Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.4 KB, 22 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Khơng thể phủ nhận rằng: “Văn học là nhân học”, “Dạy văn là dạy cách
làm người”, trong chương trình mơn Tiếng Việt ở Tiểu học thông qua việc dạy
học các tác phẩm văn học của các tác giả tiêu biểu nước ngoài và Việt Nam đã
góp phần bồi dưỡng tâm hồn, xây dựng nhân cách và năng lực cảm thụ cho học
sinh. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học hết sức cô đọng và giàu hình tượng. Để
hiểu sâu sắc những vấn đề được tác giả tâm huyết thể hiện qua ngôn ngữ văn
học nhiều khi không phải dễ, ngay cả đối với nhiều người lớn chúng ta nói gì
đến các em học sinh Tiểu học khi mà vốn sống, vốn ngôn ngữ của các em tích
luỹ chưa được nhiều.
Trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, đọc hiểu văn bản văn chương hay
còn gọi là cảm thụ văn học được xem là khó và khá thú vị. Đây là một năng lực
bắt buộc cần phải có ở những học sinh có năng khiếu mơn Tiếng Việt. Bởi vì,
cùng với Luyện từ và câu và phần Tập làm văn, Cảm thụ văn học là một trong
ba nội dung tạo nên một đề giao lưu cho học sinh có năng khiếu mơn Tiếng
Việt. Để có được kết quả bồi dưỡng nhằm nâng cao cả về số lượng và chất
lượng cho học sinh có năng khiếu mơn Tiếng Việt nhằm góp phần xây dựng
một Trường tiểu học chất lượng cao trong xu thế hội nhập hiện nay thì việc bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em là rất cấp thiết. Nhưng để các em
hiểu và cảm nhận vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống của các em nhất là
đối với học sinh vùng cao - vùng dân tộc thiểu số. Là một giáo viên được nhà
trường phân công đảm nhận bồi dưỡng học sinh có năng lực hồn thành tốt
mơn Tiếng Việt khối 5, tôi rất tâm huyết với vấn đề này và luôn băn khoăn,
trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng và hiệu quả cảm thụ văn học cho học
sinh của mình. Sáng kiến: “Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực làm bài
cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5” là kết quả của những trải nghiệm trong
q trình dạy học của bản thân tơi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
bạn đồng nghiệp!
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ


văn học cho học sinh lớp 4 - 5 nói chung và học sinh có năng lực hồn thành
tốt mơn Tiếng Việt lớp 4 - 5 nói riêng đã thơi thúc tơi tìm hiểu vấn đề để tìm
cách giúp các em có được khả năng cảm thụ văn học một cách tốt hơn khi học
về cảm thụ văn học trong quá trình bồi dưỡng năng lực môn Tiếng Việt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học của học sinh
lớp 5, trường Tiểu học Tam Văn, Lang Chánh
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Ở đây
phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều
tra từng giai đoạn trong suốt thời gian thực hiện sáng kiến. Ở mỗi giai đoạn
1


tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước, với
kết quả năm trước và cuối cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh
nghiệm.
- PP thống kê, xử lý số liệu. Sử dụng trong quá trình thống kê số liệu,
so sánh kết quả trong từng giai đoạn khảo sát để phân tích, đối chứng kết quả.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Ngay sau khi
nhận lớp bồi dưỡng, nhận thấy khả năng tiếp thu và làm bài của các em cịn
nhiều hạn chế, tơi đã tiến hành nghiên cứu và xây các cơ sở để tiến hành thực
nghiệm vấn đề.

2


II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận

Học sinh Tiểu học thường học các phân môn của môn tiếng Việt đặc biệt
là phần rèn luyện cảm thụ văn học cuối mỗi giờ. Trong khi khả năng của các
em là chưa cùng một lúc chú ý đến được nhiều đối tượng và sự phát hiện cũng
chưa cao nên việc duy trì sự tập trung chú ý 35 phút trong mỗi giờ học chưa
cao. Do đó, để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, ươm mầm năng khiếu
văn chương cũng như việc giúp các em cảm nhận được giá trị nghệ thuật, giá
trị giáo dục trong mỗi bài văn, bài thơ, câu chuyện, giáo viên nên phối hợp
linh hoạt các biện pháp, các con đường tiếp cận khác nhau. Hơn nữa các em
chỉ có thể lĩnh hội được những giá trị trên khi các em đã được luyện đọc cũng
như tìm hiểu kĩ và nắm được nội dung tác phẩm.
Tư duy của trẻ em bậc tiểu học chuyển dần từ trực quan cụ thể sang tư
duy trừu tượng, khái quát nhờ vào khả năng ngơn ngữ. Đó là giai đoạn lớp 4,
lớp 5 khi hình thành khái niệm. Học sinh dựa vào những dấu hiệu phản ánh
mối liên hệ và quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng, các em đã biết
xếp lại, phân tích, tổng hợp chúng. Từ đặc điểm này, chúng ta có thể xác lập
được một hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em.
Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học ở Tiểu học chính là tiếp nhận,
hiểu và cảm nhận được văn chương, các hình ảnh văn chương, đặc điểm của
ngơn ngữ văn chương. Hay nói cách khác, đó là sự cảm nhận những giá trị nổi
bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm
(cuốn truyện, bài văn, bài thơ...) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn,
đoạn thơ...) thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.
Chủ đề tác phẩm thể hiện nội dung tác phẩm. Nắm vững chủ đề tác
phẩm là cơ sở để hiểu tác phẩm. Điều này là cần thiết và vô cùng quan trọng
trong việc hướng dẫn làm văn cảm thụ cho học sinh Tiểu học.
Tư tưởng, ý nghĩa của các tác phẩm văn học được thể hiện qua nội dung
của tác phẩm. Trong tác phẩm của mình, các tác giả thường sử dụng các biện
pháp nghệ thuật để thể hiện nội dung ấy. Các đề bài làm văn cảm thụ thường
đưa ra các đoạn văn, đoạn thơ, tình tiết truyện để yêu cầu học sinh nêu nội
dung hoặc phát hiện các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn trích

đó. Việc nắm vững và tìm ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong
đoạn thơ, đoạn văn, bài văn, bài thơ sẽ là một chìa khoá quan trọng để các em
làm tốt bài văn cảm thụ.
2.2. Thực trạng
* Về phía giáo viên: Các tác phẩm văn học được chọn dạy ở Tiểu học là
các tác phẩm ngắn, đoạn văn, đoạn thơ và chủ yếu được tiến hành qua tiết Tập
đọc với thời lượng không nhiều (chỉ từ 35 - 40 phút). Đây là một hạn chế
không nhỏ tới việc giáo viên bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh,
giáo viên không đủ thời gian giúp học sinh lĩnh hội, tiếp thu đầy đủ ý nghĩa, giá
trị sâu sắc của các tác phẩm văn học.
3


