Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nuôi dúi mốc lớn (rhizomys pruinosus blyth,1851)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THANH TÂN

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân nuôi dúi mốc
Lớn (Rhizomys pruinosus Blyth, 1851)

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2008


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus) thuộc họ Dúi Rhizomyidae, bộ Gặm
nhấm (Rodentia), là lồi gặm nhấm có phân bố rộng ở nhiều tỉnh rừng núi của
cả nước. Dúi mốc sống trong hang ở các khu rừng hoặc trảng cây bụi, thức ăn
chủ yếu là thực vật như rễ cây tre nứa, măng vầu, bương, cây thân thảo, củ
sắn, khoai… nên dễ thích nghi với sinh cảnh bị con người tác động.
Dúi mốc lớn có giá trị kinh tế cao, cho thịt thơm ngon, được người dân
vùng rừng núi khai thác sử dụng từ lâu đời. Ngày nay, thịt dúi vẫn là món ăn
đặc sản cho nhiều người ưa chuộng và có giá trị cao hơn nhiều so với thịt lợn
và gia cầm. Ngồi ra, mỡ dúi cịn được dùng để trị bỏng và chứng vô sinh,


thũng độc (Võ văn Chi, 1998). Cho đến nay, dúi mốc chỉ được khai thác trong
tự nhiên và do khai thác quá mức trong nhiều năm liền nên nguồn tài nguyên
này đã và đang bị cạn kiệt khơng cịn đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng
cao. Vì vậy, việc nhân ni lồi dúi mốc nhằm chủ động cung cấp nguồn thực
phẩm và dược phẩm q cho xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ và sử dụng
bền vững nguồn lợi dúi mốc trong tự nhiên là rất cần thiết.
Hiện nay, ở nước ta chưa có cơ sở nào chăn ni dúi mốc với qui mơ
lớn, ngồi một số hộ thu gom từ rừng về nuôi tạm thời chờ tiêu thụ. Một số hộ
khác đã thử nghiệm nuôi dúi nhưng đều không thành công. Nguyên nhân là
do thiếu hiểu biết về các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài dúi mốc nên
việc nhân nuôi thiếu cơ sở khoa học, dễ thất bại. Vì vậy, chúng tơi đã chọn
thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân
ni dúi mốc lớn (Rhyzomys pruinosus Blyth, 1851)” nhằm tìm hiểu một số
đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng
qui trình nhân ni lồi thú kinh tế này, góp phần phát triển nghề chăn nuôi
động vật hoang dã ở nước ta.


2

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NHÂN NI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1. Tình hình nhân nuôi động vật hoang dã trên thế giới
Theo các tài liệu lịch sử, loài người đã biết săn bắt, thuần dưỡng các
loài động vật hoang dã từ 4000-5000 năm trước cơng ngun. Đến nay trên
thế giới đã có một tập đồn các lồi động vật ni rất đa dạng với hàng ngàn
loài và giống gia súc, gia cầm, thủy sản, động vật cảnh, nhằm chủ động tạo ra
nguồn sản phẩm động vật đa dạng, phong phú và chất lượng cao, đáp ứng nhu

cầu ngày càng tăng của xã hội.
Trên thế giới nhân nuôi động vật hoang dã đã trở thành một ngành sản
xuất rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi hươu sao
(Cervus nippon), hươu xạ (Moschus berezovski), cá sấu (Crocodylus sp.), trăn
(Python sp.), các loài rắn, Gấu, chim cảnh… ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga,
Đức,Thái Lan và nhiều quốc gia khác.
Do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về các sản phẩm có nguồn gốc
động vật hoang dã, con người đã khai thác, săn bắn quá mức làm cho nguồn
tài nguyên này trở nên cạn kiệt, hầu hết các lồi q hiếm, có giá trị cao đều
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc khơng cịn khả năng khai thác.
Trước thực tế đó, nghề nhân ni các lồi động vật hoang dã khơng chỉ
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời làm giảm áp lực săn bắt động vật
hoang dã, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH).
Ngày nay, nhân nuôi động vật hoang dã còn là giải pháp quan trọng
nhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các loài động vật đang có nguy cơ bị tiệt chủng.
Theo Conway (1998), hiện nay tại các vườn động vật trên thế giới đang nuôi
khoảng 500.000 động vật có xương sống ở cạn, đại diện của 3.000 loài chim,


3

thú, bị sát, ếch nhái. Mục đích của phần lớn các vườn động vật hiện nay là
gây nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và
phục vụ thăm quan du lịch, giải trí và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nghiên
cứu trong các vườn động vật cũng đang được chú trọng. Các nhà khoa học
đang cố gắng tìm các giải pháp tối ưu để nhân giống, phát triển số lượng. Tuy
nhiên, về kỹ thuật nhân ni, sinh thái và tập tính cũng như việc thả chúng về
mơi trường tự nhiên cịn có nhiều vấn đề đặt ra cho công tác nhân nuôi cần
phải giải quyết.
1.2. Tình hình nhân ni động vật hoang dã ở Việt Nam

