Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá thành tựu nghiên cứu của các học giả trung quốc lãnh thổ đài loan về tiểu thuyết hán văn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.73 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU CỦA CÁC
HỌC GIẢ TRUNG QUỐC, LÃNH THỔ ĐÀI LOAN
VỀ TIỂU THUYẾT HÁN VĂN VIỆT NAM
MÃ SỐ: CS2015.19.36

Xác nhận của cơ quan chủ trì
(Ký, họ tên)

Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)

TS. PHAN THU VÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Đánh giá thành tựu nghiên cứu của các học giả Trung Quốc, lãnh
thổ Đài Loan về tiểu thuyết Hán văn Việt Nam
Mã số: CS2015.19.36
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phan Thu Vân
Tel: 0908449917
Email:


Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Không
Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2017
1. Mục tiêu:
Đề tài sẽ vừa là tổng kết hệ thống những nghiên cứu về tiểu thuyết Hán văn
Việt Nam (trường hợp Truyền kỳ mạn lục và Hồng Lê nhất thống chí) tại Trung
Quốc và lãnh thổ Đài Loan, vừa giới thiệu những phương pháp nghiên cứu hiện
đại về tiểu thuyết hán văn Việt Nam tại Trung Quốc.
Kết quả của đề tài có thể trở thành chuyên luận phục vụ cho việc nghiên cứu
và giảng dạy.
2. Nội dung
_ Giải quyết một số vấn đề về khái niệm: khái niệm tiểu thuyết theo cách hiểu
truyền thống trong văn học Trung Quốc, khái niệm về “vực ngoại Hán tịch”
(sách vở chữ Hán ngoài Trung Quốc) và “khu vực văn hóa Hán”.
_ Tổng thuật các nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục, Hồng Lê nhất thống chí và
Truyện Kiều.
_ Tiến hành đánh giá, đối chiếu các nghiên cứu đã được dẫn ra trong phần tổng
thuật để thấy được những điểm đáng lưu ý trong phương pháp và kết quả nghiên
cứu tiểu thuyết Hán văn Việt Nam của học giả Trung Quốc – Đài Loan, từ đó rút
ra kinh nghiệm cho việc nghiên cứu trong nước.
3. Kết quả chính đạt được:
_ Thư mục các nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục, Hồng Lê nhất thống chí và
Truyện Kiều.
_ Nội dung chính của các nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục, Hồng Lê nhất
thống chí và Truyện Kiều.
_ Hệ thống phương pháp và kết quả nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Việt Nam của học
giả Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan.

1



THE RESEARCH OF SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL
SEMINAR SCHOOL LEVEL

Topic: Evaluating the research achievements of Chinese and Taiwanese scholars
on Chinese novels of Vietnam
Code: CS2015.19.36
The head of the subject: Dr. Phan Thu Van

Tel: 0908449917

Email:
Agency in charge of the subject: Ho Chi Minh City University of Education
Agency and individuals coordinating in the implementation: None
Implementation period: From September, 2016 to December 12, 2017
1. Objective:
The topic will summarize the system of researches on Chinese Han Chinese
novels (in the case of Truyen Ky Man Luc and Hoang Le Nhat Thong Chi) in China
and Taiwan and introduce the method of modern research about Vietnam’s Chinese
novels in China.
The results of the thesis can become a treatise for researching and teaching.
2. Contents:
- Resolving several issues regarding to concepts: the concept of a novel based on the
way to understand traditional Chinese literature, the concept of "Chinese books outside
the scope of China" (kanji books outside China) and "Zone of Han culture".
- Overview of the study on Truyen Ky Man Luc, Hoang Le Nhat Thong Chi and The
Tale of Kieu.
- Conducting a review and comparison of the studies presented in the lecture section to
see the remarkable points in the method and results of the research of VietnameseChinese novels by Chinese-Taiwan scholars, and get experience for researching in the
homeland.

3. Results:
_ Directory of studies on Truyen Ky Man Luc, Hoang Le Nhat Thong Chi and The
Tale of Kieu.
_ The main content of the research on Truyen Ky Man Luc, Hoang Le Nhat Thong Chi
and The Tale of Kieu.
2


_ Methodology and results of Chinese novel studies of Chinese and Taiwanese
scholars.

3


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ............................................................................................................................... 6
I. Lý do chọn đề tài................................................................................................................. 6
II. Lịch sử vấn đề.................................................................................................................... 7
III. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu............................................................. 9
IV. Bố cục............................................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................................ 11
1.1 Một số vấn đề về “tiểu thuyết Hán văn”......................................................................... 11
1.2 Một số vấn đề về “vực ngoại thị giác”, “vực ngoại Hán tịch” và nghiên cứu “khu vực
văn hóa Hán”........................................................................................................................ 13
CHƯƠNG II: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC, HỒNG LÊ NHẤT
THỐNG CHÍ VÀ TRUYỆN KIỀU CỦA HỌC GIẢ TRUNG QUỐC – LÃNH THỔ ĐÀI
LOAN ......................................................................................................................................18
2.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC ............................................. 18
2.1.1 Những nghiên cứu của Trần Ích Nguyên:...............................................................19
2.1.2 Những nghiên cứu của các học giả khác................................................................ 28

2.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ................................ 43
2.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỆN KIỀU ............................................................ 53
2.3.1 Những thành tựu nghiên cứu: ............................................................................... 53
2.3.2 Những thành tựu dịch thuật.................................................................................... 61
Tiểu kết:............................................................................................................................... 64
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý TRONG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT HÁN VĂN VIỆT NAM CỦA HỌC GIẢ TRUNG QUỐC –
LÃNH THỔ ĐÀI LOAN ......................................................................................................... 65
3.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC............................................. 65
3.1.1 Thành tựu và ảnh hưởng của Trần Ích Nguyên ..................................................... 65
3.1.2 Một số vấn đề tồn tại trong nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục .............................69
3.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HỒNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ................................ 72
3.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU .......................... 78
3.3.1 Ảnh hưởng kết quả nghiên cứu của Đổng Văn Thành...........................................78
3.3.2 Quan điểm của Trần Ích Nguyên............................................................................ 80
3.3.3 Quan điểm của Hà Minh Trí – Nhậm Minh Hoa – Vương Tiểu Lâm.................... 81
4


3.3.4 Quan điểm của Hoàng Linh................................................................................... 83
3.3.5 Quan điểm của Triệu Ngọc Lan............................................................................. 86
Tiểu kết:............................................................................................................................... 89
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 92

5


DẪN NHẬP
I. Lý do chọn đề tài

Trên cơ sở kế thừa những thông tin và kết quả nghiên cứu của bộ Việt Nam Hán
văn tiểu thuyết tùng san do Đài Loan Học sinh Thư cục xuất bản năm 1986 và năm
1992, bộ Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành ra đời năm 2011 là cơng trình khá
tồn diện được thực hiện với sự hợp tác khoa học của 4 cơ quan là Đại học Sư phạm
Thượng Hải (Trung Quốc), Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Việt Nam), Đại học Thành
Công Đài Loan và Trung tâm Nghiên cứu khoa học xã hội (Cộng hịa Pháp). Nhóm
sưu tầm và nghiên cứu đã bổ sung được hơn 80 tác phẩm (bao gồm hơn 100 dị bản)
tiểu thuyết Hán văn Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam và ở các nước
khác. Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành công bố với mong muốn đáp ứng nhu
cầu nghiên cứu, khai thác tiểu thuyết Hán văn Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn
hố khu vực và quốc tế.
Bên cạnh những cơng bố về tư liệu gốc, nhiều nghiên cứu của các học giả quốc tế
về tiểu thuyết Hán văn Việt Nam cũng được thực hiện, đưa đến những góc nhìn phong
phú đa dạng về văn hóa và văn học Việt Nam.
Xét về mức độ tìm hiểu nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam nói chung và tiểu
thuyết Hán văn Việt Nam nói riêng, các học giả Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan có
một ưu thế đặc biệt, vì họ am hiểu ngơn ngữ Hán cổ và có thể tiếp cận tư liệu một cách
dễ dàng hơn nhiều học giả Việt Nam ngày nay.
Vậy những nghiên cứu trực tiếp trên văn bản gốc ấy đã được thực hiện từ bao
giờ, dựa trên phương pháp nào và đưa đến những kết quả ra sao? Độc giả Việt Nam
nói chung và giới nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam nói riêng hẳn rất quan tâm,
nhưng vì trở ngại ngơn ngữ nên đành gác lại. Ngay cả trong phần lịch sử vấn đề của
các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về tiểu thuyết Hán văn Việt Nam, chúng ta cũng
hầu như không thấy dẫn ra được nhiều nghiên cứu nước ngồi có liên quan trực tiếp
đến tác phẩm.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài Đánh giá thành tựu nghiên cứu của các
học giả Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan về tiểu thuyết Hán văn Việt Nam nhằm bổ
khuyết phần nào cho sự trống vắng về tư liệu nước ngoài trong nghiên cứu văn học
trung đại Việt Nam, đồng thời cũng đóng góp một phần vào khuynh hướng mới trong
nghiên cứu khoa học: nghiên cứu vấn đề văn học Việt Nam từ góc nhìn của các học giả

