Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.82 KB, 18 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì? - Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới - Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có. Kinh nghiệm là những tri thứ do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh lý và phân lọai để lập thành cơ sở của khoa học. Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đếnnhững việc đã làm,đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế , không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ. “ sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được , góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên. 2. Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào?Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên: + Tính mục đích: - Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong công tác phụ trách Đội TNTP.Hồ Chí Minh? - Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? ( nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học… ) + Tính thực tiễn : - Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của mình, công tác Đội TNTP ở nơi mình công tác. - Những kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những sự thực phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn ) + Tính sáng tạo khoa học: - Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. - Trình bày một cách rõ ràng,mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo. - Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quả của SKKN đã áp dụng. Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này. + Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN: - Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN ( có dẫn chứng các kết quả,các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ ) - Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SKKN đã trình bày ( Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng, phát triển đề tài như thế nào? ) Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN : + Phải có thực tế ( đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của công tác Đội TNTP ở địa phương, cơ sở nới mình công tác… ) + Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề. + Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc: - Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phù hợp nội dung,thể hiện tính logic của đề tài -Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.Khi xác định một phương pháp nào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác định được các yếu tố cơ bản: Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp?Phương pháp được áp dụng với đối tượng nào?Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó?Những biện pháp cụ thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả? + Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng. 3. Mức độ và cách giới thiệu SKKN: Có thể chia SKKN thành 2 mức độ như sau: + Tường thuật kinh nghiệm: tác giả kể lại những suy nghĩ, những việc đã làm,những cách làm đã mang lại những kết quả như thế nào? Ở mức độ tường thuật, tác giả cần:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Làm nổi bật các biện pháp có tính chất sáng tạo, có tác dụng tốt đã giúp tác giả khắc phục khó khăn, mang lại kết quả trong công tác giảng dạy, giáo dục ở cơ sở ( mô tả công việc tiến hành theo trình tự logic). - Mô tả các kết quả đã đạt được từ việc áp dụng các biện pháp đã tiến hành. - Chỉ ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Tuy nhiên cần tránh việc kể lể dài dòng, dàn trải biến bản SKKN thành một bản báo cáo thành tích hoặc một bản báo cáo tổng kết đơn thuần. Điều này sẽ làm cho bản SKKN kém giá trị, thiếu tính thuyết phục. + Phân tích kinh nghiệm: Ở mức độ này, tác giả cần thực hiện được các yêu cầu như ở mức độ tường thuật kinh nghiệm. Ngòai ra cần nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tác động và những mặt còn hạn chế của SKKN đã thực hiện,hướng phát triển nâng cao của đề tài ( nếu có thể ). Trong việc phân tích , tác giả cần phải : - Mô tả các biện pháp đã tiến hành trong đề tài và giải thích ý nghĩa,lý do lựa chọn những biện pháp và tác dụng của chúng. - Nêu được mối quan hệ giữa các biện pháp với đặc điểm đối tượng, với những điều kiện điều kiện khách quan. - Rút ra những kết luận khái quát hướng dẫn cho việc áp dụng có hiệu quả SKKN ( những điều kiện cần bảo đảm, những bài học kinh nghiệm ) và mở rộng, phát triển SKKN. 4.Các bước tiến hành viết một SKKN: +Chọn đề tài ( đặt tên đề tài ): Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như : - Kinh nghiệm trong việc giảng dạy ( một chương, một bài, một nội dung kiến thức cụ thể… ) - Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh - Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh - Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh ( Ví dụ: họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, công tác xã hội …) - Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các họat động, các phong trào của Đội TNTP. Hồ Chí Minh ( VD: Tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng, bồi dưỡng phụ trách sao,bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội viên, bồi dưỡng BCH Đội, bồi dưỡng phụ trách chi đội,triển khai chương trình rèn luyện đội viên,xây dựng một mô hình họat động Đội, tổ chức bồi dưỡng một số kỹ năng cụ thể cho phụ trách chi đội, BCH đội,phụ trách sao…).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học ( viết SKKN ) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả,giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề. Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài mang tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm với nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu : - Đúng ngữ pháp. - Đủ ý , rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác. - Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn trong một đề tài. + Viết đề cương chi tiết: Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn ,cần trình bày những số liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu. Khi xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần: - Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu. - Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài. -Kiên quyết lọai bỏ những đề mục,những bảng thống kê, những thông tin không cần thiết cho đề tài. + Tiến hành thực hiện đề tài: -Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc đã thực hiện trong thực tiễn ( biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể ), thu thập các số liệu để dẫn chứng.Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng lọai. Nên sử dụng các túi hồ sơ riêng cho từng vấn đề thuận tiện cho việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế. + Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị.Khi viết SKKN tác giả cần chú ý đây là lọai văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, xúc tích, chính xác. Cần tránh sử dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng nhưng không diễn đạt được thông tin cần thiết. + Hòan chỉnh bản SKKN, đánh máy, in ấn. 5. Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm Các phần chính. Ghi chú. Bìa Trang phụ bìa Qua trang mới Mục lục Qua trang mới Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có ) Qua trang mới 1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài ) Qua trang mới 2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh Qua trang mới nghiệm ) 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề 2.2 Thực trạng của vấn đề 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Qua trang mới 2.4 Hiệu quả của SKKN Qua trang mới 3. Kết luận Qua trang mới Tài liệu tham khảo Phụ lục ( nếu có ) Chú ý: Trong bảng trên, những phần in đậm là nội dung chính trong cấu trúc của đề tài Gợi ý về nội dung các phần chính của sáng kiến kinh nghiệm: + Đặt vấn đề: (hoặc Lý do chọn đề tài ) Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây: * Nêu rõ hiện tượng ( vấn đề ) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác Đội mà tác giả đã chọn để viết SKKN. * Ý nghĩa và tác dụng ( về mặt lý luận ) của hiện tượng ( vấn đề ) đó trong công tác giảng dạy, giáo dục, công tác Đội..