Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên sử dụng trò chơi tập thể trong ngày lễ hội nhằm thu hút trẻ Trường Mầm non Nga Nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 22 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tổ chức ngày hội ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động giáo dục
trong chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ. Nó có tác dụng quan trọng góp phần
phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục đạo đức thẩm
mĩ cho trẻ. Vì vậy, trong một năm học Trường Mầm non có rất nhiều hoạt động
lễ hội được tổ chức như: Ngày hội đến trường ( khai giảng năm học ); Vui hội
Trung thu; ngày “Cô giáo như mẹ hiền” (Nhà giáo Việt Nam 20/11); ngày “Múa
hát mừng xuân” (Tết Nguyên đán); “Ngày hội cô và mẹ”(Quốc tế phụ nữ 8/3);
ngày Tổng kết năm học…Thời gian tổ chức lễ hội thường kéo dài từ 45- 90
phút, đó là khoảng thời gian dài đối với trẻ, trẻ khó có thể ngồi ngoan, im lặng,
trật tự để xem hết chương trình buổi lễ hội.
Tổ chức ngày hội ngày lễ thường có nhiều hoạt động, tuy nhiên chương
trình nghệ thuật là chủ đạo. Khán giả của các chương trình là các bé trong độ
tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Nhưng thông thường khi xây dựng hoạt động, giáo
viên thường chỉ chú ý đến cá nhân nổi bật, còn đa phần trẻ đóng vai trò ngồi
xem thụ động, mờ nhạt.
Dù ở các độ tuổi khác nhau nhưng trẻ mầm non đều có chung một đặc
điểm là khả năng tập chung giữ trật tự trong thời gian dài là rất khó khăn. Mặc
dù bố trí nhiều giáo viên trong việc quản lý trẻ, nhưng trẻ vẫn không thể giữ trật
tự khi các hoạt động tập thể đang được tiến hành. Đây cũng chính là nguyên
nhân dẫn tới hiệu quả tổ chức các ngày lễ hội bị hạn chế. Trẻ ngồi lâu không
đựợc tham gia hoạt động sẽ rất chán, trẻ không tập trung chú ý, mất trật tự và
gây ồn kéo dài trong quá trình tổ chức lễ hội. Vậy phải làm thế nào để các buổi
lễ hội diễn ra thành công, thu hút được trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau khi tham
gia các hoạt động tập thể, giữ được trật tự và tập trung hướng lên sân khấu,
hưởng ứng tích cực và cổ vũ cho các hoạt động trong ngày lễ hội?
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non nói chung tôi nhận thấy: trẻ
lứa tuổi này thường dễ thu hút bởi các trò chơi . Bởi “ Vui chơi là hoạt động chủ
đạo của trẻ”, “Trẻ chơi mà học và học bằng chơi”. Tuy nhiên lựa chọn trò chơi
nào, tổ chức như thế nào để đảm bảo tính tập thể, đảm bảo tất cả các trẻ đều
được hoạt động, tham gia một cách tích cực là điều không đơn giản. Điều đó


không chỉ riêng tôi mà nhiều cô giáo mầm non khác đều rất trăn trở, quan tâm.
Chính vì điều đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo
1


viên sử dụng trò chơi tập thể trong ngày lễ hội nhằm thu hút trẻ Trường Mầm
non Nga Nhân" với mong muốn giáo viên trong trường, đồng nghiệp có thêm
kinh nghiệm trong việc tổ chức ngày hội ngày lễ tại nhóm lớp và tập trung toàn
trường.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lý luận:
Lễ hội là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, đáp ứng
nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục nhiều mặt
cho trẻ ở trường mầm non và cũng là một trong những nội dung đổi mới giáo
dục mầm non hiện nay. Nhìn chung, việc tổ chức lễ hội trong trường mầm non
trong những năm gần đây đã có những bước tiến triển từ khâu chuẩn bị đến hình
thức tổ chức, tuy nhiên hiệu quả của buổi lễ hội vẫn chưa cao, bởi giáo viên
chưa tập trung chú ý đến vai trò của trẻ. Trong quá trình hoạt động có lúc bé là
khán giả, có lúc bé là diễn viên, trẻ được tham gia theo khả năng của mình, tạo
cơ hội cho tất cả trẻ có được niềm vui thể hiện sự sáng tạo, chủ động đóng góp
cho không khí vui tươi. Trong không khí lễ hội ai cũng được tham gia, bị đứng
ngoài cuộc sẽ tạo cho trẻ và các thành viên dễ bị tự ti, tủi thân và xa lánh mọi
người, hình thành tâm lý tiêu cực, không tốt. Do đó, từ khâu chuẩn bị đến lúc tổ
chức ngày hội chính thức, khi xây dựng các hoạt động, ngoài việc lựa chọn cá
nhân nổi bật vào những vị trí công việc quan trọng, chủ chốt thì phải luôn chú ý
tới vai trò tập thể. Tổ chức cho trẻ chơi theo các sự kiện, ngày lễ hội nhằm kích
thích nhu cầu và động cơ hoạt động của trẻ, qua đó trẻ được phát triển toàn diện
hơn. Chính việc kích thích trẻ ham muốn tổ chức đón tết Trung thu hay bất kỳ
ngày hội ngày lễ nào ở trường, lớp đã biến trẻ thành những cá nhân chủ động
tích cực, sáng tạo có khả năng hợp tác với bạn, biết làm theo kế hoạch…Vì vậy

