Đáp Án Đề Cương Môn Mạng Máy Tính
Người Soạn: Nguyễn Huy Hoàng
Lớp CĐ5.2 – K3 – CNTT
DĐ: 01234.321.989 & 01689.989.359
Câu 1: Trình bày về kiến trúc, topology, giao thức mạng của một máy
tính? Có nhất thiết phải có giao thức cho mạng máy tính?
Trả Lời:
+)Kiến trúc mạng máy tính thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao
và tập hợp các qui tắc ,qui ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông
trên mạng phải tuân theo để đảm bảo mạng hoạt động tốt.
+)Cách nối các máy tính được gọi là hình trạng (topology) của mạng.
Có 2 kiểu nối mạng chủ yếu là
• Điểm – điểm: Các đường truyền nối từng cặp nút với nhau &
mỗi nút đều có trách nhiệm lưu trữ tạm thời sau đó chuyển tiếp
dữ liệu đi cho tới đích
• Kiểu quảng bá: Tất cả các nút phân chia chung 1 đường truyền
Vật lí. Dữ liệu được gửi đi từ một nút nào đó sẽ có thể tiếp nhận
bởi vậy cần chỉ ra địa chỉ đích của dữ liệu để mỗi nút căn cứ
vào đó kiểm tra xem dữ liệu có phải dành cho mình hay không
+)Còn tập hợp các qui tắc, qui ước truyền thông thì được gọi là giao thức
của mạng
Trong một mạng máy tính việc có giao thức mạng là một điều hết sức cần
thiết vì đây là một trong những thành phần cơ bản của mạng máy tính và
chúng ta sẽ thống nhất được các mạng và tạo ra các mạng có sức truyền tải
cao
Câu 2: Các nguyên tắc xây dựng 1 kiến trúc phân tầng cho mạng máy
tính? Tại sao lại phân tầng
Trả Lời:
Nguyên tắc để xây dựng 1 kiến trúc mạng phân tầng là:
Mỗi hệ thống trong một mạng đều có cấu trúc tầng ( số lượng tầng, chức
năng của mỗi tầng là như nhau). Sau khi đã xác định số lượng tầng và chức
năng của mỗi tầng thì công việc quan trọng tiếp theo là định nghĩa mỗi quan
hệ (giao diện) giữa 2 tầng kế nhau và mối quan hệ (giao diện) giữa 2 tầng
đồng mức ở 2 hệ thống kết nối với nhau
+) Chúng ta phân tầng nhằm hình thức hoá các hoạt động của mạng thuận
tiện cho việc cài đặt và thiết kế các phần mềm truyền thông
Câu 3: Mô hình tham chiếu OSI được xây dựng như thế nào? Chức
năng tóm tắt của các tầng là gì? Ý nghĩa của mô hình này với việc thiết
kế và cài đặt các mạng máy tính.
Trả Lời:
Mô hình OSI được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chủ yếu sau:
1. Để đơn giản cần hạn chế số lượng các tầng
2. Tạo ranh giới các tầng sao cho các tương tác và các mô tả dịch vụ là
tối thiểu
3. Chia sẻ các tầng sao cho các chức năng khác nhau được tách riêng
biệt với nhau, và các tầng sử dụng các loại công nghệ khác nhau cũng
được tách biệt
4. Các chức năng giống nhau được đặt vào cùng một tầng
5. Chọn ranh giới các tầng theo kinh nghiệm đã được chứng tỏ là thành
công
6. Các chức năng được định vị sao cho có thể thiết kế lại tầng mà ảnh
hưởng ít nhất đến các tầng kề nó
7. Tạo ranh giới các tầng sao cho có thể chuẩn hoá giao diện tương ứng
8. Tạo một tầng khi dữ liệu được xử lí một cách khác biệt
9. Cho phép thay đổi các chức năng hoặc giao thức trong một tầng
không làm ảnh hưởng đến các tầng khác
10. Mỗi tầng chỉ có các ranh giới (giao diện) với các tầng trên và dưới nó
Các nguyên tắc tương tự được áp dụng khi chia các tầng con
11. Có thể chia một tầng thành các tầng con khi cần thiết
12. Tạo các tầng con để cho phép giao diện với các tầng kế cận
13. Cho phép huỷ bỏ các tầng con nếu thấy không cần thiết
+) Các chức năng tóm tắt của các tầng trong mô hình OSI là:
1. Tầng Vật Lí: Liên quan đến nhiệm vụ truyền dòng bit không có
cấu trúc qua đường truyền vật lí, truy nhập đường truyền vật lí
nhờ các phương tiện cơ, điện, hàm, thủ tục.
