Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận văn học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.93 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT ĐOẠN VĂN
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC LỚP 9

Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Tế Lợi
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

NƠNG CỐNG, NĂM 2017
1


TT

NỘI DUNG
I.PHẦN MỞ ĐẦU

1
2
3
4
5

1. Lí do chọn đề tài

7


8
9
10
11

3
3

2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. PHẦN NỘI DUNG

6

TRANG

1. Cơ sở lí luận:

3
4
4
5
5

2. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6
7
17
19

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
2


Trong chương trình học Tiếng Việt – Tập làm văn ở THCS, việc lập luận
trong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện. Kĩ năng này có
thể được luyện ngay trong một câu, một số câu, một đoạn văn hay trong cả một
bài văn. Tuy vậy, trong câu do dung lượng không lớn nên việc lập luận đơn
giản, thường chưa thể hiện đầy đủ bản chất. Cịn trong một đoạn văn, một văn
bản hồn chỉnh, việc lập luận sẽ phong phú đa dạng hơn. Do đó việc hình thành
kĩ năng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản cho học sinh là điều rất quan
trọng đặc biệt đối với học sinh lớp 9, làm cơ sở để các em học lên bậc THPT.
Ở bậc Trung học cơ sở, trong phân môn Tập làm văn, học sinh đã học về
đoạn văn và các thể văn nghị luận. Kiến thức về đoạn văn các em được tìm hiểu
sơ lược từ lớp 6 (Tiết 20: Lời và đoạn văn tự sự), lớp 7(Tiết 99: Luyện tập viết
đoạn chứng minh, giải thích) và tăng cường hơn ở lớp 8, lớp 9. Lớp 8 có 4 tiết:
Tiết 10, tiết 76, tiết 100, 102 với các kiến thức kĩ năng về xây dựng đoạn trong
văn bản, viết đoạn trong văn nghị luận, xây dựng và trình bày luận điểm. Lên
lớp 9, các em được học về liên kết câu và liên kết đoạn văn (Tiết 102, 110)
Khi tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công giảng day môn Ngữ
văn 9 và khi học sinh phải học kiểu bài nghị luận văn học các em thường rất
lúng túng khi phải viết đoạn văn. Mặc dù số tiết ở trên lớp, số buổi học thêm tại
trường là khá nhiều nhưng các em vẫn chưa có kĩ năng viêt bài, nhất là viết

đoạn văn. Vì vậy kết quả điểm số của các em thường rất thấp, mà các em khi
tâm sự với giáo viên rằng đây là kiểu bài rất khó. Là một giáo viên trực tiếp
đứng lớp tôi thường đặt ra nhiều câu hỏi băn khoăn liệu có phải đây là một kiểu
bài nay các em mới được làm quen? Hay tại phương pháp dạy học của mình
chưa hiệu quả? Thực trạng đó làm tơi rất trăn trở cho chất lượng học sinh của
mình nhất là kết quả khi thi vào lớp 10 của các em. Vì vậy trong quá trình đứng
lớp và trực tiếp, ôn thi vào lớp 10 tôi luôn mong muốn học sinh mình dạy nâng
cao chất lượng đặc biệt là kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận. Vì vậy tơi đã
chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận văn học lớp 9”
để thực nghiệm và nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghị luận văn học là một kiểu bài quan trọng nhất trong chương trình Ngữ
văn phổ thơng. Đây là kiểu bài mà tất cả các kì thi đánh giá năng lực học sinh ở
các cấp học thường xuyên sử dụng bởi vì nó giúp học sinh bộc lộ được kiến thức
và năng khiếu của mình.Vì vậy tơi tham gia tìm hiểu và nghiên cứu đề tài
“Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận văn học lớp 9” với mục đích
giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học, để từ đó các em có thể

3


biết cách viết bài văn nghị luận một cách thành thạo. Bởi vì đoạn văn là cơ sở
hình thành văn bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a .Đối tượng nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9 bản thân tôi nhận thấy kĩ năng
viết đoạn văn của học mình là chưa tốt vì vậy kết quả học tập của mơn Ngữ văn
cịn thấp. Vậy nên đề tài mà tôi nghiên cứu tổng kết là về kĩ năng viết đoạn văn
cho học sinh lớp 9 của trường THCS Tế Lợi . Điều tôi mong muốn là từ đề tài
này học sinh của mình sẽ biết cách viết đoạn văn một cách thành thạo để từ đó

