có thể lựa
chọn nghề, học nghề một cách thuận lợi.
Xét về cấu trúc, TNNN của học sinh THPT chính là những năng lực,
phẩm chất, nội dung thuộc phạm vi tiền đào tạo nghề, bao gồm năng lực xã
hội, các năng lực tổng hợp, ứng phó, động cơ, thể chất và sự ổn định về
tâm thần. Mỗi năng lực nêu trên lại bao gồm nhiều yếu tố cấu thành và có
các biểu hiện cơ bản trong đời sống tâm lý con người
1.2.6. Phát triển tiềm năng nghề nghiệp
Phát triển TNNN là quá trình biến đổi các phẩm chất, năng lực trong
cấu trúc TNNN (năng lực ứng phó, năng lực xã hội, các năng lực tổng hợp,
động cơ, sức khoẻ, thể chất và có sự ổn định trong tâm lý), giúp cá nhân
đáp ứng được ngày càng cao những yêu cầu, đòi hỏi chung nhất của mọi
ngành nghề. Sự phát triển biểu hiện ở chỗ cá nhân đạt được giá trị cao
trong các mặt thuộc cấu trúc TNNN.
1.3. GDHN trong nhà trường phổ thông trong bối cảnh hiện nay
1.3.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục hướng nghiệp trong nhà
trường phổ thông
- Nhiệm vụ GDHN trong nhà trường phổ thông: Giáo dục thái độ
đúng đắn đối với lao động và nghề nghiệp, tổ chức cho học sinh làm quen
với một số nghề; Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng
học sinh để khuyến khích, hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích
hợp nhất; Động viên, hướng dẫn học sinh đi vào những nghề, những nơi
đang cần lao động trẻ tuổi có văn hố.
Trên bình diện xã hội muốn làm tốt nhiệm vụ hướng nghiệp cần thực
hiện cả ba nội dung có quan hệ chặt chẽ là: Định hướng nghề, tư vấn nghề
và tuyển chọn nghề.
- GDHN cho học sinh phổ thông được thực hiện qua bốn con đường:
+ Qua hoạt động dạy học các môn văn hố
+ Hoạt động dạy học mơn Cơng nghệ
+ Hoạt động giáo dục hướng nghiệp

+ Các hoạt động tham quan ngoại khố, các phương tiện thơng tin
đại chúng và các tổ chức xã hội.


6
Mỗi con đường đều có tác dụng GDHN, trong đó hoạt động GDHN
là con đường quan trọng vì nó giúp cho học sinh nắm được một cách hệ
thống các thông tin về sự phát triển ngành nghề của xã hội, các yêu cầu
của các nhóm nghề đối với người lao động, định hướng nghề nghiệp và
chuẩn bị các phẩm chất cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp tương lai.
1.3.2. Ý nghĩa của GDHN
GDHN là một hoạt động chính của nhà trường phổ thơng, có ý nghĩa giáo
dục, kinh tế, chính trị và xã hội. Hiện nay, GDHN cần góp phần điều chỉnh
việc chọn nghề của thanh niên theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế; phát
huy tác động giáo dục ý thức chính trị và lí tưởng nghề nghiệp cho người lao
động; Hướng nghiệp gắn với việc học tập làm chủ công nghệ mới và chuẩn
bị con người năng động thích ứng với thị trường.
1.3.3. Một số đặc điểm của hoạt động GDHN trong các trường THPT
miền núi
- Giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết thực hiện GDHN cho học
sinh. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên chưa được trang bị đầy đủ, hệ thống về lý
luận và phương pháp tiến hành hoạt động GDHN trong trường phổ thông.
- Lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết của học
sinh THPT. Tuy nhiên, việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT nói
chung cịn mang nặng tính chất cảm tính, gặp nhiều khó khăn và thiếu
những chỉ dẫn mang tính khoa học.
- Do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí của vùng còn
thấp, các ngành nghề phát triển chưa đa dạng, thông tin hạn hẹp... nên đa
số học sinh THPT miền núi Tây Bắc chưa có điều kiện thuận lợi để tìm
hiểu thế giới nghề nghiệp, xu hướng phát triển ngành nghề và các yêu cầu