tổ chức các trò chơi tập thể cho trẻ sẽ góp phần căn bản cho sự thành công của
buổi lễ hội.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo
dục và Đào tạo, sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể địa phương và các bậc
phụ huynh.

2


- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, quan tâm giúp
đỡ, bồi dưỡng giáo viên, đoàn kết cùng nhau hoàn thành mọi nhiệm vụ được
giao.
- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình, có khả năng tổ
chức các hoạt động tập thể và thu hút trẻ tập trung cao. Giáo viên luôn tìm tòi,
học hỏi các hình thức tổ chức hoạt động sao cho linh hoạt, hấp dẫn trẻ.
2. Khó khăn:
- Việc tổ chức ngày hội ngày lễ trong trường mầm non chưa thật sự phong
phú, chỉ bó hẹp trong 3- 4 tiết mục văn nghệ, trò chuyện của cô Hiệu trưởng, đại
diện lãnh đạo địa phương.
- Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, hệ thống tăng âm loa đài đôi lúc
hoạt đông chưa hiệu quả.
- Trẻ vào trường còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động
của nhà trường, hạn chế giao tiếp với bạn bè và người lớn.
- Kiến thức của giáo viên về các trò chơi tập thể còn hạn chế, chưa phát
huy được tính sáng tạo trong việc thiết kế, cải biên các trò chơi tập thể phù hợp
với trẻ.
Với thực trạng và khó khăn đó, tôi đã chỉ đạo giáo viên sử dụng trò chơi
tập thể trong các ngày lễ hội, bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định.

3. Kết quả khảo sát ban đầu:
Đối với giáo viên
Kiến thức về các
Kỹ năng tổ chức
trò chơi tập thể
các trò chơi tập
thể
55%
50%

Đối với trẻ
Khả năng tập
Trẻ hứng thú tham
trung chú ý của trẻ gia hoạt động của
ngày hội, ngày lễ
45%
55%

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
1. Chỉ đạo giáo viên trong khâu chuẩn bị:
Giai đoạn chuẩn bị cho lễ hội được coi là khâu vô cùng quan trọng. Trước
hết nó tạo ra không khí lễ hội, thổi nóng bầu không khí tấp nập hội hè. Và điều
cơ bản là kế hoạch chi tiết, diễn biến lễ hội đều phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và
duyệt kỹ càng ngay từ đầu.
3


Thứ nhất: Chỉ đạo giáo viên cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lễ hội
sẽ tổ chức, đặc biệt tìm tòi, sáng tạo, cải tiến một số trò chơi tập thể nhẹ nhàng,
trò chơi dân gian vui nhộn…sao cho phù hợp với trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Ví

dụ: trò chơi “ tập tầm vông”; “đập muỗi”; “ gieo hạt”; “ giấu tay”; “ Hát theo
yêu cầu”; “ hát theo dấu tay”, “ bão, lũ, lụt”…
Giáo viên cần lựa chọn số lượng trò chơi, thời gian tổ chức mỗi trò chơi,
nội dung chơi, luật chơi, cách chơi, tổ chức trước, đan xen giữa các nội dung và
sau buổi lễ hội, sao cho thu hút sự tập trung, hứng thú của trẻ.
Thứ hai: Chỉ đạo giáo viên cần chuẩn bị tâm lý, tìm hiểu sự hiểu biết,
nguyện vọng, hứng thú, khả năng của trẻ và cung cấp kiến thức cơ bản cho trẻ
về lễ hội, các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian. Cô trò chuyện, thảo luận với trẻ
về buổi lễ hội, về các trò chơi, tạo cơ hội cho mỗi trẻ đề xuất, đóng góp các ý
tưởng: Trang trí sân khấu bằng những đồ vật gì? bằng nguyên vật liệu gì? Chơi
những trò chơi gì? Bao nhiêu bạn tham gia?...
Thứ ba: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ cùng cô lựa chọn và tham gia
các hoạt động chuẩn bị cho lễ hội như: Tập các tiết mục văn nghệ, tập chơi các
trò chơi có luật, hát đối đáp…dựa trên nội dung đã thảo luận.

