Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp chỉ đạo dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên THCS ở vùng đặc biệt khó khăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.4 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giúp giáo viên hiểu đúng bản chất của dạy học theo chủ đề


tích hợp tích hợptích hợp liên mơn
Chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn, giáo viên xây dựng kế hoạch
dạy học tích hợp cho từng bộ mơn: Xác định tiết, bài có thể
dạy tích hợp; xác định địa chỉ tích hợp, nội dung tích hợp;
thời điểm tích hợp.
Tổ chức thảo luận theo tổ, nhóm bộ mơn để hoàn thiện thiết
kế bài học.
Tổ chức thực hiện bài dạy có sự tham gia dự giờ đánh giá
của Ban giám hiệu và tổ, nhóm chun mơn
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận, kiến nghị
Kết luận.
Kiến nghị

Trang
2
3
3
3
4
5
5
6
7
12
12
13
17
18


1


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc phần lớn vào tiềm năng tri thức
của con người thuộc quốc gia đó. Vì vậy khơng có tri thức, khơng có giáo dục
thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với kinh tế, văn hoá và đối với con
người, giáo dục khơng chỉ là phúc lợi xã hội, mà cịn là đòn bẩy quan trọng để phát
triển kinh tế. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi "Giáo dục là quốc
sách hàng đầu".Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định "Muốn tiến
hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy
nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.
Để đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH khi bước vào nền kinh tế tri thức đòi hỏi
nguồn nhân lực cũng phải thay đổi về chất vì vậy rất cần những con người phát
triển tồn diện về cả Đức-Trí-Thể-Mĩ. Do đó nhiệm vụ của các nhà trường ngồi
dạy văn hóa cịn phải chú trọng giáo dục thể chất, văn hóa văn nghệ và những kỹ
năng cần thiết như kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng ứng phó với
biến đổi khí hậu,... cho học sinh.Thực hiện được nhiệm vụ đó thì các thầy cơ giáo
cũng phải có kiến thức tồn diện hơn. Một trong các phương pháp giảng dạy giúp
thầy cô giáo có được điều đó chính là giảng dạy tích hợp .
Giảng dạy tích hợp đem lại lợi ích là kích thích giáo viên tư duy và khơng ngừng
trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một phơng kiến thức
sâu, rộng đủ đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay. Dạy
các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu
thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh biết vận
dụng kiến thức của nhiều môn học trong việc giải quyết các vấn đề trong học tập,
trong thực tiễn cuộc sống .
Chính vì lẽ đó từ năm học 2013 - 2014 dạy học theo chủ đề tích hợp được Bộ,

Sở giáo dục đào tạo quan tâm và triển khai nghiên cứu, áp dụng sâu rộng trong toàn
ngành. Mặt khác một trong những điểm quan trọng của đổi mới căn bản toàn diện
GD&ĐT là nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, trong đó phát triển năng lực
dạy học theo hướng tích hợp cần được ưu tiên.
Với đặc thù là một trường miền núi thuộc vùng đặc biệt khó khăn, xa trung tâm
huyện, học sinh là người dân tộc Mường chiếm 70% nên đa phần các em nhút nhát,
thiếu năng động, chưa nhạy bén với ứng dụng công nghệ thông tin, ít được tham
gia các hoạt động trải nghiệm … nên các kỹ năng cần thiết của học sinh của trường
trong những năm trước còn hạn chế. Một bộ phận giáo viên chưa hiểu hoặc hiểu
chưa đúng thế nào là dạy học tích hợp, liên mơn, việc áp dụng dạy học theo chủ đề
tích hợp chưa đạt hiệu quả.Tất cả những điều đó ln làm tơi trăn trở, làm thế nào
để hồn thành tốt nhiệm vụ của một phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn để có
thể bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên vừa có “chiều rộng” vừa đảm
bảo “chiều sâu”, vừa giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức của nhiều môn học
trong việc giải quyết các vấn đề trong học tập, trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy
trong q trình cơng tác tơi đã nghiên cứu, tìm tịi các giải pháp tốt nhất trong đó có:

2


“Một số biện pháp chỉ đạo dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên THCS ở
vùng đặc biệt khó khăn” và đã chỉ đạo thực hiện tại đơn vị. Bước đầu đã có những
thành cơng trong năm học 2014 - 2015 và năm học 2015 - 2016. Xin được đúc kết
và chia sẻ cũng như mong muốn nhận được đóng góp của các cấp lãnh đạo và đồng
nghiệp để tơi có thể có những biện pháp tốt nhất vận dụng trong q trình chỉ đạo
cơng tác chun mơn của nhà trường trong những năm học tiếp theo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dạy học tích hợp là dạy học trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn để học sinh
huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều môn học
khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thơng qua đó hình thành những

