Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng của quế một số tính chất lí, hoá học của đất làm cơ sở phân hạng đất trồng quế tại văn yên yên bái​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.89 KB, 67 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HOÀNG HƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG
CỦA QUẾ (Cinamomum cassia Nees ex Blume) VỚI MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÍ,
HỐ HỌC CỦA ĐẤT LÀM CƠ SỞ PHÂN HẠNG ĐẤT TRỒNG QUẾ TẠI
VĂN YÊN – YÊN BÁI.

Chuyên ngành: Lâm học
Mã ngành: 60 62 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. HÀ QUANG KHẢI

Hà Tây, năm 2008


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HOÀNG HƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG
CỦA QUẾ (Cinamomum cassia Nees ex Blume) VỚI MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÍ,
HỐ HỌC CỦA ĐẤT LÀM CƠ SỞ PHÂN HẠNG ĐẤT TRỒNG QUẾ TẠI
VĂN YÊN – YÊN BÁI.



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

Hà Tây, năm 2008


LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
theo hình thức đào tạo khơng tập trung thuộc hệ đào tạo cao học Lâm nghiệp.
Để hồn thành luận văn thạc sĩ, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới TS. Hà Quang Khải, người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ
trong suốt q trình triển khai nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Bộ mơn đất Lâm nghiệp, Trung tâm thực
hành thí nghiệm Khoa Lâm học đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình xử lí,
phân tích số liệu và đóng góp các ý kiến quý báu đối với các nội dung thực
hiện trong đề tài.
Xin gửi tới Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên, Uỷ ban nhân dân xã Đại
Sơn, Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm huyện Văn Yên – Yên Bái lời cảm
tạ sâu sắc vì đã tạo điều kiện giúp đỡ giúp tôi trong công tác thu thập số liệu
ngoại nghiệp cũng như các tài liệu nghiên cứu cần thiết khác phục vụ q
trình viết luận văn.
Xin ghi nhận những đóng góp nhiệt tình, quý báu của gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp trong việc thu nhận và hồn thiện những thơng tin về đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Quế (Cinamomum cassia) là loài cây đa tác dụng. Ở Việt Nam, Quế có
phân bố tự nhiên trong rừng hoặc được nhân dân gây trồng trên nhiều tỉnh của
nước ta. Trải qua nhiều thời điểm kinh doanh khác nhau, Việt Nam đã có
những thành cơng nhất định trong cơng tác trồng rừng Quế tại các địa
phương, diện tích trồng Quế không ngừng tăng lên, nguồn thu nhập mang lại
từ cây Quế đã từng bước nâng thu nhập của đồng bào miền núi nói riêng và
đóng góp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân nói chung. Trong các loài
cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta, cây Quế có thể tổ chức
thành nguồn hàng hố lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất
khẩu. Giá trị lớn nhất của Quế tập trung ở bbộ phận vỏ, vỏ Quế có vị cay, có
hương thơm và có rất nhiều cơng dụng. Ở các bộ phận khác nhau như thân, rễ,
cành của Quế đều có thể lấy vỏ. Lá và các bộ phận khác có thể sử dụng để
chưng cất tinh dầu. Gỗ Quế được sử dụng để làm gỗ trụ mỏ và các đồ gia
dụng thông thường khác. Trong y học, Quế còn được coi là một biệt dược, là
một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Ngồi ra trong cơng nghiệp
thực phẩm Quế cịn được sử dụng làm hương liệu, chất thơm, làm hương liệu
cho các ngành m phm. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây Quế còn đóng góp
vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở
các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý.
Cây Quế còn đóng góp vào định canh - đinh cư, xoá đói giảm nghèo tạo thêm
công ăn việc làm cho nông dân miỊn nói n­íc ta.Cây Quế là nguồn lợi kinh tế
lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người như Dao (Yên
Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá), Cà Tu, Cà Toong (Quảng Nam,
Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh). Theo các tài liệu
nghiên cứu, Quế Việt Nam có nhiều lồi, song chủ yếu lồi Quế có tên khoa


2


học Cinamomum cassia. Blume, là một trong những lồi có chất lượng tinh
dầu hàng đầu trên thế giới.
Cây Quế (Cinamomum cassia. Blume) đại diện cho lồi Quế có vùng
phân bố ở miền Bắc Việt Nam. Lồi này cịn có tên gọi khác là Quế đơn, Quế
Trung Quốc, Quế bì, Quế nhục, đây là loài Quế được gây trồng chủ yếu ở
n Bái, Thanh Hố, Quảng Ninh, Ninh Bình…và một số địa phương khác
trong cả nước. Đối với các tỉnh miền Bắc, Quế thường phân bố ở độ cao
200m, còn ở miền Nam là 800m. Quế thích hợp ở các vùng khí hậu ơn hồ,
nhiệt độ từ 20 – 290C, trong đó khoảng nhiệt độ thích hợp nhất đối với sự phát
triển của Quế từ 20 -250C. Quế có thể chịu được ở điều kiện nhiệt độ tối thấp
đến 10C, hoặc có thể lên tới 37 – 380C ở miền Nam, độ ẩm khơng khí trên
85%, lượng mưa bình qn năm từ 2000- 4000mm.
Đối với người dân miền núi Việt Nam, Quế là một trong các lồi cây có
giá trị đang được phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và là đối tượng phục vụ làm
giàu của nhiều hộ gia đình. Ở Văn Yên – Yên Bái, Quế được coi là cây trồng
chính, phủ xanh đất trống, đồng thời lại có giá trị kinh tế cao, đây là tỉnh có
diện tích trồng Quế được coi là lớn nhất trong cả nước. Theo số liệu của Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái, tổng diện tích Quế ở Yên bái
tính đến năm 1998 là 20.837 ha, trong đó diện tích trồng Qu ln nht tập
trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn và Trấn Yên. Vựng Qu Vn
Yờn tp trung mt s xó nh: Đại Sơn, Viễn Sơn, Châu Quế, Phong Dụ,
Xuân Tầm, M Vng, có diện tích trồng Quế và sản lượng vỏ Quế chiếm
khoảng 70% của c¶ vïng. Riêng xã Đại Sơn hiện nay có khoảng 1500 ha Quế
có độ tuổi khác nhau từ mới trồng ti hn 20 tui. Sinh sống trên vùng Quế
Yên Bái chủ yếu là đồng bào Dao, h có nghề trồng Quế từ lâu đời. Đặc điểm
chung của vùng quế Yên Bái là vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở, nằm phía
Đông và Đông Nam của dÃy núi Hoàng Liên Sơn, có độ cao tuyệt đối khoảng