Bên cạnh đó số lượng và chất lượng học sinh có năng lực học tốt mơn
Tiếng Việt trong nhà trường còn thấp dẫn đến giáo viên chưa chú trọng vào việc
dạy cho học sinh cảm thụ văn học. Dẫn đến một số hạn chế sau:
- Giáo viên chưa hệ thống được các chủ điểm trong phân môn tập đọc ở
các lớp 4, 5.
- Chưa cung cấp cho học sinh được các biện pháp tu từ thường gặp trong
các bài đọc.
- Chưa nắm bắt đầy đủ các dạng bài tập cảm thụ ở tiểu học để cung cấp
cho học sinh.
- Không dạy cho học sinh các bước và các cách cảm thụ một đoạn văn,
đoạn thơ mà chỉ dạy theo cảm hứng và suy nghĩ của học sinh.
- Giáo viên chưa chú trọng vào việc dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung
mà để học sinh đọc rồi hướng dẫn một cách chung chung.
* Về phía học sinh: Phần đa học sinh cịn ngại học Tiếng Việt nói chung
và nhất là cảm thụ văn học nói riêng vì phải viết nhiều, suy nghĩ phải tập trung
cao mà không phải học sinh nào cũng có khả năng và đầy đủ kiến thức để cảm
thụ được văn học. Đặc biệt, đối với học sinh là học sinh dân tộc thiểu số vốn

sống, vốn ngơn ngữ của các em cịn nghèo nàn, khả năng học Tiếng Việt cịn
nhiều hạn chế. Vì vậy dẫn đến khả năng làm bài cảm thụ của các em còn gặp
nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, vì chưa được tìm hiểu nên các em không nhận ra được các
biện pháp nghệ thuật tu từ trong đoạn văn, đoạn thơ cũng như cách thức làm bài
dẫn đến chỉ đọc và hiểu gì viết đó nên nội dung cịn sơ sài, trình tự chưa hợp lý,
bố cục chưa chặt chẽ.
* Về phía phụ huynh: Là vùng dân tộc thiểu số, trình độ dân trí chưa cao
nên việc giúp đỡ con em trong quá trình học tập cịn nhiều hạn chế. Với cảm thụ
văn học phụ huynh không thể giúp học sinh được mà chỉ là do giáo viên và khả
năng của các em.
Qua thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy: Việc dạy - học của giáo viên và
học sinh chủ yếu được tiến hành qua tiết Tập đọc thơng qua việc tìm hiểu tác
phẩm với các câu hỏi trong sách giáo khoa bằng lối hỏi đáp. Đồng thời với
những học sinh có năng khiếu học tập mơn Tiếng Việt địi hỏi các em phải
hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm nhưng trong khi dạy cảm thụ cho học sinh thì
phần lớn là giáo viên hướng dẫn chung chung và các em tự hiểu gì viết nấy.
Điều này dẫn đến chất lượng, hiệu quả dạy học không cao; không mở rộng
được phạm vi tiếp cận các tác phẩm văn học qua các bài tập đọc hay các tác
phẩm ngoài nhà trường trong khi học sinh rất có nhu cầu và thực tế các em đã
tiếp cận với nhiều tác phẩm khác.
Từ thực trạng dạy học như trên, tôi nhận thấy: Khả năng hiểu tác phẩm,
tích luỹ vốn ngơn ngữ văn học và vận dụng chúng trong quá trình học tập và
giao tiếp của học sinh không cao. Dẫn đến kết quả làm bài cảm thụ của các
em chưa được tốt.
Để nắm vững tình hình học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi
4


cho việc nghiên cứu, triển khai sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng

học sinh lớp bồi dưỡng học sinh môn Tiếng Việt do tôi phụ trách năm học
2017 - 2018 sau một tuần học, kết quả thu được như sau (các em được chọn là
những em vào diện học tốt nhất của các lớp):
HTT
HT
CHT
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
15 HS
3
20
13
80
0
0
Từ kết quả thu được, để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học
sinh, tơi đã mạnh dạn tìm hiểu nội dung cảm thụ văn học ở Tiểu học và vận
dụng vào quá trình dạy học của mình.
2.3. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1. Hệ thống các chủ đề được dạy trong môn Tiếng Việt ở
lớp 4, 5.
Để làm được bài văn cảm thụ, người viết phải nắm vững nội dung, tư tưởng
của tác phẩm hay nói cách khác là nắm được chủ đề của tác phẩm. Việc nắm vững
chủ đề của tác phẩm văn học là một khó khăn đầu tiên mà học sinh gặp phải khi tiến
hành làm bài văn cảm thụ. Vì vậy, mở đầu phần hướng dẫn học sinh làm bài cảm thụ
văn học, tôi cho học sinh hệ thống lại các chủ đề được giảng dạy ở lớp 4, 5:

Các bài Tập đọc ở lớp 4, 5 thường xoay quanh các chủ đề:
- Vẻ đẹp và tình u q hương đất nước, lịng tự hào dân tộc.
- Tình cảm con người: Tình cảm gia đình (tình mẹ con, cha mẹ với con
cái, tình cảm anh chị em...), tình cảm thầy trị, tình u thương đối với những
người xung quanh, với Bác Hồ, tình yêu cuộc sống.
- Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên; những mơ ước của thiếu
nhi, khao khát khám phá, chinh phục thế giới.
Cụ thể:
Lớp 4: Các bài Tập đọc được chia thành 10 chủ điểm:
Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đơi cánh
ước mơ; Có chí thì nên; Tiếng sáo diều; Người ta là hoa đất; Vẻ đẹp muôn
màu; Những người quả cảm; Khám phá thế giới; Tình yêu cuộc sống.
Lớp 5: Các bài Tập đọc được chia thành 10 chủ điểm:
Việt Nam - Tổ quốc em; Cánh chim hồ bình; Con người với thiên
nhiên; Giữ lấy màu xanh; Vì hạnh phúc con người; Người cơng dân; Vì cuộc
sống thanh bình; Nhớ nguồn; Nam và nữ; Những chủ nhân tương lai.
Biện pháp 2. Cung cấp một số biện pháp nghệ thuật
(tu từ) thường gặp:
“Các đề bài cảm thụ văn học thường đưa ra các đoạn văn, đoạn thơ tình
tiết truyện để yêu cầu các em phát hiện ra các yếu tố nghệ thuật, đánh giá tác
dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung; hoặc yêu cầu các em bình giá giá
trị nội dung, phân tích ý nghĩa của đoạn văn, đoạn thơ, tình tiết truyện được
đưa ra” [1]. Vì vậy, việc tiếp theo trong quá trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ
văn học cho học sinh mà tơi làm là hệ thống hố và cung cấp cho học sinh
Tổng số

