Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp tổ chức dạy học tích hợp liên môn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường THCS nga vịnh, huyện nga s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.84 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC VÀ
VÀĐÀO
ĐÀO TẠO
TẠO THANH
THANH HỐ
HỐ *
SỞ

PHỊNG
GD&ĐT
NGA SƠN
PHỊNG
GD&ĐT
....(TRƯỜNG
THPT....)**
(*Font Times New Roman, cỡ 16, đậm, CapsLock;
** Font Times New Roman, cỡ 15,CapsLock)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Font Times New Roman, cỡ 15, CapsLock)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MƠN
GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Ở TRƯỜNG THCS NGA VỊNH, HUYỆN NGA SƠN
TÊN ĐỀ TÀI
(Font Times New Roman, cỡ 16-18, CapsLock)


Người thực hiện: Lưu Việt Hồng
Chức vụ: Hiệu trưởng
Người
thực
hiện:
A Nga Vịnh
Đơn vị
cơng
tác: Nguyễn
TrườngVăn
THCS
Chức
vụ:thuộc
Giáolĩnh
viênmực (mơn): Quản lí
SKKN
Đơn vị cơng tác: Trường THCS B
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Tốn
(Font Times New Roman, cỡ 15, đậm, đứng; mục Đơn vị công tác chỉ ghi đối
với các SKKN thuộc các bậc MN, cấp TH và THCS, các cấp/bậc khác khơng ghi)

- Mục lục:

THANH HỐ NĂM ……
THANH HỐ NĂM 2017


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng về nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay
2.2.2. Thực trạng về công tác đổi mới PPDH theo hướng tích hợp liên
mơn ở trường THCS Nga Vịnh, huyện Nga Sơn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về cơng tác
dạy học tích hợp liên môn.
2.3.2. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và triển khai thành
chuyên đề, chủ đề chính trong các buổi sinh hoạt tổ cấp trường.
2.3.3. Tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên mơn thơng qua các môn
học
2.3.4. Tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các
tình huống thực tiễn cho học sinh và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích
hợp liên mơn giành cho giáo viên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường,
III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
2
2

2
2
2
3
3
3
5
5
7
7

15
16
18
18
18
20


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiếp cận nhanh
chóng với nền cơng nghệ cao, trong những năm gần đây đổi mới giáo dục được
đặt lên như một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết hàng đầu ở nước ta. Trong đó
địi hỏi sự đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện
dạy học. Đặc biệt là định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Tại Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy

móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Trên tinh đổi mới của nghị quyết, Bộ GD&ĐT trong nhiều năm học qua đã
triển khai các chuyên đề về đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Gần đây nhất là chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các
chủ đề dạy học trong mỗi mơn học và chủ đề tích hợp, liên môn. Đội ngũ cán
bộ, giáo viên (CB, GV) các trường học bước đầu tiếp cận và làm quen với
phương pháp dạy học (PPDH) mới. Mặc dù PPDH này đang còn nhiều tranh
cãi, nhiều ý kiến trái chiều, chưa thống nhất nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ,
hăng say, tâm huyết với nghề nghiệp, giáo viên đã đón nhận và vận dụng theo
nhiều cách vào từng bài giảng, phù hợp từng đối tượng học sinh (HS), với thực
trạng nhà trường và hồn cảnh địa phương.
Song tích hợp, liên mơn là một kiến thức khó, liên quan đến nhiều mơn học
khác. Giáo viên phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu, phải nắm vững kiến
thức từng môn học. Thực tế lại chưa có tài liệu hướng dẫn, phân phối chương
trình riêng... Giáo viên chủ yếu là mò mẫm, tự biên, tự diễn, chưa thống nhất
với nhau về nội dung và phương pháp tổ chức. Phần lớn là tích hợp đơn môn,
hoặc lồng ghép một phần vào chủ đề bài học các kiến thức về kỹ năng sống;
Bảo vệ môi trường, phịng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu, an tồn giao
thơng... Phương pháp tổ chức cịn đơn điệu, chưa phong phú, thể hiện sự lúng
túng, vụng về, thiếu nhạy bén, thiếu tính sáng tạo, khơng thường xun và đồng
bộ giữa các mơn học. Do đó về cơ bản chưa phát huy được năng lực HS, đặc
biệt khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Để hưởng ứng tích cực cuộc thi dạy học liêm môn do các cấp ngành giáo
dục tổ chức; đồng thời để giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường
trong các năm học qua, giúp giáo viên nhận thức sâu sắc, bao quát, thấu đáo về



đổi mới phương pháp dạy học. Bản thân tôi đã rất trăn trở, tìm ra các giải pháp
chỉ đạo chung nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Tơi đã tích
cực nghiên cứu tài liệu về đổi mới PPDH, tham gia các hội thảo, xem các diễn
đàn giáo dục, tổ chức cho cán bộ giáo viên nghiên cứu dạy học liên mơn, đặc
biệt tích cực dự giờ giáo viên bộ mơn, cùng với các tổ nhóm chun mơn xây
dựng các giờ dạy mẫu, đúc rút thành kinh nghiệm "Một số giải pháp tổ chức
dạy học theo hướng tích hợp liên mơn góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy ở trường THCS Nga Vịnh, huyện Nga Sơn".
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng giảng dạy tích hợp liên môn trong nhà trường, giúp giáo
viên tiếp cận dần với việc thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên nhà trường về tầm quan trọng của
việc dạy học liên mơn.
- Phương pháp dạy học tích hợp liên mơn.
- Việc tổ chức dạt học tích hợp liên mơn trong nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra từ thực tiễn dạy học
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa các mơn học, bài dạy
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tích hợp liên mơn là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế
trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường, chuẩn bị cho việc đổi mới
nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) bắt đầu từ năm 2018. Nằm trong lộ
trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường
phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Trên tinh thần Nghị
quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn
Vinh Hiển cho biết đã xác định được mục tiêu chung của giáo dục là phát triển
con người một cách tồn diện thì cần phải áp dụng ngun lý tích hợp trong dạy
học. Theo ơng: “Chương trình cần quan tâm hơn đến những nội dung dạy học
gắn với cuộc sống, phải tạo điều kiện, phải yêu cầu, phải kiểm tra đánh giá kết
quả học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề gặp phải trong học
tập và trong cuộc sống hàng ngày. Bất kì một vấn đề gì của cuộc sống khi giải
quyết cũng cần huy động tổng hợp đồng thời nhiều kiến thức khác nhau, do đó
cần phải quán triệt phương châm dạy học tích hợp”.


