Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

GA AM NHAC LOP3 MOI NHAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.03 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 1,2 Tiết: 1,2. Học hát:“Quốc ca Việt Nam” Nhạc và Lời: Văn Cao I. II. III.. Mục tiêu:  Hs biết thêm về bài hát quốc ca của đất nước.  Hs làm quen, hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca. Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm.  Máy nghe, băng nhạc. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:. Nội dung giảng dạy  Giáo viên giới thiệu bài hát:  Đất nước nào cũng có một bài hát dành riêng để làm nhạc hiệu, và người ta gọi những bài hát này là quốc ca.  Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng có một bài hát quốc ca của riêng mình, đó là bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao. Hôm nay lớp chúng ta sẽ được làm quen, và học bài hát này.  Giáo viên mở băng nhạc mẫu cho học sinh nghe.  Giáo viên hát mẫu 2 lần cho HS nghe.  Giáo viên chỉ định 2 – 3 HS đọc lời ca của bài hát – sau đó hướng dẫn cả lớp đọc lời ca thứ nhất của bài hát. Giáo viên hướng dẫn HS cách hát bài hát này.  Tiến hành tập hát từng câu. ở mỗi câu GV hát mẫu một lần – GV đàn giai điệu câu hát này 1 lần – sau đó chỉ định 1 HS khác hát lại – sau đó cả lớp cùng hát. Tiến hành tương tự với các câu hát còn lại của lời 1.  GV nhắc HS chú ý ngân dài cho đủ phách –.  Cả lớp hát lại lời 1, hát theo nhóm, tổ - GV theo dõi sửa sai cho HS.  Sau khi các em hs đã hát thuần thục được lời 1, qua tiết 2 gv tiến hành tập lời 2 cho hs. Cách tiến hành giống như tiến hành tập ở lời 1.  Sau khi tập thuần thục cả 2 lời GV chỉ định 1 HS khá hát lại bài hát.  GV chỉ định 1 HS khá hát lại bài hát. IV: Củng cố,dặn dò: - Cả lớp hát lại. - Học thuộc lời ca.. Phương pháp dạy  Hs chú ý nghe..  Hs nghe.  Hs thực hiện theo sự hướng dẫn của gv..  Hs tập hát từng câu, tập dần như thế cho tới hết lời 1.. Duyệt của PTBM Tuần 3,4 Tiết: 3,4.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Học hát:“Bài ca đi học” Nhạc và Lời: Phan Trần Bảng I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một ca khúc thiếu nhi mới.  Hs làm quen, hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm.  Máy nghe, băng nhạc. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu:. .   . . Nội dung giảng dạy  Giáo viên giới thiệu bài hát: Cứ vào khoảng đầu tháng 9 là các bạn hs chúng ta lại rôn ràng cho thời điểm đầu năm học, đó là thời điểm chúng ta gặp lại thầy cô, bè bạn, trường lớp sau 2 tháng hè xa cách. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ học một bài hát nói về niềm vui đó, niềm vui khi được tới trường. Đó là bài hát “ Bài ca đi học” . Giáo viên mở băng nhạc mẫu cho học sinh nghe. Giáo viên hát mẫu 2 lần cho HS nghe. Giáo viên chỉ định 2 – 3 HS đọc lời ca của bài hát – sau đó hướng dẫn cả lớp đọc lời ca thứ nhất của bài hát. Giáo viên hướng dẫn HS cách hát bài hát này.Tiếng hành tập hát từng câu. ở mỗi câu GV hát mẫu một lần – GV đàn giai điệu câu hát này 1 lần – sau đó chỉ định 1 HS khác hát lại – sau đó cả lớp cùng hát. Tiến hành tương tự với các câu hát còn lại của lời 1. GV nhắc HS chú ý ngân dài cho đủ phách –.Cả lớp hát lại lời 1, hát theo nhóm, tổ - GV theo dõi sửa sai cho HS.Sau khi các em hs đã hát thuần thục được lời 1, qua tiết 2 gv tiến hành tập lời 2 cho hs. Cách tiến hành giống như tiến hành tập ở lời 1, Sau khi tập thuần thục cả 2 lời GV chỉ định 1 HS khá hát lại bài hát.. Phương pháp dạy  Hs chú ý nghe..  Hs nghe.  Hs thực hiện theo sự hướng dẫn của gv..  Hs tập hát từng câu, tập dần như thế cho tới hết lời 1.. IV.Củng cố, dặn dò: -. Về nhà học thuộc lòng bài hát, cả 2 lời . Duyệt của PTBM. Tuần 5 Tiết: 5. Học hát:“Đếm sao” Nhạc và Lời: Văn Chung.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một ca khúc thiếu nhi mới.  Hs làm quen, hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm.  Máy nghe, băng nhạc. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Gv giới thiệu bài hát:  Mỗi năm cứ tới ngày rằm tháng 8 chúng ta lại đón chào một cái Tết Trung thu. Trong cái Tết này các em hay sử dụng vật gì nhất?  GV đặt câu hỏi để hs trả lời.  Gv nói tiếp: ah đúng rồi đó là lồng đèn, lồng đèn mà chúng ta thấy có đủ mọi hình dáng: chiếc thuyền, con bướm, máy bay….nhưng phổ biến nhất đó là lồng đèn có dạng hình ngôi sao. Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài hát về những “ông sao” này, đó là bài hát “ Đếm sao”.  Giáo viên hát mẫu 2 lần cho HS nghe.  Giáo viên chỉ định 2 – 3 HS đọc lời ca của bài hát – sau đó hướng dẫn cả lớp đọc lời ca thứ nhất của bài hát. Giáo viên hướng dẫn HS cách hát bài hát này. Tiếng hành tập hát từng câu. Gv lằng nghe và chỉnh sửa. Ghép từng 2 câu một lần cho đến hết bài . cả lớp hát cả bài 2 lần, sau đó chia lớp hát theo nhóm (nam, nữ).  