Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.91 KB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THỜI VĂN VIỆT

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO
Ở TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THỜI VĂN VIỆT

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO
Ở TỈNH AN GIANG

Ngành: Chính sách cơng
Mã số: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ THỊ THU HÀ

HÀ NỘI, 2021


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Tơn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp và nhạy cảm, có ảnh hưởng
sâu sắc đến tất cả các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nhiều
quốc gia. Trong cuộc sống xã hội hiện nay, một trong nhưng vai trị của tơn giáo
là liên kết, tập hợp cộng đồng vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, vừa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của quốc gia, dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, bên cạnh những tôn
giáo đã được công nhận về tổ chức, sinh hoạt tôn giáo thuần túy, Nhà nước ta
luôn tạo điều kiện thuận lợi để các tôn giáo khác hoạt động và sinh hoạt tôn
giáo ổn định theo quy định của pháp luật.
Theo kết quả thống kê 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW,
ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương khóa IX về cơng tác tơn giáo
(2003-2018), tính đến tháng 6 năm 2017, Việt Nam có 27% dân số theo tơn
giáo với 25,3 triệu tín đồ trong đó có gần 200.000 chức sắc, chức việc. Tơn
giáo ở Việt Nam 15 năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. So với số
liệu thống kê năm 2003, cả nước có khoảng 18 triệu tín đồ, 34.181 chức sắc,
78.913 chức việc, 20.929 cơ sở thờ tự tơn giáo, thì hiện nay số lượng tín đồ đã
tăng 35%, số lượng chức sắc, chức việc tăng 70%, số lượng cơ sở tơn giáo
tăng 33% [41, tr20].
Tình hình tơn giáo ở nước ta những năm gần đây có những chuyển biến
tích cực, các hoạt động tơn giáo được đảm bảo đúng quy định pháp luật, phù
hợp với hiến chương, điều lệ của tổ chức giáo hội. Các tổ chức tơn giáo tích
cực tham gia các hoạt động xã hội, y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo,… phát
huy các giá trị văn hóa, đạo đức của tơn giáo vào đời sống xã hội, những hủ
tục lạc hậu, mê tín dị đoan từng bước được đẩy lùi. Công tác đối ngoại tơn
giáo được đẩy mạnh, góp phần khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng, tơn
giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

1



Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan trước sự tác động nhiều mặt của tình hình trong nước
và thế giới, nhất là chiến lược “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch...
có lúc, có nơi tình hình hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng diễn biến hết sức phức
tạp, một số ít chức sắc, chức việc, nhà tu hành bị các đối tượng cực đoan lợi
dụng, lôi kéo, kích động gây chia rẽ khối đại đồn kết tồn dân tộc, đi ngược
lại lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, cũng như nguyện vọng hợp pháp,
chính đáng của đại đa số tín đồ.
Nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của tôn giáo đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sớm ban
hành và thực hiện đúng đắn chính sách về tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân
dân. Có thể thấy những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về tơn giáo cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của nhân dân;
chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tơn giáo tin tưởng vào sự
nghiệp đổi mới của đất nước, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, kịp thời đấu tranh,
ngăn chặn các hành vi lợi dụng tơn giáo chống phá Đảng, Nhà nước ta, góp
phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân.
Thời gian qua, tỉnh An Giang luôn quan tâm thực hiện tốt các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo và
đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục
tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng - an
ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các tơn giáo, tạo điều kiện thuận
lợi cho các vị chức sắc, chức việc và đông đảo tín đồ phấn khởi, an tâm hoạt
động tín ngưỡng, tơn giáo, xây dựng mối quan hệ đồn kết dân tộc, tin tưởng
vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách tơn giáo
trên địa bàn Tỉnh cịn nhiều khó khăn, hạn chế như: Một số cấp ủy, chính


2


quyền và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về chính sách tơn
giáo, cịn bng lỏng việc quản lý và hướng dẫn hoạt động tôn giáo nên tình
trạng xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự trái phép, hoạt động mê tín dị đoan
chưa được khắc phục, ngăn chặn kịp thời…; các vụ việc tranh chấp đất đai, cơ
sở thờ tự giữa các tổ chức tôn giáo và giữa tổ chức tôn giáo với người dân
chưa được giải quyết dứt điểm. Trình độ chun mơn, lý luận chính trị, kiến
thức am hiểu về tơn giáo và kỹ năng công tác của một số cán bộ làm công tác
tôn giáo chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới, nhất là ở cấp huyện và cấp cơ
sở; việc xây dựng, phát triển lực lượng nịng cốt trong tơn giáo cịn ít; các thế
lực thù địch ln lợi dụng vấn đề “Dân tộc, tôn giáo”, “Dân chủ, nhân quyền”
để thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách
tơn giáo ở tỉnh An Giang” làm luận văn thạc sĩ chính sách cơng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, nhiều học giả, nhà khoa học đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu và những cuốn sách viết về tôn giáo Việt Nam, như:
- GS.TS. Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2003), Tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tác
phẩm đã đề cập tới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Tác phẩm có giá trị thực tiễn và khoa
học trong cơng tác vận động đồng bào tín đồ các tơn giáo tham gia xây dựng
khối đồn kết tơn giáo. Việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn
giáo và cơng tác tơn giáo, sẽ góp phần củng cố và tăng cường khối đồn kết
tơn giáo ở Việt Nam hiện nay, tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện thắng lợi
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
- GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2003) Nhà nước và Giáo hội, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội, tác phẩm có nội dung chuyên nghiên cứu về vấn đề quan hệ