của nghề đối với người lao động trong thời kỳ CNH- HĐH. Đây là vấn đề
cần hết sức quan tâm trong GDHN cho học sinh các trường THPT trên địa
bàn miền núi Tây Bắc.
1.3.4 Kinh nghiệm GDHN trên thế giới
Kinh nghiệm ở các nước: Pháp, Trung Quốc, Mỹ, Ý, Đức, Malaixia
cho thấy họ rất chú trọng GDHN trong trường phổ thông, họ đã xây dựng
các tổ chức chuyên trách đồng thời huy động các cơ sở sản xuất tham gia
GDHN, dạy nghề cho học sinh. Điểm chung của những cơng trình nghiên
cứu về giáo dục hướng nghiệp ở nước ngoài đều chú ý đến việc cải cách
mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học lao động chuẩn bị nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là
học sinh ở những năm học cuối của chương trình giáo dục phổ thơng. Đây
là những kinh nghiệm q giá đối mà chúng ta cần nghiên cứu, học tập và
vận dụng để nâng cao chất lượng GDHN


7
1.4. Mối quan hệ giữa GDHN với sự phát triển TNNN của học sinh
Hoạt động GDHN có khả năng rất lớn có thể ảnh hưởng tới tất cả các
mặt trong cấu trúc TNNN của học sinh. Thực hiện tốt các nội dung GDHN
(định hướng nghề, tư vấn nghề...)với các hình thức, phương pháp đặc thù
của hoạt động sẽ giúp học sinh lĩnh hội hệ thống thông tin về thị trường
lao động, xu hướng phát triển nghề nghiệp của xã hội và địa phương, hiểu
biết về các nhóm nghề và những yêu cầu cơ bản, thiết yếu của nghề đối với
người lao động…Trên cơ sở đó học sinh có ý thức tìm hiểu bản thân, đánh
giá các mặt biểu hiện trong cuộc sống, học tập của bản thân, so sánh đối
chiếu các phẩm chất tâm lý của cá nhân với yêu cầu của nghề nghiệp để
hình thành và phát triển các yếu tố cơ bản, thiết yếu nhất cho bản thân
mình. Tác dụng trước hết của GDHN đối với học sinh là giúp các em xác
định động cơ học tập đúng đắn, mong muốn học tập để sau này giúp ích

cho xã hội, có những biểu hiện tính tự giác, tích cực, sáng tạo trong học
tập, từ đó các em hình thành động cơ nghề nghiệp, điều chỉnh động cơ
chọn nghề thích ứng với điều kiện hiện nay.
Như vậy, nếu làm tốt GDHN ngay trong nhà trường phổ thông sẽ đặt
nền tảng bước đầu cho việc phát triển tiềm năng nghề nghiệp của học sinh.
Mối quan hệ giữa GDHN và TNNN được thể hiện qua sơ đồ:

GDHN

trường
THPT

Định
hướng
nghề

vấn
nghề

Hình thức
Phương pháp tổ
chức GDHN

Động cơ
học tập.
Động cơ
nghề
nghiệp.
Động cơ
thành đạt.

Nhu cầu
địa vị
Các năng
lực cần thiết
cho mọi
ngành nghề
và điều kiện
thích ứng
với tình
huống việc
làm

Thay đổi
cấu trúc
tiềm
năng
nghề
nghiệp
của học
sinh
THPT

Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa GDHN với sự phát triển TNNN của học sinh