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Những mâu thuẫn giữa thực trạng ( có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi… ) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN. + Giải quyết vấn đề: ( hoặc Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ) Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, theo chúng tôi tác giả nên trình bày theo 4 mục chính sau đây: * Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này tác giả cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết ,bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề. * Thực trạng của vấn đề:Tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả,làm nổi bật những khó khăn ,những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải quyết, cải tiến. * Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề : Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. * Hiệu quả của SKKN: Trong mục này cần trình bày được các ý : - Đã áp dụng SKKN ở lớp nào,khối nào, cho đối tượng cụ thể nào ? - Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN ( có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ ) Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với đề tài đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu mà tác giả muốn trình bày trong đề tài. + Kết luận : Cần trình bày được : - Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục , trong việc yiến hành các họat động Đội hoặc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên, người phụ trách Đội. - Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN. - Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Những ý kiến đề xuất ( với Bộ GD-ĐT, Sớ GD-ĐT, Phòng GDĐT, Lãnh đạo trường… tùy theo từng đề tài ) đề áp dụng SKKN có hiệu quả. Tóm lại, công việc viết SKKN thực sự là nột công việc khoa học, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên nhẫn, phải có sự đầu tư trí tuệ , công sức và thời gian. Đó hòan tòan không phải là một việc dễ dàng. Hy vọng rằng với một số gợi ý trên đây có thể giúp các bạn đồng nghiệp một số ý tưởng chính trong công việc viết SKKN, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của các bạn ở địa phương..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> HƯỚNG DẪN VỀ CÁCH VIẾT MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Nhiều tài liệu về “phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” đã đề cập đến các nguyên tắc, phương pháp luận, phương pháp... làm đề tài. Nhưng thực tiễn cho thấy có nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc viết một sáng kiến kinh nghiệm giáo dục (SKKNGD), có nhiều giáo viên vẫn thường thắc mắc: “Chúng tôi làm được (tức là thực hiện nhiệm vụ được giao có kết quả tốt, có thành tích), nhưng không biết trình bày, không viết ra được”. Vậy muốn viết một bản SKKNGD, nói cách khác là đúc kết được những việc làm của mình đạt kết quả tốt, giáo viên cần nắm được cách thức thực hiện qui trình sau: 1-Chọn đề tài: Đọc các bản SKKNGD lâu nay, thường có tình trạng đề tài được chọn có nội hàm quá rộng, vượt quá khả năng và thực tế tác giả đã làm, nên nội dung SKKN chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu của đề tài. Do đó, bản SKKN đó trở thành hời hợt, chung chung, thậm chí chép lại những tài liệu người khác đã nghiên cứu, đề xuất... Vậy căn cứ vào đâu để chọn đề tài SKKNGD và chọn như thế nào cho thích hợp ?