Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.78 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục, xem
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt chú trọng đến mục tiêu giáo dục học
sinh phát triển toàn diện. Mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học là giúp học sinh
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên
cấp trung học cơ sở.
Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao
động. Môi trường giáo dục luôn tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển
nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trường học là
nơi tiến hành các hoạt động dạy học – giáo dục, nơi giáo viên học sinh học tập
lao động, sinh hoạt trong suốt thời gian học tập của trẻ. Đó chính là nhà cửa, sân
chơi, vườn trường và cả quang cảnh tự nhiên bao quanh trường.
Trường học xanh, sạch, đẹp, an tồn đã thực sự tạo mơi trường học tập,
vui chơi, an toàn, hấp dẫn đối với học sinh giúp các em thêm yêu quý trường,
lớp, thầy cô, bạn bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, an tồn cịn có ý nghĩa thiết
thực trong việc giáo dục học sinh ý thức thói quen giữ gìn bảo vệ mơi trường và
tạo ra sự lan tỏa đến mơi trường gia đình, cộng đồng các em đang sống, đồng
thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh,
văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ thuở học đường.
Cùng với gia đình vai trị của nhà trường cần đựơc phát huy trong giáo
dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ. Nhiều ý kiến cho rằng vấn đề ở
đây là phải tạo ra sự chuyển biến và nhận thức cho học sinh. Mỗi nhà trường
phải xây dựng được một môi trường sư phạm đảm bảo được các yêu cầu về giáo
dục cùng với việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Phân tích
những ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường giáo dục, tình trạng bạo lực học
đường vì vậy các thầy cô giáo phải biết tạo dựng một môi trường giáo dục thân
thiện, đồn kết, biết xây dựng, giữ gìn vệ sinh và cảnh quan sư phạm.
Trường học xanh – sạch – đẹp – an tồn tạo ra mơi trường học tập sinh
hoạt vui chơi an toàn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quý mái


trường, thầy cô bạn bè. Ngôi trường đẹp chắc chắn sẽ để lại một dấu ấn tốt đối
với học sinh hơn thế nó sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh có
ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ mơi trường. Qua việc làm này góp phần hình
thành nhân cách tốt đẹp giúp các em có kĩ năng sống ngay từ tuổi học đường.
Trường Tiểu Học Nga Phú được công nhận trường đạt chuẩn mức độ 1
năm 2010 cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học; cảnh quan
sư phạm nhà trường thoáng mát- sạch - đẹp . Những năm về trước nhà trường
chỉ quan tâm đến việc làm vệ sinh lớp học và quét sân trường là chủ yếu chưa
quan tâm nhiều đến việc trồng, chăm sóc cây xanh , cây cảnh, trang trí lớp học
thân thiện. Việc làm đẹp trường, đẹp lớp chưa đựơc coi trọng, chú trọng đến
việc làm sạch lớp, sạch trường, chất lượng giáo dục, công tác dạy và học là chủ
yếu.
Đối chiếu với Hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT – GDTrH ngày 5/3/2009
đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
1


tích cực” ở bậc tiểu học, Nội dung 1 là “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp,
an toàn” và Bảng đánh giá trường học an tồn, phịng chống tai nạn thương tích
trong trường tiểu học kèm theo cơng văn số 56/SGD & ĐT ngày 15/01/2007 của
Sở GD & ĐT Thanh Hóa về “ Cơng tác phịng chống tai nạn thương tích và xây
dựng nhà trường an tồn” trong các năm học vừa qua nhà trường đã có nhiều nỗ
lực để thực hiện các nội dung đề ra và đã đạt được kết quả khá tốt. Kết quả này
cần phải tiếp tục được phát huy thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được Trường tiểu học Nga Phú cũng thấy
cịn có một số tiêu chí nhà trường thực hiện còn chưa thật tốt, chưa đi vào chiều
sâu do vậy cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để thực hiện
tốt tất cả các tiêu chí mà Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT đã đề ra.
Do vậy, trong năm học 2016 - 2017 tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài về
công tác quản lý, “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng

trường lớp Xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng
“ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại Trường tiểu học Nga Phú.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Khảo sát thực trạng cơng tác xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an
toàn ở trường Tiểu học Nga Phú. Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý-chỉ
đạo hoạt công tác xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, nhẵm thực hiện
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường
Tiểu học Nga Phú.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Khảo sát thực trạng công tác xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp –
an toàn ở trường Tiểu học Nga Phú. Từ đó đề xuất một số biện pháp chỉ đạo
thực hiện nội dung xây dựng trường lớp Xanh, sạch, đẹp, an tồn, nhằm thực
hiện tốt phịng trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở
trường Tiểu học Nga Phú
Cơng tác chỉ đạo của Ban giám hiệu, công tác thực hiện xây dựng trường
lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn của giáo viên trường Tiểu học Nga Phú trong những năm
gần đây.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo
về giáo dục bảo vệ môi trường, các văn bản chỉ đạo của ngành…
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc giáo dục của giáo viên,
việc thực hiện của học sinh.
- Phương pháp phân tích: Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ như các báo cáo
tổng kết năm học của trường; các báo cáo, bảng chấm điểm việc thực hiện
phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” …
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên, học sinh trong trường.
- Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ
học sinh, với các em học sinh.

