Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Hình tượng người phụ nữ trong thơ lâm thị mỹ dạ và thơ ý nhi dưới góc nhìn kí hiệu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.4 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ ANH PHƢƠNG

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ VÀ THƠ Ý NHI
DƢỚI GĨC NHÌN KÍ HIỆU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG – 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ ANH PHƢƠNG

HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ DẠ VÀ THƠ Ý NHI
DƢỚI GĨC NHÌN KÍ HIỆU HỌC

Chun ngành : Ngôn ngữ học
Mã số
: 8229020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN SÁNG


ĐÀ NẴNG – 2020





iv

THE IMAGE OF THE WOMAN IN POETRY OF LAM THI MY DA AND Y
NHI FROM THE SEMIOTICS
Major: Linguistic
Full name of Master student: Nguyen Thi Anh Phuong
Supervisor: Associate Professor Ph.D Tran Van Sang
Traning institution: Da Nang University of Education
Abstrack: The thesis points out the aesthetic values through the images of women in the poems of
Lam Thi My Da and Y Nhi. We have a comprehensive overview of the research situation of the
female image, the trends of studying the female image from the standpoint of semiotics. From here we
statistically and classify the signals Aesthetics, the symbolic indicating only the woman to better
understand the position of the woman in modern poetry. Through aesthetic cues pointing to women in
poetry, it helps us to have a more realistic view of the values and qualities of women, and thereby
reflect reality as well as express feelings. feeling, thinking about women in society. To do this we have
to implement research tactics with methods such as classification, description… If successful, the
thesis will provide a basic picture of the female image in the poems Lam Thi My Da and Y Nhi. The
dissertation will be useful materials and documents for language, literature, linguistics, social sciences
and humanities students and staff working in the education sector.The next research direction in the
coming time will explore the image of women in society today, in order to have an overview of the
role, position and good values and reflect the existence in society for women.We also do not forget to
send the most sincere thanks to Assoc.Prof.Dr. Tran Van Sang for enthusiastic guidance, orientation,
giving the best method to better complete the thesis, meet the schedule and leave a lot of love Nice
feeling between students and lecturers. I sincerely thank.

Key words: The image of the woman in poetry; The woman in the poems Lam Thi My Da and Y Nhi;
The image of a woman from a semiotics perspective; Modern female poet; Women and poetry

Supervior’s confirmation

Associate Professor Ph.D. TRAN VAN SANG

Student

NGUYEN THI ANH PHUONG


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
5. Phương pháp, thủ pháp, nghiên cứu .....................................................................4
6. Đóng góp của đề tài ..............................................................................................4
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN .....................6

1.1. Lí thuyết về kí hiệu học ............................................................................................6
1.1.1. Về khái niệm kí hiệu, tín hiệu, dấu hiệu .........................................................6
1.1.2. Kí hiệu học hai bình diện của F. de Saussure .................................................8
1.1.3. Kí hiệu học ba bình diện của C.Pierce ..........................................................10
1.1.4. Tín hiệu thẩm mĩ trong ngơn ngữ văn chương .............................................11
1.2. Lí thuyết hoạt động giao tiếp ..................................................................................18
1.2.1. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp .............................................................18
1.2.2. Đặc điểm giao tiếp trong tác phẩm văn chương ...........................................20
1.3. Giới thiệu về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi ..............................................23
1.3.1. Lâm Thị Mỹ Dạ - tác giả và tác phẩm .........................................................23
1.3.2. Ý Nhi - tác giả và tác phẩm ..........................................................................24
1.4. Tiểu kết ...................................................................................................................25
CHƢƠNG 2. HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ
DẠ VÀ THƠ Ý NHI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT ...............................26
2.1. Sự biểu đạt bằng ngơn ngữ hình tượng người phụ nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ..26
2.1.1. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, xét ở cấp độ tín
hiệu thẩm mĩ hằng thể ...................................................................................................26
2.1.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, xét ở cấp độ tín
hiệu thẩm mĩ biến thể ....................................................................................................29


vi
2.2. Sự biểu đạt bằng ngơn ngữ hình tượng người phụ nữ trong thơ Ý Nhi. .................49
2.2.1. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Ý Nhi, xét ở cấp độ tín hiệu thẩm mĩ
hằng thể..........................................................................................................................49
2.2.2. Hình tượng người phụ nữ trong thơ Ý Nhi , xét ở cấp độ tín hiệu thẩm mĩ
biến thể ..........................................................................................................................54
2.3. So sánh sự biểu đạt bằng ngơn ngữ hình tượng người phụ nữ trong thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi ...............................................................................................69
2.3.1. Điểm tương đồng ..........................................................................................69

2.3.2. Điểm khác biệt ..............................................................................................71
2.4. Tiểu kết ...................................................................................................................72
CHƢƠNG 3. HÌNH TƢỢNG NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ LÂM THỊ MỸ
DẠ VÀ THƠ Ý NHI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI ĐƢỢC BIỂU ĐẠT .................73
3.1. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ chỉ người phụ nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ
Dạ .................................................................................................................................73
3.1.1. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ hằng thể chỉ người phụ nữ trong
thơ Lâm Thị Mỹ Dạ .......................................................................................................73
3.1.2. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ biến thể chỉ người phụ nữ trong
thơ Lâm Thị Mỹ Dạ .......................................................................................................79
3.2. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ chỉ người phụ nữ trong thơ Ý Nhi ............90
3.2.1. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ hằng thể chỉ người phụ nữ trong
thơ Ý Nhi .......................................................................................................................90
3.2.2. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ biến thể chỉ người phụ nữ trong
thơ Ý Nhi .......................................................................................................................97
3.3. So sánh hình tượng người phụ nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi trên
bình diện cái được biểu đạt..........................................................................................107
3.3.1. Điểm tương đồng ........................................................................................107
3.3.2. Điểm khác biệt ............................................................................................109
3.4. Tiểu kết .................................................................................................................111
KẾT LUẬN ................................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-


CĐBĐ
CBĐ
THTM

: Cái được biểu đạt
: Cái biểu đạt
: Tín hiệu thẩm mĩ


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Kết quả khảo sát tín hiệu hằng thể chỉ hình tượng người phụ nữ
trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

26

2.2.

Số lượng và tần số xuất hiện của tín hiệu biến thể chỉ người phụ

nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

30

2.3.

Kết quả khảo sát, phân loại các biến thể từ vựng chỉ người phụ
nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

30

2.4.

Kết quả khảo sát về các tín hiệu là danh từ/ danh ngữ trong thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ

34

2.5.

Kết quả khảo sát các tín hiệu kết hợp là động từ/động ngữ trong
thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

35

2.6.

Kết quả khảo sát tín hiệu kết hợp là tính từ trong thơ Lâm Thị
Mỹ Dạ


39

2.7.

Kết quả khảo sát các biến thể quan hệ chỉ thời gian trong thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ

43

2.8.

Kết quả khảo sát các biến thể quan hệ chỉ không gian trong thơ
Lâm Thị Mỹ Dạ

47

2.9.

Kết quả khảo sát các tín hiệu hằng thể trong thơ Ý Nhi

49

2.10.

Số lượng và tần số xuất hiện của tín hiệu biến thể người phụ nữ
trong thơ Ý Nhi

54

2.11.