Nghề gây nuôi sinh sản động vật hoang dã ở Việt Nam đã xuất hiện từ
lâu và đã đạt được những thành công quan trọng như nuôi hươu sao, nai, khỉ
vàng, trăn, rắn, ba ba, ếch đồng, cá sấu,... Trong những thập niên gần đây,
hoạt động gây nuôi sinh sản động vật hoang dã được phát triển mạnh và phổ
biến ra hầu hết các tỉnh trong cả nước.
Theo số liệu của CITES Việt Nam (Bộ NN và PTNT, 2007), hiện nay
tồn quốc có 4.321 cơ sở chăn nuôi (bao gồm nuôi tăng trưởng, nuôi sinh sản)
được CITES Việt Nam cấp giấy phép, có quy mơ vừa và nhỏ (chủ yếu là tư
nhân), đang nhân nuôi 2.116.000 cá thể động vật thuộc 97 loài, thuộc 4 lớp
(Thú, Chim, Bị sát và Ếch nhái). Trong đó lớp Ếch nhái có 7 lồi, 602.000
con; Bị sát 32 lồi, 1.473.000 con; Chim 24 loài, 2.000 con, Thú 34 loài
38.000 con. Trên thực tế, số lượng các cơ sở chăn nuôi lớn hơn nhiều, song vì
nhiều lý do phần lớn chưa đăng ký với các cơ quan chức năng. Trong số 97
loài ĐVHD hiện đang được chăn ni trên tồn quốc, chỉ có 39 lồi có tiềm
năng nhân ni, trong đó Ếch nhái: 2 lồi, Bị sát: nhiều nhất với 19 lồi,
Chim: 4 loài và Thú: 14 loài.
Hiện nay, ở nước ta có 2 cơ sở ni nhốt động vật hoang dã lớn là: Thảo
cầm viên Sài Gòn, đã được xây dựng từ hơn 100 năm nay, hiện nuôi hơn 120


4

loài với khoảng 530 cá thể; Vườn thú Thủ Lệ (Hà Nội), mới được thành lập
hơn 30 năm, hiện đang ni khoảng 100 lồi với 500 cá thể. Nhiệm vụ chính
của các Vườn thú là phục vụ tham quan, cơng tác nghiên cứu về kỹ thuật chăn
nuôi, nhân giống một số loài (Hổ, Nai, Hươu sao, Khỉ, các loài Cầy…) cũng
được tiến hành, nhưng kết quả nghiên cứu ít được phổ biến. Ngồi ra, cũng có
một số cơ sở tương đối lớn khác như: Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh
Bình), Đảo Rều (Quảng Bình), Hịn Tre (Nha Trang), Trung tâm Giống Thụy
Phương Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Sóc Sơn (Hà Nội).

Chăn ni nhỏ lẻ quy mơ hộ gia đình ở nhiều địa phương như: Ni hươu sao
ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Hiếu Liêm (Đồng Nai); nuôi
rắn hổ mang ở Lệ Mật - Gia Lâm (Hà Nội), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), nuôi
gấu ở nhiều địa phương như (Hà Nội, Hà Tây cũ, Hịa Bình, Sơn La; ni
nhím, don ở Ba Vì (Hà Nội), Cúc Phương (Ninh Bình), Cơng ty Thụy Phương
(Hà Nội), Thị xã Sơn La (Sơn La), Cát Bà (Hải Phòng), nuôi ba ba ở nhiều
địa phương như Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,….
Tuy nhiên, nghề chăn nuôi ĐVHD ở nước ta đang bộc lộ nhiều bất cập:
Việc chăn ni chủ yếu mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chưa trở thành một
ngành sản xuất hàng hố; việc lựa chọn lồi chăn ni thiếu định hướng; thiếu
sự hướng dẫn, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung
ương đến địa phương; người chăn ni cịn gặp nhiều rủi ro vì thiếu hiểu biết
về sinh học, sinh thái loài, về kỹ thuật chăn ni. Vì vậy, phương pháp chăn
ni đơn giản, ni nhốt là chủ yếu, chuồng nuôi chưa phù hợp với đặc điểm
sinh học, sinh thái và nhu cầu của vật ni, chưa có biện pháp phịng và chữa
bệnh hữu hiệu, chưa biết áp dụng công nghệ tiên tiến trong nhân ni,... Đặc
biệt, do chưa có quy trình quản lý đàn giống bố mẹ hợp lý, dẫn đến hiện
tượng cận huyết, thoái hoá đàn giống, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát
triển sinh lý vật ni, giảm năng xuất và chất lượng sản phảm. Các dịch vụ


5

thú y trong nhân ni ĐVHD hầu như chưa có nên hạn chế nhiều đến kết quả
gây nuôi của các cơ sở.
1.3. Cơ sở pháp lý của nghề nhân nuôi động vật hoang dã
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm quản lý
và phát triển nghề gây nuôi động vật hoang dã, kể cả các loài động vật quý
hiếm, một số văn bản quan trọng như:



Nghị định 18/HĐBT, ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ
đã qui định danh mục các loại động vật rừng, thực vật rừng quí, hiếm và
qui chế quản lý, bảo vệ. Theo tinh thần của các nghị định này:
- Nhà nước cho phép khai thác hạn chế các loài động vật q hiếm thuộc
nhóm IIB phục vụ mục đích gây nuôi, nghiên cứu khoa học, trao đổi quốc
tế về giống... nhưng phải được phép của Bộ trưởng Bộ Lâm Nghiệp (nay là
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) (Điều 8, khoản 2c).
- Đối với động vật rừng thuộc nhóm IIB do tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn
ni trồng, ngồi mục đích sử dụng gây ni làm giống, được sử dụng
động vật sống từ thế hệ hai trở đi (Điều 9, khoản c).



Chỉ thị số 359-TTg, ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những
biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển động vật hoang dã quy định:
Nhà nước khuyến kích các tổ chức, cá nhân gây ni phát triển các lồi
động vật hoang dã, bao gồm cả động vật quí hiếm để kinh doanh, xuất
khẩu và phải thực hiện đúng qui định của Nghị định 18/HĐBT ngày
17/1/1992 và các qui định hiện hành, đúng công ước CITES.



Nghị định 11/2002/NĐCP, ngày 22/1/2002 của Chính phủ về Quản lý hoạt
động xuất, nhập khẩu và quá cảnh các lồi động, thực vật hoang dã qui
định: Trại ni sinh sản hoặc cơ sở gây trồng nhân tạo các loài động vật,
thực vật được qui định trong phụ lục I của Công ước CITES phải đăng ký



6

với cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam (Điều 6); trại nuôi sinh
sản và cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật qui định trong phụ
lục II và III của Công ước CITES phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm cấp
tỉnh được cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam uỷ quyền (Điều
7).


Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý các
trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động vật, thực
vật hoang dã.



