Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giao an day bai Ngau Hung Nguyen Xuan On

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.25 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 15/10/2012 Ngày dạy: 17/10/2012 Tiết 31. Bài 8. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG “NGẪU HỨNG” - NGUYỄN XUÂN ÔN A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được giá trị nội dung tư tưởng (chí làm trai, tâm sự yêu nước, trách nhiệm và bổn phận của nvtt cũng là của tác giả đối với non sông, gấm vóc), giá trị nghệ thuật đặc sắc (thể thơ, bút pháp, giọng điệu…) của bài thơ “Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ” (Ngẫu hứng) của nhà thơ xứ Nghệ Nguyễn Xuân Ôn. 2. Kĩ năng: - Tích hợp và rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu thơ Trung đại (thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật). - Giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản: KN tự nhận thức, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, KN giao tiếp… 3. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống yêu nước của con người xứ Nghệ và tính cách người Nghệ …; qua đó giáo dục cho các em lòng yêu nước và chí làm người. B. Đồ dùng dạy học: Sử dụng máy chiếu Projector với tư cách là một bảng phụ điện tử, để trình chiếu: - Một số hình ảnh và thông tin cơ bản về tác giả - tác phẩm để phục vụ cho đọc hiểu bài thơ. - Các bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. - Các cặp đề - thực - luận - kết phục vụ quá trính phân tích cảm thụ thơ. - Nội dung tổng kết. - Bài tập củng cố. C. Thiết kế hoạt động dạy học:  Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới: 1’ (Lớp phó học tập báo cáo, giáo viên xác suất hai em)  Giới thiệu bài mới: Đề tài “chí làm trai” trong VHTĐ -> “Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ” (Ngẫu hứng - Nguyễn Xuân Ôn)  Bài mới: TG Hoạt động của thầy & trò: Kết quả cần đạt: 3’ I. Vài nét về tác giả - tác phẩm: ! Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà thơ GV trình chiếu để nhấn mạnh một số thông tin Nguyễn Xuân Ôn. sau: (HS trình bày, các HS khác có thể bổ sung ý, - Ông là một vị quan thanh liêm, chính trực, GV đánh giá và nhấn mạnh một số thông tin giàu lòng yêu nước. quan trọng hỗ trợ cảm thụ tác phẩm). - Ông luôn trăn trở với vận mệnh của đất nước, ý thức sâu sắc tới trách nhiệm của một đấng nam nhi đối với đời. - Trong ông tồn tại một khối mâu thuẫn lực bất tòng tâm: đó là mâu thuẫn giữa bầu nhiệt huyết cháy bỏng là được cống hiến sức lực và tài mọn của mình cho quê hương, đất nước song triều đình nhà Nguyễn ngày càng bạc nhược tìm mọi cách ngăn cản ông. - Thơ văn ông phản ánh sâu sắc lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng căm thù giặc và ý chí chiến đấu chống ngoại xâm cũng như những tâm sự yêu nước của ông. - Bài thơ “Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ” là.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ! Cho biết xuất xứ, hoàn cảnh ra đời bài thơ “Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ”.. 3’. 2’. 