Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số kinh nghiệm dạy hiệu quả tiết đọc hiểu văn bản cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường DTNT mường lát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.07 KB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mơn Ngữ văn là một trong những mơn học có tính thiết thực cao trong
việc giáo dục nhân cách con người. Dạy văn là dạy làm người. Giảng dạy cho
học sinh hiểu và cảm thụ hết cái hay cái đẹp của văn chương đã khó, dạy cho đối
tượng là học sinh miền núi càng khó hơn gấp nhiều lần.
Là một giáo viên ngữ văn đã hơn mười năm dạy học ở huyện miền núi
Mường Lát tôi ý thức và hiểu sâu sắc điều đó. Chính vì vậy tơi ln suy nghĩ
làm thế nào tốt nhất có thể để mang đến những điều tốt đẹp, có ích nhất cho các
em. Với khả năng có thể, tôi luôn mong muốn mang đến cho các em những kiến
thức dễ hiểu nhất, bổ ích nhất. Điều đó không hề đơn giản đối với cá nhân tôi,
bởi giữa tơi và các em ban đầu đã có một hàng rào ngăn cách – hàng rào bất
đồng về ngôn ngữ, nếp suy nghĩ, thói quen… Đã có những giáo viên rất tâm
huyết, nhiệt tình trong giảng dạy cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Họ đã
gần gũi, gắn bó để hiểu, thơng cảm và tìm giải pháp thay đổi. Và đã làm được ít
nhiều.
Sau nhiều năm giảng dạy, có những kinh nghiệm nhất định, và đặc biệt là
tình cảm dành cho học sinh, tôi đã sáng kiến, áp dụng thực hành một số những
kinh nghiệm vào việc dạy học môn Ngữ văn của mình và đã đạt được những kết
quả đáng kể. Trong đó có “ Một số kinh nghiệm dạy hiệu quả tiết Đọc – hiểu
văn bản cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường Dân tộc Nội trú Mường Lát”.
Đề tài này là sự nối tiếp kinh nghiệm nghiên cứu từ đề tài mà cá nhân chúng tôi
đã nghiên cứu và viết trong năm học 2015 – 2016 với tên gọi “Một vài kinh
nghiệm dạy học môn ngữ văn cho học sinh dân tộc ở trường nội trú Mường
Lát”.
Hy vọng rằng đề tài này của chúng tôi không chỉ áp dụng tốt với môn
Ngữ văn ở trường Nội trú Mường Lát mà cịn là kinh nghiệm có thể sẻ chia với
bạn bè đồng nghiệp, góp một phần nhỏ vào chất lượng dạy – học của huyện
Mường Lát nói riêng và của tỉnh nhà nói chung. Đó cũng chính là lí do tơi viết
SKKN này.
1.2. Mục đích nghiên cứu


Để giờ dạy văn không phải là giờ truyền thụ những kiến thức khô khan
giáo điều, bắt học sinh phải thế này phải thế kia hay ghi chép những kiến thức lê
thê kiểu truyền thống thầy đọc trò chép.
Để những kiến thức thực sự thấm thía một cách tự nhiên trong tâm hồn
của học trò; nhằm trang bị những kiến thức phổ thơng, cơ bản, hiện đại, có tính
hệ thống về ngôn ngữ và văn học – trọng tâm là tiếng Việt và văn học Việt Nam
– phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và tâm lí học sinh vùng cao đồng
thời phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp
nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là
phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.
1


Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, yêu văn học, văn hóa, tình
u gia đình, thiên nhiên, đất nước, lịng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường,
lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn.
Giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác
quốc tế, ý thức tơn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân
loại. Và mỗi giáo viên dạy Ngữ văn sẽ góp phần đào tạo cho đất nước những thế
hệ học sinh, không chỉ thành thục về kĩ năng mà cịn giàu có về cảm xúc, có tâm
hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân – Thiện – Mĩ .
Đó là mục đích mà người viết đề tài SKKN này hướng tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này hướng tới đối tượng nghiên cứu là môn Ngữ văn trong nhà
trường THCS. Cụ thể là cách cách tiếp nhận kiến thức và cách truyền đạt của
giáo viên trong một tiết dạy Đọc – hiểu văn bản môn Ngữ văn của học sinh
người dân tộc thiểu số ở trường THCS Dân tộc Nội trú Mường Lát, tỉnh Thanh
Hóa. Mong muốn của người viết không chỉ tạo một giờ dạy sinh động, hiệu quả

mà cịn góp phần giáo dục nhân cách học sinh, đào tạo lớp người mới miền núi
có đầy đủ những phẩm chất và kĩ năng cần thiết của con người mới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và thực hiện đề tài này, chúng tơi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp này giúp chúng tôi
phân loại và lựa chọn chính xác đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình triển khai
và giải quyết vấn đề, phương pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hóa các khía
cạnh của vấn đề.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp này phục vụ đắc lực
cho quá trình tìm hiểu, khám phá và đánh giá ý nghĩa của đề tài. Đây là phương
pháp không thể thiếu để có thể hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
+ Phương pháp so sánh để tạo ra tương qua so sánh nhằm chỉ ra sự tiếp
nối cũng như những sáng tạo mới mẻ riêng biệt của đối tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp liên ngành, vận dụng hiệu quả các mơn học liên quan (Mĩ
thuật, Tốn học, lịch sử, cơ sở văn hóa …) nhằm giúp cho vấn đề được nghiên
cứu thấu đáo, chính xác hơn.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Từ thực tế giảng dạy ở trường Dân tộc Nội trú Mường Lát; từ kinh
nghiệm thực tiễn khi áp dụng các sáng kiến của cá nhân, SKKK “ Một số kinh
nghiệm dạy hiệu quả tiết Đọc – hiểu văn bản ở trường Dân tộc Nội trú
Mường Lát” có những điểm mới sau:
1. Áp dụng một cách chuẩn bị bài mới cho học sinh, khác với cách thông
thường truyền thống: Phát huy tính cá nhân của học sinh, khơng áp đặt
bắt buộc theo SGK.
2. Tích hợp với các mơn học khác: Mĩ thuật, Toán học…
3. Một số những kinh nghiệm dạy học môn Ngữ văn cho học sinh dân tộc
ở miền núi Mường Lát - Thanh Hóa.
2



4. Thống kê những từ ngữ mà học sinh miền núi người dân tộc H’mông
và dân tộc Thái thường mắc để giúp các em hạn chế và sửa chữa.
5. Bộ câu hỏi ngắn gọn, dễ nhớ khi phân tích nhân vật hoặc tìm hiểu các
chi tiết trong tác phẩm văn học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Văn học là nhân học
Lấy đời sống con người làm đối tượng, lại có sự tham gia tích cực của
chủ thể sáng tạo, văn học tất yếu mang một phẩm chất goi là “nhân học”. Bản
chất nhân học của văn học trước hết thể hiện ở việc biểu hiện tính người tức là
nhân tính. Tính người theo quan điểm mác xít là tính xã hội, bởi đó là thuộc tính
phân biệt con người với con vật. Con người tất nhiên có các biểu hiện của tình
người mn thưở như lịng ham sống, sợ chết, tình u nam nữ, tình cha mẹ,
tình bạn, tình yêu thiên nhiên, u cái đẹp có lương tâm và lịng trắc ẩn. Văn học
là bộ bách khoa tồn thư về tình người. Tình người cũng thắng thù hận, thắng
đẳng cấp, thắng mọi quan niệm cổ hủ. Tình người là một lĩnh vực hết sức phong
phú và bí ẩn vì nó gắn với từng cá thể người. Tình người dù có phong phú đến
đâu cũng gắn liền với tính xã hội, khát vọng tư do, phát triển, hạnh phúc, công
bằng, dân chủ. Bản chất nhân học của con người còn thể hiện ở việc biểu hiện
con người tự nhiên. Đặc sắc nhất của văn học là sự quan tâm tới cá thể, cá tính,
cá nhân, quan tâm tới tính cách và số phận của con người. Mỗi người chỉ là một
cá thể hữu hạn, chỉ sống có một lần, cho nên mọi người đọc đều quan tâm tới cá
thể trong văn học, mong tìm ở đó những lời giải về sự lựa chọn đường đời, lựa
chọn giá trị, lựa chọn ý nghĩa, để có thể sống một cuộc đời sống có ý nghĩa hơn.
Trong các hình thái ý thức xã hội, chỉ có văn học là quan tâm tới sinh mệnh cá
thể giữa biển đời mênh mơng. Chỉ có văn học là tìm cách lí giải các giá trị của
cá thể về sắc đẹp, tư chất, cá tính, số phận… Vì vậy văn học là hình thái ý thức
xã hội khơng gì thay thế được.
2.1.2. Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

