Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng cây con hồ đào giai đoạn vườn ươm​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 90 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ đào là một loài cây đa tác dụng, ngoài việc cho giá trị kinh tế cao về quả,
hạt, gỗ thì các thành phần của cây như: thân, cành, lá, rễ đều là những vị thuốc quan
trọng trong các bài thuốc cổ và thực tế sử dụng cũng đã ghi nhận những kết quả hết
sức khả quan. Hiện nay trên thế giới, các loại tinh dầu triết xuất từ cây và hạt Hồ
đào đang có nhiều ứng dụng rộng dãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt trong
lĩnh vực y học. Hạt Hồ đào đang dần trở thành một loại thực phẩm chức năng mang
lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhiều cơng trình nghiên cứu gần đây tại Mỹ và Trung
Quốc đã chỉ rõ những hiệu quả bảo vệ sức khỏe của hạt Hồ đào.
Cây Hồ đào đã có lịch sử phát triển lâu đời tại Mỹ và Trung Quốc, nhưng ở
nước ta nó chỉ có phân bố hẹp tại một số tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và được
một số người dân trồng dải rác thành các cụm cây cá lẻ phục vụ mục tiêu lấy quả là
chính. Nhu cầu tiêu thụ hạt Hồ đào tại nước ta hiện nay ngày một tăng cao, do vị
ngon và lợi ích bảo vệ sức khỏe mà hạt Hồ đào mang lại. Phần lớn nhu cầu này
được đáp ứng bằng giải pháp nhập khẩu từ nước ngoài, chính vì vậy giá thành của
hạt Hồ đào tại nước ta là khá cao chưa phù hợp với mặt bằng thu nhập của người
dân. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phát triển loài Hồ đào cho một số tỉnh miền núi phía
Bắc là có giá trị cao về mặt khoa học cũng như ý nghĩa về mặt phát triển kinh tế xã
hội.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên
cứu: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và ảnh hưởng của chế độ che bóng đến
sinh trưởng cây con Hồ đào trong giai đoạn Vườn ươm.”
Để thực hiện đề tài tốt nghiệp này tôi đã tham gia và là thành viên triển khai,
thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu phát triển loài Hồ
đào (Juglans regia Linn) cho một số tỉnh miền núi phía Bắc” cùng với nhóm cán
bộ nghiên cứu của Viện Sinh thái rừng và Môi trường.


2



Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ngoài nước
Nghiên cứu về hình thái phân loại
Theo Linn (1902), Hồ đào là lồi cây lớn, có thể cao tới 30m; vỏ nhẵn và màu
tro. Lá dài tới 40cm, kép lông chim lẻ với 5-9 lá chét hình trái xoan nguyên, dài 615 cm, rộng 3-6 cm, có gân giữa lồi ở mặt dưới. Hoa đơn tính, màu lục nhạt; hoa
đực xếp thành đi sóc thõng xuống; hoa cái xếp 2-5 cái ở cuối các nhánh. Quả
hạch to có vỏ ngồi màu lục và nạc, dễ hoá đen khi chà xát, vỏ quả trong hay vỏ của
hạch rất cứng, có 2 van bao lấy hạt với 2 lá mầm to, chia thuỳ và nhăn nheo như nếp
của óc động vật. Hoa ra vào tháng 5, quả tháng chín vào 9-10 [10]
Nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái và phân bố
Trong nhân có nước 17,59%, protid 11,05%, lipid 41,98%, chất dẫn xuất
26,50%, cellulose 1,30%, tro 1,60%. Nhân hạt chứa dầu mau khô gồm phần lớn là
các glycerid của acid linoleic và linolenic. Hạch rất giàu hydroxy-5-tryptamin. Nó
cũng giàu đồng và kẽm; cịn có K, Mg, S, Fe, Ca và các vitamin A, B, C, P. Dầu hạt
óc chó có mùi đặc biệt dễ chịu nhưng dễ bị hơi.
Cây có nguồn gốc ở châu Á, thuần hố từ lâu ở các vùng ơn đới ở Âu châu
(vùng Địa Trung Hải). Ở Trung Quốc Hồ đào được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía
Nam như: Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây,…
Nghiên cứu về vật hậu
Theo Linn, Hồ đào (Juglans regia Linn) có mùa ra hoa vào tháng 4 - 5, quả
chín vào tháng 9 -10.
Nghiên cứu về cấu trúc quần thể
Hồ đào (Juglans regia Linn)) ít khi mọc thuần lồi thành từng đám, mà thường
mọc hỗn giao, dải rác trong rừng lá rộng thường xanh hay nửa rụng lá trên đất ẩm,
tầng dầy, mầu mỡ và thốt nước tốt với một số lồi như Sấu (Dracontomelum
duperreanum), Sâng (Pometia pinnata),.... [8]



3

Một số kết quả nghiên cứu gần đây:
- Các nhà khoa học thuộc trường y, Đại học Marshall ở Huntington, bang
West Virginia (Mỹ) cho biết, việc ăn nhiều hạt óc chó có thể giúp phụ nữ giảm
được nguy cơ ung thư vú.
- Cơng trình nghiên cứu ở Boston (Hoa Kỳ), theo dõi cách ăn uống trong 17
năm của 21.500 Bác sĩ cho thấy những người có thói quen ăn hạt Hồ đào ít nhất 2
lần một tuần thấy giảm hẳn nguy cơ chết đột ngột vì cơn đau tim được 50% so với
những người không bao giờ ăn. Họ cũng giảm được 30% nguy cơ bị tắc nghẽn động
mạch vành tim – ít bị đau thắt ngực, hạt Hồ đào dồi dào axít béo giàu omega 3,
vitamin E, các chất polyphenol, manhê, kali những chất có tác dụng điều hịa huyết
áp.
- Theo Báo điện tử của Bộ Văn Hố Thơng tin trên Web site:
www.toquoc.gov.vn, ngày 17 tháng 1 năm 2007, hạt Hồ đào rất giàu axít béo
polyunsaturated (đây là một loại axít khơng có khả năng sinh cholesterol), giúp cho
các mạch máu mềm mại và khỏe mạnh. Hạt Hồ đào rất giàu Calories, chỉ cần mỗi
ngày ăn khoảng 5 hạt là có thể giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng. Một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần 1/3 tách nước ép từ quả Hồ đào đã đủ làm nên
một sự khác biệt lớn cho cơ thể, làm giảm nồng độ LDL (low-density lopoprotein)
xuống khoảng 12%.
- Hiện nay, người dân Trung Quốc đặc biệt là người cao tuổi rất thích ăn hạt
Hồ đào. Vì hạt Hồ đào là loại thức ăn giầu dinh dưỡng, bổ cả tinh thần và trí nhớ là
nguồn cung cấp axít béo omega 3, chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất tự nhiên
tốt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, ung thư, tim mạch và tiểu đường.
1.2. Trong nước
Nghiên cứu về hình thái, phân loại
Theo các tài liệu nghiên cứu ở trong nước, Hồ đào là cây thân gỗ có chiều cao
trung bình từ 12 – 20m (đôi khi tới 30m); Vỏ cây màu nâu, có các vết nứt; Lá cây
có dạng lá phức, hình lơng chim, mọc so le, viền ngồi của lá có hình răng cưa,



4

cuống lá chắc khoẻ, một nhánh có từ 5 - 7 lá đơi khi có 9 lá, khơng có lá kèm, lá
non có mầu nâu tía, khi trưởng thành có mầu xanh sáng; hoa có dạng đi sóc, dài
khoảng 15cm, hoa đực ở dạng đơn, hoa cái tạo thành từng cụm từ 3 - 9 hoa, thụ
phấn nhờ gió; quả Hồ đào hình trịn, có đường kính khoảng 5 cm, vỏ ngồi nhẵn,
ban đầu có mầu xanh sáng sau đó chuyển sang mầu nâu, trong vỏ quả là hạt, trong
hạt có một nhân lớn với mặt ngồi nhăn nheo như hình óc chó.