giữa Nhà nước và Giáo hội nói chung, với Giáo hội các tôn giáo ở Việt Nam

3


nói riêng; đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn của nước ta; tìm hiểu, nghiên
cứu những bài học trên thế giới, góp phần cùng với Đảng và Nhà nước ta xác
lập và hồn thiện chính sách đổi mới hiện nay đối với tơn giáo, tín ngưỡng.
- GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2005), Vấn đề Tôn giáo trong cách mạng
Việt Nam, lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tác phẩm đã
tổng kết một cách sâu sắc những quan điểm, đường lối của Đảng và chính
sách của Nhà nước ta về tôn giáo từ năm 1930 đến năm 2005, tác phẩm đã
phân tích, làm sâu sắc hơn việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam với việc “khẳng định đường hướng tôn giáo đồng hành với
chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, chính sách tự do tơn giáo và chính sách đối với
từng tơn giáo cụ thể cũng được phân tích một cách sâu sắc. Trên cơ sở đó, cần
phân tích rõ hơn những vấn đề, gồm: Vấn đề pháp nhân tôn giáo; Vấn đề đất
đai, tài sản liên quan đến tôn giáo và vấn đề đối ngoại tơn giáo. Trong đó,
trước mắt cần giải quyết các vấn đề như: Thể chế hóa hơn nữa quyền tự do
tơn giáo; xác định rõ mơ hình nhà nước thế tục; cần có luật về pháp nhân tôn
giáo để giải quyết vấn đề đa dạng hóa tơn giáo ở Việt Nam hiện nay; Chính
sách để các tơn giáo tham gia xã hội hóa giáo dục, y tế, hoạt động kinh tế, văn
hóa, xã hội và sớm hồn thiện, ban hành Luật tín ngưỡng, tơn giáo.
- GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2013), Chính sách Tơn giáo và Nhà nước
pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tác phẩm là một cơng trình tổng
kết thực tiễn đời sống tơn giáo và thực hiện chính sách tơn giáo ở nước ta
trong thời kỳ đổi mới. Ngoài những vấn đề thuộc khung lý thuyết cơ bản, tác
giả đã trình bày tồn cảnh đời sống tơn giáo Việt Nam hiện nay, làm rõ những
vấn đề đặt ra trong mối quan hệ Nhà nước với các giáo hội, khảo sát đánh giá
những chuyển biến trong q trình thực hiện chính sách tôn giáo, nêu lên

những vấn đề đặt ra cần tiếp tục đổi mới, hồn thiện chính sách tơn giáo. Tác
giả cũng gợi mở một vấn đề quan trọng khác là nỗ lực mơ hình hóa một nhà
nước pháp quyền về tôn giáo trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

4


- GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2014), Nhà nước – Tôn giáo – Pháp luật,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tác phẩm gồm 03 phần chính, Phần I: tác giả
đi sâu nghiên cứu Quan hệ nhà nước và giáo hội. Phần II: tác giả phân tích,
nhận định các vấn đề liên quan Tôn giáo. Phần III: tác giả viết về Luật pháp
và tôn giáo. Tác phẩm đã đưa ra những luận chứng sâu sắc về mối quan hệ
giữa nhà nước và tôn giáo, luật pháp và tôn giáo từ lý thuyết đến thực tiễn, từ
kinh nghiệm của các nước Âu – Mỹ, Đông Bắc Á đến Việt Nam. Tác phẩm
đã khái qt hóa lộ trình xây dựng, hồn thiện luật pháp tôn giáo của Nhà
nước Việt Nam trong nỗ lực hướng tới một mơi trường thích hợp để các cộng
đồng tôn giáo không những thực hiện tốt pháp luật với tư cách cơng dân mà
cịn qua luật pháp về tơn giáo có thể tìm thấy sự thỏa mãn đời sống tâm linh,
đồng thời gợi mở những suy ngẫm, đề xuất đối với việc xây dựng một nhà
nước pháp quyền về tôn giáo ở nước ta hiện nay.
- PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương (2015), Quan điểm, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác
phẩm đã làm sâu sắc thêm quan điểm, chính sách về tơn giáo của Đảng và
Nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng: 1930-1954, 1954-1975,
1975-1990, đặc biệt là giai đoạn từ thời kỳ đổi mới chính sách tôn giáo năm
1990 đến nay. Công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi
mới được tác giả phân tích làm sâu sắc hơn thể hiện trong các văn bản quan
trọng của Đảng và các Văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ.
- PGS.TS. Nguyễn Thanh Xn (2015), Tơn giáo và chính sách tơn
giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Tác phẩm đã hệ thống chính sách tơn

giáo Việt Nam qua các thời kỳ và việc thực hiện chính sách tơn giáo, nhất là từ
khi đổi mới đến nay. Tác phẩm khẳng định, việc thực hiện chính sách đổi mới
của Đảng và Nhà nước, công tác đối với tôn giáo đã đem lại những kết quả rất
quan trọng, làm thay đổi đời sống tơn giáo ở Việt Nam theo hướng tích cực và
tiến bộ góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của đất nước.

5


- GS.TS. Đỗ Quang Hưng (2019), Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, Bài đăng số ra mắt của Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số
1 năm 2019. Trong bài viết, tác giả đề cập đến ba vấn đề, có thể xem như
những yếu tố cần thiết khi tiếp cận những di sản tư tưởng quý báu của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về tơn giáo tín ngưỡng: Một là, vấn đề tôn giáo sinh thời
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Hai là, nội dung tư tưởng và những cống
hiến của Hồ Chí Minh về tơn giáo tín ngưỡng. Ba là, có một “lý thuyết cơ bản
của Hồ Chí Minh” về vấn đề tơn giáo tín ngưỡng.
Các cơng trình nghiên cứu của các học giả, nhà khoa học nêu trên đã đề
cập nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề tôn giáo cả về lý luận lẫn thực tiễn
ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo ở tỉnh An Giang chưa được nghiên
cứu một cách tồn diện về q trình tổ chức thực hiện các chính sách tơn giáo
trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Đề tài hy vọng sẽ kế thừa và phát
triển những thành quả của các cơng trình trên vào thực trạng thực hiện chính
sách tơn giáo từ thực tiễn tỉnh An Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu việc thực hiện chính sách tơn giáo ở An Giang
hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện và
nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo ở An Giang trong thời
gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thực
hiện chính sách tôn giáo tại An Giang.
- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách tơn giáo trên địa bàn tỉnh
An Giang thời gian qua.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả cơng
tác thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh An Giang hiện nay.