2



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môi trường hiện nay là một trong những vấn đề nóng bỏng của tồn xã
hội đặc biệt quan tâm, nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Mơi
trường bị ơ nhiễm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và mọi sinh hoạt của con
người. Môi trường xanh sạch đẹp tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người
khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi.Chính vì vậy giáo dục mơi trường cho học
sinh là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Mục tiêu của giáo
dục môi trường là giúp học sinh mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con
người, quan hệ giữa con người và môi trường, hiểu biết một số nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. Giáo dục học sinh tình
cảm u q tơn trọng thiên nhiên góp phần hình thành và phát triển ở học sinh
một số kỹ năng, thói quen bảo vệ mơi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp,
gọn gàng, tiết kiệm; biết trồng cây xanh, làm cho môi trường xanh- sạch – đẹp.
Là cán bộ quản lí trường học tơi ln mong muốn học sinh được học tập
trong một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp tạo
ra một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với
các em, giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trường
xanh sạch đẹp và thân thiện sẽ để lại những dấu ấn tốt đẹp trong các mối quan
hệ : thầy với trò; thầy với thầy; thầy với cha mẹ học sinh; thầy với địa phương.
Trường học xanh, sạch, đẹp cịn có ý nghĩa giáo dục mỗi học sinh ý thức, thói
quen giữ gìn và bảo vệ mơi trường. Vậy để xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp
không ai khác ngoài giáo viên và học sinh cùng gia đình các em phải chung tay
xây dựng và bảo vệ thành quả chính mình làm được.
Trong trường học nói chung, các tiêu chuẩn môi trường cảnh quan sinh
thái về cơ bản có thể gồm các nội dung sau đây:
Tiêu chuẩn xanh: gồm có tỉ lệ diện tích tán lá cây xanh che phủ rộng, có
thảm cỏ, cây cảnh…..

Tiêu chuẩn sạch: gồm có hệ thống nhà vệ sinh, thùng đổ rác, khơng có cỏ
dại, đường đi trong khn viên được xây hoặc lát sạch, thốt nước tốt, khơng có
qn xá xung quanh trường; phòng học trong trường đựợc quét dọn thường
xuyên.
Tiêu chuẩn đẹp gồm có hệ thống cây xanh, thảm cỏ và các vật trang trí có
phối cảnh hợp lí, hệ thống nhà đựơc xây dựng đúng tiêu chuẩn, trang trí hài hịa
có bảng chỉ dẫn…Ngồi ra phải đảm bảo an toàn trước các chất cháy, chất nổ,
an toàn thân thể học sinh trong học tập và vui chơi
Vậy làm thế nào để  xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, an toàn  ở
trường học, bản thân là một  cán bộ quản lý tơi ln  ln giáo dục tồn diện cho
học sinh  vừa hồng vừa chun. Chính sự tồn diện đó mà bắt buộc tôi phải làm
mọi cách để  xây dựng môi trường xanh sạch đẹp. Điều quan trọng là phải làm
như thế nào để xây dựng ngơi trường đẹp, có nhiều cây xanh. Để thực hiện tốt
cơng việc này địi hỏi mỗi thầy cơ giáo, mỗi học sinh ln có ý thức và nhiệt
tình nhằm thực hiện nhiệm vụ thành cơng phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”
3


2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Việc xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp tại trường tiểu học Nga Phú
đã được bắt đầu từ năm học 2007 - 2008 và đây cũng là một nhiệm vụ trọng tâm
của năm học 2016-2017. Để thực hiện đề tài này một cách khoa học thì ngay từ
đầu năm học tơi đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của nhà trường bám
theo hướng dẫn số 1741/BGD & ĐT – GDTrH ngày 5/3/2009 đánh giá kết qaủ
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” ở bậc
tiểu học nội dung 1 là “ xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp , an tồn” việc
khảo sát giúp tơi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường TH Nga Phú khi thực
hiện nội dung là “ xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp , an tồn”.
Nội dung khảo sát tơi tiến hành tập trung vào những ván đề gồm : Tìm

hiểu những ưu điểm, hạn chế trong việc xây dựng trường lớp xanh- sạch – đẹpan toàn trong những năm học trước thông qua các dữ liệu lưu trữ như báo cáo
tổng kết năm học, báo cáo việc tổng kết phong trào thi đua “ Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” bảng chấm điểm phong trào “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất nhà
trường, quan sát thực tế việc thực hiện của giáo viên, học sinh trong thời gian
qua.
2.2.1. Khảo sát cơ sở vật chất và môi trường trong trường học.
Trường TH Nga Phú được công nhận trường đạt chuẩn mức độ 1 năm
2010 và đựơc cơng nhận lại vào tháng 10 năm 2016. Do đó cơ sở vật chất nhà
trường được tu bổ và nâng cấp khang trang, khn viên sạch đẹp, có hàng rào,
cổng trường kiên cố, có đủ phịng học, có nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh,
có hệ thống nước sạch đầy đủ.
Tuy vậy cơ sở vật chất nhà trường chưa thực sự đầy đủ, nhà trường còn
thiếu một số phòng chức năng phục vụ cho việc dạy và học, tầng hai của dãy
phịng học có lan can nhưng chưa thực sự an toàn nếu học sinh trèo leo lên lan
can thì rất nguy hiểm, dãy phịng học có một cầu thang lên xuống khơng có mái
che nên nếu trời mưa học sinh lên xuống rất dễ trượt ngã.
Hệ thống cây bóng mát trên sân trường chưa có nhiều cây to vì trường
mới được xây dựng từ năm 1998, hệ thống cây xanh nhà trường chưa đựơc
phong phú, Diện tích sân chơi của học sinh chưa có nhiều cây bóng mát. Mặt
khác do nguồn nước dùng sinh hoạt trong nhà bằng nước giếng khoan sâu nên
luôn bị nhiễm mặn, nếu dùng để tưới cây vào mùa thu và mùa đông cây dễ bị
chết nên yếu tố xanh trong nhà trường cũng cần đựợc bổ sung. Khẩu hiệu tuyên
truyền về giáo dục môi trường xanh – sạch – đẹp – an tồn cịn ít, hiệu quả chưa
cao. Trường nằm sát ngay bên đường Tỉnh lộ nên mỗi giờ tan học phụ huynh và
học sinh đứng trước cổng trường rất đông gây cản trở giao thông.
2.2.2. Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh trong việc
thực hiện nội dung “ Xây dựng trường, lớp xanh – sạch – đẹp – an tồn”.
Qua q trình tìm hiểu, quan sát và phỏng vấn tôi nhận thấy hầu hết giáo
viên đã có ý thức cao trong việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi trường

thông qua các bài giảng có tích hợp giáo dục mơi trường, thơng qua các hoạt
động thực tế như trực nhật, quét lớp, lau cửa….
4


