Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732 KB, 82 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TIẾNG VIỆT Tiết 102,103,104 :. THÀNH PHẦN CÂU & CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP. A. Tóm tắt kiến thức cơ bản I. Thành phần chính và thành phần phụ (Tiết 102 ) 1. Các thành phần chính. - Chủ ngữ: Nêu lên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái ... được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi ai, con gì, cái gì. - Vị ngữ: Nêu lên đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ, có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian. Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi làm gì, như thế nào, là gì, ... 2. Các thành phần phụ. - Trạng ngữ là thành phần nêu lên hoàn cảnh, thời gian, không gin, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức của sự việc được diễn đạt trong câu. - Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với. II. Các thành phần biệt lập. (Tiết 103 ) 1. Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. * Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như: - chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... ( chỉ độ in cậy cao). - hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... (chỉ độ tin cậy thấp) VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. * Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như: - theo tôi, ý ông ấy, theo anh * Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe, như: - à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy... (đứng cuối câu). VD: Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngô Tất Tố) 2. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...). VD: Trời ơi! Chỉ còn có năm phút. 3. Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. VD: - Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu? - Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) - Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. B. Các dạng bài tập (Tiết 104 ) * Dạng bài tập 2 điểm: Bài tập 1. Chỉ ra các thành phần câu trong mỗi câu sau: a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang. (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi) b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn. c) Thế à, cảm ơn các bạn! (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi) d) Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn. (Nam Cao – Lão Hạc) *Gợi ý: a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang. TN CN VN (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi) b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa - bày tỏ TPPC niềm tiếc thương vô hạn. c) Thế à, cảm ơn các bạn! CT (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi) d) Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn. TT (Nam Cao – Lão Hạc) Bài tập 2 : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây : a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. (Kim Lân, Làng) Gợi ý: a, Thành phần tình thái: có lẽ b, Thành phần cảm thán: Chao ôi c, Thành phần tình thái: Chả nhẽ C. Bài tập về nhà: * Dạng bài tập 1 hoặc 2 điểm: Bài tập 1: Đặt 2 câu và xác định các thành phần trong câu đó..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Gợi ý: a) Chim hót chào bình minh. CN VN b) Qua mùa đông, cây bàng trụi không còn một lá. TN CN VN Bài tập 2: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau: a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường (Nam Cao) b) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp. c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi. (Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà) d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em. * Gợi ý: - Thành phần phụ chú: a) chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi b) bạn thân của tôi - Thành phần khởi ngữ: c) còn tôi, d) kẹo đây * Dạng bài tập 3 điểm Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi đọc xong một tác phẩm văn học, trong đó có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán. *Gợi ý: - HS viết được đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán (tùy sự sáng tạo của học sinh) - Trình bày cấu trúc đúng theo kết cấu của đoạn văn, có nội dung theo một tác phẩm cụ thể. - Hình thức: trình bày sạch sẽ, khoa học. Bài tập 3 Tìm thành phần gọi - đáp trong câu thơ sau và cho biết sự gọi – đáp đó hướng đến ai ? Bầu ơi , thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ( ca dao ) Bài tập 4 : Tìm thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau và cho biết lời phụ chú đó bổ sung điều gì ? Cô bé nhà bên ( có ai ngờ ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi ) ( Quê hương – Giang nam ) ........................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(4)</span> BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TIẾNG VIỆT Tiết 120,121,122 :. LIÊN KẾT CÂU & LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN. Phần một : Tóm tắt kiến thức cơ bản I/ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ PHÉP LIÊN KẾT Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau. Cách sử dụng những phương tiện liên kết cùng loại xét ở phương tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên kết. Có các phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối. 1. Phép lặp Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau. Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng v. v... Các phương tiện dùng trong phép lặp là: - Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm - Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ - Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp 1.1 Lặp ngữ âm Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa. Ví dụ: Ðòn gánh / có mấu Củ ấu / có sừng Bánh chưng / có lá Con cá / có vây Ông thầy / có sách Ðào ngạch / có dao Thợ rào / có búa... (Ngoài lặp vần nhịp, ở đây cũng còn có hiện tượng lặp cú pháp "a có b". Sự liên kết giữa những câu cụ thể với nhau thường được thực hiện cùng một lúc bằng nhiều phương tiện liên kết, và những phương tiện liên kết này có thể thuộc về những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta xem xét một phương tiện liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là chúng ta tạm thời bỏ qua những phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt). 1.2 Lặp từ ngữ Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> kết giữa những phần ấy với nhau. Ví dụ: Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài. 1.3 Lặp cú pháp Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao trên kia) Ví dụ 1: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là: "Ðề ngữ - dạng câu đặc biệt " (tạo sắc thái cảm thán) Ví dụ 2: Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. [4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này] Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. [4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này] (Hồ Chí Minh) Trong ví dụ 2, cách lặp cú pháp không chỉ 2 câu (đề ngữ|chủ ngữ - vị ngữ), mà còn cả cách tổ chức văn bản gồm 4 đoạn văn kèm theo ở mỗi câu để giải thích ý đưa ra trong mỗi câu ấy. 2. Phép thế Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ. Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng. 2.1 Thế đồng nghĩa Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế. Ví dụ: Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm... (Nguyễn Ðình Thi) 2.2 Thế đại từ Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v... nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Ví dụ 1: Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi. (Hải Hồ) Ví dụ 2:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. (Hồ Chí Minh) Ví dụ 3: Hơn mười ngày nay chỉ có mưa, không mưa thì trời cũng xám xìn xịt thế kia, mà trâu thì chơi, đợi nắng lên xếp ải được thì mạ quá lứa. Lịch cấy thì lại gấp rút quá lắm rồi, chỉ từ nay đến hai mươi tám tháng chạp ta phải xong. Ðấy tình hình như thế, liệu cứ khư khư với kế hoạch cũ được không? (Vũ Thị Thường) Ở đoạn văn này, đấy và như thế thay cho ý của toàn bộ phần văn bản trước câu chứa chúng. 3. Phép liên tưởng Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản. Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng). Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất. 3.1 Liên tưởng cùng chất Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ bao hàm): Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ. Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận (cây: lá, cành, quả, rễ...) hoặc trong quan hệ tập hợp - thành viên của tập hợp (quân đội: sĩ quan, binh lính......) Ví dụ 2 (liên tưởng đồng loại): Cóc chết bỏ nhái mồ côi, Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng! Ễnh ương đánh lệnh đã vang! Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi! Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng): Năm hôm, mười hôm... Rồi nửa tháng, lại một tháng. (Nguyễn Công Hoan) 3.2 Liên tưởng khác chất: Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật): Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền ... (Tố Hữu) Ví dụ 2 (liên tưởng theo công dụng - chức năng của vật): Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao (Trần Ðăng Khoa) Ví dụ 3 (liên tưởng theo đặc trưng sự vật): Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa. (Nguyễn Ðịch Dũng).
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ Ví dụ 4 (liên tưởng theo quan hệ nhân - quả, hoặc nói rộng ra: theo phép kéo theo như tuy... nhưng (nghịch nhân quả), nếu... thì (điều kiện/giả thiết - hệ quả). Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí. (Trần Ðăng) Có khói lửa, hơi nóng là do nổ cháy. 4. Phép nghịch đối Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là: -. Từ Từ Từ Từ. trái nghĩa ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định) ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối) ngữ dùng ước lệ. Ví dụ 1 (dùng từ trái nghĩa): Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ. (Nam Cao) Ví dụ 2 (dùng từ ngữ phủ định): Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu. Bây giờ các đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ, một phần lớn là do không có người quản lí. Có người quản lí rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất nhiều việc. (Phạm Văn Ðồng) Ví dụ 3 (dùng từ ngữ miêu tả): ... Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tế. Gặp lúc cần đến tôi, tôi phải lấy sự tử tế ra mà đối lại. Không lẽ tôi ghẻ lạnh? Tôi đành xếp tập giấy đang viết dở lại, đi theo anh ấy vậy... (Nam Cao) Ví dụ 4 (dùng từ ngữ ước lệ): Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết giữ vững lập trường chiến đấu của mình. ( Nguyễn Ðức Thuận) 5. Phép nối Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau. Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây: - kết từ, - kết ngữ, - trợ từ, phụ từ, tính từ, - quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược) 5.1 Nối bằng kết từ Kết từ (quan hệ từ, từ nối) là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu,.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> như và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên... Kết từ cũng được dùng để liên kết trong những cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu. Ví dụ 1: Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Ðồng) Ví dụ 2: Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng. (Nam Cao) 5.2 Nối bằng kết ngữ Kết ngữ là những tổ hợp từ gồm có một kết từ với một đại từ hoặc phụ từ, kiểu như vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại... hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết kiểu như nghĩa là, trên đây, tiếp theo, nhìn chung, tóm lại, một là, ngược lại... Ví dụ 1: Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. (Hồ Chí Minh) Ví dụ 2: Một hồi còi khàn khàn vang lên. Tiếp theo là những tiếng bước chân bình bịch, những tiếng khua rộn rã: phu nhà máy rượu bia chạy vào làm. (Nam Cao) 5.3 Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ Một số trợ từ, phụ từ, tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết nối các bộ phận trong văn bản, chẳng hạn như cũng, cả, lại, khác... Ví dụ 1: Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. (Tô Hoài) Ví dụ 2: Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao) Ví dụ 3: Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là người khác cơ. (Trần Ðình Vân) 5.4 Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng) Trong nhiều văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương một bộ phận nào đó (một chức năng cú pháp nào đó) của câu lân cận hữu quan. Ðó là những câu dưới bậc, hoặc ngữ trực thuộc. Ví dụ 1 (câu dưới bậc tương đương bổ ngữ của động từ): Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ. (Phạm Hổ) Ví dụ 2 (câu dưới bậc tương đương trạng ngữ của câu): Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. (Nam Cao). II/ LIÊN KẾT CÂU & LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN A/ LIÊN KẾT CÂU.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1- Liên kết câu ( còn gọi là liên kết liên câu hay liên kết giữa câu với câu ) trước hết là mối quan hệ ý nghĩa giữa câu với câu trong văn bản : Các câu liên kết với nhau nhưng phải có nội dung cùng hướng về sự việc chung cần nói . Ví dụ : Rừng cây im lặng quá . Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình . Lạ quá , chim chóc chẳng nghe con nào kêu . Hay vừa có một tiếng chim ở một nơi nào xa lắm ., vì không chú ý mà không nghe chăng ? ( Đoàn Giỏi ) Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau , cùng hướng về nội dung : Sự im lặng của rừng cây .Sau câu mở đầu nêu khái quát về cái im lặng của rừng cây là các câu lần lượt miêu tả rừng cây im lặng như thế nào . 2- Phương tiện liên kết và phương thức liên kết a) Phương tiện liên kết : Sự liên kết câu trong văn bản phải được thực hiện bằng những từ , tổ hợp từ nhất định . Những từ , tổ hợp từ được dùng để liên kết câu , gọi là Phương tiện liên kết b) Phương thức liên kết : Là cách sử dụng những Phương tiện liên kết cùng loại vào vào việc liên kết các câu trong văn bản . Phương thức liên kết còn gọi là Phép liên kết . Các phương thức liên kết gồm : Phép nối ; phép lặp ; phép thế ; phép liên tưởng ; phép nghịch đối ; phép trật tự tuyến tính … B/ ĐOẠN VĂN & LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 1-Đoạn văn : Là một phần văn bản , có đặc điểm về nội dung và hình thức như sau : a) Về mặt hình thức : - Bắt đầu bằng chữ viết hoa , thụt vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm qua dòng . - Chữ mở đầu đoạn bao giờ cũng viết hoa. b) Về mặt nội dung : Một đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh ( biểu thị một bộ phận của ý ) hoặc chưa hoàn chỉnh . Đoạn văn có thể là đoạn ý ( đoạn văn trùng với đoạn ý ) . Tuy nhiên , đoạn văn có thể gồm nhiều ý và một ý có thể gồm nhiều đoạn văn . 2-Câu chốt ( Câu chủ đề ) đoạn văn : Có những đặc điểm sau : Về mặt nội dung : Câu chốt ( Câu chủ đề ) là câu biểu đạt được ý chính của toàn diện ( câu mang nội dung khái quát , cô đọng ) . Về mặt hình thức ( đặc điểm ngữ pháp ) : Lời lẽ trong Câu chốt ( Câu chủ đề ) thường ngắn gọn , có đầy đủ chủ ngữ , vị ngữ . Vị trí : Câu chốt ( Câu chủ đề ) thường đứng đầu đoạn văn ( Loai đoạn diễn dịch ) ; Cũng có thể đứng cuối đoạn văn ( Đoạn quy nạp ) ; Hay có khi đứng giữa đoạn văn (Loai đoạn hỗn hợp diễn dịch -quy nạp) Tác dụng của Câu chốt ( Câu chủ đề ) : -Về phía người tạo văn bản : Định hướng được nội dung viết và viết được tập trung . - Về phía người đọc , tiếp nhận văn bản : Giúp hiểu nhanh và chính xác nội dung đoạn văn , văn bản 3- Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn : .có 4 cách thường gặp : a- Diễn dịch ; Là cách trình bày đi từ ý chung , khái quát đến các ý chi tiết cụ thể nhàm làm sáng tỏ ý chung , khái quát đó . Câu mang ý chung thường đứng đầu đoạn văn là câu chốt . b-Quy nạp : Là cách trình bày đi từ các ý chi tiết cụ thể đến ý chung , khái quát . Câu mang ý chung thường đứng cuối đoạn văn là câu chốt . c- Móc xích : Là cách trình bày theo kiểu ý nọ tiếp ý kia , ý sau móc nối vào ý trước ( qua những từ ngữ cụ thể ) để bổ sung , giải thích cho ý trước . d- Song hành : Là cách trình bày theo kiểu sắp xếp các ý ngang nhau , không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc vào ý kia . Lược đồ hóa các cách trình bày : Diễn dịch : (2) (3).
<span class='text_page_counter'>(10)</span> (1) Câu chốt. (4) (5). Quy nạp :. (1) (2) (5) Câu chốt (3) (4). Móc xích :. (1) -------------(2) -------------------(3)…. Song hành :. ( 1) ----------- ( 2) -------------( 3) …. 4- Liên kết đoạn văn : Liên kết đoạn văn là liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản giúp cho các ý trình bày trong văn bản chặt chẽ và liền mạch một cách hợp lý . Các phương tiện chính để liên kết đoạn trong văn bản là tự nối và câu nối . a-Từ nối : Những từ ngữ chính thường được dùng để liên kết đoạn văn - Từ ngữ chỉ ra sự trình bày : ( Một là , hai là , Trước hết là , Sau cùng là …) - Từ ngữ có ý nghĩa tổng kết , đánh giá chung hoặc khái quát : ( Tóm lại , nói tóm lại , Tổng kết lại , Nhìn chung …) - Từ ngữ chỉ sự đối lập , tương phản : ( Trái lại , thế mà , Vậy mà , nhưng , tuy vậy , đối lập với , ngược lại …) - Dùng các từ thế ( Đại từ thay thế ) để liên kết : ( Đó , ấy , thế , vậy …) Việc dùng từ ngữ để liên kết đoạn , thực chất là việc dùng phép nối và phép thế để liên kết . b- Câu nối : Người ta dùng các câu nối để liên kết các đoạn văn trong văn bản . Câu nối có các dạng chính sau đây : - Câu nối liên kết các phần trước của văn bản : - Câu nối liên kết các phần sau của văn bản - Câu nối liên kết các phần trước và sau của văn bản : -. Phần hai : Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng. 1- Xác định phép liên kết trong trong văn bản sau : Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau . Cò thì ngoan ngoãn chăm chỉ học tập sách vở sạch sẽ luôn được thầy yêu , bạn mến . Còn Vạc thì lười biếng , suốt ngày chỉ nằm ngủ . Cò bảo mãi , Vạc chẳng nghe . ( Cò và vạc , Tiếng Việt 2 , 1982) – TL 1994. 2-Phân tích sự liên kết trong văn bản sau : a) Hai con Dê Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp . Dê đen đi đằng này lại . Dê trắng đi đằng kia sanh . Con nào cũng muốn tranh sang trước , không con nào chịu nhường con nào . Chúng húc nhau , cả hai đều rơi tõm xuống suối . ( TL 1991) b) Con quạ khôn ngoan Một con quạ khát nước . Nó tìm thấy một cái lọ có nước . Song nước trong lọ ít quá , cổ lọ lại cao , nó không thò mỏ vào uống được . Nó nghĩ ra một cách . Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào trong ly . Một lúc sau nước dâng lên . Quạ tha hồ uống . . ( TL 1991) 3-Hãy sắp xếp các câu sau thành 2 đoạn văn bảo đảm tính liên kết :.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trong những hành trang ấy , có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất , (1) Trong thời khắc như vậy , ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trangbước vào thế kỷ mới , thiên niên kỷ mới .(2) Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỷ và hơn thế nữa , là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ(3) Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội . (4) Từ cổ chí kim , bao giờ con người cũng là động lực của lịch sử . ( 5) 4- Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong các phần trích sau : Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỷ và hơn thế nữa , là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ Trong thời khắc như vậy , ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trangbước vào thế kỷ mới , thiên niên kỷ mới . Trong những hành trang ấy , có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất , Từ cổ chí kim , bao giờ con người cũng là động lực của lịch sử . Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội .( Bộ đề ĐHQG Tp HCM ). BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TIẾNG VIỆT Tiết 152,153,154 :. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý ( HIỂN NGÔN VÀ HÀM NGÔN ). A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN : 1- Hiển ngôn (NGHĨA TƯỜNG MINH ) Hiển ngôn là lời nói , trong đó điều muốn nói được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ có ý nghĩa về điều đó . 2- Hàm ngôn : ( HÀM Ý) - Hàm ngôn là cái điều muốn nói ra nhưng không dùng từ ngữ có ý nghĩa về nó để trực tiếp diễn đạt đó . Nói cách khác , nói bằng hàm ngôn là nói cái điều không được diễn đạt bằng từ ngữ trực tiếp nói về nó - Có thể dùng hàm ngôn với mục đích xác nhận một sự việc báo tin , với mục đích hỏi , khuyên nhủ , răn đe , sai khiến , rủ rê , mời mọc ... - Trong hàm ngôn có sự phân biệt ban đầu là cái nội dung từ ngữ không được nói ra và cái hành động ngầm ẩn ( ta quen gọi là ý muốn ) mà người nói hàm ngôn thực hiện khi dùng hàm ngôn . Lưu ý : - Hiểu được hiện tượng hàm ngôn sẽ giúp các em hiểu sâu hơn các văn bản nghệ thuật . - Vấn đề hàm ngôn bao gồm những phương tiện , khía cạnh phức tạp và tinh tế . Vì vậy , các em cần thận trọng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ . - Về thuật ngữ , tên gọi Hiển ngôn có tài liệu gọi là TƯỜNG MINH , Hàm ngôn có tài liệu gọi là HÀM Ý , Hàm ẩn . B/ BÀI TẬP rèn luyện kỹ năng 1-Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý .Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ? Cho ví dụ minh họa . 2- Tìm hàm ý trong câu thơ được in đậm sau : Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? ( Thế Lữ - Nhớ rừng ) 3-Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “ hy vọng “ với “ con đường “ trong các câu sau : Tôi nghĩ bụng : Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực , đâu là hư . Cũng giống như những con đường trên mặt đất ; kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường . Người ta đi mãi thì thành đường thôi . ( Cố hương – Lỗ Tân ) 4-Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm): -Vợ chàng quỷ quái tinh ma, Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. Dễdànglàthóihồngnhan, Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.. BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TIẾNG VIỆT Tiết 160,161,162 : MỘT SỐ PHÐp TU TỪ TỪ VỰNG (So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm - nói tránh.) A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. So sánh: - Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt. * Cấu tạo của phép so sánh So sánh 4 yếu tố: - Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh. - Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh). - Từ so sánh. - Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh. Ta có sơ đồ sau : Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Vế A Vế B (Sự vật được so sánh) Phương diện Từ so sánh (Sự vật dùng để làm chuẩn so so sánh sánh) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Trẻ em như búp trên cành + Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt + Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm ng ười đọc nhiều hơn. * Các kiểu so sánh a. So sánh ngang bằng b. So sánh hơn kém * Tác dụng của so sánh + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả. 2. Ẩn dụ: - Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời Bác có sự tương đồng về công lao giá trị. * Các kiểu ẩn dụ + Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B. + Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B. + Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B. *Tác dụng của ẩn dụ Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe. 3. Nhân hóa : - Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. * Các kiểu nhân hoá + Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật. + Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người * Tác dụng của phép nhân hoá - Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn. 4. Hoán dụ: - Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt * Các kiểu hoán dụ + Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ lấy cây bút để chỉ nhà văn + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: làng xóm chỉ nông dân + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Hoa đào, hoa mai để chỉ mùa xuân + Lấy cái cụ thể để gọi caí trừu tượng: Mồ hôi để chỉ sự vất vả 5. Nói quá: - Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm 6. Nói giảm, nói tránh - Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ tránh thô tục, thiếu lịch sự 7. Điệp ngữ: - Lặp lai từ ngữ kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh - Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giầu âm điệu, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ 8. Chơi chữ : - Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị * Các lối chơi chữ : + Dùng từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa + Dùng lối nói lái + Dùng lối đồng âm: + Chơ chữ điệp phụ âm đầu B. CÁC DẠNG BÀI TẬP 1. Dạng đề 1 điểm Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” Gợi ý: Nhân hóa: Thuyền im- bến mỏi- nằm.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm nói lên cuộc sống lao động vất vả, trải qua bao sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài. 2. Dạng đề 2 điểm: Đề 1: Xác định điệp ngữ trong bài ca dao sau Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cụt, leo ra leo vào. Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt, leo vào leo ra. Gợi ý: Điệp một từ: leo, cành, con kiến Điệp một cụm từ: leo phải cành cụt, leo ra, leo vào. Đề 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: a, Gác kinh viện sách đôi nơi Trong gang tấc lại gấp mười quan san ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) b, Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa ( Ca dao) * Gợi ý: a, Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. - Bằng lối nói quá , tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh b, Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa) - Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu chàng trai say đắm vì tình. - Nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo. 3. Dạng đề 3 điểm: Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Tế Hanh - Quê hương ) Gợi ý: * Biện pháp tu từ vựng + So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. + Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. * Tác dụng - Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển. - Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh... - Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ. C. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Dạng đề 1- 1,5 điểm: Em hãy xác định những câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào? a. Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> b. Trẻ em như búp trên cành c. Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Gợi ý: a. Chơi chữ b. So sánh c. Nhân hóa. 2. Dạng đề 2 điểm: Đề 1: Em hãy sưu tầm 2 câu thơ, văn có sử dụng phép tu từ từ vựng, chỉ ra thuộc phép tu từ nào? Gợi ý: - Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu - Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày - Nhân hóa: buồn, sầu - Nói quá: Mồ hôi như mưa Đề 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ( Hồ Chí Minh, Ngắm trăng) b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng ( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ * Gợi ý: a, Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ. - Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn. b, Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai. ................................................................................................... BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ).
