Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 môn địa lý trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.69 KB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 11 - MƠN ĐỊA LÍ
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc Bằng
SKKN thuộc môn: Địa lí

1


THANH HĨA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU ……………………………….....………………… ………
3
1. Lí do chọn đề tài…………………………..……......………………..
3
2. Mục đích nghiên cứu……………………………….....…….………
3
3. Đối tượng nghiên cứu……………………...…….………...................
4
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….
4
II. NỘI DUNG………………………………….……….......................
4


1. Cơ sở lí luận ……………………………...………....................
4
2. Thực trạng của vấn đề………………………………...…..………...
5
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện………………………....………….
5
4. Kiểm nghiệm……………………....................................................
15
5. Hiệu quả của SKKN..........................................................................
17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.………………………………………
17
1. Kết luận…………………………………. .........................................
17
2. Kiến nghị………………………………….........................................
18
Tài liệu tham khảo........................................................................................... .19
Các đề tài SKKN đã được Sở Giáo dục & Đào tạo đánh giá.......................... 20

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Dạy đội tuyển là một cơng việc khó địi hỏi người giáo viên phải tâm
huyết với nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phải chắc chắn cả về
kiến thức và kĩ năng của toàn khối THPT.
1.2. Đối với học sinh, cần thiết phải có được một đội tuyển các em chắc chắn
về kiến thức và kĩ năng.
1.3. Học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng đa phần là các em theo học

khối A, A1, B và khối D, số học sinh có nguyện vọng v à theo học khối C rất ít.
Không những thế những năm gần đây, một số trường Đại Học, Cao Đẳng, dạy nghề
trước đây thi tuyển là khối C, nhưng nay tổ hợp xét tuyển lại không có bộ mơn Địa
lí. Vì thế, việc lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa lí là rất khó khăn.
1.4. Thi học sinh giỏi Tỉnh của tỉnh Thanh Hóa nhiều năm qua là ở chương
trình khối lớp 12, nhưng từ năm học 2017 – 2018 thi ở khối lớp 11, nội dung thi là
tồn bộ chương trình lớp 10 và lớp 11. Do vậy, việc lập đội tuyển bước đầu cũng có
những trở ngại.
1.5. Học sinh dự thi chọn học sinh giỏi Tỉnh là đối tượng cần thiết vừa rèn
luyện kiến thức, kĩ năng, vừa làm bài thi tự luận nên địi hỏi giáo viên cần có trách
nhiệm cao và thấy được sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức, kĩ năng để vừa
làm tốt bài thi học sinh giỏi, vừa làm các bài thi THPT Quốc Gia đạt điểm cao nhất.
Để chọn được đội tuyển học sinh giỏi bộ mơn Địa lí có chất lượng, thì ngồi
việc động viên thu hút các em tham gia học tích cực, giáo viên dạy còn phải cho
học sinh thấy được ý nghĩa thiết thực của việc nắm vững kiến thức về Địa lí, tạo
thuận lợi cho các em trong tư duy suy nghĩ học những môn học khác, cũng như khả
năng ứng dụng thực tế của bộ mơn. Từ đó học sinh sẽ có quyết tâm cao hơn trong
việc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và thi học sinh giỏi bộ mơn.
Với lí do trên, tơi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Bồi dưỡng học
sinh giỏi lớp 11 mơn Địa lí ở trường THPT Lương Đắc Bằng”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên phải dạy như thế nào để
học sinh đi thi học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt giải và có giải cao.
3


- Khích lệ, cổ vũ phong trào học của học sinh nói chung và nhất là những học
sinh dự thi HSG, tạo điều kiện để học sinh thi THPT Quốc gia sau này có nhiều
thuận lợi.
- Xác định được phương hướng ôn tập cho học sinh, tạo điểm nhấn để học

sinh vượt lên đạt kết quả cao khi tham dự thi đội tuyển HSG mơn Địa lí.
- Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kĩ năng tìm ra phương hướng học bộ mơn
để học sinh u thích học mơn Địa lí hơn nữa.
- Giúp bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp
dạy học bộ môn của mình và có thêm bài học thực tiễn, góp phần đẩy mạnh phong
trào tự học, tự nghiên cứu của giáo viên mơn Địa lí. Tạo đà phát triển cao hơn cho
việc bồi dưỡng đội tuyển HSG những năm tiếp theo.
- Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng đơn vị, cũng
như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp góp ý kiến, nhằm nâng
cao chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo, thực hiện phương châm học
thường xuyên, học suốt đời.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh dự thi HSG lớp 10 và lớp 11 – Trường THPT Lương Đắc Bằng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Rút kinh nghiệm từ bản thân qua nhiều năm giảng dạy bộ mơn Địa lí, cũng
như trực tiếp bồi dưỡng HSG thi cấp Tỉnh.
- Tham khảo kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp trong Tỉnh và trong
Trường của mơn Địa lí và một số bộ mơn khác.
- Nghiên cứu SGK Địa lí lớp 10 và lớp 11, các tài liệu bồi dưỡng khác.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và nhất là học sinh giỏi dự thi cấp
Tỉnh môn Địa lí địi hỏi sự chắc chắn về kiến thức và kĩ năng của giáo viên, sự kiên
trì và linh hoạt trong xử lí kiến thức. Giáo viên ln phải tìm tịi, nghiên cứu kiến
thức bộ mơn và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
1.2. Bồi dưỡng HSG cần có nghệ thuật trong giảng dạy để hấp dẫn học sinh
tích cực học tập, nghiên cứu và có ý chí vươn lên quyết tâm đạt thành tích cao.

