Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.96 KB, 24 trang )

SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, hết lòng và đầy trách nhiệm của quí thầy cô
trường CĐSP Sóc Trăng, đặc biệt là cô Trương Thị Phương Mai đã giúp em hoàn thành
tốt đề tài nghiên cứu khoa học, bằng tất cả tấm lòng nhiệt huyết của mình, em xin chân
thành cảm ơn quý thầy cô trường CĐSP Sóc Trăng, cô Trương Thị Phương Mai và cô
Nguyễn Thị Thu Hằng giáo viên phụ trách lớp chồi 2 trường mẫu giáo Phường 3 cùng với
các cháu ở lớp Chồi 2 trường mẫu giáo Phường 3 đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em
hoàn thành tốt công việc của mình.
Cuối lời em xin chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục và luôn là tấm gương sáng cho chúng em noi theo. Em xin chúc các cô
trường mẫu giáo Phường 3 luôn hoàn thành tốt công việc giảng dạy của mình, chúc các
cháu nhỏ ở trường Mầm non Thực hành Sư Phạm luôn là bé khỏe, bé ngoan, luôn vâng
lời các cô và bố mẹ.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sóc Trăng, Ngày 25 Tháng 03 Năm 2011
SV thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Thơm
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
1
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
Đề tài:
Một số giải pháp tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, vì thế chúng ta phải coi trọng công tác
chăm sóc và giáo dục trẻ tạo mọi điều kiện để trẻ có thể phát triển tốt nhất. Trong
công tác chăm sóc và giáo dục trẻ thì Bộ giáo dục luôn đưa ra những đổi mới về
chương trình để có thể phù hợp với thực tiễn.
Giáo dục mầm non là một bậc học trong hệ thống giáo dục Việt Nam “với chỉ
thị 153/CP của Hội Đồng Chính Phủ ra ngày 12/8/1966 về “Công tác giáo dục Mầm non


nhằm giáo dục trẻ bằng cách tổ chức vui chơi, giáo dục các cháu những đức tính tốt,
chăm sóc sức khỏe, tập cho cháu vừa chơi, vừa học để chuẩn bị cho các cháu vào trường
phổ thông”. Căn cứ QĐ thủ tướng chính phủ “Một số chính sách phát triển giáo dục mầm
non” 161/2001/QĐ-TTg-điều 3: xây dựng chương trình giáo dục mầm non tạo cơ sở để
trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách cho trẻ mẫu giáo.Theo nhà giáo dục xô viết vĩ đại A.X.Macarencô
đã viết “Trò chơi có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ em, có ý nghĩa giống như
ý nghĩa của hoạt động công tác và sự phục vụ của người lớn lên trong công tác, phần lớn
trẻ em như thế ấy. Do đó việc giáo dục những nhà hoạt động tương lai bắt đầu trước tiên
từ trò chơi”. Nên hoạt đông vui chơi có ý nghĩa rất qua trọng đối với trẻ mẫu giáo.
Ở trẻ mẫu giáo thì hoạt động vui chơi là một nhu cầu sống của trẻ, thông qua vui chơi trẻ
được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.Hoạt động vui chơi luôn chiếm vị trí
đặc biệt quan trọng trong đời sống tuổi thơ của mỗi người. Nó là một loại hình hoạt động
của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo, được người lớn tổ chức, hướng dẫn
nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo dục và phát triển
toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này.
Với trẻ mẫu giáo thì “học bằng chơi, chơi mà học”.Nghĩa là trong vui chơi xây dựng
những nhận thức, ý thức cho trẻ đồng thời qua đó tập dần cho trẻ những thói quen, những
kỷ năng, kỷ xảo cần thiết cho hoạt động học tập sau này. Trẻ tiếp nhận việc giáo dục, học
tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Mặt khác hoạt động vui chơi là hoạt động của trẻ mẫu
giáo vì nó chi phối toàn bộ đời sống trong tâm lý của đứa trẻ. Nhờ có vui chơi mà các bộ
phận trên cơ thể của trẻ mới hoạt động phối hợp hài hòa, hợp lý, nhanh nhạy hơn. Đồng
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
2
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
thời vui chơi còn làm trẻ nảy sinh những rung cảm người, những sắc thái xúc cảm, tình
cảm như:trẻ biết yêu-ghét-vui-buồn-hờn-giận…nhiều phẩm chất nhân cách của con người
được hình thành.Bên cạnh đó vui chơi còn làm bộc lộ những tài năng, năng khiếu của trẻ
vì trong trò chơi, đồ chơi, phương tiện chơi có chứa đựng các thao tác trí tuệ, chân, tay trẻ
sẽ chiếm lĩnh được những kinh nghiệm và làm tiền đề cho sự sáng tạo ra các giá trị vật

chất và tinh thần khi trưởng thành. Do đó trong trường mầm non cần phải chú trọng đến
việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, biết cách tổ chức cho thật tốt, đặc biệt là việc
chuẩn bị các đồ chơi, phương tiện cho phù hợp và đó cũng là tổ chức cuộc sống cho trẻ.
Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài “Một số giải pháp tổ chức tốt hoạt
động vui chơi theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trường Mẫu Giáo Phường 3” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó xây dựng một số
biện pháp, giải pháp phù hợp tổ chức tốt hoạt động vui chơi theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.
3.Khách thể nghiên cứu.
Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi(lớp chồi 2) của trường Mẫu Giáo Phường 3.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động vui chơi theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ đề trong trường mẫu giáo trong trường Mẫu Giáo
Phường 3 (lớp 4-5 tuổi)
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động vui chơi.
- Khảo sát thực hiện hoạt động vui chơi trong trường mầm non.
-Thực nghiệm việc vận dụng thiết kế và tổ chức dạy giờ học vui chơi theo chủ để từ đó
rút ra kết luận và định hướng tiếp theo.
7. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu, tham khảo tài liệu, chương trình, khảo sát, điều tra.
- Thực nghiệm- Tổng kết kinh nghiệm.
8. Kế hoạch nghiên cứu:
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
3
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.Lí luận chung:
1.1. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật
Trong nửa thế kỉ qua, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã có một vị trí và ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Những thành
tựu kì diệu của cách mạng khoa học – kỹ thuật đã làm thay đổi một cách cơ bản các nhân
tố sản xuất như công cụ và công nghệ, nguyên liệu, năng lượng, thông tin, vận tải…, trong
đó sự thay đổi về công cụ và công nghệ có ý nghĩa then chốt. Cũng nhờ đó, con người đã
tạo ra được những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn những lực lượng sản xuất
của tất cả các thế hệ trước kia cộng lại.Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã và đang
đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới, sau nền văn minh nông nghiệp đến
nền văn minh công nghiệp, rồi nền văn minh mới hiện nay đang được gọi dưới những tên
khác nhau như “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh truyền tin”, “văn minh trí tuệ”…
Nhân loại đang thực sự bước vào một nền văn minh mới mà con người có thể phát triển
hơn nữa sự sáng tạo trong lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và
tiến lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống. Cách mạng khoa học – kỹ thuật với
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
Thời
gian
Nội Dung Yêu cầu Người phối hợp
- Tuần 1
- Tuần 2
- Tuần
3,4,5
- Tuần 6
- Xây dựng đề
cương.
- Xây dựng biện
pháp thực nghiệm.
- Thực nghiệm.