4


5


Hình ảnh chuẩn bị cho buổi lễ vui hội trăng rằm, ngày hội đến trường

2. Chỉ đạo tổ chức thực hiện:
2.1. Cách làm thông thường:
Trong quá trình tổ chức cho trẻ các hoạt động tập thể cô giáo dẫn chương
trình thường chào hỏi, trò chuyện về nội dung chương trình sắp tới. Sau đó hỏi
một hai trẻ lớp mẫu giáo lớn về cảm xúc hoặc: Con biết gì về ngày này? Cả
trường hát một vài bài và vào chương trình. Chương trình thường được tổ chức
từ đầu đến cuối, mọi hoạt động diễn ra trên sân khấu và trẻ chỉ là khán giả thụ

động ngồi xem từ đầu đến cuối chương trình. Với cách làm này , giáo viên sẽ
không thu hút được sự tập chung hứng thú của toàn bộ trẻ trong trường. Thông
thường sẽ có rất nhiều trẻ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi nhà trẻ khóc mếu, trẻ nói
chuyện, gây ồn ào và không tập trung lên giáo viên dẫn chương trình hoặc các
tiết mục văn nghệ ở cuối chương trình.
2.2. Cách làm mới:
Từ những kết quả trên, tôi suy nghĩ và lựa chọn ra các trò chơi tập thể
ngắn, trò chơi dân gian phù hợp với trẻ trong các độ tuổi để chỉ đạo giáo viên
hướng dẫn trẻ. Nhằm thu hút sự tập chung chú ý, đảm bảo trẻ trong trường được
hoạt động một cách tích cực nhất và không mất trật tự trong hoạt động tập thể.
Tôi chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tổ chức vào các thời điểm thích hợp trong toàn
bộ chương trình như:
Một là: Đầu chương trình phần ổn định tổ chức; xen kẽ các phần nội dung
buổi lễ, giữa các tiết mục văn nghệ là các trò chơi dành cho khán giả…. Bao
gồm một số trò chơi sau:
2.2.1. Trò chơi: “Làm theo yêu cầu của tôi.” – có thể tổ chức trong “ngày hội
đến trường của bé”
Với mong muốn cho toàn bộ trẻ hướng lên sân khấu trước hoặc trong khi
tổ chức một chương trình nào đó. Tôi nghĩ ra một trò chơi triển khai cho giáo
viên để thu hút sự tập trung của trẻ, tránh để trẻ làm ồn, mất trật tự. Đồng thời
đây cũng là một trò chơi giúp trẻ mạnh dạn tham gia vào hoạt động tập thể một
cách tự nhiên, không gượng ép. Đây cũng là một trò chơi yêu cầu trẻ phải suy
nghĩ tư duy thật nhanh, vận động một cách tích cực trong quá trình tham gia.
6


Cách chơi như sau: Cô yêu cầu trẻ hát cùng và vận động cùng cô:
Trán,cằm, tai; trán cằm tai, trán tai, trán cằm tai (Cằm hoặc trán...) Câu hát cuối
cùng cô dừng lại ở bộ phận nào trên khuôn mặt thì trẻ phải chỉ tay vào đúng bộ
phận đó. Có thể tay cô chỉ vào cằm nhưng cô câu hát của cô dừng lại ở “ Tai” thì

