Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Van dung quan ly ky luat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.56 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHƯƠNG CHƯƠNG 3: 3: VẬN VẬN DỤNG DỤNG PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP PHÁP KỶ KỶ LUẬT LUẬT TÍCH TÍCH CỰC CỰC TRONG TRONG DẠY DẠY HỌC HỌC VÀ VÀ GIÁO GIÁO DỤC DỤC HỌC HỌC SINH SINH Ở Ở TRƯỜNG TRƯỜNG PHỔ PHỔ THÔNG THÔNG.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BÀI 1: ỨNG XỬ TÍCH CỰC TRONG LỚP HỌC.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Ứng xử tích cực trong lớp học là gì? Ứng xử tích cực trong lớp học là những hành vi tương tác giữa GV-HS, HS-HS mang tính tích cực, chủ động của mỗi chủ thể và thể hiện sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu dạy học và giáo dục đã đề ra..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Vì sao cần ứng xử tích cực trong lớp học? Trong dạy học và giáo dục HS, ứng xử tích cực có tác động tích cực đối với HS, GV và cả gia đình, nhà trường cũng như cộng đồng và xã hội. • Đối với HS:  Giúp HS thấy tự tin trước đám đông, tích cực, chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ học tập và giáo dục do đó phát huy được khả năng của bản thân  Có nhiều cơ hội để chia sẻ với thầy cô và bạn học  Cảm nhận được giá trị của mình vì được quan tâm, tôn trọng và lắng nghe. • Đối với GV:  Giảm được áp lực quản lý lớp học  Được HS tin tưởng và tôn trọng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. Một số kỹ năng giúp giáo viên ứng xử tích cực: 3.1. Lắng nghe tích cực: Lắng nghe tích cực là: - Lắng nghe một cách chân thành, gợi mở (bằng ánh mắt và trái tim) - Hiểu rõ nội dung HS nói - Hiểu rõ được cảm xúc của HS Lắng nghe tích cực trải qua 4 bước: Bước 1: Phản hồi Bước 2: Xác nhận cảm xúc Bước 3: Khích lệ Bước 4: Cùng HS tìm giải pháp.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Một số rào cản khiến chúng ta không lắng nghe tích cực:  Không chú ý, xao nhãng, mất tập trung, gây mất hứng thú của HS  Phán xét, chỉ trích, trách mắng HS  Đổ lỗi cho HS mà không xem xét rõ vấn đề  Hạ thấp, xem thường HS  Ngắt lời khi HS đang nói  Đưa ra lời khuyên, giải pháp, thuyết trình, giảng giải về đạo đức  Đồng tình kiểu thương hại  Ra lệnh, đe dọa.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3.2. Khích lệ nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho HS: • Các nguyên tắc trong khích lệ HS: - Sự việc có thật và cụ thể - Cụ thể và gọi tên 1 phẩm chất - Chân thành - Luôn để lại cảm xúc tích cực - Ngay lập tức • Một số kỹ năng khích lệ: 1. Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận HS 2. Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của HS 3. Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo cách khác 4. Kỹ năng tập trung vào những điểm cố gắng mới, tiến bộ mới của HS.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Phiếu học tập số 1. 1. 2. 3.. Anh (chị) đã định hình cho bản thân quan niệm về ứng xử tích cực trong lớp học. Hãy viết ra các lợi ích của ứng xử tích cực trong lớp học với: Học sinh Giáo viên Nhà trường, gia đình và cộng đồng, xã hội.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Phiếu học tập số 2 Bạn hãy thực hiện nhanh các yêu cầu dưới đây: a. Liệt kê 5 ví dụ về sự khen thưởng b. Liệt kê 5 ví dụ về sự khích lệ c. Có gì khác biệt giữa khen thưởng và khích lệ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> BÀI 2: TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA HỌC SINH TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1. Hoạt động giáo dục: Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhằm đạt các mục tiêu giáo dục đặt ra. Chủ thể của hoạt động này là nhà trường, giáo viên, và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ HS, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo dục của nhà nước. Trong trường học, các hoạt động giáo dục được chia thành 2 bộ phận chủ yếu:  Hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học  Các hoạt động giáo dục ngoài môn học.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. Hiểu như thế nào về sự tham gia của HS vào các hoạt động giáo dục? Sự tham gia của HS vào các hoạt động GD là mức độ thực hiện vai trò chủ thể của HS trong các hoạt động GD do nhà trường và GV thiết kế, tổ chức. Theo đó, tăng cường sự tham gia của HS vào các hoạt động GD là làm cho các hoạt động GD thực sự là môi trường thuận lợi cho các hoạt động của HS. Hoạt động của HS là hoạt động do HS thực hiện theo nhu cầu và lợi ích của các em. Hoạt động của HS có 2 loại:  Hoạt động cơ bản (là hoạt động gắn chặt với đời sống học đường, diễn ra ở mỗi HS)  Hoạt động không cơ bản (phụ thuộc vào hoàn cảnh sống cá nhân của HS).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Đối với HS tiểu học: • Những hoạt động cơ bản: 1/ hoạt động nhận thức 2/ hoạt động giao tiếp 3/ hoạt động học tập (giữ vai trò chủ đạo) 4/ hoạt động và hành vi sinh hoạt • Hoạt động không cơ bản:  Lao động kiếm sống do điều kiện kinh tế gia đình bắt buộc  Lao động thể thao hay nghệ thuật do năng khiếu cá nhân hoặc do môi trường gia đình thuận lợi  Hoạt động xã hội do xu hướng cá nhân * Đối với HS phổ thông: Ngoài 4 hoạt động cơ bản như HS tiểu học, các em còn thực hiện hoạt động xã hội.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3. Xây dựng nội qui lớp học:. -. -. Sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội qui lớp học là cần thiết vì: Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội qui do các em đề ra Giúp HS rèn luyện khả năng giao tiếp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS Khi tổ chức để HS tham gia xây dựng nội qui lớp học, GV cần chú ý: Bám sát mục tiêu giáo dục và Qui chế trường học Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến quyền trẻ em Nội qui lớp học được xây dựng từ đầu năm học và có thể bổ sung sau mỗi học kỳ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 4. Tổ chức các buổi sinh hoạt dành cho HS: Nhà trường và GV cần đổi mới nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt nhằm giúp HS thoải mái bày tỏ suy nghