Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu được kiến thức và có kĩ năng làm một bài tập làm văn văn tả cản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.84 KB, 22 trang )

Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
A. T VN

1. Lý do chọn đề tài:
Người xưa từng nói : Học ăn, học nói, học gói, học mở; mỗi con người
chúng ta khi sinh ra không phải đã hiểu biết được tất cả mà phải trải qua quá
trình học tập và rèn luyện về mọi mặt thì mới nên người. Ngay từ khi bước vào
cánh cổng của trường học, học sinh đã được các thầy cơ dạy cho đạo lí: Tiên
học lễ, hậu học văn.
Mơn Ngữ văn là mơn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên
tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học
sinh. Nhà văn hào Nga Mác-XimGor-Ki đã nói: “Học văn là học làm người”.
Học tốt môn Ngữ văn giúp học sinh tự tin rất nhiều trong giao tiếp với đời sống
xã hội, giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè.
Trong mơn Ngữ văn, phân mơn Tiếng Việt chiếm số tiết ít hơn phần văn
bản nhưng thực sự có ý nghĩa. Nó khơng chỉ là cơ sở rèn kĩ năng về ngôn ngữ
cho phân môn Văn học, Tập làm văn mà còn rèn cho học sinh năng lực tổng hợp
về: tiếng, từ, cụm từ, câu. Từ khi ra trường đến nay, là người trực tiếp đứng trên
bục giảng hướng dẫn học sinh biết phân tích, cảm nhận, đánh giá về các tác
phẩm văn học có giá trị, từ đó các em rút ra những bài học để bồi dưỡng tình
cảm nhận thức của riêng mình. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng dạy
văn, học văn địi hỏi phải nghiên cứu tìm hiểu, tiếp thu nó bằng cả trí óc lẫn tâm
hồn. Bởi chất liệu nhà văn xây dựng nên tác phẩm là ngôn từ, nhất là việc sử
dụng thành cơng các biện pháp tu từ.
Nói đến biện pháp tu từ đó là một phạm vi rộng mà học sinh đã làm quen
ở bậc tiểu học như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ …Lên cấp THCS các em càng có
dịp hiểu thấu đáo hơn về các biện pháp tu từ, từ đó các em phát hiện và vận
dụng vào bài làm của mình, vì vậy từ thực tế giảng dạy tôi chọn nghiên cứu đề


tài “Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số
biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS”.
2. Mục đích - đối tượng nghiên cứu:


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
- Mc ớch nghiờn cu: Khi nghiên cứu đề tài“Hướng dẫn học sinh nắm
được đặc điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương
trình Ngữ văn lớp 6 THCS” tơi muốn cung cấp cho học sinh kiến thức về đặc
điểm, cấu tạo, phân loại và hiệu quả diễn đạt của các biện pháp tu từ như: so
sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, .... Từ những kiến thức về các biện pháp tu từ
được học, các em có thể tích hợp trong phần đọc - hiểu văn bản và tạo lập các
văn bản tự sự, miêu tả ở lớp 6.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài ngiên cứu của tôi tập trung hướng tới đối
tượng là học sinh lớp 6 THCS. Các em học sinh lớp 6 tuy đã được tiếp cận với
một số biện pháp tu từ ở bậc Tiểu học nhưng để các em hiểu kĩ, hiểu sâu về đặc
điểm, giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ và vận dụng vào trong việc tìm
hiểu một văn bản, tạo lập văn bản thì học sinh cần được cũng cố và nâng cao
hơn kiến thức về các biện pháp tu từ ở lớp 6.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh nắm được đặc
điểm và giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn
lớp 6 THCS”, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp lý thuyết.
- Phương pháp thống kê, điều tra thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận:
Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình
biên soạn lại SGK các mơn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập
của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.
Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS mới hiện nay được xây dựng theo
tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn có quan hệ chặt chẽ với phân môn
Tiếng Việt, Tập làm văn giúp học sinh phát triển tư duy một cách toàn diện. Đặc
biệt việc nắm vững đặc điểm và giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ sẽ tạo
điều kiện cho các em tiếp cận với những cái hay, cái đẹp về nghệ thuật của các
tác phẩm văn chương để học sinh vận dụng vào bài viết của mình và phát triển
kĩ năng sử dụng ngôn từ.


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
Xut phỏt t thc t ú tơi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bị
cho mình PPDH có hiệu quả những biện pháp tu từ.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Thực tế giảng dạy của giáo viên:
Chương trình SGK THCS đưa vào dạy học một số biện pháp tu từ, có một
số biện pháp tu từ các em đã được làm quen ở bậc Tiểu học, nhưng việc giúp các
em cảm thụ giá trị biểu cảm của các biện pháp này không phải là vấn đề đơn
giản. Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách nhiều
năm, tơi nhận thấy mình và các đồng nghiệp cịn bộc lộ một số hạn chế cả về
phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các biện pháp tu từ của
phân môn Tiếng Việt.
- Thực trạng học tập môn Ngữ văn của học sinh:
Rõ ràng là mơn Ngữ văn có một vị trí quan trọng trong nhà trường phổ

thơng. Song có một thực trạng đáng buồn là hiện nay khơng ít học sinh thực sự
khơng mặn mà với việc học văn, ít đọc sách, báo và các tài liệu tham khảo, lười
suy nghĩ, sáng tạo. Chính vì thế mà khi tìm hiểu về đặc điểm và giá trị biểu cảm
của các biện pháp tu từ, các em thường không chỉ ra được tác dụng thậm chí cịn
mơ hồ về đặc điểm của một số biện pháp tu từ.
Qua khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận biết đặc điểm và tác dụng của
các biện pháp tu từ của học sinh lớp 6 đầu năm học 2015-2016 tôi đã thu được
kết quả như sau:

