Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Ẩn dụ ý niệm miền sông nước trong ca dao nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.67 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHAN THỊ HOÀNG MY

ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN “SÔNG NƢỚC”
TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng – 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHAN THỊ HOÀNG MY

ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN “SÔNG NƢỚC”
TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ
Chuyên ngành
Mã số

: Ngôn ngữ học
: 82.29.02.0

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN VĂN SÁNG



Đà Nẵng – 2020



ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG HAI NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG ANH ...........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6
4. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................6
5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu.................................................................6
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................6
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ...............8
1.1. Ẩn dụ ........................................................................................................................8
1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống ..............................................................8
1.1.2. Ẩn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận ........................................9
1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm........................................11
1.2.1. Ý niệm và ý niệm hóa ..................................................................................11
1.2.2. Miền, miền nguồn, miền đích và ánh xạ .....................................................14
1.2.3. Điển mẫu .....................................................................................................17
1.2.4. Tính nghiệm thân ........................................................................................19

1.2.5. Mơ hình tri nhận .........................................................................................20
1.2.6. Lƣợc đồ hình ảnh ........................................................................................21
1.2.7. Khơng gian tinh thần ..................................................................................22
1.2.8. Phân loại ẩn dụ ý niệm ...............................................................................23
1.3. Bức tranh ngôn ngữ với ý niệm “sông nƣớc”.........................................................26
1.4. Vài nét về ca dao Nam Trung Bộ ...........................................................................28
1.5. Tiểu kết ...................................................................................................................29
CHƢƠNG 2. ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN “SÔNG NƢỚC” TRONG CA DAO NAM
TRUNG BỘ XÉT TỪ MIỀN NGUỒN ......................................................................31
2.1. Mơ hình ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ xét từ miền
nguồn .............................................................................................................................31
2.2. Hệ thống ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ xét từ miền
nguồn .............................................................................................................................32
2.2.1. Miền nguồn là VẬT CHỨA NƢỚC .............................................................33
2.2.2. Miền nguồn là THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC ......................................38


iii
2.2.3. Miền nguồn là CÔNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG NƢỚC ....................43
2.2.4. Miền nguồn là PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC ............................... 45
2.2.5. Miền nguồn là TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA NƢỚC ..........................50
2.2.6. Miền nguồn là HOẠT ĐỘNG DUỚI NƢỚC ..............................................57
2.3. Tiểu kết ...................................................................................................................61
CHƢƠNG 3. ẨN DỤ Ý NIỆM MIỀN “SÔNG NƢỚC” TRONG CA DAO NAM
TRUNG BỘ XÉT TỪ MIỀN ĐÍCH ..........................................................................62
3.1. Các ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” xét từ miền đích trong ca dao Nam Trung Bộ .. 62
3.2.1. Ẩn dụ HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƢỜI LÀ HÀNH TRÌNH TRÊN SƠNG ........63
3.2.2. Ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ DỊNG SƠNG .........................................................67
3.2.3. Ẩn dụ MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI LÀ NƢỚC (SÔNG NƢỚC) .......................72
3.2.4. Ẩn dụ ỨNG XỬ CỦA CON NGƢỜI LÀ TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT, VẬN

ĐỘNG CỦA NƢỚC.......................................................................................................74
3.2. Cơ sở nền tảng cho những mơ hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc”
trong ca dao Nam Trung Bộ ..........................................................................................76
3.3. Một số đặc điểm của ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” đặc trƣng trong ca dao Nam
Trung Bộ ........................................................................................................................77
3.3.1. Ẩn dụ ý niềm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ mang tính
văn hóa vùng miền rõ nét ..............................................................................................77
3.3.2. Ẩn dụ ý niệm miền “sông nước” trong ca dao Nam Trung Bộ mang tính nữ ....80
3.3.3. Ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ mang tính ổn
định về tƣ duy, tạo nên tính sáng tạo, biểu trƣng cao ...................................................82
3.4. Tiểu kết ...................................................................................................................84
KẾT LUẬN ..................................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
2.1
Các ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ
xét từ miền nguồn
2.2
Ánh xạ của miền nguồn VẬT CHỨA NƢỚC

2.3
Ánh xạ của miền nguồn THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC
2.4
Ánh xạ của miền nguồn CÔNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG
NƢỚC
2.5
Ánh xạ của miền nguồn PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC
2.6
Ánh xạ của miền nguồn TRẠNG THÁI, TÍNH CHẤT CỦA
NƢỚC
2.7
Ánh xạ của miền nguồn HOẠT ĐỘNG DƢỚI NƢỚC
3.1
Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƢỜI LÀ
HÀNH TRÌNH TRÊN SƠNG
3.2
Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ DỊNG ĐỜI LÀ DỊNG SƠNG
3.3
Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ VẬT CHỨA NƢỚC

Trang
31
33
38
43
45
50
57
63
67

70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Ngơn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics) bắt đầu phát triển từ những
năm 1980 nhƣ một trƣờng phái ngôn ngữ vận dụng kiến thức liên ngành. Ngôn ngữ
học tri nhận “nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con
ngƣời về thế giới khách quan cũng nhƣ cái cách thức mà con ngƣời tri giác và ý niệm
hóa các sự vật của thế giới khách quan đó” [29, tr.16]. Đó là hƣớng nghiên cứu mới
thu hút sự tham gia đông đảo của giới ngôn ngữ học hiện nay trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng.
Một trong những luận thuyết cơ bản của ngơn ngữ học tri nhận, nói nhƣ
Langacker, là ngữ nghĩa học, là sự ý niệm hóa. Mỗi khi chúng ta tạo sinh một phát
ngôn, một cách vô thức chúng ta sử dụng rất nhiều q trình ý niệm hóa. Theo các nhà
khoa học, ẩn dụ là một trong những công cụ tri nhận hữu hiệu để con ngƣời ý niệm
hóa các khái niệm trừu tƣợng. Ẩn dụ khơng cịn đơn thuần là hình thái ngơn ngữ nhƣ
quan điểm truyền thống, mà nó cịn là hình thái tƣ duy của con ngƣời về thế giới. Ẩn
dụ ý niệm vì thế trở thành đối tƣợng nghiên cứu đƣợc quan tâm đặc biệt trong nghiên
cứu tri nhận ở Việt Nam và trên thế giới. Các ẩn dụ ý niệm đƣợc khai thác, giải mã
dựa trên các tri thức nền, các mơ hình văn hố, đặc trƣng tâm lý, tƣ duy tộc ngƣời,
những ƣớc định về văn hố, tơn giáo… Từ đó, có thể thấy rằng, nghiên cứu ngơn ngữ
dƣới góc nhìn ẩn dụ ý niệm là một hƣớng nghiên cứu mới, làm sáng tỏ mở rộng biên
giới của nghiên cứu liên ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn hóa, văn học.
1.2. Là một quốc gia với nền văn minh nơng nghiệp, nƣớc có vai trị đặc biệt
trong văn hóa cũng nhƣ trong tâm thức của ngƣời Việt. Nƣớc có mặt ở hầu hết các lĩnh
vực, từ những ý niệm thiêng liêng đến những điều giản đơn, mộc mạc. Với tƣ cách là
chủ thể tri nhận, con ngƣời thƣờng phóng chiếu hình ảnh của chính mình lên mơi

trƣờng sơng nƣớc; và hẳn nhiên mơi trƣờng ấy cũng phóng xạ lại chính con ngƣời. Vì
thế, nhƣ một lẽ ngẫu nhiên, môi trƣờng sông nƣớc với tƣ cách là đối tƣợng tri nhận đã
đƣợc hình thành, tạo nên một kho tàng ý niệm đa dạng, phong phú. Những miền ý
niệm “sơng nƣớc” dần dần đƣợc hình thành, ăn sâu vào ngôn ngữ Việt. “Sông nƣớc”
trở thành một trong những miền nguồn cơ bản và nghiên cứu ẩn dụ ý niệm miền “sơng
nƣớc” sẽ gia tăng tính tƣơng tác, phản ánh tƣ duy, nhận thức, trình độ văn hóa của con
ngƣời.
1.3. Ca dao là một bộ phận lớn của nền văn học dân gian Việt Nam. Ca dao là
tiếng nói trữ tình dân gian, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của con ngƣời đất Việt. Giống nhƣ tất cả các thể loại của văn học, ca dao hƣớng đến
đối tƣợng trung tâm là con ngƣời, khám phá, phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống.
Ca dao là quá trình tự nhận thức bản thân của ngƣời bình dân, là tƣ duy, phong tục, nét