- Thu thập số liệu.
- Nghiên cứu lý thuyết về
đề cương.
- Soạn giáo án.
- Thống kê kết quả trên
trẻ.
- Viết đề tài.
- Cô Trương Thị Phương Mai
- Cô Nguyễn Thị Thu Hằng và
20 trẻ lớp chồi 2.
- Cô Nguyễn Thị Thu Hằng và
trẻ lớp chồi 2.
- Cô Trương Thị Phương Mai
P
4
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
những thành tựu to lớn của nó đã khiến cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế
hoá cao, đang hình thành một thị trường toàn thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ
xã hội khác nhau vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau trong cùng tồn tại hoà bình. Mặt
khác, sự giao lưu, trao đổi về văn hoá, du lịch, văn học nghệ thuật , sự hợp tác với nhau
trên các lĩnh vực y tế, dân số, giáo dục, khoa học – kỹ thuật giữa các quốc gia các dân tộc
trên hành tinh ngày càng phát triển và ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn
1.2. Sự bùng nổ thông tin và những thay đổi hằng ngày trong đời sống luôn đặt ra
những thử thách cho công tác chăm sóc giáo dục mầm non.
Trong đời sống xã hội hằng ngày luôn có những thay đổi về mọi mặt, xã hội ngày
càng phát triển sự bùng nổ thông tin về khoa học công nghệ như phát triển các mạng lưới
thông tin truyền thông như điện thoại di động, internet, báo đài, truyền hình cáp… làm
thay đổi và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, từ đó dẫn tới nền giáo dục cũng phát
triển theo để đáp ứng theo yêu cầu xã hội. Cùng với nhịp độ phát triển của xã hội bộ giáo
dục và đào tạo đã đổi mới cách chỉ đạo quản lí là đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non,

đẩy mạnh phát triển công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Do vừa thực được thực hiện đổi mới
nên công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non hiện nay vẫn còn gập nhiều khó khăn, bất
cập. Bên cạnh đó một số thông tin tiêu cực về giáo dục mầm non như: giáo viên thiếu
trình độ, kinh nghiệm trong chăm sóc giáo dục trẻ đã gây ra nhiều hậu quả gây nguy hiểm
đe dọa đến tính mạng và xúc phạm nhân phẩm của trẻ được bùng nổ. Điều đó đặt ra nhiều
thử thách cho công tác chăm sóc giáo giáo dục trẻ mầm non.
1.3. Nghị quyết trung ương 2 khóa 8 đảng ta đã nhấn mạnh giai đoạn phát triển mới
của giáo dục nước ta “Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng
đầu”.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ thông tin đã thúc đẩy
nền giáo dục phát triển để đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì thế, nghị quyết trung ương 2 khóa 8
Đảng ta đã nhấn mạnh “ giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”.
Trong đó, Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm đến giáo dục mầm non.
1.4. Chiến lược phát triển giáo dục nước ta từ nay đến năm 2020
1.4.1. Các quan điểm chiến lược về phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020.
- Căn cứ vào hiện trạng phát triển giáo dục mầm non những năm qua, căn cứ vào
những tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Đảng, một chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ nay đến năm
2020 sẽ dựa vào những quan điểm sau:
- Phát triển giáo dục mầm non là nền tảng cho chiến lược phổ cập của Đất Nước.Giáo
dục mầm non phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình, thu hút thêm các nguồn lực
trong nhân dân và các tổ chức kinh tế, xã hội đầu tư cho giáo dục mầm non nhầm tạo điều
kiện cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi mầm non được hưởng sự chăm sóc giáo dục theo
khoa học.
1.4.2. Mục tiêu phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020.
Theo định hướng phát triển giáo dục mầm non mà nghị quyết trung ương 2 khóa 8 đã
chỉ ra, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 được cụ thể hóa bằng mục tiêu sau:
Mục tiêu chung:
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
5

SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
Nhanh chóng nâng cao chất lương chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-5 tuổi trên cơ sở xây
dựng một đội ngũ cán bộ giáo viên giỏi tâm huyết với nghề và một hệ thống trường lớp,
trang thiết bị được cải thiện đồng bộ, hoàn chỉnh đối với công lập và ngoài công lập, tiến
hành phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
thể lực, tình cảm, trí tuệ cho trẻ, đặt nền móng hình thành nhân cách cho trẻ và làm cơ sở
vững chắc cho tiến trình giáo dục trẻ của các bật học tiếp theo, đạt được định hướng về
phát triển giáo dục mầm non cho các thập kỉ đầu của thế kỉ 21.
Mục tiêu cụ thể:
- Từng bước nâng dần tỉ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục tại các cơ sở nhà trẻ mẩu giáo
với mọi hình thức từ 27%(3.135.600 trẻ ra lớp) năm 2000, 32% vào năm 2010 và
37%(5.914.700 trẻ) vào năm 2020.
- Trong đó: trẻ được chăm sóc giáo dục tại nhà trẻ đạt 12% vào năm 2000, 14% vào
năm 2010 và 17% vào năm 2020. trẻ từ 3-5 tuổi được chăm sóc giáo dục tại trường mẫu
giáo 42% vào năm 2000, 48,5% vào năm 2010 và 90% vào năm 2020.
2. Quan điểm cơ bản của giáo dục mầm non và các quan điểm tích hợp
trong giáo dục, các chủ đề góc hoạt động vui chơi và các biện pháp tổ
chức vui chơi cho trẻ.
2.1. Những quan điểm cơ bản của giáo dục mầm non.
- Giáo dục mầm non là ngành học nhằm hình thành ở trẻ em trước tuổi đến trường
phổ thông (trước 6 tuổi) cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam vì thế giáo dục
mầm non được đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân.
100% trẻ em trong độ tuổi đều là đối tượng của ngành học mầm non.
- Đa dạng hóa các loại hình phát triển giáo dục mầm non.
- Nuôi- dạy trẻ (chăm sóc, giáo dục và bảo vệ) là một quá trình thống nhất do đặc
điểm phát triển về mặt tâm lí và sinh lí của trẻ ở lứa tuổi này, nên không được phép tách
rời các nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục và bảo vệ.
- Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là chuẩn bị mọi mặt cho trẻ đến trường phổ thông
( về thề chất, tâm lí, trí tuệ, tình cảm, xã hội).
- Trẻ em là một nhân cách đang hình thành và hoàn thiện.

