Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BAI DU THI CAN BO DAN VAN VOI MOI TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.39 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. (Trích Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị) Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta. Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> LỜI NÓI ĐẦU Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh. Nông thôn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh, khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp; việc xử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạn chế. Tiếp đó là sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành. Ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Vì vậy, bảo vệ môi trường nông thôn đang là một vấn đề cấp bách. Trong bài viết này, tôi sẽ đem đến một cái nhìn khái quát về thực trạng ô nhiễm môi trường ở xã Yên Phú – huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên, nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp . Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý bạn đọc.. PHẦN THỨ NHẤT TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN Ở XÃ YÊN PHÚ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Xã Yên Phú nằm ở phía Tây của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên với diện tích đất tự nhiên là 799,99 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 525,75 ha. Toàn xã có 7 thôn trong đó 6 thôn được công nhận Làng văn hóa, 1 thôn được công nhận Làng nghề truyền thống. Với tiền đề trên, nhiều năm qua, công tác Bảo vệ môi trường nông thôn luôn được các cấp chính quyền địa phương và nhân dân trong xã quan tâm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, diện mạo làng quê nông thôn toàn xã cũng có nhiều đổi thay khởi sắc. Hầu hết các tuyến đường liên thôn, tuyến đường ngõ, xóm đều được trải bê tông, lát gạch cùng với hệ thống tiêu thoát nước liền kề. Bên cạnh đó, một hệ thống các bể chứa rác, các thùng rác công cộng cũng được xây dựng để thu gom rác thải sinh hoạt của nhân dân góp phần đáng kể vào việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Đến nay ở tất cả các thôn, xóm đều có đội thu gom rác thải sinh hoạt hoạt động thường xuyên theo lịch biểu. Ở một số thôn, xóm công tác giữ gìn vệ sinh môi trường còn được quy định thành hương ước của làng, xóm để người dân căn cứ thực hiện. Điều này cho thấy vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường đã được chính quyền địa phương và nhân dân chú trọng quan tâm.. Đường bê tông vươn đến khắp các tuyến đường thôn, xóm. Năm 2011, xã Yên Phú là một trong hai mươi xã của tỉnh Hưng Yên được chọn làm điểm xây dựng xã nông thôn mới với 19 tiêu chí cần đạt trong đó có tiêu chí thứ 17 về vấn đề môi trường. Điều này không nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tế - xã hội của địa phương đã được cụ thể hóa từ nhiều năm qua. Xã đã có nghị quyết chuyên đề về thực hiện nhiệm vụ vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó các khu dân cư đều có quy ước về vệ sinh, thống nhất đổ rác, ngày vệ sinh chung, lập các tổ thu gom rác từ đó đảm bảo đường làng ngõ xóm luôn sạch sẽ, môi trường ăn ở trong lành Việc xử lý môi trường đảm bảo xanh, sạch, không ô nhiễm là vấn đề cấp thiết, nhất là trong chương trình xây dựng nông thôn mới - đây là một tiêu chí xếp loại, đánh giá mức độ thực hiện của xã. Thực trạng môi trường nông thôn ta bây giờ ra sao, cần làm gì để thực hiện quản lý môi trường sạch, đẹp bền vững? Qua đi sâu thị sát, tìm hiểu thực tế vấn đề môi trường ở các làng quê trong xã, từ trong làng đến ngoài đồng, kể cả các địa điểm công cộng như trường học, nhà văn hóa, trụ sở làm việc của các cơ quan, tôi đã không khó để nhận thấy môi trường ở đây đang tiềm ẩn những mối nguy hại không nhỏ đối với cuộc sống và sức khỏe của người dân. Theo tôi, có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm, song chủ yếu là 3 nguồn chính: 1. Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích cũng như do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cũng tăng lên, trong đó có không ít các loại hoá chất có hại cho môi trường; thêm vào đó là ý thức của nông dân trong việc tuân thủ về liều lượng không cao, thường xuyên dùng quá liều. Điều này dẫn đến tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường và xâm nhập vào nguồn nước mặt là không thể tránh khỏi. Thêm một mối nguy hại nữa từ chính việc sử dụng này là hầu hết các túi nhựa, chai, lọ đựng thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, loại này sau khi sử dụng xong đều được bỏ lại trên đồng ruộng, trôi nổi trên các kênh nước, dưới lòng máng không được thu gom, xử lý. Thậm chí những loại rác này còn lẫn cả trong những thửa ruộng trồng rau xanh, hoa quả mà lâu nay người dân xem là rau sạch và an toàn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> (Vỏ thuốc trừ sâu nằm ngổn ngang trên bờ ruộng) Cùng với đó, người dân phát triển sản xuất, mở rộng quy mô chuồng trại song phương thức chăn nuôi thì không thay đổi. Hầu hết người dân vẫn làm theo kiểu chuồng trại liền kề với nhà ở, chất thải lỏng chưa qua xử lý đổ ra rãnh nước thôn, xóm đã gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Hệ thống các công trình chuồng trại thường được bố trí gần các kênh rạch, giếng nước trong khi thiếu các biện pháp xử lý môi trường...Các ao còn lại trong làng xóm hiện nay hầu như chỉ còn duy nhất một vai trò là nơi chứa các loại nước thải trong chăn nuôi. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch nước ngầm dưới mặt đất, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. 2. Ô nhiễm môi trường nông thôn do rác thải sinh hoạt. Ven những tuyến lộ nông thôn trong xã, cứ cách xa xa nơi có mé ao hay đất trống là có những bãi rác tuy không lớn nhưng với đủ các loại từ bọc ni lông, rau quả hư, xác súc vật… bốc mùi hôi thối và là nơi sinh sống của các loại ruồi muỗi. Không phải người dân nào cũng thiếu ý thức về môi trường xung quanh, nhưng không có nơi đổ rác, không biết cách xử lý rác thải sinh hoạt và những nơi đất trống, mé ao là chỗ vứt rác tốt nhất của một số người dân nơi đây. Cứ vài hộ dân mỗi ngày vứt rác thải sinh hoạt một ít thì một đống rác nhỏ cũng nhanh chóng trở thành bãi rác lớn. Qua năm tháng sự phân hủy của rác bốc mùi đã ảnh hưởng rất lớn đến người dân sinh sống gần nơi có bãi rác, nhưng họ cũng chẳng biết làm thế nào để ngăn chặn được tình trạng này. Một người dân ở thôn Từ Hồ bức xúc: “Bãi rác này hình thành đã lâu do nhiều người ở xóm trên cứ nghĩ đây là đất của chùa nên cứ vứt rác. Người dân ở.