LUỒNG
Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li, 1988
Tên khác: Luồng thanh hoá, mạy mèn, mạy sang mú (Thái- Tây Bắc); mét (Thái
và Kinh - Nghệ An)
Họ: Hoà thảo – Poaceae
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Luồng
Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li
1. Thân và cành; 2.Mo thân; 3.Cành mang lá
4. Cụm hoa; 5. Bông nhỏ
Hình thái
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc
cụm, chiều cao thân 15-18m, đường kính
10-15cm, ngọn cong hay hơi rủ, một số đốt
gốc có vòng rễ khí sinh; lóng màu lục xẫm,
chiều dài 26-32cm, phần phẳng dẹt một
phía không lông, phần trên có ít phấn trắng,
bề dày vách thân 2-2,5cm; vòng thân không
nổi lên, chiều dài đốt 1,5cm, ở đốt và phía
dưới vòng mo đều có một vòng lông nhung
màu trắng. Chiều cao dưới cành 0,5-1m.
Mỗi đốt thân có nhiều cành, cành chính 3,
trong đó một chiếc to khoẻ hơn rõ rệt, hay
có lúc cành chính không phát triển mà có
một chồi ngủ lớn và các cành bên khá nhỏ,
rủ xuống. Bẹ mo rụng sớm, chất da, lúc đầu
màu nâu vàng, lưng phủ phấn trắng và có
lông gai nhỏ màu nâu; tai mo liền với phần
kéo dài ra ngoài của gốc phiến mo, dạng
sóng, dài 5-15mm, rộng 2-3mm, phủ dày
lông mi dạng lông bờm lợn dài 1cm; lưỡi
mo cao 5-8mm, đầu xẻ răng không đều;
phiến mo lật ra ngoài, gốc mặt bụng cũng
phủ dày lông thẳng cứng dạng lông bờm
lợn, phần còn lại phủ lông gai nhỏ. Cành
nhỏ 8-15 lá; bẹ lá phủ lông; tai lá nhỏ, dễ
rụng, có mấy chiếc lông tua; lưỡi lá cao
1mm; chiều dài phiến lá 10-15cm, rộng 1-
2cm, gân cấp hai 5 hay 6 đôi.
Cụm hoa không mang lá, mỗi đốt đính 10-25 bông nhỏ, đường kính trục cụm 1-2,2cm;
bông nhỏ hình trứng ngược, dài 6-8,5mm, rộng 2-4mm, màu lục vàng, gần không lông, hai hoa
nhỏ; chiều dài mày ngoài 6-7mm, rộng 4-5mm, đầu có mũi nhọn nhỏ dạng gai dài 0,8-1mm;
chiều dài mày trong 5-6mm, khoảng cách giữa hai gờ 1mm, có 3 gân; chiều dài chỉ nhị 6mm,
bao phấn màu vàng hay sau khi khô màu tím, dài 6mm, đầu có mũi nhọn; chiều dài nhuỵ 6-
7,5mm, phần trên của bầu cùng với vòi và đầu nhuỵ đều phủ lông.
Các thông tin khác về thực vật
Trước đây trong hầu hết các tài liệu và sách giáo khoa về lâm nghiệp của Việt Nam, luồng
được mang tên khoa học là Dendrocalamus membranaceus Munro. Nhưng đối chiếu với mô tả
và hình vẽ của Dendrocalamus membranaceus Munro, tre luồng của Việt Nam có các sai khác
cả về hình thái của cơ quan sinh dưỡng và sinh sản như sau: Luồng có kích thước lớn hơn,
đầu mo thân lõm, tai mo lớn mang rất nhiều lông; bông chét nhỏ và tù đầu hơn. Vì vậy tên khoa
học của luồng đã được giám định lại từ năm 2004 là Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li
(Lê Viết Lâm, 2004). Việc thay đổi tên khoa học của loài luồng cũng
đã được sự nhất trí của 2
chuyên gia về định loại tre nứa của Trung Quốc là Giáo sư Li De Zu (Viện Thực Vật Côn Minh)
và Gs Xia nia Nhe - Hà Niệm Hoà (Viện Thực vật Nam Kinh)(2004).
Phân bố
Luồng có thể mọc tự nhiên hoặc trồng thành từng cụm
phân tán ở các huyện ven sông Mã thuộc tỉnh Sơn La. Các
huyện phía Tây tỉnh Thanh Hoá như Quan Hoá, Lang Chánh,
Bá Thước, Ngọc Lạc là vùng trồng rừng luồng tập trung nhất
(vì thế quen gọi là "Luồng thanh hoá"), nhưng luồng ở đây
đều ở dạng cây trồng. Tổng diện tích rừng trồng luồng của
Thanh Hoá đến trên 50.000ha.
Tới nay luồng được trồng nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ
hiện đã dẫn giống trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam.