2
đặc trƣng văn hóa đƣợc thể hiện trong từng câu hát. Những câu ca ấy “từ Nam chí Bắc
nhƣ có đất, có nƣớc; nhƣ có cát, có biển; nhƣ có mồ hôi ngƣời, chúng ta sẽ cảm thấy
dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ƣớt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ
ruột già của non sông”. (Xuân Diệu).
Ca dao là tấm gƣơng của tinh thần dân tộc, là khuôn mặt của một vùng đất, dáng
hình, xứ sở. Ca dao đƣợc tạo nên từ sự thấm nhuần vẻ đẹp, cái gốc văn hóa, cách cảm
thụ, tƣ duy của ngƣời Việt, vì thế nó góp vào ngơn ngữ văn học một tiếng nói tự nhiên,
mộc mạc nhất. Với một quá trình tồn tại lâu dài, gắn bó với nhiều sự kiện, sự thay đổi
của dân tộc, đất nƣớc và sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân tộc trong sáng tạo ca dao,
ẩn dụ ý niệm là một hƣớng đi phù hợp, mới mẻ, hứa hẹn đem đến những khám phá
hấp dẫn trong ngôn ngữ. Trong phạm vi đề tài, nhƣ lý giải ở trên, tác giả luận văn lựa
chọn việc khai thác ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc - một trong những miền ý niệm phổ
biến nhất trong đời sống văn hóa, ngơn ngữ dân tộc.
Tác giả luận văn cũng lựa chọn ca dao Nam Trung Bộ là đối tƣợng nghiên cứu,
khảo sát. Bởi lẽ, ca dao Nam Trung Bộ “trẻ” hơn nhiều so với ca dao từ nhiều vùng đất

khác; nhƣng nó đã nhanh chóng thừa hƣởng những thành tựu, tinh hoa của văn hóa
dân tộc để làm phát triển thêm vẻ đẹp của một vùng văn hóa xứ sở. Qua khảo sát ẩn dụ
ý niệm miền “sơng nƣớc”, ta có thể giải mã các tầng nghĩa dựa trên các tri thức nền,
các mơ hình văn hóa, đặc trƣng tâm lí, tƣ duy của ngƣời Việt nói chung và ngƣời dân
Nam Trung Bộ nói riêng. Từ đó, thấy đƣợc mối liên hệ thú vị giữa ngôn ngữ và tƣ
duy, tri nhận của con ngƣời.
Vì những lí do trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ẩn dụ ý niệm
miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận đã bắt đầu từ những thập kỷ 80 của thế
kỉ XX với những tên tuổi của G. Lakoff, M. Johnson, G. Fauconnier, R. Langacker, M.
Turner, W. Chafe, M. Minsky...
Trên thế giới, những nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm xuất hiện cùng với sự hình
thành của ngơn ngữ học tri nhận. Metaphors We live của G. Lakoff và M. Johnson
xuất bản năm 1980 là cơng trình đầu tiên đánh dấu khuynh hƣớng này. Mới đây, cơng
trình đã đƣợc Nguyễn Thị Kiều Thu (2017) dịch qua tiếng Việt khá công phu và
chuyển tải đƣợc đúng tinh thần qua cuốn Chúng ta sống bằng ẩn dụ (NXB Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh). Ẩn dụ từ đây đã vƣợt qua ranh giới của ngôn ngữ
học thuần túy, cho phép chúng ta sử dụng những gì chúng ta biết về các trải nghiệm xã
hội và vật chất của mình để hiểu đƣợc nhiều vấn đề khác. Quan niệm mới về ẩn dụ rất
khác với truyền thống đã đƣợc bắt đầu: “Chúng tôi thấy rằng ẩn dụ tồn tại khắp nơi
trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tƣ duy và hành
động. Hệ thống khái niệm thông thƣờng của chúng ta – thể hiện qua suy nghĩ cũng nhƣ
hành động - về bản chất mang tính ẩn dụ”. [22, tr.3] Cơng trình cũng đã đƣa ra các


3
kiểu loại ẩn dụ tri nhận: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ định hƣớng (định vị), ẩn dụ bản thể và
những vấn đề khác liên quan đến ẩn dụ tri nhận.
Ở Việt Nam, vào năm 2002, tác giả Nguyễn Đức Tồn trong cơng trình Đặc trƣng

văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tƣ duy ngƣời Việt, tuy chƣa trực tiếp bàn đến ngôn
ngữ học tri nhận nhƣng đã bắt đầu hƣớng nghiên cứu của mình theo hƣớng lý thuyết
tâm lý, tƣ duy tộc ngƣời. Tác giả dùng thuật ngữ “tri giác” khi bàn đến ẩn dụ với cách
tiếp cận nhƣ một kiểu “tƣ duy phạm trù”.
Cũng bàn về ẩn dụ tri nhận, cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học (NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội) do Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Hoàng An (2016) dịch từ nguyên bản
tiếng Anh Cognitive Linguistics: An introduction của David Lee, đã viết: “Ẩn dụ gắn
với khái niệm cách diễn giải bởi các cách tƣ duy khác nhau về một hiện tƣợng cụ thể
(tức các cách diễn giải khác nhau về hiện tƣợng đó) gắn liền với các ẩn dụ khác nhau
(...). Thực chất, ẩn dụ là cơng cụ ý niệm hóa một miền trải nghiệm này sang một miền
khác. Nhƣ vậy, đối với bất kì ẩn dụ nào, chúng ta cũng có thể xác định đƣợc miền
nguồn và miền đích” [23, tr.22]. Cơng trình đã trình bày tƣơng đối dễ hiểu những lí
thuyết cơ bản liên quan đến ngôn ngữ học tri nhận nhƣ phối cảnh, khung, cận cảnh, tỏa
tia, kết cấu,..., trong đó có ẩn dụ tri nhận.
Tác giả Lý Tồn Thắng là ngƣời đầu tiên giới thiệu ngôn ngữ học tri nhận một
cách có hệ thống với khung lí thuyết cụ thể ở Việt Nam vào năm 2005 với cơng trình
Ngơn ngữ học tri nhận - từ lý thuyết đại cƣơng đến thực tiễn tiếng Việt (NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội). Trọng tâm cuốn sách là vấn đề tri nhận khơng gian nên tác giả
chƣa dành một vị trí xứng đáng cho khái niệm ẩn dụ tri nhận, chƣa đi sâu vào nghiên
cứu và khảo sát bƣớc đầu về nó.
Tác giả Phan Thế Hƣng trong hai bài viết “So sánh trong ẩn dụ” và “Ẩn dụ ý
niệm” đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ năm 2007 [15], [16] đã trình bày quan niệm mới
của mình về ẩn dụ trên cơ sở phủ nhận quan điểm so sánh trong ẩn dụ: “ẩn dụ khơng
đơn giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu
của tƣ duy” [15, tr.12].
Năm 2009, trong cơng trình Khảo luận ẩn dụ tri nhận (NXB Lao động xã hội),
tác giả Trần Văn Cơ đã giới thiệu khái luận về ngơn ngữ học tri nhận và giới thiệu lí
thuyết ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam qua việc tổng thuật một cách có hệ thống và tồn diện
những vấn đề trung tâm liên quan đến lí thuyết ẩn dụ ý niệm, gồm: 1. Ý niệm và ẩn dụ
ý niệm; 2. Hoạt động sáng tạo của ẩn dụ tri nhận; 3. Kinh nghiệm luận - phƣơng pháp

luận của học thuyết về ẩn dụ tri nhận; 4. Phạm trù hóa thế giới.
Ẩn dụ ý niệm trở thành đối tƣợng nghiên cứu đƣợc quan tâm đặc biệt trong
nghiên cứu tri nhận ở Việt Nam và đƣợc chia thành hai hƣớng: nghiên cứu trọng tâm
về ẩn dụ ý niệm hoặc có một phần nội dung dành cho ý niệm. Có thể kể đến các luận
án nhƣ Ẩn dụ dƣới góc độ ngơn ngữ học tri nhận (trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh)
của Phan Thế Hƣng, Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh tiếng Việt


