Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cau be 10 tuoi me viet tieu thuyet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.36 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Cậu bé 10 tuổi mê viết tiểu thuyết



<b>Tháng 12 này Nguyễn Bình mới trịn 10 tuổi, thế mà cậu bé đã hoàn thành bản</b>
<b>thảo Tập 1 của cuốn tiểu thuyết viễn tưởng Cuộc chiến với hành tinh Fantom</b>
<b>(gần 200 trang). Bình đang viết Tập 2 và dự định sẽ cho ra mắt liền tù tì... 8 tập.</b>
Nguyễn Bình hiện học lớp 5 - Trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy - Hà Nội), ngoài đời
bắng nhắng và hồn nhiên như những đứa trẻ cùng trang lứa nhưng cậu có nhiều khả năng kỳ
lạ mà nếu nghe kể, có thể sẽ có nhiều người khơng tin…


<b>Cậu bé có tài đọc sách</b>


18 tháng tuổi, Bình bắt đầu biết chữ, đọc vanh vách biển số xe và tên các loại xe. 3 tuổi, đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
4 tuổi, tự học tiếng Hán. 5 tuổi, dùng máy tính và sử dụng Internet. 6 tuổi, bắt đầu tham gia Wikipedia. Đến nay, Bình
tự tạo được khoảng 100 khái niệm trên từ điển mở này, chủ yếu liên quan đến văn minh Ai Cập và các nền văn minh cổ
đại khác. Có lần, Bình nhận được thư của quản trị trang Wikipedia, góp ý về phần tham gia của “bạn Nguyễn Bình”.
Chắc họ khơng thể ngờ người lập các hạng mục thơng tin ấy khi đó mới... 6 tuổi. Ngồi ra, Bình cịn biết một ít tiếng
Pháp, thích nghe nhạc cổ điển.


Cậu bé Nguyễn Bình rất ham đọc sách.


Bình mê đọc. Chẳng những “ngốn” hết hàng trăm cuốn trong tủ sách gia đình mà các sách thiếu nhi, từ <i>Harry </i>
<i>Potter</i>đến một số truyện thần thoại hấp dẫn khác và các tập truyện tranh,… đều là món “khối khẩu” của Bình. Tủ sách
mini của cậu bé xếp ngăn nắp từng bộ sách, trong đó có <i>Truyện cổ tích Việt Nam, Oliver Twist</i>... Bình đọc rất nhanh và
nhớ chính xác đường dây cốt truyện. Bình u thích nhất là những cuốn sách bách khoa tri thức như <i>Almanach: Những </i>
<i>nền văn minh thế giới</i> và nhiều cuốn sách tư liệu khác.


Và rồi, chính biển thơng tin trên mạng, mà Wikipedia cùng các trang liên kết của nó, đã mở ra thế giới thơng tin và tri
thức vô tận, cuốn hút cậu bé không ngừng khám phá. Có hơm, cậu bé đọc say sưa đến mức mẹ gọi ra ăn cơm nhưng
vẫn tảng lờ. Bố phải cầm cái thước vào dọa, cậu bé mới toét miệng cười, phóng vội ra bàn ăn nhưng vẫn tiếc rẻ vì...
“đọc đang hay!”…



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Viết sách để… bố bất ngờ</b>


Sau Tết âm lịch vừa rồi, Bình bắt đầu lẳng lặng viết tiểu thuyết. Cậu viết một mạch trong 3 tháng thì xong Tập 1. Sau
khi đã làm xong bài tập ở lớp và đọc sách, thì cậu viết. Đang viết, nghe tiếng bố đi làm về, cậu tắt máy vi tính. Vậy nên
ngày nghỉ mà bố đi vắng, Bình viết được 7 - 8 trang.


“Cháu định viết và xuất bản cho bố cháu bất ngờ, định khi xuất bản xong thì bố cháu mới biết. Nhưng chả hiểu thế nào
bố cháu biết, thế là lộ hết bí mật” - Bình cười ra vẻ tiếc. Bình quả quyết đấy là tiểu thuyết vì theo Bình, “nó khơng phải
truyện ngắn, hay truyện vừa”.