Như chúng ta đã biết, mơn Ngữ văn có vai trị quan trọng trong sự nghiệp
phát triển xã hội loài người. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, đánh dấu sự
tách biệt của loài người với thế giới loài vật là ngơn ngữ. Khi ngơn ngữ ra đời
thì nền giáo dục bắt đầu hình thành và theo đó mơn Văn cũng bắt đầu, vì chất
liệu của văn học là ngơn ngữ. Nói như thế, mơn Văn gắn liền với sự hình thành
và phát triển của giáo dục. Môn Ngữ văn – môn học chứa đựng những nội dung
phong phú đa dạng về cuộc sống sinh động, về văn hóa tinh thần, tư tưởng tâm
hồn của dân tộc. Không chỉ vậy, văn học cịn có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến
đời sống tâm hồn và trí tuệ của con người. Cuộc đời con người thì hữu hạn
nhưng đời sống văn học thì ln tươi trẻ, giàu sức sống, có khả năng khơi nguồn
sáng tạo mãnh liệt cho con người và tiếp tục làm phong phú cho tâm hồn bao thế
hệ. Chính vì thế các nhà khoa học tự nhiên tìm thấy trong các tác phẩm văn
chương những gì tiếp sức cho lao động sáng tạo và cho nhu cầu tinh thần của
3


bản thân họ. “Niềm sảng khoái mãnh liệt nhất trong đời sống của tôi không phải
là khi phát hiện ra thuyết tương đối mà chính là những rung động mãnh liệt từ
tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” của Đôt-tôi-ep-xki” (Anhxtanh). Nhân loại thế
kỷ XXI vẫn chưa quên đi một “Truyện Kiều” với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du
thế kỉ XIX. Nhân loại làm sao quên được những pho thần thoại vô giá của Hy
Lạp đã giúp con người giải mã thiên nhiên một cách sơ khai non nớt nhất? Làm
sao quên được những con người, những sự kiện của lịch sử Trung Hoa qua
những điển tích, điển cố trong “Tam quốc chí”? Nào có thể qn được một thời
đại của lịch sử Việt Nam qua “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngơ gia văn phái?
Và biết bao dẫn chứng phong phú khác nói lên sức mạnh kì diệu của văn chương
tích cực. Mỗi lần đọc thơ văn của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy
Cận..., đọc những trang văn của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... ta
như được tiếp thêm sức mạnh và nghị lực về cuộc sống, về tình yêu cuộc sống,
thấy được trách nhiệm của mình đối với xã hội, giúp con người yêu thương nhau

hơn, gần nhau hơn... Môn Ngữ văn – môn học chứa đựng những nội dung phong
phú đa dạng về cuộc sống sinh động, về văn hóa tinh thần, tư tưởng tâm hồn của
dân tộc giành được một vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thơng.
2.1.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số.
Theo nghiên cứu các nét tâm lý như ý chí rèn luyện, óc quan sát, trí nhớ,
tính kiên trì, tính kỉ luật của học sinh dân tộc chưa cao. Việc học chưa được đề
cao vì thiếu động cơ thúc đẩy. Nhận thức cảm tính phát triển khá tốt. Về tư duy,
một bộ phận các em có thói quen lao động trí óc chưa bền. Trong học tập, nhiều
em chưa biết lật đi lật lại vấn đề, phát hiện thắc mắc, suy nghĩ thiếu sâu sắc vấn
đề học tập. Nhiều em không hiểu bài nhưng khơng biết mình khơng hiểu ở chỗ
nào. Các em có thói quen suy nghĩ một chiều, dễ thừa nhận những điều người
khác nói. Theo Phạm Hồng Quang nhận định “tư duy của học sinh dân tộc thiểu
số còn kém nhanh nhạy linh hoạt, khả năng thay đổi giải pháp chạm, nhiều khi
máy móc dập khn”. Về mặt tình cảm, cảm xúc thái độ của học sinh dân tộc
thiểu số bộc lộ một cách khá sâu sắc. Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội,
các em coi trọng tín nghĩa, thẳng thắn, u ghét rạch rịi. Tình cảm của học sinh
dân tộc thiểu số thầm kín, ít biểu hiện ra bên ngoài một cách mạnh mẽ. Lứa tuổi
của học sinh dân tộc thiểu số so với học sinh người Kinh có trội hơn về thể lực,
sức khỏe. Mặc dầu chịu ảnh hưởng từ nhỏ điều kiện sống khó khăn, nhưng học
sinh dân tộc thiểu số có tính cách riêng, u lao động, q trọng tình thầy trị,
tình bạn, trung thực, dũng cảm. Bên cạnh những học sinh rụt rè, mặc cảm, tự ti,
nhiều em có lịng vị tha, ham hiểu biết, đặc biệt là ý chí phấn đấu theo tấm
gương. Học sinh dân tộc thiểu số hường nghĩ thế nào thì nói như thế, khơng có
chuyện thêm bớt, có lịng tự trọng cao nhưng hay bảo thủ, tự ái. Trong lối sống,
các em ưa phóng khống, tự do, khơng thích gị bó, nhiều thói quen chưa tốt như
tác phong lề mề, chậm chạp, thiếu ngăn nắp ... Về đặc điểm giao tiếp, quá trình
học tập ở trường, học sinh mở rộng tầm nhìn do mơi trường mới đa dạng, phong
phú về các hình thức tổ chức học tập: học trên lớp, ngoài lớp, hoạt động xã hội,
trong và ngồi nhà trường, mơi trường giao lưu ngày càng mở rộng. Đối tượng
4



giao tiếp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú có đa dạng hơn so với
các trường khác. Tuy nhiên tính tích cực giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số
chưa cao. Trong việc thiết lập quan hệ mới, học sinh dân tộc thiểu số gặp khó
khăn, thiếu chủ động. Học sinh dân tộc thiểu số mong muốn được đánh giá tốt,
được khen nhưng ngại bộc lộ mình, ngại nói, ngại viết, thích mở rộng tầm nhìn,
ham hiểu biết nhưng ngại suy nghĩ về các vấn đề trừu tượng.
Học sinh dân tộc thiểu số có thế mạnh về các mơn thể thao, văn nghệ
trong đó có cả các mơn khoa học xã hội. Đây cũng chính là một thuận lợi của
môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng chung
Những năm gần đây, tình trạng học sinh khơng thích học mơn Văn ngày
càng có chiều hướng gia tăng. Đây là nỗi băn khoăn của nhiều thầy cơ giáo
trong khi mơn Văn có một giá trị đích thực mà học sinh chưa hiểu được nên cịn
học với tinh thần gượng ép.
Trong trường học ngồi mơn Giáo dục cơng dân thì Ngữ Văn cũng là mơn
học rất quan trọng vì là mơn học góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn
thiện nhân cách học sinh. Học Văn chính là cách học làm người. Mơn Văn thật
sự là môn học quan trọng giúp cho học sinh học tốt các môn học khác.
Tuy nhiên những năm gần đây hiện tượng giáo viên và cả học sinh xem
nhẹ môn Văn ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều GV cứ cho HS học rập khuôn
những bài văn mẫu rồi làm theo vì vậy xảy ra các trường hợp buồn cười là trong
lớp học các HS làm bài văn viết nhiều đoạn văn giống nhau. Ai cũng biết văn
chương là cảm xúc của mỗi người nên đâu có ai giống ai. Văn mà chép của
người khác lấy làm của mình thì người ta gọi là đạo văn. Đạo văn là ăn cắp tri
thức, tư tưởng của người khác. Lẽ ra GV chỉ nên cho HS đọc các bài văn mẫu
với hình thức tham khảo để giúp các em học hỏi cách hành văn. Sau đó HS tự
làm theo cảm xúc của mình. Dù văn khơng hay nhưng vẫn là thành quả của HS

cịn hơn là sao chép của người khác.
Có một lý do nữa khiến cho HS ngày nay xem nhẹ mơn Văn vì các em
nghĩ học giỏi mơn Văn khó chọn ngành nghề sau này. Đa số các HS thường tập
trung học các môn khoa học tự nhiên như Tốn, Lý, Hóa với suy nghĩ rằng học
giỏi các mơn này dễ thi vào trường đại học để với tương lai xán lạn và dễ có thu
nhập cao. Thậm chí nhiều người cịn cho rằng thời đại bùng nổ thơng tin này thì
có thời giờ đâu để đọc truyện, đọc văn. Không phải đợi đến cấp THPT mà ngay
từ cấp THCS các em đã có tư tưởng và suy nghĩ như vậy. Điều đó xuất phát từ
thực tế xã hội và ngay cả trong suy nghĩ của phụ huynh khi định hướng tương lai
cho con em mình.
Muốn giỏi văn thì HS phải siêng đọc nhưng HS bây giờ lại rất lười đọc
văn thơ. Nhiều em HS bậc học trung học cơ sở khi vào thư viện nhà trường rất
hiếm khi mượn các tác phẩm văn học nổi tiếng. Các em chỉ chăm chú vào các
loại truyện tranh. Đọc truyện tranh chỉ là hình thức giải trí mà hầu như khơng có
lợi gì cho việc học mơn Văn. Đó là chưa muốn nói các loại truyện tranh có nội
5