trẻ phải đưa tay vào tai, trẻ nào đưa tay vào cằm giống cô là sai.
Hay: Khi cô hô “cây cao”- trẻ đứng lên và đưa tay lên cao, “cỏ thấp”- trẻ ngồi
xuống. Cô hô với tốc độ nhanh dần, tuy nhiên khi cô hô “cỏ thấp” nhưng cô
đứng lên, trẻ làm giống cô là sai.
Hoặc: cô hô “phía trên”- trẻ chỉ tay lên trên và nói “trên trời”, cô hô “phía
dưới”- trẻ chỉ xuống đất, Phía trước - trước mặt, phía sau- sau lưng. Cô chỉ tay
không như cô nói, trẻ làm theo tay cô chỉ là sai.
Với trò chơi này không có luật chơi mà chỉ nhằm thu hút, tạo sự hứng thú
cho trẻ. Trò chơi này người hướng dẫn chỉ nên tổ chức trong thời gian ngắn
ngay sát thời gian chương trình bắt đầu hoặc xen giữa chương trình.
2.2.2. Trò chơi: Ali ba ba.
Xuất phát từ tâm lý trẻ ham chơi, thích tham gia vào các hoạt động. Đặc
biệt trẻ lứa tuổi càng nhỏ càng thích tham gia vào các hoạt động tập thể, thích
đám đông song thường không dám đứng độc lập trong quá trình thể hiện. Tôi
lựa chọn trò chơi này nhằm thu hút sự tập trung chú ý của tất cả trẻ ở các lứa
tuối khác nhau đều có thể tham gia được .Đây là một trò chơi rất gần gũi với trẻ
trong các độ tuổi. Đồng thời trẻ được hát, vận động, giao lưu với bạn bề trong
quá trình chơi.
Cách chơi như sau: Cô dẫn chương trình sẽ hát bài Alibaba, trẻ trong
trường sẽ hát theo câu kết: Alibaba, sau đó cô dẫn chương trình sẽ yêu cầu trẻ
làm gì thì trẻ hát và làm động tác với người bên cạnh. VD: Cô hát:“ Xưa kia
kinh đô bát đa có một chàng trai đáng yêu gọi tên” -> Trẻ hát: “ Alibaba” -> Cô
hát: Alibaba xin mời anh em vỗ tay” -> Trẻ hát và làm động tác: “ Alibaba”,
đồng thời vỗ tay. -> Cô hát: “ Alibaba xin mời anh em ta cùng vỗ tay”. -> Trẻ
hát và làm động tác: “ Alibaba”, đồng thời vỗ tay... Cô có thể đưa ra nhiều yêu
cầu khác nhau cho mỗi câu hát để trẻ hát và làm động tác: vuốt má nhau, bắt tay
nhau, dậm chân, trật tự hướng lên sân khấu... Thông qua trò chơi, trẻ tập trung
lên người dẫn chương trình, mạnh dạn khi được tham gia vào các hoạt động tập
thể, trẻ đỡ nhút nhát, hứng thú hơn. Đồng thời trẻ được giao lưu với người bạn
7



ngồi cạnh trẻ. Đây cũng là cách giúp trẻ tập trung lên người dẫn chương trình
một cách tự nhiên, không gò bó gượng ép.

Hình ảnh các bé tham gia trò chơi Alibaba

2.2.3. Trò chơi: Pháo nổ
Xuất phát từ trò chơi dân gian: Pháo nổ pháo nang cả làng chịu chưa.
Theo tình hình thực tế trẻ chỉ còn nghe hoặc biết trò chơi này trong băng đĩa
hoặc nghe kể lại. Đồng thời để tạo điều kiện cho trẻ được vận động, được nói,
được thể hiện bản thân. Tôi lựa chọn và triển khai cho giáo viên đưa trò chơi: “
Pháo nổ” vào chương trình xen kẽ giữa các tiết mục. Đây là một trò chơi ngắn
kéo dài khoảng 2- 4 phút nhằm thay đổi trạng thái của trẻ. Cách chơi như sau:
Cô quy ước với trẻ dùng tay để giả làm pháo và dùng miệng để hô. Khi cô gập
khuỷu tay, bàn tay nắm chặt đưa lên ngang mặt rồi đưa xuống kết hợp miệng hô:
“ Đùng, đùng, đùng” -> Trẻ làm và hô theo; Khi cô đưa tay lên cao trên đỉnh
đầu, bàn tay xoè rộng, kết hợp miệng hô: “ Đoàng đoàng đoàng”, -> Trẻ làm và
hô theo... Cô có thể cho trẻ thay đổi nhịp hoặc hô xen kẽ: Đùng, đoàng, đùng
đùng đoàng... và yêu cầu trẻ làm theo. Với cách chơi này đòi hỏi trẻ kết hợp tay
và miệng hô chuẩn, yêu cầu trẻ tập trung tư duy nhanh để làm cho đúng. Cách
chơi đúng của đa phần trẻ sẽ tạo ra hiệu quả âm thanh vui nhộn và kích thích trẻ
hưng phấn tiếp tục tham gia chương trình. Người dẫn chương trình cũng không
8


cần nhắc trẻ trật tự mà trẻ vẫn hướng lên sân khấu một cách tự nhiên, không gò
bó.