Tự mị mẫm để sử dụng vi tính, nên Bình gõ bàn phím bằng hai ngón, nhưng tốc độ gõ của Bình chẳng kém gì người
lướt 10 ngón. Đặc biệt, Bình ít khi gõ sai chữ và các thao tác sử dụng bàn phím cực nhanh. Các chị gái chỉ biết Bình
viết văn từ khi cậu bé đưa bản thảo lên Facebook (nhưng sau Bình lại xóa đi). Mãi khi bố gặng hỏi, Bình mới cho bố
xem. Cậu bé cịn tự dàn trang A5 và quả quyết với bố: “Con sẽ đưa bảo thảo đến NXB để in”.


Hóa ra, những lần cậu con trai chạy từ phòng học ra hỏi bố: “Hai tay con để thế này thì nên gọi là nghiêng bên phải hay
lệch về bên phải hả bố?”, nghe bố trả lời xong, Bình cười tủm tỉm rồi chạy ù về phòng. Cậu bé đang viết văn, trong khi
bố lại cứ tưởng con trai đang tập làm văn, vì hơm sau thời khóa biểu của Bình có mơn đó. Ơng ngạc nhiên chẳng hiểu
con trai lấy đâu ra vốn sống để viết cả hai trăm trang sách, vì suốt ngày chỉ thấy con đọc sách, dùng máy tính, rồi chơi
với chó bơng và xếp hình Origami…


Điểm văn của Bình ở trường cao nhất là 9,5 và cậu thích học các mơn xã hội hơn các mơn tự nhiên. Bình khơng nổi bật
về thành tích học tập như nhiều bạn trong lớp, dù được tiếng là thông minh và năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Hỏi
Bình sao khơng đưa sách cho các bạn ở lớp xem, Bình giải thích: “Nếu đưa cho các bạn thì các bạn cũng khơng hiểu
được”. Các nhân vật trong tiểu thuyết đều do Bình tưởng tượng ra, nhân vật “tôi” dựa vào người viết. “Cháu chỉ lấy
một số đặc điểm của cháu thôi chứ không phải tất cả, cháu khơng sợ giun như nhân vật”, Bình hồn nhiên kể. Khi nghe
tơi hỏi vì sao để nhân vật sợ giun mà không sợ các con vật khác, Bình nói, vì đã có một nhân vật sợ rắn nên khơng
thích lặp lại. Bố mẹ của Bình kể trước đây cậu bé sợ gián, giờ thì hết sợ rồi.


Bình hiếu động đến nỗi, gia đình đã vài lần phải thay bàn, hoặc thuê thợ sửa giá để bàn phím, hay sửa bàn ghế, vì cứ


ngồi vào bàn là cậu bé đạp chân múa tay liên hồi. Tôi chứng kiến Bình gõ bàn phím nhoay nhốy, hai chân lúc xoạc ra
lúc co vào, Bình ngồi viết nhưng như nhạc công chơi bộ gõ. Tay giơ lên hạ xuống, miệng nói và chân đá. Dường như
những suy nghĩ của cậu bé không chỉ hiện ra trong đầu mà còn chạy xuống chân tay, khiến cậu cứ đứng ngồi khơng
n. Chẳng thế mà có khi bố ngồi xem tivi, cậu cũng nhảy ra múa may trước màn hình, che hết hình để trêu bố. Hàng
xóm nhà Bình bảo, mỗi khi Bình ra khỏi nhà là biết ngay, vì cậu thường nói liến thoắng hay “ư ử” theo các điệu nhạc
cổ điển.


Có lẽ khơng ít người ngạc nhiên khơng hiểu vì sao cậu bé hiếu động như vậy lại có thể ngồi liền tù tì hàng giờ để viết
hết trang này đến trang khác, hết Tập 1 rồi đến Tập 2. Tiểu thuyết là khái niệm khá xa xỉ với cả các cây bút trẻ viết
truyện bây giờ, nhưng lại trở nên quá đỗi gần gũi với cậu bé mới chỉ học lớp 5 này.


<b>Cuộc chiến với hành tinh Fantom</b>


Ngạc nhiên đầu tiên khi đọc bản thảo tiểu thuyết của Bình là lối hành văn gãy gọn, khúc chiết, câu cú sử dụng linh hoạt
khơng thua kém bất kỳ người viết kỳ cựu nào.


