Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại trường TH minh lộc 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.2 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Tên mục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng
2.2.1. Cơ sở vật chất
2.2.2. Số lượng cán bộ, giáo viên, học sinh
2.2.3. Về sách, báo thư viện
2.2.4. Số người đến thư viện và vòng quay của sách
2.2.5. Thuận lợi
2.2.6. Hạn chế
2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp
2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Danh mục sách tham khảo

Trang
1
1-2
2
2
2


2
2-3
3
3
3
3
3-4
4
4
4
4
4 - 16
16 - 19
19
19
19-20

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Thư viện trường học có vai trị cung cấp thơng tin để giải đáp thắc mắc,
thỏa mãn óc tị mị, tìm hiểu của giáo viên và học sinh; là yếu tố góp phần vào
việc cải tiến giáo dục, nhằm mục đích phục vụ việc dạy của giáo viên và học tập
của học sinh trong nhà trường.
Với chức năng truyền thông, thư viện trường học có nhiệm vụ thu thập và
tích lũy các nguồn tài liệu gồm những tài liệu sách giáo khoa, sách nghiệp vụ,
sách tham khảo, truyện thiếu nhi, tài liệu tra cứu, báo, tạp chí đầy đủ cùng
những phương tiện nghe nhìn phản ánh những kiến thức, kinh nghiệm, địi hỏi

sắp xếp thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh, giáo viên trong
trường thuận tiện nhất.
Cùng với sự đổi mới của Chương trình giáo dục Phổ thông, việc xây dựng
và phát triển thư viện trường học là một trong những nhiệm vụ cơ bản đang
được ngành Giáo dục chú trọng thực hiện. Thư viện nhà trường phải tiến hành
những nhiệm vụ: hướng dẫn việc đọc, khơi dậy tình yêu sách của học sinh, giáo
dục học sinh mong muốn hiểu biết, áp dụng các kiến thức thu nhận được từ sách
vào học tập và trong cuộc sống. Giáo dục các em u thích văn hóa đọc bằng
cách đến với sách báo, đến với thư viện. Trong thực tế, thư viện các trường đã
hoạt động nhưng mới chỉ thu hút được cơ bản là giáo viên còn số lượng bạn đọc
đơng đảo là học sinh thì khơng phải thư viện trường học nào cũng thu hút được.
Song thực trạng học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mê tìm tịi
học hỏi cịn hạn chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số học sinh khá giỏi có lịng ham
mê đọc sách báo và một số thích đọc các loại truyện mang tính giải trí, hay học
sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới. Học sinh chưa có
phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách
và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc học tập của mình. Trong cơng
cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học, mở
rộng kiến thức thông qua việc đọc sách, báo có một ý nghĩa hết sức quan trọng,
thực tiễn những năm qua đã cho chúng ta thấy rất rõ điều đó.
Hiện nay, do sự phát triển của báo hình và Internet, việc đọc sách báo của
các em học sinh bị chi phối cộng với việc đọc sách chưa đúng mục đích khơng
phù hợp như: các em chỉ thích xem tranh xem hình chứ khơng đọc, khơng cần
hiểu nội dung sách nói gì. Mặt khác, với khơng gian phịng đọc hẹp không đáp
ứng được nhu cầu đọc sách của học sinh tại thư viện trong khi số lượng học sinh
trong trường đông. Tất cả những yếu tố trên không những ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động thư viện mà còn ảnh hưởng đến phong trào đọc sách của các em
học sinh trong trường.
Vì vậy, phải làm thế nào để khơi dậy và đáp ứng niềm đam mê đọc sách
báo ở học sinh, nhằm giữ gìn và phát huy "văn hóa đọc" đang ngày càng bị

phương tiện thơng tin nghe nhìn lấn át? Làm thế nào để có khơng gian đọc cho
các em? Vấn đề này thúc giục người cán bộ thư viện phải trăn trở tìm giải pháp
thích hợp để khắc phục. Từ yêu cầu trên tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp
1


xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại trường tiểu học Minh Lộc 1 - Hậu Lộc Thanh Hóa” nhằm phát huy tác dụng của thư viện trong trường học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mơ hình thư viện xanh, thân thiện là một thư viện tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho giáo viên, học sinh đọc sách báo, thay đổi không gian chặt hẹp, gị bó
trong phịng, tạo sự thống mát, rộng rãi, có chỗ ngồi thoải mái cho các em vừa
có thể đọc sách vừa vui chơi thư giãn. Từ chuyến tham quan thực tế của phòng
giáo dục và đào tạo Hậu Lộc tổ chức tại huyện Kì Anh - Hà Tĩnh cho cán bộ
quản lí và thư viện các trường trong huyện vào tháng 12 năm 2015 về công tác
thư viện trường học. Được sự thống nhất của Ban giám hiệu và sự đồng thuận
của Ủy ban nhân dân xã, Hội cha mẹ học sinh, thư viện trường Tiểu học Minh
Lộc 1 được xây dựng và tổ chức hoạt động theo mơ hình thư viện xanh, thân
thiện tại sân trường.
Mục đích chính là nghiên cứu tạo ra một số biện pháp xây dựng thư viện
xanh, thân thiện tại trường Tiểu học Minh Lộc 1 có hiệu quả cao, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nhiệm vụ của thư viện trường học.
- Hoạt động thư viện trường theo yêu cầu thư viện xanh, thân thiện.
- Những giải pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện nhằm thu hút học sinh đến
với thư viện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong q trình nghiên cứu đề tài, tơi đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, nhu cầu đọc, phương pháp đọc của học

sinh; thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí thơng tin.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thư viện trường học là loại hình thư viện chuyên ngành ở cấp cơ sở, phục
vụ hai nhiệm vụ chính là dạy và học. Đối tượng phục vụ chính của thư viện
trường học là học sinh và giáo viên trong nhà trường.
Theo Quyết định 61/1998/QĐ/BGD - ĐT ngày 06/01/1998 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo thì " Thư viện trường phổ thông ( bao gồm Trường Tiểu
học, Trường Trung học cơ sở và Trường Trung học phổ thông ) là một bộ phận
cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà
trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi
dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học,
đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và
xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường".
Thư viện trường học có những nhiệm vụ cụ thể sau:
2


1. Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách
tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, và
các loại sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy,
học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
2. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những
sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo phục
vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các
bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư

viện thơng qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học;
tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ
thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu, Sách tra cứu thư mục nhằm sử dụng
triệt để kho sách, nhất là các sách nghiệp vụ và sách tham khảo.
4. Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành, chủ động khai thác, sử
dụng vốn sách báo...
5. Tổ chức quản lí theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lí chặt
chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát...
2.2. THỰC TRẠNG
2.2.1. Cơ sở vật chất :
Thư viện trường Tiểu học Minh Lộc I có 2 phịng với tổng diện tích 48
2
m , kho sách 18m2, , phòng đọc học sinh 30m2, được trang bị 3 tủ, 2 giá, bàn ghế
học sinh 10 bộ, bàn ghế giáo viên 5 bộ, vi tính 15 bộ.
2.2.2. Số lượng cán bộ, giáo viên, học sinh:
- CBGV: 38
- Tổng số học sinh: 694 học sinh, cụ thể:
Khối 1: 112 HS
Khối 2: 131 HS
Khối 3: 128 HS
Khối 4: 139 HS
Khối 5: 184 HS
2.2.3. Về sách, báo thư viện:
Số liệu kiểm kê thời điểm 20/5/2016 cụ thể như sau :
- Sách giáo khoa: số lượng bản sách: 1896
- Sách nghiệp vụ: số lượng bản sách: 796; số lượng đầu sách: 117
- Sách tham khảo: số lượng bản sách: 2193; số lượng đầu sách: 695
- Truyện thiếu nhi: số lượng 559; số lượng đầu sách : 235
- Báo, tập san : Gồm 8 loại: Báo Giáo dục &Thời đại; Thanh Hóa, Nhân dân,
Thiếu niên, Nhi đồng, Toán tuổi thơ, Văn tuổi thơ, Tạp chí giáo dục Tiểu học)