Theo tiến trình đề ra, việc xây dựng chương trình và SGK sau năm 2018 sẽ
hướng đến việc hình thành năng lực cho người học thay vì tập trung vào nội
dung kiến thức như hiện nay với quan điểm chủ đạo là dạy học theo nguyên lý
tích hợp. GS.TS Đinh Quang Báo - Thường trực ban chỉ đạo Đề án Đổi mới
chương trình và SGK phổ thơng sau 2015 cho biết dạy học tích hợp đã trở thành
nguyên lý cơ bản của giáo dục hiện đại.
Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương
trình giáo dục phổ thơng” vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012.
Phương án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục
phổ thông Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) và
trung học phổ thông (THPT). Cụ thể ở cấp THCS, tương tự như chương trình
hiện hành tăng cường tích hợp trong nội bộ mơn học Tốn, Ngữ văn, Ngoại ngữ,
Cơng nghệ, Giáo dục công dân,… và lồng ghép các vấn đề như mơi trường, biến
đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản,… vào các môn học và hoạt
động giáo dục. Hai môn học mới được phát triển. Một là Khoa học tự nhiên được
xây dựng trên cơ sở mơn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành.
Và môn Khoa học xã hội được xây dựng trên cơ sở các môn học Lịch sử, Địa lý,
GDCD trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề về xã hội.

Để khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm
có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn; góp phần đổi
mới hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra
đánh giá kết quả học tập, tăng cường ứng dụng hiệu quả cơng nghệ thơng tin
trong dạy học; khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác
nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng tự học, tự
nghiên cứu, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường
với thực tiễn đời sống, Bộ GD& ĐT đã tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và Cuộc
thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học.
Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học tích hợp liên mơn là một trong
những phương pháp dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho
người học và người dạy.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng về nội dung chương trình sách giáo khoa
hiện nay:
- Sách giáo khoa thiết kế nặng, kiến thức bị phân khúc, tách rời, ngắt quãng,
không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến sự trùng lập một số kiến
thức giữa các cấp học, môn học.
- Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng
vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.


- Thể hiện dưới hình thức một mơn khoa học, nhiều bài học khô khan, một
số kiến thức hàn lâm không gắn với thực tiễn cuộc sống.
2.2.2. Thực trạng về cơng tác đổi mới PPDH theo hướng tích hợp liên môn
ở trường THCS Nga Vịnh, huyện Nga Sơn.
* Đối với nhà trường :
- Nga Vịnh là xã đồng chiêm trũng ở phía Tây Bắc của huyện Nga Sơn, kinh tế
chủ yếu dự vào trồng lúa và chăn nuôi gia cầm. Đời sống nhân dân cịn nhiều khó

khăn, sự quan tâm của gia đình cho việc học của con em cịn nhiều hạn chế.
- Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác đổi mới PPDH, dạy học theo
tích hợp liên mơn cịn thiếu thốn: Tài liệu về tích hợp liên mơn cho giáo viên
chưa có; đồ dùng dạy học (tranh ảnh, hóa chất, đồ thí nghiệm...) đã hư hỏng,
cần phải mua sắm bổ sung.
Tuy nhiên, được sự đầu tư lớn của địa phương, nhà trường đã đạt chuẩn
Quốc gia tháng 11/2016. Đó là một sự động viên, khích lệ rất lớn đối với thầy
và trò của nhà trường; Tạo điều kiện để phát huy tốt hơn công tác dạy và học.
- Là phương pháp dạy học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đưa ra thử
nghiệm và khuyến khích các nhà trường tổ chức giảng dạy, chứ chưa bắt buộc.
Chưa có có các tài liệu hướng dẫn cụ thể, phân phối chương trình riêng. Do đó
khi tổ chức thực hiện, nhà trường còn lúng túng trong cách tổ chức chung.
- Các tổ chuyên môn chưa mạnh dạn xây dựng nội dung PPDH đổi mới này
thành chuyên đề triển khai trong các đợt sinh hoạt chuyên tổ cấp trường, cấp
liên trường, cụm trường.
* Đối với giáo viên:
- Hầu hết giáo viên của nhà trường đều ở xa, trong phạm vi bán kính từ 8
đến 15Km. Hai phần ba giáo viên là người của huyện khác (Thị xã Bỉm Sơn và
huyện Hà Trung), nên mặc dù có năng lực, tâm huyết với nghề, nhưng thời gian
giành cho cơng việc cịn hạn chế.
- Tích hợp liên mơn là nội dung cơ bản trong đề án thay đổi sách giáo khoa
hiện nay. Sự thay đổi này quá lớn, đòi hỏi người dạy cần phải có sự đầu tư,
nghiên cứu nhiều mơn học, các mơn học có kiến thức liên quan. Trong khi đó
giáo viên lại chưa được chun sâu, bao qt tồn chương trình. Nên khi vận
dụng PPDH mới này bước đầu cịn nhiều lúng túng.
- Do thói quen cịn ảnh hưởng bởi phương pháp truyền thụ kiến thức một
chiều tính bảo thủ, độc tôn một PPDH theo phân môn, nên một bộ phận nhỏ
giáo viên coi nặng việc truyền thụ kiến thức có trong sách giáo khoa theo lối
dạy nhồi nhét kiến thức để thi cử, ít vận dụng kiến thức liên mơn, chủ đề tích
hợp giáo dục. Đây là một vấn đề rất khó thay đổi.



