Tải bản đầy đủ (.doc) (271 trang)

Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.49 KB, 271 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------------

BÙI THỊ VÂN

SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
VÀO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------------

BÙI THỊ VÂN

SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
VÀO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9.31.01.02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. NGUYỄN DUY DŨNG
2. GS. TS. TỪ SỸ SÙA

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” là
cơng trình nghiên cứu khoa học riêng của tác giả. Các số liệu nêu trong luận án là
trung thực, những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ
cơng trình nghiên cứu nào.
Hà nội, ngày….tháng…năm 2019
Tác giả luận án

Bùi Thị Vân

1


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng và
GS.TS. Từ Sỹ Sùa đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác
giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế học, Phòng Quản lý đào
tạo, Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam, Trường đại học Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ
Việt Nam, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, các nhà khoa học, các chuyên gia
tham gia trả lời phỏng vấn đã đóng góp những ý kiến xác đáng và giúp đỡ tác giả có
được tư liệu, tài liệu tham khảo quý báu trong suốt q trình học tập nâng cao trình độ

chun mơn và nghiên cứu luận án.
Tác giả luận án

Bùi Thị Vân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ vii
DANH MỤC HỘP.................................................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................... 11
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ11
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng đường

bộ

11

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng

đường bộ..............................................................................................................13
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về sự tham gia của khu vực kinh

tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ...................14

1.2.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu chung về khu vực kinh tế tư nhân và vai

trò của khu vực này trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ 14
1.2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đầu tư theo hình thức hợp tác cơng tư

trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ......................................... 17
1.2.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về các nhân tố tác động và rào cản đối

với sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ....................................................................................................20
1.3. Nhận xét chung về kết quả các cơng trình đã nghiên cứu...................... 23
1.4. Những khoảng trống đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.............................. 24
1.5. Khung phân tích của luận án.................................................................... 26

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ SỰ THAM
GIA CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÀO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ........................................................................ 27


2.1. Một số nội dung cơ bản về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường

bộ 27
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ .

27 2.1.2. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ................................... 29
2.1.3. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.............................32
2.2. Một số lý luận cơ bản về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào

phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.............................................36
2.2.1. Khu vực kinh tế tư nhân và sự tham gia của khu vực này vào cung ứng


hàng hóa cơng cộng.............................................................................................36
2.2.2. Khái niệm, hình thức và động cơ tham gia của khu vực kinh tế tư nhân

vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ............................................43
2.2.3. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ....................................................................................................46
2.2.4. Nội dung và phương thức chủ yếu khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư

phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ...................................................49
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào

phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ...................................................58
2.2.6. Một số tiêu chí cơ bản đánh giá sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân

vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ............................................62
2.3. Kinh nghiệm của các nước về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân

vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ......................................65
2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước...................................................................65
2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam......................................................................69

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ
NHÂN VÀO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Ở VIỆT NAM............................................................................................................. 71
3.1. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ ở Việt Nam................71
3.2. Chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát triển

kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.......................................... 75



3.2.1. Chính sách huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát

triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam qua các giai đoạn..........75
3.2.2. Nhận xét chung về chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia phát

triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.......................................80
3.3. Thực trạng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào đầu tư phát

triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam................................. 81
3.3.1. Khái quát chung về các dự án kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có sự

tham gia của khu vực tư nhân theo hình thức PPP ở Việt Nam...........................81
3.3.2. Sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân về vốn đầu tư theo hình thức

PPP vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.................84
3.3.3. Thực trạng về số lượng km đường bộ thực hiện theo hình thức BOT ở

nước ta................................................................................................................. 89
3.3.4. Thực trạng công tác liên quan đến thu phí sử dụng cơng trình và cung ứng

dịch vụ hạ tầng giao thông đường bộ đầu tư theo hình thức BOT ở nước ta......90
3.4. Đánh giá chung về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát

triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta.................................... 94
3.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................ 94
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế...............................................................................98
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.................................................106