6


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách tơn giáo của
Đảng và Nhà nước ta.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng của việc
tổ chức thực hiện chính sách tơn giáo ở An Giang, phân tích những vấn đề đặt
ra hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm tổ chức thực hiện
chính sách tơn giáo một cách hiệu quả hơn.
- Phạm vi thời gian: từ năm 1990 đến nay. Đây là thời điểm ra đời của
Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị khóa
VI về “Tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới”, là mốc đánh dấu
bước ngoặt về nhận thức đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam
đương thời.
- Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh An Giang.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về tôn giáo; quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước về tơn giáo.

- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở chuyên ngành chính sách
cơng, chu trình chính sách: từ hoạch định chính sách đến việc xây dựng, tổ
chức thực hiện chính sách và đánh giá trong đó có sự tham gia của chủ thể
chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra đối với luận văn, việc nghiên cứu
đề tài được tiến hành dựa trên một số phương pháp cơ bản như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê.

7


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6. 1. Ý nghĩa lý luận:
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tôn giáo và
cơng tác tơn giáo từ góc độ chính sách cơng trên địa bàn tỉnh An Giang.
Những kết quả của luận văn góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về cơng
tác tơn giáo từ góc độ chính sách cơng, từ đó bổ sung, hồn thiện những vấn
đề lý luận về thực hiện chính sách cơng nói chung, thực hiện chính sách tơn
giáo ở nước ta nói riêng từ thực tiễn tỉnh An Giang.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết luận, kết quả rút ra từ nghiên cứu của đề tài luận văn góp
phần hồn thiện cơng tác tơn giáo nói chung, cơng tác quản lý nhà nước về
tơn giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh An Giang.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập,
giảng dạy về tôn giáo ở tỉnh An Giang, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
trên địa bàn tỉnh An Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách tơn giáo và khái qt
hoạt động tơn giáo ở An Giang hiện nay.
Chương 2: Thực trạng công tác thực hiện chính sách tơn giáo tại tỉnh
An Giang.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách tơn giáo ở tỉnh An Giang.

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO
VÀ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở AN GIANG HIỆN NAY
1.1. Những khái niệm liên quan
- Chính sách: là sản phẩm của quá trình ra quyết định nhằm lựa chọn
các vấn đề, mục tiêu và giải pháp để giải quyết.
- Tôn giáo: là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và
hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức
(Khoản 5, Điều 2 Luật tín ngưỡng, tơn giáo năm 2016).
- Chính sách cơng: là tồn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh
hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân (B.
Guy Peters, năm 1990).
- Chính sách tơn giáo: là chính sách cơng trên lĩnh vực tơn giáo được
nhà nước ban hành nhằm đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của tất cả
mọi người dân.
1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
tơn giáo ở Việt Nam
1.2.1. Quan điểm của Đảng về tôn giáo ở Việt Nam
Hiện nay trên thế giới, xu thế của các tơn giáo là tiếp tục thích nghi,
điều chỉnh và mở rộng ảnh hưởng. Tình hình tơn giáo đã và đang có nhiều

diễn biến hết sức phức tạp. Các quốc gia đã tập trung ưu tiên cho việc hoạch
định và tổ chức thực hiện chính sách đối với tơn giáo nhằm đảm bảo cho sự
ổn định chính trị của đất nước mình.
Ở Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản khẳng định vai trị lãnh đạo cách
mạng đã ln thực hiện nhất qn chính sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo phù
hợp với từng giai đoạn lịch sử. Nhờ đó, sự đồn kết giữa những người có và
khơng có tơn giáo và giữa các tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn kết toàn

9


dân tộc được củng cố. Ngày nay, đất nước ta đã bước sang thời kỳ phát triển
mới, thời kỳ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, bùng nổ thông tin, đòi
hỏi Đảng ta phải đổi mới tư duy, quan điểm về tín ngưỡng, tơn giáo sao cho
phù hợp với tình hình mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm của Đảng ta về tôn giáo được xây dựng cơ bản dựa trên
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tín
ngưỡng, tơn giáo; một mặt căn cứ vào tình hình quốc tế, đặc điểm tôn giáo ở
Việt Nam và yêu cầu của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể với tư
tưởng xuyên suốt và nhất quán của Đảng ta là tơn trọng quyền tự do tín
ngưỡng của nhân dân, đồn kết tơn giáo, hịa hợp dân tộc; một mặt, tất cả mọi
người kể cả có tơn giáo hay khơng có tơn giáo cũng cần phải đề cao cảnh giác
với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống
phá cách mạng.
Trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể, trên cơ sở phân tích những đặc điểm
tôn giáo ở nước ta, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cách mạng
và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã đề ra những chủ trương phù
hợp với giai đoạn cách mạng mới, thể hiện qua các Nghị quyết, Chỉ thị, Văn
kiện đại hội Đảng qua các thời kỳ:

- Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI
“Về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới”.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội năm 1991.
- Điều 70 Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “Cơng dân có quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tơn giáo đều
bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tơn giáo
được pháp luật bảo hộ. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo
hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của