- Chưa có sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cụ thể về tích hợp liên mơn nên
giáo viên khó thốt ra khỏi thời khóa biểu thường nhật được lên theo khung
chương trình. Muốn tích hợp chỉ chờ đến ngoại khóa, muốn liên mơn thì chờ có
dịp báo cáo chun đề hoặc thao giảng.
- Trình độ đào tạo giáo viên khơng đồng đều, sự nhạy cảm và cách vận dụng
tích hợp liên môn của mỗi giáo viên khác nhau, nên có sự tranh luận nhiều về
kiến thức trong các lần góp ý, rút kinh nghiệm từ các giờ thao giảng.
* Đối với học sinh:
Nhiều học sinh học tốt cảm thấy hứng thú, say mê với phương pháp dạy đổi
mới này. Song bên cạnh đó một bộ phấn học sinh có thái độ thờ ơ, ngại trau dồi
kiến thức, học đối phó, miễn cưỡng, tư tưởng ỉ lại, dựa vào các tài liệu có sẵn,
các sách tham khảo khơng ủng hộ giáo viên trong q trình giảng dạy.
Ngồi ra, cịn nhiều học sinh thiếu kiến thức thực tế, kỹ năng sống, nhận
thức lệch lạc, đua đòi, học yếu… Nếu vẫn cứ sử dụng PPDH cũ, không lôi cuốn
được học sinh, do đó chất lượng giảng dạy thấp trong các năm học qua.
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của GV, HS.
Ngay từ đầu năm học (tháng 10/2015), nhà trường đã tổ chức thi giáo viên
giỏi cấp trường. Với vai trị là một giám khảo chấm, tơi đã dự giờ tất cả các
đồng chí GV và thu được kết quả cụ thể:
Vận dụng tổng
Không biết vận
Biết vận dụng kiến
thức đơn môn, lồng
hợp kiến thức
dụng kiến thức
Tổng số
liên môn
ghép

nhiều môn học
GV dự thi
SL
%
SL
%
SL
%
20
13
65
5
25
2
10
Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc quyết định đưa ra "Một số
giải pháp tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên mơn góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy ở trường THCS Nga Vịnh, huyện Nga Sơn" là điều rất
cần thiết, hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới nội dung sách giáo khoa và đổi
mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về cơng tác dạy học
tích hợp liên mơn.
Phương pháp dạy học vận dụng kiến thức liên mơn, chủ đề tích hợp đã được
Bộ GD– ĐT triển khai và thí điếm nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, vì nhiều lí do
khách quan và chủ quan nên vẫn còn nhiều giáo viên trong nhà trường chưa
thực sự nắm rõ mục đích, nội dung của phương pháp dạy học này. Vì vậy để
giúp giáo viên nhận thức và vận dụng có hiệu quả PPDH tích hợp liên mơn,
điều đầu tiên chúng tơi làm là nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên



* Tổ chức lớp tập huấn dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn cho cán bộ,
giáo viên trong nhà trường.
Ngay từ đầu năm học 2015-2016, nhà trường chúng tơi đã tổ chức lớp tập
huấn cho tồn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường nhằm quán triệt quan điểm
tích hợp liên mơn (Kết hợp với triển khai nhiệm vụ năm học mới).
Đối tượng tham gia: Là cán bộ quản lí, giáo viên bộ mơn nhà trường.
Thời gian: 1 ngày
Người hướng dẫn: Hiệu trưởng
Tài liệu: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học các bộ môn ở trường THCS.
Nội dung:
+ Lí luận về dạy học tích hợp liên mơn
+ Mục tiêu, tầm quan trọng của dạy học tích hợp liên môn
+ Nguyên tắc xây dựng bài dạy theo hướng tích hợp liên mơn
+ Các bước xây dựng bài dạy theo hướng tích hợp liên mơn
+ Áp dụng các PPDH trong học tích hợp liên mơn
+ Kĩ năng tích hợp để đem lại hiệu quả cao cho người dạy và người học
+ Tổ chức soạn và dạy mẫu.
* Tham gia tổ chức hội thảo về dạy học theo hướng
tích hợp liên môn cấp cụm trường.
Tháng 10/2015, nhà trường tổ chức hội thảo “Báo cáo cơng tác dạy học tích
hợp liên môn“, với sự tham gia đầy đủ của các đồng chí CB, GV thuộc 3 nhà
trường trong cụm chuyên môn (THCS Nga Vịnh, THCS Nga Giáp, THCS Nga
Thiện). Đây là hoạt động chuyên môn trọng điểm của cụm 3 trường THCS nói
chung, trường THCS Nga Vịnh nói riêng trong năm học 2015 – 2016, hướng về
các mục đích đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo
hướng nghiên cứu bài học; khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học
theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan nhiều mơn học gắn liền với thực
tiễn; động viên đội ngũ giáo viên phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, tăng
cường ứng dụng hiệu quả cơng nghệ thơng tin trong dạy học, góp phần nâng

cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh.
Hình thức: Dự giờ và nghe, thảo luận các chủ đề và bài dạy sử dụng phương
pháp dạy học tích hợp liên mơn (do các giáo viên hoặc nhóm giáo viên nhà trường
có kinh nghiệm, có sáng tạo, đã bước đầu thực hiện thành cơng cơng tác dạy học
tích hợp liên mơn dạy và báo cáo bằng tham luận, nêu lên những kinh nghiệm thực
tiễn nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp và thực hiện).


Hội thảo dự giờ và chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm chun
mơn các giờ dạy:
TT
2
3

4

Tên chủ đề/bài dạy
Khơng khí và sự cháy

Giáo viên
thực hiện
Trần Thu Hường
Hóa học
Trịnh Ngọc Tuấn
Sinh
Phạm Thị Chính
học
Nguyễn Thị Thủy
Mơn


Nâng cao nhận thức về
phịng chống HIV/AIDS
Sử dụng kiến thức môn Vật
lý, Sinh học, Văn học dân
gian Nga, Điện ảnh… trong
dạy học tiết 33 Lịch sử 8: sự Lịch sử Mai Văn Nghiên
phát triển của KH- KT và văn
hóa thế giới nửa đầu thế kỷ
XX

Trường
THCS
Nga Vịnh
Nga Giáp

Nga Thiện

Hình ảnh tiết dạy bài Khơng khí và sự cháy (GV: Trịnh Ngọc Tuấn)

Thông qua hội thảo này, tập thể giáo viên của 3 nhà trường đã có dịp trao
đổi kinh nghiệm giảng dạy, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, đồng thời nhằm đánh
giá giá những ưu điểm, hạn chế của cơng tác dạy học tích hợp liên mơn trong
các nhà trường, từ đó có thể áp dụng vào trường mình.
2.3.2. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và triển khai thành
chuyên đề, chủ đề chính trong các buổi sinh hoạt tổ cấp trường.
Trong nhà trường tổ chuyên mơn đóng vai trị quan trọng, giúp Hiệu trưởng
quản lí về hoạt động chun mơn. Vì vậy thơng qua hoạt động của tổ chun mơn
giáo viên có điều kiện chia sẻ, góp ý rút kinh nghiệm cho nhau về vấn đề dạy học.



