Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Mot so bien phap giup hoc sinh hoc tot phan mon taplam van lop 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.08 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tên đề tài :. MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 I. Đặt vấn đề : Dạy học môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản về “Nghe - nói - đọc - viết”. Đối với môn Tiếng Việt, các phân môn đều có vai trò tương tác hỗ trợ lẫn nhau, học phân môn này góp phần học tốt phân môn kia và ngược lại. Trong đó, phân môn Tập làm văn là môn học có tính tổng hợp cao.Qua tiết học Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng được một văn bản : đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức rất quan trọng.Thông qua đó hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói, viết) ở nhiều thể loại khác nhau. Do vậy, yêu cầu học sinh phải có vốn kiến thức về ngữ liệu văn học (vốn từ có văn hoá). Học sinh Tiểu học (học sinh lớp 3) ngoài vốn kiến thức sẵn có từ thực tiễn (vốn từ này chưa được trau chuốt gọt giũa) và vốn từ các em được tiếp nhận qua các môn học khác, các em còn được cung cấp từ qua môn Tiếng Việt (Tập đọc ; Luyện từ và câu…). Đó là vốn từ vô cùng quý giá nếu chúng ta biết cách khai thác, vận dụng. Qua nhiều năm được lãnh đạo phân công, giao nhiệm vụ giảng dạy khối lớp 3, bản thân tôi nhận thấy học sinh còn nhiều hạn chế trong phân môn Tập làm văn. Học sinh thường đọc lại bài viết đã chuẩn bị trước hoặc nói lại ý của bạn. Và điểm bài làm thường thấp hơn so với các phân môn khác. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này chính là do bài Tập làm văn của các em còn rời rạc, khả năng dùng từ, liên kết câu còn hạn chế. Để góp phần khắc phục tình trạng trên đây, trong quá trình giảng dạy, tôi đã rất quan tâm nghiên cứu, thực hiện các giải pháp để nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn. Từ trong quá trình tổ chức thực hiện, ứng dụng có kết quả, bản thân tôi đã tổng kết thành đề tài : “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 3.” * Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 3A trường Tiểu học Số 1 Nam Phước. * Phạm vi nghiên cứu : - Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 3. - Các nội dung và biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn. Trọng tâm là các biện pháp vận dụng các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc ; Luyện từ và câu, Tập làm văn ở những năm học trước..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II.Cơ sở lí luận : Môn Tập làm văn ngoài việc trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh, nó còn góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gic, tư duy trừu tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Để đạt được mục tiêu này, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ được quan niệm : Muốn học có kết quả môn Tập làm văn thì học sinh phải chịu khó tập dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, v.v... nhiều lần. Chú ý sửa đi sửa lại câu văn, đoạn văn đã viết. Bản thân giáo viên cũng cần kiên trì hướng dẫn học sinh luyện tập và giúp các em sửa chữa kịp thời các sai sót. Đây cũng chính là cơ sở để thực hiện các biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 3. III. Cơ sở thực tiễn : Qua phân tích chất lượng phân môn Tập làm văn ở bài khảo sát đầu năm, tôi tìm hiểu và biết được các em yếu môn này là do nhiều nguyên nhân : Học sinh chưa có hứng thú khi học văn. Các em còn yếu chính tả. Học sinh ít đọc sách báo nên vốn từ ít, dẫn đến hành văn không trôi chảy, câu văn lủng củng, rườm rà, ý diễn đạt rời rạc do chưa biết liên kết câu. Đa số các em viết câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Dùng dấu câu không đúng làm cho người đọc hiểu sai hoặc hiểu không hết ý của người viết là muốn thể hiện điều gì ? Kết quả khảo sát đầu năm, lớp tôi có 12 em yếu kém môn Tập làm văn. IV. Nội dung nghiên cứu : Gồm những biện pháp sau : 1. Biện pháp 1 : Dạy học phân môn Tập