Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non tại thành phố cao lãnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 234 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Bích Vân

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
VUI CHƠI NGOÀI TRỜI CHO TRẺ
MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Bích Vân

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
VUI CHƠI NGOÀI TRỜI CHO TRẺ
MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON
TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số

: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐỨC DANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông
tin, số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả

Lê Thị Bích Vân


LỜI CẢM ƠN
Kính gửi q Thầy – Cơ, đồng nghiệp, bạn bè và người thân!
Tôi xin ghi lại đây lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến sự hỗ trợ, giúp đỡ, động
viên của mọi người để tơi hồn thành được luận văn cao học.
Cảm ơn TS. Nguyễn Đức Danh đã dành thời gian quý báu, sắp xếp muôn vàn
công việc để định hướng, chỉ bảo cho đề tài, và dạy tơi tính cẩn thận khi làm nghiên
cứu. Cảm ơn Thầy đã ln rộng lượng, nhiệt tình, xây dựng cho tơi lịng tự tin để
trình bày quan điểm cá nhân.
Cảm ơn quý Thầy – Cô đã dạy các học phần để tơi tích lũy giá trị khơng chỉ
cho luận văn mà cịn trong cơng việc và cuộc sống.
Cảm ơn q Thầy – Cơ phụ trách Khoa và Phịng Sau Đại học đã có những
cơng tác hỗ trợ để tơi hồn thành khóa học và luận văn.

Cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Thư viện trường
Cao đẳng Mẫu giáo Trung Ương III và Thư viện trường Đại học Đồng Tháp đã
trang bị nhiều tài liệu tham khảo quý giá cho đề tài.
Cảm ơn Thầy Phạm Văn Tặc – giảng viên khoa Sư phạm Ngoại Ngữ trường
Đại học Đồng Tháp đã hỗ trợ dịch thuật các nội dung.
Cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Cảnh – chuyên viên phịng Khảo thí và Đảm bảo
chất lượng trường Đại học Đồng Tháp đã hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng phần mềm
SPSS và các kỹ thuật tin học khác.
Cảm ơn Sở GD & ĐT Đồng Tháp, cùng quý Cô các trường MN trong TP Cao
Lãnh đã tạo điều kiện để tôi được thực hiện nghiên cứu tại cơ sở.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và những đồng nghiệp ln là nguồn động viên tinh
thần cho tôi.
Chân thành tri ân tất cả!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Bích Vân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI
TRỜI CHO TRẺ MẪU GIÁO ...............................................................9

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 9
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 9
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................... 14
1.2. Hệ thống các khái niệm.................................................................................... 16
1.2.1. Vui chơi ngoài trời .................................................................................... 16
1.2.2. Tổ chức HĐVCNT .................................................................................... 19
1.3. Giá trị của HĐVCNT ....................................................................................... 20
1.4. Tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời ............................................................. 23
1.4.1. Mục tiêu tổ chức HĐVCNT ...................................................................... 23
1.4.2. Nguyên tắc tổ chức HĐVCNT .................................................................. 24
1.4.3. Nội dung tổ chức HĐVCNT ..................................................................... 25
1.4.4. Hình thức tổ chức HĐVCNT .................................................................... 27
1.4.5. Môi trường HĐVCNT ............................................................................... 27
1.4.6. Vai trò giáo viên với HĐVCNT ................................................................ 34
1.4.7. Trẻ MG với HĐVCNT .............................................................................. 40
1.4.8. Kết quả HĐVCNT ..................................................................................... 41
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI
CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI
THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG THÁP .......................................44
2.1. Sự ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực đối với
HĐVCNT ......................................................................................................... 44
2.2. Tình hình Giáo dục MN trên địa bàn TP Cao Lãnh......................................... 45
2.2.1. Quy mô trường, lớp, số lượng trẻ bậc học MN tại TP Cao Lãnh ............. 45


2.2.2. Số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL và GV ở các trường MN tại TP Cao
Lãnh…………………............................................................................................ 45
2.3. Thực trạng tổ chức HĐVCNT cho trẻ MG ở một số trường MN tại TP Cao Lãnh,
Đồng Tháp......................................................................................................... 48
2.3.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng ............................................................... 48

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 48
2.3.3. Mơ hình nghiên cứu thực trạng ................................................................. 50
2.3.4. Quy trình nghiên cứu thực trạng ............................................................... 51
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 52
2.3.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo..................................................................... 56
2.3.7.

Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ
mẫu giáo ở một số trường mầm non tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp
.................................................................................................................. 57

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở MỘT
SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH, ĐỒNG
THÁP .................................................................................................116
3.1. Các yêu cầu đề xuất biện pháp .......................................................................116
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống – cấu trúc ...........................................................116
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển .........................................................116
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi ...............................................................................116
3.2. Đề xuất hệ thống biện pháp cải tiến công tác tổ chức HĐVCNT cho trẻ MG ở
một số trường MN tại TP Cao Lãnh, Đồng Tháp ..........................................117
3.2.1. Nhóm biện pháp hỗ trợ phát triển năng lực GV trong tổ chức HĐVCNT
………………………………………………………………………….117
3.2.2. Nhóm biện pháp xây dựng MT xã hội cho HĐVCNT ............................120
3.2.3. Nhóm biện pháp xây dựng MT vật chất ngoài trời .................................124
3.3. Khảo nghiệm biện pháp .................................................................................128
3.3.1. Phương pháp khảo nghiệm ......................................................................128
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp
………………………………………………………………………….128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................138

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................141
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Viết tắt