Phong trào trồng luồng ở vùng Trung Tâm Bắc Bộ phát triển
rộng khắp, một số loài tre trước đây thường trồng (diễn trứng,
mai...) đã phải nhường ngôi cho luồng. Nghệ An, Yên Bái,
Hoà Bình là các tỉnh có diện tích rừng luồng trồng đứng sau
Thanh Hoá. Giống luồng đưa vào trồng ở các tỉnh miền Nam
chưa được kiểm kê tổng kết. Một số khóm luồng đưa trồng ở
Đông Nam Bộ, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đều sinh trưởng
bình thường.
Có thể luồng có nguồn gốc từ các tỉnh vùng Tây Bắc Việt
Nam, thuộc vùng Thượng nguồn sông Mã như Sơn La, Hoà
Bình. Ở đây còn gặp luồng mọc tự nhiên, với tên địa phương
là mạy sang mú. Ở các vùng khác chỉ gặp luồng ra hoa, nhưng không thấy kết hạt, riêng ở Sơn
La (huyện Mộc Châu và Sông Mã) đã gặp luồng ra hoa, kết hạt và mọc thành cây con.
Phân bố của luồng ở Việt Nam
Đặc điểm sinh học
Điều kiện tự nhiên ở vùng phân bố chính của luồng có khí hậu nóng, ẩm. Mỗi năm có hai
mùa: mùa nắng nóng, mưa nhiều, thường từ tháng 4-5 đến tháng 10-11 lượng mưa chiếm tới
70-80% lượng mưa cả năm; mùa lạnh, mưa ít, thường từ tháng 11-12 đến tháng 3-4 năm sau
lượng mưa chỉ có khoảng 20-30% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23-
24
0
C, nhiệt độ tối đa có khi lên đến 42
0
C. Độ ẩm không khí 87%. Lượng mưa 1.600-
2.000mm/năm. Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 677mm.
Luồng sinh trưởng tốt ở các địa hình vùng đồi trên độ cao dưới 800m so với mặt biển; nơi
đất bằng, chân đồi hoặc sườn thoải có độ dốc vừa phải (dưới 30
0
).
Luồng thường được trồng trên
®
ất feralit phát triển trên đá poocphia, đá vôi, phiến thạch,
phyllit hoặc phù sa cổ, có độ sâu 50-150cm hoặc hơn; thành phần cơ giới thường là sét pha
nặng đến sét trung bình; độ ẩm 80-90%; mầu đất vàng hoặc vàng đỏ; pH (H
2
O) = 4,6-7; hàm
lượng P
2
O
5
và K
2
O dễ tiêu thường nghèo; hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.
Chưa gặp rừng luồng mọc tự nhiên. Luồng được trồng thuần loại, hỗn giao với cây gỗ
hoặc trồng xen từng đám trong rừng thứ sinh với diện tích lớn và cũng được trồng phân tán
một số khóm xung quanh nhà.
Những năm mới trồng, khi rừng chưa khép tán có thể trồng xen cây nông nghiệp như lạc,
đỗ, ngô, sắn... Dưới tán rừng luồng, cây gỗ tái sinh tự nhiên tương đối nhiều như: lim xanh
(Erythrophloum fordii), sòi tía (Sapium discolor), mán đỉa (Archidendron clypearia), hu đay lá
hẹp (Trema angustifolia); nhưng tồn tại lâu dài với luồng chỉ có lim xanh.
Mới gặp luồng ra hoa từng khóm rồi chết và cũng khó tìm được hạt luồng; vì vậy khả năng
phát triển rừng luồng từ hạt chưa thực hiện được. Thân ngầm, thân khí sinh, chét và cành là
phương thức sinh sản vô tính của luồng. Cây măng sau khi định hình, ra cành lá đầy đủ thì
những mầm ở gốc bắt đầu phát triển để cho thế hệ măng tiếp theo. Sinh trưởng của măng có
thể chia thành 3 thời kỳ chính:
- Thời kỳ 1: Măng phát triển ngầm trong đất, khoảng từ tháng 9-10 năm trước đến tháng 4-
5 năm sau.
- Thời kỳ 2: Măng lên nhú khỏi mặt đất và phát triển nhanh về chiều cao, khoảng từ tháng
4-5 đến tháng 7-8 gọi là mùa ra măng.
- Thời kỳ 3: Cây măng phát triển hoàn chỉnh cành lá và rễ, khoảng từ tháng 7-8 đến tháng
10-11; Sau giai đoạn này cây măng có thể sống độc lập. Vì vậy giống trồng lấy từ cây tuổi 1 là
tốt nhất.