4



1.3. Bồi dưỡng cho học sinh kiến thức và phương pháp làm bài, phương pháp
tự học, tự nghiên cứu. Từ đó thúc đẩy phong trào thi đua học tập của các em, tăng
cường trao đổi kinh nghiệm học giữa các em trong đội tuyển, cùng giúp nhau để cả
đội dự thi có kết quả cao nhất.
1.4. Nhiều năm qua, việc bồi dưỡng HSG Tỉnh của bộ mơn Địa lí trường
THPT Lương Đắc Bằng luôn đạt kết quả khá cao. Tuy nhiên, để có được thành tích
cao bền vững cần phải có sự phối hợp giữa các giáo viên trong tổ về bồi dưỡng
HSG, sự quan tâm sát sao và các biện pháp chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Ban
giám hiệu, cùng với sự động viên của các đoàn thể khác trong nhà trường. Kết quả
thi HSG phụ thuộc chặt chẽ vào việc chọn được đối tượng học sinh có chất lượng
về kiến thức, có nghị lực vươn lên trong học tập, tránh bỏ sót những học sinh có
khả năng tốt hơn do nguyên nhân chủ quan.
Từ kinh nghiệm của bản thân và thực tế ở trường, tôi mạnh dạn đưa ra sáng
kiến kinh nghiệm về : “Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 mơn Địa lí ở trường
THPT Lương Đắc Bằng”
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Với phương pháp bồi dưỡng HSG mơn Địa lí ở trường tơi đã đang áp
dụng, giúp học sinh tích cực tham gia thi chọn đội tuyển HSG trường để tạo nguồn
cho thi chọn đội tuyển HSG Tỉnh.
2.2. Cách thức chọn đội tuyển HSG, phương pháp giảng dạy theo chuyên đề,
phương pháp luyện thi của nhà trường và của bộ môn đã giúp học sinh tự tin trong
học tập, nghiên cứu, trong dự thi và đã đạt kết quả khả quan.
2.3. Phương pháp bồi dưỡng HSG mơn Địa lí cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
học sinh áp dụng vào học tập, nghiên cứu những mơn học khác và đạt kết quả cao
cho kì thi THPT Quốc Gia.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1. Giải pháp
Mỗi mơn học trong trường THPT có những đặc trưng riêng về phương pháp
cũng như kĩ năng làm bài. Qua thực tiễn bồi dưỡng HSG nhiều năm, nhất là bồi

dưỡng HSG lớp 11 dự thi cấp Tỉnh năm học 2017 – 2018 của trường THPT Lương
Đắc Bằng, tôi đã rút ra được các bước tiến hành như sau:
* Bước 1: Thành lập đội tuyển HSG lớp 11
5


- Yêu cầu phải thành lập đội tuyển ngay từ cuối năm học lớp 10, đó là những
học sinh có nhận thức đúng đắn và ham học tập môn Địa lí hơn những học sinh
khác.
- Chọn được học sinh là khâu đầu tiên, là hạt nhân nòng cốt cho đội tuyển.
Chọn được học sinh có chất lượng học tập tốt sẽ thuận lợi cho việc bồi dưỡng. Từ
đó giáo viên có điều kiện phát huy các thế mạnh về phương pháp bồi dưỡng và kiến
thức cần truyền đạt cho học sinh. Nếu chọn học sinh không chuẩn, sẽ dẫn đến giáo
viên dù có phương pháp tốt, kiến thức chuẩn nhưng học sinh bị ràng buộc, khơng
đam mê, từ đó dẫn đến kết quả khơng cao.
* Bước 2: Khi đã có đội tuyển HSG , giáo viên cần kiểm tra chặt chẽ học sinh tham
gia đội tuyển từ các giờ chính khóa ở lớp đến kiểm tra kiến thức, kĩ năng học bài ở
nhà. Giáo viên cần có sổ theo dõi ghi chép đánh giá từng phần cụ thể kế hoạch đã
đạt được, mặt hạn chế của học sinh đã lựa chọn. Từ đó tìm cách tháo gỡ dần những
tồn tại của các em. Đánh giá thường xun và có thơng báo chi tiết cụ thể bằng việc
chấm bài và trả bài cho học sinh trong đội tuyển.
* Bước 3: Lập kế hoạch học tập và ôn thi theo từng giai đoạn.
- Cuối năm học lớp 10, thành lập đội tuyển là 10 học sinh. Đây là những học
sinh được thi khảo sát và chọn từ những em yêu thích và có khả năng học được
mơn Địa lí của tồn khối 10.
- Sau khi có đội tuyển là 10 học sinh, tổ bộ môn lập kế hoạch cho các em tự
ôn thi trong hè, kết hợp những giáo viên có học sinh trong đội tuyển cũng có kế
hoạch bồi dưỡng kiến thức và phương pháp học cho các em trong dịp nghỉ.
- Đầu năm học lớp 11 (khoảng tháng 9), tổ chức thi chọn lấy 8 học sinh để
tiếp tục ôn luyện.

- Từ tháng 9 đến hết tháng 12, cần thiết phải ơn luyện cho các em được tồn
bộ chương trình lớp 10 và học kì I lớp 11. Trong thời gian này, tôi đã chia ra theo
từng chuyên đề để ôn tập. Sau mỗi chuyên đề, kiểm tra, đánh giá từng học sinh, rút
kinh nghiệm trong việc học và làm bài thi. Đề kiểm tra và đáp án được cả nhóm
chun mơn góp ý, xây dựng và hồn thiện. Mỗi giáo viên trong nhóm chun mơn
đều có trách nhiệm và tích cực ra đề cương ơn tập, đề kiểm tra, đáp án và chấm sửa
bài cho học sinh.