Giáo dục

GD

Mầm non

MN

Hoạt động



Vui chơi

VC

Ngồi trời

NT


Mơi trường

MT

Vật liệu

VL

Phụ huynh

PH

Giáo viên

GV

Ban giám hiệu

BGH

Cán bộ quản lý

CBQL

Cơng lập

CL

Ngồi cơng lập


NCL


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê quy mô trường, lớp, học sinh bậc học MN tại TP Cao Lãnh ....45
Bảng 2.2. Tổng hợp trình độ đội ngũ CBQL ở các trường MN tại TP Cao Lãnh .....45
Bảng 2.3. Tổng hợp trình độ đội ngũ GV ở các trường MN Tp Cao Lãnh ...............47
Bảng 2.4. Tổng hợp một số thông tin cơ bản của các trường nghiên cứu .................48
Bảng 2.5. Thông tin về giáo viên các trường nghiên cứu ..........................................49
Bảng 2.6. Cấu trúc bảng hỏi .......................................................................................52
Bảng 2.7. So sánh nhận thức về mục tiêu tổ chức HĐVCNT ....................................58
Bảng 2.8. Thống kê nhận thức về vai trò HĐVCNT đối với sự phát triển trẻ MG ...58
Bảng 2.9. Thống kê việc thực hiện nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm .......................60
Bảng 2.10. So sánh việc thực hiện nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm .........................62
Bảng 2.11. So sánh việc thực hiện nguyên tắc tích hợp GD trong HĐVCNT ...........64
Bảng 2.12. Thống kê ý kiến GV về vai trò của MT đối với HĐVCNT......................66
Bảng 2.13. Thống kê giá trị trung bình mức độ thực hiện nội dung chơi NT ............68
Bảng 2.14. So sánh giá trị trung bình mức độ tổ chức các nội dung chơi NT ............70
Bảng 2.15. Thống kê việc lựa chọn hình thức HĐVCNT...........................................71
Bảng 2.16. So sánh việc chọn hình thức tổ chức HĐVCNT ......................................72
Bảng 2.17. Thống kê giá trị trung bình sự phối hợp của phụ huynh ..........................74
Bảng 2.18. So sánh sự phối hợp giữa phụ huynh trường CL và NCL ........................75
Bảng 2.19. Thống kê giá trị trung bình thực hiện công tác quản lý HĐVCNT ..........76
Bảng 2.20. So sánh về việc thực hiện công tác quản lý HĐVCNT ............................77
Bảng 2.21. Thống kê giá trị trung bình ý kiến GV về sân chơi ..................................78
Bảng 2.22. So sánh ý kiến GV về sân chơi .................................................................79
Bảng 2.23. Thông tin về sân chơi các trường khảo sát ...............................................79
Bảng 2.24. Thống kê mức độ sử dụng sân chơi trong và ngồi khn viên trường ...80
Bảng 2.25. Thống kê ý kiến GV về vật liệu chơi NT .................................................81
Bảng 2.26. So sánh ý kiến GV về vật liệu chơi NT ....................................................82

Bảng 2.27. Thống kê số lượng đồ chơi NT ở các trường khảo sát .............................82
Bảng 2.28. Thống kê mức độ trung bình ý kiến GV về góc chơi ...............................84
Bảng 2.29. So sánh ý kiến GV về góc chơi ................................................................84


Bảng 2.30. Thống kê góc chơi NT ở các trường khảo sát ..........................................84
Bảng 2.31. Trung bình các cơng việc của GV trong quá trình tổ chức HĐVCNT .....86
Bảng 2.32. So sánh việc lập kế hoạch chơi ngoài trời ................................................89
Bảng 2.33. So sánh việc chuẩn bị sân chơi .................................................................92
Bảng 2.34. Thống kê về thời điểm chơi NT................................................................94
Bảng 2.35. So sánh giá trị trung bình việc quan sát trẻ ..............................................96
Bảng 2.36. So sánh việc hỗ trợ trẻ giải quyết những bất hòa .....................................98
Bảng 2.37. Kết quả quan sát GV giải quyết những bất hòa khi trẻ chơi ....................99
Bảng 2.38. So sánh việc chơi cùng trẻ giữa GV trường CL và NCL ...................... 100
Bảng 2.39. So sánh giá trị trung bình việc GV hỗ trợ trẻ trong HĐVCNT ............. 101
Bảng 2.40. So sánh việc GV ghi chép lại các HĐVCNT ........................................ 103
Bảng 2.41. Thống kê mức độ trung bình các nội dung GV đánh giá trẻ ................. 104
Bảng 2.42. So sánh mức độ trung bình các nội dung GV đánh giá trẻ .................... 105
Bảng 2.43. Thống kê ý kiến tự nhận xét của GV trong công tác tổ chức HĐVCNT106
Bảng 2.44. So sánh ý kiến GV tự nhận xét trong công tác tổ chức HĐVCNT........ 107
Bảng 2.45. Thống kê đánh giá ước lượng về năng lực GV trong HĐVCNT .......... 108
Bảng 2.46. Thống kê giá trị trung bình ý kiến GV về trẻ trong HĐVCNT ............. 109
Bảng 2.47. So sánh sự sáng tạo của trẻ trong HĐVCNT giữa trường CL và NCL . 110
Bảng 2.48. So sánh sự khác biệt của trẻ trong HĐVCNT giữa các nhóm tuổi........ 110
Bảng 2.49. Sự khác biệt của trẻ giữa các nhóm tuổi ................................................ 111
Bảng 3.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐVCNT .................................. 121
Bảng 3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp PH trong HĐVCNT ................ 123
Bảng 3.3. Biện pháp xây dựng MT vật chất ngoài trời .......................................... 125
Bảng 3.4. Biện pháp hỗ trợ kiến thức HĐVCNT ................................................... 118
Bảng 3.5. Biện pháp hỗ trợ phát triển kỹ năng tổ chức HĐVCNT ........................ 119

Bảng 3.6. Kết quả khảo nghiệm biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐVCNT 131
Bảng 3.7. Kết quả khảo nghiệm biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp PH trong 133
Bảng 3.8. Kết quả khảo nghiệm biện pháp xây dựng MT vật chất ngoài trời ....... 134
Bảng 3.9. Kết quả khảo nghiệm biện pháp hỗ trợ kiến thức HĐVCNT ................ 129
Bảng 3.10. Kết quả khảo nghiệm biện pháp hỗ trợ kỹ năng tổ chức HĐVCT ....... 130