Có thể nói tổ chun mơn là nơi để huấn luyện, giúp giáo viên trưởng thành và
vững vàng hơn về tay nghề. Đồng thời giúp nhà trường đào tạo giáo viên cốt cán
về vấn đề tích hợp liên mơn.
Ngay sau buổi tập huấn, nhà trường đã chỉ đạo cho các tổ chuyên môn, bước
đầu vận dụng kiến thức liên môn để xây dựng các bài dạy, các chủ đề dạy học ;
xác định được năng lực có thể phát triển cho HS trong mỗi chủ đề; Biên soạn câu
hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của HS; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút
kinh nghiệm. Và yêu cầu mỗi tổ chuyên môn xây dựng tối thiểu 2 chủ đề/ học kì.
2.3.3. Tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên mơn thơng
qua các mơn học
- Hướng dẫn GV tìm hiểu nội dung chương trình SGK các mơn học khác,
chọn lọc các nội dung kiến thức có liên quan đến mơn học giảng dạy.
Trong chương trình sách giáo khoa của mỗi mơn học đều có kiến thức liên
quan đến các mơn học khác. Do vậy việc tìm hiểu nội dung sách giáo khoa các
môn học khác để xác định chính các nội dung có liên quan đến bộ mơn mình
giảng dạy là việc làm quan trọng, cần thiết, góp phần tạo nên sự thành cơng của
bài dạy.
Chúng tơi đã hướng dẫn giáo viên tìm hiểu các mơn học và thống kê nội
dung tích hợp (theo bảng). Cụ thể:
Mơn Sinh học 9, nội dung tích hợp ở các mơn học khác, gồm:
TT

1

Mơn

Tốn

Lớp
7


8
9
7

2

Vật lý

8
9
8

3

Hóa
9

-

Nội dung chọn lọc để tích hợp
Tốn xác suất thống kê
Tính chất của dãy số bằng nhau
Làm trịn số
Tốn giải phương trình, bất phương trình

- Giải bài tốn bằng cách lập hệ phương trình
- Giải hệ phương trình bằng PP thế, cộng đại số
- Giải tốn với sự trợ giúp của máy tính cầm tay casio
- Phản xạ âm và tiếng vang

- Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Hiệu suất
- Năng lượng
- Phần điện năng, các biện pháp sử dụng và tiết
kiệm điện năng
- Chương IV: Ôxi, khơng khí
- Chương V: Nước
- Chương I: Các hợp chất vô cơ


6

8
4

Địa lí

9

6
5

Lịch sử

9

6

Cơng nghệ


7

Tin học

9

- Tác động của nội lực và ngoại lực đến sự
hình thành trái đất
- Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ khơng khí
- Nước, sơng, Hồ ; Đất, các nhân tố hình thành đất.
- Đặc điểm tài nguyên khoáng sản
- Đặc điểm đất, sinh vật và bảo vệ các loại tài
nguyên thiên nhiên ở Việt Nam
- Dân số và sự gia tăng dân số
- Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
- Sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam
- Sự phát triển của các dịch vụ, thương mại, du
lịch, giao thông…
- Bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta.
- Thời văn minh nông nghiệp.
- Thời công nghiệp với cuộc cách mạng khoa
học – kỹ thuật.
- Các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
- Chính sách khai thác thuộc địa, cuộc chiến
tranh đế quốc, chiến tranh xâm lược thuộc địa,
cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc
- Kĩ thuật trồng cây
- Kĩ năng soạn giảng
- Kĩ năng trình chiếu hình ảnh

- Kĩ năng khai thác tài liệu trên mạng internét

Mơn GDCD 8, các địa chỉ tích hợp giáo dục pháp luật cụ thể trong các bài
như sau:
Tên bài
Bài 2: Liêm
khiết

Địa chỉ tích
hợp
Tích hợp vào
mục 1 trong
phần nội dung
bài học.

Nội dung tích hợp
* Kiến thức: Người có tính liêm khiết ln
chấp hành đúng pháp luật về sử dụng tiền
bạc, tài sản của Nhà nước và của tập thể.
* Kĩ năng: Biết phân biệt được hành vi
liêm khiết với hành vi khơng liêm khiết.
* Thái độ: Kính trọng những người sống liêm
khiết, phê phán những hàng vi tham nhũng.


Bài 5 : Pháp
luật và kỉ
luật.

Tích hợp vào

mục 1, 4 và 5
trong phần nội
dung bài học.

Bài 9: Góp
phần xây
dựng nếp
sống văn hóa
ở cộng đồng
dân cư.

Tích hợp vào
mục 2 và 4
trong phần nội
dung bài học

* Kiến thức:
- Pháp luật là qui tắc xử sự chung, bắt
buộc chung đối với mọi người.
- Pháp luật tạo điều kiện cho xã hội phát
triển trong vòng trật tự.
* Kĩ năng: Biết thực hiện đúng pháp luật
và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
* Thái độ:
- Tơn trọng các qui định của pháp luật
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi đúng
pháp luật, phê phán những hành vi làm
trái pháp luật.
* Kiến thức: Chấp hành pháp luật về
hơn nhân và gia đình, về bảo vệ mơi

trường về phịng chống tệ nạn xã hội là
góp phần xây dựng nếp sống văn hóa
cộng đồng dân cư.
* Kĩ năng: Biết tham gia các hoạt động
tuyên truyền pháp luật về hơn nhân và gia
đình về bảo vệ mơi trường ,về phịng
chống tệ nạn xã hội.
* Thái độ: Đồng tình ủng hộ và tích cực
tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp
luật về hơn nhân và gia đình về bảo vệ
mơi trường ,về phịng chống tệ nạn xã hội.