6


- Đầu tháng 1 năm sau, tiếp tục thi chọn đội tuyển lần 3, chọn 5 học sinh
chính thức ơn tập để dự thi HSG cấp Tỉnh vào tháng 3 hàng năm. Trong giai đoạn
này, ôn tập lại kiến thức cơ bản một cách chắc chắn về nhận biết và thông hiểu, kết
hợp ôn tập vận dụng thấp, vận dụng cao. Mỗi tuần ít nhất phải cho các em được
luyện viết một đề theo đúng cấu trúc và chương trình thi. Sau khi viết bài xong, thu
bài và phát đáp án cho học sinh tham khảo. Giáo viên tích cực chấm điểm, sửa bài
và trả bài ngay trong buổi học tiếp theo. Từ đó tạo động lực cho học sinh tích cực
hơn trong học tập, đặc biệt các em cũng biết được khả năng đúng của bản thân để
phát huy những ưu điểm và khắc phục tồn tại.
3.2. Tổ chức thực hiện:
3.2.1. Thời gian ôn tập trong hè lớp 10 sang lớp 11:
* Về kiến thức lí thuyết:
Lập đề cương ôn tập và các câu hỏi ôn tập theo chương trình sách giáo khoa 10:
Phần một: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Câu 1: Nêu khái quát về vũ trụ, hệ Mặt trời, Trái Đất trong hệ Mặt trời.
Câu 2: Trình bày các chuyển động chính của Trái Đất.
Câu 3: Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Câu 4: Trình bày hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất.
Câu 5: Trình bày chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

Câu 6: Trình bày sự phân chia các mùa trong năm.
Câu 7: Trình bày nguyên nhân và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo
vĩ độ.
Câu 8: Khơng khí gồm có các thành phần nào? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao
nhiêu ? Nêu vai trị của hơi nước trong khí quyển.
Câu 9: Nêu vai trị của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.
Câu 10: Trình bày các khối khí. Vì sao khối khí XĐ chỉ có một kiểu là khối khí hải
dương?
Câu 11: Trên Trái Đất có mấy dải hội tụ nhiệt đới? Dải hội tụ nhiệt đới khác frong
ở điểm nào?
Câu 12: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên
Trái Đất.
Câu 13: Khí áp là gì? Nêu ngun nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp.
7


Câu 14: Trình bày sự phân bố các vành đai khí áp và các đới gió chính trên Trái
Đất.
Câu 15: Trình bày hoạt động của gió Tây ơn đới và gió Mậu dịch.
Câu 16: Trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió phơn.
Câu 17: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Câu 18: Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất.
Câu 19: Trình bày tình hình phân bố lượng mưa trên Trái Đất theo vĩ độ.
Câu 20: Trình bày vịng tuần hồn nhỏ và vịng tuần hồn lớn của nước trên Trái
Đất.
Câu 21: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sơng.
Câu 22: Phân tích tác động của địa hình tới chế độ nước sông trên thế giới.
Câu 23: Thế nào là sóng biển, sóng thần? Hãy cho biết nguyên nhân tạo ra sóng
biển và sóng thần. Nêu một số hiểu biết của em về sóng thần.
Câu 24: Thủy triều là gì? Nguyên nhân nào sinh ra thủy triều?

Câu 25: Nguyên nhân sinh ra và giải thích các hiện tượng thủy triều trên Trái Đất.
Con người lợi dụng thủy triều để làm gì?
Câu 26: Dịng biển là gì? Nêu qui luật hoạt động của các dòng biển trong các đại
dương. Nêu vai trò của dòng biển trên thế giới.
Câu 27: Đất là gì? Nêu đặc trưng cơ bản của đất. Trình bày vai trị của từng nhân tố
trong q trình hình thành đất.
Câu 28: Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh
quyển khơng? Tại sao? Nêu vai trị của sinh quyển.
Câu 29: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Câu 30: Trình bày ảnh hưởng của con người đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất.
Câu 31: Lớp vỏ địa lí là gì? Nêu thành phần cấu tạo và độ dày của lớp vỏ địa lí.
Câu 32: Trình bày khái niệm, ngun nhân, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của qui
luật về tính thống nhất và hồn chỉnh của lớp vó địa lí.
Câu 33: Trình bày khái niệm, ngun nhân và biểu hiện của qui luật địa đới.
Câu 34: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của qui luật phi địa đới.
Câu 35: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của qui luật đai cao, qui
luật địa ô.

8


Phần hai: ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Câu 1: Thế nào là gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học, gia tăng dân số và tỉ suất gia
tăng tự nhiên?
Câu 2: Nêu khái niệm cơ cấu dân số theo giới, theo tuổi. Ý nghĩa của cơ cấu dân số
theo tuổi?
Câu 3: Trình bày đặc điểm và ý nghĩa các kiểu tháp dân số cơ bản hiện nay trên
thế giới.
Câu 4: Trình bày đặc điểm cơ cấu dân số theo lao động, theo trình độ văn hóa.

Câu 5: Nêu khái niệm về phân bố dân cư. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư trên
thế giới và các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
Câu 6: Nêu khái niệm đơ thị hóa. Trình bày các đặc điểm đơ thị hóa và ảnh hưởng
của đơ thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
Câu 1: Nguồn lực là gì? Nêu sự phân loại nguồn lực. Trình bày vai trò của nguồn
lực đối với phát triển kinh tế.
Câu 2: Nêu KN về cơ cấu kinh tế. Phân biệt các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh
tế.
ĐỊA LÍ NƠNG NGHIỆP
Câu 1: Trình bày vai trị và đặc điểm của ngành nơng nghiệp.
Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp.
Câu 3: Nêu vai trị của cây lương thực. Trình bày đặc điểm sinh thái và sự phân bố
một số cây lương thực chính trên thế giới.
Câu 4: Trình bày vai trị và đặc điểm cây công nghiệp. Nêu đặc điểm sinh thái và
sự phân bố một số cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới.
Câu 5: Nêu vai trò của rừng và tình hình trồng rừng trên thế giới.
Câu 6: Nêu vai trị và đặc điểm của ngành chăn ni.
Câu 7: Nêu vai trị của ngành thủy sản. Trình bày tình hình ni trồng thủy sản trên
thế giới.
ĐỊA LÍ CƠNG NGHIỆP
Câu 1: Trình bày vai trị quan trọng của ngành cơng nghiệp.
Câu 2: Chứng minh vai trị chủ đạo của cơng nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
9