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ về mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố của HĐGD ...............42
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu thực trạng ..................................................................50
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu thực trạng.......................................................51
Hình 2.3. Thống kê nhận thức về mục tiêu tổ chức HĐVCNT .................................57
Hình 2.4. So sánh việc thực hiện nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm ..........................62
Hình 2.5. Mức độ thực hiện nguyên tắc tích hợp GD trong HĐVCNT .....................63
Hình 2.6. So sánh mức độ thực hiện ngun tắc tích hợp GD ...................................64
Hình 2.7. So sánh việc lựa chọn hình thức tổ chức HĐVCNT ..................................73
Hình 2.8. Thống kê mức độ lập kế hoạch chơi NT ....................................................88
Hình 2.9. So sánh mức độ lập kế hoạch chơi NT ......................................................89
Hình 2.10. Thống kê mức độ chuẩn bị sân chơi ..........................................................91
Hình 2.11. So sánh mức độ việc chuẩn bị sân chơi ....................................................92
Hình 2.12. Thống kê thời lượng tổ chức HĐVCNT ...................................................93
Hình 2.13. Thống kê mức độ thực hiện việc quan sát trẻ khi chơi .............................95
Hình 2.14. So sánh mức độ quan sát trẻ khi chơi NT .................................................96
Hình 2.15. Thống kê mức độ thực hiện hịa giải.........................................................97
Hình 2.16. Thống kê mức độ GV chơi cùng trẻ trong HĐVCNT ........................... 100
Hình 2.17. Thống kê mức độ GV ghi chép lại thơng tin buổi chơi của trẻ.............. 102
Hình 2.18. So sánh mức độ GV ghi chép các HĐVCNT......................................... 103


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vui chơi được xác định là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, gây ra những
biến đổi về chất trong tâm lí, chi phối tồn bộ đời sống tâm lí và các dạng hoạt động
khác như “học tập”, “lao động” [25].
Vai trò của vui chơi được vô số nhà nghiên cứu như Frued, Frobel, Dewey,
Piaget, Vưgotxki,… chứng minh có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của trẻ. Chơi
là bản năng tự nhiên, là cuộc sống của trẻ, tổ chức vui chơi là tổ chức đời sống cho trẻ.
Do đó, chơi được xem như là phương tiện, phương pháp và là hình thức GD trẻ hiệu quả
[11]. Chương trình GD mầm non ban hành năm 2009 và vừa sửa đổi, bổ sung năm 2017
đều khẳng định “Đối với GD mẫu giáo, phương pháp GD phải tạo điều kiện cho trẻ
được trải nghiệm, tìm tịi, khám phá MT xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp
ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm chơi mà học, học bằng chơi” [4].
Bêdêđốp cho biết “Nếu trong “giờ học” cô giáo sử dụng các phương pháp, biện pháp
chơi hoặc tiến hành học dưới hình thức trị chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù
hợp với đặc điểm của trẻ và tất nhiên hiệu quả học của trẻ sẽ cao hơn” [11].
Hơn hết, vui chơi là quyền của trẻ em, được quy định trong Công ước quốc tế,
điều 31 như sau:
“Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và giải trí,
tham gia chơi và các hoạt động giải trí phù hợp với tuổi của trẻ và tự do tham gia vào
đời sống văn hóa và nghệ thuật.
Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và thúc đẩy các quyền của trẻ em tham
gia đầy đủ trong đời sống văn hóa, nghệ thuật và khuyến khích việc cung cấp các cơ hội
phù hợp và bình đẳng cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sáng tạo và giải trí” [51].
Như vậy, tổ chức vui chơi chẳng những là tổ chức đời sống của trẻ, thực hiện
mục tiêu chương trình GD mầm non mà cịn là thực hiện quyền trẻ em.
1.2. Ở trường mầm non, trẻ chơi trong lớp và chơi ngoài trời [4]. Theo hoàn cảnh
xã hội, chơi ngồi trời hiện đang là giải pháp tích cực và hữu hiệu cho tình trạng trẻ thừa
cân, ít vận động, “ngộ độc phịng kín”, và căng thẳng với các hoạt động học tập quá
nhiều trong lớp.



2
Richard Louv trong quyển sách The Last Child in the Woods đã cảnh báo tình
trạng trẻ tăng cân, dành nhiều thời gian với thiết bị công nghệ hơn tham gia các hoạt
động vận động ngoài trời là căn bệnh chung của xã hội hiện đại [47].
Theo báo cáo “Tình hình dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam” của BS.TS Trương
Hồng Sơn, Viện nghiên cứu Y-Xã hội học thì tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4% (khoảng
300.000 trẻ). Theo đó, vẫn cịn hơn 215.000 trẻ suy dinh dưỡng thấp cịi và 86.000 trẻ
suy dinh dưỡng nhẹ cân. Tình trạng thừa cân béo phì ở một số thành phố lớn của Việt
Nam ở mức cao so với trung bình của châu Á và các nước đang phát triển. Tại TP Hồ
Chí Minh, tỷ lệ thừa cân béo phì là 9.6%, cao hơn so với mức trung bình tồn cầu
(khoảng 6.9%), còn tại vùng trung tâm thành phố là 12.2% [44]. Số liệu tháng 9. 2016
của Sở GD Đồng Tháp cho thấy, tại các trường mầm non trong thành phố Cao Lãnh, trẻ
thừa cân là 186/4339 trẻ, chiếm tỉ lệ 4.2% ở khối công lập, và 127/890 trẻ, chiếm tỉ lệ
14.2% ở khối ngồi cơng lập [18].
Nắm bắt được nhu cầu của phụ huynh mong muốn con được “phát triển toàn
diện”, nhiều trường mầm non, đặc biệt là các trường mầm non ngồi cơng lập tổ chức
rất nhiều các lớp “năng khiếu” cho trẻ như tiếng Anh, vẽ, đàn, hát, thổi kèn, thổi sáo,
aerobic, múa, cờ vua, cờ vây, lớp toán, rèn chữ viết,… Xét ở khía cạnh nào đó, các lớp
học trên là bổ ích. Nhưng nếu các “món ăn tinh thần” ấy diễn ra dày đặc và khơng có
sự tham gia hứng thú của trẻ thì trở nên “bội thực”, lợi bất cập hại.
Vì nhiều lý do khác nhau, các kiến trúc nhà ở, trường học hiện đại có khuynh
hướng sử dụng thiết bị điều hòa nhiệt độ. Nếu sử dụng không đúng cách, trong thời gian
lâu dài, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Để giải quyết “căn bệnh thời đại”, trong báo cáo về lợi ích của hoạt động khám
phá ngoài trời của Úc (2008), các tác giả có nêu: hoạt động chơi ngồi trời giúp các em
nâng cao về thể chất, tăng cơ hội trải nghiệm, trí óc linh hoạt, giảm cân, điều trị các rối
loạn, thúc đẩy tích cực học tập. Ngồi ra, vui chơi ngồi trời là hoạt động thay thế đầy
hữu ích so với việc sử dụng các thiết bị điện tử như chơi game, xem ti vi, hay lướt web

hằng giờ [43].
Các quốc gia có nền GD tiên tiến như Thụy Điển, Hàn Quốc, Mỹ… đều rất quan
tâm đến hoạt động ngoài trời. Ở Nhật, mỗi năm học, trẻ được tham gia rất nhiều hoạt