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Phần : TIẾNG VIỆT Tiết 168,169,170 :. LUYỆN TẬP. ĐỀ SỐ 1. A. Phần trắc nghiệm I. Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng( 2 điểm) - Câu 1: Dòng nào sau đây định nghĩa đúng nhất về khởi ngữ? A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước Chủ ngữ. B. Khởi ngữ là thành câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. - Câu 2: Trong cụm từ in nghiêng ở câu sau, cụm từ nào là khởi ngữ? A. Tôi đọc quyển sách này rồi B. Quyển sách này tôi đọc rồi. - Câu 3: Từ “Hỡi” trong câu sau là thành phần gì? “ Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” ( Nhớ rừng- Thế Lữ) A. Khởi ngữ B. Thành ngữ C. Câu cảm thán D. Thành phần gọi đáp - Câu 4: Cụm từ “ Thưa ông” trong câu sau dùng để làm lời gọi hay lời đáp. “ Thưa ông, bà nhà cho mời ông về ạ” A. Lời gọi B. Lời đáp - Câu 5: Câu : “ Bạn vừa đến thì xe cũng vừa đi” thuộc kiểu câu gì? A. Câu đơn B, Câu rút gọn C. Câu ghép D. Câu đặc biệt - Câu 6: Từ “ hành động” trong câu: “ Đó là một hành động đúng đắn” là loại từ gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ - Câu 7: Từ “ vết thẹo” là loại từ gì? A. Từ toàn dân B. Từ địa phương Nam bộ C. Từ mượn D. Từ địa phương trung bộ - Câu 8: Trong các từ dưới đây, từ nào không phải tính từ? A. Bồi hồi B. Giỏi C. Rất D. Vui II. Nối các ý ở câu bên trái với thành phần biệt lập ở bên phải sao cho phù hợp ( 1 điểm) Câu Thành phần biệt lập 1. Cô gái nhà bên( có ai ngờ) cũng vào du kích a. Tình thái 2. Trong gió nghe như có tiếng hát b. Cảm thán 3. Chao ôi, nước mất nhà tan c. Gọi đáp Hôm nay lại thấy giang san bốn bề 4. Anh chị em ơi, hãy giương súng lên cao d. Phụ chú chào xuân 68 1......................; 2.....................; 3...........................; 4........................... . B. Tự luận( 7 điểm) - Câu 1( 1đ): Phân biệt sự khác nhau giữa tường minh và hàm ý. - Câu 2(2đ): Đọc hai câu ca dao sau: Bao giờ chạch đẻ ngọn đa.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình a) Hai câu ca dao trên có hàm ý không? Nếu có hãy nói rõ hàm ý đó. b) Bằng hình thức lập luận nào, em suy ra được hàm ý trên. - Câu 3( 4đ): Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 dòng với chủ đề tự chọn. Trong đó có chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối. 3. Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, nhận xét giờ kiểm tra Hướng dẫn chấm A. Trắc nghiệm( 3 điểm) ( Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ) Câu I.1 2 3 4 Đáp án B B C A. 5 C. 6 A. 7 B. 8 C. II 1-d; 2-a 3- b; 4-c. B. Tự luận( 7 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp (0,5đ) bằng các từ ngữ có trong câu - Hàm ý: Là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng (0,5đ) các từ ngữ trong câu, phải nhờ suy nghĩ mới nắm bắt được 2. a) Hai câu ca dao trên có chứa hàm ý. Hàm ý của hai câu ca dao là (1đ) ta không lấy mình. b) Hiểu hàm ý của hai câu ca dao sẽ được lập luận như sau: (1đ) Khi nào chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì vậy, ta không bao giờ lấy mình.. 3. - Đoạn văn viết đúng theo chủ đề tự chọn, logic, diễn đạt đủ ý.. ( 1đ). - Đoạn văn chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, (3đ) nối. ÑỀ SỐ 2 A. Traéc nghieäm: ( 3 ñieåm ) 1/. Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng với Khởi Ngữ? A. Khởi Ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ. B. Khởi Ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước Khởi ngữ. D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu. 2/. Câu nào sau đây không có khởi ngữ? A. Toâi thì toâi xin chòu..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> B. Mieäng oâng, oâng noùi, ñình laøng, oâng ngoài. C. Nam Baéc hai mieàn ta coù nhau. D. Caù naøy raùn thì ngon. 3/. Câu văn nào sau đây có khởi ngữ? A. Veà trí thoâng minh thì noù laø nhaát. B. Noù thoâng minh nhöng hôi caåu thaû. C. Noù laø moät hoïc sinh thoâng minh. D. Người thông minh nhất lớp là nó. 4/. Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối. A. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để,.... B. Vì vaäy, neáu theá, theá thì, vaäy neân.... C. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, với lại, vả lại.... D. Cái này, điều ấy, việc đó....hắn, họ, nó.... 5/. Từ in đậm trong câu văn sau chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu? Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. A. Quan heä boå sung. C. Quan hệ nhượng bộ. B. Quan heä nguyeân nhaân D. Quan hệ nghịch đối. 6/. Sắp xếp nội dung cho phù hợp giữa cột A với cột B ? A B 1. Phép lặp từ ngữ a. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. 2. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, b. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị liên tưởng. quan hệ với câu trước. 3. Pheùp theá. c. Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước. 4. Pheùp noái d. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. B. Tự luận 7 điểm ) 1. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ ( 1điểm) Con maét toâi thì caùc anh laùi xe baûo:"Coâ coù caùi nhìn sao maø xa xaêm!" -....................................... -................................... 2. Tìm phaàn phuï chuù trong caùc caâu sau: ( 2ñ) a. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn........................................................... b. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỹ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất............................................ c. Cô bé nhà bên ( có ai ngờ) Cuõng vaøo du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Maét ñen troøn(thöông thöông qua ñi thoâi).
<span class='text_page_counter'>(20)</span> ................................................................... d. Chúng tôi, mọi người - Kể cả anh, đều tưởng con bé đứng yên đó thôi......................... 3. Cho ví duï veà caùc pheùp lieân keát sau: ( 2,5ñ) A. Phép lặp từ ngữ .................................................... B. Phép thế đồng nghĩa ................................................... C. Pheùp traùi nghóa ................................................... D. Pheùp theá .................................................... E. Pheùp noái ................................................... 4. Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi: ( 1,5 đ) HAI KIEÅU AÙO Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi: - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ? Quan lớn ngạc nhiên: - Nhà ngươi biết để làm gì? Người thợ may đáp: - Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hâu quan trên thì vạt đằng trước phải máy ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngaãm nghó moät hoài roài baûo: - Theá thì nhaø ngöôi may cho ta caû hai kieåu. A. Câu nào trong lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?...................................... B. Noäi dung haøm yù?................................................ C. Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?. BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN Tiết 96,97,98 :. PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP ; DIỄN DỊCH VÀ QUY NẠP. Phần một : Kiến thức cơ bản :.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> A.PhÐp ph©n tÝch vµ tæng hîp I. PhÐp ph©n tÝch Phân tích là phép lập luận trình bàytừng bộ phận của một vấn đề , nhằm chỉ ra nội dung của sự vật , hiÖn tîng. §Ó ph©n tÝch néi dung cña sù vËt hiÖn tîng , ngêi ta cã thÓ vËn dông c¸c biÖn ph¸p nªu gi¶ thiết, so sánh , đối chiếu .... II, PhÐp tæng hîp. Là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích , không có phân tích thì không có tổng hợp . Lập luận tổng hợp thờng đặt ở cuối đoạn , hay cuối bài , ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản .. *. Gi¸ trÞ vµ ý nghÜa. Quá trình phân tích là một quá trình tổng hợp đợc nâng dần lên ngày một sâu hơn , cao hơn , từ chi tiết, bộ phận đợc trừu tợng hoá, khái quát hoá. Khi bbắt đầu phân tích , chủ thể nhận thức đã có quan niªm chung vÒ sù vËt , tøc lµ cã sù tæng hîp Ýt nhiÒu råi , vµ sau khi t×m hiÓu ® îc mét bé phËn cña chØnh thể , chủ thể nhận thức đã tiến hành khái quát hoá , tức là đã tiến hành tổng hợp những tài liệu phân tích đầu tiên . Cứ nh cậy phân tích và tổng hợp xen kẽ nhau, bổ xung cho nhau cho đến khi nhận thức đợc toàn bé sù vËt nh mét chØnh thÓ .. III. Thực hành phân tích- tổng hợp một vấn đề, một văn bản. 1.§äc ®o¹n v¨n sau vµ tr¶ lêi c¸c c©u hái ë bªn díi. . ..Ngời mẹ sinh con mang nặng đẻ đau. Ngời mẹ nuôi con bằng dòng sữa của chính mình, bằng toàn bộ tinh lực của mình. Ngoài nghĩa cả đối với Tổ quốc , đối với cách mạng có tình cảm nào thiêng liêng hơn tình cảm mẹ con ? Có sự hi sinh tận tuỵ nào bằng sự hi sinh tận tuỵ của ngời mẹ đối với ngời con ? “ Dạy con từ thủa còn thơ” đứa trẻ tiếp thu văn hoá loài ngời, đầu tiên chính qua ngời mẹ, từng dây, tõng phót, ngêi mÑ truyÒn cho con nh÷ng t×nh c¶m, nh÷ng ý nghÜ cña m×nh, nh÷ng ®iÒu m×nh tõng tr¶i trong cuộc sống. Mỗi lời nói, mỗi nụ cời, mỗi nét mặt buồn hay vui của ngời mẹ đều in sâu vào tâm hồn đứa trẻ những ấn tợng mà đứa trẻ giữ mãi trong suốt cả cuộc đời. Dạy con biết nói, biết cời, ru con bằng điệu hát đầy ý nghĩa, khuyên bảo con những lẽ phải, điều hay...Chính bằng cách đó, ng ời mẹ đã góp phần và lu truyền văn hoá dân tộc từ đời này sang đời khác . Không có sự đánh giá nào chính xác hơn, đầy đủ hơn sự đánh giá sau đây của Hồ Chủ Tịch đối với công lao của ngời mẹ: “ Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy nh÷ng thÕ hÖ anh hïng cña níc ta, Tæ quèc ViÖt Nam cã nh÷ng ngêi anh hïng lµ nhê c«ng sinh thµnh cña những ngời mẹ anh hùng bất khuất, trung hậu ,đảm đang Chính những ngời mẹ Việt Nam từ bao thế kỉ nay, đã truyền lại cho chúng ta khí phách của Bà Trng, Bà Triệu, đức tính cần cù lao động, lòng thơng nớc, thơng nhà. Chúng ta có quyền tự hoà chính đáng về nhngx bà mẹ Việt Nam “‘. ( Lª DuÈn- C¸ch m¹ng x· héi chñ NghÜa ë ViÖt Nam) Hái,: PhÇn trÝch trªn ®©y cã mÊy ®o¹n v¨n?. T¸c gi¶ vËn dông thao t¸c Ph©n tÝch – tæng hîp nh thÕ nµo? Tác giả đã vận dụng thao tác phân tích- tổng hợp một cách chặt chẽ, tạo lên tính hùng biện , khúc chiết, đầy sức thuyết phục . Đoạn văn nào cũng có phép phân tích- tổng hợp ; càng về sau thì mức độ phân tích càng ở mức độ sâu sắc hơn, rộng lớn hơn , khái quát hơn. -Đoạn 1, Phân tích công lao của mẹ đối với con, rồi khẳng định tình mẹ vô cùng thiêng liêng, sự hi sinh tËn tuþ cña mÑ rÊt to lín - Đoạn 2. Phân tích công lao ngời mẹ dạy bảo con, từ đó tổng hợp, khái quát thành: “ Đứa trẻ tiếp thu văn hoá loài ngời, đầu tiên chính là qua ngời mẹ” và” Ngời mẹ đã góp phần gìn giữ và lu truyền văn hoá dân tộc từ đời này sang đời khác” - Đoạn 3. Phân tích công lao to lớn của bà mẹ ở hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hÖ anh hïng. T¸c gi¶ kh¸i qu¸t, tæng hîp: Cã nh÷ng con ngêi anh hïng lµ nhê cã nh÷ng ngêi mÑ anh hïng.Phô n÷ ViÖt Nam anh hïng, chóng ta tù hµo vÒ nh÷ng bµ mÑ ViÖt Nam. 2, Để bàn về vấn đề ®o¹n trÝch phÇn th©n bµi ). “tranh giành và nhờng nhịn” Một bạn học sinh đã viết nh sau:( Đây là. “ Tranh giµnh lµ g×? Nhêng nhÞn lµ nh thÕ nµo? Chóng ta cïng t×m hiÓu hai kh¸i niÖm nµy .Tranh giµnh lµ giµnh giËt, v¬ vÐt lÊy c«ng søc , thµnh qu¶ cña ngêi kh¸c vÒ cho m×nh. Cßn nhêng nhÞn lµ cho, lµ chia sÎ c«ng søc, thµnh qu¶ cña m×nh cho nh÷ng ngêi kh¸c thiÕu thèn, khã kh¨n h¬n m×nh. Hai kh¸i niÖm này luôn đối lập nhau, nhng chúng cùng thể hiện qua lời nói hoặc hành động của tất cả mọi ngời. Ngay từ nhỏ, sống trong gia đình, nếu không đợc nhắc nhở, giáo dục thờng xuyên, ta có thể giành của anh em từ c¸i kÑo; ë trêng, ë líp cã thÓ ta sÏ giµnh víi c¸c b¹n tõ chç ngåi, tõ c¸i bót, quyÓn vë. Tíi khi tr ëng thµnh trong mối quan hệ xã hội , ta có thể dễ dàng tranh giành với ngời khác bất kể cái gì , lúc nào và ở đâu. Ngợc lại ,nếu từ nhỏ ta đã biết nhờng nhịn ngời khác, biết yêu thơng kẻ khó, thì lớn lên ta cũng biết yêu thơng, nhờng nhịn hết thảy những ngời quanh ta. Đó là quan niệm của chúng ta về tranh giành và nhờng nhÞn Con ngêi muèn tranh giµnh quyÒn lîi víi kÎ kh¸c lµ con ngêi béc lé râ sù Ých kØ, c¸ nh©n. Sù tranh giành sẽ làm cho con ngời trở lên cô độc, làm xấu đi mối quan hệ giữa con ngời và con ngời. Con ngời biết nhờng nhịn là con ngời có lòng nhân ái, yêu thơng; Là con ngời dễ dàng cảm thông , chia sẻ và giúp đỡ.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> những ngời trong gia đình mình cũng nh ngoài xã hội. Sự nhờng nhịn sẽ làm cho quan hệ giã con ngời với con ngời trong xã hội trở lên tốt đẹp . Từ lâu, ông cha ta- Tổ tiên ngời Việt đã dạy ta rằng “ Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít ,đùm lá rách nhiều”. Sống ở trên đời, ai giám nói lúc nào ta cũng khoẻ, lúc nào cũng đủ; Mà có lúc ta gặp khó khăn ta nhờ đến bạn bè, xóm giềng. Vậy trong một cộng đồng, nên phát triển đức tính nhờng nhịn và giảm bớt dần tranh giành. Làm sao ta quên đợc “ Hũ gạo chống đói” Năm 1946 khi Bác Hồ phát động phong trào giúp đỡ ngời nghèo đói. Quên sao đợc về Bác nhịn đói bữa tra, dành gạo cứu ngời đói. Gần đây, cả nớc đã dấy lên phong trào ủng hộ giúp đỡ ngời nghèo đói và tàn tật, khó khăn. Đồng thời không ngừng tuyên truyền giáo dục cộng đồng để giảm bớt cảnh anh em trong nhà, bà con xóm giềng tranh cãi, chém giết nhau v× nh÷ng quyÒn lîi tríc m¾t. ThÕ cã nghÜa lµ khuyÕn khÝch, ph¸t triÓn nh÷ng viÖc lµm tõ thiÖn, nhêng nhÞn, xÎ chia khã kh¨n víi nhau cña mäi ngêi. Mét x· héi ngµy cµng v¨n minh, quan hÖ gi÷a con ngêi ngµy càng trong sáng, đẹp đẽ là xã hội của tơng lai.. * Để bàn về vấn đề” “Tranh giành và nhờng nhịn” trong phần thân bài ở bài tập làm văn của mình, bạn học sinh trên đã chia ra làm mấy luận điểm? Nội dung của các luận điểm ấy nh thế nào? * Néi dung võa nªu tõng luËn ®iÓm, theo em cã ph¶i lµ sù tæng hîp tõng luËn ®iÓm kh«ng? Vµ sau ba luận điểm vừa phân tích, ngời viết có thể tổng hợp chung để làm rõ vấn đề ” tranh giành và nhờng nhịn” hay kh«ng? * Cã nªn rót ra kÕt luËn vÒ vÞ trÝ cña phÐp tæng hîp tõng luËn ®iÓm ë phÇn th©n bµi hay kh«ng? VËy quan hÖ gi÷a ph©n tÝch vµ tæng hîp nh tyhÕ nµo, nhÊt lµ trong mét bµi v¨n nghÞ luËn ?. 3.Thùc hµnh viÕt c¸c ®o¹n v¨n ph©n tÝch- tæng hîp 4.. Tìm những câu danh ngôn về giáo dục, học tập, đọc sách. *Ngời khôn học đợc nhiều điều ở ngời ngu hơn là ngời ngu học đợc ở ngời khôn ( Xen-X«) Thµ kh«ng biÕt g× cßn h¬n lµ biÕt nhiÒu thø nöa vêi( NÝt-x¬) Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học(J.Hơ-uốt) Ba nÒn t¶ng cña häc vÊn lµ: NhËn xÐt nhiÒu, tõng tr¶i nhiÒu vµ häc tËp nhiÒu.(ca-t¬-ran) Dốt nát là đêm tối của tâm hồn.(Xi-xê-rông) Quên kiến thức thì có thể bị điểm kém, nhng còn có cơ hội để giành điểm tốt. Quên bạn thì có thể trở thµnh Ých kØ, nhng vÉn cã c¬ may söa ch÷a lçi lÇm. Quªn thÇyth× kh«ng cã lÝ do g× khiÕn con ngêi cã thÓ chïn tay tríc téi ¸c ( M.Go-r¬-ki) II. Quy N¹p vµ diÔn dÞch I. C¸ch lËp luËn nh thÕ nµo gäi lµ quy n¹p? Quy nạp là phơng pháp nhận thức trong đó quá trình suy lí đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự vËt c¸ biÖt tíi nguyªn lÝ phæ biÕn. Néi dung cña nã lµ trªn c¬ së quan s¸t ® îc, ngêi ta ph¸t hiÖn thÊy cã sù lặp đi lạp lại đó đợc ghi lại trong chuỗi phán đoán đơn nhất. Nếu không phát hiện thấy những trờng hợp ngợc lại thì chuỗi phán đoán đó làcăn cớ hình thức cho kết luận chung: Cái đúng cho tr ờng hợp quan sát đợc cũng đúng cho trờng hợp theo hay cho tất cả các trờng hợp tơng tự vói chúng. Khi số trờng hợp tơng tự trùng với số trờng hợp quan sát đợc thì gọi là quy nạp đầy đủ. Còn khi số trờng hợp còn lại là hữu hạn nhng không quan sát hết đợc hay là vô hạn thì quy nạp đợc gọi là quy nạp không đầy đủ. Trong thực tiễn cuộc sống cũng nh làm văn( Một bài văn cụ thể) thì quy nạp đầy đủ đợc ứng dụng rất hạn chế, còn quy nạp không đầy đủ lại đợc sử dụng rất rộng rãi, nhng cần biết rằng kết luận đợc rút ra chỉ mang tính tơng đối và cũng vì vậy, thao tác quy nạp cần đợc bổ sung bằng thao tác diễn dịch. 1.VÝ dô Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tớc khí giới của quân đội Pháp, bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc ®Çu hµng. ThÕ lµ ch¼ng nh÷ng chóng kh«ng “ b¶o hé” , tr¸i l¹i trong 5 n¨m, chóng b¸n níc ta hai lÇn cho NhËt. ...Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nớc ta đa thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng đồng minh thì nhân dân cả nớcta nổi dậy giành chính quyền lập lên nớc Việt Nam D©n chñ Céng hoµ.. Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nớc Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp” ( trích “Tuyên ngôn độc lập”-Hồ Chí Minh) NhËn xÐt: Tõ nh÷ng sù kiÖn lÞch sö nh: Tõ 1940- 1945, trong 5 n¨mPh¸p b¸n níc ta hai lÇn cho NhËt; tõ mïa thu năm 1940, Việt Nam đã thành thuộc địa của Nhật; Nhật đầu hàng đồng minh;nhân dân ta đã giành chính quyền lập lên nớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà- Tác giả đi đến kết luận ( quy nạp): “Sự thật là nhân dân ta.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> đã lấy lại nớc Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp ”, đó là một chân lí lịch sử hùng hồn mà kẻ thù của dân tộc ta không thể nào chối cãi đợc. 2.ViÕt c¸c ®o¹n v¨n quy n¹p. *.