Hình ảnh các bé tham gia trò chơi pháo nổ


2.2.4. Trò chơi: Hát theo dấu tay cô – có thể tổ chức trong ngày hội “bé vui
xuân”
Đây là một trò chơi thường được sử dụng trong các tiết học âm nhạc. Vận
dụng trò chơi này cũng có thể làm trò chơi cho trẻ toàn trường chơi, đồng thời
giáo viên cũng có thể thay đổi hình thức và đưa thêm yêu cầu, nâng cao độ khó
cho trò chơi trở nên hấp dẫn. Hình thức chơi hát theo dấu tay của cô cũng đòi
hỏi đối tượng tham gia chơi phải thuộc giai điệu, nội dung của bài hát, có vậy trẻ
mới tham gia được trò chơi. Người điều khiển trò chơi phải nắm được với độ
tuổi mẫu giáo và nhà trẻ , trẻ thường hát được bài hát nào. VD: Cháu yêu bà, Cả
nhà thương nhau, Một con vịt, Mẹ yêu không nào, trường chúng cháu đây là
trường mầm non… Đây là các bài hát trẻ được nghe từ nhỏ và trẻ đều rất thuộc
từ nội dung đến giai điệu bài hát. Từ đó giáo viên sẽ tổ chức cho trẻ chơi.
Cách chơi như sau: Cô sẽ bắt nhịp cho cả trường cùng hát, sau đó cô đưa
tay về phía nào thì phía đó hát, các hướng khác không hát. Cô nâng cao dần: +
Cô giơ tay cao và hướng về phía nào phía đó hát to, hạ tay thấp về hướng nào,
hướng đó hát nhỏ. Cô để tay ngang ngực và hướng về phiá nào phía đó hát vừa
đủ nghe.
9


+ Cô đưa ra yêu cầu và quy ước với trẻ: trẻ sẽ hát theo gai điệu bài hát
còn âm phát ra sẽ tương ứng với các chữ cái. Nếu cô vòng tay lên trên đầu trẻ
hát chữ “O” , giơ thẳng tay lên trời trẻ hát chữ “I” , để vuông tay trẻ hát chữ
“U”… Tùy thuộc vào thời gian mà giáo viên tổ chức cho trẻ kéo dài và nâng
mức độ khó dần lên.

Hình ảnh các bé tham gia trò chơi hát theo tay cô trên sân khấu

2.2.5. Trò chơi: Hát đối đáp ( Bài : Đố quả, có con chim vành khuyên nhỏ.).

Nhằm thay đổi không khí , tạo cơ hội cho trẻ toàn trường hưng phấn, tập
trung lên sân khấu, tôi chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên sử dụng trò chơi này xen
giữa chương trình. Với trò chơi hát đối đáp để thu hút sự tham gia của đa phần
trẻ trong toàn trường , kể cả các bé trong độ tuổi nhà trẻ , tôi thường lựa chọn
các bài hát gần gũi với trẻ, hầu hết trẻ đều thuộc hoặc nhớ giai điệu bài hát.
Cách chơi như sau: Cô sẽ là người bắt nhịp bài hát, đến phần cô yêu cầu
trẻ hát, cô sẽ hướng tay về phía trẻ và trẻ sẽ đồng thanh hát. Khi cô hướng tay về
phía cô thì trẻ ngừng hát và cô sẽ hát. VD: Bài hát: “ Đố quả” Cô hát và chỉ vào
mình: “ Quả gì mà chua chua thế?” -> Cô chỉ vào trẻ,trẻ hát: “ Xin thưa rằng là
quả khế” -> Cô hát và chỉ vào mình: “ Ăn vào thì chắc là chua?” -> Cô chỉ vào
trẻ, trẻ hát: “ Vâng vâng, chua thì để nấu canh cua”... Tương tự như vậy cho đế
hết bài. VD: Bài hát: “ Có con chim vành khuyên nhỏ”. Cô cùng trẻ hát đoạn
đầu, cô hát và chỉ vào mình khi đến câu: “ Chim gặp bác chào mào” -> Cô chỉ
vào trẻ và trẻ hát: “ Chào bác”; Cô hát và chỉ vào mình: “ Chim gặp cô sơn ca”
10


-> Cô chỉ vào trẻ và trẻ hát: “ Chào cô”.... Cứ vậy cho đến đoạn chung thì cô và
trẻ cùng hát đến hết. Với hình thức này tôi nhận thấy trẻ tham gia một cách tích
cực, tham gia vào trò chơi hát đối một cách tự nhiên không gượng gạo. Trẻ được
thay đổi không khí, bản thân đứa trẻ được vận động. Đây là một trong hững hình
thức gây được sự chú ý của trể cao, làm cho không khí của chương trình trở nên
vui vẻ và hấp dẫn trẻ hơn rất nhiều.