Thân Cây Hồ Đào

Cây Hồ Đào
ở Sa Pa – Lào Cai

Lá Cây Hồ Đào

Hoa Hồ Đào
hình đi sóc

Quả Hồ Đào

Hạt Hồ Đào

Hình 1.1: Một số hình ảnh các bộ phận của cây Hồ đào
Nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái và phân bố
Cây có nguồn gốc ở Châu Á, thuần hoá từ lâu ở các vùng ôn đới ở Âu châu
(vùng Địa Trung Hải). Ở Trung Quốc Hồ đào được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía
Nam như: Vân Nam, Quảng Đơng, Quảng Tây,… Ở nước ta cũng có trồng ở Lao

Cai (Sapa), Hà Giang (Phó Bảng, Đồng Văn) và Cao Bằng.
Nghiên cứu về cấu trúc quần thể


5

Theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Viện Khoa học
Lâm nghiệp Hồ đào (Juglans regia Linn) ít khi mọc thuần lồi thành từng đám, mà
thường mọc hỗn giao, dải rác trong rừng lá rộng thường xanh hay nửa rụng lá trên
đất ẩm, tầng dầy, mầu mỡ và thốt nước tốt với một số lồi như Sấu
(Dracontomelum duperreanum), Sâng (Pometia pinnata),....
Nghiên cứu về sinh trưởng ở vườn ươm và rừng trồng
Cho tới nay, mới chỉ có Hà Văn Huân Đại học Lâm nghiệp bước đầu nghiên
cứu thử nghiệm nhân giống loài Hồ đào(Juglans regia Linn) bằng nguồn hạt ngoại
nhập từ Trung Quốc và hom giâm lấy tại vườn Quốc gia Hoàng Liên – Sa Pa – Lào
Cai. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm giâm hom vào hai thời điểm tháng 5 và tháng
10 cho thấy thời điểm giâm hom thích hợp đối với lồi Hồ đào là tháng 10, vì tồn
bộ số hom giâm vào thời điểm tháng 5 đều chết sau 45 ngày. Tuy nhiên, kết quả
nhân giống từ hạt và giâm hom đều thu được tỉ lệ thành công không cao chỉ đạt xấp
xỉ 50%. Chưa có một cơ quan chức năng có thẩm quyền nào tiến hành nghiên cứu
và thử nghiệm trồng hai lồi cây q hiếm này một cách quy mơ và bài bản.
Giá trị kinh tế của loài Hồ đào
Hồ đào là cây đa tác dụng, có giá trị cao, các bộ phận của cây đều có thể sử
dụng vào các mục đích khác nhau như:
Gỗ: rất nặng, cứng, bền, thớ gỗ dày, dễ đánh bóng bề mặt, dùng để đóng đồ
gia dụng, làm lớp dán mặt trang trí,…
Hạt: dùng để ăn thô hoặc làm nguyên liệu chế biến bánh, kẹo, kem có mùi vị
rất thơm ngon, hạt cũng có thể được nghiền nhỏ để làm gia vị. Trong hạt có hàm
lượng dầu cao, có mùi thơm dễ chịu dùng để nấu ăn hoặc trộn salát.
Nhựa: có hàm lượng đường cao dùng để sản xuất đường, sản xuất dược

phẩm,…
Lá: dùng để uống giống như trà, làm thuốc chữa bệnh,…
Vỏ cây: dùng để tách chiết các hợp chất như: Vitamin C,Tamin,… phần còn
lại dùng làm nhiên liệu đốt hoặc để sản xuất ethanol.


6

Ngồi ra, các bộ phận của cây Hồ đào cịn được dùng để sản xuất thuốc
nhuộm, thuốc diệt cỏ, sơn, chất đánh bóng bề mặt, chất chống thấm nước, …
Hồ đào có giá trị kinh tế rất cao, cây Hồ đào được 5 – 6 năm tuổi bắt đầu cho
thu hạt, cho năng suất khoảng 2,5 tấn hạt/1hecta, trung bình 1 cây cho khoảng 185
kg. Ở Mỹ (Bang California) là vùng trồng Hồ đào nhiều nhất với diện tích khoảng
129.400 mẫu Anh, thu được 77.000 tấn hạt/1năm, tổng giá trị thu được là 32,3 triệu
USD, trung bình 1 cây gỗ lớn có giá khoảng 1.500 USD/cây (James A. Duke. 1983.
Handbook of Energy Crops. Unpublished) [20]. Hiện nay, ở Trung Quốc trồng rất
nhiều Hồ đào với số lượng rất lớn nhưng cũng không đủ đáp ứng cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu đang có nhu cầu rất lớn.
Hiện nay, ở Việt Nam nguồn cung cấp quả Hồ đào từ trong nước là không
đáng kể và phần lớn nhu cầu đều được đáp ứng bằng các nguồn nhập khẩu từ nước
ngoài. Chính vì vậy giá thành của hạt Hồ đào hiện đang được cung ứng ngoài thị
trường là khá cao so với mức thu nhập bình quân của người tiêu dùng nước ta.
Bảng 1.1: Kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu quả hạt từ Hồng Kông
tháng 01/2007
Tên hàng
Hồ trăn
Hạt phỉ
Hồ đào
Hạnh nhân
Hạch

Nhân óc chó
Táo
Hạt dẻ cười
Bồ đào
Mơ mận
Nho
Hạt hạnh đào
Hạt điều
Cau
Hạ
Sung
Đào

Kim ngạch NK (USD)
3.770.908
1.881.490
1.115.095
671.995
390.801
99.084
97.092
64.971
39.600
37.860
34.600
16.379
11.126
6.570
5.065
3.630

3.330

Tỷ trọng (%)
45,71
22,81
13,52
8,15
4,74
1,20
1,18
0,79
0,48
0,46
0,42
0,20
0,13
0,08
0,06
0,04
0,04


7

Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu các loại hạt 16/05/2008
Mặt hàng
Hạch macadamia
Hồ trăn
Hồ đào
Hạnh nhân

