Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu tim và hệ tuần hoàn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.52 KB, 17 trang )

5.1. TIM VÀ HỆ THỐNG MẠCH MÁU


Gồm các nội
dung :

5.1.1. Cấu tạo
của tim
a/. Cấu tạo
ngoài
b/. Cấu tạo trong
5.1.2. Cấu tạo hệ
thống mạch máu

5.1.1. Cấu tạo của tim
a/. Cấu tạo ngoài
Tim nằm gọn giữa
2 lá phổi trong lồng ngực, hơi lệch về trái, ứng
với khoảng sụn sườn 3 - 6.
Tim hình chóp nón, đáy ở trên, đỉnh ở dưới,
nặng khoảng 250 – 300 gam (0,5% trọng
lượng cơ thể, hay bằng một nắm tay của chính
người đó).
Tim được bao bọc trong một bao liên kết
(gọi là lá tạng), được cố định trong lồng ngực
nhờ dây chằng nối tim vào cột sống. Giữa tim
và màng liên kết làm thành ổ tim chứa chất
dịch, do màng trong của tim tiết ra, giúp tim
hoạt động dễ dàng.
Tim có 2 mặt (trước, sau), 3 bờ (trên, trái,
phải).


+ Mặt trước tim: Có một rãnh dọc, gọi là
rãnh liên thất trước.Trong rãnh này có động
mạch vành tim trái, cung cấp máu cho cơ tim;
một rãnh ngang nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất,
gọi là rãnh nhĩ - thất. Trong rãnh này có động
mạch vành tim phải.
+ Mặt sau tim: Có một rãnh liên thất sau
(và một phần của rãnh vành tim); một rãnh
liên nhĩ.
Ở tâm nhĩ phải có chỗ đổ vào tĩnh mạch chủ
dưới và tĩnh mạch chủ trên. Ở tâm nhĩ trái có
chỗ đổ vào của 4 tĩnh mạch phổi.
b/. Cấu tạo trong
Tim được cấu tạo bởi mô
cơ tim, đó là một túi cơ rỗng, có vách ngăn
chia thành 2 nửa riêng biệt là nửa trái và nửa
phải. Mỗi nửa tim lại có 2 ngăn: ngăn trên là
tâm nhĩ, ngăn dưới là tâm thất. Nửa phải chứa
màu đỏ thẫm, nửa trái chứa màu đỏ tươi. Trên
thành cơ giữa tâm nhĩ và tâm thất có tổ chức
xơ, có tác dụng ngăn chặn xung động thần
kinh truyền từ tâm nhĩ sang tâm thất.
Tâm nhĩ phải (TNP) có nhiệm vụ nhận máu
đỏ thẫm từ tĩnh mạch chủ trên (TMCT), tĩnh
mạch chủ dưới TMCD) và tĩnh mạch vành tim
(TMVT) rồi chuyển máu xuống tâm thất phải.
Tâm nhĩ trái (TNT) có nhiệm vụ nhận máu đỏ
tươi từ 4 tĩnh mạch phổi (TMP) đổ về rồi
chuyển máu xuống tâm thất trái Tâm thất phải
(TTP) có nhiệm vụ nhận máu từ tâm nhĩ phải

(TNP) rồi đẩy máu vào động mạch phổi lên
phổi. Tâm thất trái (TTT) có nhiệm vụ nhận
máu từ tâm nhĩ trái (TNT) rồi đẩy máu vào
động mạch chủ, từ đó đưa máu tới các bộ
phận, các cơ quan.
Trong tim có các van tim, đảm bảo cho máu
vận chuyển theo một chiều nhất định: giữa
TNP và TTP có van 3 lá; giữa TNT và TTT có
van 2 lá. Các lá van quay về phía tâm thất.
Giữa TTT với ĐM chủ và giữa TTP với ĐM
phổi có van tổ chim (hay van bán nguyệt =
van xíchma), gồm 3 túi hình tổ chim, miệng tổ
chim quay về phía ĐM. Các van tim được giữ
bởi dây chằng nối với các trụ cơ trong tâm
thất.
Thành tim gồm 3 lớp. Ngoài cùng là màng
liên kết (ngoại tâm bi) dính chặt vào tim. Ở
giữa là lớp cơ dày. Trong cùng là lớp nội mô
(nội tâm bì) gồm những tế bào dẹt, phủ toàn
bộ mặt trong các ngăn tim.
Cấu tạo thành cơ tâm nhĩ và tâm thất có đặc
điểm khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ của
chúng. Tâm nhĩ có nhiệm vụ nhận máu từ các
tĩnh mạch đổ về và chuyển máu xuống tâm
thất, do đó thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn tâm
thất và được cấu tạo bởi 2 lớp cơ: lớp ngoài là
lớp cơ vòng chung cho cả 2 tâm nhĩ; lớp trong
là lớp cơ dọc riêng cho mỗi nhĩ. Tâm thất có

×