Bình viết theo dạng tiểu thuyết fantasy (kỳ ảo), với giọng điệu tưng tửng pha chút hóm hỉnh, tự tin và… tự trào của cậu
bé mới lớn. Những trang viết do chính người cùng lứa tuổi các em viết, phù hợp với tâm lý và đặc biệt lời thoại cực kỳ
hồn nhiên, ngộ nghĩnh chắc chắn dễ được các bạn cùng trang lứa đón nhận. Đặc biệt, chất fantasy của Bình mang màu
sắc sử thi rất rõ, đúng như một trong những đặc trưng của thể loại này.


Tập 1 của cuốn sách gồm 11 chương, với những tựa đề khá hấp dẫn: <i>Buổi sáng đầu tiên ở Hydra, Đám mây UFO </i>
<i>ngồi khơi, Tới Floria, Đợt tấn cơng ở Floria, Dịng chữ trên ngơi đền, Mục đích những trận chiến, Trận thuỷ chiến </i>
<i>thành Venice</i>… Cuối mỗi chương, Bình biết mở ra một chi tiết hay hình ảnh để kết nối với chương tiếp.


Cuối Tập 1, Bình đưa ra khái niệm đầy tò mò để dẫn vào tập tiếp theo: “Tơi nhìn về phía trước. Chiếc phi thuyền hình
con cá mập đồ sộ của bọn Bóng ma đang bốc cháy ngùn ngụt, chẳng khác gì tháp đơi Trung tâm Thương mại thế giới
khi bị tấn công ngày 11/9/2001. Bỗng, một giọng người thì thào trong đầu tơi: Chữ Vạn…”.


Bình nói rằng, chữ “Vạn” là khái niệm của đạo Hindu: “Cháu nói ra chắc khơng ai sốc đâu nhỉ? Hindu giáo là tơn giáo


có nguồn gốc ngồi hành tinh, cháu tưởng tượng ra như vậy vì có tư liệu nói rằng kính viễn vọng khơng gian của
NASA phát hiện các tượng đá như tượng Phật Hindu giáo ở hành tinh ngoài thiên hà cùng với chữ “vạn”, và người ta
đặt giả thiết người ngoài hành tinh đã viếng thăm trái đất từ thời cổ đại”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

vượt trội của người viết so với lứa tuổi. Cậu bé dùng thuật ngữ cực kỳ chính xác cũng như mô tả chi tiết về kiến trúc
các cơng trình, thiết kế các đồ vật hay hiện tượng trên cơ sở những hình ảnh trong sự thật và trí tưởng tượng.


Viết văn chẳng bao giờ là cơng việc dễ dàng, có thể Bình chưa ý thức được điều này, nhưng tơi chứng kiến Bình đã viết
đi viết lại một câu văn ở Tập 2: “Tường thành được xây bằng đá”, rồi thay bằng “Tường thành được xây bằng những
phiến đá”, sau đó Bình vào Google để tìm “phiến đá cổ”, cuối cùng gắn cho nó một cái tên cụ thể bằng việc tra cứu về
những phiến đá cổ trong <i>Almanach: Những nền văn minh thế giới</i>… Thông tin liên quan được tra cứu trên Wikipedia,
tìm trong sách, nhưng có thể thấy mỗi câu chữ là một q trình tìm tịi, khám phá của cậu bé tiểu học về thế giới với
bao điều kỳ thú và hấp dẫn.


Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống chủ yếu từ việc đọc và xem phim, cùng với niềm say mê khám phá thế
giới, cậu bé chưa đầy 10 tuổi này đã viết nên những trang sách kỳ diệu. Nếu cho rằng thế hệ những cậu bé 10 tuổi viết
tiểu thuyết có thể dịch ra tiếng nước ngồi để hịa vào dịng chảy thế giới như Bình là việc khơng cịn xa lạ, thì cũng
khơng khó hình dung về những “cơng dân tồn cầu”, khơng cịn khoảng cách về ngơn ngữ và lối sống, cả về tác phẩm
nữa… Nhưng với tuổi của Bình, những gì cậu bé làm được vẫn thật đáng kinh ngạc.


</div>

<!--links-->

×