Đại hải
Dẻ
Hạt phỉ
Hạt cau

Kim ngạch (USD
247.646,4
224.965,6
109.567,6
29.166
20.500
14.040
9.675
8.501,5
(Theo Website: )

Giá trị y dược của hai loài Hồ đào
Hồ đào hay Hạnh đào có tên khoa học là Juglans regia, thuộc họ Hồ đào
Juglandaceae. Cây Hạnh đào cho ta những vị thuốc sau đây:
- Lá = Hồ đào diệp
- Vỏ quả = Hồ đào xác = Thanh long y
- Hạt còn vỏ cứng = Hạch đào
- Màng mềm giữa vỏ và nhân hạt = Phân tâm mộc
- Nhân hạt = Hồ đào nhân = Hạnh đào nhân.
1.2.1. Lá Hồ đào
- Thành phần: tannin, acid ellagic, juglon (naphtoquinol), juglanin và tinh
dầu.
- Tính chất: tannin và naphtoquinol có tính kháng khuẩn. Acid ellagic có
tính chống oxy-hố yếu. Lá có tính giãn mạch.
- Công dụng: nước sắc uống làm thuốc bổ, lọc máu; dùng nhiều có tính sáp

trường (trị tiêu chảy). Ngậm trong miệng để trị lở miệng, hơi miệng. Vơi ngồi da
trị mụn nhọt, rửa vết thương. Phụ nữ cho con bú tránh dùng (vì tắt sữa).
1.2.2. Vỏ quả
- Vỏ quả có khả năng chống khối u. (Huang KC. The Pharmacol of Chin
herbs 1999) [21] Mới có kết quả trong phịng thí nghiệm, chưa ứng dụng lâm sàng.


8

1.2.3. Phân tâm mộc có cơng dụng như lá nhưng yếu hơn.
1.2.4. Hồ đào nhân
- 100g Hồ đào nhân sinh 642 calori, có 14g protein, 62g chất béo. Nếu tính ra
calori, 8% do chất béo bão hoà, 55% do chất béo chưa no nhiều nối đôi, 20% do
chất béo một nối đôi. Như vậy chất béo cuả Hồ đào nhân tương đối tốt, gần bằng
dầu hướng dương.
Trong Dược phẩm vựng yếu, Lãn Ơng nói về Hồ đào rằng: có vị ngọt khí
nóng khơng độc, ăn ln thì mạnh khỏe, tóc đen dài, kiêm bổ hạ nguyên (can, thận),
làm thông kinh, nhuận huyết mạch, dưỡng gân cốt, thu liễm phế khí ngừng ho, hết
bại liệt, mạnh âm trị chân eo lưng đau do hư, khiến cơ phu nhuận trạch, trên thì lợi
khí tam tiêu, dưới thì bổ ích mệnh mơn hỏa.
Các bài thuốc ứng dụng có vị Hồ đào:
- Trị loa lịch: Hạch Hồ đào sao cháy hợp với nhựa thông hòa giấm thay chưng
cách thủy thành cao dán.
- Trị bị đánh đập tổn thương: Hồ đào tán nhỏ, uống với rượu ấm.
- Trị khí suyễn của phụ nữ và trẻ em: Hồ đào để cả vỏ cùng nhân sâm sắc
uống.
- Làm bền chặt tinh khí: Lúc đói ăn hạt Hồ đào cịn vỏ vàng.
- Chữa vơ sinh ích mệnh mơn hỏa: Hồ đào, bổ cốt khí, bạch tật lê, liên tu, lộc
nhung, mạch mơn, ba kích thiên, phúc bồn tử, sơn thù du, ngũ vị tử, ngư giao, lượng
bằng nhau, tán bột hồ hoàn. Ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 12g.

- Bổ thận làm đen râu tóc: Bổ cốt chỉ sao rượu 160g, đỗ trọng tẩm rượu sao
160g, tỏi to 160g trộn nước gừng sao qua, Hồ đào cả vỏ 30 quả, thanh diêm 40g.
Tất cả nghiền nhỏ rồi nhào thành cao cho ít mật viên như quả táo ta. Ngày uống 1
viên vào lúc đói với nước muối nhạt.
- Hồ đào hoàn trị bách bệnh: Bổ huyết, tủy, mạnh gân cốt, sống lâu, sáng mắt,
nhuận cơ thể: Hồ đào nhục 160g, bột bổ cốt chỉ 160g, đỗ trọng 160g, tỳ giải 160g.
Tán nhỏ viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên lúc đói với nước muối nhạt.


9

- Trị sau đẻ khí suyễn: Hồ đào nhục 16g, nhân sâm 16g, nước vừa đủ sắc còn
1/2, uống lúc sáng sớm.
- Làm chắc răng, đen tóc: Hồ đào nhân sao qua, xuyên bối mẫu lượng bằng
nhau. Tán nhỏ dùng hằng ngày 10 - 15g với nước ấm.
- Trị băng huyết không ngừng: Hồ đào nhục 50 quả sao tồn tính uống hết 1
lần, cho kết quả tốt.
- Trị đái buốt, đái có sỏi: Hồ đào nhục 100g, gạo 100g nấu cháo ăn là khỏi.
- Trị cảm phong hàn người nóng khơng mồ hơi, đau đầu: Hồ đào nhục, trà
búp, hành, gừng sống, lượng bằng nhau, giã dập. Sắc nước uống, đắp chăn ra mồ
hôi là khỏi.
-Trị người già ho suyễn, khí đoản, ngủ khơng n: Hồ đào nhục bỏ vỏ 40g,
gừng sống 40g, hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 40g. Nấu cơ thành cao cho mật ong
hồn viên như quả táo ta. Mỗi lần nhai 1 viên, uống với nước gừng.
- Trị mắt mờ: Đúng giờ ngọ (12 giờ trưa) ăn no quả Hồ đào, uống với nước
mưa. Đi nằm thấy trong mũi có mùi tanh là đủ.
- Trị lỵ ra máu không ngừng: Hồ đào nhân 7 quả, chỉ xác 7 quả, bồ kết 1 quả,
dùng nồi đất sao tồn tính, rồi nghiền nhỏ, chia 8 lần uống. Tối đi ngủ uống 1 lần,
nửa đêm 1 lần, sáng 5 giờ 1 lần. Sắc nước kinh giới uống với thuốc.
- Trị tâm khí đau gấp: Hồ đào 1 quả (gói giấy nướng chín), táo 1 quả (bỏ hạt),

nhai nuốt với nước gừng.
- Trị tiêu tràng khí thống (đau khí): Hồ đào 1 quả sao cháy nghiền nhỏ, uống
với rượu nóng.
- Trị nhọt sưng, hậu bối, chưa có mủ: Hồ đào 10 quả nướng chín, bỏ vỏ, hoa
hịe 40g nghiền nhỏ, trộn đều, uống với rượu nóng.
- Trị khơng mọc râu: Hồ đào nhục 1 quả sao tồn tính, mỡ khô 2g nghiền nhỏ.
Đun rượu với rau mùi lấy nước uống thuốc.
- Chữa chốc đầu lâu không khỏi: Hồ đào có vỏ sao tồn tính úp chảo (nồi sao
thuốc) xuống đất khử thơ, tán nhỏ hịa với dầu vừng hoặc mỡ lợn đắp lên chốc lở.


