Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt ở lớp 1,2,3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.72 KB, 22 trang )

A - MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Để đào tạo được những con người lao động có năng lực thích nghi với sự
phát triển của xã hội thì giáo dục và đào tạo phải không ngừng đổi mới phương
pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách
đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: “Phương pháp giáo dục
phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người
học, bồi dưỡng năng lực tự học, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Tiểu học được xem là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển con người toàn diện. Đối với học sinh
lứa tuổi tiểu học: Nhận thức của các em nằm ở giai đoạn ban đầu - tư duy cụ thể,
chủ yếu là cảm giác và tri giác, bước đầu của tư duy logic (phân tích, tổng hợp,
so sánh, rút ra quy luật). Nhận thức và khả năng tiếp nhận của các em phụ thuộc
vào sự hưng phấn và nhiệt tình đón nhận của người tham gia nhận thức, được
tham gia trực tiếp vào quá trình nhận thức với tỷ lệ cao bao nhiêu thì hiệu quả sẽ
tăng lên bấy nhiêu.
Ở bậc tiểu học, mơn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng. Học tốt mơn
Tiếng Việt, học sinh sẽ có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt tốt các môn học khác.
Nắm vững kiến thức tiếng Việt và luyện tập thành thạo các kĩ năng đọc, nghe,
nói, viết, các em sẽ suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và có khả năng làm
chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc.
Cũng như các mơn học khác, muốn học tốt môn Tiếng Việt, trước hết, mỗi
học sinh cần phải say mê và hứng thú. Để tạo cho các em sự say mê và hứng thú
khi học Tiếng Việt giáo viên cần tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt, thu
hút học sinh tham gia. Một trong những hình thức học tập được học sinh u
thích nhất đó là trị chơi học tập (trị chơi học tập là một hoạt động vui chơi của
trẻ mang nội dung giáo dục như: Giáo dục đạo đức, giáo dục đức tính kiên trì,
khéo léo, nhanh nhẹn, hợp tác cơng việc, ứng xử thơng minh, quyết đốn....).
Vì vậy tổ chức trị chơi học tập thơng qua hoạt động dạy học các bộ mơn
nói chung, mơn Tiếng Việt nói riêng là một hoạt động phù hợp, bổ ích và cần
thiết đối với giáo dục Tiểu học. Trò chơi học tập còn giúp thực hiện tinh thần chỉ


đạo của Tiểu học là “Học vui – Vui học”, “Học mà chơi – chơi mà học” một
cách hứng thú và bổ ích.
Trên thực tế, trong những năm học qua giáo viên thiết kế và tổ chức các trò
chơi học tập chưa được thường xuyên, các trò chơi của học sinh chưa được
phong phú học sinh chơi nhưng cịn mang tính hình thức. Chính vì thế để tổ
chức phong phú các trị chơi học tập nhằm đạt hiệu quả nâng cao chất lượng dạy
học môn Tiếng Việt, tôi đã chỉ đạo giáo viên lớp 1, 2, 3 đổi mới phương pháp
dạy học qua sáng kiến kinh nghiệm:
“Chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi học tập góp phần nâng cao chất
lượng dạy học mơn Tiếng Việt lớp 1, 2, 3”
2/ Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm góp phần giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính
tích cực, kích thích sự say mê hứng thú tạo điều kiện để tất cả các đối tượng học
1


sinh tham gia thực hành, trải nghiệm trong quá trình học tập của mình. Từ đó
các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng trong cuộc sống. Góp phần
vào đổi mới phương pháp dạy học
3/ Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu và tìm giải pháp tổ chức trị chơi nhằm nâng cao chất lượng môn
Tiếng Việt cho học sinh lớp 1,2,3 của trường Tiểu học Thịnh Lộc Hậu Lộc –
Thanh Hóa trong năm học 2015 – 2016.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phân tích tổng hợp


2


B – NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trước tiên ta phải hiểu rõ được tác dụng của trị chơi học tập đó là trị
chơi học tập phù hợp với quy luật nhận thức của lứa tuổi học sinh tiểu học, gây
hứng thú, say mê cho các em trong học tập, kích thích các em tìm hiểu và khám
phá các vấn đề liên quan đến nội dung giáo dục và rèn luyện các kĩ năng, củng
cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tăng cường năng lực cá nhân và năng lực tổ
chức, hợp tác công việc, hoạt động thực tiễn, đưa các em về với những vấn đề
của thực tế đời sống; rèn luyện các kĩ năng sống nhanh nhẹn, tháo vát, sáng tạo,
khéo léo; phương pháp tổ chức phân cơng cơng việc hợp lí, tập đánh giá cơng
bằng, khách quan, chính xác trước một vấn đề. Mặt khác khi tổ chức trị chơi
học tập thì trị chơi đó phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài
Tiếng Việt, gắn với yêu cầu nội dung, kĩ năng cần đạt của bài học, lớp học đó,
phù hợp tâm sinh lí, với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với
hồn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm
cho học sinh.,xây dựng được chuẩn đánh giá hợp lí, phát huy được việc tự tổ
chức đánh giá của các em nhưng lấy tinh thần vui là chính. Học sinh phải nắm
được cách chơi và tơn trọng luật chơi, phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi
phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học
sinh tham gia, tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: Từ chuẩn bị, tiến hành trò
chơi đến đánh giá sau khi chơi, phải thực sự gây được hứng thú, vui mà học cho
các em, tổ chức, động viên để mọi thành viên cùng tham gia nhất là các học sinh
yếu, nhút nhát. Động viên các em tự tìm tịi, rèn luyện, khám phá và phát huy
trong việc tự học, trong cuộc sống.Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một
cách hợp lí để khơng gây nhàm chán cho học sinh.
Q trình nhận thức của học sinh Tiểu học chia làm 2 giai đoạn (Giai

đoạn đầu là lớp 1,2,3; giai đoạn sau là lớp 4,5). Ở giai đoạn đầu nhận thức cảm
tính là chủ yếu tư duy trực quan cụ thể chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng đang
hình thành. Chính vì thế, các em thích tận mắt thấy, tai nghe, tự mình làm…..có
như vậy kiến thức mới đọng lại trong các em. Những hoạt động gây hứng thú sẽ
khuyến khích các em chủ động học tập, thích học, khơi dậy tính tị mị, phát
triển năng lực, tìm ra những điểm mới trong hệ thống kiến thức sẽ có tác dụng
làm cho học sinh nhớ lâu, nhớ kỹ, hiểu sâu trong việc lĩnh hội tri thức.
Mặt khác, tuổi của các em là tuổi chơi mà học, học mà chơi. Các cơ quan
trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên mức độ tập trung chú ý lâu chưa bền
vững, ngồi lâu trong một tiết học nếu khơng thay đổi hình thức tổ chức dạy học
chắc các em sẽ không thấy thoải mái. Bởi vậy, cần có những biện pháp tổ chức
hoạt động dạy và học linh hoạt để các em có cơ hội vừa học, vừa vận động cơ
thể. Hơn nữa học sinh tiểu học, và đặc biệt là học sinh lớp 1,2,3 cũng đang cịn
mang tính trẻ con, hay ưa những điều mới lạ, chính vì thế trong q trình tổ
chức các hoạt động dạy - học tránh dập khn máy móc, lặp đi lặp lại nguyên
bản mà nên thay đổi đôi chút, tạo ra các hình thức chơi hợp lý giúp học sinh
hoạt động tích cực, sơi động để chiếm lĩnh kiến thức thu hút sự chú ý của học
sinh.
3


II/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1,2,3 CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊNH LỘC.

