Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) kinh nghiệm sắp xếp khoa học hợp lý và sử dụng triệt để thiết bị dạy học hiện có ở trường THCS lộc tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.57 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

Nội dung
Mục lục
I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
II. Nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề
3. Biện pháp thực hiện
3.1. Những căn cứ
3.2. Các biện pháp
3.3. Lập sổ ghi tên thiết bị theo môn và khối
4. Hiệu quả
III. Kết luận
IV. Hình ảnh minh họa
V. Tài liệu tham khảo:

Trang
1
2
3
3
3
3
3
4
5
5


6
9
11
13
15
18

I. MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài

1


Như chúng ta đã biết để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ
xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục
đích này và theo đó cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho phương pháp
dạy học cũng ra đời và phát triển.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2020 Đảng ta đã
chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục nước ta: “ Giáo dục là quốc
sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng là nguồn nhân lực chất lượng cao,
là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững...” Trong các hoạt động ở nhà trường phổ thơng, thì hoạt
động giảng dạy và học tập là hoạt động quan trọng nhất giữ vị trí trung tâm
trong việc quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Để đạt được mục tiêu
giáo dục, việc sử dụng thiết bị dạy học trong các nhà trường đang là vấn đề hết
sức quan trọng, đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm đặc
biệt. Trong giáo dục người thầy là nhân tố góp phần quyết định kết quả đào tạo
của nhà trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì thiết bị dạy học là điều kiện
thực hiện nguyên lý giáo dục “ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực

tiễn”. Trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thơng thì đổi mới phương pháp
dạy học được coi là yếu tố quyết định. Trong đó thiết bị dạy học là tiền đề đổi
mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ lý thuyết, tạo điều kiện cho học
sinh có cơ hội chủ động lĩnh hội tri thức.
Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh
tế xã hội vĩ mơ, cịn sách giáo khoa và thiết bị dạy học phụ thuộc vào mục tiêu
kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu tác động của cuộc sống xã hội đương thời.
Ngày nay khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến bộ vượt bậc thì sự tiến
bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của
nhà trường.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai trị hỗ trợ tích cực cho q trình
dạy và học. Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được
q trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự
vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của
người dạy một cách tích cực. Như vậy thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp mới
triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Nên cơ sở vật chất
và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng
có thể là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận
thức.
Hiện nay cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được xem như một trong những điều
kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, sự phát trển nhanh
chóng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư
phạm to lớn trong quá trình dạy học và việc giảng dạy có hiệu quả. Các phương
tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học.
Để đạt được mục tiêu nêu trên trong thực tế các trường trung học cơ sở nói
chung và trường trung học cơ sở Lộc Tân nói riêng thì vấn đề cơ sở vật chất đã
2


được quan tâm, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ và đồng bộ. Song cũng còn

nhiều bất cập và khó khăn đặt ra, cần phải có những giải pháp cụ thể để các nhà
trường làm tốt hơn nữa công tác quản lý, tổ chức bảo quản sắp đặt các thiết bị
dạy học hợp lý đồng thời phát huy có hiệu quả về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
hiện có ở các nhà trường chính là lý do tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức
bảo quản sắp xếp khoa học, hợp lý để sử dụng triệt để thiết bị dạy học hiện có
ở Trường THCS”
2- Mục đích nghiên cứu : Làm rõ thực trạng việc quản lý, sắp xếp hợp lý và sử
dụng thiết bị dạy học hiện có ở trường trung học cơ sở, nêu rõ nguyên nhân tồn
tại và đề ra một số nguyên tắc, giải pháp trong công tác quản lý thiết bị dạy học
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường trung
học cơ sở.
3-Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác bảo quản, khai thác và tổ chức sử
dụng thiết bị dạy học ở trường THCS Lộc Tân.
Chỉ ra những giải pháp quản lý, việc sắp xếp thiết bị dạy học khoa học hợp lý,
xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học và phân loại đặc điểm cách thức sử
dụng các loại hình thiết bị dạy hoc theo từng môn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vật chất cần thiết để giáo viên và học sinh
tiến hành và tổ chức hợp lý có hiệu quả chương trình giáo dục nhằm đạt được
mục tiêu giáo dục.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có tính phong phú, đa dạng, phức tạp cả
về loại hình, cấu trúc, đòi hỏi cao về điều kiện bảo quản và sử dụng.
- Cơ sở vật chất của nhà trường là một bộ phận cấu thành phương pháp tổ
chức giáo dục. Sự phát triển giáo dục có thể đánh giá thơng qua trang thiết bị và
việc sử dụng chúng trong quá trình học tập, giảng dạy như thế nào.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là thành tố quan trọng đảm bảo phương
pháp, chất lượng dạy và học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung,
phương pháp và phương diện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Nó là phương
tiện, là đối tượng, là tiền đề của nhận thức.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng cho việc đổi mới và
cải tiến phương pháp dạy học.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho phép giáo viên tăng khối lượng kiến
thức giảm thời gian đáng kể cho những đơn vị kiến thức, tạo ra sự lôi cuốn và
hứng thú trong việc học tập của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
cho cả người học lẫn người dạy.
-Yêu cầu xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công tác
xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Nâng cao trình độ lý luận nhận thức và hiểu biết về công tác cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học cho cán bộ giáo viên.