§o¹n v¨n quy n¹p nãi vÒ vai trß vµ t¸c dông cña s¸ch gi¸o khoa. Sách là nơi hội tụ, tích luỹ những tri thức của nhân loại xa nay, sách chứa đựng biết bao nhiêu cái hay, cái đẹp về thiên nhiên, tạo vật, về cuộc sống của con ngời trên hành trình vơn tới văn minh, tơi sang. Sách mở ra trớc mắt chúng ta những chân trời. Có áng thơ bồi đắp tâm hồn ta bao cảm xúc đẹp về tình yêu và lẽ sèng. Cã ¸ng v¨n dÉn chóng ta ®i cïng nh÷ng nh©n vËt phiªu lu, ru hån ta l¹c vµo bao méng tëngk× diÖu. Sách giáo khoa chẳng khác nào cơm ăn, áo mặc, nớc uống, khí trời để thở... đối với học sinh chúng ta. Cuộc đời ssẽ vô vị bao nhiêu nếu thiếu hoa thơm và thiếu sách. Nh ng sách phải hay, phải đẹp, phải tốt thì mới có giá trịvà bổ ích. Thật vậy, mọi quyển sách tốt đều là ngời bạn hiền. *Đoạn văn chủ đề về học tập. Niềm vui sớng của tuổi thơ là đợc cắp sách đến trờng học tập. Bị mù chữ hoặc thất học là một bất hạnh. BiÓn häc réng bao la; tríc m¾t tuæi trÎ thêi c¾p s¸ch lµ ch©n trêi t¬i s¸ng. Häc v¨n ho¸, häc ngo¹i ng÷, häc khoa học kĩ thuật, học nghề. Học đạo lí làm ngời để hiểu vì sao “ Tiên học lễ, hậu học văn ”. Học ở trờng, hcọ thầy, học bạn. Học trong sách vở, học trong cuộc đời, “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Học đi đôi với hành. Biết học còn phải biết hỏi. Tóm lại chúng ta phải chăm chỉ, sáng tạo học tập, học tập một cách thông minh và có mục tiêu học tập đúng đắn II.DiÔn dÞch lµ nh thÕ nµo? Diễn dịch không chỉ là phơng pháp trong đó quá trình suy lí đi từ cái chungđến cái riêng, mà còn là phơng pháp rút ra các chân límới từ các chân lí đã biết nhờ các quy luật và các quy tắc của lô gích học.. Quy nạp đợc bổ sung bằng diễn dịch cũng nh diễn dịch đợc bổ trợ bằng quy nạp. Quy nạp và diễn dịch g¾n bã chÆt chÏ víi nhau nh ph©n tÝch vµ tæng hîp. Chóng liªn hÖ víi nhau, bæ sung lÉn nhau. Trong một luận đề cụ thể, một bài văn cụ thể , nhất là kiểu bài văn chứng minh, phân tích văn học, chóng ta ph¶i biÕn thao t¸c quy n¹p- diÔn dÞch thµnh kÜ n¨ng thµnh thôc, biÕn ho¸. 1VÝ dô “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhaủ ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nớc nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta. Chúng lập ra nhà tù nhiề hơn tr ờng học. Chúng thẳng tay chém giÕt nh÷ng ngêi yªu níc th¬ng nßi cña ta. Chóng t¾n nh÷ng cuéc khëi nghÜa cña ta trong nh÷ng bÓ m¸u. Chóng rµng buéc d luËn, thi hµnh chÝnh s¸ch ngu d©n. Chúng dùng thuốc phiện, rợu cồn để làm cho nòi giống chúng ta suy nhợc” ( Trích “ Tuyên ngôn độc lập”). Nhận xét:Hồ Chí Minh đã sử dụng thao tác diễn dịch để căm giận lên án 5 tội ác vô cùng dã manvề mặt chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm ròng. Câu văn ngắn, diễn đạt trùng ®iÖp, ®anh thÐp, hïng biÖn. 2.ViÕt ®o¹n v¨n diÔn dÞch. *Em rất kính yêu và biết ơn mẹ . Có lẽ vì em là con út trong gia đìnhnên đợc mẹ dành cho nhiều tình yêu thơng nhất. Mẹ tần tảo lo toan việc nhà từ bữa cơm, bát canh đến tám áo cho chồng, con. Mùa hè cho đến mùa đông, mẹ đềuthức khuya dậy sớm, nét mặt đôn hậu, cử chỉ mẹ dịu dàng. Mẹ hi sinh, mẹ chăm chút việc học hành cho đàn em thơ. Mẹ luôn nhắc nhở mấy chị em phải chăm chỉ, học hành, nay mai thi vào đại học, học nghề, có công ăn việc làm chắc chắn. Mỗi lần đợc điểm 10 về khoe mẹ, mẹ rất vui. Mẹ vui sớng, hãnh diện khi thấy đàn con ngày một khôn lớn. Tóc mẹ ngày một bạc thêm các con cha đỡ đần mẹ đợc bao nhiêu. Em chỉ cầu mong mẹ đợc vui, đợc khoẻ mãi mãi.. *Hồ Chí Minh là hình ảnh sống về đạo đức cách mạng. ở Hồ Chí Minh thể hiện toàn vẹn đức tính chí công vô t, cần, kiệm, liêm, chính, nhân, nghĩa, chí, dũng, với nội dung mới, mà Ngời đã đề ra cho toàn Đảng, toàn dân. Nét đặc biệt của Hồ Chí Minh là khiêm tốn, giản dị, sự khiêm tốn. giản dị chân thành và hån nhiªncña ngêi bao giê còng lµ chÝnh m×nh, vµ chØ cÇn lµ chÝnh m×nh. §Þa vÞ cµng cao, uy tÝn cµng lín, Hå ChÝ Minh cµng khiªm tèn vµ gi¶n dÞ. Tríc tÊt c¶ vµ h¬n hÕt mäi ngêi trong mçi ngµy, mçi viÖc. Hå ChÝ Minh đã làm đúng điều mà ngời nhắc nhở mọi ngời cán bộ cách mạng; là chân thành ,tận tuỵ và làm đầy tớ của nhân dân. ở cơng vị đứng đầu Đảng và Nhà nớc, đợc tín nhêm rất cao, Hồ Chí Minh vẫn sống nh một ngời Đảng viênvà một ngời lao động bình thờng, tôn trọng quần chúng và phục tùng tập thể , lắng nghe ý kiÕn cña nh÷ng ngêi hcä trß vµ mäi ngêi sèng quanh m×nh, khi chuÈn bÞ mét chñ tr¬ng quan trängcòng nh khi viÕt mét bµi b¸o..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Cuộc sống và làm việc hàng ngày của Bác thể hiện thật đẹp đẽ và sâu sắc ý thức tổ chức và ý thức tập thể, từ việc nhỏ đến việc lớn. Và trong mọi việc, Bác đòi hỏi phải có ý thức sâu rộng của cả tập thể, từ đó mới có thể động viên đợc sức mạnhvô tận của khối đại đoàn kết toàn dân và đây là nhân tố quyết định. Một điều đáng tự hào của Đảng cộng sản và dân tộc Việt Nam là ở đát n ớc mà ngời lãnh tụ đợc cả dân tộc yêu mến và tin tởng đến lạ lùng, lại không bao giờ nảy ra sùng bái cá nhân với những tệ nạn của nã. §ã lµ phÈm chÊt Hå ChÝ Minh vµ b¶n lÜnh cña d©n téc ViÖt Nam. Con ngêi Hå ChÝ Minh tríc sau nh mét, vît qua thö th¸ch cña vinh quang, cña quyÒn lùc, cña tuæi t¸c, cña thêi gian lµm s¸ng lªn sù cao c¶ cña ng êi.. ( Ph¹m V¨n §ång). Phần hai : Rèn luyện kỹ năng. BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Tiết 111,112,113 :. VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀMỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG. A. TÓM TẮT KIẾN THỨC. - Văn nghị luận là đưa ra các lý lẽ dẫn chứng để bảo vệ hoặc làm sáng tỏ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó. - Một bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ. + Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. +Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. + Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. * Các dạng nghị luận ở lớp 9. - Nghị luận xã hội: + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. + Nghị luận về một tư tưởng đạo lý. - Nghị luận văn học: + Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). + Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. * Yêu cầu chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Bài nghị luận phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt đúng, mặt sai, nguyên nhân và bày tỏ thái độ của người viết. - Hình thức phải có bố cục mạch lạc, rõ ràng, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp. * Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Muốn làm tốt bài văn phải tuõn theo các bước sau: + Đọc kĩ đề (tìm hiểu đề). + Phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý. + Lập dàn ý. + Đọc bài và sửa chữa. B. CÁC DẠNG ĐỀ. 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm. Đề 1. Cho các đề sau: 1. Trong trường, trong lớp em có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Em hãy trình bày một trong những tấm gương đó và nêu lên suy nghĩ của mình. 2. Hiện nay có tình trạng nhiều bạn học sinh mải chơi trò chơi điện tử, sao nhãng việc học hành.Em có thái độ như thế nào trước hiện tượng đó..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> 3. Trường em vừa phát động phong trào xây dựng quỹ ''Ba đủ '' giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Em có suy nghĩ gì về việc này. Em hãy so sánh chỉ ra điểm giống và khác nhau trong các đề? Gợi ý: * Giống nhau: - Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. - Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra. * Khác nhau: - Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình. - Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu. Đề 2. Tìm hiểu đề và luËn ®iÓm cho đề sau: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Gợi ý: - Thể loại: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống đó là vấn đề hút thuốc lá. - Nội dung: Phải nêu bật hút thuốc lá là hiện tượng đáng chê, cần tuyên truyền đến mọi người hiểu được tác hại của thuốc lá để có một môi trường trong lành không khói thuốc. - Yêu cầu học sinh tìm ra các luËn ®iÓm sau: + Chỉ ra nguyên nhân, biểu hiện của hiện tượng đó. + Trình bày được các tác hại, hậu quả của thuốc lá đối với sức khoẻ người hút và sức khoẻ cộng đồng. + Bày tỏ thái độ và tuyên truyền đến mọi người. 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm. Đề 1. Em hãy viết bài nghị luận tuyên truyền đến mọi người từ bỏ thuốc lá vì sức khoẻ cộng đồng. Dàn bài: * Mở bài. - Giới thiệu thực trạng của hiện tượng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay. * Thân bài. - Chỉ ra các nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, tác hại của việc hút thuốc lá (lấy dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ, thuyết phục). + Ảnh hưởng tới sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút thuốc sinh ra các căn bệnh hiểm nghèo. Ảnh hưởng tới những người xung quanh, sức khoẻ cộng đồng và vấn đề giống nòi. + Ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. + Gây tốn kém tiền bạc cho người hút thuốc lá. - Ảnh hưởng tác động của thuốc lá đến lứa tuổi thanh thiếu niên như thế nào ? - Thái độ và hành động của thế giới, cả nước nói chung và của học sinh chúng ta nói riêng ra sao? * Kết bài. - Lời kêu gọi hãy vì sức khoẻ cộng đồng và vì một môi trường không có khói thuốc lá. - Liên hệ bản thân và rút ra bài học kĩ năng sống . C. BÀI TẬP VỀ NHÀ. 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm. Đề 1..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Hãy viết một đoạn văn ngắn(từ 15 đến 20 dòng) về một sự việc, hiện tượng đáng phê phán ở địa phương em. Gợi ý: - HS xác định những sự việc, hiện tượng nổi bật, nóng bỏng ở địa phương mình như: Vấn đề rỏc thải, ụ nhiễm nguồn nước, chặt phỏ rừng...để viết bài văn nghị luận. 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm. Đề 2. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác bừa bãi, tuỳ tiện ra đường, ra nơi công cộng. Ý kiến, thái độ của em như thế nào trước hiện tượng này và em hãy đặt nhan đề cho bài viết của mình. Dàn bài: * Mở bài - Giới thiệu hiện tượng sự việc . * Thân bài . - Trình bày các biểu hiện của hiện tượng. - Chỉ rõ nguyên nhân của việc vứt rác bừa bãi: Do ý thức của con người tuỳ tiện, vô ý, kém hiểu biết ... - Tác hại của việc vứt rác bừa bãi (Cần đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục). + Làm mất cảnh quan, mỹ quan môi trường. + Ô nhiễm môi trường sống, lây lan mầm bệnh, ổ dịch... + Sinh ra các thói quên xấu. - Thái độ, suy nghĩ của em như thế nào? Hành động và nêu ra biện pháp khắc phục * Kết bài. - Lời kêu gọi cộng đồng hãy chung tay vì một môi trường trong sạch. ……………………………………………………………. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ A/TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN. - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... của con người. - Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận là phải làm sáng tỏ các vấn đề , tư tưởng, đạo lý bằng cách: Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích ... để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. - Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận. * Thân bài: + Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý. + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. * Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. Trong bài văn nghị luận cần có luận điểm đúng đắn sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động. B/ CÁC DẠNG ĐỀ 1.Dạng đề 2 hoặc 3 điểm. Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn ( 15 đến 20 dòng) Trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực. Gợi ý:.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> -. a.Mở đoạn. Giới thiệu chung về đức tính trung thực. b.Thân đoạn. Trình bày được khái niệm về đức tính trung thực. Biểu hiện của tính trung thực Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống + Tạo niềm tin với mọi người + Được mọi người yêu quý. + Góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội. - Tính trung thực đối với học sinh ( Học thật, thi thật) c. Kết đoạn. - Sự cần thiết phải sống và rèn luyện đức tính trung thực. 2.Dạng đề 5 đến 7 điểm Đề 1: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn Em hiểu như thế nào về lời khuyên trong câu ca dao trên? Hãy chứng minh rằng: Truyền thống đạo lý đó vẫn được coi trọng trong xã hội ngày nay. Dàn bài. a. Mở bài. - Giới thiệu chung về truyền thống thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. - Trích dẫn câu ca dao. b. Thân bài. * Hiểu câu ca dao như thế nào? - Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống. - Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước. - Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương đoàn kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện riêng. * Vì sao phải yêu thương đoàn kết? - Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn. + Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống. + Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn. + Xã hội bớt người khó khăn. - Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta. * Thực hiện đạo lý đó như thế nào? - Tự nguyện, chân thành. - Kịp thời, không cứ ít nhiều tuỳ hoàn cảnh. - Quan tâm giúp đỡ người khác về vật chất, tinh thần. * Chứng minh đạo lý đó đang được phát huy. - Các phong trào nhân đạo. - Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên. - Kết quả phong trào. c. Kết bài. - Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao. C/BÀI TẬP VỀ NHÀ.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm. Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn về việc thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo trong xã hội hiện nay. 1.Mở đoạn. Giới thiệu chung về việc thể hiện lòng biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo hiện nay. 2.Thân đoạn. - Cách thể hiện lòng biết ơn: + Làm và thực hiện tốt những điều thầy cô dạy bảo. + Chăm chỉ học tập rèn luyện. + Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo. +.......... - Phê phán những biểu hiện : Vô lễ không tôn trọng thầy cô giáo..... 3.Kết đoạn. Khẳng định vai trò của thầy cô giáo đối với mỗi người. 3. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm. Đề 1. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu ca dao trên? Dàn bài. a. Mở bài. - Giới thiệu chung về nét đẹp tình cảm gia đình của dân tộc Việt Nam. - Trích dẫn câu ca dao. b. Thân bài. * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. - Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay. + Tay - Chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau trong mọi hoạt động. + So sánh cho thấy mối quan hệ gắn bó anh em. - Rách , lành là hình ảnh tượng trưng cho nghèo khó, bất hạnh và thuận lợi, đầy đủ. Từ đó câu ca dao khuyên : Giữ gìn tình anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống thay đổi. * Vì sao phải giữ gìn tình anh em? - Anh em cùng cha mẹ sinh ra dễ dàng thông cảm giúp đỡ nhau. - Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui. - Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý. - Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người. - Là truyền thống dân tộc. * Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em? - Quan tâm đến nhau từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã lớn. - Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: Vật chất, tinh thần. - Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc, bất đồng. - Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh, chị em mắc sai lầm. c. Kết bài. - Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN Tiết 128,129,130 :. CẢM THỤ VĂN HỌC & PHÂN TÍCH THƠ. PhÇn c¶m thô v¨n häc 1. LÝ thuyÕt vµ kÜ n¨ng phÇn c¶m thô v¨n häc GV tham kh¶o néi dung ®ưîc häc ë c¸c líp dưíi. 2. Mét sè lưu ý khi c¶m thô v¨n häc trong lµm v¨n líp 9:.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Ngoài kĩ năng cảm thụ đã học, HS cần gia tăng trong bài viết của mình cách đánh giá, bình luận, khả năng liên hệ, so sánh, khái quát về đối tượng cảm thụ. - Hành văn sắc sảo, có thể bộc lộ quan điểm của cá nhân trớc đối tượng cảm thụ, có thể đi ngược với những cách cảm nhận thông thường nhưng phải đủ lời lẽ để thuyết phục mọi người về quan điểm cá nhân đa ra. - Vì lớp 9 là năm cuối cấp nên nội dung cảm thụ có thể có những vấn đề đã đợc học trong các chương trình lớp dới, chương trình đang học và cả những kiến thức ngoài chương trình (mới) để đánh giá khả năng cảm thô cña c¸c em mét c¸ch kh¸ch quan. 3. Mét sè néi dung c¶m thô v¨n häc: - Mét bµi th¬, mét bµi ca dao, mét ®o¹n trÝch trong t¸c phÈm th¬ hoÆc truyÖn (Cã thÓ trong chư¬ng tr×nh líp 9 hoÆc c¸c líp 6,7,8 vµ c¸c v¨n b¶n kh¸c ngoµi chư¬ng tr×nh. - Cảm thụ trên cơ sở so sánh các nội dung về cùng một đề tài, của cùng một tác giả, cùng một thời đại… 4. Một số đề bài tham khảo: Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp cảnh ra khơi trong các đoạn thơ sau: Khi trêi trong, giã nhÑ, sím mai hång Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. ChiÕc thuyÒn nhÑ h¨ng như con tuÊn m· Ph¨ng m¸i chÌo, m¹nh mÏ vượt trường giang. C¸nh buåm gi¬ng to như m¶nh hån lµng Rín th©n tr¾ng bao la th©u gãp giã… (Quê hương, TÕ Hanh) MÆt trêi xuèng biÓn nh hßn löa. Sóng đã cài then đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, C©u h¸t c¨ng buåm cïng giã kh¬i. (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận) Đề 2: Vẻ đẹp của mùa thu xa và nay trong những dòng thơ: Long lanh đáy nước in trời Thµnh x©y khãi biÕc, non ph¬i bãng vµng (NguyÔn Du) Vµ:. Bçng nhËn ra hương ổi Ph¶ vµo trong giã se.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Sương chïng ch×nh qua ngâ Hình như thu đã về (H÷u ThØnh). Đề 3: Hãy cùng nhà thơ Hữu Thỉnh đón chào vẻ đẹp một ngày thu trong bài thơ Chiều sông Thương của tác gi¶: §i suèt c¶ ngµy thu. Cho s¾c mÆt mïa vµng. VÉn cha vÒ tíi ngâ. §Êt quª m×nh thÞnh vượng. Dïng d»ng c©u quan hä. Nh÷ng g× ta göi g¾m. Në tÝm bªn s«ng Thư¬ng.. S¾p vµng hoe bèn bªn.. Nứơc vẫn nước đôi dòng. H¹t phï sa rÊt quen. ChiÒu uèn cong lưỡi h¸i. Sao mµ nh cæ tÝch. Nh÷ng g× s«ng muèn nãi. MÊy c« coi m¸y níc. C¸nh buåm ®ang h¸t lªn.. M¾t dµi như dao cau.. §¸m m©y trªn ViÖt Yªn. «i con s«ng mµu n©u. Rñ bãng vÒ Bè H¹. «i con s«ng mµu biÕc. Lóa cói m×nh giÊu qu¶. D©ng cho mïa s¾p gÆt. Ruéng bêi con giã xanh.. Båi cho mïa ph«i thai.. Níc mµu ®ang ch¶y ngoan. N¾ng thu ®ang tr¶i ®Çy. Gi÷a lßng m¬ng m¸ng næi. §· tr¨ng non mói bëi. Mạ đã thò lá mới. Bên cầu con nghé đợi. Trªn líp bïn sÕnh sang.. C¶ chiÒu thu sang s«ng. (Th¸ng 10 n¨m 1973).