Tổng cộng: 5444 cuốn với 1047 đầu sách và 8 loại báo, tập san.
2.2.4. Số bạn đọc đến thư viện và vòng quay của sách
Số lượt bạn đọc đến thư viện, số lượt mượn sách, vòng quay của sách còn
nhiều hạn chế:

3


Năm học
2015-2016
tính đến
20/5/2016

Số lượt HS
đến thư viện
80
lượt/ngày/694
HS

Số lượt
mượn sách
95
lượt/ngày

Vịng quay của sách/năm
21186lượt/4708STK+SGK+Báo,
tạp chí = 4,5 vịng quay/năm

2.2.5. Thuận lợi :
+ Thư viện nhà trường đạt “Thư viện tiên tiến” theo quyết định số 01/

2003/ QĐ/ BGD &ĐT ngày 02/ 01/ 2003 của BGD&ĐT năm học 2007 – 2008.
+ Ngay từ đầu năm học thư viê ̣n có kế hoạch hoạt động cụ thể và đã được
sự thống nhất của Ban giám hiê ̣u. Có kế hoạch phát đơ ̣ng phong trào thi đua
trong giáo viên và học sinh về công tác thư viện trong năm học.
+ Cán bộ thư viện có chun mơn và nhiệt tình trong cơng việc.
+ Chủng loại sách tuy chưa nhiều nhưng cũng đã có những cuốn sách rất
hay và thu hút được nhiều bạn đọc. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân
viên của trường đa phần là trẻ, ham mê đọc sách.
2.2.6. Hạn chế :
+ Trường đông học sinh, đa số học sinh ở vùng biển cho nên sự hiểu biết
về thông tin còn hạn chế, đến thư viện chưa nhiều. Phụ huynh chưa thật sự quan
tâm đến việc học - đọc sách của học sinh.
+ Kinh phí đầu tư cịn hạn chế. Học sinh đến thư viện ý thức chưa cao,
chưa thường xuyên, việc chọn sách còn lúng túng.
+ Thời gian đến thư viện cịn hạn chế vì học sinh học 2 buổi/ngày.
+ Diện tích phịng đọc cịn hẹp, số lượng học sinh lại tương đối đông.
Qua một thời gian trăn trở, nghiên cứu, được sự thống nhất trường đã tổ
chức thực hiện xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại sân trường, tôi đã đưa ra
một số giải pháp để thực hiện cụ thể như sau:
2.3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.1. Giải pháp:
Để xây dựng mơ hình thư viện xanh, thân thiện thành công, tôi đã đề ra
một số giải pháp như sau:
1. Tham quan các đơn vị bạn và xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp
điều kiện thực tế của trường.
2.Chuẩn bị về cơ sở vật chất, các điều kiện để tổ chức.
3.Chuẩn bị về vốn tài liệu (chuẩn bị nguồn tin).
4.Sắp xếp, trang trí trong thư viện đáp ứng thư viện xanh, thân thiện.
5.Xây dựng mạng lưới tổ cộng tác viên thư viện và tổ chức hoạt động.
6.Tuyên truyền giới thiệu sách, xây dựng nội dung tổ chức hoạt động theo

chủ đề, chủ điểm .
7.Thống kê bạn đọc kịp thời để có giải pháp tổ chức hoạt động.
2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện:
Biện pháp 1: Tham quan các đơn vị bạn và xây dựng kế hoạch thực
hiện phù hợp điều kiện thực tế của trường.
4


Qua chuyến đi thực tế tham quan, học hỏi các thư viện xanh, thân từ đó
tơi xây dựng kế hoạch tham mưu để thư viện trường có được một khn viên mơ
hình thư viện xanh, thân thiện hợp lí nhất. Sau khi được sự thống nhất cao của
đồng chí Hiệu trưởng, dưới sự chỉ đạo của phịng giáo dục, tơi đã lập một bản kế
hoạch xây dựng thư viện xanh, thân thiện một cách cụ thể, tỉ mỉ căn cứ vào thực
trạng hiện có, xây dựng kế hoạch bổ sung về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu sách,
báo, cách trang trí, xây dựng cách tổ chức hoạt động cụ thể phù hợp điều kiện
thực tế của nhà trường… được đồng chí hiệu trưởng duyệt. Nhà trường đã huy
động tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và Hội cha mẹ học sinh toàn trường vào
cuộc.
Biện pháp 2: Về cơ sở vật chất, các điều kiện để tổ chức.
Sau khi đi tham quan ở các đơn vị trường ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
cũng như ở tỉnh Hà Tĩnh cùng với sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục huyện
Hậu Lộc, UBND xã Minh Lộc, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Minh Lộc 1 đã
đề xuất với UBND xã, Hội phụ huynh kế hoạch tổ chức, được sự thống nhất của
UBND xã, Hội phụ huynh, trường quyết định xây dựng thư viện xanh ở nơi phù
hợp, nơi có nhiều cây, có nhiều bóng mát, có khơng gian ngồi sân trường vừa
đẹp mắt, vừa hấp dẫn lại vừa tiện dụng. Khơng gian đọc rộng 125m 2, được làm
mái vịm bằng tơn xốp chống nóng, được chia thành 10 gian nhỏ, với 5 tủ sách
5 chủ đề khác nhau như: Tủ sách chủ đề, chủ điểm theo tháng, tủ sách Em yêu
biển - đảo quê hương, tủ sách giáo dục đạo đức - pháp luật, tủ sách tham
khảo, tủ sách báo - tạp chí - truyện thiếu nhi.

Tồn cảnh thư viện ngoài trời
Để xây dựng được thư viện, nhà trường đã huy động bằng nhiều nguồn tài
trợ ủng hộ từ nhiều phía, từ UBND xã đến Hội cha mẹ học sinh cùng toàn thể
cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường để có kinh phí xây
dựng thư viện.
Các trang thiết bị ở thư viện phù hợp với lứa tuổi, chiều cao của bạn đọc.
Đối với lứa tuổi tiểu học - các em còn nhỏ, chiều cao còn hạn chế nên các trang
thiết bị trong thư viện phải phù hợp với độ tuổi: vừa tầm, dễ tìm, dễ lấy. Từ thực
tế cơ sở vật chất trong thư viện, tôi đã đề xuất với ban giám hiệu nhà trường
mua sắm, tu bổ cải tạo các trang thiết bị phù hợp với lứa tuổi các em học sinh.
Cụ thể: Tham mưu và đã được bổ sung thêm cho thư viện:
- 5 Giá sách có thể di chuyển mỗi khi cất hay thay đổi sách, là các giá
bằng gỗ, nhôm kính (có kích thước, chiều cao, chiều rộng) theo đúng tiêu chuẩn
kích thước quy định. Được chia ra các ngăn nhỏ, hợp lí.
- 1 tủ kính treo tường và 2 tủ trưng bày sách để giới thiệu sách mới và giới
thiệu sách theo chủ đề, chủ điểm từng tháng.
- 20 bộ bàn ghế của học sinh: Được thiết kế bằng gỗ theo kích cỡ phù hợp
với học sinh (tất cả giá sách bàn ghế của học sinh được sơn phối màu - các màu
sơn khác nhau).
5


Biện pháp 3: Về vốn tài liệu ( nguồn tin).
Chất lượng vốn tài liệu của thư viện sẽ bị hạn chế nếu không được bổ
sung thường xuyên những sách mới xuất bản ( phù hợp với thư viện ) đẫn đến lỗ
hổng trong vốn tài liệu thư viện. Như vậy, vốn tài liệu sẽ nghèo nàn, lạc hậu
không thu hút bạn đọc tới thư viện.
Để nắm bắt được trong kho sách của mình có số lượng bao nhiêu và mỗi
loại có bao nhiêu đầu sách, bao nhiêu thể loại: tơi đã tiến hành kiểm kê toàn bộ
kho sách đầu năm học.

