Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tài liệu luận văn Mối Tương Quan Giữa Lạm Phát Và Tăng Trưởng Kinh Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN DUY TIÊN

MỐI TƯƠNG QUAN
GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐỒN THANH HÀ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận văn này do chính tơi tự tìm kiếm thơng tin, tài liệu và thực
hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Đoàn Thanh Hà.
Các số liệu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này là trung thực; kết quả
đạt được thể hiện đúng bản chất của số liệu. Mọi thông tin trích dẫn đều được ghi rõ
nguồn.
Người cam đoan

Nguyễn Duy Tiên



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ ................................................................................................................................4
1.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................................4

1.1.1.

Lạm phát ........................................................................................................4

1.1.1.1. Khái niệm lạm phát ........................................................................................4
1.1.1.2. Đo lường lạm phát .........................................................................................5
1.1.1.3. Phân loại lạm phát ..........................................................................................6
1.1.1.4. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ..................................................................8
1.1.1.5. Tiền tệ và lạm phát .......................................................................................12
1.1.1.6. Những tổn thất xã hội của lạm phát .............................................................13
1.1.2.

Tăng trưởng kinh tế ......................................................................................18

1.1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế .....................................................................18
1.1.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế .......................................................................18
1.1.2.3. Các mơ hình tăng trưởng kinh tế..................................................................19
1.1.2.4. Vai trị của tăng trưởng kinh tế ....................................................................23
1.2.

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.....23


1.3.

CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM

PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ...................................................................25
1.3.1.

Trên thế giới .................................................................................................25

1.3.2.

Tại Việt Nam ................................................................................................29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................30


CHƯƠNG 2: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM .......................................................................................31
2.1.

THỰC TRẠNG MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM .....................................................................31
2.1.1.

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam ............................................31

2.1.1.1. Giai đoạn 1986 – 1993 .................................................................................31
2.1.1.2. Giai đoạn 1994 – 1998 .................................................................................33
2.1.1.3. Giai đoạn 1999 – 2003 .................................................................................35

2.1.1.4. Giai đoạn 2004 – 2007 .................................................................................37
2.1.1.5. Giai đoạn 2008 – 2014 .................................................................................38
2.1.2.

Nhận xét thực trạng ......................................................................................39

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................39

2.2.1.

Dữ liệu thu thập............................................................................................39

2.2.1.1. Xác định chỉ số đo lường .............................................................................39
2.2.1.2. Thu thập dữ liệu ...........................................................................................40
2.2.1.3. Xử lý dữ liệu ................................................................................................41
2.2.1.4. Mô tả dữ liệu ................................................................................................41
2.2.2.

Phân tích mối tương quan ............................................................................41

2.2.2.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian ....................................................42
2.2.2.2. Kiểm định đồng liên kết ...............................................................................44
2.2.2.3. Mơ hình hiệu chỉnh sai số dạng vector VECM ............................................45
2.2.2.4. Kiểm định mối quan hệ nhân quả ................................................................46
2.3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................48


2.3.1.

Thu thập và xử lý dữ liệu .............................................................................48


2.3.2.

Mơ tả thống kê dữ liệu .................................................................................51

2.3.3.

Kiểm định tính dừng ....................................................................................51

2.3.4.

Xác định độ trễ tối ưu ..................................................................................53

2.3.5.

Kiểm định đồng liên kết Johansen ...............................................................56

2.3.5.1. Kiểm định trace ............................................................................................56
2.3.5.2. Kiểm định bằng tỷ lệ hàm hợp lý .................................................................56
2.3.6.

Ước lượng mơ hình hiệu chỉnh sai số dạng vector VECM ..........................57

2.3.7.

Kiểm định quan hệ nhân quả Granger .........................................................58


2.3.8.

Hàm phản ứng ..............................................................................................59

2.3.9.

Phân rã phương sai .......................................................................................62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................64
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ KIỂM
SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM .......................................................................67
3.1.

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM..............67

3.1.1.

Cải thiện mơi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để nâng cao

năng lực cạnh tranh quốc gia ....................................................................................67
3.1.2.

Tái cơ cấu nền kinh tế ..................................................................................68

3.1.3.

Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................70

3.2.


CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM ................74

3.2.1.

Kết hợp hiệu quả chính sách tài chính và chính sách tiền tệ .......................74

3.2.2.

Tiết kiệm, chống lãng phí ............................................................................74

3.2.3.

Điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ cơng có sự phối hợp đồng bộ

giữa các ngành liên quan và lộ trình hợp lý về thời điểm tăng giá, mức tăng giá ....75
3.2.4.