kiến thúc, kĩ năng mới; phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn. Vì vậy với đề tài này tơi đã dầu tư nghiên cứu tìm
giải pháp tối ưu để giúp giáo viên hiểu đúng bản chất của việc dạy học theo chủ đề
tích hợp; giúp giáo viên xây dựng kế hoạch, xác định địa chỉ và nội dung tích hợp
cho từng bài dạy theo từng môn,… nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cũng
như chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường; nâng cao kết quả cho cuộc thi
do bộ, ngành phát động hàng năm - cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho
giáo viên trung học và cuộc thi vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các tình
huống trong thực tiễn dành cho học sinh trung học từ đó đáp ứng được yêu cầu đặt
ra của giáo dục Việt Nam là đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục đạo tạo theo
hướng phát triển năng lực cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp chỉ đạo Dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên THCS
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý thuyết thông qua hệ thống văn bản chỉ đạo của cấp trên, các
tài liệu về dạy học theo chủ đề tích hợp.
Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
Thống kê, xử lý số liệu.
Thảo luận tổ nhóm chun mơn.
Thực nghiệm.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Dạy học tích hợp, liên mơn xuất phát từ u cầu của mục tiêu dạy học phát
triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực
tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng

hợp, liên quan đến nhiều mơn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo
hướng tích hợp, liên mơn.
Trước hết, các chủ đề liên mơn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp
dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học
sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên mơn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến
thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một
cách máy móc.Vậy giáo viên cần phải hiểu rõ Dạy học theo chủ đề tích hợp là gì?
Dạy học tích hợp liên mơn là gì? Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải
kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để
giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dạy học tích
hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào q trình dạy học
các mơn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo
dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an tồn giao thơng. Cịn Dạy học tích hợp
liên mơn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều mơn
học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học cịn
“liên mơn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn
phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên mơn
thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Chủ đề tích hợp liên mơn là
những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện
ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay
xã hội. Ví dụ: Tích hợp kiến thức Lịch sử và Địa lí để giáo dục về chủ quyền biển,
đảo; Tích hợp kiến thức Ngữ văn và Giáo dục Công dân trong giáo dục đạo đức, lối
sống; Tích hợp kiến thức giáo Địa lí, Sinh học, Vật lí vào mơn Giáo dục cơng dân
trong giáo dục bảo vệ mơn trường, an tồn giao thơng,...
Hai là, thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo
dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải
quyết vấn đề của học sinh trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức cuộc
thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho

học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên
trung học năm học 2016 - 2017.
Ba là, Dạy học theo chủ đề tích hợp là bước chuẩn bị cho đổi mới chương trình
và sách giáo khoa thời gian tới.
Từ những cơ sở lí luận trên thì việc Dạy học theo các chủ đề tích hợp, tích hợp
liên mơn là rất quan trọng và cần thiết được triển khai thực hiện có hiệu quả từ các
nhà trường THCS.

4


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Từ năm học 2014 - 2015 khi tiếp thu công văn về cuộc thi thi Vận dụng kiến
thức liên mơn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học nhà trường
chúng tôi đã tiến hành chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên tiến hành nghiên
cứu xây dựng kế hoạch và thực hiện đưa dạy học theo chủ đề tích hợp vào giảng
dạy ở tất cả các môn học bởi chúng tôi xác định phải chỉ đạo thực hiện làm thật,
dạy thật thì mới có được những sản phẩm tốt nhất để tham gia dự thi. Bước đầu đa
số các giáo viên cũng đã có những hiểu biết cơ bản về dạy học tích hợp và có các
năng lực đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp. Tuy nhiên, đa phần chưa nhận thức
một cách sâu sắc bản chất của dạy học tích hợp, mức độ đạt được về các năng lực
dạy học tích hợp chưa cao. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi đơn vị trường chúng tơi
phần lớn là giáo viên trẻ có tuổi nghề dưới 10 năm (70%) là những giáo viên được
đào tạo đơn mơn (ĐH Văn, ĐH Tốn, ĐH Sử, ĐH Địa, ĐH GDCD,…). Một số ít
giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề cao được đào tạo theo ban như: Toán - Lí, Văn GDCD, Sinh - Địa,… thì ngại đổi mới, hạn chế về khả năng công nghệ và tiếp cận
với các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới.
Một thực trạng nữa đó là GV chưa hiểu được các hình thức (cách thức) tích
hợp. GV cịn lúng túng trong việc phân biệt các quan điểm và cách thức dạy học
tích hợp “đa môn”, “liên môn”, “xuyên môn” là như thế nào. Từ đó, việc phân biệt