Câu 3: Trình bày đặc điểm của sản xuất cơng nghiệp.
Câu 4: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành
công nghiệp.
Câu 5: Nêu vai trị của cơng nghiệp năng lượng. Phân tích vai trị của cơng nghiệp

khai thác than, khai thác dầu, công nghiệp điện lực.
Câu 6: Nêu đặc điểm, cơ cấu ngành và sự phân bố của ngành công nghiệp điện tử tin học.
Câu 7: Trình bày đặc điểm cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Chứng minh công
nghiệp dệt – may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của CN SX
hàng tiêu dùng.
Câu 8: Nêu vai trò, cơ cấu, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành cơng nghiệp
thực phẩm.
Câu 9: Hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp có vai trị gì? Nêu những đặc điểm
chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp.
ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
Câu 1: Thế nào là ngành dịch vụ? Nêu sự phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch
vụ đối với sản xuất và đời sống xã hội.
Câu 2: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành
dịch vụ.
Câu 3: Trình bày vai trị và đặc điểm ngành giao thơng vận tải.
Câu 4: Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc
xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải.
Câu 5: Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối
với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.
Câu 6: So sánh những ưu điểm và nhược điểm của ngành giao thông vận tải đường
sắt và đường ô tô.
Câu 7: Hãy nêu những ưu điểm và nhược điểm của ngành giao thông vận tải đường
biển và đường hàng khơng.
Câu 8: Thế nào là ngành thương mại? Vai trị của ngành thương mại đối với việc
phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Câu 9: Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới.

10



MƠI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Câu 1: Mơi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?
Câu 2: Mơi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta phải
có biện pháp bảo vệ môi trường?
Câu 3: Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Nêu cách phân loại tài nguyên.
Câu 5: Thế nào là sự phát triển bền vững? Tại sao việc giải quyết vấn đề mơi
trường địi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?
Câu 6: Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế - xã hội khi
giải quyết vấn đề môi trường?
* Về kĩ năng làm bài tập thực hành: Yêu cầu ôn lại các dạng bài tập biểu đồ và
khai thác kiến thức từ các bảng số liệu đã được học.
3.2.2. Thời gian ôn tập từ tháng 9 đến tháng 12: Ôn tập kiến thức lí thuyết lớp 10
và lớp 11 (đến thời điểm thi), đồng thời ôn tập kĩ năng làm bài tập thực hành.
* Thời gian kiểm tra lại kiến thức địa lí lớp 10 là 2 tuần đầu tháng 9, có làm bài viết
để đánh giá chất lượng học tập.
* Thời gian học và ơn tập kiến thức địa lí lớp 11 là 2 tháng tiếp theo (từ giữa tháng
9 đến giữa tháng giữa tháng 11). Câu hỏi ôn tập được xây theo từng bài hoặc
chuyên đề ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp.
Phần một: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Câu 1: Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.
Câu 2: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới.
Câu 3: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của tồn cầu hóa kinh tế. Xu hướng tồn
cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?
Câu 4: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở
nào? Trình bày hệ quả của khu vực hóa kinh tế.
Câu 5: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm
nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
Câu 6: Mơi trường tồn cầu ngày càng bị ơ nhiễm và suy thoái nặng nề, gây nhiều

hậu quả nghiêm trọng, em hãy làm rõ vấn đề trên. Từ đó, liên hệ thực trạng ô
nhiễm môi trường ở Việt Nam.
11


Câu 7: Nêu những cơ hội và thách thức của tồn cầu hóa đối với các nước đang
phát triển.
Câu 8: Trình bày một số nét về khí hậu, cảnh quan, khoáng sản và rừng ở châu Phi.
Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai
thác, bảo vệ tự nhiên?
Câu 9: Trình bày một số vấn đề về dân cư và xã hội châu Phi.
Câu 10: Nêu khái quát về kinh tế của châu Phi. Vì sao phần lớn các nước châu Phi
đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới?
Câu 11: Trình bày một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội của Mĩ La tinh.
Câu 12: Trình bày một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La tinh. Vì sao các nước Mĩ La
tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực
này vẫn cao và tốc độ phát triển kinh tế không đều?
Câu 13: Trình bày những đặc điểm nổi bật của khu vực Tây Nam Á và khu vực
Trung Á.
Câu 14: Nêu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
Câu 15: Tại sao hiện nay khu vực Tây Nam Á được coi là một trong những “điểm
nóng” của thế giới?
Phần hai: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Bài 1: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Câu 1: Trình bày đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì. Hãy cho biết vị trí
địa lí của Hoa Kì có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế?
Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên vùng phía tây, vùng phía đơng, vùng trung
tâm, vùng A-la-xca và Ha-oai của Hoa Kì.
Câu 3: Nêu những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên đối với sản xuất
nông nghiệp của các vùng ở Hoa Kì.

Câu 4: Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với
phát triển nông nghiệp, công nghiệp ở Hoa Kì.
Câu 5: Trình bày đặc điểm dân cư Hoa Kì. Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến phát
triển kinh tế của Hoa Kì?
Câu 6: Nêu sự khác biệt về mức độ tập trung CN của vùng Đông Bắc so với với
vùng phía Tây và phía Nam của Hoa Kì. Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
Câu 7: Chứng minh Hoa Kì là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Nguyên
nhân phát triển nền kinh tế cường quốc hàng đầu của Hoa Kì?
12


Câu 8: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành dịch vụ của Hoa Kì. Tại sao
Hoa Kì là nước nhập siêu nhưng vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới?
Câu 9: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp
của Hoa Kì.
Câu 10: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển và phân bố nơng nghiệp của Hoa
Kì.
Bài 2: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Câu 1: Liên minh châu Âu (EU) hình thành và phát triển như thế nào? Trình bày
tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này.
Câu 2: Chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới. Hãy nêu những
tiêu chí mà EU vượt qua cả Hoa Kì và Nhật Bản.
Câu 3: Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thơng trong EU. Vì
sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU?
Câu 4: EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông
vận tải?
Câu 5: Thế nào liên kết vùng? Qua ví dụ liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ, hãy cho biết
ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu.
Bài 3: LIÊN BANG NGA
Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên

thiên đối với sự phát triển kinh tế của Liên bang Nga.
Câu 2: Đặc điểm dân cư của Liên bang Nga có những thuận lợi và khó khăn gì cho
việc phát triển kinh tế?
Câu 3: Trình bày chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga và những thành tựu đạt
được sau năm 2000.
Câu 4: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển các ngành kinh tế của Liên bang
Nga.
Câu 5: Nêu đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế quan trọng của Liên bang
Nga.
Bài 4: NHẬT BẢN
Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.