đọc ; Luyện từ và câu giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn : Các bài Tập làm văn của từng tuần gắn liền với chủ đề, nội dung của bài Tập đọc ; Luyện từ và câu. Tác dụng chủ yếu của những từ ngữ trong từng bài Tập đọc ; Luyện từ và câu được đề cập tới trong từng bài học là giúp học sinh có vốn từ, tìm được ý để tập dùng từ đặt câu, tập viết đoạn văn xoay quanh chủ đề bài học. Trên cơ sở đó, nâng cao trình độ, năng lực sử dụng Tiếng Việt. Điều cần lưu ý ở đây, đối với học sinh lớp 3, dựa vào hệ thống từ ngữ nói trên các em có thể nâng cao, phát triển khả năng từ chỗ dùng từ đặt câu cô lập, trả lời câu hỏi dựa vào câu chuyện, tách rời khả năng liên kết câu ấy thành một đoạn văn, bài văn thuộc thể loại kể chuyện, viết thư, viết đơn, kể lại một buổi sinh hoạt, kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật,… Khi dạy Luyện từ và câu, giáo viên còn nặng về hoàn thành bài tập ngay tại lớp chứ chưa thực sự quan tâm đến việc rèn kĩ năng diễn đạt và củng cố, khắc sâu bài học hôm nay để học sinh vận dụng vào bài văn trong tuần..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bởi vậy, số học sinh trung bình, yếu không có chút “hành trang” để hoàn thành bài Tập làm văn ngay tại lớp hoặc nếu hoàn thành chăng cũng ở mức độ tương đối. Ngoài ra, đối với học sinh lớp 3, vốn từ của các em còn nghèo, học sinh sử dụng từ chưa phù hợp, diễn đạt còn lủng củng. Đa số học sinh chưa biết cách dùng từ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ. Hơn nữa, kiến thức về cuộc sống xung quanh các em còn ít ỏi nên vận dụng hiểu biết trong thực tế để viết đoạn văn, bài văn còn hạn chế. Để học sinh học tốt phân môn Tập làm văn.Tôi đã nghiên cứu, lập kế hoạch dạy học các phân môn Tập đọc ; Luyện từ và câu sát với nội dung, chương trình môn Tập làm văn, cụ thể như sau : a. Tìm hiểu chương trình phân môn Tập làm văn ;Tập đọc ; Luyện từ và câu : Lập bảng thống kê :  Bài Tập đọc kí hiệu ( - )  Bài Luyện từ và câu kí hiệu (+) Tuần 5. Bài Tập đọc ; Luyện từ và câu - Cuộc họp của chữ viết. Trùng với kiểu bài TLV Tổ chức một cuộc họp tổ Kể lại buổi đầu đi học. 8. - Nhớ lại buổi đầu đi học + Buổi lễ mở đầu năm học - Các em nhỏ và cụ già. 9. - Ôn tập. 10. - Thư gửi bà. 11. - Đất quý đất yêu. 12. - Cảnh đẹp non sông. 13. - Vàm Cỏ Đông. 6. 16,17. - Đôi bạn + Kể tên sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn - Âm thanh thành phố. Kể về người hàng xóm mà em quý mến Kể về tình cảm của bố mẹ hoặc của người thân đối với em Viết một bức thư ngắn cho người thân Nói về quê hương hoặc nơi em đang ở Viết một đoạn văn ngắn nói về cảnh đẹp ở nước ta - Viết một bức thư ngắn cho bạn ở một tỉnh miền Nam, miền Bắc, miền Trung Viết một bức thư ngắn (khoảng10 câu) kể về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 18 21,22 23 25. - Ôn tập. Kể về việc học tập của em trong HKI. - Người trí thức yêu nước - Nhà bác học và bà cụ - Nhà ảo thuật - Chương trình xiếc đặc sắc - Hội vật - Hội đua voi ở Tây Nguyên. Kể về một người lao động trí óc mà em biết. Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật Tả lại quang cảnh hoạt động của những người tham gia lễ hội Kể những điều em biết về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn Kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. 26. Tên một số lễ hội, hội, hoạt động trong lễ hội và hội. 27. Ôn tập. Sở dĩ tôi thống kê bài Tập đọc ; Luyện từ và câu theo bài, chủ đề trùng với kiểu bài Tập làm văn học sinh đang và sẽ học là vì tôi muốn các em vận dụng vốn từ ngữ ở một mảng chủ đề nào đó, những mẫu câu mà tôi lồng ghép, tích hợp, những kiến thức trọng tâm để vận dụng vào bài Tập làm văn thật tốt. b. Chọn từ và cách giảng phù hợp, những nội dung cần thiết để vận dụng vào bài Tập làm văn : Như Phó Giáo sư Phan Thiều đã viết “Muốn làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh ta phải giải quyết 2 vấn đề : - Chọn từ ngữ nào để dạy ? - Dạy như thế nào để học sinh nắm được các từ đã học ?” Ngoài những từ ngữ của sách giáo khoa, tôi chọn thêm một số từ ngữ then chốt và liên hệ mở rộng thêm một số nội dung có liên quan đến bài Tập đọc, xoáy sâu vào chủ đề đang học để giải thích nhằm giúp học sinh hiểu nghĩa từ, nắm được nội dung của chủ đề để vận dụng vào bài Tập làm văn. Để giúp học sinh nắm được từ đã học, tôi đã vận dụng 7 cách cung cấp từ cho học sinh : 1- Dùng hình ảnh, tranh vẽ. 2- Dùng động tác. 3- Dùng vật thật, người thật. 4- Tìm từ ngữ trái nghĩa, cùng nghĩa. 