Kết quả khảo sát, phân loại các biến thể từ vựng chỉ người phụ
nữ trong thơ Ý Nhi

55

2.12.

Kết quả khảo sát tín hiệu kết hợp là danh từ trong thơ Ý Nhi

57

2.13.

Kết quả khảo sát, tín hiệu kết hợp là động từ trong thơ Ý Nhi

59

2.14.

Kết quả khảo sát biến thể kết hợp là tính từ trong thơ Ý Nhi

63

2.15.

Kết quả khảo sát các biến thể quan hệ chỉ thời gian trong thơ Ý
Nhi

65


2.16.

Kết quả khảo sát các biến thể chỉ không gian trong thơ Ý Nhi

67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, lí thuyết kí hiệu học – một lí thuyết nền tảng của ngôn
ngữ học hiện đại đủ sức phát hiện và lí giải các thực tế mới trong nghiên cứu và ứng
dụng ngôn ngữ. Ngày nay, cùng với xu hướng tiếp cận mới, nhằm vận dụng lí thuyết
kí hiệu học để phân tích, giải mã các tác phẩm văn chương, cách tiếp cận này được khá
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhờ đó, mỗi cá nhân có thể tự khám phá thế giới văn
chương riêng trên nhiều phạm vi khác nhau.
Hơn nữa, nghiên cứu bình diện tạo nên kí hiệu theo cơ chế của kí hiệu học thì
tín hiệu thẩm mĩ được xem là một loại tín hiệu văn chương đặc biệt, có tính cấu trúc,
tính hàm súc đa nghĩa và tính biểu trưng hóa cao. Và xét ở bình diện cái biểu đạt và cái
được biểu đạt trong hệ thống tín hiệu thẩm mĩ thì nó có mối quan hệ từ chiều sâu, có
tính hai chiều cho nên q trình tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ cũng là q trình tiếp cận, lí
giải những ý nghĩa cuộc sống đi vào ngôn ngữ, vào ngôn từ nghệ thuật rồi lại trở về
cuộc sống với một chất lượng ưu việt hơn. Qua đó có thể ứng dụng vào việc dạy – học
văn trong nhà trường ở giai đoạn hiện nay.
Đến với nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi – những nhà thơ nữ tài năng của
nền văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta sẽ được nhìn ngắm, được chiêm ngưỡng thỏa
mãn, được no say nhãn quan, được đắm chìm vào một thế giới thơ mang một thứ màu
sắc riêng, đầy rung động nội tâm nhưng cũng đầy khát khao mãnh liệt và rất tinh tế, ý

nhị trong việc sử dụng ngơn ngữ. Đó là những vần thơ giản dị mộc mạc nhưng có thể
xây dựng lên những hình tượng người phụ nữ đẹp lấp lánh như con người thi sĩ của họ
mà ít nhà thơ nữ nào có được. Bởi vậy càng đi sâu tìm hiểu giá trị nghệ thuật ngôn ngữ
thơ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi chúng ta mới thấy được cái hay cái đẹp cái
độc đáo của hai nhà thơ này ở nhiều bình diện khác nhau như giọng điệu, ngơn ngữ,
hình ảnh,..Tuy nhiên, việc xem xét hình tượng/biểu tượng người phụ nữ trong ngôn
ngữ thơ của hai tác giả này dưới góc độ ngơn ngữ học bằng lí thuyết kí hiệu học vẫn
cịn là một khoảng trống. Do vậy, đề tài luận văn của chúng tôi nghiên cứu Hình tượng
người phụ nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi dưới góc nhìn kí hiệu học là một
hướng nghiên cứu mới, có lí luận và tính thực tiễn cao trong việc nghiên cứu và giảng
dạy văn chương từ cách tiếp cận liên ngành ngôn ngữ với văn chương hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lí thuyết kí hiệu học (semiotics) ra đời gắn liền với chủ nghĩa cấu trúc trong
nghiên cứu ngôn ngữ và nhân học của thế kỉ XX. Có thể nói như vậy, bởi một lẽ, mãi
đến năm 1916, năm mà Giáo trình ngơn ngữ học đại cương của F.de Saussure [49]
được xuất bản, người được xem là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại và cũng là một


2
trong những người khai sáng chủ nghĩa cấu trúc, thì người ta mới chú ý đến vai trị của
kí hiệu học. Luận điểm của F.de Saussure đề xuất: ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu,
và ngơn ngữ học là một bộ phận của kí hiệu học, xét theo một phương diện nào đó. Lí
thuyết kí hiệu ngơn ngữ, kí hiệu học nhị diện của F.de Saussure, cũng từ đây, được
xem là tiền đề cho các cơng trình nghiên cứu kí hiệu học chuyên sâu về sau như “chức
năng thi pháp” và “tính đa chức năng của ngơn ngữ” trong nghiên cứu R.Jakobson
[25], “cấu trúc kí hiệu học biểu thị và kí hiệu học hàm thị” của R.Barthes [3]; đặc biệt
là các nghiên cứu về “lí thuyết kí hiệu học tam diện” của Ch.Pierce, lí thuyết "kí hiệu
học văn hóa" của Yuri M. Lotman [59], lí thuyết kí hiệu học của Umberto Eco [57],
của Daniel Chandler [13]... Kí hiệu học không chỉ được vận dụng ở các nước từ Nga
qua Mĩ, từ Tây âu cho đến Đông Âu, mà ở Việt Nam kí hiệu học cũng được rất nhiều

nhà ngơn ngữ quan tâm và được khỏi xướng bởi nhà nghiên cứu Phan Ngọc, Hồng
Trinh, Đỗ Hữu Châu,… Những cơng trình được xem là khởi đầu của khuynh hướng
nghiên cứu ngôn ngữ văn chương từ góc nhìn kí hiệu học phải kể đến là Từ thi pháp
học đến kí hiệu học của Hoàng Trinh [55], Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn
ngữ các sự kiện văn học của Đỗ Hữu Châu [6], Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận
văn học của Nguyễn Lai [29], Ngôn ngữ với văn chương của Bùi Minh Tốn [54], Tín
hiệu thẩm mĩ khơng gian trong ca dao của Trương Thị Nhàn [33], Tín hiệu thẩm mĩ
trong tác phẩm văn học của Mai Thị Kiều Phượng [40], Hệ thống tín hiệu thẩm mĩ sóng đơi trong ca dao dưới ánh sáng của lí thuyết kí hiệu học của Trần Văn Sáng [47],
Phê bình kí hiệu học của Lã Nguyên [34], Ký hiệu và liên ký hiệu của Lê Huy Bắc
[4]... Trong đó, khuynh hướng đáng chú ý nhất vẫn là cách giải mã thơ dưới ánh sáng
của lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ. Mặc khác, trong việc vận dụng lí thuyết kí hiệu học vào
nghiên cứu trong mỗi lĩnh vực trong đó có văn chương, cho đến nay, vẫn chưa có được
cách tiếp cận thống nhất và chưa vạch ra một bộ khung lí thuyết đủ rõ và nhất quán để
vận hành nó một cách hiệu quả, đặc biệt là có sự khu biệt khá rõ giữa cách tiếp cận
theo quan điểm của kí hiệu cấu trúc và kí hiệu học hậu cấu trúc trên các phạm vi ứng
dụng: kí hiệu học ngơn ngữ, kí hiệu học văn hóa, kí hiệu học văn chương.
Ngồi ra, chúng tơi nhận thấy số những cơng trình nghiên cứu riêng biệt ứng dụng các
lí thuyết kí hiệu học để nghiên cứu ngôn ngữ văn chương trong một tác giả cụ thể
không thật sự nhiều mà chủ yếu là những bài nghiên cứu riêng lẻ về lí thuyết hoặc các
phương diện nào đó của kí hiệu học.
Các luận văn, luận án trước đây đã nghiên cứu về đề tài hình tượng người phụ
nữ, các tín hiệu thẩm mĩ, các biểu thức chiếu vật như:
1. Lê Thị Tuyết Hạnh (2017), Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong ngôn ngữ
thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, ĐHSP-


3
ĐHĐN.
2. Nguyễn Thị Yến Nga (2019), Các biểu thức chiếu vật về người lính trong ngơn ngữ
thơ Kháng chiến, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, ĐHSP-ĐHĐN.