Hình ảnh các bé tham gia trò chơi hát đối đáp

2.2.6. TC: Nghe dữ kiện đoán tên con vật, đồ vật – có thể tổ chức trong ngày
tổng kết năm học.
Đây là một trò chơi đem lại cho trẻ cảm giác được tìm tòi khám phá và nó
đòi hỏi trẻ phải tư duy một cách sáng tạo. Dựa trên các kiến thức mà trẻ đi có

kết hợp với tư duy logíc để tìm ra đáp án. Trẻ nào tìm được đáp án sớm nhất
chứng tỏ khả năng tư duy, óc quan sát và phán đoán tốt.
Cách chơi như sau: (Trò chơi này thường được áp dụng cho các nhóm
chơi.). Cô sẽ mời lên sân khấu 2 – 3 đội chơi, mỗi đội khoảng 5 trẻ. Cô đưa ra
lần lượt các dữ kiện liên quan đến đồ vật hoặc con vật nào đó . Trẻ các đội phải
bàn bạc và đoán sau mỗi dữ kiện giáo viên dần đưa ra, đội nào đoán trúng được
phần thưởng. Đội nào đoán sai nhẩy lò cò.
11


VD: Cô mời 3 đội lên chơi, các đội nghe cô đưa ra các dữ kiện. Cô nêu:
“Đây là con vật gì?, nó có 2 chân?” -> Trẻ 3 đội bàn bạc và đoán. Nếu 1 trong 3
đội có tín hiệu trả lời, giáo viên cho đoán. Nếu đúng đáp án, cô cho trẻ xem
tranh hoặc đồ vật là đáp án và thưởng quà cho trẻ. Nếu sai đáp án, đội đoán phải
nhảy lò cò và loại khỏi cuộc chơi. Cô lại tiếp tục đưa ra các dữ kiện tiếp theo:
“ Nó đẻ trứng”, “ Nó bơi được dưới nước”,…-> Trẻ đoán….Kết thúc cô cho trẻ
đối chiếu đáp án. Trong trò chơi này, các bạn trong sân trường có thể làm trọng
tài, có thể nhắc các đội chơi trên sân khấu đồng thời cùng cô kiểm tra kết quả
chơi. Như vậy, trẻ vừa được tham gia vừa được kiểm tra. Thậm chí với những
đáp án khó, giáo viên có thể nhờ khán giả nào đoán ra thì trả lời hộ các bạn. Với
cách chơi này giáo viên còn có thể cho trẻ ôn một cách tập thể các kiến thức mà
trẻ đã học qua các chủ đề.
2.2.7. Trò chơi: Bắt muỗi
Trò chơi “ bắt muỗi” không có luật chơi, đây là trò chơi mang tính chất
vui vẻ, nhí nhảnh, hồn nhiên, tạo không khí vui tươi, hứng thú mà tất cả trẻ ở
các độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo đều có thể thực hiện
Cách chơi như sau: Cô hô “con muỗi”, trẻ hô theo và chỉ tay về trước, tiếp
tục trẻ vừa hô vừa chỉ tay sang hai bên “vo ve, vo ve”, “đốt cái tay, đốt cái
chân”- chỉ vào tay, vào chân, “rồi bay đi xa”- chỉ tay về trước, “úi cha, úi cha
cha”- hai tay chống hông lắc sang phải, sang trái, “đánh cái bét”- đập hai bàn tay

với nhau, “muỗi xẹp lép”- chỉ tay lên mũi.

12


Hai là: Chỉ đạo giáo viên tổ chức trò chơi dân gian sau buổi lễ
Ngày hội ngày lễ với các trò chơi dân gian là một sân chơi hấp dẫn, bổ
ích, thiết thực đối với trẻ, thông qua không gian vui chơi có định hướng, đầy ý
nghĩa mang đậm tính truyền thống đồng thời giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư
duy, sáng tạo, là cơ hội để trẻ trải nghiệm chân thực nhất về văn hóa truyền
thống quê hương.

13


Trò chơi dân gian là hình thức vui chơi giải trí. Nó dùng những phương
tiện gợi cảm để mô tả lại đời sống tự nhiên và xã hội (mô tả việc làm, mô phỏng
cuộc sống của người lớn) nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc tập thể. Trò chơi
dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều
đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một
14


quy luật riêng, mang sắc thái khác nhau khiến trẻ chơi suốt mà không thấy chán.
Trong những năm gần đây, Sở giáo dục, Phòng giáo dục đã chỉ đạo việc tổ chức
trò chơi dân gian cho trẻ trong các ngày lễ hội, mặc dù các trường có tổ chức
nhưng cũng chỉ mang tính qua loa, chọn một hai trò chơi đơn giản với một số ít
trẻ được tham gia, nên chưa thu hút được trẻ.
Để khắc phục và nâng cao hiệu quả của ngày hội, ngày lễ, tôi đã chỉ đạo
một cách nghiêm túc, yêu cầu giáo viên có kế hoạch trong việc lựa chọn, chuẩn