Cơng văn số 3270/BNN-KL ngày 6/12/2006 của Bộ Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn, về việc tăng cường công tác quản lý các cơ sở gây nuôi và
trồng cấy nhân tạo động vật và thực vật hoang dã.

1.4. Các loài dúi ở Việt Nam
Việc khảo sát vùng phân bố của các loài dúi ở Việt Nam được tiến hành
phối hợp trong đợt khảo sát nghiên cứu thú nói chung (Lê Hiền Hào 1973,
Cao Văn Sung và cs. 1980, Đào Văn Tiến 1985, Đặng Huy Huỳnh và cs.
1994,…). Cho đến nay, ở Việt Nam đã thống kê được 4 lồi dúi:


Dúi nâu - Cannomys badius (Ảnh 1.1):
Ảnh 1.1. Dúi nâu (Cannomys badius)



7

Loài cỡ nhỏ trong họ Dúi. Dài thân-đầu: 175- 215 mm, dài bàn chân
sau: 27-32 mm, dài đuôi: 54-67mm, dài tai: 5-11mm, khối lượng thân: 210 –
340 g (Smith et al., 2008). Cơ thể thích nghi với đời sống dưới đất. Mắt và tai
nhỏ, đi ngắn. Chân có móng sắc và ngắn. Bộ lơng dày và mền. Mặt lưng có
màu nâu xám nhạt, mặt bụng có lơng thưa, màu nhạt hơn. Bàn chân trước và
chân sau màu nâu. Đuôi ngắn hơn 1/3 chiều dài thân, trần không phủ lông.
Dúi nâu rất hiếm gặp, cho đến nay mới phát hiện được ở Lai Châu.


Dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus)
Ảnh 1.2. Dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus)

Là loài lớn trong họ Dúi. Dài thân-đầu: 200- 398 mm, dài bàn chân sau:
39- 55 mm, dài đuôi: 60-198 mm, dài tai: 15-25 mm, khối lượng: 1.000 –
1.500g (Đặng Huy Huỳnh và cs., 2008). Cơ thể khoẻ, đầu ngắn hầu như
khơng có cổ. Mắt nhỏ, tai và đi ngắn. Bộ lơng dày, dài và mềm, có màu nâu
xám mốc được hình thành bởi các lơng xám tại gốc và trắng ở chóp. Bụng
nhạt hơn mặt lưng. Bàn chân nâu, ngắn với 5 ngón và có đệm, vuốt rất dài và
khoẻ. Đi đen nhạt. Dúi mốc lớn có phân bố rộng ở Việt Nam từ các tỉnh
phía Bắc tới các tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh.


8



Dúi mốc nhỏ, dúi trung quốc (Rhizomys sinensis)

Dúi mốc nhỏ(ảnh 1.3), nhỏ hơn dúi mốc lớn. Dài thân đầu 230-

450mm, dài bàn chân sau 38-60mm, dài đuôi 50-90mm, dài tai 12 -14mm
(Đặng Huy Huỳnh và cs. 2008). Đuôi chỉ bằng 1/3 dài thân-đầu và hầu như
khơng có vẩy. Mặt lưng phủ lơng dày với gốc lơng xám thẩm, chóp lơng
trắng. Lông lưng mềm và rậm, màu lông sáng thẫm hơn mặt bên và phần
trước thân. Bụng xám nhạt với lông thưa. Mu bàn chân trắng bẩn, có lơng
ngắn, trắng. Ngón giữa chân trước rất dài hơn các ngón khác.Ngón thứ 2 chân
sau dài nhất. Bàn chân có 5 đệm với 3 đệm nhỏ ở hàng trước và 2 đệm lớn ở
hàng sau. Đệm hình quả dâu. Lồi này rất phổ biến ở Trung Quốc nhưng rất
hiếm gặp ở Việt Nam, mới chỉ phát hiện ở Hà Giang và Bắc Giang
Ảnh 1.3 Dúi Trung Quốc(Rhizomys sinensis)

* Dúi Má Đào (Rhizomyssumatrensis Raffles,1821)

R
Ảnh 1.4 Dúi Má Đào, má vàng (Rhizomyssumatrensis Raffles,1821)
Đây là loài lớn nhất trong họ Dúi. Dài thân-đầu 380-480 mm, dài bàn
chân sau 50-68 mm, dài đuôi 118- 192 mm, dài tai 15-28 mm, khối lượng
2.000g đến 4.000 gam (Smith et al , 2008). Bộ lông ngắn, thưa, đặc biệt ở mặt
bụng, màu trắng xám hơi phớt vàng đất, có điểm trắng bạc. Mặt lưng nâu


9

xám, má hung. Có đốm thẫm ở trán hình tam giác với cạnh đáy hoà lẫn với
vùng vai sẫm. Đầu đỏ nhạt. Tai và đuôi nâu thẫm, ngắn khoảng 40% dài thânđầu. Chân trước rộng khoẻ với các móng sắc; ngón thứ 3 và 4 dài nhất. Chân
sau, ngón thứ 3 dài nhất. Nệm chân có vẩy.
Về sinh học và sinh thái của các loài dúi ở Việt Nam, cho đến nay vẫn
cịn rất ít các cơng trình nghiên cứu. Chỉ có một số cơng trình đề cập đến sinh