8
1.5. Mối quan hệ giữa nhà trường phổ thông và các cơ sở đào tạo, dạy
nghề, sản xuất, các doanh nghiệp trong công tác GDHN cho học sinh
Thực hiện mối liên kết này sẽ giúp cho học sinh mở rộng nguồn
thông tin về ngành nghề của xã hội và địa phương, hiểu rõ hơn yêu cầu của

nghề đối với người lao động, quy trình đào tạo, những điều kiện tham gia lao
động nghề nghiệp, mở rộng sự tiếp xúc trực tiếp với những người lao động
trong nghề…Trên cơ sở đó hình thành cảm xúc, hứng thú, động cơ nghề
nghiệp, tác động đến sự phát triển các yếu tố trong TNNN của học sinh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HƯỚNG NGHIỆP TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TIỀM NĂNG
NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI TÂY BẮC
2.1. Đối tượng, phương pháp và tổ chức khảo sát
2.1.1. Đối tượng khảo sát
Đề tài đã khảo sát 755 học sinh và 170 giáo viên của 9 trường. Trong
đó, trường THPT Thị trấn Thuận Châu, Tông Lệnh, Tô Hiệu thuộc tỉnh
Sơn La; Trường THPT Thành phố Điện Biên, Thanh Chăn, Tuần Giáo
thuộc tỉnh Điện Biên và các trường: Nguyễn Huệ, Hoàng Quốc Việt, Trần
Nhật Duật thuộc tỉnh Yên Bái.
2.1.2. Phương pháp và tổ chức khảo sát
* Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi
Gồm 2 bảng dành cho các nhóm nghiệm thể điều tra.
Bảng câu hỏi 1: Trưng cầu ý kiến giáo viên về giáo dục hướng
nghiệp ở trường THPT.
Bảng câu hỏi 2: Phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh về vấn đề chọn
nghề và hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT.
* Phương pháp trao đổi theo chủ đề
* Phương pháp trắc nghiệm: Sử dụng trắc nghiệm TNNN cho học
sinh THPT của tác giả Nguyễn Công Khanh gồm 200 item, chia làm 6
thang đo nhằm đánh giá thực trạng TNNN của đối tượng.
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Đánh giá thực trạng tổ chức GDHN ở các trường THPT miền núi Tây Bắc
* Hầu hết các trường THPT trên địa bàn miền núi Tây Bắc đã tổ chức
GDHN cho học sinh với hình thức phổ biến là giáo viên giới thiệu các chủ đề
trong chương trình theo khối lớp, phối hợp với các TTKTTH - HNDN để dạy

nghề phổ thông cho học sinh.
* Phần lớn giáo viên chưa nhận thức đầy đủ, chính xác về vị trí, tầm
quan trọng, nội dung và các con đường thực hiện GDHN cho học sinh, có
33,5% giáo viên nhận thức đầy đủ các con đường GDHN.


9
2.2.2. Thực trạng nhận thức về nghề nghiệp của học sinh THPT
* Mức độ hiểu biết nghề nghiệp của đối tượng điều tra
Bảng 2.4: Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp dự định chọn
của học sinh THPT miền núi Tây bắc
Mức độ hiểu (%)
Hoàn
Biết Biết Biết
STT
Nội dung cần hiểu
Biết
toàn
vừa
khá rất
rất ít
chưa biết
phải nhiều rõ
1 Hiểu về những người làm nghề
83,2 16,8
2 Những năng lực cần cho nghề
90,2
9,1
0,7
3 Những điều kiện để làm nghề

0,3
94,5
5,2
4 Trình độ đào tạo cần có để làm nghề
84,4 15,6
5 Tính chất lao động của nghề
81,2 18.8
6 Thu nhập về kinh tế của nghề
29,9 70,1
7 Cơ hội phát triển của nghề
69,3 30,7
8 Thời gian làm việc của nghề
9,4
89,1
1,5
9 Nhu cầu của xã hội đối với nghề
29,7 70,3
Học sinh biết rất ít hoặc vừa phải về các yếu tố của nghề nghiệp. Khơng có
học sinh đạt được mức độ biết rất rõ, có tỉ lệ rất ít học sinh hiểu khá nhiều về
năng lực cần cho người lao động (0,7%), thời gian làm việc của nghề (1,5%).
* Mức độ học sinh sử dụng nguồn thông tin trong lựa chọn nghề
Bảng 2.6: Ý kiến của học sinh về mức độ sử dụng nguồn
thông tin trong lựa chọn nghề nghiệp
Mức độ sử dụng
Dùng
Khơng
Dùng
STT
Nguồn thơng tin
Ít dùng