6’. bài thơ tiêu biểu của ông, được rút từ tập thơ “Ngọc Đường thi văn tập”-> là bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ ông. - Bài thơ ra đời trong bối cảnh lịch sử: triều đình nhà Nguyễn bạc nhược bắt tay với thực dân Pháp khiến cho TDP như hổ được chắp cánh đã đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong bể máu. II. Đọc văn bản: - Giọng: thổn thức, suy ngẫm, đầy xót xa nuối GV hướng dẫn đọc diễn cảm (trình chiếu) tiếc (thống thiết). GV, HS đọc một lượt cả ba bản phiên âm, - Nhịp: chẵn/lẻ: 4/3 dịch nghĩa, dịch thơ. III. Tìm hiểu văn bản: ! Nhận xét bản dịch thơ. - Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật (GV G: Những câu dịch sát bám vào bản dịch thơ trình chiếu bài thơ rồi kết luận) để phân tích còn những câu thơ dịch chưa sát - Cấu trúc: Đề - Thực - Luận – Kết cần bám vào bản phiên âm. ? Hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể - Nhan đề: thơ nào? + Ngẫu nhiên: nghĩa là tình cờ xảy ra, sinh ra ? Em hãy trình bày đặc điểm cơ bản của thể chứ không phải do những nguyên nhân bên thơ này (câu chữ, vần luật, cấu trúc)? trong quyết định (không chủ định từ trước). ? Em hiểu thế nào là “ngẫu nhiên” và “ngẫu + Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ: nghĩa là cảm nhiên cảm hứng làm thơ”? hứng làm thơ đến một cách tình cờ, tự nhiên mà không chủ định hay toan tính từ trước. GV chuyển ý: Vậy điều gì làm cho một bài thơ ra đời một cách tình cờ, ngẫu nhiên như 1. Hai câu đề: Trình chiếu lên màn hình vậy lại có thể sống được trong lòng bạn Thu phong thấu chẩm ưng ngưu khâm, đọc??? Bính chẩm bồi hồi hướng dạ thâm ! Theo dõi, đọc hai câu đề. (Gió thu thấm gối, ấp chăn thô, Đêm nửa về khuya luống thẩn thờ.) - Thời gian: nửa đêm, lúc canh khuya ? Hai câu đề đã gợi ra trước mắt chúng ta - Không gian: Thu phong thấu chẩm (gió thu hoàn cảnh và tư thế xuất hiện của nhân vật thổi xuyên thấu gối) trữ tình (nvtt). Theo em đó là hoàn cảnh nào - Tư thế: ưng ngưu khâm (ngồi ôm chiếc chăn (không gian, thời gian), tư thế nào? thô) ? Mượn hình ảnh không gian và thời gian => Thủ pháp không gian, thời gian nghệ nghệ thuật này, tác giả đã gợi tả điều gì? (về thuật: gợi khung cảnh hiu quạnh, tĩnh mịch, khung cảnh, về trạng thái của nvtt?) lạnh lẽo, qua đó gợi tả hình ảnh nvtt đang GV: Mượn không gian, thời gian nghệ thuật trong trạng thái nghĩ ngợi, trăn trở không thể hay cảnh vật nói chung để gợi tả tâm trạng nào ngủ được (khung cảnh đó dễ làm cho con nhân vật người ta còn gọi là bút pháp lấy người buồn bã, hoài niệm.) ngoại cảnh tả tâm cảnh. -> một trong những bút pháp quen thuộc của VH Trung đại. ? Hiện lên trong hoàn cảnh không gian, thời - bồi hồi (biểu cảm trực tiếp): tâm trạng xao gian lạnh lẽo đó, tâm trạng của nvtt được gợi xuyến, lo lắng không yên bởi nghĩ đến những tả qua từ ngữ biểu cảm trực tiếp nào? Em việc đã qua… hiểu gì về tâm trạng này? GV chuyển ý: Vậy, điều gì đã khiến cho nvtt trằn trọc, băn khoăn, không yên giấc như vậy?. 8’ ! Đọc hai câu thực (phiên âm và dịch thơ). ! Em hãy diễn xuôi nội dung hai câu thực.. 2. Hai câu thực: Trình chiếu lên màn hình Tùng bách đã chờn năm rét đậm Tang bồng còn phụ chí trai xưa -> Tùng bách vốn là những loài cây hiên ngang, bất khuất, mạnh mẽ, kiên cường là thế nhưng đã không vượt qua được năm rét đậm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> kéo dài nếu như không muốn nói là đã có lúc nào đó không tránh khỏi sự lung lay, dao động; cung tên (tang bồng) tốt vậy lẽ ra