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> đây lên tiếng thì họ bảo đất vô chủ mà lo gì, rồi tình trạng vứt rác lại tái diễn. Mùa nắng thì đỡ chứ mùa mưa là nước đọng lại hôi lắm”.. Một bãi rác nằm ngay khu đất trống ven đường. Rác có ở mọi nơi, ngay cạnh nhà, ven đường làng, ngõ xóm, dưới rãnh thoát nước, dưới ao. Cùng với rác là nước thải sinh hoạt được người dân xả trực tiếp ra rãnh thoát nước ven đường, thậm chí một số nơi không cho nước thải chảy vào rãnh thoát nước mà để chảy tràn trên mặt đường. Điển hình là đoạn đường chính nằm ở giữa phố Từ Hồ và đoạn đường ngay cổng làng thôn Lại Trạch, những người dân sống ở đây đã trực tiếp xả nước ra mặt đường, nước chảy quanh năm trên đoạn đường chính dài chừng hai chục mét vừa gây mất mĩ quan vừa bốc mùi khó chịu nhưng chính quyền địa phương vẫn làm ngơ không thấy có động thái nào ngăn chặn.. Bãi rác nằm ngay trên đường làng. Không những chỉ lấn đường mà rác thải ở đây còn “bành trướng thế lực” sang cả “đường thủy”. Dòng sông Kim Ngưu đoạn chảy qua thôn Mễ Thượng, Mễ Hạ giờ cũng khoác lên mình màu trắng của ni lông, và đầy rẫy những túi rác khổng lồ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bãi rác nổi trên sông. 3. Ô nhiễm làng nghề. Xã Yên Phú có làng nghề truyền thống thôn Lại Trạch với nghề làm miến rong nổi tiếng. Nghề làm miến đem lại bộ mặt kinh tế khá khởi sắc cho người dân nơi đây song vấn đề ô nhiễm ở làng nghề tồn tại từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa khắc phục được do công nghệ sản xuất còn rất lạc hậu và cũng chưa có cơ quan nào chủ trì quản lý môi trường ở làng nghề. Hàng ngày nước thải từ quy trình làm miến của các hộ gia đình vẫn đều đều chảy ra các con mương, các ao nhỏ quanh làng tồn đọng lại tạo nên một khối chất lỏng đen ngòm bốc mùi hôi thối ngày càng “đầu độc” nghiêm trọng môi trường đất và nước ở địa bàn, đặc biệt là vào dịp giáp Tết Nguyên đán, chỉ cần đi qua các khu vực này là mùi hôi thối từ các ao nước đọng đó đã xộc ngay vào mũi người đi đường. Vậy mà người dân nơi đây vẫn ngày ngày sống chung với nó. Chủ trương xây dựng nông thôn mới đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã từng bước hiện thực hóa bằng nhiều hành động và biện pháp tích cực song vấn đề môi trường vẫn đang tồn tại nhiều bức xúc và tiềm tàng nhiều mối nguy hại cho sức khỏe người dân. Nguyên nhân do đâu? Qua tìm hiểu thực tiễn tình hình địa phương đồng thời tiếp xúc với người dân sống tại các địa bàn dân cư trong xã, tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương, tôi nhận thấy sở dĩ vấn đề môi trường ở xã Yên Phú còn một số tồn tại như đã nêu ở trên xuất phát từ các nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Nhóm nguyên nhân xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Đã thành thói quen từ lâu kể cả trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong lao động sản xuất, hễ có rác là mọi người sẵn sàng xả ngay ra bất kì chỗ nào thuận tiện nhất, từ góc sân, vườn nhà, ven đường làng, ngõ xóm đến kênh mương, ao hồ,...bất kì chỗ nào có mặt bằng, có khoảng trống là có rác.. Một góc chợ - rác! Từ nhiều năm nay, các thôn, xóm đều có những quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường làng xóm nhưng với nhiều người dân do ý thức chưa cao đã tự giới hạn trách nhiệm giữ gìn vệ sinh cho mình là giữ sạch “từ nhà ra ngõ” còn những nơi khác là trách nhiệm của những người làm dịch vụ vệ sinh. Cũng xuất phát từ ý thức chưa cao của người dân về giữ gìn vệ sinh chung mà các điểm tập kết rác cứ ngang nhiên mọc lên ở bất kì vị trí nào và vào bất cứ lúc nào mặc cho chính quyền địa phương đã xây dựng các bể chứa rác và đã có quy định về những ngày tập kết rác để tổ vệ sinh đi thu dọn. Thậm chí rác thải sinh hoạt còn được gom thành các bao lớn rồi thả xuống ao, hồ, sông gây khó khăn cho việc thu gom, xử lý. * Nhóm nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng. Như đã tìm hiểu ở trên, hầu hết các tuyến đường làng, ngõ xóm, đường liên thôn trong xã đều được đổ bê tông hoặc lát gạch cùng với hệ thống rãnh thoát nước ngay cạnh đường nhưng một thực tế là phần lớn các rãnh thoát nước này phần đáy thì xử lý tạm bợ, phía trên không có nắp đậy. Đây vô hình chung lại trở thành nơi chứa.