4
và tiếng Pháp) của Võ Kim Hà, Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng Việt
và tiếng Hán từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận (trên tƣ liệu tên gọi bộ phận cơ thể
ngƣời) của Trịnh Thị Thanh Huệ, Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Cơng Sơn của
Nguyễn Thị Bích Hạnh, Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Quỳnh của Phạm Thị Hƣơng
Quỳnh, Ẩn dụ ý niệm của phạm trù thực vật trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)
của Phạm Thị Hƣơng Quỳnh, Ẩn dụ ý niệm miền “đồ ăn” trong tiếng Việt của Nguyễn
Thị Bích Hợp… Nghiên cứu về các ẩn dụ ý niệm đã khẳng định và chứng minh yếu tố
cơ thể hóa ngơn ngữ, kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của thế giới bên ngoài,
cụ thể là văn hóa của cộng đồng sử dụng ngơn ngữ đã tạo ra những ẩn dụ ý niệm vừa
mang tính phổ quát, vừa mang đặc trƣng tƣ duy dân tộc.
Ngoài các luận án tiêu biểu trên đây, còn rất nhiều bài báo, luận văn thạc sĩ quan
tâm tới ẩn dụ ý niệm và ngày càng phong phú hơn, góp phần vận dụng lý thuyết tri
nhận để giải quyết các vấn đề bản ngữ một cách linh hoạt.
2.2. “Lĩnh vực sơng nƣớc” có lẽ xuất hiện nhiều nhất trong các cơng trình nghiên
cứu về văn hóa học. Ngơn ngữ lại là tấm gƣơng phản chiếu cũng là kết quả của văn
hóa nên “lĩnh vực sông nƣớc” cũng nghiễm nhiên trở thành một đối tƣợng của ngôn
ngữ học. Các từ chỉ “sông nƣớc” đã đƣợc khảo sát bởi Trần Thị Ngọc Lang (1982,
1995) với việc tìm hiểu các nhóm từ có liên quan đến sông nƣớc trong phƣơng ngữ
Nam Bộ, Nguyễn Thị Thanh Phƣợng với đề tài Tìm hiểu từ ngữ sơng nƣớc trong đời
sống văn hóa Việt Nam, luận án Định danh sự vật liên quan đến sông nƣớc vùng đồng
bằng sông Cửu Long trong phƣơng ngữ Nam bộ của Hồ Văn Tuyên hay luận án

Trƣờng nghĩa “lửa” và “nƣớc” trong tiếng Việt của Nguyễn Văn Thạo. Các tác giả
với những cơng trình tiêu biểu đã thực sự khẳng định sông nƣớc là một miền rộng lớn
và ƣu thế trong tiếng Việt từ xƣa đến nay.
Với xu hƣớng lấy tri nhận để tiếp cận ngôn ngữ, lĩnh vực “sông nƣớc” cũng đã
đƣợc áp dụng và nghiên cứu. Đó là sự xuất hiện hƣớng nghiên cứu mới cho sự kết hợp
giữa “sông nƣớc” và tri nhận rất thú vị, mở ra nhiều chiều kích khác nhau trong tƣ duy
khi tiếp cận ngơn ngữ. Đó là những bài viết của tác giả Trịnh Sâm nhƣ Dịng sơng và
cuộc đời, Miền ý niệm sơng nƣớc trong tri nhận của ngƣời Việt, Lạm bàn về chữ
“Thủy” trong văn hóa Việt, Miền ý niệm sơng nƣớc trong tri nhận của ngƣời Nam
Bộ… Qua nghiên cứu, tác giả đã khẳng định trong tiếng Việt, môi trƣờng vật chất
“sông nƣớc” là miền nguồn đa dạng để kiến tạo nên miền đích.
Trên cơ sở kế thừa thành quả của những cơng trình nghiên cứu trƣớc đó, luận văn
Miền ý niệm sơng nƣớc trong tri nhận của ngƣời Việt của tác giả Đinh Thị Vũ Trinh
hoàn thành năm 2010 đã tiếp cận vấn đề sông nƣớc trên cơ sở của ngôn ngữ học tri
nhận nhƣ những bƣớc khai phá đầu tiên đầy thử thách. Vào năm 2017, luận án Bức
tranh ngôn ngữ về sông nƣớc trong tri nhận của ngƣời Việt của tác giả Tăng Tấn Lộc
tiếp tục tiến hành thống kê, phân loại, phân tích các ý niệm, nhất là ẩn dụ ý niệm trong
bức tranh ngôn ngữ về sông nƣớc trong tâm thức của ngƣời Việt, đặc biệt là ngƣời


5
Việt tại Nam Bộ. Luận án đã cố gắng nghiên cứu bức tranh ngôn ngữ về sông nƣớc
trong tiếng Việt một cách hệ thống và tồn diện nhất tính từ thời điểm bây giờ.
Hƣớng nghiên cứu ẩn dụ ý niệm miền sơng nƣớc trên cứ liệu ca dao nói chung,
ca dao Nam Trung Bộ nói riêng vẫn cịn là một khoảng trống.
2.3. Ca dao là nền tảng của văn học dân tộc, phản chiếu thiên nhiên, con ngƣời và
văn hóa của một vùng xứ sở. Ca dao là đối tƣợng nghiên cứu rất quen thuộc với nhiều
chiều hƣớng khác nhau, thu hút sự quan tâm của rất nhiều các nhà khoa học. Đó có thể
là những bài viết về một số bài ca dao cụ thể, về vùng miền tồn tại và phát triển của ca
dao hay dấu ấn ca dao qua từng thời kì lịch sử…

Trong vịng mƣời năm trở lại đây đã xuất hiện một vài luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ nghiên cứu sâu về ca dao dƣới các góc nhìn khác nhau. Trong đó, khơng thể
khơng kể đến sự nghiên cứu dƣời bình diện ngơn ngữ học tri nhận. Các nghiên cứu
này một lần nữa khai thác sâu hơn ca dao dƣới góc nhìn của các vỉa tầng tƣ duy, trên
nền tảng tri thức, văn hóa, mở ra nhiều chiều kích khám phá tƣ duy với tƣ cách ngôn
ngữ văn chƣơng và ngôn ngữ tinh thần. Có thể kể đến các bài viết Ẩn dụ về con ngƣời
trong ca dao Việt Nam dƣới góc nhìn văn hóa của tác giả Trần Thị Minh Thu, Bƣớc
đầu khảo sát ý niệm về tình yêu trong ca dao ngƣời Việt của tác giả Nguyễn Thị Hà,
Thử phân tích một bài ca dao hài hƣớc từ bình diện ngơn ngữ học tri nhận của tác giả
Lê Đình Tƣờng… Cùng với đó là luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong ca dao của tác
giả Bùi Thị Dung, …
Sông nƣớc xuất hiện trong ca dao rất nhiều, đặc biệt là ca dao Nam Bộ. Điều này
đã đƣợc chứng minh qua một số cơng trình nghiên cứu nhƣ bài viết Cảm xúc về sông
nƣớc qua ca dao, dân ca Nam Bộ của Trần Phỏng Diều, Hình ảnh sơng nƣớc Nam Bộ
trong ca dao dân ca của tác giả Lê Ngọc Trinh, Hình tƣợng sơng nƣớc trong ca dao
dân ca trữ tình Nam Bộ của Trần Thị Diễm Thúy, luận văn thạc sĩ Yếu tố sông nƣớc
trong văn học dân gian Nam Bộ (trƣờng hợp ca dao Nam Bộ) của Đoàn Thị Thùy
Hƣơng, luận văn Sơng nƣớc và văn hóa sơng nƣớc đƣợc biểu hiện trong kho tàng văn
học dân gian Việt Nam của Nguyễn Thị Thu Giang, … Có thể thấy số lƣợng cơng
trình nghiên cứu về “sơng nƣớc” trong văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng
là khá phong phú. Tuy nhiên, các cơng trình chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ của
“sông nƣớc” và văn hóa trên bình diện văn hóa và ngơn ngữ cấu trúc truyền thống, chứ
chƣa đào sâu nghiên cứu theo hƣớng ngôn ngữ học tri nhận với phạm trù ẩn dụ ý niệm.
Trong kho tàng phong phú của ca dao ngƣời Việt, ca dao Nam Trung Bộ cũng là
một thành tố chính yếu tạo nên khn mặt văn học dân gian của một khu vực rộng lớn.
Ca dao Nam Trung Bộ trẻ hơn nhiều so với ca dao nới đất cội nguồn đến hàng chục
thế kỉ. Có lẽ vì thế nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ còn khá khiêm tốn về mặt số
lƣợng. Một số cơng trình đã đƣợc nhắc đến nhƣ bài viết Biểu tƣợng thiên nhiên trong
ca dao Trung Bộ của Nguyễn Thị Kim Ngân, luận án Tín hiệu ngơn ngữ thẩm mỹ
trong ca dao Nam Trung Bộ của Nguyễn Thị Vân Anh, … Những cơng trình trên gần



6
nhƣ chƣa nghiên cứu chuyên sâu về ca dao Nam Trung Bộ dƣới góc nhìn ngơn ngữ
học tri nhận, đặc biệt gắn với tƣ duy “sông nƣớc” của thiên nhiên và con ngƣời nơi
đây. Đó chính là “khoảng trống” để chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Ẩn dụ ý
niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ”.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các mô hình ẩn dụ ý niệm miền “sơng
nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tƣ liệu đƣợc khảo sát trong luận văn là những bài ca dao đƣợc in trong
quyển sách: “Ca dao Nam Trung Bộ” do Thạch Phƣơng, Ngô Quang Hiển sƣu tầm,
tuyển chọn, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2015.
4. Mục đích nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, luận văn nhằm đạt đƣợc những mục đích sau:
- Hệ thống hóa những kiến thức lí luận về ẩn dụ ý niệm và cơ chế nhận biết ẩn dụ
ý niệm.
- Tiến hành khảo sát ẩn dụ miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ dƣới
góc độ ngơn ngữ học tri nhận, đồng thời qua cơ chế của ẩn dụ và nhân sinh quan của
tập thể sáng tạo, có cơ sở để khẳng định những nét đặc sắc trong việc sử dụng ngôn
ngữ vùng miền và tƣ duy sáng tạo ngôn ngữ dân tộc.
5. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng kết hợp các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phƣơng pháp miêu tả
Từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, luận văn tiến hành miêu tả ẩn dụ ý niệm
miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ để phát hiện những giá trị ẩn sâu mà
tác giả dân gian gửi gắm.
5.2. Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa

Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa bề mặt ngôn từ và nghĩa biểu trƣng của hiện
tƣợng ẩn dụ xuất hiện trong ngữ cảnh câu ca dao để thấy giá trị của chúng.
5.3. Thủ pháp thống kê, phân loại
Trên cơ sở tập hợp ngữ liệu về các loại ẩn dụ, luận văn tiến hành phân loại chúng
theo các mơ hình phạm trù ý niệm để đƣa về hệ thống các ẩn dụ ý niệm cơ sở, ẩn dụ ý
niệm phái sinh, lí giải các ý niệm trong từng mơ hình ẩn dụ đƣợc nghiên cứu. Cịn
phƣơng pháp thống kê sẽ giúp thấy mức độ phổ biến của từng kiểu ẩn dụ ý niệm trong
ca dao Nam Trung Bộ.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về phƣơng diện lí thuyết
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần củng cố lí thuyết của ngơn ngữ
học tri nhận, làm rõ thêm một số vấn đề lí thuyết về ẩn dụ ý niệm qua ngôn ngữ ca dao


7
Nam Trung Bộ. Luận văn cũng sẽ góp phần tìm hiểu thêm về cách thức tri nhận của
ngƣời Việt, nhận thức rõ hơn về “bức tranh sơng nƣớc” mang tính xã hội, văn hóa của
con ngƣời Nam Trung Bộ. Qua đó cũng góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu khuynh
hƣớng lí thuyết về ngơn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, góp phần chứng minh ẩn dụ ý
niệm khơng chỉ là hình thái tu từ mà cịn là vấn đề của tƣ duy, là một cơ chế quan
trọng để con ngƣời nhận thức thế giới.
6.2. Về phƣơng diện thực tiễn
Luận văn đã dùng mơ hình ý niệm của ngơn ngữ học tri nhận để lí giải các thao
tác tƣ duy của con ngƣời dân gian trong ca dao Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu của luận văn cũng giúp mang đến những hiểu biết sâu sắc hơn về ca dao
Nam Trung Bộ trong nghiên cứu và giảng dạy. Đồng thời điều đó sẽ giúp ta ứng dụng
vào việc giảng dạy ca dao từ góc nhìn ngơn ngữ học ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn đƣợc bố
cục thành 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết và những vấn đề liên quan
Chƣơng 2: Ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ xét từ
miền nguồn
Chƣơng 3: Ẩn dụ ý niệm miền “sông nƣớc” trong ca dao Nam Trung Bộ xét từ
miền đích


8

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Ẩn dụ
1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống
Theo các nghiên cứu, cho đến nay, ẩn dụ thƣờng đƣợc coi là phép hay cách thức
chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tƣơng đồng hay
giống nhau. A.A. Reformatxky cho rằng: “ẩn dụ theo nghĩa chiết tự là “sự chuyển đổi”
(Perenos), là trƣờng hợp chuyển nghĩa điển hình nhất. Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa
trên sự giống nhau của các sự vật về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động v.v…”
[35]. B.N. Golovin định nghĩa: “Sự chuyển đổi của các từ từ một đối tƣợng này sang
một đối tƣợng khác trên cơ sở sự giống nhau của chúng đƣợc gọi là ẩn dụ” [35].
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng có quan điểm tƣơng tự khi nghiên cứu về
ẩn dụ. Có thể kể đến một số định nghĩa nhƣ sau:
Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên một sự
vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tƣơng đồng” [2, tr.54]. Sau này, trong cuốn Từ
vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục năm 1999, ơng đã giải thích cụ thể hơn:
“Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi
của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phƣơng thức ẩn dụ là phƣơng thức lấy
tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu nhƣ X và Y có nét nào đó giống
nhau” [3, tr.145].
Tác giả Nguyễn Đức Tồn thì quan niệm: “Bản chất của ẩn dụ là sự thay thế

tên gọi dựa trên sự đồng nhất hoá các sự vật, hiện tƣợng, tính chất… khi tƣ duy
liên tƣởng của con ngƣời phát hiện ra ở chúng ít nhất cùng có một nét hay một
đặc điểm nào đó” [35].
Nguyễn Thị Ly Kha giải thích về ẩn dụ: “là cách biến đổi nghĩa từ dựa vào
những đặc điểm tƣơng đồng giữa các sự vật, hiện tƣợng. Nghĩa là, lấy tên gọi của A
gọi cho B dựa trên sự giống nhau giữa A và B” [18, tr.48].
Nhƣ vậy, các nghiên cứu về ẩn dụ theo truyền thống dù trong hay ngoài nƣớc đều
cho rằng ẩn dụ là cách thức so sánh ngầm giữa hai sự vật có điểm tƣơng đồng hay
giống nhau về màu sắc, hình dạng, tính chất, trạng thái… Ẩn dụ luôn đƣợc xem xét
trên hai phƣơng diện, thứ nhất là đối tƣợng nghiên cứu của từ vựng học nhƣ một
phƣơng thức chuyển nghĩa; thứ hai là đối tƣợng nghiên cứu của phong cách học, nó là
một biện pháp tu từ. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống không thuộc về phạm trù tƣ
duy, nó thiên về phạm trù tình cảm; đặc biệt khi đƣợc sử dụng nhƣ một “vũ khí” của
địa hạt văn chƣơng.
Hiện nay, ẩn dụ khơng chỉ là một thuật ngữ thuộc về tu từ học mà đƣợc mở rộng
ra ở rất nhiều bình diện. Nó tạo ra nhiều khuynh hƣớng, trƣờng phái nghiên cứu khác


9
nhau dựa trên mối tƣơng giao của rất nhiều ngành khoa học. Ẩn dụ trở thành sự quan
tâm của ngành khoa học tri nhận với quan niệm mới dƣới góc nhìn của những nhà
nghiên cứu ngơn ngữ học tri nhận.
1.1.2. Ẩn dụ theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận
Hiện nay, ẩn dụ theo quan điểm tri nhận thƣờng đƣợc gọi là ẩn dụ tri nhận hay ẩn
dụ ý niệm.
Nếu nhƣ quan điểm truyền thống xem ẩn dụ nhƣ một sự lệch chuẩn khỏi cách sử
dụng ngơn ngữ bình thƣờng hàng ngày, và để hiểu đƣợc ẩn dụ thì phải thơng qua các
q trình đặc biệt, ẩn dụ đơn thuần là một phƣơng thức diễn đạt ý nghĩ bằng ngơn từ
thì với tƣ cách là một đối tƣợng của ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ không chỉ là hiện
tƣợng ngơn ngữ mà nó cịn là hiện thân của tƣ duy, là một phƣơng thức để tƣ duy về

thế giới.
Có thể khơng phải là những ngƣời đầu tiên đặt ẩn dụ trong mối quan hệ với tƣ
duy mà cụ thể là khả năng tri nhận của con ngƣời nhƣng mốc quan trọng trong sự phát
triển của lý thuyết hiện đại của tri nhận luận về ẩn dụ phải là vào năm 1980, khi cơng
trình Metaphor we live by của G. Lakoff và M. Johnson ra đời. Lakoff và Johnson
(1980) cho rằng hệ thống ý niệm đời thƣờng của chúng ta, mà trong khn khổ của nó
chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là ẩn dụ. Lakoff và Johnson nhìn nhận và
nghiên cứu ẩn dụ thơng qua các lĩnh vực kinh nghiệm và cho rằng ẩn dụ là hiện tƣợng
tri nhận hơn là một hiện tƣợng ngôn ngữ. Những biểu thức ẩn dụ mà chúng ta bắt gặp
trong ngơn ngữ chính là cái phản ánh các ẩn dụ tồn tại ở tầng bậc ý niệm. Ẩn dụ khơng
cịn giới hạn ở phép dùng từ hình ảnh, so sánh mà xa hơn thế, ẩn dụ phản ánh phƣơng
thức tƣ duy sáng tạo của con ngƣời qua hệ thống các ý niệm, vì vậy Lakoff và Johnson
gọi nó bằng thuật ngữ “Ẩn dụ ý niệm”.
Ẩn dụ ý niệm là sự ý niệm hóa một miền tinh thần qua một miền tinh thần khác,
gọi là sự ánh xạ/chiếu xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền
đích nhằm tạo nên một mơ hình tri nhận (mơ hình ẩn dụ) giúp lĩnh hội miền đích cụ
thể, hiệu quả hơn. Với tƣ cách là một công cụ tri nhận, ẩn dụ đƣợc tạo ra một cách vô
thức trong giao tiếp, tƣ duy.
Năm 1992, trong bài viết The Contemporary Theory of Metaphor (Lí thuyết hiện
đại về ẩn dụ) [dẫn theo 14, tr.15], Lakoff đã tổng kết những luận điểm quan trọng về
ẩn dụ ý niệm, sau đây là nguyên văn:
“Bản chất của ẩn dụ:
- Ẩn dụ là cơ chế chủ yếu qua đó chúng ta hiểu đƣợc các ý niệm trừu tƣợng và
thể hiện lí luận trừu tƣợng.
- Phần lớn vấn đề, từ điều bình thƣờng nhất đến lí thuyết khoa học thâm thúy
nhất, chỉ có thể đƣợc hiểu thơng qua ẩn dụ.
- Phép ẩn dụ về cơ bản là ý niệm, không phải ngôn ngữ, trong bản chất.
- Ẩn dụ ngôn ngữ là một biểu hiện bề mặt của ẩn dụ ý niệm.