5- Đặt câu với từ cần giảng. 6- Dùng ví dụ hoặc nêu tình huống minh hoạ cho từ cần giảng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 7- Định nghĩa theo từ điển. Trong 7 cách giảng từ trên, cách định nghĩa theo từ điển đối với học sinh lớp 3 còn mơ hồ, khó hiểu. Do đó, tôi thường xuyên vận dụng 6 cách còn lại và coi đây là vấn đề quan trọng trong lúc dạy Tập đọc ; Luyện từ và câu. 2. Biện pháp 2 : Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý và đọc bài văn mẫu. Để học sinh hoàn thành tốt bài Tập làm văn, tôi tham khảo các tài liệu nói về việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm áp dụng vào thực tế giảng dạy. Theo Phó giáo sư Phan Thiều nhận định “Giáo viên cần thực hiện phương châm chỉ gợi dẫn học sinh cách làm, chứ không làm thay hoặc khoán trắng, phó mặc cho học sinh”(Trích sách Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học trang 130). Đồng thời để vận dụng phương pháp học mới : “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh”, tôi luôn luôn tổ chức, khuyến khích học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức. Khi thực hiện phần hướng dẫn học sinh làm bài Tập làm văn, tôi tiến hành như sau : Chẳng hạn : Tuần 12 : “Viết thư”. Cho học sinh đọc cá nhân nhiều lần, đồng thanh một lần sau đó thực hiện tiếp các bước : Bước1 : Để xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, tôi vận dụng hình thức “Bút đàm”. (Giáo viên nêu câu hỏi dưới dạng 1 lệnh làm việc, học sinh trả lời bằng cách lấy bút gạch ý chính trong văn bản) (Trích chuyên đề: “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức hoạt động dạy học” của PGD Duy Xuyên). Tôi đưa ra một số câu hỏi để tìm hiểu đề bài như sau : - Đề bài yêu cầu làm gì ? (Viết thư) - Viết cho ai ? - Kết bài em làm gì ? Sau khi học sinh tìm ý xong, tôi yêu cầu học sinh yếu lên gạch chân ở bảng phụ. Nhờ cách làm này mà khắc sâu yêu cầu trọng tâm của đề bài, giúp các em không bị lạc đề. Bước 2 : Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý để giúp học sinh hoàn thành bài Tập làm văn tại lớp. Tôi soạn câu hỏi, câu kể trên bảng phụ như sau : - Giới thiệu người mình định gửi thư. - Người đó quan hệ với em như thế nào ? - Tình cảm của mình đối với người đó ? - Nêu cảm nghĩ của em đối với người đó ? Bước 3 : Đọc đoạn văn mẫu của giáo viên cho học sinh bắt chước..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Như chúng ta đã biết, sự sáng tạo của học sinh Tiểu học được xác định theo 3 mức : bắt chước y nguyên  bắt chước có cải tiến  bắt chước có sáng tạo. Đối với học sinh Tiểu học, mức độ phổ biến là “bắt chước”. Kết hợp với việc vận dụng chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn”của bộ phận Tiểu học Duy Xuyên, trước khi cho học sinh làm bài, tôi đọc chậm đoạn văn, bài văn mẫu, học sinh nghe và ghi lại những từ hay, then chốt. Sau đó, học sinh vận dụng vào viết đoạn văn. (Tuỳ khả năng của từng đối tượng học sinh mà việc “nhặt từ” từ văn mẫu của giáo viên thể hiện ở các mức độ khác nhau như tôi đã trình bày ở trên). Với cách hướng dẫn đó, tất cả học sinh đều hoàn thành bài tập ngay tại lớp. Ngoài ra, với số học sinh khá, giỏi, tôi gợi ý cho các em viết câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hoá, biết cách dùng từ gợi tả, gợi cảm để đoạn văn, bài văn thêm sinh động, gợi cảm. 3. Biện pháp 3 : Tổ chức trò chơi Tâm lí học sinh Tiểu học thích “học mà chơi, chơi mà học”. Vì thế, tôi thường xuyên tổ chức trò chơi cho các em nhằm tạo sự hứng thú trong học tập. Qua đó , củng cố, khắc sâu kiến thức bài học đồng thời giúp học sinh ghi nhớ một cách tích cực hơn. Tuỳ hình thức trò chơi, tôi bố trí vào một thời điểm thích hợp trong tiết học. Tuy nhiên, phần lớn các trò chơi tôi thường tổ chức ở phần củng cố. Ví dụ : Bài : Viết về cảnh đẹp đất nước.