- Mỗi đứa trẻ là một cá thể và lớn lên trong một quan hệ xã hội. Vì thế quá trình
giáo dục trẻ em ở nhà trẻ và mẫu giáo cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và
nhóm, giữa giáo dục chung và giáo dục riêng từng trẻ trong nhóm bạn bè.
- Mỗi trẻ là một cá thể đang trưởng thành với những đặc điểm phát triển riêng về
sinh lí và tâm lí vì thế để tổ chức quá trình sư phạm mầm non cần phải lấy trẻ làm trung
tâm của mỗi quá trình sư phạm.
2.2.Các quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non.
- Đổi mới giáo dục mầm non là yêu cầu cấp thiết của nước ta trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục
mầm non.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
6
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
- Cơ sở khoa học của việc đổi mới hoạt động giáo dục xuất phát từ quan điểm nhìn
nhận: trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo đang trong thời kì tiền thao tác, các chức năng sinh lí và
tâm lí còn chưa phân hóa rõ rệt do vậy trẻ chưa lĩnh hội tri thức khoa học theo các môn
học riêng biệt mà chỉ có thể tiếp nhận văn hóa theo các hình thức mang tính tích hợp theo
chủ đề hoặc chủ điểm.
- Đổi mới giáo dục mầm non dựa trên quan điểm tích hợp là nhìn nhận thế giới tự
nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất nó đối lập với cách nhìn chia cách rạch
ròi các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống chỉnh thể của đứa trẻ. Quan điểm tích hợp
cho rằng tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập, đan xen
các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau tạo thành một chỉnh thể.
Trong đó không những giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển mà đặc biệt là
ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ các chỉnh thể đó được nhân lên.
Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non được thể hiện ở một số điểm sau:
- Mối quan hệ giữa chăm sóc và giáo dục trẻ em trong chăm sóc phải tính đến giáo
dục và trong giáo dục phải quan tâm chăm sóc.
- Lồng ghép, đang cài các hoạt động của trẻ. Trong đó chơi là hoạt động chủ đạo,
chơi là một hoạt động vốn mang tính tích cực và chính trong hoạt động vui chơi trẻ tiếp

thu kinh nghiệm xã hội ở nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực khác nhau, đó là những king
nghiệm mang tính tích cực, cần cho cuộc sống của trẻ. Việc xây dựng chương trình giáo
dục mầm non xuất phát từ yêu cầu hình thành những năng lực chung, nhằm hướng tới sự
phát triển chung để hình thành những nền tảng nhân cách ban đầu ở trẻ.
2.3. Các chủ đề góc hoạt động vui chơi và các biện pháp tổ chức vui chơi cho trẻ.
Các chủ điểm thực nghiệm:
• Bản thân
• Gia đình
• Môi trường xã hội
• Dinh dưỡng và sức khỏe
• Trường mầm non
• Động vật
• Thực vật
• Đồ dùng đồ chơi
• Nghề nghiệp
3. Hoạt động vui chơi theo chủ đề:Giới thiệu chủ đề chơi và cách tổ
chức vui chơi theo chủ đề đó.
3.1 Giới thiệu chủ đề chơi
- Căn cứ vào mục tiêu chung của chủ đề, yêu cầu và nội dung cụ thể của chủ đề giáo
viên có thể:
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
7
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
- Trò chuyện đàm thoại, gợi mở giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệm sống và kiến thức
liên quan đến chủ đề đó. Ví dụ: Mở đầu chủ đề phương tiện giao thông cô trò chuyện gợi
mở để trẻ kể tên những loại phương tiện mà trẻ biết.
- Kết hợp sử dụng vật thật (tranh ảnh, mô hình) bài hát, bài thơ, trò chơi, câu đố… phù
hợp với nội dung của chủ đề lôi cuốn trẻ hướng vào chủ đề.
- Trưng bài một số tranh ảnh to, sách và chuẩn bị một số đồ chơi và học liệu có liên
quan đến chủ đề vào các góc .

- Yêu cầu phụ huynh và trẻ sưu tầm ở gia đình những thứ liên quan đến chủ đề đem đến
lớp.
3.2 Cách tổ chức vui chơi theo chủ đề
- Tổ chức các hoạt động chung (cả lớp) và các hoạt đông theo nhóm nhỏ (hoạt động
góc, hoạt động ngoài trời…) nhằm kích thích và khuyến khích trẻ tích cực tìm tòi khám
phá các kiến thức kĩ năng liên quan đến các hoạt động chung và các hoạt động theo nhóm
nhỏ đều có thể tiến hành trong lớp hoặc ngoài trời sao cho tận dụng được tình huống hoàn
cảnh thuận lợi trong cuộc sống hàng ngày cũng như tạo điều kiện cơ hội để trẻ quan sát
tiếp xúc, hoạt động trực tiếp nhiều lần với cây cối, con vật, các hiện tượng thiên nhiên….
Để trẻ nói lên những hiểu biết của bản thân về đối tượng và được trải nghiệm vận dụng
những hiểu biết liên quan đến chủ đề và các hoạt động khác nhau nhằm khơi dậy sự tò mò
ham hiểu biết ở trẻ trao dồi óc quan sát và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ của trẻ
đồng thời củng cố mở rộng hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh
*Tổ chức cho trẻ vui chơi theo chủ điểm
Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc
+ Giáo viên giới thiệu các góc chơi
+ Giáo viên hướng dẫn trẻ chọn góc chơi phân công các nhóm chơi theo sự lựa chọn
của trẻ, phân chia số lượng trẻ chơi cho phù hợp
+ Nhanh chóng ồn định các nhóm chơi, giáo viên giới thiệu các góc chơi, nội dung
chơi, lưu ý cần đàm thoại với trẻ về vai chơi, ý đồ chơi của trẻ (đặc biệt trò chơi có kĩ
năng mới)
+ Giáo viên cho trẻ về các góc chơi quan sát trẻ đến hết giờ chơi xử lí các tình huống
xảy ra trong khi chơi giáo dục trẻ nề nếp khi chơi đặc biệt hướng dẩn trẻ chơi phù hợp
theo độ tuổi
+ Nhận xét về buổi chơi.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
2.1. Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mẫu
Giáo Phường 3.
- Trường Mẫu Giáo Phường 3 thực hiện theo chương trình đổi mới về chăm sóc giáo
dục trẻ ở tất cả các lớp mẫu giáo, các lớp được trang trí và bố trí các góc hoạt động vui