3


300 700 m; nhiệt độ trung bình năm là 22,7o C, lượng mưa bình quân năm
trên 2000 mm, có nơi như Phong Dụ lượng mưa bình quân năm đạt đến trên
3000 mm; độ ẩm bình quân là 84%. Đất đai phát triển trên đá Sa thạch, Phiến
thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. Theo cỏc tài liệu nghiên
cứu thì Quế là lồi có thể sinh trưởng trên hầu hết các loai đất Feralit mùn
trên núi phát triển trên đá Para gnai, Granit, đá phiến mica, đá vơi, một điều
cơ bản là các loại đất đó phải cịn tính chất đất rừng.
Quế là lồi cây được gây trồng thuần lồi theo phương thức hộ gia đình
hoặc đồi rừng do các trang trại hay cá nhân hộ nơng dân quản lí. Mặc dù Quế
được phát triển mạnh ở nhiều địa phương với diện tích trồng lớn, đồng thời
được coi là lồi cây đặc sản có giá trị về kinh tế cũng như các giá trị khác về
môi trường sinh thái, song hiện nay, mức độ sinh trưởng và chất lượng sản
phẩm từ Quế ở một số nơi cịn chưa cao. Ngun nhân có thể là do cơng tác
giống chưa tốt, do việc gây trồng ồ ạt không theo quy hoạch tổng thể, vượt ra
ngoài vùng phân bố tự nhiên của nó, do chưa có kĩ thuật trồng, hoặc do chưa
nghiên cứu kĩ về tính chất đất thích hợp đối với việc gây trồng loài cây này.
Với mong muốn đóng góp vào việc gây trồng lồi cây đặc sản có giá trị
kinh tế, bằng việc nghiên cứu đất trồng Quế, xác định mối quan hệ giữa tính
chất đất với các chỉ tiêu sinh trưởng của loài cho từng cấp tuổi khác nhau, từ
đó lựa chọn các chỉ tiêu thích hợp phục vụ cho cơng tác trồng rừng Quế tại
Văn Yên – Yên Bái nói chung và xã Đại Sơn nói riêng, nhằm nâng cao hiệu
quả trồng rừng Quế tại địa phương, tác giả mạnh dạn nghiên cứu luận văn với
tên: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số chỉ tiên sinh trưởng của cây
Quế (Cinamomum cassia. Blume) với một số tính chất lí, hố học của đất
làm cơ sở phân hạng đất trồng Quế tại huyện Văn Yên – Yên Bái”.


4


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu:
1.1.1. Trên thế giới:
1.1.1.1 Nghiên cứu về cây Quế:
Năm 1928, J.Lan trong tác phẩm “Cây trồng phổ biến ở Đông Dương”
đã đề cập đến cây Quế [20]. Theo ông, Quế được phân thành ba lồi chủ yếu
đó là:
Cinnamomum zeylanicum (cịn gọi là Quế Quan, Quế Xây Lan)
Cinnamomum loureirii Ness (Quế Việt Nam)
Cinnamomum cassia ( Quế Trung Hoa)
Năm 1954, Sery.R. W trong tác phẩm “Cây cho người” cho biết: Cassia
hay còn gọi là Quế Trung Quốc, là một loại dầu quý lấy từ thân cây
Cinnamomum cassia ở châu Á thuộc họ Long não (Lauraceae).
Khẳng định thêm một lần nữa về nguồn gốc cây Quế, năm 1969,
Vulph. E.V và Maleva O.P khi nghiên cứu họ Long não (Lauraceae) cũng đã
đề cập đến cây Quế Trung Quốc (Cinnamomum chinese Blume) phân bố ở
vùng nhiệt đới Châu Á được sử dụng để làm thuốc và làm gia vị.
Năm 1981, Nguyễn Hải Khoát đã giới thiệu khái quát về Quế trên thị
trường quốc tế, tác giả cho biết ở phương Tây, Quế là một trong những gia vị
được quen dùng từ lâu…Ở châu Á, Quế còn được sử dụng làm thuốc chữa
bệnh và làm dầu xoa bóp. Các sản phẩm khác của Quế như tinh dầu, bột Quế
được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp, thực phẩm, sử dụng làm
bánh kẹo, đồ uống cao cấp. Sản lượng Quế (Cinnamomum Cassia Blume) đạt
được trên 10.000 tấn/năm, tập trung ở một số quốc gia như: Inđônêxia,Việt


5


Nam,Trung Quốc. Quế (Cinnamomum Zeylanicum Nees) đạt khoảng 6000
tấn/năm, tập trung nhiều ở Xirilanca.
Trên thị trường thương mại quốc tế (Cinnamomum cassia Blume) được
ưa chuộng và tiêu thụ mạnh ở các nước phát triển như: Nhật Bản, Mĩ,
Mêhicơ, Cộng hồ liên bang Đức, Liên Xô, Hà Lan…
1.1.1.2. Những nghiên cứu về công tác đánh giá phân hạng đất:
Đánh giá đất đai là công tác quan trọng trong việc xác định độ phì
nhiêu của đất, là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển, quy hoạch
vùng trồng, cũng như các biện pháp duy trì, bảo vệ và cải tạo độ phì của đất.
Có thể hiểu đánh giá đất là quá trình ước lượng tiềm năng của đất cho sự sử
dụng hay một số sự sử dụng đã lựa chọn. Đánh giá đất là một nhánh trong
phân hạng đất, ở đó cơ sở của sự phân hạng là mức độ thích hợp đối với việc
sử dụng đất.
Cơng tác đánh giá đất đai được coi như một khoa học đã được hình
thành hàng trăm năm. Hiện nay, trên thế giới việc đánh giá đất đai có rất
nhiều quan điểm và phương pháp khác nhau.
Hệ thống đánh giá đất được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là hệ thống
phân loại đất theo tiềm năng của USDA ( theo Klingebiel and Montgomery,
1961). Mặc dù đây là hệ thống đánh giá đất xây dựng cho các bang của Mĩ
nhưng nó vẫn thích hợp áp dụng đối với các nước chậm phát triển. Bản đồ
theo hệ thống này lấy số La Mã để đánh số cho các lớp đất đai. Phương pháp
đánh giá của hệ thống này là nhóm họp các đơn vị đất đai trên bản đồ lại.
Trong đó các yếu tố được chú ý trong đánh giá đó là các yếu tố hạn chế của
đất, những đặc tính xấu của đất ảnh hưởng đến việc sử dụng. Trong đó nhóm
yếu tố hạn chế lâu dài thuộc về các yếu tố như: Độ dốc, độ dày tầng đất, khí
hậu. Cịn yếu tố hạn chế tạm thời như chế độ dinh dưỡng, nước. Đây là hệ