Rà soát theo các tiêu chuẩn quy định ( theo Tiêu chuẩn thư viện trường
phổ thông kèm theo QĐ số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT và theo công văn 11185/GDTH về việc hướng dẫn thực hiện
Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ngày 17/12/2004), tôi thấy số lượng sách
giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, truyện thiếu nhi, báo tạp chí đã đủ
so với yêu cầu về số lượng (2,5 bản/1hs), nhưng để thư viện hoạt động được tốt,
hiệu quả và thu hút bạn đọc đến với thư viện thì các loại sách phải được bổ sung
mới thường xuyên, cập nhật kịp thời, nhiều về chủng loại thì kho sách mới đảm
bảo chất lượng và cập nhật những thông tin mới - tôi tham mưu và đề xuất với
ban giám hiệu, phối kết hợp với các đoàn thể để tăng vốn sách như sau:
- Phát động phong trào "Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc ngàn cuốn
sách hay" phong trào phát động trong toàn trường giáo viên và học sinh cùng
tham gia. Để phong trào được tập trung và chất lượng sách quyên góp đảm bảo
chất lượng, số lượng: Tơi kết hợp với đồng chí tổng phụ trách, phó tổng phụ
trách soạn thảo nội dung thơng báo phát động toàn trường về ngày nộp, số
lượng, nội dung và có quy định cụ thể, có động viên phong trào và khen thưởng
những lớp, cá nhân làm tốt như ban giám hiệu có khen thưởng kịp thời ( ngay
đầu tuần sau vào sáng thứ 2 trong buổi chào cờ đầu tuần) và phần thưởng cụ thể
( tuyên dương những tập thể lớp làm tốt, đúng quy định, số lượng sách nhiều,
nội dung tốt…bằng những phần quà như một cuốn vở có logo của trường, hay
bút mực, hộp chì và màu…).
- Tham mưu với ban giám hiệu cùng với hội phụ huynh toàn trường
( ngay trong buổi họp Ban liên lạc Hội phụ huynh toàn trường đầu năm học phát
động hỗ trợ kinh phí từ các khoản đóng góp tự nguyện của phụ huynh) và các
doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn của xã, nhằm thu hút thêm nguồn vốn
(tiền và sách) tăng cường vốn tài liệu cho thư viện.
Khi bổ sung sách tôi lựa chọn danh mục sách phát hành mới nhất phù hợp
với cấp học, môn học phù hợp với chương trình đổi mới, phù hợp với lứa tuổi
học sinh. Ngồi ra, để cơng tác bổ sung có chất lượng, đúng với yêu cầu,
phương châm và nhiệm vụ của thư viện, tôi phải xác định được nội dung cuốn

sách và đánh giá được nó…Muốn làm được nhiệm vụ trên, ngồi việc học tập để
nâng cao trình độ năng lực để đánh giá một cách cụ thể thì tơi đã phải làm một
số việc sau đây:
+ Tìm hiểu về hình thức cuốn sách: cơ quan xuất bản, tác giả là ai, tên
sách, những ghi chú về cuốn sách…
6


+ Đọc sách: có thể đọc lướt, hoặc đọc đề mục của cuốn sách, hoặc đọc lời
giới thiệu, lời nói đầu, hoặc xem lướt nội dung ở một vài chương quan trọng
nhất…
+ Xem, nghiên cứu mục lục, danh mục giới thiệu sách mới hay sách vừa
xuất bản của các nhà xuất bản, ưu tiên nhà xuất bản Giáo dục…
Biện pháp 4: Sắp xếp, trang trí đáp ứng thư viện thân thiện.
4.1. Sắp xếp:
Để tổ chức sắp xếp kho sách phù hợp với thư viện trường tiểu học và phù
hợp với lứa tuổi học sinh tôi đã tiến hành một số biện pháp nghiệp vụ mới được
tập huấn do Phòng giáo dục tổ chức, như sau:
* Đối với các sách tham khảo, sách nghiệp vụ sách giáo khoa tôi tiến hành
xử lý nghiệp vụ theo quy định của công tác nghiệp vụ thư viện, đăng ký, phân
loại vào sổ đăng kí cá biệt, mô tả ấn phẩm, tổ chức sắp xếp sách trong kho vào
từng kho sách, tổ chức sắp xếp để giáo viên và các em học sinh dễ tra cứu, chọn
sách theo yêu cầu, nhu cầu.
* Đối với các sách truyện thiếu nhi tôi áp dụng chia thành 2 nhóm:
Một nhóm dành cho học sinh từ lớp 1 - lớp 3
Một nhóm dành cho học sinh từ lớp 4 - lớp 5
Điều mà tôi quan tâm nhất là đối với các em hoc sinh từ lớp 1-3, phân loại
truyện theo mã màu (vì đối tượng học sinh này các em còn nhỏ mới tiếp xúc với
con chữ, con số, nhiều hình thức nghiệp vụ thư viện cịn rất mới mẻ với các em)
vì vậy phân loại truyện theo mã màu sẽ rất thuận tiện cho các em khi đến thư

viện và lựa chọn sách. Tôi tiến hành phân loại truyện theo mã màu (có quy định
cụ thể cho từng loại truyện) ví dụ:
- ĐV11 thơ thiếu nhi tơi định mã màu là màu hồng
- ĐV17 truyện dân gian định mã màu là màu tím
- ĐV18 truyện tranh định mã màu là màu đỏ
- ĐV19 các thể loại khác định mã mầu là màu cam
- ĐV2 khoa học thiếu nhi định mã màu là màu xanh dương …
Sau khi phân loại truyện theo mã màu tôi tiến hành các việc dán mã màu
cho từng cuốn truyện.
Lập Bảng hướng dẫn sử dụng mã màu treo bên cạnh tủ sách để các em
nhận biết được các màu quy định theo loại truyện. Từ đó các em chọn sách đúng
u cầu mà mình thích, nhanh chóng thuận tiện (cũng như khi đọc xong các em
lại cất sách vào đúng nơi quy định). Với 10 gian chia làm 5 tủ sách cộng với một
không gian nghệ thuật để các em có thể vừa đến thư viện đọc sách vừa có thể
tham gia giải trí bằng các hình thức như nặn, vẽ, chơi cờ vua…( có vị trí dành
riêng cho các nội dung này).
4.2. Trang trí trong thư viện xanh, thân thiện:
Thư viện cần gọn gàng, sạch sẽ, trang trí đẹp, có màu sắc và khơng gian,
hấp dẫn… ở nơi bạn đọc cần có bản đồ Việt Nam, bản đồ Thế giới hay quả địa
cầu, các mơ hình về Khoa học, hay Lịch sử, Địa lí… để giới thiệu một số địa
danh, nhân vật lịch sử, hiện tượng mây, mưa… mà tài liệu đề cập đến cho các
7