3


- Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng, bảo
quản và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Quy định về việc đưa trang thiết bị vào sử dụng trong các giờ học. Xây
dựng nề nếp dạy và học theo hướng kết hợp học thông qua thực nghiệm.
-Thường xuyên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học.
- Quản lý thiết bị dạy học chặt chẽ, hợp lý và khoa học.
-Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giáo viên giảng
dạy và học tập của học sinh, mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho
nên có thể tốt, xấu, hư hỏng, mất mát hoặc giảm chất lượng. Do vậy việc bảo
quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học là yêu cầu cần thiết.
- Thường xuyên làm đồ dùng dạy học và động viên mọi thành viên của tập
thể sư phạm tham gia xây dựng, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
*Trong các năm học trước
- Giáo viên chủ yếu dạy theo lối thầy chủ động truyền thụ kiến thức, trò bị động
nắm bắt kiến thức, nên việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp cịn ít, nếu có chỉ

xảy ra ở các mơn Hóa, mơn Sinh với các dụng cụ thí nghiệm hoặc ở các mơn
Sử, Địa với các bản đồ, lược đồ hoặc chỉ có bảng phụ mà thơi. Cá biệt cịn có
những giáo viên khơng biết tên thiết bị dạy học, không biết cách sử dụng.
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn đang thiếu nhiều, thiết bị dạy học chưa đủ
để đáp ứng được việc dạy của thầy và việc học của trò, phòng học bộ mơn chưa
có, nhân viên văn phịng làm cơng tác kiêm nhiệm quản lí ln phịng thiết bị thí
nghiệm. Cơng tác bảo quản thiết bị dạy học bị lơ là, bng lỏng dẫn tới tình
trạng thiết bị hư hỏng xuống cấp, nếu cịn thì cũng khơng sử dụng được. Cán bộ
quản lý chưa thực sự coi trọng việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học trong
mỗi tiết học. Chính vì vậy trong mỗi tiết học chưa phát huy được tính tích cực,
tính chủ động sáng tạo của học sinh nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục của trường.
* Trong các năm học gần đây :
Ngành giáo dục đào tạo tiến hành đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học bắt buộc mọi giáo viên lên lớp phải sử dụng thiết bị dạy học, các trường
phải xây dựng phịng thiết bị thí nghiệm, phịng học bộ mơn. Điều đó đã làm cho
cán bộ quản lý các trường gặp nhiều lúng túng, chưa có biện pháp chỉ đạo, quản
lý và tổ chức sử dụng thiết bị dạy học.
Khi thiết bị được cấp trên đưa về chuyển vào phịng khơng sắp xếp theo
thứ tự, khơng chia theo mơn. Khi giáo viên sử dụng phải lục tìm từng thiết bị
mất rất nhiều thời gian. Các thiết bị dạy học khơng được bảo quản tốt dẫn tới
tình trạng bị hư hỏng, giảm chất lượng. Điều đó đã khiến cho nhiều nhà trường
và giáo viên chỉ lo hợp lý hóa ghi đăng kí sử dụng thiết bị dạy học trong sổ mà
không sử dụng khi giảng dạy. Việc quản lý, tổ chức bảo quản, triển khai việc sử
dụng thiết bị dạy học của cán bộ phụ trách thiết bị gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ
được làm trên lý thuyết. Các tổ trưởng khi ký duyệt giáo án của giáo viên không