3. Đỗ Ngọc Thư (2008), Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim”
trong thơ Xuân Diệu, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngôn ngữ, Đại học Thái Nguyên,
Đại học Sư phạm.
4.Đặng Thị Thu Hiền (2015), Các biểu thức chiếu vật có từ “trăng”, “hoa”, “gió”
trong Truyện Kiều (so sánh với ca dao và thơ mới), Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
Và cho đến nay, ít có một cơng trình nào nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong
thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi như đề tài của chúng tôi.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung hướng vào những mục tiêu cụ thể sau:
- ác lập được vị trí, vai tr của các hình thức ngơn ngữ biểu đạt về người phụ
nữ như là một bộ phận làm nên bình diện “cái biểu đạt” của hình tượng người phụ nữ
trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi.
- Chỉ ra các ý nghĩa biểu trưng của các tín hiệu thẩm mĩ hằng thể và tín hiệu
thẩm mĩ biến thể chỉ về người phụ nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi ; qua đó
góp phần chỉ ra những đặc trưng văn hóa dân tộc và quan điểm xã hội, cách nhìn của
hai tác giả về người phụ nữ.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Tìm hiểu cơ sở lí thuyết về kí hiệu học, tín hiệu thẩm mĩ, về hoạt động giao
tiếp trong ngôn ngữ văn chương phục vụ cho việc triển khai đề tài luận văn;
- Xác lập các tiêu chí để xác định và phân loại tín hiệu hiệu thẩm mĩ chỉ về
người phụ nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi
- Phân tích, miêu tả đặc điểm hình tượng người phụ nữ được khảo sát trên bình
diện cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi ; tìm hiểu,
so sánh các đặc điểm về sự biểu đạt bằng ngôn ngữ và ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu
thẩm mĩ chỉ người phụ nữ trong thơ của hai tác giả.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được luận văn xác định là: hình tượng người phụ nữ

trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi từ góc nhìn kí hiệu học cấu trúc : mối quan hệ
liên ngành giữa ngôn ngữ với văn chương.


4
4.2. Ph m vi nghiên cứu
Về phương diện khảo sát, luận văn của chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên
cứu đối tượng kể trên ở các phương diện cái biểu đạt: tín hiệu hằng thể, tín hiệu biến thể
với đặc điểm cấu tạo, quan hệ kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác trong ngôn cảnh,
các biểu thức ngôn từ chỉ về người phụ nữ tương ứng trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và thơ Ý
Nhi
Về tư liệu khảo sát: luận văn khảo sát trên các tác phẩm thơ của hai tác giả Lâm
Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi đã công bố rộng rãi, in bằng chữ quốc ngữ:
- Lâm Thị Mỹ Dạ- Trái tim sinh nở- Bài thơ không năm tháng- Đề tặng một giấc
mơ.
- Ý Nhi – Ngọn gió qua vườn - Tuyển tập thơ và truyện ngắn.
5. Phƣơng pháp, thủ pháp, nghiên cứu
- Thủ pháp thống kê, phân lo i
Phương pháp này được chúng tơi vận dụng để thống kê các loại tín hiệu hằng
thể và tín hiệu biến thể và phân loại theo những tiêu chí cụ thể.
- Phương pháp miêu tả ngơn ngữ
Sau khi thống kê, phân loại cơ sở ngữ liệu là các hình thức biểu đạt về người
phụ nữ, tức cái biểu đạt, chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích, miêu tả
đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa biểu trưng của chúng và đưa ra những nhận xét, đánh giá với
các thủ pháp nghiên cứu chuyên biệt sau: thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ
pháp phân tích ngơn cảnh/văn cảnh và thủ pháp trường nghĩa,...
6. Đóng góp của đề tài
- V l luận Củng cố và hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản của lí thuyết tín
hiệu thẩm mĩ, kí hiệu học, góp phần làm r thêm các khái niệm quan yếu đối với việc
nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương; xác lập được một số cơ sở và

thao tác để xác định các tín hiệu thẩm mĩ hằng thể/biến thể được sử dụng trong hoạt động
giao tiếp; gợi mở và bước đầu vận dụng hướng nghiên cứu liên ngành ngơn ngữ - văn hóa
- văn học vào nghiên cứu hình tượng/biểu tượng trong tác phẩm chương.
- V th c tiễn Cung cấp thêm tư liệu và kết quả phân tích mới cho việc nghiên
cứu và giảng dạy tín hiệu thẩm mĩ về người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
và thơ Ý Nhi nói riêng và trong giao tiếp văn chương nói chung; cung cấp thêm cơ sở
và phương tiện ngôn ngữ cho việc khám phá các giá trị và nét độc đáo của ngôn ngữ thơ
trong các tác phẩm nổi tiếng của hai nhà thơ này, từ đó giúp ích thêm cho việc nghiên
cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương từ góc nhìn kí hiệu học đồng thời mở rộng vốn
kiến thức để vận dụng giảng dạy linh hoạt trong các tác phẩm ở Trường THPT trong bối
cảnh hiện nay.


5

7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và những vấn đ liên quan: Chương này trình bày
những vấn đề lí thuyết quan yếu nhất đến việc triển khai đề tài khóa luận, đó là: lí
thuyết kí hiệu học và tín hiệu thẩm mĩ. Từ đó, chúng tơi cũng trình bày những định
hướng của việc vận dụng những lí thuyết đó vào việc nghiên cứu đề tài.
Chương 2 Hình tượng người phụ nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ D và thơ Ý Nhi
dưới góc nhìn cái biểu đ t: Trong chương này, chúng tơi triển khai việc khảo sát,
phân loại các tín hiệu hằng thể và biến thể chỉ người phụ nữ trong tập thơ “Ngọn gió
qua vườn” của Ý Nhi và ba tập thơ: “Trái tim sinh nở”; “Bài thơ không năm tháng”
và “Đề tặng một giấc mơ” của Lâm Thị Mỹ Dạ trên các phương diện: cấu tạo và quan
hệ kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác trong ngôn cảnh. Từ đó, chúng tơi so sánh
các tín hiệu chỉ người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ của nhà thơ Ý Nhi với nhà thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ trên bình diện cái biểu đạt để tìm điểm tương đồng và sự khác biệt trong

