Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Basic Studio Lighting và Artificial Light (tiếp theo) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.36 KB, 7 trang )

Basic Studio Lighting và
Artificial Light (tiếp theo)
Sau khi key light đã set được như ý rồi (ví dụ như 3/4 công suất của đèn)
thì vấn đề còn lại là fill light, background light, hair light (những đèn này có tính
cách "optional").
Tùy theo ý thích mà ta chọn tỉ lệ thích ứng giữa key light và fill light. Tỉ lệ
1:3 là thông dụng nhất. Vậy nếu key light là 3/4 thì fill light sẽ là 1/3 của 3/4 (bác
nào có calculator thì tính giùm đi :lol: , nói vậy thôi, chứ ước lượng là được rồi)
Những tỉ lệ 1:4, 1:5, thì sẽ cho ảnh có độ tương phản cao, nên nhìn kịch
tính (dramatic). Thích hợp cho phái nam.
Tỉ lệ 1:2 thì sẽ cho độ tương phản thấp nên nhìn "pleasing" hơn. Thích hợp
cho phái nữ.
Nếu hair light và background light được dùng thì công suất của đèn chỉ nên
set 1/2 của key light (1/2 của 3/4 là bao nhiêu hở các bác? )
Lưu ý quan trọng: Khi chụp trong studio nên tắt hết các đèn, chỉ để
modeling light của key light thôi, và để đủ sáng để có thể thấy vùng highlight và
shadow. Ánh sáng của model light (ánh sáng preview) phải đủ sáng để ta có thể
lấy nét (lấy nét ở mắt).
Kỹ thuật chụp Artificial Light: Artificial light là những loại đèn như neon,
tungsten, spotlight... Những loại đèn này được xếp vào nhóm "low light". Thật vậy
cho dù là bạn đến Las Vegas hay New York là những nơi có ánh sáng rực rỡ về
đêm, nhưng ánh sáng của city light không thể so sáng với ánh sáng mặt trời được.
Tùy theo yêu cầu mà ta cần biết những điểm cơ bản sau khi "đối phó" với loại ánh
sáng này.
Trường hợp background không cần thiết: Ví dụ như bạn chụp một sự
kiện mà sự kiện đó đặc biệt quan trọng hơn cả background nhiều thì chọn lấy "giải
pháp an toàn" là chụp ở tốc độ mà đèn cho phép. Làm như vậy thì chủ đề sẽ thấy
rõ và đủ sáng trong khi background hoàn toàn chìm trong bóng tối.

Trường hợp không thể dùng flash được thì tăng ISO, nếu vẫn thiếu sáng mở
lớn khẩu độ hơn, hoặc chụp tốc độ chậm lại (nếu bạn chụp dưới 1/60s thì nên dùng


monopod)
Ảnh sau, mặc dù ISO được set ở 1600 mà vẫn không đủ sáng nên tốc độ
được set ở 1/45s, máy được "tì" trên bàn cho vững.

Trường hợp chụp kết hợp với Flash: Đây là trường hợp NÊN dùng nhất
vì:
-Ta vừa thấy được chủ đề và vừa thu được background. Ví dụ như thân chủ
của bạn bỏ ra cả ngàn để tổ chức đám cưới ở khách sạn sang trọng nhất mà nếu
chụp theo tốc độ đèn flash, khi lên ảnh chỉ thấy cô dâu chú rể dancing còn thì đèn
màu, khách khứa chìm trong màn đêm hết . Hoặc như bạn du lịch tới thành phố
lớn như New York rực rỡ về đêm, bạn chụp một tấm chân dung với background là
Times Square, nhưng lên ảnh thì giống như chụp trong "parking lot" thì buồn lắm.
-Phương pháp này ảnh không bị "noise" (do set ISO cao) và không bị
"heavy color cast" (xem ảnh trên, khuôn mặt cậu bé bị tối và vàng do ánh đèn
light-bulb).
Nguyên tắc chung của kỹ thuật chụp "low light" kết hợp với đèn Flash:
-Để máy theo chế độ TV (Tốc độ ưu tiên) và fill nhẹ với Flash. Có 2 vấn đề
cần lưu ý khi dùng phương pháp này: Bạn muốn lấy bao nhiêu background và chủ
đề đứng ở đâu trước ống kính.
Trong khoãng 1/15s tới 1/50s là khoãng thời gian đủ lâu để thu được
"artificial light" của background vào trong ống kính. Nếu bạn muốn thu "nhiều
background" thì set 1/15s. Nếu "ít background" thì set 1/50s. (Linh động xử dụng
trong khoãng tốc độ này).
Trong khoãng tốc độ này thì nguy cơ máy bị rung rất cao. Tuy nhiên, vì đó
chỉ là background nên hơi rung hay mờ tí củng không sao, và nếu bạn chịu khó tập
tạ thì khoãng này nếu chụp quen có thể vẫn rõ được :lol:
Còn nếu như bạn chụp ở tốc độ 1s (hay dưới) thì nên dùng monopod.
Vì ta set máy ở TV (chế độ auto) nên máy sẽ quyết định lượng ánh sáng
trắng của đèn Flash tới chủ đề.
Sau khi bấm máy, thì Flash sẽ "đánh" trước. Sau khi "đánh rồi" ống kính

vẫn mở để có đủ thời gian thu "ánh sáng tối" của background. Lúc này chủ đề nằm
trong vùng tối nên nếu chủ đề nhúc nhích thì khi lên ảnh (tùy theo chủ đề đứng ở
vị trí sáng tối cỡ nào) ta sẽ thấy ở phần "rìa" hơi blur. Nếu chủ đề đứng dưới ánh
đèn vàng thì khi lên ảnh ta sẽ thấy ảnh sáng vàng "trộn" với ánh sáng trắng của
đèn Flash. Vì vậy cần phải "ngóc" đèn Flash lên (ít nhất là 45 độ) để hạn chế
lượng ánh sáng trắng lại, tránh không để chủ đề bị "over-lighting" (Ánh sáng trắng
+ ánh sáng tại hiện trường làm chủ đề bị dư sáng).
Nói chung phương pháp này, flash được dùng để làm chủ đề sáng, còn tốc
độ chậm nhằm thu được ánh sáng tối của background.
Ảnh sau được chụp với tốc độ 1/25s, (vì background không xa lắm) bạn vẫn
có thể thấy ánh sáng trắng của flash dội (bounce flash) từ trần nhà ám lên chú rể
và cô dâu, đồng thời vẫn giữ nguyên ánh sáng của hiện trường nơi background.

Ảnh sau được chụp với tốc độ 1/4s, ta có thể thấy ánh sáng trắng của flash
và viền màu chung quanh chủ đề (viền này thu vào máy SAU KHI flash đã đánh),
vì background quá xa nên cần chụp tốc độ chậm này (chiếc xe hơi bên trái bị blur
vì tốc độ chậm).

×