Xây dựng mơ hình dự tốn ngưỡng hiệu quả lạm phát................................75


3.2.5.

Thông tin tuyên truyền hiệu quả ..................................................................76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................76
KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU .....................................................................................78


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB: Asian Development Bank – Ngân hàng Phát triển Châu Á
ADF: Augmented Dickey-Fuller Test – Kiểm định gia tăng Dickey-Fuller
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
CPI: Consumer Price Index – Chỉ số giá hàng tiêu dùng.
ECI: Employment Cost Index – Chỉ số chi phí việc làm
ECM: Error Corection Model – Mơ hình hiệu chỉnh sai số
EU: European Union – Liên minh Châu Âu
FTA: Free Trade Agreement – Hiệp định Thương mại Tự do
GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
GNP: Gross National Product – Tổng sản lượng quốc gia
IMF: International Monetary Fund – Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IRF: Impulse Response Function – Hàm phản ứng đẩy
OLS: Ordinary Least Squares – Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
thơng thường
PCI: Per Capita Income – Tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc Thu nhập bình
quân đầu người
PPI: Producer Price Index – Chỉ số giá hàng sản xuất
RCEP: Regional Comprehensive Economic Partnership – Hiệp định Đối tác Kinh tế


Toàn diện Khu vực
SIC: Schwarz Information Criterion – Tiêu chuẩn thông tin Schwarz
TPP: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – Hiệp định Đối tác
Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
VAR: Vector Autoregressive – (Mơ hình) tự hồi quy theo vector
VECM: Vector Error Corection Model – Mơ hình hiệu chỉnh sai số dạng vector
WB: World Bank – Ngân hàng Thế giới
WTO: World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số liệu CPI và GDP từ năm 1986 đến 2014 .............................................48
Bảng 2.2: Xử lý số liệu CPI và GDP từ năm 1986 đến năm 2014 ...........................49
Bảng 2.3: Mô tả thống kê dữ liệu LnCPI và LnGDP ................................................51
Bảng 2.4: Kết quả kiểm định cho chuỗi LnCPI ........................................................51
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định chuỗi LnGDP .............................................................52
Bảng 2.6: Xác định độ dài của trễ cho các biến LnGDP và LnCPI ..........................54
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định số mối quan hệ đồng liên kết bằng kiểm định Trace .56
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định số mối quan hệ đồng liên kết bằng tỷ lệ hàm hợp lý .56
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger .........................................58
Bảng 2.10: Tác động của cú sốc tăng trưởng kinh tế ................................................59
Bảng 2.11: Tác động của cú sốc lạm phát .................................................................61
Bảng 2.12: Phân rã phương sai của LnGDP .............................................................62
Bảng 2.13: Phân rã phương sai của LnCPI ...............................................................63


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Lạm phát do cầu kéo ...................................................................................9
Hình 1.2: Lạm phát do chi phí đẩy............................................................................10
Hình 1.3: Lạm phát ỳ ................................................................................................11
Hình 1.4: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ...................................25

Hình 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP và CPI từ năm 1987 đến năm 1993 .....................31
Hình 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng GDP và CPI từ năm 1993 đến năm 1998 .....................33
Hình 2.3: Tỷ lệ tăng trưởng GDP và CPI từ năm 1999 đến năm 2007 .....................35
Hình 2.4: Tỷ lệ tăng trưởng GDP và CPI từ năm 2004 đến năm 2007 .....................37
Hình 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng GDP và CPI từ năm 2008 đến năm 2014 .....................38
Hình 2.6: Tác động của cú sốc tăng trưởng kinh tế ..................................................60
Hình 2.7: Tác động của cú sốc lạm phát ...................................................................61

Hình 2.8: Nguyên nhân thay đổi phương sai của LnGDP ........................................63
Hình 2.9: Nguyên nhân thay đổi phương sai của LnCPI ..........................................64
Hình 2.10: Tỷ lệ tăng trưởng GDP và CPI từ năm 1986 đến năm 2014 ...................65