em…Rồi trang trí thêm những hình ảnh của những câu chuyện cổ tích mà các
em thích thú như: " Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", " Cô bé quàng khăn
đỏ"…Đối với học sinh tiểu học ở lứa tuổi này với các em "học mà chơi, chơi mà
học" vì vậy tổ chức sắp xếp sách trên giá, vị trí để các em ngồi đọc là rất cần
thiết, phải đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, tâm lý - nắm bắt được điều đó tơi tham
mưu với ban giám hiệu cho mua sắm các trang thiết bị như bàn ghế, giá tủ trong

thư viện phải phù hợp với các em. Bàn ghế giá tủ phải được làm bằng các chất
liệu gỗ có sơn các loại màu, trên tường trang trí một số khẩu hiệu tranh ảnh sinh
động để thu hút các em. Trên các giá sách lựa chọn các tiêu đề dễ hiểu, dễ nhớ,
trang trí hoa văn nghệ thuật như "Em yêu văn học" "Thế giới truyện cổ tích"
"Em thích truyện tranh" "Em tìm hiểu, khám phá khoa học"... và trong các ngăn
sách đặt các cuốn sách đã được phân loại dán mã màu theo quy định. Trên tường
dán các biểu ngữ nói về sách báo, các biểu ngữ nhắc nhở các em trả sách đúng
hạn như "Hãy trả sách đúng hạn, các bạn em đang chờ", " Khi đọc sách, nếu
đọc nhanh quá hay chậm quá đều không hiểu được gì cả"…Các biểu ngữ có thể
làm những bảng nhỏ đánh máy để trên bàn…Tất cả những việc trên được trình
bày đẹp sẽ làm cho thư viện tốt lên được sự yên tĩnh, gọn gàng, sạch đẹp, gần
gũi, thân thiện và thích thú với bạn đọc mỗi khi tới thư viện.
Một số hình ảnh trang trí tại thư viện trường

Biện pháp 5: Xây dựng mạng lưới tổ cộng tác viên thư viện và tổ chức
hoạt động
Khi đã xây dựng được cơ sở vật chất, vốn tài liệu cho thư viện việc tổ
chức hoạt động thư viện ngoài trời cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Thư viện
xanh, thân thiện địi hỏi phải có sự tổ chức tốt để có thể quản lí được sách báo
mà ai cũng có thể đọc sách được đồng thời sử dụng có hiệu quả dù là thời gian 5
- 10 phút.
Hơn ai hết, thầy cơ là những người u sách và có trách nhiệm hướng
dẫn, khuyến khích các em đến với thư viện nhà trường để tìm đọc những sách
báo phù hợp với lứa tuổi các em. Bên cạnh đó chính các em học sinh cũng phải

8


là những cộng tác viên nhỏ tuổi tích cực của thư viện trường. Để tạo dựng được
mạng lưới cộng tác viên thư viện, nhằm hỗ trợ tích cực cho cán bộ thư viện

trong mọi hoạt động tôi đã tiến hành như sau:
3.1. Thành lập đội “Cộng tác viên nhỏ tuổi”
Ngay vào đầu năm học, tôi đã lập kế hoạch và trình ban giám hiệu nhà
trường để cùng giáo viên chủ nhiệm các lớp chọn các em học sinh chăm ngoan,
học giỏi, yêu sách thành lập một đội “Cộng tác viên nhỏ tuổi”. Nhiệm vụ của đội
cộng tác viên này là thu gom sách mà các bạn đóng góp vào thư viện, hàng tuần
có nhiệm vụ đến thư viện lấy sách và luân chuyển sách đến các tủ sách theo chủ
đề đã chia (Khối lớp 4, 5 giao cho ban cán sự lớp, lớp 1, 2, 3 giao cho phụ
trách sao), cuối các tuần các “Cộng tác viên nhỏ tuổi” lại thu sách về thư viện
chuẩn bị cho việc luân chuyển sách tuần sau. Đồng thời cuối mỗi tuần, tôi giao
cho đội cộng tác viên thư viện một phiếu điều tra về nhu cầu và sở thích đọc của
các bạn để có phương pháp bổ sung và lựa chọn sách cho phù hợp chủ đề, nhu
cầu đọc của học sinh. Ví dụ cụ thể:
Phiếu điều tra nhu cầu đọc sách
T

Lớp

T
1

1A

2




Tên sách cần đọc


Khối: 1 Tháng: 4/2017

Sĩ số

Thích đọc

Tổng hợp

Cơ bé lọ lem

32

31

31

Tấm cám

32

32

32










Sau khi có kết quả từ phiếu điều tra, tôi đã cùng đội “Cộng tác viên nhỏ
tuổi” điều chỉnh các loại sách báo phù hợp với nhu cầu hứng thú đọc của các em
học sinh trong toàn trường.
Hàng kỳ, thư viện cùng với " tổ cộng tác viên nhỏ tuổi " tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về sách. Các câu hỏi được lựa chọn đưa ra nhằm kiểm tra mạch kiến
thức của các em trong quá trình đọc sách, đều được các em trả lời tốt. Điều này
chứng tỏ bạn đọc đã có tiếp thu, nắm được nội dung kiến thức trong quá trình
đọc sách. Một số câu hỏi mà thư viện đưa ra nhằm kiểm tra mạch kiến thức của
các em như: Theo em, cuốn sách này đã đề cập đến vấn đề gì? Cảm xúc sâu sắc
nhất của em khi đọc cuốn sách này? Em yêu thích nhân vật nào nhất? Tại sao
9


em thích? Em đã rút ra cho mình bài học gì sau khi đọc cuốn sách này? Em có
nhận xét gì về cách viết, biện pháp nghệ thuật của tác giả?...Hệ thống câu hỏi
được đặt ra vừa phải đảm bảo tính logic, vừa phù hợp với trình độ của các em,
để các em có thể hiểu đúng và trả lời được nhằm khích lệ phong trào đọc sách,
báo trong trường.
3.2. Thành lập tổ cộng tác viên thư viện trong nhà trường:
Tham mưu với Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập tổ cộng tác viên thư
viện, gồm các đồng chí:
1. Đồng chí Nguyễn Thị Hường - Phó Hiệu trưởng làm trưởng ban.
2. Đồng chí Nguyễn Thị Mai - Bí thư Đồn Thanh niên - phó ban.
3. Đồng chí Hồng Ngọc Hải - Tổng phụ trách Đội - Ban viên
4. Đồng chí Nguyễn Thị Giang - GVTV - Ban viên
5. Đồng chí Hoàng Thị An - Tổ trưởng Khối 5 - Ban viên
6. Đồng chí Phạm Thị Khuyên - Tổ trưởng Khối 4 - Ban viên
7. Đồng chí Vũ Thị Hải - Tổ trưởng Khối 3 - Ban viên