học, sinh thái của các loài dúi đáng chú ý như: “Thú kinh tế miền Bắc Việt
Nam” của Lê Hiền Hào (1973), “Những loài gậm nhấm ở Việt Nam” của Cao
Văn Sung và cộng sự (1980), “Động vật, tạp chí Việt Nam, Tập 25 (Lớp Thú
– Mammalia), của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2008). Ngồi ra, cịn có một
số bài báo nhỏ của các tác giả Cao Văn Sung và Trương Minh Hoạt (1979),
Cao Văn Sung (1984), Cao Văn Sung và cộng sự (1982, 1983).
Nhìn chung, các lồi dúi đều có cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống
dưới đất. Mắt và tai nhỏ, đuôi ngắn, cổ không phân biệt rõ. Chân ngắn và có
móng khoẻ. Bộ lơng mềm. Răng cửa được sử dụng để ăn và đào đất nên rất
khoẻ và chắc. Thị giác kém phát triển hơn thính giác.
Dúi thường sống ở các rừng nhiều tre nứa. Dúi chủ yếu sống trong
hang tự đào dưới các bụi tre, về ban đêm có thể lên mặt đất. Thức ăn của dúi
chủ yếu là tre nứa (rễ, măng, hạt). Dúi cũng ăn cỏ, hạt và quả một số loài cây
rừng khác.
Dúi đực và cái thường sống riêng và chỉ gặp nhau vào thời kỳ sinh sản.
Dúi má vàng sinh sản tháng 12, đẻ 3-5 con/lứa. Thời gian mang thai ít nhất 21
ngày (Walker, 1964, trong Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 2008). Dúi mốc lớn
đẻ 2 - 4 con/lứa. Sau 3 tháng tuổi dúi con có thể sống tự lập (Cao Văn Sung et
al., 1980).


10

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là tạo lập cơ sở khoa học góp phần phát triển
nghề chăn nuôi động vật hoang dã của Việt Nam, phát triển kinh tế xã hội và
bảo tồn đa dạng sinh học. Mục tiêu cụ thể của Đề tài bao gồm:

• Bổ sung tư liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của
lồi dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus) trong tự nhiên và trong điều kiện
ni nhốt.
• Bước đầu xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân ni lồi dúi mốc lớn qui mơ nhỏ.
• Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình nhân nuôi dúi mốc và đề xuất
khuyến cáo về việc nhân nuôi dúi mốc lớn ở Việt Nam.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus Blyth,
1851) trong tự nhiên và trong điều kiện nuôi nhốt.
2.3. Giới hạn của đề tài
Do điều kiện kinh phí và thời gian có hạn, nghiên cứu sinh học, sinh
thái Dúi mốc trong tự nhiên chỉ tiến hành tại Vườn Quốc gia Tam Đảo và
trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Cứu hộ
động vật rừng (TTNCPT&CHĐVR), thuộc Viện Sinh thái Rừng và Môi
trường, Trường Đại học Lâm nghiệp.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của Dúi
mốc lớn
- Đặc điểm hình thái ngồi và cấu tạo giải phẫu;
- Nơi sống, cấu trúc hang, tổ trong tự nhiên;


11

- Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng trong tự nhiên và điều kiện nuôi;
+ Thành phần các loại thức ăn;
+ Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày;
+ Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn như nước, protein thô, gluxit, …
- Nghiên cứu tập tính, các dạng hoạt động của dúi như ăn uống, đi lại, ngủ
nghỉ, nô đùa, vv. Sự phân bố thời gian cho các dạng tập tính theo mùa,

theo giới tính và lứa tuổi;
- Sinh sản, tuổi trưởng thành sinh dục của dúi đực, dúi cái, các biểu hiện
động đực, sự giao phối, thời gian mang thai và sinh con, số con / một lứa
trọng lượng con sơ sinh, thời gian dúi mẹ nuôi con bằng sữa;
- Quá trình sinh trưởng và phát triển của dúi mốc lớn;
2.4.2. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân nuôi dúi mốc lớn
- Chuồng nuôi và yêu cầu cấu trúc chồng nuôi, môi trường xung quanh.
- Thức ăn, khẩu phần ăn, cách chế biến thức ăn, phát thức ăn.
- Cách chọn giống nuôi và cách phân biệt con đực con cái, xác định số cá
thể nuôi trong từng ô chuồng.
- Chăm sóc dúi sinh sản và dúi non mới sinh
- Chăm sóc dúi thương phẩm, khai thác và tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-

Bệnh tật: các biểu hiện lâm sàng, phương pháp phòng và trị bệnh.
2.4.3. Hiệu quả kinh tế và đề xuất kiến nghị về phát triển nghề nuôi

dúi mốc ở Việt Nam
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình ni
- Khuyến cáo về các điều kiện cần để phát triển nhân nuôi dúi mốc, như
chính sách, nguồn vốn, thị trường…..
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Luận văn được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến ngày 15 tháng 9
năm 2008, bao gồm:


12

- Thu thập, phân tích tài liệu liên quan: từ ngày 01/07/2008 đến ngày
30/08/2008.

- Khảo sát thực địa tại VQG Tam Đảo: từ ngày 02/10/2007 đến 15/11/2007.
- Nghiên cứu dúi nuôi tại Trường Đại học Lâm nghiệp từ ngày 01/08/2007
đến ngày 30/06/2008.
- Xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn: từ ngày 01/07/2008 đến 10/09/2008.
2.6. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu, đối tượng của đề tài nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp sau.
2.6.1. Kế thừa chọn lọc tài liệu
Tiến hành thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau như: các sách, báo đã công bố; các bài
viết, báo cáo chưa công bố của các tác giả khác, tìm kiếm trên các trang web.
Các cơng trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái của dúi mốc lớn, đặc biệt là kỹ
thuật nhân ni chúng rất ít. Vì vậy, chúng tơi chỉ sưu tầm và phân tích được 30
tài liệu có liên quan đến Đề tài nghiên cứu.
2.6.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái
Các đặc điểm hình thái, giải phẫu của dúi mốc lớn được mô tả thông
qua quan sát trực tiếp các cá thể dúi và giải phẫu một số cá thể dúi. Các chỉ
tiêu mô tả bao gồm:
- Hình dạng chung của cơ thể, màu sắc lơng, kích thước và khối lượng
cơ thể. Các số đo kích thước bao gồm: dài thân-đầu, dài đi, dài bàn chân
sau, dài tai và khối lượng cơ thể được đo theo phương pháp chuẩn (Phạm
Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, 2000)
- Các nội quan được tách riêng và cân bằng cân điện tử hoặc đo bằng
thước Palme điện tử với độ chính xác đến 1/10 gam và milimét tương ứng