1

MỞ ĐẦU
Vấn đề nghiên cứu
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, kể từ Ðại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam Lần VI (năm 1986) và hơn 20
năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (năm 1991; bổ sung, phát triển năm 2011) đến nay, Việt Nam đã thu được những
thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, với mơ hình kinh
tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước
ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để
chuyển sang thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Song đó, chúng ta ln phải đối mặt với thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô,
phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, hiệu quả sử dụng các
nguồn lực chưa cao, môi trường đang bị ô nhiễm, bội chi ngân sách, nợ công tăng
nhanh, thâm hụt cán cân vãng lai,… đã đẩy lạm phát ở Việt Nam trong những năm
gần đây tăng rất cao. Lạm phát kể từ năm 1996 đến 2007 được giữ ở mức một chữ
số; nhưng đến năm 2008 và năm 2011, tốc độ lạm phát lần lượt là 23, 12% và 18,
68%. Kinh tế vĩ mô bất ổn. Do đó, Quốc hội và các cơ quan Chính phủ đã và đang
coi kiềm chế lạm phát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.
Tăng trưởng kinh tế bền vững, kiểm sốt và duy trì lạm phát ở mức hợp lý
luôn là mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng hàng đầu của các quốc gia. Tuy nhiên, giữa
lạm phát và tăng trưởng kinh tế lại có mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều và có thể
thay đổi theo thời gian. Việc nhận biết quy luật tương tác giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế lại là bài tốn khơng dễ tìm được lời giải trong điều kiện kinh tế thị trường

liên tục biến đổi hiện nay. Ở Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn
định, việc nhận dạng quy luật và lượng hóa mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách vĩ mơ của Nhà nước đã và đang
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách. Bài
nghiên cứu này khơng nằm ngồi mục đích đó. Kết quả đạt được nhằm mục đích


2

chính khẳng định và tiến tới xác lập mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam, từ đó có thể sử dụng lạm phát như là một trong các công cụ
quản lý kinh tế vĩ mô.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu lý luận và mục tiêu của việc nghiên cứu nhằm:
 Làm rõ cơ sở lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Qua đó, hiểu rõ
từng thành phần của vấn đề, cung cấp công cụ nhằm giải quyết những mục tiêu nghiên
cứu cụ thể.
 Phân tích mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong các học
thuyết kinh tế. Từ đó, xác lập cơ sở để đánh giá, so sánh với kết quả nghiên cứu.
 Miêu tả thực trạng mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2014.
 Xác định và lượng hóa mối quan hệ giữa lạm phát với tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam.
 Đưa ra những kiến nghị về chính sách và phát triển kinh tế bao gồm việc
kiểm soát lạm phát.
Kết quả nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
 Có mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hay
không?
 Nếu tồn tại mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
thì mối quan hệ này là một chiều hay hai chiều? Là tương quan thuận hay nghịch?

Mức độ tác động như thế nào?
 Chính phủ cần có những chính sách và biện pháp nào trong việc kiểm soát
lạm phát và phát triển kinh tế bền vững?
Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu bao gồm lạm phát và tăng trưởng kinh tế, mối tương


3

quan giữa hai đại lượng này trong tình hình cụ thể tại Việt Nam từ năm 1986 đến năm
2014. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu cũng xem xét đến bối cảnh lịch sử kinh tế trong
lẫn ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa vào phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cách
tiếp cận suy diễn, giải thích mối tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
thông qua một số cơng cụ phân thích thống kê và kinh tế lượng (hỗ trợ bằng phần
mềm Eviews 8.1) với dữ liệu định lượng thu thập được như là kiểm định số mối quan
hệ đồng liên kết Johansen, lập mô hình sai số hiệu chỉnh dạng vector VECM giữa hai
biến số phản ánh lạm phát và tăng trưởng kinh tế, cuối cùng bằng các phương pháp
kiểm định nhân quả Granger, sử dụng hàm phản ứng và phân rã phương sai để xác
định mức độ ảnh hưởng tới nhau của hai biến số kinh tế này.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ mang ý nghĩa về mặt thống kê và phản ánh mối quan
hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn lẫn dài hạn, từ đó có thể đưa
ra được một số chính sách kinh tế phù hợp tại Việt Nam trong những năm sắp tới.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ
1.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.1.

Lạm phát

1.1.1.1. Khái niệm lạm phát
Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục và kéo dài trong mức giá
chung. Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng
thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Lạm
phát vẫn có thể xảy ra khi giá của một số hàng hóa giảm, nhưng giá cả của các hàng
hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
Lạm phát cũng có thể được định nghĩa là sự suy giảm sức mua của đồng tiền.
Trong bối cảnh lạm phát, một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn vị hàng hóa
và dịch vụ hơn. Hay nói một cách khác, trong bối cảnh lạm phát, chúng ta sẽ phải chi
ngày càng nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định. Nếu thu
nhập bằng tiền không tăng kịp tốc độ trượt giá, thì thu nhập thực tế, tức là sức mua
của thu nhập bằng tiền sẽ giảm. Do vậy, thu nhập thực tế tăng lên hay giảm xuống
trong thời kỳ lạm phát phụ thuộc vào điều gì xảy ra với thu nhập bằng tiền, tức là các
cá nhân có nhận thêm lượng tiền đã giảm giá trị đủ để bù đắp cho sự gia tăng của mức
giá hay khơng. Người dân vẫn có thể trở nên khá giả hơn khi thu nhập bằng tiền tăng
nhanh hơn tốc độ tăng giá.
Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ đơn
thuần là sự gia tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng liên tục và kéo dài trong
mức giá. Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá, thì dường như mức
giá chỉ đột ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó. Hiện tượng
tăng giá tạm thời như vậy không được gọi là lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi

cú sốc thường có ảnh hưởng kéo dài đối với nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm
phát. Việc phân biệt được các sự kiện chỉ xảy ra một lần nhưng có ảnh hưởng kéo dài
với sự gia tăng liên tục được lặp lại của mức giá trong mỗi thời kỳ có ý nghĩa rất quan


5

trọng đối với việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mơ. Chính phủ thường chỉ điều
chỉnh chính sách trước các cú sốc kéo dài, còn các mất cân đối tạm thời thường để thị
trường tự giải quyết.
Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức giá chung
liên tục giảm. Khi đó, sức mua của đồng nội tệ liên tục tăng.
1.1.1.2. Đo lường lạm phát
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất
định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần
trăm thay đổi của mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát cho thời kỳ t được tính theo cơng
thức sau:
If =
Trong đó: If
Pt

Pt – Pt – 1
× 100
Pt – 1

: Tỷ lệ lạm phát
: Chỉ số giá năm t

Pt – 1 : Chỉ số giá năm t – 1
Có ba loại chỉ số giá được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát:

 Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI): thể hiện mức giá trung bình của giỏ hàng
hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc.
 Chỉ số giá hàng sản xuất (PPI): phản ánh mức giá trung bình của một giỏ
hàng hóa mà một doanh nghiệp mua ở kỳ này so với kỳ gốc.
 Chỉ số giảm phát theo GDP (Id): phản ánh sự thay đổi của mức giá trung bình
của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm t) so với năm gốc.
Rõ ràng là để tính được tỷ lệ lạm phát, trước hết các nhà thống kê phải quyết
định sử dụng chỉ số giá nào để phản ánh mức giá. Tuy nhiên, nếu mục tiêu là xác định
ảnh hưởng của lạm phát đến mức sống, thì rõ ràng chỉ số giá tiêu dùng tỏ ra thích hợp
hơn. Trong thực tế, các số liệu cơng bố chính thức về lạm phát trên toàn thế giới đều


6

được tính trên cơ sở CPI.
1.1.1.3. Phân loại lạm phát
Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ
lạm phát. Việc phân loại lạm phát theo tính chất sẽ được đề cập khi bàn về tác động
của lạm phát, mục này sẽ phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát. Theo
tiêu thức này các nhà kinh tế thường phân biệt ba loại lạm phát: (1) lạm phát vừa phải,
(2) lạm phát phi mã và (3) siêu lạm phát.
Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải được đặc trưng bởi mức giá tăng chậm và nhìn chung có
thể dự đốn trước được vì tương đối ổn định. Đối với các nước đang phát triển lạm
phát ở mức một con số thường được coi là vừa phải. Đó là mức lạm phát mà bình
thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối
cảnh đó, mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch và ký các hợp đồng
dài hạn tính bằng tiền vì họ tin rằng giá và chi phí của hàng hóa mà họ mua và bán sẽ
khơng đi chệch quá xa.
Lạm phát phi mã

Lạm phát trong phạm vi hai hoặc ba con số một năm thường được gọi là lạm
phát phi mã. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đổi mặt với lạm phát phi mã trong những
năm đầu thực hiện cải cách.
Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những
biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị mất giá rất nhanh,
cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày.
Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng
vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá
trị lớn và tích lũy của cải.