các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như dạy học theo dự án; dạy học
theo chủ đề; dạy học giải quyết vấn đề; và vận dụng một số kĩ thuật dạy học,...
chưa phù hợp và cịn lúng túng.
Bên cạnh đó có một số giáo viên tuy đã có hiểu biết và xác định đúng bản chất
của việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp, biết cách xác định địa chỉ mơn cần
tích hợp vào bài dạy nhưng phần lựa chọn nội dung cần tích hợp lại sơ sài chưa sử
dụng hiệu quả kiến thức liên mơn đó để làm nổi bật vấn đề mình mong muốn học
sinh đạt được, có giáo viên lại lựa chọn thời điểm để tích hợp chưa phù hợp,...
Cịn đối với học sinh, trường chúng tơi thuộc xã miền núi của huyện, xa trung
tâm nên học sinh còn thiếu, còn yếu về các kỹ năng sống: Kỹ năng giao tiếp, ứng
xử, kỹ năng ứng phó…, việc vận dụng các kiến thức thuộc nhiều môn học, nhiều
lĩnh vực để đưa vào giải quyết các tình huống thực tiễn còn hạn chế.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tử những thực trạng nêu trên, để thực hiện có hiệu quả việc dạy học theo chủ
đề tích hợp cũng như trong cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên
Trung học; cuộc thi vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết tình huống trong
thực tiễn dành cho học sinh trung học đạt kết quả cao, trên cơ sở xác định rõ cơ sở
lý luận, cơ sở thực tiễn, phân tích thực trạng tổ, nhóm chun mơn của đơn vị, bước
vào năm học 2014 - 2015 được sự thống nhất trong Ban giám hiệu nhà trường,
cùng với sự giúp đỡ của đồng chí hiệu trưởng và đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn chỉ
đạo và tổ chức thực hiện Dạy học theo chủ đề tích hợp ở một số bộ mơn trong hai
năm học (2014 - 2015 và 2015 - 2016) bước đầu đã có hiệu quả. Vì vậy trong năm
học 2016 - 2017 này tôi tiếp tục chỉ đạo đến tổ chuyên môn, đến từng giáo viên tích

5


cực thực hiện và xin được trình bày đề tài để các bạn đồng nghiệp cùng chia sẻ,
đóng góp thêm cho đề tài được hoàn thiện hơn, thiết thực hơn trong quá trình áp
dụng. Sau đây là các biện pháp chỉ đạo mà nhà trường chúng tôi đã thực hiện trong

hơn 2 năm qua:
Một là, giúp giáo viên hiểu đúng bản chất của dạy học theo chủ đề tích hợp
tích hợp, tích hợp liên mơn.
Hai là, chỉ đạo Tổ, nhóm chun mơn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học
tích hợp cho từng bộ mơn: Xác định tiết, bài có thể dạy tích hợp; xác định địa chỉ
tích hợp, nội dung tích hợp; thời điểm tích hợp.
Ba là, tổ chức thảo luận theo tổ, nhóm bộ mơn để hồn thiện kế hoạch bài học.
Bốn là, tổ chức thực hiện bài dạy có sự tham gia dự giờ đánh giá của Ban
giám hiệu và tổ, nhóm chun mơn.
2.3.1. Giúp giáo viên hiểu đúng bản chất của dạy học theo chủ đề tích hợp tích
hợp, tích hợp liên mơn
Qua tìm hiểu, khảo sát thực tế ở các đơn vị trường bạn cũng như tại trường tơi
cơng tác thì một số khơng ít giáo viên hiện nay chưa hiểu đúng về dạy học tích hợp
dẫn đến việc dạy học tích hợp ở phổ thơng hiện nay cịn lúng túng cả về nhận thức
và thực hành. Do đó tơi đã xác định việc làm cần thiết đầu tiên đó là giúp giáo viên
hiểu rõ, hiểu đúng và hiểu trúng vấn đề của dạy học theo chủ đề tích hợp:
Trước hết tơi u cầu các giáo viên đọc, nghiên cứu kĩ công văn hướng dẫn
của bộ, của sở và của phòng về dạy học theo chủ đề tích hợp cũng như cơng văn tổ
chức cuộc thi. Sau đó tham khảo thêm các kênh thơng tin từ mạng Internet, trường
học kết nối. Tiếp theo tôi tổ chức riêng một buổi chuyên đề để triển khai đến toàn
thể CBGV, NV. Trong buổi sinh hoạt chuyên đề để giúp giáo viên hiểu đúng bản
chất của dạy học theo chủ đề tích hợp tích hợp tơi đã làm nỗi bật các vấn đề sau
đây:
Một là, dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức,
hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình
thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất
là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
Hai là, tùy thuộc phạm vi kiến thức được vận dụng, để giải quyết vấn đề trong
các tình huống khác nhau mà lựa chọn các dạng dạy học tích hợp khác nhau sao

cho phù hợp: Tích hợp các nội dung trong một mơn học, khi đó, vừa gắn kết đảm
bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong một mơn học, vừa đặt ra
những tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng môn học để giải
quyết; Hoặc lồng ghép các nội dung giáo dục cần thiết nhưng không thành một
môn học (như các nội dung về bảo vệ môi trường, an tồn giao thơng, tiết kiệm
năng lượng, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, dân số, sức khỏe sinh
sản,...) vào nội dung của mỗi môn học tùy theo đặc trưng của từng mơn. Mức độ
tích hợp theo các chủ đề, ở đó chứa đựng các nội dung gần nhau của các mơn học,
gọi là tích hợp liên môn. Việc lựa chọn thông tin, kiến thức, kĩ năng cần cho học
sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống

6


hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống làm cho q trình
học tập mang tính mục đích rõ rệt.
Ba là, giáo viên cần tổ chức cho học sinh các hoạt động vận dụng kiến thức để
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, để hiểu sự vật với tri thức đa dạng, học sinh
sẽ phải huy động nhiều mảng kiến thức khác nhau, bởi không thể giải quyết vấn đề
chỉ với một nội dung kiến thức đơn lẻ từ đó phát triển năng lực cho các em.