các em sẽ hình thành được những bài văn nghị luận văn học hay.
b.Phạm vi nghiên cứu :
Lóp 9A ,9B Trường THCS Tế Lợi -Năm học 2016-2017 .
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bản thân tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí
thuyết bằng cách hướng dẫn các em tìm hiểu những kiến thức lí thuyết về đoạn
văn. Đó là khái niệm thế nào là đoạn văn, cách trình bày đoạn văn diễn dịch, quy
nạp, tổng phân hợp. Ngoài ra cịn hướng dẫn các em nắm vững lí thuyết về văn
nghị luận như luận điểm, luận cứ, lập luận… Để từ đó các em biết cách viết
đoạn văn nghị luận.
Phương pháp nghiên cứu thứ hai là điều tra khảo sát thực tế, thu thập
thông tin. Tôi khảo sát từ thực tế bằng các bài viết tập làm văn của các em. Rồi
tôi thu thập thông tin về kĩ năng viết đoạn văn của các em trong quá trình viết
bài để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Mặt khác, tơi đã thống kê, xử lý số liệu qua điểm số của các bài kiểm tra,
để có được các bảng số liệu trong đề tài mà mình đang nghiên cứu.

II.PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
4


Như chúng ta đã biết:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi
đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương
đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ
ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ,
các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung
khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc

cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ
chủ đề của đoạn. (SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36)
Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ
nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ
dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt
chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản
có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn
mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề
của văn bản thành các khía cạnh khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn
văn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn
tương đối hồn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.
Về mặt hình thức, đoạn văn ln ln hồn chỉnh. Sự hồn chỉnh đó thể
hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu
chấm, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết;
mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết
lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.
Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận.
Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ
hợp lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục.
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có
kết cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp... bên cạnh
đó là cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tương
phản, đòn bẩy, nêu giả thiết…
Đoạn diễn dịch là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội
dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện
bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những
nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.

5



Đoạn quy nạp là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi
tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được
trình bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá
chung.
Đoạn tổng - phân - hợp là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở
đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết
đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai
triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,
nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng
hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Khi viết đoạn văn tổng - phân - hợp,
cần biết cách khái quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt trong
đoạn.
2. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm.
a. Tình hình thực trạng:
Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công giảng dạy hai lớp
văn 9 trong q trình dạy học tơi tự nhận thấy có mấy vấn đề khi các em làm bài
văn nghị luận văn học như sau:
Khi làm văn nghị luận các bài viết của các em thường khơng có kết cấu rõ
ràng, mạch lạc vì các em chưa xác định được luận điểm khi viết bài. Từ đó dẫn
đến các bài viết đó khơng chia tách đoạn văn thường chỉ có ba đoạn mở bài, thân
bài, và kết bài. Các em thiếu kĩ năng chia tách luận điểm để viết thành đoạn văn.
Do đó bài viết của các em thường không đủ ý không rõ ràng và thiếu sự thuyết
phục người đọc.
Thứ hai là em nào biết tách đoạn văn rồi thì các em lại khơng biết cách
viết các câu chủ đề khái quát các luận điển khiến cho đoạn văn khơng có giá trị.
Đa số các em trình bày luận cứ lập luận mà không biết khái quát ý khi viết bài.
Không những vậy, khi viết đoạn văn thì các em lại khơng biết cách liên
kết câu trong đoạn văn lại với nhau. Đa số học sinh của tơi thường viết rất rời

rạc khơng có sự liên kết. Các em viết đoạn văn mà như đang đặt câu nêu nhận
xét đánh giá về các chi tiết trong truyện hay các từ ngữ trong bài thơ. Như vậy
các em đang nêu luận cứ mà không biết sắp xếp các luận cứ, thêm các lí lẽ để
đoạn văn có nội dung thống nhất, tạo sự hấp dẫn người đọc người nghe.
Một lỗi nữa mà các em hay mắc phải đó là khơng có câu, có từ ngữ
chuyển đoạn, chuyển ý, do đó bài làm của các em thiếu sự thống nhất, nó chỉ là
các đoạn văn xếp lại khơng liền mạch. Ví dụ khi viết bài cảm nhận về bài thơ
“Sang thu” của Hữu Thỉnh các em thường viết là:
Khổ thơ thứ nhất là ...
6


Khổ thơ thứ hai là...
Để bài nghị luận văn học có giá trị cao địi hỏi người viết phải có cảm
xúc cao (đặc biệt là với đối tượng học sinh giỏi). Tôi nhận thấy bài viết của các
em thường rất khơ khan, thiếu tình cảm, cảm xúc. Với trách nhiệm của một
người giáo viên dạy văn tôi không thể không trăn trở để giúp các em bồi dưỡng
tình cảm cảm xúc của mình để khi các em cảm nhận các tác phẩm văn học tốt
hơn. Các em biết buồn, vui , yêu, ghét,... theo từng cung bậc cảm xúc của các
nhà văn, nhà thơ trong các tác phẩm mà các em đã được học.
Trong quá trình giảng dạy, qua các bài kiểm tra tôi khảo sát chất lượng
học sinh như sau:
b. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài ở lớp 9 Trường THCS Tế
Lợi năm học 2015-2016
Tổng số
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Giỏi
Khá
Trung bình