6


thống đánh giá có tính dễ hiểu đối với người sử dụng, có thể thay đối để phù
hợp với từng quốc gia.
Đánh giá đất theo mức độ thích hợp cũng là một dạng trong đánh giá
đất. Một ví dụ về cách đánh giá đất theo mức độ thich hợp được đưa ra ở New
Guinea bởi Haantjens ( 1965). Trong đó đưa ra mức độ đánh giá thích hợp
cho 4 loại hình sử dụng đất: Cây hàng năm, cây gỗ, đồng cỏ và lúa nước.
Nguồn gốc của phương pháp này nắm giữ phương pháp giới hạn và phương
pháp số học gần đúng. Mỗi nhân tố trong 14 nhân tố của môi trường được đưa
ra đánh giá theo mức độ phù hợp của nó với 4 loại hình sử dụng đất. Sự thích
hợp tổng quát nhận biết từ sự biến đổi tổng quát của các nhân tố đơn lẻ thấp
nhất hoặc một nhóm các giá trị đơn lẻ hơi thấp có thể ảnh hưởng giống nhau
đến sự thích hợp chung.
Theo số liệu dự trữ của TREE CD – ROM ( Cab, International for
Asia) từ năm 1939 đến tháng 4 năm 1995, có 48 cơng trình đánh giá hiệu quả
kinh tế trong lâm nghiệp. Trong đó có 19 cơng trình đánh giá hiệu quả kinh tế
cho lâm nghiệp nhiệt đới, 9 cơng trình đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng.
Trong đó, tập trung vào đánh giá hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp kĩ
thuật lâm sinh đưa lại như:
- Đánh giá hiệu quả do quá trình cải thiện gen cây trồng loài cây Chirst
– tree ở Donglas – Mĩ (1974).
- Đánh giá hiệu quả biện pháp phòng chống cháy rừng ở Anh,
Colombia (1968).
- Đánh giá hiệu quả biện pháp bón phân cho rừng ở Đức (1963),
Nhằm làm rõ hơn về vai trò của phân hạng đánh giá đất đai làm cơ sở
cho việc quy hoạch sử dụng đất, tổ chức Nơng lương Liên hợp quốc (FAO) đã
tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học đất và các chuyên gia đầu ngành về nông
nghiệp của FAO và Hà Lan tổng hợp kinh nghiệm của nhiều quốc gia để xây



7

dựng lên cuốn tài liệu chung: “Đề cương đánh giá đất đai” [FAO -1976]. Tài
liệu này đã được các nước trên thế giới vận dụng, thử nghiệm vào công tác
đánh giá đất đai và được coi như một “cẩm nang” đánh giá đất cho riêng
mình. Cho đến năm 1983, đề cương được bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng
loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá về đất chi tiết hơn cho các vùng sản xuất
khác nhau như:
- Đánh giá đất đai cho nền nơng nghiệp có tưới (Land Evaluation for
Irrigated Agriculture [FAO - 1980].
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Land Evaluation for
Raifed Agriculture [FAO - 1983].
- Đánh giá đất đai cho trồng trọt thâm canh (Land Evaluation for
Extensive grazing) [FAO - 1990].
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử
dụng đất (Land Evaluation and farming system analysis for land use planning)
[FAO - 1992].
Các phương pháp đánh giá đất đai của FAO dựa trên cơ sở phân loại
đất thích hợp (Land suitability Classification). Cơ sở của phương pháp này
dựa trên sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng của đất, gắn với
các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất
tối ưu.
Các phương pháp đánh giá đất đai đã được FAO đề cập khá đầy đủ và
được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, đây chính là cơ sở để
đưa ra các quyết định cho việc quản lí và sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai,
một dạng tài nguyên mà tự nhiên không thể tái sinh được.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về cây Quế:
- Những nghiên cứu về phân loại Quế:



8

Theo tác giả Đỗ Tất Lợi, Quế có ba lồi chính như sau:
+ Quế Thanh Hố, Quế Nghệ An (Cinnamomum loureirii Nees).
+ Quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia Blume).
+ Quế quan (Cinnamomum zeylanicum Nees).
Riêng lồi Quế Thanh Hố là lồi mọc hoang và được gây trồng ở
khắp vùng rừng núi Việt nam, trong đó vùng Quế chủ yếu phân bố ở dọc dãy
Trường Sơn từ bắc Thanh Hoá - Nghệ An tới Nam Quảng Nam - Quảng Ngãi.
Theo kết quả nghiên cứu về cây Quế miền Bắc Việt Nam của tác giả
Trần Hợp khi đo đếm hơn 100 tiêu bản Quế của Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng
Ninh cho thấy: Các mẫu tiêu bản Quế miền Bắc Việt Nam xếp vào một liên
loài là Cinnamomum cassia Blume [34].
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh thái và tăng trưởng của cây Quế
Thanh Hố của các tác giả Thạch Bích và Hồng Minh Tuấn cũng đã khẳng
định tên khoa học của cây Quế được trồng tại Thanh Hoá hiện nay phù hợp
với tài liệu của LiouHo trong “Phân loại và phân bố địa lí của họ Re ở Trung
Quốc và Đơng Dương”. Như vậy, lồi Quế Thanh Hố đang trồng hiện nay
cùng lồi với Quế bì ở Trung Quốc là lồi Cinnamomum cassia Blume.
Ngồi ra, cây Quế cịn được phân loại theo trồng trọt và kinh nghiệm
của nhân dân có: Quế lá to, Quế lá nhỏ, Quế đắng, Quế ngọt, trong đó thì Quế
lá nhỏ là lồi có nhiều tinh dầu nhất.
Các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy chi lớn nhất trong họ
Lauraceae là chi Cinnamomum với 14 loài [12]. Riêng loài Cinnamomum
cassia Blume được trồng rộng rãi nhất ở các địa phương và là một trong các
lồi có trữ lượng tinh dầu cao [31].
- Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài
Quế:



9

Đặc điểm sinh thái học và sinh học của loài Quế đã được nghiên cứu
trong một số cơng trình sau:
Theo nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch rừng và các tác giả Trần
Nguyên Hữu, Lâm Công Định, Khanh Xuân, Lê Khả Kế, cây Quế đã được
nghiên cứu ở các mặt như: Đặc điểm hình thái, phân bố địa lí, giá trị kinh tế
và kĩ thuật gieo trồng [34].
Tác giả Trần Hợp (1992) đã nghiên cứu và tìm hiểu đặc tính sinh vật
học và khả năng gây trồng cây Quế nhằm làm cơ sở cho việc nhân rộng phạm
vi gây trồng cây Quế [36].
Khi nghiên cứu về khả năng giữ nước và bảo vệ đất của các phương
thức canh tác trong kinh tế hộ gia đình tại Hàm Yên – Tuyên Quang, TS.
Vương Văn Quỳnh và TS. Phùng Ngọc Lan (1994), cho rằng: Trong các
phương thức canh tác thì mơ hình canh tác cây Quế có tác dụng phịng chống
xói mịn và bảo vệ đất rất tốt. Từ đó, các tác giả đưa ra nhiều phương pháp và
công thức xác định lượng xói mịn đất cho vùng nghiên cứu [26].
Nguyễn Thanh Phương (1994) đã nghiên cứu đề tài: “Di thực cây Quế
từ Trà Bồng – Quảng Ngãi về vùng An lão”. Tác giả nghiên cứu khả năng di
thực của cây Quế ở Trà Bồng và hàm lượng tinh dầu trong vỏ thay đổi khi di
thực cây Quế từ vùng này sang vùng khác. Đề tài đã giúp cho các nhà đầu tư,
sản xuất, quản lí làm cơ sở cho việc mở rộng vùng trồng Quế tại các khu vực
khác nhau [24].
- Những nghiên cứu về sản lượng và tinh dầu Quế:
Năm 1977, TS. Uhlig (Đức) tiến hành nghiên cứu đối với loài Quế
Cinnamomum cassia Blume ở miền Bắc Việt Nam. Ông tiến hành nghiên cứu
Quế về các nội dung như:
+ Nghiên cứu mối tương quan giữa độ dày của vỏ với đường kính D1.3
của cây.



10

+ Nghiên cứu mối tương quan giữa sản lượng vỏ với đường kính trung
bình D1.3.
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa sản lượng vỏ bình qn một cây với
đường kính D1.3.
+ Nghiên cứu hàm lượng tinh dầu trong vỏ với độ dày của vỏ.
Ngoài các nội dung trên, tác giả còn nghiên cứu về kĩ thuật gây trồng,
phạm vi phân bố và công dụng của cây Quế. Đây là một cơng trình nghiên
cứu khá đầy đủ về cây Quế ở miền Bắc Việt Nam và được đánh giá cao [36].
TS. Nguyễn Mê Linh, Phùng Cẩm Thạch và Ngơ Duy Bình đã tiến
hành khảo sát hàm lượng tinh dầu Quế ở Việt Nam giai đoạn 1976 – 1980
[22]. Các nội dung thể hiện như sau:
+ Xác định hàm lượng tinh dầu ở vỏ Quế.
+ Xã định hàm lượng tinh dầu vỏ Quế lấy ở các độ cao khác nhau trên
thân cây.
+ Xác định hàm lượng tinh dầu trong một số bộ phận của cây: Vỏ, lá,
quả, thân, cành, rễ.
+ Xác định hàm lượng tinh dầu qua nguyên liệu ở trạng thái tươi và
khô.
Từ các nội dung trên, các tác giả đã đưa ra một số kết luận như sau:
+ Quế Yên Bái, Quảng Ninh từ 7 - 8 tuổi đã có hàm lượng tinh dầu đạt
tiêu chuẩn Quế gia vị, làm thuốc và chưng cất tinh dầu.
+ Hàm lượng tinh dầu Quế có xu hướng tăng dần tứ gốc lên ngọn.
+ Hàm lượng tinh dầu Quế tăng lên theo tuổi.
Đây là một trong các cơng trình nghiên cứu được đánh giá tương đối
đầy đủ về nghiên cứu hàm lượng tinh dầu, có thể sử dụng làm cơ sở khoa học
cho các nghiên cứu tiếp theo.



11

Tác giả Phạm Xuân Hoàn năm 1994 – 1995 đã tiến hành xây dựng biểu
cấp đất, biểu dự đoán sản lượng vỏ Quế theo các cấp đất và theo các độ tuổi
cho lâm phần Quế thâm canh thuần loài ở Văn Yên– Yên Bái [16].
Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Xuân Y (1999) đã nghiên cứu ứng dụng
phương trình đường sinh thân cây để lập biểu sản lượng sản phẩm vỏ Quế
trồng ở Yên Bái [16]. Kết quả đề tài đã lập được biểu thể tích vỏ Quế và biểu
khối lượng vỏ Quế khô theo chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính ngang
ngực (D1.3) làm cơ sở cho việc xác định sản lượng và phân loại vỏ Quế trong
sản xuất kinh doanh.
GS.TS. Vũ Tiến Hinh, TS. Phạm Ngọc Giao, PGS.TS. Ngô Kim Khơi
và PGS.TS. Phạm Xn Hồn đã nghiên cứu đề tài: “Lập biểu sản lượng rừng
Quế tại văn Yên – n Bái”. Cơng trình được đánh giá là một trong các
nghiên cứu về sản lượng Quế khá hoàn chỉnh ở Việt Nam. Rừng Quế được
nghiên cứu có tuổi từ 5 – 15 và sản lượng vỏ được phân thành 3 loại chính là:
Loại 1, Loại 2, Loại 3 [15].
- Những nghiên cứu về chính sách, kinh tế:
Năm 1980, Phạm Anh Tuấn đã cho xuất bản cuốn sách: “Phát triển
nghề trồng Quế ở Việt Nam”. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và đúc rút
kinh nghiệm của nhân dân trong quá trình gây trồng và phất triển cây Quế.
Đồng thời nêu lên vị trí của sản phẩm Quế Việt Nam trên thị trường quốc tế
[29].
Năm 1981, nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành tiêu
chuẩn nhà nước về: “Quế xuất khẩu – Yêu cầu kĩ thuật” (TCVN 3230 – 79).
Quy định chất lượng vỏ Quế được gia công để xuất khẩu [22].
Năm 1990, Bộ Lâm nghiệp ban hành Quy phạm tạm thời về trồng cây
Quế. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên, quy định các chỉ tiêu kĩ thuật về gây

trồng Quế [1].