Hội thảo chuyên đề dạy học theo chủ đề tích hợp tại văn phịng nhà trường
Qua buổi hội thảo phần lớn giáo viên đâ hiểu rõ bản chất của dạy học tích hợp,
nhiều giáo viên đã nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải tích hợp các kiến thức đặc
biệt là các kiến thức liên quan đến thực tế cuộc sống vào bài học để giáo dục học
sinh nhất là đối với học sinh thuộc trường miền núi, học sinh dân tộc Mường chiếm
tới 70%
2.3.2. Chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học tích
hợp cho từng bộ mơn: Xác định tiết, bài có thể dạy tích hợp; xác định địa chỉ
tích hợp, nội dung tích hợp; thời điểm tích hợp;

Để giúp giáo viên đi từ hiểu đúng đến làm trúng, làm thực thì cùng với việc
chỉ đạo giáo viên nghiên cứu cơng văn hướng dẫn của cấp trên, cùng với việc tổ
chức chuyên đề tôi tiến hành chỉ đạo hai tổ chuyên mơn, các nhóm bộ mơn đến
từng giáo viên việc xây dựng kế hoach dạy học theo chủ đề tích hợp cho từng mơn
học. Để đạt được mục đích này chúng tôi chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành 3 bước
như sau:
Bước 1: Xác định tiết, bài có thể dạy tích hợp
Việc chỉ đạo giáo viên xác định tiết, bài có thể dạy tích hợp giúp giáo viên có
kế hoạch soạn giảng chu đáo, bài bản, giúp tổ chun mơn có kế hoạch để tổ chức
thảo luận theo nhóm bộ mơn có liên quan, giúp việc quản lí, theo dõi và kiểm tra

7


đánh giá của tổ được thuận lợi hơn vì vậy tôi đã chỉ đạo mỗi giáo viên đề phải thông
kê và báo cáo tổng hợp các bài, các tiết có thể tiến hành dạy học theo chủ đề tích hợp
để đem lại hiệu quả tối ưu nhất nộp lại cho tổ trưởng và Ban giám hiệu (thống kê
theo mẫu vào cột 2).
Bước 2: Xác định địa chỉ tích hợp
Với mỗi bài, mỗi tiết được giáo viên xác định ở bước 1 thì tơi u cầu giáo
viên xác định cụ thể và tổng hợp vào báo cáo rõ ràng đầy đủ các mơn được tích hợp
kiến thức để tơi có kế hoạch chỉ đạo thảo luận tổ nhóm bộ mơn có liên quan tổ chức
thảo luận nhóm để hồn thiện nội dung bài học.
Chẳng hạn: Cô Cao Thị Hiền dạy môn Cơng nghệ trong báo cáo có tiết 17 bài
18 “Vật liệu cơ khí” tích hợp kiến thức mơn Vật lý, Hóa học, Địa lý, Lịch sử,
GDCD để nâng cao hiệu quả bài dạy.
Như vậy địa chỉ tích hợp là mơn Vật lý, mơn Hóa học, Địa lý, Lịch sử và
GDCD. Khi đó, tơi u cầu giáo viên tiếp tục xác định nội dung cần tích hợp của
mơn Vật lý, Hóa học, Địa lý, Lịch sử, GDCD là gì? Mục đích của việc tích hợp?
Giáo viên thống kê vào cột 3 của mẫu báo cáo:

Vận dụng kiến thức Vật lí để phân loại được vật liệu kim loại và vật liệu phi
kim loại, biết được tính chất dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy của vật liệu mơn Vật lý lớp 7 (tiết 21, bài 21).
Vận dụng kiến thức Hóa học để biết được tính chất của kim loại là dễ bị ơ xi
hóa, dễ bị ăn mịn hóa học khi tiếp xúc với axit và muối ăn,… mơn Hóa lớp 8.
Vận dụng kiến thức Địa lý để biết được vùng tập trung nhiều khoáng sản của
đất nước ta và biết được tài ngun đó khơng phải là vơ tận - môn Địa lý 9 (Tiết 19,
bài 17).
Vận dụng kiến thức Lịch sử để hiểu được kim loại có từ thời kì nào và ảnh
hưởng của nó tới đời sống kinh tế xã hội nước ta - môn Lịch sử 6 (Tiết 10, bài 10).
Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân để giáo dục ý thức tiết kiệm nguyên
liệu (vật liệu cơ khí), ý thức bảo vệ mơi trường - mơn GDCD lớp 6.
Ví dụ khác: Báo cáo của Cơ Nguyễn Thị Thu Tích hợp mơn Tốn, Vật lí,
Hóa học, Địa lí, Giáo dục Cơng dân để nâng cao hiệu quả dạy học tiết 43:
“Luyện tập” môn Đại số 9.
* Mơn Vật lí :
- Học sinh vận dụng được công thức và các đại lượng của môn vật lý:
+ Cơng thức tính vận tốc, qng đường, thời gian. (Bài 2- tiết 2 - Vật lí 8)
+ Cơng thức tính điện trở tương đương trong mạch điện mắc song song :
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở R1; R2 mắc song song là:
1
1
1
 