<span class='text_page_counter'>(33)</span> BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN Tiết 136,137,138 :. TRUYỆN VÀ PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TRUYỆN. NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. * Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn bài: 3. Viết bài 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa *Bố cục của bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> 1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (hoặc đoạn trích) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. 2. Thân bài: - Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (hoặc đoạn trích) - Có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực. 3. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm (hoặc đoạn trích) * Yêu cầu: - Các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm - Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí và tự nhiên. B. CÁC DẠNG ĐỀ 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm * Đề: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) về tâm trạng của Thuý Kiều qua đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích"(Nguyễn Du) * Gợi ý: 1. Mở đoạn: - Vị trí của đoạn thơ trong truyện. - Đoạn thơ là bức tranh tâm tình, xúc động, biểu hiện tâm trạng Thuý Kiều. 2. Thân đoạn: - Tâm trạng cô đơn, buồn tủi trước cảnh thiên nhiên rộng lớn bên lầu Ngưng Bích. - Nỗi nhớ của Thuý Kiều: + Nỗi nhớ Kim Trọng, ân hận vì đã phụ thề. + Nỗi nhớ và xót thương cho cha, mẹ lúc già yếu, sớm chiều tự cửa ngóng trông con. - Nỗi buồn lo sợ trước những bão táp, tai biến ập đến, tấm thân sẽ không biết trôi dạt vào đâu trên dòng đời vô định. 3. Kết đoạn: Khẳng định giá trị của đoạn thơ trong "Truyện Kiều": là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm: * Đề: Vẻ đẹp về tính cách và tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"của Nguyễn Thành Long *Gơi ý lập dàn bài: 1. Mở bài: * Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: 2. Thân bài: * Hoàn cảnh sống và làm việc: - Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600 mét, quanh năm suốt tháng chỉ có mây mù bao phủ...Công việc của anh là đo gió, đo mưa,đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. Công việc ấy đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. * Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của anh thanh niên; - Sự ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. - Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". - Anh còn biết tìm đến những nguồn vui lành mạnh để cân bằng đời sống tinh thần của mình: anh biết lấy sách làm bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn (trồng hoa, nuôi gà...) - Sự cởi mở chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, luôn khao khát được gặp gỡ và trò chuyện cùng mọi người: vui mừng đến luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần, chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ....
<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé: khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục. 3. Kết bài: Khẳng định tâm hồn trong sáng, sự cống hiến thầm lặng của anh thanh niên cho Tổ quốc. C. BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm *Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đén 20 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật Nhuận Thổ qua truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn. * Gợi ý; 1. Mở đoạn; - Giới thiệu về tác giả và tác phẩm - Giới thiệu chung về nhân vật Nhuận Thổ 2. Thân đoạn - Hình ảnh Nhuận Thổ lúc còn nhỏ: thông minh, tháo vát, lanh lợi, nhanh nhẹn... - Hình ảnh Nhuận Thổ lúc trưởng thành: còm cõi, đần độn, mụ mẫm, chậm chạp... - Tình cảm của nhân vật "Tôi" với Nhuận Thổ. 3. Kết đoạn: - Nhận xét chung về nhân vật. - Suy nghĩ của bản thân về nhân vật Nhuận Thổ. II. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm: Đề: Suy nghĩ của em về những cảm nhận của nhân vật Nhĩ qua truyện ngắn "Bến quê"của Nguyễn Minh Châu. Gợi ý; 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm. 2. Thân bài: - Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ: anh bị bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sự phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ, con. - Cảm nhận của nhân vật về vẻ đẹp của thiên nhiên: cảm nhận bằng những cảm xúc tinh tế: từ những bông hoa bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng... - Cảm nhận về tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của Liên: tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai... - Niềm khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông: + Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của đời sống, những giá trị thường bị người ta lãng quên, vô tình, nhất là lúc còn trẻ, khi lao theo những ham muốn xa vời. + Sự thức nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, đã thấm thía những sướng vui và cay đắng. + Cựng với sự thức tỉnh ấy thường là những õn hận xút xa. + Nhĩ chiờm nghiệm được quy luật phổ biến của đời người: "con người ta trờn đường đời thật khó tránh khỏi những điều chựng chỡnh và vũng vốo của cuộc sống" 3. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhõn vật Nhĩ và sự trõn trọng những giỏ trị bền vững của cuộc sống.. MỘT SỐ ĐỀ VÀ DÀN BÀI TẬP LÀM VĂN ĐỀ 1. :. Phân tích truyện ngắn Làng (Kim Lân) Dàn ý.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> : A.Mở bài Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân - Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. B- Thân bài 1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới. 2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có. a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai. - Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê. - Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm. - Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa? - Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”. c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc. - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi. - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân. - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà. - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt. - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> + Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó. + Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. + Qua đó, ta thấy rõ: Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc). Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu. - Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường. - Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông. 3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân. - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động. C- Kết bài: - Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường. - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng. ĐỀ 2 : Nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện vào một lời nhận xét ngắn gọn “trong cái lặng im... đất nước”.Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa cao quý của những công việc thầm lặng. Dàn ý chi tiết I. Mở bài: - Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trong những năm 60 – 70 với cả gần chục sách đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai của tác giả trong mùa hè năm ấy. - Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện “trong cái lặng im... đất nước”. Điều ấy sẽ được thấy rõ qua nhân vật: anh thanh niên; ông....
<span class='text_page_counter'>(38)</span> II. Thân bài: - Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người. 1. Đó là anh thanh niên: - Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. - Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất đẹp: + Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng. + Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. + Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. + Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ. Bởi anh còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức. - Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn có những hành động thật đẹp đẽ biết bao: + Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc. Ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn, chính xác đủ 4 lần trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng. + Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh “thèm người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người ! Về sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt qua để sống, làm việc một mình với cỏ cây thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con người cô độc nhất thế gian” mà bất cứ ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn tượng đẹp đẽ. - Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm một cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa rực rỡ. - Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp: + Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. Dẫu phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi. + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh. 2) Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ cho đất nước qua lời kể của anh thanh niên: A) Đó là ông kỹ sư vườn rau: Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm chú rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm ra tốt hơn, để xu hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. B) Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: Đã “11 năm không một ngày xa cơ quan” luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy làm cho anh thanh niên thấy “cuộc đời đẹp quá” đâu còn buồn tẻ “cô độc nhất thế gian”. Đúng như tác giả đã viết: “Trong cái lặng im... cho đất nước”. 3) Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng: - Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. - Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh. III. Kết bài: Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân vang trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm lặng lẽ nhưng thật đáng yêu. Họ đã dệt lên bài ca về tình yêu tổ quốc, tình yêu đất nước..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN Tiết 144,145,146 :. KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN Tiết 1186,177,178 :. LUYỆN TẬP VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN VĂN CHƯƠNG. NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: - Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trỡnh bày nhận xột, đánh giá của mỡnh về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. - Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trỡnh bày nhận xột, đánh giá của mỡnh về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. - Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hỡnh ảnh, giọng điệu…..Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng . - Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, râ rµng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. * Bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: 1. Mở bài: Giới thiệu về đoạn thơ hoặc bài thơ đó và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. 2. Thân bài: Lần lượt trình bày suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ đó. 3. Kết bài: Khái quát giá trị và ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đó. B. CÁC DẠNG ĐỀ: I. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm: Đề 1:.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai nhân vật Thuý Kiều và Thuý Vân, qua đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du ? Gợi ý: 1. Mở đoạn: - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du 2. Thân đoạn : a. Chân dung của Thuý Vân: - Bằng bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng , thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ. - Chân dung Thuý Vân là chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hài hào, êm đềm với xung quanh. Báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. b. Chân dung Thuý Kiều: - Vẫn bằng bút pháp ước lệ , nhưng khác tả Vân tác giả đó dành một phần để tả sắc, còn hai phần để tả tài năng của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là vể đẹp của cả sắc, tài, tình. - Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang số phận. Dự cảm một cuộc đời nhiều biến động và bất hạnh. 3. Kết đoạn: - Khẳng định lại về tài năng miờu tả nhõn vật của Nguyễn Du. Đề 2: Viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dũng) phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính trong bài "Đồng chí"của Chính Hữu. Gợi ý: 1. Mở đoạn: - Giới thiệu khỏi quát về tác giả tác phẩm, vị trí của đoạn trích. 2. Thân đoạn: Cơ sở của tình đồng chí: - Họ có chung lí tưởng. - Họ chiến đấu cùng nhau. - Họ sinh hoạt cùng nhau. - Nghệ thuật: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. 3. Kết đoạn: - Nhấn mạnh lại về vẻ đẹp, sự bền chặt của tình đồng chí được nảy nở và vun đúc trong gian khó. II. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm: Đề 1: Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Nguyễn Đình Chiểu) để thấy Lục vân Tiên đã hành động rất đúng với lí tưởng: "Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng." Gợi ý: 1. Mở bài: - Truyện Lục Vân Tiên - tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu đề cao những con người trung hiếu, trọng nghĩa. - Vân Tiên một hình tượng đẹp nêu cao lí tưởng nhân nghĩa đó hành động đúng theo lí tưởng. - Vị trí đoạn trích 2. Thân bài:.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> a. Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu người gặp nạn : - Vân Tiên con nhà thường dân, một thí sinh trên đường vào kinh đô dự thi gặp bọn cướp hung dữ. - Vân Tiên không quản ngại nguy hiểm xông vào đánh tan bọn cướp, giết tướng cướp, cứu người bị nạn. b. Vân Tiên từ chối sự đền ơn đáp nghĩa của Kiều Nguyệt Nga: - Nghe người gặp nạn kể lại sư tình Vân Tiên động lòng thương cảm, tỏ thái độ đàng hoàng, lịch sự. - Nguyệt Nga thiết tha mời chàng về nhà để đền ơn. - Vân Tiên cương quyết từ chối (Quan niệm của chàng thể hiện lí tưởng sống cao đẹp : “ Làm ơn há để trông người trả ơn”. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng. 3. Kết bài: - Lí tưởng sống của Vân Tiên phù hợp với đạo lí của nhân dân. - Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm tâm huyết, lẽ sống của mình vào hình tượng Vân Tiên. Đề 2: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ: “Quê hương” của Tế Hanh Gợi ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu tình yêu quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình yêu quê hương trong bài thơ. 2. Thân bài: - Khái quát chung về bài thơ: một tình yêu tha thiết trong sáng, đậm chất lí tưởng lãng mạn - Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trê trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt Trường Giang - Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên - Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại, vẻ đẹp, sức mạnh, mùi nồng mặn của quê hương. 3. Kết bài: Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào, nó là sản phẩm của một tâm hồn trẻ trung, thiết tha đầy thơ mộng. Đề 3 Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương Gợi ý: 1. Mở bài: - Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là nguồn cảm hứng vô tận cuả thơ ca. - Bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện được những cảm súc chân thành tha thiết. 2. Thân bài a. Khổ 1: - Mở đầu bằng lối xưng hô: "con” tự nhiên gần gũi - Ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác.(Tre tîng trưng cho sức sống và tâm hồn Việt Nam). b. Khổ 2: - Mặt trời thật đi qua trên lăng ngày ngày, từ đó liên tưởng và so sánh Bác cũng là một mặt trời rất đỏ (Mặt trời tượng trưng, đem ánh sáng đến cho dân tộc, ánh sáng đó toả sáng mãi mãi) - Lòng tiếc thương vô hạn của nhân dân: hình ảnh dòng người nối dài vô tân như kết thành tràng hoa dâng Bác. c. Khổ 3: - Có cảm giác Bác đang ngủ, một giấc ngủ bình yên có trăng làm bạn. - Nhưng trở về với thực tại: Bác đã đi xa, một nỗi đau nhức nhối. d. Khổ 4:.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Lưu luyến bịn rịn không muốn xa Bác. - Muốn làm “chim, hoa, tre” để được gần Bác - “Cây tre trung hiếu” thực hiện lí tưởng của Bác, và lời dậy của Bác : “trung với nước hiếu với dân”. 3. Kết bài: - Nghệ thuật: Bài thơ giàu cảm xúc, âm hưởng trầm lắng, lời thơ tự nhiên. - Bài thơ gây ấn tượng sâu đậm, trước hết là tiếng nói chân thành, tha thiết của nhà thơ và của chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu. C. BÀI TẬP VỀ NHÀ Dạng đề 2 hoặc 3 điểm: Đề 3: Cảm nhận về bức tranh cá thứ nhất và thứ hai trong bài thơ : “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.(bằng một đoạn văn từ 15 đến 20 dũng) Gợi ý: 1. Mở đoạn: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích. 2. Thân đoạn: - Bức tranh cỏ thứ nhất: là những nột vẽ tài hoa về bức tranh cá trong tưởng tượng, trong mơ ước. - Bức tranh cỏ thứ hai: là bức tranh hiện thực được vẽ bằng bút pháp lóng mạn. Trên ngư trường những người dân vừa ca hát, vừa gừ mỏi chốo đuổi bắt cá. - Bức tranh cá đầy màu sắc và ánh sáng, có giá trị thẩm mĩ đặc sắc gợi tả và ngợi ca biển quê hương rất giàu và đẹp. 3. Kết đoạn: Bức tranh cá thể hiện cảm hứng vũ trụ, tình yêu biển của Huy Cận. …………………………………………………………...
<span class='text_page_counter'>(45)</span> BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN Tiết 184,185,186 :. LUYỆN TẬP KIỂM TRA TỔNG HỢP. A/ LUYỆN TẬP TRÊN LỚP ĐỀ 1 : ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2006-2007 TẠI TP.HCM A. VĂN - TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Du). Câu 2 (1 điểm): Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm): -Vợchàngquỷquáitinhma, Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. Dễdànglàthóihồngnhan, Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều. B. LÀM VĂN (7 điểm) Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu viết về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này. BÀI GIẢI GỢI Ý Câu 1 (2 điểm):Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> Thí sinh phải nêu được 4 ý sau: - Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thùy mị, nết na lấy chồng là Trương Sinh, một người có tính đa nghi cả ghen. Biết tính chồng, nàng ăn ở khuôn phép nên gia đình êm ấm thuận hòa. - Buổi giặc giã nhiễu nhương, triều đình bắt Trương Sinh đi lính. Vũ Thị đã có mang. Chồng ra trận, nàng ở nhà nuôi mẹ gìa, sinh con trai đặt tên là Đản. Chẳng may mẹ chồng qua đời, nàng lo toan cho mẹ mồ yên mả đẹp. - Chồng đi xa, thương con nàng chỉ cái bóng trên tường bảo cha. Trương Sinh về nghi ngờ vợ. Không phân giải được, nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Cảm động vì tấm lòng của nàng, Linh Phi (vợ vua Biển) cứu vớt và cho nàng ở lại Thủy cung. - Mãi về sau chàng Trương mới biết sự thật, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Mặc dù vậy nàng chẳng bao giờ có thể trở về trần gian để có thể sống hạnh phúc bên chồng con được nữa. Câu 2 (1 điểm):Cho biết hàm ý trong các câu sau: "Kẻ cắp, bà già gặp nhau": “Kẻ cắp” là kẻ có nhiều thủ đọan mánh lới nhưng nếu gặp “bà già” có nhiều kinh nghiệm sống, lão luyện, cẩn thận thì cũng khó mà thi thố được. Hàm ý của câu thơ có thành ngữ “Kẻ cắp, bà già gặp nhau”: Thúy Kiều “thông báo” cho Thúc Sinh về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa mình và Hoạn Thư. Thúy Kiều không còn non nớt, ngây ngô như trước. Do đó được dự báo sẽ căng thẳng. "Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều": Câu thơ đưa ra một so sánh tương quan giữa “cay nghiệt” và “oan trái”. Hàm ý của câu thơ: Thúy Kiều “đe dọa” Họan Thư sẽ phải lãnh hậu quả "tương đương” với những “oan trái” mà Hoạn Thư đã gây ra cho người khác. Câu 3 (7 điểm):So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Tiểu đội xe không kính”. Thí sinh cần nêu được 3 ý sau: Ý 1: Giới thiệu chung - Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc. - Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính..