5


một số kiến thức về các biện pháp nghệ thuật. Các kiến thức mà tôi cung cấp

cho các em như sau:
* So sánh: So sánh là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại khơng
đồng nhất nhau hồn tồn mà chỉ giống nhau một nét nào đó về màu sắc, hình
dáng, ngữ nghĩa...
Ví dụ:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà
(Mẹ vắng nhà ngày bão - Bùi Hiển) [4].
- Tác dụng: Phép so sánh trong văn học có tác dụng tạo ra cảm giác
mới mẻ, giúp sự vật được miêu tả trở nên cụ thể, sống động...
- Cách nhận biết: Trong câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh thường
có các từ: là, như, bằng, tựa, tựa như... và dấu hai chấm (:) dấu gạch ngang (-).
* Nhân hoá: Nhân hố là cách gọi hoặc tả đồ vật, lồi vật, cây cối... bằng
những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người (hoặc nói cách khác là gắn
cho đồ vật, lồi vật, cây cối… tình cảm, trạng thái, hoạt động... như con người).
Ví dụ: Trong bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Hãy nêu lên vẻ đẹp của đoạn thơ trên?
*Đáp án tham khảo:
Cây tre là một lồi cây gắn bó mật thiết với đời sống của con người Việt
Nam. Tre khơng chỉ có sức sống mạnh mẽ mà cịn có thói quen sống thành luỹ,
thành hàng. Họ hàng nhà tre luôn sống bao bọc, che chở, quấn quýt quây quần bên
nhau. Bằng cách sử dụng biện pháp nhân hố thơng qua các từ “ơm”, “níu”,
“thương nhau”,..., nhà thơ Nguyễn Duy không chỉ giúp ta hiểu rõ phẩm chất tốt đẹp
của cây tre Việt Nam, mà qua đó cịn giúp ta hiểu hơn những phẩm chất, những

truyền thống cao đẹp của con người Vịêt Nam, dân tộc Việt Nam. [2].
- Tác dụng: Nghệ thuật nhân hố giúp cho thế giới lồi vật, đồ vật, cây
cối... trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, biểu thị được những tình cảm, suy
nghĩ của con người.
* Điệp từ, điệp ngữ: Các từ ngữ được nhắc lại nhiều lần theo chủ định
nhằm nhấn mạnh một ý nào đó.
Ví dụ:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sơng Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay.
6


(Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa) [5].
Với ba từ có, tác giả đã khẳng định trong hạt gạo bé nhỏ đã chứa không biết
bao nhiêu tinh tuý của thiên nhiên, đất trời, tình yêu, sức lao động của con người.
Trong hạt gạo có vị phù sa của sơng Kinh Thầy, đó chính là tinh t của đất.
Trong hạt gạo có hương sen thơm trong hồ nước đầy, đó chính là hương sắc của
nước. Trong hạt gạo có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay. Lời hát ngọt bùi đắng cay ở
đây chính là cả tình u và nỗi vất vả của mẹ cùng biết bao người. Nhờ biện pháp
điệp từ tác giả đã khẳng định ngợi ca giá trị lớn lao của hạt gạo - hạt vàng.[1]
Chú ý: Cần phân biệt các từ ngữ được lặp lại với chủ định nhấn mạnh
một ý nào đó (điệp ngữ) với các từ ngữ được lặp lại ngẫu nhiên, liên kết câu
thơng thường.
Ví dụ: Thấy Ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi. Nó toan xơng đến ăn
thịt Ngựa, nhưng lại sợ Ngựa chạy mất.

(La Phông - ten) [5].
Từ “Ngựa” được lặp lại nhằm liên kết câu, không phải là biện pháp
nghệ thuật điệp ngữ.
* Đảo ngữ: Đảo trật tự của các từ ngữ hoặc đưa vị ngữ đứng trước chủ
ngữ nhằm nhấn mạnh giá trị biểu cảm nào đó.
Ví dụ 1: Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.
(Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách) [4].
Trong câu văn trên, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ: đảo
“lác đác” (bổ nghĩa cho vị ngữ) lên trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh, làm nổi
bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.
Ví dụ 2:
Đẹp vơ cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sơng Lơ, hị ơ tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
(Ta đi tới - Tố Hữu)
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ đưa vị ngữ đứng trước chủ ngữ (Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi) nhằm nhấn mạnh
vẻ đẹp của đất nước ta được tác giả nêu ra ở các dịng thơ sau của đoạn trích.
Đồng thời với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này, tác giả đã nói lên lịng tự
hào dân tộc.
* Ẩn dụ: Dùng cái này để nói đến cái khác.
Ví dụ:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay.
(Việt Bắc - Tố Hữu) [3].
Áo chàm chỉ người dân Việt Bắc.
* Chơi chữ: Chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu
nói nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
Ví dụ:
- Kiến bị đĩa thịt bị.