Đầu năm
học

Khối
lớp

Số
lượng

2015-2016

6

100

Số học sinh
Số học sinh
Số học sinh
đạt yêu cầu
chưa có kỹ
cịn nhầm lẫn

về nhận biết
năng nhận
khi nhận biết
đặc điểm và biết đặc điểm
đặc điểm của
tác dụng của và tác dụng
các biện
các biện
của các biện
pháp tu từ
pháp tu từ
pháp tu từ
45(45%)
42 (42%)
13 (13%)

- Nguyên nhân của thực trạng:
+ Về phía giáo viên: Một số giáo viên khi dạy về các biện pháp tu từ ở
chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS chỉ hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các ngữ


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
liu, nhng dng bi tp trong sách giáo khoa, không cho các em tiếp cận với
những ví dụ ngồi sách giáo khoa để nâng cao vốn kiến thức và sự hiểu biết của
học sinh.
+ Về phía học sinh: Rất nhiều học sinh khơng có hứng thú khi học về các
biện pháp tu từ nên các em lười suy nghĩ, ít đọc thêm tài liệu tham khảo, chỉ tiếp

thu kiến thức một cách thụ động.
+ Cơ sở vật chất: Tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập về các biện
pháp tu từ ở nhà trường cịn hạn chế nên giáo viên và học sinh ít có cơ hội đọc,
tham khảo để mở rộng sự hiểu biết.
3. Giải pháp tổ chức và thực hiện
3.1. Các giải pháp và biện pháp thực hiện:
3.1.1. Xác định đặc điểm của một số biện pháp tu từ
a. Biện pháp tu từ so sánh:
* So sánh, trước hết là thao tác của tư duy lô gich: đem sự vật này đối
chiếu với sự vật khác để tìm ra sự tương đồng hoặc đối lập giữa chúng. Do vậy,
so sánh có giá trị đối với quá trình nhận thức, đem cái chưa biết đối chiếu với cái
đã biết để qua cái đã biết mà nhận thức,hình dung được cái chưa biết. Ví dụ:
Nhìn lên bản đồ nước ta, mạch than Đơng Bắc phân bố như dáng một
chiếc lưỡi hái khổng lồ đặt ngang châu thổ Bắc Bộ. Trước đây, có người ví
nước ta cong cong như chiếc đòn gánh, hai đầu là hai thúng thóc.
(Thi Sảnh)
Để người đọc dễ hình dung ra vị trí hình dáng của mỏ than, của nước ta,
tác giả đã đem so sánh với những vật dụng quen thuộc của đời sống nơng nghiệp
như: lưỡi hái, địn gánh,…
* Bên cạnh giá trị về nhận thức, so sánh còn có giá trị tạo sắc thái biểu
cảm khác nhau. Cách so sánh nhằm tạo ra các cảm xúc cụ thể, sinh động, tạo
tính hình tượng… gọi là so sánh tu từ.
* Cấu tạo đầy đủ của so sánh gồm bốn yếu tố: vế A (sự vật được so sánh),
phương diện so sánh, từ so sánh, vế B (sự vật dùng để so sánh). Tuy nhiên khi
sử dụng có thể vắng mặt một (một số) yếu tố nào đó. Ví dụ:


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn

lớp 6 THCS
- Tr em nh bỳp trờn cành. (vắng mặt phương diện so sánh - gọi là so
sánh chìm - làm cho người đọc có khả năng liên tưởng ở nhiều phương diện:
tươi non, đầy sức sống, chứa chan hi vọng,…).
- Bác ngồi đó, lớn mênh mơng
Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non…
(Tố Hữu)
(vắng mặt từ so sánh)
- Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm.
(vắng mặt cả phương diện so sánh và từ so sánh)
b. Biện pháp tu từ nhân hóa:
* Nhân hóa (nhân: người; hóa: biến thành, trở thành; cịn được gọi là nhân
cách hóa) thực chất là một loại ẩn dụ dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất
của con người để miêu tả những sự vật khơng phải là người hoặc xưng hơ, trị
chuyện với những sự vật ấy như với con người. Nhờ cách dùng như vậy mà các
sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần gũi với đời sống của con người.
Cách diễn đạt nhân hóa đem lại cho lời thơ, văn tính biểu cảm cao.
* Có các kiểu nhân hóa sau:
- Dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất,… của con người để
miêu tả sự vật không phải là người. Ví dụ, trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí,
Tơ Hồi đã dùng rất nhiều các từ ngữ nhân hóa:
Tơi đi đứng oai vệ, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung
xuống hai chiếc râu cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với
tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tơi to tiếng thì ai cũng nhịn, khơng ai đáp lại.
Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Khơng nói, có lẽ họ nể hơn là
sợ. Nhưng tơi lại tưởng thế là không ai dám ho he.
- Dùng các từ vốn để gọi người (cơ, dì, chú, bác, cậu, mợ, thím,…) để gọi
sự vật. Ví dụ:
Có con chim vành khun nhỏ. Dáng trơng thật ngoan ngỗn q. Gọi