Đó là hai vấn đề giáo viên đang đặt ra. Trước hết là căn cứ vào đâu để chọn đề tài SKKNGD ? Có mấy căn cứ sau: - Một là sau năm học, hay nhiều năm học, bản thân giáo viên nhận thấy học sinh mình dạy có tiến bộ rõ rệt, có những biến đổi cụ thể theo chiều hướng phát triển so với thực trạng ban đầu về một mặt nào đó, ví như sự lĩnh hội tri thức bộ môn, thái độ học tập, đạo đức, thể lực... Kết quả này đều được đồng nghiệp thừa nhận. Nên giáo viên có thể rút từ kết quả công việc mình làm (hay là thành tích nổi bật của bản thân), thành một đề tài SKKN, rồi để tâm thu thập tư liệu và đúc kết. Thí dụ: Giáo viên X, dạy bộ môn Văn ở lớp 10. Sau 1, 2 năm học, học sinh có tiến bộ rõ rệt về môn này, biểu hiện trong các kỳ kiểm tra chất lượng, thi cử... so với các lớp khác. Như vậy, giáo viên X đã thành công trong việc giảng dạy môn Văn 10 và có thể đúc kết thành.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> SKKN. Giáo viên đó chọn được các đề tài xoay quanh nội dung sau: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn Văn của học sinh lớp 10 trường THPT A.” hoặc “Những biện pháp giảng dạy môn Văn lớp 10 trường THPT A đạt kết quả tốt”... - Đề tài SKKN cũng có thể rút ra từ những vấn đề mà giáo viên thấy lý thú, tâm đắc, muốn tìm cách thực hiện, giải quyết. Thí dụ: Trường ở trên một địa phương có nhiều di tích lịch sử. Giáo viên rất muốn tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp mình tham quan, tìm hiểu, để mở rộng kiến thức, giáo dục đạo đức... cho các em. Giáo viên có thể xác định tên đề tài: “Tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp 12 tham quan tìm hiểu di tích lịch sử địa phương như thế nào, để giáo dục các em lòng tự hào, yêu quê hương đất nước ?” hoặc: “Mở rộng kiến thức lịch sử cho học sinh lớp 10 trường THPT A, bằng cách tổ chức cho các em tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử địa phương”... Khi đã có đề tài rồi thì giáo viên đầu tư suy nghĩ, tìm ra những biện pháp thực hiện. Cuối cùng thấy đạt được kết quả cụ thể, rõ rệt, thì đề tài trở thành một SKKN, cần đúc kết. - Đề tài còn được manh nha từ thực trạng ban đầu của đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, yếu kém... giáo viên cần phải tìm cách giải quyết. Thí dụ: được giao chủ nhiệm một lớp 11, giáo viên thấy học sinh rất lười học, biểu hiện rõ trong giờ học trên lớp, chuẩn bị bài ở nhà, ở kết quả kiểm tra kiến thức... Giáo viên đã đặt thành đề tài “Thử tìm các biện pháp giáo dục học sinh lớp 11 trường THPT A”. Từ chỗ chểnh mảng trở thành rất chăm chỉ, hứng thú học tập... Có đề tài rồi, giáo viên tìm tòi, sáng tạo những biện pháp cụ thể để khắc phục những biểu hiện lười học của học sinh. Dần dần cuối năm học, những biểu hiện ban đầu đó đều biến mất. Các em đạt kết quả học tập tốt và tất cả những giáo viên đó đã làm, những thành công đã đạt... cần gia công để đúc kết thành SKKNGD. - Cũng có thể đề tài là những vấn đề nêu lên trong nhiệm vụ năm học mà yêu cầu giáo viên phải thực hiện. Thí dụ một số vấn đề hiện nay ngành Giáo dục đang đặt ra là: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, hoặc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh hoặc phát huy năng lực tự học của học sinh.... Giáo viên có thể.