3
động ngoại khóa như tham quan, dự các lễ hội ở địa phương, leo núi,… Thậm chí các
quốc gia này còn tổ chức các trường mầm non ở rừng để trẻ được trải nghiệm hoạt động
khám phá thiên nhiên [52], [53].
Có thể thấy, hoạt động vui chơi dù là trong lớp hay ngồi trời, đều đóng vai trị
quan trọng đối với công tác giáo dục và trẻ mầm non.
1.3. Tuy nhiên, trong những buổi đi thực tế ở trường mầm non tại địa phương,
qua quan sát ban đầu, tác giả có một vài thắc mắc:
Thứ nhất, vì sao giáo viên lại cho trẻ ra sân lúc 9h, thậm chí là 9h30 và kéo dài
hoạt động này đến hơn 10h khi mà thời tiết đã nắng rất gắt, trẻ đổ mồ hơi, mệt, nhăn và
đi tìm chỗ có bóng cây để trốn. Liệu rằng, HĐ chơi ngồi trời có thể diễn ra sớm hơn?
Thứ hai, trong khi ở nhiều nước, sân trường hồn tồn là cỏ xanh hoặc phủ cát
thì tại sao bề mặt sân chơi ở trường MN của chúng ta lại phủ bê tơng? Đã có nhiều trẻ,
chỉ vì trong lúc hồn nhiên chạy giỡn, gặp chút tai nạn nhỏ mà bị chấn thương, bầm tím
hoặc chảy máu, u đầu. Vì sao bên dưới thang leo, cầu tuột khơng có lớp thảm hay cát
nào để tránh nguy hiểm cho trẻ?
Thứ ba, khi trẻ chơi cùng nhau ở ngoài sân thì GV cũng nói chuyện cùng nhau.
Đã có những lúc trẻ dùng bạo lực để xử lý tranh chấp chỗ chơi trong khi GV ngồi chụp
ảnh. Vậy ra sân là giờ chơi của trẻ và cũng là giờ “ra chơi” của cơ?
Thứ tư, trong một số hồn cảnh, dù GV rất cố gắng tổ chức, kéo trẻ về với hoạt
động của mình, tác giả vẫn bắt gặt rất nhiều những ánh mắt lo ra, khơng hứng thú của
trẻ, thậm chí có trẻ chỉ muốn ngồi ở ghế đá chứ khơng muốn tham gia chơi cùng cô và
các bạn.
Cùng với những băn khoăn như thế, tác giả tự hỏi: Chơi có thật sự là niềm vui
của trẻ? Chơi mang lại lợi ích hay những tổn thương cả về thể chất và tinh thần? Hay

vấn đề là ở cách tổ chức của nhà sư phạm?
Vì những lý do trên, cộng với niềm đam mê cá nhân dành cho hoạt động vui chơi
của trẻ, tác giả mong muốn nghiên cứu “Thực trạng tổ chức hoạt động vui chơi ngoài
trời cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp”
cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên ngành Giáo dục học (mầm
non) của mình.


4
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài làm cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức
HĐVCNT cho trẻ MG ở một số trường MN trên địa bàn TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp;
từ đó đề xuất biện pháp cải tiến công tác tổ chức HĐVCNT ở một ở một số trường MN
trên địa bàn TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến công tác tổ chức
HĐVCNT cho trẻ mẫu giáo.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng tổ chức HĐVCNT cho trẻ MG ở một số trường
MN trên địa bàn TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Đề xuất biện pháp nhằm cải tiến công tác tổ chức HĐVCNT cho trẻ MG ở một
số trường MN trên địa bàn TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng nhận thức và thực hiện các thành tố của
HĐVCNT gồm: mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức, mơi trường HĐ, chủ thể và
đối tượng của HĐ, kết quả HĐ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu 8 trường MN ở TP Cao Lãnh gồm:
- Bốn trường công lập: MN Sao Mai (Phường 3), MN Hoa Sữa (Phường 6), MN

Hồng Gấm (Phường Hòa Thuận), MN Mỹ Phú (Phường Mỹ Phú).
- Bốn trường ngồi cơng lập: MN Vườn Tuổi Thơ (Phường 1), MN Tổ Ong Vàng
(Phường 3), MN Ngôi Sao (Phường 4), MN Hoa Hồng (Phường 6).


5
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Cơng tác tổ chức hoạt động vui chơi ngồi trời cho trẻ mẫu giáo của giáo viên.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng tổ chức HĐVCNT cho trẻ mẫu giáo ở một số trường MN trên địa bàn
TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
6. Giả thuyết nghiên cứu
GV ở một số trường MN trên địa bàn TP Cao Lãnh có thể đã có nhận thức tốt về
cơng tác tổ chức HĐVCNT cho trẻ MG bao gồm mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và hình
thức tổ chức. Tuy nhiên GV vẫn cịn hạn chế về kỹ năng, chưa thấu hiểu sâu sắc việc
chơi của trẻ hoặc gặp khó khăn về điều kiện mơi trường nên đã tổ chức chưa có hiệu quả
HĐVCNT. Do đó, rất cần phải đánh giá chính xác thực trạng, tìm ra ưu nhược điểm
trong tổ chức, phân tích được các nguyên nhân sẽ giúp đề xuất các biện pháp phù hợp,
cải tiến được công tác tổ chức HĐVCNT ở địa phương.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quan điểm hệ thống - cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên
nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận. Nhờ đó người nghiên
cứu xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển.
Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc, tác giả xem xét HĐVCNT bao gồm toàn bộ
các thành tố: mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức, chủ thể và
đối tượng của HĐ, kết quả HĐ.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

Vận dụng quan điểm lịch sử - logic, người nghiên cứu thực trạng tổ chức
HĐVCNT cho trẻ đặt vấn đề nghiên cứu trong tương quan quá trình phát triển của nền
GD thế giới nói chung và GD Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, việc trình bày các nội
dung và kết quả nghiên cứu phải tuân theo trình tự phù hợp, thể hiện được tính logic,
chặt chẽ và khoa học.