- Ruồi đậu mâm xơi đậu.
Biện pháp 3: Dạy các dạng bài tập cảm thụ cơ bản.
7


Dạng 1: Bài tập phát hiện và chỉ ra giá trị của cách dùng từ, đặt câu
sinh động
Ví dụ: Hãy cho biết mỗi câu văn dài (nhiều vị ngữ) dưới đây giúp em
cảm nhận được điều gì thú vị?
(1) Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi, từ các đồi trọc Lộc Bình xơn xao
xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên
biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng.
(Rừng hồi xứ Lạng - Tô Hồi) [4].
(2) Gió tây lướt thướt bay, qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền
núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thơn xóm Chin San.
(Mùa thảo quả - Ma Văn Kháng) [5].
Gợi ý: (1): Mùi hồi ngào ngạt toả mạnh đi khắp nẻo, ngỡ như trên vùng
đất Lạng Sơn đâu đâu cũng đượm mùi hồi chín.
(2): Hương thảo quả thơm nồng, lan toả đi rất xa, từ rừng qua núi, vào
đến tận thơn xóm Chin San.
(1), (2): Chúng ta cảm nhận được một sự lan toả nhanh, mạnh, xa rộng,
không dứt, tưởng như cả đất trời được sưởi ấm bởi hương thơm ngào ngạt,
nồng nàn; gợi lên một cuộc sống yên ổn, thanh bình, ấm áp và no đủ.
Dạng 2: Bài tập phát hiện và chỉ ra cái hay của những hình ảnh, chi
tiết, ý thơ có giá trị gợi tả:
Ví dụ: Nhớ về Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu có viết:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình. [3].
Em có nhận xét gì về hình ảnh những người dân Việt Bắc được gợi tả
qua đoạn thơ trên?
Gợi ý: Hình ảnh người dân Việt Bắc được gợi tả qua đoạn thơ thật mộc
mạc, bình dị, thân thương; những con người cần cù, chịu khó, sống cuộc sống
bình yên giữa quê hương tươi đẹp.
Dạng 3: Bài tập về phát hiện và chỉ ra giá trị của một số biện pháp tu
từ (nghệ thuật):
Ví dụ 1: Trong khổ thơ dưới đây, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả
nội dung thêm sinh động, gợi cảm thế nào?
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ?
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
(Rừng cọ q tơi - Nguyễn Viết Bình) [4].
Gợi ý: Hình ảnh, âm thanh “tiếng thác dội về”, “ào ào trận gió” đã
góp phần diễn tả được sự mạnh mẽ, vang động của tiếng mưa rơi trong rừng
8


cọ; gợi cảm xúc mới lạ, thú vị.
Ví dụ 2: Chỉ rõ điệp ngữ trong đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng
của nó?
“Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái,
trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê mận. Thoắt cái, gió
xn hây hẩy, nồng nàn với những bơng hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”
(Đường lên Sa Pa - Nguyễn Phan Hách) [5].
Gợi ý : Bằng cách sử dụng điệp ngữ “Thoắt cái...”, tác giả đã giúp
người đọc cảm nhận được sự thay đổi bất ngờ của cảnh vật. Qua sự thay đổi

bất ngờ đó, khơng gian cũng thoắt ẩn, thoắt hiện, thời gian cũng vì thế mà
thoắt đến, thoắt đi... Sự thay đổi đó cịn gợi cho người đọc những cảm giác
đột ngột, ngỡ ngàng và vỡ oà theo từng khoảnh khắc thay đổi của nhịp thu.[2]
Ví dụ 3: Hãy chỉ ra hình ảnh so sánh hoặc nhân hố mà em thích nhất trong
bài Sau trận mưa rào và giải thích vì sao em thích.
Gợi ý: Trong bài Sau trận mưa rào có nhiều hình ảnh so sánh và nhân
hố nhưng em thích nhất hình ảnh “Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thước
nhung, gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa khơng một tí bụi”. Bằng biện
pháp nhân hoá, tác giả đã thổi vào cỏ cây, hoa lá một sức sống mạnh mẽ của
con người. Tất cả mới tinh khơi vì vừa tắm gội. Tất cả vẻ đẹp như bày ra
trước mắt chúng ta,đưa ta lạc vào thế giới thần tiên đầy màu sắc lung linh
huyền ảo như thực như mơ.
Dạng 4: Bài tập về phát hiện và bình giá các nhân vật hay tình tiết
trong truyện
Ví dụ: Trình bày cảm nhận của em về “lịng thương người” - một nét tính
cách tiêu biểu của Dế Mèn trong câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu của nhà
văn Tơ Hồi.
Gợi ý: Nhân vật Dến Mèn trong mẩu chuyện “Dế mèn bênh vực kẻ
yếu” của Nhà văn Tơ Hồi đã để lại cho ta ấn tượng tuyệt đẹp. Đó là một con
người giàu tình thương người. Khi nghe “tiếng khóc tỉ tê” và thấy chị Nhà
Trị “gục đầu” bên tảng đá cuội, nếu là người khác chắc sẽ thờ ơ, bỏ mặc
nhưng Dế Mèn đã “đến gần” và “gặng hỏi” cho thấy Dế Mèn đã rất quan tâm
đến mọi người. Hình ảnh chị Nhà Trị “đã bé nhỏ lại gầy gị q” với đơi cánh
“ngắn chùn chùn” đã làm Dế Mèn rất cảm thương. Chú ta càng xúc động hơn
trước cảnh ngộ bất hạnh của chị: “Mẹ mất”, “sống thui thủi” một mình,
“túng thiếu” … lại cịn bị đe dọa bởi món nợ truyền đời của bọn nhện. Cử chỉ
“xoè hai càng ra”, “dắt chị Nhà Trị đi” và lời nói: “Em đừng sợ, hãy về với
tôi đây…” càng thể hiện rõ hơn phẩm chất đáng quý của Dế Mèn: giàu tình
thương yêu, sẵn sàng che chở, giúp đỡ những người yếu đuối bất hạnh. Dế
Mèn đúng là biểu tượng của tình thương u, lịng nhân ái. Dế Mèn đã để lại

trong lịng ta bao tình cảm mến thương, cảm phục.
Dạng 5: Bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn:
Ví dụ 1:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà.
9


Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa.
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời.
Thêm yêu tiếng hát, nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.”
(Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa) [4].
Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc bài thơ này.
Gợi ý: - Bài thơ “Nghe thầy đọc thơ” của Trần Đăng Khoa là một bài
thơ rất hay, giàu hình tượng thẩm mĩ, làm xúc động người đọc, người nghe.
- Bài thơ nói lên sự thích thú, say mê của tác giả khi nghe thầy đọc thơ.
Niềm hứng khởi đó đã được tác giả thể hiện thành cơng qua các biện pháp
nghệ thuật. Hình ảnh “tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà” thật là sinh
động. Cách dùng từ “đỏ nắng”, “xanh cây” giúp ta hình dung được màu sắc
đang chuyển động, gây ấn tượng mới lạ đối với người đọc. “Tiếng thơ” vốn là
điều chỉ nghe và cảm nhận được nay dường như có thể nhìn thấy được.
Khơng chỉ có thế, nghe thơ tác giả cịn tưởng tượng đến mái chèo, dịng sơng,
người bà u dấu năm xưa và nhất là “nghe trăng thở động tàu dừa” là một
hình ảnh rất tinh tế, hấp dẫn được tơn lên bằng biện pháp nghệ thuật nhân
hố. Ánh trăng được cảm nhận từ hơi thở nhẹ làm tàu dừa lay động. “Tiếng
thơ” của thầy đã làm cho cảnh vật được giao hồ với nhau… Tất cả điều đó
cho ta thấy rõ tác giả đã xúc động biết nhường nào trước “tiếng thơ” của thầy.