13

Hình 2.1. Cân, thước, kỹ thuật


2.6.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dúi mốc trong tự nhiên
Phỏng vấn các cán bộ kiểm lâm của VQG Tam Đảo và người dân địa
phương về thức ăn và một số đặc điểm hoạt động của dúi trong tự nhiên.
Quan sát các sinh cảnh của dúi trong tự nhiên tại VQG Tam Đảo, lập
30 ô tiêu chuẩn (25m x 40m) theo tuyến ngẫu nhiên, điều tra các hang tổ của
dúi, đào để mô tả hang, đếm số hang và số dúi trong các ô tiêu chuẩn để tính
mật độ dúi trong vùng nghiên cứu.
2.6.4. Bố trí thí nghiệm
Đàn dúi ni tại TTNCPT&CHĐVR là 130 cá thể, gồm 75 đực và 55
cái được mua gom từ dúi bắt trong tự nhiên. Dúi mua về được ghép nuôi
thành đôi (1 đực, 1 cái) ngay trong các ô chuồng. Việc ghép nuôi đôi nhằm
tạo điều kiện cho dúi thích nghi với cuộc sống đơi tránh hiện tượng đánh nhau
gây thương tích khi ghép đơi sinh sản.
Chuồng ni dúi có kích thước: rộng 1,5m x dài 2,55m x cao 0,92m.
Một chuồng lớn như vậy được chia thành 5-6 ngăn ơ chuồng nhỏ với kích
thước bằng nhau (rộng 38cm x dài 1,5m x cao 0,44 m). Mỗi ô chuồng nhỏ lại
được phân thành 2 ngăn: Ngăn ngoài dùng để đưa thức ăn vào còn ngăn bên
trong lớn hơn là khu vực hang tổ của Dúi. Hai ngăn được thông với nhau
bằng một cửa hang có kích thước: cao 22cm x rộng 10cm. Mặt trên của các
hang nhỏ này được đậy bằng hai loại vật dụng: ngăn bên trong được đậy bằng


14

tấm bê tông tạo độ tối cho hang, ngăn bên ngoài được đậy bằng tấm phên lưới
sắt mắt cáo để tạo độ sáng cũng như thơng thống cho chuồng.
Nội thất trong ơ chuồng nhỏ được bố trí rất đơn giản, trong các chuồng
nhỏ này được bố trí một ống đất nung (loại ống dẫn nước) có chiều dài 40 cm,
đường kính đầu nhỏ 14 cm và đường kính đầu to 18 cm làm hang cho dúi. Vật
liệu để lót trong các hang tổ của Dúi mốc là lá của cây cỏ voi đã được phơi

khô và các loại thức ăn như: tre và cỏ voi là những thành phần không thể thiếu
trong vật liệu tạo nên hang tổ. Mỗi ô chuồng nhỏ như vậy được bố trí ni 2
cá thể ( 1đực và 1 cái).
Hình 2.2. Chuồng ni dúi mốc lớn tại TTN CPT&CHĐVR

2.6.5. Nghiên cứu về thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của dúi
Thành phần thức ăn của dúi trong tự nhiên được xác định qua phỏng
vấn dân địa phương và quan sát các dấu vết ăn hoặc thức ăn do dúi lưu trữ
trong hang tổ của dúi. Trong điều kiện nuôi, cho dúi ăn thử các loại thức ăn
khác nhau để xác định những loại thức ăn dúi ăn.
Nhu cầu ăn hàng ngày của dúi được xác định dựa trên lượng thức ăn dúi
tiêu thụ trong một ngày. Để tính được nhu cầu ăn của Dúi chúng tôi cân lượng


15

thức ăn cấp mỗi loại và cân lượng thức ăn thừa của chúng vào ngày hơm sau.
Cách bố trí thí nghiệm:
Lựa chọn 5 ô chuồng trong tổng số 18 ô chuồng để thí nghiệm. Mỗi đợt
nghiên cứu được tiến hành trong 5 ngày liên tục. Xác định lượng thức ăn hàng
ngày của dúi theo cơng thức:
P=C–T
N = P/Pđv
Trong đó: P: Lượng thức ăn tiêu thụ;
C: Lượng thức ăn cung cấp trong một ngày (g),
T: Lượng thức ăn dư thừa sau một ngày (g).
Pđv: Khối lượng cơ thể Dúi;
N: Nhu cầu thức ăn trong ngày (gam thức ăn/kg động
vật/ngày)
2.6.6. Nghiên cứu tập tính của dúi mốc lớn trong điều kiện ni

nhốt
Quan sát dúi hàng ngày để phát hiện và mô tả các dạng tập tính hoạt
động của dúi, như:
- Tập tính vận động, ăn uống, nghỉ ngơi và ngủ của Dúi
- Các dạng tập tính xã hội: chơi đùa, đánh nhau,..
Xác định chu kỳ hoạt động ngày đêm của Dúi mốc lớn trong điều kiện
nuôi nhốt bằng quan sát trực tiếp 24 giờ trong ngày. Tiến hành quan sát trong
3 ngày liên tục bằng phương pháp quét, chu kỳ 15 phút một lần. Nghiên cứu
được tiến hành trên 6 cá thể (3 đực, 3 cái) nuôi trong 03 ô chuồng.