6
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn đòi hỏi việc nghiên cứu đề tài dựa vào các hoạt động thực
tiễn của giáo viên khi tổ chức HĐVCNT cho trẻ MG ở trường mầm non chưa mang lại
được hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ thực tiễn trên đòi hỏi phải có một sự đánh
giá nhận thức của GV về quan điểm tổ chức hoạt động này; đồng thời đánh giá khả năng
tổ chức HĐ của GV; phân tích những khó khăn và thuận lợi của giáo viên khi tổ chức
HĐVCNT cho trẻ. Vì vậy, thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng tổ chức hoạt động
vui chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non tại thành phố Cao
Lãnh, Đồng Tháp” là xuất phát từ thực tiễn. Từ đó người nghiên cứu đề xuất các biện
pháp để giải quyết các vấn đề cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nghiên
cứu.
7.1.4. Quan điểm hoạt động
Tiếp cận hoạt động trong nghiên cứu khoa học giáo dục là nghiên cứu, khám phá
ra bản chất, quy luật của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng trong giáo dục
thông qua các hoạt động. Vận dụng quan điểm hoạt động trong nghiên cứu tổ chức
HĐVCNT cho trẻ cần nghiên cứu các hoạt động tổ chức vui chơi ngoài trời của GV,
cũng như hoạt động của trẻ trong khi chơi. Ngoài ra, hoạt động của con người gắn liền
với nhu cầu của chính họ; ở đây, HĐVCNT gắn liền với nhu cầu chơi của trẻ. Do đó, tổ
chức HĐVCNT cần xuất phát từ nhu cầu của trẻ.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này dùng để phân tích, phân loại hệ thống hóa các thơng tin khoa

học thu thập được từ các văn bản, tài liệu về nội dung đề tài, từ đó rút ra các kết luận
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu các vấn đề
lý luận có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận, thu thập thông tin khoa học về
đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng – điều tra bằng phiếu hỏi
- Mục đích: tìm hiểu thực trạng nhận thức về tổ chức HĐVCNT.
- Đối tượng khảo sát: Giáo viên của các trường MN trong phạm vi nghiên cứu.


7
- Nội dung khảo sát: tri thức về HĐVCNT và tri thức về tổ chức HĐ.
7.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
a. Phương pháp phỏng vấn
* Phỏng vấn GV
- Mục đích: Làm rõ một số thơng tin đã trả lời trong phiếu khảo sát, khai thác các
thông tin liên quan, tìm hiểu ngun nhân thực trạng, cơng tác quản lý của BGH đối với
HĐVCNT.
- Đối tượng phỏng vấn: Giáo viên đại diện mỗi khối lớp của mỗi trường đã thực
hiện phiếu khảo sát.
- Nội dung phỏng vấn: tri thức về HĐVCNT, tri thức về tổ chức HĐ, thuận lợi
và khó khăn, nguyện vọng.
* Phỏng vấn CBQL
- Mục đích: tìm hiểu công tác quản lý của BGH đối với HĐVCNT, đánh giá công
tác tổ chức HĐVCNT của GV, nguyên nhân thực trạng.
- Đối tượng phỏng vấn: 1 cán bộ quản lý/ trường nghiên cứu.
- Nội dung phỏng vấn: tri thức về HĐVCNT, công tác đánh giá HĐ, công tác
phối hợp phụ huynh, thuận lợi và khó khăn của nhà trường, nguyện vọng.
* Phỏng vấn giáo viên và cán bộ quản lý
- Mục đích: khảo nghiệm tính “cần thiết” và “khả thi” của bộ biện pháp.

- Đối tượng: 6 giáo viên và 2 CBQL.
- Nội dung phỏng vấn: mức độ “cần thiết” và “khả thi” của bộ biện pháp.
b. Phương pháp quan sát
- Mục đích quan sát: thu thập thơng tin thực tế về công tác tổ chức HĐVCNT,
điều kiện cơ sở vật chất NT.
- Đối tượng quan sát: Cô và trẻ MG trong HĐVCNT của các trường MN trong
phạm vi nghiên cứu, cơ sở vật chất ngoài trời.
- Nội dung quan sát: Hoạt động của cô và trẻ khi VCNT, môi trường HĐVCNT.


8
8. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp:
- Bước đầu hệ thống được cơ sở lý luận tổng quan về HĐVCNT.
- Đánh giá được thực trạng tổ chức HĐVCNT ở một số trường mầm non tại địa
phương.
- Phân tích đúng các nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác tổ chức HĐVCNT.


9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
VUI CHƠI NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẪU GIÁO
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với đề tài nghiên cứu về tổ chức HĐVCNT, trong phần cơ sở lý luận, chúng tôi
đi tìm đáp án cho các câu hỏi “Vì sao phải tổ chức HĐVCNT cho trẻ?”; “Ở ngồi trời,
trẻ chơi gì?”, “Ở trường MN, HĐVCNT nên là HĐ chơi tự do hay GV tổ chức? và tổ
chức như thế nào?”. Do đó, trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tơi khái qt
lại các nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến các câu hỏi đã đặt ra.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Vui chơi ngày nay là món ăn “không thể thiếu” đối với trẻ mầm non, tuy nhiên,
nó đã từng được xem là lố bịch và khơng cần thiết [34]. Theo thời gian, giá trị của VC
được khẳng định bởi G.Spencer, S.Freud, Karl Groos, Erikson và vô số nhà nghiên cứu
khác.
Spencer (1873) – nhà triết học, nhà xã hội học và nhà sư phạm người Anh cho
rằng, VC giúp trẻ giải tỏa năng lượng dư thừa; còn Patrick (1916) lại chứng minh chơi
giúp khôi phục năng lượng. Ngày nay, cả hai quan điểm trên đều được ghi nhận ở khía
cạnh tích cực, khi thực tế cho thấy, những đứa trẻ béo phì giảm được cân nặng đáng kể
nhờ chơi, tập, vận động thường xuyên; hoặc người ta sử dụng trò chơi khởi động đầu
giờ học khiến người học cảm thấy phấn khởi, năng lượng dồi dào cho những HĐ mới
như Patrick từng nói “VC là phương thuốc tốt nhất để tái tạo lại năng lượng cần thiết
cho công việc” [32].
Nhà phân tâm học người Áo - S. Freud qua nghiên cứu của mình cho thấy, sự
tưởng tượng trong trò chơi cho phép đứa trẻ thể hiện lại những ký ức mà chúng yêu
thích, bắt chước người lớn để có được ý thức tự chủ và lịng tự trọng; hoặc đứa trẻ chơi
để thoát ra khỏi những rắc rối cá nhân, sợ hãi; và cảm thấy an toàn. Nhờ đó, trẻ sẽ đạt
được sự hiểu biết tốt hơn về bản thân và thế giới của chúng cũng như khả năng để đối
phó với thực tế cuộc sống [32]. Nói cách khác, khi chơi, trẻ thể hiện ra ngồi những
hành động không được xã hội chấp nhận hoặc mô phỏng lại đặc điểm của người mà trẻ
ngưỡng mộ, yêu thích [34]. Trong khi đó, Karl Groos (1901) với Thuyết thực hành lại