2. Tầng Liên Kết Dữ Liệu: Cung cấp phương tiện để truyền thông tin
qua liên kết vật lí đảm bảo tin cậy, gửi các khối dữ liệu (frame)
với các chế độ đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ
liệu cần thiết
3. Tầng Mạng: Thực hiện việc chọn đường và chuyển tiếp thông tin
với công nghệ chuyển mạch thích hợp thực hiện kiểm soát luồng
dữ liệu và cắt hợp dữ liệu nếu cần
4. Tầng Giao Vận: Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa 2 đầu mút
(end – to – end): Thực hiện cả việc kiểm soát lỗi và kiểm soát
luồng dữ liệu giữa đầu mút. Cũng có thể thực hiện việc ghép kênh
cắt/hợp dữ liệu nếu cần.
5. Tầng Phiên: Cung cấp phương tiện quản lí truyền thông giữa các
ứng dụng thiết lập, duy trì, đồng bộ hoá và huỷ bỏ các phiên
truyền thông giữa các ứng dụng
6. Tầng Trình Diễn: Chuyển đổi cú pháp dữ liệu để đáp ứng yêu cầu
truyền dữ liệu của các ứng dụng qua môi trường OSI
7. Tầng Ứng Dụng: Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có
thể truy nhật được vào môi truờng OSI, dồng thời cung cấp các
dịch vụ thông tin phân tán
+) Ý nghĩa của mô hình OSI với việc thiết kế và cài đặt các mạng
máy tính là:
Mô hình OSI là một khung mà các tiêu chuẩn lập mạng khác nhau có
thể khớp vào. Mô hình OSI định rõ các mặt nào của hoạt động của
mạng nhằm đến bởi các tiêu chuẩn mạng khác nhau. Vì vậy, theo một
nghĩa nào đó, mô hình OSI là một loại tiêu chuẩn của các chuẩn.
Câu 4: Trình bày những hiểu biết về tầng ứng dụng
Trả Lời: Tầng ứng dụng là ranh giới giữa môi trường nối kết các hệ
thống mở và các tiến trình ứng dụng
- Các AP sử dụng môi trường OSI để trao đổi dữ liệu trong quá
trình thực hiện chúng là tầng cao nhất trong mô hình OSI 7 tầng
- Tầng ứng dụng có 1 số đặc diểm khác với các tầng dưới nó,
trước hết nó không cung cấp các dịch vụ cho một tầng trên như
trong trường hợp của các tầng khác, theo đó ở tầng ứng dụng
không có khái niệm điểm truy nhập dịch vụ tầng ứng dụng
ASAP
- Tầng ứng dụng chỉ giải quyết về mặt ngữ nghĩa chứ không giải
quyết về mặt cú pháp như tầng trình diễn
Câu 5: Trình bày những hiểu biết về tầng giao vận
Trả Lời: Tầng giao vận là tầng cao nhất của nhóm các tầng thấp
mục đích của nó là cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu sao cho các chi
tiết cụ thể của phương tiện truyền thông đựoc sử dụng ở bên dưới
trở nên trong suốt đối với các tầng cao
Chất lượng của dịch vuh mạng tuỳ thuộc vào loại mạng khả dụng
cho tầng giao vận và cho người sử dụng đầu cuối có 3 loại mạng
1. Mạng Loại A: Có tỉ xuất lỗi và sụ cố báo hiệu chấp nhận
được. các gói tin được giả thiết là ko bị mất
2. Mạng Loại B : Có tỉ xuất lỗi và sự cố có báo hiệu chấp
nhận được.Tầng giao vậncó khả năng phục hồi lại khi
xảy ra lỗi sự cố
3. Mạng Loại C: Có tỉ xuất lỗi không chấp nhận được. Tầng
giao vận phải có khả năng phục hồi lại khi xảy ra lỗi và
sản xuất lại các gói tin
+) 5 giao thức được định nghĩa cho tầng giao vận đó là :
Class0 : lớp đơn giản