7

Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là trường hợp lạm phát đặc biệt cao. Định nghĩa cổ điển về siêu
lạm phát do nhà kinh tế người Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng
từ 50% trở lên. Trong khi lạm phát 50% một tháng có thể khơng thực sự gây ấn tượng,
nhưng nếu tỷ lệ lạm phát này được duy trì liên tục suốt 12 tháng thì tỷ lệ lạm phát cả
năm sẽ lên tới khoảng 13.000%. Theo định nghĩa này, cho đến nay thế giới mới trải
qua 15 cuộc siêu lạm phát. Một trường hợp được nghi nhận chi tiết về siêu lạm phát
là nước Đức sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mác
vào tháng 01/1921 lên đến 70.000.000 mác chỉ trong chưa đầy hai năm sau. Giá cả
của các thứ khác cũng tăng với tốc độ tương tự. Từ tháng 01/1922 đến tháng 11/1923,
chỉ số giá đã tăng từ 1 lên 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu
cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân
làm nảy sinh Chủ nghĩa Đức Quốc xã và cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai.
Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng
này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu
lạm phát đã có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến, hoặc

cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào những năm 1980, các cú
sốc bên ngoài và cuộc khủng hoảng nợ của thế giới thứ ba đã đóng vai trị quan trọng
trong việc gây ra siêu lạm phát ở một số nước Mỹ Latinh.
Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong
cung tiền, điều này thường bắt nguồn từ sự cần thiết phải tài trợ cho thâm hụt ngân
sách quá lớn. Hơn nữa, một khi lạm phát cao đã bắt đầu, tình hình thâm hụt ngân sách
có thể trở nên khơng thể kiểm sốt được: lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu
từ thuế tính theo phần trăm so với GDP, làm tăng thâm hụt ngân sách và chính phủ
sẽ phải dựa nhiều hơn vào phát hành tiền mà điều này đến lượt sẽ đẩy lạm phát dâng
lên cao hơn. Dựa trên các bằng chứng lịch sử, dường như là thâm hụt ngân sách kéo
dài được tài trợ bằng phát hành tiền trong khoảng từ 10% đến 12 % của GDP sẽ gây
ra siêu lạm phát.


8

1.1.1.4. Các nguyên nhân gây ra lạm phát
Điều gì gây ra lạm phát là một câu hỏi phổ biến, song các nhà kinh tế vẫn
cịn những bất đồng. Có nhiều lý thuyết giải thích về nguyên nhân gây ra lạm phát
mà dưới đây sẽ giới thiệu những lý thuyết chính.
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt
hoặc vượt quá mức tự nhiên. Thực ra đây cũng là một cách định nghĩa về lạm phát
dựa vào nguyên nhân gây ra lạm phát: lạm phát được coi là do sự tồn tại của một mức
cầu quá cao. Theo lý thuyết này nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích
do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Tuy nhiên để cho định nghĩa này
có sức thuyết phục thì cần phải giải thích tại sao chi tiêu lại liên tục lớn hơn mức sản
xuất. Tiếp theo sẽ lần lượt xem xét các thành tố của tổng cầu.
Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu
về tiêu dùng và đầu tư. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng

mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên
và ngược lại. Tương tự, lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu
tư: sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mức giá tăng
lên. Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong
các chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho
tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi
chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu cơng cộng, hoặc các cơng
trình đầu tư lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm.
Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng xuất
khẩu tác động tới lạm phát trong nước theo một cách khác: khi nhu cầu xuất khẩu
tăng, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá trong
nước. Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm
phát, đặc biệt trong chế độ tỷ giá hối đối cố định, vì điều này có thể là ngun nhân


9

dẫn tới sự gia tăng lượng tiền cung ứng1. Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu
xuất khẩu và luồng vốn nước ngoài chảy vào giảm do nền kinh tế thế giới hay trong
P

AS0
E2

P2

AD2

P1
P0


E0
AD0
Y0

Y * Y2

AD1
Y

khu vực lâm vào suy thối.
Hình 1.1: Lạm phát do cầu kéo
Trong đồ thị tổng cung – tổng cầu, lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi có sự
dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu. Như trong Hình 1.1, sự gia tăng của
một thành tố nào đó của tổng cầu sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải.
Do đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn, nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng cao
hơn và thất nghiệp thấp hơn, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với lạm phát. Rõ ràng
lạm phát do cầu kéo sẽ không phải là vấn đề mà thực ra còn cần thiết và có lợi cho
nền kinh tế nếu như nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng như trong trường
hợp đường tổng cầu dịch chuyển từ AD0 đến AD1: lạm phát sẽ khá thấp trong khi sản
lượng và việc làm sẽ tăng đáng kể. Ngược lại, lạm phát do cầu kéo sẽ trở thành vấn
đề thực sự nếu như toàn bộ nguồn lực đã sử dụng hết và đường tổng cung trở nên rất
dốc như trong trường hợp đường tổng cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2. Khi đó, sự
gia tăng tổng cầu chủ yếu đẩy lạm phát dâng cao trong khi sản lượng và việc làm tăng
lên rất ít.

Trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, khi dịng vốn từ nước ngồi chảy vào sẽ làm tăng cung về ngoại tệ.
Để ngăn cản đồng nội tệ lên giá, ngân hàng trung ương cần tung nội tệ ra để mua ngoại tệ. Kết quả là dự trữ
ngoại tệ của ngân hàng trung ương tăng, đồng thời cung tiền cũng tăng.
1



10

Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong
toàn bộ nền kinh tế. Trong đồ thị tổng cung – tổng cầu, một cú sốc như vậy sẽ làm
đường tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối cảnh đó, mọi biến
số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi: sản lượng
giảm, cả thất nghiệp và lạm phát đều tăng. Chính vì vậy, loại lạm phát này được gọi
là lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát đi kèm suy thối (stagflation).
Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá
ngun liệu nhập khẩu. Khi cơng đồn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao,
các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện. Vịng xốy đi
lên của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng nếu chính phủ tìm
cách tránh suy thối bằng cách mở rộng tiền tệ.
Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà
sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các
loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trị đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp
tới giá cả hàng hoá. Nếu so sánh với các nước phát triển là những nước có tỷ lệ thuế
trực thu cao, chúng ta có thể nhận định rằng ở các nước đang phát triển, nơi mà thuế
gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế, thì thay đổi thuế gián thu
dường như có tác động mạnh hơn tới lạm phát.
P

AS1
AS0

E1
P1

P0

E0
AD0
Y1

Y*

Y

Hình 1.2: Lạm phát do chi phí đẩy


11

Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu
mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá của chúng (có
thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đối biến động) sẽ có ảnh hưởng quan
trọng đến tình hình lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường
thế giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí
sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ.
Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng cũng có thể gây ra tác
động tổng hợp, làm cho lạm phát có thể tăng tốc. Nếu chính phủ phản ứng q mạnh
thơng qua các chính sách thích ứng, thì lạm phát có thể trở nên khơng kiểm sốt được,
như tình hình của nhiều nước công nghiệp trong thập niên 1970 và đầu thập niên
1980.
Lạm phát ỳ
Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát
vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một
tỷ lệ khá ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Đây là loại lạm

phát hồn tồn được dự tính trước. Mọi người đã biết trước và tính đến khi thỏa thuận
về các biến danh nghĩa được thanh tốn trong tương lai.
AS2

P
P2

E2

P1

E1

P0

E0

AS1
AS0

AD0 AD1 AD2
Y*

Y

Hình 1.3: Lạm phát ỳ
Hình 1.3 cho thấy lạm phát ỳ xảy ra như thế nào. Cả đường tổng cung và
đường tổng cầu cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau. Sản lượng luôn được



12

duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức giá tăng với một tỷ lệ ổn định theo thời gian.
1.1.1.5. Tiền tệ và lạm phát
Lý thuyết tiền tệ là cách giải thích thuyết phục nhất về nguồn gốc sâu xa của
hiện tượng lạm phát. Tư tưởng cơ bản của các nhà tiền tệ là luận điểm cho rằng lạm
phát về cơ bản là hiện tượng tiền tệ. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác đã đi xa hơn và đề
ra một hình thái mạnh hơn của chủ nghĩa tiền tệ, đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả trực
tiếp giữa cung tiền và lạm phát.
Thực ra, kết luận này dựa trên hai điều. Thứ nhất, các nhà tiền tệ cho rằng
lạm phát gây ra bởi sự dư thừa tổng cầu so với tổng cung, và nguyên nhân của sự dư
cầu này là do có q nhiều tiền trong lưu thơng. Nếu cách giải thích này đúng về mặt
lịch sử, thì nó khẳng định rằng lạm phát gây ra bởi sức ép từ phía cầu, chứ khơng phải
từ phía cung. Thứ hai, các nhà tiền tệ giả thiết rằng mối quan hệ nhân quả bắt nguồn
từ cung ứng tiền đến mức giá, chứ không phải ngược lại là giá cả tăng lên làm tăng
lượng tiền cung ứng. Để hiểu mối quan hệ đó chúng phải xem xét cơ chế lan truyền.
Với giả thiết về thị trường cân bằng, và bắt đầu từ vị trí cân bằng trên thị trường tiền
tệ, khi đó sự gia tăng trong cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trên thị trường
tiền tệ. Để thiết lập trạng thái cân bằng, một phần của số tiền dư thừa được dùng để
mua hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, vì số lượng hàng hố và dịch vụ được qui định
bởi các nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế, do đó xuất hiện dư cầu trên thị trường
hàng hố. Điều này, đến lượt nó sẽ gây áp lực làm giá cả tăng lên để thiết lập trạng
thái cân bằng mới trên thị trường hàng hoá. Trong mơ hình tổng cung – tổng cầu, sự
gia tăng cung ứng tiền tệ sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng
cầu và làm tăng mức giá do đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn.
Điểm khởi đầu cho lý thuyết số lượng là quan sát cho thấy dân cư giữ tiền
chủ yếu để mua hàng hóa và dịch vụ. Giả sử Y là mức sản lượng mà nền kinh tế tạo
ra trong một năm và P là giá của một đơn vị sản lượng điển hình, khi đó số đồng được
trao đổi trong năm bằng P × Y. Vì tiền trao tay khi giao dịch, chúng ta có thể sử dụng
thơng tin này để dự đốn số lần mà một tờ giấy bạc điển hình trao tay trong năm. Nếu