Yếu
Khối lớp học
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
sinh
9A
25
1
0,4%
4 16,0% 13 52,0% 7
28%
9B
24
1 0,42% 3 12,5% 12 50,0% 8 33,3%
Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh chưa có kĩ năng viết
đoạn cịn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo cịn ít. Trên bài làm
của hầu hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu
chủ đề trong đoạn văn, cách trình bày đoạn văn cịn chưa rõ ràng, mạch lạc.
Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh còn
nhiều hạn chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng
dạy và học địi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.
c. Các giải pháp giải quyềt vẩn đề.
Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh:
Trước hết giáo viên phải nhắc lại toàn bộ lý thuyết có liên quan đến đoạn

văn trong các tiết học các buổi bồi dưỡng phụ đạo, dạy thêm để các em nắm
vững toàn bộ kiến thức cơ bản về đoạn văn:
“ Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa
lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý
tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ
ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại
từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội
dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu
7


hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng
tỏ chủ đề của đoạn”
(SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36).
Với những kiến thức này tôi luôn yêu cầu các em phải nắm vững, và cho
các em biết được rằng đoạn văn là cơ sở tạo nên văn bản, nên cần phải rèn luyện
để có kĩ năng thành thạo trong q trình làm bài nhất là với bài nghị luận văn
học. Các em cần phải biết rằng công việc của người làm văn nghị luận khơng
phải chỉ tìm ra luận điểm luận cứ mà người làm bài cịn phải làm một cơng việc
rất khó khăn và quan trọng khác là trình bày luận điểm thành đoạn văn nếu
khơng trình bày được luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ khơng thể nào đạt
được dù người viết đã tập hợp đủ các ý kiến, quan điểm cần thiết. Hiểu được
điều này các em sẽ có ý thức viết đoạn văn trong khi làm bài.
Giải pháp 2: Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống các luận điểm.
Luận điểm là linh hồn của bài viết, không có luận điểm đúng có cơ sở
khoa học đáng tin cậy thì khơng làm sáng tỏ được vấn đề. Tìm ra luận điểm
đúng thì sẽ quyết định việc học sinh có làm được bài hay khơng. Trong q trình
giảng dạy khi xây dựng dàn bài cho một đề bài nào đó tơi thường gọi tên các
luận điểm trong bài viết thay bằng việc sử dụng các dấu câu thông thường. Để

khi làm xong dàn ý thì các em cũng sẽ hình dung mình sẽ phải viết mấy đoạn
trong bài. Đối với đối tượng học sinh trường THCS Tế Lợi chủ yếu là học sinh
trung bình và yếu nên tơi u cầu các em phải viết rõ mỗi luận điểm phải viết
một đoạn văn. Ví dụ khi học kiểu bài nghị luận một tác phẩm truyện hoặc đoạn
trích tơi có ra cho các em một đề bài như sau:
Đề bài: Suy nghĩ của em về tình cha con trong chiến tranh qua truyện
ngắn “Chiếc lược ngà’’ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Đứng trước mỗi đề bài học sinh cần phải có thói quen đọc thật kĩ đề bài
rồi mới đặt câu hỏi để tự xác định xem có bao nhiêu luận điểm trong bài viết của
mình. Tơi cùng các em đã xây dựng một hệ thống các luận điểm như sau:
- Luận điểm 1: Hoàn cảnh câu chuyện giữa hai cha con ơng Sáu.
- Luận điểm 2: Tình cảm của bé Thu dành cho người cha của mình.
- Luận điểm 3: Tình cảm của ơng Sáu dành cho bé Thu.
Như vậy với đề bài này các em sẽ phải viết cho mình thành ba đoạn văn.
Với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ tôi cho đề bài: phân tích
bài thơ “ Viếng lăng Bác’’ của nhà thơ Viễn Phương tôi cùng các em đã xây
dựng hệ thống các luận điểm như sau:
- Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ trước khi vào lăng viếng Bác.