chơi phù hợp với từng chủ điểm, giáo viên thực hiện hồ sơ sổ sách đầy đủ, soạn giảng
theo hướng tích hợp, tạo điều kiện môi trường giáo dục nhằm phát huy tính chủ động tích
cực của trẻ.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
8
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
- Trong giáo dục có chú ý đến chăm sóc, trong chăm sóc có quan tâm đến giáo dục,
về chăm sóc nhà trường tăng cường công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, đảm bảo đầy đủ chất
dinh dưỡng, hằng ngày cho trẻ ăn yaourt, thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe cuả
trẻ, khám sức khỏe và cân đo theo đúng qui định.
+ Về thuận lợi: trường có một đội ngũ giáo viên, quản lí chặt chẽ, có trình độ chuyên
môn cao, đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm, cơ sở vật chất
khang trang, thoáng mát, đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy và chăm sóc nuôi dạy trẻ
được trang bị đầy đủ.
Giáo viên hướng dẫn nhiệt tình chỉ dẫn cho sinh viên thực tập cách tổ chức hoạt động
vui chơi cho trẻ, tạo điều kiện để sinh viên lên tiết dạy tốt, chỉ cho sinh viên cách bao quát
trẻ khi lên tiết dạy, cách cho trẻ tiếp cận với kiến thức mới. Trẻ phát huy khả năng tính
sáng tạo, hứng thứ trong các góc chơi của mình, các góc chơi đều gây cho trẻ sự hứng thú,
các phương tiện dạy học được trang bị đầy đủ cho việc dạy cũng như học.
+ Tuy nhiên trường vẫn còn một số khó khăn như: sân chơi chưa đủ rộng,chưa có nhiều
cây xanh để tạo bóng mát khi trẻ ra sân chơi, đồ chơi ngoài trời còn thiếu, ngoài ra trường
còn có một điểm lẻ bên ngoài do đó còn khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ thì đồ dùng trong chưa đáp ứng đủ, trẻ chơi trẻ
không được thoải mái, có góc được trẻ vào chơi rất đông,có góc thì có 1-2 trẻ,có khi
không có trẻ nào vô chơi.
Do trẻ ở đây không được làm quen với các nguyên vật liệu mở như : len, sát dừa, kim
sa nên khi chơi trẻ gặp nhiều khó khăn,lúng túng không biết phải làm hư thế nào và kết
quả là cho ra sản phẩm không đẹp lắm.
2.2. Thực tiễn tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo tại trường
Mẫu Giáo Phường 3.

- Qua quá trình thực tập tôi nhận thấy thực tiễn của việc tổ chức hoạt động vui chơi
cho trẻ ở trường Mẫu Giáo Phường 3 có những đặc điểm sau:
- Các góc chơi được bố trí gọn gàng, phù hợp chủ điểm có chuẩn bị đồ dùng đồ chơi
phong phú gây hấp dẫn trẻ, một số đồ dùng giáo viên tự tay làm rất sáng tạo. Trẻ thích thú
chơi, ham hoạt động, tuy nhiên việc tổ chức hoạt động vui chơi không được tổ chức
thường xuyên, còn hạn chế trong việc hướng dẫn trẻ nội dung chơi, cách chơi, từ đó dẫn
đến nội dung chơi của trẻ rất nghèo nàn, không phong phú, dễ gây nhàm chán đối với trẻ.
Sân bãi còn hẹp nên trẻ không có điều kiện để vui chơi ngoài trời, thiếu môi trường thiên
nhiên quang cảnh để trẻ hoạt động vui chơi.
- Qua đó thấy được thực tiễn của việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường
còn kém, chưa phát huy tính tích cực tìm tòi, khám phá của trẻ.
2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho
trẻ theo chủ đề.
- Để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo chủ đề cần
thực hiện các giải pháp sau:
- Lựa chọn trò chơi cho trẻ phù hợp với độ tuổi, thường xuyên thay đổi trò chơi,
việc cho trẻ lựa chọn trò chơi là cần thiết, không nên cấm trẻ những trò chơi mà trẻ thích,
cần hạn chế những trò chơi có hại cho sự phát triển cơ thể, tâm lí, xúc cảm của trẻ. Không
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
9
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
nên bày các trò chơi quá khó đối với trẻ nên chọn trò chơi kết hợp hài hòa giữa phát triển
vận động cơ thể với tâm lý, tình cảm - cảm xúc, đặc biệt là mở rộng các trò chơi phản ánh
các quan hệ xã hội và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
- Hướng dẩn trẻ chơi cần tạo được sự hứng thú, khơi dậy tính độc lập sáng tạo, tự
nguyện tự chủ trong vui chơi cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ được vui chơi thoải mái, không
áp đặt, gò bó trẻ.
- Trang bị về cơ sở vật thì nhà trường cần cung cấp thêm đồ dùng, đồ chơi cho giáo
viên khi lên tiết dạy, mở rộng thêm sân bãi, trồng thêm nhiều cây xanh để che mát cho trẻ
khi vui chơi, cần trang bị thêm các đồ chơi ngoài trời nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi cho

trẻ.
3 Thực nghiệm :
3.1 Khảo sát khả năng vận dụng chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
3.1.1 Nội dung khảo sát:
Khảo sát việc tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ đề cho trẻ. Nghiên cứu tiết dạy
của giáo viên trường Mẫu Giáo Phường 3.
Với các góc chơi:
+ Góc xây dựng
+ Góc học tập
+ Góc phân vai
+ Góc thiên nhiên
+ Góc nghệ thuật
3.1.2 Biện pháp.
- Sử dụng phiếu khảo sát (bảng phụ lục 1) về đồ dùng dạy học cho hoạt động vui
chơi.
- Quan sát trước khi tiến hành nội dung thực nghiệm.
- Khi tổ chức hoạt động vui chơi gặp phải những khó khăn như: chuẩn bị nhiều đồ
dùng, đồ chơi phải đẹp để gây hấp dẫn cho trẻ, tổ chức chơi những nội dung mới thì gây
hứng thú cho trẻ nhưng nội dung mới trẻ sẽ chơi không thành thạo, bên cạnh đó còn có
khó khăn trong việc phân trẻ vào các góc chơi, vì có một số góc có nhiều trẻ thích vào,
còn một số góc thì chỉ ít trẻ chọn chơi nên việc phân góc đôi khi trẻ bị áp đặt không hứng
thú chơi nữa.
3.2 Thực nghiệm.
3.2.1 Nội dung thực nghiệm: Thiết kế bài dạy hoạt động vui chơi với chủ đề “Phương
tiện giao thông”.
3.2.2 Biện pháp, cách tiến hành thực nghiệm.
Đối tượng thực nghiệm.
+ Nhóm 1: + Nhóm 2
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
10

SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
1. Huỳnh Lâm Tiến Tân. 1. Nguyễn Đức Khởi
2. Thạch Hồng Gấm. 2. Hồ Ngọc Trân
3. Quách Thành Phước 3. Nguyễn Cao Thúy Vi
4. Phạm Thanh Huyền 4. Phạm Nguyễn Anh Kiệt
5. Phan Tú Uyên 5. Đỗ Phương Thảo
6. Chung Anh Tiến 6. Trần Anh Khoa
7. Trần Mai Diệu Tâm 7. Đặng Trần Lan Anh
8. Trương Kim Ngân 8. Lê Võ Vĩnh Khang
9. Đặng Quang Huy 9. Dương Hà Tuyết Như
10. Khưu Ngọc Trâm 10. Lê Tấn Hưng
• Lần 1 : Thực nghiệm trên nhóm 1 với tiết dạy của giáo viên.
Chủ đề: PTGT.
Hoạt động ngoài trời:
+ Trò chơi vận động: “về đúng bến”
+ Trò chơi học tập: “ xe nào biến mất”
Các góc chơi:
+ Góc xây dựng
+ Góc học tập
+ Góc phân vai
+ Góc nghệ thuật
+ Góc thiên nhiên
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Thu Hằng
Họ tên người dự: Nguyễn Thị Thơm
Tiến hành cho trẻ chơi
Thông qua quá trình thực nghiệm ở nhóm 1 với tiết dạy của giáo viên tôi thu nhận
được kết quả như sau:
 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
11

SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
1. Huỳnh Lâm Tiến Tân: Biết cách xây dựng ngã tư đường phố, sắp xếp các cột
đèn giao thông phù hợp, trồng thêm cây xanh cho đương phố thêm đẹp và mát
mẽ .xếp loại tốt.
2. Thạch Hồng Gấm: Ở góc học tập trẻ dùng len để tạo thành bức tranh chiếc xe
du lịch ,tuy nhiên sản phẩm bé tạo ra không được đẹp cho lắm,len không được chảy
đều ra, bức tranh còn nhiều chổ trống. xếp loại khá.
3. Quách Thành Phước : ở góc phân vai chơi chưa nhập vai, làm bác tài xế
nhưng không cầm phanh láy để láy.Xếp loại khá.
4. Phạm Thanh Huyền : Ở góc nghệ thuật hát và múa các bài hát về PTGT, trẻ
nhập vai hát và biểu diễn tự nhiên.Xếp loại tốt.
5. Phan Tú Uyên : Ở góc thiên nhiên trẻ không biết tô tranh cát,sản phẩm trẻ
làm ra không đẹp và không giống như hình mẫu. xếp loại trung bình.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
Họ tên Trẻ Tốt Khá TB
Huỳnh Lâm Tiến Tân x
Thạch Hồng Gấm x
Quách Thành Phước x
Phạm Thanh Huyền
x
Phan Tú Uyên
x
Chung Anh Tiến
x
Trần Mai Diệu Tâm
x
Trương Kim Ngân
x
Đặng Quang Huy
x

Khưu Ngọc Trâm
x
12
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
6. Chung Anh Tiến : Ở góc thiên nhiên trẻ biết tô tranh cát, trẻ biết lựa chọn
màu phù hợp để tô, sản phẩm gần giống như hình mẫu, trông khá đẹp. Xếp loại tốt.
7. Trần Mai Diệu Tâm: Ở góc nghệ thuật trẻ hát, múa các bài hát theo chủ điểm
PTGT như: em đi chơi thuyền, em tập láy ô tô….Trẻ hát và múa rất nhịp nhàng, tự
nhiên.Xếp loại tốt.
8. Trương Kim Ngân : Ở góc học tập trẻ chơi chưa tốt, còn nhiều lúng túng khi
sử dụng các nguyên vật liệu (sáp dừa) mở để tạo thành bức tranh chiếc xe ô tô. Sản
phẩm tạo ra không được đẹp.Xếp loại TB.
9. Đặng Quang Huy : Ở góc xây dựng trẻ xây dựng ngã tư đường phố, trẻ xây
dựng còn lộn xộn, không biết sắp xếp và bố trí người và xe chạy trên đường một
cách hợp lí.Xếp loại khá.
10. Khưu Ngọc Trâm : Ở góc phân vai trẻ chơi chưa nhập vai, làm khách đi du
lịch nhưng khi lên xe lại quên mua vé. Xếp loại khá.
BẢNG TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Xếp loại
Nhóm
Tốt Khá Trung bình
Nhóm 1 4 40% 4 40% 2 20%
• Lần 2 : Thực nghiệm trên nhóm 2 với tiết dạy thực
nghiệm của sinh viên.

 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
Họ tên Trẻ Tốt Khá TB
Nguyễn Đức Khởi x
Hồ Ngọc Trâm x

Nguyễn Cao Thúy Vi x
Phạm Nguyễn Anh Kiệt
x
Phạm Phương Thảo
x
Trần Anh Khoa x
Đặng Trần Lan Anh x
Lê Võ Vĩnh Khang x
Dương Hà Tuyết Như x
Lê Tấn Hưng
x
13
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
1. Nguyễn Đức Khởi : Trẻ không biết vận dụng những kỹ năng đã biết vào việc
xây dựng ngã 4 đường phố, không biết bố trí các dãy phân cách, cây xanh một
cách hợp lý.xếp loại TB
2 . Hồ Ngọc Trâm: Ở góc học tập trẻ dùng len để tạo thành bức tranh chiếc xe du
lịch ,tuy nhiên sản phẩm bé tạo ra không được đẹp cho lắm,len không được chảy
đều ra, bức tranh còn nhiều chổ trống. xếp loại khá.
3. Nguyễn Cao Thúy Vi : ở góc phân vai, trẻ biết nhập vai làm người bán xe rất
thành thạo, biết giới thiệu với khách hàng về xe của cửa hàng mình.Xếp loại tốt.
4. Phạm Nguyễn Anh Kiệt : Ở góc phân vai trẻ chơi tốt thể hiện được vai chơi của
mình là làm thợ sửa xe, trẻ biết làm những động tác mô phỏng của thợ sửa xe như:
bom xe, sờ vào bánh xe xem xe có bi mềm không.Xếp loại tốt.
5. Phạm Phương Thảo : Ở góc nghệ thuật hát và múa các bài hát về PTGT, trẻ
nhập vai hát và biểu diễn tự nhiên.Xếp loại tốt.
6. Trần Anh Khoa : Ở góc thiên nhiên trẻ biết in ,tuy nhiên trong quá trình chơi
trẻ chơi chưa tốt, tạo ra sản phẩm không đẹp.không giữ vệ sinh trong quá trình chơi.
Xếp loại khá.
7. Đặng Trần Lan Anh: Ở góc nghệ thuật trẻ hát, múa các bài hát theo chủ