10
- Mặc dù phần lớn hệ thống ý niệm của chúng ta là ẩn dụ, một phần đáng kể của
nó là phi ẩn dụ. Hiểu biết ẩn dụ đƣợc căn cứ vào sự hiểu biết phi ẩn dụ.
- Ẩn dụ cho phép chúng ta hiểu một vấn đề tƣơng đối trừu tƣợng hoặc vốn khơng
có cấu trúc dƣới dạng một vấn đề cụ thể hơn, hoặc ít nhất là có cấu trúc cao hơn
- Ẩn dụ là ánh xạ giữa các miền ý niệm.
- Những ánh xạ đó khơng đối xứng và cục bộ.
- Mỗi ánh xạ là một tập hợp cố định các tƣơng ứng bản thể giữa các thực thể
trong một miền nguồn và các thực thể trong một miền đích.
- Khi các tƣơng ứng cố định đó đƣợc kích hoạt, các ánh xạ có thể phóng chiếu
mơ hình suy luận miền nguồn lên mơ hình suy luận miền đích.
- Ánh xạ ẩn dụ tuân theo nguyên lí bất biến: Những cấu trúc lƣợc đồ hình ảnh của
miền nguồn đƣợc phóng chiếu lên miền đích theo cách phù hợp với cấu trúc cố hữu
của miền đích.
- Các ánh xạ khơng phải bất kì, mà căn cứ vào cơ thể và kinh nghiệm hàng ngày
và tri thức.
- Một hệ thống ý niệm chứa hàng ngàn ánh xạ ẩn dụ quy ƣớc, tạo thành một tiểu
hệ thống cấu trúc chặt chẽ của hệ thống ý niệm.
- Có hai loại ánh xạ: ánh xạ ý niệm và ánh xạ hình ảnh; cả hai đều tuân theo
nguyên lí bất biến.”
Ẩn dụ ý niệm là một cơ chế nhận thức mà thông qua nó, logic của những khái
niệm có tính trừu tƣợng đƣợc thay bằng logic của những khái niệm có tính cụ thể hơn.
Cơng trình tiên phong quan trọng của Lakoff và Johnson (1980) đã chứng minh rằng
“ẩn dụ trên thực tế lại là một đặc trƣng nền tảng của ngôn ngữ đời thƣờng (...). Thực
chất, ẩn dụ là công cụ ý niệm hóa một miền trải nghiệm này sang một miền khác. Nhƣ
vậy, đối với bất kì ẩn dụ nào, chúng ta cũng có thể xác định đƣợc miền nguồn và miền
đích (...). Miền nguồn thƣờng là những kinh nghiệm khá cụ thể, cịn miền đích có xu
hƣớng trừu tƣợng hơn (...). Ẩn dụ thực sự là minh chứng tốt nhất cho tuyên bố của các
nhà tri nhận luận rằng ngôn ngữ và tƣ duy hịa quyện khăng khít với nhau” [23, tr.2124]. Cơ chế tri nhận của ẩn dụ bao gồm hai miền nguồn và đích tồn tại tiền giả định
trong ý thức của con ngƣời, trong đó những thuộc tính của miền nguồn đƣợc ánh xạ,

phóng chiếu lên miền đích, cả hai miền nguồn và đích đều là những ý niệm, đƣợc cấu
trúc hố theo mơ hình trƣờng-chức năng: trung tâm-ngoại vi, trong đó hạt nhân là khái
niệm nằm ở trung tâm, mang tính phổ qt tồn nhân loại, và ngoại vi là những yếu tố
ngơn ngữ, văn hố dân tộc, nằm trong một “khung” hay “nền” văn hoá nhất định mang
tính đặc thù.
Cùng nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm, tác giả Trần Văn Cơ cho rằng nó là “một trong
những hình thức ý niệm hóa, một q trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình
thành những ý niệm mới và khơng có nó thì khơng thể nhận đƣợc tri thức mới… Ẩn
dụ đƣợc xem nhƣ là cách nhìn một đối tƣợng này thơng qua một đối tƣợng khác, và


11
với ý nghĩa đó, ẩn dụ là một trong những phƣơng thức biểu tƣợng tri thức dƣới dạng
ngôn ngữ” [5, tr.293-294]. Ẩn dụ tri nhận hƣớng tới khả năng tác động vào lĩnh vực trí
tuệ của con ngƣời. Đó là một cơ chế quan trọng mà qua đó ta có thể thực hiện những
lập luận phức tạp. Nhờ cơ chế tri nhận này, những tri giác liên tục, tƣơng tự đã trải qua
q trình phạm trù hóa đƣợc đánh giá lại trong những bối cảnh ý niệm mới.
Nhƣ vậy, có thể thấy ẩn dụ kết nối chúng ta từ hoạt động của ngơn ngữ đến hoạt
động của văn hóa. Đó là sự kiểm chứng quan trọng để khẳng định ẩn dụ là một công
cụ trong việc nảy sinh những biểu thức ngôn ngữ mới và trong tổ chức tƣ duy của con
ngƣời. Ẩn dụ trong khoa học tri nhận sẽ nghiên cứu sự nhận thức và ý niệm hóa của
con ngƣời về thế giới xung quanh thông qua các biểu thức ngôn ngữ.
1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm
1.2.1. Ý niệm và ý niệm hóa
Trong Từ điển khái niệm ngơn ngữ học, ý niệm đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Ý
niệm là đối tƣợng nghiên cứu quan trọng nhất của ngôn ngữ học tri nhận. Ý niệm là
những biểu tƣợng tinh thần phản ánh cách thức chúng ta tri giác thế giới xung quanh
và tƣơng tác với nó. Ý niệm bao gồm cả những sự liên tƣởng và những ấn tƣợng là
một trong những kinh nghiệm của ngƣời sử dụng ngôn ngữ. Rõ ràng, những thuộc tính
đó nằm ngồi những miêu tả khách quan của khái niệm. Ý niệm bao quát các bình diện

chức năng, dụng học, tƣơng tác và xã hội - văn hóa của ngơn ngữ trong sử dụng. Ý
niệm khơng chỉ là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con
ngƣời mà cịn là sản phẩm của q trình tri nhận, nó vừa có tính nhân loại vừa có tính
dân tộc vì nó gắn chặt với ngơn ngữ và văn hóa của dân tộc. Nhƣ vậy, những yếu tố
logic vẫn có vai trị trong xử lí ngơn ngữ, nhƣng chúng sẽ đƣợc coi nhƣ một kiểu kinh
nghiệm tinh thần bên cạnh những kinh nghiệm khác (...). R.W.Langacker cho rằng
kinh nghiệm tâm trí là sự tái hiện thế giới khách quan trong bộ não của con ngƣời, thế
giới ý niệm (conceptual world) đƣợc hình thành từ những trải nghiệm chân thực của
con ngƣời. Ý niệm về những sự vật cụ thể bắt nguồn từ những trải nghiệm của các giác
quan, còn ý niệm về các sự vật trừu tƣợng là kết quả của việc điều chỉnh, tổng hợp, xử
lí thơng tin trên cơ sở các ý niệm về sự vật cụ thể. Nhƣ vậy, thế giới ý niệm khơng
giống với thế giới chân thực, nó tạo ra hoàn cảnh cho cấu trúc ngữ nghĩa” [11, tr.601].
Tác giả Lý Tồn Thắng cho rằng: “Đối với tâm lí học và ngôn ngữ học tri nhận, ý
niệm trƣớc hết không phải và không chỉ là kết quả của quá trình tƣ duy, quá trình phản
ánh thế giới khách quan vào đầu óc con ngƣời; mà nó là sản phẩm của q trình tri
nhận, nó là cái chứa đựng tri thức hay sự hiểu biết của con ngƣời về thế giới trên cơ sở
kinh nghiệm từ đời này sang đời khác, nó vừa mang tính nhân loại phổ qt vừa mang
tính đặc thù dân tộc (do chỗ nó gắn kết chặt chẽ với ngơn ngữ và văn hóa của dân tộc
đó). Từ khái niệm then chốt này mới đi tới đƣợc những khái niệm khác của tri nhận
nhƣ: khung tri nhận, sơ đồ hình ảnh, mơ hình tri nhận, điển dạng và phạm trù hóa,
khơng gian tinh thần…” [31, tr.115].