ngôn ngữ thơ giữa hai tác giả.
Chương 3 Hình tượng người phụ nữ trong thơ Lâm Thị Mỹ D và thơ Ý Nhi
dưới góc nhìn cái được biểu đ t: Ở chương 3, chúng tôi sẽ chỉ ra các ý nghĩa biểu
trưng của các tín hiệu thẩm mĩ hằng thể và tín hiệu thẩm mĩ biến thể chỉ về người phụ
nữ trong tập thơ “Ngọn gió qua vườn” của Ý Nhi và ba tập thơ: “Trái tim sinh nở”;
“Bài thơ không năm tháng” và “Đề tặng một giấc mơ” của Lâm Thị Mỹ Dạ; qua đó
góp phần chỉ ra những đặc trưng văn hóa dân tộc và quan điểm xã hội, cách nhìn của
hai tác giả về người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Lí thuyết về kí hiệu học
1.1.1. V khái niệm kí hiệu, tín hiệu, dấu hiệu
1.1.1.1. Định nghĩa
Trước khi bàn về vấn đề này, chúng ta biết hiện nay có nhiều cách hiểu khác
nhau về kí hiệu, tín hiệu, dấu hiệu với nội hàm và ngoại diên của khái niệm không
đồng nhất. Trong luận văn này, chúng tôi không đi vào bình luận cách hiểu khác nhau
này mà thống nhất cách hiểu: kí hiệu được sử dụng đồng nhất với tín hiệu và dấu hiệu,
nhất là khi nói về tín hiệu thẩm mĩ. Chẳng hạn, tín hiệu ngơn ngữ, kí hiệu ngôn ngữ,
dấu hiệu ngôn ngữ được hiểu đồng nhất; tương tự, kí hiệu thẩm mĩ và tín hiệu thẩm mĩ
cũng được sử dụng đồng nhất. Theo cách gọi phổ dụng, chúng tơi sử dụng thuật ngữ
tín hiệu, tín hiệu ngơn ngữ, tín hiệu thẩm mĩ làm cơ sở lí luận của đề tài; cịn khái niệm
kí hiệu học cũng là khái niệm quen dùng nên được chúng tôi sử dụng đồng nhất với tín
hiệu học và dấu hiệu học. Luận văn chọn cách dùng thuật ngữ kí hiệu học.
Cuộc sống của con người được bao quanh bởi các tín hiệu như: tín hiệu đèn
giao thơng, tín hiệu ngơn ngữ, tín hiệu hàng hải, các nghi lễ, biểu tượng, các hoạt động
giao tiếp, đường nét, âm thanh, màu sắc, tiếng kêu của động vật…mỗi một sự vật, hiện

tượng đều có thể trở thành một tín hiệu. Như vậy, điều gì làm cho một sự vật, hiện
tượng trở thành một tín hiệu?
Có nhiều các quan niệm khác nhau về tín hiệu liên quan đến cách hiểu rộng hẹp
khác nhau của các tác giả. Trong số những cách quan niệm khác nhau đó, đề tài của
chúng tơi đồng ý với quan niệm của P.Guiraund về tín hiệu ngơn ngữ theo nghĩa rộng
đã được tác giả Đỗ Hữu Châu đề cập trong giáo trình “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”
như sau: “một tín hiệu…là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình
ảnh ký ức của một kích thích khác” [7, tr.51]. Theo quan niệm này, tất cả những hình
thức vật chất nào gợi ra một “hình ảnh ký ức” đều được xem là tín hiệu/kí hiệu
Như vậy, dù bằng dấu hiệu hình thức nào, tín hiệu cũng“gợi ra một cái gì đó”.
Hay nói cách khác, tín hiệu bao giờ cũng mang nội dung thông báo đến một đối tượng
nào đó. Nếu khơng mang nội dung thơng báo, tín hiệu khơng cịn là tín hiệu. Nội dung
thơng báo đó được các nhà nghiên cứu lí thuyết thơng tin gọi là những yếu tố mang
“tin”; còn các nhà nghiên cứu nghĩa học gọi là các yếu tố mang “nghĩa”. Trong hệ
thống tín hiệu đèn giao thơng, màu đỏ gợi cho ta thông tin “không được phép đi”, màu
vàng gợi cho ta một ý niệm về “sự chuẩn bị”, màu xanh đồng nghĩa với thông báo


7
“người tham gia giao thông được phép đi”. Đám mây gợi cho ta một hình ảnh “cơn
mưa”, một câu hỏi “bạn có đồng hồ khơng?” chỉ muốn biết thơng tin về giờ giấc thời
gian, chứ khơng phải tìm hiểu vật sở hữu của người khác.
Từ sự phân tích các quan niệm của các tác giả trên, chúng tôi thống nhất quan
niệm tín hiệu trong đề tài như sau: tín hiệu là đơn vị có hai mặt: cái biểu đạt và cái
được biểu đạt, được chủ thể lí giải, nhận thức và lĩnh hội trong một hệ thống nhất định.
1.1.1.2. Các điều kiện của tín hiệu
Theo quan niệm của P. Guiraud, một “kích thích” có thể gợi ra “hình ảnh kí
ức” đối với những kích thích khác là quan niệm có tính bao quát, vừa đề cập đến tín
hiệu tự nhiên và nhân tạo, vừa bao hàm cả tín hiệu giao tiếp lẫn tín hiệu phi giao tiếp.
Và điều kiện để một “kích thích” trở thành một tín hiệu được tác giả Đỗ Hữu Châu [7]

trình bày đầy đủ. Theo đó, một tín hiệu phải th a mãn các điều kiện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nó phải được các giác quan cảm nhận, phải có một hình thức cảm tính là cái
biểu đạt của tín hiệu. Thứ hai, phải nói lên được một nội dung “ý nghĩa” gì đó khác
với chính nó. Tín hiệu là hợp thể cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Thứ ba, cái biểu đạt
và cái được biểu đạt phải được chủ thể nhận thức, lĩnh hội. Thứ tư, phải nằm trong một
hệ thống nhất định.
Trong khi đi tìm một cách hiểu về tín hiệu, các nhà nghiên cứu đã phân chia các
tín hiệu thành nhiều loại khác nhau dựa trên những tiêu chí phân loại khơng giống
nhau. Ở đây chúng tơi trình bày một cách khái quát nhất các cách phân loại của các tác
giả đã được trình bày trong giáo trình “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”.
Trong cách phân loại của R.Buhler, tín hiệu có thể được phân thành ba loại
khác nhau như: biểu tượng (Symbole), triệu chứng (Symbone) và tín hiệu (Signal).
Đặt trong mối quan hệ với sự vật, người nói, người nghe, Buhler đã thấy được rằng
ứng với ba yếu tố nói trên, tín hiệu thực hiện đồng thời cả ba chức năng: chức năng
biểu thị, chức năng biểu cảm và chức năng thỉnh cầu. Tín hiệu có thể được xem là
những “biểu tượng” (Symbole), những “hình hiệu” (icones), những “chỉ hiệu”
(indices) trong cách phân loại của Ch.Pierce. Tuy nhiên, theo tác giả, tín hiệu chỉ là cái
biểu đạt tách riêng; trong khi cơ chế tín hiệu học theo F. de Saussure [49], tín hiệu là
hợp thể cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Về sau, Ch.Morris bổ sung vào mơ hình của
Ch.Pierce bằng cách thêm vào các “chỉ hiệu” (sign indices) và các “định hiệu” (sign
caractevisant). Ngay trong các “định hiệu” cũng tồn tại các “hình hiệu” và các “biểu
trưng”.
Từ cách nhìn tổng thể về những “kích thích” của thế giới cảm tính, P.Guiraud
khơng đặt các tín hiệu trong sự lưỡng phân giữa tín hiệu tự nhiên và tín hiệu giao tiếp
mà đặt trong mối quan hệ giữa thực tế và nhận thức của con người. Theo đó, tín hiệu là