8. Đồng chí Tạ Thị Hiền - Tổ trưởng Khối 1, 2 - Ban viên
Giáo viên là người trực tiếp dạy và tiếp xúc với các em nên dễ nắm bắt
được tâm lí, tình cảm và nhu cầu hứng thú đọc của các em. Nhiệm vụ của tổ
cộng tác viên này là tuyên truyền, khuyến khích các em học sinh tham gia vào
các hoạt động của thư viện và thường xuyên đến thư viện tìm đọc sách để phục
vụ cơng việc học tập. Đồng thời tổ cộng tác viên này cũng là cố vấn cho việc tổ
chức các buổi toạ đàm, giới thiệu sách, câu lạc bộ bạn đọc, thi vui đọc sách ( thi
vui trả lời về sách)…Cụ thể, trong năm học đã tiến hành một buổi thi vui đọc
sách được tiến hành dưới hình thức thi vui trả lời các câu hỏi về sách. Khi tổ
chức đề tài này tôi đã phối hợp chặt chẽ với tổ cộng tác viên thư viện ( nhất là
các tổ chuyên môn) tư vấn về: hệ thống tài liệu, các câu hỏi, đáp án đưa ra một
cách phù hợp cho các em học sinh. Cuộc thi đã diễn ra như sau:
- Người dẫn chương trình, khái quát về chủ đề, nêu các câu hỏi ( đã được
đưa ra kèm theo số lượng sách theo chủ đề cho các em đọc trước đó), giới thiệu
ban giám khảo.

10


- Lần lượt đưa ra các câu hỏi. Học sinh tham dự lần lượt trả lời từng câu
hỏi. Khi hết học sinh trả lời câu hỏi đó, tổng kết câu trả lời, đánh giá câu nào hay
nhất, đúng nhất.
- Tổng kết nhưng học sinh thắng cuộc và trao giải thưởng cuộc thi ( là
những hộp màu, cuốn vở, chiếc bút…).
Biện pháp 6: Tuyên truyền giới thiệu sách, xây dựng nội dung tổ chức
hoạt động theo chủ đề, chủ điểm .
Đối với công tác thư viện nhà trường nếu thư viện chỉ có giá sách, bàn
ghế thư viện, sách báo tài liệu thì thư viện chưa thể phát huy hiệu quả tốt nhất là
trung tâm "Văn hóa khoa học của nhà trường", muốn thư viện phát huy hiệu quả
tốt nhất là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường và muốn bạn đọc đến với

thư viện thì : Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động cần và quan trọng trong
các thư viện, đặc biệt là thư viện trường học. Đây là yếu tố cơ bản đánh giá hiệu
quả của hoạt động thư viện phổ thông. Hoạt động này nhằm mục tiêu khai thác
toàn diện vốn tài liệu đồng thời là phương thức lôi cuốn bạn đọc đến thư viện
một cách hữu hiệu nhất. Đây cũng là nghiệp vụ đặc thù của các thư viện trường
học. Tuyên truyền, giới thiệu sách đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa
nghiệp vụ thư viện, kĩ năng sư phạm, khả năng viết, khả năng tổ chức, trình bày
của cán bộ thư viện về sách. Mục đích tuyên truyền, giới thiệu sách báo trong
thư viện nhà trường nhằm khai thác hiệu quả vốn tài liệu trong thư viện phục vụ
nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh; giúp thầy và trò nắm được
tác dụng của thư viện để có kế hoạch và phương hướng cụ thể sử dụng tốt thư
viện, phục vụ nhu cầu dạy và học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ở trường tôi áp
dụng hai phương pháp sau: tuyên truyền miệng và tuyên truyền trực quan ( theo
kế hoạch và lịch đã được phê duyệt ngay từ đầu năm học):
5.1.Tuyên truyền miệng:
Căn cứ vào kế hoạch công tác, thư viện xây dựng nội dung giới thiệu sách
theo hình thức tuyên truyền miệng. Đây là hình thức phổ biến nhất trong hoạt
động tuyên truyền được tiến hành thông qua ngôn ngữ sống động để thuyết phục
người nghe. Chính vì vậy, phải thường xun theo dõi tiến độ giảng dạy của
giáo viên để nắm bắt nhu cầu của giáo viên và học sinh về từng loại sách, báo;
từ đó giới thiệu những sách, báo có trong thư viện phục vụ trực tiếp cho việc dạy
và học như giới thiệu sách mới, giới thiệu sách theo chủ đề, chủ điểm hàng
tháng: sách tham khảo về văn học, toán học, sách giáo dục đạo đức, các sách về
tìm hiểu và khám phá khoa học...; thường xuyên tuyên truyền trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn vào các ngày cuối tuần hoặc các các buổi chào cờ đầu
tuần. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện góp phần lớn vào
việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Trong
tháng, thư viện tạo ra môi trường giáo dục hết sức thuận lợi, giúp cho các em

11



đến với một sân chơi bổ ích và lý thú. Và từ sân chơi này, các em có thể tự mình
khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, bài báo hoặc rèn luyện cho
mình phương pháp tự học chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và sáng tạo.

12


Việc giới thiệu sách, cán bộ thư
viện cần chuẩn bị cẩn thận, chu đáo
khi tiến hành tuyên truyền giới thiệu
sách. Không nên tuyên truyền quá
15 phút, số người nghe không nên
quá đông. Tuyên truyền sách không

chỉ do cán bộ thư viện thực hiện
mà có thể là do các cộng tác viên
tích cực của thư viện thực hiện.

*) Sau đây là nội dung một buổi giới thiệu sách mới tại trường tôi do cán bộ
thư viện thực hiện:
Chủ đề: Giới thiệu sách mới
Tên sách: " Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là
của Việt Nam" / Nhiều tác giả._ TP.HCM: NXB.Trẻ, 2012._23cm.
I/ Mục đích:
- Giới thiệu sách mới nhập về thư viện để giáo viên và học sinh đọc hiểu thêm
về Hoàng Sa, Trường Sa.
II/ Hình thức tuyên truyền:
- Tuyên truyền miệng ( Kết hợp với hình ảnh ).

III/ Đối tượng nghe:
- Học sinh tồn trường
IV/ Địa điểm:
- Tại sân trường
V/ Người thực hiện và thời gian thực hiện:
- Cán bộ thư viện và học sinh cộng tác viên thư viện.
- Tuyên truyền vào giờ chào cờ thứ 2 đầu tuần.
VI/ Nội dung:
Hoàng Sa (HS), Trường Sa (TS) là một bộ phận lãnh thổ Việt Nam. Thế
nhưng, gần một thế kỷ nay HS và TS lại trở thành tâm điểm của các cuộc tranh
chấp dai dẳng giữa Việt Nam (VN) với Trung Quốc (TQ) và một số nước khác,
tình hình gần đây ngày một căng thẳng hơn, khiến Biển Đơng khơng ngừng dậy
sóng, những xung đột liên tục xảy ra trên vùng biển đảo này, nhất là TQ đã bất
chấp lẽ phải, chà đạp lên sự thật lịch sử về chủ quyền của VN trên 2 quần đảo đã
gây biết bao đau thương trong lòng người Việt yêu nước. HS, TS trở thành một
điểm nóng của Quốc gia, cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới.
Đây cũng là đề tài thu hút sự quan tâm của giới khoa học trong nước nhằm
tìm kiếm một giải pháp công bằng theo luật quốc tế mà các bên có thể chấp
nhận, cũng như phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân VN. Và
cuốn sách" Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của
Việt Nam" của nhiều tác giả viết đã ra đời do NXB Trẻ ấn hành năm 2012 - Đây
là cuốn sách nằm trong tủ sách "Biển - đảo Việt Nam" của NXB Trẻ. Bìa sách
thật giản dị, không hoa văn, chỉ với tên sách màu vàng đậm in trên nền bìa màu
đỏ tươi, bìa được cáng láng bóng bằng giấy cứng thật cuốn hút. Nhìn trang bìa ta
như nhìn thấy màu cờ của Tổ quốc, màu máu của dân tộc. Trang bìa như khẳng
định một chân lý, một sự thật hiển nhiên" HS, TS là của VN". 395 trang sách,
khổ 16x23cm, kèm theo nhiều hình ảnh về 2 quần đảo HS, TS và hàng trăm tấm
bản đồ quý với tất cả tâm huyết và lòng tin mạnh mẽ vào chính nghĩa của cuộc
13



đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam các tác
giả đã tập hợp các cơng trình nghiên cứu, bài báo cùng tư liệu cập nhật về chủ
quyền hiển nhiên, không thể tranh cãi của VN đối với 2 quần đảo HS và TS ở
Biển Đông.
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần lớn:
Phần I: Hoàng Sa, Trường sa là của Việt Nam.
Phần II: Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng được ghi nhận trong lịch sử
Trung Quốc.
Phần III: Đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông - Một yêu sách
phi lý.
Đến với phần I, thông qua nguồn tư liệu lịch sử và địa lý đáng tin cậy của
VN, cũng như tư liệu và bản đồ xưa của các nhà truyền giáo và hàng hải phương
Tây, các tác giả đã mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về HS, TS từ thế
kỷ XV, khi những ngư dân đầu tiên phát hiện Bãi Cát Vàng (HS) và Đại Trường
Sa ( TS) trong những chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ, từ đó Nhà nước Việt Nam
đã chiếm hữu thực sự và hành xử chủ quyền một cách hịa bình và liên tục trong
nhiều thế kỷ tại vùng lãnh thổ này của nước ta.
Đến với phần II, III của cuốn sách, giới nghiên cứu VN, các tác giả đã dày
công nghiên cứu, khảo sát kho thư tịch cổ TQ để tìm ra cứ liệu chứng minh HS
và TS ( mà TQ gọi là Tây Sa và Nam Sa) chưa từng được ghi nhận trong bất cứ
văn bản nào thuộc lịch sử phương chí và lịch sử địa đồ hành chính của nước này,
cũng như các bộ chính sử kể từ đời nhà Hán cho đến tận nửa đầu thế kỷ XX. Từ
đó có thể khẳng định rằng, việc TQ hình thành Đường lưỡi bị 9 khúc với tham
vọng thâu tóm tồn bộ Biển Đơng, bất chấp chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc
tế là một yêu sách cực kỳ phi lý và ngang ngược gây ảnh hưởng xấu đến trực
tiếp nước ta cũng như hịa bình và an ninh trong tồn khu vực cũng như trên
tồn thế giới. Vậy đường lưỡi bị 9 khúc là đường như thế nào? nó có hình dạng
ra sao? Các em hãy tìm đọc ở phần III cuốn sách.
Với phương pháp nghiên cứu tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc khách quan,

tôn trọng sự thật lịch sử, nâng niu, trân trọng những sử liệu vô giá mà không một
quốc gia nào có được, các tác giả đã cho ra một cơng trình nghiên cứu khoa học
nghiêm túc, dựa trên sự đối chiếu, so sánh, phân tích những tư liệu phong phú,
chứng cứ và lập luận rất khách quan; ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu sẽ đáp ứng được
yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của các em.
Đọc cuốn sách này, chúng ta - là những con dân đất Việt sẽ hiểu thấu đáo
hơn về chủ quyền của VN tại 2 quần đảo HS và TS. Việc làm này cũng có ý
nghĩa thiết thực đối với việc học tập, tuyên truyền sâu rộng về chủ quyền biển đảo VN, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì sự tồn vẹn chủ quyền lãnh thổ
và biên giới quốc gia. Cô hy vọng từ cuốn sách này, nội dung về chủ quyền của
VN đối với 2 quần đảo HS và TS sẽ được đưa vào trong SGK lịch sử và là nội
dung dạy lồng ghép cho HS ở các trường phổ thông.
Việt Nam, ngàn đời oai hùng với truyền thống chống giặc ngoại xâm và gìn
giữ bờ cõi, thống nhất non sơng một nhà. Vui cùng niềm vui của dân tộc - đau
với nỗi đau của dân tộc và sục sôi tinh thần của dân tộc. HS và TS - 2 vùng biển
đảo yêu thương của chúng ta đang chịu sự bành trướng của kẻ thù. Bằng tất cả
14


trái tim mình, vì quê hương biển đảo của chúng ta, hãy cùng đứng lên bảo vệ 1
đất nước VN tồn vẹn lãnh thổ.
Nào, chúng ta hay cùng nhau tìm đọc cuốn sách, hiện cuốn sách đang có
trong thư viện trường mình. Cơ hân hạnh được phục vụ các em!
*) Không những thế, vào ngày sách Việt Nam lần thứ 4 tháng 4 năm
2017, tôi đã kết hợp cùng tổ cộng tác viên thư viện tổ chức cuộc thi kể chuyện
theo sách: Chủ đề 30/4 và 1/5. Toàn trường bao gồm tất cả các thầy, cơ giáo
cùng tồn thể các em học sinh hưởng ứng nhiệt tình và đạt hiệu quả cao. Cuộc
thi được tiến hành theo kế hoạch sau:
- Thành lập Ban chỉ đạo, ban tổ chức cuộc thi, luật thi
- Chọn HS khối 3, 4, 5, mỗi khối 2 em
- Chuẩn bị tài liệu cần thiết giới thiệu cho các em.

- Chuẩn bị câu hỏi và đáp án ( theo nội dung tài liệu mà các em kể)
- Tổng kết, trao giải và đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm.
Các buổi giới thiệu sách theo chủ đề, chủ điểm như 20/10; 20/11; 22/12; 8/3;
19/5… trước hết, giáo viên thư viện cần thực hiện theo kế hoạch hoạt động thư
viện ngay từ đầu năm học, chuẩn bị tài liệu phù hợp với chủ để và đối tượng giới
thiệu, kết hợp với tổ cộng tác viên thư viện để tổ chức buổi giới thiệu. Sau buổi
giới thiệu sách cán bộ thư viện có thể gọi một vài em lên hỏi lại nội dung cuốn
sách vừa giới thiệu, hoặc tên sách, tên NXB…để các em khắc sâu, tìm đọc.
5.2. Tuyên truyền trực quan: Tuyên truyền trực quan trong thư viện là giới
thiệu hoặc khai thác nội dung các cuốn sách trong các hình thức cảm thụ bằng
mắt, để lại dấu ấn lâu bền trong tâm trí bạn đọc. Với hình thức chủ yếu trên
sách, báo, trưng bày sách trong thư viện, qua các cuộc thi giới thiệu sách, điểm
sách theo chủ đề, triển lãm sách, triển lãm tranh ảnh, báo tường ... từ đó nâng
cao được nhận thức trong cán bộ giáo viên, học sinh về ý thức tự học, tự nghiên
cứu, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Tun truyền trực
quan có một số hình thức như: Tủ giới thiệu sách, Bảng dán các bài báo, tạp chí;
Biểu ngữ; Triển lãm tranh ảnh, Mục lục quay…
Việc lựa chọn hình thức trưng bày phụ thuộc vào đặc điểm nhu cầu, hứng
thú đọc của từng nhóm bạn đọc nhất định cũng như yêu cầu giảng dạy, học tập
trong từng thời điểm cụ thể của nhà trường.
Cụ thể, trong năm học tôi đã tiến hành một số đợt trưng bày giới thiệu sách
qua tủ trưng bày giới thiệu sách như sau:
- Trưng bày giới thiệu sách tham khảo các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 mới
bổ sung vào thư viện. (Giới thiệu qua tủ giới thiệu sách)
- Trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề " Giáo dục đạo đức" ," An tồn giao
thơng", về những ngày lễ lớn trong năm 20/10, 20/11, 8/3, 26/3, 19/5
Ví dụ : Trưng bày sách nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5 (xem hình)