nước ngồi.
6


II. Lịch sử vấn đề
Tại Việt Nam, một số công trình dịch thuật và nghiên cứu về tiểu thuyết Hán
văn Việt Nam đã có ít nhiều đề cập đến lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài, chẳng
hạn: Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục (Phạm Tú Châu,
Trần Thị Băng Thanh và Nguyễn Thị Ngân dịch), Nxb. Văn học – Trung tâm văn hóa
ngơn ngữ Đơng Tây, Hà Nội, 2000; Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung – Việt,
(Phạm Tú Châu và Phạm Ngọc Lan dịch), Nxb. Khoa học xã hội – Hà Nội, 2009; Dịch
và nghiên cứu Kim Vân Kiều lục (Phạm Tú Châu), Nxb. Khoa học xã hội – Hà Nội,
2015.
Phần lịch sử vấn đề trong luận án tiến sĩ của Đinh Phan Cẩm Vân: Sự tiếp nhận
văn xuôi tự sự Trung Quốc trong văn học trung đại Việt Nam, thực hiện tại Viện Khoa
học xã hội tại TP. HCM năm 2002 đã đưa ra một số nhận định về cuốn Nghiên cứu so
sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục của Trần Ích Nguyên: “Trần Ích
Nguyên vận dụng lý thuyết so sánh để tiến hành so sánh Truyền kỳ mạn lục và Tiễn
đăng tân thoại và đã đưa ra một số kiến giải. […] Cái nhìn của Trần Ích Nguyên về ảnh
hưởng cũng khá cân bằng, khách quan.” [trang 14 – 15] và cuốn Vực ngoại Hán văn
tiểu thuyết luận cứu: “Trong số 6 bài luận cứu có hai bài về tiểu thuyết lịch sử diễn
nghĩa và tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam. Bài Việt Nam Hán văn tiểu thuyết trung đích
lịch sử diễn nghĩa (Diễn nghĩa lịch sử trong tiểu thuyết Hán văn Việt Nam) của ông
Trịnh A Tài đã phân tích những điểm giống và khác nhau giữa diễn nghĩa lịch sử Việt
Nam và diễn nghĩa lịch sử Trung Quốc. Chúng giống nhau ở hình thức bố cục mỗi hồi,
khác nhau ở đội ngũ sáng tác và cách lựa chọn sự kiện lịch sử (Trung Quốc là lịch sử
quá khứ còn Việt Nam là lịch sử đương thời). Tìm ra những điểm giống và khác nhau
là cách làm của các nhà so sánh luận thời kỳ đầu mà Trịnh A Tài vận dụng. [...]”
[trang 15]. Luận án tiến sĩ của Vương Gia thực hiện tại Đại học Sư phạm TP. HCM
năm 2015 về Ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với tiểu thuyết Nam bộ Việt

Nam giai đoạn 1900 – 1930 cũng giới thiệu một số bài viết về sự truyền bá và ảnh
hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh đối với văn học Việt Nam.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dẫn ra chứ chưa đi sâu phân tích góc
nhìn và luận điểm của các học giả nước ngoài khi viết về văn học trung đại Việt Nam.
Chỉ có một bài báo có cách tiếp cận tương đối gần với vấn đề chúng tôi muốn triển
khai, đó là Đọc sách Tùng thư tiểu thuyết Hán văn Việt Nam (Tạp chí Hán Nơm, số 1 7


1992, tr.94) của Phạm Văn Thắm. Dù vậy, trong phạm vi một bài báo nghiên cứu, tác
giả Phạm Văn Thắm mới chỉ tập trung vào một phần nhỏ trong bức tranh toàn cảnh
nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Việt Nam của các học giả nước ngoài.
Năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du, hai hội thảo lớn
lần lượt được diễn ra tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Hà Nội và khoa Văn học đại
học Khoa học xã hội & nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tham luận được đưa
vào kỷ yếu các hội thảo như Những thẩm định mới về Kim Vân Kiều Truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân (tác giả Nguyễn Nam), Tình hình nghiên cứu Kim Vân Kiều
truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) và Truyện Kiều (Nguyễn Du) của giới học thuật Trung
Quốc (tác giả Bùi Thị Thúy Phương, Nguyễn Thị Diệu Linh), Tình hình nghiên cứu
Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều ở Đài Loan (tác giả Vũ Thị Thanh Trâm),
Nghiên cứu của học giả Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan về truyện Kiều trong 10
năm trở lại đây (tác giả Phan Thu Vân),v.v... Những ý kiến đánh giá về nghiên cứu
tiếp nhận cũng như cách so sánh của các nhà nghiên cứu đã giúp chúng tơi định hình
được hướng đi đầu tiên của đề tài.
Tại Trung Quốc, một số tổng thuật được thực hiện và công bố chung với các
cơng trình khoa học, chẳng hạn Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành (tác giả Tôn
Tốn, Trịnh Khắc Mạnh, Trần Ích Nguyên v.v...; Thượng Hải Cổ tịch xuất bản xã,
1/12/2010), Việt Nam Hán tịch văn hiến thuật luận (Trương Bá Vĩ chủ biên; Trung
Hoa thư cục, 9/ 2011), Vực ngoại Hán tịch nghiên cứu nhập môn (Trương Bá Vĩ chủ
biên; Phục Đán đại học xuất bản xã, 10/ 2012), Việt Nam Hán văn lịch sử tiểu thuyết
nghiên cứu (Lục Lăng Tiêu, Quảng Tây: Dân tộc xuất bản xã, 8/ 2008) v.v...

Để thấy được rõ hơn chiều dài, chiều rộng và bề dày của các nghiên cứu tiểu
thuyết Hán văn Việt Nam của các học giả Trung Quốc – lãnh thổ Đài Loan, chúng tôi
thực hiện thêm một phần về tình hình nghiên cứu Truyện Kiều của các học giả Trung
Quốc – lãnh thổ Đài Loan. Truyện Kiều là tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được
các học giả nước ngoài nghiên cứu sớm nhất, nhiều nhất với những bài nghiên cứu có
chiều sâu nhất. Từ các nghiên cứu Truyện Kiều, chúng tôi sẽ nắm được phương pháp
và nền tảng cơ bản mà học giả nước ngoài dùng để tiếp cận văn học Việt Nam, từ đó
so sánh và đánh giá được một cách chính xác hơn thành tựu nghiên cứu về tiểu thuyết
Hán văn Việt Nam.
Về những nghiên cứu đánh giá từ phía Trung Quốc – lãnh thổ Đài Loan có liên
8


quan đến tình hình nghiên cứu Truyện Kiều những năm gần đây, có hai bài tổng hợp
nổi bật: thứ nhất là Thí luận 20 thế kỷ 80 niên đại dĩ lai quốc nội học thuật đối Kim
Vân Kiều truyện nghiên cứu của Tào Song. Thứ hai là 20 thế kỷ 50 niên đại dĩ lai quốc
nội quan vu Việt Nam Kim Vân Kiều truyện đích phiên dịch dữ nghiên cứu của Lưu
Chí Cường. Hai bài viết này ra đời chỉ cách nhau 5 tháng, vào đầu và giữa năm 2015,
cho thấy mức độ quan tâm về vấn đề Truyện Kiều - Kim Vân Kiều truyện của học giả
Trung Hoa.
Bản đánh giá của Lưu Chí Cường chia tiến trình nghiên cứu theo dịng thời
gian, chú trọng đến những nhân vật có đóng góp đáng kể nhất trong từng thời kỳ, đi từ
những năm 50 – 60 của thế kỷ 20 với đại diện tiêu biểu Hoàng Dật Cầu, đến những
năm 80 của thế kỷ 20 với đại diện là Đổng Văn Thành, đến những năm 90 của thế kỷ
20 với đại diện là Trần Ích Nguyên, đến những năm đầu thế kỷ 21, với đại diện La
Trường Sơn, Triệu Ngọc Lan v.v... Có thể thấy rõ trong bài viết này, những phân tích
đánh giá về Hồng Dật Cầu – Đổng Văn Thành chiếm tỷ lệ áp đảo so với phần nghiên
cứu từ những năm 90 thế kỷ 20 trở về sau.
Bài viết của Tào Song mới chỉ là bản liệt kê các cơng trình nghiên cứu về
Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc từ những năm 80 thế kỷ 20 trở lại