8
những “kích thích liên tưởng” bao gồm nhiều loại khác nhau: tín hiệu tự nhiên, tín
hiệu nhân tạo, các hình hiệu và ước hiệu trong mối quan hệ hoặc v đốn (đối với các

ước hiệu) hoặc có lý do (đối với các ước hiệu có tính hình hiệu…)
Vận dụng nhiều tiêu chí phân loại khác nhau, tác giả Đỗ Hữu Châu [7] đã có
được bảng phân loại tín hiệu một cách đầy đủ và bao quát nhiều loại hình khác nhau.
Bằng cách này, tín hiệu được phân thành tín hiệu giao tiếp và tín hiệu phi giao tiếp, tín
hiệu tự nhiên và tín hiệu nhân tạo, tín hiệu thị giác và tín hiệu thính giác, tín hiệu sơ
cấp và tín hiệu thứ cấp, tín hiệu miêu tả và tín hiệu phi miêu tả…
Cách phân loại trên có ưu điểm là đã bao quát nhiều tiêu chí phân loại: về
nguồn gốc tín hiệu, cấu trúc cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu, chức năng
của tín hiệu cũng như đặc tính vật lí cái biểu đạt của tín hiệu. Đây cũng là quan niệm
về tín hiệu của chúng tơi trong q trình nghiên cứu đề tài, góp phần nhận diện tín hiệu
trong tính chỉnh thể, tính hệ thống.
1.1.2. Kí hiệu học hai bình diện của F. de Saussure
1.1.2.1. Tín hiệu ngơn ngữ: cái biểu đạt và cái được biểu đạt
Ngơn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt. Tín hiệu ngơn ngữ được xác định là loại
tín hiệu thính giác, tín hiệu giao tiếp, tín hiệu nhân tạo, ước hiệu (v đốn)…Như vậy,
dưới góc nhìn kí hiệu học, ở bất kì góc độ nào, một tín hiệu ngơn ngữ cũng phải bao
hàm một hình thức ngữ âm (cái biểu đạt) tương ứng với một nội dung ngữ nghĩa (cái
được biểu đạt) và ở bất kì cấp độ nào, giá trị tín hiệu ngơn ngữ cũng phải do những
mối quan hệ thuộc hệ thống ngôn ngữ quy định.
Về vấn đề này được nhà ngôn ngữ học F.de Saussure đề cập trong Giáo trình
ngơn ngữ học đại cương, chia ra hai loại quan hệ hệ thống có tính phổ biến trong ngơn
ngữ. Đó là: quan hệ đồng nhất-đối lập và quan hệ khác biệt; quan hệ liên tưởng và
quan hệ ngữ đoạn.
Trình bày về cặp quan hệ thứ nhất, đối với F.de Saussure thì “trong ngơn ngữ
chỉ có những sự phân biệt mà thơi” [49]. Một tín hiệu ngơn ngữ có nghĩa khơng phải
bản thân tự nó có nghĩa. Nó có nghĩa là vì nó ở thế đối lập với các yếu tố khác cùng hệ
thống, một yếu tố ngôn ngữ nào đó mới có nghĩa.
Trình bày về cặp quan hệ thứ hai, F.de Saussure lưu ý đến tương quan ngữ đoạn
nối kết các từ theo một trật từ tuyến tính, nó xác định nghĩa cho các từ, và tương quan
liên tưởng giữa một từ với các từ có một hay một số nét chung nào đó do kí ức ta gợi

nên. Mỗi nhóm như vậy “tạo nên chuỗi tiềm tại trong trí nhớ, kho ký ức” theo nhận
xét của R.Barthes.
Ngôn ngữ học hiện đại bổ sung các loại quan hệ mới, sau hai cặp quan hệ mới
Saussure đã đề ra. Đó là: quan hệ tơn ti giữa các cấp độ ngôn ngữ; quan hệ hiện thực


9
hóa bình diện trừu tượng và cụ thể, giữa điển dạng và hiện dạng của tín hiệu.
Khi nói ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu, và khơng phải mọi tín hiệu đều là
ngơn ngữ, các nhà ngơn ngữ thường chú ý đến vấn đề chức năng và tính đa chức năng
của tín hiệu ngơn ngữ. Ngơn ngữ là phương tiện được dùng khơng chỉ để giao tiếp mà
cịn phục vụ cho tư duy: “Một đơn vị ngôn ngữ phải vừa phục cho giao tiếp vừa phục
vụ cho tư duy. Đây là đặc trưng cơ bản phân biệt tín hiệu ngơn ngữ và các tín hiệu
khác của hệ thống giao tiếp thuần túy với các tín hiệu tư duy thuần túy” theo như nhận
định của Đỗ Hữu Châu [7]. Mặt khác, ngôn ngữ trong khi làm nhiệm vụ quan trọng
của mình, ngồi chức năng làm phương tiện để giao tiếp và công cụ để tư duy c n thực
hiện chức năng làm công cụ để tổ chức xã hội, duy trì những quan hệ giữa người với
người, duy trì sự sống của con người cũng như góp phần lưu trữ kinh nghiệm của dân
tộc tích lũy hàng ngàn năm lịch sử.
Về tính đa chức năng của ngơn ngữ, ý kiến của nhà ngơn ngữ học R.Jakobson
[25] có đóng góp quan trọng trong việc nhận diện các đặc tính của tín hiệu ngơn ngữ.
R.Jakobson dựa vào những tiến bộ của lí thuyết thơng tin để phân tích một hiện tượng
giao tiếp bằng cách phân nhỏ thành sáu yếu tố: người gửi, bối cảnh, thơng điệp, kênh,
mã, người nhận. Trong q trình giao tiếp, ngôn ngữ thực hiện sáu chức năng cơ bản
ứng với sáu yếu tố nêu trên: chức năng biểu cảm, chức năng quy chiếu, chức năng
thẩm mỹ (thi pháp), chức năng tiếp xúc, chức năng thỉnh cầu, chức năng siêu ngôn
ngữ. Điểm R.Jakobson lưu ý là chức năng thẩm mĩ trở nên quan trọng khi ngôn ngữ
được sử dụng một cách nghệ thuật nhằm sáng tạo ra những công trình văn chương.
Chúng tơi nhận thấy rằng, chức năng thẩm mĩ thường được coi là chức năng
riêng biệt của thơ ca, nhưng thực ra trong các hoạt động ngôn ngữ khác, sự phân tích