( Tiết 6- Bài 5: Đoạn mạch mắc song song- Vật lí 9)
RTD R1 R2

* Mơn Hóa học :
- Học sinh vận dụng được cơng thức và các đại lượng của mơn hóa học:
+ Nồng độ dung độ dung dịch, từ công thức tính nồng độ dung dịch tính
được khối lượng chất tan và khối lượng dung môi, khối lượng dung dịch.

(Tiết 62- Bài 42 - Hóa học 8)

8


* Mơn hình học : Học sinh vận dụng được cơng thức và các đại lượng của
phân mơn hình học có thể vận dụng vào đại số: Cơng thức tính diện tích tam
1
giác vng: S = a.b với a và b là độ dài hai cạnh góc vng
2
(Tiết 29-Bài 3: Diện tích tam giác- Hình học 8)
* Mơn Địa lí : Học sinh xác định vùng đặc quyền kinh tế biển.
(Tiết 26 - Bài 24: Vùng biển Việt Nam- Địa lí 8)
* Mơn GDCD :
+ Cơng ước 1982 về chủ quyền biển đảo
+ Giáo dục tình yêu quê hương đất nước
Bước 3: Xác định thời điểm tích hợp
Sau khi hồn thành việc xác định tiết, bài có thể dạy tích hợp; xác định địa chỉ
tích hợp, nội dung tích hợp thì giáo viên tiếp tục xác định thời điểm tích hợp vào
cột 4 của mẫu báo cáo.
Ví dụ: Ở tiết 17, bài 18 “Vật liệu cơ khí” tích hợp kiến thức mơn Vật lý, Hóa học,
Địa lý, Lịch sử, GDCD để nâng cao hiệu quả bài dạy thì thời điểm tích hợp mơn
Vật lý là phần giới thiệu bài học, Mơn Địa lý và giáo dục cơng dân tích hợp vào
phần I của bài học phân loại vật liệu cơ khí, mơn Lịch sử tích hợp trong phần giới
thiệu Lịch sử xuất hiện các kim loại mơn hóa học được tích hợp ở phần II (Tính
chất cơ bản của vật liệu cơ khí).
Với những chỉ đạo việc làm cụ thể như trên giáo viên đã hồn thành được báo
cáo thơng kê theo các mục nộp cho tổ trưởng quản lí. Tổ trưởng có trách nhiệm báo
cáo với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, lên kế hoạch sắp xếp để tổ chức
thảo luận nhóm góp ý hồn thiện cho thiết kế bài học.

Ví du: Một số báo của giáo viên theo mẫu

9


Với các phiếu báo cáo của giáo viên như trên tôi đã xây dựng được hệ thống
bài dạy theo chủ đề tíc hợp theo từng mơn, từng khối lớp ví dụ mơn Tốn và mơn
Vật lí như sau:
Mơn

Lớp

Tốn

6

Tiết -Tên
bài dạy
Tiết 40.
Làm quen
với số
nguyên âm
Tiết 51 Quy
tắc chuyển
vế
Tiết 78:
Luyện tập
quy đồng
mẫu nhiều
p/số

Tiết 83Luyện tập

7
Tiết 24 Một
số bài tốn
về ĐLTLT
Tiết 44
Luyện tập

Mơn tích
hợp
Vật lý
Địa lý

Vật lý
Lịch sử
Địa lý

Thời điểm
tích hợp.
Vật lý: Nhiệt độ
Phần I: Các ví
Địa lý: Vùng miền, độ cao, thấp, dụ (Ví dụ 1)
thềm lục địa
Phần ?1:
Ví dụ 2
Phần I: T/C
Vật lý: Cầu thăng bằng
của đẳng thức
(?1)

Lịch sử: Hình ảnh chụp những di Bài tập 36 –
tích
SGK
Địa lý: Địa danh Việt Nam được Đố vui
UNESCO cơng nhận
Nội dung cần tích hợp

Cơng nghệ Cơng nghệ: Gấp, cắt hình
Vật lý
Vật lý: Tính quảng đường, vận
tốc
Vật lí
Vật lí: Thể tích và khối lượng
Hóa học Hóa học:Hợp kim của đồng bạch
Cơng nghệ Cơng nghệ: Chế biến mứt dẻo
GDCD
GDCD: Trồng cây xanh
Địa lí
GDCG

Địa lí: Dân số Việt Nam
GDCG: Tính tiết kiệm, luật hơn
nhân gia đình, lịng tự hào

Bài 48 – SGK
Bài 49 - SGK
Bài tốn 1:SGK
Bài tập 7: - sgk
Bài tập 8 – sgk
Bài tập 9 - sgk

Bài 6 – sgk
Bài 8 – sgk
- Các bài tập ra

10


Ngữ văn
Vật lí
TDTT:
Sinh học

8

Tiết 55. Ơn
tập chươmg
III
Tiết 42- 43.
Luyện tập

9

Tiết 65.
Luyện tập
Tiết 7Bài 8
Trọng lực Đơn vị lực

6

7

Vật lí
8

9

Tiết 28Bài 24
Sự nóng
chảy- Sự
đơng đặc

Tiết 16- Bài
15: Chống ơ
nhiễm tiếng
ồn
Tiết 15- Bài
12
Sự nổi
Tiết 22- Bài
19
S/d an tồn
và tiết kiệm
điện năng.