10

- Trị tai điếc, tai chảy nước: Hồ đào nhân sao, nghiền nhỏ, trộn với mật chó,
nặn thành thỏi, gói vào bông, nhét vào lỗ tai điếc.
- Trị ghẻ lở ngứa gãi: Dầu hạt Hồ đào 1 quả, hùng hoàng 4g, lá ngải cứu 4g vò
nát. Tất cả trộn đều, đắp, phết vào nơi ghẻ.
- Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, rũ mỏi, liệt dương, đái són, đái ln
vãi đái, tiết tinh: Hạt óc chó 12g, Ba kích 10g, Nhân quả Ré (Ích trí nhân), Ơ dược,
Cẩu tích đều 8g, sắc uống.
- Chữa bị thương đau nhức: Dùng hạt óc chó giã nhỏ hoà
với rượu uống, và giã lá tươi hay vỏ quả đắp rịt ngoài.
- Chữa người già hen suyễn và người đái ra cát sỏi: Giã
hạt óc chó nấu cháo thường ăn.
- Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Công ty cổ phần
Dược phẩm Hải Dương và Viện Công nghiệp Dược phẩm
đã sản xuất thành công chế phẩm STIPLIPIE có cơng dụng:
Hỗ trợ điều trị giảm Cholesteron và Triglycerid trong máu.
Như vậy, Hồ đào (Juglans regia Linn) là lồi cây đa tác dụng, chúng có giá
trị cao trong nhiều lĩnh vực: sinh thái, kinh tế, y dược, sử dụng. Về mặt giá trị sử

dụng gỗ của chúng dùng để đóng các đồ gia dụng và mỹ nghệ cao có chất lượng tốt;
hạt của chúng đều là những thực phẩm đang rất được ưa thích trên thị trường thế
giới cũng như ở Việt Nam; ngoài ra các bộ phận thân, lá, cành, rễ, hoa, quả, hạt của
Hồ đào đều được dùng trong các bài thuốc để chữa trị nhiều bệnh lan y có hiệu quả
cao. Việc nghiên cứu phát triển loài cây này cho một số tỉnh miền núi phía Bắc là có
giá trị cao về khoa học cũng như kinh tế thị trường, vì đây là lồi cây đa tác dụng và
có khả năng phát triển thành các loài cây trồng rừng phục vụ mục tiêu phát triển
sinh kế vùng cao, giảm thiểu những tác động xấu của q trình mất rừng và biến đổi
khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.


11

Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực Núi Luốt – Trường Đại học
Lâm nghiệp – Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp thuộc thị trấn Xuân Mai , huyện Chương
Mỹ, Thành phố Hà Nội, cách thành phố Hà Đông 22 km về phía Đơng Nam, cách thành
phố Hịa Bình 40 km về phía Tây Bắc.
Tọa độ địa lý: 20050’30” vĩ độ Bắc; 105030’45”
Phía Tây Bắc tiếp giáp với xã Hịa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình
Phía nam giáp với thị trận Xn Mai và quốc lộ 6
Phía Đơng giáp với quốc lộ 21A
Phía Bắc giáp với đội 6 nơng trường chè Cửu Long
2.1.1.2.Địa hình
Khu vực Núi Luốt nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa một bên là đồng bằng ở phía

Đơng và một bên là đồi núi ở phía Tây, nên có địa hình tương đối đơn giản và đồng nhất.
Gồm 2 quả đồi nối tiếp nhau tạo thành một dải dài chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Đỉnh cao nhất có độ cao tuyệt đối là 133m và đỉnh thứ hai có độ cao tuyệt đối là 90m. Độ
dốc trung bình của khu vực nghiên cứu là 150. Vị trí dốc nhất tới 300.
Với địa hình Núi Luốt như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lâm
nghiệp, trồng các loài cây thực nghiệm và thiết lập vườn ươm cây con.
2.1.1.3.Địa chất thổ nhưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của bộ môn Đất trường Đại học Lâm nghiệp, đất thuộc
khu vực Núi Luốt có nguồn gốc đá mẹ gần như thuần nhất. Chủ yếu là đá Foocfiarit, ngồi
ra cịn có một tỉ lệ rất ít đá Foocfia thạch anh. Đá Foocfiarit là đá mắc ma trung tính, thành
phần chủ yếu gồm: Al2O3, FeO, MgO, CaO, NaCl, SiO2, Fe2O3. Do nằm trong điều kiện


12

khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều nên đá Foocfoarit rất rễ bị phong hóa. Điều
này thể hiện ở tầng C, tầng C dầy và dễ bóp vụn. Đá lộ đầu xuất hiện chủ yếu ở đỉnh và
sườn đỉnh của đỉnh 133m, rất ít gặp ở đỉnh 90m.
Nhìn chung đất ở khu vực nghiên cứu tương đối thuần nhất bởi được phát triển trên
cùng một loại đá mẹ, cùng điều kiện, hoàn cảnh. Cũng theo kết quả nghiên cứu của bộ
môn Đất trường Đại học Lâm nghiệp, đất Núi Luốt là đất feralit nâu vàng phát triển trên đá
mẹ Foocfiarit. Đất có màu sắc từ vàng nâu tới nâu vàng, tầng đất từ trung bình đến dày,
diện tích đất có tầng đất mỏng rất ít, những nơi tầng đất dày tập trung chủ yếu ở chân hai
quả đồi, sườn Đông Nam quả đồi thấp và sườn Tây Nam quả đồi cao, tầng đất mỏng tâp
trung ở đỉnh đồi, sườn phía Đơng Bắc quả đồi thấp và sườn Tây Bắc quả đồi cao. Đất có
kết cấu viên hạt, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.
Đất trong khu vực khá chặt, đặc biệt là những lớp đất mặt ở khu vực chân đồi và
những lớp đất sâu ở khu vực đỉnh yên ngựa. Kết von thật và giả được tìm thấy ở khắp nơi
trong khu vực, có những nơi kết von thật chiếm tới 60 – 70% trọng lượng đất. Điều này
chứng tỏ sự tích lũy sắt khá phổ biến và trầm trọng trong đất, ở một số nơi đá ong được

phát hiện ở mức độ nhiều hoặc ít. Đá ong tập trung chủ yếu ở chân đồi phía Tây Nam,
Đơng Nam đồi cao. Hàm lượng mùn trong đất nhìn chung thấp, điều đó chứng tỏ q trình
tích lũy mùn kém. Đất chua ( pH < 7), khả năng cố đinh lân kém nên hàm lượng lân ít.
Những đặc điểm trên phần nào nói lên mức độ Feralit khá mạnh trong khu vực Núi
Luốt.
Trong những năm trước đây, q trình xói mịn và rửa trơi khá nghiêm trọng. Điều
đó được thể hiện qua kết cấu phẫu diện đất: Tầng A thường mỏng có tỷ lệ sét cao nên khi
mưa rất dính. Tầng B nằm trong khoảng từ 10 – 110 cm có tỷ lệ sét 25 – 26%. Tầng C
thường dày và một số đá lẫn đã bị phong hóa tạo ra tầng BC xen kẽ. Đất có hàm lượng
chất dinh dưỡng cao, hàm lượng mùn từ 2 – 4%, độ ẩm của đất từ 6 – 9%. Tỷ lệ đá lẫn
trong đất ở mức độ trung bình. Hịên diện tích đất sản xuất lâm nghiệp của trường Đai học
Lâm Nghiệp là 129,735 ha, trong đó đất vườn ươm là 3,7 ha chiếm 2,9%.
Những năm gần đây đất của khu vực Núi Luốt đã được cải thiện tạo nhiều thuận lợi
cho cây trồng sinh trưởng và phát triển để phục vụ cho việc trồng và nghiên cưu về cây