16

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái của dúi mốc lớn
3.1.1. Đặc điểm hình thái của dúi mốc lớn
• Hình thái ngồi dúi mốc lớn
Dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus), cịn có tên khác là: chuột tre, năng leo
(H’Mông), tu ủn (Thái), tô ổn (Tày, Nùng), nà cú biến (Mán).
Dúi mốc có thân hình mập mạp, đầu ngắn cổ không rõ, tai và mắt rất nhỏ.
Mắt nhỏ đen trịn. Tồn thân phủ lớp lơng dày mịn, gần như đồng màu xám
đen phớt mốc trắng, do các sợi lơng có phần gốc màu xám và phần chóp
trắng. Mặt bụng nhạt màu hơn mặt lưng. Đi đen nhạt và dài bằng khoảng
1/3 chiều dài thân-đầu. Chân ngắn, bàn chân nâu và to với 5 ngón có vuốt sắc
dài, khoẻ.
Kết quả lấy các số đo cơ thể của 8 cá thể dúi trưởng thành cho thấy, dúi
mốc lớn có các số đo trung bình như sau: dài thân-đầu 317,5mm; dài đuôi 125,0
mm; dài bàn chân sau 53,63 mm; cao tai 16,0 mm và khối lượng thân 1.112,5g

(Bảng 3. 1). Số liệu này cũng tương đương với số liệu đã công bố của Đặng Huy
Huỳnh và cộng sự (2008) là dài thân-đầu: 313mm (200-398mm), dài bàn chân
sau: 49mm (39-55mm), dài đuôi: 117mm (60-198mm), dài tai: 21mm (15-21)
và khối lượng: 1.133g (900-1500g). Chưa có tác giả nào ghi nhận về sự khác
biệt giữa dúi đực và dúi cái về kích thước cơ thể. Số liệu của chúng tơi cũng
khơng cho thấy điều đó.
Ở Thái Lan và Trung Quốc, đã ghi nhận dúi mốc lớn có chiều dài thân
đầu tương đương với dúi mốc lớn ở Việt Nam, nhưng khối lượng cơ thể có
thể đạt tới 2.500g (Trung Quốc, Smith et al., 2007) hoặc 3.000g (Thái Lan,
Lekagul et al. 1988). Có thể, do bị khai thác quá mức nên dúi mốc lớn ở Việt


17

Nam khơng cịn kịp lớn đến khối lượng tối đa nữa. Dúi có 1 đơi vú ngực và 3
đơi vú bụng.
Bảng 3.1. Số đo hình thái ngồi của dúi mốc lớn (mm),(N = 8)
TT

Giới tính

Dài

Dài

Dài bán

thân-đầu

đi


chân sau

Cao tai

Khối lượng
thân (g)

1

Đực

325

125

55

16

1300

2

Đực

340

135


60

18

1400

3

Đực

335

130

56

17

1200

4

Cái

330

130

55


17

1200

5

Cái

280

115

50

15

800

6

Cái

315

120

51

15


1100

7

Cái

295

125

52

14

900

8

Cái

320

120

50

16

1000


317,5

125,0

53,62

16,0

1.112,5

Trung bình:

* Cơng thức răng của dúi mốc lớn là:
i1/1 c0/0 p0/0 m 3/3 x 2 = 16
Bộ răng của dúi mốc có cầu tạo thích nghi với chế độ ăn các loại thức ăn
thực vật cứng. Răng cửa dày, khoẻ và dài thị ra khỏi mơi. Răng cửa phát triển
suốt đời vì thường xun bị mài mịn do dúi dùng răng cửa khơng chỉ để ăn
mà cịn để đào hang. Dúi khơng có răng nanh và răng trước hàm. Răng hàm
to, mặt nhai có nhiều nếp gấp đề nghiền thức ăn.
• Các nội quan
Các số đo nội quan của 5 cá thể dúi trưởng thành (2 đực là dúi tự nhiên,
3con cái là dúi nuôi) được thể hiện ở (Bảng 3. 2.). Dúi mốc lớn có ruột khá
dài: ruột già trung bình 1.050 mm, ruột non 710mm và ruột tịt 130mm. Theo
Schieck et al. (1985), kích thước của ruột già và ruột tịt, phản ánh chế độ ăn


18

của động vật. Động vật ăn nhiều chất xơ (thực vật) có ruột già và ruột tịt dài
hơn so với các loại động vật ăn thức ăn động vật. Như vậy, độ dài lớn của ruột

già và ruột tịt ở dúi mốc lớn có thể giải thích bằng chế độ ăn các thức ăn thực
vật nhiều chất xơ (rễ, thân tre nứa, hạt,..).
Bảng 3.2. Số đo một số nội quan của dúi mốc lớn trưởng thành(N =5)
Cơ quan
Ruột thừa (ruột tịt) (mm)

Tối thiểu - tối đa

Trung bình

125 – 135

130

Ruột già (mm)

925 - 1.125

1.050

Ruột non (mm)

690 – 730

710

Tim (g)

8.5 – 11.5


10

Phổi (g)

9 – 11

10

Gan (g)

28 – 32

30

143 - 157

150

Lá lách (g)

45 - 49

47

Dài dạ dày (mm)

69 - 75

72


Rộng dạ dày (mm)

38 - 42

40

Khối lượng dạ dầy (g)

35 - 45

40

Thận (2 quả) (g)

8 - 12

10

Dài dịch hoàn dài (mm)

13 - 17

15

Rộng dịch hoàn (mm)

9 – 11

10


4.5 – 5.5

5

4-6

5

Thực quản (mm)

Khối lượng dịch hồn (g)
Tuyến xạ (2 chiếc) (g)

Dúi có 2 tuyến xạ ở gần cơ quan sinh dục, khá phát triển. Chức năng
của các tuyến này chưa được nghiên cứu, nhưng vị trí của tuyến cho thấy