Các hoạt động phối hợp của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên với giáo viên
chủ nhiệm để thực hiện nội dung trên khá đa dạng. Cụ thể như giáo dục học sinh
thông qua sinh hoạt dưới cờ, tổ chức ngày “ Thứ bảy xanh, chủ nhật xanh”, qua
các hoạt động lao động định kỳ, thường xuyên, các hội thi như thi hiểu biết về an
tồn giao thơng dười cờ, thi vẽ tranh với nội dung về mơi trường …qua đó đa số
các em học sinh thực hiện tốt việc giữ gìn mơi trường, bảo vệ, giữ gìn trường lớp
sạch, đẹp.
Tuy nhiên qua khảo sát kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ mơi trường,
phịng chống tai nạn thương tích của học sinh trong thực tế cịn có những hạn chế
nhất định. Cụ thể như hầu hết khi hỏi các em học sinh “ Để giữ gìn trường lớp
sạch, đẹp em phải làm gì?” thì các em đều trả lời được là không được vứt rác bừa
bãi, vẽ bậy lên tường … tuy nhiên thực tế các em biết nhưng một số em vẫn
không thực hành những nội dung các em đã trả lời.
Ví dụ: Một số em khi quét lớp xong đổ rác xuống hố rác nhà trường còn
làm cho rác bay hết ra khu vực xung quanh, khi làm cỏ chăm sóc các bồn hoa các
em cịn dẫm đạp nhiều làm cho bồn cây chắc lại. Tương tự như vậy trong việc
thực hiện Luật giao thông đường bộ, khi hỏi các em là “ Em hãy cho biết đi bộ
tham gia giao thông như thế nào là đúng?” , các em trả lời đúng hết và rất nhanh
tuy nhiên khi ra các đường các em vẫn hay chạy tắt qua đường, …
Việc giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống của giáo viên bên cạnh
những ưu điểm cũng cịn có những mặt hạn chế, cụ thể là giáo viên chưa chú
trọng đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh mà chủ
yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học. Chưa thực hiện tốt phương châm “ Học
thông qua hành động”.
Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc

thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an tồn” tơi đưa ra
một số biện pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà
trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội
dung này.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Lập kế hoạch xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an
toàn”.
Để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp và
an tồn cần có những nội dung, giải pháp và cách thực hiện như sau:
1. Để trường học Xanh :
- Cần trồng các loại cây bóng mát như : bằng lăng, phượng, bàng, hoa
sữa,… Chú ý trồng loại cây có tán, có bóng mát nhiều mùa; khơng trồng cây có
nhiều sâu hoặc có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hơi thối.
- Có một ít cây cảnh hoặc chậu cây cảnh như : tùng, cau, cây si, sanh,…
nhằm tăng thêm vẻ đẹp của nhà trường.
- Trồng ít cây bụi cho mọc tự nhiên nhưng được cắt tỉa như: sanh, xa mộc.
- Xây các bồn hoa, luống hoa vừa đủ để trồng các loại hoa, cây lá và có
thể thay đổi theo mùa như: hoa sam, hoa mười giờ, cây mắc ngọc, địa lan, …

5


- Cần co các chậu hoa, lọ hoa làm xanh hóa phịng học như: cây thần tài,
các loại hoa lá chịu được ánh sáng ít.
- Quy hoạch trồng cỏ thảm cỏ trong sân trường, trồng dưới gốc cây bóng
mát các loại cỏ ba lá, cỏ chịu rợp dễ trồng và dễ tìm kiếm ở địa phương.
2. Để trường học Sạch:
- Xử lý rác thải : Trang bị nhiều thùng rác có nắp đậy, để ở các góc sân
trường với một vị trí thuận lợi cho học sinh tiện sử dụng. Cần phân loại rác theo
3 nhóm sau: nhóm giấy vụn; nhựa ni lông, kim loại; lá cây, trái cây. (Tận dụng

giấy vụn, nhựa và kim loại để làm kế hoạch nhỏ; lá và trái cây, ni lông thiêu
hủy).
- Cống nước : Khai thông cống, rãnh nước thải: Xử lý ngầm chống mùi
hơi; cống rãnh phải có tấm đậy an tồn, khơng có hố nước đọng gây ơ nhiễm và
ruồi muỗi sinh sản.
- Có nguồn nước sạch : Đủ nước uống cho học sinh hàng ngày. Trang bị
bình nóng lạnh, bịnh nước khống, bình nước đun sơi để nguội càng tốt. Có
nguồn nước hợp vệ sinh cho học sinh rửa mặt, tay, chân trước khi vào lớp học.
- Nhà vệ sinh phải sạch sẽ thống mát, đủ ánh sáng, có mái che mưa và
tránh nắng; lối đi sạch sẽ nối với hành lang lớp học. Khơng có mùi hơi, có thể sử
dụng máng tiểu bằng liệu dễ chùi rửa. Tách nhà vệ sinh giáo viên và học sinh
riêng biệt. Đảm bảo bầu khơng khí trong lành khơng bị ơ nhiễm trong sân
trường, lớp học. Nếu nhà vệ sinh gần lớp học thì phải có vách ngăn, trồng một ít
cây cảnh xung quanh để khu vực vệ sinh có cảm giác nhẹ nhàng.
- Xử lý tiếng ồn : Sắp xếp bố trí hợp lý về thời gian, vị trí sân chơi bãi tập,
phòng học, phòng làm việc, giờ ra chơi, giờ chuyển tiết để đảm bảo cho hoạt
động dạy học và sinh hoạt của trường diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả.
3. Để trường học Đẹp :
- Nhà trường đẹp phải có cảnh quan hài hịa và tính thẩm mỹ trong mơ
hình kiến trúc tổng thể. Trường có quy hoạch hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền
vững trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và cảnh quan môi trường.
- Bồn hoa với nhiều màu sắc rực rỡ sẽ làm tăng vẻ đẹp của trường, chọn
trồng loài hoa nở được nhiều mùa trong năm. Có thể thay đổi lồi hoa hợp ln
phiên và thích hợp theo mùa.
- Có những quy định, biểu bảng, áp phích thể hiện nếp sống văn minh,
giáo dục lối sống tiết kiệm để nhắc nhở học sinh chú ý thực hiện.
- Trang phục học sinh cần giản dị, gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp điều kiện
thực tế của nhà trường. Đồng phục học sinh thực hiện truyền thống của nhà
trường. Nếu được có thể thực hiện theo mùa cho thích hợp.
- Có mơi trường thân thiện giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy

cô giáo, giữa học sinh với đồ vật xung quanh như : cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa,
bàn ghế, lớp học, sân trường.
- Trang trí và trưng bày ở các phòng học, lan can; vẽ các tranh giáo dục
truyền thống, các trò chơi dân gian ở tường các cầu thang. Treo các tranh ảnh là
hiện vật học sinh đã thực hiện được vào những nơi thích hợp để giáo dục và tuyên
truyền.
6