dung xấu như đấm đá, bạo lực chỉ góp phần làm tổn hại tâm hồn non nớt của
HS, dễ gây cho HS sự hung hăng như các nhân vật trong truyện.
Mơn Văn là một mơn học rất quan trọng vì dù sau này HS có theo ngành
nghề nào thì khi cần cũng phải biết viết một văn bản mạch lạc. Nếu một người
có trình độ văn hóa cao mà viết văn luộm thuộm, người đọc đọc mãi chẳng hiểu
ý họ viết gì thì uy tín của người viết sẽ giảm rõ rệt.
Qua những phân tích trên cho thấy rõ ràng mơn Văn có một giá trị đích
thực trong nhà trường. Vì vậy GV cần giải thích cho HS hiểu giá trị này nhằm
làm cho HS u thích mơn học. Học tốt môn Văn, tâm hồn HS như được nuôi
dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện nhân cách của mình. Khi đó, HS sẽ
biết sống thế nào cho tốt như các nhân vật chính diện và cố gắng tránh xa các
thói hư, tật xấu của các nhân vật phản diện trong các tác phẩm văn học.

2.2.2. Thực trạng ở trường THCS DTNT Mường Lát
Hầu hết học sinh của trường DTNT Mường Lát là con em các dân tộc thiểu
số, từ vùng sâu vùng xa xuống học tập và sinh hoạt tập thể, mang theo rất nhiều
tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt cịn chưa văn minh, thiếu kỹ
năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó
với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Đặc
biệt trong học tập còn rất nhiều những khó khăn cả về phía giáo viên và học
sinh.
- Về giáo viên: Tuy đội ngũ giáo viên của nhà trường được đào tạo chuẩn và
trên chuẩn nghề nghiệp nhưng phần lớn là giáo viên người Kinh nên đã có một
hàng rào nhất định về bất đồng ngôn ngữ, về tâm lí vùng miền. Chúng tơi đã
được trải qua những lớp tập huấn về tiếng dân tộc, về tham vấn tâm lí học đường
cho học sinh dân tộc thiểu số... nhưng do ít được tiếp xúc trực tiếp với đời sống
của bà con các dân tộc, ít được trải nghiệm thực tế nên sự thấu hiểu để hòa đồng
cùng các em cũng là một vấn đề không phải giản đơn một sớm một chiều mà
giải quyết được.
- Về học sinh: Do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình
dạy học, chất lượng học Ngữ văn của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn
chế về phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những
chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục. Ngữ văn là môn học về nghệ thuật ngôn từ,
môn học về tiếng Việt mà đối với học sinh người dân tộc, việc tiếp thu những tri
thức và kỹ năng Ngữ văn là hoàn toàn mới bởi tiếng mẹ đẻ của các em và tiếng
Việt là hai ngôn ngữ khác nhau. Trẻ em dân tộc từ lúc lọt lịng mẹ đã được tiếp
xúc nói tiếng mẹ đẻ là tiếng dân tộc. Tiếng Việt là tiếng phổ thông nhưng vẫn là
ngôn ngữ thứ hai.  Tiếng Việt vẫn không phải là tiếng mẹ đẻ của học sinh dân
tộc, các em vẫn khơng thể có những ưu điểm bẩm sinh như học sinh Kinh học
tiếng Việt. Thêm vào đó là những khó khăn về cách phát âm của các em học
sinh người H’Mông, người Thái như thường xuyên lẫn lộn giữa các phụ âm như:
b – v, l – n, t – p … dẫn đến viết sai chính tả. Do thiếu thốn về sách vở, các
phương tiện thông tin đại chúng nên mặt bằng chung hiểu biết xã hội cịn thấp.

Nhiều khi giáo viên nói nhưng các em khơng thể hiểu, khơng thể hình dung
6


được sự vật, hiện tượng hay bản chất của vấn đề. Học đã khó, dạy cịn khó hơn.
Để có được chất lượng học tập tốt môn Ngữ văn hay để có giải trong các kì thi
cấp huyện, đặc biệt là cấp tỉnh là cả vấn đề của cá nhân tôi, của cả tổ văn và cả
Ban giám hiệu nhà trường.
Do vậy, việc nghiên cứu tìm cách khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy
học môn Ngữ văn cho học sinh dân tộc ở trường chúng tôi là vô cùng cần thiết.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để nâng cao chất lượng dạy và học một tiết Đọc- hiểu văn bản tôi đã áp
dụng một số phương pháp sau và đã thực sự đem lại hiệu quả.
2.3.1. Đối với học sinh
2.3.1.1. Chuẩn bị bài ở nhà theo quy trình 3 bước
Việc chuẩn bị ở nhà là yếu tố tiên quyết cho một giờ học hiệu quả. Mức
độ thành công của bài dạy đều phụ thuộc vào sự chuẩn bị của trị. Dù thầy có
giỏi bao nhiêu đi chăng nữa, có chuẩn bị kĩ càng đi bao nhiêu chăng nữa nếu
không nhận được sự đồng hợp tác của học sinh trong khâu chuẩn bị bài ở nhà,
giáo viên giảng bài mà học sinh tiếp cận tác phẩm như mới 100% hoặc khơng có
hứng thú hợp tác trong giờ học thì thất bại là điều khơng phải bàn cãi.
Vì vậy, chuẩn bị bài ở nhà hay chúng ta vẫn quen gọi là “soạn bài” là một
vấn đề phải được quan tâm đầu tiên. Lâu nay có rất nhiều học sinh không quan
tâm hoặc rất ngại chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Có nhiều em vì sợ thầy
cô kiểm tra nên chuẩn bị một cách chiếu lệ hay chuẩn bị chống đối. Bởi các em
chưa ý thức được rằng đây là một mắt xích vơ cùng quan trọng trong cả một quy
trình dạy – học. Nó chẳng những tạo cho các em ý thức tự học mà cịn giúp các
em có thể tiếp thu bài trên lớp một cách dễ dàng. Vậy làm thế nào để chuẩn bị
bài một cách hứng thú, hiệu quả?
Thay vì học sinh chỉ trả lời các câu hỏi trong SGK, tôi hướng dẫn các em

soạn một bài Đọc – hiểu văn bản ở nhà theo quy trình 3 bước như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Ghi những nét cơ bản về tác giả (qua việc đọc phần chú thích SGK, đọc
sách báo tham khảo …)
- Có thể tóm tắt lại những tư liệu hay, những chuyện thú vị về bút danh,
về cuộc đời của nhà văn…
2. Tác phẩm:
- Chú ý đọc kĩ và ghi lại những nét chính về hồn cảnh sáng tác hoặc xuất
xứ giúp ích cho việc cảm thụ, đánh giá tác phẩm.
- Xác định thể loại tác phẩm mà em đang soạn. Mỗi một thể loại văn học
có một đặc trưng riêng, hiểu nó các em sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm.
- Đọc nhiều lần văn bản và tìm ra cách đọc.
- Tóm tắt tác phẩm truyện, tập đọc diễn cảm tác phẩm là thơ.
- Tìm bố cục: Chia đoạn và tìm ra nội dung chính của từng doạn.
- Bước 2: Trả lời câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản

7


Các em lần lượt trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu ở cuối mỗi tác phẩm
trong SGK theo ý của cá nhân mình. Từ đó đối chiếu với bài giảng trên lớp của
thầy.
-Bước 3: Những thắc mắc cần được giải đáp
Phần này học sinh nêu những thắc mắc của cá nhân mình sau khi soạn
xong văn bản. Những thắc mắc này các em có thể nhờ thầy cơ giải đáp trong giờ
học hoặc các em sẽ tự tìm hiểu thêm. Ví dụ như: Sau khi đọc xong văn bản Con
Rồng cháu Tiên em băn khoăn muốn biết thêm về ý nghĩa tên các nhân vật Lạc
Long Quân, Âu Cơ …?
* Ví dụ minh họa cụ thể một bài soạn của học sinh