<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử. Ý 2: Phân tích lịch sử 1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung: - Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí: + Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe không kính). + Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí - Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ: + Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ. + Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”. - Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng. 2. Những điểm riêng khác nhau - Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn. “Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!” - Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng. “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” Ý 3: Đánh giá chung.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phaẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động lòng người.. ĐỀ 2 ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN Tại TP.HCM - năm học 2007-2008 Câu 1 (2 điểm): Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). Câu 2 (2 điểm): Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 3 (4 điểm): Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương. (Học sinh không viết quá một trang giấy) Câu 4 (12 điểm): Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI Câu 1 (2 điểm): Học sinh cần nêu rõ hai tình huống chính thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện Chiếc lược ngà: - Tình huống thứ nhất: Ông Sáu về thăm nhà, gặp con sau tám năm xa cách, nhớ thương nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không nhận cha. Đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết với cha thì ông Sáu lại phải ra đi. - Tình huống thứ hai: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao món quà ấy cho con thì đã hy sinh. Câu 2 (2 điểm): Học sinh cần thể hiện một số yêu cầu sau: - Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ: nao nao, rầu rầu. - Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trên trong đoạn thơ, cụ thể là: + Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn thường được dùng để diễn tả tâm trạng con người. + Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ). + Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người - dụng ý của nhà thơ. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm bật lên nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người. Câu 3 (4 điểm): Đề bài yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tình yêu thương. Các em có thể trình bày dưới hình thức một bài viết ngắn, một bức thư... (không quá một trang). Dù trình bày dưới hình thức nào các em cũng cần trình bày được một số ý cơ bản sau: - Tình yêu thương: tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Theo nghĩa hẹp (là tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn…); theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước). - Những biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, chở che, đùm bọc, sự dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> với mọi người, với quê hương, đất nước. - Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương (ý chính): con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết trong cộng đồng... - Nêu phương hướng, trách nhiệm của bản thân. Trong bài viết, học sinh có thể so sánh, liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục. Câu 4 (12 điểm): Đây là bốn dạng đề mở. Vì vậy, học sinh có thể trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Học sinh có thể trình bày bài làm của mình dưới nhiều cách, song cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau: a. Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt (thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt hấp dẫn người đọc bởi sự trong trẻo, mượt mà và chiều sâu triết lý) ; về bài thơ Bếp lửa (chú ý hoàn cảnh sáng tác). b. Suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ: Tình bà cháu thắm thiết, cảm động được khơi gợi qua hình ảnh bếp lửa. - Hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm khơi gợi kỷ niệm thời thơ ấu bên người bà. Bếp lửa hiện lên trong kí ức như tình bà ấm áp, như sự đùm bọc của bà. - Những suy ngẫm về người bà: đó là những suy ngẫm về cuộc đời nhiều gian khổ nhưng giàu hi sinh, tần tảo của người bà. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình: Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ /Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm / Nhóm bếp lửa ấp ui nồng đượm… Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen / Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn / Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… - Đứa cháu dù đi xa, vẫn không thể quên bếp lửa của bà, không quên tấm lòng thương yêu đùm bọc của bà. Bếp lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin, nâng bước cháu trên chặng đường dài. Kỳ diệu hơn, người cháu nhờ hiểu và yêu bà mà thêm hiểu nhân dân, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương xứ xở. c. Đánh giá chung: - Bài thơ khiến người đọc xúc động bởi tình cảm bà cháu chân thành, thắm thiết. Nhà thơ đã khéo sử dụng hình ảnh bếp lửa. Đây là là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao: vừa cụ thể, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện chiều sâu triết lý của bài thơ. - Tình cảm yêu quý, biết ơn của người cháu đối với bà trong bài thơ chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, điểm khởi đầu của tình yêu đất nước.. B/ BÀI TẬP VỀ NHÀ. 100 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 1. Vấn đề được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì? A. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “truân chuyên”? A. Nhàn nhã B. gian nan C. nhọc nhằn D. vất vả 3. Theo tác giả, để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì? A. Cả B, C, D đều đúng. B. Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. C. học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán. D. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề. 4. Ý nào nói đúng nhất những phương tiện thể hiện lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh?.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> A. Cả B, C, D đều đúng. B. Nơi ở và làm việc. C. Cách ăn uống và nơi ở D. Trang phục và ăn uống 5. Để làm nổi bật lối sống rất giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào? A. Chứng minh B. Giải thích C. Bình luận D. Phân tích 6. Trong bài viết, tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống của những ai? A. Các danh nho Việt Nam thời xưa. B. Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới. C. Các danh nho Trung Quốc thời xưa. D. Các vị lãnh đạo của nhà nước ta đương thời. 7. Trong bài viết, để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh, tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. Kết hợp giữa kể, bình luận, chứng minh.B. Sử dụng phép đối lập. C. Sử dụng phép nói quá. D. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt. 8. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A.vua B. lãnh tụ C. hiền triết D. danh nho 9. Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học b. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh. c. Ngựa là loại thú bốn chân. A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất. 10. Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác-két được coi là một văn bản nhật dụng? A. Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn đặt ra ở mọi thời.B. Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở về đời sống của tác giả.C. Vì lời của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kỳ hấp dẫn. 11. “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác-két được viết theo phương thức nào là chính? A. Nghị luận B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Tự sự 12. Vì sao văn bản này được xếp vào kiểu phương thức đó? A. Vì văn bản có luận điểm, luận cứ và sử dụng các phép lập luận.B. Vì văn bản sử dụng nhiều từ ngữ và câu biểu cảm.C. Vì văn bản kể lại diễn biến một câu chuyện theo trình tự thời gian.D. Vì văn bản sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh kết hợp với tự sự. 13. Bài viết của Gác-xi-a Mác-két có mấy luận điểm chính? A. Ba B. Hai C. Một D. Bốn 14. Ý nào nói đúng nhất cách lập luận của Mac-két để người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân? A. Cả B, C, D đều đúng.B. Đưa ra số liệu đầu đạn hạt nhân.C. Đưa ra những tính toán lí thuyết. D. Xác định thời gian cụ thể. 15. Đặc sắc nhất về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn nói về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục ...là gì? A. Kết hợp giải thích và chứng minh.B. Lập luận giải thíchC. Lập luận chứng minh.D. Không phải các thao tác trên. 16. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm quan hệB. Phương châm về chấtC. Phương châm về lượngD. Phương châm cách thức. 17. Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> A. Phương châmcách thức B. Phương châm về chấtC. Phương châm quan hệD. Phương châm lịch sự. 18. Miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì? A. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.B. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.C. Là cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.D. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính lôgic và màu sắc triết lí. 19. “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” do Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 20 Bản tuyên bố này liên quan chủ yếu đến vấn đề nào trong đời sống xã hội của con người? A. Bảo vệ và chăm sóc trẻ emB. Bảo vệ và chăm sóc phụ nữ C. Bảo vệ môi trường sống D. Phát triển kinh tế xã hội 21. Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” được bố cục thành mấy phần chính? A. Ba B. Hai C. Bốn D. Năm 22. các nhiệm vụ được đưa ra trong bản tuyên bố được xác định trên những cơ sở nào? A. Cả B và C đều đúng.B. Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay. C. Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay.D. Cả A và B đều sai. 23. Nên đánh giá như thế nào về các nhiệm vụ đặt ra trong bản tuyên bố này? A. Cụ thể và toàn diện B. Chưa đầy đủ C. Không có tính khả thi D. Không phù hợp với thực tế. 24. Những vấn đề nêu ra trong bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến bối cảnh thế giới vào thời điểm nào? A. Những năm cuối thế kỉ XX. B. Những năm đầu thế kỉ XX. C. Những năm giữa thế kỉ XX. D. Những năm cuối thế kỉ XIX. 25. Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì? A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.B. Hiểu rõ nội dung mình định nói. C. Biết im lặng khi cần thiết.D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. 26. Trong những câu hỏi sau câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp? A. Nói ở đâu? B. Có nên nói quá không? C. Nói khi nào? D. Nói với ai? 27. “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào? A. Thế kỉ XVI B. Thế kỉ XIV C. Thế kỉ XV D. Thế kỉ XVII 28. “ruyền kì mạn lục” có nghĩa là gì? A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến. C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay. D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay 29. Nhân vật chính của “Chuyện người con gái Nam Xương” là ai? A. Vũ Nương và Trương Sinh B. Trương Sinh và Phan Lang C. Phan Lang và Linh Phi D. Linh Phi và mẹ Trương Sinh. 30. Bố cục của “Chuyện người con giá Nam Xương” được chia làm mấy phần? A. Ba B. Hai C. Bốn D. Năm 31. Nhận định nào nói đúng nhất về nhân vật Trương Sinh trong “Chuyện người con gái Nam Xương” A. Cả B, C , D đều đúng. B. Có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. C. Có cách xử sự hồ đồ, độc đoán, thô bạo với vợ. D. Con nhà giàu không có học.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> 32. Theo em những lời bộc bạch của nhân vật trong tác phẩm có góp phần thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật không? A. Có B. Không. 33. Ý nào nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kì ở cuối tác phẩm? A. Cả B, C, D đều đúng. B. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm. C. Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm. D. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương. 34. Nhận định nào nói đúng nhất thành công về mặt nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”? A. Cả B, C, D đều đúng. B. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc. C. Kết hợp tự sự với trữ tình. D. Xây dựng cốt truyện li kì hấp dẫn. 35. Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? A. Hai B. Một C. Ba D. Bốn 36. Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào? A. Trực tiếp. B. Gián tiếp 37. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào”? A. Tuỳ bút B. Tiểu thuyết chương hồi C. Truyền kì D. Truyện ngắn. 38. Thể loại đó có đặc điểm gì nổi bật? A. Người viết ghi chép tuỳ hứng, tản mạn, không cần hệ thống, kết cấu.B. Người viết tuân thủ chặt chẽ các quy tắc về hệ thống, kết cấu tác phẩm.C. Người viết có thể tha hồ tưởng tượng và hư cấu. D. Người viết phải tuyệt đối trung thành với hiện thực đời sống. 39. Ý nào nói đúng nhất thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh? A. Cả B, C, D đều đúng.B. Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi ở Tây Hồ.C. Chúa sai người thu mua và cướp đoạt những vật quý trong thiên hạ.D. Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài. 40. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người? A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An. C. Thân chinh cầm quân ra trận.D. Sai mở tiệc khao quân. 41. Khi nói về cảnh vua Quang Trung cầm quân ra trận và trực tiếp chiến đấu tác giả chủ yếu dùng những kiểu câu nào? A. Câu kể (trần thuật) B. Câu cầu khiến C. Câu nghi vấn D. Câu cảm thán. 42. Vì sao các tác giả vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thực và hay về Quang Trung - “kẻ thù” của họ? A. Vì họ tôn trọng lịch sử B. Vì họ có ý thức dân tộc C. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh D. Cả A và B đều đúng 43. Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt? A. Cả B và D đều đúng. B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. C. Thay đổi hoà toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ. D. Tạo từ ngữ mới 44. Trong Tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất? A. Tiếng Hán B. Tiếng Anh C. Tiếng Pháp D. Tiếng La-tinh. 45. Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả “Truyện Kiều”? A. Cả B, C , D đều đúng.B. Từng trải, có vốn sống phong phú. C. Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.D. Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học. 46. Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị nội dung của “Truyện Kiều”? A. Kết hợp cả B và D.B. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.C. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước. D. Truyện Kiều có giá trị hiện thực. 47. Khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả không sử dụng biện pháp tu từ nào? A Liệt kê B. So sánh C. ẩn dụ D. Nhân hoá.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> 48. Các phép tu từ đã sử dụng nhằm thể hiện vẻ đẹp gì của Thuý Vân? A Cả A và B đều đúng. B. Quý phái C. Gợi sự hoà hợp, êm đềm D. Phúc hậu 49. Câu thơ “Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? A. Trí tuệ và tâm hồnB. Khuôn mặt và hàm răng C. Nụ cười và giọng nói D. Làn da và mái tóc 50. Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều”? A. Vẻ đẹp của đôi mắt B. Vẻ đẹp của làn daC. Vẻ đẹp của mái tócD. Vẻ đẹp của dáng đi. 51. Có người cho rằng chân dung của Thuý Vân, Thuý Kiều là những chân dung tính cách, số phận. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 52. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở lên sinh động, cần sử dụng kết hợp các yếu tố nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Thuyết minh D. Nghị luận 53. Nhận định nào nói đúng nhất nội dung đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng Bích”? A. Cả B, C, D đều đúng. B. Nói lên nỗi nhờ người yêu và cha mẹ của Kiều. C. Nói lên tâm trạng buồn bã, lo âu của Kiều.D. Thể hiện tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Kiều. 54. Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào? A. ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. So sánh 55. Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là gì? A. Thành ngữ B. Thuật ngữ C. Hô ngữ D. Trạng ngữ. 56. Các từ “sân lai”, “gốc tử” được gọi là gì? A. Các điển cố B. Các định ngữ C. Các vị ngữ D. Các chủ ngữ 57. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa thể hiện thời gian xa cách, vừa nói lên được sức mạnh tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật và con người. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 58. Qua nỗi nhớ của Thuý Kiều được thể hiện trong đoạn trích ta thấy Kiều là con người như thế nào? A. Cả B , D đều đúng.B. Là người con hiếu thảo.C. Là người có tấm lòng vị thaD. Là người tình chung thuỷ 59. Cảnh lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả chủ yếu qua con mắt của ai? A. Thuý Kiều B. Nguyễn Du C. Tú Bà D. Nhân vật khác. 60. Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng? A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ.B. Hiện tượng đồng âm của từ.C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ. D. Hiện tượng trái nghĩa của từ. 61. Vì sao nói “một ý lại có bao nhiêu chữ để diễn tả”? A. Vì từ có hiện tượng đồng nghĩa.B. Vì từ có hiện tượng nhiều nghĩa C. Vì từ có hiện tượng đồng âm D. Vì từ có hiện tượng trái nghĩa. 62. Đoạn trích “Thuý Kiều báo ân báo oán” miêu tả nhân vật chủ yếu bằng cách nào? A. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp.B. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm C. Miêu tả ngoại hình bằng bút pháp ước lệ. D. Miêu tả thiên nhiên qua cái nhìn của con người. 63. Nội dung 12 câu thơ đầu của đoạn trích là gì? A. Miêu tả cảnh Thuý Kiều báo ơn với Thúc Sinh.B. Miêu tả cảnh Thuý Kiều trách móc Hoạn Thư C. Miêu tả cảnh Thuý Kiều báo oán với Hoạn Thư.D. Miêu tả cảnh Thuý Kiều trả nghĩa mọi người. 64. Câu thơ “Mặt như chàm đổ, mình đưỡng rẽ run” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. Liệt kê 65. Trong lời Kiều nói với Thúc Sinh, ai là người đã gây nên nỗi đau khổ cho nàng? A. Hoạn Thư B. Thúc Sinh C. Thằng bán tơ D. Hoạn Bà 66. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư?.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> A. Trau chuốt, bóng bẩy B. Công thức, ước lệ C. Nôm na, bình dị D. Trang trọng, quý phái 67. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào phù hợp với thái độ của Kiều trong việc báo oán với Hoạn Thư? A. Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lạiB. Tham thì thâm.C. ăn cây nào rào cây ấy.D. Cứu một người phúc đẳng hà sa. 68. Nhận xét về tính cách Hoạn Thư? A. Khôn ngoan giảo hoạtB. Nhu nhược hèn nhátC. Mưu mô cơ hộiD. Hiền lành thật thà. 69. Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng ngôn ngữ nào? A. Chữ nôm B. Chữ Hán C. Chữ PhápD. Chữ quốc ngữ. 70. Vẻ đẹp lục Vân Tiên qua hành động cứu Kiều Nguyệt Nga? A. Cả B, C, D đều đúngB. Có tài năngC. Có tấm lòng vị nghĩaD. Có tính anh hùng 71. Hai câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông - Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” sử dụng phép tu từ gì? A. So sánhB. ẩn dụC. Nhân hoá D. Nói quá 72. Tác dụng của phép tu từ đó? A. Khắc hoạ được vẻ đẹp của một dũng tướng thời xưa.B. Tô đậm vẻ đẹp của một người nông dan chất phác. C. Nhấn mạnh vẻ đẹp của một chàng thư sinh nho nhã thời xưa,D. Ca ngợi vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, vị tha. 73. Ý nào nói đúng nhất con người Lục Vân Tiên trong lời nói và thái độ của chàng với Kiều Nguyệt Nga. A. Cả B, C, D đều đúngB. Trọng nghĩa khinh tàiC. Từ tâm nhân hậuD. Chính trực hào hiệp 74. Đoạn trích thể hiện khát vọng gì của tác giả. A. Được cứu người giúp đờiB. Trở lên giàu sang phú quýC. Có công danh hiển háchD. Có tiếng tăm vang dội 75. Chuyện Lục Vân Tiên là truyện kể mang nhiều tính chất dân gian đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 76. Nhận xét nào đúng nhất về ngôn ngữ của đoạn trích? A. Cả B, C, D đều đúngB. Mộc mạc bình dị gần với lời nói thườgn ngày của con người. C. Đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết của câu chuyện.D. Mang màu sắc địa phương Nam bộ 77. Nhận định nào nói đúng nhất đối tượng miêu tả nội tâm? A. Cả B, C, D đều đúngB. Những cảm xúc nhân vậtC. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật D. Những ý nghĩ của nhân vật 78. Có những cách miêu tả nội tâm nào? A. Cả A, B, C đều đúngB. Gián tiếpC. Đan xen giữa trực tiếp và gián tiếD. Trực tiếp 79. Trong các dòng sau dòng nào là thành ngữ? A. Tham thì thâmB. Cá không ăn muối cá ươnC. Uống nước nhớ nguồnD. Nước mắt cá sấu 80. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc. A. Nuôi ong tay áoB. ếch ngồi đáy giếngC. Mỡ để miệng mèoD. Cháy nhà ra mặt chuột 81. Từ đồng nghĩa trái nghĩa, cấp độ khái quát của từ ngữ là những khái niệm thuộc về quan hệ nào giữa các từ? A. Quan hệ về ngữ nghĩaB. Quan hệ về ngữ pháp. 82. Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào thời kì nào? A. Trong kháng chiến chống Pháp.B. Trước Cách mạng tháng tám.C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975. 83. Bài thơ “Đồng chí” viết về đề tài gì?.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> A. Tình đồng độiB. Tình quân dânC. Tình anh emD. Tình bạn bè. 84. Bài thơ “đồng chí” viết theo thể thơ nào? A. Tự doB. Thất ngôn bát cú Đường luậtC. Tứ tuyệt Đường luậtD. Lục bát 85. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng phép tu từ gì? A. Nhân hoáB. So sánhC. ẩn dụD. Nói quá 86. Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Đầu bạc răng longB. Đầu súng trăng treo.C. Đầu non cuối bểD. Đầu sóng ngọn gió 87. Để lập luận chặt chẽ người ta thường dùng các yếu tố ngôn ngữ nào? A. Cả B, D đều đúngB. Dùng câu lập luậnC. Dùng từ lập luậnD. Cả A, B đều sai. 88. Đoạn trích “Thuý kiều báo ân báo oán” có sử dụng yếu tố nghị luận không? A. Có,,,,B. Không 89. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” viết về vùng biển nào? A. Hạ Long - Quảng NinhB. Đồ Sơn - Hải PhòngC. Sầm Sơn - Thanh HoáD. Cừa Lò - Nghệ An 90. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá là gì? A. Cả B, D đều đúngB. Cảm hứng thiên nhiênC. Cảm hứng chiến tranhD. Cảm hứng về lao động 91. Bài thơ được bố cục theo hành trình của một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, đúng hay sai? A. ĐúngB. Sai 92. Câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Ẩn dụB Hoán dụC. So sánhD. Nhân hoá 93. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào? A. NghĩB. BảoC. ThấyD. Nói 94. Từ “người dưng là loại từ nào? A. Là một từ ghépB. Là một từ đơnC. Là một từ láy D. Cả A, B, C đều sai. 95. Trong các từ sau từ nào không phải từ láy? A. Đèn điệnB. Rưng rưngC. Vành vạnhD. Thình lình 96. Tác phẩm “Làng” của Kim Lân được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắnB. Hồi kýC. Tiểu thuyếtD. Tuỳ bút 97. Nhân vật chính trong truyện “Làng” là ai? A. Ông HaiB. Bà chủ nhàC. Bà HaiD. Bác Thứ 98. Trong câu nói của ông Hai “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!”, “chúng nó” là ai? A. Giặc tâyB. Lũ trẻC. Cua, cá D. Trâu bò 99. Loại dấu câu nào được sử dụng trong lời đối thoại? A. Dấu gạch ngangB. Dấu ngoặc đơnC. Dấu ngoặc képD. Dấu hai chấm 100. Nhận định nào nói đúng nhất các loại ngôn ngữ được sử dụng trong truyện “Làng” của Kim Lân? A. Cả A, B, C đều đúng.B. Ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật C. Ngôn ngữ trần thuậtD. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật 1.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN Tiết 192,193,194 :. LUYỆN TẬP KIỂM TRA TỔNG HỢP ĐỀ SỐ 1.. Câu 1: ( 1,5 điểm ) Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ: " Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh " (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) Câu 1: ( 1,5 điểm) Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ. Câu 2: ( 7 điểm ) Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: ( 1,5 điểm) Học sinh phát hiện các từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu và thấy tác dụng của chúng : vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người. - Từ láy ở hai dòng đầu : gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn mang cái nét thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhưng nhẹ nhàng tĩnh lặng và nhuốm đầy tâm trạng. Từ láy "nao nao"gợi sự xao xuyến bâng khuâng về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện. - Từ láy ở hai câu sau báo hiệu cảnh sắc thay đổi nhuốm màu u ám thê lương. Các từ gợi tả được hình ảnh nấm mồ lẻ loi đơn độc lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ thật đáng tội nghiệp khiến Kiều động lòng và chuẩn bị cho sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh của âm khí nặng nề trong những câu thơ tiếp theo. Câu 2: ( 1,5 điểm) Chép chính xác 3 dòng thơ được 0,5 điểm, nếu sai 2 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm : Đ " êm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> Đầu súng trăng treo". (Đồng chí - Chính Hữu) Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo"được 1 điểm. Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau : - Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc. - Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu. Câu 3: ( 7 điểm) Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ về anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa - là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động trí thức trong những năm đất nước còn chiến tranh : a. Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêu biểu. b. Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên : - Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc. Các dẫn chứng tiêu biểu : một mình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào thể hiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao. - Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm nhường khi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác). - Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn : không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang mở, vườn hoa đàn gà... là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó. c. Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí thức lặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng.. ĐỀ SỐ 2. Câu 1. ( 3 điểm) Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết : "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa." Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết : "Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác." a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó. b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên..