Sau khi hát chính xác cao độ giai điệu của bài hát gv hướng dẫn các em hát kết hợp vỗ tay theo phách. Gv lắng nghe và chỉnh sửa. IV.Củng cố, dặn dò: - Về nhà học thuộc lòng bài hát.. Phương pháp dạy  Hs lắng nghe..  Hs trả lời: là lồng đèn..  Hs lắng nghe và hát nhẩm theo..  Hs tập hát cho thuần thục.. Duyệt của PTBM. Tuần 6 Tiết: 6. Ôn bài hát:“Đếm sao” Trò chơi âm nhạc I.Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>  Hs biết thêm một ca khúc thiếu nhi mới.  Hs làm quen với một trò chơi liên quan tới âm nhạc. II.Giáo viên chuẩn bị:.  Đàn organ, đàn và tập đệm.  Máy nghe, băng nhạc . III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu:. .   . . . Nội dung giảng dạy  Ôn bài hát: “ Đếm sao” Cho cả lớp hát lại bài hát một lần sau đó gv tiến hành chỉnh sửa những chỗ hs hát chưa được bằng đàn organ (hoặc có thể hát lại chính xác). Phân nhóm hát luân phiên. Nhóm 1 hát thì nhóm kia chú ý nghe và nhận xét các bạn hát như thế nào ?. Cho hs hát kết hợp với vận động phụ họa. Gv dùng đàn organ đàn những câu hát ngắn cho hs nghe sau đó đặt câu hỏi. Câu hát vừa rồi là câu hát nào? Các em có thể hát lại câu hát được không.  Trò chơi âm nhạc: Gv nói: hôm nay chúng ta cùng làm quen với trò chơi có tên gọi là đếm sao.Gv chi lớp thành 2 nhóm, hướng dẫn các em tham gia vào trò chơi. Gv nói câu dẫn vào trò chơi: “một ông sao sáng , hai ông sao sáng, tôi đố anh chị nào đếm một hơi cho hết từ 1 ông sao sáng tới 10 ông sáng sao”.sau đó bắt đầu từng nhóm thực hiện trò chơi và cho thi đua theo nhóm.. Phương pháp dạy  Hs trình bày..  Hs thực hiện..  Hs lắng nghe và trả lời câu hát.  HS lắng nghe..  HS thực hiện theo yêu cầu của gv.. IV.Củng cố,dặn dò: - Về nhà xem trước bài hát “gà gáy”. Duyệt của PTBM Tuần 7 Tiết: 7. Học hát:“Gà gáy” Dân ca :Cống - Lời mới: Huy Trân. I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một ca khúc thiếu nhi mới.  Hs làm quen, hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca. II.Giáo viên chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Đàn organ, đàn và tập đệm.  Máy nghe, băng nhạc. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy Gv giới thiệu bài hát:. Phương pháp dạy  Hs lắng nghe..  Con gà là một trong rất nhiều hình ảnh quen thuộc gắn bó với nông thôn Việt nam hay nói cụ thể là gắn bó mật thiết với những người nông dân. Mỗi buổi sáng con gà lại cất tiếng gáy của mình gọi mọi người thức giếc ra đồng làm việc. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với 1 bài hát có hình ản con gà của một dân tộc sống ở vùng núi Tây bắc nước ta. Đó là bài hát “Gà gáy” của dân tộc Cống.  Gv mở băng để hs nghe 1 lần..  Hs tập hát..  Gv đàn lại giai điệu của bài hát 1 lần. Chú những chỗ có dấu lặng. Tập từng câu đến khi thuần thục.  Hs hoàn chỉnh bài hát..  Gv đàn giai điệu từng câu.Gv đàn giai điệu từng câu cho hs hát theo. Sau khi hát được 2 câu thì ghép lại hát. Tập tương tự với những câu còn lại. Sau đó ghép và hát hết cả bài. Hoàn chỉnh bài hát. IV.Củng cố, dặn dò: -. Về nhà học thuộc lòng bài hát Duyệt của PTBM Tuần 8 Tiết: 8. Ôn bài hát:“Gà gáy” Dân ca :Cống - Lời mới: Huy Trân I.Mục tiêu:  Hs nắm chắc bài hát đã học.  Hs hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm.  Máy nghe, băng nhạc..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu:. Nội dung giảng dạy  Gv đàn lại giai điệu cả bài 1 lần rồi cho hs hát theo đàn. Gv nghe và chỉnh sửa những chỗ sai. Cho hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách và theo tiết tấu.  Gv đàn giai điệu từng câu cho hs nghe và đoán xem là câu hát nào trong bài sau đó hát lại câu hát đó.  Gv tiến hành kiểm tra miệng một số hs trong lớp, có thể kiểm tra lại cả những bài hát đã được học ở các tiết trước.. Phương pháp dạy  Hs nghe..  Hs thực hiện.  Hs thực hiện..  Trước khi kiểm tra, gv bắt nhịp cho cả lớp hát lại tất cả các bài hát đã được học ở tiết trước để ôn tập lại sau đó mới tiến hành kiểm tra một số em.  Gv hướng dẫn cho hs tiến hành vừa hát vừa vỗ tay theo phách..  Hs thực hiện.. IV.Củng cố, dặn dò: - Cả lớp vừa hát, vừa vỗ tay theo phách. Duyệt của PTBM. Tuần 9 Tiết: 9. Ôn bài hát: “Bài ca đi học - đếm sao - Gà gáy” I.Mục tiêu:  Hs nắm chắc bài hát đã học.  Hs hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca của 3 bài hát. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm.  Máy nghe, băng nhạc. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Gv đàn lại giai điệu cả bài 1 lần rồi cho hs hát theo đàn. Gv nghe và chỉnh sửa những chỗ sai. Cho hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách và theo tiết tấu.. Phương pháp dạy  Hs hát..