Vì thế cho nên:
“Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.”
- Tiếng thơ của người thầy đã mở ra cho tâm hồn nhà thơ biết bao
nhiêu hình ảnh, tình cảm, suy nghĩ đẹp.
Ví dụ 2:
Trong bài thơ “Con cị”, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lịng mẹ vẫn theo con.
Gợi ý: Tình Mẫu tử - Tình mẹ con, xưa nay vẫn được coi là thứ tình
cảm thiêng liêng nhất. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời, lòng mẹ
vẫn theo con.” Chỉ bằng 2 câu thơ ngắn (gói gọn trong 16 tiếng), nhà thơ Chế
Lan Viên đã giúp ta hiểu rõ hơn sự cao cả của tình mẹ. Vâng, con dù đã lớn,
đã trưởng thành nhưng con mãi mãi “vẫn là con của mẹ”. Tình thương yêu
của mẹ dành cho con vẫn luôn tràn đầy, không bao giờ vơi cạn. Và dù có “đi
hết đời” (sống trọn cả cuộc đời) thì tình thương của mẹ với con vẫn cịn sống
mãi, “vẫn theo con” để quan tâm, lo lắng, giúp đỡ con, dẫn đường chỉ lối và
tiếp cho con thêm sức mạnh, giúp con chống chọi và vượt qua mọi thử thách
của cuộc đời.
Thế mới biết, tình mẹ bao la như biển Thái Bình...Thế mới biết, tình mẹ dành
cho con thật là to lớn, thật là vĩ đại. Có thể nói, đó là một tình u thương mãnh liệt, vơ
bờ bến, một tình yêu thương bất tử, trường tồn mãi mãi cùng thời gian. [6].
10


Biện pháp 4: Rèn kĩ năng viết theo các bước và các cách làm một
bài văn cảm thụ.
a) Để làm tốt một bài tập cảm thụ văn học, thông thường các em thực
hiện đầy đủ từng bước sau đây:
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (Phải trả lời được
điều gì? Cần nêu bật được ý gì?).

Bước 2: Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu
trong đề bài để tìm ra chủ đề của nó, cách dùng từ đặt câu; cách dùng hình ảnh,
chi tiết; cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, điệp
ngữ,... qua đó phát hiện được nội dung thể hiện ý nghĩa đẹp đẽ sâu sắc của câu
thơ (câu văn) hay đoạn trích.
Thơng thường để tìm hiểu một đoạn văn, thơ em cần đọc kĩ đoạn trích,
xác định được nội dung chính của đoạn trích thơng qua một số câu hỏi gợi ý sau:
- Tác giả viết bài (đoạn) văn (thơ) nhằm diễn tả gì?
- Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào và
những biện pháp nghệ thuật nào được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh đó?
- Đoạn thơ (văn) gợi cho em suy nghĩ cảm xúc gì?
Bước 3: Viết đoạn văn cảm thụ hướng vào yêu cầu của đề:
- Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc
hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính. Tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của
đề (các hình ảnh, từ ngữ, chi tiết... làm tốt nội dung của đoạn văn, đoạn thơ).
Cuối cùng, có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để gợi lại nội dung cảm thụ.
Với từng dạng bài cụ thể có thể trình bày theo các bước cơ
bản sau:
* Dạng bài phát hiện hình ảnh, chi tiết gợi tả thường có
các bước sau:
Bước 1: Phát hiện, nêu ra các hình ảnh, chi tiết gợi tả.
Bước 2: Tái hiện vẻ đẹp, nêu ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết thơng qua
biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
Bước 3: Nêu bật được tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Bước 4: Cảm xúc của bản thân.
* Dạng bài cảm thụ hình tượng nhân vật:
Bước 1: Nêu các chi tiết về:
+ Ngoại hình
cđa nh©n vËt (đợc thể hiện qua từ ngữ,
+ Hnh ng

+ Li núi
hình ¶nh nµo?).
Bước 2: Nêu bật tính cách, phẩm chất,... của nhân vật.
Bước 3: Tư tưởng chủ đạo, ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, của tác giả được
thể hiện qua nhân vật.
Bước 4: Cảm xúc của bản thân.
Ví dụ: Trình bày cảm nhận của em về “lòng thương người” - một nét tính
cách tiêu biểu của Dế Mèn trong câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu của nhà
văn Tô Hoài.
11


* Với các dạng bài còn lại gồm 4 bước sau:
Bước 1: Phát hiện nghệ thuật.
Bước 2: Chỉ ra nội dung.
Bước 3: Nêu tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Bước 4: Cảm xúc của bản thân.
b) Các cách làm bài cảm thụ:
Để làm bài văn cảm thụ đạt kết quả cao, tôi đã hướng dẫn các em thực hiện
viết bài theo hai cách sau:
- Cách 1: Mở đầu bằng câu khái quát. Những câu tiếp theo diễn giải để
làm rõ ý mà câu khái quát đã nêu. Trong quá trình diễn giải, nêu các tín hiệu, các
biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn, đoạn thơ để nêu lên cái hay, cái đẹp.
( Viết theo lối diễn dịch)
- Cách 2: Mở đầu bằng cách trả lời câu hỏi chính, sau đó diễn giải cái hay,
cái đẹp về nội dung. Cuối cùng kết thúc là câu khái quát, tóm lại những điều đã
diễn giải ở trên. ( Viết theo lối quy nạp)
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh vận dụng vào
làm bài cảm thụ văn học:
a) Hướng dẫn học sinh nhận dạng đề

Việc học sinh nhận dạng đề đúng sẽ giúp các em tránh việc lạc đề,
không làm bài lan man, tập trung vào nội dung câu hỏi yêu cầu. Hướng dẫn
học sinh nhận dạng đề được tôi chia ra làm hai cấp độ:
- Cấp độ vận dụng trực tiếp: Sau mỗi biện pháp nghệ thuật, dạng bài
tập được nêu trên, tôi cho học sinh tiến hành làm bài tập vận dụng ngay để
các em làm quen. Mức độ yêu cầu được giảm độ khó ở chỗ: các em đã biết
chắc biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn, đoạn thơ, bài văn,
bài thơ nên việc của các em là tập trung khai thác giá trị của biện pháp nghệ
thuật được tác giả sử dụng để hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
Ví dụ:
* Sau khi hướng dẫn học sinh các kiến thức về biện pháp nghệ thuật So
sánh, tôi đưa ra các bài tập vận dụng sau:
+ Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Trả lời: Nghệ thuật được sử dụng trong câu ca dao trên là nghệ thuật so
sánh: “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn”. “Nghĩa mẹ” được so
sánh với “nước trong nguồn chảy ra”. Dấu hiệu so sánh là từ “như”. Các
hình ảnh so sánh này nói lên cơng lao to lớn và tình u thương vơ bờ bến của
cha mẹ đối với con cái.
+ Em cảm nhận được gì về tình cảm bà cháu được thể hiện qua phép so
sánh sau:
“Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng”.
(Quả ngọt cuối mùa - Võ Thanh An) [3].
12