19

chức năng của tuyến có thể liên quan đến hoạt động sinh sản của dúi như thu
hút bạn sinh sản,…
3.1.2. Đặc điểm sinh cảnh và hang tổ
• Sinh cảnh ưa thích
Theo các nghiên cứu trước đây (Lê Hiền Hào 1973, Cao Văn Sung và
cộng sự (1980), Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2008,…), dúi mốc lớn thường
sống ở vùng đồi núi thấp, các sườn núi thấp thoải, ven các sông suối, trong
các khu rừng, trảng cây bụi hay nương rẫy gần rừng. Sinh cảnh thích hợp là
rừng tre, nứa, giang, vầu, sặt, ở độ cao từ 100m đến 1000m so với mặt biển.
Để hiểu rõ thêm về đặc điểm nơi sống của dúi mốc lớn, chúng tôi đã
tiến hành khảo sát sinh cảnh của dúi tại sườn phía tây của VQG Tam Đảo vào

tháng 9 năm 2007. Tại khu vực khảo sát có 4 dạng sinh cảnh chính như sau:
- Sinh cảnh rừng tự nhiên trên đá
- Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đất
- Sinh cảnh rừng trồng
- Sinh cảnh trảng cỏ-cây bụi
Kết quả khảo sát tại 30 ÔTC (25x40m2) cho thấy, chỉ phát hiện được
một loài dúi duy nhất là dúi mốc lớn. Theo thông tin phỏng vấn dân địa
phương thì dúi mốc lớn cũng có thể gặp cả ở sinh cảnh trảng cỏ cây bụi,
nhưng trong quá trình khảo sát chúng tơi khơng phát hiện được hang dúi nào
ở sinh cảnh này. Tất cả các mẫu dúi đều được phát hiện ở sinh cảnh Rừng tự
nhiên trên núi đất.
Sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đất bao gồm chủ yếu là rừng tre nứa
thuần loại hoặc hỗn gia tre nứa cây gỗ (Hình 3.3). Đây là sinh cảnh rất phù
hợp cho dúi mốc lớn sinh sống.


20

Hình 3.3. Sinh cảnh sống của Dúi

Để ước tính mật độ của dúi mốc lớn trong sinh cảnh này chúng tôi đã
tiến hành lập các ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên ở chân, sườn và đỉnh núi. Diện tích
mỗi ơ là 1.000m2. Tất cả 30 ô tiêu chuẩn được khảo sát, tương đương với 3
ha. Tại các ô tiêu chuẩn tiến hành khảo sát tìm kiếm các hang dúi. Kết quả
khảo sát 30 ô tiêu chuẩn chúng tôi đã phát hiện được 21 hang dúi trong đó có
13 hang dúi đã bỏ đi nơi khác (miệng hang có màng nhện ), 8 hang cịn lại
được đào để mơ tả hình thái hang và phát hiện số dúi sống trong mỗi hang.
Trong 8 hang đào khảo sát, có hai hang đất cịn mới, nhưng miệng hang
khơng bịt kín và khơng phát hiện dúi sinh sống trong hang. Đào 6 hang còn
lại chúng tôi bắt được 8 cá thể dúi (3 đực, 5 cái). Trong đó, có 2 hang dúi

sống theo đơi (1 đực, 1 cái); 4 hang còn lại dúi sống đơn một đực (1 hang)
hoặc 1 cái (3 hang). Từ đó có thể tính được mật độ dúi mốc lớn ở sinh cảnh
kháo sát là 2,67 cá thể/ha. Mật độ này rất thấp so với thông báo của các tác
giả khác rằng, ở rừng vầu, nứa thuần loại hoặc vầu, nứa pha gỗ mật độ dúi có
thể đạt tới 15-20 cá thể /ha (Lê Hiền Hào, 1973) hoặc thậm chí tới 25 cá
thể/ha (Cao Văn Sung và cộng sự, 1980). Nguyên nhân mật độ dúi thấp ở
VQG Tam Đảo, có thể do quần thể dúi ở đây đã bị khai thác quá mức trong
nhiều năm qua. Thực tế ở các khu rừng số lượng dúi ngày một giảm sút.


21

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, sinh cảnh rừng tre nứa hoặc hỗn giao
tre nứa-cây gỗ trên đối núi thấp là sinh cảnh sống ưa thích của dúi mốc lớn.
Nơi có nhiều tre nứa hơn thì mật độ hang dúi cũng cao hơn. Điều đáng lưu ý
nữa là, trong tự nhiên số lượng dúi đực thấp hơn dúi cái (tỷ lệ 3/5), trong nuôi
nhốt tỷ lệ dúi đực thấp hơn dúi cái (con đực/ con cái = 6/9). Tuy nhiên, đây
mới chỉ là những phát hiện bước đầu, cần được kiểm tra lại trong nhiều lần
khảo sát khác.
• Đặc điểm cấu trúc hang
Theo các nghiên cứu trước đây (Lê Hiền Hào 1973, Cao Văn Sung và
cộng sự, 1980, Đặng Huy Huỳnh và cộng sự, 2008,…) cũng như khảo sát của
chúng tôi tại VQG Tam Đảo cho thấy đời sống của dúi gắn liền với hang hốc
dưới lòng đất. Chúng dùng hai chân trước tự đào hang làm tổ. Hang dúi
thường đào ở những nơi đất tương đối tơi xốp mền và khô ráo, hang dúi
thường sâu từ 20 – 25 cm. Cấu tạo hang đơn giản mỗi hang chỉ có một lối vào
đường kính hang từ 10 - 15 cm và hai lối ra theo hai đường khác nhau có
đường kính hang từ 8- 12cm, chiều dài hang dúi khoảng từ 1,6 m đến 2,5 m
thậm trí có hang dài hơn 3 m. Hang thường được ngụy trang dưới sát gốc bụi
cây, khóm nứa, vầu hoặc dưới một lớp lá khơ. Hang dúi thường bịt kín miệng

hang bằng một lớp đất nhỏ mỏng hoặc lớp lá cây. Những hang có dúi thì
miệng được lấp bịt kín và trong hang có tiềng động (đào đất hoặc cắn rễ cây
tre, nứa) lách cách, ngược lại những hang có cửa bỏ trống, có màng nhện
chăng ở ngồi là dúi đã bỏ đi nơi khác. Ổ của dúi có đường kính trung bình từ
25- 30 cm, sâu 0,8- 1,2m, ổ là nơi dúi ngủ và là nơi sinh sản, trong ổ thường
có lá, cành cây nhỏ khô, ổ cũng nơi chứa đựng dự trữ nguồn thức ăn. Khảo sát
ở VQG Tam Đảo cho thấy, các hang có một dúi ở, chiều dài hang khoảng 1,5
m - 1,7 m và sâu 0,2 m – 0,25 m, các hang có hai cá thể dúi sống thường dài