“dạ” bảo “vâng”. Lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác Chào Mào, “chào


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
bỏc!. Chim gp cụ Sn Ca, “chào cơ!”. Chim gặp anh chích chịe, “chào
anh!”. Chim gặp chị Sáo Nâu, “chào chị!”.
- Trị chuyện, xưng hơ với vật như với con người;
Núi cao chi lắm núi ơi?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
(Ca dao)
* Nhân hóa ngoài tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống
động, gần gũi với con người, còn thường xuyên được sử dụng để làm phương
tiện, làm cớ để con người giải bày tâm sự. Ví dụ:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ.
(Ca dao)
Những lời gọi con nhện (Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai), gọi sao (Sao
ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ) thực chất là nỗi niềm buồn nhớ, trông chờ của con
người trong đêm khuya.
c. Biện pháp tu từ ẩn dụ:
* Ẩn dụ trước hết là một biện pháp chuyển đổi tên gọi nhờ vào sự giống
nhau ở một điểm nào đó giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng… Ví dụ: chân
người, chân bàn, chân núi,… là dựa vào sự giống nhau về vị trí. Những ẩn dụ

như vậy gọi là ẩn dụ từ vựng. Chúng khơng cịn sắc thái biểu cảm. Bên cạnh
những ẩn dụ từ vựng như trên, cịn có các ẩn dụ từ vựng hóa (ẩn dụ truyền
thống). Ẩn dụ từ vựng hóa là những ẩn dụ, tuy vẫn cịn tính hình tượng, nhưng
do dùng nhiều nên đang chuyển thành cố định, có phần mịn sáo, giá trị biểu
cảm khơng cao. Ví dụ: đỉnh cao nghệ thuật, cái nơi văn minh,…


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
* n d tu t l ẩn dụ gắn với cách thức sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu
ấn cá nhân của tác giả. Thông thường để hiểu được chúng, phải đặt chúng trong
khung cảnh sử dụng chung (trong câu văn hoặc trong văn bản). Ẩn dụ tu từ có
sức biểu cảm cao, tạo tính hàm súc và tính hình tượng cho câu văn, câu thơ.
* Ẩn dụ có mối liên hệ chặt chẽ với so sánh. Nhiều người cho rằng ẩn dụ
là một loại so sánh ngầm, trong đó ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh (vế A),
phương diện so sánh, từ so sánh, chỉ còn lại sự vật, sự việc được so sánh (vế B).
Muốn phân tích được ẩn dụ, hiểu được cái hay, cái hàm súc của ẩn dụ
phải từ từ ngữ ẩn dụ (B) tìm đến được A (sự vật, sự việc được so sánh ). Ví dụ:
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
Mặt Trời trong câu thứ hai là một ẩn dụ. Tác giả dùng từ Mặt Trời để chỉ
Bác Hồ - vị lãnh tụ của dân tộc - Người (như Mặt Trời) soi sáng, dẫn đường chỉ
lối cho dân tộc ta thốt khỏi cuộc sống nơ lệ tối tăm, đi tới tương lai độc lập tự
do, hạnh phúc.
d. Biện pháp tu từ hoán dụ:
* Cũng như ẩn dụ, hoán dụ là một biện pháp chuyển đổi tên gọi. Hoán dụ
dùng như một biện pháp chuyển nghĩa cố định khơng có sắc thái biểu cảm, được
gọi là hoán dụ từ vựng. Bên cạnh hốn dụ từ vựng cịn có hốn dụ tu từ nhằm

tạo sắc thái biểu cảm.
* Nếu ẩn dụ dựa trên quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa các sự vật thì
hốn dụ dựa trên quan hệ tương cận (gần nhau) giữa các sự vật. Có thể kể một
số kiểu hoán dụ thường gặp như sau:
- Lấy bộ phận để gọi tồn thể:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hồng Trung Thơng)
Trong câu thơ trên Hồng Trung Thơng đã dùng bàn tay (chỉ một bộ phận
cơ thể người) để biểu thị “người lao động”.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
Vỡ sao? Trỏi t nng õn tình
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu)
Trái Đất (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo những người sống trên trái đất
(vật bị chứa đựng).
- Lấy đặc điểm, tính chất (dấu hiệu) của sự vật để gọi sự vật:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…
(Tố Hữu)
Câu thơ trên đã dùng áo chàm (y phục) để chỉ “đồng bào Việt Bắc”
(thường mang y phục đó).
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Một cây (số lượng cụ thể) biểu thị “ít cây”; ba cây biểu thị “ nhiều cây”
3.1.2. Hướng dẫn học sinh nắm được tác dụng của một số biện pháp tu
từ tiếng Việt trong tác phẩm văn học:
Khi nói và viết ngồi những cách sử dụng ngơn ngữ thơng thường cịn có
thể sử dụng ngơn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ. Biện pháp tu
từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngơn ngữ nào đó (từ,
câu, văn bản) trong một ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả
nhất định đối với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một
cảm xúc, một thái độ... so với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng
biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu
cảm.
Trong tiếng Việt các biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng do khả năng
biểu đạt, biểu cảm đặc biệt, các biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong
những văn bản nghệ thuật. Với một văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng
một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức
mạnh nghệ thuật của một vài biện pháp tu từ nào đó. Điều này góp phần tạo nên