Trả lời: Trong đoạn thơ trên, người bà được so sánh với “quả ngọt
chín”. Hình ảnh so sánh này nói lên vai trò của người bà đối với con cháu. Quả

chín bao giờ cũng là thứ quả ngon, ngọt như sự hiểu biết của bà được tăng dần lên
theo thời gian và người bà ngày càng là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con
cháu. Hai câu thơ trên cũng nói lên tình cảm thắm thiết của bà và cháu. Đó là sự
kính trọng của người cháu đối với người bà.
* Sau khi hướng dẫn học sinh các kiến thức về biện pháp nghệ thuật
Nhân hố , tơi đưa ra bài tập vận dụng sau:
Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật nhân hoá trong đoạn thơ sau :
“Bé ngủ ngon quá
Đẫy cả giấc trưa
Cái võng thương bé
Thức hồi đưa đưa”.
Trả lời: Trong đoạn thơ trên, hình ảnh nhân hoá được thể hiện qua
hai câu thơ:
“Cái võng thương bé
Thức hoài đưa đưa”.
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này giúp cho hình ảnh cái võng trở
nên sinh động, gần gũi với thế giới thần tiên của tuổi thơ. Cái võng như một
người bạn thân thiết cần mẫn nâng giấc ngủ cho bé thơ.
* Sau khi hướng dẫn học sinh kiến thức về biện pháp nghệ thuật Chơi
chữ, tôi đưa ra bài tập vận dụng sau:
“Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình
Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non.”
(Qua Thậm Thình - Nguyễn Bùi Vợi) [4].
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ đầu? Nói rõ
cái hay của biện pháp nghệ thuật đó.
Trả lời: Trong câu: “Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình”, tác giả đã sử
dụng biện pháp nghệ thuật chơi chữ. Cụ thể: “thậm, thình” vừa là những
tiếng gợi tả âm thanh của tiếng chày giã gạo vọng lại từ thời vua Hùng vừa là
hai tiếng trong địa danh “Thậm Thình” thuộc Phong Châu, Phú Thọ. Tục
truyền đây là nơi vua Hùng nghỉ chân và đặt kho chứa gạo.

Hai câu thơ trên gợi lại hình ảnh, âm thanh tiếng chày giã gạo thuở dựng
nước qua thời gian như còn vọng về quanh quất, còn nghe thoảng đâu đây.
- Cấp độ tự hiểu và vận dụng: Ở cấp độ này, tôi chỉ nêu bài tập và
khơng nói rõ trong đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì; tư tưởng, chủ đề tác phẩm, ý đồ nghệ thuật của tác giả ra sao
mà yêu cầu học sinh phải tự tìm hiểu và phát hiện ra để hoàn thành bài tập
theo yêu cầu. Cấp độ này khó hơn, yêu cầu với học sinh cao hơn, tổng hợp
hơn, với nhiều biện pháp nghệ thuật được sử dụng hơn.
Ví dụ 1: Đoạn thơ:
“Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
13


Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong êm ả”.
(Bè xi sông La - Vũ Duy Thông) [4].
Nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu cảm
nhận của em khi đọc đoạn thơ?
Trả lời: Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên là: Nhân
hố: “chiều thầm thì” và so sánh bè gỗ như “đàn” cá lượn “thong thả”, như
“bầy trâu” đang “lim dim” tắm mát trên dòng nước trong xanh “êm ả”.
Sự kết hợp khéo léo giữa biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh và
dùng các từ láy “thầm thì”, “thong thả”, “lim dim”, “êm ả” được dùng rất
đắt, có tác dụng đặc tả buổi chiều thanh bình, thơ mộng trên dịng sơng La.
Ví dụ 2:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ơng Mặt Trời mới
Mãi mãi khơng cịn mùa đơng”

(Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải) [4].
Đoạn thơ thể hiện những điều gì đẹp đẽ? Em có những cảm nhận gì khi
đọc đoạn thơ trên.
Trả lời: Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng khá
thú vị: Biểu tượng “ông mặt trời” gợi lên một thế giới ấm no hạnh phúc, đầy
ánh sáng; trái ngược là biểu tượng “mùa đông” gợi sự lạnh lẽo, đói rét, nghèo
khổ. Cách dùng các động từ “hái”, “đúc” thể hiện khát vọng của tuổi thơ
muốn chinh phục vũ trụ bao la và các hành tinh xa xôi.
Đoạn thơ thể hiện sinh động ước mơ cao đẹp, đầy tính nhân văn của
tuổi thơ: Trên trái đất khơng cịn đói rét, nghèo khổ và bất cơng. Các em ước
mơ về một thế giới tốt đẹp, đầy ánh sáng văn minh, ấm no và hạnh phúc.
b) Sử dụng các câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn
văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ.
Có rất nhiều bài tập cảm thụ mà thoạt nhìn học sinh khó nhận biết, phân biệt
được biện pháp nghệ thuật hay nội dung của bài, cũng như những hình ảnh, từ
ngữ,... được tác giả sử dụng. Vì vậy, giáo viên cần phải có những câu hỏi gợi mở để
học sinh trả lời, sau đó hướng dẫn các em tổng hợp các ý và trình bày thành bài
viết.
Ví dụ 1: Với đề bài sau:
Trong bài “Bầm ơi”, Tố Hữu có viết:
“Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.”
Nghệ thuật nổi bật ở đây là gì? Qua nghệ thuật ấy, em cảm nhận được
điều gì sâu sắc?
Thoạt tiên mới đọc, học sinh sẽ khó có thể nhận biết được biện pháp
nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng vì ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ
thuật so sánh ngầm. Với bài tập này, tôi đã đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu
như sau:
14