Mơn Ngữ văn 9: Phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại
Chủ đề tích hợp
1. Giáo dục lịng u
q hương đất nước:
- Hồn cảnh ra đời
- Nội dung tác phẩm
2. Giáo dục ý thức xây
dựng, bảo vệ tổ quốc,
sống có lí tưởng.
3. Tình cảm gia đình –
Tình phụ tử thiêng

Văn bản
“Làng”, “Lặng lẽ Sa
Pa”, “Chiếc lược ngà”
“Những ngôi sao xa
xôi”
- “Lặng lẽ Sa Pa”


- “Chiếc lược ngà”

Kiến thức liên mơn
- Lịch sử: Tinh hình
lịch sử Việt Nam (1945
– 1975)
- Địa lí: Vị trí, đặc
điểm thiên nhiên địa
hình Sa Pa, dãy
Trường Sơn; Sơng
Hồng.
- GDCD


liêng.
4. Vẻ đẹp nhân cách
con người; làm chủ bản
thân, thoát mọi cám dỗ
của quỷ sứ.

- “ Bến quê”

- GDCD
- Mĩ thuật: Vẽ tranh
- Phim ảnh: Tư liệu liên
quan đến giai đoạn lịch
sử, hoàn cảnh tác phẩm

- Hướng dẫn giáo viên thống kê bài dạy của từng mơn học có thể tiến

hành cơng tác dạy học tích hợp liên mơn
Ngay sau khi tập huấn và hướng dẫn giáo viên tìm hiểu, xác định các mơn
học có liên quan đến nhau, nhà trường đã yêu cầu giáo viên giảng dạy tất cả các
bộ mơn, thống kê những bài dạy có thể tiến hành hoạt động dạy học theo hướng
tích hợp liên mơn. Tiếp tục cho bổ sung và hoàn thiện trơng năm học tới và đến
thời điểm này, chúng tơi có thể thống kê khá đầy đủ số lượng các bài dạy có thể
giảng dạy theo hướng tích hợp liên mơn.
Kết quả cụ thể như sau:
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Mơn học
Ngữ văn
Lịch sử
Địa lí
GDCD
Tốn
Vật lí
Hóa học

Sinh học
Công nghệ
Tiếng Anh
Mĩ thuật

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

25
7
12
8
6
12

17
9
10
9
8
5

10
8
6

5

8
6
6
8

22
7
7
6
10
7
10
12
9
7
5

16
9
8
6
8
6
12
15
5
7
3


* Hướng dẫn giáo viên tìm địa chỉ (bài dạy, phần bài dạy), nội dung, hình
thức dạy học để tiến hành cơng tác dạy học tích hợp liên mơn.
Thực chất của cơng việc này là từng giáo viên xây dựng cho mình một kế hoạch
chi tiết để thực hiện vấn đề giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp liên mơn.
Bước đầu mỗi giáo viên phải hình dung ra cơng việc. Tuy nhiên, khi thực hiện qua
các năm họ sẽ bổ sung để có một kế hoạch hồn chỉnh.
Ví dụ. Mơn Sinh học 9 - Bài 21: Đột biến gen
Địa chỉ

Nội dung kiến thức tích hợp liên
mơn được vận dụng

Hình thức dạy
học


- Mục II:
Nguyên nhân
phát sinh đột
biến gen

- Vai trò của
đột biến gen

Hóa học:
-Sự thay đổi thành phần các chất trong
kk -> ô nhiễm môi trường -> gây đột
biến gen.
- Các loại chất hóa học: Thuốc trừ

sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực
vật chất Điơxin.
Vật lí:
- Các tác nhân vật lí: Tia X, tia α, tiaβ,
tia tử ngoại, hiện tượng sốc nhiệt...
Lịch sử:
- Chất độc màu da cam được sử dụng
lần đầu tiên ở Việt Nam vào ngày
13/1/1962 trong chiến dịch Ranch
Hand phát khởi từ Tân Sơn Nhất
- Từ tháng 3/1965 -> 6/1970, Mỹ đã
rải ở miền Nam Việt Nam 20 triệu
galơng, tương đương với 75,8 triệu lít
chất độc ->phá hủy 13.000 km2 cây
lương thực,cây ăn quả, tàn phá 43%
diện tích rừng của tồn miền Nam. làm
hơn 2 triệu người nhiễm độc, hơn 5
vạn trẻ em sinh ra bị dị dạng, quái thai
và tạo ra những biến đổi nội tại gây tác
hại về mặt di truyền nhiều thế hệ.

- Tích hợp giáo
dục phịng chống
ơ nhiễm mơi
trường

- Dạy liên mơn:
Sinh-Lí-Hóa-Sử

Có thể nói việc tìm đúng địa chỉ, xác định chính xác nội dung và xây dựng

được hình thức dạy học phù hợp cho từng bài học là một việc làm rất quan
trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường nói chung.
- Tổ chức các giờ dạy mẫu, rút kinh nghiệm
Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức soạn, giảng, thảo luận, rút kinh nghiệm
một số chủ đề, tiết dạy hồn chỉnh có nội dung tích hợp.
Thí dụ 1: Mơn Sinh học 9. Bài 55. Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG
* Nghiên cứu bài dạy và các môn học liên quan, xác định địa chỉ, nội dung
hình thức dạy học để tiến hành cơng tác dạy học tích hợp liên mơn. Cụ thể:
- Mơn Địa lí: Lớp 6 bài 17 “Lớp vỏ khí” để giúp học sinh ơn lại vị trí và
vai trị của lớp ozon trong tần bình lưu. Hậu quả của việc thủng tầng ozon. Giải
thích được hiện tượng hiệu ứng nhà kính và tác hại của hiện tượng này.