điểm PTGT như: Em đi chơi thuyền, Em tập láy ô tô….Trẻ hát và múa rất nhịp
nhàng, tự nhiên.Xếp loại tốt.
8. Võ Vĩnh Khang: Ở góc học tập trẻ chơi khá tốt, trẻ biết dùng sáp dừa để tạo
ra bức tranh chiếc xe hơi thật đẹp.Xếp loại tốt.
9. Dương Hà Tuyết Như : Ở góc thiên nhiên trẻ chơi chưa tốt lắm, không giữ
vệ sinh khi chơi. Xếp loại khá.
10. Lê Tấn Hưng : Ở góc xây dựng trẻ biết xây dựng ngã tư đường phố, trẻ
biết trồng thêm cây xanh để đường phố thêm đẹp, biết cách bố trí người và xe trên
đường phố một cách hợp lí. Xếp loại tốt.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
14
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
BẢNG TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Xếp loại
Nhóm
Tốt Khá Trung bình
Nhóm 1 6 60% 3 30% 1 10%
• Xử lí kết quả thực nghiệm:
So sánh hai nhóm.
Xếp loại
Nhóm
Tốt Khá Trung bình
Nhóm 1 4 40% 4 40% 2 20%
Nhóm 2 6 60% 3 30% 1 10%

- Tổng kết kinh nghiệm
Qua tiết dạy em nhận thấy rằng trẻ độ 4- 5 tuổi rất hiếu động,tích cực tham gia
trò chơi,chú ý nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi ở trò chơi học tập và trò chơi vận
động ,biết sử dụng những kỹ năng đã biết để chơi tốt ở các góc chơi : học tập, xây
dựng…,trẻ biết nhập vai và thể hiện đúng vai diễn của mình ở các góc chơi: phân vai,

nghệ thuật,biết đoàn kết cùng nhau khi chơi để dành phần thắng về cho đội của mình.Vì
thế khi ra trường việc chuẩn bị một tiết dạy hoạt động vui chơi đòi hỏi em phải chuẩn bị
đầy đủ các loại đồ chơi ở các góc chơi để tạo hứng thú cho trẻ, thu hút trẻ vào các góc
chơi.
3.2.3 KẾT QUẢ, KẾT LUẬN THỰC NGHIỆM:
Thông qua tiết dạy kết quả đạt được so với tiết dạy của trước của GVHD em thấy trẻ rất
tích cực trong tiết học, chú ý nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi để chơi tốt trong
trò chơi học tập,trò chơi vận động và dành lấy phần thắng về cho đội của mình, ở các góc
chơi thì trẻ chơi tốt hơn,đa số trẻ tạo ra sản phẩm và có tính thẩm mĩ,trẻ biết vận dụng các
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
15
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
kỹ năng đã biết trong việc xây dựng ngã tư đường phố, dùng các nguyên vật liệu mở để
tạo thành các bức tranh về PTGT…
Qua 2 lần thực nghiệm cho thấy kết quả thực nghiệm lần 2 cao hơn so với lần thứ nhất,do
có sự hướng dẫn tậng tình của cô, cô có sự chuẩn bị chu đáo về đồ chơi ở các góc, bố trí
các góc chơi một cách hợp lí, tiết học trở nên sinh động trẻ hứng thú hơn và tham gia các
hoạt động một cách tích cực.
Vì thế ở lần 2 xếp loại tốt là 60% ,lần 1 là 40%, (lần 2 cao hơn lần 1 20%). Còn ở loại
khá thì lần 2 đã giảm xuống 10% so với lần 1( nhóm 2: 30%; nhóm 1 : 40%) .còn ở loại
TB thì lần 2 cũng giảm được 10% so với lần 1( lần 2: 10%; lần 1: 20%)
Kết quả lần 2 cao hơn lần 1 là do: có nhiều đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ gây
được cho trẻ sự hứng thú ở các góc chơi; có sự hướng dẫn tỉ mỉ của cô nên trẻ chơi tốt
hơn.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
- Qua kết quả thực nghiệm cho thấy trẻ chỉ tích cực chủ động tham gia trò chơi và
hứng thú chơi khi giáo viên chuẩn bị đồ dùng đố chơi phong phú và đa dạng tôi đã thu
được những bài học kinh nghiệm bổ ích là khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ cần lựa
chọn nội dung phù hợp với độ tuổi, chuẩn bị nhiều đồ dùng phong phú đa dạng, tôn trọng

tính tự nguyện tự chủ của trẻ khi trẻ chọn các góc chơi.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
- Trang bị thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ tốt cho hoạt động vui chơi.
- Lựa chọn nội dung chơi phù hợp với độ tuổi, sở thích của trẻ.
- Phát huy hơn nữa tính tích cực chủ động của trẻ.
- Trang trí chuẩn bị các góc chơi đẹp,hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia.
- Tôn trọng tính độc lập, tự nguyện của trẻ,giáo viên không nên áp đặt trẻ.
- Thường xuyên tổ chức nhiều trò chơi để trẻ nắm được luật chơi và chơi thành thạo.
Trên đây là một số biện pháp thực hiện tốt hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo.
2. Đề xuất:
- Nên trang bị thêm nhà banh, cầu tuột để hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
- Mở rộng sân chơi, trồng thêm cây xanh để che mát sân chơi.
- Mở rộng thêm nhiều phòng học hơn, rộng rãi hơn để thuận tiện cho việc tổ chức
cho trẻ vui chơi, học tập.
- Tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi
C : KẾT LUẬN( MÈO CON)
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
16
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
1. Kết luận:
Sau quá trình thực tập tại trường Mẫu giáo Phường 3 và quá trình nghiên cứu đề
tài “Một số biện pháp tổ chức tốt hoạt động vui chơi theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo.”
Em nhận thấy rằng trẻ 4- 5 tuổi ở lớp Chồi 2 rất hồn nhiên và vui tươi.Trẻ hoạt động rất
nhiều trong quá trình đến lớp. Điều đó khẳng định rằng hoạt động vui chơi có vai trò rất
quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, có mục đích to lớn đối với sự phát triển toàn diện về
nhân cách con người thông qua hoạt động vui chơi còn hình thành ở trẻ chức năng tâm lý
những cơ sở ban đầu nhân cách. Không những thế còn hình thành và phát triển ở trẻ trên
các lĩnh vực, tình cảm quan hệ xã hội, nhận thức, ngôn ngữ, tể chất, thẩm mỹ. Hoạt động
vui chơi không thể thiếu ở trẻ mầm non.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu em được sự giúp đỡ tận tình của các