(Xem phần phụ lục 1)
2.3.1.2. Học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo hướng phát triển năng lực.
Có nhiều cách để dạy học học sinh theo hướng phát triển năng lực như đặt
hệ thống các câu hỏi mở cho văn bản sẽ giúp cho học sinh có điều kiện huy
động được những kiến thức, kĩ năng đã có từ trước trong q trình học tập.
Xong để tăng hứng thú và phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho học sinh về
tác phẩm các em đã đọc, chuẩn bị ở nhà và sẽ học ở lớp dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, tôi sử dụng cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế bằng cách
vẽ tranh về tác phẩm. Trong SGK có những tác phẩm có tranh minh họa xong
cũng có những tác phẩm khơng có tranh minh họa. Các em có thể bằng trí tưởng
tượng của mình về tác phẩm để vẽ tranh minh họa, hoặc dựa trên một chi tiết
nào đó có trong tác phẩm mà các em tâm đắc để vẽ tranh. Hoạt động này khiến
các em thực sự hào hứng vì khơng chỉ giúp các em phát huy trí tưởng tượng vơ
cùng phong phú – một điều mà chỉ có văn học mới có khả năng khơi gợi – mà
cịn giúp cho học sinh phát triển năng khiếu hội họa và đặc biệt hồn tồn phù
hợp với tâm lí của học sinh vùng cao: yêu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
Kết quả đã có nhiều bức tranh đẹp về các tác phẩm văn học trong sách
giáo khoa. Đây là nguồn minh chứng hay nhất, dễ hiểu nhất với các em về
những tác phẩm văn học đang được thầy cô giáo giảng dạy trên lớp, giúp thu
hẹp khoảng cách giữa học sinh với các tác phẩm văn học trong nhà trường.
(Xem phụ lục 2 một số bức tranh minh họa cho các tác phẩm văn học trong nhà
trường của học sinh)
2.3.1.3. Ôn tập khi học xong phần đọc hiểu
* Bằng công thức 3-2-1
Đây là công thức dễ nhớ thú vị với học sinh. Nó giúp các em có thể ơn tập
lại tác phẩm một cách thoải mái, sáng tạo, tự tin sau mỗi bài học. Cụ thể là học
sinh có thể viết vào vở bài tập của mình phần Tổng kết bài học như một kết luận
chung nhất mà các em nắm được sau khi nghe thầy cô giảng bài:
- 3 điều em học được sau bài học này
- 2 điều em tâm đắc nhất

- 1 điều em chưa hiểu

8


Các em chủ động trao đổi với thầy cô để hiểu hơn vấn đề. Trải qua q
trình học tập, có sự hiểu biết trưởng thành hơn, các em mở lại bổ sung và điều
chỉnh cho phù hợp và nhớ lâu hơn kiến thức bài học.
*. Bằng những sáng tạo hoặc vận dụng của riêng các em
Học sinh có nêu lên những sáng tạo của riêng cá nhân mình xung quanh
tác phẩm để phát huy trí tưởng tượng, vận dụng của riêng cá nhân sau khi đọc
trước tác phẩm ở nhà. Đấy cũng là một cách để đưa tác phẩm văn học vào đời
sống.
Ví dụ: Kể lại truyện theo một kết thúc mới, tưởng tượng một cuộc gặp gỡ
hay nói chuyện với nhân vật nào đó trong tác phẩm, kể lại bằng thơ, sưu tầm
những câu chuyện được kể lại bằng thơ cho dễ nhớ dễ học.
(Xem phụ lục 3 minh họa)
2.3.2. Đối với giáo viên
Một giờ dạy thành cơng thì người dạy đóng một vai trị vơ cùng quan
trọng. Nếu ví học sinh là sản phẩm của q trình dạy học, là những tác phẩm
hồn chỉnh thì người kĩ sư thiết kế chính là người dạy học, người thầy. Bởi vậy
sự chuẩn bị của người thầy trước khi lên lớp chu đáo, kĩ càng bao nhiêu thì giờ
dạy càng hiệu quả bấy nhiêu. Vậy người thầy dạy môn Ngữ văn, nhất là những
người thầy dạy học trò miền núi phải chuẩn bị cho mình những hành trang cần
thiết nào?
2.3.2.1. Những phẩm chất, kĩ năng cần có của một giáo viên dạy Ngữ văn
Dạy học là một nghề. Giảng dạy là một nghề đặc biệt, không phải ai cũng
phù hợp với cơng việc này. Trong thực tế, có khá nhiều giáo viên đã bỏ việc chỉ
sau 3 đến 5 năm công tác. Đặc biệt là công tác ở những vùng sâu vùng xa biên
giới và hải đảo. Bởi vậy, nghề giáo đòi hỏi ở người làm nghề rất nhiều những

yêu cầu.
- Về phẩm chất và kỹ năng cần có như:
+ Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết
+ Giàu tình yêu thương, đặc biệt là yêu lớp người trẻ tuổi.
+ Có lịng bao dung, độ lượng và trái tim nhân hậu
+ Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý con người
+ Kiên trì, nhẫn nại
+ Ham học hỏi và luôn mong muốn truyền đạt lại cho người khác
+ Người giáo viên cần có phẩm chất nhân cách đạo đức tốt, là tấm gương
sáng cho học sinh của mình noi theo
- Về kiến thức:
- Hoạt động chủ đạo của người giáo viên là giảng dạy, truyền đạt kiến
thức của mình tới học sinh, vì vậy người thầy cơ phải có vốn kiến thức chun
mơn, chun ngành vững vàng.
Yêu cầu của nghề nghiệp còn đòi hỏi người giáo viên khơng chỉ có
chun mơn, kiến thức vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt mà cịn phải năng
động, sáng tạo, tâm lý. Người giáo viên đồng thời phải vừa là chủ thể của hoạt
động dạy tức là tổ chức, điều khiển hoạt động học của người học, là người định
9


hướng, người tạo điều kiện, hỗ trợ cho học sinh, bên cạnh đó, người giáo viên
cịn đóng vai trị của một hoạt náo viên…
Quá nhiều yêu cầu phải không? Tuy nhiên người giáo viên phải đáp ứng
được những yêu cầu cơ bản nhất như trên mới có thể làm cơng việc của mình
tốt. Điều đó địi hỏi phải có cả một q trình tu dưỡng rèn luyện khơng ngừng.
Vậy rất cần ở người thầy một niềm đam mê, nhiệt tình, một tình thương
và trách nhiệm đối với học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Nếu khơng có
lửa nhiệt tình làm sao thổi vào trong bài dạy những điều hay điều bổ ích? Làm
sao có thể dùng ngơn ngữ văn chương để truyền thụ kiến thức cho các em?

Khơng có tình u thương thì khi nhìn vào mắt các em thì chỉ thấy sự ngơ ngác;
nhìn vào trang phục của các em chỉ thấy sự nhếch nhác luộm thuộm. Ai yêu sự
sạch sẽ thơm tho, người giáo viên nào yêu thích sự lãng mạn như kiểu trong
phim ảnh về các lớp học thì sẽ hồn tồn đổ vỡ trong niềm tin khi đứng lớp mà
100% học sinh là người dân tộc thiểu số. Nếu khơng có tình u lớn thì sẽ khơng
trụ được với nghề khi trong giờ dạy chỉ nhận được sau những câu hỏi là cái lắc
đầu hoặc câu trả lời trống không “không biết”. Vậy bước đầu tiên đó chính là
lịng nhiệt tình, dạy học bằng cái tâm, bằng tình người. Với giáo viên dạy ở
trường nội trú thì nên làm bạn trước khi làm thầy, phải là người cha, người
mẹ thứ hai biết yêu thương, quan tâm và thấu hiểu mọi tâm tư nguyện vọng của
HS, là chỗ dựa tin tưởng nhất để các em giãi bày mọi khúc mắc, phải “ luôn
luôn lắng nghe,và ln ln thấu hiểu”. Có coi các em là con, chúng ta mới
không chỉ thực sự quan tâm lo lắng và chăm sóc cho các em khi các em cần mà
điiều quan trọng hơn là dạy các em bằng cả trái tim của con người.
2.3.2.2. Những yêu cầu cần có của một giáo viên dạy Ngữ văn cho học sinh
các dân tộc thiểu số.
a. Hiểu văn hóa địa phương
Mường Lát là một một huyện vùng cao có truyền thống văn hóa và truyền
thống cách mạng. Với sự đa dạng và phong phú trong đời sống cộng đồng dân
cư, là nơi sinh sống và cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Thái,
H’mông, Dao, Khơ-mú, Mường, Kinh… Văn hoá của các tộc người Mường Lát
rất đa dạng và phong phú.
- Về văn hóa vật chất: Nhà ở của các tộc người Thái, Mường, Khơ-mú đều là
nhà sàn. Với người H’mông, Dao lại ở nhà trệt, mái thấp, tường trình. Về trang
phục: Đây là nét đa dạng và độc đáo nhất của bản sắc văn hóa tộc người thể hiện
qua yếu tố văn hóa vật chất của các bộ trang phụ nữ và nam... Về đồ ăn,
uống: Dân tộc vùng thấp như Thái, Khơ-mú thường ăn cơm nếp đồ, người
H’mông người Dao thường ăn cơm tẻ. Người H’mơng thì món ăn đặc trưng vẫn
là ngô bột được đồ lên (mèn mén), thắng cố, bánh dày được làm vào dịp tết
H’mơng. Có người H’mơng chỉ quen ăn cơm với nước lã lấy từ mó về, có người