Qua mơn Địa lí 9, giúp học sinh nắm được số liệu về diện tích rừng ở Việt
Nam hiện nay bị suy giảm đáng kể do tác động của con người. Sự phân bố của
các nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp lớn ở nước ta.
- Mơn Hóa học lớp 8, học sinh biết được nguyên nhân về mặt hóa học gây
ra hiện tượng mưa a xít là: SO 2 + H2O = H2SO4. Tác hại của mưa axít. Vai trị
của nước đối với sự sống con người.
- Mơn Sinh học 9 bài 55 “Ơ nhiễm mơi trường” để giúp học sinh hiểu rõ được:
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trường, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
+ Hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững
+ Giúp các em hiểu rõ được vai trò của bản thân trong việc bảo vệ và cải
tạo môi trường tự nhiên. Từ đó nâng cao nhận thức của học sinh đối với cơng
tác phịng chống ơ nhiễm mơi trường.
- Qua Giáo dục kỹ năng sống (Kiến thức về thiên tai và biến đổi khí hậu),
giúp các em có được những kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo vệ chính
mình, gia đình, người thân khi có thiên tai xảy ra. Từ đó, học sinh có thể sẽ tích
cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai
và biến đổi khí hậu tại địa phương.

* Tìm hiểu năng lực học sinh để thiết kế giáo án và xây dựng nội dung câu
hỏi phù hợp.
* Xây dựng kế hoạch bài dạy chi tiết, trong đó thể hiện rõ phần giảng dạy tích
hợp liên mơn.
Cụ thể phần tích hợp liên mơn:
Phần II. Ngun nhân gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động của GV&HS

Nội dung

Hỏi: Theo em có những ngun nhân nào
gây ơ nhiễm mơi trường?
GV. Yêu cầu học sinh quan sát tranh các
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

1. Nguyên nhân tự nhiên: Do
tự thiên nhiên gây ra: Hiện
tượng núi lửa phun nham thạch,
elninô…

Hỏi: Chỉ ra đâu là hình ảnh nói lên ngun
nhân do tự nhiên, nguyên nhân do con
người? Nguyên nhân nào là chủ yếu?

2. Nguyên nhân do hoạt động
của con người. (Nguyên nhân
chủ yếu)

GV (Dùng kiến thức liên mơn Địa lí)


- Ơ nhiễm do các chất khí thải
ra từ hoạt động cơng nghiệp và
sinh hoạt: sản xuất công
nghiệp, đốt rừng, phương tiện
giao thông, đun nấu trong gia
đình.

Hỏi: Hãy cho biết nơi nào trên trái đất có
núi lửa hoạt động mạnh nhất?
GV cung cấp thêm: Có khoảng 540 núi lửa
trên mặt đất đã phun trào, chưa kể đến núi
lửa phun trào ở dưới biển. Vành đai động


đất và phun trào núi lửa nhiều nhất là vành
đai Thái Bình Dương (trải dài từ nhật bản
đến Nam Mỹ).
Hỏi: Hãy kể tên một số tác nhân chủ yếu là
động cơ chính tạo nên ngun nhân ơ
nhiễm mơi trường do con người?
* GV yêu cầu HS dùng kiến thức môn Địa lí
9 làm rõ các vấn đề:
- Các khu vực tập trung nhiều nhà máy, xí
nghiệp ở nước ta ?
- Diện tích rừng của nước ta hiện nay?
Nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng?
GV: Sử dụng kiến thức Địa lí để cung cấp
số liệu, hình ảnh các nhà máy xí nghiệp
hoạt động. Một số rừng Quốc Gia hiện nay
ở nước ta bị đốt cháy

Hỏi: Vì sao các hoạt động trên lại gây ơ
nhiễm mơi trường khơng khí ?
HS: Sử dụng kiến thức Hóa học để giải
thích :
to
Nhiên liệu + Oxi - > Các khí(CO, SO2,
CO2, NO2, …) + H2O + Bụi
Hỏi: Nồng độ các chất khí này trong
khơng khí tăng cao, dẫn đến hiện tượng gì?
HS: - Hiện tượng mưa axít.
- Hiện tượng hiệu ứng nhà kính và thủng tần ơzơn.
GV: u cầu HS sử dụng kiến thức Địa
lí, Hóa học để giải thích hiện này.
Hỏi: Hiện nay ở địa phương xã nhà có
những hoạt động nào gây ơ nhiễm mơi
trường? (Chỉ trên tranh con đường phát tán
các hóa chất bảo vệ thực vật, chất độc hóa
học trong tự nhiên)
Hỏi: Kể tên một số cơng trường khai thác
chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử ở
Việt Nam mà em biết? (khai thác Titan ở
Bình Định, nhà máy điện nguyên tử ở Ninh

- Ơ nhiễm do hóa chất bảo vệ
thực vật: Thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ thuốc diệt nấm gây
bệnh…
- Ơ nhiễm do các chất phóng
xạ: Cơng trường khai thác chất
phóng xạ, nhà máy điện ngun

thử, vụ thử vũ khí hạt nhân...


Thuận khởi cơng 12/2014. dự định hồn
thành 2022 lớn nhất Châu Á).

* Xác định phương pháp và kỹ thuật dạy học
Trong bài: Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học Đặt và giải quyết
vấn đề; Trực quan; Khăn phủ bàn...
* Chuẩn bị phương tiện và thiết bị cần thiết cho tiết dạy (Máy tính, máy
chiếu, đồ dùng, tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm...).
* Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn (GV: Nguyễn Xuân Long)
* Thảo luận rút kinh nghiệm.
Một số hình ảnh của tiết dạy:

Học sinh làm bài tập


Làm việc nhóm

Thí dụ 2. Ngữ văn 9. Tiết 66. Văn bản : LẶNG LẼ SA PA
(Trích)
- Nguyễn Thành Long * Nghiên cứu bài dạy và các môn học liên quan, xác định địa chỉ, nội dung hình
thức dạy học để tiến hành cơng tác dạy học tích hợp liên môn.
Cụ thể: Học sinh vận dụng kiến thức liên môn: Lịch sử, Địa lí, GDCD để
giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.
+ Địa Lí Việt Nam: về “Địa hình – thiên nhiên - khí hậu vùng Tây Bắc”;