1/ Đối với giáo viên
Năm học 2015 – 2016 được phân công phụ trách chuyên môn khối 1, 2, 3.
Qua dự giờ, kiểm tra kế hoạch dạy học đầu năm của giáo viên tôi thấy: đối với
môn Tiếng Việt nhiều giáo viên quan tâm tổ chức trò chơi học tập trong hầu hết
các phân môn của môn học này nên khơng khí giờ học cịn trầm, việc truyền tải
kiến thức của giáo viên đến học sinh còn nặng nề, gây nhàm chán đối với các

em. Đây lại là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất trong các môn học của bậc
Tiểu học (lớp 1 có 10 tiết/tuần/tổng số tiết là 22, lớp 2 có 9 tiết/tuần/tổng số tiết
là 23, lớp 3 có 8 tiết/tuần/tổng số tiết là 23), do đó cần có biện pháp kịp thời
nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giờ dạy.
Sau khi dự giờ và kiểm tra kế hoạch dạy học đầu năm của giáo viên về môn
Tiếng Việt như sau (với những tiết Tiếng Việt có thể tổ chức được trị chơi )
GV có tổ chức trị
GV khơng tổ chức
Ghi chú
Số giáo viên được
chơi học tập
trò chơi học tập
kiểm tra
SL
TL
SL
TL
5
1
20%
4
80%
Qua bảng kết quả trên ta thấy tỉ lệ giáo viên tổ chức trị chơi trong học tập
đối với mơn Tiếng Việt rất thấp.
Như vậy: Qua dự giờ thăm lớp và phỏng vấn giáo viên tôi nhận thấy nhiều giáo
viên thường ngại tổ chức trị chơi vì lý do sau:
- Chưa hiểu hết được tác dụng của trò chơi học tập.
- Còn lúng túng khi thiết kế, tiến hành trò chơi.
- Phải chuẩn bị công phu: chuẩn bị về cách tổ chức, chuẩn bị đồ dùng tốn nhiều
thời gian.

- Khi tổ chức trị chơi, nếu tổ chức khơng khéo léo dễ gây mất trật tự, lộn xộn
trong giờ học.
2/ Đối với học sinh:
Tơi đã đi sâu tìm hiểu học sinh với các câu hỏi: Em có thích học mơn Tiếng
Việt khơng? Vì sao? Em thích học mơn nào nhất? …
Tơi thật bất ngờ thu được kết quả như sau:

Thích
Phân vân
Khơng thích
Khối
Số HS
lớp
được hỏi
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
50
8
16%
12
24%
30
60%
2
37

5
13,5%
9
24,3%
23
62,2%
3
40
9
22,5%
10
25%
21
52,5%
Từ kết quả trên cho thấy đa phần các em khơng thích học mơn Tiếng Việt
với các lí do như: Mơn Tiếng Việt khó, nhiều phân mơn, ít được chơi, phải đọc,
viết nhiều, nhiều bài tập, …Các em chỉ thích học các mơn đặc thù, Tốn…
Qua việc dự giờ thăm lớp và phỏng vấn trực tiếp học sinh tôi nhận thấy một
bộ phận học sinh còn tiếp thu kiến thức một cách thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn
tham gia vào các hoạt động học tập trong môn Tiếng Việt. Tôi đã tiến hành

4


khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1,2,3 và thu được kết
quả như sau:
Khối
Số HS
Điểm
Điểm

Điểm
Điểm
Lớp
Được khảo sát
9 - 10
7-8
5-6
dưới 5
1
50
10
`15
20
5
2
37
5
10
19
3
3
40
4
15
17
4
Tổng
127
19
40

56
12
Bảng chất lượng trên cho thấy tỷ lệ điểm 9 - 10 đối với mơn Tiếng Việt
cịn thấp, điểm dưới 5 vẫn còn. Trước yêu cầu đổi mới của ngành, trước thực
trạng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong nhà trường và chất lượng của học
sinh để dạy học môn Tiếng Việt đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã có biện pháp chỉ đạo
giáo viên tổ chức trị chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn
Tiếng Việt khối lớp 1, 2, 3.
III/ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TỔ
CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP CỦA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1,2,3
1/ Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về sự cần thiết phải tổ chức trị
chơi mơn Tiếng Việt lớp 1,2,3 trong dạy học:
1.1 Tuyên truyền giáo dục cho đội ngũ mọi chủ trương đường lối, chính sách
của Đảng về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
- Tổ chức cho giáo viên được học tập, tiếp thu một cách nghiêm túc.
- Triển khai việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
- Tổ chức kiểm tra nhận thức của giáo viên để đánh giá sự tiếp về nội dung đã
triển khai.
1.2. Giúp giáo viên hiểu rõ tác dụng, cách thức tổ chức trị chơi trong học tập.
Tơi đã tiến hành giúp giáo viên bằng cách sau:
- Nghiên cứu và triển khai chuyên đề Tổ chức trò chơi học tập trong buổi
sinh hoạt chuyên môn tại trường với mục tiêu:
+ Nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết, cập nhật về vai trị, nhiệm vụ,
căn cứ lựa chọn, quy trình tổ chức trị chơi học tập trong dạy học mơn Tiếng
Việt ở trường Tiểu học.
+ Biết tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học góp
phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
+ Có tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo và thái độ hợp tác trong
việc tìm tịi và tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với đối tượng và đặc trưng

bộ môn.
- Lựa chọn giáo viên dạy thử nghiệm:
Tổ chức dạy hai lớp: Lựa chọn cùng 1 tiết dạy ở một phân môn trong môn
Tiếng Việt, một lớp dạy có tổ chức trị chơi và một lớp dạy khơng tổ chức trò
chơi. Tiến hành so sánh hai tiết dạy ở hai lớp. Từ thực tế đó để giáo viên khẳng
định khi dạy học có tổ chức trị chơi là rất cần thiết trong dạy học đặc biệt là