(tuần 12) Giáo viên ghi một số từ, cụm từ trên tấm bìa, xếp lộn xộn. Hót líu lo / mấy chú chim / trong tán lá / ẩn mình. Màu xanh sáng / những lá già / còn những lá non / màu xanh đậm. Yêu cầu học sinh lên xếp tạo thành câu đúng, phù hợp. Giáo viên gọi 8 em chia thành 2 nhóm lần lượt lên xếp, mỗi em xếp một tấm bìa, mỗi nhóm 4 em xếp được 1 câu. Nhóm nào xếp đúng, nhanh nhóm đó thắng cuộc. Như vậy, thông qua trò chơi này, học sinh có thêm vốn kiến thức (ít nhất được 2 câu văn mẫu để làm tư liệu) góp phần làm giàu vốn kiến thức về văn học cho học sinh. - Mấy chú chim ẩn mình trong tán lá hót líu lo. - Những lá già màu xanh đậm còn những lá non màu xanh sáng. 4. Biện pháp 4 : Chấm chữa bài. Khi học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt, tôi yêu cầu một em lên bảng làm để có cơ sở cả lớp cùng chữa bài. Tôi hướng dẫn học sinh chấm bài của bạn làm trên bảng để cả lớp rút kinh nghiệm. Khi nhận xét bài làm của bạn, học sinh thường nhận xét một cách chung chung mà học sinh nào cũng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> có thể nói được, đại khái như : Bài văn của bạn hay; Bài văn diễn đạt trôi chảy; Bài văn của bạn có tính sáng tạo; Bài văn có ý, diễn đạt hay…Để phát huy tính tích cực, động não hoạt động của học sinh, ngoài những câu hỏi gợi mở chung về yêu cầu của bài làm văn, tôi tập cho học sinh nhận xét bài của bạn một cách cụ thể hơn ví dụ như : - Bài văn sử dụng từ hay là hay chỗ nào ? Từ nào hay ? - Bài văn hay là hay chỗ nào ? Đoạn nào hay ? Đọc cho các bạn nghe ! - Sai về dùng từ, từ đó là từ nào ? Sửa lại như thế nào ? - Bài văn lủng củng, là lủng củng chỗ nào? Sửa lại như thế nào?... Sau đó, tôi gợi ý vài em đọc bài của mình để giáo viên và cả lớp cùng nhận xét sửa sai. Số bài còn lại, giáo viên sẽ chấm và phát ra cho học sinh ở buổi học tăng dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Khi chấm bài, tôi đã vận dụng 7 quy ước chấm bài mà chuyên đề của Phòng giáo dục quy định : - Sai chính tả gạch chân cả chữ ( _ ) - Dùng từ sai khoanh tròn ( 0 ) - Chỗ cần có dấu phẩy làm dấu sổ ( / ) nếu thiếu từ móc sót () - Thiếu dấu chấm cũng làm dấu sổ ( / ) và đồng thời gạch chân chữ đầu câu kế tiếp vì không viết hoa. - Chỗ cần xuống dòng thì dùng 2 dấu sổ ( // ) - Dùng từ chính xác, hay đóng khung - Câu hay !{…}! Câu lủng củng ?{…}? Vì học sinh đã nắm được các quy ước chấm bài của giáo viên nên khi nhìn thấy các kí hiệu này, học sinh nhận ra ngay các lỗi sai của mình và biết cách sửa lại cho đúng. V. Kết quả nghiên cứu : Từ đầu năm học đến hết giai đoạn 3.Tôi kiểm tra lấy điểm 3 bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đối với 3 bài kiểm tra này, tôi cho học sinh nêu yêu cầu trọng tâm của đề bài rồi tự vận dụng những hiểu biết của các tiết trước để làm bài. Cả 3 đề này có thể nói là tổng hợp các kiến thức đã học trong các bài Tập đọc ; Luyện từ và câu nên học sinh hoàn thành tốt và giáo viên dễ dàng đánh giá kết quả học tập của học sinh. VI. Kết luận : Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi thường xuyên nghiên cứu và chuẩn bị kĩ lưỡng cho từng tiết dạy. Nhờ vậy, kết quả mang lại rất khả quan. 1. Đối với giáo viên :.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nhờ chuẩn bị chu đáo tiến trình lên lớp của tiết dạy nên tôi cảm thấy tự tin hơn, khắc phục được những hạn chế của giáo viên khi đứng lớp. Và rèn được cho giáo viên kĩ năng, kĩ xảo dạy học môn Tiếng Việt. 2. Đối với học sinh : Cách hướng dẫn thường xuyên của giáo viên sẽ tạo ra con đường mòn trong bộ não của các em, giúp các em hình thành được những kĩ năng đọc kĩ đề, xác định yêu cầu trọng tâm. Nhờ thực hiện các biện pháp nêu trên, học sinh có kĩ năng sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm để diễn đạt những câu văn sinh động. Các em có khả năng viết đoạn