Vị trí Sa Pa (để thấy được hồn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
vô cùng“cô đơn” và “hoang vắng”ở vùng đất này); Địa hình miền núi Tây

Bắc” để thấy được sự gian nan, nguy hiểm của con đường mà bác lái xe đi
qua, bác khơng ngại khó khăn nguy hiểm chở khách an toàn vượt qua một
chặng đường dài.
+ Môn Lịch Sử Việt Nam: “Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không”- không
quân Việt Nam đã tiêu diệt máy bay phản lực B52 của Mỹ.
+ Môn GDCD 7: Bài 1 “Sống giản dị”, Bài 12: “Sống và làm việc có kế
hoạch”. GDCD 8 - Bài 11: “Lao động tự giác và sáng tạo” để giáo dục tư
tưởng sống cho lớp trẻ hiện nay.
GDCD 9: Bài 13+14 “Về lí tưởng sống của thanh niên, trách nhiệm của
thanh niên trong thời kì CNH, HĐH đất nước”


Giáo dục học sinh lòng biết ơn với những người có cơng với nước; kế thừa
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch
sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.
* Tìm hiểu năng lực học sinh để thiết kế giáo án và xây dựng nội dung câu
hỏi phù hợp.
* Xác định phương pháp và kỹ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm, kỹ thuật trình bày 2 phút: về tình huống truyện, giá trị nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm; sự hấp dẫn của truyện.
- Động não: Suy nghĩ về các sống của lớp trẻ Việt Nam trong chiến tranh
kháng chiến chống Mỹ.
- Viết sáng tạo: Sự hấp dẫn trong “Lặng lẽ Sa Pa”
- Liên tưởng: Lối sống của các nhân vật với lớp trẻ thanh niên hiện nay.
* Xây dựng kế hoạch bài dạy chi tiết, trong đó thể hiện rõ phần giảng dạy tích
hợp liên mơn.
* Chuẩn bị phương tiện và thiết bị cần thiết cho tiết dạy (Máy tính, máy
chiếu, đồ dùng, tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm...).
* Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn (GV: Phạm Thị Huyên).
Từ sự chuẩn bị, thực hiện giờ dạy, thảo luận, góp ý, chúng tơi rút ra

cách thức chung để tổ chức dạy học tích hợp liên môn, gồm:

2.3.4. Tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các
tình huống thực tiễn cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
liên mơn giành cho giáo viên.
Thơng qua cuộc thi nhằm gúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng về tầm


quan trọng của dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn. Đồng thời phát hiện ra
nhiều ý tưởng hay, có kế hoạch bồi dưỡng dự thi cấp Huyện, Tỉnh.
- Đối với cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn.
Nội dung: Học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn
đề nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau: Hiểu biết về pháp
luật, an tồn giao thơng; phịng chống tham nhũng; bảo vệ chủ quyền quốc gia
về biên giới, biển, đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và
môi trường biển, đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng tránh và giảm nhẹ
thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sản phẩm dự thi: Là một bài viết của 1 học sinh hoặc nhóm 2 học sinh
- Đối với cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
giành cho GV.
Nội dung: Xây dựng chủ đề dạy học có nội dung kiến thức liên quan trực
tiếp đến hai hay nhiều mơn học; thiết kế tiến trình dạy học chủ đề đã xây
dựng theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chuẩn bị thiết bị dạy
học và học liệu để hỗ trợ hoạt động học của người học; thử nghiệm tiến trình
dạy học đã thiết kế.
Cách tổ chức chung cho cả 2 cuộc thi (Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT):
Quyết định thành lập Ban tổ chức cuộc thi: Theo Số 15/HTr- THCS, ngày 07
tháng 9 năm 2016 của hiệu trường trường THCS Nga Vịnh.
Thời gian tổ chức: Từ ngày 07/9/2016 đến ngày 15/01/2017.

Kết quả:
Về học sinh: Số học sinh tham gia: 22, Số chủ đề tham gia dự thi cấp trường
15, cấp huyện: 3. Kết quả cấp trường: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 5 giải
Khuyến khích.
Cấp huyện: 1 nhất, 1 Ba; Cấp tỉnh: 1 giải Ba
Về giáo viên: Số giáo viên tham gia: 17 đồng chí; số bài dự thi cấp trường:
12, cấp huyện: 6; Số chủ đề tham gia dự thi: 2. Kết quả cấp trường: 1 giải Nhất,
1 giải Nhì, 2 giải Ba, 8 giải Khuyến khích.
Cấp huyện: 2 Nhất, 2 nhì, 1 Ba.
Cấp tỉnh: 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 khuyến khích. Cụ thể:
+ Mơn Ngữ văn: Dự Án và Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp “Tiết 49:
Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ” (Giáo viên: Trịnh Thị Thanh Nga, Đỗ Thị
Thơm). Đạt giải Nhì cấp Tỉnh.


+ Mơn Tiếng Anh: TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MƠN QUA UNIT 8:
“OUT AND ABOUT”, CÁC MƠN ĐƯỢC TÍCH HỢP: TOÁN, GDCD, MĨ
THUẬT, ÂM NHẠC (Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Huệ). Đạt giải Ba cấp
Tỉnh.
+ Môn Tin học: “QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ
MẶT TRỜI BẰNG PHẦN MỀM SOLAR SYSTEM 3D SIMULATOR”
(Giáo viên: Lê Thị Hoa). Đạt giải Khuyến khích cấp Tỉnh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
- Với giáo viên: Đã nhận thức đầy đủ về vai trị của việc tích hợp liên môn
trong giảng dạy. Giáo viên nhà trường đã biết khai thác kiến thức liên quan của
các môn học khác vào bài dạy làm cho học sinh dẽ hiểu hơn, bao quát hơn, làm
bài dạy sinh động hơn. Vì thế, việc dạy học liên môn trở thành hoạt động thường
xuyên, cách thức đưa vấn đề cũng hợp lý, hài hịa và hấp dẫn hơn, có hiệu quả
hơn mà khơng làm mất đặc trưng của từng môn học.