4. Để trường học An toàn:
Ngoài những việc làm xanh - sạch - đẹp nêu trên, chúng ta cần chú ý đến
các yêu cầu và quy định về an toàn như:
- Giáo dục học sinh không đánh nhau, tránh chơi những trò chơi bạo lực gây nguy
hiểm.
- Hướng dẫn các cách phòng chống điện giật, cháy nổ.
- Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thức ăn nước uống. Không để học
sinh tắm suối dễ dẫn đến đuối nước, té ngã.
- Lồng ghép và tuyên truyền luật giao thông đường bộ nhằm tránh tai nạn giao
thông.
- Độ cao bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh nhằm giảm thiểu bệnh
cong vẹo cột sống. Ánh sáng đủ giúp các em tránh bị các bệnh về mắt.
Nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” là một trong 5
nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Vì
vậy ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực” và ban hành kế hoạch thực hiện hiệu trưởng
tiến hành phân công trách nhiệm từng thành viên phụ trách từng tiêu chí cụ thể
để triển khai thực hiện kế hoạch đề ra .
Trong bảng phân công trách nhiệm tôi đựợc hiệu trưởng phân công nhiệm
vụ trực tiếp phụ trách tiêu chí “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
Các lực lượng phối hợp gồm Cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội

CMHS. Các tổ khối trưởng có trách nhiệm đơn đốc chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện theo
kế hoạch.
Tiếp theo tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, học sinh
và trong hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm về mục đích ,ý nghĩa,và vai trị của
trường học “ Xanh, sạch, đẹp, an tồn”.
Tơi phân cơng các thành viên phụ trách từng tiêu chí xây dựng kế hoạch
thực hiện tiêu chí và đề ra các biện pháp thực hiện cụ thể cho tiêu chí được phân
cơng và có báo cáo hàng tháng, học kỳ, năm học nội dung được phân công thực
hiện.
Trong các nội dung thực hiện tôi tập trung vào bốn nội dung nổi cộm để
ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là:
Thứ nhất: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.
Nhà trường thuê người làm vệ sinh sau mỗi buổi học. Giáo viên chủ nhiệm
hướng dẫn các em cách xả nước, rửa tay sau khi đi vệ sinh và đi vệ sinh đúng
nơi quy định. Hàng ngày đội cờ đỏ nhà trường theo dõi.
Thứ hai: Giữ gìn khn viên nhà trường ln xanh sạch đẹp, khơng có rác
thải vứt bừa bãi. Ban chỉ đạo lập kế hoạch bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch,
đẹp, phân công cụ thể đối với từng cán bộ công chức và từng lớp, mỗi cán bộ
cơng chức trồng và chăm sóc một cây hoặc chậu cây cảnh lưu niệm trong thời
gian công tác tại trường. Mỗi lớp phụ trách làm vệ sinh một khu vực trên sân
trường vào đầu buổi học và nhận chăm sóc bồn hoa, chậu cây. Đội cờ đỏ thường
xuyên theo dõi, chấm thi đua giữa các lớp để rút kinh nghiệm và biểu dương
dưới cờ trong buổi sáng chào cờ đầu tuần.
7


Thứ ba: Trang trí lớp học thân thiện: Ban chỉ đạo lập kế hoạch đầu tư
trang trí các lớp học theo mơ hình phịng học chuẩn, lớp học thân thiện. Mỗi
phịng học có bảng ghi 5 điều Bác Hồ dạy, ảnh Bác, lời Bác dạy đối với thiếu
niên, nhi đồng, , bảng nội quy của lớp, sơ đồ lớp học, tủ đựng đồ dùng dạy học.

GVCN các lớp lập kế hoạch xanh hóa lớp học bằng chậu cây xanh, bình hoa,
cây xanh thân leo ở các cửa tạo không gian xanh, thoáng mát giúp các em học
tập tốt.  
Thứ tư: Trường học an tồn: Giáo dục học sinh khơng đánh nhau, tránh
chơi những trò chơi bạo lực gây nguy hiểm. Hướng dẫn học sinh các cách phòng
chống điện giật cháy nổ. Tuyên truyền phòng chống ngộ độc thức ăn nước uống.
Hướng dẫn học sinh không nên chơi khu vực gần ao, hồ và tuyệt đối không
được tắm ở ao hồ đễ dẫn đến đuối nước. Lồng ghép và tuyên truyền luật giao
thông đường bộ vào các tiết học và các buổi chào cờ đầu tuần.
Tóm lại: Việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu
tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này
mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò
trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận
thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.