10
chỉ ra “trẻ con chơi để thực hành những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của chúng
một cách tự nhiên”. Quan điểm đó được Erikson nhấn mạnh lần nữa khi nói “VC trở
thành con đường để trẻ học về cuộc sống thực, cách quản lý nhiệm vụ cuộc sống, và có
kỹ năng để tham gia vào xã hội” [32].
Dần dần, các nhà khoa học khám phá ra mối liên hệ giữa chơi và hình thành nhân
cách. VC là cơ hội để trẻ thực hành các kỹ năng. Trong tác phẩm Niềm hạnh phúc của
con bạn, Arian Sumo Seipt - một trong những đại diện của thuyết trò chơi trị liệu - xem

TC là phương tiện để làm bình thường hóa các quan hệ của đứa trẻ với thực tế xung
quanh, xua tan đi những nỗi bực tức, bướng bỉnh. Trị chơi có thể giúp đứa trẻ loại bỏ
khỏi nhân cách một loạt những điểm yếu như tính nhỏng nhẻo, ích kỷ,… Trong trị chơi,
trẻ mơ phỏng lại tình huống này hoặc tình huống kia và như thế sẽ dẫn tới kết quả điều
trị tốt, làm lành lại những chấn thương, làm bình thường hóa mối quan hệ của trẻ với
người lớn [26]. Đồng loạt, các nhà nghiên cứu nhận thấy VC là phương tiện GD như
A.X.Macarencô, Cômenxki, Bêdêđốp, Phơ Bách, E.I.Chikhiepva, N.K.Crupxkaia,
K.Đ. Usinxki [11]. Các tác giả cho biết, nếu sử dụng trò chơi sẽ giúp trẻ học hiệu quả
hơn.
Các nhà lý luận đương đại cho rằng chơi là quyền của trẻ em và là một phương
tiện quan trọng cho sự phát triển của trẻ về mặt nhận thức, xã hội, thể chất, tình cảm
(Rubin, Fein, Vandenberg, (1983)). Vai trò của chơi được nhấn mạnh như là một phần
cần thiết và không thể thiếu [34]. Trong giai đoạn này, chúng ta nhìn thấy dấu ấn mạnh
mẽ của Froebel cho đến tận ngày nay khi ơng nhìn nhận trẻ con là một giai đoạn có
quyền riêng của chúng chứ khơng chỉ chuẩn bị cho cuộc sống của người lớn sau này.
Ông nhấn mạnh sự phát triển và chuyển đổi của trẻ thông qua chơi, trải nghiệm, các
HĐ tự thân và động cơ nội tại. Ông cho rằng nên tạo điều kiện và những cơ hội VC cho
đứa trẻ được tự HĐ qua các trị chơi. Khi đó MT chơi cần có thật nhiều nguyên vật
liệu mở và GV khai thác những điều kiện sẵn có để sắp xếp, tổ chức HĐ chơi phù
hợp với khả năng chơi của trẻ và giúp trẻ có thể tự hoạt động [31].
Trong các học thuyết hiện đại, người có rất nhiều đóng góp trong nghiên cứu về
trò chơi là Piaget (1969) với Thuyết phát sinh nhận thức. Ơng coi trị chơi là một trong
những hoạt động trí tuệ, là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ,


11
tạo ra sự thích nghi của trẻ với MT [26]. Ông đánh giá cao vai trò của VC: “Khi chơi,
ở trẻ phát triển tri giác, trí thơng minh, những khuynh hướng thử nghiệm, những bản
năng xã hội…” Vì thế ơng phê phán quan điểm xem hoạt động chơi của trẻ chỉ là một
sự giải lao hoặc giải phóng năng lượng dư thừa trong cơ thể trẻ. Quan điểm của ơng

có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xây dựng lý luận về trò chơi và đưa HĐVC vào
GD trẻ em ở nhiều nước trên thế giới.
Bằng những vai trò quan trọng đã được chứng minh, VC rõ ràng là phương tiện
để GD trẻ. Tuy nhiên, đến khi Froebel xây dựng trường MG đầu tiên thì VC mới chính
thức bước chân vào chương trình GD cho trẻ MN. Tới lượt Susan Isaccs, bà nhấn mạnh,
chơi là trung tâm của chương trình GD của trường MN [31].
Không cùng quan điểm với nhiều người, Maria Montessori chẳng những khơng
đề cao vai trị của chơi mà còn cho rằng, chơi làm ngăn trở sự phát triển của trẻ. Bà
không nhấn mạnh khuynh hướng chơi tự do, khám phá và tưởng tượng mà cung cấp MT
với học cụ được thiết kế có kích thước vừa với trẻ, tạo điều kiện để trẻ có thể học, thực
hành cuộc sống mà khơng có sự hiện diện và can thiệp của người lớn [31].
Tuy nhiên, đa phần các học giả vẫn tin rằng, chơi có giá trị to lớn đối với trẻ và
đó là lý do mà chơi vẫn mang dấu ấn đậm trong nhiều mơ hình dạy học hiện đại, thậm
chí ở Iceland, chơi tự do cịn thể hiện đến mức “trẻ đóng cửa lại, khơng cho GV quan
sát thấy những gì chúng đang chơi” [29].
Nếu trước đây, các nhà khoa học nghiên cứu nhiều về giá trị của chơi đối với trẻ,
thì sau này, khuynh hướng nghiên cứu thiên về MT chơi NT và sự ảnh hưởng của nó
(Frost & Klein (1983), Frost & Suderlin (1985), Frost & Wortham (1988)). Các tác giả
cho biết, sân chơi của trẻ đã trải qua nhiều giai đoạn từ sân chơi truyền thống với gạch,
thép, sắt, bề mặt sân lót bê tông gây nguy hiểm cho trẻ khi bị té và thiếu thẩm mỹ (Frost
& Klein, Rohane); sau đó là các loại sân chơi đương đại chủ yếu là phát triển vận động
thơ; sân chơi mang tính phiêu lưu là những khoảng đất trống vùng ngoại thành với các
vật liệu tái chế (Rohane); sân chơi sáng tạo khuyến khích trẻ tham gia những thử thách
về thể chất, xã hội, nhận thức (Frost & Klein) [34], [37].
Một vài sáng tạo của thiết kế MT chơi NT nổi lên ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Đặc
trưng của sân chơi là phát triển vận động thô, vận động tinh, biểu diễn kịch, và chơi