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>  Gv đàn giai điệu từng câu cho hs nghe và đoán xem là câu hát nào trong bài sau đó hát lại câu hát đó.  Gv tiến hành kiểm tra miệng một số hs trong lớp, có thể kiểm tra lại cả những bài hát đã được học ở các tiết trước. Trước khi kiểm tra, gv bắt nhịp cho cả lớp hát lại tất cả các bài hát đã được học ở tiết trước để ôn tập lại sau đó mới tiến hành kiểm tra một số em.  Gv hướng dẫn cho hs tiến hành vừa hát vừa vỗ tay theo phách. Tiến hành ôn 2 bài hát “đếm sao, gà gáy” tương tự như bài trên..  Hs thực hiện.  Hs hát..  Hs thực hiện.. IV.Củng cố, dặn dò: -. Chỉ định 1-2 hs kiểm tra lấy điểm. Về nhà xem trước bài hát mới. Duyệt của PTBM. Tuần 10 Tiết: 10. Học hát:“Lớp chúng ta đoàn kết” Nhạc và lời: Mộng Lân I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một ca khúc thiếu nhi mới  Hs làm quen, hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm  Máy nghe, băng nhạc III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy Gv giới thiệu bài hát:. Phương pháp dạy  Hs nghe.  Hàng ngày các em đi tới trường, tới lớp được gặp biết bao nhiêu là bạn. Được biết thêm những kiến thức mới, cùng nhau thi đua để đạt được những con điểm tốt. Ns Mộng Lân đã viết bài hát.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> “lớp chúng ta đoàn kết” đề kể về thời đi học của mình.  Gv hát mẫu bài hát, Gv đàn lại giai điệu của bài hát 1 lần. Chú ý những chỗ có dấu lặng. Tập từng câu  Gv đàn giai điệu từng câu.Gv đàn giai điệu từng câu cho hs hát theo. Sau khi hát được 2 câu thì ghép lại hát. Tập tương tự với những câu còn lại. Sau đó ghép và hát hết cả bài. Hoàn chỉnh bài hát..  Hs nghe.  Hs tập hát. IV.Củng cố, dặn dò: -. Về nhà học thuộc lòng bài hát Duyệt của PTBM. Tuần 11 Tiết: 11. Ôn bài hát:“Lớp chúng ta đoàn kết” Nhạc và lời: Mộng Lân. I.Mục tiêu:  Hs nắm chắc bài hát đã học.  Hs hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca. II.Giáo viên chuẩn bị:.  Đàn organ, đàn và tập đệm.  Máy nghe, băng nhạc. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Gv đàn lại giai điệu cả bài 1 lần rồi cho hs hát theo đàn. Gv nghe và chỉnh sửa những chỗ sai. Cho hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách và theo tiết tấu.  Gv đàn giai điệu từng câu cho hs nghe và đoán xem là câu hát nào trong bài sau đó hát lại câu hát đó. Gv tiến hành kiểm tra miệng một số hs trong lớp, có thể kiểm tra lại cả những bài hát đã được học ở các tiết trước. Trước khi kiểm tra, gv bắt. Phương pháp dạy  Hs nghe..  Hs theo dõi..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> nhịp cho cả lớp hát lại tất cả các bài hát đã được học ở tiết trước để ôn tập lại sau đó mới tiến hành kiểm tra một số em.  Gv hướng dẫn cho hs tiến hành vừa hát vừa vỗ tay theo phách..  Hs thực hiện.. IV.Củng cố, dặn dò: - Về nhà ôn tập lại bài hát cho thuần thục. Duyệt của PTBM. Tuần 12 Tiết: 12. Học hát:“Con chim non” Nhạc và lời: Dân ca Pháp I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một ca khúc thiếu nhi mới.  Hs làm quen, hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm.  Máy nghe, băng nhạc. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu:. .  . . Nội dung giảng dạy Gv giới thiệu bài hát:từ lớp 1,2 các con đã làm quen với các bài hát có xuất xứ từ nước ngoài như: đàn gà con… ngày hom nay các con sẽ biết thêm 1 bài hát mới nữa, bài hát viết về một chú chim non bé nhỏ, dễ thương, bây giờ cô trò chúng ta cùng học nào. Gv đàn giới thiệu giai điệu của bài hát, sau đó hát mẫu 1 lần cả bài. Gv chỉ định 1 hs đọc lời ca, cả lớp đọc lời ca.gv theo dõi, nhắc hs đọc cho đúng phần âm thanh của mỗi nhạc cụ. Tiến hành tập từng câu, gv đàn giai điệu mỗi câu 2 lần rồi hướng dẫn cho hs hát theo đàn. Gv theo dõi, nhắc hs hát rõ ràng, phát âm gọn gang. Sau khi tập từng câu đã chính xác, tiến hành nối hết cả bài. Gv bắt nhịp để hs hát toàn bài 2 lần theo nhạc.. Phương pháp dạy  Hs nghe.  Hs nghe..  Hs đọc lời ca..  Hs tập hát..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>  Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.  Gv hướng dẫn hs hát theo từng nhóm, một bên hát, một bên gõ..  Hs thực hiện.. IV.Củng cố, dặn dò: - Về nhà học thuộc lòng bài hát. - Các em tự tìm một vài động tác minh họa bài hát. Duyệt của PTBM. Tuần 13 Tiết: 13. Ôn bài hát:“Con chim non” Nhạc :Pháp. I.Mục tiêu:  Hs nắm chắc bài hát đã học.  Hs hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm. Máy nghe, băng nhạc.  III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Gv đàn lại giai điệu cả bài 1 lần rồi cho hs hát theo đàn. Gv nghe và chỉnh sửa những chỗ sai. Cho hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách và theo tiết tấu.  Gv đàn giai điệu từng câu cho hs nghe và đoán xem là câu hát nào trong bài sau đó hát lại câu hát đó.  