Thái chỉ ăn được cơm nếp đồ mà khơng ăn được các loại cơm gạo khác…
- Văn hóa tinh thần: Hầu hết các tộc người thiểu số đều theo tín ngưỡng đa
thần và quan niệm về vũ trụ xung quanh con người được tạo bởi nhiều tầng thế
giới. Người H’mông, Dao đều cho rằng thế giới được tạo thành bởi trời, đất,
10


nước, dưới mặt đất. Người Thái lại cho rằng riêng trời được cấu tạo bởi 3 tầng
thế giới.
- Về văn học dân gian của các tộc người ở Mường Lát rất phong phú, nhất là
các dân tộc Thái, Dao, H’mông những nội dung của văn học dân gian đều phản
ánh cuộc sống lao động sản xuất, xã hội tộc người, nguồn gốc lịch sử của dân
tộc mình.
- Về nghệ thuật dân gian: được thể hiện rất phong phú, sinh động qua hàng loạt
các loại hình như nhạc cụ dân gian, dân vũ... có những nhạc cụ nổi tiếng như
cồng, chiêng của người Mường, khèn, kèn lá, đàn môi của người Hmông và sáo,
nhị, trống, kèn đồng. Múa dân gian cũng rất đa dạng: Người Thái có mùa xịe,
nhảy sạp, múa nón, người H’mông nổi tiếng với múa khèn.
- Một số phong tục tập quán trong việc cưới xin, sinh con đẻ cái hoặc trong
tang ma của các dân tộc cũng rất khác nhau. Nếu lần đầu tiên được tiếp xúc sẽ
thấy rất thú vị như đám cưới của người Dao đỏ ở các bản Con Dao, Suối Tút hay
Pù Quăn. Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp
nhau khơng. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái. Lúc đón
dâu, cơ dâu được cõng ra khỏi nhà gái và bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm
phép mới được phép vào nhà trai. Hay vô cùng ấn tượng trong đám ma của
người H’mông ở đây mà nếu được chứng kiến chắc sẽ không quên được. Xưa
nay người H’mông ở Thanh Hố đang cịn một hủ tục lạc hậu trong tang ma đó
là khi người chết khơng được bỏ vào quan tài mà để người chết nằm trên cái
“neeg tuag” - tượng trưng cho con ngựa đưa người chết về với tổ tiên; giết nhiều
trâu, bò, lợn, gà để người chết “mang” đi theo về thế thế giới bên kia… Hiểu

văn hóa ở nơi đây để có một cái nhìn tồn diện, để hiểu và cảm thơng và đặc biệt
khơng có cái nhìn kì thị kiểu coi thường hoặc kinh sợ…
Một dân tộc được xác định bởi ba yếu tố là văn hóa, ngơn ngữ và lãnh
thổ. Trong cùng một địa phương có thể có nhiều dân tộc cùng sinh sống, tồn tại,
nói bằng nhiều ngơn ngữ, phương ngữ, thổ ngữ khác nhau...nếu giáo viên dạy
Ngữ văn biết vận dụng hiểu biết của mình về các yếu tố này sẽ rất thuận lợi để
xây dựng phương pháp dạy học lồng ghép song ngữ tiếng Việt - tiếng dân tộc
thiểu số một cách thuần thục(mà tơi sẽ trình bày sau); để tích hợp trong quá
trình giảng dạy các tiết văn bản từ đó tăng hiệu quả giảng dạy. Làm sao học sinh
khơng yêu cho được khi trong bài học đó lại có bóng dáng của dân tộc mình, có
ngơn ngữ của chính mình?
Những hiểu biết tồn diện này sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên trong
việc dạy phần Văn học địa phương hay phần liên hệ khi dạy các tác phẩm văn
học khác của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước. Tạo nên một bức tranh
đa sắc màu của dân tộc ta.
b. Hiểu tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số.
Ở đây khơng chỉ đơn thuần là tâm lí lứa tuổi mà cịn là tâm lí con người
vùng miền.
Học sinh THCS có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em cịn có
tên gọi khác là Thiếu niên. Cách đây khoảng 20 năm, theo kết quả nghiên cứu
11


của các nhà khoa học, học sinh đầu bậc THCS, về phát triển cơ thể khơng có gì
khác so với trẻ cuối bậc Tiểu học; Các em chỉ “lớn vọt” lên ở các năm tiếp theo.
Nhưng đến thời điểm hiện nay, quy luật trên khơng cịn tồn tại trong số đông trẻ
em Việt Nam cả ở thành phố lẫn nông thơn, bởi lẽ, tuổi dậy thì của các em đã
được “kéo xuống” ở đầu bậc THCS (em trai thường chậm hơn em gái 2 năm).
Với hiện tượng dậy thì- một hiện tượng sinh lý trong phát triển, nhưng do liên
quan đến biến đổi nội tiết nên cũng dễ dẫn đến các rối loạn, biến đổi “giao thời”

trong đời sống tâm sinh lý của các em. Đối với tuổi thiếu niên, có một số các rối
loạn tâm lý mang tính chất đặc trưng. Nếu như có rối loạn phát triển tâm lý từ
trước, thì đến tuổi thiếu niên, chúng cũng sẽ có những biến đổi nhất định.Tuổi
thiếu niên ở trong khoảng từ 11- 14 tuổi. Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các
biến đổi ở các mức độ khác nhau trong cơ thể trẻ; sự hình thành nhân cách được
hồn thiện. Về trí tuệ, ở giai đoạn lứa tuổi này, tiếp tục diễn ra sự phát triển của
trí nhớ, đặc biệt trí nhớ, ý nghĩ, chú ý có chủ định và vận động, tư duy lôgic và
trừu tượng cũng phát triển mạnh. Trẻ- thiếu niên hồn tồn có khả năng tiếp thu
các khái niệm Toán học, Vật lý học và Triết học trừu tượng. Trong cuộc sống
hiện nay, học sinh trung học đang phải đối mặt với biết bao thách thức và nguy
cơ: Lối sống vơ tâm, ích kỷ, khép mình, xu hướng gia tăng về bạo lực học
đường, dễ sa ngã trước những cám dỗ của đồng tiền, lối sống không lành mạnh,
nhiều tệ nạn xã hội...Theo một số nghiên cứu của các nhà tâm lý thì ở lứa tuổi
này các em ln có nhu cầu tìm tịi, học hỏi cái mới, điều lạ, khơng phân biệt nó
là tốt hay xấu, điều đó càng bị cấm càng hấp dẫn. Ở lứa tuổi này các em đang
chịu áp lực rất lớn từ phía bố mẹ, thầy cơ trong học hành, thi cử dễ dẫn đến rơi
vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần. Các em hay thần
tượng hóa một số ngơi sao, một số người nổi tiếng, phần đa các em chưa đưa ra
quyết định đúng đắn, thích được khẳng định rằng mình đã lớn, thích bộc lộ cái
tôi cá nhân…
Học sinh các dân tộc thiểu số ở trường Dân tộc Nội trú Mường Lát cũng
không ngoại lệ. Bên cạnh đó các em lại có những đặc điểm riêng biệt. Tơi đã có
may mắn khi được dạy ở các trường THCS khác nhau ở các xã Quang Chiểu, rồi
Mường Chanh và giờ là Dân tộc Nội trú. Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc
thiểu số ở đây, tôi nhận thấy rằng, các em học sinh ở đây đã biết ý thức về
nguồn gốc của mình. Cái nghèo luôn nhắc nhở con người sống trong cảnh khốn
cùng cần hiểu sâu sắc về nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân.
Những học sinh người dân tộc ở đây dường như khơng có sự hồn nhiên của tuổi
trẻ, khơng chỉ có "ngày hai buổi đến trường", các em còn phải miệt mài trên
nương rẫy tỉa lúa, trồng ngô, đêm đến lại xách nỏ đi bắn con chuột trên nương