bị, tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ sao cho mọi trẻ đều được tham gia ngay sau
kết thúc phần Lễ.
Ví dụ: Khi tổ chức lễ hội “ tết và mùa xuân”
Trẻ được tham gia vào các hoạt động như: cắt, dán hoa lá để tạo thành
cành mai, cành đào, làm thiệp chúc tết cô và bố mẹ, dán dây xúc xích, làm hoa
cài tay, mũ múa, trang trí sân khấu biểu diễn văn nghệ đón chào mùa xuân. Bên
cạnh đó trẻ còn tham gia tập xếp mâm ngũ quả, gói bánh chưng, bánh tét...
Ngoài việc tham gia vào các hoạt động trẻ còn được vui chơi, trẻ chơi các
trò chơi dân gian như: ném còn, ném vòng cổ chai, ném lon, ném bóng vào rổ,
quay số trúng thưởng. Các gian hàng trò chơi được trang trí đẹp thu hút trẻ tham
gia chơi. Mỗi lần chơi đúng yêu cầu trẻ được tặng một món quà hấp dẫn.
Thông qua các hoạt động rèn kỹ năng cắt, dán, vẽ cho trẻ. Được tham gia vào
các hoạt động trẻ mạnh dạn, tự tin, biết phối hợp cùng bạn bè và cô để tạo nên
những sản phẩm đẹp phục vụ cho việc học tập và vui chơi. Trẻ có ý thức giữ gìn
vệ sinh và bảo quản đồ dùng, đồ

15


Hình ảnh các bé tham gia vào trò chơi cắt dán hoa và ném vòng vào cổ chai

Ví dụ : Trò chơi “Kéo co”
Trò chơi này chỉ tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi tham gia, trò chơi đòi hỏi sự
khỏe khoắn, dẻo dai, bền bỉ

16


Hình ảnh các bé tham gia chơi trò chơi kéo co, trò chơi Mèo đuổi chuột


Ví dụ : Trò chơi “Ném lon”- dành cho trẻ 4, 5 tuổi
*Cách chơi:
Chuẩn bị những quả bóng nhỏ và một số lon sữa bò. Lon sữa bò xếp lên
nhau theo hình tháp. vạch một đường mức cách dãy lon một khoảng cố định.
Chia cho mỗi đội số bóng tương ứng số người .
*Luật chơi:
Đội nào chọi hết số bóng và có số lon ngã nhiều hơn là thắng.
Đội nào đứng ném lon mà chân chạm mức là không tính.
Hay một số trò chơi dành cho trẻ 4, 5 tuổi như: Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên
mây, cướp cờ, ném còn…

17


Hình ảnh các bé tham gia chơi ném còn

Ví dụ: Trò chơi “Vây lưới bắt cá” – trò chơi dành cho trẻ 3 tuổi
Thiết kế sân chơi :
Trên sân chơi kẽ một vạch xuất phát dành cho mỗi đội (Mỗi đội có một rổ
đựng cá, rổ đựng cá đặt cách vạch xuất phát khoảng 1 m). Giữa sân bố trí ao cá,
bên trong ao cá có bố trí một số lượng cá theo quy định.
* Cách chơi
Mỗi đội đứng hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi có lệnh xuất phát của
trọng tài trên sân. VĐV đứng đầu hàng chạy nhanh đến ao cá bắt lấy một con cá
của đội mình theo màu đã được trọng tài qui định trước cho mỗi đội (Mỗi đội có
số lượng cá mỗi đội, và số lượng cá mỗi đội có màu sắc khác nhau) sau khi bắt
được cá, mang cá chạy nhanh đến vị trí đặt rổ đựng cá của mình, bỏ cá vào rổ
đựng cá, rồi chạy về vỗ tay người thứ hai, người thứ hai thực hiện tiếp như
người đầu hàng. Khi bắt đến con cá cuối cùng của đội mình, thì VĐV đó có
quyền bắt màu cá chung và bắt cả cá của đôi bạn, bắt bao nhiêu con cũng được,

nhưng chỉ được phép bắt một tay.
* Cách đánh giá thành tích, tính điểm
Đội thắng cuộc là đội không vi phạm luật chơi, bắt được nhiều cá màu
chung và cá của đội bạn.
18


Hay một số trò chơi dành cho trẻ 3 tuổi như: Oẳn tù tì, dung dăng dung dẻ, một
hai ba, vuốt ve, hò dô ta…
Ví dụ : Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”, trò chơi này dành cho trẻ lứa tuổi nhà
trẻ.
Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và
đẩy qua đẩy lại trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.
Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Hoặc:
Kéo cưa lừa xẻ
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất của
Lấy gì mà kéo
Hay một số trò chơi dành cho trẻ nhà trẻ như: chi chi chành chành; tập
tầm vông; de- ùm…