13

chúng ta ký hiệu V là tốc độ chu chuyển, tức là số lần trung bình mà một tờ giấy bạc
điển hình được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trong một năm, và M là cung
tiền, thì số đơn vị tiền tệ trao đổi trong năm cần phải bằng M × V. Do vậy, chúng ta
có đồng nhất thức:
M×V=P×Y
Đó là phương trình số lượng, bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa lượng tiền
cung ứng (M) và GDP danh nghĩa (P × Y). Phương trình số lượng cho thấy sự gia
tăng lượng tiền trong nền kinh tế phải được phản ánh ở một trong ba biến số khác:
mức giá phải tăng, sản lượng phải tăng, hoặc tốc độ chu chuyển tiền tệ phải giảm.
Nhìn chung, tốc độ chu chuyển tiền tệ tương đối ổn định theo thời gian. Khi
đó, lạm phát (P tăng) chỉ có thể xảy ra khi lượng tiền cung ứng (M) tăng nhanh hơn
sản lượng (Y): tốc độ tăng cung tiền càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao (khi các
nhân tố khác khơng thay đổi). Đồng thời, các biện pháp chính sách mà một nước cần
thực hiện để giảm lạm phát chính là cắt giảm tốc độ cung ứng tiền tệ. Như vậy, theo
quan điểm này, chính sách tiền tệ sẽ là chính sách then chốt nhằm kiểm sốt lạm phát;
và chính sách tài khố cũng có thể ảnh hưởng đến lạm phát bởi vì thâm hụt ngân sách
của chính phủ có xu hướng làm tăng cung tiền.
1.1.1.6. Những tổn thất xã hội của lạm phát
Tại sao người dân lại không thích lạm phát? Nếu như thu nhập danh nghĩa
ln tăng cùng với mức giá, thì thu nhập thực tế giữ ngun khơng thay đổi. Song
điều này thường khó xảy ra. Tính chất của lạm phát có ảnh hưởng quan trọng đến tổn
thất mà lạm phát gây ra cho xã hội. Theo tính chất người ta phân biệt lạm phát được
dự tính trước và lạm phát khơng được dự tính trước.
Đối với lạm phát được dự tính trước
Lạm phát hồn tồn được dự tính trước là trường hợp lạm phát xảy ra đúng
như dự tính từ trước của các tác nhân kinh tế. Trong trường hợp này, mọi khoản vay,