thoả sức tung hoành ngang dọc của một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất. ? Rõ ràng trong hai câu thơ này tác giả đã sử dụng cách nói ước lệ (đặc trưng thơ Trung đại), theo em hình ảnh nào là hình ảnh ước lệ? Ý nghĩa của chúng? ? Em thấy cấu trúc và giọng điệu của hai câu thơ này như thế nào? ? Tất cả (hình ảnh ước lệ, giọng điệu) gợi cho em cảm nhận được tâm sự sâu kín nào của nvtt?. -> hình ảnh ước lệ: “tùng bách” chỉ lòng trung trinh; “tang bồng” chỉ chí khí của đấng nam nhi. -> cấu trúc đăng đối (từ loại, thanh, ý), giọng điệu trầm buồn pha chút xót xa, dằn vặt, tự trách. => Tâm sự sâu kín: Đó là nỗi niềm băn khoăn, trăn trở, là lời tự trách, dằn vặt bản thân bởi là đấng nam nhi sống trong trời đất gặp buổi đất nước lâm nguy lại lực bất tòng tâm. GV: Trở lại với bối cảnh lịch sử nước ta những năm cuối thế kỉ XIX và hoàn cảnh ra đời bài thơ này chúng ta mới thấm thía ý nghĩa sâu sắc của hai câu thực: Phải chăng hình ảnh “năm rét đậm” chỉ khoảng thời gian tác giả đã không khỏi băn khoăn, lo lắng, lao đao bởi triều đình nhà Nguyễn đã bạc nhược lần lượt kí các hiệp ước “bán nước”, bọn thực dân Pháp được chắp thêm cánh đã thừa cơ đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân trong đó có nghĩa quân do ông tập hợp và chỉ huy. Mặc dù bản thân nhà thơ cùng với biết bao chí sĩ yêu nước khác với tấm lòng trung trinh, với ý chí, hoài bão của những đấng nam nhi đã kiên cường chiến đấu quyết tâm đánh thắng kẻ thù nhưng kết cục vấn thất bại. Điều đó đã làm cho ông day dứt, dằn vặt mãi không thôi.. 7’. GV chuyển ý: Để hiểu rõ hơn nỗi niềm sâu kín này chúng ta tiếp tục theo dõi và tìm hiểu 3. Hai câu luận: Trình chiếu lên màn hình hai câu luận. Thanh phong minh nguyệt hiềm vô tửu Lưu thuỷ cao sơn tích hữu cầm (Gió mát trăng trong hiềm không có rượu; ! Đọc hai câu luận. Nước chảy non cao luống tiếc rằng chỉ có đàn) - Cảnh: gió mát trăng trong, nước chảy non cao -> cảnh đẹp, đầy vẻ nên thơ, lãng mạn. >< không có rượu, chỉ có đàn ? Ngoại cảnh ở đây được tác giả gợi tả qua -> nghệ thuật tương phản đối lập: cảnh đẹp, những từ ngữ, hình ảnh nào? đầy vẻ nên thơ, lãng mạn >< điều kiện ? Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thưởng ngoạn thiếu thốn (Làm rõ thêm về thiên nhiên đó? điều kiện thưởng ngoạn của thi nhân xưa: ? Đối lập với cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thi cảnh đẹp, bạn hiền, bầu rượu, ngâm thi …) vị là điều kiện thưởng ngoạn, hãy làm rõ sự => diễn tả tâm sự sâu kín của nhân vật trữ đối lập đó? tình: điều kiện thưởng ngoạn chỉ là cái cớ nhất thời, thực ra điều tác giả muốn nói đó là tâm ? Theo em phải chăng tác giả muốn mượn sự sự của kẻ thiếu đi những người bạn tâm giao, thiếu thốn về điều kiện thưởng ngoạn để nói tri kỉ, thiếu đi tiếng nói đồng thanh qua đó bộc tới một điều gì đó sâu kín khó giãi bày? lộ nỗi niềm cô độc không người thấu hiểu, sẻ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> (Hay nói cách khác bằng bút pháp lấy ngoại cảnh để tả tâm cảnh, tác giả đã gợi trong ta tâm sự sâu kín nào của nvtt?). Chuyển ý: Bất lực với thời cuộc, nhà thơ đã ngậm ngùi thốt lên rằng: GV đọc và trình chiếu hai câu kết. 7’. ? Tâm sự của nhân vật trữ tình được giãi bày như thế nào? ? Giọng điệu có gì đặc biệt?. 3’. 