13


Câu 2: Nêu đặc điểm về dân cư Nhật Bản. Các đặc điểm đó có tác động như thế
nào đến nền kinh tế - xã hội Nhật Bản?
Câu 3: Trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.
Câu 4: Chứng minh rằng Nhật Bản có nền cơng nghiệp phát triển cao. Tại sao các
trung tâm công nghiệp của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam – ven
Thái Bình Dương?
Câu 5: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành dịch vụ ở Nhật Bản.
Câu 6: Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện
tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?
Câu 7: Nêu đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản.
Bài 5: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đơng và
miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
Câu 2: Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc. Chính sách dân số đã tác

động đến dân số Trung Quốc như thế nào?
Câu 3: Nêu khái quát kinh tế Trung Quốc.
Câu 4: Trình bày kết quả hiện đại hóa cơng nghiệp của Trung Quốc. Nêu những
nguyên nhân quan trọng đưa đến kết quả đó.
Câu 5: Trình bày những biện pháp và kết quả hiện đại hóa nơng nghiệp của Trung
Quốc. Vì sao sản xuất nơng nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền
Đơng?
Phần 3: ƠN TẬP KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP THỰC HÀNH
(Một số bài tập ở phần phụ lục)
- Xác định dạng biểu đồ: Ôn tập lại cho học sinh các dạng biểu đồ thường thi HSG
như: BĐ hình cột, biểu đồ hình trịn, biểu đồ miền, biểu đồ đường biểu diễn (đồ
thị), biểu đồ kết hợp. Nhắc lại các dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, mỗi dạng biểu đồ
cho học sinh làm ít nhất 2 ví dụ.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ: Các thao tác xử lí số liệu, chia tỉ lệ giá trị, cơ cấu, khoảng
cách năm (nếu có), ghi số liệu trên biểu đồ, tên biểu đồ, đảm bảo tính khoa học và
mĩ thuật,...
- Nhận xét biểu đồ và giải thích: Mỗi dạng bài có phương pháp nhận xét đặc trưng,
nên giáo viên cần hướng dẫn cho các em một cách rõ ràng, khoa học. Giải thích
14


chủ yếu dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của học sinh. Mỗi dạng biểu đồ giáo
viên phải hướng dẫn lại cho học sinh ít nhất một bài.
- Giáo viên soạn các bài tập, giao cho học sinh về nhà làm, sau đó kiểm tra và chấm
sửa cụ thể để các em biết phát huy thế mạnh và khắc phục những tồn tại.
3.2.3. Thời gian ôn tập từ tháng 1 đến thời điểm thi:
- Thời gian này chủ yếu ơn tập tổng hợp lại tồn bộ chương trình cơ bản để củng
chắc chắn về kiến thức, đồng thời đề cập một số câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp và
vận dụng cao.
- Luyện đề, thi thử đúng với yêu cầu của kì thi HSG cấp Tỉnh. Giáo viên đứng

chính đội tuyển, cùng với các giáo viên khác trong nhóm chun mơn ra đề, đáp án,
chấm, sửa, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng bài làm của học sinh.
4. Kiểm nghiệm:
Để kiểm nghiệm tính thực tế và hiệu quả của việc “Bồi dưỡng học sinh giỏi
lớp 11 môn Địa lí ở trường THPT Lương Đắc Bằng” tơi đã xây dựng phiếu điều
tra đối với 03 giáo viên bộ mơn Địa lí, 02 giáo viên bộ mơn Lịch sử , 01 giáo viên
bộ môn Giáo dục công dân đang giảng dạy tại trường và đối với hai lớp 11A9 (lớp
ban khoa học xã hội, sĩ số học sinh: 43) và 10A8 (lớp ban cơ bản, sĩ số học sinh:
38) của trường THPT Lương Đắc Bằng.
4.1. Đối với giáo viên:
Câu 1: Các thầy (cơ) có quan tâm tới việc bồi dưỡng HSG, nhất là bồi dưỡng HSG
đi thi cấp Tỉnh khơng?
a. Khơng quan tâm.
b. Có quan tâm, nhưng cũng ít để ý.
c. Rất quan tâm và mong muốn đóng góp vào thành tích chung của bộ mơn.
Kết quả: a. 0 % ;
b. 0 % ;
c. 100 %.
Câu 2: Các thầy (cô) đã xây dựng kế hoạch bồi dường HSG cho từng khối lớp
chưa?
a. Chưa xây dựng.
b. Muốn xây dựng, nhưng chưa làm được.
c. Đã xây dựng, nhưng còn sơ sài.
d. Đã xây dựng cụ thể theo phân phối chương trình.
Kết quả: a. 0 % ;
b. 0 % ;
c. 0 %. d. 100%
15



Câu 3: Các thầy (cô) đã nắm vững nội dung bồi dưỡng HSG và phương pháp
bồi dưỡng HSG chưa?
a. Chưa rõ lắm
b. Nắm vững, nhưng còn lúng túng khi trực tiếp đứng đội tuyển.
c. Đã nắm vững nội dung và phương pháp bồi dưỡng HSG.
Kết quả: a. 0 % ;
b. 0 % ;
c. 100 %.
Câu 4: Các thầy (cơ) có đồng ý với phương pháp bồi dưỡng HSG Địa lí lớp
11 như trên không?
a. Đồng ý và vận dụng tốt.
b. Không đồng ý
c. Đồng ý, nhưng khả năng thực thi khó.
Kết quả: a. 100 % ;
b. 0 % ;
c. 0 %
Câu 5: Hiệu quả của việc vận dụng phương pháp bồi dưỡng HSG như trên?
a. Không hiệu quả
b. Chắc chắn đạt hiệu quả cao.
c. Có hiệu quả, nhưng khơng cao.
Kết quả: a. 0 % ;
b. 100 % ; c. 0%
4.2. Đối với học sinh:
Câu 1: Các em có quan tâm đến thi HSG cấp Trường và cấp Tỉnh không?
a. Không quan tâm.
b. Bình thường
c. Rất quan tâm.
Kết quả: a. 0 % ;
b. 33,3 % ;
c. 66,7 %;