4



quan tâm kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học đến khi BGH kiểm tra việc sử
dụng thiết bị dạy học của giáo viên thì mới kí vào hồ sơ của giáo viên.
Cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm trong vấn đề chỉ đạo quản lý sử dụng
thiết bị dạy học . Chính vì thế việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên cịn ít .
Phịng thiết bị thí nghiệm khơng khác gì một kho chứa, ở trường nhỏ các mơn
chỉ có một bộ thiết bị, đã thế các trường lớn có 2 bộ thì quả là vấn đề đáng bàn!
Thật vậy từ năm hoc 2011-2012 đến nay trường THCS Lộc Tân được đầu
tư xây dựng và đưa vào sử dụng 02 phịng hoc bộ mơn (hóa- sinh và lý- cơng
nghệ) đạt chuẩn theo quyết định 37 / BGD –ĐT, có 02 phịng chuẩn bị thí
nghiệm và 01 phòng treo tranh ảnh bản đồ. Thiết bị dạy học được cấp trên cấp
về, hàng năm nhà trường có kế hoạch mua bổ xung các thiết bị cịn thiếu và sau
khi sử dụng bị hư hỏng, hóa chất bị tiêu hao, phân công 01giáo viên phụ trách
thiết bị dạy học. Nên từ đó phong trào dạy học sử dụng thiết bị dạy học trong
mỗi giờ dạy được thường xun, khơng có giờ dạy chay và cũng từ đó số lượng
thiết bị ngày một nhiều, chất lượng giờ dạy ngày càng được nâng cao, học sinh
nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành .
3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Những căn cứ để tổ chức thực hiện
Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ngay từ Đại hội IX
Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục “Tạo sự chuyển biến cơ bản toàn
diện trong phát triển giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa;
tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học, hệ thống trường lớp và điều kiện tổ chức quản lý thiết bị dạy học
”. Thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và nghị quyết Đại hội Đảng
tồn quốc lần thứ X, trong mục tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2000 - 2010,
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đề ra 7 nhóm giải pháp lớn trong đó “Đổi mới chương
trình giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên là các giải pháp trọng tâm, đổi mới
quản lý sử dụng thiết bị dạy học là khâu đột phá”.
Thật vậy mục tiêu dạy học của nhà trường phụ thuộc và đáp ứng mục tiêu
kinh tế - xã hội. Mục tiêu dạy học như thế nào sẽ có nội dung dạy học đáp ứng

được mục tiêu đó. Để thực hiện được nội dung và mục tiêu phải có phương pháp
dạy học. Muốn thực hiện tốt phương pháp dạy học phải có thiết bị dạy học và
phải nắm được vị trí và mối quan hệ với các thành tố khác của quá trình dạy
học. Người dạy và người học phải tác động lẫn nhau, thông qua thiết bị dạy học
người dạy truyền đạt kiến thức và người học chiếm lĩnh nội dung . Người dạy
học thấy được thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng của quá
trình dạy học.Thiết bị dạy học không chỉ minh họa hoặc trực quan hóa các nội
dung dạy, mà cịn chứa đựng nội dung dạy học. Đặc biệt, thiết bị dạy học có mối
quan hệ khăng khít với phương pháp dạy học. Mặt khác nội dung, phương pháp
không những chỉ được xác định dựa vào mục tiêu giáo dục mà còn được xác
định dựa vào thực tế thiết bị dạy học mà đơn vị trường đã có. Như vậy thiết bị

5


dạy học vừa mang tính độc lập vừa phụ thuộc tác động lẫn nhau với các thành tố
khác của quá trình dạy học.
Thấy được thiết bị dạy học có vị trí quan trọng đối với tất cả các mơn học ở
nhà trường. Nhưng đặc biệt quan trọng hơn đối với các môn khoa học thực
nghiệm trong nhà trường THCS như: Vật lý, Hóa học, Sinh học và Cơng nghệ.
Các mơn học này đã coi thực nghiệm là phương pháp cơ bản để truyền thụ và
tiếp thu kiến thức: tìm kiếm những dữ liệu, khám phá những nguyên lí, những
định luật, những q trình. Thơng qua việc trực tiếp tiến hành các thí nghiệm
học sinh được làm các thao tác trí tuệ, khắc sâu được kiến thức cho học sinh.
Thấy được thiết bị dạy học tự nó là minh chứng khách quan chứa đựng nội
dung dạy học, nó là phương tiện cho hoạt động nhận thức, là điều kiện để các
lực lượng giáo dục thực hiện chức năng và nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó kết
nối các hoạt động bên trong nhà trường và kết nối nhà trường với bên ngồi xã
hội.
Để thấy được thiết bị dạy học có vị trí quan trọng ở trường nhất là trong