Gv tiến hành kiểm tra miệng một số hs trong lớp, có thể kiểm tra lại cả những bài hát đã được học ở các tiết trước. Trước khi kiểm tra, gv bắt nhịp cho cả lớp hát lại tất cả các bài hát đã được học ở tiết trước để ôn tập lại sau đó mới tiến hành kiểm tra một số em.  Gv hướng dẫn cho hs tiến hành vừa hát vừa vỗ tay theo phách.. Phương pháp dạy  Hs nghe..  Hs theo dõi..  Hs thực hiện.  Hs thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> IV.Củng cố, dặn dò: -. Về nhà ôn tập lại bài hát cho thuần thục. Duyệt của PTBM. Tuần 14,15 Tiết: 14,15. Học hát: “Ngày mùa vui” Dân ca: Thái - Lời mới: Hoàng Lân I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một ca khúc thiếu nhi mới  Hs làm quen, hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm  Máy nghe, băng nhạc III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu:. . . .  . Nội dung giảng dạy Gv giới thiệu bài hát: nước Việt Nam của chúng ta là một nước nông nghiệp với nhiều kinh nghiệm trồng lúa lâu đời, cứ đến mùa thu hoạch lúa thì bà con nông dân lại vui mừng gánh lúa về nhà. Hôm nay các con sẽ được học một bài hát nói về niềm vui đó. Gv đàn giới thiệu giai điệu của bài hát, sau đó hát mẫu 1 lần cả bài. Gv chỉ định 1 hs đọc lời ca, cả lớp đọc lời ca.gv theo dõi, nhắc hs đọc cho đúng phần âm thanh của mỗi nhạc cụ. Tiến hành tập từng câu, gv đàn giai điệu mỗi câu 2 lần rồi hướng dẫn cho hs hát theo đàn. Gv theo dõi, nhắc hs hát rõ ràng, phát âm gọn gang. Sau khi tập từng câu đã chính xác, tiến hành nối hết cả bài. Gv bắt nhịp để hs hát toàn bài 2 lần theo nhạc. Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Gv hướng dẫn hs hát theo từng nhóm, một bên hát, một bên gõ.. Phương pháp dạy  Hs nghe..  Hs nghe..  Hs đọc lời ca.  Hs tập hát.  Hs thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> IV.Củng cố, dặn dò: -. Về nhà học thuộc lòng bài hát. Duyệt của PTBM. Tuần 16 Tiết: 16. Kể chuyện âm nhạc: “Cá Heo và âm nhạc” Giới thiệu tên nốt nhạc I.Mục tiêu:  Giới thiệu cho hs biết mối liên hệ của âm nhạc.  Hs làm quen với vị trí, tên gọi của 7 nốt nhạc. II.Giáo viên chuẩn bị:  Kể thành thạo câu chuyện.  Nghiên cứu cách cho hs làm quen với vị trí của 7 nốt nhạc. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Kể chuyện âm nhạc:Cá Heo với âm nhạc  Gv kể chuyện cho hs nghe  Sau khi kể xong câu chuyện, gv tóm tắt- nhắc nhở các em ý nghĩa mà câu chuyện muốn nói đến, âm nhạc- bản tân nó luôn mang sức mạnh kì diệu- không chỉ tác động đến con người mà còn đối với cả loải vật, vì vậy các em nên tìm hiểu và học thật nhiều bài hát để làm phong phú hơn cuộc sống của bản thân.  Giới thiệu tên nốt nhạc  Gv hướng dẫn cho hs quy tắc vị trí của 7 nốt nhạc dựa vào bàn tay. Gv làm mẫu, chỉ cho hs thấy cách nhớ vị trí, tên gọi của mỗi nốt trên khuông nhạc (xem 5 ngón tay như 5 dòng kẻ có trên khuông nhạc).  Gv chỉ định 7 hs lên bảng, mỗi em sẽ tương ứng với tên của mỗi nốt nhạc, hướng dẫn cho cả lớp thuộc tên.. Phương pháp dạy  Hs nghe.  Hs chú ý..  Hs chú ý, theo dõi  Hs theo dõi, thực hiện. IV.Củng cố, dặn dò: - Cả lớp hát lại 1 lượt các bài hát đã học. - Các em tự tập xác định tên nốt nhạc. Duyệt của PTBM.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tuần 17,18 Tiết: 17,18. Tập biểu diễn một vài bài hát đã học I.Mục tiêu:  Hs tập biểu diễn để rèn luyện tính tự tin.  Ôn lại các bài hát đã học chuẩn bị thi HK 1. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ.  Máy nghe, băng nhạc. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy. Phương pháp dạy.  Gv hỏi các hs  Từ đầu năm học tới giờ đã được học bao nhiêu bài hát, hãy kể tên.  Cho cả lớp hát lại lần lượt từng bài. Cho hát theo từng nhóm, tổ, vừa hát vừa kết hợp vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca.  Gv tổ chức cho từng nhóm hoặc cá nhân biểu diễn trước lớp. Thành lập “BGK” hs để chấm điểm, nhận xét.  Khi biểu diễn, gv động viên hs sáng tạo các động tác phụ họa theo từng bài.  Gv nhận xét, chỉnh sửa sau từng bài hát..  Hs kể tên: bài ca đi học, đếm sao, gà gáy, con chim non, lớp chúng ta đoàn kết, ngày mùa vui.  Hs thực hiện.  Hs biểu diễn..  Hs chú ý.. IV.Củng cố, dặn dò: -. Cho hs hát một vài bài hát. Duyệt của PTBM.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tuần 19, 20 Tiết: 19, 20. Học hát: “Em yêu trường em” Nhạc và lời: Hoàng Vân I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một ca khúc thiếu nhi mới  Hs làm quen, hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm  Máy nghe, băng nhạc III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy. Phương pháp dạy.  Gv giới thiệu  Mỗi người từ nhỏ cho đến lúa lớn đếu phải trải qua khoảng thời gian đi học và đều mang trong lòng hình ảnh của một ngôi trường với biết bao bạn bè, thầy cô, với những kỉ niệm của tuổi học trò.Hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với bài hát “em yêu trường em”.  