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> dựa vào đó để đưa ra những đề tài có nội dung cải tiến phương pháp dạy học, phương pháp công tác, làm sao khắc phục được thói quen “Thầy đọc, trò chép” trong các giờ giảng trên lớp, phát huy tối đa tính độc lập, sáng tạo của học sinh, khai thác được các khả năng tiềm tàng cụ thể của trẻ, mà cách học cũ đã kìm hãm, biết lấy sự tiến bộ của học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục bản thân... Ví dụ đề tài: Sử dụng phương pháp dạy học Nêu vấn đề Ơrixtic (ơrixtic nghĩa là tìm tòi, phát kiến) để nâng cao hiệu quả giảng dạy chương Sự điện li trong chương trình Hoá học 11 THPT, hoặc: Một cách tiếp cận bài ......... trong chương trình Văn học 12 nhằm giúp học sinh tiếp thu bài có hiệu quả ... Bằng cách trên, có thể gợi ý cho giáo viên hàng loạt đề tài thích hợp, vừa thực hiện được các nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục của trường, vừa phát huy được khả năng sáng tạo, phong cách làm việc khoa học của giáo viên, đẩy mạnh được công tác đúc kết SKKN, NCKHGD. Bây giờ chúng tôi đề cập đến vấn đề thứ hai: “Làm cách nào để chọn được đề tài thích hợp ? ”. Hiện tượng phổ biến hiện nay là giáo viên thường chọn đề tài quá rộng. Nội dung trình bày quá hẹp, nghèo nàn, chung chung, rơi vào tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột”, hoặc chắp nhặt tài liệu, kinh nghiệm của người khác, chứ không phải kinh nghiệm của chính tác giả. Một đề tài vượt quá khả năng người viết về trình độ hiểu biết, về thời gian, kinh phí và nhất là về nội dung giáo dục thực tế đã đạt được... thì người ta gọi là đề tài chưa thích hợp. Phương pháp lập mô hình theo hiểu hình tháp sau đây, sẽ giúp giáo viên có thể tự chọn cho mình các đề tài SKKN thích hợp:.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Thoạt đầu, giáo viên nêu lên vấn đề giáo dục mà mình quan tâm, căn cứ vào thực trạng đối tượng học sinh, cần tìm cách giải quyết. Sau đó giáo viên chia vấn đề này thành các vấn đề có nội dung hẹp hơn và cứ tiếp tục chia cho đến khi nào thấy vấn đề đặt ra đã phù hợp, thì chọn vấn đề đó làm đề tài. Mô hình (1) có thể diễn đạt như sau: Thí dụ: A là vấn đề “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh THPT”. Đây là một vấn đề luôn luôn mang tính thời sự của giáo dục, nhưng nội dung rất rộng và đã có nhiều tài liệu, sách vở, nhiều nhà nghiên cứu KHGD đề cập. Các giáo viên cũng đều đã được học trong nhà trường sư phạm, hoặc có thể tìm đọc ở các sách tham khảo. Nội dung trên là cả một công trình nghiên cứu KHGD lớn, đòi hỏi nhiều điều kiện, vượt quá khả năng của một, hoặc một số giáo viên. Vì vậy chúng ta cần chia tiếp vấn đề trên, thành các nhánh nhỏ hơn trên sơ đồ, có nội dung hẹp dần từng mức. Chẳng hạn các nhánh Ah1, Ah2,... Ahn, sẽ biểu đạt thành vấn đề: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông ở trên lớp, ở nhà, trong giờ nội khoá hay ngoại khoá...”. Vấn đề mới vẫn đang còn quá rộng, nên chúng ta lại “chẻ ” nhỏ thành.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> các nhánh Ah1I1, Ah2I2... AhnIn. Vấn đề bây giờ sẽ là: “Phát huy tính tích cực học tập trên lớp (hoặc ở nhà, nội khoá hay ngoại khoá...), của học sinh lớp 10, lớp 11, hay lớp 12”... Trong thực tế, vấn đề vừa được giới hạn vẫn còn rộng, chưa thích hợp đối với giáo viên, nên chúng ta lại phân thành những nhánh nhỏ: Ah1I2M1, Ah1I2M2 ... Ah1I2Mn. Ký hiệu này đã diễn đạt thành vấn đề: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh phổ thông ở trên lớp, (ở nhà, trong giờ nội khoá hay ngoại khoá...), của học sinh lớp 10, lớp 11, hay lớp 12 về bộ môn Toán, Văn (hay Sử, Địa, Lí, Hoá...). Đến đây, vấn đề A đã được giới hạn thành nhiều vấn đề nhỏ. Giáo viên có thể chọn một trong rất nhiều vấn đề nhỏ trên một đề tài nghiên cứu KHGD, hoặc SKKN của mình. Giáo viên cần sắp xếp, chọn lọc các từ ngữ sao cho chính xác, gọn ghẽ, chặt chẽ, để đặt tên cho đề tài. Nhưng có giáo viên thấy các nhánh sơ đồ trên biểu diễn các vấn đề còn quá rộng, chưa phù hợp với khả năng, trình độ, thời gian, phương tiện hoặc phạm vi công tác của minh, thì họ có thể tiếp tục phân thành các nhánh nhỏ hơn. Chẳng hạn I1, I2...In, nghĩa là đi vào từng chương, từng bài hoặc từng lớp học cụ thể, phân thành nhánh nhỏ m’1, m’2... m’n có thời hạn hẹp... Cuối cùng sơ đồ đã phân ra rất nhiều nhánh. Cuối cùng là một vấn đề đã được giới hạn khá hẹp và cụ thể, giáo viên có thể chọn lấy một