trường trung học cơ sở. Trong quá trình dạy học, thiết bị dạy học chịu sự chi
phối của nội dung và phương pháp dạy học. Trong đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, bồi dưỡng năng lực
thực hành, để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi, khám phá kiến thức
thì thiết bị dạy học giữ vai trị vơ cùng quan trọng.
Chính vì vậy để phát huy được hết vai trò quan trọng của thiết bị dạy học,
qua thực tiễn công tác ở cơ sở, chúng tôi thấy rằng việc tố chức quản lý, sử dụng
thiết bị dạy học ở các trường quả là một vấn đề nan giải. Từ đó tơi đã đề ra các
biện pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học một cách thiết thực, đạt hiệu quả cao
nhất trong công tác dạy học.
3.2. Các biện pháp
*Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học:
-Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy
học. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tất cả cán bộ giáo viên trong trường cùng
giáo viên phụ trách thiết bị bố trí sắp xếp các thiết bị hợp lý khoa học ở các
phòng .
- BGH bắt buộc tất cả các giáo viên dạy học phải lên kế hoạch sử dụng
thiết bị dạy học trong năm học và sử dụng thiết bị dạy học, phải ghi rõ tên thiết
bị dạy học vào lịch báo giảng ở phần chuẩn bị đồ dùng dạy học, thực hiện lịch
mượn thiết bị dạy học. Việc sử dụng thiết bị dạy học là thực hiện quy chế
chuyên môn, giáo viên nào không sử dụng đồ dùng dạy học sẽ bị xử lý kỷ luật.
Khi ký duyệt giáo án phải kiểm tra khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo
viên đồng thời phải ký duyệt vào sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học trong tuần.
- Có lịch cho tất cả giáo viên mượn thiết bị dạy học trong tuần. Gắn việc
sinh hoạt chuyên môn với việc đánh giá sử dụng thiết bị dạy học.

6


- BGH nhà trường tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp và kiểm tra việc

sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.
* Phải phân loại thiết bị dạy học theo môn:
* Phân loại theo điều kiện sử dụng: gồm hai loại, loại thiết bị có sử dụng
năng lượng điện và loại khơng sử dụng năng lượng điện.
Nhóm khơng dùng năng lượng điện, thường quen gọi là thiết bị dạy học
truyền thống.
Nhóm thiết bị dạy học truyền thống bao gồm các loại thiết bị:
Tranh ảnh, biểu đồ giáo khoa, bản đồ, lược đồ giáo khoa, bảng biểu, mơ
hình, mẫu vật, dụng cụ.
Nhóm dùng năng lượng điện, thường quen gọi là TBDH hiện đại. Nhóm
thiết bị hiện đại, bao gồm các loại thiết bị:
Phim đèn chiếu, bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu, băng đĩa ghi âm,
băng đĩa ghi hình, phần mềm dạy học.
Sau khi phân loại thiết bị dạy học thì người quản lý thiết bị tiến hành sắp
xếp các thiết bị một cách khoa học: cụ thể như sau.
- Sắp xếp các loại thiết bị dạy học, tranh ảnh, bản đồ theo khối, theo môn.
Tự thiết kế giá treo theo từng bộ môn cụ thể là phân theo phân phối chương
trình, dễ thấy, dễ lấy. Tránh sự quá tải cho các loại giá treo. Theo dõi phân phối
chương trình của từng mơn, phiếu mượn của giáo viên bộ môn, kịp thời cho
mượn trả đúng quy định để phục vụ tốt cho việc dạy, học của giáo viên và học
sinh.
- Sắp xếp hệ thống thiết bị dạy học theo phân loại tự nhiên, nguyên mẫu,
dụng cụ giảng dạy và học tập, các thiết bị nghe nhìn, các máy móc kĩ thuật thực
hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo mơn học.
-Phịng chuẩn bị thí nghiệm phải sắp xếp thiết bị tuân theo một số nguyên
tắc sau:“dễ thấy, dễ lấy ”.
Chẳng hạn đối với mơ hình, mẫu vật mơn sinh học, sắp xếp đồ dùng thiết bị theo
nguyên tắc này, trước hết người giáo viên bộ môn cần sắp xếp khoa học, phải
đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh khi cần sử dụng. Áp dụng linh
hoạt các kiểu sắp xếp: Thấp ở ngoài , cao ở trong, bé ở ngồi, to ở trong, những

đồ vụn vặt có thể để trong khay nhựa như nút cao su, ống hút, ống dẫn khí, quỳ
tím.... Nhà trường đã trang bị một tủ dùng để hóa chất chống ơ nhiễm mơi
trường và giảm độc hại.
- Hệ thống TBDH ở Trường THCS được quy định theo danh mục TBDH tối
thiểu do bộ GD& ĐT đã ban hành kèm theo thông tư số 19/2009/TT- BGDĐT
ngày 11/8/2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
- Danh mục TBDH tối thiểu ở trường THCS được ban hành sắp xếp theo lớp
học, theo loại hình được tổng hợp tóm tắt trong bảng dưới đây đối với một số bộ
mơn.
Mơn tốn ( cơ số cho 4 lớp)