đây, được chia thành 6 nội dung chính: 1. Phiên dịch Kim Vân Kiều truyện; 2. Nghiên
cứu so sánh hai bộ Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc và Việt Nam; 3. Khảo chứng
văn bản và nguồn gốc Kim Vân Kiều truyện; 4. Thành tựu nghiên cứu nghệ thuật của
Kim Vân Kiều truyện; 5. Nghiên cứu về Kim Vân Kiều truyện và Hồng Lâu Mộng; 6.
Khảo chứng nguồn gốc dân gian của câu chuyện Kim Trọng và A Kiều. Ngoài việc liệt
kê các nghiên cứu, bài viết chưa có nhận định đánh giá nào đáng kể.
Chúng tơi nhận định Đánh giá thành tựu nghiên cứu của các học giả Trung
Quốc, lãnh thổ Đài Loan về tiểu thuyết Hán văn Việt Nam là một đề tài mới, có tính
thực tiễn và tính khoa học, có thể góp phần cho việc nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn
Việt Nam trở nên phong phú và toàn diện hơn.
III. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các nghiên cứu của học giả Trung Quốc
và lãnh thổ Đài Loan về tiểu thuyết Hán văn Việt Nam.
Để phù hợp với quy mô đề tài cấp cơ sở, phạm vi nghiên cứu của chúng tơi gói
gọn trong hai tác phẩm tiểu thuyết Hán văn Việt Nam được nhiều học giả Trung Quốc
9


– Đài Loan quan tâm nhất là Truyền kỳ mạn lục và Hồng Lê nhất thống chí.
Bên cạnh đó, chúng tôi thêm phần tư liệu và đánh giá các nghiên cứu của học giả
Trung Quốc – Đài Loan về Truyện Kiều để có sự tương quan so sánh giữa mối quan
tâm của các học giả về tác phẩm nổi tiếng nhất của Việt Nam với tiểu thuyết Hán văn
Việt Nam.
Trong cơng trình này, chúng tơi sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp trong
phương pháp luận nghiên cứu văn học, bao gồm: phương pháp hệ thống, phương pháp
lịch sử, phương pháp thống kê đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích. Chúng tơi cũng áp dụng phương pháp liên ngành (văn hóa học, Việt Nam học) để
đứng trên lập trường của người nghiên cứu Việt Nam đánh giá và thẩm định tư liệu
nghiên cứu nước ngoài viết về văn học Việt Nam.
IV. Bố cục

Đề tài của chúng tôi chia làm ba chương:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
Ở chương này, chúng tôi giải quyết một số vấn đề về khái niệm: khái niệm tiểu
thuyết theo cách hiểu truyền thống trong văn học Trung Quốc, khái niệm về “vực
ngoại thị giác”, “vực ngoại Hán tịch” và “khu vực văn hóa Hán”.
CHƯƠNG II: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TIỂU THUYẾT HÁN VĂN VIỆT
NAM CỦA HỌC GIẢ TRUNG QUỐC - ĐÀI LOAN
Ở chương này, chúng tôi tổng thuật các nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục,
Hồng Lê nhất thống chí và Truyện Kiều. Với mỗi nghiên cứu, chúng tơi đều cố gắng
đưa đến phần tóm tắt và nội dung chính.
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý TRONG PHƯƠNG PHÁP VÀ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT HÁN VĂN VIỆT NAM CỦA HỌC GIẢ
TRUNG QUỐC – ĐÀI LOAN
Ở chương này, chúng tôi tiến hành đánh giá, đối chiếu các nghiên cứu đã được
dẫn ra trong phần tổng thuật để thấy được những điểm đáng lưu ý trong phương pháp
và kết quả nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Việt Nam của học giả Trung Quốc – Đài
Loan, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc nghiên cứu trong nước.
KẾT LUẬN

10


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Một số vấn đề về “tiểu thuyết Hán văn”
Tiểu thuyết Trung Hoa có nguồn gốc và lịch sử phát triển khác với tiểu thuyết
phương Tây, cũng chính là khác với khái niệm tiểu thuyết vẫn thường được sử dụng
rộng rãi ngày nay. Về nguồn gốc khái niệm tiểu thuyết, trong Khái niệm và thuật ngữ
Lý luận văn học Trung Quốc, mục Tiểu thuyết đã chép: “Tiểu thuyết: Một thể loại văn
học. Hai chữ “tiểu thuyết” xuất hiện đầu tiên trong thiên Ngoại thiên sách Trang tử
thời Chiến Quốc: “Sức tiểu thuyết dĩ can huyện lệnh, kỳ vu đại đại diệc viễn hĩ.”

(Dùng lối tiểu thuyết để mà làm huyện lệnh thì cịn xa mới đạt được việc lớn), ý nói
tiểu thuyết là những ngơn luận nông cạn, vặt vãnh. Đến đời Hán, thiên Nghệ văn chí
trong sách Hán thư của Ban Cố bắt đầu xếp tiểu thuyết vào hạng cuối của các văn
chương: “Là loại viết về những chuyện nơi đầu đường, xóm ngõ...”. Về sau, các văn
nhân truyền thống gọi tất cả các loại tạp nhạp là “tiểu thuyết”. Các nhà nghiên cứu
hiện đại thì xem các loại thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngơn thời Tiên Tần - Lưỡng
Hán và loại Chí quái thời Ngụy – Tấn là mầm mống của thể loại tiểu thuyết. Đến
“Truyện truyền kỳ” xuất hiện ở đời Đường mới có cốt truyện và nhân vật tương đối
hồn chỉnh, phù hợp với thể loại “tiểu thuyết” theo ý nghĩa hiện đại. Đến thời Tống,
xuất hiện loại “Bình thoại”, đời Minh – Thanh thịnh hành loại “tiểu thuyết chương
hồi”. Thời cận đại có loại “Tân tiểu thuyết” do tiếp thu ảnh hưởng của phương Tây.
Đặc trưng cơ bản của loại này là có hình tượng nhân vật tương đối rõ nét, tình tiết cốt
truyện tương đối hồn chỉnh, miêu tả hồn cảnh tương đối cụ thể. Có một số tiểu
thuyết thời hiện đại có khuynh hướng làm nhạt bớt tình tiết và chú trọng biểu hiện tâm
thái nhân vật. Về hình thức ngơn ngữ thì có loại tiểu thuyết văn ngơn và tiểu thuyết
bạch thoại (hoặc tiểu thuyết thông tục). Về số chữ và về nội dung rộng hẹp thì có loại
trường thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết, vi hình tiểu
thuyết (truyện cực ngắn).” [5: trang 195 – 197]
Chuyên luận Tiếp cận thể loại văn học cổ Trung Quốc của PGS.TS. Đinh Phan
Cẩm Vân đã giải thích khá rõ: “Chữ “tiểu thuyết” xuất hiện sớm nhất trong sách của
Trang Tử (thế kỷ thứ IV, thứ III trước công nguyên) dùng để chỉ tiểu đạo đối lại với đại
đạo. Lần đầu tiên, tiểu thuyết được coi là một nhà trong sách Thất lược của Lưu Hâm
(Hán). Cùng thời, Ban Cố đã đưa ra những giải thích về khái niệm nhà tiểu thuyết (tiểu
11


thuyết gia): “Loại tiểu thuyết gia xuất thân từ hạng quan nhỏ, nghe các lời nói trong
thơn cùng ngõ hẻm khắp các nẻo đường mà viết nên” (Nghệ văn chí). Hồn Đàm cũng
có quan niệm tương tự “Nhà tiểu thuyết tập hợp những tiểu ngữ cịn lại, lấy thí dụ, làm
thành sách ngắn... có những lời đáng đọc” (Tân luận). “Thời đó nói tiểu thuyết là chỉ