10


Nhà nước”. [38, tr10]
- Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 02/7/1998 của Bộ Chính trị “Về cơng tác
tơn giáo trong tình hình mới”.
- Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. VIII, IX,
X, XI, XII của Đảng ta đều khẳng định nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tơn
giáo của nhân dân.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
của Đảng ta đã dành hẳn một mục “Chính sách văn hóa đối với tơn giáo”.
- Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX về “Công tác tôn giáo”.
- Điều 24, Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi bổ sung từ Hiến pháp năm 1992),
quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân được nêu rõ: “Mọi người có quyền
tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo
bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng,
tơn giáo. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật”. [39, tr5]
- Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về

tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
khóa IX về “Cơng tác tơn giáo trong tình hình mới”, với nội dung: “Tiếp tục
hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo. Sửa đổi, bổ sung
chính sách, pháp luật có liên quan đến tơn giáo như: Đất đai, văn hóa, giáo
dục, y tế… bảo đảm đồng bộ với pháp luật về tôn giáo và các công ước quốc
tế mà Việt Nam tham gia. Triển khai thực hiện tốt Luật Tín ngưỡng, tơn giáo,
siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về tôn giáo, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật”.[16, tr3]
1.2.2. Chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay
Ngay từ buổi đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số
234/SL, ngày 14/06/1955 xác định rõ “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín

11


ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân”. Điều đó thể hiện thực tế, quyền tự
do tín ngưỡng, tơn giáo được xác lập ngay từ khi nhà nước ta được thành lập.
Đến năm 1986, trước yêu cầu phải đổi mới toàn diện mọi mặt của đời
sống xã hội, đổi mới quan điểm, chủ trương, tư duy, nhận thức, đối với chính
sách tơn giáo cũng là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của
Đảng, Nhà nước ta. Năm 1990, Đảng, Nhà nước ta mới có những đổi mới
trong chính sách đối với tơn giáo, khởi đầu là Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày
16/10/1990 của Bộ Chính trị “Về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình
mới” và sau đó là Nghị định số 69/HĐBT, ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là chính phủ), đây là mốc son quan trọng thể hiện sự đổi mới của
Đảng, Nhà nước ta đối với cơng tác tơn giáo. Sau đó là Nghị định số 26/NĐCP, ngày 19/4/1999 của Chính phủ về “Các hoạt động tơn giáo” để cụ thể hóa
các hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật.
Sau 13 năm thực hiện chính sách đổi mới đối với tơn giáo, xem xét
những vấn đề mới nảy sinh, đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều
biến động, thay đổi, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 25/NQ-TW về cơng tác

tơn giáo, Quốc hội khóa 11 đã ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo (số
21/2004/PL-UBTVQH11) quy định về các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, Pháp
lệnh có 6 chương, 41 điều. Chính phủ lần lượt ban hành các Nghị định số
22/2005/NĐ-CP ngày, 01/03/2005 về Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 08/11/2012
quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo.
Bên cạnh chính sách tơn giáo, Nhà nước ta cịn ban hành nhiều chính
sách tương ứng khác nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp và khả năng đóng góp
của các tôn giáo đối với xã hội như: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị
số 01/2005/CT-TTg, ngày 04/02/2005 về một số công tác đối với đạo Tin
lành, Chỉ thị số 1940/CT-TTg, ngày 31/12/2008 về nhà đất liên quan đến tôn
giáo, nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo;

12


Chính sách về phát triển đảng viên trong vùng đồng bào có đạo, khuyến khích
các chức sắc tơn giáo tham gia vào các cơ quan dân cử ở Trung ương và địa
phương (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp); Chính sách xã hội hóa về y
tế: Các tơn giáo mở phòng khám, nhà thuốc, theo quy định của pháp luật;
Chính sách từ thiện nhân đạo: Các tơn giáo được nhà nước khuyến khích
tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo như: ni dưỡng trẻ em mồ cơi,
qun góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai…
Sau 30 năm (từ năm 1990 đến năm 2020) Nhà nước ta đã ban hành và
thực thi nhiều chính sách tơn giáo góp phần từng bước củng cố niềm tin của
chức sắc và tín đồ các tôn giáo với Đảng, Nhà nước; các tôn giáo yên tâm
thực hiện tốt “Việc đạo, việc đời” chọn cho mình phương châm hành đạo gắn
bó đồng hành cùng dân tộc là hướng đi phù hợp với tiến trình của đất nước.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân nhân có tín ngưỡng, tơn giáo
sinh hoạt và hoạt động theo quy định của pháp luật, ngày 18/11/2016 Quốc

hội khóa 14 đã ban hành Luật tín ngưỡng, tơn giáo, sau đó ngày 30/12/2017
Chính phủ ký ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tơn giáo.
1.3. Sơ lược về địa bàn tỉnh An Giang và khái quát hoạt động tôn
giáo tại An Giang hiện nay
1.3.1. Về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
An Giang là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, có địa
hình khá đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi với dãy Thất Sơn hùng vĩ
và hệ thống sơng ngịi dày đặc, với diện tích tự nhiên 3.536 km2, dân số
khoảng 1.908.352 người, phía Bắc và Tây Bắc giáp 02 tỉnh Kandal và Tàkeo
(Vương quốc Cam-pu-chia), phía Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây
Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh có 11 đơn
vị hành chính, gồm 02 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện, với 156 xã,
phường, thị trấn (trong đó, có 18 xã, thị trấn biên giới).

