Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Khai thác sữa -Năng suất - chất lượng - vệ sinh -Chương 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.29 KB, 4 trang )

Chơng 2
Sự phát triển và thoái hoá của
tuyến sữa
1. Sự phát triển của tuyến sữa
a. Từ sơ sinh đến thành thục về tính
Sau khi sinh sự phát triển tuyến sữa và thể trọng
có tốc độ tơng tự nhau. Tình trạng đó kéo dài cho đến
gần thành thục về tính. Trong giai đoạn gần thành thục
về tính, sự sinh trởng và phát triển của tuyến sữa chịu
ảnh hởng của hocmon. Sự phát triển của nang trứng
kéo theo sự tăng tiết estrogen. Hocmon này kích thích
sự phát triển của hệ thống ống dẫn sữa. Cùng với sự
phát triển của tuyến thể, các mô liên kết, mô mỡ cũng
đợc phát triển với tốc độ tơng đơng.
b. Từ động dục đến thụ thai lần đầu
Các kích tố buồng trứng nh estrogen và
progesteron đợc phân tiết vào máu. estrogen kích
thích sự sinh trởng của hệ thống ống dẫn sữa, còn
progesteron kích thích sự phát triển của tuyến bào.
Dới tác dụng của các kích tố này, tuyến sữa phát
triển với tốc độ nhanh chóng. Tuyến bào xuất hiện và
biến mất ở mỗi chu kỳ sinh dục. Sự biến mất của mỗi
tế bào nhờng chỗ cho sự phân nhánh của ống dẫn
sữa. Quá trình nh vậy lặp đi lặp lại qua các chu kỳ
sinh dục, tạo nên sự phát triển hoàn thiện của tuyến
thể. Song song với quá trình trên là sự tăng sinh các
mô liên kết, tạo giá đỡ cho mô tuyến và sự tích luỹ các
mô mỡ.
c. Trong thời gian mang thai
Từ 8-10 tháng tuổi, tuyến sữa của bê đã phát
triển đến mức độ hoàn thiện và có khả năng sinh sữa.


Nhng nói chung ngời ta không phối giống trớc khi
bê nghé đạt khoảng 70% trọng lợng cơ thể trởng
thành. ở giai đoạn mang thai dới tác động của
estrogen và progesteron hệ thống ống dẫn và tuyến
bào đều phát triển mạnh. Tuy nhiên, giai đoạn đầu
mang thai hệ thống ống dẫn phát triển mạnh, còn
tuyến bào ở giai đoạn đó phát triển chậm. Sau đó
tuyến bào phát triển nhanh dần theo sự tiến triển của
thai. Trớc khi đẻ 2-3 ngày tuyến sữa đã tích luỹ sữa
đầu.
d. Sau khi đẻ
ở bò, tuyến sữa đã phát triển đầy đủ trong giai
đoạn mang thai, không tiếp tục phát triển sau khi sinh
đẻ. Song trong thực tế sản lợng sữa tăng dần và đạt
đến ổn định, duy trì năng suất cao ở 6-8 tuần sau khi
đẻ. Sau đó năng suất sữa dần dần giảm xuống. Hiện
tợng đó là do dung lợng phân tiết của tuyến bào
tăng lên. Sau một thời gian duy trì cờng độ phân tiết
cao, tuyến sữa xuất hiện quá trình thoái hoá.
2. Sự thoái hoá tuyến sữa
Trong một chu kỳ tiết sữa, năng suất sữa có xu
hớng tăng lên và duy trì ở mức độ cao ở tháng cho
sữa thứ 2-3 hoặc tháng thứ 4, sau đó dần dần giảm
xuống. Hiện tợng đó là do sự giảm thấp số lợng tế
bào tuyến, kèm theo sự giảm thấp chức năng của mỗi
tuyến bào. Hiện tợng sinh lý bình thờng này diễn ra
theo sự tiến triển của chu kỳ cho sữa gọi là sự thoái
hoá tuyến sữa.
Có hai loại thoái hoá tuyến sữa: thoái hoá tự
động và thoái hoá nhân tạo.

a. Sự thoái hoá tự động
Sự thoái hoá tự động tuyến sữa xảy ra chậm và
có tính chất tự nhiên. Số lợng tế bào tuyến trong mỗi
tuyến bào dần dần tiêu biến, sau đó tuyến bào biến
mất, thay vào đó là tổ chức mô liên kết. Song song với
quá trình trên, chiều cao của mỗi tế bào tuyến giảm
thấp gây nên sự thu hẹp kích thớc của tế bào và toàn
bộ tuyến sữa. Kết quả cuối cùng của sự thoái hoá là
toàn bộ tuyến bào biến mất nhng vẫn tồn tại hệ thống
ống dẫn trong tuyến sữa. Điều này có ý nghĩa quan
trọng cho sự tái tạo lại chu kỳ cho sữa tiếp theo. Cùng
với sự thoái hoá tuyến bào, số lợng các men cần cho
sự tạo sữa cũng có xu hớng giảm hoạt lực. Do vậy sự
tạo sữa giảm thấp theo sự tiến triển của chu kỳ sữa.
b. Sự thoái hoá nhân tạo
Sự thoái hoá theo kiểu này mang tính chất cỡng
bức. Khi sữa ứ đọng trong tuyến sữa, áp suất nội trong
tuyến bào tăng, làm cho tuyến bào căng ra. Cuối cùng
tế bào vỡ ra, sữa trào ra ngoài bề mặt tuyến bào và
chảy vào vi quản tuyến bào. Các thành phần sữa trở
thành những vật lạ và là đối tợng sinh lý của lâm ba
cầu.

×