Vật lí
Hóa học
Hình học,
hóa học,
vật lí, địa
lí, giáo
dục cơng

dân
Hình học
Vật lí
Hóa học
- Địa lí
- Tốn
- Bảo vệ
mơi
trường.
- Cơng
nghệ.
- Tốn
- Địa lí
- Bảo vệ
mơi
trường
- Sinh học
- GDCD
- Hóa học
- Địa lí.
- BV mơi
trường.
- Tốn
học.
- Địa lí.
- Cơng
nghệ

Ngữ văn: Bài tốn dân số
Vật lí: số đếm công tơ điện

TDTT: môn bắn súng.
Sinh: Lợi ich của cây xanh.
Vật lí 8: tiết 2- Bài 2. Chuyển
động
Hóa học 8: Tiết 62, 63. Nồng độ
dung dịch

thêm

Bài tập 54
SGK tập 2-tr
34
Bài tập 55
SGK tập 2 tr
34

Bài 2- tiết 2 - Vật lí 8
Tiết 6- Bài 5: Đoạn mạch mắc
song song- Vật lí 9
Tiết 62- Bài 42 - Hóa học 8
Tiết 29-Bài 3: Diện tích tam
giác- Hình học 8
Tiết 26 - Bài 24: Vùng biển Việt
Nam- Địa lí 8
Tiết 29-Bài 3: Diện tích tam
giác- Hình học 8
Bài 2- tiết 2 - Vật lí 8
Tiết 62- Bài 42 - Hóa học 8
- Trọng lực của vật gây ra lũ lụt,
lở đất.

- Tính cường độ trọng lực, tính
khối lượng vật.
- Ảnh hưởng của khói bụi tới
sức khỏe của con người.
- Đun nóng chảy kim loại và các
chất để chế tạo các dụng cụ, thiết
bị.
- Vẽ đồ thị biểu diễn sự nóng
chảy và sự đơng đặc.
- Xác định vị trí nước đơng đặc
trên trái đất.
- Sự nóng chảy của băng gây
gập lụt..
- Vai trị của thực vật.
- Giáo dục lịng u thiên nhiên.
-Tính chất vật lí của một số chất.
- Xác định vùng biển chết.
- Rác thải gây ơ nhiễm mơi
trường.
- Tính điện năng hao phí.
- Tầm quan trọng của sơng ngịi.
- Lựa chon thiết bị điện có cơng
suất phù hợp.

11


2.3.3. Tổ chức thảo luận theo tổ, nhóm bộ mơn để hoàn thiện thiết kế bài học
Một khâu quan trọng quyết định đến chất lượng hiệu quả bài học đó là thiết
kế bài học. Song với một thực trạng là giáo viên đa số là được đào tạo đơn môn nên

việc hiểu biết kiến thức về các bộ môn khác cịn hạn chế do đó sau khi giáo viên bộ
mơn xây dựng được kế hoạch theo bảng báo cáo với tổ, nhóm bộ mơn, tơi tiếp tục
chỉ đạo tổ nhóm lên kế hoạch để thảo luận hoàn thiện thiết kế bài học,... Chẳng hạn,
ở ví dụ trên tiết 17, bài 18 “Vật liệu cơ khí” tích hợp kiến thức mơn Vật lý, Hóa
học, Địa lý, Lịch sử, GDCD tơi đã chỉ đạo thảo luận nhóm gồm 6 giáo viên của 6
mơn (1 mơn chính và 5 mơn tích hợp). Các giáo viên giảng dạy ở các bộ mơn cần
tích hợp sẽ cùng nghiên cứu và góp ý phần kiến thức của bộ mơn mình tích hợp
vào bài học đã đúng với chuẩn kiến thức kỹ năng chưa, hệ thống câu hỏi rõ ràng dể
hiểu tích hợp vào thời điểm hợp lý chưa?... Tất cả phải làm nỏi bật được vấn đề,
mục đích cần đạt của bài học.