Trường lớp xanh – sạch – đẹp – an ồn

Giải pháp 2: Tăng cường cơng tác tun truyền giáo dục ý thức của học sinh.
Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp khơng thể thiếu trong q
trình giáo dục, nó có vai trị và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành cơng nội
dung giáo dục. Trong đó Đội thiếu niên mà trung tâm là đồng chí Tổng phụ
trách đội giữ vai trị chủ chốt trong cơng tác này. Vì vậy cơng tác này được giao
trọng trách cho đồng chí Tổng phụ trách Đội trực tiếp phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong
trào xây dựng “ Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” được thực hiện với các
hình thức cụ thể như:
- Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: Nhận xét, đánh giá, nhắc nhở,
khen thưởng, động viên; thi hái hoa dân chủ dười cờ , tổ chức hoạt cảnh dưới
cờ.
8



- Tun truyền thơng qua chương trình phát thanh Măng non; trong sinh
hoạt sao, sinh hoạt Đội; giáo viên nhắc nhở trong sinh hoạt chi đội, sinh hoạt lớp nhi
đồng.
- Tổ chức Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh về chủ đề mơi trường, an tồn giao thơng.
HS thi vẽ tranh về môi trường

Phát động cho học sinh trồng cây xanh trong lớp và tự trang trí lớp học
ngày, hàng tuần về xây dựng trường học của mình ngày càng xanh,sạch, đẹp
hơn( như trồng cây xanh, chăm sóc cây, bón phân cho cây, làm vệ sinh sân
trường, lớp học, cầu thang, nhà vệ sinh.”
Nhà trường treo các khẩu hiệu tuyên truyền : “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, “ Khơng vứt rác là văn minh” , “ Cổng trường em sạch
đẹp, an toàn”, vv … và Tổng phụ trách Đội là người trực tiếp tuyên truyền cho
các em hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu và hướng dẫn các em thực hiện theo.

Hình ảnh HS qt lớp- Đóng tiểu phẩm về bảo vệ mơi trường trong tiết
TNXH

Từ đó giúp cho học sinh ln có ý thức và hành động tự giác giữ gìn mơi
trường xanh- sạch – đẹp và an toàn từ khi bước chân đến trường như: Không bẻ
cành cây, hái hoa, không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định…. Công việc
đó cần đựơc thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi….
Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì
nó tác động vào ý thức giữ gìn mơi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học của
từng em học sinh. Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức
các em sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.
Giải pháp 3: Tổ chức, chỉ đạo các phong trào
a) Phong trào “ Sân trường em khơng có rác”

Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu
tục ngữ : “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Sân trường sạch hay bẩn nó
phản ánh một phần nội dung giáo dục mơi trường của trường đó đã đạt hiệu quả
hay chưa. Nội dung này nhà trường giao cho Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện.
Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng
rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang. Ở từng thùng đựng rác được
9


dán các khẩu hiệu tuyên truyền như “ Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”, “Bỏ rác
vào thùng”, “ Hãy bảo vệ mơi trường”…
Thùng rác, lị đốt rác của trường

HS dọn vệ sinh sân trường, thu gom phế thải làm kế hoạch nhỏ

Liên đội tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi với phụ trách
chi đội; các em nhi đồng đăng ký với anh chị phụ trách của từng sao. Đội sao đỏ
làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn mình.
Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo
báo cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm. Hàng
ngày giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và thúc nhắc các lớp làm vệ sinh
đúng thời gian, đúng khu vực quy định, nếu ngày nào sân trường bẩn liên đội sẽ
trừ điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao. Cuối mỗi tuần,
mỗi tháng, mỗi học kì và cuối năm học cho học sinh nhận xét đánh giá về mặt
tốt, mặt chưa tốt của từng cá nhân, tổ nhóm. Đề xuất những việc cần làm nhằm
góp phần xây dựng trường học ngày một tốt hơn đẹp hơn. Nhà trường cũng đã
xây đựợc một lị đót rác và lá cây.

Tun truyền bào vệ môi trường xanh sạch, đẹp


Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học
sinh bỏ rác đúng nơi qui định, sân trường ln được giữ gìn sạch đẹp.
b) Phong trào “ Trường em khơng có tai nạn thương tích”
Phịng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm
của nhà trường đối với các em học sinh và cha mẹ của các em.
Trường tiểu học Nga Phú nằm ngay cạnh tuyến đường liên Tỉnh do đó tơi
xác định nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt phong trào đó là thực
hiện an tồn khu vực cổng trường. Vì vậy tơi tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất: Tham mưu Đảng ủy, ủy ban nhân dân xã hỗ trợ san ủi mặt bằng
khu vực hai bên của cổng trường, tạo nên bãi đậu xe bằng phẳng để phụ huynh
học sinh đưa , đón các em. Tránh tình trạng lấn ra lịng ,lề đường để đợi học sinh khi tan học.

10


Thứ hai: Treo bảng “Khu vực đón học sinh”, “ Cấm đậu xe trước cổng
trường” để phụ huynh học sinh thực hiện. Đảm bảo cổng trường thơng thống
khơng ách tắc giao thơng khi tan học.

Cổng trường ln an tồn cho GV và HS khi đến trường

Thứ ba: Qui định tất cả học sinh đi xe đạp khi ra khu vực cổng trường giờ
tan học không được chạy xe mà phải dắt xe qua khu vực đông người mới được
phép lên xe đi. Khơng đi bộ tràn ra lịng lề đường khi tan học. Khi chưa có cha
mẹ đến đón các em phải ở trong khu vực sân trường để chờ. Giao cho tổng phụ
trách Đội và giáo viên chủ nhiệm triển khai thực hiện.
Thứ tư: Giao cho bảo vệ trực tiếp thường trực và thực hiện công tác ổn
định trật tự giao thông khu vực cổng trường vào giờ đưa, đón học sinh.
Ngồi việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường
xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy

ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế và
giáo viên chủ nhiệm phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực
hiện.
Ví dụ: Nhắc nhở học sinh khơng sờ tay vào lỗ ổ cắm điện; không leo lên
lan can của nhà cao tầng; không xô đẩy nhau khi đi lên xuống cầu thang; không
chơi dao, kéo và các đồ vật sắc nhọn …
Ví dụ: Giáo dục học sinh một số tình huống thường gặp trong trường như
kỹ năng xử lý tình huống khi thấy bạn bị ngã chảy máu chẳng hạn. Gặp tình
huống trên thì thứ nhất các em phải báo ngay cho thầy cô biết, thứ hai là phải
khẩn trương đưa bạn vào phòng y tế. Như vậy khi gặp các tình huống này xảy ra
vì các em đã học nên các em có thể xử lý được ngay.
Việc thực hiện phong trào “ Trường em khơng có tai nạn thương tích” đã
giúp giảm thiểu các tai nạn xảy ra trong nhà trường. Trong năm học nhà trường
không có học sinh bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy
ra trong trường.
c) Phong trào “ Xanh hóa sân trường”
Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi
ngày đến lớp, các em học sinh có cảm giác như mình đang vào cơng viên. Quả
là tâm trạng tuyệt vời. Nhìn ở phương diện khoa học: cây cỏ, lá hoa được ví như
11


lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần,
màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái …
Để thực hiện phong trào nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn
hoa. Các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa.