ngơn ngữ học về vă chương cũng không nên bị hạn chế trong chức năng thẩm mĩ. Nếu
nội dung phân tích ngơn ngữ về chức năng thẩm mĩ phải vượt ra ngồi ranh giới văn
chương, thì mặt khác, sự phân tích ngơn ngữ học về văn chương cũng không nên bị
giới hạn trong chức năng thẩm mĩ và phải bao quát mọi quan hệ biện chứng giữa chức
năng thẩm mĩ với các chức năng khác.
Như vậy, tính đa chức năng đã làm cho ngôn ngữ và các yếu tố của nó phân biệt
rõ ràng với các hệ thống giao tiếp khác của con người. Xuất phát từ cơ sở của giao
tiếp, tác giả Đỗ Hữu Châu [7] lưu ý đến tính đa chức năng của ngơn ngữ thơng qua
việc thực hóa các từ trong hoạt động nói năng. Theo đó, ngơn ngữ có chức năng miêu
tả, chức năng dụng học, chức năng phát ngôn và chức năng cú học.
1.1.2.2. Các đặc tính của tín hiệu ngơn ngữ
Nói đến tín hiệu ngơn ngữ là nói đến tính v đốn, tính hình tuyến của cái biểu
đạt và tính hệ thống cấu trúc. Vì thế, có thể xác định ý nghĩa “tín hiệu” của ngơn ngữ


10
trên tất cả các đơn vị mang nghĩa ở nhiều cấp độ khác nhau: từ, ngữ, câu, đoạn, văn
bản. Một từ, một phát ngôn không những thực hiện chức năng miêu tả, chức năng định
danh mà còn thực hiện chức năng bộc lộ, thỉnh cầu, chức năng siêu ngôn ngữ, chức
năng thẩm mĩ…Một phát ngơn như “xin lỗi!” hồn tồn có chức năng thỉnh cầu khi nó
chỉ có nghĩa là “Xin tránh đường cho tơi!”. Một người có thể nói “Trời rét nhỉ!” mà
không nhằm miêu tả về thời tiết mà chỉ nhằm mục đích gợi chuyện để làm quen với
người khác.
Như vậy, các đặc trưng kí hiệu học của ngôn ngữ, những nguyên tắc của đồng
nhất và đối lập, của kết hợp và liên tưởng, của trừu tượng và cụ thể … trong hệ thống
tín hiệu ngơn ngữ cũng chính là những vấn đề cốt yếu giúp cho việc lý giải về tín hiệu
ngơn ngữ trong q trình hoạt động, thực hiện các chức năng của ngôn ngữ trong giao
tiếp nói chung, và trong giao tiếp nghệ thuật nói riêng.
1.1.3. Kí hiệu học ba bình diện của C.Pierce
Cùng thời với F. de Saussure, Ch. S. Peirce xuất phát từ triết học ngữ nghĩa đã

trở thành người nghiên cứu kí hiệu học vào loại sớm nhất. Ông cho rằng tư duy chính
là kí hiệu và nó tồn tại đương nhiên trong các kí hiệu. Tất cả mọi vật đều được tri giác
là kí hiệu nếu nó được mã hóa/ kí hiệu hóa (Semiosis), theo đó kí hiệu là một tam phân
với ba diện:
- Cái biểu đạt (Representament), là phương tiện chuyển tải và tri giác được.
- Đối tượng (Objet) là cái được biểu đạt/ được đại diện là vật thể tương liên với
cái biểu đạt.
- Cái thuyết giải (Interpretant) là cái trung gian giữa hai cái trên (cái biểu đạt
và đối tượng), là cái lí giải quan hệ giữa hai cái đó, nghĩa là nhờ nó, trong tư duy
người tiếp nhận sẽ có một tín hiệu tương thích được tạo ra.
Theo phân tích tam diện, Ch.S.Peirce có nhận thức khác với F. de Sausure, theo
đó kí hiệu là “một hợp thể ba mặt, không thể xem xét tách rời từng cặp nhị diện một”
[dẫn theo 48, tr.84-85] và bản thân cái biểu đạt (Representament) có tính vật lí, và là
một kí hiệu một khi được mã hóa. Nhà kí hiệu học cũng cho rằng mã hóa là q trình
sử dụng tư duy để làm trung gian cho mối quan hệ giữa cái biểu đạt (kí hiệu) và đối
tượng. Trọng tâm lí luận của Ch. S. Peirce đặt vào cương vị giải quyết kí hiệu trong
cơng đoạn kí hiệu hóa (Semiosis).
Ngơn ngữ học hậu cấu trúc ra đời với các khuynh hướng nghiên cứu như lí
thuyết phân tích diễn ngơn, ngữ dụng học, ngữ pháp chức năng, lí thuyết ba bình diện
trong phân tích câu… đều được hình thành trên cơ sở và gợi dẫn từ lí thuyết kí hiệu
học ba bình diện của Ch.S. Peirce và C. Morris; đặc biệt là vai trị của bình diện thứ
ba: bình diện dụng học, bình diện người lí giải.


11

1.1.4. Tín hiệu thẩm mĩ trong ngơn ngữ văn chương
1.1.4.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ (hay kí hiệu thẩm mĩ) là khái niệm được đưa vào mĩ học do có
liên quan đến việc lý giải các q trình nghệ thuật từ lập trường kí hiệu học. Tín hiệu

thẩm mỹ (THTM) ra đời gắn liền với chủ nghĩa cấu trúc trong nghệ thuật và mĩ học
trong những năm 60 của thế kỷ XX. Những nghiên cứu về “nguyên lý tín hiệu học”
của F.de Saussure, “chức năng thi pháp” của R. Jakobson, “cấu trúc kí hiệu học” của
R. Barthes…,đặc biệt là “lí thuyết kí hiệu học” của Ch. Morris và Ch.Pierce, đều góp
phần miêu tả THTM trong nhiều lĩnh vực và trên nhiều phương diện khác nhau [dẫn
theo 48, tr.12].
Theo từ điển “150 thuật ngữ văn học” [30], tín hiệu thẩm mĩ được miêu tả gắn
liến với nhiều quan niệm khác nhau của nhiều trường phái nghiên cứu trên thế giới”.
Trong quan niệm của trường phái kí hiệu học Mỹ, Ch.Morris đề xuất lí thuyết về
THTM trên cơ sở sự phân loại các tín hiệu của nhà logic Ch.Pierce. Theo đó,
Ch.Morris xác định tín hiệu trong nghệ thuật là “tín hiệu miêu tả hoặc tạo hình; nó
giống với khách thể mà nó miêu tả về vẻ ngồi hoặc cấu trúc” [dẫn theo 48, tr.13].
Những người chủ trương quan niệm này xem nghệ thuật như một “ngôn ngữ đặc
biệt”, khác với mọi phương tiện truyền thông khác. Tác phẩm nghệ thuật đưa ra những
THTM phức tạp, những tín hiệu này sẽ sẽ tham dự vào giao tiếp. Tính cấu trúc, tính
phổ quát và sự tương ứng với các quan hệ giá trị được Ch.Morris nêu như những đặc
tính cơ bản của THTM.
Giới nghiên cứu Xô Viết những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, khảo sát THTM
trong tương quan với hình tượng nghệ thuật. Theo họ, THTM được xem như “một cấu
trúc của hình tượng nghệ thuật. Ngồi chức năng thay thế thực tại và chức năng làm
phương tiện thơng tin, các tín hiệu trong nghệ thuật cịn có đặc tính bất biến, lặp lại,
khác với đặc tính độc đáo duy nhất của hình tượng nghệ thuật” [dẫn theo 48, tr. 13].
Ở Việt Nam, khái niệm THTM được biết đến qua các cơng trình, bài viết của
một số tác giả như Nguyễn Lai, Hoàng Trinh, Đỗ Hữu Châu, Trương Thị Nhàn, Bùi
Minh Tốn, Bùi Trọng Ngỗn, Trần Văn Sáng,...
Theo đó, THTM có thể là những ẩn dụ, những hốn dụ cố định, các phúng dụ,
tượng trưng, những hình tượng đã được “mài mịn”, “cố định hóa” về mặt ý nghĩa
trong quan niệm của Kharapchenko [28]; một bức họa, một vở múa, một hình ảnh ẩn
dụ, một hình thể từ ngữ trong văn học mang đặc tính biểu trưng (Symbole) trong phân
tích của Hồng Trinh [dẫn theo 48, tr.13]; “những dấu hiệu mang tính tượng trưng,