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> đọng các loại rác mà mỗi trận mưa lớn là gây ách tắc dòng chảy làm nước mưa cùng các loại rác thải tràn ngập cả lòng đường.. Rãnh thoát nước không nắp đậy. Không những thế, nhiều rãnh thoát nước còn là nơi để xả chất thải lỏng trong chăn nuôi của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nằm lẫn trong các ngõ xóm. Nhằm tiết kiệm năng lượng giúp người nông dân tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, từ năm 2008, tỉnh đã triển khai mô hình hộ gia đình sử dụng hầm biogas. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nhiều gia đình chưa tham gia dự án bởi kinh phí đầu tư xây dựng 1 công trình bình quân từ 12-17 triệu đồng, trong khi đó, mỗi hộ dân tham gia mô hình chỉ được hỗ trợ 1,2 triệu đồng/ công trình. Mặc dù ý thức được việc gây ô nhiễm môi trường thôn xóm nhưng các hộ chăn nuôi này vẫn buộc phải xả trực tiếp nguồn chất thải này ra rãnh và ao hồ lân cận. Hệ thống rãnh thoát nước và ao hồ tự nhiên ở làng nghề Lại Trạch cũng chịu chung số phận như vậy. Toàn bộ các dây chuyền sản xuất miến rong ở đây đều mang tính thủ công tự chế không hề tuân theo một quy chuẩn nào về xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Mạnh gia đình nào thì gia đình đó làm, hộ nào ở gần ao, rãnh thì cho nước thải chảy trực tiếp vào ao, vào rãnh; những hộ ở vị trí xa hơn thì dòng đường ống hoặc cho chảy theo đường thoát nước ven đường, thậm chí nhiều gia đình còn cho nước thải chảy tràn qua mặt đường mà không không hề có ống dẫn hay rãnh có nắp đậy..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Một nguyên nhân nữa khiến tình trạng rác thải không được thu gom kịp thời, triệt để là do cơ chế hoạt động cũng như chế độ dành cho những người làm công tác thu gom rác. Đến thời điểm này, xã vẫn chưa thành lập được đội vệ sinh môi trường của xã mà phó thác cho nhân dân ở các thôn xóm tự tổ chức thành lập hoặc góp tiền thuê một số cá nhân làm theo thời vụ, hoạt động theo thỏa thuận riêng của từng thôn, từng xóm. Chính điều này dẫn đến việc các hố rác, bãi rác tự phát nằm ở ven các trục đường tỉnh lộ hoặc vùng giáp ranh giữa các thôn xóm luôn ở trong tình trạng “cha chung không ai khóc”, không được thu dọn, xử lý. Hoạt động của các tổ thu gom rác cũng là điều đáng phải bàn tới. Hầu hết những người làm công việc thu gom rác chỉ xem đây là việc làm thêm, làm tranh thủ nên việc thu gom rác nhiều khi không kịp thời, không theo lịch biểu cố định dẫn đến tình trạng rác thải bị lưu cữu trong các thùng rác, các điểm tập kết gần nhà dân khiến môi trường càng thêm ô nhiễm. Quy trình xử lý rác ở đây cũng là điều đáng bàn. Theo thống kê hiện nay toàn xã có 17 bãi rác đang hoạt động. Các bãi rác này được tạo dựa trên nền các khu ruộng trũng, phần đáy hố không hề được xử lý, đây là mối nguy hại lâu dài đối với các mạch nước ngầm. Khối lượng rác phía trên không hề được phân loại, cách tiêu hủy lại thô sơ, phổ biến là đốt, còn lại được vùi sâu xuống lòng hố chỉ cốt để rác không vương vãi ra xung quanh. Đó là chưa kể một số bãi rác đã quá tải, không được xử lí gây mùi hôi thối khó chịu cho môi trường. Thực trạng trên đang đặt ra bài toán môi trường cho các cấp quản lý và chính quyền địa phương, đặc biệt trong giai đoạn xây dựng xã nông thôn mới ở Yên Phú hiện nay. Giải pháp nào cho bài toán môi trường ở trên?. PHẦN THỨ HAI ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trước thực trạng môi trường hiện nay, ở vào thời điểm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã nhà đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng xã nông thôn mới, chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, có cách xử lý rác thải phù hợp với địa phương và điều kiện kinh tế của người dân. Qua đó nâng cao nhận thức của bà con để mọi người cùng chung sức bảo vệ môi trường sống cho mình và cộng đồng. Trong phạm vi bài viết này tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã Yên Phú. 1. Đối với các địa bàn dân cư thôn, xóm. Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ môi trường, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Chính quyền địa phương cần coi việc lãnh đạo vệ sinh môi trường là một nội dung trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Xây dựng nội dung bảo vệ môi trường thành nhiệm vụ thường xuyên, triển khai tới toàn bộ cộng đồng dân cư. Cần sớm triển khai quy hoạch đất làm nơi xử lý rác thải, xử lý kịp thời các bất cập trong hệ thống thu gom, xử lý rác thải hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng, tuyên truyền vận động các chiến dịch bảo vệ môi trường. Có chủ trương, chính sách để lãnh đạo hoạt động vệ sinh môi trường, hình thành những bộ phận thu gom, xử lý rác, tổ chức ngày vệ sinh môi trường, xây dựng hương ước giữ gìn vệ sinh…trong cộng đồng. Xây dựng nghị quyết chuyên đề về thực hiện nhiệm vụ vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó các khu dân cư đều phải có quy ước về vệ sinh, thống nhất đổ rác, ngày vệ sinh chung, lập các tổ thu gom rác từ đó đảm bảo đường làng ngõ xóm luôn sạch sẽ, môi trường ăn ở trong lành. Lấy lực lượng nòng cốt là các đoàn thể địa phương: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,... tổ chức các hoạt động chuyên đề xoay quanh vấn đề môi trường như viết bài tuyên truyền, giáo dục môi trường phát sóng thường kì trên hệ thống truyền thanh của xã để người dân thực sự hiểu tầm quan trọng của môi trường với sức khỏe con người, sức khỏe cộng đồng; thành lập các đội xung kích vì môi trường thường xuyên tổ chức các chiến dịch ra quân làm sạch đường làng ngõ xóm, làm sạch kênh mương dòng chảy, trồng cây xanh trên các tuyến đường liên thôn liên xóm, ..... Triển khai mô hình phân loại rác thải tại nguồn, góp phần cải thiện vệ sinh gia đình, cải thiện môi trường trong làng, ngoài xóm. Trong khuôn viên của vườn nhà, các gia đình chỉ cần đào một chiếc hố có chiều rộng 60 cm, chiều cao 80 cm, đặt vào trong hố chiếc sọt tre có nắp đậy. Mọi rác thải hữu cơ trong sinh hoạt gia đình được bỏ xuống đó. Sự phân hủy của rác tạo ra nguồn phân bón tự nhiên giúp cây cối phát triển tốt. Cứ sau khoảng 2- 3 tháng, khi rác trong hố đã đầy, người dân tiếp tục lấp đất lên trên, và trên mặt đất đó có thể tận dụng trồng chuối, rau, sắn hay cây.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> cảnh…. Liên tục luân chuyển như vậy trong diện tích vườn nhà, với chi phí chỉ khoảng vài chục ngàn đồng, người dân vừa cải thiện được môi trường, vừa trồng được cây, rau, quả tươi tốt. Những loại rác vô cơ khác, sẽ được bỏ vào sọt rác gia đình và mang đến bãi rác tập trung. Ở mọi làng quê, mỗi gia đình đều có những khoảng vườn rộng rãi. Mỗi hố rác như thế chỉ chiếm 60 cm 2, trung bình một khu vườn ở nông thôn cũng có thể chứa được hàng chục hố. Cách làm này nếu được nhân rộng sẽ góp phần giải quyết bài toán xử lý rác thải ở nông thôn. 2. Đối với khu vực sản xuất nông nghiệp. Phát huy vai trò của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và hội khuyến nông của xã tổ chức các hội nghị đầu bờ triển khai các mô hình sản xuất rau sạch, áp dụng các quy trình canh tác ít lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Đẩy mạnh triển khai mô hình kết hợp Vườn – Ao – Chuồng góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp và cải thiện môi trường sống.. Xử lý có hiệu quả nguồn rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp bằng cách xây dựng các bể thu gom rác liền kề trên các cánh đồng..