“tập hợp những tiểu ngữ cịn lại” nói về tiểu đạo, tiểu tri (lời nhỏ, đạo nhỏ, tri thức
nhỏ).” [21: trang 51 – 52]
Về mặt văn thể, tiểu thuyết Trung Quốc có thể được phân làm tiểu thuyết bút
ký, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết thoại bản, v.v... Về mặt đề tài, có thể phân làm
các loại: chí quái, thần ma, lịch sử diễn nghĩa v.v... Về mặt ngơn ngữ, có thể phân làm
các loại văn ngơn, bạch thoại, phương ngơn v.v... Chính vì vậy, các tác phẩm như
Truyền kỳ mạn lục đều có thể được gọi chung là tiểu thuyết: “Tiểu thuyết Hán văn
Truyền kỳ mạn lục do văn nhân Nguyễn Dữ của Việt Nam sáng tác là bộ tiểu thuyết
Hán văn truyền kỳ đầu tiên của Việt Nam, có địa vị tương đối cao trong lịch sử văn
học Việt Nam." (Hà Quyên, Tỷ giảo văn học thị vực hạ đích Việt Nam Hán văn tiểu
thuyết Truyền kỳ Mạn lục). Theo Nhậm Minh Hoa trong Việt Nam Hán văn tiểu thuyết
nghiên cứu, tổng số lượng tiểu thuyết Hán văn Việt Nam hiện nay được biết đến đã
vượt quá 120 loại. Nhậm Minh Hoa phân tiểu thuyết Hán văn Việt Nam ra làm bốn
loại, tức tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết bút ký và tiểu thuyết
chương hồi. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ chính là một bộ tiểu thuyết Hán văn
thuộc thể loại truyền kỳ.
Về tình hình chung trong việc sưu tầm và xuất bản tiểu thuyết Hán văn Việt Nam
ở nước ngoài, Trần Liêu trong Hán tự văn hóa quyển nội đích vực ngoại hán văn tiểu
thuyết đã viết: “Tiểu thuyết Hán văn Việt Nam nhiều hơn Nhật Bản nhưng ít hơn Hàn
Quốc. Tháng 4 năm 1987, tập đầu tiên của Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san do
Viện Viễn Đông bác cổ của Pháp xuất bản, Đài Loan Học sinh thư cục ấn hành là
thành quả hợp tác của giáo sư Vương Tam Khánh và Trần Khánh Hạo. Tập một Việt
Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san gồm bảy sách. Sách đầu tiên là Truyền kỳ mạn lục;
sách thứ hai có Truyền kỳ tân phổ, Thánh tông di thảo, Việt Nam kỳ phùng sự lục
(những sách trên là loại truyền kỳ); sách thứ ba là Hoàng Việt xuân thu; sách thứ tư là
Việt Nam khai quốc chí truyện; sách thứ năm là Hồng Lê nhất thống chí (những sách
trên là loại tiểu thuyết lịch sử); sách thứ sáu có Nam ơng mộng lục, Nam thiên trung
nghĩa thực lục, Nhân vật chí; sách thứ bảy có Khoa bảng truyền kỳ, Nam quốc vĩ nhân
12



truyện, Đại Nam hành nghĩa liệt nữ truyện, Nam quốc giai sự, Tang thương ngẫu lục,
Kiến văn lục, Đại Nam hiển ứng truyện (những sách trên là loại tiểu thuyết bút ký).
Tổng cộng gồm 17 bộ, 150 vạn chữ. Sau đó, tập hai Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng
san do Trần Khánh Hạo, Trịnh A Tài, Trần Nghĩa chủ biên lại ấn hành tại Đài Loan
học sinh thư cục. Sau này sẽ còn xuất bản tập ba, chuẩn bị thu thập toàn bộ tiểu thuyết
Hán văn Việt Nam.
Ngoài ra, căn cứ theo giáo sư Trần Ích Nguyên của Đài Loan trong Vương Thúy
Kiều cố sự nghiên cứu, tiểu thuyết Hán văn Việt Nam Kim Vân Kiều lục, tác giả “là
một văn sĩ Việt Nam cuối thế kỷ mười chín, đã bỏ công sức ra để dùng chữ Hán viết
lại bộ truyện thơ Nôm Kim Vân Kiều truyện mà Nguyễn Du đã cải biên từ tiểu thuyết
Trung Quốc, đồng thời lại đưa nó quay trở lại hình thức tiểu thuyết chương hồi, hình
thành một bộ tiểu thuyết Hán văn Việt Nam hoàn toàn khác với Kim Vân Kiều truyện
của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc).” Còn tiểu thuyết Hán văn Việt Nam Truyền kỳ
mạn lục được viết thành công dưới ảnh hưởng Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. Có thể
thấy mối quan hệ giữa tiểu thuyết Hán văn Việt Nam và tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc là vô cùng mật thiết.” [80]
1.2 Một số vấn đề về “vực ngoại thị giác”, “vực ngoại Hán tịch” và nghiên cứu
“khu vực văn hóa Hán”
Những năm gần đây, giới nghiên cứu văn học cổ Trung Quốc bắt đầu quan tâm
đến cái gọi là “vực ngoại thị giác” (góc nhìn từ các khu vực bên ngoài Trung Quốc)
trong nghiên cứu văn học, cụ thể bao gồm hai lĩnh vực: “vực ngoại Hán văn học” và
“vực ngoại Hán học”. “Vực ngoại Hán văn học” là để chỉ tác phẩm văn học do các tác
giả nước ngoài thời cổ đại dùng chữ Hán viết và sáng tác. “Vực ngoại Hán học” là để
chỉ học giả nước ngoài dùng tiếng mẹ đẻ phiên dịch và giới thiệu các trước tác văn học
và văn hóa Trung Quốc. Tuy không cùng một phạm trù, song đều liên quan đến văn
hóa và văn học Trung Quốc, thuộc về ảnh hưởng của văn học và văn hóa Trung Quốc
ở nước ngồi. Có thể thấy rằng các tác phẩm thơ văn trung đại Việt Nam viết bằng chữ
Hán, bao gồm tiểu thuyết Hán văn Việt Nam, được người Trung Quốc xếp vào loại
“vực ngoại Hán văn học”.

Trong cuốn Vực ngoại Hán tịch nghiên cứu nhập môn, Trương Bá Vĩ định
nghĩa: “Thế nào là vực ngoại Hán tịch, ý kiến của giới học thuật khơng hồn tồn nhất
trí. Trong phạm vi hiểu biết của tôi, vực ngoại Hán tịch là đứng trên lập trường của
13


người Trung Quốc để gọi tổng thể một loại văn hiến (thư tịch) nào đó. Cái gọi là “Hán
tịch” chính là văn hiến (thư tịch) được viết bằng Hán tự, cịn “vực ngoại” để chỉ bên
ngồi ngu vực (cũng chính là biên cương Trung Quốc). “Vực ngoại Hán tịch” là các
loại điển tịch được viết bằng chữ Hán ở bên ngồi Trung Quốc, nội dung của nó đa
phần cắm rễ từ học thuật truyền thống Trung Quốc. Khoảng đầu thế kỷ XX, học thuật
châu Á lần lượt phát hiện sự biến chuyển về hình thái từ truyền thống đến hiện đại, vì
vậy nói chung thì đây cũng là mốc thời gian cuối cùng của vực ngoại Hán tịch. Nói
một cách cụ thể, vực ngoại Hán tịch có thể bao gồm ba mặt nội dung: Một là, các loại
điển tịch do văn nhân vực ngoại dùng chữ Hán viết nên trong tiến trình lịch sử, các văn
nhân này bao gồm văn nhân của bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản, Lưu Cầu,
bán đảo Mã Lai, v.v... cùng các nhà truyền giáo Âu Mỹ thế kỷ XVII về sau. Xét từ chủ
thể, họ tập trung tại Đông Á (bao gồm Đông Bắc Á và Đơng Nam Á), cũng chính là
trong khu vực văn hóa Hán mà mọi người vẫn quen thuộc. Hai là, các bản in hoặc chép
tay của điển tịch Trung Quốc ở bên ngoài Trung Quốc, chẳng hạn như các văn bản Việt
Nam, văn bản Triều Tiên, văn khắc Nhật Bản của cổ tịch Trung Quốc còn tồn tại một
lượng lớn ngày nay, cũng như rất nhiều bản tuyển chọn, chú thích và bình luận của các
nhân sĩ vực ngoại đối với cổ tịch Trung Quốc. Ba là, cổ tịch Trung Quốc thất truyền
lưu lạc ra bên ngoài (bao gồm cả bản mất mát khơng trọn vẹn), đây hồn toàn đều
thuộc văn hiến Trung Quốc, do nhiều nguyên nhân lịch sử mà Trung Quốc ngày nay
khơng cịn lưu giữ nữa.” [23: trang 1 – 2]
Trần Liêu trong Hán tự văn hóa quyển nội đích vực ngoại Hán văn tiểu thuyết
đã viết rằng khu vực văn hóa chữ Hán có năm lần được mở rộng: “Vịng văn hóa chữ
Hán lần đầu tiên được mở rộng là khi văn hóa chữ Hán được đưa vào bán đảo Triều
Tiên. Truyền thuyết kể rằng sau khi nhà Ân Thương diệt vong, Cơ Tử đến Triều Tiên.

Nếu việc này là thực, văn tự Trung Quốc từ cuối đời Thương đầu đời Chu đã truyền
đến Triều Tiên. Từ sau Hán Vũ đế, các nước Bách Tế, Cao Câu Ly, Tân La trên bán
đảo Triều Tiên đều hấp thụ văn hóa chữ Hán một cách tồn diện. Thế kỷ thứ IV sau
Công nguyên, tiến sĩ Cao Hưng của nước Bách Tế đã dùng chữ Hán để viết cuốn Sử
ký ghi chép lại lịch sử Bách Tế; nước Cao Câu Ly khi mới bắt đầu thành lập nước đã
dùng chữ Hán để biên soạn sách sử nước mình; nước Tân La đã dùng chữ Hán viết
quốc sử từ thời kỳ Nam Bắc triều của Trung Quốc. Năm 935 sau Công nguyên, vua
Cao Ly thống nhất bán đảo Triều Tiên, thơ chữ Hán tiền kỳ, trung kỳ, vãn kỳ của Cao
14


Ly và nhóm thi nhân sáng tác thơ chữ Hán thời trung kỳ Cao Ly là “Hải Tả thất hiền” gồm Lý Nhân Lão, Lâm Xn, Ngơ Thế Phương, Hồng Phủ Hàng, Hàm Thuần, Lý
Trạm Chi, Triệu Thông – đều đạt đến thành tựu cao về mặt nghệ thuật thơ chữ Hán.
Lý Thành Quế đã lật đổ vương triều Cao Ly, lập nên vương triều họ Lý với
quốc hiệu là “Triều Tiên”. Thời kỳ triều Lý (thế kỷ XV – cuối thế kỷ XIX), chất lượng
nghệ thuật tản văn và thơ chữ Hán trong văn học Triều Tiên lại được nâng cao.
Vịng văn hóa chữ Hán lần thứ hai được mở rộng là khi văn hóa chữ Hán vượt
biển đến Nhật Bản. Văn hóa chữ Hán được truyền vào Nhật Bản từ bao giờ, đến nay
vẫn rất khó định luận. Tương truyền vào năm thứ 15 Thiên hoàng Ứng Thần (năm 284
Công nguyên, năm Thái Khang thứ năm đời Tấn Vũ đế), A Trực Kỳ từ Bách Tế vượt
biển về phía Đơng, hồng tử Nhật Bản Trĩ Lang Tử theo học ông. A Trực Kỳ tiến cử
Vương Nhân, năm tiếp theo Vương Nhân đến, dâng mười quyển Luận ngữ, một quyển
Thiên tự văn. Có người căn cứ vào đây mà lập mốc văn hóa Hán lần đầu truyền vào
Nhật Bản. Nhưng lại có truyền thuyết vào cuối đời Tần Thủy Hoàng, Từ Phúc dẫn đầu
một đoàn nam nữ số lượng lớn ra khơi đi về phía đơng đến được Nhật Bản, về sau tiếp
tục có người đời Hán đến Nhật Bản bằng đường biển, đồng thời sống lẫn với dân tộc
vốn sinh sống lâu đời trên hòn đảo Nhật Bản. Trong những người này, khơng ít kẻ học
vấn un thâm, nên văn hóa chữ Hán được truyền đến Nhật Bản có lẽ đã sớm từ trước
năm 284.
Đài Loan trung ương xã điện báo từ Đông Kinh ngày 18 tháng 3 năm 1998:

Gần đây tại chùa Quan Âm huyện Đức Đảo của Nhật Bản đào lên được một thẻ gỗ có
niên đại từ nửa trước thế kỷ thứ VII, phát hiện dấu mực đen viết trên đó một đoạn ngắn
trong Luận ngữ, chuyên gia đã xác định đó là tấm thẻ gỗ lâu đời nhất tại Nhật Bản
hiện nay, phía trên có viết hai mươi chữ “Tử viết học nhi thời tập chi...” bằng thể chữ
lệ. Từ khi chữ Hán được truyền vào Nhật Bản, thế lực ngày một mạnh, người Nhật lại
rất giỏi trong việc học tập, nên họ mượn chữ Hán để tạo ra chữ Nhật. Cuốn sách sử lớn
nhất hiện còn tồn tại ở Nhật Bản là Cổ sự ký (năm 712 Công nguyên) và Nhật Bản thư
ký (năm 720 Công nguyên) được viết từ sự kết hợp giữa chữ Hán và tiếng Nhật dùng
âm chữ Hán để chú âm, cho nên được gọi là “chuẩn Hán văn”. Trào lưu dùng chữ Hán
viết sử được tiếp diễn một mạch đến đời Đức Xuyên, Minh Trị. Một số học giả Nhật
Bản nói Trung Quốc và Nhật Bản “đồng văn đồng chủng” (đều là chủng người da
vàng), điều này là có căn cứ. Khơng ít tác phẩm văn học Nhật Bản đều có liên quan
15


đến chữ Hán. Đời nào cũng có người Nhật viết văn thơ chữ Hán. Thư pháp chữ Hán
Nhật Bản có phong cách riêng, so với Trung Quốc có thể coi là “mỗi bên hùng cứ một
phương”.
Vịng văn hóa Hán được mở rộng lần thứ ba là khi chữ Hán được đưa đến các
nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Philipines, Malaysia, Bruney
và Indonesia v.v... Vào đời nhà Đường, Việt Nam có khơng ít kẻ sĩ có thể sử dụng
thành thạo chữ Hán, ngôn ngữ viết chữ Hán được sử dụng rộng rãi.
Vịng văn hóa Hán được mở rộng lần thứ tư, là khi theo người Trung Quốc vượt
biển trên những hành trình dằng dặc để đưa chữ Hán đến châu Âu và Mỹ. Nhà triết
học nổi tiếng người Đức là Gottfried Wilhelm Leibniz rất đề cao văn hóa chữ Hán, ơng
nói, nếu văn hóa chữ Hán và văn hóa châu Âu kết hợp lại thì cả thế giới này sẽ sống
một cuộc sống lý tưởng hơn.
Vịng văn hóa Hán được mở rộng lần thứ năm, là khi các tác gia và sinh viên
của địa khu Macau, Hongkong, Đài Loan những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ
XX, cùng các tác gia, sinh viên của Trung Quốc đại lục những năm tám mươi, chín