Luồng 1-2 năm tuổi - thân non mầu xanh nhạt, bóng, có ít phấn trắng, các đốt có vòng lông
trắng mịn, thịt trắng. Luồng 3-4 năm tuổi là cây vừa, mầu xanh sẫm; luồng 5 tuổi trở lên là cây
già và là đối tượng khai thác, cây càng già mầu mặt lóng càng xám lại và xuất hiện nhiều vết
địa y, thịt hồng đỏ, bó mạch rõ. Tuổi thọ của luồng khoảng 8-10 năm.
Quan hệ giữa cây trong khóm vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa làm chỗ dựa cho nhau.
Sau khi trồng 5-6 năm rừng luồng đã có thể đưa vào khai thác. Một khóm luồng chuẩn có
khoảng 20-40 cây (15-20 cây trong một khóm sau khai thác, 30-40 cây trong một khóm khi đến
chu kỳ khai thác), tỷ lệ các cấp tuổi gần bằng nhau và có 5-8 măng mới được sinh ra hàng
năm.
Công dụng
Thân luồng chứa cellulose (54%) cao nhất trong các loài tre đã được phân tích, lignin
(22,4%), pentozan (18,8%). Sợi luồng thường có chiều dài 2,944mm, chiều rộng 17,84 µm
(vách tế bào dầy 8,5µm). Với thành phần hoá học và kích thước sợi của luồng, nếu dùng làm
nguyên liệu sản xuất giấy sẽ cho hiệu quả cao và chất lượng giấy tốt.
Luồng ở độ ẩm thí nghiệm có tỷ trọng 838 kg/m
3
. Độ co rút thể tích 0,68. Mẫu đốt có độ
bền nén dọc thớ 696 kgf/cm
2
; lóng có độ bền nén dọc thớ 764 kg/cm
2
. Độ bền kéo dọc thớ của
đốt 867 kgf/cm
2
, mẫu lóng 2846 kgf/cm
2
. Đốt có độ bền khi uốn tĩnh tiếp tuyến 1531 kgf/cm
2
Ngoài vào 1431 kgf/cm
2
và trong ra 1328 kgf/cm
2
; Lóng có độ bền khi uốn tĩnh tiếp tuyến 1603
kgf/cm
2
, Ngoài vào 1578 kgf/cm
2
và trong ra 1418 kgf/cm
2
. Độ bền khi trượt dọc thớ của đốt 70
kgf/cm
2
và lóng 57 kgf/cm
2
.
Vì vậy, dùng luồng làm cột chống, xà đỡ trong xây dựng, giao thông vận tải, chèn hầm lò
rất tốt. Luồng dùng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh cho sản phẩm vừa đẹp vừa chắc
bền, được nhiều người ưa chuộng và là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.
Măng luồng ăn ngon, kích thước lớn nên ngoài ăn tươi còn được phơi khô. Trọng lượng
bính quân của măng luồng là 1,15kg/1măng; tỷ lệ sử dụng khá cao (65-72%). Phân tích măng
luồng đa thu được các kết quả như sau: hàm lượng nước 92,01%. protein 2,26%, đường tổng
2,47%, glucid 2,33%, cellulose 0,58%, và lipid 0,12% (Nguyễn Danh Minh, 2005). Trong thập kỷ
70, tỉnh Thanh Hoá đã có xí nghiệp đóng hộp măng luồng để xuất khẩu.
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Nhân giống:
Theo tập quán trong nhân dân trước đây, trồng luồng chỉ dùng giống gốc, giống chét. Đến
nay, đã nghiên cứu, thành công việc trồng luồng bằng hom cành, hom thân có cành, hom thân
có chồi ngủ, trong đó hom cành được trồng nhiều nhất vì có khả năng tạo được nhiều giống và
dễ vận chuyển đi xa.
Tất cả các giống trên đều phải chọn từ cây mẹ 10-14 tháng tuổi, thân cây xanh thẫm hoặc
lá mạ, phát triển đày đủ cành lá (không lấy giống ở cây hay bụi luồng đang ra hoa). Trừ giống
gốc và giống chét được trồng trực tiếp, 3 loại còn lại đều phải qua tạo giống trong vườn ươm.
- Giống cành: Giống từ cành ra rễ tốt ở những tháng có nhiệt độ không khí trung bình 22-
25
0
C (tháng 4- tháng 8). Cành luồng có đường kính lớn hơn 1cm đảm bảo cho giống tốt; nếu
đường kính nhỏ hơn, giống sinh trưởng chậm. Cành bẹ mo đã rụng, không còn vết trắng, rễ khí
sinh đã chuyển sang màu xám, mắt cua màu vàng sáng thì sẽ ra rễ ít, măng mọc kém. Cành có
dáng đùi gà nhẵn, không có vành rễ khí sinh thì khi ủ cành không ra rễ, do đó cành giống sẽ bị
chết.