rất
dùng
nhiều
nhiều
SL % SL % SL % SL %
1 Bố mẹ, anh chị em
0 0 13 1,7 725 96,0 17 2,3
2 Giáo viên chủ nhiệm
0 0 673 89,1 76 10,1 6 0,8
3 Giáo viên bộ môn
0 0 326 48,2 429 56,8 0
0
4 Các chuyên gia tư vấn
723 95,8 32 4,2 0
0
0
0
5 Bạn bè trao đổi
0 0 36 4,8 707 93,6 12 1,6
6 Sách báo, phương tiện thông tin khác 0 0 278 35,9 460 60,9 17 2,2
7 Các hoạt động ngoại khoá
66 8,7 689 91,3 0
0
0
0
8 Những người đã học và làm 32 4,2 696 92,2 27 3,6 0
0
trong nghề
9 Chọn tuỳ hứng theo phong trào 79 10,5 235 31,1 441 58,4 0
0



10
Các nguồn thông tin học sinh sử dụng nhiều là: cha mẹ, anh chị em,
bạn bè, các phương tiện thông tin đại chúng, tuỳ hứng theo phong trào. Giáo
viên bộ môn được trên 50% học sinh sử dụng nhiều. Các nguồn khơng hoặc
ít sử dụng: ngoại khố, chun gia tư vấn, những người làm trong nghề.
2.2.2. Thực trạng TNNN của học sinh THPT miền núi Tây Bắc
Quá trình xử lý kết quả trắc nghiệm cho thấy: hệ số tin cậy của tiểu
thang đo trong cấu trúc TNNN đều ở mức khá, các phân phối điểm đảm
bảo tính chuẩn cho phép dùng các phương pháp thống kê mơ tả (tính điểm
trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai…) trên những số liệu của mẫu điều
tra này để suy đoán, dự báo.
Bảng 2.8: Hệ số tin cậy của các tiểu thang đo trong cấu trúc TNNN
trên mẫu học sinh THPT miền núi Tây bắc
Thang đo
Tiểu thang đo
Hệ số tin cậy alpha
Năng lực ứng phó
.706
1. Hài lịng nói chung
.765
2. Hình ảnh bản thân
.642
3. Kỷ luật tự giác
.647
4. Cảm giác về thời gian
.575
Năng lực thoát khỏi các rào cản chủ yếu
.851

5. Sức khoẻ đáp ứng nghề nghiệp
.686
6. Cáu giận, bực tức
.757
7. Trầm cảm
.658
8. Ám ảnh
.575
9. Căng thẳng lo âu
.659
Năng lực xã hội
.710
10. Thái độ hướng đến người khác
.577
11. Các kỹ năng xã hội
.608
Năng lực tổng hợp
.870
12. Giao tiếp và đọc hiểu
.712
13. Sử dụng công nghệ
.763
14. Tính tốn
.801
15. Giải quyết vấn đề
.638
16. Thích ứng
.588
17. Suy luận logic
.736

18. Lập kế hoạch hành động theo kế
.513


11
Động cơ

.535
19. Động cơ học tập
.579
20. Động cơ nghề nghiệp
.576
21. Động cơ thành đạt
.646
Năng lực thể chất/cơ bắp
.633
*Việc phân loại dựa theo điểm trung bình và độ lệch chuẩn của từng
thang đo và các tiểu thang đo TNNN của học sinh được phân làm 3 nhóm:
Nhóm học sinh có điểm số thấp, gồm những học sinh có điểm số thấp hơn
điểm trung bình của mẫu điều tra một độ lệch chuẩn (1SD); Nhóm học sinh
có điểm số trung bình: là những học sinh có điểm số nằm trong khoảng ± 1SD
so với điểm trung bình của mẫu điều tra; Nhóm học sinh có điểm số cao: gồm
những học sinh có điểm số cao hơn điểm trung bình của mẫu điều tra 1 SD
Bảng 2.9: Điểm trung bình các thang đo tiềm năng nghề nghiệp
cuả học sinh THPT miền núi Tây Bắc
Mẫu Điềm Độ lệch Nhóm Nhóm Nhóm
điểm
điểm
(N) trung chuẩn điểm
Các thang đo