mươi của thế kỷ XX đi châu Âu, Mỹ, Úc,... Một số người lưu lại những nơi đó và tiếp
tục cơng việc sáng tác, thế nên có sự xuất hiện của văn học chữ Hán châu Âu, văn học
chữ Hán ở Mỹ, văn học chữ Hán ở Úc...” [80]
Như vậy, chúng ta thấy được phần nào mối quan tâm của giới học giả Trung
Quốc những năm gần đây đối với tư liệu trong khu vực văn hóa Hán nói chung và Việt
Nam nói riêng. “Theo thống kê, số lượng sách Hán Nôm của Việt Nam đến hơn bảy
ngàn loại, trong đó hơn năm ngàn loại từ năm 1993 đã được Viện nghiên cứu Hán
Nôm Việt Nam và Viện Viễn đông bác cổ của Pháp biên tập xuất bản thành sách Việt
Nam Hán Nôm di sản mục lục (dưới đây gọi tắt là Mục lục) gồm 3 cuốn, có thể thấy
phần nào diện mạo của nó. Trong số hơn năm ngàn cổ tịch ấy, có một phần ba là từ
Trung Quốc truyền sang, trong đó có cả những bản chép lại, in lại; ngoài ra hai phần
ba còn lại là các tác phẩm được người Việt Nam viết dưới sự ảnh hưởng của văn hóa
Hán của Trung Quốc. Cho nên nói rằng tác phẩm văn học Việt Nam và Trung Quốc có
mối quan hệ ruột rà là cách nói phổ biến và có chứng cứ rõ ràng.” (Hà Quyên, Tỷ giảo
văn học thị vực hạ đích Việt Nam Hán văn tiểu thuyết Truyền kỳ Mạn lục)
Trần Ích Nguyên trong Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ
mạn lục nhận định về vấn đề nghiên cứu vực ngoại Hán tịch: “Văn học chữ Hán của
16


Việt Nam cũng như văn học chữ Hán của Nhật Bản, Hàn Quốc đều là tài sản văn hóa
chung trong khu vực văn hóa Hán, đều chung một mạch với Văn học Trung Quốc.
Trên thực tế, những nền văn học đó đã cung cấp tư liệu phong phú để mọi người cùng
tham khảo so sánh. Từ nay về sau, giới văn học Trung Quốc thực sự cần thay đổi thái
độ khơng thèm đếm xỉa gì đến văn hóa chi lưu như trước đây, đả phá chủ nghĩa đóng
cửa, ra khỏi “bản thổ” về mặt địa vực, vượt ra khỏi quan niệm “bản vị” để mở ra một
kế hoạch mới cho việc nghiên cứu Hán học truyền thống. Những nhà nghiên cứu tiểu
thuyết cổ điển cũng nên tăng cường “tìm tịi về tiểu thuyết Hán văn và văn hóa Hán”,
bởi xu thế này trước mắt “có thể mở rộng tầm nhìn trong nghiên cứu tiểu thuyết”, giúp
chúng ta xác lập một nhận thức hồn chỉnh hơn, tìm hiểu chính xác hơn đối với văn

học nước mình.” [13: trang 286]
Tóm lại, “vực ngoại thị giác”, “vực ngoại Hán tịch” và nghiên cứu “khu vực văn hóa
Hán” có thể được dịch ra tiếng Việt dưới một cái tên chung là những nghiên cứu về
sách vở chữ Hán ngoài Trung Quốc. Những nghiên cứu này được khởi động từ những
năm 70 – 80 của thế kỷ XX và cho đến nay đã gặt hái những thành cơng nhất định. Kết
quả nó mang lại khơng chỉ làm phong phú thêm cho bề dày của nghiên cứu văn học
Trung Quốc, mà còn giúp cho các quốc gia “ngoài Trung Quốc” hệ thống lại tư liệu
Hán văn tại bản địa, thúc đẩy những nghiên cứu chuyên sâu cũng như giao lưu văn hóa
– văn học giữa các nước trong khu vực.

17


CHƯƠNG II: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC, HỒNG LÊ
NHẤT THỐNG CHÍ VÀ TRUYỆN KIỀU CỦA HỌC GIẢ TRUNG QUỐC –
LÃNH THỔ ĐÀI LOAN
2.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
Nguyễn Dữ1 được các học giả Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan tập trung
nghiên cứu chủ yếu do tác phẩm Truyền kỳ mạn lục được sáng tác trên nền tảng Tiễn
đăng tân thoại của Cù Hựu đời Minh. Như giáo sư Hoàng Đắc Thời của Trung Quốc
từng nói: “Nói chung, những tác phẩm nào do người nước A sáng tác không được đánh
giá cao ở nước mình, thì một khi được truyền sang nước B lại thường được hoan
nghênh. Đó là một vấn đề rất lý thú khi xem xét về mặt văn học sử so sánh.” 2 Việc
nghiên cứu về Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục luôn được đặt trong thế đối sánh với
Cù Hựu và Tiễn đăng tân thoại, là một ví dụ có ý nghĩa tiêu biểu cho việc tìm hiểu các
hiện tượng văn học trong khu vực văn hóa Hán nhằm khẳng định vị trí và giá trị của
các tác phẩm vốn có trong văn học Trung Hoa.
Truyền kỳ mạn lục được xếp vào sách thứ nhất loại truyền kỳ trong bộ Việt Nam
Hán văn tiểu thuyết tùng san do hai giáo sư Trần Khánh Hạo và Vương Tam Khánh
chủ biên, sách do Trường Viễn đông bác cổ Pháp xuất bản tháng 4 năm 1987, Đài

1

Trong bài Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so sánh, PGS. TS. Nguyễn Đăng Na đã viết: “Do đặc điểm
văn tự, hầu hết họ và tên các tác gia văn học trung đại Việt Nam được ghi bằng chữ Hán. Tên của Nguyễn Dữ
cũng vậy; trong các văn bản Hán Nôm khắc in đều ghi họ tên ông là 阮 嶼. Chẳng hạn, Tân biên truyền kì
mạn lục bản Vĩnh Hựu năm thứ ba Đinh Tị 1737, bản Cảnh Hưng năm thứ 35 (1774), Hoàng Việt thi tuyển
bản Minh Mệnh năm thứ 5 (1824)… Chữ 嶼 sách Từ nguyên phiên là tự: “từ ngữ thiết, âm tự, ngữ vận” [徐 語
切 ,音 序 , 語 韻] (tập Dần, trang 82); Hán ngữ đại từ điển cũng phiên là tự: “Quảng vận, từ lữ thiết, thượng
ngữ, tà” [廣 韻, 徐 ;呂 切 , 上 語 ,邪 ] (Tập 3, tr. 869). Với cách phiên âm này (âm tự [序] hoặc phụ âm đầu vần
tà [thì phụ âm đầu vần phải là T, không thể là D được. Các từ điển do người Việt biên soạn như Hán Việt từ
điển của Thiều Chửu (tr.164) cũng phiên 嶼 là tự. Tự [ 嶼] là đảo nhỏ. Vậy, tên tác giả Truyền kì mạn lục
(TKML) là Nguyễn Tự.
Chúng tơi không phải người đầu tiên đặt vấn đề phiên âm lại tên của Nguyễn Dữ. Cách đây hơn 40 năm –
năm 1962, khi cho xuất bản Tân biên Truyền kì mạn lục, dịch giả Thứ Lang Bùi Xuân Trang đã ghi tên tác
giả TKML là Nguyễn Tự(5). Tiếp đó 25 năm - năm 1987, “Nguyễn Khắc Kham đã đặt nghi vấn về cách đọc
tên tác giả TKML” một cách chính thức. Lại sau Nguyễn Khắc Kham 15 năm, trong bài viết của mình,
Nguyễn Nam đề nghị: “nay căn cứ theo bản Cựu biên (TKML), xác định lại tự thể 嶼 , âm đọc Tự. Từ trước
tới nay, bởi quá tin vào cách phiên âm của Trúc Khê Ngô Vãn Triện, nên ta cứ quen gọi người sinh thành ra
TKML là Nguyễn Dữ. Có lẽ, đã đến lúc cần phải trả lại đúng tên gọi cho tác giả: Nguyễn Tự (nhưng trong
bài viết này chúng tôi vẫn gọi theo truyền thống)”. [16] Chúng tôi đồng ý với ý kiến này. Tuy vậy, trong bài
viết này, chúng tôi vẫn gọi theo truyền thống.