12
hợp tác. Năm 1986, mơ hình sân chơi vườn cát được thành lập bởi Dr. Maria

Zakerznewska đã nhanh chóng lan sang các nước [34].
Một vài bàn luận về đặc điểm của sân chơi NT như (1) tự do thoát khỏi sự ảnh
hưởng của người lớn (Smith & Connolly (1980)), (2) có sự kết hợp giữa các trang thiết
bị và vật liệu thiên nhiên, (3) là một không gian mở đa dạng, nơi mà trẻ có thể chạy,
nhảy, bị, lăn với bóng, túi đậu (Karin H.Spencer & Paul M.Wright). Về đồ chơi NT,
năm 1931, Lewin nói “Các đồ chơi phải hấp dẫn trẻ, người lớn phải xem xét nhu cầu
của trẻ tại thời điểm đó và kích thích bối cảnh MT”. Sau đó, những năm 50, 60 của thế
kỷ 20, Nichols (1955), Frost & Worthan (1988) đã mở ra “kỷ nguyên mới lạ” khi mà
chế tác nên các bức tượng có hình động vật và các phương tiện giao thơng trang trí cho
sân chơi NT. Tuy nhiên, Frost & Klein (1983) đã cho rằng nó làm vui lịng phụ huynh
hơn là mang lại giá trị và kích thích trẻ chơi. Bergen (1987), Perkin (1980), Wohlwill
& Helt (1987) cũng đồng ý rằng VL chơi ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội chơi của trẻ
[34].
Thiết kế MT chơi NT được thể hiện trong các tác phầm của Judith Van Hoorn,
Patrica Nourot, Barbara Scales, Keith Alward (1993), Vicki Mulligan (1996), Joan
P.Isenberq, Mary Renck Jalongo (1997), Kelly Ross Kantz (2004) đề cập đến độ an
toàn, tính thẩm mỹ, cung cấp nhiều cơ hội để trẻ chơi, học và làm. Khi thiết kế môi
trường NT cần tạo điều kiện để trẻ có thể chơi nhiều dạng trò chơi khác nhau. Các tác
giả còn hướng dẫn cách trang bị, sắp xếp vật liệu chơi và bố trí không gian chơi [30],
[37], [40].
Giá trị của VCNT về cơ bản cũng cùng hệ giá trị với VC trong lớp, hay gọi chung
là VC. Tuy nhiên, chơi ở NT trẻ có cơ hội tương tác cao với MT, đặc biệt là thiên nhiên;
khơng gian mở, khơng khí thống đãng; cơ hội vận động cao có lợi đặc biệt cho sự phát
triển của trẻ (Kellert (2005), Bodrova & Leong (2005), Lester & Russell (2008),
Frances MingKuo). Do đó, cho trẻ chơi ở NT trở thành xu hướng GD hiện nay. Tại các
quốc gia có nền GD tiên tiến như Thụy Điển và các nước Bắc Âu, Nhật Bản, Mỹ, Úc
rộ lên mô hình trường mầm non ở rừng (Forest Kingdergarten) nơi mà đứa trẻ mỗi ngày
được chơi ở NT, khám phá và hịa mình với thiên nhiên, thốt khỏi khơng gian của máy
lạnh và bốn bức tường [39], [46], [47], [50].



13
Nói về phương pháp tổ chức HĐVC cho trẻ, K.Đ.Usinxki khuyên người lớn hãy
để cho trẻ chơi theo ý của chúng, không được áp đặt trẻ chơi và không chơi hộ trẻ. Ellis
(1973) cho rằng thiết kế (tạo ra) các trò chơi mới, phối hợp sử dụng VL bằng nhiều cách
khác nhau và đa dạng VL chơi NT là biện pháp làm tăng hưng phấn và thích thú của trẻ
[34].
Trong tổ chức HĐ chơi nói chung và chơi NT nói riêng, người lớn được đề cập
với những vai trò như hỗ trợ trẻ, cung cấp VLC và ý tưởng, quan sát trẻ trong khi chơi,
ghi chép và đánh giá HĐ chơi của trẻ. Froebel lưu ý, vai trò của người lớn bắt đầu ở nơi
người học, cần can thiệp một cách tinh tế trong HĐ của trẻ, gồm cả việc chơi. Steiner đề
cao vai trò của GV trong việc phát triển cá nhân trẻ. Trong khi John Dewey nhấn mạnh
con đường mà trẻ học là đồng xây dựng kiến thức, có nghĩa là GV và trẻ tương tác qua
lại cùng nhau chứ không phải trẻ HĐ theo hướng dẫn của GV, mà chính trẻ là người chủ
động tham gia tích cực vào MT và trải nghiệm. Susan Isaccs bổ sung “vai trò của GV là
người quan sát, xác định nhu cầu và hứng thú của trẻ” [31], [42].
Theo tài liệu tổng hợp của Elizabeth Wood và Jane Attfield [31] xét từ quá khứ
đến hiện tại, VC của trẻ nổi bật lên những nội dung sau:
- VC, cũng như các HĐ khác đều lấy trẻ làm trung tâm. Nghĩa là HĐ phải xuất
phát từ nhu cầu và hứng thú của trẻ thì chúng sẽ sẵn sàng, sốt sắng để tham gia hay học
những điều mới mẻ.
- Khoảng cách giữa chơi và làm việc là không thể xác định rõ ràng.
- Trẻ con học tốt nhất qua MT, nơi mà cung cấp phong phú nguồn tài nguyên cho
trẻ lựa chọn, chủ động trong HĐ và giải quyết các vấn đề.
- GV cần học cách làm tăng hứng thú và tạo động cơ cho trẻ.
- Nhấn mạnh vai trò của GV trong can thiệp, tương tác, đặc biệt trong việc chơi
tự do và những HĐ khởi đầu của trẻ.
Có thể thấy, các vấn đề về VC, được các nhà nghiên cứu mổ xẻ ở nhiều khía cạnh
khác nhau giúp cho tác giả có cái nhìn đa chiều về hoạt động đặc biệt này cũng như cung
cấp các dữ liệu cho cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.