trung cao (%)
thấp
bình
(SD)
(%) bình (%)
(Mean)
1. Các năng lực tổng hợp 752 132,67 15,70 17,0
65,8
17,2
2. Năng lực xã hội
752 48,86 6,00
19,6
62,6
17,8
3. NLTKCRCCY
753 66,65 15,04 17,6
65,9
16,5
4. Năng lực ứng phó
753 98,31 10,87 14,7
66,8
18,5
5. Động cơ
753 74,78 6,41
15,5
65,8
18,7
6. Thể lực
749 25,15 4,156 19,5
56,5

24,0
Tỉ lệ học sinh có điểm trung bình trên các thang đo của TNNN ở
nhóm cao cịn thấp, đa số học sinh thuộc nhóm trung bình. Trên tất cả các
thang đo có từ 14,7% đến 19,6% học sinh cịn thiếu hụt những phẩm chất
cần thiết để có thể tham gia cuộc sống lao động và học tập trong thời kỳ
CNH- HĐH, trong đó tỉ lệ thiếu hụt nhiều nhất là ở thang đo năng lực xã
hội (19,6%) và thang đo tổng hợp (17%) (xem biểu đồ 2.11 và 2.12). Năng
lực tính tốn, sử dụng cơng nghệ thơng tin, khả năng suy luận logic… của
học sinh THPT miền núi Tây Bắc rất thấp.


12
14,70%

18,50%
Nhãm ®iĨm cao
Nhãm ®iĨm TB
Nhãm ®iĨm thÊp

66,80%

Biểu đồ 2.11: Kết quả điểm thang đo năng lực ứng phó
của mẫu học sinh THPT miền núi Tây Bắc
17,80%

19,60%

Nhãm ®iĨm cao
Nhãm ®iĨm TB
Nhãm ®iÓm thÊp


62,60%

Biểu đồ 2.12: Kết quả điểm thang đo năng lực xã hội
của mẫu học sinh THPT miền núi Tây Bắc
* Kết quả so sánh giữa các khối lớp 10 và lớp 11
Bảng 2.13: Sự khác biệt điểm trung bình trên các thang đo TNNN
của mẫu học sinh THPT miền núi Tây Bắc theo khối lớp
Các thang đo
Mức
Học sinh lớp 10
Học sinh lớp 11
Mẫu Trung Độ lệch Mẫu Trung Độ lệch khác
bình
chuẩn
bình chuẩn biệt
1. Năng lực ứng phó 391 98.05 10.75 359 98.58 11.00 .504
2. NLTKCRCCY
392 66.35 15.56 358 66.98 14.46 .566
3. Năng lực xã hội
4. Các Năng lực tổng
hợp
5. Động cơ (ĐC)
6. Thể lực (TL)

391 48.82
387 132.88

6.05
14.96


360 48.91 5.95
356 132.43 16.48

.843
.698

390
389

6.09
4.06

360 74.79
360 24.71

.999
.006

74.73
25.55

6.75
4.22


13
Giữa lớp 10 và lớp 11 khơng có sự khác biệt có ý nghĩa ở hầu hết các
thang đo của TNNN nghĩa là khơng có sự tăng đáng kể điểm số ớ các thang
đo này theo lứa tuổi từ lớp 10 đến lớp 11. Điều này cho thấy GDHN trong