cô trong trường. Nhưng vẫn gặp một số khó khăn do kinh nghiệm của bản thân em còn
yếu nên chưa tiến hành được tiết dạy một cách tốt nhất. Việc cung cấp những kiến thức
cho trẻ chưa được sát và chuyên sâu lắm .Nên quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
chưa thực hiện tốt,khâu bao quát trẻ khi tham gia trò chơi chưa được tốt lắm.
Qua quá trình nghiên cứu lí luận và quá trình thực nghiệm em thu được rất nhiều
kinh nghiệm quý báo cho bản thân. Đó là trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động. Nếu muốn
truyền đạt kiến thức mà trẻ có thể nắm được các kỹ năng và biết vận dụng nó vào các góc
chơi, trò chơi đồi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức tiết dạy của mình. Cần
tạo hứng thú cho trẻ khi lên lớn. Cô giáo phải biết sử dụng các bài hát trò chơi để trẻ hứng
thú. Các câu hỏi cô đặt ra cũng phải lựa chọn sao cho phù hợp với trẻ.
Bài dạy của cô phải đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng hứng thú của
trẻ. Từ đó trẻ sẽ tích cực hoạt động để có thực hiện tốt các vai chơi của mình . Và cô
phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động.
Em nhận thấy rằng Ban Giám Hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc tổ chức các
hoạt động vui chơi cho trẻ,các tiết hoạt động vui chơi đều diễn ra đúng tiến trình phù hợp
với chủ điểm và nhà trường luôn tìm cách dạy đổi mới để trẻ tiếp thu tốt hơn thực hiện
theo phương châm “ học mà chơi, chơi mà học”. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trình
quá giảng dạy nên gây nhiều hướng thú cho trẻ, trẻ tích cực hoạt động, hòa nhập vào tiết
buổi học.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
17
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
Qua thời gian tực tập,xâm nhập thực tế bản thân em rút ra rất nhiều kinh
nghiệm về việc chăm sóc giáo dục trẻ và những công việc của người giáo viên
mầm non tương lai. Và em đã học được cách giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ đó chính là
những kinh nghiệm đầu tiên giúp em trở thành một cô giáo mầm non.
3. Đề xuất:
Giáo viên nên có sự phối hợp với các bạc phụ huynh trẻ với nhà trường trong việc giúp
trẻ tiếp cận với các trò chơi thông qua hoạt động vui chơi, sự quan tâm của các cấp chính
quyền địa phương để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng khu vui chơi lành mạnh bổ ích.

- Nên trang bị thêm nhà banh, cầu tuột để hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
- Mở rộng sân chơi, trồng thêm cây xanh để che mát sân chơi.
- Mở rộng thêm nhiều phòng học hơn, rộng rãi hơn để thuận tiện cho việc tổ chức
cho trẻ vui chơi, học tập.
- Tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi
Phụ lục
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát các đồ chơi theo các chủ đề
Chủ đề Tốt Khá TB
1.Đồ
Chơi
Đảm bảo đủ cho trẻ chơi
X
Phù hợp với chủ đề
X
Sử dụng nguyên vật liệu mở X
2.Các
Góc
chơi
Vị trí các góc chơi được bố trí
X
Trẻ thể hiện vai chơi
X
Đảm bảo trẻ hứng thú khi chơi X
3.Hoạt
Trẻ có sự sáng tạo. X
Trẻ tự nguyện,tự do trong khi chơi X
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
18
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
động

của
trẻ
Trẻ liên kết góc X

Phiếu tổ khảo sát về tổ chức các góc chơi
Các góc
chơi
GV tổ chức hướng
dẫn
Góc chơi (địa
điểm,cháu)
Trẻ chơi
Phân
vai
Nguyễn Thị Thu Hằng Cuối lớp góc trái, có
8 cháu chơi
Trẻ chơi tốt, có
hứng thú, nhập vai
Nghệ
thuật
Nguyễn Thị Thu Hằng Góc đầu tiên của lớp
học, có 6 cháu chơi
Trẻ hát múa nhịp
nhàng theo nhạc.
Học tập Nguyễn Thị Thu Hằng Cuối lớp góc phải, có
6 cháu chơi
Trẻ biết tạo ra sản
phẩm
Xây
dựng

Nguyễn Thị Thu Hằng Gần cửa sau của lớp,
có 5 cháu chơi
Trẻ chơi có sáng
tạo, biết cách xây
dựng ngã tư đường
phố.
Thiên
nhiên
Nguyễn Thị Thu Hằng Ở giữa góc phân vai
và góc nghệ thuật.Có
6 trẻ chơi.
Trẻ biết tô tranh cát.
 Hoạt động ngoài trời:
+ Trò chơi vận động:” về đúng bến”
-Chuẩn bị: mẫu hình xe ô tô, máy bay, thuyền
-Cách chơi:chia lớp ra thành 3 đội đại diện cho phương tiện giao thông 3 đường : đường
bộ, đường thủy và đường hàng không. Mỗi trẻ sẽ được cầm mẫu hình của phương tiện
giao thông một đường.các bạn sẽ vừa đi vừa hát và chú ý nghe mệnh lệnh của cô,khi cô
nói phương tiện giao thông đường nào về bến thì bạn nào đang cầm trên tay phương tiện
giao thông đường đó phải chạy về đúng bến mà cô đã quy định,ai chạy về sai sẽ thua
cuộc.
-Cho trẻ chơi 2-3 lần
+ Trò chơi học tập: “ xe nào biến mất”
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
19
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
- Cách chơi: cô đặc trên bàn 5 chiếc xe,cô mời 1 trẻ lên và cho trẻ nhấm mắt lại cô cất đi
một chiếc xe đi sau đó cho trẻ mở mắt ra và hỏi xe nào biến mất.
- Luật chơi: không được mở mắt khi chưa có hiệu lệnh của cô.các bạn ở dưới không được
nhắc bạn.