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ
THAM GIA CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÀO PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM............................113
4.1. Bối cảnh trong nước và ngoài nước tác động đến việc thu hút khu vực

kinh tế tư nhân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở
Việt Nam...........................................................................................................113
4.1.1. Bối cảnh trong nước................................................................................ 113
4.1.2. Bối cảnh quốc tế tác động đến kinh tế Việt Nam.................................... 116
4.2. Quan điểm, định hướng huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân

tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam đến


năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030............................................................ 117
4.2.1. Quan điểm huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát

triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.....................................117
4.2.2. Định hướng phát triển giao thông đường bộ Việt Nam và huy động nguồn

lực từ khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030...........................................120
4.3. Một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của khu

vực kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ ở Việt Nam.................................................................................................. 126
4.3.1. Giải pháp nhằm điều hịa lợi ích giữa các chủ thể trong đầu tư phát triển

KCHTGTĐB theo hình thức BOT.................................................................... 126
4.3.2. Nhóm giải pháp có liên quan đến nhân tố Nhà nước đối với phát triển kinh


tế tư nhân trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ........................ 130
4.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực khu vực kinh tế tư nhân.................. 137
4.3.4. Nhóm giải pháp đối với người sử dụng dịch vụ đường bộ và các bên liên

quan khác...........................................................................................................140
4.3.5. Các giải pháp khác...................................................................................142

KẾT LUẬN.............................................................................................................. 148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 151


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Cấp kỹ thuật hệ thống đường quốc lộ tại Việt Nam..................................... 73
Bảng 3.2: Dự án theo hình thức PPP trong phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam từ năm
1999-2017.................................................................................................................... 82
Bảng 3.3: Vốn đầu tư theo nguồn vốn của Bộ GTVT giai đoạn 2001-2010................86
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả huy động vốn đầu tư KCHTGT giai đoạn 2011 - 201587
Bảng 3.5: Một số dự án đội vốn điển hình................................................................. 101
Bảng 4.1: Quy hoạch phát triển giao thơng đường bộ đến năm 2020, định hướng 2030
.....................................................................................................................................122
Bảng 4.2: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐB Việt Nam đến năm 2020......124


DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Ý kiến của người sử dụng đường bộ tham gia trả lời phỏng vấn..................95
Hộp 3.2: Lợi ích kinh tế -xã hội của dự án BOT..........................................................97
Hộp 3.3: Một số ý kiến về mức phí, cách thu phí, vị trí đặt trạm thu phí BOT.........102
Hộp 3.4: Một số ý kiến về chính sách, quy định và cơng tác quản lý của cơ quan có

thẩm quyền của nhà nước đối với dự án BOT trong thời gian qua.............................109
Hộp 3.5: Một số ý kiến đánh giá về năng lực của nhà đầu tư BOT thời gian qua......112


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
ADB
ASEAN
BOT
BTO
BT
CT PTĐCTVN

NGUYÊN NGHĨA TIẾNG VIỆT
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
Xây dựng - Chuyển giao
Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam

DBFM
FDI

Hợp đồng thiết kế - xây dựng – tài trợ - bảo trì
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội

GDP
GMS

GTVT
GTGT

Tiểu vùng sông MeKong mở rộng
Giao thông vận tải
Giá trị gia tăng

HCM
HĐBT
KCHTGT
KCHTGTĐB
KH&ĐT

Hồ Chí Minh
Hội đồng Bộ trưởng
Kết cấu hạ tầng giao thơng
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Kế hoạch và đầu tư

KVKTTN
NCS
NSNN
ODA

Khu vực kinh tế tư nhân
Nghiên cứu sinh
Ngân sách nhà nước
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Quỹ Hợp tác Kinh tế Hải ngoại Nhật Bản


OECF
O&M
PPP
QL
TCĐBVN
TCVN

Hợp đồng vận hành và bảo trì ( cịn gọi là Hợp đồng Kinh
doanh và quản lý)
Hợp tác Nhà nước - Tư nhân (Đối tác công tư)
Quốc lộ
Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam

TP
TPHCM
XHCN
WB

Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
Xã hội chủ nghĩa
Ngân hàng Thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển hạ tầng giao thơng nói chung, đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ
là yêu cầu thiết yếu để phát triển kinh tế- xã hội của một đất nước. Hạ tầng giao thơng

là tiền đề, được ví như sân bay để một nền kinh tế cất cánh. Giao thông đường bộ giữ
vị trí là huyết mạch trong giao thương, đi lại, an ninh- quốc phòng của một đất nước.
Nhà nước nào cũng đảm nhiệm vai trị chính, quan trọng trong phát triển
KCHTGTĐB. Để phát triển lĩnh vực này cần đến nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trước đây,
nguồn vốn để đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông ở các nước hầu hết là từ Ngân
sách Nhà nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, nhu cầu
vốn đầu tư phát triển lĩnh vực này ngày càng tăng cao đến mức ngay cả các nước phát
triển, các nguồn thu của Chính phủ cũng khơng thể đáp ứng đủ cho việc xây dựng
KCHTGTĐB. Không một chính phủ nào có thể độc lập cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng
giao thơng, trong đó có hạ tầng đường bộ mà không cần phải hợp tác với khu vực tư
nhân (Mona Hammami và các cộng sự, 2006). Chính vì điều đó, bên cạnh việc sử
dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nhiều quốc gia đã tích cực huy động
nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự tham gia của khu
vực tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB chiếm một tỷ lệ đáng kể và đang có xu thế gia
tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Tại nhiều quốc gia, các tập đoàn kinh tế tư nhân
đầu tư vào xây dựng các con đường cao tốc theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đã
trở nên phổ biến. Hình thức đầu tư này khơng chỉ hỗ trợ cho ngân sách nhà nước trong
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mà còn làm tăng hiệu quả đầu tư, quản lý, khai thác,
bảo trì đối với cơng trình đường bộ, thúc đẩy khu vực Nhà nước sử dụng vốn hiệu quả,
đẩy mạnh cải cách tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển. PPP đạt được một số
lợi ích, tiếp cận nguồn vốn tư nhân (ADB, 2000), tăng giá trị đồng tiền, hoàn thành
đúng tiến độ (Li B và các cộng sự, 2005), cải thiện chất lượng dịch vụ (Akintola
Akintoye và các cộng sự, 2003).
Việt Nam thực hiện đổi mới năm 1986, phát triển kinh tế nhiều thành phần,
chính thức thừa nhận kinh tế tư nhân, tuy nhiên trong suốt nhiều năm đầu của thời kỳ
đổi mới, bộ mặt giao thơng đường bộ hầu như chưa có sự cải thiện đáng kể. Chính phủ
bắt đầu ban hành chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng đường bộ kể
1



từ năm 1997, nhưng cho đến năm 2007 sự tham gia của đầu tư tư nhân còn rất khiêm
tốn. Nguồn

2


vốn đầu tư chủ yếu trong khoảng hai mươi năm này đều có nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước, vốn ODA, vốn viện trợ. Xác định đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ giữ vai
trò tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội, trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, Việt
Nam đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Nghị quyết số
13- NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chủ
trương thực hiện xã hội hóa đầu tư để huy động nguồn lực ngồi ngân sách phát triển
KCHTGT nói chung và lĩnh vực đường bộ nói riêng. Nhiều cơ chế, chính sách, trong
đó nổi bật nhất là Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác cơng tư được ban
hành năm 2010 nhằm thu hút đầu tư tư nhân. Kết quả cho thấy có hiện tượng “bùng
nổ” đầu tư BOT vào lĩnh vực đường bộ trong giai đoạn 2011- 2015. Tuy nhiên, gần
đây hình thức đầu tư này đang bộc lộ nhiều hạn chế gây bức xúc rộng khắp trong xã
hội. Những mâu thuẫn, xung đột giữa người dân, người sử dụng đường bộ với nhà đầu
tư trở thành vấn đề lớn trong xã hội khi nhiều tài xế trả tiền lẻ, phản ứng bằng các hình
thức gây mất an tồn, nguy hiểm tại một số trạm thu phí BOT. Hiện nay, BOT vẫn là
vấn đề "nóng" trên khắp cả nước, đụng chạm đến quyền lợi, trách nhiệm của nhiều
người từ người dân, nhà đầu tư và Nhà nước. Thực tiễn này đặt ra nhiều vấn đề hết sức
cấp thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân phát
triển KCHTGTĐB, đặc biệt là hình thức đầu tư BOT.
Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ nước ta còn thấp kém cả về chất
lượng và số lượng, số km đường cao tốc rất khiêm tốn. Để đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế- xã hội, q trình đơ thị hóa gia tăng nhanh chóng, giải quyết vấn nạn tắc
nghẽn giao thơng, hạn chế tai nạn giao thơng cần nhanh chóng xây mới và cải tạo hệ
thống đường bộ càng sớm càng tốt. Theo số liệu của Bộ GTVT, nhu cầu vốn đầu tư
xây dựng đường bộ ở nước ta là rất lớn, vượt rất xa so với khả năng ngân sách Nhà