13

trồng. Xong nhìn về tổng thể điều kiện đất đai thổ nhưỡng thì Núi Luốt là một khu vực
tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp và đưa các lồi cây bản địa vào
trồng.
2.1.1.4. Khí hậu thủy văn
Theo kết quả nghiên cứu của trạm thủy văn Ba Vì từ năm 1970 đến năm 1990
(bảng 2.1) cho thấy, khu vực Xuân Mai thuộc tiểu vùng khí hậu 3 của miền Bắc Việt Nam,
hàng năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng
3 năm sau. Trong thời gian này lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 23,10C, nhiệt độ bình quân tháng nóng
nhất (tháng 6) là 28,50C, nhiệt độ bình qn tháng lạnh nhất là 15,70C.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 2125 mm. Phân bố khơng đều qua

các tháng trong năm. Lượng mưa bình quân tháng cao nhất là 360 mm (tháng 8), lượng mưa
bình quân tháng thấp nhất (tháng 12) là 12 mm. Số ngày mưa trong năm 210 ngày.
Độ ẩm khơng khí: Khu vực nghiên cứu có độ ẩm khơng khí khá cao nhưng phân
bố không đều giữa các tháng trong năm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84,3%,
tháng có độ ẩm khơng khí bình qn cao nhất là tháng 4 độ ẩm khơng khí lên đến 96,9%,
tháng có độ ẩm khơng khí thấp nhất là tháng 12 với độ ẩm khơng khí là 81,1%.
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu khí hậu – thủy văn khu vực Xuân Mai
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TB

Nhiệt độ (0C)
15.7
17.1
19.9
23.5
27.1
28.5
28.4

27.9
26.8
24.1
20.5
17.2
23.1

Lượng mưa (mm)
30
40
47
112
287
284
340
360
286
273
54
12
2125

Độ ẩm khơng khí (%)
85.1
85.8
84.4
96.9
84
82.1
82.9

85.6
84.9
83.3
81.9
81.1
84.3


14

Chế độ gió: Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió chính là gió Đơng
Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và gió Đơng – Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7.
Ngoài ra từ tháng 4 đến tháng 6 khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió Lào mỗi năm có 2
đến 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 2 đến 4 ngày.
Chế độ thủy văn: Khu vực có hai dịng sơng chảy qua, bao quanh là sơng Bùi và
sơng Tích với diện tích sơng suối là 29,43 ha, ngồi hệ thống sơng cịn có hệ thống hồ
chứa, đập chứa như hồ Vai Bồn, Đập Tràn... đảm bảo đủ cung cấp nước cho toàn bộ diện
tíc đất nơng nghiệp và đất trồng các loại cây khác.
Tình hình thực vật
Trước năm 1984 tại khu vực này, thực vật chủ yếu là các loài cây bụi thảm thươi
như: Sim, Mua, Cỏ tranh, Cỏ lào, Xấu hổ,... Sau năm 1984 trường Đại học Lâm nghiệp đã
tiến hành trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc với các lồi cây trồng chính là Thơng
đi ngựa (Pinus massonianna Lamb), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis Cunn), Keo tai
tượng (Acacia mangium Will),... đến năm 1993, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rừng,
trường Đại học Lâm nghiệp tiến hành trồng thử nghiệm một số lồi cây bản địa tại khu vực
này.
Nhìn chung, thảm thực vật gây trồng đa dạng phong phú, phát huy tốt tác dụng
phịng hộ và cải thiện mơi trường sinh thái của khu vực.
Điều kiện tự nhiên của khu vực Núi Luốt tương đối thuận lợi cho nhiều loài cây
trồng sinh trưởng và phát triển.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân số dân tộc và lao động
Núi Luốt nằm trong khu vực dân cư tương đối đông với nhiều đơn vị khác
nhau sinh sống trên địa bàn như: Quân đội, trường học,nông trường,..
Với những đặc điểm về dân sinh kinh tế trên đây chúng ta thấy rằng việc quản lý,
bảo vệ rừng gặp khơng ít khó khăn. Đặc biệt là một số cây gỗ lớn có nguy cơ bị
người dân ở đây khai thác làm ảnh hưởng tới thành phần cây rừng. Bên cạnh đó, do
việc chăn thả gia súc cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tầng cây bụi thảm tươi.


15

Núi Luốt nằm trong thị trấn Xuân Mai thuộc huyện Chương Mỹ là huyện có
9 khu dân cư với dân số 27.000 người với thu nhập bình quan đầu người là 17,2
triệu đồng/người/năm.
Thành phần dân tộc chỉ có người kinh sinh sống.
2.1.2.2. Giao thông vận chuyển
Hệ thống giao thông bao gồm các đường bộ với tổng diện tích đường giao thơng
57,12 ha chiếm 5,4 % tổng diện tích tồn khu vực (2002). Các tuyến quốc lộ đi qua thị trấn
bao gồm: Quốc lộ 1A (Xuân Mai – Sơn Tây) và quốc lộ 6 (Xuân Mai – Hà Nội).
Mạng lưới đường vào các khu phố, xóm (ấp) đã hình thành và đa số đã đổ bê tông,
các tuyến đương này tương đối ổn định, thuận lợi cho việc đi lại và sinh hoạt của người
dân.
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục
Các hộ gia đình ở đây sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu với mức thu
nhập thấp. Đây cũng là những thành phần chủ yếu thường vào rừng kiếm củi và
chăn thả gia súc làm ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và phát triển của cây rừng, đặc
biệt là cây bản địa (Việc quản lý và bảo vệ rừng có phần gặp khó khăn). Bên cạnh
đó núi Luốt còn là khu vực thực tập và nghiên cứu nên cũng làm ảnh hưởng tới sinh
trưởng, phát triển của các lâm phần.