trong số các vấn đề đó cho thật phù hợp làm đề tài SKKN hoặc NCKHGD. Kiểu sơ đồ trên hoặc bất cứ kiểu sơ đồ nào khác, cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc thiết lập sau: tất cả các nhánh, các bậc đều phải xoay quanh nội dung vấn đề chung đầu tiên nêu ra, không được để nội dung các vấn đề ở các nhánh nhỏ, bậc dưới, mâu thuẫn với nội dung của nhánh trên, bậc trên. Đồng thời sơ đồ phải đảm bảo chặt chẽ tính lôgíc và tính hệ thống của nó. Vậy là, sau khi đã có nhu cầu viết SKKN về một vấn đề nào đó, giáo viên nên sử dụng cách lập sơ đồ hình tháp trên, để chọn đề tài cho phù hợp. Tránh tình trạng đề tài quá rộng, vượt khả năng của mình, nên diễn đạt lúng túng, nội dung chung chung, mơ hồ, mà các Hội đồng KHGD thường gặp khi xét duyệt, xếp loại. 2- Cách trình bày..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Phần hình thức. Một bản SKKNGD, tuy không phải tuân thủ một thể thức khắt khe như công trình NCKHGD, song cũng phải thực hiện theo qui trình nhất định, thì mới thể hiện được giá trị khoa học và thực tiễn của nó, nhằm phân biệt với bản tường trình, kê khai thành tích. Đồng thời cũng thể hiện được mức độ đầu tư mặt sáng tạo của tác giả, giúp các Hội đồng KHGD đánh giá, xếp loại đúng đắng, chính xác. Bản SKKN viết dài hay ngắn là tuỳ vấn đề khả năng của tác giả. Nhưng thường gồm một số trang viết tay, đánh máy hoặc vi tính có đánh số từ trang đầu đến trang cuối, sử dụng giấy cỡ A4 (210 x 297mm), co chữ Vn.Time 13 hoặc 14, dãn dòng ở chế độ 1,5 Line, lề trên trừ 3,5cm, lề dưới 3,0cm, lề trái 3,5cm, lề phải 2,0cm. SKKN có 2 bìa, bìa chính và bìa phụ. Bìa chình bằng giấy cứng. Ở phía trên cùng của trang bìa, phải ghi: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH Ở giữa bìa ghi: Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn A Tổ bộ môn: Trường: Tên đề tài: (viết bằng chữ hoa) Dưới cùng: ghi năm học thực hiện. Mặt trong của trang bìa ghi đề cương của đề tài SKKN, gồm mấy phần sau, mỗi mục cần ghi số trang (từ trang mấy đến trang mấy), để người đọc dễ tìm. * Đề cương của một bản SKKN: - Thứ nhất là ý nghĩa đề tài SKKN: + Ý nghĩa thực tiễn. + Ý nghĩa kinh tế, xã hội (nếu có). - Thứ hai là thực trạng đối tượng học sinh thời điểm ban đầu (là những mặt, những vấn đề tồn tại mà đề tài sẽ giải quyết). - Thứ ba là những điều kiện cụ thể khi thực hiện đề tài..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Nhiệm vụ giáo viên được giao. + Tình hình địa phương, trường, lớp... - Thứ tư là nội dung. Cần ghi rõ thứ tự 1,2, 3 ... tên các biện pháp giáo dục (hay tác động sư phạm) để biến đổi thực trạng ban đầu, theo hướng phát triển. - Phần thứ năm là những kết quả cụ thể qua quá trình thực nghiệm. - Phần cuối cùng là kết luận. Đề cương chỉ cần ghi thứ tự số trang các mục trên, chứ không giải thích, lập luận. * Gợi ý khi thực hiện nội dung đề tài: - Phân tích rõ ý nghĩa của đề tài: + Đề tài nhằm thực hiện nội dung nào của nhiệm vụ năm học, mục tiêu cấp học ? + Nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc nào của chất lượng giáo dục của lớp, của trường, hay của địa phương ? + Thực hiện tốt đề tài này, hoặc SKKN nhằm mục đích đưa lại những hiệu quả thực tiễn nào về giáo dục hoặc về kinh tế, xã hội (nếu tác giả: có thể chỉ ra được). - Điều kiện thực hiện đề tài: +Nêu những đặc điểm, khả năng, thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề tài (của bản thân tác giả, của đối tượng học sinh, của địa phương, trường lớp). Một đề tài SKKN cần nêu phần này, nhằm giúp các HĐKH khi đánh giá, xếp loại thấy rõ hơn mức giá trị của nó, trong điều kiện thực tế cụ thể như thế nào. Đồng thời, cần thiết hơn, là khi người khác học tập, vận dụng, cũng phải tính đến những điều kiện thực tế đó, thì mới hy vọng đạt được kết quả. Lâu nay có một số SKKN tốt của cá nhân, đơn vị giáo dục này, nhưng khi học tập, áp dụng đơn vị, cá nhân khác lại không thu được kết quả. Có nhiều nguyên nhân chi phối, trong đó có nguyên nhân SKKN đó được hình thành trong điều kiện nào đó, mà khi vận dụng, người khác lại không có. - Thực trạng ban đầu của đối tượng: Sở dĩ trong các bản SKKN cần phải có phần này là giúp tác giả xác định thật rõ những điểm yếu kém, những tồn tại cụ thể của học sinh, để đề ra.