- Cho trẻ chơi vài lần.
* Vận động với bài hát “em đi qua ngã tư đường phố” .Cho trẻ nối đuôi nhau thành
một đoàn tàu và đi vòng vòng.
* Hoạt động góc:
-Góc xây dựng:xây ngã tư đường phố
+Yêu cầu: trẻ biết sử dụng các khối gỗ và các nguyên vật liệu khác để xây dựng ngã tư
đường phố, biết bố trí bố cục, xây dựng các con đường, vòng xuyến .
+ Chuẩn bị: khối gỗ, cây xanh, đèn xanh đèn đỏ, người mũ
-Góc nghệ thuật: hát múa các bài hát thuộc chủ điểm phương tiện giao thông
+Chuẩn bị: đĩa hát các bài hát thuộc chủ điểm phương tiện giao thông, máy hát đĩa
+Cách chơi: Trẻ hát và múa theo các bài hát có sẵn lời
- Góc học tập: Tô màu các loại phương tiện giao thông , dùng các nguyên vật liệu mở
(len) để cho trẻ làm các loại phương tiện giao thông
+ Cách chơi: Cô hướng dẫn trẻ tô màu và dùng len để dán lên làm các loại phương tiện
giao thông
- Góc thiên nhiên: chơi tranh cát
+Tranh cát cho trẻ(các mẫu hình của các loại phương tiện giao thông)
+Cách chơi: cô hướng dẫn trẻ tô tranh cát
- Góc phân vai: một chuyến du lịch
+Yêu cầu: trẻ ngồi trên ghế xếp sẵn và đi du lịch
+ Chuẩn bị: xếp ghế, vé xe, tiền
-Dặn dò trẻ trước khi chơi:biết cùng chơi với bạn,không giành đồ chơi với bạn
-Cô quan sát, hướng dẫn,gợi ý thêm cho trẻ trong lúc chơi, động viên,khen ngợi những
góc chơi ngoan và tích cực
*Kết thúc: Nhận xét- tuyên dương
PHỤ LỤC 3:
Dạy lớp: Chồi 2
Ngày dạy :16 /03/2011
Tên hoạt động: Hoạt động vui chơi
Chủ đề: PTGT.

Người dạy: Nguyễn Thị Thơm
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hằng
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
20
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
I. Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết chọn và gọi đúng tên các loại phương tiện giao thông.
- Trẻ thuộc các bài hát mà cô ôn luyện.
- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi, thể hiện đươc vai chơi ở các góc.
- Rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo trong vai chơi.
- Trẻ biết dọn dẹp đồ chơi sau buổi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Các đồ chơi phương tiện giao thông ,xe ô tô, xe mô tô….
- Một chiếc túi ( Chiếc túi kì diệu).
- Đồ chơi ở các góc: Xây dựng, phân vai, tạo hình, nghệ thuật, học tập.
- Một số đồ dùng khác phục vụ cho tiết dạy.
III. Tiến trình lên lớp:
A. Hoạt động 1: Hoạt động ngoài trời:
- Trò chơi vận động: Trò chơi “về đúng bến”
+ Cách chơi:
Cô chia lớp thành 3 đội , mỗi đội đại diện cho một loại PTGT (đường bộ,
đường thủy, đường hàng không).Cô vẽ sẵn 3 vòng tròn , mỗi một vòng đại
diện cho một loại PTGT. Cô cho lớp đi vòng tròn vừa đi vừa hát,khi nghe hiệu
lệnh của cô “cấc loại PTGT về bến” thì đội mũ PTGT nào phải vào đúng vòng
tròn mà Cô đã quy định.
+ Luật chơi: khi nghe hiệu lệnh của cô thì các loai PTGT mới được về
bến .Đội nào về đúng bến sẽ thắng cuộc .
+ Tiến hành cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Trò chơi học tập :
Cho trẻ chơi trò chơi “ Chiếc túi kì diệu”

+ Cách chơi: Cô có một chiếc túi có rất nhiều loại PTGT. Cô sẽ cho trẻ lên
đưa tay vào túi chọn và nói tên .Sau đó lấy ra ngoài.
+ Luật chơi: Chỉ được đưa tay vào lấy không được nhìn, mỗi lần chỉ được
lấy 1 loại PTGT, khi nói tên đồ vật và lấy ra khỏi túi thì không được nói lại
(trường hợp nói sai).
- Cô cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi tự do: với các loại xe…
B. Hoạt động 2: Hoạt động góc.
- Cô cho trẻ hát bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” để tập trung trò
chuyện về các góc.
- Giới thiệu góc chơi: Hôm nay, cô có rất nhiều góc chơi nè: góc xây dựng,
góc phân vai, góc học tập, góc nghệ thuật, góc tạo hình.
+ Góc xây dựng: Xây dựng ngã 4 đường phố.
. Cô hỏi trẻ để xây được ngã 4 đường phố thì các con phải xây những gì?
. Khi xây dựng xong để cho đường phố thêm đẹp và mát thì các con sẽ làm
gì?
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
21
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
+ Góc phân vai:
. Cửa hàng bán các loại xe.
Là người bán hàng thì các con sẽ làm gì? Còn người mua hàng thì ra sao?
. Thợ sửa xe : người thợ khi sửa xe phải như thé nào?còn người đi sửa xe
thì phải ra sao?
+ Góc nghệ thuật: Các con sẽ múa hát những bài hát về chủ đề PTGT.
+ Góc học tập: cho trẻ vẽ và tô màu các loại PTGT,dùng các nguyên vật
liệu mở: len, sáp dừa để tạo thành những bức tranh về PTGT thật đẹp.
- Khi vô bàn ngồi thì các con sẽ ngồi như thế nào?
- Các bạn khi tô màu thì cầm bút màu bằng tay nào? Cầm bút bằng mấy
ngón tay?

+ Góc thiên nhiên: Cho trẻ in cát bằng các khuôn có hình các PTGT
3. Hoạt đông 3: Cho trẻ về góc chơi.
- Cho trẻ về các góc chơi.
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát, gợi ý cho trẻ liên kết các góc chơi.
- Cô lại từng góc chơi và nhận xét, sau đó tập trung trẻ lại góc xây dựng và
nhận xét góc xây dựng:
+ Hôm nay, các chú công nhân đã xây được gì?
+ Đường phố mà các con xây dựng gồm có những gì?
+ Ai xây dựng ngã 4? Ai xây dựng nhà? Ai trồng cây xanh?
- Cô nhận xét chung về buổi chơi
Cho trẻ thu dọn đồ chơi.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ……………………………………………… ……1

A: ĐẶT VẤN ĐỀ
2.Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể nghiên cứu 3
4. Đối tượng nghiên cứu 4
5. Phạm vi nghiên cứu 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
22
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
7. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………… 4
8. Kế hoạch nghiên cứu……………………………………………… ………… 5
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận 5
2. Nêu thực trạng 10
3. Thực nghiệm 13

PHẦN 3 : KẾT LUẬN
1. Kết luận 23
2. Đề xuất 25
Mục lục:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Kế hoạch nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Lí luận chung
2. Quan điểm cơ bản của giáo dục mầm non và các quan điểm
tích hợp trong giáo dục
3. Hoạt động vui chơi theo chủ đề:…
Chương 2: Thực trạng
1. Việc thực hiện chương trình….
2. Thực tiển tổ chức hoạt động vui chơi…
3. Các giải pháp
Chương 3: Thực nghiệm
1. Khảo sát khả năng vận dụng chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
2. Thực nghiệm
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Đề xuất
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG

23
SVTT: NGUYỄN THỊ THƠM GVHD: TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG MAI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHƯƠNG TRÌNH
MỚI- Nhà Xuất Bản Giáo Dục
 ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG GIÁO -
 MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ MÔN TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG VUI CHƠI.
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRANG
24

×