7


TT

Tên loại hình
thiết bị dạy
học

Số lượng trang bị cho các khối lớp
khối 6

khối 7

khối 8

khối 9

1


Tranh ảnh

05 bộ

01 bộ

01 bộ

0

2

Mô hình

03 bộ

0

03 bộ

01 bộ

20 cái

0

0
3


Dụng Cụ

05 bộ

02 bộ

24 bộ

01 bộ

0

0

01 cái

02 cái

0

0

01 cái

4

Băng hình đĩa
04 cáí
phần mềm
Mơn vật lý ( cơ số cho 4 lớp)

TT

Tên loại hình
thiết bị dạy học

1
2
3
TT

Số lượng trang bị cho các khối lớp
khối 6

khối 7

khối 8

khối 9

Tranh ảnh

04 tờ

0

04 tờ

03 tờ

Dụng cụ


0

14 bộ

07 bộ

90 bộ

299 cái

390 cái

306 cái

429 cái

0

0

48 cái

Vật liệu tiêu hao
0
Môn sinh học ( cơ số cho 4 lớp)
Tên loại hình
thiết bị dạy
học


Số lượng trang bị cho các khối lớp
khối 6

khối 7

khối 8

khối 9

Tranh ảnh,
bản đồ

01 bộ

0

0

0

01 tờ

05 tờ

13 tờ

30 tờ

2


Mơ hình

04 cái

07 cái

06 bộ

04 hộp

3

Mẫu vật

02 hộp

0

02 hộp

01 hộp

4

Dụng Cụ

06 bộ

01 bộ


05 bộ

0

1

Ghi chú

Ghi chú

Ghi chú

8


5

Hóa chất

01hộp

03hộp

03hộp

0

133 cái

202 cái


105 cái

22 cái

0

08 thứ

0

0

6

Băng hình
05 cái
0
0
0
hoặc đĩa CD
- GV quản lý thiết bị dạy học sắp xếp theo thứ tự của từng tiết học. Đánh số thứ
tự và đánh số lên vị trí để các thiết bị đó trên giá.
- Dùng các ký tự chữ cái để đánh lên các giá để thiết bị hoặc tủ đựng thiết bị.
- Phân loại các thiết bị và đánh số để dễ lấy khi sử dụng. Và công tác kiểm tra
việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên rất dễ dàng vì nếu nó bị khuyết ở vị
trí trên giá có thể khơng cần theo dõi sổ mượn thiết bị cũng có thể biết được giáo
viên có sử dung thiết bị dạy học hay khơng, hoặc là cịn thiếu cần phải bổ sung.
3.3. Lập sổ ghi tên các thiết bị theo mơn và khối lớp
Ghi rõ vị trí của thiết bị đó ở giá (hoặc tủ) nào, ở vị trí số mấy, đồng thời ghi

tên các tiết dạy (theo phân phối chương trình) sử dụng thiết bị đó theo mẫu.

Sổ ghi tên thiết bị dạy học
Mơn:Vật lý
Vị trí
STT
Tên TBDH
Dạy tiết
Giá/tủ
Số
1 Cân Robecvan
2
4
4
2
Lò xo xoắn, lò xo lá tròn
1
2
5
3 Máng nghiêng, xe lăn
1
3
6
4 Lực kế lị xo
1
1
10
Ví dụ: Muốn tìm thiết bị mơn sinh học 7 “Mơ hình thằn lằn bóng đi dài”
giáo viên phụ trách thiết bị chỉ cần mở sổ ghi thiết bị môn Sinh 7, tra ở cột tên
thiết bị “Mơ hình thằn lằn bóng đi dài” giáo viên phụ trách thiết bị sẽ tìm ra tủ

đựng và cột ghi vị trí để mơ hình.
Sổ ghi tên thiết bị dạy học
Mơn: Sinh 7
Vị trí
STT
Tên TBDH
Dạy tiết
Giá/tủ
Số
1
Mơ hình thằn lằn bóng đi dài
2
4
40
2 Mơ hình chim bồ câu
1
2
43
3 Mơ hình thỏ
2
7
48
Như vậy giáo viên quản lý TB chỉ cần đến giá (tủ) 2 và đến vị trí số 4 lấy
mơ hình.
Sổ ghi tên thiết bị dạy học cũng giúp cho cán bộ quản lý dễ dàng hơn trong
khâu kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.