để làm thức ăn hàng ngày, lo cho cuộc sống vật chất của gia đình đang chật vật,
thiếu thốn. Cái gốc rễ của vấn đề là ở chỗ, cái nghèo truyền kiếp đã quy định
trách nhiệm của các em đối với gia đình. Cái ăn từng bữa cịn chưa có, chưa đủ
thì học chữ để làm gì, suy nghĩ của các em và gia đình của các em là vậy! Họ
khơng hiểu rằng, chính cái chữ sẽ giúp con người thốt khỏi cuộc sống nghèo
khó hiện tại, giúp con người hoạch định tương lai. Cho nên vào thời điểm mùa
12


màng, số lượng học sinh trên lớp học rất ít. Cũng có những hơm thầy giáo cắp
cặp tới lớp, rồi quay về, tìm cách xuống bản, tới từng gia đình học sinh, giảng
giải cho các em, thuyết phục gia đình các em rằng, cần phải dành thời gian cho
các em học tập, bởi các em còn trong độ tuổi đến trường. Thế nhưng, hiệu quả
của công việc "tuyên truyền" này không phải lúc nào cũng như ý, lắm lúc, giáo
viên còn phải nhận những câu trả lời cay nghiệt của phụ huynh khiến cho họ có
những giây phút nản lịng. Một số học sinh có ý thức học tập, đến mùa màng,
cũng xin phép giáo viên chủ nhiệm, nhà trường nghỉ phép vài hôm, nhưng rồi
các em cũng quên trở lại trường khi mùa gặt kết thúc. Giáo viên lại phải nhọc
cơng tìm đến tận bản, vận động các em đến trường.
Nhìn ra được cái hạn chế, điều tốt đẹp của bản thân là con người đã phát
triển ở một mức nào đó về nhận thức. Nghĩa là con người đã biết đặt mình trong
nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ý thức là nguồn động viên cho sự vươn lên
thốt khỏi hồn cảnh thực tại nhưng cũng có ý thức tạo cho con người tính mặc
cảm, tự ty thân thế, số phận, làm thui chột hao mòn năng lực, tri thức bản thân.
Học sinh dân tộc thiểu số đến trường trong tâm thế "hèn mọn" đó. Các em cũng
đã biết nhìn ngắm những trang phục của các bạn học sinh người Kinh, nhìn lại
trang phục của mình. Ở những trường Nội trú, tình trạng trên ít xảy ra, nhưng
đối với các trường có cả hai đối tượng học sinh, người Kinh và người dân tộc
thiểu số, tình trạng trên luôn ngầm diễn ra trong các em. Nếu số lượng học sinh
thiểu số nhiều hơn học sinh Kinh thì tình trạng trên ít xảy ra, cịn nếu số lượng

học sinh thiểu số ít hơn số lượng học sinh người Kinh thì tình trạng trên càng
diễn ra nặng nề. Trong lớp chắc chắn sẽ có sự phân biệt, kỳ thị ở hai đối tượng
học sinh trên. Một bộ quần áo, một đôi dép hay những phụ kiện đơn giản khác
của các bạn khi đến trường cũng làm cho các em băn khoăn, suy nghĩ về nhau,
so sánh lẫn nhau. Nhiều em học sinh người dân tộc thiểu số chân đất đến trường,
hoặc trong trang phục cũ kỹ, hay với những đồng phục bắt buộc nhàu nát mà các
em không chỉ dành cho đến trường, hay cùng với những cuốn vở bị bỏ quên
ngay sau khi rời lớp. Tâm tư ấy cũng phần nào làm cho tinh thần học tập của các
em học sinh người dân tộc thiểu số bị suy giảm.
Học sinh dân tộc thiểu số vốn rụt rè, đặc biệt khi phát biểu ý kiến hay
đứng dậy đọc bài, bởi vậy càng cần giáo viên phải là người đồng cảm, trân
trọng, chia sẻ, động viên những cảm nhận, rung động trong việc học của các em.
Nếu học sinh trả lời khơng chính xác và có thái độ xấu hổ,... giáo viên cần trân
trọng ghi nhận ý kiến, sau đó cùng phân tích để các em hiểu ra vấn đề, khơng
dùng lời lẽ chỉ trích, trách cứ... làm học sinh mất tự tin.
Thỉnh thoảng giáo viên cần tạo khơng khí gây cười, vỗ về, an ủi để giải
tỏa căng thẳng cho học sinh. Làm được như vậy học sinh sẽ thấy tiết học qua
nhanh và cảm thấy thích học mơn Ngữ văn hơn, đó là lợi thế để lơi cuốn các em
duy trì sĩ số cao ở lớp.
2.3.2.3. Một số kĩ năng áp dụng trong giờ dạy đọc – hiểu văn bản
a. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ các dân tộc.

13


Bác đã từng nói rằng: muốn thắng giặc phải hiểu được giặc. Bởi vậy
muốn dạy tốt học sinh miền núi cũng phải hiểu các em ở đây. Mà “vũ khí” đầu
tiên chính là ngơn ngữ.
Huyện Mường Lát hiện tại có một số các dân tộc đang sinh sống, đó là:
H’mơng, Thái, Dao, Khơ-mú, Mường. Các em đến trường được dạy học và tiếp

xúc tri thức trong các bài dạy bằng tiếng Kinh (hay còn gọi là tiếng chung),
nhưng trong giao tiếp hàng ngày với nhau, các em lại lấy tiếng Thái làm ngơn
ngữ chính. Người dân tộc H’mơng, người Dao, người Khơ-mú, và người Mường
đều nói được tiếng Thái nên họ chọn tiếng Thái làm ngơn ngữ chính khi trị
chuyện với nhau. Các em “lười”giao tiếp băng tiếng Việt chủ yếu là do vốn
ngơn ngữ của các em cịn hạn chế, vì vậy khơng biết cách dùng từ cho phù hợp
với từng ngữ cảnh cụ thể, hoặc không tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Việt. Từ
thực tế giảng dạy của mình, đồng thời bằng sự quan sát và nghiên cứu của bản
thân trong qá trình dạy học mơn Ngữ văn cho học sinh ở huyện Mường Lát, tôi
đã rút ra một số kinh nghiệm về cách sử dụng tiếng dân tộc của các em để mang
lại hiệu quả cho một giờ dạy Ngữ văn nói chung.
- Một trong những nguyên tắc dạy học môn Ngữ văn cho học sinh dân tộc
thiểu số là chính giáo viên cũng phải tự tìm hiểu, nghiên cứu và biết sử dụng
tiếng dân tộc: Nhờ am hiểu ngôn ngữ của học sinh, giáo viên có thể nâng cao
hiểu biết về văn hóa vùng miền nơi mình dạy học, làm tốt cơng tác dân vận để
phụ huỵnh và học sinh ln gắn bó với nhà trường, giúp cho khoảng cách giữa
thầy và trò được rút ngắn. Giáo viên có thể trực tiếp tháo gỡ những khúc mắc
trong việc sử dụng tiếng Việt cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Với vai trò
chủ nhiệm lớp và trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn,tôi đã là địa chỉ tin cậy để
các em đến nhờ tư vấn về mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống. Đồng thời
cùng học sinh tìm hiểu và chỉ ra những nét khác biệt hoặc gần gũi, tương đồng,
sự ảnh hưởng, vay mượn giữa các ngôn ngữ để giúp học sinh dân tộc thiểu số
đến với tiếng Việt một cách dễ dàng hơn. Do khả năng của bản thân, do thời
gian chưa cho phép nên ở đây tôi chỉ nghiên cứu hai ngơn ngữ của hai dân tộc
có số lượng người đông nhất ở huyện Mường Lát là dân tộc Thái và dân tộc
H’mông.
- Sưu tầm nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy: Chữ H’Mơng, chữ Thái
hiện nay có nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu và biên soạn.  Từ
điển tiếng dân tộc, các tác phẩm văn học nghệ thuật bằng tiếng dân tộc H’Mông,
dân tộc Thái được dịch ra tiếng Việt, phát trên kênh TTV của đài Phát thanh và

truyền hình Thanh Hóa, kênh VTV5 của đài truyền hình Việt Nam. Tiếng
H’Mơng, tiếng Thái cũng đã được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn chương
trình, tài liệu đưa vào giảng dạy ở các nhà trường tiểu học và chương trình giảng
dạy cho giáo viên, cán bộ, công chức công tác trên địa bàn miền núi. Đây là
nguồn tài liệu đầu tiên tôi sưu tầm và nghiên cứu trong quá trình dạy học.
- Tìm hiểu đặc điểm của các ngôn ngữ: Ngôn ngữ của các dân tộc đều
thuộc ngơn ngữ đơn lập và có nguồn gốc gần gũi nhau do có sự tiếp xúc từ lâu
đời giữa tiếng Việt với các thứ tiếng Thái, Mường, H’Mông, Khơ mú…, nên đã
14


có sự giao thoa, vay mượn giữa tiếng dân tộc này với tiếng dân tộc khác. Có thể
nhận thấy rõ nhất là sự vay mượn giữa các tiếng dân tộc thiểu số với tiếng Việt.
Đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay xã hội phát triển, nhiều từ mới trong tiếng
Việt được bổ sung làm cho vốn từ vay mượn của các tiếng dân tộc thiểu số đối
với tiếng Việt cũng ngày càng thêm phong phú. Mức độ vay mượn bổ sung này
nhiều hay ít lại tùy thuộc vào thời gian, mật độ các thành phần dân cư nơi cư trú,
sự tác động qua lại giữa các ngôn ngữ, các phương tiện truyền thông đại
chúng… thường ở những vùng thấp, vùng đô thị của miền núi mức độ giao thoa
diễn ra thường xuyên và trực tiếp hơn những vùng sâu, vùng xa nơi hẻo lánh.
Đây cũng là một thuận lợi trong quá trình dạy học, bởi nhiều từ tương đồng hoặc
gần tương đồng về âm và nghĩa sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn, giáo viên không
phải mất công để giảng giải nghĩa của từ.
Ví dụ:
Tiếng Việt
Mua