13


Do có gần 100 km đường biên giới giáp 02 tỉnh Kandal và Tàkeo
(Vương quốc Cam-pu-chia), nên An Giang có vị trí chiến lược về quốc
phịng - an ninh ở biên giới Tây Nam và là 01 trong 04 tỉnh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Là tỉnh đầu nguồn Đồng bằng Sông Cửu Long với lượng phù sa bồi đắp
hàng năm và lượng nước ngọt phong phú là điều kiện thuận lợi giúp An
Giang có một nền nơng nghiệp phát triển với sản lượng lúa và thủy sản nước
ngọt cao nhất cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của hạn
hán và xâm nhập mặn nên nền nông nghiệp của tỉnh cũng gặp khơng ít khó
khăn, thách thức. An Giang là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu
văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa An Giang là nền Văn hóa Ĩc Eo có niên đại
cách đây gần 2.000 năm, với nhiều di tích Lịch sử - Cách mạng - Văn hóa và

danh lam, thắng cảnh như: Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được xếp
hạng di tích quốc gia đặc biệt; Khu di tích Ĩc Eo – Ba Thê được xếp hạng di
tích quốc gia đặc biệt; Cột dây thép Long Điền A, Chợ Mới, nơi thành lập Chi
bộ Đảng đầu tiên ở An Giang; Lăng Thoại Ngọc Hầu; Khu di tích Đồi Túc
Dụp, với tên gọi khác là “ngọn đồi 2 triệu đô la”; Nhà mồ Ba Chúc, nơi tưởng
niệm 3.157 nạn nhân trong vụ thảm sát năm 1978…
An Giang có nhiều lễ, hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc, nhiều hoạt động văn hóa đã trở thành truyền thống như: Lễ hội vía Bà
Chúa Xứ Núi Sam, được Chính phủ công nhận là Lễ hội dân gian cấp Quốc
gia; Lễ hội Đua bò Bảy Núi; Lễ hội Đền Nguyễn Trung Trực; Lễ Thỉnh sắc
Thoại Ngọc Hầu…
Tiềm năng phát triển du lịch của An Giang rất đa dạng và phong phú, là
tỉnh có nhiều tơn giáo, nhiều dân tộc, An Giang có lợi thế để phát triển du lịch
tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái, du lịch sông nước kết hợp với
du lịch tham quan các phum sóc, bản làng dân tộc… Với những đặc điểm,
tiềm năng, lợi thế như vậy, An Giang hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển
kinh tế - xã hội với thế mạnh của từng vùng.

14


1.3.2. Hoạt động tôn giáo ở An Giang
Hiện nay, An Giang có 11 tơn giáo chính gồm: Phật giáo Việt Nam,
Phật giáo Hịa Hảo, Cơng giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Tứ Ân Hiếu
Nghĩa, Tịnh độ cư sĩ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Giáo hội Các thánh hữu Ngày sau
của Chúa Giêsu Kytô Việt Nam, Hiếu nghĩa Tà Lơn, với tổng số tín đồ các
tơn giáo là 1.654.071 người, chiếm gần 85% dân số toàn tỉnh (xem bảng 1.1).
An Giang được xem là “Bảo tàng tôn giáo của Việt Nam” khi có 11/16 tơn
giáo; trong đó có 3/4 tơn giáo nội sinh.
Trong những năm qua, tình hình tơn giáo ở An Giang cơ bản ổn định,

các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật; chức sắc, chức
việc, nhà tu hành và tín đồ các tơn giáo phấn khởi, đồng thuận với những chủ
trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; sinh hoạt
tôn giáo đúng phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực hưởng ứng tham gia
các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động.
Bảng 1.1. Các tôn giáo của tỉnh An Giang hiện nay
Tơn giáo
Tín đồ (người )
Phật giáo Hịa Hảo
800.000
Phật giáo Việt Nam
650.000
Cơng giáo
66.000
Cao đài
84.000
Tứ Ân Hiếu Nghĩa
36.000
Hồi giáo
11.171
Tin lành
2.700
Bửu Sơn Kỳ Hương
2.000
Tịnh độ Cư sĩ
2.000
Hiếu nghĩa Tà Lơn
150
Giáo hội Các thánh hữu Ngày sau của
50

Chúa Giêsu Kytô Việt Nam (Mặc Môn)
Tổng cộng
1.654.071
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2019

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

và công tác trọng tâm năm 2020 (Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh An Giang).

15


- Hoạt động của Phật giáoViệt Nam
Phật giáo ở An Giang có sự đan xen nhiều tơng phái (Bắc tơng, Nam
tơng Khmer và khất sĩ) có 317 cơ sở thờ tự, với 861 chức sắc, 1.260 chức
việc, khoảng 650.000 tín đồ. Tuy nhiên, hầu hết các chùa ở An Giang đều
theo hệ phái Bắc tông và hệ phái Khất sĩ, riêng đồng bào dân tộc Khmer theo
hệ phái Nam tông Khmer.
Với phương châm của Giáo hội: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã

hội”, trong những năm vừa qua, Phật giáo An Giang hoạt động Phật sự theo
đúng quy định của Giáo luật, Hiến chương của Giáo hội và Pháp luật của Nhà
nước, thường xuyên tổ chức kiện toàn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh theo Hiến
chương và quy chế hoạt động của Trung ương GHPGVN; họp định kỳ hàng
tháng tại văn phịng Ban Trị sự nhằm cập nhật tình hình sinh hoạt Phật sự của
Tăng Ni tại các tự viện trong tỉnh đồng thời triển khai các văn kiện Phật giáo
do Trung ương chỉ đạo cũng như phổ biến các thơng tin hướng dẫn của chính
quyền địa phương.
Ban Tăng sự đã tiến hành các thủ tục cần thiết để tổ chức Đại giới đàn
Thiện Trinh, Đại giới đàn Thiện Minh, truyền trao giới pháp cho gần 400
Tăng Ni giới tử; hàng năm tổ chức bồi dưỡng trụ trì cho khoảng 300 Tăng ni;
trình tấn phong giáo phẩm lên bậc Hòa thượng: 05 vị, Thượng tọa: 18 vị, Ni
trưởng: 03 vị, Ni sư: 23 vị; Trường Trung cấp Phật học đã tổ chức đào tạo ba
khóa cho 183 Tăng Ni sinh và đang tổ chức giảng dạy khóa IV cho 46 Tăng
Ni sinh theo học; hiện có khoảng 24 Tăng Ni sinh trúng tuyển và đang theo
học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và có 05
Tăng sinh đang theo học lớp Cao học chun ngành Phật học. Riêng hệ phái
Nam tơng Khmer có 95 chư Tăng đang theo học tại các Phân hiệu Phật giáo
Nam tông Khmer .
Hàng năm vào mùa An cư Kiết hạ, Ban Trị sự PGVN tỉnh tổ chức cho
tăng ni kiết giới bố tát vào ngày 15 và 30 âm lịch hàng tháng tại chùa Tây An,