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> những giải pháp được “Trúng đích”. Đồng thời để sử dụng nó làm đối chứng, so sáng với kết quả đạt được cuối cùng, nhằm khẳng định hiệu quả giáo dục của SKKN. Muốn mô tả thực trạng ban đầu một cách khoa học, tác giả cần thực hiện mấy việc sau: - Lập các tiêu chí cụ thể của vấn đề, mà đề tài đặt ra để giải quyết. Thí dụ đề tài: “Tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 10...Trong các giờ giảng trên lớp”. Trước hết tác giả cần nêu rõ tiêu chí của hứng thú học tập môn toán ở trên lớp ?”. Chẳng hạn: Học sinh đi học đầy đủ, hào hứng phát biểu xây dựng bài, tập trung chú ý cao, học bài làm bài đạt kết quả tốt, thích tham gia các buổi ngoại khoá về môn toán... Tiêu chí được tác giả xác định càng đầy đủ, chính xác và cụ thể bao nhiêu, thì lựa chọn được các biện pháp giải quyết càng xác đáng, “Trúng đích” bấy nhiêu. Hiệu quả cuối cùng mà bản SKKN trình bày cũng tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục hơn. - Tác giả cần điều tra cơ bản ban đầu, để có số liệu chính xác về các tiêu chí đã xác định. Chẳng hạn ở đề tài trên, tác giả phải chỉ ra được một cách định lượng trong các giờ học toán trên lớp trung bình có bao nhiêu học sinh vắng mặt, ngủ gật, không chú ý hoặc giả vờ chú ý, không chuẩn bị bài ở nhà, điểm số (kiểm tra chất lượng, học bài...) bao nhiêu... - Những biện pháp giáo dục (hoặc tác động sư phạm). Đây là phần chủ yếu, có số trang nhiều nhất của một bản SKKNGD. Cụ thể là: - Ghi rõ từng biện pháp. Thường thường là một hệ thống nhiều biện pháp, tác giả đã tìm tòi, suy nghĩ để sử dụng nó như là các tác động sư phạm, nhằm biến đổi từng mặt của đối tượng (hay từng tiêu chí) theo chiều hướng phát triển. - Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của từng biện pháp. Tác giả nên chứng minh biện pháp giáo dục được sử dụng và dựa trên cơ sở lý luận, đã được các nhà khoa học nghiên cứu, công bố trên các tác phẩm nào mà tác giả đã đọc, đã học được trong trường sư phạm, hoặc ghi chép được trong các.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> lớp bồi dưỡng chuyên đề ?... Tác giả cũng cần chỉ ra biện pháp giáo dục đó đã xuất phát từ thực tế nào của đối tượng, đặc điểm tâm lý, sinh lý, hoàn cảnh sinh sống, học tập của học sinh... Khi trích dẫn sách, vở, tài liệu, ý kiến của người khác (có hể ghi đại ý hoặc nguyên văn), cần phải có chú thích rõ ràng trong ngoặc đơn bên cạnh, hay ghi xuống phía dưới cùng của trang giấy, phía sau của bản SKKN, theo thể thức; Họ và tên các giả, tên tác phẩm, cơ quan xuất bản, năm xuất bản và số trang. Nêu ý kiến, kinh nghiệm người khác chưa in thành sách, thì ghi thu thập ở đâu, ai cung cấp... Phân tích cơ sở lý luận và nhất là cơ sở thực tiễn từng biện pháp của một bản SKKN là một nội dung hết sức quan trọng, thể hiện trình độ sư phạm, khả năng tìm tòi, sáng tạo, chứ không làm một cách hú hoạ, mò mẫm, được chăng hay chớ của tác giả. Đây là phần nội dung, được các Hội đồng KHGD xem xét để đánh giá, xếp loại chất lượng của từng bản SKKN. Sau đây là một thí dụ minh hoạ. Trong bài: “Nâng cao chất lượng giờ học ở nhà của học sinh phổ thông”, tác giả bài viết đề xuất nhiều biện pháp trong đó có biện pháp: “Phụ huynh không nên làm ồn, sai vặt, tắt đèn... khi con cái đang học”. Đây là một kinh nghiệm đã được nhiều giáo viên đề cập đến, song chỉ mới dừng lại ở mức cảm tính, trực giác. Tác giả đã biết nâng lên thành một tác động sư phạm, có tính khoa học, bằng cách