HS làm vệ sinh sân trường, chăm sóc bồn hoa

Nhà trường giao cho bảo vệ thực hiện việc tưới cây hàng ngày, bón phân

chăm sóc cây nhất là vào mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt.
Tổ chức trồng cây nhân dịp xuân về theo tấm gương của Bác Hồ.
Trưng bày chậu cây cảnh dọc hành lang tầng 1 và tầng hai
Phong trào đã giúp cho hệ thống cây cảnh, cây xanh của nhà trường ln
được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khn viên nhà trường mát mẻ, sảng
khoái.
d)Phong trào “ Lớp em gọn gàng, sạch đẹp”
Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây
dựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học. Và nhiệm vụ
này do chính giáo viên, học sinh đảm nhận.
Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh, trang trí trong lớp học. Giáo
viên, học sinh tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp học. Tạo lập, rèn luyện cho
học sinh thói quen quan tâm đến tập thể, mơi trường, thiên nhiên. Đến lúc các em
có thể cảm nhận : có thêm chậu cây, lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần
trở thành góc khám phá vơ tận: hình như, có thêm một mầm non, một chiếc lá
sắp nhú; hình như, có chiếc lá đã già cỗi, bắt đầu ngả vàng; hình như thân cây đã
dài thêm được một đoạn … Chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên, căng thẳng, mệt
mỏi trong học tập vì thế đựơc thư giãn ra rất nhiều.
Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng hàng ngày. Thứ
sáu hàng tuần thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kính …

12


Lớp học thân thiện, học sinh đang vệ sinh lớp học

Giao cho Liên đội, đội cờ đỏ kiểm tra việc thực hiện của các lớp.
Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể của học sinh, cùng nhau xây
dựng lớp học gọn gàng, sạch đẹp như chính ngơi nhà của các em.
c) Phong trào “ Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”

Vấn đề nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm của trường học trong
thời gian vừa qua. Các báo, đài cũng thường xuyên đề cập tới vấn đề này. Phòng
giáo dục đào tạo cũng đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện việc khơng được để
nhà vệ sinh học sinh dơ bẩn. Vì vậy nhà trường đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc
và chỉ đạo thực hiện ráo riết nội dung này.
Việc làm đầu tiên là xây dựng nội qui sử dụng công trình vệ sinh của học
sinh với các nội dung cụ thể như học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ.
Đi tiểu: đúng nơi qui định, tiểu xong múc nước dội sạch, rửa tay sạch sẽ; đi đại
tiện: vào khu vực qui định và đóng cánh cửa, đi đại tiện đúng lỗ, sử dụng giấy vệ
sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước khi đi đại tiện, rửa tay sạch sẽ … Bảng nội
qui được dán ngay trước các khu vệ sinh của học sinh.
Thứ hai là chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội qui
sử dụng cơng trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh.
ơ

GV hướng dẫn HS rửa tay sau khi đi vệ sinh

Thứ ba là kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh của
nhân viên phục vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn. Ít nhất một ngày phải
thực hiện ba lượt vệ sinh, cụ thể là sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi
chiều và khi học sinh tan học.
Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường ln được vệ
sinh sạch sẽ.
13


Giải pháp 4: Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.
Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công
trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm
chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.

Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công
hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình.
Kịp thời phát hiện và báo cáo sao đỏ, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp
khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp mình quản lý.
Ngồi ra 1 tháng/lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ lớp học như lau
bàn, lau cửa, lau tủ và tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường.
Giao cho khối 3 tới khối 5 thực hiện dãy cỏ, quét dọn tồn bộ khn viên
trường, khối 1&2 thực hiện nhặt cỏ trong các bồn hoa.
Các phịng hành chính và các phòng chức năng của nhà trường cũng được
chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo mơi trường
thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc.

HS tham gia lao động tổng vệ sinh tồn trường

Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho
khn viên trường, phịng học, phịng chức năng và các phịng hành chính ln
ln được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.
Giải pháp 5 : Lồng ghép giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong
các tiết học .
Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường, giáo dục kỹ năng
sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép
thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn
khơng phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cơ giáo vừa là những tấm gương rất
thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói
của thầy cơ có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình
truyền thơng khơ cứng.
Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức
tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo
dục mơi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục mơi
trường trong các giờ học chính khóa.

Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức
thao giảng theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những
phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối.
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực
thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng
những tình huống cụ thể tránh nói lý thuyết sng.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Vệ sinh môi trường” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3,
giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận 3 nhóm qua các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bài rác.
14


+ Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác?
+ Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe con người?
Sau khi tổ chức cho học sinh thảo luận, giáo viên tổ chức cho đại diện của
các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. Cuối cùng, giáo viên kết luận: Rác
thải vứt không đúng nơi làm mất vẻ đẹp của làng xóm, phố phường. Trong các
loại rác do con người thải ra, có những loại dễ thối rữa, chứa nhiều vi khuẩn gây
bệnh, chuột, ruồi, muỗi thường sống ở nơi có rác. Chúng là những sinh vật trung
gian truyền bệnh cho con người.
Ví dụ: Khi dạy bài “Vệ sinh mơi trường” (Lớp 3 -Tiết 37), giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh đóng vai với tình huống như sau: Có một nhóm học
sinh (3-4 em) trước khi vào học ăn quà và vứt giấy bừa bãi ra lớp. Một học sinh
khác trông thấy và học sinh này đã xử lí như thế nào
Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục mơi trường thì giáo viên cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về
mơi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường.
Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ mơi
trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.
Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh học sinh và thực hiện tốt cơng tác Xã