ước lệ, ẩn dụ, hoán dụ” mà từ ngữ, THTM chỉ là “phương tiện của quá trình gợi dẫn”


12
theo nhận xét của Nguyễn Lai [30]; những“thần cú”, những sự kết hợp ngơn ngữ một
cách “lệch chuẩn”, những tín hiệu mang phẩm chất thẩm mĩ, những “chuỗi kết hợp
bất thường về nghĩa” vì mục đích thẩm mĩ…trong sự phân tích của tác giả Phan Ngọc,
Hữu Đạt, Đinh Trọng Lạc; những “motip”, những “công thức truyền thống” những
kết cấu nghệ thuật…trong quan niệm của Nguyễn Xuân Kính, Bùi Mạnh Nhị; những
“tín hiệu có tính biểu trưng cao” trong thơ và ca dao trong sự nghiên cứu của tác giả
Trần Văn Sáng được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu công bố gần đây [dẫn
theo 48, tr.13].
Từ những “chất liệu” cái biểu đạt, chúng ta có thể xét đến nguồn gốc các
THTM ở hai khía cạnh khác nhau
Thứ nhất, tín hiệu thẩm mĩ là các yếu tố của hiện thực (cảm giác, cảm quan),
của nội tâm, sự kiện có nguồn gốc ngồi ngơn ngữ: cây đa, bến nước, sân đình, con
thuyền, dịng sơng,…Đó là các THTM dễ nhận thấy, THTM “phải tương ứng với một
vật quy chiếu nào đấy trong thế giới hiện thực là cái được tác giả lựa chọn từ thế giới
hiện thực và xây dựng nên, sáng tạo ra” theo sự phân tích của tác giả Đỗ Hữu Châu
[dẫn theo 48, tr.14].
Thứ hai, tín hiệu thẩm mĩ bắt nguồn từ ngay trong các sự kiện của ngôn ngữ tự
nhiên. Trong thực tế, ngôn ngữ tự nhiên tự nó cũng là một hiện tượng trong hiện thực
khách quan. Ngơn ngữ tự nhiên có thể được dùng với tư cách là một tín hiệu để nói lên
một cái gì đó ngồi nó ra. Ngơn ngữ sinh ra “vốn để nói về đối tượng giờ đây lại là
cơng cụ nhận thức đối tượng” [48, tr.73]. Đó chính là q trình biểu trưng hóa các tín
hiệu ngơn ngữ. Khi đi vào tác phẩm văn chương, các từ ngữ, các kiểu câu tự nó mang
những tín hiệu nhất định; các hành vi ngôn ngữ (hỏi, hưa hẹn, cam đoan, cảm thán…)
được dùng như những THTM. P.Guiraud có một nhận xét mà chúng ta đáng phải lưu ý
“ngôn ngữ trong văn học là ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ tự nhiên đã sáng tạo lại, đã
được một ngôn ngữ khác chồng lên. Ngôn ngữ tự nhiên là phương tiện để chuyên chở

các tín hiệu thẩm mĩ” [dẫn theo 48, tr.14].
Hệ thống THTM tồn tại và hoạt động theo những quy luật của tín hiệu và quy
luật của tín hiệu ngơn ngữ vì mục đích biểu đạt giá trị thẩm mĩ. Do vậy, THTM mang
trong mình những đặc tính nhằm mục đích biểu đạt hình tượng và ý nghĩa thẩm mĩ. Về
vấn đề này, tác giả Trương Thị Nhàn [33] đã có dịp trình bày và phân tích khá chi tiết
khi nghiên cứu các “tín hiệu thẩm mĩ – không gian” trong ca dao. Theo đó, THTM có
những đặc tính sau: Thứ nhất, tính đẳng cấu xét trong tương quan hệ thống chất liệu
khác nhau hoặc trong tương quan giữa các hệ thống của THTM. Thứ hai, tính tác động
của THTM trong bản chất của một “kích thích vật chất” và trong sự thực hiện chức
năng giao tiếp nghệ thuật. Thứ ba, tính biểu hiện của THTM qua sự thực hiện chức


13
năng phản ánh hiện thực – chức năng chung của nghệ thuật. Thứ tư, THTM không
dừng lại ở nội dung mang tính tái hiện hiện thực mà cịn mang thơng tin thẩm mĩ, đó là
tính biểu cảm của THTM. Thứ năm, THTM có tính biểu trưng tương quan trong tương
quan cái biểu đạt và cái được biểu đạt, một mối quan hệ “khơng hồn tồn võ đốn”.
Thứ sáu, tính trừu tượng và tính cụ thể qua mỗi lần xuất hiện các biến thể của THTM.
Thứ bảy, tính truyền thống và cách tân qua sự kế thừa và sáng tạo, đổi mới trong việc
sử dụng THTM của mỗi tác giả, tác phẩm. Thứ tám, tính hệ thống, THTM phải đặt
trong một hệ thống thẩm mĩ cố định. Giá trị các THTM là kết quả tổng hòa của các
mối quan hệ trong đơn vị cấu trúc – chức năng cụ thể. Và cuối cùng là tính cấp độ của
THTM, THTM vừa là cấp độ cơ sở, vừa có cấp độ xây dựng, THTM là một đơn vị có
thể dùng xây dựng nên những THTM mới.
Với cách nhìn như trên về THTM, các tác giả đã bao quát được các vấn đề
nguồn gốc THTM, mặt thể chất cuả THTM, mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt của THTM cũng như vấn đề chức năng và đặc tính tổ chức của THTM. Theo
đó, THTM được xác định là tín hiệu nhân tạo; tín hiệu thính giác; tín hiệu sơ cấp, chưa
ngun mã; tín hiệu giao tiếp có chức năng thẩm mĩ, chức năng bộc lộ, biểu cảm, chức
năng hệ thống; và là tín hiệu – biểu trưng nghệ thuật.