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
du n cỏ nhõn c ỏo trong nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ. Vậy nên
việc hướng dẫn học sinh nắm được tác dụng của một số biện pháp tu từ trong
chương trình Ngữ văn lớp 6 THCS là rất cần thiết.
Thứ nhất là giá trị của biện pháp tu từ so sánh:
Như chúng ta biết người ta hay thường lấy sự vật này đem so sánh với sự
vật khác cốt làm cho sự vật được mô tả cụ thể hơn, sáng rõ hơn, có hình ảnh và
gây cảm xúc nhiều hơn. Câu so sánh lúc nào cũng có dụng ý nghệ thuật và có

hai vế được so sánh và vế so sánh. Giữa hai vế thường xuất hiện từ so sánh:
như, tựa, bằng, sánh với v.v.
VD: Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường
thành vơ tận.
(Đồn Giỏi)
Cách sử dụng của Đồn Giỏi khá độc đáo vì tác giả đem hình ảnh “rừng
đước dựng lên cao ngất ” so với hình ảnh “hai dãy trường thành vơ tận” nhằm
tái hiện cụ thể, sinh động vẻ đẹp chắc chắn, kiên cố, giàu sức sống của rừng
đước hai bên bờ dịng sơng Năm Căn. Từ đó gợi cho người đọc tình u, sự gắn
bó với sơng nước Cà Mau dù chưa một lần đặt chân đến.
Thứ hai là giá trị của biện pháp tu từ ẩn dụ:
Bên cạnh biện pháp tu từ so sánh ta thấy các tác giả còn sử dụng biện
pháp tu từ ẩn dụ (ví ngầm, so sánh ngầm). Để có sự hiểu biết thấu đáo người ta
thường dùng những từ ngữ mà nghĩa đen được chuyển sang nghĩa bóng nhờ sự
so sánh ngầm. Đó là phương thức ẩn dụ như :
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
(Viếng lăng Bác -Viễn Phương)
Các em thấy được cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ rất có hiệu
quả vì thơng qua hình ảnh mặt trời là vầng thái dương (nghĩa đen) tác giả đã tạo
ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc tế nhị làm cho người đọc hình dung ra
hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ, ấm áp như mặt trời đã
soi sáng, dẫn dắt dân tộc Việt Nam ta suốt những năm tháng chống Pháp và
chống Mĩ và tiếp tục chiếu soi cho dân tộc Việt Nam trên con đường tiến lên chủ


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS

ngha xó hi. T ú hỡnh ảnh ẩn dụ này đã tạo cho nhà thơ và cả người đọc một
tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta.
Thứ ba là giá trị của biện pháp tu từ nhân hố:
Khơng chỉ là biện pháp ẩn dụ mà trong khi viết cách biểu đạt cũng thật
linh hoạt, phong phú, đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau nhằm tạo nên vẻ đẹp
riêng, những giá trị độc đáo của câu thơ, đoạn văn, vì thế các em phải khám phá
nắm bắt được, chẳng hạn như câu thơ:
[

Sóng đã cài then đêm sập cửa.
(Huy Cận)

Giúp các em hiểu khi viết văn thơ, có khi viết theo phương thức miêu tả,
trần thuật để sự vật thêm sinh động, người ta gán cho chúng những ý nghĩ, tình
cảm như con người. Đó chính là phương thức nhân hoá. Trở lại với câu thơ của
Huy Cận, chúng ta thấy cách sử dụng nghệ thuật nhân hoá của nhà thơ thật thú
vị vì tác giả gán hành động “cài then” của con người cho sóng và gán hành động
“sập cửa” cho đêm để miêu tả thật sinh động về hình ảnh cảnh đêm bắt đầu lan
tràn trên mặt biển từ đó gợi cảm giác thoải mái nghỉ ngơi khi con người, vũ trụ
đi vào trạng thái yên tĩnh lúc ban đêm.
Thứ tư là giá trị của biện pháp tu từ hoán dụ:
Cảm thụ thơ văn đâu phải là chuyện dễ muốn cảm nhận được đầy đủ các
em phải tự phát hiện các giá trị nghệ thuật, cái tình của tác giả gửi trong tác
phẩm. Một câu thơ, một ý văn đọc lên ta không chỉ hiểu theo một nét nghĩa mà
cịn phải nắm bắt được ý chính qua nghĩa bóng, các nghĩa này có liên quan gần
gũi với nhau. Chẳng hạn như: lấy cái tồn thể để nói cái bộ phận, cái chứa đựng
để nói cái bị chứa đựng,… Đó là biện pháp tu từ hốn dụ :
VD:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau viết nói gì hơm nay…
(Tố Hữu)

Nhà thơ lấy hình ảnh của “áo chàm” để nói đến những người dân Việt
Bắc những người đã ni dưỡng che chở cho cách mạng, có nhiều tình cảm, ân
tình với bộ đội. Vì thế mà khi cách mạng dành thắng lợi, giây phút chia tay với
bao lưu luyến, bùi ngùi, xúc động khơng nói nên lời giữa người đi và người ở .