trường THPT chưa tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa học sinh lớp 10 và 11,
chưa hình thành được những kỹ năng, năng lực, phẩm chất cơ bản để chuẩn
bị cho học sinh tham gia lao động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.
* Kết quả so sánh điểm trung bình giữa nam và nữ, giữa học sinh dân
tộc kinh và thiểu số ở các thang đo của TNNN hầu như khơng có sự khác
biệt đáng kể, trừ thang đo năng lực tổng hợp, điểm trung bình của nam cao
hơn nữ (nữ: 130,4; nam: 135,4), nhóm học sinh dân tộc kinh cao hơn dân
tộc thiểu số 12 điểm.
2.2.3. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh miền núi Tây Bắc
Tây Bắc có tiềm năng về tài nguyên, lao động song đến nay cơ bản vẫn là
vùng kinh tế nông - lâm nghiệp chưa phát triển so với các vùng trong nước. Tây
bắc gồm các tỉnh có chỉ số nghèo đói cao nhất nước trong đó Lai Châu là tỉnh
nghèo đói nhất (xếp số 64/64), tiếp đó là Điện Biên (63/64). Tỉ lệ lao động chưa
qua đào tạo của Tây Bắc là 88,8%, tỉ lệ này cũng cao hơn nhiều so với các khu
vực khác. Các tỉnh cần phát triển các ngành chăn ni, trồng trọt, lâm nghiệp,
kế tốn, quản trị kinh doanh, địa chính, giáo dục - đào tạo, văn hố thơng tin, y
tế…và có nhu cầu phát triển nhân lực ở tất cả các lĩnh vực đó.
2.2.4. Đánh giá tác động của hoạt động GDHN đến thực trạng tiềm
năng nghề nghiệp của học sinh
Hoạt động GDHN của các trường THPT trên địa bàn miền núi Tây
Bắc đã có tác động đến nhận thức nghề nghiệp tương lai của học sinh và sự
phát triển TNNN của các em. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy đa số
học sinh được điều tra chưa có biểu hiện vượt trội trên các mặt: năng lực xã
hội, các năng lực tổng hợp, động cơ, ứng phó, NLTKCRCCY. Đặc biệt
năng lực tính tốn, sử dụng ngoại ngữ, vi tính, năng lực xã hội của học sinh
còn rất thấp. Giữa học sinh lớp 10 và 11 khơng có sự khác biệt đáng kể trên
toàn bộ các thang đo. Kết quả này cho phép mối quan hệ giữa hoạt động
GDHN với mức độ phát triển TNNN của học sinh: hiệu quả hoạt động
GDHN cho học sinh THPT miền núi Tây bắc còn nhiều hạn chế, chưa tạo
ra sự phát triển mạnh mẽ các mặt trong cấu trúc TNNN của học sinh.



14
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC HƯỚNG NGHIỆP NHẰM PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG NGHỀ
NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI TÂY BẮC
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
1. Kế thừa, phát huy được ưu điểm của hoạt động thực tiễn, tạo nên
sự vận động đồng bộ các nhân tố cấu trúc của quá trình GDHN; phù hợp
với đặc điểm đối tượng, hứng thú nghề nghiệp, phát huy được tính chủ
động, tích cực của học sinh.
2. Đảm bảo sự phù hợp với điều kiện, đặc trưng phát triển kinh tế- xã
hội của vùng miền núi Tây Bắc
3. Phát huy được ảnh hưởng nhiều mặt của các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường. Khai thác được tiềm năng nhân lực, vật lực của
các tổ chức, lực lượng xã hội.
3.2. Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh các
trường THPT miền núi Tây Bắc
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia hoạt động
GDHN nhằm phát triển TNNN của học sinhTHPT miền núi Tây Bắc .
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Nhóm biện pháp này tác động đến nhận thức của các lực lượng tham
gia giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, giúp họ có nhận thức đầy đủ về
hoạt động hướng nghiệp của trường THPT và vai trò của hoạt động này
đối với quá trình hình thành và phát triển tiềm năng nghề nghiệp của học sinh.
3.2.1.2. Nội dung của nhóm biện pháp
- Nâng cao nhận thức về lý luận GDHN
- Nâng cao nhận thức về tiềm năng nghề nghiệp của học sinh.
3.2.1.3. Cách thực hiện nhóm biện pháp
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên trường THPT

Thứ nhất: Tổ chức học tập đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng,
nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo… về GDHN cho học sinh phổ thông
Thứ hai: Tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về lý luận
và phương pháp tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh.
Thứ ba: Tổ chức báo cáo, thảo luận chuyên đề về TNNN của học sinh.
Hướng dẫn giáo viên thực hiện trắc nghiệm TNNN để tiến hành đối với
học sinh.
Thứ tư: Giới thiệu, hướng dẫn giáo viên cập nhật thông tin về đặc
điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển các ngành
nghề trên thế giới, trong nước và địa phương, các nghề truyền thống của
địa phương.