Câu 2: Khi thầy (cơ) động viên những em có đủ điều kiện dự thi HSG Trường
và dự thi vòng loại vào đội tuyển đi thi Tỉnh em có hứng thú khơng?
a. Khơng hứng thú
b. Rất mong muốn được dự thi.
c. Bình thường
Kết quả: a. 0 % ;
b. 66,7 % ;
c. 33,3%;
Câu 3: Nếu được đứng vào đội tuyển của trường đi thi HSG cấp Tỉnh, em có
quyết tâm học tập để đạt thành tích cao nhất khơng?
a. Khơng .
b. Bình thường.
c. Rất quyết tâm .
Kết quả: a. 0 % ;
b. 0 % ;
c. 100 %;
Câu 4: Các em có tin tưởng vào đội ngũ giáo viên của nhà trường bồi dưỡng
HSG Tỉnh môn Địa lí sẽ đạt kết quả cao khơng?
a. Rất tin tưởng.
b. Bình thường.
c. Khơng tin lắm.
16


Kết quả: a. 100 % ;
b. 0 % ;
c. 0 %;
5. Hiệu quả của SKKN:
Với phương pháp và cách làm trên, tơi thấy học sinh tích cực, chủ động hơn
trong học tập, tự học và nghiên cứu thêm, chịu khó tìm hiểu kiến thức, nắm được

kiến thức tốt hơn, có kĩ năng làm bài tốt. Kết quả thi HSG cấp Tỉnh mơn Địa lí của
trường THPT Lương Đắc Bằng do tôi trực tiếp giảng dạy trong 3 năm học gần đây
luôn đứng trong tốp đầu của Tỉnh:
Năm học 2015 – 2016: có 5/5 học sinh đạt giải, trong đó có 01 giải Nhất, 01 giải
Nhì, 02 giải Ba và 01 giải Khuyến khích.
Năm học 2016 – 2017: có 4/5 học sinh đạt giải, trong đó có 01 giải Nhì, 03 giải
Ba.
Năm học 2017 – 2018: có 4/4 học sinh đạt giải, trong đó có 02 giải Nhất, 01giải
Ba và 01 giải Khuyến khích.
Các thầy cơ giáo trong tổ bộ mơn và trong trường phần lớn đồng ý và tham
khảo phương pháp dạy bồi dưỡng HSG của tôi và đã đạt được thành tích khá cao,
đưa vị trí chất lượng thi đội tuyển HSG Tỉnh của nhà trường luôn trong tốp 8
trường dẫn đầu toàn tỉnh. .
Qua kết quả điều tra, cũng nhận thấy 100% học sinh đã đứng vào đội truyển đi
thi HSG cấp Tỉnh của nhà trường đều rất quyết tâm học tập có chất lượng cao và tự
tin bước vào kì thi.
Xuất phát từ thực tiễn điều tra giáo viên, học sinh và nhất là kết quả thực tế đạt
được, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11
mơn Địa lí ở trường THPT Lương Đắc Bằng”.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Dạy bồi dưỡng HSG nói chung và dạy bồi dưỡng HSG Tỉnh nói riêng là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong việc đào tạo và bồi
dưỡng nhân tài, tạo điều kiện để phát huy năng lực tư duy, sáng tạo, nâng cao chất
lượng học tập, chất lượng nguồn lao động cho tương lai.
Kết quả thi HSG giỏi là một trong những kênh quan trọng khẳng định vị thế
của một nhà trường trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

17



Phương pháp bồi dưỡng HSG phù hợp, kiến thức và nội dung chuẩn, khoa học,
cùng với sự nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên, sự quan tâm và chỉ đạo đúng đắn,
kịp thời của Ban giám hiệu, các đoàn thể đã làm nên thành tích cao cho nhà trường.
Với sáng kiến kinh nghiệm “Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 mơn Địa lí ở
trường THPT Lương Đắc Bằng” tơi chắc chắn rằng sẽ phù hợp được với hầu hết
các môn học, nhất là những môn thuộc ban khoa học xã hội. Với sáng kiến này
chúng tôi sẽ luôn vận dụng và tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.
2. Kiến nghị:
Sở Giáo dục và Đào tạo có thể thơng qua các giáo viên cốt cán bộ môn trong
Tỉnh biên soạn một chương trình bồi dưỡng HSG cấp Tỉnh, cấp Quốc Gia và soạn
mẫu đề thi HSG cấp Tỉnh, cấp Quốc Gia.
Ở các trường THPT sinh hoạt tổ nhóm chun mơn các giáo viên có thể phối
hợp xây dựng nội dung dạy bồi dưỡng HSG chuẩn nhất và ra được bộ đề, đáp án
cho ơn luyện của trường .
Giáo viên Địa lí cần tích cực hơn nữa trong việc sưu tầm các đề thi HSG của
nhiều trường trong tỉnh, trong cả nước. Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu,
biên soạn nội dung và đề, đáp án thi HSG các cấp.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đúc rút từ kinh nghiệm dạy học thực tế của
bản thân, không sao chép nội dung của người khác.
Hoằng Hóa, Ngày 25 tháng 5 năm 2018
Người viết

Nguyễn Thị Thủy
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Sách giáo khoa Địa lí 10.
2. Sách giáo khoa Địa lí 11.
3. Sách giáo viên Địa lí 10.
4. Sách giáo viên Địa lí 11.
5. Sách bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 10 và 11 (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội) – Phạm Văn Đông biên soạn và giới thiệu.
6. Tập bản đồ thế giới (Nhà xuất bản Giáo dục).