8


- Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng dòng người vào lăng viếng
Bác.
- Luận điểm 3: Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng Bác.
- Luận điểm 4: Tâm trạng lưu luyến và khát vọng được ở bên Bác của nhà
thơ.
Tôi luôn yêu cầu học sinh phải thực hiện bước này khi viết bài. Trong quá
trình làm bài, ít nhất các em cũng phải xây dựng được hệ thống các luận điểm
trong bài viết ra giấy nháp trước khi bắt tay vào viết bài. Như vậy, các em sẽ

hình dung được mình sẽ phải viết mấy đoạn văn trong một bài viết, tránh tình
trạng các em sẽ bỏ xót luận điểm hoặc làm gộp luận điểm lại khiến bài viết thiếu
rõ ràng rành mạch.
Giải pháp 3: Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống các luận cứ và lập
luận.
Hướng dẫn như vậy rồi nhưng học sinh của tôi vẫn không thể nào dựa vào
các kiến thức trong giờ giảng văn để vận dụng vào bài viết của mình. Mỗi đoạn
văn chỉ có một đến hai dịng các em không biết lấy dẫn chứng và lại càng không
biết cách phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Tơi lại phải hướng dẫn các em
tìm luận cứ, lập luận cho từng luận điểm. Luận cứ là lí lẽ là dẫn chứng đưa ra
làm cơ sở cho luận điểm. Dựa vào kiến thức trong bài giảng văn để các em tìm
dẫn chứng, tìm dẫn chứng rồi phải đưa ra những nhận xét đánh giá của mình về
từng chi tiết
Ví dụ khi làm bài nghị luận phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn
“Làng” của nhà văn Kim Lân tôi đưa ra luận điểm và các luận cứ như sau:
* Ông Hai hả hê, sung sướng đi khoe với mọi người việc Tây đốt nhà
mình bởi lẽ:
+ Nỗi vui mừng khơn siết khi biết làng mình vẫn là làng yêu nước, làng
kháng chiến to lớn biết chừng nào.
+ Tài sản riêng bị phá hủy làm sao sánh được với danh dự thiêng liêng của
làng mình.
+ Ơng mất đi căn nhà- cơ nghiệp của cả đời mình nhưng bù vào đó ơng lại
có niềm tự hào về làng Chợ Dầu mà ơng hằng u q.
Để cho nhân vật có những việc làm như vậy, Kim Lân đã thể hiện sâu sắc
tấm lòng yêu nước và sự đổi thay trong nhận thức của người nông dân với cách
mạng, với kháng chiến.
Với đề bài phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa
Pa" của Nguyễn Thành Long ở một luận điểm nhỏ về đặc điểm tính cách của
anh thanh niên tôi đưa ra các luận cứ như sau:
9



Anh là người cởi mở, chân thành và hiếu khách:
- Rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được trò
chuyện với mọi người, đáng yêu ở nỗi "thèm người" .
- Anh hồ hởi đón mọi người lên thăm nhà mình, hồn nhiên kể về cơng
việc, cuộc sống của mình.
- Phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: gửi
biếu vợ bác lái xe gói củ tam thất, tặng hoa, tặng quà cho cơ gái và ơng hoạ sĩ,
đó là tấm lịng sốt sắng, tận tình đáng q.
Với đề bài phân tích bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy tôi chỉ ra cho
các em luận điểm và luận cứ như sau:
Qua hai khổ thơ đầu, tác giả đã gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn
bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ.
- Bốn câu thơ ngắn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình "hồi nhỏ", "hồi chiến
tranh" đã gợi lại một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu cho đến lúc trưởng
thành.
- Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: "Với đồng",
"với sông", "với bể", "ở rừng".
- Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái qt vẻ đẹp của cuộc sống bình dị,
vơ tư, hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người với
vầng trăng là "tri kỉ", "tình nghĩa".
+ Trăng là người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa
dịu những đau thương, nham nhở của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu.
+ Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng
hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hồ tình
nghĩa.
- Với sự gắn bó tình nghĩa ấy nhà thơ đã từng tâm niệm "không bao giờ
quên". Giọng thơ hồi tưởng đều đặn nhưng từ "ngỡ" như báo hiệu trước sự xuất
hiện của những biến chuyển trong câu chuyện của nhà thơ.

Giải pháp 4: Rèn luyện kĩ năng lựa chọn cấu trúc của đoạn văn.
Khi tôi và các em đã có một hệ thống các luận điểm, các luận điểm lại có các
luận cứ và các lập luận chúng tôi sẽ bắt tay vào việc lựa chọn cấu trúc của đoạn văn
tức là chọn mơ hình thích hợp để hình thành đoạn văn. Có rất nhiều cách xây dựng
đoạn văn tơi ln khuyến khích các em tự ý sáng tạo theo ý thích của riêng mình.
Nhưng gắn với đối tượng dạy học của mình , biết được khả năng học tập của các em
tôi thường tập cho các em cách viết 3 kiểu đoạn văn thông thường quen thuộc đó là
đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp và đoạn tổng - phân - hợp, từ hệ thống các luận điểm
luận cứ đó. Trước khi viết đoạn văn cần phải quan sát để xác định rõ xem mình sẽ sử
10