2

18

Dẫn trong bài Tại Trung Quốc bất bị trọng thị nhi tại Nhật Bản thụ hoan nghênh chi thập bộ thư phát
biểu tại Hội thảo về quan hệ văn hóa Trung, Hàn, Nhật tại Đài Bắc từ 24 – 27 tháng Tư năm 1983.



Loan học sinh thư cục ấn hành. Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, nghiên
cứu về Nguyễn Dữ bắt đầu phát triển tại Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Trong các
học giả từng nghiên cứu Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục, thành tựu của Trần Ích
Ngun là nổi bật hơn cả. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi phân các nghiên cứu ra
làm hai: những nghiên cứu của Trần Ích Nguyên, và của các học giả khác.
2.1.1 Những nghiên cứu của Trần Ích Nguyên:
“Tiễn đăng tân thoại dữ Truyền kỳ mạn lục chi tỉ giảo nghiên

1.1.

cứu” (Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục)
陳益源-剪燈新話與傳奇漫錄之比較研究,台灣學生書局,1990 年 06 月 15 日。
Trần Ích Nguyên, (Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Thị Ngân
dịch) Tiễn đăng tân thoại dữ Truyền kỳ mạn lục chi tỉ giảo nghiên cứu (Nghiên cứu so
sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục), Đài Loan học sinh thư cục xuất bản,
Đài Bắc 1990, Nxb. Văn học, Trung tâm văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây, Hà Nội, 2000.
Sách có kết cấu như sau:
Chương I: Dẫn luận
I.I Sự đón nhận Tiễn đăng tân thoại ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam
I.II Ý nghĩa của việc nghiên cứu so sánh Truyền kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân

thoại
Chương II: Tác giả
II.I

Cù Hựu
A. Cuộc đời
B. Trứ thuật
C. Tài tình
D. Động cơ sáng tác


II.II

Nguyễn Dữ
A. Gia thế
B. Cuộc đời
C. Thầy và bạn
D. Động cơ viết sách

II.III Tiểu kết
Chương III: Sự ra đời và lưu truyền của tác phẩm
III.I
19

Tiễn đăng tân thoại


A. Thời gian ra đời của tác phẩm
B. Quá trình lưu truyền
III.II

Truyền kỳ mạn lục
A. Thời gian ra đời
B. Quá trình lưu truyền

III.III Tiểu kết
Chương IV: Nội dung
IV.I

Tóm tắt các truyện của Tiễn đăng tân thoại


IV.II

Ký mai ký không thuộc nội dung Tiễn đăng tân thoại

IV.III Tóm tắt cốt truyện Truyền kỳ mạn lục

IV.IV Tiểu kết
Chương V: Nguồn gốc
V.I

Tiễn đăng tân thoại
A. Về cách nói cho là mơ phỏng, chí quái, truyền kỳ
B. Về chứng cớ bắt nguồn từ thơ văn, truyện ký
C. Về ghi chép truyền thuyết dân gian địa phương

V.II

Truyền kỳ mạn lục
A. Chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại
B. Cải biên từ thần thoại, chí quái Việt Nam
C. Ghi chép lại truyền thuyết dân gian địa phương

V.III Kết luận
Chương VI: Kỹ xảo, nội hàm và ảnh hưởng
VI.I

Tiễn đăng tân thoại
1. Kỹ xảo nghệ thuật
2. Nội hàm tư tưởng

3. Ảnh hưởng đối với nước mình
a. Tiểu thuyết văn ngôn
b. Tiểu thuyết bạch thoại
c. Tạp kịch, truyền kỳ

VI.II

Truyền kỳ mạn lục
A. Kỹ xảo nghệ thuật
B. Nội hàm tư tưởng

20


C. Ảnh hưởng đối với nước mình
a. Đối với tiểu thuyết truyền kỳ
b. Đối với diễn nghĩa lịch sử
c. Về phương diện tín ngưỡng dân gian
VI.III Tiểu kết
Chương 7: Kết luận
VII.I

Những điểm dị đồng giữa Truyền kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân thoại

VII.II Đánh giá lại địa vị của Tiễn đăng tân thoại trong văn học sử Trung Quốc

Thư mục tham khảo
Đây vốn là luận văn thạc sĩ của học giả Trần Ích Ngun, một cơng trình khảo
cứu cơng phu và nhiều tâm huyết. Cơng trình đã có đóng góp khoa học đáng kể trong
việc giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, thời gian, hoàn cảnh ra đời cũng như nguồn gốc của

Truyền kỳ mạn lục. Tác giả cơng trình đã xử lý một khối lượng tư liệu lớn lên đến 292
cuốn sách với cả bốn thứ tiếng: Hoa, Việt, Nhật, Hàn để khẳng định được mục đích
sáng tác, nội hàm tư tưởng, kỹ xảo nghệ thuật của tác phẩm, cũng như địa vị, giá trị, ý
nghĩa, ảnh hưởng của tác phẩm trong văn học sử. Cơng trình đã đi đến kết luận:
“Mạn lục và Tân thoại ra đời tuy vào hai thời đại cách nhau gần một thế kỷ
rưỡi, song ở hai nước Nam, Bắc khác nhau, cả hai sách đều ra đời do ứng với thời thế.
Có khác là, đối với hoàn cảnh văn học đương thời, Tân thoại sinh ra do ứng với tinh
thần phục cổ, tiêu biểu cho sự thức tỉnh của thể văn truyền kỳ đời Đường Tống, cịn
Mạn lục thì mở đầu cho truyền kỳ của nước Nam và đạt tới đỉnh cao. Về sự lưu truyền
của hai sách thì cả hai đều có đặc trưng như nhau là thịnh hành một thời.
Hai sách đều là truyền kỳ viết bằng văn ngôn, số trang cũng tương đương, (…)
Xét về nội dung, tính chất các truyện đều khơng lấy phấn son làm chính, có đề cập đến
linh dị, u qi; tình tiết trong truyện có chỗ giống nhau, phong cách cũng nhiều phần
tương tự song không phải là quan hệ một một, không thể coi là sự sao chép mô phỏng
đơn thuần.
Cù Hựu và Nguyễn Dữ thực ra đều là những nhà sáng tác tiểu thuyết giỏi cắt
xén. (…) Song cả hai đều đồng thời nhào nặn xen kẽ những truyền thuyết dân gian ở
địa phương thời đó, rồi thơng qua trí tưởng tượng phong phú và tài tổ chức chặt chẽ
mà phát huy được tài năng của cá nhân, biến mục nát thành thần kỳ.
Về kỹ xảo nghệ thuật, ngôn ngữ văn tự thanh tân, điển nhã của Mạn lục có sức
21


truyền cảm khơng kém gì Tân thoại, đó là một trong những nguyên nhân khiến sách
được lưu truyền. Mặc dù nhân vật của hai sách chưa khắc họa được tỉ mỉ, hình tượng
khơng mấy nổi bật, kết cấu sắp xếp cũng cịn thiếu mới mẻ, song cả hai đều khơng
phải khơng có những điểm khả quan, nhất là nhiều tình tiết biến hóa quanh co làm cảm
động lịng người, quả thật khiến người đọc phải vỗ bàn khen tuyệt. Về mặt này, hai
ơng Nguyễn và Cù đều tỏ ra có công lực cao hẳn một đầu, nhưng cả hai lại có sở
trường riêng, khó phân biệt ai hơn ai kém.