Nhóm giáo viên Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý đang thảo góp ý
cho cô Cao Thị Hiền thiết kế bài dạy theo chủ đề tích hợp.
2.3.4. Tổ chức thực hiện bài dạy có sự tham gia dự giờ đánh giá của Ban giám
hiệu và tổ, nhóm chun mơn.
Đối với nhà trường chúng tơi, sau khi thống nhất được các thiết kế bài học
cho từng mơn học theo bản đăng kí báo cáo (Biện pháp 2; 3) tôi tiếp tục chỉ đạo tổ
trưởng lên kế hoạch để giáo viên thực hiện dạy trên lớp và trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để các giáo viên trong nhóm cùng Ban
giám hiệu dự giờ góp ý và đánh giá kết quả đạt được so với tiết dạy khơng tích hợp
liên mơn. Từ đó bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức liên môn, về năng lực sư
phạm, về phương pháp dạy học,…Khi tổ chức nhận xét đánh giá Ban giám hiệu và
tổ chun mơn đã chú trọng góp ý phần kiến thức của các môn học, các kiến thức
thực tiễn, các bài tập có nội dung thực tế cuộc sống… mà giáo viên tích hợp trong
bài dạy để làm rõ trọng tâm bài học, chú trọng đánh giá việc vận dụng kiến thức
thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều môn học của học sinh để giải quyết các tình huống mà
giáo viên đưa ra. Quả đúng là như vậy, với cách làm này chất lượng dạy của thầy,
hiệu quả học của trò được nâng lên rõ rệt. Trong các tiết dạy học tích hợp thì giáo

12



viên thường đưa ra nhiều các hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, hành động của học sinh được định hướng phù hợp với tiến trình nhận
thức khoa học. Giáo viên đã hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ
năng mới học để giải quyết các tình huống có liên quan trong học tập và cuộc sống
hàng ngày; tiếp tục tìm tịi và mở rộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu, học
liệu khác nhau; tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ
thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng
những cách khác nhau. Qua quá trình dạy học, cùng với sự phát triển năng lực giải
quyết vấn đề của học sinh, sự định hướng của giáo viên tiệm cận dần đến định
hướng tìm tịi sáng tạo, tức chỉ đưa ra cho học sinh những gợi ý sao cho học sinh có
thể tự tìm tịi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức hoạt động
thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Nghĩa là dần dần bồi dưỡng được
cho học sinh khả năng tự xác định hành động thích hợp trong những tình huống
khơng phải là quen thuộc đối với học sinh. Do vậy các tiết dạy học theo chủ đề tích
hợp thường sơi nổi hơn, học sinh có hứng thú với môn học hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trong hơn 2 năm vừa nghiên cứu, vừa quản lí, chỉ đạo tổ, nhóm chun môn áp
dụng những biện pháp đã nêu trên một cách linh hoạt, chúng tôi đã bồi dưỡng và
xây dựng được đội ngũ giáo viên tương đối vững vàng về chuyên mơn, nghiệp vụ.
Giáo viên ngồi việc nắm vững kiến thức chun mơn chính đã có vốn kiến thức
và những hiểu biết nhất định ở nhiều lĩnh vực, nhiều bộ môn khác nhau. Đã vận
dụng tích hợp kiến thức một cách hợp lí và hiệu quả.
Đối với học sinh, chúng tơi nhận thấy, học sinh rất hào hứng, chủ động, tự
nhiên được thể hiện mình, đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức kỹ năng của nhiều
môn học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn được nâng lên, các kỹ năng
sống kỹ năng giáo tiếp ứng xử, kỹ năng tự quản bản thân được nâng lên rõ rệt. Điều
này được minh chứng qua các hoạt động HĐNGLL, các cuộc thi do nhà trường tố

chức đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số hình ảnh tổ chức các chương trình ngọai
khóa, các cuộc thi và hoạt động trãi nghiệm thực tế:

Chương trình giáo dục giới tính

13


Chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp

Chương trình giáo dục kỹ năng tự quản bản thân

Hội thi tìm kiếm tài năng

Hội thi tìm hiểu về Đội TNTP HCM

14


Chương trình văn nghệ kỉ niệm 20/11

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm

15


Qua các hoạt động trên đã khẳng định việc áp dụng dạy học theo chủ đề tích
hợp khơng chỉ giúp học sinh thuộc trường vùng miền núi khó khăn như chúng tơi
chiếm lĩnh thêm nhiều kiến thức mà cịn mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp,
ứng xử linh hoạt và bước đầu có những kỹ năng sống, kỹ năng tự chăm sóc và bảo

vệ bản thân,... từng bước phát triển các năng lực cần thiết cho bản thân theo yêu
cầu của thời kỳ mới là phát triền một cách tồn diện.
Bên cạnh đó kết quả cuộc thi do Bộ, ngành phát động: Cuộc thi “Vận dụng
kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung
học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”đã
nâng lên rõ dệt: Có 5 dự án dạy học theo chủ đề tích hợp của giáo viên đạt giải cấp
huyện (4 giải nhì, 1 giải ba) và 1 giải nhì cấp tỉnh. Học kì 1 năm học 2016 - 2017
tiếp tục có 2 dự án tập thể của cơ Lê Thị Thương, cô Lê Thị Minh Nguyệt và của
cô Cao Thị Hiền, cơ Lương Thị Nhàn được giải nhì cấp huyện và đang gửi dự thi
cấp tỉnh. Có 3 sản phẩm vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống
thực tiễn của học sinh đạt giải cấp huyện và học kì 1 năm học 2016 - 2017 tiếp tục
có 1 sản phẩm cá nhân của em Hà Thăng Tuyến và 1 sản phẩm tập thể của 2 em,…
đều đạt giải nhì cấp huyện và cũng đang được gửi dự thi cấp tỉnh. Và đây là một số
giấy chứng nhận cấp huyện, cấp tỉnh:

16


Các kết quả đạt được đã góp phần nâng cao các thành tích chung của nhà
trường. Từ năm học 2014 - 2015 đến nay hàng năm có từ 35 đến 40% giáo viên
được xếp loại chuyên môn giỏi cấp trường, còn lại được xếp loại khá, giáo viên dự
thi giáo viên giỏi cấp huyện đều đạt 100%, và đã có giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh. Công tác viết SKKN cũng được 100% GV tham gia, mỗi năm gửi dự thi
cấp huyện từ 4 - 5 bản thì 100% đều đạt giải, có 5 SKKN đạt giải cấp tỉnh.
Cùng với chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được nâng lên
thì chất lượng học sinh từng bước cũng đã được nâng lên, chất lượng đại trà đã
bằng mặt bằng chung của huyện, chất lượng mũi nhọn từ chưa có giải hoặc có rất ít
giải cấp huyện đến nay mỗi năm có từ 12 đến 15 giải về văn hóa và chất lượng giải
đã cao hơn, đối với những mơn Tốn, Lý, Hố trước đây chưa bao giờ được giải nay
đã có giải nhì, giải ba… Đặc biệt là đã có 1 giải quốc gia TDTT và nhiều giải cấp

tỉnh trong đó có các mơn văn hóa lớp 9. Nhà trường trong hai năm học vừa qua đã
vượt lên tốp đầu xếp loại chung thứ 10 năm 2014 - 2015 và xếp thứ 8 năm 2015 2016.
Với một số kết quả còn khiêm tốn như ở trên, nhưng đối với đơn vị chúng tôi một ngôi trường thuộc xã miền núi khó khăn của huyện thì đó là cả một quá trình
cố gắng nỗ lực rất lớn của Ban giám nhà trường, tổ chuyên môn và cá nhân từng
giáo viên, học sinh trong thời gian qua.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trong thời đại mới là nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học... phát huy tinh thần
độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức của các mơn
học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn… Thực hiện giáo dục cho mọi
người, cả nước thành mợt xã hợi học tập thì việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích
hợp là hết sức đúng đắn và thiết thực. Thực tế tại đơn vị trường chúng tơi cho thấy
giảng dạy tích hợp - liên mơn đem lại lợi ích là kích thích giáo viên tư duy và

17


không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ mơn khác nhau để có một
phơng kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy
học hiện nay. Bên cạnh đó học sinh hứng thú với những tiết học hơn, dễ hiểu và
hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong
khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn vì vậy chúng ta cần tích cực
dạy học theo hướng tích hợp - liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó
khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các mơn học khác nhau để giải
quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng
tự học, tự nghiên cứu. Đó là tính ứng dụng và thực tế của phương pháp dạy học
tích hợp - liên mơn chính vì vậy kết quả cuộc thi vận dụng kiến thức liên mơn vào
giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh Trung học và cuộc thi dạy học
theo chủ đề tích hợp dành cho Giáo viên trung học đã được nâng lên. Từ đó chất

lượng giáo dục toàn diện của nhà trường cũng từng bước được nâng lên.
3.2. Kiến nghị
* Đối với Sở, Phòng giáo dục
Cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể hơn về việc dạy học theo chủ đề tích hợp vì đây
là bước đầu thử nghiệm để tiến tới đổi mới toàn diện GD&ĐT.
* Đối với nhà trường
Tích cực tham mưu với địa phương và UBND huyện để xây dựng sung cơ sở
vật chất, phịng hội họp cho các tổ chun mơn, các phương tiện, trang thiết bị đồ
dùng phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
Các đồng nghiệp cần mạnh dạn áp dụng dạy học theo chủ đề tích hợp để nâng
cao chất lượng cho bộ mơn mình giảng dạy.
Trên đây là “Một số biện pháp chỉ đạo dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo
viên và vận dụng kiến thức liên mơn vào giải quyết các tình huống thực tiễn cho
học sinh trung học” nhằm từng bước nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh
mà bản thân tôi đã nghiên cứu, đã và đang áp dụng vào thực tiễn quản lý chỉ, đạo
hoạt động chuyên môn chung, các tổ chuyên của nhà trường trong hai năm học vừa
qua, và tiếp tục áp dụng trong năm học 2016 - 2017 này. Những biện pháp đó bước
đầu đã góp phần khơng nhỏ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tuy nhiên bản thân tôi mới ở cương vị quản lí nên khả năng, kinh nghiệm còn hạn
chế, chắc chắn đề tài còn nhiều điều cần phải bổ sung. Rất mong nhận được sự góp
ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để đề tài đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 2 năm 2017
XÁC NHẬN
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Trịnh Thị Nhuận


Lê Thị Duyên

18


19


20



×