hội hóa giáo dục để xây dựng nhà trường “ Xanh, sạch, đẹp, an tồn”
Thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nguồn lực đầu tư
cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường, trong đó góp phần quan
trọng trong việc xây dựng ,bão dưỡng cơ sở vật chất hạ tầng nhỏ và xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực. Người hiệu trưởng phải tạo được mối
quan hệ thân thiện với lãnh đạo chính quyền địa phương để tham mưu về việc
xây dưng trường, lớp, tạo cảnh quan môi trường giáo dục ngày càng khang trang
sạch, đẹp. Vì vậy, hiệu trưởng thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch chiến lược
tổng thể trong khuôn viên nhà trường bảo đảm cho sự phát triển của các cơng
trình xây dựng, sân chơi, bãi tập, qui hoạch trồng cây, thảm cỏ, trang trí chậu
cây cảnh, khẩu hiệu, biểu bảng để nhắc nhở CBGVNV và học sinh thực hiện
trong từng năm học.  Lập kế hoạch tham mưu với lãnh đạo địa phương về tu
sửa, bảo dưỡng cơ sở vật chất, theo từng nội dung công việc ưu tiên và trồng
thêm bao nhiêu cây xanh với tổng kinh phí để lãnh đạo địa phương có phương
án đầu tư theo từng giai đoạn trong năm học.  
 Ngồi ra, thơng qua ban đại diện cha mẹ học sinh để vận động phụ huynh
học sinh tham gia xây dựng môi trường như ủng hộ cây xanh, giúp trường tổng
vệ sinh khuôn viên trường, mỗi phụ huynh một ngày công vào đầu năm học và
sau khi kết thúc học kỳ I. Huy động kinh phí giúp trường trang trí phịng học
như may rèm che cửa các phịng học.
Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp,
họp phụ huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì
nhà trường đặc biệt chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực mà nội dung phụ huynh học sinh có thể tham gia phối hợp nhiều nhất cõ
lẽ là xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” . Ở đây nhà trường đặc

15


biệt trú trọng đến việc huy động sức lực, kinh phí xã hội hóa để thực hiện tốt

phong trào.

Phụ huynh tham gia lao động cùng nhà trường

Ví dụ: Vấn đề dọn dẹp nhà vệ sinh, để đảm bảo nhà vệ sinh luôn được
sạch sẽ nhà trường đề xuất hỗ trợ thêm kinh phí cho người làm cơng tác vệ sinh
và nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ
huynh học sinh. Tất cả đều đồng ý hỗ trợ thêm nhân viên phục vụ 400.000 đ/tháng.
Ví dụ : Các buổi lao động định kỳ, hoặc nhân các ngày thứ bảy xanh,
chủ nhật xanh do Đồn thanh niên, Đội thiếu niên phát động thì giáo viên, phụ
huynh, học sinh cùng được huy động góp sức lao động vệ sinh các khu vực của
nhà trường, lau kính, trồng cây xanh …
Trong cơng tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt
chú ý chỉ đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối
hợp với cha mẹ học sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi
trường; chấp hành nội qui, qui định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui
chơi;chấp hành luật khi tham gia giao thông … đồng thời để tranh thủ sự đóng
góp về kinh phí, về nhân lực để thực hiện các nội dung xây dựng “Trường học xanh,
sạch, đẹp, an tồn”.
Tóm lại: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào nếu giáo viên, nhà
trường tranh thủ được sự phối hợp của cha mẹ học sinh thì sẽ góp một phần
quan trọng giúp cho hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao.
Giải pháp 7: Đưa nội dung trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn thành
một tiêu chí để đánh giá xếp loại thi đua cuối năm.
Triển khai cụ thể đến từng giáo viên nội dung yêu cầu, tiêu chí trường
học xanh - sạch - đẹp và an toàn ngay từ đầu năm học. Cuối năm học nhà trường
đưa nội dung này vào việc đánh giá xếp loại thi đua giáo viên.
Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện giữ gìn trường,
lớp sạch - đẹp, trồng và chăm sóc cây xanh của từng khối, lớp và các bộ phận
trong trường học để động viên khen thưởng kịp thời.

Thực hiện việc sơ kết, tổng kết đúng thời gian qui định, khen thưởng
những tập thể, cá nhân có những thành tích tốt và phê bình, góp ý những tập thể,
16


cá nhân chưa thực hiện tốt phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp” và An toàn đã được
phát động trong tồn trường.
Đây là Biểu chấm một tiêu chí chấm Trường học xanh, sạch, đẹp, am
toàn:

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của
Ngành về phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
với những bước đi thích hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo, phù
hợp với điều kiện, đặc điểm của Trường, của địa phương.
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “ Xanh – sạch – đẹp và an tồn”,
thống mát, đã góp phần tạo nên mơi trường học tập, vui chơi thoải mái cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung giáo dục bảo vệ mơi
trường, vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ
và hành động bảo vệ mơi trường.
Về phía học sinh thơng qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc
giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ
sinh sân trường, đi vệ sinh đúng cách … góp phần làm cho khn viên trường,
lớp học ln sạch, đẹp, thống mát.
Học sinh có thói quen tốt bảo vệ mơi trường như bỏ rác vào thùng rác,
không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định, tham gia giao thông đúng
luật, vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn …
- Mặc dù học sinh khơng có nhiều thời gian để lao động nhưng trường học
vẫn luôn được xanh, sạch, đẹp. Bồn hoa cây cảnh được các em chăm chút. Học
sinh ln có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và trang phục đúng quy định của nhà

trường. Hàng ngày vào buổi sáng các em đến sớm để quét sân trường, lớp học
luôn sạch sẽ. Hàng tuần các em chủ động chăm sóc hoa và làm vệ sinh tồn bộ
khuôn viên nhà trường.
- Những năm trước đây sân trường khơng có thảm có, bồn hoa, ghế đá.
Nhưng khoảng ba năm trở lại lây nhà trường có thảm cỏ xanh mượt do các em
và giáo viên trồng. Các bồn hoa được xây dựng nhờ sự giúp đỡ của nhà nước,
17