Class1 : lớp phục hồi lỗi cơ bản
Class2: lớp dồn kênh
Class3: lớp phục hồi lỗi và dồn kênh
Class4: lớp phát hiện và phục hồi lỗi
Câu 6: Trình bày những hiểu biết về tầng mạng
Trả Lời :
Cấu trúc của tầng mạng có cấu trúc phức tạp nhất trong các tầng
của mô hình OSI. Tầng mạng cung cấp phương tiện để truyền các
đơn vị dữ liệu qua mạng thậm chí qua một mạng của các mạng.
Bởi vậy nó cần phải đáp ứng với nhiều kiểu mạng và nhiều kiểu
dịch vụ cung cấp cung cấp bới các mạng khác nhau.
Hai chức năng chủ yếu của tầng mạng là
1. Chọn đường : là sự lựa chon một con đường để truyền 1
đơn vị dữ liệu từ trạm nguồn đến trạm đích của nó. Một kĩ
thuật chọn đường phải thoả mãn 2 chức năng chính
• Quyết định chon đường theo những tiêu chuẩn tối ưu
nào đó
• Cập nhật thông tin chọn đường, tức là thông tin dùng
cho chức năng thứ nhất
2. Chuyển tiếp : Chuyển từ nút mạng này đến nút mạng khác
phải đảm bảo độ tin cậy
Ngoài 2 chức năng quan trọng trên tầng mạng còn có chức năng
thiết lập, duy trì và giải phóng các liên kết logic
Câu 7: Trình bày những hiểu biết về tầng liên kết dữ liệu
Trả Lời: Tầng liên kết dữ liệu cung cấp các phương tiện để truyền thông tin
qua liên kết vật lí đảm bảo tin cậy thông qua cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát
lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu, giống như tầng vật lí có rất nhiều giao thức
được xây dựng cho tầng liên kết dữ liệu (DLP)
Tầng liên kết dữ liệu cung cấp cho tầng mạng các dịch vụ:
1. Đóng FRAME và truyền theo qui tắc chuẩn
2. Truyền tin 1 cách đảm bảo
3. Kiểm soát lưu lượng truyền
4. Phát hiện lỗi
5. Sửa lỗi
6. Cung cấp chế độ truyền
Câu 8: Phân tích những lợi ích của mạng máy tính
Trả lời: Như chúng ta đã biết cuộc sống công nghệ hiện đại đem lại cho
chúng ta những tiện ích. Do vậy mạng máy tính có 2 lợi ích chính
1. Chia sẻ tài nguyên : Làm cho các tài nguyên có giá trị cao trở nên khả
dụng đối với bất kì người sử dụng nào trên mạng
2. Tăng độ tin cậy của hệ thống nhờ khả năng thay thế khi xảy ra sự cố
đối với 1 mạng mạng máy tính nào đó
Câu 9: Trình bày các cách phân loại mạng
Trả Lời:
Thông thường người ta phân loại mạng theo các tiêu chí sau
1.Phân loại theo khoảng cách địa lí của mạng:
- Mạng cục bộ (Lan): Là mạng được cài trong phạm vi tương đổi
nhỏ
- Mạng đô thị (Man) : Là mạng được cài đặt trong một phạm vi
một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế xã hội
- Mạng diện rộng (Wan) : Phạm vi địa lí có thể vượt qua biên
giới quốc gia và thậm chí cả lục địa
- Mạng toàn cầu: Phạm vi hoạt động trải khắp các lục địa của trái
đất
2.Phân loại mạng theo kĩ thuật chuyển mạch
Nếu lấy kĩ thuật chuyển mạch làm yếu tố chính phân loại sẽ có các mạng
sau:
+)Mạng chuyển mạch kênh: hai thực thể thiết lập một kênh cố định và duy
trì kết nối đó cho tới khi hai bên ngắt liên tục
+) Mạng chuyển mạch thông báo: Thông báo là một đơn vị dữ liệu qui ước
được gửi qua mạng đến điểm đích mà không thiết lập kênh truyền cố định.