5


trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Cũng qua đó sẽ đổi mới trong nhận
thức của đội ngũ giáo viên.
2/ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo đội ngũ giáo viên thiết kế, vận dụng tổ chức
trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 1,2,3:
2.1.- Thành lập ban chỉ đạo và phân công cụ thể cho từng thành viên
- Thành lập ban chỉ đạo
+ Trưởng ban: Hiệu trưởng: Phạm Thị Qun
+ Phó ban: Phó hiệu trưởng: Tơ Thị Đằng
+ Uỷ viên: 3 tổ trưởng chuyên môn
+ Cố vấn: Chuyên viên phịng GD&ĐT Hậu Lộc
- Phân cơng giáo viên từng nhiệm vụ cụ thể:
+ Giáo viên chuẩn bị bài dạy: Lê Thị Nghĩa + Trịnh Thị Hảo
+ Lớp dạy thử nghiệm: 2A, 2B
+ Thảo luận kế hoạch bài học: Ban chỉ đạo và giáo viên dạy thử nghiệm.
2.2. Hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch bài học, thiết kế, vận dụng tổ chức
trò chơi Tiếng Việt lớp 1,2,3:
2.2.1, Xây dựng kế hoạch bài học:
- Xác định mục tiêu bài học.
- Xác định những kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm.
- Lựa chọn các trò chơi phù hợp với nội dung kiến thức giúp các em tiếp thu

kiến thức nhẹ nhàng, chủ động.
+ Phải nắm được mục đích để lựa chọn việc tổ chức trị chơi học tập: Trị chơi
này nhằm củng cố kiến thức gì? Rèn luyện kĩ năng nào? Phù hợp bài nào?...
+ Chuẩn bị chu đáo: thiết kế, chọn phương tiện, không gian...
+ Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp: tiến hành vào thời điểm nào, cách tiến
hành ra sao, các bài tập hoặc câu hỏi bổ trợ gợi ý khi thấy cần thiết...
+ Đánh giá hoạt động: Hình thức đánh giá, nội dung đánh giá, kết quả đánh giá
và cách tiến hành mở rộng các trò chơi tương tự tiếp theo...
Các bước tổ chức một trò chơi học tập.
Bước 1: Giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi; Hướng dẫn cách chơi: vừa mô tả,
vừa thực hành, nếu cần mời mọi người làm theo ngay.
Bước 2: Chơi thử.
Bước 3: Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử.
Bước 4: Chơi thật – Xử phạt những người phạm luật chơi
Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự và rút
kinh nghiệm.
2.2.2, Hướng dẫn gợi ý vận dụng một số trò chơi học tập trong dạy học môn
Tiếng Việt lớp 1, 2, 3:
Bản thân tơi đã nghiên cứu nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, tham
khảo tài liệu để thiết kế một số trị chơi học tập trong dạy học mơn Tiếng Việt,
cung cấp cho giáo viên tham khảo và áp dụng trong q trình dạy học.
a,Tổ chức trị chơi trong dạy học Tập đọc
* Trò chơi truyền điện:
6


Dùng vào thời điểm cuối tiết tập đọc – Học thuộc lịng hoặc các tiết ơn tập
học thuộc lịng.
a. Mục đích:
- Rèn kĩ năng thuộc nhanh câu thơ trong bài học thuộc lòng ở sách giáo khoa

Tiếng Việt lớp 1, 2, 3.
- Rèn khả năng tập trung suy nghĩ cao độ
- Luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời.
b. Chuẩn bị:
- Chia lớp thành 2 nhóm có số người chơi bằng nhau ( Hoặc đứng thành hai
hàng đối diện); Giáo viên làm trọng tài.
c. Cách tiến hành:
Sau khi hướng dẫn HS học thuộc lịng bài tập đọc có u cầu học thuộc
lịng theo các cách: xố dần, đọc theo nhóm, …, giáo viên tổ chức cho học sinh
chơi trò chơi này. Giáo viên nêu cách chơi và yêu cầu cần thực hiện đúng:
+ Hai nhóm cử đại diện bắt thăm để dành quyền đọc trước .
+ Đại diện nhóm đọc trước (A) sẽ đứng lên đọc dịng thơ đầu tiên của bài
rồi chỉ định thật nhanh (“truyền điện”) một bạn bất kì của nhóm đối diện (B).
Bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để đọc tiếp dịng thơ thứ hai của
bài; nếu đọc đúng và trơi chảy thì sẽ được chỉ định ngay một bạn ở nhóm kia (A)
đọc tiếp dịng thơ thứ ba … cứ như vậy cho đến hết bài.
Ví dụ: Bài “Quê hương” (sách giáo khoa Tiếng Việt 3, trang 79 tập một)
được đọc như sau:
HS A: Quê hương là chùm khế ngọt;
HS B: Cho con trèo hái mỗi ngày
HS C: Quê hương là đường đi học;
HS D: Con về rợp bướm vàng bay.
………………………………..
Trường hợp người truyền điện bị chỉ định chưa đọc ngay (vì chưa thuộc),
các bạn ở nhóm đối diện sẽ hơ “một, hai, ba”; hơ xong mà bạn đó vẫn khơng đọc
được thì phải đứng n tại chỗ; người đã đọc được câu thơ trước sẽ được chỉ
định một lần nữa để bạn khác trong nhóm đối diện được đứng lên đọc tiếp.
Nhóm nào có nhiều phải đứng là người thua cuộc.
Đọc hết lượt một bài thơ, hai nhóm có thể chuyển sang đọc mỗi lần là hai
dòng thơ hay một khổ thơ với cách chơi tương tự trên.

* Trò chơi thả thơ
a. Mục đích:
- Rèn kĩ năng nhớ và đọc đúng các câu thơ, khổ thơ trong bài thơ cần học thuộc
lòng ở sách Tiếng Việt 1, 2, 3.
- Luyện trí nhớ tốt, tác phong ứng xử nhanh nhẹn, chính xác và ý thức nỗ lực
của từng người trong nhóm khi đọc thành tiếng từng dịng thơ (khổ thơ) theo
yêu cầu nêu ra.
b. Chuẩn bị:
- GV: Làm các phiếu “thả thơ”: mỗi phiếu ghi một dòng thơ đầu (khổ thơ 4 chữ
hay 5 chữ) hoặc từ ngữ đầu (của một câu thơ lục bát), mỗi lần đọc một khổ thơ
hoặc một câu thơ lục bát trong bài học thuộc lòng.
7


Ví dụ 1: Bài “Anh Đom Đóm” (sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập một),
cần làm 6 phiếu ghi 6 dòng thơ đầu của mỗi khổ thơ như dưới đây:
Phiếu 1:

Mặt trời gác núi

Phiếu 4:

Ngồi sơng thím Vạc

Phiếu 2:
Phiếu 3:

Theo làn gió mát
Tiếng chị Cị Bợ


Phiếu 5:
Phiếu 6:

Từng bước, từng bước
Gà đâu rộn rịp

c. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu cách chơi và quy định “luật chơi”:
+ Mỗi lượt chơi gồm hai nhóm có số người bằng số phiếu “thả thơ” đã
chuẩn bị. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc “thả thơ” của nhóm
mình. Hai nhóm trưởng bắt thăm để giành quyền “thả thơ” trước.
+ Mỗi người trong nhóm “thả thơ” cầm một tờ phiếu (giữ kín); khi nghe
trọng tài hơ “bắt đầu”, nhóm “thả thơ” cử một người đưa (“thả”) ra một tờ phiếu
cho một bạn bất kì ở nhóm kia. Bạn nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ có
dịng thơ ghi trên phiếu; nếu đọc đúng sẽ được tính 1 điểm. Khi “thả” xong hết
số phiếu, trọng tài tính tổng số điểm của nhóm đọc thuộc thơ.
Đổi lại nhóm “thả thơ” (đến lượt nhóm kia), chơi tương tự như trên, sau đó
tính tổng số điểm của nhóm thứ hai.
- Chú ý về luật chơi:
+ Chỉ được “thả” từng phiếu và “thả” cho mỗi bạn đối diện 1 lần (không
“thả” nhiều phiếu một lúc và không “thả” nhiều lần phiếu cho một bạn).
+ Người nhận được phiếu phải tự nghĩ và đọc thuộc khổ thơ, khơng được
hỏi bạn khác trong nhóm – các bạn trong nhóm khơng được nhắc bạn.
Sau khi nhận phiếu, q 10 giây (đếm từ 1 đến 10) mà người nhận không
đọc thì sẽ khơng được tính điểm; nếu đọc đủ khổ thơ nhưng có dịng sai, lẫn
hoặc ngắc ngứ thì sẽ bị trừ nửa điểm.
- Kết thúc cuộc chơi giáo viên cơng bố kết quả: nhóm đạt nhiều điểm hơn
là nhóm thắng cuộc.
* Thi đọc tiếp sức
a. Mục đích:

- Rèn kĩ năng đọc đúng bài thơ học thuộc lòng trong sách giáo khoa Tiếng
Việt 1, 2, 3.
- Luyện trí nhớ, rèn tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý dể phối hợp
nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng những khổ
thơ nối tiếp.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu quy định cho mỗi lần đọc: mỗi lần đọc một khổ thơ (khổ thơ 4
chữ hay 5 chữ); đọc 2 dòng thơ đối với thơ lục bát.
- Từng nhóm thi đọc tiếp sức lần lượt đứng lên thành hàng ngang , quay mặt về
phía các bạn.
- Khi nghe lệnh trọng tài hô “bắt đầu”, người số 1 (đầu hàng bên phải hoặc bên
trái) phải nhanh chóng đọc thuộc lòng khổ thơ hoặc hai dòng thơ một cách rõ
8


ràng, chính xác. Dứt tiếng cuối cùng của khổ thơ đầu hoặc hai dịng thơ người số
2 (cạnh vị trí số 1) mới được đọc khổ thơ hoặc 2 dòng thơ tiếp theo … cứ như
vậy cho đến người cuối cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, lại quay về người số 1
đọc – người số 2 đọc … cho đến hết bài thì dừng lại.
- Giáo viên cùng các bạn theo dõi và tính điểm “đọc tiếp sức” đối với từng nhóm
như sau:
Mỗi lượt người đọc thuộc, đúng quy định – 1 bông hoa; không được thưởng
hoa nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng; hoặc không thuộc khổ thơ.
+ Đọc tiếp khổ thơ, dòng thơ sau, khi người đọc dòng trước chưa xong.
+ Đọc quá một khổ thơ theo quy định.
Chú ý: Nếu người đọc trước lỡ đọc quá 2 dịng hay q một khổ thơ rồi
mới dừng lại thì người tiếp theo vẫn phải đọc đủ và đúng những dịng mà mình
phải đọc; người đọc khơng đúng quy định sẽ bị tính trừ thành tích khi cả đội
chơi xong.

- Khi các nhóm đã đọc xong, trọng tài cơng bố kết quả số bơng hoa của từng
nhóm. Nhóm được nhiều hoa nhất (ít hoặc khơng mắc lỗi), thuộc bài nhất là
nhóm giành phần thắng trong cuộc thi “đọc tiếp sức” khơng nhìn sách (học
thuộc lịng). Nhóm được ít bơng hoa hơn nhưng có nhiều bạn đọc diễn cảm cũng
cần được tun dương.
* Trị chơi này có thể áp dụng khi cho học sinh cầm sách đọc tiếp sức với
các bài tập đọc là văn xuôi. Khi áp dụng với các bài tập đọc này, giáo viên
chuẩn bị thêm 1 đồng hồ (dùng để tính thời gian đọc của mỗi nhóm). Nhóm nào
đọc hết ít thời gian, ít hoặc khơng mắc lỗi là nhóm giành phần thắng trong cuộc
thi “đọc tiếp sức” theo sách.
* Ghép dịng thơ thành bài.
a. Mục đích:
- Rèn kĩ năng đọc nhanh và thuộc các bài thơ đã học trong sách giáo khoa Tiếng
Việt 1, 2, 3.
- Luyện tác phong khẩn trương, sự khéo léo trong việc sắp xếp các băng giấy ghi
đúng nội dung bài thơ.
b. Chuẩn bị:
- Làm các bộ băng giấy (hoặc bìa cứng) ghi đầu bài và từng dòng thơ trong bài
học thuộc lòng (theo sách giáo khoa Tiếng Việt đã học); đảm bảo mỗi nhóm
tham gia có một bộ băng giấy.
Ví dụ: Bài “Mèo con đi học” (sách Tiếng Việt lớp 1, tập hai), mỗi bộ gồm
băng đầu bài và 10 băng giấy ghi 10 dòng thơ như dưới đây.
Băng đầu bài:
MÈO CON ĐI HỌC
Băng 1:
Băng 2:

Mèo
con6:buồn bực.
Băng

Cái đuôi tôi ốm.
Băng 7:
Bèn kiếm cớ luôn

Băng 6:

Cắt đuôi khỏi hết!

Băng 7:

Cừu mới be tống:
- Cắt đi? Ấy chết….!

9


Băng 3:
Băng 4:

Băng 8:
Mai phải đến trường

Băng 5: Nhưng muốn cho nhanh

Băng 9:
Băng 10:

Tôi đi học thôi!
- Cái đuôi tôi ốm.


c. Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm chơi, phát cho mỗi nhóm một bộ băng giấy đã
chuẩn bị (cần xáo trộn thứ tự các băng giấy và úp mặt có chữ xuống bàn).
- Trọng tài nêu luật chơi:
+ Khơng lật băng trước khi có lệnh.
+ Khơng nhìn bài của nhóm cùng chơi.
+ Nghe lệnh bắt đầu tất cả cùng lật băng giấy, đọc và xếp lại đúng thứ tự
các câu thơ trong bài; cần đặt các băng giấy ngay ngắn, đúng hình thức trình bày
thể thơ như trong sách giáo khoa.
- Các nhóm sắp xếp băng giấy thành bài thơ hồn chỉnh. Nhóm nào xếp
đúng, đẹp và nhanh nhất là nhóm thắng cuộc.
* Biết một câu, đọc cả bài.
a. Mục đích:
- Rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, đọc thầm để tìm đoạn văn có câu đã nghe
trong bài tập đọc.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung sự chú ý.
- Có thể áp dụng ở các bài ôn tập học kì.
b. Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm chơi.
- Giáo viên đọc một câu văn trong số các bài tập đọc học sinh đã học.
- Các nhóm nghe, sau đó thảo luận xem câu văn nào thuộc bài tập đọc nào,
ra tín hiệu xin đọc lại cả lớp nghe. Nhóm nào đọc đúng được nhiều bài tập đọc
nhóm đó thắng cuộc.
Ví dụ: Chia lớp 2A thành 2 nhóm ( Mỗi nhóm 10 em)
Giáo viên đọc câu: Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
- Yêu cầu 2 nhóm thảo luận và xem câu ăn vừa đọc nằm trong bài tập đọc
nào? Và phát tín hiệu trả lời – Đọc lại cả bài tập đọc đó cho cả lớp nghe, cứ như
thế nhóm nào đọc nhiều hơn nhóm đó thắng cuộc.
*. Nghe đọc đoạn, đốn tên bài.