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
3.1.3. Tỡm hiu v mt s biện pháp tu từ đã học thơng qua việc tích
hợp với các phân môn khác:
Để nâng cao chất lượng cho học sinh THCS về việc học các biện pháp tu
từ thì bản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn Ngữ văn trong nhà trường
không thể chỉ cung cấp kiến thức trong giờ Tiếng Việt, mà phải kết hợp việc
củng cố kiến thức về các biện pháp tu từ thông qua giờ Văn học, giờ Tập làm
văn, tổ chức cho các em hái hoa kiến thức ở một số chủ điểm trong giờ Hoạt
động ngoài giờ lên lớp để giúp các em hiểu và vận dụng được các biện pháp tu
từ.
a. Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học thông qua giờ Văn học.
* VD1: Khi dạy bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa (Ngữ văn 6, Tập II,
Tiết 100)
Mục đích ở bài này là làm cho học sinh cảm nhận được sức sống, sự
phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được
miêu tả trong bài thơ. Đồng thời nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả
thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hóa.
Trong quá trình giảng dạy bài này, giáo viên cần phải chú trọng đến việc

hướng dẫn các em phát hiện ra những sự vật được tác giả gán cho đặc điểm, tính
chất của con người khi miêu tả bức tranh thiên nhiên trước và trong cơn mưa.
Từ đó hướng học sinh tìm hiểu về tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa.
Cụ thể: Những sự vật được được gọi tên, có hành động, đặc điểm như
người: Mối trẻ, mối già; gà con rối rít; ơng trời mặc áo giáp, ra trận; mía múa
gươm; kiến: hành quân; cỏ gà rung tai nghe; bụi tre tần ngần gỡ tóc; hàng bưởi
bế lũ con; sấm khanh khách cười; cây dừa sải tay bơi; ngọn mùng tơi nhảy
múa; cây lá hả hê.
Bức tranh cơn mưa rào được miêu tả qua hàng loạt hình ảnh, chi tiết về
hình dáng, động tác, hoạt động của nhiều cảnh vật, loài vật trước và trong cơn
mưa được quan sát, cảm nhận bằng mắt và tâm hồn hồn nhiên, tinh tế rất trẻ thơ
và độc đáo cùng với sự tưởng tượng, liên tưởng phong phú, mạnh mẽ của tác
giả. Một nét đặc sắc nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân
hóa được sử dụng rất rộng rãi và chính xác làm cho sự vật giống con người,


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
mang tớnh cht ca con ngi, bức tranh thiên nhiên được miêu tả phong phú,
sinh động gần gũi với con người.
* VD2: Khi dạy văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn
phiêu lưu kí”) của nhà văn Tơ Hồi (Sgk Ngữ văn 6, tập 2, tiết 73 - 74).
Mục tiêu của bài giảng là hướng dẫn học sinh nắm được vẻ đẹp cường
tráng, oai vệ và tính cách kiêu căng, sốc nổi của Dế Mèn. Sau đó Dế Mèn đã rút
ra cho mình bài học đường đời đầu tiên từ việc làm mà Mèn đã gây ra cho Dế
Choắt. Đồng thời học sinh hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thế
giới lồi vật của nhà văn Tơ Hồi, đặc biệt là việc tác giả vận dụng sáng tạo,
thành công biện pháp tu từ, nhân hố, so sánh:

Ví dụ: Khi miêu tả để làm nổi bật sự ốm yếu, xấu xí của Dế Choắt, nhà
văn Tơ Hồi đã sử dụng những hình ảnh so sánh độc đáo, sáng tạo: Dế Choắt
“người gày và dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện”, “đã thanh niên rồi
mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc
áo gi-lê”.
* VD3: Khi dạy học sinh về ca dao, dân ca:
Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện và hiểu được giá trị tạo hình, giá trị
biểu cảm của một số biện pháp tu từ để từ đó nắm được nội dung của những câu,
bài ca dao. Vì  thơ ca trữ tình dân gian là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc. Ý
nghĩa cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm và
cảm xúc của nhân dân. Những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc ấy được chuyển
tải thơng qua những hình ảnh giàu giá trị tạo hình và qua một thế giới nghệ thuật
lung linh sắc màu. Một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của ca dao là ẩn
dụ và so sánh.
- So sánh:
+ So sánh giúp ta nhận thức sâu sắc hơn phương tiện nào đó của sự vật,
hiện tượng. Nhờ so sánh mà các khái niệm, đặc điểm, thuộc tính trừu tượng trở
nên rõ ràng, dễ hiểu.
Thân em như trái bần trơi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
Thõn phn con ngi l khỏi niệm trừu tượng được cụ thể hố bởi hình
ảnh trái bần trơi. Hình ảnh so sánh giúp cho việc thể hiện rõ thân phận trôi nổi,
bất lực của người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ So sánh là biện pháp tạo hình giúp cho bài ca dao tăng tính chất tượng