5’. chia. GV: Đặt vào cảnh ngộ của nhà thơ lúc bấy giờ chúng ta hiểu rõ hơn ý tứ của hai câu luận, đó là cảnh ngộ của một kẻ sĩ mang bầu nhiệt huyết cháy bỏng muốn được cống hiến sức lực và tài mọn của mình cho quê hương, đất nước, sẵn sàng xả thân để bảo vệ đất nước song không tìm được tiếng nói đồng thanh của triều đình nhà Nguyễn bởi triều đình ngày càng bạc nhược tìm mọi cách ngăn cản ông, triều thần chỉ lo tranh quyền, đoạt vi, an phận, chủ hoà… 4. Hai câu kết: Trình chiếu lên màn hình Vận nước chưa yên đầu đã bạc Nửa đời công uổng tính từng giờ - Vận nước chưa yên nhưng tuổi tác đã già rồi; hơn nửa đời toan tính nhưng chỉ uổng phí thời gian -> bao hoài bão, toan tính việc lớn đều không thành -> giọng ngậm ngùi, nuối tiếc, câu thơ như một tiếng thở dài nẫu ruột. => diễn tả nỗi niềm đau đáu của nvtt và cũng là của nhà thơ đối với món nợ nước nhà. Qua đây chúng ta cảm nhận được lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Xuân Ôn.. GV bình thêm: ? Giọng điệu đó đã góp phần đắc lực trong Phải chăng đến đây ta hiểu được vì sao việc diễn tả tâm sự của nvtt. Đó là tâm sự gì? tác giả lại ngẫu hứng làm thơ: dù chưa đủ Tâm sự đó nói lên điều gì về cốt cách nhà đầy về điều kiện để cao hứng thành chương thơ? song nỗi lòng trỗi dậy mà thành thơ - nỗi niềm của một kẻ sĩ luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của giang sơn, đất nước, đối với số phận của nhân dân. IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật niêm luật chặt chẽ tạo nên cách nói hàm súc, ý tại ngôn ngoại. - Sử dụng hiệu quả cách nói ước lệ tượng trưng ! Khái quát những thành công về nghệ thuật - Giọng linh hoạt lúc thổn thức, suy ngẫm; lúc của bài thơ. xót xa, nuối tiếc; lúc lại ngậm ngùi, chua xót… - Bút pháp miêu tả ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh điêu luyện. 2. Nội dung: Bài thơ nói về chí làm trai qua đó ta cảm nhận được lòng yêu nước sâu nặng, và ý thức sâu sắc về trách nhiệm, bổn phận của của nhà thơ đối với non sông, đất nước. ? Bài thơ phản ánh và biểu hiện điều gì?  Củng cố: * Bài thơ thể hiện rõ quan niệm của nhà thơ đối với ý nghĩa của đời người: đời người chỉ thật sự có ý nghĩa khi bản thân ý thức sâu sắc về bổn phận, trách nhiệm của mình đối với.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Sau khi HS trả lời, GV trình chiếu nội dung tổng kết, yêu cầu HS đọc. GV trình chiếu câu hỏi củng cố. GV tổ chức hoạt động theo nhóm để tiết kiệm thời gian. 1. Qua bài thơ “Ngẫu hứng” em hiểu gì về quan niệm của Nguyễn Xuân Ôn đối với ý nghĩa đời người? Từ quan niệm này, em nghĩ gì đến bổn phận và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, quê hương, đất nước?. non sông, đất nước và phải làm được gì có ý nghĩa cho đời. Ngày nay quan niệm đó vẫn còn nguyên giá trị: Dẫn thơ Thanh Hải, thơ Tố Hữu (…). (Phần liên hệ HS tự thể hiện) * Qua cốt cách của nhân vật trữ tình và cũng là của nhà thơ ta thêm hiểu và tự hào về truyền thống của người Nghệ: trung trinh, giàu chí khí, giàu lòng yêu nước …. 2. Qua cốt cách của nhân vật trữ tình cũng là của nhà thơ, em hiểu thêm gì về tính cách con người xứ Nghệ? -.  Dặn dò: Đọc thuộc lòng hai bản phiên âm & dịch thơ. Nắm chắc nội dung ghi nhớ. Chuẩn bị tiết: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×