Dùng dao thật sắc, chặt sát phần thân và các gốc cành, tránh làm dập đùi gà. Cành lấy dài
35-40cm (2-3 lóng) kể từ gốc cành. Giống cành lấy về, cần để ở chỗ râm mát, tưới cho khỏi
héo và không được để quá 2 ngày. Sau đó đem ngâm trong chất kích thích sinh trưởng. Có thể
dùng 1 trong các chất sau: 2,4D; 2,45T; muối Natri, Kali của 2,4D. Các chất kích thích trên
được hoà tan vào:
+ Cồn: 1g thuốc/8-10cm
3
cồn 96
0
hoặc
+ Rượu trắng 40
0
: 1g/20-25cm
3
Sau khi đã hoà tan như trên, đổ vào bể ngâm với lượng nước lã và quấy đều theo tỷ lệ
sau:
+ 2,4D: hoà tan trong 50 lít nước
+ 2,45T: hoà tan trong 55 lít nước
+ Với muối Kali, Nat ri của 2,4D hoà tan trong 10 lít nước
Ngâm cành ngập phần gốc với độ sâu 10-13cm. Nếu nhiệt độ không khí 20-28
0
C thì ngâm
12-15 giờ. Nhiệt độ không khí trên 29
0
C thì ngâm 9-11 giờ.
Sau khi ngâm cành xong, vớt ra ủ trong mùn cưa (1kg mùn/lít nước lã) hoặc cát ẩm (1kg
cát khô/0,5 lít nước). Cành xếp nghiêng 60
0
, cứ một lớp cành, một lớp cát hoặc mùn cưa dày
20cm.
Ủ 20-23 ngày, cành đã có rễ cám, 15 ngày đầu giữ độ ẩm của mùn cưa hoặc cát khoảng
85-90%, tiếp theo, độ ẩm có thể giảm đi chút ít.
Chọn cành có rễ đem ươm, còn lại tiếp tục ủ cho đến khi ra rễ cám.
- Ươm giống
+ Ở vườn: Vườn ươm cần bằng phẳng, đất thịt hoặc đất thịt nhẹ. Nền vườn cao thì không
nên lên luống, mà ươm theo rạch. Đất vườn thấp dễ úng thì phải lên luống. Bón lót 3-4kg phân
chuồng/m
2
.
Cành được ươm theo rạch, rạch sâu 10cm, cành cách cành 20cm, rạch cách rạch 50cm.
Cành đặt nghiêng 60
0
so với mặt đất; 2 mắt cành nằm 2 phía thành của rạch. Dùng đất nhỏ lèn
chặt phần đùi gà, sau đó tưới ẩm, phủ rơm rạ kín mặt luống.
Làm giàn che trên luống; cành ươm được che khoảng 40-50% ánh sáng, giàn cao 1,2-
1,3m. Sau 45-60 ngày dỡ dần giàn che.
Chăm sóc: giữ ẩm đều cho đất và làm cỏ thường xuyên.
Bón thúc: trong thời gian ở vườn, cành ươm được bón thúc 2 lần với hỗn hợp phân như
sau: 30g urê + 25g super lân + 10g sunfat kali + 1 lít nước tưới cho 2m chiều dài rạch. Lần thứ
nhất bón vào lúc 20 ngày sau khi ươm. Lần thứ hai sau 50 ngày.
+ Trong bầu: Dùng bầu với thành phần đất thịt nhẹ + 15% phân chuồng hoai. Vỏ bầu
bằng nhựa
P.E. thủng đáy, đường kính 12-13cm, chiều cao 18-20cm. Cho hỗn hợp đất, phân
vào bầu đến chiều cao 1/3. lèn chặt, đặt cành vào bầu cho đất đầy 1/2
.
lèn chặt, tưới ẩm rồi tiếp
tục cho hỗn hợp đất phân đầy bầu.
Bầu đặt cách nhau 15cm trên luống, phủ kín đất đến 1/2 chiều cao bầu. Vườn có giàn che
ánh sáng.
Chăm sóc như đối với cây ở vườn ươm.
Trồng và chăm sóc:
- Vụ trồng luồng chính vào xuân và vụ phụ vào thu.
- Chọn vùng trồng luồng: Phải chọn vùng có điều kiện địa hình, khí hậu và lập địa phù hợp
với đặc tính sinh học của luồng. Ảnh hưởng của vùng trồng tới sinh trưởng của luồng là rất rõ.
Dưới đây là các kết quả điều tra của Nguyễn Ngọc Bình (Bảng 1):
Bảng 1. So sánh phẩm chất luồng ở Lang Chánh và Phú Điền
Địa phương
Chiều cao cây (m)
Chiều dài của dóng
ngang ngực (cm)
Đường kính gốc
(cm)
Bề dầy của thân ở
gốc (cm)
Lang Chánh
(Thanh Hoá)
21-23 25-28 8,5-10,0 2,3-2,5
Phú Điền (Thừa
Thiên-Huế)
18-20 24-26 8,0-9,0 2,0-2,2