Biện pháp 7: Thống kê bạn đọc kịp thời để có giải pháp tổ chức hoạt động:
15



Với số lượng học sinh tương đối đông, học sinh đến thư viện lại ồ ạt trong
giờ ra chơi, ngoài giờ lên lớp…để quản lí số lượng học sinh đến đọc sách đã
khó, việc thống kê số lượng bạn đọc đến thư viện cịn khó hơn rất nhiều, khó
khăn cho Tổ cộng tác viên thư viện. Vì thế, tơi đã phân ra lịch đọc cụ thể cho dễ
quản lí và việc thống kê cũng trở nên dễ dàng theo mẫu tổng hợp. Cụ thể:
Lịch đọc:
Buổi
Sáng
Chiều

Thứ 2
Khối 1,2,3
+ Giáo viên
Khối 4,5
+ Giáo viên

Thứ 3
Khối 1,2,3
+ Giáo viên
Khối 4,5
+ Giáo viên

Thứ 4
Khối 1,2,3
+ Giáo viên
Khối 4,5
+ Giáo viên


Thứ 5
Khối 1,2,3
+ Giáo viên
Khối 4,5
+ Giáo viên

Thứ 6
Khối 1,2,3
+ Giáo viên
Khối 4,5
+ Giáo viên

Với lịch đọc như trên thì ngày nào trong tuần các thầy cơ giáo và các em học
sinh cũng có thể đến thư viện một cách thường xuyên mà không bị ngắt quãng,
thõa mãn nhu cầu đọc của bạn đọc toàn trường một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Phiếu thống kê bạn đọc : Tháng:4/2017
Ngày/Khối

31
30
29
28
27
26
25
24
23
22
21
20

19
18
17
16
15
14
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
305
323
312
320
326

28
29
25
30
38


28
29
25
30
38

699
698
703
720
688

675
699
695
720
691

704
702
697
720
735

Cộng

371
350
360

370
371

307
320
310
320
323

28
29
25
30
38

699
702
695
720
732

CBGV

340
350
360
370
330

300

319
318
320
315

28
29
25
30
38

Khối 4 - 5

371
350
360
370
335

300
323
310
320
323

Khối 1 -3

371
350
360

370
371

Với đội quản lí của tổ cộng tác viên thư viện được phân công sẽ đếm và
tổng hợp số lượng bạn đọc đến thư viện vào phiếu. Cuối tháng cán bộ thư viện sẽ
tổng hợp vào phiếu kết quả hoạt động trong tháng để đánh giá.
2.4. HIỆU QUẢ
Trong quá trình áp dụng "“Một số biện pháp xây dựng thư viện xanh, thân
thiện tại trường Tiểu học Minh Lộc 1” bước đầu đã thu được kết quả đáng kể.
16


Ngay từ những ngày đầu tiên, “Thư viện xanh, thân thiện” trường đã cho
thấy hiệu quả cao, thu hút đông đảo học sinh tới đọc, trao đổi, chia sẻ với nhau
những thông tin thú vị trong giờ ra chơi và trước mỗi buổi học. Khơng cần có nhân
viên quản lý, cấp thẻ, ghi sổ, các em tự lựa chọn những cuốn truyện mình thích và
tự giác trả lại vào vị trí cũ để rồi giờ ra chơi sau lại tiếp tục đọc. Đến với “Thư viện
xanh, thân thiện”, các em như bước vào một thế giới sách với nhiều thể loại như
truyện tranh, báo thiếu nhi, truyện thiếu nhi... Không những học sinh trong nhà
trường, thư viện còn cuốn hút cả cha mẹ học sinh tới xem và ngồi đọc trong lúc
chờ đón các con hết giờ học, tạo ra một nơi chờ đón thân thiện và đảm bảo an toàn.
Hàng tháng, các trường cần tổ chức luân chuyển, thay đổi sách, truyện và tổ chức
vận động các em đem sách cũ đã đọc ở nhà vào đóng góp để thư viện thêm phong
phú. Hàng tháng, nhà trường tổ chức nhiều sinh hoạt vui chơi, bổ ích cho học sinh
như đố vui, tuyên truyền sách...
Đến với thư viện, em Nguyễn Anh Tài, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học
Minh lộc 1 tâm sự: Nhờ có “Thư viện xanh, thân thiện” mà chúng em được khám
phá những câu chuyện hay. Em thích ngồi đọc sách tại “Thư viện xanh, thân
thiện” hơn là ngồi trong phòng đọc của thư viện. Ngồi ở dưới gốc cây, đọc những
truyện mình u thích, em thấy thoải mái vô cùng.

Đầu giờ học, giờ ra chơi hoặc giờ ra về các em học sinh đều say sưa đọc
sách. Từ khi “Thư viện xanh, thân thiện” xuất hiện, phong trào đọc sách được dấy
lên mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu tìm tịi kiến thức, học tập những tấm gương đạo đức,
tìm hiểu về biển đảo Việt Nam, tìm tra cứu từ điển hay tìm hiểu lịch sử của dân
tộc.
Trong buổi trao đổi báo cáo sinh hoạt chuyên môn về Cơng tác thư viện tồn
huyện tại trường, Cơ giáo Nguyễn Thị Duynh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết:
“Thư viện xanh, thân thiện” của Nhà trường thực sự đã và đang phát huy được
hiệu quả, số lượng học sinh đến đọc sách, truyện trong những giờ ra chơi cũng
như đầu giờ học với số lượng đông. “Thư viện xanh, thân thiện” khơng chỉ tạo
khơng khí thoải mái trong giờ giải lao, mà cịn góp phần rèn luyện kỹ năng sống,
nâng cao vốn từ, ý tưởng cho học sinh ở các mơn học. Đặc biệt, các em có những
cảm thụ tốt hơn về văn học, lịch sử, những bài học mang tính giáo dục, góp phần
tích cực và hiệu quả trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” cho nhà trường".
Hiện nay, khi văn hóa đọc, đặc biệt là văn hóa đọc trong trường học đang
ngày càng ít được quan tâm thì việc xây dựng "Thư viện xanh, thân thiện" là việc
làm rất ý nghĩa nhằm khơi nguồn cho sự đam mê hiểu biết và ni dưỡng văn hóa
đọc dài lâu cho các em.
Hiệu quả hoạt động thư viện năm học 2016 - 2017:
- Về cơ sở vật chất:
Từ một thư viện vốn sách và cơ sở vật chất còn khiêm tốn vớí 5444 cuốn
sách, chủ yếu là sách giáo khoa và sách giáo viên. Sau một năm tập trung tổ chức
và xây dựng đến nay thư viện đã có một kho sách với số lượng 5968 cuốn sách, có
đủ chủng loại, đúng quy định của Bộ giáo dục & Đào tạo.
17


Cơ sở vật chất Thư viện sở hữu thêm 2 máy tính của học sinh, 01 thiết bị
nghe nhìn, 03 tủ giới thiệu sách, 05 tủ đựng truyện, báo, tạp chí dành cho học sinh.