12
Các nhà khoa học đặt ý niệm trong hai mối quan hệ để nghiên cứu, một là ý niệm
trong mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa, hai là ý niệm trong mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và tri nhận. Nếu khái niệm là đơn vị của tƣ duy thì ý niệm lại là đơn vị thuộc
về ý thức. Ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lí của ý thức chúng ta, là đơn vị nội
dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của ngơn ngữ bộ não, của tồn bộ bức
tranh thế giới đƣợc phản ánh trong tâm lí con ngƣời. Trong các quá trình tƣ duy, con

ngƣời dựa vào các ý niệm phản ánh nội dung các kết quả của hoạt động nhận thức thế
giới của con ngƣời dƣới dạng “những lƣợng tử” của tri thức. Các ý niệm nảy sinh
trong quá trình cấu trúc hố thơng tin về một sự tình khách quan trong thế giới, cũng
nhƣ về những thế giới tƣởng tƣợng và về sự tình khả dĩ trong những thế giới đó. Các ý
niệm quy cái đa dạng của những hiện tƣợng quan sát đƣợc và tƣởng tƣợng về một cái
gì đó thống nhất, đƣa chúng vào một hệ thống và cho phép lƣu giữ những kiến thức về
thế giới.Ý niệm chính là kết quả của hoạt động tri nhận, nó gắn liền với phạm trù và sự
phạm trù hóa; kết quả của q trình ấy chính là các phạm trù tri nhận hay các ý niệm.
Tâm lí học phân chia ra hai bậc nhận thức và tri nhận. Hoạt động nhận thức phân
biệt hai giai đoạn cảm tính (cảm giác, tri giác) và lí tính (biểu tƣợng, khái niệm). Khi
chúng ta tri giác thì kết quả là “hình ảnh”; hoạt động tri nhận là hoạt động thu nhận,
tàng trữ và xử lí thơng tin, chế biến thành tri thức và gắn liền chặt chẽ với hoạt động tƣ
duy. Khi tƣ duy sẽ tạo ra “các biểu tƣợng tinh thần” gồm ý niệm và hình ảnh. Các
thành tố trong cấu trúc của biểu tƣợng tinh thần là trí tuệ, cảm xúc, ý chí đều đƣợc biểu
hiện trong ngơn ngữ; đó là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Nếu thế giới hiện thực bên
ngồi là một bức tranh thì bên trong trí não sẽ có một bức tranh khác đó chính là bức
tranh tinh thần phản ánh chính bức tranh vật lí đó. Bức tranh trong ngơn ngữ bao gồm
các ý niệm chính là sự biểu thị của bức tranh tinh thần này. Những đơn vị ngơn ngữ
đóng vai trò biểu đạt ý niệm và những ý niệm ấy tƣơng ứng với các ý nghĩa nhất định.
Đặc điểm của ý niệm có thể tóm lƣợc trong mấy ý chính sau đây:
a) Ý niệm không nhất thành bất biến mà có sự biến đổi do hoạt động tri nhận của
con ngƣời biến đổi theo điều kiện lịch sử xã hội. Ví dụ: ý niệm về “đẹp” thay đổi theo
thời gian.
b) Ý niệm không tồn tại riêng lẻ mà chúng liên kết với nhau tạo thành một hệ
thống ý niệm. Mỗi một hệ thống ý niệm có những ý niệm cơ sở (ý niệm xuất phát) và
ý niệm thứ cấp (ý niệm phái sinh).
c) Các ý niệm trong hệ thống ý niệm khơng có ranh giới rõ rệt, tức có hiện tƣợng
ranh giới mờ, thậm chí một số ý niệm trong hệ thống ý niệm này lại nằm trong hệ
thống ý niệm khác. [19, tr.39]
Một trong những luận thuyết trọng tâm của ngơn ngữ học tri nhận chính là sự ý

niệm hóa. Theo Trần Văn Cơ, ý niệm hóa thế giới là một trong những quá trình quan
trọng nhất của hoạt động tri nhận của con ngƣời bao gồm việc ngữ nghĩa hóa thơng tin
nhận đƣợc và dẫn tới việc cấu tạo nên những ý niệm, những cấu trúc ý niệm và toàn bộ


13
hệ thống ý niệm trong bộ não của con ngƣời. Mỗi một hành động riêng lẻ của việc ý
niệm hóa thế giới là một ví dụ về cách giải quyết vấn đề, ở đó thể hiện những cơ chế
suy luận, suy diễn và những thao tác logic khác. Quá trình ý niệm hóa thế giới liên
quan chặt chẽ với quá trình phạm trù hóa: cùng là hoạt động phân loại, nhƣng chúng
khác nhau về kết quả cuối cùng và về mục đích hoạt động. Ý niệm hóa nhằm trừu suất
những đơn vị tối giản nào đó của kinh nghiệm con ngƣời trong cách hiểu lí tƣởng về
mặt nội dung, cịn phạm trù hóa thì nhằm kết hợp lại những đơn vị giống nhau hoặc
đồng nhất về mặt nào đó thành những lớp lớn hơn.
Iu.D. Aprexjan cho rằng, con ngƣời ý niệm hóa thế giới theo 8 hệ thống chính
[dẫn theo 26, tr.44]:
(1) Sự tri giác vật lí (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác). Hệ
thống tri giác này định vị trong các giác quan mắt, tai, mũi, lƣỡi, da. Nét nghĩa tối
giản: “tri giác”.
(2) Trạng thái sinh lí nhƣ: đói, khát, mong muốn,... Chúng định vị ở những bộ
phận khác nhau của thân thể. Nét nghĩa tối giản: “cảm nhận”.
(3) Phản ứng sinh lí với những tác động bên trong và bên ngồi nhƣ lạnh, nóng,
đỏ mặt, tim đập mạnh,... Phản ứng của những bộ phận khác nhau của thân thể (mặt,
trái tim, họng) hoặc của thân thể nói chung. Nét nghĩa tối giản: khơng có.
(4) Hành động và hoạt động vật lí nhƣ đi, đứng, làm việc, nằm, vẽ,... Chúng đƣợc
thực hiện nhờ tứ chi và thân thể. Nét nghĩa tối giản: “làm”.
(5) Mong muốn nhƣ: muốn, thèm, vƣơn tới, nén lòng, cám dỗ, quyến rũ,... Chúng
định vị hoặc là trong thân thể hoặc là trong lòng. Nét nghĩa tối giản: “muốn”.
(6) Tƣ duy hoạt động trí tuệ nhƣ tƣởng tƣợng, hình dung, hiểu, ý thức, tin, nhớ,
quên,... Hoạt động trí tuệ định vị trong ý thức (trong đầu, trong bộ não) và đƣợc thực

hiện cũng chính nhờ những cơ quan này. Nét nghĩa tối giản: “biết”, “cho rằng”.
(7) Cảm xúc nhƣ: yêu, nhớ, sợ, căm thù, hi vọng, thất vọng... Ở con ngƣời, tất cả
những cảm cúc đều định vị trong lòng, tim hoặc ngực. Nét nghĩa tối giản: “cảm thấy”.
(8) Lời nói nhƣ: hứa, u cầu, địi hỏi, khun, tun bố, chửi,... Lời nói đƣợc
thực hiện nhờ cái lƣỡi. Nét nghĩa tối giản: “nói”.
Langacker là học giả đầu tiên nói về cấu trúc của ý niệm. Langacker quan niệm ý
niệm gồm có hai thành tố: hình bóng ý niệm (concept profile) và hình nền ý niệm
(concept base),cịn gọi là hình và nền. Hình bóng ý niệm là nội dung tinh thần đƣợc
biểu đạt bởi từ. Hình nền ý niệm là tri thức hay tiền giả định của ý niệm. Mỗi ý niệm
sẽ đƣa một hình bóng lên trên một hình nền, hình bóng ý niệm sẽ trở nên vơ nghĩa nếu
khơng có hình nền ý niệm. Do vậy, xác định ý nghĩa của đơn vị ngơn ngữ phải tính
đến cả ý niệm hình bóng lẫn hình nền, cả “ý niệm” lẫn “vùng tri nhận”/ “miền”/ “lĩnh
vực”. Ý niệm THỊ GIÁC, THÍNH GIÁC, KHỨU GIÁC… không thể hiểu nếu thiếu
vắng lĩnh vực THÂN THỂ; cũng không thể xác định một ý niệm nhƣ CON, CHÁU,
EM nếu bỏ qua khung mối quan hệ HỌ HÀNG. Hay nhƣ theo Fillmore, một ý niệm