- Với học sinh: Học sinh không chỉ được cung cấp thêm kiến thức của một
số mơn học có liên quan (tuy khơng thực sự nhiều nhưng lại rất có ích cho các
em trong việc vận dụng nó để giải quyết các vấn đề trong từng môn học, trong
cuộc sống một cách linh hoạt), đồng thời các em nhận thức được mối liên qua
giữa các môn học, các em cần phải học đều, phân bố thời gian học các môn
học một cách hợp lí. Qua các giờ học liên mơn, học sinh thấy hứng thú hơn với
học tập, đặc biệt là vận dụng các kiến thức thực tế từ lao động sản xuất, từ
cuộc sống để giải quyết các vấn đề, các câu hỏi mà thầy cô giáo đưa ra (Đây là
một trong những mục tiêu mà giáo dục hướng tới –tức là học đi đơi với hành).
Như đã trình bày ở trên tích hợp liên mơn là một trong nội dung khá mới
mẻ, nằm trong đề án thay sách giáo khoa năm 2018. Mặt khác đề tài này
chúng tôi đã triển khai từ năm 2014, bước đầu đã thu được kết quả khá khả
quan. Điều này có thể thấy rõ qua kết quả 2 đợt thao giảng của giáo viên nhà
trường trong học kỳ II năm học 2016-2017:

Tổng số GV
thao giảng

20

Không biết vận
dụng kiến thức liên
môn

Biết vận dụng
kiến thức đơn
môn, lồng ghép

Vận dụng thành
thạo tổng hợp

kiến thức nhiều
môn học

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

4

20

16

80


Như vậy so với thời điểm ban đầu, đến giờ chúng tôi nhận thấy, trước hết là
nhận thức của đội ngũ giáo viên về PPDH theo hướng tích hợp liên môn được

cải thiện, nâng lên rất nhiều:
- 100% giáo viên trong nhà trường đã thấy rõ mục tiêu, tầm quan trọng, sự
cần thiết của công tác đổi mới PPDH theo hướng tích hợp liên mơn
- 100% giáo viên đã trang bị, bổ sung cho mình được nhiều mặt kiến thức từ
các môn học khác.
- Bước đầu giáo viên đã biết thiết kế bài giảng, biên soạn câu hỏi, bài tập, tổ
chức dạy học theo hướng tích hợp liên mơn.
- Làm chuyển biến về thái độ học tập của học sinh, góp phần thúc đẩy các em
vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực
tiễn; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của mình. Do đó chất lượng
đại trà và chất lượng mũi nhọn trong năm học 2014- 2015 tăng đáng kể so với
các năm học trước, cả về số lượng và chất lượng.

III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
- Kết luận.
Từ kết quả của q trình thực hiện, chúng tơi rút ra một số kết luận sau đây:
Vấn đề dạy học theo phương pháp tích hợp liên mơn đang là chủ trương
chính trong đề án thay sách giáo khoa của Bộ Giaos dục và Đào tạo từ năm
2018. Các nhà trường phải chuẩn bị, làm quen để thực hiện.
Trên cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề dạy học theo phương pháp
tích hợp liên mơn ở trường THCS Nga Vịnh nói riêng, chúng tơi đã thực hiện
nhóm giải pháp cơ bản, mang lại hiệu quả cao. Đó là:
+ Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên về cơng tác dạy học tích
hợp liên mơn.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và triển khai thành chuyên
đề, chủ đề chính trong các buổi sinh hoạt tổ cấp trường
+ Tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn thông qua các môn học
+ Tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình



huống thực tiễn cho HS và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn
giành cho giáo viên. Từ kết quả dự thi đánh giá năng lực sử dụng tích hợp liên
mơn trong giảng dạy.
Tuy nhiên, các giải pháp trên mới chỉ là một trong những giải pháp nhỏ góp
phần đổi mới PPDH. Để nâng cao chất lượng dạy học về lâu dài, cần hướng tới
nhiều giải pháp khác khi Bộ GD&ĐT xây dựng xong chương trình, sách giáo
khoa đổi mới.
- Kiến nghị
Đối với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT:
Trong đề án thay SGK, nên chọn và biên soạn SGK theo hướng giảm nội
dung lý thuyết hàn lâm ở bộ môn, tăng cường nội dung ứng dụng thực hành.
Cần đưa nội dung chủ đề tích hợp liên mơn là chủ đề tự chọn bắt buộc
trong chương trình các mơn khoa học tự nhiên và xã hội.
Cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp,
liên môn. Cung cấp các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án
mẫu… đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… trong
việc triển khai và thực hiện các chủ đề tích hợp.
Đối với Phịng GD&ĐT huyện Nga Sơn:
Đào tạo và bồi dưỡng chuyên gia nhằm quán triệt quan điểm tích hợp và
có khả năng xây dựng được các chủ đề tích hợp liên mơn.
Đối với các nhà trường THCS:
Cần tăng cường đào tạo GV cốt cán nhằm xây dựng nội dung bài học thành
các chủ đề tích hợp liên mơn, đồng thời mạnh dạn đề xuất lên cấp trên phân phối
chương trình riêng theo chủ đề đã xây dựng, phù hợp với thực trạng của từng
trường, hoàn cảnh từng địa phương.
Sáng kiến "Một số giải pháp tổ chứcdạy học theo hướng tích hợp liên mơn
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường THCS Nga Vịnh, huyện Nga
Sơn", được đúc rút từ thực tiễn tổ chức các hoạt động dạy học của nhà trường.
Chúng tôi hy vọng kinh nghiệm thực tiễn đó có thể nhân rộng, áp dụng ở nhiều
nhà trường trong huyện. Chắc chắn rằng Sáng kiến kinh nghiệm này cịn có

những hạn chế. Rất mong được sự góp ý, nhận xét và bổ sung để Sáng kiến kinh
nghiệm của chúng tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 17 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,


khơng sao chép nội dung của người khác.

Lưu Việt Hồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thơng -

Những vấn đề chung, NXB Giáo dục.
2. Sách giáo khoa các môn học chương trình THCS



×