Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tăng cân trong thời gian mang thai pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.57 KB, 5 trang )

Tăng cân trong thời gian mang thai


Vợ tôi mang bầu. Vậy thì tăng cân như thế nào là bình thường và xin cho
biết chế độ ăn uống, vận động hợp lý cho bà bầu. (Bùi Văn Khắc)
Trả lời:
Từ khi mang thai đến lúc sinh con, cơ thể phải chịu nhiều thay đổi. Mỡ tích
tụ khắp nơi, da mất sự đàn hồi, cơ không săn chắc. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo
lắng vì tất cả sẽ đâu lại vào đấy nếu có phương pháp hợp lý.
Hãy tạm ngừng các chế độ ăn kiêng và chấp nhận lên cân: Việc lên cân
trong thời gian mang thai là cần thiết, nhưng phải dần dần: rất ít trong ba tháng
đầu tiên, 2,5-3 kg cho đến tháng thứ 5, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 7 là 3,5-4 kg
và khoảng 4,5-5 kg cho đến lúc sinh. Số cân trung bình tăng 10-12 kg.
Tăng khẩu phần ăn nhiều năng lượng. Không nói đến chuyện ăn cho hai
người, nhu cầu của phụ nữ mang thai thậm chí còn lên đến 2.000 - 2.200 kcal/ngày
vào thời điểm đầu, tăng lên 2.500 kcal/ngày sau đó.
Vào đầu thai kỳ, nguồn năng lượng này được dự trữ dưới dạng protein và
mỡ. Sau đó, nó được sử dụng cho việc phát triển ngực, tử cung và lượng máu cung
cấp cho thai nhi.
Coi chừng lên cân quá nhiều:Tùy theo hình thể của bạn khi bắt đầu mang
thai, sự tăng cân trong quá trình mang thai sẽ không giống nhau. Nếu bạn là người
gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg và
nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg.
Vì vậy, nếu bạn là người “tròn trịa” trước đó thì có thể giảm nguồn cung
cấp thực phẩm; thay vì 2.500 kcalo, chỉ nên bổ sung 1.800 kcalo/ngày, nhất là
trong những tháng cuối, đồng thời giảm chất béo và đường, tuyệt đối không nên ăn
vặt.



Tình trạng lên cân nhiều trong thời gian mang thai không phải là không


nguy hiểm. Vì một bà mẹ quá nặng cân sẽ có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao và
tiểu đường, đẻ khó, sau đó phát triển thành bệnh béo phì rất khó chữa. Trong thời
gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng
một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói.
Hơn bao giờ hết, chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp
dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây
dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ
và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.
Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ
cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân
mềm, thịt đỏ, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng).
Để rõ ràng hơn, 2.500 calo hằng ngày mà bạn cần tương đương với: 500 ml
sữa, 2 hộp sữa chua, 50g pho mát, 200 g thịt, 250 g bánh, 200 g khoai tây, 200 g
rau xanh, 300 g trái cây, 20 g bơ, 15 g dầu và 35 g đường. Cuối cùng đừng quên
uống thật nhiều nước.
Đừng bỏ thể thao:Chú ý những môn thể thao nhiều nguy cơ. Nguy hiểm
đầu tiên có thể xảy ra với phụ nữ mang thai chơi thể thao là ngã và chấn thương, vì
vậy nên tránh các hoạt động mạnh. Các môn thể thao đồng đội, đấu tay đôi, cưỡi
ngựa cần phải dừng ngay khi bắt đầu mang thai. Điền kinh vào tháng thứ hai,
tennis, đạp xe, gôn vào tháng thứ năm...
Thể thao và mang thai không phải là không hợp nhau, ngược lại, hoạt động
thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế một vài khó chịu khi mang thai (đau lưng,
giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút...) và chuẩn bị cho việc sinh nở.
Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp
săn chắc và làm mềm các khớp), đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi
thở và cải thiện tiêu hóa). Nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh
theo thông tin này)

×