14
nhƣ WEEKEND khơng thể hiểu đƣợc nếu khơng có tri thức nền về dƣơng lịch (chia ra
7 ngày đêm) và những quy ƣớc văn hóa (chia ra ngày làm việc và ngày nghỉ) [dẫn
theo 26, tr.46]. Khơng có ý niệm nào có thể tự tồn tại, tất cả đều đƣợc lĩnh hội một
cách phù hợp với sự hiểu biết, với các tri thức của con ngƣời về thế giới theo cách
này hay cách khác.
Mỗi đơn vị ngôn ngữ đều gợi ra một khung ngữ nghĩa nhất định. Ví dụ Bé Na
làm hƣ cây bút (1) và Cây bút bị bé Na làm hƣ (2) khác nhau ở sự ý niệm hóa kinh
nghiệm và khung quy chiếu. Trong câu (1), chúng ta tri nhận đến đối tƣợng gây hậu
quả là bé Na, ở câu (2), chúng ta chú ý đến đối tƣợng nhận hậu quả là cây bút. Văn
chƣơng cũng vậy, sự ý niệm hóa bao giờ cũng thuộc một khung nhất định. Chẳng hạn
ý thơ Cuộc đời tuy dài thế / Năm tháng vẫn đi qua (Xuân Quỳnh) thuộc về khung ý
niệm thời gian; hay Gió mƣa là bệnh của giời / Tƣơng tƣ là bệnh của tôi yêu nàng

(Nguyễn Bính) lại thuộc về khung ý niệm tình u.
Ẩn dụ tiêu biểu cho sự ý niệm hóa trong ngơn ngữ. Mỗi phát ngơn đƣợc tạo sinh
ra đều có q trình ý niệm hóa, thơng qua miền kinh nghiệm của chúng ta. Chính vì
thế, ý niệm gắn bó với ngơn ngữ và văn hóa. Trong ngơn ngữ và văn hóa, có những
yếu tố nhân loại mang tính phổ quát và những yếu tố dân tộc mang tính đặc thù, do
vậy ý niệm cũng có hai loại: những ý niệm phổ quát và những ý niệm đặc thù dân tộc.
Về cấu tạo, ý niệm là một cấu tạo đa chiều, bao gồm khơng chỉ những khái niệm đƣợc
định nghĩa mà cịn cả những đặc điểm hàm chỉ, hình ảnh đánh giá, liên tƣởng cần phải
đƣợc tính đến khi miêu tả ý niệm. Trong ẩn dụ ý niệm có hai miền: miền nguồn và
miền đích. Miền nguồn chiếu xạ sang miền đích làm cụ thể hóa miền đích thơng qua
các q trình ý niệm hóa. Trong đó mơ hình tri nhận miền nguồn thƣờng cụ thể cịn
các mơ hình tri nhận miền đích thƣờng trừu tƣợng.
1.2.2. Miền, miền nguồn, miền đích và ánh xạ
1.2.2.1. Miền
Miền là một khái niệm quen thuộc trong đời sống. Tuy nội hàm cụ thể khác nhau,
nhƣng điểm chung của miền là xác định một khu vực, một phạm vi, một vùng đặc hữu
cụ thể trong lĩnh vực đó. Đối với khoa học tri nhận, thuật ngữ miền ra đời gắn với lí
thuyết ẩn dụ ý niệm.
Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học tri nhận định nghĩa “Miền (hay miền ý niệm,
miền kinh nghiệm): một thực thể ý niệm đƣợc sử dụng trong lí thuyết ẩn dụ ý niệm và
những hƣớng tiếp cận liên quan tới chiếu xạ ý niệm, nhƣ hƣớng tiếp cận hốn dụ ý
niệm và lí thuyết ẩn dụ sơ cấp. Miền ý niệm có cấu trúc tri thức tƣơng đối phức tạp có
liên quan đến các phƣơng diện thống nhất trong kinh nghiệm. Ví dụ miền ý niệm
HÀNH TRÌNH đƣợc giả thiết bao gồm những đại diện cho những thứ nhƣ du khách,
phƣơng thức di chuyển, tuyến đƣờng, điểm đến, những khó khăn trên đƣờng, v.v…
Một ẩn dụ ý niệm phục vụ cho thiết lập những tƣơng ứng đƣợc gọi là ánh xạ xuyên
miền giữa một miền nguồn và một miền đích bằng cách phóng chiếu các đại diện từ


15

một miền ý niệm lên những đại diện tƣơng ứng ở một miền ý niệm khác” [dẫn theo
14, tr.19].
Nhƣ vậy, miền ý niệm có thể hiểu là bộ tập hợp các ý niệm gần gũi về nội dung
tinh thần nhƣ các thực thể tri nhận, các thuộc tính, các quan hệ. Các thuộc tính, cùng
với các quan hệ tạo thành hệ thống các phƣơng diện của miền ý niệm.
1.2.2.2. Miền nguồn, miền đích
Miền nguồn và miền đích là thuật ngữ quy chiếu tới các miền ý niệm trong cấu
trúc ẩn dụ ý niệm. Ý niệm luôn gắn liền với kinh nghiệm của con ngƣời về cuộc đời.
Ẩn dụ ý niệm là sự thông hiểu một ý niệm (hay một miền ý niệm) này thông qua một ý
niệm (hay một miền ý niệm) khác. Ví dụ nhƣ khi chúng ta nói và nghĩ về con ngƣời
qua cây cỏ, về tình yêu qua nhiệt/lửa, về lí thuyết qua tịa nhà, về cuộc đời qua cuộc
hành trình, về tranh luận qua chiến tranh...
Mơ hình của ẩn dụ ý niệm là “A là B”, trong đó A là ý niệm đích, B là ý niệm
nguồn. Một ẩn dụ ý niệm có hai miền ý niệm, ý niệm đích đƣợc hiểu thơng qua ý niệm
nguồn. Trong tƣơng quan giữa hai miền nguồn - đích, miền nguồn thƣờng cụ thể, trực
quan, dễ nhận biết, hoặc đã đƣợc ý niệm hóa trong tâm trí con ngƣời. Ngƣợc lại, miền
đích có xu hƣớng trừu tƣợng, khó xác định, mới mẻ với nhận thức hoặc kinh nghiệm.
Miền đích cần có miền nguồn để sao phỏng cấu trúc, vay mƣợn nhãn dán, xây dựng
các lƣợc đồ hình ảnh đối ứng… để làm cơng cụ tri nhận, giúp miền đích đi vào thế giới
quan của con ngƣời dễ dàng và phù hợp với nền tảng tri nhận đã có. Ví dụ, ẩn dụ ý
niệm TÌNH YÊU LÀ SỰ GẦN GŨI, TÌNH YÊU và SỰ GẦN GŨI là hai miền ý niệm
của một ẩn dụ, trong đó ý niệm TÌNH U là miền đích cịn ý niệm SỰ GẦN GŨI là
miền nguồn. Miền nguồn SỰ GẦN GŨI mang những thuộc tính nổi trội của nó nhƣ
khoảng cách, sự gần gũi, trạng thái gắn bó, cảm xúc gắn bó, thời gian gắn bó... biểu
đạt qua các biểu thức ngôn ngữ để làm rõ nghĩa cho miền đích TÌNH U. Nhƣ vậy
miền đích bao giờ cũng đƣợc hiểu thông qua các phẩm chất của miền nguồn.
Miền ý niệm có tính độc lập tƣơng đối, tồn tại trong tinh thần con ngƣời, còn
miền nguồn - đích gắn chặt với ẩn dụ ý niệm. Miền ý niệm trong những trƣờng hợp cụ
thể có thể trở thành miền nguồn hoặc miền đích. Kinh nghiệm của con ngƣời về thế
giới vật chất chính là cơ sở tự nhiên và hợp lí để ta hiểu những miền ý niệm trừu tƣợng

hơn. Điều này lí giải tại sao trong hầu hết các trƣờng hợp ẩn dụ thƣờng ngày, miền
nguồn và miền đích khơng thể đảo ngƣợc cho nhau. Đây đƣợc xem là tính đơn tuyến
của ẩn dụ ý niệm, tức là ánh xạ đƣợc cấu trúc từ miền nguồn sang miền đích và khơng
có chiều ngƣợc lại. Cái này chính là nguyên tắc theo một hƣớng duy nhất, đó là điển
hình của quá trình ẩn dụ là đi từ cái cụ thể đến cái trừu tƣợng hơn.
1.2.2.3. Ánh xạ
Ánh xạ hay chiếu xạ là sự phóng chiếu giữa những yếu tố của miền nguồn và
những yếu tố tƣơng ứng của miền đích. Đó là một hệ thống cố định giữa các điểm
tƣơng ứng đó trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm. Sự ánh xạ cịn có thể tạo nên những điểm