9



Lập sổ nhật ký sử dụng đồ dùng dạy học để giúp giáo viên phụ trách thiết bị thí
nghiệm theo dõi, bảo quản thiết bị dạy học tốt hơn theo mẫu sau:
Ví dụ:
Thứ- ngày

2
01-09-2015

Sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học
Họ và tên
CBGV

Mơn

NguyễnVăn Lý
Tun
Nguyễn Thị Sinh
Hồng

Lớp

6
9

Tên thiết
bị

Bình chia
độ
Tranh

cung phản
xạ

Dạy

tiết mượn

Ngày trả

2

1/9/ 2015

6

1/9/ 2015

Sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học giúp cho giáo viên phụ trách thiết bị thí
nghiệm dễ dàng hơn trong khâu quản lý và bảo quản các thiết bị. Nó cịn giúp
cho cán bộ quản lý biết giáo viên có sử dụng thiết bị dạy học hay không.
Sổ ghi tên các thiết bị dạy học và sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học có
mối quan hệ hữu cơ với nhau mang tính thống nhất, đảm bảo độ khớp với sổ
đăng ký mượn sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, độ khớp với sổ đầu bài ở
số tiết theo phân phối chương trình, độ khớp với lịch báo giảng của giáo viên (ở
phần chuẩn bị).
Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra việc ghi sổ nhật ký của giáo viên
phụ trách thiết bị thí nghiệm, sổ đăng ký mượn sử dụng đồ dùng dạy học của
giáo viên bộ môn đối chiếu với kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học được lãnh
đạo trường duyệt vào đầu năm học của giáo viên để có biện pháp điều chỉnh, sử
lý kịp thời các giáo viên vi phạm qui chế khi sử dụng thiết bị dạy học trên lớp

góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng
giáo dục và việc quản lý thiết bị.
Sau mỗi năm học phải kiểm kê toàn bộ số thiết bị dạy học hiện có, đánh
giá chất lượng của các thiết bị dạy học để có phương án bổ sung cho năm học
tiếp theo.
* Từ năm 2011 đến nay tuy thời gian chưa nhiều, qua kiểm nghiệm thực tế
tại trường THCS Lộc Tân cho thấy những giải pháp cuả tôi đưa ra ở trên là khả
thi trong việc tổ chức quản lý và sử dụng thiết bị dạy học tại trường THCS.
Kết quả đã có 100% giáo viên giảng dạy có sử dụng thiết bị dạy học trong
các giờ dạy, khơng có giáo viên nào vi phạm quy chế chuyên môn, không sử
dụng thiết bị dạy học. Tần xuất sử dụng thiết bị dạy học tăng lên rõ rệt, giờ dạy
của giáo viên được học sinh hưởng ứng và nhiệt tình. Cơng tác mượn trả và di
chuyển thiết bị trên lớp cũng như các công đoạn chuẩn bị thiết bị trong giờ thực
hành tại phịng học bộ mơn đảm bảo tốt. Chất lượng dạy và học của nhà trường
từ năm 2011 đến nay đã được nâng lên rõ rệt.
Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học của giáo viên đã tạo nên
những giờ học hay, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo học tập của

10


trả


học sinh, rèn cho học sinh ý thức mạnh dạn và kết quả học tập của học sinh
được nâng lên. Các giờ học trở thành giờ “hội giảng, thao giảng”.
Thể hiện theo số liệu thống kê kết quả học lực học sinh của nhà trường
trong 5 năm học gần đây cụ thể như sau.
2010 - 2011
SL

%
356
315
88.4

2011 - 2012
SL
%
313
228 92.0

Năm học
2012 – 2013
SL
%
287
271 96.4

2013 - 2014
SL
%
265
257 97.0

2014-2015
SL
%
Tổng số
274
TB trở lên

274 100.
0
Khá
117
32.6 109 34.8
104 36.2 104 39.2 108 39.4
Giỏi
67
18.9
61
19.5
58
20.2
60
22.6 65 23.7
Kết quả xếp loại khá, tốt về hạnh kiểm học sinh của nhà trường trong 5
năm học gần đây cũng đã tăng lên.
Năm học
2010-2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015
SL
%
SL
%
SL
SL
%
SL
%
SL
Tổng số 356