Gv đàn giới thiệu giai điệu của bài hát, sau đó hát mẫu 1 lần cả bài.  Gv chỉ định 1 hs đọc lời ca, cả lớp đọc lời ca.gv theo dõi, nhắc hs đọc cho đúng phần âm thanh của mỗi nhạc cụ. Tiến hành tập từng câu, gv đàn giai điệu mỗi câu 2 lần rồi hướng dẫn cho hs hát theo đàn.  Gv theo dõi, nhắc hs hát rõ ràng, phát âm gọn gàng. Sau khi tập từng câu đã chính xác, tiến hành nối hết cả bài. Gv bắt nhịp để hs hát toàn bài 2 lần theo nhạc.  Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca  Gv hướng dẫn hs hát theo từng nhóm, một bên hát, một bên gõ..   Hs nghe  Hs nghe  Hs đọc lời ca.  Hs tập hát  Hs thực hiện. IV.Củng cố, dặn dò: - Về nhà học thuộc lòng bài hát Duyệt của PTBM. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 21 Tiết: 21.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Học hát: “Cùng múa hát dưới trăng” Nhạc và lời: Hoàng Lân I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một ca khúc thiếu nhi mới  Hs làm quen, hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm  Máy nghe, băng nhạc III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu:. . .  . .  . Nội dung giảng dạy -Gv đặt câu hỏi:Ở các tiết trước, các em đã được học những bài hát nào. Em nào có thể nhắc lại tên một số bài hát cho các bạn nhớ -Gv giới thiệu: Ban ngày mặt đất được chiếu sáng bởi mặt trời, còn khi đêm về bầu trời lại được cái gì thắp sáng.Hôm nay các em sẽ được làm quen với 1 bài hát mới, đó là bài “ cùng múa hát dưới trăng”. Gv đàn giới thiệu giai điệu của bài hát, sau đó hát mẫu 1 lần cả bài. Gv chỉ định 1 hs đọc lời ca, cả lớp đọc lời ca.gv theo dõi, nhắc hs đọc cho đúng phần âm thanh của mỗi nhạc cụ. Tiến hành tập từng câu, gv đàn giai điệu mỗi câu 2 lần rồi hướng dẫn cho hs hát theo đàn. Gv theo dõi, nhắc hs hát rõ ràng, phát âm gọn gang. Sau khi tập từng câu đã chính xác, tiến hành nối hết cả bài. Gv bắt nhịp để hs hát toàn bài 2 lần theo nhạc. Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Gv hướng dẫn hs hát theo từng nhóm, một bên hát, một bên gõ.. Phương pháp dạy  Hs nghe, trả lời..  Hs nghe.  Hs đọc lời ca.  Hs tập hát..  Hs thực hiện.. IV.Củng cố, dặn dò: -Về nhà học thuộc lòng bài hát. Duyệt của PTBM. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 22 Tiết: 22. Ôn tập bài hát: “C ùng m úa hát d ưới trăng ” Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> I.. Mục tiêu:  Hs hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca  Hs nhận biết được khuông nhạc và khóa son. II. III.. Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm  Máy nghe, băng nhạc Các hoạt động dạy, học chủ yếu:.  Nội dung giảng dạy  Ôn tập bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng”  Gv mở máy cho hs nghe lại bài hát 1 lần. Cả lớp hát lại 2 lần.  Gv chia lớp thành nhiều nhóm tổ chức cho các em hát thi với nhau.  Gv hướng dẫn hs một số động tác phụ họa. Sau đó cho từng nhóm hs biểu diễn thi đua với nhau  Cả lớp biểu diễn bài hát kết hợp phụ họa 2 lần.  Giới thiệu về khuông nhạc và khoá Son  Gv giới thiệu:  Các em đã thấy ở bất kì bài hát nào có trong tập bài hát lớp 3 đều có phần dòng kẻ đi kèm với nốt nhạc, lời ca. Vậy thì em nào có thể giúp cô gọi tên những dòng kẻ đó là gì không?  Ở đầu mỗi khuông nhạc chúng ta đều thấy có một kí hiệu rất đẹp, vậy thì kí hiệu đó được gọi là gì?  Gv vẽ hình lên bảng, hướng dẫn cách vẽ cho hs theo dõi . Sau đó hướng dẫn thật cụ thể cho hs đặc điểm của khuông nhạc và khoá Son và tác dụng của nó đối với khuông nhạc. IV. Củng cố, dặn dò: -Gọi vài em hs hát lại bài hát - Đặt câu hỏi về kí hiệu âm nhạc cho hs thi đua trả lời..  Phương pháp dạy   Hs nghe  Hs thực hiện  Hs trả lời:  Phần dòng kẻ được gọi là khuông nhạc..  Là khoá nhạc và là khoá Son  Hs chú ý theo dõi. Duyệt của PTBM Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 23 Tiết: 23. Giới thiệu một số hình nốt nhạc Bài đọc thêm: Du Bá Nha-Chung Tử Kì I.Mục tiêu:  Hs nhận biết được một số hình nốt nhạc.  Hs biết thêm một câu chuyện ý nghĩa về tình bạn. II.Giáo viên chuẩn bị:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>  Dùng giấy cắt một số loại hình nốt.  Nội dung câu chuyện. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy Giới thiệu một số hình nốt nhạc. Phương pháp dạy.  Gv giới thiệu: để ghi chép độ dài ngắn của âm thanh người ta dùng kí hiệu các hình nốt..  Hs nghe..  Gv giới thiệu một số loại hình nốt: nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép, lặng đen, lặng đơn.  Gv hướng dẫn cho hs cách viết các loại hình nốt, đặc điểm của từng loại..  Hs chú ý.. Bài đọc thêm: Du Bá Nha- Chung Tử Kì -Gv kể cho hs nghe câu chuyện về Du Bá Nha và Chung Tử Kì, sau đó đặt câu hỏi cho hs trả lời..  