phụ huynh và cán bộ giáo viên. Nhà trường có thêm nhiều chiếc ghế đá do phụ
huynh và học sinh tặng để nghỉ ngơi.
- Trường ln sạch sẽ, có cây xanh, thống mát, đẹp, an tồn, phịng học
thống mát, các lớp học được bố trí, trang trí đẹp, phù hợp với chủ điểm.
- Trang trí trong và ngồi lớp học đẹp, phù hợp với chủ đề, nhiều đơn vị
bạn đến tham quan học tập.
- 100% lớp học thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức tuyên truyền
để tạo sự mới lạ thu hút sự chú ý của phụ huynh và của học sinh.
- Môi trường sư phạm luôn sạch sẽ, thống mát, thân thiện.
- Ý thức bảo vệ mơi trường của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng cao.
- Nhờ thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp,
điều này đã góp phần vào việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Do đó, tháng 12 năm 2016 nhà trường được Sở giáo dục và Đào thạo
Thanh Hóa cơng nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 sau 5 năm.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Trong mỗi chúng ta, ai không mong muốn được sống, học tập, vui chơi
trong một môi trường thật sự xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch,
đẹp, an tồn tạo ra mơi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, thú vị, hấp dẫn đối
với các em học sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô,
bạn bè. Trường học xanh - sạch - đẹp- an tồn cịn có ý nghĩa thiết thực trong

việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ mơi trường và tạo sự lan
tỏa đến mơi trường gia đình cộng đồng nơi các em đang sống, đồng thời góp
phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ
ngay từ tuổi học đường. Trường học xanh- sạch –đẹp – an tồn  làm  cho các em
ham thích đến trường, làm cho các em thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một
ngày vui”.
Tuy nhiên, để có được một  ngơi trường xanh- sạch –đep- an toàn  trong
điều kiện của một xã vùng  xa, vùng khó khăn của huyện là một việc làm rất khó
đối với cán bộ quản lý, cơng việc vừa địi hỏi phải có kinh phí, vừa phải có sự
phối hợp đồng bộ của các ngành các cấp, vừa phải có tầm nhìn chiến lược, vừa
địi hỏi nhân lực thực hiện.
          Để xây dựng được cảnh quan sư phạm trong nhà trường đáp ứng được
yêu cầu xanh, sạch, đẹp, an tồn thì vai trị của người đứng đầu trong trường học
và tập thể giáo viên hết sức quan trọng, phải được thể hiện trong kế hoạch giáo
dục phát triển toàn diện và kế hoạch phát triển của nhà trường. Từ đó xây dựng
mơi trường giáo dục có tác dụng hình thành nhân cách, nhân phẩm học sinh một
cách tồn diện giúp học sinh có vốn sống nhất định, làm cho nhà trường thực sự
là mơi trường vì học sinh đảm bảo yêu cầu cho việc dạy và học.
          Việc đảm bảo học sinh đến trường được an toàn về cơ thể cũng như về
tinh thần là hết sức quan trọng địi hỏi các thầy cơ giáo thường xun quan tâm
đến những biểu hiện tâm sinh lý khác thường dẫn đến tiêu cực của học sinh mà
18


có biện pháp tư vấn, giúp đỡ, ngăn chặn những hành vi ảnh hưởng đến tâm sinh
lý và sức khỏe của học sinh. Cơ sở vật chất của nhà trường phải thường xuyên
được quan tâm, kiểm tra đảm bảo độ an toàn tuyệt đối để tránh xảy ra những tai
nạn đáng tiếc trong nhà trường.
          Việc xây dựng ý thức và hành động cho giáo viên và học sinh làm thay
đổi cảnh quan sư phạm luôn xanh, sạch, đẹp phải có sự chuyển biến rõ rệt trước

hết là trong đội ngũ giáo viên, làm gương cho học sinh noi theo và cùng chung
tay bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp, an tồn.
3.2. Kiến nghị
Tuy nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo đủ điều kiện cho công tác dạy
và học đảm bảo an tồn, mơi trường xanh- sạch -đẹp nhưng vẫn chưa đáp ứng
với nhu cầu hiện nay, kính đề nghị các cấp quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất mở
rộng khuôn viên cho nhà trường để trường tiểu học Nga Phú khang trang hơn,
cảnh quan ngày càng đẹp hơn.
Trên đây là một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện Xây dựng trường
học xanh, sạch, đẹp, an tồn đã thu được kết quả. Vậy tơi viết sáng kiến kinh
nghiệm này để bạn bè đồng nghiệp có thể tham khảo. Do khả năng bản thân cịn
có những hạn chế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ chân tình của Hội đồng khoa học Nhà
trường, Hội đồng khoa học ngành cũng như quý bạn đọc để sáng kiến kinh
nghiệm này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Mai Huy Hợi

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Mai Thị Liên


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục & Đào
tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008 – 2013.
2. Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD & ĐT về triển
khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013.
3. Kế hoạch liên ngành 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày
19/8/2008 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch; Trung
ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013.
4. Văn bản số 107/ BC- PGDĐT, 1/11/2010. Báo cáo tổng kết 2 năm thực
hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm
học 2008,2009 – 2009,2010.
5. Sổ tay trường học thân thiện học sinh tích cực 2018 – 2013
6. Cơng văn số 1157/SGD&ĐT – GDTrH ngày 24 tháng 8 năm 2016 của
Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Thanh Hóa về hướng dẫn các tiêu chí đánh giá
trường xanh, sạch đẹp.

20


Mẫu 1 (2)

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Liên
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng trường tiểu học Nga Phú.

TT
1.
2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN
Một số giải pháp giúp học
sinh lớp 4-5 giải bài toán tỷ lệ
Kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh lớp 4 tính nhanh giá trị
biểu thức phân số.
Kinh nghiệm hướng dẫn học
sinh giải tốn Tìm hai số khi
biết tổng và tỉ số của chúng
bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Biện pháp dạy học tích cực
mơn tốn lớp 4.

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá

xếp loại

Năm học
đánh giá xếp
loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Huyện

B

2011 - 2012

Huyện

B

2012 - 2013

Huyện

B

2013 - 2014

Huyện


C

2014 - 2015

21



×