22

và sâu hơn. Kích thước và sơ đồ cấu trúc hang dúi phát hiện ở VQG Tam Đảo
được thể hiện ở (Bảng 3.3), (Hình 3.4)
Bảng 3.3. Kích thước hang dúi mốc lớn ở VQG Tam Đảo(N =8)
Số TT
Số
ô tiêu
hang
chuẩn
3
2

STT
hang

D
d
(cm) (cm)


T
(cm)

H
(cm)

h
(cm)

L
(cm)

Số cá
thể

3&7

12

10

38

122

25

298

2


7

1

11

14

9

19

120,5

20,5

190,5

0

9

1

17

10

8


20

117,5

21

245

1

13

1

19

11

11

40

125

25

290

2


17

1

21

13

10

35

80,5

23,5

260,3

0

19

1

24

10

9


37

123,5

24,2

256,8

2

21

1

29

12

8

21

119,5

20,8

249,5

1


10,3 8,1

26,3

Trung bình:

115,5 22,5

255,7

Ghi chú: D - Đường kính hang chính, d - Đường kính hang phụ, T - Đường
kính ổ ngủ, H - Độ sâu ổ ngủ so với mặt đất,h- độ sâu hang, L - chiều dài
hang.
Hình 3.4. Sơ đồ mặt cắt đứng hang tổ của dúi mốc lớn tại VQG Tam Đảo
lối vào

lối ra

lối ra

æ, tæ
H ≥ 0,8 -1,2m

ổ, tổ
L ≥ 2,5 – 3m


23


3.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
• Thành phần thức ăn
Qua phỏng vấn thợ săn, người dân địa phương, kết hợp với các tài liệu
đã công bố (Lê Hiền Hào 1973, Cao Văn Sung và cộng sự. 1979, Cao Văn
Sung và cộng sự 1980, Cao Văn Sung và cs. 1983, Cao Văn Sung 1984, Đặng
Huy Huỳnh và cộng sự, 2008) cho thấy, trong tự nhiên, thức ăn của dúi mốc
chủ yếu là rễ, lá non và thân hoặc cành non của các loài tre, nứa, vầu, giang,
sa nhân, bán hạ, lá dong, lau lách, cỏ tranh, và một số cây bụi khác. Chúng
cũng ăn cả củ sắn và củ của một số lồi cây khác. Tính bình qn một con dúi
mốc có trọng lượng từ 1kg-1,3kg có thể ăn và gặm cắt làm chết từ 5-10 bụi
nứa trong một năm, mỗi bụi có từ 10- 15 cây. Vì vậy, trong tự nhiên, dúi mốc
lớn là động vật có hại cho các rừng tre nứa. Nhưng trên thực tế chưa gặp khu
rừng nào bị dúi tàn phá, vì thức ăn của dúi trong tự nhiên rất đa dạng phong
phú. Trong nuôi nhốt chúng tơi thả 6 cá thể dúi có trọng lượng trung bình là
0,6 – 0,8 kg/con vào vườn 100m2 có 300 cây cỏ VoiVo6 cao 3,4m/cây &
Dcây = 2,5 cm/cây sau hai tháng 6 cá thể dúi vừa ăn và cắn chết hết 300 cây
cỏ VoiV06 (vì trong vườn chỉ có mỗi cỏ voiVo6) nên dúi cắn ăn mạnh.
Trong điều kiện nuôi chúng tôi đã thử nghiệm cho dúi mốc lớn ăn
nhiều loài thức ăn khác nhau và đã xác định được dúi ăn 19 chủng loại khác
nhau, trong đó có 15 loại thức ăn thực vật và 4 loại thức ăn nguồn gốc động
vật. Đồng thời dựa trên lượng thức ăn tiêu thụ và sự ưu tiên lựa chọn thức ăn
của Dúi chúng tôi cũng đã xác định được 10 loại thức ăn dúi rất thích (Bảng
3.4). Nhìn chung, dúi thích ăn nhất vẫn là thân, rễ của các lồi tre nứa.
Bảng 3.4. Thành phần thức ăn của dúi mốc lớn trong điều kiện nuôi nhốt
STT

Tên
Việt Nam

Tên khoa học


Bộ phận sử
dụng

Loại ưa
thích


24

I. Thức ăn thực vật
1

Cỏ voi V06

Pennisetum puzpzeum

Thân, rễ

2

Cỏ ruzi

Brachiazia inziziensis

Thân, rễ.

3

Cỏ tranh


Cylindricaimperata

Rễ

4

Cỏ lông

Para(Brachiaria mutica

Rễ

Tre gai

Bambusa sinospinos

Thân, rễ,
măng

+

Tre vầu

Bambusa nutans

Thân, rễ,
măng

+


Tre luồng

Dendrocalamus
membranaceus

Thân, rễ,
măng

+

Nứa tép

Dendrocalamus barbatus

Thân, rễ,
măng

+

9

Mía

Saccharum officinarum

Thân

+


10

Sắn khơ

Manihot utilissima

củ

11

Khoai lang

Impomoea batatas

củ

12

Lạc

Arhichis hypora

hạt

13

Ngô

Zea mays


14

Đỗ tương

15

Bột ngô tổng
hợp

5
6
7
8

hạt, thân

+

+
+

hạt
Bột nghiền
nhỏ

II. Thức ăn động vật
16

Thịt bò nạc


Bos sp.

thịt nạc

17

Thịt lợn nạc

Sus sp.

thịt nạc

18

Giun đất

Pherentima sp.

Tồn thân

19

Cơn trùng
Insecta

Tồn thân

(kiến, mối, gián,
sâu)


+

+

Để bước đầu tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của dúi mốc lớn, chúng
tơi đã tiến hành phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng cơ bản của một số
loại thức ăn mà dúi ưa thích như: Măng tre gai (Bambusa sinospinos), tre


×