nước. Ngân sách nhà nước không thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng
giao thơng trong tình hình bội chi ngân sách lớn như hiện nay. Nguồn tài trợ vốn ưu
đãi, vốn ODA bị cắt giảm khi Việt Nam đạt đến ngưỡng thu nhập trung bình càng cho
thấy vai trò quan trọng của nguồn vốn tư nhân trong đầu tư phát triển hạ tầng đường
bộ.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng sự tham gia của khu vực kinh tế tư
nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam là hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện


nay. Thời gian qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư ngoài
ngân


sách nhà nước nhằm phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. Một số cơng
trình nghiên cứu về xã hội hóa đầu tư, khai thác, bảo trì cơng trình giao thơng. Theo
tìm hiểu của NCS, đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ, tồn diện về sự
tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực phát triển KCHTGTĐB ở Việt
Nam. Với những lý do trên, NCS đã chọn đề tài “Sự tham gia của khu vực kinh tế tư
nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” làm chủ đề
nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm về sự tham gia
của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB, đánh giá thực trạng sự tham
gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam, luận án đề
xuất một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của khu vực kinh
tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB trên đất nước ta cho giai đoạn (2020-2025) và
tầm nhìn 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

(i) Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về sự tham gia của khu vực kinh tế tư

nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam.
(ii) Nghiên cứu kinh nghiệm và rút ra bài học cho Việt Nam về sự tham gia của

khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB.
(iii) Đánh giá đúng thực trạng, kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn

chế về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt
Nam.
(iv) Đề xuất các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của khu

vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân
vào phát triển KCHTGTĐB và chính sách, giải pháp thu hút khu vực kinh tế tư nhân
tham gia vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam.


3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian:
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của
khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam; nghiên cứu kinh
nghiệm một số nước trên thế giới về vấn đề này.
Phạm vi thời gian:
Luận án nghiên cứu sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển
KCHTGTĐB ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở giai đoạn 2011- 2018, qua đó đề xuất

giải pháp đến năm 2025, định hướng 2030.
Phạm vi nội dung:
Hệ thống KCHTGTĐB rất rộng, phát triển KCHTGTĐB gồm nhiều nội dung
và tư nhân có thể tham gia thơng qua nhiều hình thức. Luận án tập trung nghiên cứu về
sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào nội dung chính là đầu tư phát triển
KCHTGTĐB, trong đó chủ yếu là đầu tư theo hình thức PPP. Trong chương 3 khi
phân tích về thực tế Việt Nam, luận án đi sâu hơn ở hình thức đầu tư BOT đối với loại
đường quốc lộ, đường cao tốc.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận

Luận án dựa vào phương pháp trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp
duy vật biện chứng; phương pháp logic và phương pháp lịch sử; các lý thuyết kinh tế
hiện đại; các quan điểm của Đảng và nhà nước ta.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp nghiên đặc trưng

của khoa học Kinh tế chính trị. Trừu tượng hóa khoa học địi hỏi phải gạt bỏ những
yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình và hiện tượng được nghiên cứu, hoặc tạm gác
lại những yếu tố nào đó để tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định, trên cơ sở
đó nắm được bản chất của các hiện tượng, hình thành những phạm trù, quy luật phản
ánh những bản chất đó. Khu vực kinh tế tư nhân có thể tham gia phát triển
KCHTGTĐB bằng cách đóng góp về tài lực, nhân lực, trí lực vào các nội dung như
xây dựng, bảo trì, quản lý, khai thác cơng trình hạ tầng đường bộ. Sự tham gia ấy có
thể là trực tiếp hoặc gián tiếp vào các loại dự án hạ tầng đường bộ quy mô khác nhau


từ dự án cấp quốc gia


đến phát triển hạ tầng giao thông nông thôn. Để thấy được sự tham gia của khu vực

kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB một cách tổng thể nhất, luận án tập trung
nghiên cứu ở nội dung và phương thức chủ yếu là đầu tư theo hình thức hợp tác cơng
tư. Luận án khơng tính đến sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia hay đóng
góp lao động, tài sản của người dân vào làm đường giao thông nông thôn, cũng như
việc tư nhân mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.
- Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp này đòi hỏi phải xem xét các

hiện tượng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong
trạng thái phát triển không ngừng. Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường sự
tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam trong
mối quan hệ biện chứng với tác động của những nhân tố khách quan, chủ quan. Những
nhân tố khách quan như chính sách thu hút đầu tư tư nhân, khung pháp lý, môi trường
kinh tế vĩ mô hay những nhân tố chủ quan như năng lực tài chính, năng lực chun
mơn của chính khu vực tư nhân đều có tác động tới sự tham gia của khu vực tư nhân
vào phát triển KCHTGTĐB. Mối quan hệ tương quan, tác động qua lại giữa bên Nhà
nước và bên tư nhân cùng tham gia trong dự án hợp tác công tư ảnh hưởng tới mức độ
tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB.
- Phương pháp logic và phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải

nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển.
Phương pháp logic địi hỏi phải tìm ra cái chung chi phối sự phát triển đó. Nghiên cứu
sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam từ
khi đổi mới đến nay để xem xét, đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân vào
hạ tầng giao thông đường bộ qua các giai đoạn. Qua đó làm rõ sự hồn thiện thể chế,
pháp lý cho hình thức đầu tư này. Chính sách ở các giai đoạn khác nhau có tác động
khác nhau đến kết quả sự tham gia của tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB.
Luận án dựa trên các lý thuyết kinh tế sau:
- Lý thuyết lợi ích.

Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất thúc đẩy các chủ thể tham

gia một cách tích cực vào các hoạt động kinh tế xã hội. Để thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế địi hỏi nhà nước phải có hệ thống chính sách, luật pháp và các biện
pháp


đảm bảo kết hợp hài hịa các lợi ích kinh tế giữa các chủ thể. Động cơ tư nhân tham
gia cung ứng dịch vụ hạ tầng đường bộ là thu được lợi nhuận như mong muốn. Người
thụ hưởng dịch vụ đường bộ khơng muốn phải trả phí cao. Trách nhiệm cung ứng dịch
vụ đường bộ thuộc về Nhà nước, nhưng vì nhiều lý do nên Nhà nước khơng thể trực
tiếp thực hiện nên kêu gọi tư nhân bỏ vốn vào làm. Trong quan hệ giữa các bên này,
đòi hỏi phải thực hiện trên cơ sở hài hịa lợi ích giữa nhà đầu tư tư nhân-Nhà nướcngười sử dụng dịch vụ đường bộ và các bên liên quan.
- Lý thuyết hợp tác Công-Tư (đối tác Công-Tư).