<span class='text_page_counter'>(58)</span> Câu 2: ( 7 điểm ) Môi trường sống của chúng ta đang kêu cứu. Dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn. GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: ( 3 điểm) a. Khác nhau và giống nhau : - Khác nhau : + Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời. + Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ. - Giống nhau : + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung. + Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình. b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ. Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót. Câu 2: ( 7 điểm) Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau : a. Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ô nhiễm và con người chưa có ý thức bảo vệ. b. Biểu hiện và phân tích tác hại : - Ô nhiễm môi trường làm hại đến sự sống. - Ô nhiễm môi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng. c. Đánh giá : - Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ môi trường, phá huỷ môi trường sống tốt đẹp. - Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc. d. Hướng giải quyết : - Tuyên truyền để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> môi trường. - Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. BÀI VĂN MẪU Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa . Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp . Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố . Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường . Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần . Tuy vậy , họ vẫn thản nhiên , vô tư không có gì áy náy .Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn .Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình.Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại.Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp , hiện đại . Không ở đâu xa , ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Bạch Đằng chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn . Công viên ven bờ sông là nơi sinh hoạt thể dục thể thao của các cụ ông , cụ bà và cả các thanh thiếu niên. Mọi người đến để thư giãn , hóng mát nhưng nhìn xuống dòng nước ven bờ , nước bẩn theo cống vẫn từng ngày từng giờ ung dung đổ xuống , bao ni lông bị ném xuống trôi bồng bềnh gây phản cảm , mất mĩ quan cả dòng sông . Còn đối với những ghế đá vô tội vạ bị những người vô ý thức trét bã kẹo cao su , khi có một người nào đó vô tình ngổi lên thì việc gì sẽ xảy ra ? Bã kẹo sẽ dính chặt vào quần áo của người đó không những làm bẩn quần áo mà còn gây sự khó chịu . Và sẽ ra sao khi người ngồi trên ghế đá kia có một cuộc hẹn quan trọng ? Bạn thấy đó , chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác . Ngày nay , đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa . Thế nhưng , được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường . Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình , tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố . Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi . Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết – căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người . Và việc một số tài xế đổ gạch đá phế thải ra ngoài đường thì sao ? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số đất đá . Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông . Và cũng trên những con đường ấy đã xảy ra bao vụ tai nạn giao thông gây đau thương cho nhiều gia đình . Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa . Như đã kể ở trên , xác súc vật bị quăng bừa bãi khắp nơi . Thịt của chúng dần phân hủy kèm theo là một mùi hôi vô cùng khó chịu đối với những người vô tình đi ngang qua . Tệ hại hơn , đứng trước nguy cơ bùng nổ dịch cúm gia cầm H5N1, một số người dân khi thấy gà vịt chết hàng loạt đã không báo cho cơ quan thú y xử lý mà họ đã tự ý ném xác chúng xuống hồ , ao . Đó là một việc làm vô cùng nguy hiểm vì nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao , hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gai đình . Các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng . Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước . Chúng khiến cho cống không thoát được nước . Vào những ngày mưa lớn , do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả , nước tràn khắp đường phố , cản trở giao thông . Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà . Nhìn cảnh tượng ấy , em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất . Thật đáng nguy hiểm khi trẻ em ngày nay lại sa vào hiện tượng vứt rác bừa bãi rất nhiều . Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo , vỏ bánh . Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô . Làm sao các thầy , các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy . Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác , dọn vệ sinh lớp . Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp . Thật tai hại làm sao ! Ngày hôm nay , vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều . Nước ta đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO . Và sau khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, con người và đất nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều người biết đến . Lượng khách nước ngoài đến thăm nước ta ngày càng đông . Mọi người được giới thiệu về nước Việt Nam như là một nước thanh bình, thân thiện . Nhưng khi nhìn thấy những sự việc trên thì liệu họ còn cái nhìn thân thiện về nước ta chăng ? Hay đó là một cách nhìn khác , cái nhìn pha diện về cách sống của người Việt Nam . Chưa bao giờ , ô nhiễm môi trường đang thực sự là vấn đề lớn của cả nhân loại như ngày nay. Những biến đổi khí hậu và hậu quả khủng khiếp của nó không còn là dự báo nữa mà thành hiện thực ở khắp nơi . Hiện tượng toàn cầu hóa El Nino và trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vẫn diễn ra từng ngày , từng giờ . Điều đáng suy nghĩ là ở chỗ phần lớn , nếu không muốn nói là tất cả những hiện tượng trên đều có nguyên nhân từ con người , từ những hành động bừa bãi mà trong đó có cả việc xả rác và khí thải bừa bãi . Nói cách khác , những tác hại của việc xả rác mà em đã nêu ra như mất vệ sinh , thể hiện hành vi vô văn hóa , gây mất mĩ quan lan truyền dịch bệnh , tốn kém tiền của trong việc thu gom và xử lý , khiến cho người nước ngoài có ấn tượng không tốt … đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người . Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chĩ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo Của người thì thả cho bò nó ăn ” Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gianđể đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt . Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức , phản văn hóa, văn minh , phá hoại môi trường sống . Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp . Mặt khác , nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc. Ví dụ như ở nước Singapo, chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường là đã bị phạt tiền rất nặng . Tùy vào mức độ sai phạm mà người vi phạm có thể bị đánh giữa đường . Còn ở Việt Nam thì sao ? Những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi , nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe . Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng . Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài Mỗi người trong cộng đồng ai cũng muốn có sức khỏe dồi dào , người thân không ốm đau , láng giềng yên ổn nhưng do nếp sống nếp nghĩ quen thuộc của một số ít người mà còn hiện tượng vứt rác bừa bãi ra nơi công cộng . Thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không cho phép người dân cứ tiếp tục lối sống , nếp nghĩ như thế . Hãy khắc phục nó bằng mọi cách có thể . Mỗi người chúng ta hãy sống thật tốt đẹp , giữ gìn vệ sinh ở bất kì nơi đâu , trong nhà hay ngoài ngõ , trên cạn hay dưới sông để tạo môi trường sống trong lành cho cả mình và mọi người , để có điều kiện cống hiến nhiều nhất cho đất nước . Đứng trước xu thế hội nhập ngày nay , làm thế nào để vươn ra biển lớn , để hòa nhập cùng với bạn nè ở bốn phương . Thiết nghĩ , cần nhất là một gương mặt một diện mạo mới của đất nước . Một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thoải mái . Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt của mọi người , đứng vì những thói quen xấu của cá nhân như vứt rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mọi người . Hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp : “Mình vì mọi người , mọi người vì mình ” Đối với em thì những hành vi như xả rác bừa bãi nơi công cộng , đổ nước thải sinh hoạt xuống cống , rãnh là những hành động xấu , đáng chê trách . Chúng gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người . Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình , điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn . Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên , chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường , tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo . Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại. ĐỀ SỐ 3. Câu 1: ( 1,5 điểm ) Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau : "Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì tiếng gà thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ." (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh).
<span class='text_page_counter'>(62)</span> Câu 2: ( 1,5 điểm ) Có bạn chép hai câu thơ như sau : " àn thu thuỷ nét xuân sơn, L Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh." Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó ?. Câu 3: ( 7 điểm) Hiện tương trẻ em trong độ tuổi đến trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi lao vào trò chơi game trên Internet. Dựa vào những hiểu biết của em, viết một bài văn trình bày quan điểm của em và cách giải quyết vấn đề này ?. GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: (1,5 điểm) Điệp ngữ trong đoạn thơ là từ vì, được sử dụng nhằm thể hiện mục đích chiến đấu của cháu - anh chiến sĩ trong bài thơ. Những lí do anh đưa ra rất giản dị : vì tiếng gà, vì bà, vì lòng yêu Tổ quốc. Mỗi từ vì nhằm nhấn mạnh một mục đích của anh, thể hiện tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc bắt nguồn từ tình cảm chân thực giản dị : tình gia đình với những kỉ niệm mộc mạc đáng yêu đã hun đúc và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua gian khó, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Câu 2 (1,5 điểm) Chép sai từ "buồn"- đúng là từ "hờn". Chép sai ảnh hưởng nghĩa của câu như sau : "buồn" là sự chấp nhận còn "hờn" thể hiện sự tức giận có ý thức tiềm tàng sự phản kháng. Dùng "hờn"mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong quan niệm hồng nhan bạc phận. Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi với mười lăm năm lưu lạc. Câu 3: ( 7 điểm ) Nêu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm các ý cơ bản sau : a. Nêu vấn đề nghị luận: Hiện tương trẻ em trong độ tuổi đến trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi lao vào trò chơi game trên Internet. b. Biểu hiện và phân tích tác hại : - Nghiện. - Hết thời gian. - Không học bài. - Tốn tiền. - Sức khõe, đạo đức xuống cấp. c. Đánh giá : - Việc làm đúng hay sai. - Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc. d. Hướng giải quyết : - Tuyên truyền, giáo dục. - Coi đó là vấn đề cấp bách của toàn xã hội..
<span class='text_page_counter'>(63)</span> BÀI VĂN MẪU Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa:“Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”.Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử.(Thường được gọi là “game”). Từ ý tưởng ban đầu như là một thú tiêu khiển giết thời gian nay nó đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, một hình thức văn hóa đang tương tác với những loại hình nghệ thuật khác và các loại phương tiện truyền thông khác Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi sự đầu tư tính đa dạng của nó: phong phú về thể loại như thể thao (Fifa), hành động (Hitman), chiến thuật, phiêu lưu (Tarzan), trí tuệ (Sherlock Holmes), mô phỏng (Sim), chiến thuật (Yuri), vui nhộn,…; nhiều hình thức: video game (Mario,Racing,tetris…), game show trực tiếp trên truyền hình (Vui cùng Hugo), game trong điện thoại di động, game trên máy tính, …Song phải kể đến một loại trò chơi điện tử thật sự tạo nên một “cơn bão” trong giới học sinh: game online (trò chơi trực tuyến) bởi hình ảnh đồ họa 3D sắc nét, sắc được phối hợp hài hòa nhưng cũng có phần bí ẩn làm cho người chơi cảm thấy hồi hộp,bị lôi cuốn theo trò chơi người chơi có thể trực tiếp thi thố tài năng với nhau thông qua điều khiển các nhân vật ảo, vừa chơi game vừa chat, có thể chuyển nhượng các món đồ trong game (đồ ảo). các nhân vật được xây dựng đẹp và sinh động, phong phú,có thể ăn theo một số phim, truyện ăn khách (Thiên Long Bát bộ,..) hoặc các hoạt động đang được yêu thích tại thời điểm đó.(bóng đá, nhảy hiphop,…).Về âm thanh có trò thì có điệu nhạc vui nhộn,có trò thì có điệu nhạc hoành tráng của những trận đánh nhau giữa hai game thủ.Ngày nay,nền công nghệ thông tin ngày càng phát triển hơn trước nên đã tạo ra nhiều trò chơi hay,hấp dẫn mọi người và nhất là học sinh. Nhiều trò còn áp dụng nhiều kĩ thuật mới của ngành tin học làm cho nhân vật của các trò chơi có thể di chuyển nhanh,động tác mềm mại,uyển chuyển hơn. Chính bởi tính đa dạng của trò chơi điện tử, nó phù hợp với mọi lứa tuổi, sở thích và cá tính. ”Game có thể thảo mãn hầu hết các nhu cầu tâm lý căn bản của người chơi. Đó là lý do khiến nhiều người cảm thấy khó khăn khi rời bỏ thế giới ảo”-theo một cuộc nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia trường Đại học Rochester (New Yord, Mỹ) tiến hành trên 1000 người chơi. Game có thể đem đến cho người giải trí cảm giác thanh công, tự do và được tương tác với người khác. Song những mặt tích cực ấy chỉ khi bạn chơi điều độ,mức độ vừa phải với những trò chơi phù hợp. Với hơn 1.000 máy chủ của Vinagame hiện tại các bạn thử ước tính xem bao nhiêu người dùng chưa kể đến các game online khác.Làm sao đây? các bạn có cách nào không? Làm sao để gameonline là một hình thức giải trí đúng nghĩa? Hiện nay, hoạt động của dịch vụ Internet, game online ở địa phương ta vô cùng nhộn nhịp, càng gần cỏc trường học, càng xuất hiện nhiều. Đoạn đường từ nhà tôi đến trờng, chỉ dài hơn 2 km đã có hàng chục cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet, game online hoạt động liên tục ngày đêm (có nhiều điểm hoạt động suốt 24/24 giờ hoặc vờ nghỉ đêm với cửa khép bên ngoài nhưng bên trong vẫn hoạt động bình thường). Khách hàng phần lớn là thanh, thiếu niên trong tuổi cắp sách đến trường. Bằng chút vốn kiến thức tin học “vừa đủ xài” đã được học ở trường, hay ở đâu đó, các tay lướt web này đã “làm quen” khá nhanh với Internet, game online. Chính những người “nghiện” game online thừa nhận, lúc đầu các em chỉ lên mạng chơi, nhưng thấy quá hấp dẫn, muốn khám phá, rồi thử... và “nghiện” lúc nào chẳng hay…. Game không xấu và cả chơi game cũng không xấu nhưng việc nhiều người đang lạm dụng tính giải trí của nó một cách quá mức lại gây lên những tác hại mà người chơi, đặc biệt là lứa tuổi học sinh không ngờ đến.Chơi game tốn thời gian .§©y lµ ®iÓm kh«ng ai ph¶i bµn c·i: Một người chơi ít khi nhận ra chỉ loáng một cái họ tiêu diệt một con quái vật lại ngốn đến cả tiếng đồng hồ, chỉ một loáng họ vượt qua một “cửa” lại ngấu đến vài tiếng. Và thế, thời gian ăn, ngủ, học, làm việc,... đều bị bớt xén, thậm chí là cắt hẳn để giành cho thời gian chơi game. Có phụ huynh cho rằng:”Thà cứ để nó chơi thế còn hơn sa đà vào tệ nạn xã hội”. §óng ! Chơi game không có gì là xấu cả nó là môn giải trí của cả thế giới, nó còn có lợi hàng trăm.
<span class='text_page_counter'>(64)</span> lần các trò chơi như đua xe lạng lách, hút xách ma tuý... và giới trẻ không ngoài chơi game giải trí thì không có một thứ gì khác để chơi. Thử hỏi ở các thành phố hè đến có gì để chơi để giải trí, công viên thì hiếm hoi, nhà văn hoá quận huyện hầu như không có, nếu có cũng kinh doanh, đi lại ngoài đường tai nạn giao thông nguy hiểm, thà để cho con cái chơi game mà an toàn.Nhưng họ đâu ngờ cô cậu quý tử nhà họ lại bỏ học để có đủ thời gian ”cày level” cho bằng bạn bằng bè. Bạn có tin không,những người làm game online đã tính toán để bạn, một người chơi game 7 tiếng mỗi ngày nếu bạn muốn trong vòng một năm của họ sẽ mất ít nhất là 5 (khoảng 2500 giờ) lên được level cao. Vậy bạn có thấy tiếc thời gian của mình khi cả ngày chỉ vùi đầu vào trò chơi điện tử, đeo đuổi những khát vọng viển vông, trong 2500 giờ ấy, bạn có thể tham gia bao nhiêu hoạt động có ích như từ thiện, hay chỉ đơn giản là chơi một môn thể thao, đọc sách, tiếp thu hàng ngàn những điều lý thú xung quanh mình.. Vậy mà, bạn chỉ biết quay cuồng với những nhân vật ảo trong game mà họ đã tạo ra, và cuối cùng cái bạn đã có là gì? Chưởng của thiếu lâm? Biết được cách giết mấy con quái vật? Tôi không chắc là nó sẽ có ích gì trong xã hội hiện tại, một xã hội cần những con người có học hành, có tri thức, có hiểu biết. Bạn có hiểu vấn đề không? Bạn bỏ học để chơi game, chính là biểu hiện của việc tự làm mình thụt lùi lại so với văn minh nhân loại. Ai còng thÊy ch¬i game tốn tiền bạc: Hãy làm một phép tính đơn giản thế này, một người chơi ngoài hàng 5 giờ/ngày với giá trung bình 2500 đồng/1 giờ thì trong một năm sẽ sẽ tiêu tốn hơn 4 triệu rưỡi! Dù nhà bạn có máy tính, số tiền bỏ ra cũng chẳng ít hơn với ti tỉ thứ tiền phải trả: tiền hao tổn máy (sửa chữa); tiền nâng cấp các bộ phận của máy tính để cho hiện đại nhất, đáp ứng những nhu cầu ngày càng khó chiều của các game; tiền điện; tiền internet,… Bạn sẽ mất ít nhất là 4 triệu rưỡi một năm để nuôi cái thú vui xa xỉ này nếu bạn là một tay “nghiện game bình dân”!Bởi vì không chỉ phải trang trải cho tiền chơi hàng ngày mà còn bỏ không ít tiền để “trang trí” thêm cho con nhân vật ảo của mình nếu muốn trông nó đẹp và “chẳng kém ai”.Thậm chí có những game yêu cầu bạn phải “nạp thẻ” (tức là trả tiền chơi cho nhà sản xuất) như “Võ Lâm truyền kỳ” với một thẻ 60 000 được 100 giờ (tất nhiên bạn vẫn phải trả tiền cho hàng net). Một người chơi game online chuyên nghiệp tâm sự: ”Tiền chơi phải bỏ ra là một truyện, nhưng tiền mua đồ cho con character (nhân vật) mới thật sự tốn kém, trung bình mỗi tháng mất không dưới 800 nghìn. Hơn nữa còn phải nạp thẻ Võ lâm. Nhiều khi tiền tiêu vặt bố mẹ cho không đủ đốt, túng quá phải đi chơi bài ăn tiền!”.Thật cay đắng thay! Là một học sinh, bạn làm gì ra mấy trăm nghìn một tháng?Dù là một người lớn, kiếm mấy trăm nghìn cũng đâu có đơn giản.Một công nhân giày da làm việc vất vả với bụi và khói, tính cả tiền độc hại cũng chỉ ước tính 900 nghìn một tháng. Thú vui này nó ngấu của người ta ngày càng nhiều tiền bạc mà người ta không dễ gì nhận ra. Để có được số tiền ấy, nếu bạn chẳng có một ông bố nhà giàu đáp ứng tất tần tật những mong muốn tốn kém của mình thì ngoài việc ăn trộm, cướp giật hay cắt xén chính tiền học bố mẹ cho thì đâu còn cách nào khác? Thật khó để tưởng tượng những trò chơi điện tử đã gián tiếp đẩy những con người còn ngồi trên ghế nhà trường vào con đường phạm pháp. T¸c h¹i v« cïng nghiªm träng cña game lµ ảnh hưởng đến sức khỏe & trí óc. Game có thể ngốn năng lượng của bạn nhiều hơn bất cứ một hoạt động nào.Tin không? Một người chơi game thường xuyên bộc bạch “Đối người chơi, thức qua đêm là khái niệm hết sức bình.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> thường”.3h sáng với thế giới xung quanh chìm trong giấc ngủ im lìm, có ai biết rằng trong một góc phòng nào đó, vẫn có những kẻ còn đang quay cuồng với những đòn, chưởng, đao, thương. Những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng đến quên ăn quên ngủ như vậy, đối với dân nghiền game đã trở thành chuyện thường ngày . Trong số đó, có mấy ai sẽ tỉnh ngộ và dừng lại kịp thời trước khi sức khỏe lần lượt “đội nón ra đi”. Những học sinh đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, đòi hỏi một thời gian biểu hợp lý với ăn, ngủ, nghỉ, học, chơi song lại bị bóp méo đáng sợ để chỉ dành thời gian cho thú vui trong thế giới ảo. Đâu là thời gian để bạn ôn lại những bài học cũ trước khi kiểm tra? Đâu là thời gian cho bạn làm bài tập thầy cô cho về nhà? Bạn Minh Hoàng,16 tuổi ở Từ Liêm, Hà Nội là một học sinh thông minh, chăm chỉ. Song kể từ khi chơi bắt đầu mải mê chơi điện tử, để có đủ thời gian chơi cho thoải mái, bạn bỏ học nhiều hôm chỉ vì “trót hẹn với anh em” rồi. Từ đầu năm 2007, bạn bỏ hẳn học ở nhà chơi game. Được tung hoành ngang dọc trong thế giới rộng lớn của các game online là một niềm say mê với nhiều dân ghiền game. Quăng mình vào cuộc chiến, mấy ai nhận ra rằng tất cả những thứ họ có trong tay như tiền bạc, vinh quang, chiến công, đẳng cấp... tất cả chỉ là ảo? Khi ấy, đồng tiền và thời gian bỏ ra cho việc chơi game thu được gì ngoài việc sức khỏe sa sút, tuổi trẻ bị rửa trôi trên bàn phím hằng ngày, hằng tháng, thậm chí hằng năm... Chơi game liên tục khiến đầu óc bạn mệt mỏi và cả cơ thể rã rời, suy nghĩ lờ đờ và không đủ tỉnh táo để tiếp tục học tập.Theo tiến sỹ Quang cho biết: “Những người bị chứng nghiện games online không muốn ròi chiếc máy tính, nếu không được chơi thì nhớ, thèm, sinh ra buồn phiền, chán nản thậm chú kích động phá phách đồ đạc.Về mặt sinh lý họ có các biểu hiện như vã mồ hôi, chán ăn, mất ngủ, sút cân nhanh”.Đừng bao giờ đánh đồng bạn của thế giới ảo và thế giới thật. Đừng bao giờ đánh mất sức khỏe và đánh mất chính mình chỉ vì bạn đã từng chơi trò chơi điện tử. Một thiếu niên ở thành phố Ekaterinburg (Nga) đã bị đột quỵ sau khi chơi điện tử liền tù tì suốt 12 tiếng tại một phòng games. Khi về nhà, phát hiện cậu bé có những cách hành xử khá kỳ quặc và gần như không thể thích nghi với cuộc sống bình thường, bố mẹ cậu bé lập tức đưa cậu đến bệnh viện để điều trị.Tuy nhiên mọi chuyện đã không thể thay đổi và cậu bé đã chết. Các bác sĩ kết luận, trò chơi điện tử là nguyên nhân làm phát triển các bệnh về não bộ từ đó dẫn tới việc cậu bé bị đột quỵ Lại một câu chuyện đau lòng khác ở (TP.HCM), về một người chơi đột quỵ sau khi chơi nhiều giờ liên tiếp. Nguồn tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết rạng sáng 20-9, bệnh nhân Quốc C. (24 tuổi), ngụ P.6, Q.6, đã được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng ngưng thở. Do chơi game quá sức, C. bị rối loạn tâm thần phân liệt, kèm theo hạ đường huyết (lượng đường huyết bằng 0) do không ăn gây biến chứng và hôn mê đến nay. Đây chính là hồi chu«ng cảnh báo gay gắt về tình trạng chơi game liên tục trong nhiều giờ liên tiếp Cậu học sinh vốn hiền lành,học giỏi ngoan ngoãn vì “kẹt” tiền chơi quá nên làm liều trộm tiền bố mẹ bị bắt và từ đấy bố mẹ cậu không còn tin tưởng ở cậu nữa. Học sinh vốn là lứa tuổi đẹp và luôn để lại những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời người. Một người con luôn khiến bố mẹ phải ngưỡm mộ trước các đồng nghiệp khác bởi những giải nhất toán học cấp quận, thành phố giờ lại phải xấu hổ, cũng trước những người kia vì con mình sa đà chơi điện tử đến bỏ học. Một người bà phải khóc vì thương đứa cháu mồ côi của mình vốn “là đứa tử tế” không ngờ lại ngày càng tàn tạ, đổ đốn chỉ vì chơi game nhiều. Tiếc là rất nhiều người không coi đó là một điều xấu, vẫn đắm đuối không nhận thức ra được điều đó..