Căn cứ vào thông tin tiêu đề mà các nút mạng có thể xử lí được gửi thông
báo đến đích
+) Mạng chuyển mạch gói : Ở đây mỗi thông báo được chia ra thành nhiều
gói nhỏ hơn được gọi là các gói tin (packet) có khuôn dạng qui định trước.
Mỗi gói tin cũng chữa các thông tin điều kiện trong đó có địa chỉ nguồn và
địa chỉ đích của gói tin
3. Phân loại theo kiến trúc mạng sử dụng
+) Hình trạng mạng : Cách kết nối các máy tính với nhau về mặt hình học
mà ta gọi là các topo của mạng
+) Giao thức mạng: Tập hợp các qui ước truyền thông giữa các thực thể
truyền thông mà ta gọi là giao thức mạng
Khi phân loại theo topo mạng người ta có phân thành mạng hình sao,
hình tròn, tuyến tính
Phân loại theo giao thức mà mạng sử dụng người ta phân loại thành mạng
TCP/IP; Mạng NetBios….
Tuy nhiên các cách này không phổ biến chỉ áp dụng cho mạng cục bộ
4.Phân loại theo hệ điều hành mạng
Nếu phân loại theo hệ điều hành mạng người ta chia ra theo mô hình mạng
ngang hàng, mạng khách, chủ hoặc phân loại theo tên hệ điều hành mà mạng
sử dụng như WindowNT, Unix,…
Câu 11: So sánh TCP và UDP
Trả Lời:
TCP UDP
• Có liên kết, lưu trữ trạng thái
liên kết (quản lí liên kết)
• Điểm – điểm
• Có độ trễ (delay): Thiết lập,
quản lí liên kết, luồng,
nghẽn…
• Segment header lớn (20 bytes)
• Bị giới hạn tốc độ truyền
• Không liên kết, không lưu trữ
trạng thái
• Điểm- điểm, quảng bá.
• Độ trễ thấp
• Segment header nhỏ (8 bytes)
• Không giới hạn tốc độ truyển
Câu 12: Trình bày FTP
Trả Lời:
1) FTP – File Transfer Protocol
• Truyền/tải tệp (to/from remote host).
• Client/server model
+) Clinet: đưa ra yêu cầu truyền tải
+) Server=remote host
• FTP: RFC 959
2) FTP: Control & data connectionns
• FTP sử dụng TCP
• FTP sử dụng đồng thời 2 liên kết TCP tại 2 cổng:
+) TCP control connection, port 21: Trao đổi các thông điệp điều
khiển (commands, responses…)
+) TCP data connection, port 20: truyền tải tệp
• FTP lưu giữ trạng thái client trong phiên làm việc (state vs HTTP is
stateless)
3) FTP: Quá trình trao đối/ truyền tải
• FTP server nghe tại cổng 21
• FTP client yêu cầu kết nối với FTP server qua TCP tai cổng 21. Gửi
user & password để đăng nhập