Các lý thuyết về hợp tác công tư phát sinh từ các nước phương Tây, theo nghĩa
chung nhất đều nói lên sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong
việc cung ứng dịch vụ công. Thuật ngữ “đối tác công- tư”, nói lên quan hệ hợp tác
giữa Nhà nước và tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công nhằm mục đích nâng cao
hiệu quả và chi phí thấp hơn cho người sử dụng cuối cùng, đảm bảo hài hòa trong việc
chia sẻ trách nhiệm, lợi ích và rủi ro trong quá trình thực hiện dự án.
- Lý thuyết Keynes về vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị

trường. Nhà nước sử dụng các công cụ kinh tế như chính sách thuế, chính sách đầu
tư…nhằm gia tăng đầu tư tư nhân. Đối với lĩnh vực cung ứng hạ tầng giao thông
đường bộ, để thu hút tư nhân tham gia, Nhà nước cần sử dụng vốn mồi và các công cụ
điều tiết khác. Trong các công cụ điều tiết, cơ chế hỗ trợ tài chính, chính sách bảo lãnh
doanh thu, bảo lãnh tỷ giá có tác động mạnh.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, số liệu


Phân tích và tổng hợp các tài liệu trong và ngồi nước như tạp chí, báo cáo khoa
học, sách chun khảo, luận án, các thông tin trên internet về lý luận và thực tiễn sự
tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB để xác định rõ
hướng nghiên cứu. Từ đó làm rõ đặc điểm của KCHTGTĐB là hàng hóa cơng cộng
khơng thuần túy, vì thế tư nhân có thể tham gia đầu tư để mang lại lợi ích cho nhiều
bên; có nhiều lý do thúc đẩy Nhà nước thu hút tư nhân tham gia và cũng có nhiều nhân
tố tác động đến sự tham gia của tư nhân đầu tư vào hạ tầng đường bộ. Nội dung và
phương


thức chủ yếu mà tư nhân tham gia phát triển KCHTGTĐB là đầu tư theo hình thức đối
tác cơng tư. Hình thức đối tác cơng tư có nhiều chủ thể tham gia và có nhiều loại hợp
đồng khác nhau, lĩnh vực hạ tầng đường bộ thường sử dụng hình thức hợp đồng BOT,
BOT, BT, trong đó phổ biến là BOT. Số liệu được sử dụng trong luận án là số liệu
thống kê, các báo cáo của các tổ chức, cơ quan có uy tín như Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch
và đầu tư, Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt
Nam, Kiểm toán Nhà nước. Bên cạnh đó, luận án cũng tham khảo các cơng trình
nghiên cứu được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, luận án.
- Phương pháp phân tích thống kê

Tổng hợp các số liệu, thơng tin phục vụ cho q trình phân tích, đánh giá các
nội dung nghiên cứu, từ đó nắm bắt được thực trạng sự tham gia của khu vực kinh tế
tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích hệ thống, phương pháp so sánh.

Sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm phân tích so sánh dọc
để thấy được mức độ tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển
KCHTGTĐB ở thời các thời điểm khác nhau. Phương pháp so sánh còn được sử dụng
để so sánh mức độ huy động vốn đầu tư và các nguồn lực giữa khu vực tư nhân với

khu vực nhà nước. Phân tích hệ thống và nghiên cứu tổng hợp thể hiện ở việc nghiên
cứu sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB được đặt trong tổng
thể về cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân nói chung, về chính sách tài chính,
tín dụng và chiến lược, quy hoạch giao thơng quốc gia. Đánh giá thực trạng nội dung,
phương thức tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB trong mối
quan hệ với các yếu tố tác động như chính trị, kinh tế, xã hội gắn với tình hình cụ thể
trong từng thời kỳ nhất định để có thể rút ra những nhận định khoa học trung thực,
chính xác, thuyết phục. Trên cơ sở đánh giá thực trạng ấy, phân tích bối cảnh trong và
ngồi nước cùng những dự báo về nhu cầu phát triển giao thông đường bộ cho những
năm tới, luận án đề xuất giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của
khu vực tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