Các nguồn quỹ được huy động tập trung cho thư viện, gồm:
- Từ ngân sách xã: 20.000.000 đ
- Từ phụ huynh: 35.000.000 đ

18


- Các doanh nghiệp xã: 1.500.000 đ
Sách, báo, các loại: Có nhiều sách quý hiếm của giáo viên và học sinh đã
đóng góp cho thư viện với phong trào "Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc ngàn
cuốn sách hay". Cụ thể:
Số lượng ( cuốn)
TT
Đối tượng
Tổng cộng
Sách truyện
Sách tham khảo
1 Giáo viên
114
114
2 Học sinh
410
410
Cộng
410
114
524
Tổng cộng huy động được: 524 cuốn với trên 400 đầu sách các loại
Vì vậy kho sách của thư viện trường ngày càng phong phú và đa dạng về
chất lượng và chủng loại.

- Về các công tác khác:
Năm học 2016 - 2017 đã biên soạn được 4 bản thư mục, đến nay thư viện
trường đã có trên dưới 20 bản thư mục đủ các loại chuyên đề, chủ đề phục vụ trong
việc giảng dạy - nghiên cứu - tham khảo trong nhà trường. Phịng đọc nhờ có sự
sắp xếp và trang trí lại nên giờ đây là nơi gần gũi, thân thiện với các em, là nơi học
mà chơi, chơi mà học.
Đặc biệt, mơ hình thư viện xanh - thân thiện đã được Hội cha mẹ phụ huynh
học sinh, các thầy cô giáo và các em học sinh hưởng ứng một cách nhiệt tình, tham
gia đơng đảo, mang lại cho các em "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", bổ ích
và lí thú.
Qua một năm thực hiện, số lượt bạn đọc đến thư viện, số lượt mượn sách và
vòng quay của sách đã tăng vọt, hoạt động của thư viện đạt hiệu quả cao hơn, thu
hút được số lượng bạn đọc đến thư viện nhiều hơn gấp bội.
Cụ thể bảng so sánh:
Số người đến thư viện và vòng quay của sách :
Năm học

Số lượt học sinh đến
thư viện

Số lượt
mượn sách

Số vịng quay của sách/năm

2015-2016
21186lượt/4708STK+SGK+Báo,
(tính đến 80 lượt/ngày/720 HS 95 lượt/ngày
tạp chí = 4,5 vịng quay
20/5/2016)

2016- 2017
46274 lượt/5444 STK+SGK+Báo,
210 lượt/ngày694HS 285 lượt/ngày
(Tính đến
tạp chí = 8,5 vịng quay
20/5/2017)
Nhìn vào kết quả năm học 2016 - 2017 cho thấy số lượt học sinh đến thư
viện, số lượt mượn sách và số vòng quay của sách/ năm tăng lên rõ rệt. Qua đây
cho thấy việc đưa thư viện xanh, thân thiện vào sử dụng với các biện pháp tổ chức
trên đã mang lại kết quả thật sự, nhằm góp phần đổi mới giáo dục phổ thông theo
giai đoạn mới.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19


3.1. KẾT LUẬN
Có thư viện xanh, thân thiện mà giáo viên và học sinh trở nên có lịng đam
mê đọc sách, nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động của thư viện. Giáo viên là người
hướng dẫn, chỉ đạo học sinh và cùng tham gia vào mạng lưới cộng tác viên thư
viện, làm cho hoạt động thư viện đạt hiệu quả cao.
Có thể nói mơ hình “Thư viện xanh, thân thiện” đã khơi dậy niềm yêu thích
đọc sách, tạo sự thân thiện giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh, đem lại sự
thoải mái, giúp các em có thêm kiến thức về khoa học, tự nhiên, xã hội, phát huy
văn hóa đọc, phát triển tư duy, góp phần hình thành nhân cách con người. Ngồi
chung với các em học sinh trong thư viện xanh, thân thiện mới thấu hiểu hết được
niềm vui và giá trị mà nó mang lại như câu nói: “Thư viện là kho tàng chứa tất cả
của cải tinh thần của loài người.”
Qua việc xây dựng thư viện xanh, thân thiện, bản thân tôi là một giáo viên
thư viện đã rút ra được cho mình những bài học kinh nghiệm đáng quí, cụ thể:
1. Việc nghiên cứu tâm lí, yêu cầu hứng thú của các em để thõa mãn nhu cầu

đọc của các em, đó là một việc làm khó, là một giáo viên thư viện - tôi cần phải
giúp đỡ hướng dẫn các em tận tình trong quá trình làm quen, tiếp xúc với thư viện,
tìm sách đúng yêu cầu...giúp các em biết sử dụng thư viện, sách báo làm cơng cụ
học tập của mình.
2. Bản thân tôi cần gần gũi các em và trở thành người thân thiết của các em,
xem nhu cầu của các em như chính nhu cầu của mình để phục vụ.
3. Bản thân phải cố gắng học hỏi trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ,
học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các trường bạn để có biện pháp tổ chức tốt nhất
cho trường mình.
4. Tham mưu với Hiệu trưởng có kế hoạch xin hỗ trợ thư viện từ nhiều phía.
3.2. KIẾN NGHỊ
3.2.1. Về phía địa phương - nhà trường :
Cần tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động thư viện, thường xuyên tổ chức
các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng.
3.2.2. Về phía cấp trên:
Thường xuyên mở lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện cho cán bộ phụ trách
thư viện để cán bộ thư viện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên cho
CBTV đi tham quan các thư viện hoạt động tốt để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm
nhân rộng mơ hình.
Trên đây là một số biện pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại trường
Tiểu học Minh Lộc 1, trong năm học 2016 - 2017 trường đã thực hiện và thu được
những kết quả đáng kể. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của
các đồng chí đồng nghiệp và lãnh đạo để mơ hình " Thư viện xanh - thân thiện"
hoạt động có kết quả cao nhất trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học
sinh trong các trường học.
Xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG

GIÁO DỤC

20


………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
……………………………………….

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác
Người viết:
Nguyễn Thị Giang

Hậu Lộc, ngày 20 tháng 5 năm 2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Nghiệp vụ thư viện trường học – Nguyễn Thế Tuấn, Nguyễn Tiến Toàn.
2) Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thơng – Vũ Bá Hịa.
3) Sổ tay cơng tác thư viện trường học – Từ Văn Sơn.
4) Phương pháp kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện trường
học - Lê Thị Chinh.
5) Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường học - Phòng giáo dục Hậu Lộc.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH

GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Giang
Chức vụ và đơn vị công tác: GV Thư viện - Trường Tiểu học Minh Lộc 1

TT
1.

Tên đề tài SKKN
Biện pháp để làm tốt công tác Thư

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng
B
2008-2009
22


2.
3.


mục trong thư viện trường phổ
thông.
Một số biện pháp giúp học sinh tự
học tập tại trường Tiểu học.
Một số biện pháp nhằm thu hút học
sinh đến với thư viện trường Tiểu
học

Phòng

B

2010-2011

Tỉnh

C

2013-2014

23



×