Về nội hàm tư tưởng, Mạn lục và Tân thoại cùng nhất trí sử dụng thủ pháp ngụ
tả thực ở lãng mạn, bên ngồi khốc chiếc áo “tơ vẽ tình kh các, điểm xuyết lời nói
đẹp”, mượn những nỗi uất ức vô liêu của kẻ sĩ, thư sinh, cảnh bi hoan ly hợp của trai
gái thời loạn cùng những lời thuyết lý theo kiểu nhân quả báo ứng hoặc những lời nghị
luận về chuyện cũ của nước xưa để gợi mở, kích phát lời hưởng ứng mạnh mẽ từ đáy
lịng của bạn đọc; như thế là về cốt tủy, hai ông đều noi theo tinh thần truyền thống của
nho gia Trung Quốc. Chỗ khác nhau giữa họ là chủ đề Tân thoại thiên về nỗi cảm khái
quan hồi trước tình hình hưng suy trị loạn của xã hội địa phương, còn Mạn lục thì
trong lúc tỏ nỗi lo bên trong do phản ứng với nhuận Hồ, ngụy Mạc, còn kiêm cả
nghiêm khắc tố cáo mối họa bên ngoài là nhà Minh kéo qn sang. Tinh thần chất
chứa trong đó, khơng nghi ngờ gì nữa, càng tiếp cận với nhà nho truyền thống.
Về ảnh hưởng đối với nước mình, đối tượng của hai bên không giống nhau hẳn,
tốc độ cũng bên nhanh, bên chậm. Mạn lục có ảnh hưởng về ba phương diện: tiểu
thuyết truyền kỳ, diễn nghĩa lịch sử và tín ngưỡng dân gian, tuy rộng nhưng chậm hơn.
Tân thoại có ảnh hưởng về ba phương diện: tiểu thuyết văn ngôn, truyền kỳ tạp kịch
và tiểu thuyết bạch thoại, phổ biến và ngay tức khắc. Nhưng mức độ ảnh hưởng của cả
hai lại đều sâu xa trường cửu nên khơng có gì khác nhau lắm.
Kết quả đạt được sau khi nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ
mạn lục là chúng ta thấy cả hai bên đều có nhiều đặc trưng và quy luật chung tương tự,
chứng tỏ giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam có mối quan hệ rất mật thiết.
Đồng thời chúng ta còn thấy tuy Mạn lục chịu ảnh hưởng rõ rệt của Tân thoại song
không phải là sự sao chép cứng nhắc mà là kết tinh của việc Nguyễn Dữ vận dụng trí
tuệ để gia cơng sáng tác. Sách vừa tiếp thu thành phần ưu tú của dân tộc nước ngoài,
vừa khơng qn bắt rễ ở mảnh đất của nước mình, vì vậy mặc dù sáng tác bằng Hán
văn song sách vẫn khơng mất đi phần có giá trị là văn học của dân tộc Việt Nam.
22


Thậm chí, tuy ý thức dân tộc bao hàm trong Truyền kỳ mạn lục mặc dù chịu ảnh hưởng
của quan niệm chủ nghĩa yêu nước thì vẫn đáng được nhân dân nước này trân trọng.

Điều đáng tiếc là, một tiểu thuyết Hán văn thành công như Truyền kỳ mạn lục thì Việt
Nam hầu như lại chưa khẳng định vị trí đáng có của nó, thậm chí tồn bộ văn học viết
bằng Hán văn đều khó thốt khỏi vận ách là bị đẩy vào lãnh cung.(...)” [13: trang 282
– 285]
Trần Ích Nguyên, Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung – Việt,

1.2.

Phạm Tú Châu và Phạm Ngọc Lan dịch, Nxb. Khoa học xã hội – Hà
Nội, 2009.
Đây là một trong những công trình nghiên cứu cơng phu nhất về tiểu thuyết
Hán văn Việt Nam dưới góc nhìn so sánh. Như lời giới thiệu của dịch giả, nhà nghiên
cứu Phạm Tú Châu cho cuốn Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung – Việt: “ “Mối
tình” của Trần Ích Ngun với văn học cổ Việt Nam bắt nguồn từ khi anh được giao
việc khảo cứu văn bản Truyền kỳ mạn lục, một trong số tác phẩm của cơng trình đồ sộ
Tùng san tiểu thuyết Hán văn Việt Nam lúc đầu do giáo sư Trần Khánh Hạo (trường
Viễn đông bác cổ Paris) và Giáo sư Vương Tam Khánh (trường Đại học văn hóa Đài
Bắc) chủ biên. Từ khảo cứu trên năm dị bản Truyền kỳ mạn lục, anh đã chọn ra một
bản nền để trên bản nền này anh tiếp tục thực hiện nghiên cứu so sánh giữa Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ Việt Nam và Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu Trung Quốc.
Tiếp theo sau là cơng trình nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều cùng quá trình
lưu truyền của truyện, trong đó có so sánh với Truyện Kiều của Việt Nam. Từ hai điểm
tập trung trên đây, anh dành tiếp tình yêu học thuật cho việc khảo sát sự lưu truyền và
ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh nói chung ở Việt Nam, trong đó ở hai sách này
có hai điểm nhấn là tìm hiểu mối quan hệ giữa Truyện ký trích lục của Việt Nam với
Hậu Liêu trai chí dị của Trung Quốc và Dị văn tạp lục của Việt Nam với Chí dị tục
biên, Diệc phục như thị của Trung Quốc. Đây cũng chính là mấy nội dung chủ yếu của
cuốn sách sau đây (...)” [14: trang 5 – 6]
Cuốn sách Nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Trung – Việt gồm 7 chương:
Chương I: Sự lưu truyền và ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh ở Việt Nam

Chương II: Tiểu thuyết in lại, chép lại của Trung Quốc có ở Viện Nghiên cứu
Hán Nôm Việt Nam
Chương III: Liêu trai chí dị, Hậu Liêu trai chí dị và Truyện ký trích lục của Việt
23


Nam
Chương IV: Diệc phục như thị, Chí dị tục biên và Dị văn tạp lục của Việt Nam
Chương V: Tìm hiểu những tác phẩm Hán Nôm về bà chúa Liễu Hạnh của Việt
Nam
Chương VI: Sự lưu truyền và diễn biến chuyện Nhị Độ Mai ở hai nước Trung,
Việt
Chương VII: Xuất bản và nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Việt Nam tại Đài
Loan
Chương VII Xuất bản và nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Việt Nam tại Đài
Loan là phần khái quát những thành quả đạt được tại Đài Loan nhiều năm qua. Trong
phần 3 Thảo luận và nghiên cứu tiểu thuyết Hán văn Việt Nam tại Đài Loan, Trần Ích
Nguyên viết: “Trong thời kỳ chỉnh lý Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san, ông Trần
Khánh Hạo đã viết bài Cùng thiên lý mục, khán Hán văn học sử (Trông xa ngàn dặm,
xem văn học sử Hán) trên tạp chí 3 và đã đọc bài Giản giới Việt Nam Hán văn tiểu
thuyết đích nội dung cập kỳ xuất bản kế hoạch trong hội nghị4. Sau khi Tùng san xuất
bản, ông đã mấy lần trình bày lại quan niệm về “nghiên cứu chỉnh thể văn hóa Hán” và
viết bài Việt Nam Hán văn lịch sử diễn nghĩa sơ thám 5, trong đó phân tích bốn sách là
Hồng Việt xn thu, Việt Nam khai quốc chí truyện, Hồng Lê nhất thống chí và
Hồng Việt long hưng chí. Sau đó, ơng Trịnh A Tài viết tiếp và phát huy trong bài Việt
Nam Hán văn tiểu thuyết đích lịch sử diễn nghĩa và bài Việt Nam Hán văn tiểu thuyết
trung đích lịch sử diễn nghĩa cập kỳ đặc sắc. Hai ơng đã nhất trí khẳng định tác phẩm
loại tiểu thuyết lịch sử trong Tùng san có đủ thực chất của mối giao lưu quan phương
và dân gian giữa hai nước Trung Việt, giúp ích rất nhiều cho chúng ta tìm hiểu mối
quan hệ giữa hai nước.

3

Đới Ngọc chỉnh lý, đăng trên Quốc văn thiên địa số 9, tháng 2/1986, tr. 17 – 21.

4

Đăng trong đệ nhất giới Trung Quốc vực ngoại Hán tịch quốc tế học thuật hội nghị luận văn tập, Đài
Bắc: Quán văn hiến quốc học Hội bảo trợ văn hóa của báo Liên hợp xuất bản, tháng 12/1987, tr. 1131 – 1137.

5

Đưa vào Đệ nhị giới Trung Quốc vực ngoại Hán tịch quốc tế học thuật hội nghị luận văn tập, Đài Bắc:
Quán văn hiến quốc học Hội bảo trợ văn hóa của báo Liên hợp xuất bản, tháng 2/1989, tr. 393 – 397.

24


×