Từ sự phân tích về các đặc tính của THTM cũng như mối quan hệ giữa tín hiệu
với THTM, có thể hình dung THTM theo sơ đồ hai mặt của tín hiệu như sau:
CBĐ: tín hiệu ngơn ngữ
THTM = -------------------------------------------------CĐBĐ: ý nghĩa thẩm mĩ mang hàm ý biểu trưng
1.1.4.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ
Về phân loại tín hiệu thẩm mĩ, hiện nay có nhiều cách phân chia khác nhau của
Đồ Hữu Châu, Trương Thị Nhàn, Bùi minh Toán, Trần Văn Sáng,.. trong luận văn
này, chúng tơi trình bày cách phân loại của Mai Thị Kiều Phượng [40] trong cuốn “Tín
hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học” như sau:
- Dựa vào tiêu chí tính quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong tín
hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín
hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ đơn; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ phức.
- Dựa vào tiêu chí tính hằng thể và biến thể trong tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ, ta
có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ
hằng thể; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ biến thể.
- Dựa vào tiêu chí tính tạo nghĩa trong tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ, ta có thể chia
tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ nghĩa tự thân;
tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ nghĩa kết hợp.


14
- Dựa vào tiêu chí tính chất trong tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ, ta có thể chia tín
hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ trừu tượng – khái
qt; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ cụ thể.
- Dựa vào tiêu chí tính chất có mặt và vắng mặt về ý nghĩa trong tín hiệu ngơn
ngữ thẩm mĩ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn
ngữ thẩm mĩ điển dạng; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ hiện dạng.
- Dựa vào tiêu chí chức năng giao tiếp trong tín hiệu ngơn ngữ thẩm, ta có thể
chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ miêu tả;
tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ phi miêu tả

- Dựa vào tiêu chí tính chất từ loại được cấu tạo trong tín hiệu ngơn ngữ thẩm
mĩ ở cấp độ từ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu
ngơn ngữ thẩm mĩ thực từ; tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ hư từ.
- Dựa vào tiêu chí tính chất từ loại các từ xét về mặt cấu tạo của tín hiệu ngơn
ngữ thẩm mĩ ở cấp độ từ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín
hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ có cấu tạo là từ đơn; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ có cấu tạo là
từ phức (từ láy, từ ghép).
- Dựa vào tiêu chí tính chất quan hệ của tín hiệu ở tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ, ta
có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra ba loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ
thuộc bình diện kết học; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thuộc bình diện nghĩa học; tín hiệu
ngơn ngữ thẩm mĩ thuộc bình diện dụng học.
- Dựa vào tiêu chí tính cấp độ các đơn vị ngơn ngữ trong tín hiệu ngơn ngữ
thẩm mĩ, ta có thể chia tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra ba loại: tín hiệu ngơn ngữ
thẩm mĩ ở cấp độ từ vựng – ngữ nghĩa; tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ cấp độ ngữ pháp;
tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ ở cấp độ văn bản.
- Dựa vào tiêu chí chuyển mã nhiều hay chuyển mã ít, chúng ta có thể chia tín
hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ chuyển mã nhiều
tầng nghĩa, tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ chuyển mã ít tầng nghĩa.
- Dựa vào tiêu chí số lượng ý nghĩa hàm ẩn, chúng ta có thể chia tín hiệu ngơn
ngữ thẩm mĩ thành ra hai loại: tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ nhiều tầng ý nghĩa hàm ẩn;
tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ ít tầng ý nghĩa hàm ẩn.
1.1.4.3. Biểu trưng hóa, cơ chế hình thành tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn
chương
Khi đề cập đến các đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ, các nhà nghiên cứu thường
nói đến những đặc tính sau: tính đẳng cấu, tính tác động, tính biểu hiện, tính biểu cảm,
tính biểu trưng, tính trừu tượng và cụ thể, tính truyền thống và cách tân, tính hệ thống.
Trong cơng trình này, chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu tính biểu trưng - một đặc tính quan


15

trọng bậc nhất việc tiếp cận các giá trị hàm ẩn của các hình tượng trong ngơn ngữ văn
học. Về đặc tính biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ, chúng tơi dựa vào kết quả nghiên
cứu trong cơng trình "Biểu trưng hóa, cơ chế hình thành tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn
ngữ văn chương" của tác giả Trần Văn Sáng [48] như sau:
a) Về khái niệm tín hiệu biểu trưng
Về khái niệm biểu trưng và biểu trưng trong thơ ca đã được tác giả Trần Văn
Sáng trình bày một cách hệ thống và chi tiết, với sự phân tích những ví dụ cụ thể trong
từng lĩnh vực qua các bài viết: “Một số vấn đề về biểu trưng và ý nghĩa biểu trưng của
tín hiệu thẩm mĩ trong văn học”, “Hoa mai, ẩn ngữ và biểu trưng”, “Biểu trưng của
mùa xuân trong thơ ca”, “Hoa đào - từ biểu tượng văn hóa đến biểu trưng văn
học”,... Đề tài chúng tơi sử dụng quan niệm của tác giả Trần Văn Sáng làm cơ sở lí
luận cho việc phân tích giá trị biểu trưng của hình tượng người phụ nữ trong thơ Lâm
Thị Mỹ Dạ và thơ Ý Nhi ở các chương sau.
Trước khi bàn về cơ chế hình thành các tín hiệu thẩm mỹ trong ngôn ngữ văn
chương, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm về biểu trưng và biểu trưng hóa.
Biểu trưng, hay cịn gọi là biểu tượng (symbol), là một hiện tượng khá lý thú và
phổ biến ở các dân tộc. Biểu trưng là lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện
một cách tượng trưng, ước lệ một cái gì đó có tính chất khái quát. Cái cân biểu trưng
cho công lý. Hoa hồng biểu trưng cho tình yêu và sắc đẹp. Chim bồ câu biểu trưng cho
h a bình…Khi một sự vật, hiện tượng mang giá trị biểu trưng, nó sẽ gợi lên cho ý thức
người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững. Người Mỹ, người Đức, người Pháp liên
tưởng màu trắng với biểu trưng về tinh thần, linh hồn; người Ucraina lại liên hội với
lòng thủy chung và sự trung thực, trong khi người Ba Lan thì gắn màu trắng với sự
bình tâm, thanh thản. Như vậy, biểu trưng phản ánh quan niệm tâm lý của mỗi dân tộc
và liên quan đến các hiện tượng trong đời sống xã hội, lịch sử, văn hóa, phong tục tập
quán của cộng đồng. Điều này giải thích tại sao ở một số nước văn hóa như Việt Nam,
Trung Quốc, Nhật Bản, con rồng là biểu trưng cho các bậc vua chúa, được tôn thờ ở
những nơi tôn nghiêm như đền, đài, lăng tẩm. Người Việt cịn xem rồng là biểu tượng
của dịng giống cao q: con rồng cháu tiên; trong khi văn hóa châu Âu quan niệm
rồng đơn thuần chỉ là một lồi bị sát,một con vật tưởng tượng có thể phun ra lửa, thậm

chí là con vật ác trong truyện cổ tích…
Biểu trưng, như đã nói, là một hiện tượng tâm lý xã hội, do đó cách thức hình
thành, lối xếp đặt, cách giải thích biểu trưng được nhiều ngành khóa học quan tâm.
Q trình biểu trưng hóa các sự vật làm mất đi giá trị biểu vật và biểu niệm,
thay vào đó nghĩa biểu cảm, nghĩa bóng được phát huy tác dụng.
Có thể thống nhất quan niệm: nghĩa biểu trưng thuộc nghĩa văn bản, được hình


×