19


CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD & ĐT ĐÁNH GIÁ:
Tên đề tài
Sáng kiến

Năm cấp Xếp loại

Vận dụng ca dao tục ngữ
và thơ ca trong dạy học
2017
địa lí tự nhiên Việt Nam
lớp 12
Một số kĩ thuật khai thác
Atlat địa lí Việt Nam 2015
phần địa lí dân cư.
Ơn luyện thi bài: Vấn đề
phát triển ngành thủy sản 2014
và lâm nghiệp.
Một số kĩ thuật xác định
biểu đồ và xử lí bảng số

liệu (Địa lí 12 – THPT)
Phương pháp khai thác
lược đồ, biểu đồ về
những vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam
– Địa lí 12
Phát huy năng lực tích
cực tư duy sáng tạo, suy
luận của học sinh học
Địa lí Việt Nam lớp 12

2010

C

B
C

B

Số, ngày, tháng, năm của quyết định
công nhận, cơ quan ban hành QĐ
Quyết định số 1112/ QĐ-SGD&ĐT,
ngày 18/10/2017
Quyết định số

988/ QĐ-SGD&ĐT,

ngày 03/11/2015
Quyết định số 753/ QĐ-SGD&ĐT,

ngày 03/11/2014
Quyết định số

904/QĐ-SGD&ĐT,

ngày 14/12/2010

Quyết định số 97/QĐ-SGD&ĐT, ngày
2007

C

03/4/2007

Quyết định số 138/QĐKH-GDCN,
2004

Phương pháp giảng dạy
2003
phần thực hành Địa lí 11
Phương pháp giảng bài: 2001
Vị trí địa và tài nguyên
thiên nhiên VN – Địa lí
12.

C

C

ngày 29/6/2004.


Quyết định số 194/QĐ-KHGD, ngày
29/4/2003

C
Quyết định số
15/4/2002.

PHẦN PHỤ LỤC
20

87/GDCN, ngày


I. MỘT SỐ BÀI TẬP
Bài 1: Cho bảng số liệu sau:
GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì năm 1990 và năm 2010
(Đơn vị: Tỉ USD)
Năm
Tổng số
Nông-lâmCông nghiệp
Dịch vụ
thủy sản
và xây dựng
1990
5300
371,0
1325,0
3604,0
2010

14660
132,0
2990,6
11537,4
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực
kinh tế của Hoa Kì năm 1990 và năm 2010.
b. Nhận xét và giải thích về qui mơ và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu
vực kinh tế của Hoa Kì trong giai đoạn 1990 – 2010.
Bài 2: Cho bảng số liệu sau:
Số khách du lịch quốc tế đến và tổng thu từ khách du lịch
ở một số khu vực của châu Á năm 2014
STT
Khu vực
Số khách du lịch quốc tế đến
Tổng thu từ khách du
(nghìn lượt người)
lịch
(triệu USD)
1
Đông Bắc Á
136 276
237 965
2
Đông Nam Á
97 263
108 094
3
Tây Á
52 440
51 566

4
Nam Á
17 495
29 390
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch quôc tế đến và chi tiêu của
khách du lịch ở một số khu vực châu Á năm 2014
b. Qua biểu đồ hãy rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.
Bài 3: Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1990
1995
2000
2004
2010
2015
Xuất khẩu
287,6
443,1
479,2
565,7
769,8
624,8
Nhập khẩu
235,4
335,9
379,5
454,5
692,4

648,3
Cán cân thương 52,2
107,2
99,7
111,2
77,4
-23,5
mại
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của
Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015.
b. Qua bảng số liệu và biểu đồ hãy nhận xét về ngoại thương của Nhật Bản và giải
thích.
Bài 4: Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của thế giới và các nhóm nước,
thời kì 1960 - 2005
(Đơn vị: %)
21


Giai

1960 1965

1975 1980

19851990

19952000

2001 2005


đoạn
Nhóm nước
Phát triển
1,2
0,8
0,6
0,2
0,1
Đang phát triển
2,3
1,9
1,9
1,7
1,5
Thế giới
1,9
1,6
1,6
1,4
1,2
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nhóm
nước so với thế giới.
b. Nhận xét và giải thích.
c. Hiện tượng bùng nổ dân số và già hóa dân số tác động như thế nào đến phát triển
kinh tế và chất lượng cuộc sống?
Bài 5: Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, GDP CỦA NHẬT BẢN, HOA KÌ VÀ THẾ GIỚI
NĂM 2012
Tiêu chí

Nhật Bản
Hoa Kì
Thế giới
2
Diện tích (km )
379.954
9.826.630
149.000.000
Dân số (triệu người)
126,8
313,8
7.046
GDP (tỉ USD)
5.936
16.048
71.670
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh tỉ lệ diện tích, dân số, GDP của Nhật Bản và
Hoa Kì với thế giới năm 2012.
2. Nhận xét, so sánh về các tiêu chí trên của hai nước.
Câu 6: Cho bảng số liệu sau:
GDP của Hoa Kì và một số châu lục năm 2004 và năm 2014 (Đơn vị: tỉ USD)
Năm
2004
2014
Tồn thế giới
40 887,8
76 858,2
Hoa Kì
11 667,8
17 419,0

Châu Âu
14 146,7
21 785,9
Châu Á
10 092,9
25 223,7
Châu Phi
790,3
2 066,6
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của Hoa Kì và một số châu lục so
với thế giới qua các năm.
b. Nhận xét và so sánh cơ cấu GDP của Hoa Kì và một số châu lục so với thế giới
qua các năm.
Câu 7: Cho bảng số liệu sau:
Dân số và GDP của thế giới, EU, Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc năm 2014
Quốc gia/ Khu Thế giới
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
Trung
vực
Quốc
Dân
số
(triệu
7302,1
502,9
318,9
127,1
1364,3

người)
GDP (tỉ USD)
76 858,2
18 514,0
17 419,0
4601,5
10 354,8

22


a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số và GDP của EU, Hoa Kì, Nhật
Bản và Trung Quốc so với thế giới năm 2014.
b. Nhận xét vị trí và vai trị về dân số và GDP của các nền kinh tế mạnh hàng đầu
thế giới.
Câu 8: Cho bảng số liệu sau:
Tình hình phát triển dân sô Trung Quốc, giai đoạn 1995 – 2010
Năm
Tổng số dân
Số dân thành thị trong
Tỉ lệ gia tăng dân
(triệu người)
tổng số dân (triệu người)
số
(%)
1995
1211,2
351,3
1,1
2000