thực hiện các yêu cầu đã nêu trong mục (b4) ở trên. Trước hết tác giả xác định tiêu chí “Chất lượng học tập là sự tập trung chú ý, khả năng tư duy, mức độ ghi nhớ... của học sinh. Nếu các yếu tố trên giảm sút, thì chất lượng học tập cũng sẽ không đạt kết quả “. Để phân tích cơ sở khoa học của biện pháp giáo dục trên, ngoài việc dẫn một số lý luận đã được các sách tâm lý học, giáo dục học... đề cập, mà hầu hết giáo viên đều đã được học trong nhà trường sư phạm, tác giả còn sử dụng một số trắc nghiệm đơn giản sau: chia học sinh ra làm 2 nhóm A và B cân bằng nhau (cùng số lượng, cùng trình độ, số nam nữ bằng nhau, thời điểm giống nhau... ).Tác giả cho nhóm A học thuộc một đoạn văn mới (các em chưa được đọc), gồm 100 từ. Sau thời gian “t” yêu cầu học sinh ghi lại; ở nhóm B tác giả cũng tiến hành như trên, nhưng khi các em đang học, thì tác.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> giả nói chuyện to (làm ồn), bảo các em làm việc khác (sai vặt) và thỉnh thoảng lại tắt đèn. Số thời gian nhóm B bị phân tán trong học tập là “t”. Kết quả trong “t” giờ, nhóm A nhớ được 48%. Còn nhớm B trong t + t’ giờ (tác giả bù thêm số thời gian bị phân tán), các em cũng chỉ nhớ được 40,8%(đây là ví dụ). Tiếp theo tác giả cho cả hai nhóm làm một bài toán giống nhau. Nhóm A được yên tĩnh, còn nhóm B bị cản trở như trên và cũng được cộng thêm số thời gian bị cản. Kết quả tư duy của các em như sau (đây là ví dụ): Sai các Sai bảng Thiếu lời không biết Thiếu thời Nhóm Sai lời giải phép tính nhân giải cách làm gian A B. 8,2%. 0%. 24,6%. 15,1%. 12,3%. 0%. 83,1% 20,5% 28,7% 24,6% 45% 16,4% Như vậy, nếu giáo viên biết viện dẫn một số lý luận KHGD, sử dụng một vài phương pháp nghiên cứu đơn giản, để chỉ ra cơ sở khoa học và thực tế của những biện pháp mình sử dụng, thì sẽ nâng cao hơn giá trị bản SKKN. Cần lưu ý rằng không phải biện pháp nào cũng đều hoàn toàn mới mẻ, do tác giả đề xuất lần đầu, mà thường đã được giáo viên khác, tác giả khác nói tới. Song nhờ việc phân tích cơ sở thực tiễn của biện pháp, căn cứ vào đặc điểm cụ thể nào (của đối tượng của hoàn cảnh...), để sử dụng biện pháp đó mà thể hiện được sự sáng tạo của tác giả. - Tuỳ theo tình hình thực tế, người viết có thể dẫn ra kết quả một hoặc nhiều mặt, do từng biện pháp giáo dục đem lại. Để làm được việc này, tác giả thường phải sử dụng ở một mức độ nhất định các phương pháp nghiên cứu KHGD như: Trò chuyện với đối tượng, đồng nghiệp, quan sát, phỏng vấn bằng phiếu, làm các trắc nghiệm đơn giản (ra các câu hỏi, bài tập, rồi đánh giá, chấm điểm, so sánh...). - Kết quả cuối cùng: - Là kết quả tổng hợp tác giả thu được nhờ hệ thống những biện pháp giáo dục đã sử dụng. Kết quả này được trình bày bằng các số liệu thật cụ thể, chính xác. Có thể là con số, phần trăm, những lời đánh giá, nhận xét.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> của học sinh, đồng nghiệp phụ huynh, các cấp chỉ đạo... Kết quả thường được thể hiện bằng các bảng thống kê, hình vẽ, đồ thị, các câu trích dẫn... - So sánh, phân tích kết quả đạt được cuối cùng cới thực trang ban đầu. Khoảng chênh lệch giữa chúng theo chiều hướng phát triển càng lớn, thì chứng tỏ hệ thống các biện pháp giáo dục có hiệu quả càng cao và bản SKKN thực sự có giá trị. - Kết luận: - Tác giả trình bày đề tài đã đạt được những yêu cầu nào, giúp ích gì cho chất lượng giáo dục, sự phát triển của học sinh và việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Trong quá trình tiến hành các biện pháp giáo dục, có những thuận lợi, khó khăn nào, chi phối kết quả của đề tài. - So với yêu cầu, đề tài còn có mặt nào, điểm nào chưa thực hiện được, hoặc thực hiện chưa tốt. - Đề xuất phương hướng cần được nghiên cứu tiếp vận dụng thử... trong thời gian tới, để hoàn chỉnh đề tài (nếu thấy cần thiết). Ban chuyên môn.
<span class='text_page_counter'>(19)</span>