- Trong câu thơ thứ hai có những đối tượng nào? (Có ba đối tượng:
những hạt mưa, bầm (mẹ) và tình thương).
- Trong các đối tượng đó, những đối tượng nào liên hệ với nhau?
(Những hạt mưa và tình thương).
- Câu thơ này nói lên điều gì? (Mưa càng nhiều hạt, người con càng
thương mẹ bấy nhiêu).
- Như vậy, biện pháp nghệ thuật ở đây là gì? (Nghệ thuật so sánh).
- Các đối tượng nào được so sánh với nhau? (Những hạt mưa và tình
thương).
Từ đó, học sinh có thể làm bài như sau:
Trong bài “Bầm ơi”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
“Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”.
Bằng việc sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh (mưa bao
nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu), tác giả đã thể hiện tình cảm yêu quý của
một người con đối với mẹ, làm cho người đọc hình dung được nỗi vất vả của
người mẹ: Giữa cái giá rét, mẹ còn phải hứng chịu những hạt mưa buốt lạnh.
Từ đó càng làm cho ta thêm xúc động bởi những tình cảm đáng trân trọng của
người con dành cho người mẹ. Với việc sử dụng hình ảnh so sánh những hạt
mưa với tình cảm của người con, tác giả đã thành cơng trong việc thể hiện
tình cảm đó. Hỏi có mấy ai đếm được có bao nhiêu hạt mưa rơi cũng như tình
cảm dạt dào của con đối với mẹ?
Ví dụ 2: Kết thúc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, nhà thơ Đặng Hiển
viết:
“Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.” [4].
Theo em hình ảnh nào làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?

Đối với bài tập này, học sinh khơng khó để nhận ra hình ảnh nào làm
nên vẻ đẹp của đoạn thơ là: “Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà”
nhưng để giải thích được lí do vì sao lại không phải là chuyện dễ, nhiều học
sinh rất lúng túng. Tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:
- Đoạn thơ thuộc chủ đề gì? (Tình cảm con người: Tình cảm gia đình).
- Hình ảnh nào nêu lên ý nghĩa của đoạn thơ và gây ấn tượng đẹp
trong lòng người đọc? (Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà).
- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ này là gì? (Biện
pháp nghệ thuật so sánh).
- Em hãy nêu hình ảnh so sánh? (Người mẹ trở về nhà khi cơn bão qua được
so sánh với hình ảnh “nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão).
- Sự so sánh đó giúp chúng ta hiểu được điều gì? (Mẹ cần thiết cho cả
gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống).
Từ đó, học sinh có thể làm bài như sau:
15


Hình ảnh “Mẹ về như nắng mới, sáng ấm cả gian nhà” đã làm nên vẻ
đẹp của đoạn thơ. Hình ảnh này gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và
nêu bật được ý nghĩa của cả bài thơ. Người mẹ trở về nhà khi cơn bão qua
được so sánh với hình ảnh “nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau
cơn bão. Sự so sánh đó giúp chúng ta hiểu được một điều sâu sắc: Mẹ cần
thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống. Chính vì
vậy, khi mẹ trở về, cả gian nhà trở nên “sáng ấm” bởi tình yêu thương đẹp
đẽ. Vai trị của người mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao!
Ví dụ 3: Miêu tả về dịng sơng, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã viết
áng thơ sau:
“Dịng sơng mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may.” [4].
Hãy chỉ ra cái hay trong cách nói "dịng sơng mặc áo" của nhà thơ.
Đây là dạng bài tập phát triển vốn ngôn ngữ cho học sinh. Để làm được bài
tập này, tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ đoạn thơ và suy nghĩ xem tác giả tả dịng
sơng như ai (như một người thiếu nữ), từ đó dựa vào nội dung đoạn thơ và tính
tình của những thiếu nữ nói chung để nêu ra cách hiểu của mình. Học sinh có
thể nêu: Dịng sơng được nhà thơ miêu tả giống như một thiếu nữ điệu đà,
thích làm đẹp.
Từ đó, học sinh có thể làm bài như sau:
Cách nói “dịng sơng mặc áo” là cách nói hay, dun dáng và nên
thơ. Dịng sơng được nhân hố trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm dun như
thiếu nữ. Tả dịng sơng, tác giả tả sắc nước biến hoá trong mọi thời điểm
trong một ngày với không gian rộng rãi, tĩnh tại như việc thiếu nữ ln thay
đổi y phục của mình. Qua cách quan sát, cách miêu tả dịng sơng rất chính xác
và tinh tế, tác giả đã tạo nên chất thơ cho dịng sơng thật hiền hồ và n ả.
Ví dụ 4: Đọc đoạn văn sau trong bài “Rừng miền đông”:
“Đang vào mùa rừng dầu trút lá. Tàu lá dầu liệng xuống như cánh diều
phủ vàng mặt đất. Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khơ vang động
như có ai đang bẻ chiếc bánh đa. Những cây dầu non mới lớn, phiến lá đã to
gần bằng lá già rụng xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả thân cây...”
(Chu Lai)
Chi tiết nào giúp em cảm nhận được không gian yên tĩnh của rừng dầu
đầy lá rụng? (Nêu rõ cảm nhận của em về chi tiết đó).
Đây là dạng đề bài phát hiện. Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, tôi hướng
dẫn học sinh đọc đoạn văn, trả lời các câu hỏi:
- Đoạn văn miêu tả rừng dầu vào mùa nào? (Mùa lá rụng).
- Mùa lá rụng ở rừng dầu vắng lặng như thế nào? (Mỗi khi có con
hoẵng chạy qua, thảm lá khơ vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa).
Đây chính là chi tiết các em cần tìm. Sau đó, tơi cho các em phát biểu
cảm nhận về chi tiết đó.

16


Từ đó, học sinh có thể làm bài như sau:
Trong đoạn văn trên, chi tiết: “Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá
khơ vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa” giúp em cảm nhận được
không gian yên tĩnh của rừng dầu đầy lá rụng. Chi tiết này vẽ ra trước mắt
người đọc khung cảnh của rừng dầu vắng vẻ với những chiếc lá vàng khô
rụng đầy mặt đất. Sự vắng vẻ đó được thể hiện qua những bước chạy của con
hoẵng trên thảm lá vàng khô, cất lên những tiếng vang động nơi núi rừng yên
tĩnh. Những chiếc lá vàng rơi dưới gốc cây dầu khô đến mức khi có dấu chân
con hoẵng giẫm lên làm nó gẫy vụn ra, nghe như âm thanh của ai đó đang bẻ
chiếc bánh đa giịn khơ. Cả một khu rừng rộng mà chỉ có tiếng chân những
con hoẵng, điều này càng tôn thêm sự yên tĩnh, vắng vẻ đến lạ kì của rừng
dầu mùa thay lá.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Cảm thụ văn học và làm bài văn cảm thụ văn học là một yêu cầu khó
đối với học sinh ở Tiểu học nói chung và đặc biệt là với học sinh vùng cao nói
riêng nhưng nó là nền móng để các em phát triển ước mơ, vốn sống, vốn ngơn
ngữ của mình, qua đó hình thành nhân cách của các em. Trong quá trình bồi
dưỡng cho học sinh, tôi đã vận dụng những hiểu biết của mình nhằm nâng cao
chất lượng dạy học và bước đầu đã thu được những kết quả đáng mừng. Tôi
đã tiến hành kiểm tra, khảo sát chất lượng để đối chứng ngay sau khi vận
dụng sáng kiến vào quá trình dạy học. Kết quả sau hai tháng bồi dưỡng cho
các em thu được như sau:
HTT
HT
CHT
Tổng số
SL

TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
15 HS
12
80
3
20
0
0
Từ bảng tổng hợp trên so với thời điểm ban đầu cho thấy kết quả làm
bài Cảm thụ văn học của các em đã tiến bộ rõ rệt. Đồng thời, trong mỗi giờ
học các em học sinh say mê học và lớp học sôi nổi, các em tập trung làm bài
của mình và hứng thú với việc làm một bài văn cảm thụ. Tuy kết quả chưa
được mỹ mãn như ý nhưng đó cũng là thành công bước đầu nghiên cứu, đề ra
biện pháp hướng dẫn làm bài văn cảm thụ cho học sinh của mình.

17


Hình ảnh HS đạt giải trong Giao lưu Tốn – Tiếng Việt,
năm học 2017 - 1018

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh là cả một quá
trình và cần được rèn luyện thường xuyên. Nó bao gồm nhiều vấn đề như: phát
triển năng lực hiểu, cảm nhận, phát triển vốn ngôn ngữ, vận dụng để làm các đề

kiểm tra. Qua nghiên cứu và triển khai sáng kiến: “Một số biện pháp bồi dưỡng
năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5”, tôi rút ra một số bài học
kinh nghiệm sau:
1. Giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản
(công cụ) về cảm thụ văn học để các em có cơ sở hiểu vấn đề mà đề bài yêu
cầu, từ đó các em mới có thể làm bài tốt.
2. Nhận thức của học sinh Tiểu học cịn mang nặng cảm tính, t ư duy
cụ thể. Vì vậy, giáo viên cần bám sát các bài Tập đọc trong sách giáo khoa
để ra các đề bài phù hợp, đồng thời mở rộng đề bài với những bài văn, bài
thơ ngồi chương trình. Trên cơ sở những cái hiểu và cảm các bài văn, thơ
trong chương trình, các em có thể vận dụng để làm các bài tập có liên quan
đến bài văn, bài thơ ngồi chương trình. Đây là một việc làm thường xuyên
của bản thân tôi và cũng là một yêu cầu mà trong những năm gần đây đề
giao lưu học sinh các cấp thường làm.
3. “Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, giáo viên
cần giúp các em có sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó
tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ
18


bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng
viết đoạn văn về cảm thụ văn học” .[2]
4. Khả năng cảm thụ của mỗi học sinh là khác nhau. Nó phụ thuộc vào
vốn sống và vốn ngơn ngữ của các em. Vì vậy, với mỗi học sinh, giáo viên
cần có cách khơi gợi khác nhau làm sao để các em có thể “cảm” bằng chính
tâm hồn của mình. Từ đó mới có thể tạo bài viết hay theo đúng cảm xúc của
mình mà không áp đặt theo khuôn mẫu. Tuy nhiên, bước đầu tiếp cận với một
dạng bài văn khó như cảm thụ văn học, giáo viên cần có một số bài viết mẫu
để học sinh có thể học tập, vận dụng. Trong thực tế dạy học của mình, tơi đã
áp dụng điều này rất hiệu quả (các bài làm trong các ví dụ trên chính là các

bài mẫu tơi đã cung cấp tới các em).
3.2. Kiến nghị.
a. Đối với nhà trường.
Nhà trường cần tăng cường tổ chức những buổi hội thảo, sinh hoạt
chun mơn về bồi dưỡng học sinh có năng khiếu một cách hiệu quả, đưa ra
những bài giảng sinh động, hấp dẫn để giáo viên học hỏi lẫn nhau và thực
hiện giảng dạy đạt kết quả.
b. Đối với các cấp quản lí giáo dục.
Phịng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần thường xuyên tổ chức
các chuyên đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh có khả năng hồn thành tốt
môn Tiếng Việt để cập nhật cho các nhà trường, đội ngũ giáo viên
những kiến thức mới nhất.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Lang Chánh, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.
Người viết

Phạm Thị Lý

19


MỤC LỤC
STT

Nội dung


I.

MỞ ĐẦU

Trang
1

1.1.

Lí do chọn đề tài

1

1.2.

Mục đích nghiên cứu

1

1.3.

Đối tượng nghiên cứu

1

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

1


II.

NỘI DUNG

3

2.1.

Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

3

2.2.

Thực trạng

4

2.3.

Các biện pháp thực hiện

5

Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống các chủ đề
văn học được dạy ở lớp 4, 5.

5


Biện pháp 2: Cung cấp một số biện pháp nghệ thuật (tu
từ) thường gặp

5

Biện pháp 3: Dạy các dạng bài tập cảm thụ cơ bản.

7
20


2.4.

Biện pháp 4: Rèn kĩ năng viết theo các bước và các
cách làm một bài văn cảm thụ.

11

Biện pháp 5. Hướng dẫn học sinh vận dụng vào làm
một bài cảm thụ văn học.

12

Hiệu quả của sáng kiến

17

III.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


17

3.1.

Kết luận

19

3.2.

Kiến nghị

19

a.

Đối với nhà trường.

19

b.

Đối với các cấp quản lí.

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bồi dưỡng HSG TV tiểu học, GS.TS. Lê Phương Nga, Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam, năm 2012.

2. Đàm Ngân, GV Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám, Ân Thi - Hưng
Yên, Giáo án tổng hợp Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4 - 5.
3. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, NXB Giáo dục
4. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, NXB Giáo dục
5. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp, NXB Giáo dục
6. Câu 102-Luyện tập về CTVH -Trần Mạnh Hưởng)

21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH
VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Lý
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường tiểu học Tam Văn, Lang Chánh

TT
1.
2.

Tên đề tài SKKN
Những kinh nghiệm dạy
luyện viết cho HS lớp 1

Cấp đánh giá
Kết quả
xếp loại
đánh giá
(Ngành GD cấp xếp loại

huyện/tỉnh;
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Tỉnh
C

2009 - 2010

Huyện

2013 - 2014

C

Năm học
đánh giá
xếp loại

22



×