NCS thực hiện phỏng vấn chuyên gia ở các lĩnh vực đại diện cho các bên tham


gia của hình thức đối tác cơng tư. Đó là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về PPP như
Ban Quản lý dự án HCM, Sở Giao thông Vận tải tỉnh nơi có đường bộ BOT, một số
nhà đầu tư tư nhân, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Giám đốc công ty cổ
phần xe khách Hà Nội, doanh nghiệp vận tải (vận tải khách, doanh nghiệp logistic).
NCS nghiên cứu và đưa ra phiếu câu hỏi, liên hệ để phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu
câu hỏi phỏng vấn. Sau khi nhận được đầy đủ các ý kiến của người được phỏng vấn,
NCS thu thập, chắt lọc ý kiến của một số chuyên gia, đóng trong hộp thông tin theo
chủ đề để minh họa trong các chương 3; 4 của luận án. NCS nghiên cứu kỹ tất cả ý
kiến của 11 chuyên gia (có danh sách cụ thể tại Phụ lục 11 B), qua đó giúp cho việc
phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 3 được sát thực hơn, đầy đủ hơn. Qua việc
tham khảo các ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, giúp cho NCS có sự đối
chiếu, so sánh với thực tiễn, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận và rút ra những kết luận
cần thiết phục vụ cho luận án.
Bên cạnh việc phỏng vấn chuyên gia, NCS cũng thực hiện phỏng vấn đối với

một số người dân sử dụng phương tiện ô tô riêng thường xuyên đi qua một số trạm thu
phí BOT. Việc phỏng vấn các cá nhân sử dụng đường bộ BOT giúp cho NCS trực tiếp
thu thập được đầy đủ thông tin hơn về chủ thể là người sử của loại hình đầu tư BOT.
Quy trình phỏng vấn như sau: NCS nghiên cứu và chuẩn bị phiếu câu hỏi, liên hệ và
phỏng vấn trực tiếp. Sau khi phỏng vấn một số cá nhân thường xuyên trực tiếp trả phí
BOT (có danh sách cụ thể tại Phụ lục 12B), NCS sử dụng một số ý kiến tiêu biểu và
đóng trong hộp thơng tin để minh họa cho phần thực trạng ở chương 3. Đồng thời,
NCS sử dụng thơng tin của các cuộc phỏng vấn này để có cái nhìn tồn vẹn hơn trong
thực tế, nắm bắt được những mong muốn chính đáng của người dân về việc cung ứng
dịch vụ đường BOT, qua đó phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án một cách tốt
nhất.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án đóng góp một số kết quả mới sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa, làm rõ hơn một số nội dung lý luận về sự tham gia của
khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB và ứng dụng phân tích, đánh giá
thực trạng ở Việt Nam.
Làm rõ nội hàm, hình thức và động cơ tham gia của khu vực kinh tế tư nhân


vào phát triển KCHTGTĐB.


Đưa ra một số tiêu chí cơ bản đánh giá sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân
vào phát triển KCHTGTĐB.
Làm rõ cơ chế điều hịa lợi ích giữa các chủ thể trong đầu tư phát triển
KCHTGTĐB theo hình thức BOT.
Đánh giá đúng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển
KCHTGTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam và nêu những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu.

Thứ hai: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả sự
tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam đến năm
2025, định hướng 2030. Trong đó, giải pháp nhằm điều hịa lợi ích giữa các chủ thể
trong đầu tư phát triển KCHTGTĐB theo hình thức BOT được đề xuất để phát triển
kinh tế tư nhân trong lĩnh vực hạ tầng đường bộ đạt hiệu quả kinh tế - xã hội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án

Luận án luận giải, hoàn thiện các vấn đề lý luận về sự tham gia của khu vực
kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB.
Luận án phân tích, khái quát một số kinh nghiệm quốc tế về sự tham gia của
khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB và rút ra những bài học hữu ích
có thể áp dụng ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Luận án đánh giá khách quan những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế

về sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển KCHTGTĐB ở Việt Nam,
đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ấy.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý có liên quan và cho

cơng tác nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung luận án
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.


Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của khu vực kinh tế tư
nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Chương 3: Thực trạng tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sự tham gia của khu vực
kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở
Việt Nam.


×