14
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta, vui chơi được xác định là HĐ chủ đạo, là “linh hồn” của chương trình
giáo dục MN. HĐVC khơng chỉ chiếm nhiều thời gian của trẻ mà còn chi phối các HĐ
khác bởi trẻ “học mà chơi, chơi bằng học”, “làm mà vui, vui mới làm”… Trẻ cần chơi
như người lớn cần cơm ăn, nước uống hằng ngày. Không chơi, trẻ không phát triển,
không chơi, đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống. Quan điểm trên được sự
đồng thuận cao của nhiều tác giả như Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hòa, Trần Thị
Ngọc Trâm, Đinh Văn Vang [11], [23], [25], [26].
Chính vì vậy, các tài liệu là sách tham khảo, giáo trình thường xoay quanh mục
tiêu chính là đưa ra những chỉ dẫn giúp GV tổ chức HĐVC đạt hiệu quả. Tác phẩm
Hướng dẫn tổ chức HĐVC của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Chúc (1981) [7], quyển sách
Tổ chức hoạt động VC cho trẻ ở trường Mầm non - tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà
(2006); Giáo trình Tổ chức hoạt động VC cho trẻ mầm non - tác giả Đinh Văn Vang
(2009). Nội dung chính của các tác phẩm là trình bày những thơng tin cập nhật về trò
chơi trẻ em, cách thức trợ giúp trẻ chơi và những HĐ để giúp GVMN tổ chức có
hiệu quả HĐVC của trẻ. Trong đó, tài liệu của cơ Nguyễn Thị Thanh Hà giúp tác giả
có cái nhìn khái qt về VC nói chung và VCNT nói riêng bao gồm việc xác định
HĐVCNT, cách tổ chức của GV, cách xây dựng MT (đặc biệt là trang bị đồ chơi),
hiểu sâu sắc hơn về vai trò của người lớn đối với việc chơi của trẻ [10].
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng nhiều nội dung
chuyên đề Triển khai chương trình đổi mới phương pháp, hình thức hoạt động VC nhằm
hướng dẫn GV cách thức tổ chức hoạt động VC cho trẻ theo quan điểm GD lấy trẻ
làm trung tâm. GV cần tổ chức hoạt động chơi theo nhiều hình thức đa dạng, phong
phú, kích thích sự phát triển của trẻ qua các trang thiết bị NT; kích thích các vận động
khác nhau của trẻ. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lí và giáo viên
mầm non năm học 2015 – 2016 [3] đã có hẳn một chuyên đề Hướng dẫn tổ chức
HĐCNT giúp hình thành nhận thức đúng đắn về vai trị của chơi NT, hiểu được nguyên

tắc tổ chức, biết được các nội dung và việc cần làm khi tổ chức HĐCNT. Tài liệu Hướng
dẫn thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm (2017) đã thiết kế 6 tiêu


15
chí, 18 chỉ số, giúp GV có cơ sở cụ thể để thực hiện quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
khi tổ chức HĐVC [9].
Những năm gần đây, các tài liệu, bài viết, luận văn nghiên cứu liên quan đến
HĐVCNT khá đa dạng:
Bàn về lợi ích của HĐVCNT, có tác giả Lê Thị Thanh Nga (2013) [15], Phạm
Thị Loan (2014) [14] như giúp trẻ dễ hịa nhập, thích nghi, mở rộng sự hiểu biết về
xung quanh, hình thành những tính tốt.
Nói về mơi trường chơi NT, có tác giả Trần Thị Hồng Thắm (2016) [19] hay các
tác giả Lê Thị Huệ - Trần Thị Hương – Phạm Thị Tâm (2017) đề cập đến các điều kiện
cần thiết của sân chơi, hướng dẫn bố trí mơi trường chơi.
Biện pháp tổ chức các HĐNT cũng là một nội dung được chú ý.Tác giả Nguyễn
Ánh Tuyết khi nghiên cứu Một số biện pháp tổ chức HĐNT nhằm phát triển thể lực
cho trẻ 5 - 6 tuổi, đã đưa ra các biện pháp: cần lựa trò chơi phù hợp, lập kế hoạch, tạo
MT, phương tiện phong phú, đánh giá trẻ trong HĐVCNT, tăng cường rèn luyện có
hệ thống các kỹ năng vận động. Đây là cơ sở giúp trẻ tự tin, hứng thú, thích tham gia
vào hoạt động ngồi trời. Ngồi ra, cịn có tác giả Nguyễn Thị Xuân (2007) [28], tác giả
Nguyễn Thị Lệ Phú (2016) với luận văn cao học cũng bàn về vấn đề này [16].
Nhằm giúp GV có thêm kho trò chơi phong phú cho giờ chơi NT, các tác giả
Nguyễn Thị Kim Anh (2016), Bùi Thị Việt (2016), đã đề xuất một số trò chơi như trò
chơi và bài tập với bóng, trị chơi với nước [1], [27].
Có thể thấy, trong lĩnh vực tổ chức HĐVCNT cho trẻ có khá nhiều bài viết và
tài liệu đã được giới thiệu. Tuy nhiên, nghiên cứu qua các tài liệu, chúng ta nhận thấy
các tác giả hầu hết bàn về VC nói chung, cịn VCNT thì đang được nhìn nhận ở những
mảng riêng lẻ như giá trị, biện pháp tổ chức, tổ chức MT. Do đó, với đề tài “Thực trạng
tổ chức HĐVCNT cho trẻ MG ở một số trường mầm non tại thành phố Cao Lãnh,

Đồng Tháp” chúng tôi cố gắng phân tích, tổng hợp các tài liệu, hệ thống dữ liệu, nhằm
bước đầu hình thành khái quát lý luận về HĐVCNT, lấy đó làm cơ sở đánh giá thực
trạng HĐ, tìm hiểu những điều hợp lý và bất hợp lý, cũng như ưu nhược điểm trong
công tác tổ chức HĐVCNT, tạo nên cơ sở thực tiễn để nghiên cứu tiếp theo.


×