15
Thứ năm: Tổ chức học tập kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và
hướng nghiệp của các nước trên thế giới và trong nước.
Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia GDHN ngoài
nhà trường
Thứ nhất: Truyền đạt những kiến thức về cơ sở tâm lý - giáo dục,
xã hội, kinh tế của GDHN, huy động các lực lượng này cùng tham
GDHN cho học sinh trên địa bàn.
Thứ hai: Trao đổi với cha mẹ học sinh theo các lớp (hoặc khối lớp) về
tình hình, kết quả học tập các môn học, biểu hiện về hứng thú nghề nghiệp,
khí chất, tính cách của học sinh…để họ có cơ sở khoa học trong GDHN
cho con em.
Thứ ba: Giới thiệu cho cha mẹ học sinh các tài liệu, sách báo và
những thông tin cần thiết liên quan đến các ngành nghề.
3.2.2. Nhóm biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động
GDHN nhằm phát triển TNNN cho học sinh THPT miền núi Tây bắc
3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của nhóm biện pháp

Nhóm biện pháp này có tác dụng cả về hai phương diện. Thứ nhất,
giúp cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp thích ứng được với những đổi
mới của giáo dục THPT hiện nay diễn ra dưới những tác động của các yếu
tố kinh tế, văn hoá xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Thứ hai, phát
huy được thế mạnh của hoạt động giáo dục hướng nghiệp đối với quá trình
hình thành và phát triển tiềm năng nghề nghiệp của học sinh.
3.2.2.2. Nội dung của nhóm biện pháp
- Căn cứ mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh THPT, sử dụng kỹ thuật thích hợp để thiết kế nội dung chương
trình có tác dụng phát triển các thành tố cấu trúc tiềm năng nghề nghiệp
của học sinh THPT.
- Bồi dưỡng cho giáo viên có đủ năng lực để thực hành các phương
pháp mới trong việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
THPT. Các phương pháp này có tác dụng tạo mơi trường thuận lợi cho những
hoạt động của học sinh để phát triển tiềm năng nghề nghiệp của bản thân.
3.2.2.3. Cách thực hiện nhóm biện pháp
*1 Đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phát triển
tiềm năng nghề cho học sinh
Thứ nhất: Đảm bảo đầy đủ nội dung, trình tự logic theo chương trình
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Thứ hai: Bổ sung những thông tin đặc thù của địa phương để định
hướng học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu của đất nước và từng địa


16
phương. Giáo viên cần tìm hiểu, chọn lọc, đưa vào chương trình các thơng
tin của địa phương, thiết kế hệ thống các bài tập phù hợp cho các em (tác giả
đã thiết kế 10 bài tập về GDHN cho học sinh THPT miền núi Tây Bắc), ví dụ
thơng tin về nhu cầu nguồn nhân lực ngành y tế tỉnh Sơn la từ 2005 đến 2010;
Nhu cầu nhân lực đối với một số ngành văn hoá – xã hội của tỉnh Yên Bái…

