Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Toàn cảnh về bán phá giá (Tiếp theo và hết) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.77 KB, 12 trang )

Toàn cảnh về bán phá giá
(Tiếp theo và hết)

Đây là loạt bài viết về chủ đề bán phá giá, được tổng hợp và biên soạn từ
www.wto.org, www.unctad.org, www.intracen.org, www.doc.gov.us,
www.uncitral.org, các Hiệp định thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO và một
số tài liệu báo chí nước ngoài khác, do tác giả Trần Phương Minh, thạc
sĩ luật, viết
riêng cho Business World Portal.
Một số vụ kiện chống bán phá giá điển hình
1. Vụ kiện chống bán phá giá ngũ cốc từ Mỹ
Bên khởi kiện: Hiệp hội các sản phẩm nông nghiệp Mexico.
Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến ngũ cốc của Mỹ.
Nội dung vụ kiện:
Tháng 1 năm 1998, cơ quan chức năng của Mexico đã quyết định áp dụng mức
thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ngũ cốc giàu hàm lượng đường - một sản
phẩm thường được sử dụng trong các đồ uống và một số sản phẩm khác tại thị trường
Mexico. Lý do là Mexico cho rằng những sản phẩm ngũ cốc nhập khẩu từ Mỹ có giá
rất thấp và đe doạ đến ngành công nghiệp sản xuất đường và thực phẩm của quốc gia
này.
Sau khi có phán quyết của tòa án Mexico, Mỹ đã khởi kiện lên WTO và đề nghị
cơ quan này xem xét lại tính hợp pháp của việc áp thuế chống bán phá giá.
Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép áp thuế chống bán phá giá,
nếu việc phá giá là có thật và gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Lập luận
của phía Mỹ là các cơ quan chức năng của Mexico đã không tiến hành điều tra chống
bán phá giá theo đúng trình tự, những phân tích về khả năng gây thiệt hại cho ngành
sản xuất còn nhiều kẽ hở và chưa thực sự chính xác, các quyết định áp thuế chống bán
phá giá không dựa trên cơ sở thực tế là hàng nhập khẩu từ Mỹ đang tăng mạnh. Mỹ
đưa ra một vài số liệu cho thấy trung bình hàng năm sản lượng ngũ cốc từ Mỹ vào thị
trường Mexico chỉ tăng khoảng 10%, hoàn toàn không đủ đe dọa đến thị trường trong
nước.


Tháng 1 năm 2000, WTO đã ra quyết định rằng có nhiều bằng chứng cho thấy
việc áp thuế chống bán phá giá của Mexico là chưa thực sự chuẩn xác do quốc gia này
không xác định rõ ràng mức độ thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. WTO cũng
kết luận rằng những phân tích của Mexico không được tiến hành một cách khác quan.
Mexico đã kháng nghị quyết định này lên Ban hội thẩm của WTO và vẫn tiếp tục áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá. Sau đó, Ban hội thẩm của WTO đã ra phán
quyết rằng việc Mexico đánh thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm ngũ cốc giàu
hàm lượng đường là không đúng với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định chống
bán phá giá trong khuôn khổ WTO. Ban hội thẩm cũng khước từ quyền kháng cáo tiếp
theo của Mexico và buộc quốc gia này phải hủy bỏ các biện pháp chống bán phá giá
đối với sản phẩm ngũ cốc nhập khẩu từ Mỹ.
“Chúng tôi rất bằng lòng với phán quyết này của Ban Hội thẩm, pháp luật và lẽ
phải đã thuộc về chúng tôi”- đại diện thương mại Mỹ Robert B. Zoellick, cho biết-
“Quyết định này của WTO là vô cùng quan trọng đối ngành nông nghiệp Mỹ và đảm
bảo lợi ích của ngành này tại Mỹ cũng như tại Mexico”.
Bài học rút ra:
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đảm bảo cho các quốc gia có quyền bình
đẳng và công bằng trong thương mại quốc tế. Hiện nay, xu thế tranh chấp thương mại
ngày càng tăng và các chế tài trong khuôn khổ WTO ngày càng chứng tỏ tính hữu
dụng trong việc ngăn chặn các nước có hành vi thương mại không công bằng.
Liên quan đến việc hạn chế sự lạm dụng thủ tục chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu, WTO sẽ đem lại những lợi thế như các nước nhập khẩu khi xem xét vấn đề
bán phá giá đối với hàng xuất khẩu từ một quốc gia sẽ phải tôn trọng những quy định
của WTO về vấn đề này; các quốc gia thành viên có thể sử dụng cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO để chống lại những nước nhập khẩu sử dụng thuế chống bán phá
giá nhằm đối xử phân biệt hoặc hạn chế hàng xuất khẩu từ nước mình.
2. Vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm bóng hình TV từ Trung quốc
Bên khởi kiện: Tập đoàn điện tử Philips của Hà lan và một số công ty khác
Bên bị kiện: Các nhà sản xuất bóng hình TV Trung quốc.
Nội dung vụ kiện:

Vào tháng 6 năm 2002, tập đoàn điện tử lớn nhất của Hà lan, Philips, đại diện
cho một nhóm các nhà sản xuất sản phẩm điện tử đã đệ đơn kiện lên Uỷ ban châu Âu
(EC) về việc các nhà sản xuất bóng hình TV 14-inch màu của Trung quốc có hành vi
bán phá giá sản phẩm của mình. Theo Philips thì biên độ bán phá giá lên tới 48,4%,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh các công ty Hà lan.
Công ty xuất nhập khẩu điện tử quốc gia Caihong, đại diện chính cho các công
ty Trung quốc bị kiện, đã nhanh chóng có phản ứng với vụ kiện này. Và chính những
phản ứng nhanh chóng này là một trong các nhân tố quan trọng đem lại thắng lợi cho
phía Trung quốc.
Tháng 4 năm 2003, phán quyết đầu tiên của EC đã được đưa ra. Theo đó, EC
quyết định áp mức thuế bán phá giá sơ bộ là 11% đối với sản phẩm bóng hình TV 14-
inch màu Trung quốc. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, cuối cùng Caihong đã chứng minh
được rằng tập đoàn Philips và một số công ty khác của Hà lan còn bán sản phẩm bóng
hình TV 14-inch màu với giá còn thấp hơn cả Caihong. Caihong đã đưa ra bằng chứng
cho thấy sản phẩm của mình được bán với giá 30 USD/sản phẩm tại thị trường châu
Âu, trong khi đó một số liên doanh của Philips tại Trung quốc qui định mức giá chỉ là
26 USD/sản phẩm tại cửa khẩu hải quan Trung quốc. Như vậy, bản thân mức giá của
Philips còn thấp hơn mức giá của Caihong. Hơn thế nữa, Caihong còn chứng minh
được rằng thực tế sản lượng xuất khẩu sản phẩm của hãng vào thị trường châu Âu thấp
hơn nhiều so với tuyên bố của Philips.
Theo Caihong thì bản thân Philips trong những năm 1997 đã tung ra thị trường
hai dòng sản phẩm bóng hình TV và tạo ra một đợt hạ giá thành sản phẩm rõ nét. Chỉ
vài năm sau, các sản phẩm của Philips bắt đầu lên giá. Mức giá năm 1997 của Philips
ngang bằng với giá sản phẩm của Caihong và một số công ty Trung quốc khác hiện
nay.
Trên cơ sở lập luận và chứng minh của Caihong, EC đã phải ra quyết định huỷ
bỏ mức thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm bóng hình TV 14-inch màu nhập
khẩu từ Trung quốc.
Sau khi biết được tin trên, tại trụ sở chính ở Xianyang, Caihong đã tuyên bố
thắng lợi trong vụ kiện chống bán phá giá với những “người khổng lồ” trong lĩnh vực

điện tử của Hà lan. Ban giám đốc Caihong đã rất vui mừng. “Quyết định này cho thấy
chúng tôi hoàn toàn cạnh tranh lành mạnh khi thâm nhập vào thị trường châu Âu,
những nỗ lực chính đáng của chúng tôi không thể bị chối bỏ”- Juan Xayong, giám đốc
Caihong nhận định.
Bài học rút ra:
Vụ kiện này là một bài học cho thấy sự chủ động và tìm ra các cách thức đối
phó đóng vai trò quan trọng đến như thế nào. Caihong cũng đã chuẩn bị rất tốt các văn
bản, tài liệu chứng minh. Trên cơ sở đó, những lập luận cùa Caihong trước Uỷ ban
châu Âu là vô cùng thuyết phục.
Caihong rất coi trọng tính minh bạch, chi tiết của tài liệu trong vụ kiện chống
bán phá giá. Do nhận thức được sự khó khăn phức tạp, Caihong đã yêu cầu sự tham
gia hỗ trợ của các bên có liên quan như chính phủ, phòng thương mại và công nghiệp,
các hiệp hội ngành... Những bằng chứng của Caihong hoàn toàn dựa trên văn bản giấy
tờ cụ thể, chứ không phải là sự suy luận, diễn giải, hay nói cách khác, Caihong đối phó
với vụ kiện bằng sự trung thực và hợp tác cao độ.
Qua bài học của Caihong, các chuyên kinh tế thừa nhận rằng một trong những
kinh nghiệm để đối phó đối với các vụ kiện bán phá giá là xây dựng chiến lược kinh
doanh cho riêng từng mặt hàng cụ thể với những tài liệu và thông số đầy đủ, đồng thời
luôn chủ động nghiên cứu thị trường sản phẩm tương tự trong cũng như ngoài nước,
nhằm luôn có sẵn những bằng chứng cần thiết nếu xảy ra trường hợp kiện cáo.


3. Vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm bán dẫn của Nhật bản
Bên khởi kiện: Các nhà sản xuất sản phẩm bán dẫn châu Âu
Bên bị kiện: Các nhà sản xuất sản phẩm bán dẫn Nhật bản
Nội dung vụ kiện:
Bắt đầu từ năm 1986, một số công ty châu Âu đã đệ đơn kiện các nhà sản xuất
Nhật bản có hành vi bán phá giá đối với một số sản phẩm bán dẫn như DRAMs và
EPROMs. Đây là một trong những vụ kiện chống bán phá giá kéo dài nhất trong lịch

×