Hs trả lời:. + Vì sao Bá Nha và Tử Kì kết thành đôi bạn? +Vì sao Bá Nha đập cây đàn và thề không đánh đàn -.  -Hs chú ý.. Gv nhận xét câu trả lời của hs và bổ sung thêm một số ý chính.. IV.Củng cố, dặn dò: - Gv gọi vài hs lên xem một số loại hình nốt và gọi tên. Duyệt của PTBM. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 24 Tiết: 24. Ôn tập 2 bài hát: “Em yêu trường em, cùng múa hát dưới trăng” Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông I.Mục tiêu:  Hs hát đúng giai điệu và lời ca .  Hs gọi được tên nốt nhạc..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ.  Một số hình nốt nhạc bằng giấy. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Ôn tập 2 bài hát  Gv mở máy cho hs nghe lại 2 bài hát. Cả lớp hát lại 2 lần.  Gv chia lớp thành nhiều nhóm tổ chức cho các em hát thi với nhau.  *Ôn bài hát em yêu trường em:  Chia lớp thành nhiều nhóm hát thi với nhau.  Chia lớp thành nhiều nhóm hát luân phiên nhau.  *Ôn bài hát cùng múa hát dưới trăng:  Hường dẫn hs vừa hát vừa tập gõ đệm theo nhịp 3.  Cho hs vừa hát vừa nhún chân, nghiêng sang phải- trái nhịp nhàng theo nhịp 3.  Tập nhận biết tên nốt nhạc trên khuông  Gv hướng dẫn hs luyện tập ghi nhớ cách gọi tên nốt nhạc tên khuông cùng với hình nốt. Phương pháp dạy  Hs nghe..  Hs thực hiện.  Hs thực hiện..  Hs theo dõi, chú ý..  Hướng dẫn hs trò chơi gắn nốt nhạc trên khuông nhạc.  Hs chú ý, làm theo.. -. IV.Củng cố, dặn dò: Gọi một số hs lên xác định tên nốt. Bắt nhịp để cả lớp hát lại bài hát. Duyệt của PTBM. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 25 Tiết: 25. Học hát: “Chị ong Nâu và em bé” Nhạc và lời: Tân Huyền I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một bài hát thiếu nhi.  Hs hát đúng giai điệu và lời ca. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ.  Đàn và tập đệm. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Gv giới thiệu: Bài hát hôm nay chúng ta học là bài hát kể. Phương pháp dạy  Hs nghe..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> về một chị ong nâu chăm chỉ làm việc và những lời nói hết sức dễ thương của một em nhỏ. Đó là bài hát Chị ong Nâu và em bé của nhạc sĩ Tân Huyền.  Gv đàn giới thiệu giai điệu của bài hát, sau đó hát mẫu 1 lần cả bài..  Hs nghe..  Gv chỉ định 1 hs đọc lời ca, cả lớp đọc lời ca.gv theo dõi. Tiến hành tập từng câu, gv đàn giai điệu mỗi câu 2 lần rồi hướng dẫn cho hs hát theo đàn..  Hs đọc lời ca..  Gv theo dõi, nhắc hs hát rõ ràng, phát âm gọn gàng. Sau khi tập từng câu đã chính xác, tiến hành nối hết cả bài. Gv bắt nhịp để hs hát toàn bài 2 lần theo nhạc..  Hs tập hát.  Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca..  Hs thực hiện..  Gv hướng dẫn hs hát theo từng nhóm, một bên hát, một bên gõ. IV.Củng cố, dặn dò: -Gọi một vài hs lên hát lại bài hát. Duyệt của PTBM. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 26 Tiết: 26. Ôn bài hát: “Chị ong Nâu và em bé” Nghe nhạc I.Mục tiêu:  Hs được nghe thêm một số ca khúc thiếu nhi.  Hs hát đúng giai điệu và lời ca II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ.  Đàn và tập đệm. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Ôn tập bài hát “ Chị Ong Nâu và em bé”  Gv mở máy cho hs nghe lại bài hát 1 lần. Cả lớp hát lại 2 lần.  Gv chia lớp thành nhiều nhóm tổ chức cho các em hát thi với nhau.. Phương pháp dạy  Hs nghe.  Hs thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(20)</span>  Gv hướng dẫn hs một số động tác phụ họa. Sau đó cho từng nhóm hs biểu diễn thi đua với nhau  Cả lớp biểu diễn bài hát kết hợp phụ họa 2 lần.  Nghe nhạc  Gv giới thiệu: ngoài những ca khúc các em được học trong tập bài hát lớp 3, chúng ta còn có một kho tàng những ca khúc thiếu nhi rất đa dạng về nội dung, hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em thêm 2 bài hát nữa, các em cùng lắng nghe nhé.  Ca khúc đầu tiên là một bài hát của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, bài hát mà cô nghĩ nhiều bạn trong lớp mình đã được nghe qua rồi- bài hát “Cho con”.  -Bài hát thứ hai là một bài hát hết sức dễ thương với giai điệu vui tươi, hồn nhiên- bài hát “Những ước mơ”- một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.  Gv hát 2 bài hát.  Sau khi hát xong giáo viên yêu cầu hs nêu lên nội dung của 2 bài hát..  Hs lắng nghe..  Hs theo dõi..  Hs lắng nghe.  Hs trả lời.. IV.Củng cố, dặn dò: -Cả lớp hát lại bài hát. -Hướng dẫn các em về nhà nghe thêm nhiều ca khúc thiếu nhi. Duyệt của PTBM Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 27 Tiết: 27. Học hát: “Tiếng hát bạn bè mình” Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một bài hát thiếu nhi.  Hs biết hát đúng giai điệu và biết vỗ tay theo tiết tấu, lời ca  GD ĐĐHCM. Mức độ: liên hệ. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ.  