16
mới, cấu trúc, lƣợc đồ mới mà trƣớc đó chƣa từng có trong miền đích do phản chiếu từ
mơ hình tri nhận của miền nguồn. Xác lập đƣợc sơ đồ ánh xạ giữa một cặp nguồn đích chính là chìa khóa tìm hiểu về ẩn dụ ý niệm. Sơ đồ ánh xạ trong cấu trúc ẩn dụ ý
niệm là một hệ thống cố định các tƣơng ứng giữa các yếu tố hợp thành miền nguồn và
miền đích. Nhiều yếu tố trong các khái niệm của miền đích xuất phát từ miền nguồn và
trƣớc đây có thể chƣa từng có. Khi những tƣơng ứng này đƣợc kích hoạt, các sơ đồ
ánh xạ có thể phóng chiếu từ miền nguồn sang miền đích. Hiểu một ẩn dụ ý niệm có
nghĩa là hiểu đƣợc hệ thống sơ đồ ánh xạ của một cặp nguồn - đích. Ví dụ nhƣ ẩn dụ ý
niệm TỔ CHỨC XÃ HỘI LÀ THỰC VẬT. Có thể thấy sơ đồ quy ƣớc: toàn bộ tổ
chức xã hội tƣơng ứng với toàn bộ cây, một phần của tổ chức xã hội tƣơng ứng với
một phần của cây, sự phát triển của tổ chức tƣơng ứng với sự lớn lên của cây, giảm bớt
hay thu nhỏ chức tƣơng ứng với cắt xén một phần cây, nguồn gốc của tổ chức tƣơng
ứng với gốc rễ của cây, giai đoạn tốt nhất tƣơng ứng với hoa của cây, kết quả có ích
tƣơng ứng với trái quả của cây.
Cơ sở tri nhận của ánh xạ ẩn dụ ý niệm là những nền tảng kinh nghiệm. Để hiểu
đƣợc sự ánh xạ từ miền nguồn lên miền đích, chúng ta phải dựa vào sự tƣơng liên
trong kinh nghiệm, sự tƣơng đồng cấu trúc trong tri giác, dựa vào cội rễ văn hóa mà
hai ý niệm cùng bắt nguồn... Một miền ý niệm đích có thể là một tổ hợp miền vì phải
có nhiều miền ý niệm nguồn mới giúp ta hiểu đƣợc các phƣơng diện hay các miền con

của nó.
Lakoff và Tunner (1989) đã khái quát những bản chất điển hình của sự chiếu xạ
nhƣ sau [dẫn theo 7, tr.71]:
(1) Sự chiếu xạ phi đối xứng và mang tính bộ phận. Ý niệm ẩn dụ khơng phản
ánh và cũng không thể phản ánh đƣợc tất cả các bình diện của ý niệm xuất phát. Khi
chúng ta nói rằng một ý niệm nào đó đƣợc xếp đặt làm ẩn dụ là có ý nói nó chỉ đƣợc
xếp đặt một bộ phận thơi và có thể đƣợc sử dụng mở rộng bằng phƣơng thức khơng
phải võ đốn mà là hoàn toàn xác định.
(2) Chiếu xạ là một quá trình chuyển tập hợp những thơng tin từ các thực thể ở
miền Nguồn sang các thực thể ở miền Đích.
(3) Chiếu xạ ẩn dụ theo nguyên tắc một hƣớng: sơ đồ hình ảnh của miền Nguồn
đƣợc chiếu xạ lên miền Đích chứ khơng ngƣợc lại.
(4) Sự chiếu xạ khơng võ đốn mà có cơ sở trong cơ thể con ngƣời, trong kinh
nghiệm thƣờng nhật và trong tri thức.
(5) Có hai loại chiếu xạ: chiếu xạ ý niệm và chiếu xạ hình ảnh, cả hai đều phục
tùng nguyên tắc bất biến.
(6) Chiếu xạ ẩn dụ thay đổi theo mức độ phổ qt: một số có tính phổ qt, một
số khác đƣợc phổ biến rộng rãi, một số nữa thì bị quy định bởi văn hóa.
Cơ chế của ánh xạ là đƣợc kích hoạt căn cứ vào kinh nghiệm và tri thức. Sự kích
hoạt của các ẩn dụ thơng thƣờng khơng phụ thuộc vào ý thức mà tự động, vô thức hoặc


17
đôi khi, ở ngƣỡng dƣới của mức độ ý thức. Trong tƣơng quan giữa miền nguồn và
miền đích của ẩn dụ ý niệm, một miền đích có thể tƣơng ứng với nhiều miền nguồn.
Các miền nguồn cấu trúc hóa nội dung cho miền đích, làm sáng rõ các phƣơng diện
khác nhau của miền đích. Để hiểu một miền đích trọn vẹn, đơi khi cần nhiều miền
nguồn. Ví dụ trong ca dao Nam Trung Bộ, miền ý niệm đích CON NGƢỜI có 3 miền
nguồn là THỰC THỂ SỐNG DƢỚI NƢỚC, CƠNG CỤ ĐÁNH BẮT TRÊN SÔNG
NƢỚC và PHƢƠNG TIỆN TRÊN SÔNG NƢỚC. Mỗi ý niệm đích có nhiều ý niệm

nguồn chiếu xạ nhƣ vậy giúp ta nhận thức đƣợc các phẩm chất, quan niệm, lối tƣ duy
của tác giả dân gian về con ngƣời.
Ẩn dụ ý niệm là công cụ tri nhận của con ngƣời, nên danh sách các ẩn dụ ý niệm
giữa các ngôn ngữ khác nhau cơ bản là giống nhau dù các biểu thức ngơn ngữ mang
tính ẩn dụ có thể khơng giống nhau. Sự chiếu xạ giữa hai miền ý niệm có bản chất nội
tại, có cơ sở tri nhận nhất định và tính tƣơng quan rõ ràng chứ không tùy tiện hay chịu
sự chi phối chủ quan cá nhân.
1.2.3. Điển mẫu
Điển mẫu (prototype) là khái niệm gắn với phạm trù tri nhận và sự phạm trù hóa.
Triết học định nghĩa phạm trù là khái niệm chung nhất và là nền tảng nhất phản ánh
những thuộc tính, những quan hệ cơ bản và phổ biến của các sự vật, hiện tƣợng trong
thế giới khách quan và của nhận thức. Phạm trù là khái niệm nhƣng không phải mọi
khái niệm đều là phạm trù. Nói cách khác, chỉ những khái niệm đƣợc xem là cơ bản
của ngành khoa học nào đó mới đƣợc gọi là phạm trù. Điển mẫu là thành viên điển
hình, ở vị trí trung tâm của phạm trù, đó là ví dụ tốt nhất, nổi bật nhất, đƣợc thụ đắc
đầu tiên trong ngôn ngữ (tiêu biểu là đối tƣợng trẻ em). Điển mẫu là “những ví dụ đạt
nhất” (best axamples) theo quan điểm của H. Rosch. Nhƣ ta biết, thế giới xung quanh
ta bao gồm vô số sự vật và hiện tƣợng cần phải nhận diện, phân loại và đặt tên cho
chúng. Sự phân loại sự vật, hiện tƣợng là một quá trình tinh thần phức tạp thƣờng
đƣợc gọi là “sự phạm trù hóa” mà sản phẩm của nó là “các phạm trù tri nhận” (...). Về
sau các học giả khác cũng đều định nghĩa điển mẫu nhƣ là “ví dụ đạt nhất của một
phạm trù”, “ví dụ nổi bật”, “trƣờng hợp rõ nhất trong các thành viên phạm trù”, “đại
diện tiêu biểu nhất của các vật đƣợc bao hàm trong một lớp “thành viên trung tâm và
điển hình”.” [11, tr.159].
Lý thuyết điển mẫu cho rằng, não bộ chúng ta tạo ra hình ảnh cụ thể về một sự
vật cụ thể thuộc phạm trù nào đó giúp chúng ta khái quát hóa những trải nghiệm và
phân loại những kinh nghiệm của chính mình. Điển mẫu giúp con ngƣời nhận thức
đƣợc sự vật trong hiện thực. Yếu tố nào giúp chúng ta tri giác về sự vật nhanh nhất
chính là yếu tố điển hình của điển mẫu. Quá trình tri nhận vì thế sẽ diễn ra nhƣ sau:
khi thấy một sự vật, hiện tƣợng không biết xếp vào phạm trù nào, ta sẽ lấy sự vật, hiện

tƣợng đó so sánh với điển mẫu. Khi nghiên cứu thƣờng bắt đầu từ cái điển hình nhất,
tức là bắt đầu từ trung tâm chứ không phải ngoại vi. Đa số những thứ chúng ta nhận


×