313
287 356
313
287
Khá, tốt 322 90.4 293 93.6 275 95.8 254 95.8 263 96.0
4. Hiệu quả sáng kiến.
Kết quả thể hiện rõ số liệu trong các loại hồ sơ:
1. Sổ mượn thiết bị đồ dùng dạy học của giáo viên.(Khơng có giờ dạy nào khơng
sử dụng đồ dùng dạy học)
2. Lịch báo giảng của giáo viên bộ môn .
3. Sổ ghi đầu bài giảng điện tử.
*Kết quả cụ thể như sau:
-Việc sử dụng thiết bị dạy học (theo từng tháng)
Tháng 1+ 2
Sử
Thiết
dụng
bị
STT
Tên giáo viên
chưa Ghi
Số lượt Số lần sử máy
chiếu
sử
chú
dụng
dụng
1
Nguyễn Văn Tuyên
16

32
5
0
2
Bùi Tuấn Long
16
32
5
0
3
Nguyễn Thị Hương
14
28
4
0
4
Vũ Thị Hoa
14
28
4
0
5
Phạm Thị Vân
13
26
2
0
6
Nguyễn Thị Hồng
13

26
3
0
7
Luyện Thị Chúc
16
32
7
0
8
Trương Văn Trường
11
22
0
Tổ Tốn - lý - cơng nghệ
113
230
30
0
11


9
Nguyễn Thị Chinh
16
32
8
0
10 Đỗ Thị Diệp
12

24
6
0
11 Nguyễn Lan Anh
12
24
4
0
12 Hoàng Thị Hà
11
22
5
0
13 Trịnh Anh Thu
6
10
2
0
14 Nguyễn Thị Thư
10
14
2
0
15 Hoàng Thị Hòa
10
14
0
16 Vũ Ngọc Hưng
16
32

8
0
Tổ Văn – sử - địa - GDCD
93
172
35
0
Toàn trường
206
402
65
0
- Đối với giờ dạy của giáo viên.
Kết quả xếp loại giờ dạy của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học
năm học 2014 – 2015.
Tổng số
SL
%
Giỏi
10
62.5
Khá
6
37.5
Nhận xét: Như vậy TBDH đã thực sự là phương tiện đắc lực giúp giáo viên thực
hiện đổi mới PPDH, cần đòi hỏi người cán bộ phụ trách thiết bị nhà trường phải
có tâm huyết, có trách nhiệm,có kế hoạch cơng tác tốt giờ dạy của giáo viên sẽ
có chất lượng cao.
Tổng
2012 – 2013

2013 – 2014
2014 - 2015
số giờ Giỏi
Khá
TB
Giỏi
Khá
TB
Giỏi
Khá
TB
dạy
62
44
6
82
45
1
95
33
0
- Chất lượng văn hóa tăng ( Khảo sát năm học 2014 – 2015 hai lớp đại diện ở
hai khối 8,9).
Lớp
9B
SS Giỏi
Khá
TB
Yếu
Môn

SL % SL % SL % SL %

34 16 47.0 11 32,4 7 20.6 0 0
Hóa
34 15 44.1 13 38,2 6 17.6 0 0
CN
34 26 76.5 8 23,5 0 0
0 0
Sinh 34 25 73.5 7 20,6 2 5.9 0 0
Lớp
8B
SS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Môn
SL %
SL %
SL %
S %
L

33 15 45.5 13 39,4 5
15.2 0 0
Hóa
33 14 42.4 12 36,4 7
21.2 0 0
CN
33 27 81.8 6 18.2 0

0
0 0
Sinh 33 24 72.7 7 21.2 2
6.1 0 0
*Tâm lí học sinh trong giờ học:
12


Đồ dùng thiết bị dạy học ( đồ dùng dạy học – phương tiện kỹ thuật) được sử
dụng hợp lí sẽ gây hứng thú cho học sinh học tập, giờ học hấp dẫn, sơi nổi, học
sinh khơng cịn chán ghét học tập bộ môn, củng cố niềm tin vào khoa học của
học sinh.
+ Khảo sát bài dạy khơng có sử dụng TBDH với bài dạy có sử dụng TBDH cho
thấy:

Mơn

Bài dạy khơng sử dụng TB
Bài dạy có sử dụng TB
Số
Giỏi Khá
Tb
Yếu
Số
Giỏi Khá
Tb
Yếu
bài
bài
Hóa

7
1
2
4
0
7
4
3
0
0
* Đồ dùng thiết bị dạy học khơng chỉ gây hứng thú học tập cho học sinh mà cịn
góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh cũng như hiệu quả giảng dạy
của giáo viên.
Khi thực nghiệm sáng kiến đã được sự ủng hộ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ
giáo viên trong nhà trường, học sinh hứng thú học tập hơn.
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này đã góp phần tích cực vào việc đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường.
Chất lượng giảng dạy của của giáo viên đã tăng lên rõ rệt.
Năm hoc: 2014-2015
Tổng số
SL
%
Giỏi
10
62.5
Khá
6
37.5
Chất lượng học lực của học sinh cũng tăng lên.
Kết quả xếp loại học lực của học sinh năm học: 2014-2015.