12

Ngày 25/1/2000, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra Quyết
định số 05/2000/QĐ- BNN/ KHCN, ban hành tiêu chuẩn ngành 04 TCN – 23
– 2000. Quy phạm kĩ thuật gây trồng Quế. Đây là quy phạm chính thức cho
việc gây trồng Quế Cinnamomum cassia Blume ở Việt Nam. Quy phạm kĩ
thuật đã quy định điều kiện gây trồng, thu hái và bảo quản hạt giống, tạo cây
con, trồng chăm sóc và bảo vệ rừng [2].
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu từ trước tới nay mới chỉ tập
trung vào việc nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật lâm sinh để đề xuất các biện
pháp gây trồng lồi Quế có giá trị. Song bên cạnh đó vấn dề nghiên cứu về đất
trồng Quế, đánh giá khả năng sản xuất của đất đối với quá trình sinh trưởng
và phát triển của lồi cịn ít. Đây cũng chính là một trong các lí do mà tác giả
lựa chọn đề tài nghiên cứu.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai và quan
hệ giữa thực vật với đất rừng:
Đất lâm nghiệp được hiểu, gồm đất có rừng che phủ và đất khơng có
rừng. Việc nghiên cứu đất rừng ln được xem xét và đặt trong mối quan hệ
với loại hình rừng và với thực vật rừng. Vấn đề nghiên cứu đất rừng luôn
được đặt nằm trong mối quan hệ: Ảnh hưởng của đất rừng tới rừng và ảnh
hưởng ngược lại của rừng tới đất.
Thành tựu nghiên cứu đất rừng theo phương pháp luận kể trên phải đề
cập đến những đóng góp đầu tiên của tác giả Nguyễn Ngọc Bình (1986, 1970,
1979). Tác giả đã tổng quát hoá những đặc điểm của đất dưới các đai rừng và
chuỗi diễn thế rừng ở miền Bắc. Về vấn đề phát sinh đất đã đề cập tới đất
vàng allit potzon hoá và đất vàng nhiệt đới [4].
Các kết quả nghiên cứu về chất hữu cơ dưới rừng (Fritland, 1964;

Nguyễn Ngọc Bình, 1970; Nguyễn Tử Siêm, 1976; Ngơ Văn Phụ, 1979; Đỗ
Đình Sâm 1985, 1990,…) đã chứng minh rõ vai trò của chất hữu cơ trong quá


13

trình hình thành đất và phát triển độ phì ở nước ta. Trên thực tiễn, nhân tố
mùn trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong việc đánh giá độ phì
của đất, chọn đất trồng rừng.
Kết quả nghiên cứu đầu tiên về vịng tuần hồn sinh học dưới rừng Bồ
Đề của nhóm tác giả Hồng Xn Tí, Nguyễn Đức Minh (1978) đã phát hiện
thấy sự “mở” chu trình chuyển hố mùn, đạm do phương thức gây trồng Bồ
Đề khơng hợp lí. Tiếp theo đó là các nghiên cứu đối với rừng trồng Thông ba
lá ở Lâm Đồng của các tác giả Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình Quế (1990) đã chỉ rõ
chu trình chuyển hố vật chất trong rừng có thể hồn tồn đảm bảo kinh
doanh rừng trồng Thơng lâu dài và ổn định.
Vấn đề quan hệ giữa đặc tính đất và sinh trưởng của cây trồng đã được
nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Nhiều quan điểm cho rằng:
Ở vùng ôn đới, phản ứng của đất (pH), hàm lượng CaCO3 và các chất bazơ
khác, thành phần cấp hạt và điện thế OXH – K ( Eh) của đất ( Richard, 1984)
là những yếu tố quan trọng nhất. Điều đó có nghĩa là yếu tố hố học quan
trọng hơn yếu tố vật lí. Cịn ở những vùng nhiệt đới thì khả năng giữ nước, độ
sâu của đất, độ thơng khí của đất lại là các yếu tố quan trọng, có nghĩa là các
yếu tố vật lí quan trọng hơn các yếu tố hoá học ( Harry 1936, Bead 1946,
Richard 1948).
Về nghiên cứu đất lâm nghiệp, kết quả nghiên cứu về khống sét cũng
đóng góp những giá trị to lớn về mặt lí luận và thực tiễn (Ngơ Nhật Tiến,
1979). Tác giả đã đề cập tới vai trò của các tầng BC, C ở đất trống đồi núi
trọc, đất phát triển yếu…có nhiều khống ngun sinh là nguồn cung cấp chất
dinh dưỡng tốt cho cây trồng.

Những cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng trồng tới đất như
rừng Bạch Đàn (Đỗ Đình Sâm, 1968, 1990; Hồng Xn Tý, 1975), Rừng
Thơng nhựa (Ngơ Đình Quế, 1978), Thơng ba lá (Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình


14

Quế, 1983,1990), Tre Luồng (Nguyễn Ngọc Bình, 1978)… đã có những ý
nghĩa thực tiễn rất to lớn trong việc xác định vùng trồng, phân hạng đất trồng
rừng và góp phần xây dựng các biện pháp kĩ thuật thích hợp.
Về mối quan hệ giữa đất và rừng phải đề cập tới một khuynh hướng lớn
trong nghiên cứu và ứng dụng là xác định các cấp lập địa rừng. Việt Nam đã
vận dụng khoa học lập địa của Đức áp dụng ở Quảng Ninh và Lâm Đồng,
được xây dựng và hoàn thiện bởi Viện Điều tra quy hoạch rừng (Nguyễn
Ngọc Phụ, Võ Văn Du, 1971; Nguyễn Khánh, 1991). Những năm gần đây,
việc vận dụng phân loại lập địa ở Liên Xô vào Việt Nam (Che-rơtop, 1978 –
1992) và được hồn thiện về tiêu chuẩn cho phù hợp với điều kiện ở nước ta
(Đỗ Đình Sâm, 1990). Đó là việc đề cập tới yếu tố sinh khí hậu và nhân tố
sinh thái rất quan trọng đó là chế độ nước, thể hiện ở mức độ khô hạn trong
mùa khô là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành rừng cũng như năng
suất rừng.
Trong thời gian gần đây, gắn liền với đòi hỏi thực tiễn sản xuất, việc
nghiên cứu đất rừng đã đi theo hướng sử dụng đất đai (Land use). Trước hết,
đó là sự đánh giá phân hạng đất đai cho một loại rừng trồng, như Rừng Bồ Đề
(Hoàng Xuân Tý, 1978), rừng Thơng ba lá (Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình Quế,
1983,1990), rừng Thơng nhựa (Ngơ Đình Quế, 1985), Tre luồng ( Nguyễn
Ngọc Bình, Đàm Danh Liêm, 1975-1980), rừng Bồ Đề (Nguyễn Ngọc Bình,
1968; Hồng Xn Tý, Nguyễn Đức Minh, 1980), rừng Hồi (Nguyễn Ngọc
Bình, 1980).
Một vấn để mới trong cơng tác đánh giá đất đai là ứng dụng các phần

mềm tin học như GIS, Mapinfor, Microstation trên máy vi tính để xây dựng
các bản đồ đánh giá tiềm năng sử dụng đất trong lâm nghiệp của tác giả Đỗ
Đình Sâm và các cộng sự (1995). Phương pháp này cho phép lợi dụng các
thơng tin sẵn có và có ý nghĩa thực tiễn là mang tính chiến lược và dự báo.


15

Năm 1997, Ngô Đăng Duyên trong luận văn thạc sĩ khoa học lâm
nghiệp tiến hành phân hạng đất trồng Tếch ở ĐakLak, tác giả đã đề xuất sử
dụng các chỉ tiêu là pHKCl và độ no bazơ làm các chỉ tiêu chính trong phân
hạng. Đây là các yếu tố chi phối nhiều đến sinh trưởng của loài cây này [10].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Hà Quang Khải (1999) cho thấy
tính chất đất ở xung quanh vùng rễ ở vị trí gần gốc và xa gốc của Keo Tai
Tượng và Thông Mã Vĩ là khác nhau. Những chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D1.3
của hai đối tượng nghiên cứu có tương quan với các chỉ tiêu của đất trong khu
vực nghiên cứu một cách tổng hợp chứ không phải riêng lẻ từng chỉ tiêu,
trong đó sinh trưởng về đường kính ngang ngực D1.3 của cả Keo và Thơng
đều thể hiện tương quan với các tính chất của đất và mức độ tương quan chặt
hơn so với sinh trưởng về chiều cao vút ngọn [18].
Năm 1998 – 2000, trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu
các vấn đề kĩ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả dự án trồng mới 5
triệu ha rừng và hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên”, Ngơ Đình Quế, Đỗ Đình
Sâm và các cộng sự đã nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (cấp
vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái Việt Nam. Tác
giả đã lựa chọn các yếu tố chủ đạo cho mỗi vùng cụ thể. Tuy nhiên việc ứng
dụng phương pháp điều tra lập địa phải phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của
từng vùng, từng loài cây và yêu cầu của từng dự án.
Năm 2001,Trần Hữu Dào trong luận văn tiến sĩ nông nghiệp cấp nhà
nước đã tiến hành đánh giá hiệu quả đất trồng Quế thuần loài tại Việt Nam,

trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kinh tế - kĩ thuật để phát triển nghề trồng
Quế. Tác giả cho thấy các lâm phần Quế trồng thuần loài, chuyên canh đã có
ảnh hưởng lớn và tác động tốt đối với môi trường sinh thái. Việc kinh doanh
rừng Quế trồng thuần lồi khơng làm cho đất xấu đi so với nơi trống , mà còn


16

ảnh hưởng tốt tới khả năng tăng độ phì cho đất, hàm lượng mùn, NPK dễ tiêu
tương đối lớn [9].
Năm 2001, Vũ Tấn Phương khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Keo lai
với một số tính chất của đất cho thấy: Độ phì nhiêu của đất dưới rừng Keo lai
tuổi 2 – 6 có sự cải thiện rõ rệt so với đối chứng, độ phì nhiêu của đất tăng khi
tuổi rừng tăng. Hai tính chất vật lí đất là dung trọng và độ ẩm đất thay đổi
theo hướng tích cực khi tuổi rừng tăng và càng rõ nét so với đối chứng, đặc
biệt ở tầng đất từ 0 – 20cm. Tính chất hố tính của đất chưa có sự thay đổi rõ
nét khi tuổi rừng tăng, giữa nơi có rừng và nơi khơng có rừng, trừ hai yếu tố
là hàm lượng mùn và đạm tổng số. Tuy nhiên, hàm lượng mùn tổng số lại có
sự biến động mạnh hơn so với hàm lượng đạm tổng số và tỷ lệ thuận với tuổi
rừng. Tác giả cũng chứng minh được mối quan hệ giữa hai đại lượng là mùn
và đạm [25].
1.1.3. Thảo luận:
Qua việc tham khảo và nhìn nhận một số cơng trình nghiên cứu về Quế
ở trong và ngồi nước cho thấy: có thể sử dụng nguồn là các cơng trình khác
nhau về đối tượng nghiên cứu. Hiện nay, ở Việt Nam, Quế vẫn đang là một
trong các loài cây đặc sản có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao, đặc biệt là
được nhân dân các tỉnh miền núi ưa chuộng trong cơ cấu cây trồng của mình.
Chính vì thế, việc nghiên cứu về đất trồng Quế, mức độ thích ứng của Quế
với các trạng thái đất khác nhau, từ đó đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả
đối với loài Quế là vấn đề cần thiết.