3.2.2.2. Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDHN
Biện pháp 1: Đổi mới phương pháp giảng dạy các chủ đề GDHN
+ Coi trọng tổ chức hoạt động theo quy mơ lớp và nhóm nhỏ, tổ chức
nhiều loại hình hoạt động GDHN cho học sinh.
+ Sử dụng kết hợp phương pháp diễn giảng với các phương pháp dạy
học tích cực: thảo luận, tranh luận, nêu tình huống…, sử dụng các phương
tiện dạy học phong phú sinh động như: sử dụng băng Video, đĩa CD nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh
+ Tổ chức cho học sinh thực hiện các câu hỏi, bài tập về GDHN, kết
hợp các bài tập trong sách giáo khoa GDHN với hệ thống bài tập đặc thù
cho học sinhTHPT miền núi Tây Bắc
Biện pháp 2: Tăng cường phát huy tác dụng của các con đường trong giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh.
- Thực hiện GDHN trong các mơn học văn hóa cơ bản theo tinh thần
giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Đặc biệt chú ý phát huy vai trị của mơn tốn,
cơng nghệ, tin học để nâng cao năng lực tính tốn, sử dụng công nghệ cho
học sinh miền núi.
- Xây dựng trung tâm hoặc phòng tư vấn hướng nghiệp để thực hiện
tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề cho học sinh trong trường THPT.
- Tổ chức hàng loạt các hoạt động khác ở nhà trường hướng vào
GDHN như ngoại khoá về nghề nghiệp, sinh hoạt câu lạc bộ nghề nghiệp,
mời các nghệ nhân, thợ giỏi trong nghề đến nói chuyện với các em.
Biện pháp 3: Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường phổ thông với các
trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh.
- Tổ chức các buổi tham quan, kiến tập cho học sinh ở các cơ sở đào
tạo, các trường dạy nghề, sản xuất dịch vụ và các trường THCN, DN để
học sinh tìm hiểu làm quen với các ngành nghề.
- Kết hợp với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tổ chức các buổi nói
chuyện với học sinh về tình hình phát triển sản xuất, hoạt động của các

doanh nghiệp, nhu cầu nguồn nhân lực và yêu cầu đối với người lao động
trong nghề, con đường phấn đấu để thành đạt…


17
3.2.3. Các biện pháp hỗ trợ tổ chức hoạt động GDHN nhằm phát triển
TNNN của học sinh.
3.2.3.1. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ GDHN
* Mục đích: Tạo điều kiện vật chất để thực hiện tốt các nội dung GDHN
* Cách tiến hành:
Thứ nhất: Cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết: sách giáo khoa, sách
hướng dẫn giáo viên, các nguồn tư liệu, trang bị máy vi tính, đầu video,
các đĩa CD, phòng học hướng nghiệp.
Thứ hai: Cung cấp kinh phí để giáo viên tham gia các lớp tập huấn,
đào tạo, học tập các chuyên đề, chuẩn bị các thiết bị, nguyên vật liệu,
phương tiện thiết yếu sử và tổ chức các hoạt động GDHN.
3.2.3.2. Huy động các lực lượng tham gia GDHN cho học sinh
* Mục đích của biện pháp: phát huy thế mạnh của các lực lượng, tạo nên
sức mạnh tổng hợp nhằm đạt được kết quả GDHN cho học sinh.
* Cách tiến hành:
Thứ nhất: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và hướng dẫn các
lực lượng cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các cơ sở sản
xuất…tham gia GDHN một cách tự giác, có cơ sở khoa học.
Thứ hai: Tổ chức nói chuyện với học sinh về tình hình phát triển
kinh tế - xã hội, thế mạnh và xu hướng phát triển các lĩnh vực ngành nghề
nông - lâm nghiệp, du lịch…để hướng các em vào những ngành nghề địa
phương đang có nhu cầu phát triển.
Thứ ba: vận dụng linh hoạt và triệt để những biện pháp có tính xã hội
hóa vào GDHN sao cho huy động được sức mạnh tổng hợp của nhiều lực
lượng xã hội tham gia GDHN.

Các nhóm biện pháp có mối quan hệ biện chứng, thống nhất và bổ
trợ lẫn nhau. Nâng cao nhận thức về lý luận GDHN là tiền đề cho việc
thực hiện các biện pháp đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức hoạt
động GDHN. Đổi mới nội dung, phương pháp GDHN có ý nghĩa quan
trọng trong đó đổi mới phương pháp là biện pháp trọng tâm. Nhóm biện
pháp 3 có tác dụng hỗ trợ để thực hiện tốt 2 nhóm biện pháp trên. Vì vậy
các trường THPT trên địa bàn cần thực hiện đồng bộ các biện pháp
GDHN.
3.3. Tổ chức thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm
3.3.1. Mục đích thực nghiệm
Nhằm xác định hiệu quả của các biện pháp được đề xuất, tính khả thi
của các biện pháp và các điều kiện cần thiết để triển khai các biện pháp.



×