2.2 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Đồng Văn là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang nên huyện vừa mang những đặc
điểm chung của tỉnh vừa mang những đặc điểm riêng của huyện.
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Văn là huyện biên giới thuộc tỉnh Hà Giang cách thị trấn tỉnh lỵ
146km, đây là điểm nhô ra nhất trên bản đồ Việt Nam.
Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 46.114,05km2. Với 19 đơn vị hành chính,
trong đó có 2 thị trấn là Đồng Văn, Phó bảng và 17 xã.
Phía Bắc, phía Tây giáp với cộng hịa dân chủ nhân dân Trung hoa với 52km
đường biên giới.


16

Phía Nam giáp với huyện Yên Minh.
Phía Nam giáp với huyện Mèo Vạc
+ Diện tích đất nơng nghiệp 14.445,29km2
+ Diện tích đất lâm nghiệp là 23.575,10 km2
+ Diện tích đất chưa khai thác là 7.069,25 km2
Với diện tích lâm nghiệp như trên chiếm 51,12% tổng diện tích của vùng là
một điều kiên thuận lợi cho sự phát triển sản xuất lâm nghiệp.
2.2.1.2. Địa hình
Ở độ cao trung bình 1.200m so với mực nước biển địa hình của huyện phức
tạp chủ yếu là núi đá (đá chiếm 85%), đặc trưng địa hình karst, chia cắt mạnh tạo
nhiều núi cao, vực sâu, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ có những dải núi đá tai mèo
sác nhọn, những khe núi sâu và hẹp, những vách núi dựng đứng, nhiều ngọn núi cao
như núi Lũng Táo cao 1911m, Núi Tù Sán cao 1475m.
2.2.1.3. Địa chất thổ nhưỡng
Khu vực Đồng Văn, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền đá vơi bị phân hố

mạnh, địa hình karst. Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ xám hoặc
vàng sẫm, với thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa. Rừng ở khu
vực này thường có các loại cây lấy gỗ thuộc nhóm tứ thiết như trai, nghiến. . .
2.2.1.4. Khí hậu, thủy văn
Chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố vị trí địa lý và địa khí hậu của huyện Đồng
Văn mang tính ơn đới tương đối khắc nghiệt được phân ra làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, mùa này thường có sương muối thời tiết khơ hanh.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình 15- 250C biên độ nhiệt độ trong năm có sự
dao động trên 100C và trong ngày cũng trên 6 - 70C mùa hè thời tiết mát mẻ, mùa
đông rất lạnh có thể xuống tới 2,20 (tháng 1) và có thể có băng tuyết.
Chế độ mưa: Hà Giang là một tỉnh có lượng mưa lớn nhất nước ta trung bình
2200 – 2400mm, cịn ở Đồng Văn lượng mưa trung bình 1600-2000mm.


17

Chế độ nhiệt: Độ ẩm bình quân năm ở Hà Giang là 85% và có sự dao động
khơng lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 – 88%, thời điểm thấp
nhất (tháng 1,2,3) cũng vào khoảng 81%, là một tỉnh có nhiều mây và tương đối ít
nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng tháng nhiều là 181 giờ tháng ít chỉ có 74 giờ).
Chế độ gió: Các hướng gió ở đây phụ thuộc vào địa hình thung lũng xong
nhìn chung là tốc độ gió yếu trung bình khoảng 1 – 5m/s. Đây là nơi có số ngày
giơng cao, tới 103 ngày trong năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều và
xuất hiện sương muối.
Chế độ thủy văn: Đồng Văn có hệ thống sơng suối khá nhiều như sơng Nho
Quế, các dịng suối nhỏ ở Lũng Táo, Phó Bảng, Phố Là xong các sơng có độ nơng
sâu khơng đều, độ dốc lớn chỉ mùa mưa mới có nước nên không thuận lơi cho giao
thông đường thủy, đồng thời do địa hình núi đá vơi, rừng ngun sinh ít và cạn kiệt
nên rất khan hiếm nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Khí hậu thủy văn Đồng Văn có nhiều thuận lợi cho nhiều lồi cây trồng sinh
trưởng và phát triển đặc biệt là các loài ưa với khí hậu mát và lạnh lượng mưa cao,
độ ẩm cao.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
Tính đến cuối năm 2008 dân số của huyện là 63.254 người, số người trong
độ tuổi lao động là 31.350 người với 11.069 hộ dân với 15 dân tộc, đông nhất là dân
tộc Mông chiếm tới 85 %, tiếp đến là dân tộc Tày, Kinh, Hoa còn lại là các dân tộc
khác.
2.2.2.2. Tình hình văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tế xã hội
Huyện đã huy động 95% học sinh học tiểu học, 89% học sinh học trung học
cơ sở, 100% các xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố, 80% số hộ đã sử dụng điện
lưới quốc gia.
Hệ thống giao thông của huyện khá hồn thiện, các xã có đường ơ tơ về đến
trung tâm, có đường liên thơn liên bản, 80% các xã đều đã phủ sóng mạng điện
thoại và tất cả các xã đều có bưu điện văn hóa xã.


18

Trong những năm gần đây Đồng Văn có những bước tiến dài trong phát triển
kinh tế xã hội và đã được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao
động, nhờ những bước tiến dài đó đời sống nhân dân được nâng lên nhiều cả về
kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với chất lượng cuộc sống được nâng lên là sự nhận
thức của người dân về làm kinh tế, xây dựng quê hương cũng được đổi mới.
Sau 5 năm (2001 – 2005) lương thực của huyện tăng lên 1,5 lần, 70 – 80 số
hộ trên đại bàn biết phát triển sản xuất, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Tồn huyện định hình được nhiều vùng kinh tế có tính tập trung theo quy mơ kinh
tế hộ.
Với mục tiêu khai thác các thế mạnh, tiềm năng trên vùng tập trung huy động

nguồn nhân lưc tại chỗ để phát triển kinh tế hộ, đẩy mạnh việc chuyển đổi cây trồng
vật ni, xây dựng mơ hình kinh tế có chất lượng mang lại hiệu quả thiết thực cho
người dân để từ đó phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện lên
12%/năm (hiện nay 10%). Trong 5 năm tới vùng phấn đấu tăng thu nhập bình quân
đầu người lên 5 triệu đồng trên năm, hạ tỷ lệ nơng nghiệp xuống 40%, giảm tỷ lệ
đói nghèo từ 72% hiện nay xuống cịn 35%.
Bí thư huyện ủy Đồng Văn cho biết trong năm tới huyện tập trung trí tuệ,
nhân lực, nguồn vốn và khoa học kỹ thuật cho từng dự án từng gia đình thực thi,
khơng đầu tư dàn trải kém hiệu quả, hình thành các trang trại, hợp tác xã chăn ni
trâu, bị, dê, gà, lợn… nhiều trại giống cơ sở chế biến hoặc sơ chế các sản phẩm
nông lâm nghiệp.
Tuy điều kiện kinh tế, xã hội của Đồng Văn có nhiều khó khăn song vùng có
nguồn nhân lực dồi dào cùng với sự đầu tư của Đảng, nhà nước và các mục tiêu đạt
ra của huyện trong các năm tới tạo điều kiện cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Hiện nay huyện Đồng Văn liên kết với tổng công ty cổ phần thương mại và
xây dựng Hà Thông để triển khai dự án trồng thử nghiệm 2.500 cây Hồ đào với diện
tích 11,5ha tai 8 xã của thị trấn Phó Bảng triển khai từ tháng 3 năm 2010 đến hết
tháng 3 năm 2012. Huyện đã tuyển chọn được 11 hộ dân có kinh nghiệm trồng Hồ
đào để triển khai dự án, tổng công ty sẽ hộ trợ cây giống, phân bón, …sau 1 năm