Rủ

Vì thế

Cơ giáo
Ơ tơ
Xe máy
Máy tính

Tiếng H’Mơng
Ml
Kuz
Zuv
mak
Viv lê
Cơ zaoz
Ơ tơ
Xe máy
Máy tính

Tiếng Việt
Số một
Cây luồng
Phim
Cái bút
Học
Thầy giáo
Chủ tịch
Bí thư
Chơm mưng

Tiếng Thái
Mốt
Có luồng

Phìm
Cán pút
Họoc
Xây giáo
Chủ tịch
Bí thừ
Chúc mừng

- Tăng cường rèn các kỹ năng phát âm cho học sinh: Để việc rèn kỹ
năng phát âm cho học sinh đạt hiệu quả, trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn
về tiếng Việt, nếu giáo viên phát âm khơng chuẩn thì học sinh cũng phát âm sai
theo giáo viên và sau này rất khó sửa. Việc sửa lỗi phát âm cho học sinh phải
được chú trọng ở các phần vần và dấu thanh khó đối với học sinh. Việc rèn phát
âm thực hiện kiên trì  trong mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các giờ học, các mơn
học, thậm chí cả ngồi giờ học. Giáo viên ln chủ động tạo khơng khí thân
thiện, mơi trường giao tiếp thuận lợi, khuyến khích học sinh tích cực tham gia sử
dụng tiếng Việt. Đặc biệt nói và viết đúng tiếng Việt là vấn đề rất khó khăn đối
với học sinh dân tộc, địi hỏi cần phải có nhiều thời gian. Vì vậy giáo viên nên
khéo léo, tế nhị chỉnh sửa khi nghe học sinh phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu
chưa đúng. Để học sinh phát âm đúng, một trong những biện pháp tơi đã áp
dụng đó là giáo viên cùng học sinh thống kê những từ ngữ các em thường phát
âm sai sau đó ghi vào giấy nhớ các em dán ở vị trí học tập của mình hoặc viết
vào giấy A1 dán trên tường lớp để học sinh dễ nhìn, nhìn nhiều để hạn chế sai
khi phát âm. Học sinh dân tộc thường sai các từ sau: (Xem bảng phụ lục 4)

15


Qua tìm hiểu tơi nhận thấy do đặc điểm của các ngơn ngữ khác nhau nên
có thói quen phát âm, diễn đạt khác nhau dẫn đến lỗi thường gặp trong sử dụng

tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số cũng khác nhau. Lỗi phát âm tiếng Việt
của học sinh dân tộc H’Mơng hồn tồn khác với học sinh dân tộc Thái. Hoặc
khi xưng hô với bạn bè, người lớn tuổi, thậm chí với thầy cơ giáo học sinh
H’Mơng thường xưng là tao, gọi người giao tiếp cùng là mày. Qua tìm hiểu
chúng tơi nhận thấy cách xưng hơ này là do các em chuyển dịch từ ngôn ngữ
tiếng mẹ đẻ vào sử dụng tiếng Việt. “Cur”: Là đại từ chỉ ngôi thứ nhất trong
tiếng H’Mông nghĩa là “tao”; “caox” chỉ ngôi thứ hai là “mày”, giống như  các
đại từ “I, you” trong tiếng Anh vậy. Đồng thời do vốn từ cũng như kỹ năng sử
dụng tiếng Việt còn hạn chế nên các em đã mắc những lỗi trên trong giao tiếp.
Nếu giáo viên có sự hiểu biết thấu đáo về ngơn ngữ của học sinh thì những lỗi
tương tự như trên việc giúp các em khắc phục cũng trở nên đơn giản và dễ dàng
hơn rất nhiều.
- Dịch từ tiếng Việt sang tiếng H’mông hoặc tiếng Thái: Để các em dễ
tiếp thu bài học hơn, tơi cịn sử dụng một cách nữa đó là trước mỗi bài khó, tơi
thường yêu cầu các em về nhà tự dịch từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc mình. Sau
đó tơi sẽ nhờ các đồng nghiệp hoặc những người biết tiếng H’mông hoặc tiếng
Thái dịch những bản chuẩn nhất, đúng nhất để các em so sánh đối chiếu. Như
vậy các em sẽ dễ hiểu hơn, bài học dễ tiếp thu hơn rất nhiều.
Ví dụ đối với bài thơ “Ơng đồ” của Vũ Đình Liên trong chương trình
Ngữ văn 8 tập 2 được dịch như sau(Tơi trích hai khổ đầu)

Tiếng Việt
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thây ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay


Tiếng H’mông

Tiếng Thái

Cx shơng pax tixr đx Pí đơ bóc cài mì phơ
tơư
Lớ hến xày son thấu
Tưz pov zơưs lâus đuô
Dai nặm phâm, chia đenh
Pha yx đuz ntươr tas
Ĩc mường tấp lái cần bay
Luz đrôngs đar chôngz

nênhss đâu
Pês tsươ nênhs mu lo
Ntâu tus cxươx njês tiês
Pax tiês tươv cxeix jênh
Xư pax blê nthr zas

Lái cần xê hớ tém sư
Phơ có nhọng bá dơi
Mừ cháng tém sư đi
Dịng tơ nộc khoa phọn, tơ
ngược bìn
16


b. Sử dụng bộ câu hỏi khi phân tích nhân vật
Học tập phong cách của Bác hồ khi viết văn giản dị, xúc tích mà dễ hiểu

dễ nhớ, trước khi viết một bài thơ, bài văn hay một văn bản chính trị, Bác
thường đặt các câu hỏi như: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Và viết
như thế nào? Từ đó tơi đã đề ra mộ bộ câu hỏi ngắn gọn, dễ nhớ để giúp các em
có thể ghi nhớ dẫn chứng một cách dễ dàng và có thể ơn tập nhanh chóng khi
tìm hiểu về một nhân vật văn học. Qua đó giúp học sinh có kĩ năng phân tích
nhân vật thấu đáo hơn, đầy đủ hơn khơng có cảm giác bối rối khơng biết bắt đàu
tư đâu? Bắt đầu như thế nào? Cụ thể đó là những câu hỏi: Ai? Ở đâu? Khi nào?
Cái gì? Tại sao? Và Như thế nào? Và với bộ câu hỏi này các em có thể tìm
hiểu bất cứ một chi tiết, sự việc nhỏ nào để hệ thống hóa nội dung và phân tích
nhân vật theo chiều sâu.
Ví dụ: Với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long (Ngữ văn 9 – tập 1):
- Ai?: Là anh chàng làm nghề khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu, con
người cơ độc nhất thế gian.
- Ở đâu?: Đỉnh Yên Sơn cao 2600m, ở một ngôi nhà nhỏ xinh xắn.
- Khi nào?: Được gặp ông họa sĩ, cô kĩ sư trong ba mươi phút ngắn ngủi,
thường đi ốp vào khung giờ cố định, thường xuyên đều đặn bất chấp đêm
tối, gió rét
- Cái gì?: Anh tặng hoa cho cô gái, kể chuyện công việc, từ chối được vẽ
tranh, trả lại cô chiếc khăn mùi soa.
- Tại sao?: Anh yêu công việc, thèm người, khiêm tốn, cơ gái dịu dàng ...
- Như thế nào?: Anh đón tiếp chu đáo, nói nhiều, nhanh, vội vàng cuống
quýt, ngại ngùng lúc chia tay …
Trên đây là một số kinh nghiệm được tôi áp dụng trong dạy học một giờ
Ngữ văn đối với học sinh của trường THCS DTNT Mường Lát. Mỗi một
phương pháp được tôi áp dụng linh hoạt để vận dụng vào hoàn cảnh từng bài
học, bài giảng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
2.4.1. Đối với hoạt động dạy học của bản thân
Từ việc áp dụng một số kinh nghiệm trên vào những tiết dạy thực tế cho