1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Đặc điểm hình thái:
Quế là cây gỗ trung bình hay gỗ lớn, có thể cao từ 35 – 40m, đường
kính thân có thể từ 60 - 80cm. Khi tuổi non vỏ thường nhẵn, khi già vỏ có
màu nâu đến nâu sẫm, dày từ 0,4 – 0,6cm, cũng có thể bề dày đạt tới 1,5cm.


17

Lá mọc cách hoặc mọc đối, có 3 gân song song cả hai mặt, chạy từ đầu đến
cuống lá. Phiến lá đơn nguyên hình bầu dục, trung bình dài từ 12– 15cm, rộng
5 - 7cm, mặt trên màu xanh đậm, nhẵn bóng, mặt dưới có lơng. Hoa tự chuỳ ở
nách lá hoặc gần ngọn màu trắng hay vàng nhạt. Quả hạch hình trứng đính
trong chén thuỳ hoặc khơng, dài từ 1- 1,5cm, quả Quế là dạng quả thịt, quả
chưa chín có màu xanh lục, khi chín chuyển sang tím sẫm, có vị ngọt, rụng để
lại dấu trên cây.
1.2.2. Đặc điểm sinh thái và vật hậu:
1.2.2.1. Yêu cầu về khí hậu, đất đai:
Ở Việt Nam, Quế được trồng rộng rãi từ miền núi dọc biên giới phía
Bắc đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Phân bố ở độ cao từ 200m ở phía
Bắc đến 800m ở phía Nam, thích hợp ở những vùng có khí hậu ơn hồ, nhiệt
độ từ 20 – 200C, ẩm độ khơng khí trên 85%, lượng mưa bình qn năm từ
2000 – 4000mm.
Quế là cây trung tính, lúc nhỏ cần che bóng, từ năm thứ 3, thứ 4 trở đi
thì ưa sang hồn tồn. Quế là lồi có thể sống theo phương thức thuần lồi
hoặc hỗn lồi, sinh trưởng tốt trên các loại đất Feralit, đất đá vôi.
1.2.2.2. Đặc điểm vật hậu:
Sau khi trồng từ 7 – 8 năm Quế mới ra hoa, kết quả. Năm có thời tiết
nắng nhiều, tổng lượng nhiệt cao thì quả chín sớm hơn và ngược lại. Ở miền
Bắc, Quế thường ra hoa vào tháng 2 đến tháng 3, kết quả vào tháng 4 - 5, quả

chín từ tháng 12 âm lịch đến tháng 2 năm sau. Hạt Quế có dầu. Sản phẩm
chính của cây Quế là vỏ. Một năm có hai mùa thu vỏ vào tháng 3 và tháng 8,
trong đó vụ chính vào tháng 3.
1.2.3. Phân bố:
Nước ta cây Quế mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên nhiệt đới
ẩm, có phân bố từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, cho đến nay Quế tự nhiên hầu


18

như đã khơng cịn nữa, thay vào đó cây Quế đã được thuần hố thành cây
trồng.
Ở Việt Nam, Quế có 4 vùng phân bố chính là:
a. Vùng quế Yên Bái (Hoàng Liên Sơn).
Tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn và Trấn Yên.
Trong đó, Quế được trồng tập trung nhiều ở một số xã như Đại Sơn, Viễn
Sơn, Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm, tại các xã này có diện tích trồng Quế
và sản lượng vỏ Quế chiếm khoảng 70% của cả vùng. Sinh sống trên vùng
Quế Yên Bái chủ yếu là đồng bào Dao, người dân ở đây có nghề trồng Quế từ
lâu đời. Đặc điểm của vùng Quế Yên Bái là vùng rừng núi chia cắt, hiểm trở,
nằm phía Đơng và Đơng Nam của dãy núi Hồng Liên Sơn, có độ cao tuyệt
đối khoảng 300 – 700 m; nhiệt độ trung bình năm là 22,7o C, lượng mưa bình
qn năm trên 2000 mm, có nơi như Phong Dụ lượng mưa bình quân năm đạt
đến trên 3000 mm; độ ẩm bình quân là 84%. Đất đai phát triển trên đá Sa
thạch, Phiến thạch, Gnai, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. Vùng
Quế Yên Bái được coi là vùng có diện tích và sản lượng vỏ Quế cao nhất
trong cả nước.
b/ Vùng Quế Trà Mi, Trà Bồng (Quảng Nam, Quảng Ngãi).
Các huyện Trà Mi (tỉnh Quảng Nam) và Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi)
cùng nằm về phía Đơng của dãy Trường Sơn. Thượng nguồn phía Tây là đỉnh

Ngọc Linh cao khoảng 1500m thấp dần về phía Đơng. Vùng quế Trà Mi, Trà
Bồng có độ cao khoảng 400 – 500 m, nhiệt độ bình quân năm 22oC, lượng
mưa bình quân là 2300mm/năm, ẩm độ bình quân 85%. Đất đai phát triển trên
các loại đá mẹ như: Sa thạch hoặc Phiến thạch có tầng đất dày ẩm, thốt nước,
thành phần cơ giới trung bình. Quế là nguồn lợi và gắn bó với đồng bào các
dân tộc ít người như Cà Tu, Cà Toong, Bu từ lâu đời nay. Các xã như Trà
Quân, Trà Hiệp, Trà Thuỷ (Trà Bồng), Trà Long, Trà Giác, Trà Mai (Trà Mi)


19

là các xã có nhiều Quế nhất trong vùng.Vùng Quế Trà Mi, Trà Bồng đến nay
đã được mở rộng ra các huyện xung quanh như Quế Sơn, Phước Sơn, Sơn
Tây, Sơn Hà.
c. Vùng Quế Quế Phong, Thường Xuân (Thanh Hoá, Nghệ An)
Các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) và Thường Xuân,
Ngọc Lặc (tỉnh Thanh Hoá) là một vùng liền giải nằm về phía Đơng dãy
Trường Sơn, có vĩ độ từ 19o đến 20o vĩ độ Bắc. Phía Tây thượng nguồn là các
dãy núi cao khoảng 1500 – 2000 m, án ngữ biên giới Việt Lào và thấp dần về
phía Đơng. Vùng Quế Quế Phong, Thường Xn kẹp giữa lưu vực sơng Chu
và sơng Hiếu. Có độ cao bình qn khoảng 300 – 700m. Địa hình chia cắt và
đón gió Đơng – Nam nên lượng mưa của vùng rất cao, trên 2000 mm/năm,
nguồn nước dồi dào, nhiệt độ bình quân năm 23,1oC, ẩm độ bình quân là
85%. Thực vật trong vùng đa dạng và phong phú, có rất nhiều lồi lâm sản
ngồi gỗ có giá trị như Song, Mây, Tre, Trúc và các cây làm thuốc, cây cho
thực phẩm…Tại đây, hai loài là Quế Thanh và Quế Quỳ được gây trồng phổ
biến. Đây là hai loài Quế được đánh giá cao vì hàm lượng và chất lượng tinh
dầu nổi tiếng trong cả nước, được đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mán
sinh sống trong vùng trồng. Những vườn Quế, đồi Quế ở Châu Kim, Thơng
Thụ, Thái Vạn Trình, Thắng Lộc đã đem lại nguồn lợi kinh tế và môi sinh cho