1267,4
458,8
0,8
2005
1307,6
562,3
0,6
2008
1328,0
624,2
0,5
2010
1340,9
669,1
0,5
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số Trung Quốc trong
giai đoạn 1995 – 2010.
b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số Trung Quốc trong giai đoạn
trên.
Câu 9: Cho bảng số liệu sau:
GDP và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1995 – 2014
Năm
1995
2004
2010
2014
GDP (tỉ USD)
697,6
1649,3
5880,0

10354,8
Số dân (triệu người)
1211,0
1299,0
1347,0
1364,3
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/người và số
dân của Trung Quốc giai đoạn 1995 – 2014.
b. Nhận xét và giải thích ngun nhân của sự tăng trưởng đó.
Câu 10: Cho bảng số liệu sau:
GPD phân theo khu vực kinh tế của Trung quốc giai đoạn 1985 - 2014
(Đơn vị: tỉ USD)
Khu vực
1985
1995
2004
2014
Tổng
239,0
697,6
1649,3
10354,8
Nông – lâm – ngư nghiệp
67,9
143,0
239,1
1439,3
Công nghiệp – xây dựng
96,3
340,4

839,5
5136,0
Dịch vụ
74,8
214,2
570,7
3779,5
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực
kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2014.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của
Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2014.
…………………………..

23


II. ĐỀ GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM.
A. ĐỀ BÀI :
Câu I (3,0 điểm)
1. Mùa là gì? Nêu nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa và tác động của sự thay đổi
các mùa đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người.
2. Nêu qui luật hoạt động của của các dòng biển trong các đại dương. Nêu ảnh
hưởng của dịng biển đến khí hậu vùng ven bờ nơi nó đi qua.
Câu II (4,0 điểm)
1. Trình bày vai trị quan trọng của ngành giao thơng vận tải. Tại sao nói : Để phát
triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước ?
2. Phân tích các đặc điểm của ngành sản xuất nơng nghiệp. Theo em đặc điểm nào
là quan trọng nhất ?
Câu III (4,0 điểm)
1. Trình bày các biểu hiện chủ yếu của tồn cầu hóa kinh tế. Vì sao xu hướng tồn

cầu hóa ngày càng phát triển mạnh và tồn cầu hóa kinh tế làm gia tăng khoảng
cách giàu nghèo?
2. Nêu một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La Tinh. Tại sao nói: « Mĩ La tinh là vùng
đất rất được thiên nhiên ưu đãi » ?
Câu IV (3,0 điểm)
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật
Bản đối với phát triển kinh tế.
2. Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc. Chính sách dân số tác động
đến dân số Trung Quốc như thế nào?
Câu V (6,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ CÁC NGÀNH KINH TẾ TRONG GDP CỦA HOA KÌ
GIAI ĐOẠN 2004 – 2014
(Đon vị: tỉ USD)
Năm
Nơng-lâm-thủy sản
Cơng nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
2004
105,0
2298,5
9264,0
2006
112,1
2553,3
9789,6
2010
132,0
2990,6
11537,4

2014
139,3
3274,8
14004,9
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế trong
GDP của Hoa Kì giai đoạn 2004 - 2014.
2. Qua đó nhận xét và đánh giá vai trị của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP của
Hoa Kì.
……………..HẾT……………

24


B. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Ý
Nội dung
Điểm
1 Mùa là gì? Nêu nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa và tác động của
1,5
sự thay đổi các mùa đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và
đời sống con người.
- Khái niệm: Mùa là một phần thời gian của năm nhưng có những đặc điểm 0,5
riêng về thời tiết và khí hậu
- Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa: Do trục Trái Đất nghiêng với mặt 0,5
phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi
phương trong khơng gian nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời,
có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian
chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi
trong năm.
- Tác động của sự thay đổi các mùa đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động

sản xuất và đời sống con người:
+ Tạo nên nhịp điệu mùa của cảnh quan thiên nhiên (thiên nhiên khác nhau 0,25
giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông).
+ Hoạt động sản xuất và đời sống của con người phải thích hợp với các mùa 0,25
(Ví dụ: mùa gieo trồng và thu hoạch các loại nông sản…)
I
2 Nêu qui luật hoạt động của của các dòng biển trong các đại dương. Nêu
1,5
ảnh hưởng của dịng biển đến khí hậu vùng ven bờ nơi nó đi qua.
* Qui luật hoạt động của của các dòng biển trong các đại dương :
1,0
- Các dịng biển nóng thường phát sinh ở hai bên XĐ, chảy về hướng tây, 0,25
gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.
- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 – 400 thuộc khu vực 0,5
gần bờ đơng của đại dương rồi chảy về phía XĐ, cùng với dịng biển nóng
tạo thành những vịng hồn lưu trên các đại dương ở từng bán cầu. Ở vĩ độ
thấp hướng chảy của các vịng hồn lưu ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng
hồ, ở bán cầu Nam theo chiều ngược lại.
- Ở bán cầu Bắc còn có những dịng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men 0,25
theo bờ tây các đại dương chảy về phía XĐ.
Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dịng biển đổi chiều theo mùa
Các dịng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương.
* Ảnh hưởng của dịng biển đến khí hậu vùng ven bờ nơi nó đi qua :
0,5
- Ven bờ đại dương, nơi có dịng biển nóng chảy qua thường có khí hậu ấm 0,25
áp, mưa nhiều do nhiệt độ tăng, lượng ẩm lớn.
- Ven bờ đại dương, nơi có dịng biển lạnh chảy qua thường có khí hậu khơ 0,25
hạn, ít mưa vì khơng khí trên dịng biển bị lạnh, hơi nước khơng bốc lên
được.
1 Trình bày vai trị quan trọng của ngành giao thơng vận tải. Tại sao

2,0
nói : Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thơng vận tải phải đi
25


×