19



Tổ chức các trò chơi tập thể, các trò chơi dân gian trong ngày lễ hội chính
là tổ chức một hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ.
Giáo viên mầm non phải là người biết khuyến khích trẻ thực hành tất cả các hoạt
động trong ngày hội ngày lễ, biết tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tập thể, trò
chơi dân gian một cách hứng thú và tích cực, điều đó góp phần quan trọng phát
triển trí tuệ, thể chất và phát triển toàn diện cho trẻ.
IV. Kiểm nghiệm:
Với những cải tiến trong việc tổ chức ngày hội ngày lễ ở Trường mầm
non Nga Nhân, đến thời điểm này đã đạt được những kết quả đáng kể:
- Đội ngũ cán bộ giáo viên phát huy được khả năng tổ chức, tính khoa học
trong công việc, tính sáng tạo và trách nhiệm của từng thành viên thông qua việc
chủ động xây dựng kế hoạch, tìm tòi, cải tiến một số trò chơi tập thể, tổ chức
cho trẻ trong các dịp lễ hội không chỉ với quy mô toàn trường mà còn tổ chức ở
nhóm, lớp.
- Nội dung ngày hội, ngày lễ phong phú hơn
- Phụ huynh tin tưởng vào nhà trường, tin tưởng giáo viên, tích cực tham
gia vào các hoạt động của nhà trường, tự nguyện hỗ trợ mua sắm đồ dùng, đồ
chơi cho trẻ.
20


- Trẻ tự tin, thích thú khi đến trường, đến lớp, biết nhiều đến các trò chơi
tập thể.
Thông qua các trò chơi, tôi thấy khả năng tập trung chú ý của trẻ cao hơn.
Đồng thời kết quả của các chương trình lễ hội khi nhà trường tổ chức đạt hiệu
quả cao hơn.
Kết quả khảo sát cuối năm:
Đối với giáo viên
Kiến thức về các

trò chơi tập thể
95%

Kỹ năng tổ chức
các trò chơi tập
thể
90%

Đối với trẻ
Khả năng tập
Trẻ hứng thú tham
trung chú ý của trẻ gia hoạt động của
ngày hội, ngày lễ
85%
90%

C. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích tham gia vào các trò chơi. Vậy để thu hút
trẻ trong các hoạt động, đặc biệt là trong các ngày lễ hội chúng ta cần phải đầu
tư và sáng tạo không ngừng để các hoạt động trở thành có ích đối với trẻ, nuôi
dưỡng tâm hồn trẻ, giúp trẻ tự tin, sáng tạo, biết phối hợp, giúp trẻ cảm nhận
được sự quan trọng của bản thân, cũng như sự quan trọng của người khác khi
cùng nhau tham gia các hoạt động tập thể.
Người quản lý khi chỉ đạo tổ chức các hoạt động này cần căn cứ vào
những đặc thù hiện có của đơn vị, căn cứ vào đặc điểm của đội ngũ giáo viên và
trẻ để từng bước khắc phục hạn chế, điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp và một
điều đặc biệt quan trọng là phải lấy trẻ là trung tâm, đặt chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ lên hàng đầu.
Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và cùng tham gia vào
các hoạt động trong buổi lễ hội. Giáo viên còn là người đảm nhiệm vai trò trung

tâm gắn kết các mối quan hệ đa chiều giữa nhà trường - giáo viên - trẻ - cha mẹ
trẻ - các tổ chức xã hội. Vì vậy phải tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tham gia
vào các hoạt động tập thể để kích thích trẻ mạnh dạn, tự tin, góp phần giúp trẻ
phát triển một cách toàn diện.
2. Ý kiến đề xuất:
21


Bản thân mỗi giáo viên phải tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ một
số môn năng khiếu bổ trợ; tìm tòi, tham khảo, cải tiến các trò chơi tập thể sao
cho phù hợp với trẻ nhóm, lớp.
Nhà trường cần cung cấp thêm một số sách, báo, tạp chí hướng dẫn cách
tổ chức các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian cho giáo viên.
Lãnh đạo địa phương cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng, mua
sắm, bổ xung cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học góp phần đưa Trường
Mầm non Nga Nhân đạt chuẩn quốc gia trong thời gian sớm nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên sử dụng trò chơi tập thể
trong ngày lễ hội mà tôi đó nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại trường Mầm non
Nga Nhân. Mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng kể song vẫn còn nhiều thiếu
sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và bạn bè
đồng nghiệp để những kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Người viết SKKN

HIỆU TRƯỞNG

MÃ THỊ THANH


LÊ THỊ DƯƠNG

22



×