<span class='text_page_counter'>(66)</span> Một phần cũng phải nói đến trách nhiệm xã hội của nhà kinh doanh. Vì mải mê theo đuổi những lợi ích kinh doanh mà không đếm xỉa đến những tác hại mà họ đang gây ra cho xã hội cho đất nước.Dù có thông tư quản lý hoạt động gameonline nhưng họ liên tiếp sử dụng các "chiêu", các mánh khóe kinh doanh để làm sao vắt được các con "bò sữa" game thủ càng nhiều càng tốt.Và nguy hại hơn đó là sự suy đồi của cả một thế hệ! Với 1/3 thời gian bạn đắm chìm trong game, cộng với thời gian ăn, ngủ, đi học, nếu bạn vẫn còn giữ được nếp sống bình thường, sẽ lấp đầy thời gian biểu của bạn. Vậy đâu sẽ là thời gian bạn dành cho mọi người xung quanh mình? Đâu là thời để bạn giảng bài cho đứa em lớp 2 như mọi khi? Đâu là thời gian để bạn ngồi tâm sự và chia sẻ với bố hay mẹ? Đâu là thời gian để bạn dành một bông hoa cho bà trong ngày 83? Bạn đang dần làm mất cân bằng giữa một bên là thế giới ảo trong game và một bên là thế giới thực của chính mình!Có thể trong game, bạn tạo thêm được không ít những mối quan hệ mới, nhưng còn những người thân đáng lẽ phải nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn những người bạn chỉ mới quen trên mạng và chưa kịp biết gì về họ. Bạn đang dần theo khuynh hướng khép kín mình và giảm thiểu các mối quan hệ xuống mức thấp nhất. Một cuộc khảo sát với nội dung “Bạn chơi games vì?” đã nhận được: 0% chọn “Không có gì để làm”; 56,67% chọn “Games là thú vui, tiêu khiển, sở thích; 43,33% chọn “Games là cuộc sống”. Những cuộc nói chuyện của học sinh với nội dung về game, những hình dán, đồ vật có hình nhân vật trong game,… tràn lan đủ thấy sự ăn sâu vào tiềm tàng của game đối với giới học sinh hiện nay! Tháng 4 năm 2001 một học sinh xả súng giết hại 6 người ngay tại trường học ở Michigan, USA sau khi chơi “Serious sam”. “Bản thân từ game đã hàm chứa trong nó ý nghĩa chỉ là một cuộc chơi,và khi đã là trò chơi thì phải có liều lượng.Cái gì quá đà thì đều không tốt, chứ không riêng gì game.Yếu tố quan trọng là liều lượng và nhận thức, tự điều chỉnh của bản thân người chơi” (Phạm Tấn Công, thư ký Vinasa).Trò chơi điện tử như con dao hai lưỡi, nếu bạn chơi đúng mức, nó sẽ có tác dụng tốt, nếu bạn chơi quá mức, nó sẽ có những tác hại xấu! Đã đến lúc mọi người cần có những hồi chuông thức tỉnh thật sự với những người đang chơi và sắp chơi với những tác hại ghê gớm của việc chơi mê mải game.Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng: Game không xấu,bản thân việc chơi game cũng không xấu.Chỉ có điều lạm dụng nó một cách quá ,mức sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.”Biết dừng lại khi nào?”,câu trả lời nằm ở lý trí những người chơi game. Để giải quyết tình trạng nghiện game cần có sự phối hợp hoạt động đồng bộ của cả xã hội.Đi đầu là các nhà quản lý trong lĩnh vực Internet với một định hướng tốt và giám sát cụ thể, có thể quản lý thật sự về vấn đề này.Nghiên cứu những người nghiện game, các nhà tâm lý học thấy rằng họ thường thất bại trong đời sống thực và muốn tìm đến sự tự tin trong thế giới ảo. Bên cạnh đó, nhiều em nghiện game vì không có sự quan tâm đúng mức của gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy quan tâm và chia sẻ & có những định hướng tốt cho con em m×nh. Nhà trường và Đoàn thanh niên, hội sinh viên tạo ra nhiều sân chơi giúp các em có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, tránh ảo tưởng và rơi vào tình trạng nghiện game. Nếu thật sự có những dấu hiệu của chứng nghiện game online, hãy đưa con em đến trung tâm tham vấn tâm lý để được giúp đỡ. Tôi nghĩ nên thêm đoạn code để kiểm soát giờ chơi theo giờ đi học, đi làm và tránh tình trạng các gamer chơi liền tù tì suốt 24 giờ. Những cơ quan có trách nhiệm phải xét duyệt thật kỹ các game trước khi phổ biến để người chơi ở Việt Nam có thể qua trò chơi học được nhiều điều bổ ích. Làm thế nào để có thể vừa chơi vừa giải trí để nâng cao sự hiểu biết mà vẫn là những người học sinh giỏi,là những người con ngoan ?. Câu hỏi ấy có rất nhiều bạn học sinh cần đợc giải đáp.Chỳng ta phải tập trung tất cả vào việc học tập ,vào thời gian rãnh rỗi thì các bạn cũng cần phải đọc thêm sách báo,rèn luyện sức khỏe vào buổi sáng sớm.Và chúng ta cũng có thể tham gia game để thư giãn qua những ngày học tập mệt mỏi. Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i gìn sức khỏe bằng cách sắp xếp thời gian chơi hợp lý, điều độ - thường không quá 2 giờ mỗi ngày, không nên chơi liên tục mà nên có những khoảng nghỉ ngơi và nên tăng cường các hoạt động thể lực.Khi chơi các trò chơi điện tử cần tránh những nội dung không phù hợp với lứa tuổi vµ cã néi dung kh«ng lµnh m¹nh .Nhà trường cần tổ chức nhiều sinh hoạt.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> tập thể bổ ích cho các em để các em tránh được chuyện mãi chơi điện tử,xao nhãng việc học tập và phạm. những sai lầm khác. BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN.
<span class='text_page_counter'>(68)</span> Tiết 200,201,202:. LUYỆN TẬP KIỂM TRA TỔNG HỢP. ĐỀ SỐ 4: Câu 1: (2 điểm) Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó. Câu 2: ( 5 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Câu 1: (3 điểm) Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau: "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo". Gợi Ý: Câu1: (2,5điểm) Học sinh chép chính xác 4 dòng thơ cho 0,5 điểm (nếu sai 3 lỗi chính tả hoặc từ ngữ trừ 0,25 điểm) : Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (1 điểm) + Bức tranh mùa xuân được gợi lên bằng nhiều hình ảnh trong sáng : cỏ non, chim én, cành hoa lê trắng là những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân. + Cảnh vật sinh động nhờ những từ ngữ gợi hình : con én đưa thoi, điểm... + Cảnh sắc mùa xuân gợi vẻ tinh khôi với vẻ đẹp khoáng đạt, tươi mát. Câu 2: (5 điểm) Học sinh vận dụng các kĩ năng về nghị luận nhân vật văn học để nêu những suy nghĩ về nhân vật ông Hai người nông dân yêu làng, yêu nước trong kháng chiến chống Pháp bằng các ý cụ thể như sau : a. Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, giai đoạn đất nước đang ở thế cầm cự, nhân dân làng Chợ Dầu theo lệnh kháng chiến đi tản cư ở vùng Yên Thế (Bắc Giang). Và chính trong hoàn cảnh đó, nhân vật ông Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện những trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ của mình về tình cảm yêu làng, yêu nước. b. Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai : - Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư : buồn bực trong lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh liệt. - Đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian : tủi nhục đau đớn, xấu hổ không dám nhìn ai, lo sợ.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> bị người ta bài trừ, không chứa ; ruột gan cứ rối bời, không khí gia đình nặng nề, u ám... - Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng ông được cải chính : ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường. c. Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống văn hoá, trù phú và tự hào về sự thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ của quê hương mình. Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lí hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn bó với quê hương, xóm làng và cách mạng. d. Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm phẩm chất của con người Việt Nam. Câu1: (1,5điểm) Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau : - Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc. - Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : "Đầu súng trăng treo". Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (2 điểm) Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều. Câu 2: (6 điểm) Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Câu 3: ( 2 điểm ) Chép lại khổ thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ đó. GỢI Ý: Câu1: (1,5điểm) Nhận xét nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều cần đạt được các ý cơ bản sau : - Bút pháp tả thực được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh. Bằng bút pháp này, chân dung nhân vật hiện lên rất cụ thể và toàn diện : trang phục áo quần bảnh bao, diện mạo mày râu nhẵn nhụi, lời nói xấc xược, vô lễ, cộc lốc "Mã Giám Sinh", cử chỉ hách dịch ngồi tót sỗ sàng... tất cả làm hiện rõ bộ mặt trai lơ đểu giả, trơ trẽn và lố bịch của tên buôn thịt bán người giả danh trí thức. - Trong Truyện Kiều, tác giả sử dụng bút pháp tả thực để miêu tả các nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến... phơi bày bộ mặt thật của bọn chúng trong xã hội đương thời, nhằm tố cáo, lên án xã hội phong kiến với những con người bỉ ổi, đê tiện đó. Câu2: (6điểm).
<span class='text_page_counter'>(70)</span> Vận dụng các kĩ năng nghị luận văn học để nêu những suy nghĩ về số phận của người phụ nữ qua 2 tác phẩm : Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, yêu cầu đạt được các ý sau : a. Nêu khái quát nhận xét về đề tài người phụ nữ trong văn học, số phận cuộc đời của họ được phản ánh trong các tác phẩm văn học trung đại ; những bất hạnh oan khuất được bày tỏ, tiếng nói cảm thông bênh vực thể hiện tấm lòng nhân đạo của các tác giả, tiêu biểu thể hiện qua : Bánh trôi nước và Chuyện người con gái Nam Xương. b. Cảm nhận về người phụ nữ qua 2 tác phẩm : * Họ là những người phụ nữ đẹp có phẩm chất trong sáng, giàu đức hạnh : - Cô gái trong Bánh trôi nước : được miêu tả với những nét đẹp hình hài thật chân thực, trong sáng : “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Miêu tả bánh trôi nước nhưng lại dùng từ thân em - cách nói tâm sự của người phụ nữ quen thuộc kiểu ca dao : thân em như tấm lụa đào... khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh nước da trắng và tấm thân tròn đầy đặn, khoẻ mạnh của người thiếu nữ đang tuổi dậy thì mơn mởn sức sống. Cô gái ấy dù trải qua bao thăng trầm bảy nổi ba chìm vẫn giữ tấm lòng son. Sự son sắt hay tấm lòng trong sáng không bị vẩn đục cuộc đời đã khiến cô gái không chỉ đẹp vẻ bên ngoài mà còn quyến rũ hơn nhờ phẩm chất của tấm lòng son luôn toả rạng. - Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện ngươì con gái nam Xương : mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. + Trong cuộc sống vợ chồng nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà". Nàng luôn là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết, những ngày xa chồng nỗi nhớ cứ dài theo năm tháng : "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi" nàng lại âm thầm nhớ chồng. + Lòng hiếu thảo của Vũ Nương khiến mẹ chồng cảm động, những ngày bà ốm đau, nàng hết lòng thuốc thang chăm sóc nên khi trăng trối mẹ chồng nàng đã nói : "Sau này, trời xét lòng lành, […], xanh kia quyết chẳng phụ con". Khi mẹ chồng khuất núi, nàng lo ma chay chu tất, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình. + Nàng là người trọng danh dự, nhân phẩm : khi bị chồng vu oan, nàng một mực tìm lời lẽ phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Khi không làm dịu được lòng ghen tuông mù quáng của chồng, nàng chỉ còn biết thất vọng đau đớn, đành tìm đến cái chết với lời nguyền thể hiện sự thuỷ chung trong trắng. Đến khi sống dưới thuỷ cung nàng vẫn luôn nhớ về chồng con, muốn được rửa mối oan nhục của mình. * Họ là những người chịu nhiều oan khuất và bất hạnh, không được xã hội coi trọng : - Người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương đã bị xã hội xô đẩy, sống cuộc sống không được tôn trọng và bản thân mình không được tự quyết định hạnh phúc : "Bảy nổi ba chìm với nước non, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" - Vũ Nương bị chồng nghi oan, cuộc sống của nàng ngay từ khi mới kết hôn đã không được bình đẳng vì nàng là con nhà nghèo, lấy chồng giầu có. Sự cách biệt ấy đã cộng thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến. Hơn nữa Trương Sinh là người có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, lại thêm tâm trạng của chàng khi trở về không vui vì mẹ mất. Lời nói của đứa trẻ ngây thơ như đổ thêm dầu vào lửa làm thổi bùng ngọn lửa ghen tuông trong con người vốn đa nghi đó, chàng "đinh ninh là vợ hư". Cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can. Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến chỉ xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không được bênh vực, che chở mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí ; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình. c. Đánh giá chung : Số phận người phụ nữ trong xã hội xưa bị khinh rẻ và không được quyền định đoạt hạnh phúc của mình, các tác giả lên tiếng phản đối, tố cáo xã hội nhằm bênh vực cho người phụ nữ. Đó là một chủ đề manh tính nhân văn cao cả của văn học đương thời. Câu1: ( 2điểm ) Học sinh chép chính xác khổ thơ đầu trong bài Đoàn thuyền đánh cá. Sai từ 3 lỗi về chính tả hoặc từ ngữ.
<span class='text_page_counter'>(71)</span> trừ 0,25 điểm. Phân tích nghệ thuật nhân hoá và so sánh có trong đoạn thơ, phát hiện được những từ thể hiện các biện pháp đó : "như hòn lửa", "sóng cài then", "đêm sập cửa". Nhận thấy tác dụng của các hình ảnh góp phần gợi cho người đọc hình dung cảnh biển trong buổi hoàng hôn rực rỡ, lung linh và hùng vĩ. Sự bao la của vũ trụ đầy bí ẩn, mang một cảm quan mới của nhà thơ gắn với thiên nhiên, với biển, với trời.. ĐỀ SỐ 6 Câu 1. ( 1,0 điểm ) Vị trí của khởi ngữ trong câu ? Tìm khởi ngữ trong các câu sau: a, Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” (Lê Minh Khuê. Những ngôi sao xa xôi) b, Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao. Lão Hạc) Câu 2: ( 3 điểm ) Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều Câu 3: (6 điểm) Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng GỢI Ý: Câu 1: a, Còn mắt tôi b,Đối với chúng mình. Câu2: (3 điểm) Yêu cầu : Học sinh cần vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học và những hiểu biết về Nguyễn Du và Truyện Kiều để làm tốt bài văn. a. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều: - Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam. - Truyện Kiều là tác phẩm đồ sộ của Nguyễn Du và là đỉnh cao chói lọi của nghệ thuật thi ca về ngôn ngữ tiếng Việt. b. Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du : - Thân thế : xuất thân trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. - Thời đại : lịch sử đầy biến động của gia đình và xã hội. - Con người : có năng khiếu văn học bẩm sinh, bản thân mồ côi sớm, có những năm tháng gian truân trôi dạt. Như vậy, năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống phong phú kết hợp trong trái tim yêu thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du. - Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du với những sáng tạo lớn, có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. c. Giới thiệu về giá trị Truyện Kiều: * Giá trị nội dung : - Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo. - Truyện Kiều đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người. - Truyện Kiều tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. * Giá trị nghệ thuật : Tác phẩm là một kiệt tác nghệ thuật trên tất cả các phương diện : ngôn ngữ, hình ảnh, cách xây dựng nhân vật Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc. Câu 3: (6điểm) Yêu cầu học sinh cảm nhận được tình cha con ông Sáu thật sâu nặng và cảm động trên những ý cơ bản : a. Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng : tác phẩm viết về tình cha con của người cán bộ kháng chiến đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. b. Phân tích được 2 luận điểm sau :.
<span class='text_page_counter'>(72)</span> * Tình cảm của bé Thu dành cho cha thật cảm động và sâu sắc : - Bé Thu là cô bé ương ngạnh bướng bỉnh nhưng rất đáng yêu : Thu không chịu nhận ông Sáu là cha, sợ hãi bỏ chạy khi ông dang tay định ôm em, quyết không chịu mời ông là ba khi ăn cơm và khi nhờ ông chắt nước cơm giùm, bị ba mắng nó im rồi bỏ sang nhà ngoại Đó là sự phản ứng tự nhiên của đứa trẻ khi gần 8 năm xa ba. Người đàn ông xuất hiện với hình hài khác khiến nó không chịu nhận vì nó đang tôn thờ và nâng niu hình ảnh người cha trong bức ảnh. Tình cảm đó khiến người đọc day dứt và càng thêm đau xót cho bao gia đình vì chiến tranh phải chia lìa, yêu bé Thu vì nó đang dành cho cha nó một tình cảm chân thành và đầy kiêu hãnh. - Khi chia tay, phút giây nó kịp nhận ra ông Sáu là người cha trong bức ảnh, nó oà khóc tức tưởi cùng tiếng gọi như xé gan ruột mọi người khiến chúng ta cảm động. Những hành động ôm hôn ba của bé Thu gây xúc động mạnh cho người đọc. * Tình cảm của người lính dành cho con sâu sắc : - Ông Sáu yêu con, ở chiến trường nỗi nhớ con luôn giày vò ông. Chính vì vậy về tới quê, nhìn thấy Thu, ông đã nhảy vội lên bờ khi xuồng chưa kịp cặp bến và định ôm hôn con cho thoả nỗi nhớ mong. Sự phản ứng của Thu khiến ông khựng lại, đau tê tái. - Mấy ngày về phép, ông luôn tìm cách gần gũi con mong bù lại cho con những tháng ngày xa cách nhưng con bé bướng bỉnh khiến ông chạnh lòng. Bực phải đánh con song vẫn kiên trì thuyết phục nó. Sự hụt hẫng của người cha khiến ta càng cảm thông và chia sẻ những thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật lớn lao. - Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh éo le : lúc ông ra đi bé Thu mới nhận ra ba và để ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong lòng mấy năm trời.. BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN Tiết 208,209,210 :. LUYỆN TẬP KIỂM TRA TỔNG HỢP. ĐỀ SỐ 7 Câu 1: ( 2 điểm ) Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập một)..