Mục đích và cách chơi tương tự trò chơi trên.
* Xếp hàng (Sử dụng cho câu hỏi 4 - Bài “Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A”
Tuần 3 - TV 2, tập I, trang 25).
a. Mục đích:
- Giúp học sinh có thể sắp xếp tên các bạn trong tổ theo thứ tự bằng chữ cái.
b. Chuẩn bị: Mỗi học sinh một bảng con, phấn.
c. Cách chơi: Chung sức
- Mỗi tổ là một đội chơi.
10


- Học sinh tự ghi tên mình vào bảng con, thảo luận xem sẽ đứng theo thứ tự
như thế nào theo thứ tự bảng chữ cái khi nghe hiệu lệnh cơ giáo. Tổ nào di
chuyển nhanh, đúng, đẹp tổ đó thắng cuộc.
b, Tổ chức trị chơi trong dạy học Chính tả
* Trị chơi tìm tên cây có chữ s hoặc x.
a. Mục đích:
- Cung cấp cách viết đúng một số tên loài cây bắt đầu bằng s hoặc x, kết hợp
mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh.
- Luyện phản xạ nhanh khi nghe, đọc và viết.
- Có thể áp dụng ở các bài chính tả phân biệt x hoặc s ở bài chính tả âm vần từ
lớp 1 đến lớp 5.
b. Cách chơi:
- Thi viết tên cây bắt đầu bằng s hoặc x vào thẻ hay viết nối tiếp lên bảng.
* Trị chơi tơi “Say” hay tơi “Xay”
(Sử dụng cho hoạt động củng cố - Tuần 24 TV 2, tập II, trang 53)
a. Mục đích:
- Nhận biết một số từ kết hợp với say hoặc xay khi học bài chính tả Tuần 24.
- Mở rộng vốn từ:
- Có thể tổ chức trị chơi này ở nhiều bài chính tả từ lớp 1 đến lớp 5 dạng bài

chính tả âm/ vần.
b. Chuẩn bị:
- Các thẻ ghi sẵn tiếng say hoặc xay (mỗi bộ 10 thẻ): 5 thẻ ghi say, 5 thẻ ghi xay
- Các thẻ ghi sẵn một bộ phận của từ đi kèm với say hoặc xay ( mỗi bộ 10 thẻ)
Ví dụ: Nội dung các thẻ.
xay

xay

say

say

xay

xay

say

say

xay

say

…..nắng

ngủ…..

hăng…..


cối……

no…….

……bột

……xát

…cà phê

….thóc

…..sưa
11


c. Cách tiến hành: : Tiếp sức
- Chia lớp thành các nhóm.
- Mỗi nhóm một bộ thẻ mỗi loại.
- Yêu cầu: Gắn tiếng say hoặc xay vào chỗ trống. Nhóm nào gắn nhanh,
đúng nhóm đó thắng cuộc
* Thi tìm tên con vật bắt đầu bằng ch hoặc tr.
Mục đích và cách chơi: Tương tự như trò chơi trên.
* Câu cá - viết chữ:
a. Mục đích:
- Luyện phản xạ nhanh trong suy nghĩ và học tập để ghi nhớ kiến thức chính tả.
b. Chuẩn bị:
- Giáo viên chẩn bị các con cá bằng giấy, trong mỗi con cá mang nội dung yêu
cầu chính.

b. Cách chơi:
- Học sinh câu được con cá nào thì giải đáp u cầu đó.
- Chơi theo tổ hoặc cá nhân
- Nếu tổ ( hoặc) em nào làm đúng được nhiều yêu cầu trong thời gian qui định
thì tổ ( hoặc) em đó thắng
Ví dụ: - Tìm và viết lại 1 từ có vần ai
- Tìm và viết lại 1 từ có vần ay….
c,Tổ chức trị chơi trong dạy học Luyện từ và câu
* Thi đặt câu theo mẫu (Ai là gì?).
a. Mục đích:
- Rèn kỹ năng nói, viết câu đúng mẫu Ai là gì? Có sự tương hợp về nghĩa giữa
thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ.
- Luyện óc so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn.
b. Cách chơi:
- Giáo viên hò: Ai? (Hoặc con gì? cây gì?).
- Học sinh đáp: Mẹ (cá,…)
- Giáo viên hị: Là gì?
- Học sinh đáp: Là giáo viên….
- Cần chỉ định được nhiều người được tham gia, tránh chỉ định tập trung vào
một vài người.
- Có thể tổ chức trị chơi theo nhóm (tương tự trị chơi truyền điện).
* Thi đặt câu theo mẫu (Ai làm gì? Ai thế nào?)
(Tương tự trị chơi trên)
* Tìm bạn (Sử dụng cho bài tập 1, Ltừ và câu Tuần 16 (TV2, tập I, trang 133)
a. Mục đích:
- Học sinh hiểu nghĩa từ, ghép đúng các cặp từ trái nghĩa.
b. Chuẩn bị: Thẻ từ
- 6 bộ thẻ Tốt
cho 6 nhóm, mỗi
bộ gồm một thẻ ghi từ và thẻ trống.

Trắng
Ngoan

Cao

n

Nhanh
hh

12
Khoẻ


c. Cách chơi: Tiếp sức
- Lớp chia thành các nhóm
-Yêu cầu: Học sinh tự tìm các từ trái nghĩa tương ứng với thẻ từ và ghi vào thẻ
trống. Nhóm nào tìm từ chính xác đúng với thời gian quy định nhóm đó thắng
cuộc.
*Lưu ý:
- Tuỳ vào trình độ học sinh trong lớp mà giáo viên có thể sử dụng thẻ trống hay
thẻ đã ghi sẵn từ trái nghĩa yêu cầu học sinh lựa chọn.
- Trị chơi này có thể áp dụng dạy phân môn luyện từ và câu, từ lớp 2 đến lớp 5
dạng bài mở rộng vốn từ.
d,. Tổ chức trò chơi trong dạy học Tập làm văn
* Thi đóng vai.
- Đây là dạng trị chơi được sử dụng trong nội dung dạy học các nghi thức lời
nói như: nhờ cậy, đề nghị, phủ định, …hoặc chúc mừng, an ủi, khen ngợi nhau.
- Học sinh đóng vai, xử lí tình huống theo yêu cầu bài tập.
- Học sinh nhập vai tốt, xử lí tình huống hợp lí sẽ được khen thưởng.