Đàn và tập đệm. III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy. Phương pháp dạy.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>  Gv giới thiệu: tuổi thơ ở đâu cũng muốn được sống trong cảnh hòa bình, no ấm, yên vui, nhạc sĩ Lê Hoàng Minh đã thay lời các em nhỏ để viết nên ca khúc “Tiếng hát bạn bè mình”.  Gv đàn giới thiệu giai điệu của bài hát, sau đó hát mẫu 1 lần cả bài..  Hs nghe..  Hs nghe..  Gv chỉ định 1 hs đọc lời ca, cả lớp đọc lời ca.gv theo dõi. Tiến hành tập từng câu, gv đàn giai điệu mỗi câu 2 lần rồi hướng dẫn cho hs hát theo đàn..  Hs đọc lời ca..  Gv theo dõi, nhắc hs hát rõ ràng, phát âm gọn gàng. Sau khi tập từng câu đã chính xác, tiến hành nối hết cả bài. Gv bắt nhịp để hs hát toàn bài 2 lần theo nhạc..  Hs tập hát..  GD ĐĐHCM: giáo dục hs biết yêu thương bạn bè, luôn mơ ước một thế giới hòa bình, thương yêu con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh.  Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.  Gv cho hs đứng hát nhún chân nhịp nhàng..  Hs thực hiện.. IV.Củng cố, dặn dò: -Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát. -Hướng dẫn các em về nhà có thể tự tập một số động tác phụ họa. Duyệt của PTBM Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 28 Tiết: 28. Ôn tập bài hát: “Tiếng Hát Bạn Bè Mình” Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa son V.. Mục tiêu:  Hs hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca  Hs biết kẻ khuông nhạc,viết đúng khóa son. VI. VII.. Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm  Máy nghe, băng nhạc Các hoạt động dạy, học chủ yếu:. Nội dung giảng dạy  Ôn tập bài hát “ Tiếng hát bạn bè mình”  Gv mở máy cho hs nghe lại bài hát 1 lần. Cả lớp hát lại 2 lần.. Phương pháp dạy.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>  Gv chia lớp thành 2 nhóm, hướng dẫn luyện tập theo nhóm vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.  Gv hướng dẫn hs một số động tác phụ họa.  Câu 1-2: Chân bẻ sang phãi đồng thời 2 tay hướng về phía trước quay người sang phải rồi sang trái. Sau đó lặp lại động tác nhưng đổi hướng.  câu 3- 4: Hai tay giang 2 bên, động tác chim vỗ cánh bay, chân nhún nhịp nhàng.  Câu 5-6: Hai hs xoay mặt đối diện nhau, vỗ tay, nghiêng sang phải, sang trái chân nhún theo nhịp 2.  Câu 7-8: Hai hs nắm tay nhau đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc bằng cổ tay.  Cả lớp biểu diễn bài hát kết hợp phụ họa 2 lần.  Tập kẻ khuông nhạc, viết khóa son.  Gv giới thiệu: các dòng kẻ cách đều không quá rộng. Khóa son đặt ở đầu khuông nhạc  Gv vẽ hình lên bảng, hướng dẫn cách vẽ cho hs theo dõi và tập vẽ theo. Sau đó cho thi đua vẽ theo nhóm..  Hs nghe.  Hs thực hiện  Hs thực hiện  Hs nghe. VIII. Củng cố, dặn dò: -Cả lớp biểu diễn lại bài hát 1 lần- có kết hợp phụ họa. Duyệt của PTBM Ngày soạn:. Ngày dạy: Tuần 29 Tiết: 29. Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc I.Mục tiêu:  Hs nhớ tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông.  Hs tập viết nốt trên khuông.. II.Giáo viên chuẩn bị:  Bảng kẻ khuông nhạc.  Tổ chức trò chơi. IIICác hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt:  Gv giới thiệu : ở tiết trước các em đã làm quen với khuông nhạc và khóa Sol. Ở tiết học này các em sẽ tập viết các nốt nhạc trên khuông.  Gv yêu cầu hs đọc tên 7 nốt nhạc theo thứ tự trên. Phương pháp dạy  Hs nghe.  Hs thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(23)</span>       .    -. khuông nhạc Gv nhắc lại khuông nhạc bàn tay. Gv hỏi: Nốt nhạc ở dòng 1 (ngón út) là nốt gì? Nốt nhạc ở dòng 2 (ngón đeo nhẫn) là nốt gì? Thực hiện câu hỏi tương tự với các nốt nhạc còn lại. Gv giơ bàn tay, nhắc lại vị trí các nốt nhạc có trên bàn tay, hs làm theo Gv gọi một số hs lên trước lớp dung “ khuông nhạc bàn tay” để đố các bạn. Gv viết một vài nốt nhạc trên khuông lên bảng, yêu cầu hs nhận xét là nốt gì? Tập viết nốt nhạc trên khuông Gv đọc tên nốt, hình nốt cho hs tự viết vào bảng con. Gv chú ý, hướng dẫn hs sửa sai những chỗ sai..  Hs trả lời. Nốt mi. Nốt son..  Hs thực hiện.  Hs thực hiện.. IV.Củng cố, dặn dò: Gọi môt vài hs nhắc lại vị trí các nốt nhạc trong lòng bàn tay. Duyệt của PTB. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 30 Tiết: 30. Kể chuyện âm nhạc: “chàng Óoc phê và cây đàn Lia” Nghe nhạc I.Mục tiêu:  Hs biết thêm một chuyện thần thoại Hy lạp về âm nhạc.  Hs tập viết nốt trên khuông nhạc.. II.Giáo viên chuẩn bị:  Nội dung câu chuyện.  Một ca khúc thiếu nhi. IIICác hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy Kể chuyện âm nhạc. Phương pháp dạy.  Gv đọc chậm và diễn cảm câu chuyện..  Hs nghe..  Gv đặt câu hỏi cho hs trả lời:.  Hs trả lời:. -Tiếng đàn của chàng ooc phê hay như thế nào? -Vì sao chàng Ooc phê cảm hóa được lão lái đò và.  -Suối ngừng chảy, chim ngừng hót, lá ngừng rơi..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Diêm vương?. o -Vì tiếng đàn của anh đã làm họ xúc động..  Sau khi hs trả lời, giáo viên nhận xét và tóm tắt. Nghe nhạc.  Gv giới thiệu cho hs biết thêm 2 bài hát có trong phần phụ lục của sgk âm nhạc là bài sen hồng và bài mèo đi câu cá.  Gv hát 2 bài cho hs nghe, sau đó hướng dẫn cho hs cách hát 2 bài cho hs tập..  Hs chú ý.  Hs thực hiện.. IV.Củng cố, dặn dò: -Về nhà, các em tự tìm hiểu và nghe thêm một số ca khúc thiếu nhi Việt Nam. Duyệt của PTBM Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 31 Tiết: 31. Ôn tập bài hát: “Chị Ong Nâu và em bé-Tiếng Hát Bạn Bè Mình” Ôn tập các nốt nhạ IMục tiêu:  Hs hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca.  Hs viết đúng các nốt nhạc. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm  Máy nghe, băng nhạc III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu:.     .   . Nội dung giảng dạy Ôn tập bài hát “ Tiếng hát bạn bè mình” Gv mở máy cho hs nghe lại bài hát 1 lần. Cả lớp hát lại 2 lần. Gv chia lớp thành 2 nhóm, hướng dẫn luyện tập theo nhóm vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Gv hướng dẫn hs một số động tác phụ họa. Câu 1-2: Chân bẻ sang phãi đồng thời 2 tay hướng về phía trước quay người sang phải rồi sang trái. Sau đó lặp lại động tác nhưng đổi hướng. câu 3- 4: Hai tay giang 2 bên, động tác chim vỗ cánh bay, chân nhún nhịp nhàng. Câu 5-6: Hai hs xoay mặt đối diện nhau, vỗ tay, nghiêng sang phải, sang trái chân nhún theo nhịp 2. Câu 7-8: Hai hs nắm tay nhau đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc bằng cổ tay.. Phương pháp dạy  Hs nghe.  Hs thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(25)</span>  Cả lớp biểu diễn bài hát kết hợp phụ họa 2 lần. o Ôn tập nốt nhạc.  Gv nhắc lại một số hình nốt cho hs nhớ.  Gv kẻ lên bảng 2 bài tập, yêu cầu hs nhận biết, viết một số nốt nhạc.  -Bài 1:.  Hs thực hiệ.  Hs nghe..  -Bài 2:gv kẻ khuông nhạc và đọc tên nốt cho hs ghi lên khuông.  Gv kiểm tra và nhận xét bài làm của hs sau đó rút ra phần kết luận. IV.Củng cố, dặn dò: -Gọi một vài hs lên hát lại bài hát..  Hs thực hiện.. Duyệt của PTBM Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 32 Tiết: 32. Học hát: Dành cho địa phương tự chọn IMục tiêu:  Hs hát đúng giai điệu và học thuộc được lời ca.  Hs biết thêm một ca khúc thiếu nhi mới nằm ngoài chương trình. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm  Máy nghe, băng nhạc III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Gv giới thiệu: từ đầu năm học tới giờ các em đã được học rất nhiều bài hát trong chương trình học chính thức, hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một bài hát khác, ngoài chương trình. Đó là bài hát “ Mèo đi câu cá”.  Gv đàn giới thiệu giai điệu của bài hát, sau đó hát mẫu 1 lần cả bài.. Phương pháp dạy  Hs nghe..  Hs nghe..  Gv chỉ định 1 hs đọc lời ca, cả lớp đọc lời ca.gv theo dõi. Tiến hành tập từng câu, gv đàn giai điệu mỗi câu 2 lần rồi hướng dẫn cho hs hát theo đàn..  Hs đọc lời ca..  Gv theo dõi, nhắc hs hát rõ ràng, phát âm gọn gàng. Sau khi tập từng câu đã chính xác, tiến hành nối hết cả bài..  Hs tập hát..  Gv nhắc hs chú ý bài hát này có 2 lời. Gv bắt nhịp để hs hát toàn bài 2 lần theo nhạc..

<span class='text_page_counter'>(26)</span>  Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.  Hs thực hiện..  Gv cho hs đứng hát nhún chân nhịp nhàng.. IV.Củng cố, dặn dò: - Gv chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ hát luân phiên. Duyệt của PTBM. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 33,34,35 Tiết: 33,34,35. Ôn tập và tập biểu diễn các bài hát đã học IMục tiêu:  Hs nêu tên được tất cả các bài hát đã học.  Hs hát đúng giai điệu và học thuộc lời ca. II.Giáo viên chuẩn bị:  Đàn organ, đàn và tập đệm  Máy nghe, băng nhạc III.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Nội dung giảng dạy  Gv yêu cầu hs kể tên những bài hát đã học trong năm học.. Phương pháp dạy  Hs trả lời: bài ca đi học, đếm sao, gà gáy, lớp chúng ta đoàn kết,con chim non, ngày mùa vui,em yêu trường em,cùng múa hát dưới trăng, chị ong Nâu và em bé, tiếng hát bạn bè mình..  Gv dùng đàn đệm cho hs hát lại toàn bộ những bài hát đã học- khi đệm giáo viên sẽ đàn theo tốc độ nhanh dần..  Hs biểu diễn..  Sau khi hs đã hát ôn qua một lượt tất cả các bài hát, giáo viên nhắc các em vừa hát vừa kết hợp vỗ tay theo nhịp của từng bài..  Hs biểu diễn..

<span class='text_page_counter'>(27)</span>  Gv chia lớp thành nhiều nhóm, tổ chức cho các nhóm hát thi với nhau..  Hs thực hiện. IV.Củng cố, dặn dò: -Kiểm tra học sinh theo nhóm. Duyệt của PTBM.

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×