<span class='text_page_counter'>(73)</span> Câu 2. ( 2,0 điểm ) Kể tên các thành phần biệt lập đã học ?Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu sau : a, Thật đấy , chuyến này không được độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.. b, Cũng may mà bằng ấy nét vẽ, hoạ sỹ đã ghi xong lần đầu khuôn mặt của người thanh niên Câu 3: ( 6 điểm ) Suy nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.. GỢI Ý Câu 1: ( 2 điểm ) Học sinh cần viết được các ý cụ thể : - Tả chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người : + Thuý Vân : Đoan trang, phúc hậu, quý phái : hoa cười ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. + Thuý Kiều : Sắc sảo mặn mà, làn thu thuỷ, nét xuân xanh, hoa ghen, liễu hờn. - Dùng lối ẩn dụ để ví von so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp đài các của hai cô gái mà qua đó, nhà thơ muốn đề cao vẻ đẹp của con người. - Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn vào nhân vật trung tâm : Thuý Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều cùng những dự báo về nỗi truân chuyên của cuộc đời nàng sau này. Câu 2: -Các thành phần biệt lập đã học + Thành phần tình thái + Thành phần cảm thán + Thành phần gọi- đáp + Thành phần phụ chú -Tìm thành phầ biệt lập a, Thật đấy b, Cũng may Câu 3: (6 điểm) Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật chân dung người lính trong kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí với những ý cơ bản sau : a. Giới thiệu Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí nồng hậu, sưởi ấm trái tim người lính trên những chặng đường hành quân. b. Phân tích những đặc điểm của người lính : * Những người nông dân áo vải vào chiến trường : Cuộc trò chuyện giữa anh - tôi, hai người chiến sĩ về nguồn gốc xuất thân rất gần gũi chân thực. Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó, "nước mặn đồng chua". Đó chính là cơ sở chung giai cấp của những người lính cách mạng. Chính điều đó cùng mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau. Lời thơ mộc mạc chân chất như chính tâm hồn tự nhiên của họ. * Tình đồng chí cao đẹp của những người lính :.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Tình đồng chí được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau chiến đấu : "Súng bên súng đầu sát bên đầu". - Tình đồng chí đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm : "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Hai tiếng Đồng chí vang lên tạo thành một dòng thơ đặc biệt, đó là một lời khẳng định, là thành quả, cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội. Tình đồng chí giúp người lính vượt qua mọi khó khăn gian khổ : + Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau : "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày"... G " iếng nước gốc đa nhớ người ra lính". + Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: "Áo anh rách vai"... chân không giày. Cùng chia sẻ những cơn "Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi". + Hình ảnh : "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"là một hình ảnh sâu sắc nói được tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính. * Ý thức quyết tâm chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ : - Trong lời tâm sự của họ đã đầy sự quyết tâm : G " ian nhà không mặc kệ gió lung lay". Họ ra đi vì nhiệm vụ cao cả thiêng liêng : đánh đuổi kẻ thù chung bảo vệ tự do cho dân tộc, chính vì vậy họ gửi lại quê hương tất cả. Từ mặc kệ nói được điều đó rất nhiều. - Trong bức tranh cuối bài nổi lên trên nền cảnh rừng giá rét là ba hình ảnh gắn kết nhau : người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt qua tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang. Bên cạnh người lính có thêm một người bạn : vầng trăng. Hình ảnh kết thúc bài gợi nhiều liên tưởng phong phú, là một biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.. ĐỀ SỐ 8 Câu 1: (3 điểm) Phần cuối của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được tác giả xây dựng bằng hàng loạt những chi tiết hư cấu. Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó. Câu 2. (4,5 điểm) Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Câu 3. ( 2,5 điểm ) Điều kiện sử dụng hàm ý? Tìm hàm ý trong câu sau và cho biết người nói muốn nói gì? Nam: Ngày mai tớ với cậu đi xem phim nhé! Giang: Ngày mai tớ phải về quê thăm ngoại. GỢI Ý: Câu1: (3điểm) Các chi tiết hư cấu ở phần cuối truyện : cảnh Vũ Nương gặp Phan Lang dưới thuỷ cung, cảnh sống dưới Thuỷ cung và những cảnh Vũ Nương hiện về trên bến sông cùng những lời nói của nàng khi kết thúc câu chuyện. Các chi tiết đó có tác dụng làm tăng yếu tố li kì và làm hoàn chỉnh nét đẹp của nhân vật Vũ Nương, dù đã chết nhưng nàng vẫn muốn rửa oan, bảo toàn danh dự, nhân phẩm cho mình. - Câu nói cuối cùng của nàng : “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” là lời nói có ý nghĩa tố cáo sâu sắc, hiện thực xã hội đó không có chỗ cho nàng dung thân và làm cho câu chuyện tăng tính hiện thực ngay trong yếu tố kì ảo : người chết không thể sống.
<span class='text_page_counter'>(75)</span> lại được. Câu2: (4,5điểm) Tám câu cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình xúc động diễn tả tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. a. Giới thiệu xuất xứ đoạn trích dựa vào những hiểu biết về vị trí của nó trong văn bản và tác phẩm. b. Phân tích các cung bậc tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ : - Điệp từ "Buồn trông" mở đầu cho mỗi cảnh vật qua cái nhìn của nàng Kiều : có tác dụng nhấn mạnh và gợi tả sâu sắc nỗi buồn dâng ngập trong tâm hồn nàng. - Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển, từ cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi man mác đến "nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm" đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : sự cô đơn, thân phận trôi nổi lênh đênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ và cả sự bàng hoàng lo sợ. Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều : cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác lo âu đến kinh sợ. Ngọn giáo cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. c. Khẳng định nỗi buồn thương của nàng Kiều cũng chính là nỗi buồn thân phận của bao người phụ nữ tài sắc trong xã hội cũ mà nhà thơ cảm thương đau xót. Câu 3: - Điều kiện sử dụng hàm ý: + Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. +Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý -Tìm hàm ý” Ngày mai tớ phải về quê thăm ngoại.” -Ngụ ý : Ngày mai ,mình không thể đi xem phim được. ĐỀ SỐ 9 Câu1: (3 điểm) Chép lại bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và nhận xét về cách dùng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ. Câu2: (6điểm) Suy nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. CÂU 3: (1,0 điểm) Cho đoạn văn sau : “ Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – Cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã hết mùa, hoa đã vãn trên cành, nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.” ( Bến quê – Nguyễn Minh Châu) Xác định các thành phần chính, thành phần phụ của câu in đậm. GỢI Ý TRẢ LỜI Câu1: (3 điểm) Yêu cầu : - Chép chính xác 4 dòng thơ :.
<span class='text_page_counter'>(76)</span> "Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm." - Nhận xét cách sử dụng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ : dùng những điển tích, điển cố sân Lai, gốc tử để thể hiện nỗi nhớ nhung và sự đau đớn, dằn vặt không làm tròn chữ hiếu của Kiều. Các hình ảnh đó vừa gợi sự trân trọng của Kiều đối với cha mẹ vừa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng. Câu 2: (6điểm) Nêu được những cảm nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên : a. Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc hoạ qua mô típ ở truyện Nôm truyền thống : một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu... như Thạch Sanh đánh đại bàng, cứu công chúa Quỳnh Nga. Mô típ kết cấu đó thường biểu hiện niềm mong ước của tác giả và cũng là của nhân dân. Trong thời buổi nhiễu nhương hỗn loạn này, người ta trông mong ở những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời. b. Lục Vân Tiên là nhân vật lí tưởng. Một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống bất bằng này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động cho chàng. c. Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng : "người đều sợ nó có tài khôn đương". Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng theo phong cách văn chương thời xưa, nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt Nam, đặc biệt là người Nam Bộ vốn mê truyện Tam quốc không mấy ai không thán phục. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người vị nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực tàn bạo. d. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài đồng thời cũng rất từ tâm, nhân hậu. Thấy hai cô con gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ : "ta đã trừ dòng lâu la"và ân cần hỏi han. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay : "Khoan khoan ngồi đó chớ ra". Ở đây có phần câu nệ của lễ giáo phong kiến nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên : "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp và ở đoạn sau từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng, chỉ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vương vấn. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.. Câu 3: Thành phần chính:. những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt Thành phần phụ : Ngoài cửa sổ bấy giờ.
<span class='text_page_counter'>(77)</span> BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG ( Dạy & Học 2 buổi / ngày ) Phần : TẬP LÀM VĂN Tiết 216,217,218 :. LUYỆN TẬP KIỂM TRA TỔNG HỢP. ĐỀ SỐ 10 Câu 1: (2 điểm) a. Chép lại những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều (Ngữ văn 9, tập một). b. Cho biết đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì ? Câu 2: (6 điểm) Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê ?. Câu 3: (2,0, điểm ).
<span class='text_page_counter'>(78)</span> Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 – 7 câu ) giới thiệu một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9. Trong đó có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết. ( Chỉ rõ phép lien kết đó.) GỢI Ý: Câu 1: (2,5 điểm) a. "Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng ! Ngại ngùng dợn gió e sương, Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày". (Mã Giám Sinh mua Kiều_Ngữ văn 9, tập một). b. Đối tượng của miêu tả nội tâm : ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm nhân vật,… Cũng có thể là: cảnh vật, nét mặt, trang phục,… của nhân vật. Câu 2: (6 điểm). a. Giới thiệu sơ lược về đề tài viết về những con người sống, cống hiến cho đất nước trong văn học. Nêu tên 2 tác giả và 2 tác phẩm cùng những vẻ đẹp của anh thanh niên và Phương Định. b. Vẻ đẹp của 2 nhân vật trong hai tác phẩm : * Vẻ đẹp trong cách sống : + Nhân vật anh thanh niên : trong Lặng lẽ Sa Pa - Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất… - Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định. - Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người. - Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. - Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học... + Cô thanh niên xung phong Phương Định : - Hoàn cảnh sống và chiến đấu : ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm : Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom. - Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. - Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm... * Vẻ đẹp tâm hồn : + Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa : - Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người. - Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người. - Khiêm tốn thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé. - Cảm thấy cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện. - Là người nhân hậu, chân thành, giản dị. + Cô thanh niên Phương Định : - Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên. - Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình. - Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. Các tác giả miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao thượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ. c. Đánh giá, liên hệ :.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> - Hai tác phẩm đều khám phá, phát hiện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong lao động và trong chiến đấu. - Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc. Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Câu 3: Học sinh tự viết -Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn -Giới thiệu một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9. Trong đó có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết. ( Chỉ rõ phép liên kết đó.). ĐỀ SỐ 11 Câu 1: Chép 4 câu thơ đầu trong đoạn trích “cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều). Cõu 2: Viết đoạn văn: Cảm nhận của em trớc bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu ®o¹n trÝch: “C¶nh ngµy xu©n” (trÝch “TruyÖn KiÒu” cña NguyÔn Du). C©u 3 : TruyÖn ng¾n lµng cña Kim L©n gîi cho em nh÷ng suy nghÜ g× vÒ nh÷ng chuyÓn biÕn míi trong t×nh c¶m cña ngêi n«ng d©n ViÖt Nam thêi kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n Ph¸p. Dựa vào đoạn trích trong Ngữ văn 9, tập một, để trình bày ý kiến của em. Gîi ý : Câu 1 : Chép đúng 4 câu thơ đầu đoạn trích. C©u 2 : a. Yªu cÇu vÒ néi dung: - Cần làm rõ 4 câu thơ dầu của đoạn trích"Cảnh ngày xuân" là một bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân. + Hai c©u th¬ ®Çu gîi kh«ng gian vµ thêi gian – Mïa xu©n thÊm tho¾t tr«i mau. Kh«ng gian trµn ngËp vÎ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát. + Hai câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua: đờng nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật… - T©m hån con ngêi vui t¬i, phÊn chÊn qua c¸i nh×n thiªn nhiªn trong trÎo, t¬i t¾n hån nhiªn. - Ngßi bót cña NguyÔn Du tµi hoa, giµu chÊt t¹o h×nh, ng«n ng÷ biÓu c¶m gîi t¶. b. Yªu cÇu vª h×nh thøc : - Trình bày thành đoạn văn. Biết sử dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung. - C©u v¨n m¹ch l¹c, cã c¶m xóc. - Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thờng (gọi chung là lỗi diễn đạt) -cã sö dông c©u chøa thµnh phÇn khëi ng÷.. C©u 3 : I/ Tìm hiểu đề : - §Ò yªu cÇu ph©n tÝch mét nhËn xÐt : Nh÷ng chuyÓn biÕn míi trong t×nh c¶m cña ngêi n«ng d©n ViÖt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái tình cảm có tính chất chung đợc nhà văn biểu hiện rất sinh động cô thÓ trong nh©n vËt «ng Hai. V× thÕ cÇn ph©n tÝch t×nh yªu lµng th¾m thiÕt thèng nhÊt víi lßng yªu níc vµ tinh thÇn kh¸ng chiÕn ë nh©n vËt «ng Hai. - Nhng truyện thuộc loại có cốt truyện tâm lí, nhân vật ít hành động, chủ yếu biểu hiện nhân vật qua các tình huống bên trong nội tâm nhân vật. Do đó phải phân tích kĩ diễn diến tâm trạng ông Hai trong tình huống nghe tin làng theo giặc. Từ đó làm nổi rõ đặc điểm tính cách yêu làng, yêu nớc của nhân vật. - Do yêu cầu của đề, cách viết nên có sự phân tích chung, rồi đi sâu vào nhân vật ông Hai, sau đó nhấn m¹nh vµ kh¼ng ®iÞnh sù g¾n bã gi÷a t×nh yªu lµng cã tÝnh truyÒn thèng víi nh÷ng chuyÓn biÕn míi trong t×nh c¶m cña ngêi n«ng d©n ViÖt Nam trong sù gi¸c ngé c¸ch m¹ng. - Dựa vào đoạn trích là chủ yếu, nhng để phân tích đợc trọn vẹn, có thể trình bày lớt qua về nhân vật ở nh÷ng ®o¹n kh¸c. II/ Dµn bµi chi tiÕt A- Më bµi: - Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trớc Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu ngời nông dân. §i kh¸ng chiÕn, «ng tha thiÕt muèn thÓ hiÖn tinh thÇn kh¸ng chiÕn cña ngêi n«ng d©n - Truyện ngắn Làng đợc viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng đợc khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nớc, thông qua một con ngời cụ thể, ngời nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong t×nh c¶m cña hä vµo thêi k× ®Çu cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p..
<span class='text_page_counter'>(80)</span> B- Th©n bµi 1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hơng đất nớc. Với ngời nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hơng đã hoà nhập trong tình yêu nớc, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới. 2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con ngời, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riªng «ng míi cã. a. T×nh yªu lµng, mét b¶n chÊt cã tÝnh truyÒn th«ng trong «ng Hai. - Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê. - Cái làng đó với ngời nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm. - §îc c¸ch m¹ng gi¶i phãng, «ng tù hµo vÒ phong trµo c¸ch m¹ng cña quª h¬ng, vª viÖc x©y dùng lµng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “ đào đờng, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đờng hầm bí mật,…” đã xong cha? - T©m lÝ ham thÝch theo dâi tin tøc kh¸ng chiÕn, thÝch b×h luËn, n¸o nøc tríc tin th¾ng lîi ë mäi n¬i “Cø thÕ, chç nµy giÕt mét tÝ, chç kia giÕt mét tÝ, c¶ sóng còng vËy, h«m nay d¨m khÈu, ngµy mai d¨m khÈu, tÝch tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bớc sớm”. c. T×nh yªu lµng g¾n bã s©u s¾c víi t×nh yªu níc cña «ng Hai béc lé s©u s¾c trong t©m lÝ «ng khi nghe tin lµng theo giÆc. - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, cha tin. Nhng khi ngời ta kể rành rọt, không tin không đợc, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi. - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị ngời ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những ngời ở lại làng, nhng điểm mặt từng ngời thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nớc hại dân. - Ba bèn ngµy sau, «ng kh«ng d¸m ra ngoµi. Cai tin nhôc nh· Êy cho¸n hÕt t©m trÝ «ng thµnh nçi ¸m ¶nh khñng khiÕp. ¤ng lu«n ho¶ng hèt giËt m×nh. Khong khÝ nÆng nÒ bao trïm c¶ nhµ. - Tình cảm yêu nớc và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp ngời làng chợ Dầu. Nhng tình yêu nớc, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt kho¸t: “Lµng th× yªu thËt nhng lµng theo T©y th× ph¶i thï”. Nãi cøng nh vËy nhng thùc lßng ®au nh c¾t. - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ đợc bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhñ m×nh trong nh÷ng lóc thö th¸ch c¨ng th¼ng nµy: + §øa con «ng bÐ tÝ mµ còng biÕt gi¬ tay thÒ: “ñng hé cô Hå ChÝ Minh mu«n n¨m!” n÷a lµ «ng, bè cña nã. + Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. + Qua đó, ta thấy rõ: Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc). Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tợng của kháng chiến là cụ Hồ đợc biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. d. Khi cái tin kia đợc cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục đợc trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sớng và càng tù hµo vÒ lµng chî DÇu. - Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nớc” của ngời nông dân lao động bình thờng. - ViÖc «ng kÓ rµnh rät vÒ trËn chèng cµn ë lµng chî DÇu thÓ hiÖn râ tinh thÇn kh¸ng chiÕn vµ niÒm tù hµo vÒ lµng kh¸ng chiÕn cña «ng. 3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ng÷ nh©n vËt cña ngêi n«ng d©n díi ngßi bót cña Kim L©n. - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Ng«n ng÷ cña ¤ng Hai võa cã nÐt chung cña ngêi n«ng d©n l¹i võa mang ®Ëm c¸ tÝnh nh©n vËt nªn rÊt sinh động. C- KÕt bµi: - Qua nhân vật ông Hai, ngời đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nớc rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những ngời nông dân lao động bình thờng. - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hơng trong tình yếu đất nớc là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý. _________________________________________________________. §Ò 12. C©u 1. (3 ®) §o¹n v¨n B»ng ®o¹n v¨n ng¾n , h·y ph©n tÝch sù c¶m nhËn tinh tÕ cña nhµ th¬ vÒ biÕn chuyÓn trong kh«ng gian lóc sang thu ë khæ th¬:.
<span class='text_page_counter'>(81)</span> Bçng nhËn ra h¬ng æi Ph¶ vµo trong giã se S¬ng chïng ch×nh qua ngâ Hình nh thu đã về. (Sang thu – H÷u ThØnh). C©u 2:( 2®). Cho c©u th¬ sau:. “Lận đận đời bà biết mấy nắng ma” ..... a. H·y chÐp chÝnh x¸c 7 c©u th¬ tiÕp theo. b. §o¹n th¬ võa chÐp n»m trong bµi th¬ nµo vµ ai lµ ngêi s¸ng t¸c? c. Tõ “nhãm” trong ®o¹n th¬ võa chÐp cã nh÷ng nghÜa nµo? d. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa đợc nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì? Câu 3: Vẻ đẹp và sức mạnh của ngời lao động trớc thiên nhiên – vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh c¸” cña Huy CËn.. Gîi ý:. C©u 1: 1. VÒ h×nh thøc: - Tr×nh bµy b»ng mét ®o¹n v¨n kho¶ng 8 c©u, cã thÓ dïng ®o¹n diÔn dÞch, quy n¹p hoÆc tæng hîp – ph©n tÝch – tæng hîp. - Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không mắc lỗi về diễn đạt. 2. VÒ néi dung: - Phân tích để thấy biến chuyển trong không gian đợc nà thơ cảm nhận tinh tế qua hơng ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió se, lan toả trong không gian và qua nàn sơng mỏng “chùng chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng đầu ngõ, đờng thôn. - Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ đợc diễn tả qua các từ “Bỗng” – “hình nh” mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên thú vị nh còn cha tin hẳn.. C©u 2:. Gîi ý: c. Từ “nhóm” trong đoạn thơ đợc nhắc đi nhắc lại tới 4 lần với cả nghĩa đen và nghĩa bóng. - Nghĩa đen : Mhón là làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt dễ cháy lên. - Nghĩa bóng : Khơi lên, gợi lên trong tâm hồn con ngời những tình cảm tốt đẹp. d. - H×nh ¶nh bÕp löa trong bµi th¬ cã ý nghÜa: + Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh của ngời bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến ngời bà thân yêu (bà là ngêi nhãm löa) vµ cuéc sèng gian khæ. + BÕp löa bµn tay bµ nhãm lªn mçi sím mai lµ nhãm lªn niÒm yªu th¬ng, niÒm vui sëi Êm, san sÎ. + BÕp löa lµ t×nh bµ Êm nãng, t×nh c¶m b×nh dÞ mµ th©n thuéc, k× diÖu, thiªng liªng. - H×nh ¶nh ngän löa trong bµi th¬ cã ý nghÜa: + Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nang bớc cháu trên suốt chặng đờng dµi. + Ngän löa lµ søc sèng, lßng yªu th¬ng, niÒm tin mµ bµ truyÒn cho ch¸u. C©u 3: A. PhÇn th©n bµi 1. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy. * Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng. - Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh đợc đặt ở vị rí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian réng lín mµ thêi gian lµ nhÞp tuÇn hoµn cña vò trô. - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập. Con thuyÒn kh«ng nhá bÐ mµ k× vÜ, hoµ nhËp víi thiªn nhiªn, vò trô. - Vẻ đẹp rực rỡ của các loại cá, sự giàu có lộng lẫy. Trí tởng tợng của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêmvẻ đẹp của biển khơi. 2. Ngời lao động giữa thiên nhiên cao đẹp * Con ngêi kh«ng nhá bÐ tríc thiªn nhiªn mµ ngîc l¹i, ®Çy søc m¹nh vµ hoµ hîp víi thiªn nhiªn. - Con ngêi ra kh¬i víi niÒm vui trong c©u h¸t. - Con ngêi ra kh¬i víi íc m¬ trong c«ng viÖc. - Con ngời cảm nhận đợc vẻ đẹp của biển, biết ơn biển - Ngời lao động vất vả nhng tìm thấy niềm vui, phấn khở trớc thắng lợi. Hình ảnh ngời lao động đợc sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. Thiên nhiên và con ngời phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ đợc gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó. B. VÒ h×nh thøc: - Bè côc bµi chÆt chÏ. BiÕt x©y dùng luËn ®iÓm khi ph©n tÝch t¸c phÈm th¬. - Diễn đạt ý mạch lạc, có cảm xúc..
<span class='text_page_counter'>(82)</span> ___________________________________________________________.
<span class='text_page_counter'>(83)</span>