Ví dụ: Khi dạy tiết tập làm văn lớp 2 tuần 4 ( Bài tập 1 trang 38 – TV 2 -tập 1)
Bài tập: Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:
a, Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
b, Cô giáo cho em mượn quyển sách.
c, Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
* Cách chơi:
- Trong từng tình huống học sinh đóng vai để xử lý các tình huống theo yêu cầu
đề bài.
- Nhóm nào có lời nói hay, phù hợp thể hiện cảm xúc ghi điểm cao nhóm đó.
e. Tổ chức trị chơi trong dạy học Kể chuyện
* Thi quan sát nhanh.
a. Mục đích:
- Rèn kỹ năng kể đúng nội dung trong đoạn chuyện dựa vào tranh.
- Học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo nội dung bài học,
có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên; trao đổi với các
bạn về ý nghĩa câu chuyện.
b. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện.
c. Cách tiến hành:
- Sau khi nghe giáo viên kể chuyện, học sinh tiến hành kể chuyện theo nhóm
(nhóm 2 em hoặc nhóm 4 em tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện, mỗi em kể
13


theo 1 - 2 tranh, sau đó từng em kể toàn bộ chuyện cùng các bạn trao đổi về ý
nghĩa câu chuyện).
- Tiếp đó giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể chuyện trước lớp.
- Học sinh thi kể theo nhóm: 2 - 3 nhóm thi kể từng đoạn của câu chuyện theo
tranh.
- 2 đến 3 học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Mỗi em kể xong phải nói về ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng các bạn
về nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét lời kể, khả năng hiểu câu chuyện của từng học
sinh. bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
g. Tổ chức trò chơi trong dạy học Học vần
* Trò chơi : “Nhận diện dấu và âm”
a. Mục đích:
- Dùng cho loạt bài làm quen với âm và chữ
- Giúp học sinh nhận diện nhanh dấu và âm đi kèm.
b.Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa nhỏ ghi sẵn: 5 dấu thanh và các tiếng đã học.
(Ví dụ: a, o, co, da, đa,…).
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm.
c. Cách chơi: Có nhiều cách và nhiều mức độ.
- Một nhóm giữ tồn bộ các miếng bìa (Nhóm A), nhóm kia thì khơng (Nhóm
B). Khi nhóm A giơ ra các miếng bìa có âm và dấu thanh, nhóm B phải đọc lên.
Đánh giá: Nếu nhóm B đọc đúng được 1 điểm nếu sai thì nhóm A được 1 điểm.
Nếu bên nào được 3 điểm trước, bên đó thắng sau đó đổi bên và tiếp tục chơi.
*Trị chơi luyện nghe:
a.Mục đích: Giúp học sinh phân biệt được tiếng, từ các thanh khác nhau.
b.Cách tiến hành: Giáo viên đọc tiếng hoặc từ, học sinh nghe rồi ghi bảng con.
c, Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
- Giáo viên đọc tiếng hoặc từ - Học sinh lắng nghe và ghi lại vào bảng con.
- Quan sát theo dõi, nếu nhóm nào có nhiều em viết sai thì nhóm đó thua cuộc.
* Ghép tranh với từ tương ứng
a. Mục tiêu
- Hiểu nghĩa từ để ghép đúng tranh.
- Rèn luyện sự nhanh nhạy, tự tin.
b. Chuẩn bị: - Một số tranh (ảnh) các con vật.

- Một số thẻ từ (ghi sẵn)

14


CON TƠM

CON GÀ

CON TRÂU

CON CHĨ
CON BỊ
CON ỐC
CON CHIM
c. Cách chơi: Chung sức
- Phát tranh và thẻ từ cho các nhóm.
- Nêu yêu cầu các nhóm thi đua ghép tranh (ảnh) với các từ tương ứng. Nhóm
nào ghép đúng và nhanh hơn thì nhóm đó thắng.
* Trị chơi “Phóng viên”
a. Mục đích:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói.
b. Cách tiến hành:
- Một bạn làm phóng viên, phỏng vấn học sinh cịn lại về một nội dung Luyện
nói nào đó.
*Trị chơi “ghép từ”.
a. Mục đích:
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng ghép âm với vần để tạo từ có nghĩa.
b. Cách tiến hành:
- Học sinh đặt các mảnh của thẻ từ đã được cắt rời.

- Từng em thay phiên nhau ghép các mảng lại.
* Tìm tiếng, từ theo phụ âm:
a. Mục tiêu
- Học sinh mở rộng vốn từ theo cách thay vần học ở lớp 1;
- Học sinh mạnh dạn, tự tin trong học tập.
- Có thể thay tìm tiếng, từ theo vần (cho một vần, yêu cầu thay phụ âm để có các
tiếng khác nhau).
b. Chuẩn bị
- Thẻ chữ cái phụ âm.
- Hộp để đựng thẻ chữ, dùng cho nhiều năm.
c. Cách chơi

15


- Mời một học sinh lên bốc một thẻ chữ cái và nêu các tiếng, từ có phụ âm đầu
thể hiện bằng chữ cái (nhóm chữ cái) đó.
Ví dụ: Bốc được thẻ chữ m, học sinh nêu tiếng/từ: mèo, mưa, mũ…
Học sinh nêu xong mời bạn khác lên bảng bốc tiếp.
Trò chơi tiếp tục theo dự kiến thời gian của giáo viên.
- Giáo viên ghi lại tên học sinh bốc thẻ chữ và số lượng tiếng/ từ mà học sinh
tìm được.
- Hết thời gian chơi, học sinh tìm được nhiều là thắng.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin khi thiết kế trị chơi
Đối với học sinh, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giờ học có tác dụng
trợ giúp cho các em tiếp thu kiến thức, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tự học,
không ngừng nâng cao. Qua các trị chơi học tập việc sử dụng cơng nghệ thông
tin tạo cho học sinh càng thu hút hơn khi tham gia hoạt động học tập. Để ứng
dụng công nghệ thơng tin khi thiết kế trị chơi có hiệu quả cần thực hiện:
+ Lựa chọn nội dung bài học phù hợp với việc thiết kế trò chơi trong việc ứng