Tổng số
SL
%
274
TB trở lên
274
100.0
KHá
108
39,4
Giỏi
65
23,7
Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp quản lý thiết bị
dạy học đã đem lại tác dụng về nhận thức. Giáo viên tự nhận thức được tầm
quan trọng của thiết bị dạy học trong trường, trong giờ lên lớp. Để có ý thức tự
giác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả trong giáo viên thì mỗi cán bộ giáo
viên có ý thức tự học, tự rèn luyện để trở thành một nhân tố tích cực, đội ngũ
giáo viên thêm vững mạnh về chuyên môn trong nhà trường.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
- Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình tổ chức, quản lý, sắp xếp và
sử dụng thiết bị dạy học ở trường, tơi có thể rút ra một số kết luận của bản thân
như sau:
- Quản lý thiết bị dạy học là một khoa học nghệ thuật đòi hỏi người cán bộ quản
lý thiết bị dạy học khơng ngừng tự nâng cao trình độ chun mơn, ý thức kỷ luật
lao động của mình, từng bước cải tiến cách làm hồ sơ minh bạch, sắp xếp thiết
13



bị dạy học một cách khoa học hợp lý, từ đó có khả năng tiếp cận và vận dụng
những kỹ năng quản lý thiết bị dạy học vào thực tiễn để nâng cao tay nghề cũng
như góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
- Người cán bộ quản lý thiết bị trong trường THCS phải gần gũi với tất cả giáo
viên bộ môn để nắm bắt được những thông tin chính xác rút ra được các quyết
định kịp thời, đúng đắn trong việc sử lý tổ chức, bố trí các công việc chuẩn bị đồ
dùng dạy học cho từng tiết dạy.
- Tổ chức phát huy sử dụng kho thiết bị có hiệu quả là yếu tố quan trọng trong
việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện ở nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo nghị
quyết đại hội IX của Đảng.
- Việc chỉ đạo quản lý và sử dụng thiết bị dạy học tuy bước đầu đã có kết quả
song khơng phải để đáp ứng u cầu, chúng tơi rất mong được các đồng nghiệp
đóng góp để nội dung chun đề này ngày càng hồn thiện để tổ chức thực hiện
trong các nhà trường THCS. Từ đó có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy trong trường học.
2.Đề xuất
Đối với nhà trường và địa phương
Cần làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, liên kết được với các lực lượng
giáo dục ở địa phương để hỗ trợ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất trang thiết
bị dạy học ngày một tốt hơn để đáp ứng yêu cầu để giờ học đạt hiệu quả cao
hơn.
Đối với Phòng GDĐT và SGDĐT
- Hàng năm cần mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ
trách thiết bị các trường THCS để đội ngũ cán bộ phụ trách thiết bị ở các trường
được học tập bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tổ chức quản lý sử dụng đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy nâng
cao chất lương , hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong các nhà trường THCS.
- Các cấp, các ngành tạo moi điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất thiết bị
dạy học để việc giảng dạy và học tập có hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu đổi

mới giáo dục hiện nay.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nguyễn Văn Sĩ

Hậu Lộc, ngày 14 tháng 3 năm 2016
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Nguyễn Thị Hồng

IV. HÌNH ẢNH MINH HỌA.
14


Cảnh khuôn viên trường THCS Lộc Tân

Ảnh giờ học trong phịng học bộ mơn

Tủ đựng đồ dùng dạy học mơn: Sinh – Hóa trong phịng chuẩn bị.

15


Giá đựng đồ dùng dạy học trong phòng chuẩn bị môn : Lý – Công nghệ.

16



V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,lần thứ IX - NXB Chính trị
quốc gia. Hà Nội, 1996 . Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
2 - Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 - NXB Chính trị quốc gia . Hà Nội,2005.
3- Danh mục thiết bị tối thiểu do Bộ GD & Đào tạo ban hành kèm theoThông
tư số 19/2009 TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
4-Tài liệu bồi dưỡng cán bộ phụ trách thiết bị của PGD-Hậu Lộc năm 2015.
5- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009- 2010; 2010-2011; 2011-2012
về công tác thiết bị trường học.

17



×