tiền lương cũng như hợp đồng về các biến danh nghĩa khác nhìn chung được điều


14

chỉnh thích ứng với tốc độ trượt giá. Loại lạm phát này gây ra những tổn thất gì cho
xã hội?
Thứ nhất, lạm phát hoạt động giống như một loại thuế đánh vào những người
giữ tiền và được gọi là thuế lạm phát. Tuy nhiên chúng ta cần thận trọng phân biệt
thuế lạm phát với thuế đúc tiền. Như chúng ta đã biết thâm hụt ngân sách xảy ra khi
chính phủ chi nhiều hơn thu nhập từ thuế. Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt bằng đi
vay hoặc in tiền. Tương tự như thuế, tiền mới phát hành cũng là một nguồn thu của
chính phủ bởi vì chi phí phát hành tiền mới rất nhỏ, trong khi chính phủ có thể sử
dụng số tiền đó để mua hàng hóa và dịch vụ. Thu nhập mà chính phủ nhận được bằng
cách in tiền được gọi là thuế đúc tiền. Tuy nhiên, một số người phải trả cho khoản
thu nhập đó của chính phủ. Thực ra, khi in tiền mới, chính phủ đã đánh thuế lạm phát.
Lượng tiền được cung ứng nhiều hơn thường gây ra lạm phát và do đó làm giảm giá
trị của những đồng tiền đang lưu hành.
Có một điều chúng ta cần nhận thức đúng là bản thân thuế khơng phải là chi
phí đối với xã hội, nó chỉ là sự chuyển giao nguồn lực từ các hộ gia đình sang cho
chính phủ. Nhưng kinh tế học vi mô lại chỉ ra rằng hầu hết các loại thuế đều làm cho
mọi người có động cơ thay đổi hành vi để tránh thuế và gây biến dạng các kích thích
này làm cho xã hội với tư cách một tổng thể bị tổn thất. Giống như các loại thuế khác,
thuế lạm phát cũng gây ra tổn thất cho xã hội bởi vì mọi người lãng phí nguồn lực
khan hiếm khi tìm cách tránh thuế. Lạm phát làm tăng lãi suất danh nghĩa, và do đó
làm giảm cầu tiền. Nếu bình quân mọi người giữ ít tiền hơn, họ cần đến ngân hàng
thường xuyên hơn để rút tiền. Sự bất tiện của việc giữ ít tiền hơn tạo nên chi phí mịn
giày, vì việc đến ngân hàng nhiều hơn làm cho “giày” chóng mịn hơn. Tuy nhiên,
khơng nên hiểu khoản chi phí này theo nghĩa đen của nó: chi phí thực tế bỏ ra để giữ
ít tiền hơn khơng chỉ ở chỗ giày nhanh mòn, mà là thời gian và sự tiện lợi phải hy

sinh khi giữ ít tiền hơn – cái khơng phải trả khi khơng có lạm phát.
Thứ hai, lạm phát gây ra chi phí thực đơn. Đó là những chi phí phát sinh do
các doanh nghiệp có thể phải gửi các catalogue mới cho khách hàng, phân phối bảng


15

giá mới cho nhân viên bán hàng của mình, các hiệu ăn cũng phải thay đổi thực đơn
mới, khi giá cả thay đổi. Việc này đôi khi cũng tốn kém.
Thứ ba, lạm phát có thể tạo ra những thay đổi không mong muốn trong giá
tương đối. Giả sử một doanh nghiệp có phát hành catalogue chỉ thay đổi giá cả mỗi
năm một lần do phát sinh chi phí liên quan đến việc in và phân phối catalogue, và giả
sử các doanh nghiệp khác thay đổi giá cả thường xuyên hơn. Nếu trong năm các
doanh nghiệp khác tăng giá bán cho các sản phẩm của họ, thì giá tương đối của sản
phẩm do doanh nghiệp phát hành catalogue sẽ giảm. Như chúng ta đã biết kinh tế vi
mô nhấn mạnh đến vai trò của giá tương đối trong việc phân bổ các nguồn lực một
cách có hiệu quả. Trong chừng mực mà lạm phát gây ra sự thay đổi giá cả khơng đều
và do đó làm méo mó giá tương đối, thì sức mạnh của thị trường tự do sẽ bị hạn chế.
Sự phân bổ sai lệch này cũng cần được hiểu là nội dung truyền đạt thông tin của giá
cả bị suy yếu.
Thứ tư, lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân
thường trái với ý định của những người làm luật. Trên thực tế, luật thuế thường khơng
tính đến tác động của lạm phát, và do vậy khi thu nhập danh nghĩa tăng, mọi người
sẽ phải nộp mức thuế cao hơn, ngay cả khi thu nhập thực tế của họ không thay đổi và
do vậy làm giảm thu nhập khả dụng của họ. Điều này khơng khuyến khích mọi người
làm nhiều, làm tốt và làm hiệu quả.
Lạm phát có ảnh hưởng chủ yếu đến hai loại thuế đánh vào thu nhập từ tiết
kiệm:
 Tiền lãi vốn: là thu nhập có được từ việc bán một tài sản cao hơn giá mua.
Lãi vốn danh nghĩa là đối tượng chịu thuế. Giả sử một người mua một cổ phiếu giá

20 đồng và bán nó với giá 50 đồng. Nếu mức giá tăng gấp đôi trong thời gian sở hữu
cổ phiếu đó thì chỉ thu được một khoản lãi về vốn thực tế là 10 đồng (bởi vì thực ra
phải bán cổ phiếu với giá 40 đồng thì mới hịa vốn), nhưng người đó phải đóng thuế
trên khoản thu nhập danh nghĩa là 30 đồng, vì luật thuế khơng tính đến lạm phát.
 Tiền lãi danh nghĩa: cũng bị đánh thuế, cho dù một phần tiền lãi danh nghĩa


×