19

sinh trưởng phát triển tốt sẽ tăng diện tích lên 500 – 1000 ha, tổng cơng ty sẽ thu
gom tồn bộ sản phẩm cây Hồ đào của người dân sau thu hoạch.
2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Sa Pa
2.3.1. Điều kiê ̣n tự nhiên
Sa Pa là một huyện thuộc khu vực núi cao của tỉnh Lào Cai, nằm ở sườn
Đơng của dãy núi Hồng Liên Sơn, phân bố ở toạ độ địa lý 22007' đến 22028'46'' vĩ
độ Bắc và 103043'28'' đến 104004'15'' kinh độ Đông. Diện tích của huyện là 68.136

ha, phân bố ở độ cao 400 - 3.143 m, trung bình là 1.500 m so với mặt biển. Địa hình
của huyện bị chia cắt bởi các dãy núi lớn. Độ dốc trung bình 30 - 35o và có thể đến
45o, được chia thành 3 vùng như: vùng thượng huyện gồm xã: Bản Khoang, Tả
Giàng Phìn, Tả Phìn, v.v., trung huyện gồm: Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán,
v.v. và hạ huyện gồm: Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, v.v.
Sa Pa có khí hậu đặc biệt, chia thành 2 mùa rõ rệt: mát về mùa Hè và lạnh
vào mùa Đông, Xuân. Nhiệt độ trung bình 16 - 180C. Lượng mưa trung bình năm từ
2.800 đến 3.400 mm (bảng 4.3). Nhìn chung, chế độ mưa ẩm của huyện Sa Pa lớn
nhất tỉnh Lào Cai. Đặc biệt huyện Sa Pa hầu như khơng có bão và gió khơ nóng.
Về thuỷ văn: Sa Pa có mạng lưới suối là 0,7 - 1,0 km/km2, tổng diện tích lưu
vực là 713 km2, có 2 hệ suối chính đổ ra sơng Hồng là Ngịi Bo và Ngịi Dum. Hàng
năm khu vực huyện tiếp nhận lượng nước mưa 1,63 tỷ m3.
Nhìn chung, lãnh thổ Sa Pa có thể được chia thành 5 tiểu vùng sinh thái là
vùng núi cao, vùng thượng huyện (bảng 2.2 và bảng 2.3).
Tài nguyên đất của huyện Sa Pa gồm 4 nhóm đất chính là đất mùn Alit trên
núi cao, đất mùn vàng đỏ trên núi cao, đất Feralit trên đá cát và đất Feralit biến đổi
do trồng lúa (bảng 2.2).
- Đất mùn Alit trên núi cao: Phân bố ở đai khí hậu lạnh do đó q trình
phong hố và phân huỷ chất hữu cơ diễn ra chậm. Tầng thảm mục dầy (tới 80cm).
Xuất hiện các thảm thực vật hỗn giao lá rộng - lá kim khá lớn, phân bố ở các xã: Tả
Giàng Phìn, Bản Khoang, San Sả Hồ, Tả Van. Nhóm đất này khơng có ý nghĩa sản
xuất hàng hoá. Tuy nhiên, đây là khu vực phân bố của nhiều loài cây thuốc quý


20

hiếm như: Sâm vũ diệp, Sâm tam thất, Hoàng liên chân gà, Thơng đỏ, Hồng liên ơ
rơ, v.v...
- Đất mùn vàng đỏ trên núi cao: Là nhóm đất có diện tích lớn nhất huyện,
phân bố ở khắp các xã trong huyện. Tầng đất trung bình, thành phần cơ giới thịt

nhẹ, cát pha thích hợp với nhiều cây lâm nghiệp, cơng nghiệp, dược liệu và cây ăn
quả.
- Đất Ferlit trên đá cát: Phân bố ở các xã vùng thấp của huyện như Thanh
Kim, Thanh Phú, Bản Phùng, Bản Hồ, Nậm Sài, Suối Thầu. Tầng đất trung bình,
chua, khả năng giữ nước và mùn kém.
- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Phân bố ở tất các các xã (trừ thị trấn Sa
Pa). Chưa bị bạc màu như vùng trung du, đất chua, độ màu mỡ cịn khá.
Bảng 2.2. Các nhóm đất chính của huyện Sa Pa
ST

NHĨM ĐẤT

T

PHÂN BỐ
(ĐỘ CAO)

DIỆN
TÍCH
(HA)

TỶ LỆ
(%)

1

§Êt mïn Alit trên núi cao

> 1.700 m


12.186

18,0

2

Đất mùn vàng đỏ trên núi cao

700 - 1.700

44.365

65,3

3

Đất Feralit trên đá cát

400 - 700

3.533

5,2

4

Đất Feralit biến đổi do trồng lúa

1.380


2,0

5

Đất khác

6.672

9,5


21

Bảng 2.3. Các tiểu vùng sinh thái của huyện Sa Pa
VÙNG

TT

ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU
Sườn khuất gió

1

2

Sườn đón gió

ĐỘ CAO
(M)


Vùng núi cao

3.143

(1) Tả Giàng Phìn, Bản Khoang, San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van

2.200

Vùng thượng huyện
(2) Hầu Thào, Tả

(3) Lao Chải, Trung Chải,

Van, Tả Phìn

Bản Khoang, Sa Pả, San Sả

1.600

Hồ, Tả Giàng Phìn, Ơ Q
Hồ, thị trấn Sa Pa
3

Vùng hạ huyện
(4) Bản Hồ, Nậm

(5) Sử Pán, Thanh Kim, Bản

Cang, Nậm Sài


Phùng, Thanh Phú, Suối Thầu

700

Nhìn chung, Sa Pa là một huyện có điều kiện khí hậu đa dạng, phân bố từ
vùng nhiệt đới đến á nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Trong đó có những tiểu vùng có
điều kiện khí hậu và đất đặc biệt. Địa hình bị chia cắt rất phức tạp. Điều này dẫn
đến:
- Hệ thực vật và cây thuốc của Sa Pa đa dạng (phong phú) và đặc biệt, trong
đó có nhiều lồi đặc hữu;
- Một số lồi cây thuốc q hiếm đặc hữu khơng (hay rất khó) sản xuất mang
tính chất hàng hố nên cần chú ý khai thác bền vững từ tự nhiên;
- Khó phát triển hệ thống giao thơng, vì vậy việc phát triển dược liệu hàng
hố gặp khó khăn hơn các vùng khác của Việt Nam.