học sinh khóa 2013-2017 của trường THCS DTNT Mường Lát (tơi đã áp dụng
từ năm các em vào lớp 6 đến năm nay các em học lớp 9) tôi đã thu được những
kết quả đáng ghi nhận. Nhờ áp dụng sáng kiến trên, mà tiết dạy của tơi đã có
được những hiệu quả đáng kể. khơng khí học tập được cải thiện. thầy khơng lạc
lõng giữa lớp học, trị cũng khơng ngơ ngác trước bài giảng của thầy. Các em
hứng thú hơn trong giờ dạy nhờ cách ứng dụng các phương pháp kĩ thuật dạy
học tích cực, sử dụng đa dạng các kênh thơng tin vừa nghe vừa nhìn nên học
sinh khơng phải mất cơng hình dung tưởng tượng nhiều và giáo viên cũng khơng
phải mất cơng giải thích ngữ nghĩa. Bên cạch đó các em lại được trau dồi thêm
ngơn ngữ của dân tộc mình, thấy được cái hay cái đẹp của nó để từ đó có ý thức
17


giữ gìn và bảo tồn ngơn ngữ, bảo tồn vốn văn hóa của dân tộc. Điều quan trọng
nhất đó là ý thức học tập, chất lượng học tập của môn Ngữ văn nói riêng của các
em được nâng cao rõ rệt. Cụ thể(Xem bảng phụ lục 5).
Tuy chưa phải là những thành tích q xuất sắc, nhưng đó đã là bước tiến
bộ đáng kể của bản thân tôi, của các em học sinh đặc biệt cho thấy hiệu quả rõ
rệt của những sáng kiến đã áp dụng.
2.4.2. Đối với hoạt động dạy học của đồng nghiệp
Sáng kiến này cũng được tôi trao đổi với đồng nghiệp trong tổ xã hội nói
chung, trong bộ mơn Ngữ văn nói riêng và được sự ủng hộ của các đồng chí.
Chúng tơi cùng trao đổi thảo luận và sẻ chia những kinh nghiệm và kết quả đạt
được trong từng giờ dạy, từng học kì. SKKN này cịn được áp dụng đói với cả
một số mơn học khác như Tiếng Anh, Địa lí… Nhìn chung hiệu quả khá tốt.
2.4.3. Đối với nhà trường
Kết quả của sáng kiến đối với cá nhân và đồng nghiệp cũng góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục và thành tích trong dạy – học của nhà trường,
nhằm từng bước cải thiện chất lượng của giáo dục vùng cao Mường Lát.
3. KẾT LUẬN

3.1. Kết luận
Như vậy, việc đổi mới các phương pháp và áp dụng sáng kiến mới,
phù hợp với điều kiện thực tế trong nhà trường THCS DTNT là một nội dung
hết sức quan trọng, giúp các em học sinh các dân tộc thiểu số có kiến thức nền
tảng vững chắc hơn để từ đó mà tự tin hơn, ứng xử có văn hóa, ý thức chung
sống trong cộng đồng thực sự thân thiện,giải quyết hợp lý các tình huống mâu
thuẫn, xung đột. Các em chủ động nhiều hơn trong cuộc sống của chính mình.
Với những hiệu quả đã đạt được tơi mong rằng SKKN này sẽ được sự góp ý
thêm của đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa và có thể sẻ chia rộng rãi cùng các
bạn đồng nghiệp trong huyện Mường Lát và trong tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Kiến nghị
Tuy nhiên từ thực tiễn áp dụng việc các sáng kiến kinh nghiệm trong hoạt
động dạy – học cho học sinh ở trường THCS DTNT Mường Lát, tơi thấy cũng
có rất nhiều khó khăn như: thiếu cơ sở vật chất, tranh ảnh, đồ dùng trực quan,
các tài liệu như băng, đĩa phục vụ dạy học, phòng chức năng, thiếu nhiều
phương tiện giáo dục nhất là máy chiếu...Mặt khác do tâm lí các em cịn nhiều e
dè, khó gần ban đầu; do bất đồng về ngơn ngữ, và do cịn nhiều hạn chế về hiểu
biết phong tục tập quán cũng như những kiến thức về tâm sinh lí lứa tuổi của cá
nhân nên kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Nhưng chúng tôi tin bằng những nỗ lực
và tâm huyết của bản thân cũng như được sự giúp đỡ của nhà trường và đồng
nghiệp trong những năm học tới, việc dạy và học mơn Ngữ văn của chúng tơi
nói riêng, các mơn học khác nói chung cho học sinh ở trường Nội trú của tôi sẽ
đạt nhiều kết quả tốt hơn.
Tôi mong rằng trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
chúng ta sẽ triển khai nhiều hơn nữa các lớp tập huấn kĩ năng dạy học, các
18


lớp tập huấn về tiếng dân tộc cho giáo viên miền núi. Đặc biệt đề xuất với Bộ
Giáo dục và dào tạo về chương trình dạy học phù hợp hơn về dung lượng

kiến thức, đưa thêm những kiến thức về địa phương các dân tộc để giáo dục
tinh thần tự hào và giữ gìn những giá trị tốt đẹp của đồng bào các dân tộc
miền núi Thanh Hóa chúng ta. Tôi cũng mong rằng Trường THCS DTNT
Mường Lát chúng tôi sẽ được quan tâm hơn nữa về cả tinh thần cũng như
được tạo điều kiện về vật chất để có một mơi trường giáo dục đầy đủ để các
em có điều kiện và cơ hội được học tập, rèn luyện trở thành những người con
có ích cho núi rừng cho bản làng.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 9 tháng 4 năm 2017
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan
đây là SKKN của mìnhviết
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Trương Hồng Phương

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Trọng Lạc (1999). Phong cách học tiếng Việt. NXB Giáo dục.
2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Tóa (2001), Phương pháp dạy học
tiếng Việt. NXB Giáo dục.
3. Vụ giáo dục dân tộc, Chương trình phát triển giáo dục trung học, Trường Đại
Giáo dục (2012) Tư vấn tâm lí học đường. Hà Nội.
4. Trần Trí Dõi, Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh
phía Bắc Việt Nam. NXB ĐHQG Hà Nội 2004.
5. Trần Trí Dõi và Nguyễn Văn Thiện (2001), Tính thực tiễn trong chính sách
giáo dục ngơn ngữ của Đảng và Nhà nước ta đối với vùng dân tộc thiểu số,

Ngơn ngữ và đời sống, Số 10(72).
6. Hồng Văn Hành (1994), Mấy vấn đề về giáo dục ngôn ngữ và phát triển văn
hóa ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của Việt Nam hiện nay, Ngôn ngữ, Số
3.
7. Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQG, HN.
8. GS.TS. Nguyễn Đức Tồn (2015), Đặc trưng văn hóa-dân tộc của ngơn ngữ tư
duy, NXB Khoa học xã hội.
9. Lý Seo Chúng (2007) Tài liệu dạy và học tiếng H’Mông, Nxb giáo dục.
10. Thào Seo Sinh (1999) Từ điển Việt – Mơng,  Nxb giáo dục.
11. Trần Đình Sử (2011), Giáo trình Lí luận văn học Tập I, II, NXB Đại học Sư
phạm.
12. Phạm Toàn, Nguyễn Trường (1978), Phương pháp dạy tiếng Việt cho học
sinh dân tộc, Nxb Giáo dục.
13. Lê A, Mông Ký Slay, Đào Nam Sơn, Đào Ngọc (1993), Phương pháp dạy
tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học, Hà Nội.
14. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Hương (2001)., Một số vấn đề
đổi mới phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt, NXB Giáo dục .

20


15. Nguyễn Văn Hạnh(2012) , Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB
Giáo dục Việt Nam.
16. Lê Bảo, Hà Minh Đức, Đỗ Kim Hồi (2006) , Giảng văn văn học Việt Nam,
NXB Giáo dục.
17. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà
Nội.
18. Nguyễn Đức Khuông (2005), Tác giả tác phẩm văn học Việt Nam trong con
mắt người nước ngoài, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
19. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ

văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Trịnh Quốc Tuấn (1998), Tiếp cận văn chương, NXB Thanh Hóa.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trương Hồng Phương
Chức vụ và đơn vị công tác:
- Giáo viên Ngữ văn
- Trường THCS DTNT Mường Lát
TT

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại

Năm học
đánh giá xếp
loại

Vai trò của giáo viên chủ
1.


nhiệm với việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh ở

Cấp Phòng

A

2012 - 2013

Cấp Tỉnh

B

2012 - 2013

Cấp Phòng

B

2015 - 2016

trường Nội trú Mường Lát
Vai trò của giáo viên chủ
2.

nhiệm với việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh ở
trường Nội trú Mường Lát.
Một vài kinh nghiệm dạy học


3.

môn ngữ văn cho học sinh
dân tộc ở trường nội trú
Mường Lát.

22


23



×