văn khá hơn trước. Đối với một số em trung bình, khá, giỏi, bài viết ngày càng giàu hình ảnh so sánh, nhân hoá. Kết quả cụ thể như sau : Tuần 12 16 26. Điểm 9-10 16,6 20,9 29,2. Điểm 7-8 27,0 33,3 41,6. Điểm 5-6 35,7 29,2 29,2. Điểm 3-4 20,7 16,6 /. VII. Đề nghị : 1. Đối với giáo viên : - Giáo viên phải thường xuyên xem bảng thống kê từng bài học theo chủ đề để chuẩn bị tốt các khâu : chọn thêm từ giải nghĩa, liên hệ mở rộng nội dung. - Khi soạn hệ thống câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu. - Giáo viên phải thường xuyên chấm bài để giúp các em sửa sai kịp thời. 2. Đối với học sinh : - Cần nắm vững 7 quy ước chấm bài của giáo viên để biết lỗi sai của mình mà tự sửa. Trên đây là những biện pháp mà tôi đã nghiên cứu thực hiện để giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn Tập làm văn. Chắc hẳn sẽ còn nhiều điều cần được bổ khuyết. Kính mong nhận được sự góp ý của Hội đồng NCKH để đề tài được hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !. Tác giả.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nguyễn Thị Oanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc - Luyện từ và câu, Tập làm văn (Phòng GD và ĐT Duy Xuyên) 3.Phan Thiều - Lê Hữu Tỉnh - Dạy học Từ ngữ ở Tiểu học - NXB Giáo dục2002 2.Tạ Đức Hiền - Cảm thụ Văn Tiểu học 3 - NXB Hà Nội - 2005 4. Vũ Khắc Tuân - Trò chơi thực hành Tiếng Việt lớp 3- NXB Giáo dục-2004.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> MỤC LỤC Thứ tự các phần I II III IV Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 V VI VII VIII IX X. Tiêu đề từng phần. Trang. Đặt vấn đề Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Dạy học phân môn Tập đọc- luyện từ và câu giúp học sinh học tốt phân môn TLV Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý và đọc bài văn mẫu Tổ chức trò chơi Chấm và chữa bài Kết quả nghiên cứu Kết luận Đề nghị Tài liệu tham khảo Mục lục Phiếu đánh giá, xếp loại SKKN. 1 2 2 2 2 5 6 6 7 7 8 9 10 11.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2009 - 2010 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường Tiểu học số 1 Nam Phước 1.Tên đề tài : Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 3 2. Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Oanh 3. Chức vụ : Giáo viên Tổ chuyên môn : Tổ Ba 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài : a)Ưu điểm : ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. b) Hạn chế : ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 5. Đánh giá, xếp loại : Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường Tiểu học số 1 Nam Phước thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định : (Ký, ghi rõ họ tên) tên) ......................................................... .......................................................... Chủ tịch HĐKH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ ..................................................... ...................................................... II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Duy Xuyên Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Duy Xuyên thống nhất xếp loại : ............... Những người thẩm định : (Ký, ghi rõ họ tên) tên) ......................................................... .......................................................... Chủ tịch HĐKH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ ...................................................... ......................................................

<span class='text_page_counter'>(12)</span> III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại : ............... Những người thẩm định : (Ký, ghi rõ họ tên) ....................................................... ........................................................ Chủ tịch HĐKH (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ........................................................ .........................................................

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×