22

Bảng 2.4. Đặc điểm khí hậu huyện Sa Pa (số liệu trung bình của 5 năm, từ 2003 - 2008)
YẾU TỐ KHÍ HẬU

THÁNG
1

* Nhiệt độ ( C)
Trung bình
Tối cao trung bình
Tối thấp trung bình
Tối thấp tuyệt đối
* Lượng mưa (mm)

Trung bình
Năm mưa ít nhất
Năm mưa cao nhất
Số ngày mưa trung bình
* Độ ẩm (%)
Độ ẩm trung bình
* Nắng
Số giờ nắng trung bình
* Gió
Hướng gió thịnh hành
Tốc độ gió (m/s)
Số cơn bão
Số ngày có gió khơ nóng
* Sương
Số ngày có sương mù
Số ngày có sương muối

TRU
NG
BÌNH

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

16,1
19,7
13,1
6,0

13,5
16,4
10,4
1,0

9,3
13,3
6,9
-2,0

15,6
19,1

12,6
4,4

50,0 78,4 115,6 182,6 367,9 355,0 482,8 467,3 314,1 191,9 102,9 40,5
0,0
3,0
9,9 38,2 194,7 152,2 226,0 133,4 46,0 22,6 11,0
0,0
201,0 183,0 360,3 362,5 661,0 596,0 824,0 873,4 954,0 622,2 279,2 189,5
10,0 12,0 12,0 14,0 20,0 21,0 22,0 22,0 18,0 14,0 13,0
9,0

229,1
69,8
508,8
15,6

o

9,1
12,2
6,1
-2,0

89,0

10,4
14,1
7,5
-1,3


88,0

14,8
18,2
10,7
1,1

82,0

17,4
21,3
13,6
3,0

83,0

19,0
22,6
15,9
8,2

85,0

116,4 112,2 156,4 168,9 150,5

20,1
23,1
17,3
11,0


87,0

19,8
23,2
17,3
7,0

90,0

19,5
22,8
16,9
10,4

18,4
21,7
15,4
10,0

90,0

87,0

91,0

90,0

90,0


87,7

91,8 110,0 114,0

97,8

95,9 104,0

126

120,3

TN
2,0
0
0

T
2,3
0
0

TN
2,3
0
0

TB
2,2
0

0

T
2,1
0
0

TB
2,0
0
0

TN
2,0
0
0

TB
1,4
0
0

B
1,0
0
0

T
0,9
0

0

TB
1,1
0
0

T
1,8
0
0

1,8
0
0

20,1
2,0

18,6
0,2

17,4
0,0

14,0
0,0

7,7
0,0


5,0
0,0

2,6
0,0

3,0
0,0

4,1
0,0

10,2
0,0

13,9
0,8

15,5
2,5

11,0
0,5


23

Hình 2.1. Bản đồ phân bố và tài nguyên đất của huyện Sa Pa



24

2.3.2. Điều kiê ̣n kinh tế , xã hội
Huyện Sa Pa được chia thành 18 đơn vị hành chính (bao gồ m 17 xã và thi ̣
trấ n), phân bố ở các đai khí hâ ̣u khác nhau. Tổ ng dân số là 54.765 người ( theo số
liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009), thuô ̣c 6 dân tô ̣c chin
́ h là: dân tộc Mông
(52,5%), Dao (25%), Tày, Giáy, Sa Phó và Kinh.
Điể m đă ̣c biê ̣t trong sản xuấ t nông nghiê ̣p ở Sa Pa là người dân trồ ng rất
nhiề u sản phẩm đặc sản như : Cây dươ ̣c liê ̣u, rau, cây ăn quả, cây rau, hoa, ... Trong
đó, Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) với diê ̣n tić h là 3.600 ha (trong đó diện
tích cho thu hoạch 3.200 ha), đã mang la ̣i nguồ n thu nhâ ̣p lớn cho nhiề u hơ ̣ gia đình
(đặc biệt những xã có diện tích rừng lớn như: xã Nậm Cang, Bản Khoang, Tả Van,
...), góp phầ n ổ n đinh
̣ đời số ng và tăng thu nhâ ̣p cho người dân. Ngoài ra còn có các
cây thuốc đươ ̣c trồ ng với quy mơ lớn như: Actiso (Cynara scolymus L.) với diện
tích trên 30ha, xuyên khung (Ligusticum wallichii Franch.), v.v.
Hoa ̣t đô ̣ng du lich
̣ cũng mang la ̣i nguồ n thu đáng kể cho người dân, bao gồm
các hoa ̣t đô ̣ng chính là: (1) Cho thuê nhà nghi,̉ (2) Hướng dẫn du lich,
̣ (3) Bán hàng,
(4) Làm thổ cẩ m và nghề truyền thống khác (đan lát, trạm khắc bạc, đá), (5) Khuân
vác phu ̣c vu ̣ du lich
̣ sinh thái (đặc biệt là những du khách đi chinh phục đỉnh núi
Phan Si Phăng cao nhất Đông Dương (3.143m)).
Cơ sở ha ̣ tầ ng ở huyê ̣n Sa Pa còn khá nghèo nàn, mă ̣c dù các xã đề u có
đường ô tô, nhưng chấ t lươ ̣ng xấ u, đèo dốc quanh co nên ảnh hưởng nhiều đế n việc
phát triể n kinh tế và lưu thông hàng hóa trong khu vực. Hiê ̣n ta ̣i hê ̣ thố ng điê ̣n lưới
quố c gia mới phủ đươ ̣c 14/18 xã, thị trấn (70% dân số huyện được sử dụng điện

lưới Quốc gia).
Nhiǹ chung, con em các cô ̣ng đồ ng dân tốc đươ ̣c Nhà nước quan tâm,
khuyế n khích và ta ̣o điề u kiê ̣n cho đi ho ̣c phổ thông thông qua hê ̣ thố ng giáo du ̣c
phổ câ ̣p đế n từng xã và đươ ̣c cấ p giấ y, bút, sách cho ho ̣c sinh đế n trường. Nhưng
trình đô ̣ văn hóa trung biǹ h cao nhấ t trong các hô ̣ chỉ đạt lớp 6. Chỉ có một số rấ t it́
đang ho ̣c ở các trường trung cấ p, cao đẳ ng và đa ̣i ho ̣c.


25

Hê ̣ thố ng y tế cơ sở đã đươ ̣c phủ ở toàn bô ̣ các xã với đô ̣i ngũ cán bô ̣ y tế cơ
sở và nhân viên y tế thôn bản. Người dân đã đươ ̣c chăm sóc sức khỏe ban đầ u, đặc
biê ̣t là các chương trình y tế quố c ga. Tuy nhiên, hầ u hế t các Tra ̣m Y tế chưa triể n
khai đươ ̣c vườn cây thuố c nam theo quy đinh
̣ trong “Danh mục thuố c thiế t yế u Viê ̣t
Nam lầ n thứ 4”. Lý do chính là do không có đấ t, không có giố ng, không có kinh phí
và nhân lực.


×