dụng công nghệ thông tin.
+ Thiết kế các slide tạo nội dung, hình ảnh phục vụ cho việc tổ chức trị chơi.
Sử dụng các hiệu ứng của PowerPoint để hoàn thiện nội dung và kiến thức của
bài giảng.
+ Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị phục vụ tổ chức tiết dạy.
+ Tiến hành thực hiện tiết dạy có sử dụng ứng dụng cơng nghệ thơng tin khi tổ
chức trị chơi.
Ví dụ: Khi dạy bài Luyện từ và câu: Tuần 6- TV 3- Tập 1.
Yêu cầu bài 1: Giải ô chữ. Biết rằng các từ ở cột được in màu có nghĩa là Buổi
lễ mở đầu năm học mới.
+ GV tổ chức trò chơi học tập “Ai nhanh ai đúng” trong việc giải ô chữ .
+ Cách chơi:
Bước 1: Dựa theo gợi ý, các em phải đốn từ đó là từ gì.
Bước 2: Đốn từ vào các ơ trống theo hàng ngang, mỗi ơ trống ghi một chữ cái.
Nếu từ tìm được vừa có nghĩa đúng như lời gợi ý vừa có số chữ cái khớp với ơ
trống tức là tìm từ đúng.
Bước 3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống, đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột
dọc được tơ màu đỏ là từ gì?
+ Hình thức chơi
- Cho HS quan sát slide các ơ chữ cịn trống như SGK/ trang 50.
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có một bảng nhóm để ghi các từ sau khi
thảo luận thống nhất.

16


- Sau mỗi lần các nhóm có kết quả đúng, GV cho xuất hiện các dịng chữ đã
hồn thiện.
1
2

3

S

Á

C H G I
4 T H Ờ
5
6

R A C
H
7
L
8
9
10

T
11

D
Á
I
C
H

Ư
G

H
C

I
O
K
H
Ơ
C

I
Ô
Ô

L

K
H
A
I
G
I

N
G

Ê
U
H
O

M

N L Ớ P
H À N H
O A
Á B I Ể U


I
H
N
G
I

Ỏ I
Ọ C
G B À I
M I N H
Á O

- Qua việc ứng dụng CNTT để tổ chức trò chơi trong tiết dạy trên, học sinh hứng
thú và tham gia học tập một cách tích cực.
4. Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc thiết kế và sử dụng các trị chơi mơn Tiếng
Việt vào dạy học:
Tổ chức cho toàn thể giáo viên dự 2 tiết của 2 đồng nghiệp (cùng một bài)
trong đó 1 tiết có tổ chức trị chơi học tập trong một số hoạt động của tiết học, 1
tiết không tổ chức trò chơi ở một hoạt động nào. Cụ thể:
Tiến hành dự giờ 2 cô giáo: Cô giáo Lê Thị Nghĩa dạy lớp 2A và cô giáo
Trịnh Thị Hảo dạy lớp 2B.
Qua hoạt động 1: Ghép các tiếng thành từ có nghĩa

Với Bài tập 1 - tiết luyện từ và câu tuần 12 ( Sách TV lớp 2 tập 1 trang 99)
Yêu cầu bài tập: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng:
u,thương, q, mến, kính.
Mục tiêu:
- Giúp học sinh mở rộng vốn từ, biết ghép các tiếng thành từ có nghĩa.
Cơ giáo Trịnh Thị Hảo lớp 2B tiến hành theo cách sau:
- Học sinh đọc yêu cầu – xác định yêu cầu đề
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm cá nhân vào vở bài tập
- Học sinh đọc lại bài làm
- Các học sinh khác theo dõi, nhận xét.
- Giáo viên kết luận đúng, sai.
Cô giáo Lê Thị Nghĩa, lớp 2A tiến hành theo cách sau:
- Học sinh đọc yêu cầu – xác định yêu cầu đề
Sau đó giáo viên tổ chức trị chơi “ Thi ghép tiếng thành từ”
a. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng.
17


- Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn.
b. Chuẩn bị:
- Giáo viên làm các 4 bộ quân bài ghi tiếng (đủ cho số nhóm học sinh tham gia
thi); mỗi bộ qn bài có kích thước khoảng 5cm x 15cm . Mỗi bộ gồm 24 quân
ghi các tiếng sau: yêu (8 quân); thương (4 quân); quý (3 quân); mến (6 quân);
kính (3 quân).
- Băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng thành một từ (2 tiếng); 10 bông hoa
giấy.
c. Cách tiến hành:
* Căn cứ vào số bộ quân bài đã chuẩn bị, giáo viên lập các nhóm thi ghép tiếng
thành từ ( mỗi nhóm khoảng 4- 5 học sinh ); Cử nhóm trưởng điều hành và vào

ban giám khảo. ( Chia lớp làm 4 nhóm thi - cử 4 nhóm trưởng tham gia vào ban
giám khảo cùng với giáo viên).
* Giáo viên nêu yêu cầu:
- Mỗi nhóm có 1 bộ quân bài ghi các tiếng dùng để ghép thành các từ có 2 tiếng,
các nhóm dùng bộ quân bài để ghép từ (xếp lên mặt bàn, hoặc dùng băng dính
để ghép 2 quân bài ghi tiếng lại để thành 1 từ).
- Sau khoảng 3 phút, các nhóm dừng lại; ban giám khảo (Giáo viên cùng các
nhóm trưởng) lần lượt đi đến từng nhóm để ghi kết quả (cứ xếp được 1 từ đúng,
được 1 bông hoa )
* Giáo viên trao các bộ bài cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh ''bắt đầu'' cho
các nhóm làm bài. Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép từ theo nội dung bộ bài
đã chuẩn bị như sau:
- Ghép đúng, đủ 11 từ (mỗi từ có 2 tiếng) VD: Yêu thương, thương yêu, yêu
mến, mến yêu, kính yêu, yêu quý, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến,
kính quý.
- Ghép đúng mỗi từ được 1 bông hoa; đúng cả 11 từ được 11 bông hoa.
- Dựa vào số bông hoa, ban giám khảo xếp giải nhất, nhì, ba, (hoặc đồng giải
nhất, nhì, ba…..)
Sau khi dự giờ tơi tổ chức cho giáo viên tự trao đổi, thảo luận, phân tích, rút
kinh nghiệm về 2 tiết dạy. Kết quả tất cả giáo viên đều thấy được tiết học có tổ
chức trị chơi học tập (lớp 2A) giúp học sinh say mê, hứng thú, tích cực, chủ
động tìm hiểu kiến thức hơn, tiết học sôi nổi, sinh động lôi cuốn tất cả học sinh
vào hoạt động và đạt kết cao hơn so với tiết học còn lại. Ở tiết dạy ( Lớp 2B)
khơng tổ chức trị chơi làm cho tiết học trầm, buồn tẻ và đơn điệu, học sinh
không hào hứng chiếm lĩnh kiến thức.
Sau khi phân tích kỹ từng tình huống và chi tiết hoạt động trong 2 tiết dạy
mọi giáo viên đều có ý thức tự giác hơn trong việc tổ chức trị chơi học tập trong
dạy học các mơn học nói chung và mơn Tiếng Việt nói riêng.
5. Chỉ đạo dạy học đại trà.
- Giáo viên vận dụng và thiết kế trị chơi trong mơn Tiếng Việt, lựa chọn cách tổ

chức trò chơi hợp lý và phù hợp với kiến thức và mục tiêu bài học
- Tổ chức phân công dự giờ đến từng lớp.
18