hình nghệ thuật
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vơ xứ Huế thì vơ…
Bài ca dao miêu tả cảnh sắc xứ Huế bằng một hình ảnh cụ thể tranh họa
đồ, từ đó giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn của xứ Huế
“sơn thủy hữu tình”. Đây cũng là lí do chính đáng để người dân Huế rộng lòng
mời gọi du khách thập phương đến với quê hương mình. Lời ngợi ca vẻ đẹp quê
hương là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước của người xứ Huế.
Em như ngọn cỏ phất phơ
Anh như con nghé ngơ ngơ ngồi đồng
Hình ảnh so sánh đã diễn tả một cách tài tình tâm thế cũng như trạng thái
của hai đối tượng chàng trai và cơ gái trong bài ca. Cơ gái ví mình như ngọn cỏ
phất phơ trước gió (hẳn phải là ngọn cỏ non tơ đầy sức sống nên mới phất phơ),
thế mà chàng trai vô tâm cứ như con nghé ngu ngơ khơng để ý đến, khơng biết
gì đến ngọn cỏ trong tầm tay với, mà ngọn cỏ thì dường như chào mời. Cả một
khơng gian rộng lớn ngồi đồng nào ai ngăn cấm chỉ tự anh q vơ tâm trước
tình em. Như vậy khó có câu thơ nào vừa cơ đọng vừa tạo hình như thế.
- Ẩn dụ:
+ Ý nghĩa nhận thức: Biện pháp ẩn dụ đưa đến cho ta một nhận thức mới,
một lối tư duy mới về sự vật.
Tiếc thay hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.
Ở đây trong nghĩa hiển ngôn ta tiếp nhận được đặc điểm và suy ra mối
quan hệ giữa gạo tám xoan, nồi đồng (những thứ đáng giá) với nước cà (là thứ
vô giá trị) là mối quan hệ khập khiễng không tương xứng, từ nhận thức về mối


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm

của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
quan h gia cỏc s vt ấy giúp người tiếp nhận liên tưởng về những sự khập
khiễng trong cuộc đời, về những sự vô tâm, vô tình, hờ hững của những mối
quan hệ giữa con người.
Như vậy rõ ràng ẩn dụ đã tạo ra một lối tư duy mới cả về phương diện
miêu tả sự vật cụ thể lẫn những khái niệm trừu tượng, khơng định hình, khó
đong đếm.
+ Ý nghĩa thẩm mỹ: Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả
được những điều thầm kín, thậm chí những điều khó nói nhất, khó diễn đạt nhất
bằng những hình tượng nghệ thuật vừa khái quát vừa giàu chất thơ.
Quả đào tiên ruột mất vỏ cịn
Bng lời hỏi bạn, lối mịn ai đi.
Quả đào tiên là loại quả quý nhưng cái quý nhất là ruột thì lại mất rồi, chỉ
cịn lại cái vỏ mà thơi. Ngụ ý bài ca dao này nói về một cơ gái khơng cịn giữ
được phẩm chất, nhân cách. Vậy thiết nghĩ ít có cách diễn đạt nào tế nhị, bóng
bẩy và hay như thế.
+ Ý nghĩa biểu cảm: Trong đặc điểm của loại hình nghệ thuật sáng tác
theo phương thức trữ tình, cái đọng lại trong lịng người tiếp nhận khơng chỉ ở
chỗ sự vật ấy được phản ánh ra sao mà quan trọng là tình cảm, trạng thái tâm
hồn của con người thể hiện như thế nào qua cách phản ánh ấy.
Trong thơ ca trữ tình dân gian, tính chất trữ tình đặc biệt được thể hiện
qua các thán từ “trách ai”, “tiếc thay”...
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than rơm.
Như vậy thông qua các thán từ, tác giả dân gian đã bộc lộ rất rõ cảm xúc,
thái độ, tình cảm đối với đối tượng được đề cập.
Ca dao có bao hàm và chứa đựng hầu hết các ý nghĩa: thẩm mỹ, nhận
thức và biểu cảm. Ca dao là thể loại văn học dân gian được các nhà nghiên cứu
để tâm đến nhiều bởi giá trị nhiều mặt của nó. Những thế giới nghệ thuật trong

ca dao như một mảnh đất rộng rãi và hấp dẫn cho những ai quan tâm, yêu thích
vẻ đẹp của ca dao.


