Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Suy sụp tinh thần của mẹ sau khi sinh con doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.32 KB, 5 trang )

Suy sụp tinh thần của mẹ
sau khi sinh con

Chăm sóc cho sản phụ và trẻ sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu
Long - tỉnh Vĩnh Long.
Sinh con thường là biến cố trọng đại đối với mọi người, nhưng sau khi sinh,
một số phụ nữ lại bị suy sụp tinh thần hay lo lắng buồn phiền thái quá. Chứng
bệnh này được gọi là chứng suy sụp tinh thần sau khi sinh (hay bệnh hậu sản)
thường xảy ra ở khoảng 15-20% bà mẹ. Tuy nhiên các bà mẹ cố gắng chịu đựng
trong âm thầm và không dám nói với ai, vì sợ người khác sẽ nghĩ là bà mẹ "xấu",
do đó cảm thấy rất cô đơn.

Những dấu hiệu phân biệt

Chứng bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sau khi em
bé chào đời. Sau khi sinh con, việc người phụ nữ thấy xúc động hay lo lắng là
chuyện bình thường.

Nhưng nếu triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần, hoặc nếu có các triệu
chứng dưới đây, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần để
được giúp đỡ:

- Cảm thấy xuống tinh thần, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong
cuộc sống hằng ngày;

- Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả;

- Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt lực;

- Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn;


- Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình;

- Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.

Nguyên nhân nào gây ra?

Có con là một niềm vui lớn, nhưng đồng thời vấn đề sinh con cũng gây ra
những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một vai trò vất vả, đầy
trách nhiệm và thường bị mất ngủ. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với các
phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để
giúp đỡ, nương tựa. Ngoài ra, vì điều kiện tài chính, nhiều khi buộc cả hai vợ
chồng đều phải đi làm. Chứng suy sụp sau khi sinh không có nghĩa là bà mẹ là
"người xấu" hay bị "trời phạt".

Cách nào để tránh?

Bằng cách chuẩn bị cẩn thận trong lúc đang có thai:

- Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh (ví dụ: dọn nhà,
sửa nhà, thay đổi việc làm)...

- Chuẩn bị việc sinh đẻ bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước khi sinh

- Chuẩn bị tinh thần người chồng để chồng giúp vợ chăm sóc con

- Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh con
- Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần rồi, thì khi đi khám thai nên báo cho bác
sĩ biết.


×