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Một mô hình cần được nhân rộng. 3. Đối với khu vực chăn nuôi, làng nghề. Ngoài việc đẩy mạnh mô hình kết hợp Vườn – Ao – Chuồng, đối với khu vực chăn nuôi, chính quyền địa phương nên có sự hỗ trợ thỏa đáng về mặt kĩ thuật và tài chính cho các trang trại, các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ xây dựng các hầm Biogas. "Biogas" còn gọi là khí sinh học, là một hỗn hợp khí được sản sinh từ sự phân hủy những hợp chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn trong môi trường yếm khí. Biogas sẽ giải quyết tốt về vấn đề xử lý phân thải của vật nuôi. Môi trường không khí, nguồn nước mặt không bị ô nhiễm, vệ sinh chăn nuôi, chuồng trại sạch sẽ có tác dụng thúc đẩy tốt tốc độ tăng trọng của vật nuôi. Khí biogas cung cấp nguồn nhiên liệu khí đốt thỏa mãn nhu cầu đun nấu và thắp sáng. Nếu trước đây một hộ phải chi trả vài trăm nghìn tiền điện và tiền chất đốt một tháng nhưng khi dùng khí sinh học thì sẽ giảm chi phí đáng kể, nâng cao hiệu quả kinh tế và điều kiện sống cho nông dân. Sử dụng khí biogas, nông dân không phải sử dụng đến nguồn nguyên liệu củi làm chất đốt cũng góp phần tốt trong việc bảo vệ tài nguyên và giảm chi phí mua củi, than, ga giảm sự ô nhiễm môi trường do sử dụng củi, than làm chất đốt. Lượng phân sau khi đã qua phân hủy ở hầm biogas thì sử dụng bón cho các loại cây trồng rất tốt, ít bị các mầm bệnh sống ở phân gây hại cho cây trồng..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hầm Biogas xây bằng gạch truyền thống. Hiện nay với những phát minh mới như làm hầm biogas từ nguyên liệu composite thay thế cho xây hầm bằng gạch truyền thống đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân về chi phí lắp đặt, thay thế sửa chữa. Đồng thời khí sinh học còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nữa như làm nhiên liệu chạy máy nổ, máy phát điện... Với những lợi ích như vậy, mô hình này nên được nhân rộng hơn nữa. Trong điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô sản xuất lớn cần phải chú trọng đến việc xử lý môi trường thì mới phát triển được nền nông nghiệp bền vững. Hầm biogas có đóng góp rất nhiều trong xử lý môi trường đối với sản xuất nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi gia súc ở nông thôn. Với khu vực làng nghề, cần tham khảo và định hướng chuyển giao áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại thay thế dây chuyền sản xuất miến rong tự chế, đặc biệt cần sớm quy hoạch và xây dựng quy trình xử lý rác thải cho làng nghề tránh tình trạng biến kênh ao tự nhiên thành bể chứa chất thải như hiện nay. Trên đây là một vài suy nghĩ, đề xuất nhỏ của tôi về công tác Bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã Yên Phú nói riêng, công tác Bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung. Rất mong bạn đọc góp ý, bổ sung để những đề xuất này đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác Bảo vệ môi trường. Xin trân trọng cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×