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
b. Tỡm hiu v mt s biện pháp tu từ đã học thông qua giờ Tập làm
văn.
Ví dụ: Khi dạy văn miêu tả (SGK Ngữ văn 6, Tập II)
Khi dạy kiểu bài này, ngoài giúp học sinh nắm được lí thuyết thì giáo viên
phải rèn cho học sinh kĩ năng làm một đoạn văn, bài văn miêu tả bằng các bài
tập cụ thể. Tuy nhiên giáo viên phải cho học sinh thấy được muốn làm một đoạn
văn, bài văn miêu tả sinh động, có hồn, có sức lay động lịng người thì cần phải
vận dụng các biện pháp tu từ đã học, ví dụ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp
ngữ,...
Các bài tập cụ thể:
Bài tập 1: Viết một đoạn văn từ ba đến năm câu miêu tả cảnh sân trường
vào buổi sáng mùa hè.
Gợi ý: Buổi sáng mùa hè, sân trường tràn ngập sắc nắng. Nắng nhảy
nhót trên những tán lá, nắng nhuộm vàng những sắc hoa, nắng đậu trên vai áo
của cô, của bạn. Nắng làm bừng sáng lớp học, bừng sáng những gương mặt học
trò.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh vật khi xuân về .
Gợi ý: Sau những ngày đông tháng giá rét mướt, mùa xuân đã về trên quê
hương em. Cỏ cây như hồi sinh trở lại. Nắng mới lao xao trên mái nhà. Vườn
nhà em bừng dậy, phủ một màu xanh mơ màng của chồi non, lộc biếc. Hoa
thược dược, hoa hồng, hoa cúc, hoa đào,... đua nhau nở. Màu xanh của lá, màu
đỏ của hoa, màu vàng của cánh bướm làm cho cảnh vườn xuân thêm muôn màu

rực rỡ. Hoa lá mùa xuân như nói với em về một tình u đời tha thiết. Ôi ! Mùa
xuân, mùa xuân đẹp quá đi thôi !
Bài tập 3: Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn ngắn tả dượng
Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ.
Gợi ý: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng như một bàn
tay khổng lồ muốn đẩy thuyền lùi lại. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái
co người phóng sào chống trả với sức nước để đưa thuyền tiến lên. Trơng
dượng Hương Thư khơng kém gì một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ:
các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy
lửa, ghì trên ngọn sào. Đến chiều tối, thuyền đã vượt qua thác Cổ Cò. Mọi


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
ngi trờn thuyn u th pho nhẹ nhõm. Ai nấy lại bình thản như chưa có
chuyện gì xảy ra.
Bài tập 4: Viết một bài văn miêu tả cảnh sân trường giờ ra chơi.
Gợi ý: Tiếng trống giờ ra chơi đã vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các
lớp, học sinh ùa ra như những chú chim non, tị mị muốn bước ra ngồi khơng
gian. Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành
phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc.
Dưới gốc cây đa già sừng sững, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây.
Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn
nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình
của các bạn xung quanh. Ngỡ rằng, đây chính là những thiên thần bé nhỏ, đang
chơi đùa trong khung cảnh ngây thơ, trong sáng của tuổi học trị. Gần đó là trị
chơi đá cầu cũng lí thú không kém. Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú
của cầu vồng. Nó được đơi chân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm

cho có sức sống. Chẳng có thể nhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ
thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên, thoắt xuống của các bạn. Mấy bạn đứng
xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tung lên hạ xuống, người thì trổ tài dự
đốn xem bàn chân nào khéo nhất. Cuối cùng, bạn Nam lớp tôi cũng giành
chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc. Thật sung sướng! Khi nhận được danh
hiệu mà các bạn u thích tặng cho đó là: “quả cầu thần”. Có bạn muốn tìm
cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướt kia ngồi
đọc những cuốn sách lí thú. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó là
những cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc
sống tươi đẹp cho chính mình và cả đất nước. Với những “nhà thơ nhí” ln thả
mình vào trong bầu khơng khí sơi động, hồn nhiên, để có thể nảy ra những vần
thơ chứa chan thi vị. Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui
riêng trong trị chơi đuổi bắt. Mồ hơi nhễ nhại tốt ra như tắm, nhưng dường
như nó chẳng là gì đối với các bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui
của trẻ thơ. Vì là một vận động viên điền kinh, nên Bảo luôn là một “đối thủ”
đáng gờm. Chẳng vậy, mà bạn nào bạn nấy cũng cố gắng thốt khỏi vịng vây
của Bảo “vận động viên điền kinh tương lai”. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt
của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Những bạn gái nhút nhát,
dịu dàng lại luôn quây quần bên gốc cây phượng vĩ tâm sự về mọi việc mà  các
bạn cho là lí thú nhất. Sân trường vui thật đấy! Làm cho các chú chim sâu cũng


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
phi ngú xung nhỡn. Nhng chựm hoa sữa nở rộ toả hương thơm quyến rũ, dù
chỉ với bông hoa li ti, trắng muốt. Trên không trung, ơng mặt trời cháy bỏng,
ngó xuống nhìn nở nụ cười với đàn em thơ đang nô đùa. Bỗng ba hồi trống vang
lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như những đoá hoa ban

mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng.
Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ
niệm thân thương, dưới mái trường mến yêu.
c. Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học trong giờ học HĐNGLL
(lớp 8) ở chủ điểm: “Hội vui học tập”.
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi gắn vào hoa, yêu cầu các em hái hoa
(tức là giải đáp câu hỏi).
Ví dụ:
Câu 1: Em đã được học các biện pháp tu từ nào? Hãy kể tên các biện
pháp tu từ đó?
Câu 2: Tìm những từ thích hợp để hồn thiện phép so sánh trong câu ca
dao sau:
Cổ tay em trắng........................
Đôi mắt em liếc....................dao cau
Miệng cười.....................hoa ngâu
Cái khăn đội đầu.....................hoa sen.
Câu 3: Hình ảnh nào sau đây trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa
khơng phải là hình ảnh nhân hóa:
a. Cây dừa sải tay bơi
b. Cỏ gà rung tai nghe
c. Bố em đi cày về
d. Kiến hành quân đầy đường
Câu 4: Hãy tìm hai ví dụ về biện pháp tu từ ẩn dụ và biện pháp tu từ hoán
dụ.