khu vực.
d. Vùng Quế Quảng Ninh
Các huyện Hải Ninh, Hà Cối, Đầm Hồ, Tiên n và Bình Liêu
(Quảng Ninh) là vùng đồi núi san sát nhau thuộc cánh cung Đơng Bắc kéo dài
về phía biển. Các dãy núi theo hình cánh cung Đơng Bắc – Tây Nam là địa
hình chắn gió, vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao khoảng trên 2300
mm/năm, nhiệt độ bình quân năm là 23oC. Quế được gây trồng trên đai cao
khoảng 200 – 400 m. Quế Quảng Ninh là nguồn lợi đáng kể của đồng bào


20

Thanh Y, Thanh Phán sinh sống trong vùng. Các vườn Quế, đồi Quế ở Quảng
Lâm, Hồng Mơ, Pị Hèm, Lục Phủ, Quất Động đã nhiều năm cung cấp sản
phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.2.4. Công dụng:
Quế là một trong các loài cây đa tác dụng, các bộ phận khác nhau của
cây đều có cơng dụng riêng. Quế thường được sử dụng trong công nghệ thực
phẩm, làm bánh kẹo, đồ mĩ phẩm, hương liệu. Ngoài ra trong y học, Quế cịn
được coi là một dược phẩm có tác dụng chữa bệnh rất tốt. “Nhục Quế có vị
ngọt cay, tính nóng, thơng huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa
các chứng hàn, hơn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu…” [11]. Gỗ Quế sử
dụng làm đồ gia dụng hoặc ván ép.


21

Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ
KHU VỰC NGHIÊN CỨU


Vị trí nghiên cứu chính của đề tài nằm trong địa bàn huyện Văn Yên –
Yên Bái.
Văn Yên là một huyện vùng núi của tỉnh Yên Bái, được thành lập ngày
01/3/1965 trên cơ sở tách 19 xã của huyện Trấn Yên và 6 xã của huyện Văn
Bàn. Huyện có 26 xã và một thị trấn huyện lị là Mậu A, cách thành phố Yên
Bái khoảng 40km, cách Hà Nội khoảng trên 200km về phía Bắc.
2.1. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của huyện Văn Yên:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
* Vị trí địa lí:
Huyện Văn Yên nằm ở toạ độ 104023’ đến 104060’ độ Kinh Đông, và
21035’ đến 22010’ độ Vĩ Bắc.
-

Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.

-

Phía Nam giáp huyện Trấn n.

-

Phía Đơng giáp huyện Lục n và n Bình.

-

Phía Tây giáp huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải.

Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.391,54 km2, đây là huyện có
tổng diện tích lớn nhất tỉnh n Bái.Văn n có hệ thống sơng Hồng chảy

giữa, chia huyện thành hai khu vực tả ngạn và hữu ngạn, hai bên được nối liền
bởi các cầu. Chiều dài sông Hồng chảy qua địa phận Văn Yên dài 70km, các
phụ lưu của sông Hồng trên địa bàn huyện có tới 40 con ngịi và các suối lớn,
nhỏ chảy ra sơng Hồng. Trong đó lớn nhất là ngòi Thia và ngòi Hút, chảy từ
huyện Văn Chấn qua địa phận huyện có chiều dài tổng cộng hơn 150km.


22

* Địa hình:
Địa hình, địa thế của huyện Văn Yên có dạng núi đồi liên tiếp, cao dần
từ Nam lên Bắc, nằm lọt giữa hai dãy núi con Voi và Hồng Liên Sơn – Pú
Lng với đứt gãy sơng Hồng. Huyện có đỉnh núi cao nhất là 1900m, địa hình
của Văn Yên chia thành 3 vùng:
-

Vùng hạ huyện:

Có 12 xã, thị trấn nằm dọc hai bên bờ sông Hồng, đây là vùng chuyên
canh lúa nước lớn và có tiềm năng về trồng cây công nghiệp dài ngày như:
Chè, Cà phê…thuận tiện cho việc trồng màu và các loài cây rau đậu. Dân cư
sinh sống chủ yếu là người dân tộc Kinh, Tày, Mường…
-

Vùng thượng huyện:

Có 7 xã nằm dọc hai bên bờ sông Hồng, dưới chân dãy núi con Voi và
dãy Pú Lng. Đây là vùng có núi đồi tương đối thấp, dân cư sinh sống chủ
yếu là người dân tộc Kinh và Tày…khí hậu có ảnh hưởng của gió Lào, là
vùng có tiềm năng sản xuất cây cơng nghiệp và cây ăn quả.

-

Vùng cao:

Có 8 xã, địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư sinh sống chủ yếu là người
Dao, Mông, Phù Lá và các dân tộc khác. Đây là vùng có tiềm năng về rừng tự
nhiên và trồng các lồi cây cơng nghiệp, đặc biệt là cây đặc sản như Quế.
* Khí hậu:
Khí hậu huyện Văn Yên thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng,
mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm từ 220C – 230C, mùa đơng có thể xuống
tới 30C, mùa hè cao nhất là 400C, độ ẩm bình quân năm là 88%, lượng mưa
trung bình từ 1400 – 1500mm. Khí hậu Văn Yên được chia thành hai tiểu
vùng khí hậu tương đối khác nhau: Tiểu vùng Nam Trái Hút, khí hậu giống
vùng Yên Bái, Tiểu vùng Bắc Trái Hút, khí hậu khơ và chịu ảnh hưởng của


×