Xây dựng quan hệ hợp tác trong tổ chức
Trong môi trường làm việc mang tính cạnh tranh và áp
lực cao như hiện nay, con người không chỉ cần có kỹ
năng hoạt động độc lập mà còn cần có kỹ năng làm việc
nhóm. Sự hợp tác trong tổ chức chính là điều kiện cần và
đủ để phát triển kỹ năng làm việc nhóm.
Chúng tôi là một công ty được hình thành thông qua một
số lần liên doanh, liên kết. Mặc dù đã thảo luận rất nhiều
về “tính tương trợ” và “sự phối hợp của các nhóm làm
việc trong một tổ chức”, chúng tôi dường như không làm
được nhiều như những gì đã nói. Các bạn có gợi ý nào
cho chúng tôi không?
Lý do quan trọng nhất để các công ty liên kết với nhau
chính là để hỗ trợ lẫn nhau. Người ta hy vọng điều này sẽ
giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng nếu
điều đó không tạo ra được hiệu quả theo kiểu “1+1=3”,
thì tại sao người ta lại phải lo lắng về vấn đề này đến vậy?
Mặc dù có vẻ như được thực hiện rất quy mô nhưng nhiều
cuộc liên doanh, liên kết đã thất bại. Nguyên nhân chính
dẫn đến điều này là do thiếu sự hòa hợp giữa con người
và văn hoá. Vấn đề mà bạn đặt ra là rất quan trọng, không
chỉ đối với sự thành công của các công ty liên doanh, liên
kết mà còn với phần lớn các tập đoàn toàn cầu khổng lồ
khác nữa. Ví dụ, Citicorp thường xuyên kêu ca về vấn đề
quy mô công ty lớn nhưng lại thiếu đi sự tương trợ - điều
này gây nên tình trạng “lợi bất cập hại”. Đó là lý do tại
sao một vài nhà đầu tư hiện đang phản đối việc liên kết
các công ty.
Sau đây là một vài gợi ý cho các nhà quản lý nhằm giúp
họ tạo dựng các mối quan hệ tương trợ trong tổ chức:
1. Xem xét các mục đích lớn hơn của công ty, sau đó
tập trung vào việc làm thế nào để các mục tiêu đóng
góp phần lớn vào sự thành công của công ty.
2. Xác định các bộ phận khác của doanh nghiệp, những
bộ phận có thể bị ảnh hưởng bởi công việc mà nhóm
của bạn đang làm và để họ tham gia vào quá trình
phát triển các mục tiêu cũng như kế hoạch của bạn.
3. Tạo điều kiện cho từng người trong nhóm làm việc
của bạn tìm hiểu các đồng nghiệp trong nội bộ các
công ty đã liên kết, nhằm tạo điều kiện cho các mối
quan hệ và tương trợ lẫn nhau.
4. Phát triển các quy trình một cách có kỷ luật. Qua đó
mỗi người có thể thường xuyên nắm được tình hình
của đối tác trong nội bộ tổ chức gồm nhiều công ty
nhỏ này, và đưa ra những lời đề nghị kiểu như
“Chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn bằng cách
nào?”.
5. Tạo các cuộc gặp gỡ hàng tháng giữa những người
cùng một nhóm làm việc để chia sẻ những gì họ đã
tìm hiểu được và thực hiện đều đặn công việc báo
cáo.
Sự hợp tác giữa các tổ chức sẽ tạo ra
những mắt xích liên kết bền vững
Ảnh: www.timyoung.net
6. Dung hoà các quan điểm của bạn với các đồng
nghiệp thay vì cố gắng bảo vệ quan điểm đó hay bảo
vệ tổ chức của bạn, để hướng tới xây dựng ý thức
chung về việc chia sẻ trách nhiệm đối với những mục
tiêu lớn lao hơn.
7. Tạo lập các diễn đàn hoạt động thường xuyên (có thể
thực hiện trực tuyến) để mọi người từ mọi phòng ban
của tổ chức đều có thể tham gia thảo luận về những
vấn đề mà họ quan tâm. (GE quả thực đã làm được
một việc tuyệt vời khi hiện thực hoá ý tưởng này).
8. Sẵn sàng truyền đạt lại một số kinh nghiệm tốt nhất
của mình cho các bộ phận khác trong công ty. Việc
này sẽ giúp các hoạt động tương trợ trong tổ chức trở
nên dễ dàng hơn và giúp việc phát triển khả năng hợp
tác giữa các bộ phận lãnh đạo rộng hơn. (Tuy nhiên
cũng phải thừa nhận rằng đề xuất này “nói dễ hơn
làm”)
9. Cuối cùng, bạn hãy là người làm gương (hãy làm
trước tiên). Nếu chúng ta chờ những người khác
trong tổ chức tiếp cận và hiểu được chúng ta – và
ngược lại, họ cũng chờ chúng ta “đánh tiếng” trước
thì cả hai bên sẽ mãi chỉ chờ đợi nhau chứ chẳng xây
dựng được mối quan hệ nào cả.
Tôi rất hoan nghênh bất kỳ ý kiến hay đề xuất nào của
bạn về vấn đề làm gì hay không làm gì đối với việc xây
dựng các mối quan hệ hợp tác trong tổ chức của bạn.