16


mỗi khóa có hơn 250 tăng ni trong tỉnh về dự; riêng hệ phái Nam tông Khmer
tổ chức An cư Kiết hạ theo truyền thống Nam truyền Phật giáo từ ngày rằm
tháng 6 đến ngày rằm tháng 9 âm lịch. Sự thành cơng của các khóa An cư
Kiết hạ đã thể hiện tinh thần tu học của Quý Sư sãi và Tăng Ni, đã thể hiện
tính ưu việt của chính sách tôn giáo và dân tộc của Đảng và Nhà nước. Từ đó

Tăng Ni, Phật tử ln tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ban Thường trực Ban Trị sự từng bước hồn
thiện chương trình giảng dạy và hướng dẫn tu học, để khi trở về trú xứ mỗi
Tăng Ni có thể tự nghiên cứu và thuyết giảng vào các ngày lễ trọng của Phật
giáo Việt Nam; đồng thời trong tiến trình tu học và hướng dẫn tín đồ đạo Phật
sẽ luôn nghiêm chỉnh chấp hành Giáo luật, Hiến chương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam và Pháp luật của Nhà nước với phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.
Công tác từ thiện xã hội là một trong những hoạt động nổi bật có những
đóng góp tích cực cụ thể góp phần an sinh xã hội với tinh thần từ bi của đạo
Phật, cũng như tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách” của
đạo lý dân tộc Việt Nam, nhằm chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, nhất
là trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ và nhân dịp các ngày
lễ như: Tết Nguyên đán, lễ Phật đản, lễ Vu lan... Trong nhiệm kỳ V (20122017) Ban Trị sự tỉnh, huyện vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh
giúp các đồng bào nghèo, người già neo đơn, trẻ em khuyết tật... những phần
quà có giá trị về vật chất lẫn tinh thần với tổng kinh phí gần 113 tỷ đồng, bình
qn mỗi năm trên 20 tỷ đồng.
- Hoạt động của Công Giáo
Công giáo được truyền bá đến địa bàn An Giang từ cuối thế kỷ 18, qua
quá trình phát triển đến nay ở An Giang hiện có 01 Giáo phận Long Xuyên,
với 9 giáo hạt, khoảng 230.000 giáo dân (trên địa bàn An Giang có 58 cơ sở
thờ tự, với 96 chức sắc, 253 chức việc, khoảng 66.000 giáo dân), số linh mục
là 315 (280 triều và 35 dịng). Có 65 nam tu sĩ và 450 nữ tu sĩ, 111 đại chủng

17


sinh, 39 chủng sinh dự bị trong hàng trăm tu sinh, và 1.700 giáo lý viên.
Trong thời gian qua, phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công
giáo và hoạt động của Giáo phận Long Xuyên tiếp tục duy trì và phát triển cả
chiều rộng lẫn chiều sâu. Xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương điển hình,

tiên tiến, xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, bác ái, nhân đạo, chấp hành tốt các
chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đời sống tinh
thần và vật chất của đồng bào Công giáo được cải thiện, góp phần đẩy lùi các
tệ nạn xã hội, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bộ mặt của giáo xứ, họ đạo
ngày càng khang trang, xanh, sạch đẹp.
Giáo phận Long Xuyên và các giáo hạt đã có nhiều cố gắng, năng động
và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động thi đua yêu nước, nhất là việc triển
khai phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh”, sống “Tốt đời đẹp đạo” đem lại nhiều kết quả đáng kể trên các
lĩnh vực của đời sống. Ngày 19/11/2020, Giáo phận Long Xuyên long trọng
tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Giáo phận trong khơng khí vui
tươi, phấn khởi.
Công tác bác ái, xã hội là điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước
của người Công giáo tỉnh, các linh mục, tu sĩ, giáo dân còn tự động qun góp
giúp đỡ những gia đình có hồn cảnh khó khăn, những người kém may mắn
nhất là tham gia xây dựng nhà “Đại đoàn kết”, xây dựng quỹ khuyến học,
khuyến tài, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do địa phương
phát động. Ngoài ra, các hoạt động của Cơng giáo diễn ra bình thường theo
chương trình đăng ký hàng năm, sinh hoạt ngồi chương trình đăng ký đều
xin phép và được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền. Các hoạt động phong
phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, xây dựng cơng trình tơn giáo thực
hiện đúng Hiến chương của Giáo hội và quy định pháp luật của Nhà nước.
- Hoạt động của Tin Lành

18


Tin lành tỉnh An Giang hiện nay có “02 hệ phái đăng ký hoạt động với
khoảng 2.700 tín đồ” bao gồm:

+ Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam), có 06 chi hội với 06 Hội
thánh tại 05 huyện, thị xã, thành phố: Chi hội Long Xuyên, Chi hội Bình Đức
(thành phố Long Xuyên), Chi hội Châu Đốc (thành phố Châu Đốc), Chi hội
Mỹ Luông (huyện Chợ Mới), Chi hội Núi Sập (huyện Thoại Sơn), Chi hội
Tân Châu (thị xã Tân Châu); 03 điểm sinh hoạt tôn giáo Tin lành tập trung ở
phường Mỹ Thới (thành phố Long Xuyên), thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn)
và xã Vĩnh Khánh (huyện Thoại Sơn). Có 07 chức sắc, 50 chức việc và 2.630
tín đồ, trong đó có 13 tín đồ là đồng bào dân tộc Khmer.
+ Giáo hội Báp-tít Việt Nam có 01 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung tại
phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên. Có 01 chức sắc, 07 chức việc và
70 tín đồ, chưa có cơ sở thờ tự.
Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn xuất hiện một số tín đồ thuộc Hội thánh
Phúc Âm Ngũ Tuần, Nhân chứng Giê-hô-va, Hội thánh Tin lành Liên hiệp
Truyền giáo mang tính nhỏ lẻ, chưa hình thành điểm sinh hoạt hay tổ chức tại
An Giang. Đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số đối tượng “Hội
thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” tuyên truyền trái pháp luật và lôi kéo một số
người tham gia đã bị các ngành chức năng ngăn chặn và xử lý kịp thời, hiện
khơng cịn hoạt động.
Các hệ phái Tin Lành trên địa bàn tỉnh An Giang chủ yếu hoạt động
dưới hình thức đơn giản, gọn nhẹ, hàng tuần tổ chức nhóm họp theo từng chi
hội tại tư gia hoặc tại các điểm nhóm sinh hoạt tơn giáo tập trung. Các tín đồ
có ý thức chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, không xảy ra các vấn đề nổi cộm, phức tạp trên địa bàn.
Các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tập trung được cấp đăng ký tại địa
phương tương đối ổn định, cơ bản diễn ra theo chương trình đăng ký hằng
năm, đảm bảo an ninh trật tự; các hoạt động tơn giáo ngồi chương trình đăng

19



ký, phong phẩm, bổ nhiệm,... cơ bản thực hiện đúng theo Hiến chương của
Hội thánh và quy định pháp luật của Nhà nước.
Với đường hướng hành đạo: "Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa,
phục vụ Tổ quốc và Dân tộc". Thời gian qua, các hệ phái Tin lành đã tích cực
tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương, tích cực xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phát huy các hoạt
động thiết thực giúp đỡ người nghèo, người dân tộc thiểu số có hồn cảnh khó
khăn trên địa bàn góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh. Trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19, các Chi hội Tin lành
trong tỉnh đã vận động tín hữu đóng góp tiền và hiện vật để phòng chống
dịch: gồm khẩu trang y tế, gạo, mì tơm... quy thành tiền với tổng giá trị gần
70 triệu đồng; hỗ trợ xây Cầu Ranh An Bình – Tân Tuyến nối liền hai huyện
Thoại Sơn, Tri Tôn, tỉnh An Giang với số tiền 200 triệu đồng…
Các hệ phái Tin lành ở tỉnh An Giang tuy có số lượng tín đồ ít, quy mơ
hoạt động nhỏ lẻ; các vấn đề liên quan đến nhà đất, cơ sở vật chất của tổ chức
tôn giáo không nhiều, tuy nhiên khi có nhu cầu chính đáng đều được các cấp
chính quyền xem xét, hỗ trợ giải quyết hợp tình, hợp lý, đã tạo khơng khí
phấn khởi, tin tưởng và thân thiện hơn. Vì vậy, trong thời gian qua các hoạt
động sinh hoạt tôn giáo của các hệ phái Tin lành diễn ra bình thường, chấp
hành tốt các quy định của pháp luật; các hệ phái Tin lành khác đang từng
bước tiến hành các thủ tục đăng ký hoạt động hợp pháp tại An Giang theo quy
định của pháp luật.
- Hoạt động của các hệ phái đạo Cao Đài
Cao đài ở tỉnh An Giang hiện có 04 hệ phái được nhà nước công nhận
tư cách pháp nhân: Cao đài Tiên Thiên năm 1995; Cao đài Tây Ninh năm
1996; Cao đài Ban Chỉnh đạo và Cao đài Chơn lý năm 1997. Trong đó Cao
đài Tây Ninh (30 Họ đạo, 57 chức sắc, khoảng 800 chức việc, với gần 75.000
tín đồ) và Cao đài Ban Chỉnh đạo (04 họ đạo, 31 chức sắc, 86 chức việc, gần

20



3.000 tín đồ) có Ban Đại diện tỉnh; Cao đài Chơn lý (02 Họ đạo, 82 chức sắc,
05 chức việc, khoảng 600 tín đồ); Cao đài Tiên Thiên (01 Họ đạo, 11chức
sắc, 03 chức việc, khoảng 300 tín đồ).
Sau khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân cho từng hệ phái,
tín đồ các hệ phái Cao đài ở tỉnh An Giang phấn khởi, vui mừng và yên tâm
sinh hoạt tôn giáo; tin tưởng vào sự lãnh đạo và các chủ trương của Đảng,
chính sách của Nhà nước về tơn giáo; tích cực tham gia các phong trào thi đua
do địa phương phát động; đồng thời, các hệ phái Cao đài đã tập trung xây
dựng, củng cố tổ chức theo Hiến chương của Hội thánh, với đường hướng
hành đạo gắn bó với dân tộc “Nước vinh, Đạo sáng”, trên cơ sở kế thừa
truyền thống của tôn giáo và phù hợp với tình hình đất nước.
Trong những năm qua, hoạt động đạo sự của các hệ phái Cao đài trên
địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, dần đi vào nền nếp với nhiều hoạt động như: mở
các lớp hạnh đường để bồi dưỡng chức sắc, chức việc hoặc đề cử chức sắc,
chức việc dự các lớp tập huấn đạo sự do Hội thánh tổ chức; định kỳ phong
chức, phong phẩm; củng cố tổ chức và phát triển tín đồ; xây dựng, sửa chữa,
trùng tu cơ sở thờ tự ngày càng khang trang… đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của
tín đồ, góp phần thực hiện tốt hoạt động xã hội từ thiện ở địa phương, nhất là
phát huy truyền thống yêu nước trong đấu tranh làm thất bại âm mưu của các
phần tử xấu, lợi dụng tôn giáo chống phá Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ Hội
thánh và khối đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, do phần lớn tín đồ các hệ phái Cao
đài xuất thân từ nơng dân, có trình độ học vấn thấp, trong đó, các vị chức sắc,
chức việc của Ban Đại diện tỉnh và Ban Cai quản các Họ đạo đều tuổi cao,
năng lực điều hành đạo hạn chế nên dễ phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ; đặc
biệt có một số phân tử xấu lợi dụng hoạt động tôn giáo để lôi kéo chức việc và
tín đồ nhẹ dạ tham gia vào các tổ chức ly khai, chống đối Hội thánh, gây chia
rẽ trong tín đồ Cao đài.