- Sau mỗi tiết dự đều đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉ ra những cái đã làm được,
những cái chưa làm được để từ đó điều chỉnh uốn nắn kịp thời theo hướng đổi
mới khi vận dụng các trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 1,2,3. Tránh lạm
dụng trị chơi q nhiều sẽ khơng phù hợp.
6.Theo dõi và kiểm tra q trình vận dụng trị chơi học tập vào giảng dạy:
Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch kiểm tra dự giờ hằng tháng trong
đó đưa nội dung kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thơng
qua tổ chức trị chơi trong học tập làm nội dung hàng đầu.
- Sau dự giờ, kiểm tra tổ chức sinh hoạt chun mơn để rút kinh nghiệm, có biểu
dương, nhắc nhở, góp ý kịp thời.
- Ngồi ra tơi còn lên kế hoạch để các khối sinh hoạt với nhau, thảo luận, trao
đổi về phương pháp dạy học, cách thiết kế các trò chơi ở các bài trong tuần,
trong tháng nhằm đạt hiệu quả cao trong tiết dạy.
- Tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ đồng nghiệp, góp ý, học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau.
Hướng dẫn giáo viên vận dụng các trò chơi trên vào dạy học ở từng khối
lớp và có sự điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh ở từng lớp.
- Ngoài một số trò chơi cơ bản nêu trên, gợi ý cho giáo viên phát triển thành một
số trò chơi tương tự và khuyến khích giáo viên sáng tạo thêm các trị chơi mới
rồi cùng chia sẻ với đồng nghiệp.
- Cử giáo viên cốt cán trong khối kèm cặp cho giáo viên còn thiếu kinh nghiệm
về tổ chức trò chơi trong học tập.
- Tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dùng dạy học có chất lượng dùng chung cho
cả khối.
IV/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Sau 6 tháng tiến hành thực nghiệm tại khối lớp 1, 2, 3 tôi đã điều tra lại về
sự u thích mơn học của các em.
Cũng với câu hỏi: Em có thích học mơn Tiếng Việt khơng? Vì sao? Em thích
học mơn nào nhất? Tơi đã thu được kết quả: 100% học sinh đều nói : Em thích
học mơn Tiếng Việt với các lí do:
- Vì mơn Tiếng Việt có nhiều trị chơi hấp dẫn.
- Vì chúng em vừa học lại vừa được chơi.
- Học môn Tiếng Việt dễ…
Tôi tiến hành khảo sát chất lượng, kết quả thu được như sau:
Khối
Số HS
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Lớp
Được khảo sát
9 - 10
7-8
5-6
dưới 5
1
50
27
18
5
0
2
37
16

18
3
0
3
40
18
13
9
0
Tổng
127
61
49
17
0
Và qua kiểm tra kế hoạch dạy học, dự giờ mơn Tiếng Việt ở trường tơi đã
có 100% giáo viên thường xuyên tổ chức các trò chơi trong dạy học các phân
mơn của mơn học Tiếng Việt nói riêng và cịn áp dụng ở tất cả các mơn học cịn
19


lại. Khơng những thế nhiều cơ giáo cịn tổ chức những trò chơi học tập rất sáng
tạo và đạt hiệu quả cao như cô Lê Thị Nghĩa, cô Trịnh Thị Hảo, cơ Đỗ Thị Bình,
cơ Phạm Thị Hương…
Trong mỗi tiết học, hầu hết học sinh say mê học tập, thông qua các trị chơi
các em tự tìm tịi, củng cố kiến thức đã học một cách chủ động. Sự hứng thú say
mê học tập là yếu tố quyết định cho việc nâng cao chất lượng học tập của học
sinh. Và kết học tập của học sinh qua theo dõi của Ban giám hiệu và giáo viên
trực tiếp giảng dạy được đánh giá là nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là kỹ năng giao
tiếp, sự năng động linh hoạt, tự tin trong học tập của học sinh trong lớp được

phát triển. Điều đó cho thấy tổ chức dạy học mơn Tiếng Việt thơng qua hoạt
động trị chơi là một hướng đi đúng với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay. Nó phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học và xu thế đổi
mới phương pháp dạy học.

C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
Để giúp cho đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất
lượng dạy - học môn Tiếng Việt khối 1;2;3 thi bản thân tôi rút ra được những
điều bổ ích như sau:
- Trong q trình giảng dạy, tơi chỉ đạo giáo viên ln áp dụng các trị chơi phù
hợp trong mỗi bài tập, mỗi tiết dạy, giúp học sinh tiếp thu bài tốt, phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, học tập tiếp nhận kiến thức một cách
tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả. Để đạt tới một tiết dạy có hiệu quả người giáo
viên cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết dạy để chuẩn bị bài dạy một cách chu
đáo và đầy đủ các phương tiện dạy học phục vụ cho bài dạy. Ở mỗi bài dạy, giáo
viên phải xác định được: bài dạy cần những gì? và dạy như thế nào? Để tiết dạy
nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả từ đó lựa chọn phương pháp và cách tổ chức
các trò chơi phù hợp với nội dung bài học, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
- GV phải biết lựa chọn hệ thống phương pháp và hình thức dạy học phù hợp
với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong lớp tạo nên sự hoạt động đồng
bộ giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú học tập của học sinh một cách tự nhiên,
thoải mái. Rèn cho học sinh có kỹ năng sống, năng động tự tin trong hoạt động
để chiếm lĩnh tri thức.
- Dành nhiều thời gian hơn nữa để cùng nghiên cứu, thiết kế và giải đáp những
vấn đề giáo viên vướng mắc khi tổ chức trị chơi trong học tập nói riêng và các
hoạt động dạy học khác.
2/ Kiến nghị:
20



a/ Đối với nhà trường:
- Thường xuyên mở các buổi hội thảo chuyên đề bồi dưỡng nâng cao trình độ
cho giáo viên. Có biện pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn hơn nữa
để đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy- học.
b/ Đối với cấp trên:
Phòng GD& ĐT nên tổ chức thường xuyên những hội thảo chuyên đề đi
sâu vào từng môn học.
Trên đây một số niện pháp “Chỉ đạo giáo viên tổ chức trị chơi học tập
góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt ở lớp 1,2,3”. Tôi xin
phép được chia sẻ với các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.. Rất mong nhận
được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Hậu Lộc, ngày 22 tháng 3 năm 2016
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Tô Thị Đằng
Mục lục
TT
A
1
2
3
4
B

I
II
III
IV
C
1
2

Nội dung
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Thực trạng của việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn
Tiếng Việt khối 1,2,3 của trường Tiểu học Thịnh Lộc
Các giải pháp đã sử dụng để chỉ đạo giáo viên tổ chức trị
chơi học tập của mơn Tiếng Việt lớp 1,2,3
Hiệu quả của sấng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
1
2

2
3
3
4
5
19
20
20
20

21


22



×