dụng cách viết đoạn văn nào cho luận điểm này. Tôi thường ra cho các em các bài tập
như sau:
- Cho câu chủ đề viết đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch.
- Từ đoạn văn đã viết hãy chuyển từ đoạn diễn dịch sang quy nạp và từ quy nạp
sang đoạn diễn dịch.
* Đoạn diễn dịch.
Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái
quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa
minh hoạ, cụ thể.
Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng
minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét đánh giá và bộc lộ sự
cảm nhận của người viết.
Ví dụ về đoạn văn:
“ Vì ơng lão yêu làng tha thiết nên vô cùng căm uất khi nghe tin dân làng
theo giặc(1). Hai tình cảm tưởng chừng mâu thuẫn ấy đã dẫn đến một sự xung
đột nội tâm dữ dội( 2). Ơng Hai dứt khốt lựa chọn theo cách của ơng: Làng thì
u thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù( 3). Đây là một nét mới trong
tình cảm của người nơng dân thời kì đánh Pháp(4). Tình cảm yêu nước rộng lớn

hơn đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê(5). Dù đã xác định như thế,
nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình yêu đối với quê hương; vì thế mà ơng
xót xa cay đắng”(6).
Ví dụ tiếp về đoạn văn như sau:
Sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”đã miêu tả cảnh chị em
Thuý Kiều du xuân trở về.(1) Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của
mùa xuân, rất êm dịu: ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc
ngang. (2) Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây,
bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.(3) Một bức tranh thật đẹp,
thanh khiết.(4)Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và khơng gian: Khơng cịn
bát ngát, trong sáng, khơng cịn cái khơng khí đơng vui náo nhiệt của lễ hội, tất
cả đang nhạt dần, lặng dần.(5)Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng.(6)Những từ
láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà
còn bộc lộ tâm trạng con người.(7)Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu
tâm trạng lên cảnh vật.(8)Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ra
về trong sự bần thần nuối tiếc, lặng buồn, “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra
là chia sẻ cái buồn khơng thể nói hết.(9) Cảm giác bâng khng, xao xuyến về
một ngày vui xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềm
vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.(10)
11


Ở đoạn văn thứ nhất các em phải chú ý câu chủ đề là câu thứ nhất trong
đoạn văn “Vì ông lão yêu làng tha thiết nên vô cùng căm uất khi nghe tin dân
làng theo giặc”. Câu văn đã khái quát toàn bộ nội dung đoạn văn, các câu cịn
lại đã phân tích nhận xét đánh giá nhiều mặt về tình u làng tha thiết của ơng
Hai.
Ở đoạn văn thứ hai cũng tương tự như vậy câu thứ nhất là câu chủ đề
mang nội dung khái quát của toàn bộ nội dung đoạn văn “Sáu câu thơ cuối đoạn
trích “Cảnh ngày xuân”đã miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về”. Các

câu văn còn lại đã miêu tả toàn cảnh thiên nhiên trong buổi chiều chị em Thúy
Kiều du xuân trở về.
Như vậy các em phải nắm vững kĩ năng viết đoạn văn diễn dịch bằng cách
viết các câu chủ đề, rồi từ đó triển khai tồn bộ nội dung đoạn văn bằng cachs
làm sáng tỏ nội dung câu chủ đề.
* Đoạn quy nạp
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể
nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng
thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí”
của Chính Hữu.
“ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo(1).
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ
ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo
vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng và
trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng cho
tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho
cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng
đơi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào
hoa muôn thuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hồ
quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9)”.
Mơ hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ
trong đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái qt vấn đề trong câu cuối – câu
chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn
phân tích có kết cấu quy nạp.
* Đoạn tổng phân hợp.
12



Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu
mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu
kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu
khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình
luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề,
tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Ví dụ về đoạn văn:
“Ngay từ khổ thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những tín
hiệu riêng của mùa thu.(1) Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúc
vàng, lá ngô đồng rơi hay ao sen tàn lạnh... như trong thơ cổ. (2) Cũng không
phải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc trong như trong thơ thu Nguyễn
Khuyến...(3)Tín hiệu của mùa thu này là làn hương ổi “phả vào trong gió se”.
(4) Phải có “gió se”thì mới có hương thơm nồng đậm thế.(5) Làn gió heo may
trong mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu để có
được mùi hương ấy.(6) Gió đưa làn hương đi theo khắp nẻo, như để “thơng
báo” với đất trời, với hồn người một tín hiệu vui: mùa thu đang tới!(7) Chỉ bằng
vài nét vẽ, nhà thơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh
khắc giao mùa.(8)”
Mơ hình đoạn văn: Đoạn văn gốm tám câu:
- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về khổ đầu bài “ Sang thu”
của Hữu Thỉnh mang đến cho người đọc những tín hiệu riêng của mùa thu.
- Năm câu tiếp (phân): Phân tích để chứng minh những tín hiệu riêng đó.
- Câu cuối (hợp): Khẳng định, nâng cao: chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã
nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa
Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh viết các câu chủ đề.
Trong chuỗi câu hợp thành đoạn văn thường có một câu thể hiện sự khái qt
hóa tồn bộ tồn bộ nội dung đoạn văn. Câu chủ đề thường chứa một lượng thông tin
mới được diễn đạt bằng những cụm từ chưa xuất hiện trong các phát ngôn ở đoạn văn

trước. Như vậy, câu chủ đề là mối liên kết tất cả các câu trong đoạn văn. Về mặt ngữ
pháp câu chủ đề thường có đầy đủ các thành phần nịng cốt, nó giúp cho cẩu chủ đê
biểu đạt được nội dung chính của tồn đoạn. Nội dung câu chủ đề thường ngắn gọn, rõ
ràng . Tơi có hướng dẫn các em viết một số câu chủ đề như sau:
Ví dụ 1: Với đề bài : Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn : “Chiếc lược
ngà ” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Tôi đã hướng dẫn các em viết câu chủ đề như sau:
Vì hồn cảnh éo le nên bé Thu dành cho cha của mình một tình yêu thương rất
đặc biệt.
13


Trong buổi sáng cuối cùng , trước khi ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành
động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn.
Chứng kiến những biểu hiện của cha con ông Sáu lúc chia tay , có người khơng
cầm nổi nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim
mình.
Tình cảm của bé Thu rất sâu sắc rất mạnh mẽ , nhưng cũng thật dứt khốt, rạch
rịi, ở Thu cịn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh.
Với mỗi câu chủ đề tôi thường yêu cầu các em viết thành một đoạn văn, để triển
khai ý.
Ví dụ 2: Với bài tập phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, ta có
thể viết câu chủ đề:
“Sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, là bức tranh tả cảnh
ngụ tình thật đặc sắc”.
Hoặc: “Sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, là đỉnh cao của
bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”.
Câu chủ đề cũng có thể đặt dưới hình thức là một câu hỏi để nêu vấn đề.
Ví dụ: Vậy chiến tranh tàn khốc, bom đạn ác liệt liệu có thể chia cắt được
tình cảm gia đình cha con khơng? Trong hồn cảnh đó bé Thu lại càng thể hiện

tình u thương cha một cách sâu sắc hơn.
Khi trước câu chủ đề là các đoạn văn thì người viết cần phải sử dụng các
yếu tố ngôn ngữ làm nhiệm vụ liên kết giữa các đoạn văn tránh sự rời rạc thiếu
liên kết trong cả bài viết.
Trường hợp đoạn văn có cấu trúc quy nạp câu chủ đề thường nằm ở cuối
đoạn văn, nhưng vai trò và chức năng của câu chủ đề vẫn không thay đổi. Lúc
này nội dung câu chủ đề là sự khái qt hóa nội dung thơng tin của đoạn, mang
tính kết luận. Về mặt hình thức nó có thể chứa các từ ngữ thể hiện sự khái quát
như: nhìn chung, nói tóm lại, rút lại là ...
Ngồi ra tơi cịn hướng dẫn học sinh dưới dạng các bài tập như cho câu
chủ đề rồi viết đoạn văn, hoặc cho đoạn văn để tìm các câu chủ đề tương ứng
Bài tập 1
Cho câu chủ đề: So với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn
Nam Cao trước cách mạng tháng Tám, rõ ràng ta thấy ông Hai có những điểm
tiến bộ vượt bậc trong nhận thức, tâm hồn, tình cảm và tính cách.
Hãy viết đoạn văn có sử dụng câu trên làm câu chủ đề.
So với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao trước
cách mạng tháng Tám, rõ ràng ta thấy ông Hai có những điểm tiến bộ vượt bậc
trong nhận thức, tâm hồn, tình cảm và tính cách. Đó chính là nhờ vào đường lối
14


giác ngộ cách mạng của Đảng, Bác Hồ với họ. Lão Hạc và ơng Hai có những
điểm tính cách khác nhau nhưng họ vẫn có những phẩm chất của những người
nông dân giống nhau, đều hiền lành, chất phác, lương thiện. Cách mạng tháng
Tám thành công đã đem đến sự đổi đời cho mỗi người nông dân. Từ một thân
phận nô lệ phụ thuộc họ trở thành một người tự do làm chủ cuộc đời, làm chủ
đất nước. Từ đó đã củng cố và làm nền tảng vững chắc cho tình yêu quê hương,
đất nước, trở thành một tình cảm vững bền, thiêng liêng sâu nặng, nồng cháy
trong họ. Trong hoàn cảnh toàn dân đang hướng tới cuộc kháng chiến chống

Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc, ông Hai đã biết đặt tình yêu đất nước lên trên
tình yêu cá nhân của mình với làng chợ Dầu, ơng dành tất cả tình cảm, tâm hồn
mình cho cách mạng. Đó chính là nét đẹp trong con người ơng Hai nói riêng và
người nơng dân Việt Nam nói chung. Văn hào I li a, E ren bua có nói: …” Lịng
u nhà, u làng xóm, u đồng q trở nên lịng u tổ quốc”. Ông Hai đúng
là một con người như thế. Niềm vui, nỗi buồn của ơng đều gắn bó với làng.
Lịng u làng của ơng chính là cội nguồn của lòng yêu nước.
Bài tập 2: Cho luận cứ sau, em hãy viết câu chủ đề cho đoạn văn.
Ông Hai khi nghe tin cải chính :
- Cái mặt buồn thỉu mọi khi bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn
- Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy.
- Mua quà bánh chia cho các con.
- Đi khắp mọi nhà khoe cái tin tây nó đốt nhà, cái tin cải chính.
- Lúc này nút truyện được cởi, tâm lí nhân vật lại vui vẻ như xưa : ông Hai
lại hay cười, hay nói, vui vẻ hồn nhiên như con nít.
- Tây đốt nhà là bằng chứng chứng minh rằng làng ông không phải theo
tây, không phải việt gian.
- Nó đã trả lại danh dự cho ông và cả làng.
àNhư vậy ông mất cái riêng là ngôi nhà nhưng cái chung của cả làng ơng
lại cịn đó à như vậy ơng đã đặt cái chung, cái tình yêu làng, yêu nước lên trên
hết.
? Điều này càng thể hiện rõ hơn đặc điểm gì của nhân vật ơng Hai?
Câu chủ đề cho các ý trên như sau:
Tình u làng của ơng Hai ln thống nhất với tình u nước, tình u
làng, u nước của ông Hai trước sau như một.
Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh liên kết câu trong đoạn văn
Các câu trong đoạn văn cũng như các đoạn trong bài phải có sự liên kết
chặt chẽ với nhau về nội dung cũng như hình thức:
- Về nội dung:
15



+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải
phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.(Liên kết chủ đề).
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (Liên
kết lơgic).
- Về hình thức: Các câu, các đoạn văn phải được liên kết với nhau bằng
một số biện pháp chính như:
+ Phép lặp: Lặp lại ở đầu câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ
đã có ở câu trước.
+ Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu
trước.
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các
từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã cho ở
câu trước.
( SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 43).
Đây là những kiến thức mới vừa được học trong chương trình Ngữ văn 9
nên các em đều có thể dễ dàng nắm bắt, điều đáng nói ở đây là việc các em
khơng biết cách vận dụng trong khi viết bài. Đoạn văn của các em các câu rất rời
rạc, thiếu sự liên kết cả về nội dung lẫn hình thức.
Ví dụ khi phân tích khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của
nhà thơ Thanh Hải đa số học sinh của tôi viết như sau :
Bốn câu thơ tiếp theo ở khổ ba bộc lộ niềm suy tư của tác giả về đất nước,
về nhân dân: “ Đất nước bốn nghìn năm ….Cứ đi lên ….”. Câu thơ “ Vất vả và
gian lao ’’ thể hiện sự vất vả trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Câu
thơ “ Đất nước như vì sao” là biện pháp so sánh, so sánh đất nước như vì sao là
niềm tự hào đối với đất nước. Ba tiếng “Cứ đi lên” thể hiện sự quyết tâm và
niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh.
Các em chưa có ý thức sử dụng các phép liên kết để kết nối các câu văn

thành một chuỗi hoàn chỉnh có ý nghĩa, tơi đã hướng dẫn các em viết lại như
sau :
Bốn câu thơ tiếp theo ở khổ ba bộc lộ niềm suy tư của tác giả về đất nước,
về nhân dân: “Đất nước bốn nghìn năm ….Cứ đi lên ….”.(1) Chặng đường lịch
sử của đất nước với bốn ngàn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh với
bao thử thách: “Vất vả và gian lao”(2) . Thời gian đằng đẵng ấy nhân dân ta từ
thế hệ này sang thế hệ khác đã đem mồ hơi xương máu, lịng yêu nước cũng như
tinh thần quả cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước.(3) Câu thơ “ Đất nước như
vì sao” là một hình ảnh so sánh đẹp và mang ý nghĩa.(4) Sao là nguồn sáng lấp
16


lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian.(5) So sánh đất nước
với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp.
(6) Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta khơng một thế lực nào có thể ngăn
cản được: “Cứ đi lên…” ba tiếng “Cứ đi lên” thể hiện sự quyết tâm và niềm tin
sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh.(7)
Đoạn văn trên đã sử dụng phép liên kết về nội dung như sau: Tất cả các
câu trong đoạn văn trên đều nói về Niềm suy tư của tác giả về đất nước về nhân
dân.
Về hình thức, đoạn văn đã sử dụng các phép liên kết sau :
- Phép lặp từ “đất nước’’ ở các câu 1,2,3
- Phép thế “thời gian đằng đẵng ấy ’’
Với việc sử dụng phép liên kết trong đoạn văn giúp đoạn văn trở nên lưu
loát hơn, có sức thuyết phục người đọc người nghe hơn.
4. Hiệu quả của của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kĩ năng dựng đoạn của học
sinh tăng lên rõ rệt sau từng năm học. Nhiều em đã có kĩ năng viết đoạn thành
thạo, đảm bảo sự liên kết cả về nội dung cũng như hình thức. Cuối năm học tơi

đã khảo sát, kiểm chứng kết quả thực hiện đề tài qua việc khảo sát kĩ năng viết
đoạn của học sinh hai lớp 9 để đối chứng so với đầu năm chưa triển khai thực
hiện đề tài.
Bản thân tôi vận dụng vào q trình ơn thi vào lớp 10 cho đối tượng học
sinh khối 9 trường THCS Tế Lợi và thấy hiệu quả rõ rệt, nhất là đối với đối
tượng học sinh trung bình và yếu kết quả mỗi khi học sinh thi thử điểm số mỗi
vòng thi đều tăng, vòng 1 điểm trung bình của các em là: 4,5 vịng 2: 7 , vòng 3:
6,2 và khi thi vào 10 điểm bình quân là: 7,6
Đề bài dùng để khảo sát:
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên
xung phong trong truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
* Kết quả khảo sát của học sinh lớp 9 Trường THCS Tế Lợi sau khi
triển khai áp dụng SKKN
Khối lớp

Đầu

9A

KẾT QUẢ XẾP LOẠI

Tổng
số học
sinh

TS

%

TS


%

TS

%

TS

%

24

1

4,1%

4

16,7%

11

45,9%

8

32,3%

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

17


năm
Cuối
năm

9B

25

1

4.0%

4

16,%

12

48,0%


8

32,0%

9A

24

3

12,5%

7

29,1%

12

50,0%

2

8,4%

9B
25
3 12,0% 8 32,0% 13 52,0% 1
4,0%
So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ
khá giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm

Kết quả như trên đã nằm ngồi dự kiến và mong muốn của người thực
hiện đề tài. Mong rằng kết quả này sẽ được tiếp tục khẳng định qua những kì thi
trong các năm học tới.

III .PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận :
Sáng kiến kinh nghiệm được rút từ thực tế giảng dạy, qua quá trình hướng
dẫn học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Những giải pháp thực hiện đã giúp
học sinh nhất là đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống có kĩ năng viết đoạn
văn, bài văn nghị luận. Như chúng ta đã biết, trên thực tế, đoạn văn là một phần
của văn bản. Khi các em có kĩ năng viết đoạn thành thạo thì cũng nâng cao kĩ
18


năng viết bài tập làm văn. Các kĩ năng dựng đoạn trong phạm vi đề tài này đều
là những kĩ năng có thể sử dụng hiệu quả khi viết các đoạn thân bài của bài nghị
luận về tác phẩm truyện, đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ.
2.Kiến nghị :
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài ở trường
THCS Tế Lợi. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản
thân và mới áp dụng trong phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến, trao đổi,
bổ sung của bạn bè đồng nghiệp và sự phổ biến nhân rộng của đề tài để kết quả
giáo dục nói chung, dạy và học văn nói riêng của học sinh ngày càng được nâng
cao.
Kiến nghị của bản thân tôi là rất mong sự giúp đỡ và tạo điều kiện của ban
giám hiệu nhà trường cho bản thân tơi được vận dụng sáng kiến của mình vào
quá trình giảng dạy một cách thường xuyên hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN

CỦA HIỆU TRƯỞNG

Lê Ngọc Nam

Tế Lợi, ngày 15 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Vân

19



×