21


- Hoạt động của Phật giáo Hòa Hảo
Từ khi được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân (tháng 9/1999)
đến nay, tơn giáo Phật giáo Hịa hảo đã trải qua 05 kỳ đại hội toàn đạo, với hệ
thống tổ chức của Giáo hội gồm 02 cấp: cấp toàn đạo gọi là Ban Trị sự Trung
ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo và cấp cơ sở gọi là Ban Trị sự Giáo hội
Phật giáo Hịa Hảo xã, phường, thị trấn. Ngồi ra, ở những tỉnh, thành phố có
đơng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo được thành lập Ban Đại diện (hoặc cử đại
diện) Phật giáo Hịa Hảo cấp tỉnh (đây khơng phải là một cấp hành chính đạo
mà là đầu mối trung gian có chức năng truyền tải các hoạt động đạo sự từ Ban
Trị sự Trung ương đến Ban Trị sự cấp cơ sở trong một tỉnh, thành phố và
ngược lại). Giáo hội Phật giáo Hịa Hảo hiện có 167 giáo lý viên; 400 Ban Trị sự
cơ sở ở 17 tỉnh, thành phố, với 3.181 Trị sự viên cơ sở; 13 Ban Đại diện các tỉnh,
thành phố với 108 thành viên. Tại An Giang, Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo
tỉnh có 11 thành viên và 136 Ban Trị sự cơ sở ở 156 xã, phường, thị trấn, 964 Trị
sự viên cơ sở, với khoảng 800.000 tín đồ, chiếm gần 42% dân số.
Trong những năm qua, Phật giáo Hòa Hảo đã duy trì và thực hiện tốt
bốn chương trình đạo sự theo hướng “Vì đạo pháp, vì dân tộc”, nổi bật là,
Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh và các Ban Trị sự cơ sở đã tích cực vận
động tín đồ và nhân dân đóng góp số tiền hàng năm từ hàng chục đến hàng
trăm tỉ đồng để chăm lo cho người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn, xây
dựng cầu đường nơng thơn, cất mới nhà tình thương, mua xe chuyển bệnh
miễn phí… góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và xây dựng
nơng thơn mới ở địa phương.
Tuy nhiên, phần lớn đội ngũ chức việc Phật giáo Hòa Hảo ở địa
phương đều lớn tuổi, xuất thân từ nơng dân, có trình độ học vấn hạn chế nên
chưa am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước; Trị sự viên cơ sở tuy có uy tín nhưng chưa thực sự là hạt

nhân đoàn kết và chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho bà con tín đồ

22


tại địa phương; bên cạnh đó, nội bộ một số Ban Trị sự cơ sở chưa đoàn kết
tốt, hoạt động đạo sự kém hiệu quả, từ đó, những đối tượng cực đoan đã triệt
để lợi dụng sự yếu kém này để lập lực lượng, truyền đạo trái phép, tẩy chay
Ban Trị sự Trung ương và cơ sở; xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trước, trong những
ngày lễ trọng của đạo và các sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng ở địa
phương… Đặc biệt, các nhóm, đối tượng cực đoan lợi dụng tơn giáo Phật giáo
Hịa Hảo móc nối với các tổ chức phản động, lưu vong nước ngồi khuếch
trương thanh thế, tập hợp tín đồ nhẹ dạ, cả tin tham gia các hoạt động chống
phá Đảng và Nhà nước ta, tập trung chủ yếu tại các địa bàn có đơng tín đồ
Phật giáo Hịa Hảo như: Chợ Mới, Phú Tân, An Phú…
Nhìn chung, Phật giáo Hịa Hảo trên địa bàn tỉnh An Giang hoạt động
ổn định, sinh hoạt tôn giáo đi vào nền nếp theo Hiến chương của Giáo hội và
quy định của Nhà nước, xóa dần những mặc cảm, định kiến mà quá khứ, lịch
sử để lại, tín đồ Phật giáo Hịa Hảo tích cực tham gia các phong trào thi đua
yêu nước, hoạt động đạo sự từ thiện xã hội là hoạt động xương sống, cũng là
nét đặc trưng riêng của Phật giáo Hòa Hảo, góp phần phát triển kinh tế, hăng
hái thực hiện phương châm “tốt đời đẹp đạo”, luôn đồng hành cùng dân tộc
xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh. Việc củng cố tổ chức, đào tạo giáo
lý viên, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức việc, phát triển tín đồ, hoạt động từ
thiện nhân đạo, sửa chữa, xây dựng nâng cấp cơ sở thờ tự, sinh hoạt ngồi
chương trình đăng ký hàng năm và các nhu cầu sinh hoạt thuần tuý tôn giáo,
chính đáng đều được chính quyền các cấp tạo điều kiện thực hiện đúng theo
quy định của pháp luật.
Các chính sách kinh tế - xã hội và chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà

nước ta đã sớm đi vào cuộc sống của nhân dân, trong đó có đồng bào tơn
giáo; đa số chức việc, tín đồ Phật giáo Hịa Hảo phấn khởi trước sự đổi mới,
phát triển của đất nước và của tỉnh, chân tu theo đạo pháp, làm tròn nghĩa vụ

23


×