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS

Cõu 5: Trong cõu th sau tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng kiểu ẩn dụ
nào? Gọi tên kiểu ẩn dụ đó?
Ngồi thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng.
Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:
a. Thân em như trái bần trơi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
b. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau viết nói gì hơm nay…
c. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
d. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! 
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
3.2. Kết quả nghiên cứu.
Qua thực tế dạy học ở các lớp, bằng việc cung cấp kiến thức về các biện
pháp tu từ cho HS ở những tiết học, nhìn chung các em đã nhận ra được đặc
điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ và đã có ý thức vận dụng các biện pháp
tu từ vào trong bài Tập làm văn của mình.
Đối chiếu với kết quả điều tra ở phần thực trạng đầu năm học 2015 - 2016
của khối lớp 6 so với cuối năm học 2015 - 2016 có sự thay đổi rõ rệt.
Cụ thể như sau:
Số học sinh
Số học sinh
Số học sinh
đạt u cầu về
chưa có kỹ
cịn nhầm lẫn
nhận biết đặc năng nhận biết
Cuối năm Khối
Số

khi nhận biết
điểm và tác
đặc điểm và
học
lớp lượng
đặc điểm của
dụng của các
tác dụng của
các biện
biện pháp tu
các biện pháp
pháp tu từ
từ
tu từ
2015-2016
6
100
85 (85%)
15 (15%)
0
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS
1. Kt lun chung:
Cú th núi rằng mơn Văn trong nhà trường đóng vai trị vơ cùng quan
trọng. Đó là mơn học vừa hình thành nhân cách vừa bồi đắp tâm hồn cho học

sinh. Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn Văn sẽ
lưu lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm
đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Hồ chung trong khơng
khí Ngày hội tin học, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với nghành
Giáo dục, cùng với sự say mê và tình yêu nghề nghiệp, sự sáng tạo của các thầy
cô, tôi tin tưởng rằng kết quả học Văn của các em sẽ tốt hơn, các em sẽ u
thích, ham mê mơn Văn hơn nữa.
2. Một số đề xuất, kiến nghị:
- Đối với phụ huynh: Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình
như tạo điều kiện về thời gian cho con học tập, vui chơi thích hợp.
- Đối với phịng giáo dục: Kính mong sở giáo dục đầu tư thêm kinh phí
cho các truờng để nâng cao cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho các trường có thêm
phịng học chức năng để thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy.
3. Lời kết:
Trên đây tơi đã trình bày một vài kinh nghiệm giảng dạy của mình khi dạy
về một số biện pháp tu từ. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn được sự quan tâm,
giúp đỡ của ban giám hiệu, của tổ trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp. Với
mong muốn trau dồi năng lực chuyên môn vững vàng hơn nên tôi đã mạnh dạn
nêu một số kinh nghiệm của bản thân khi dạy một số biện pháp tu từ. Trong bài
viết này sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong các đồng chí cán bộ
cấp trên , các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tơi rút kinh nghiệm để có thể
làm tốt hơn cơng việc giảng dạy, góp một phần vào sự nghiệp giáo dục chung.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Thanh Hố, ngày 01 tháng 4 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.



Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS

Trnh Th Giang

D. TI LIU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 6,7,8;
2. Hệ thống câu hỏi Ngữ văn – Tác giả Trần Đình Sử;
3. Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2013- 2014;
4. Thiết kế bài giảng Ngữ văn theo hướng tích hợp - Tác giả Hoàng Hữu
Bội;


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS

MC LC
STT
A
T VN

NI DUNG


1.
2.
3.

Lớ do chọn đề tài
Mục đích - đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

B

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.
2.
3.
3.1
3.1.
1
3.1.
2
3.1.
3
3.2

Cơ sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Giải pháp tổ chức và thực hiện
Các giải pháp và biện pháp thực hiện
Xác định đặc điểm của một số biện pháp tu từ
Hướng dẫn học sinh năm được tác dụng của một số biện pháp

tu từ tiếng Việt trong tác phẩm văn học
Tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đã học thơng qua việc tích
hợp với các phân môn khác
Kết quả nghiên cứu

C

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1.
2.
3.

Kết luận chung
Một số đề xuất, kiến nghị
Lời kết

D

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG

1
1
1
2
1
2
2

4
4
4
8
10
17
17
17
18
18
19


Hớng dẫn học sinh nắm đợc đặc điểm và giá trị biểu
cảm
của một số biện pháp tu từ trong chơng trình Ngữ văn
lớp 6 THCS



×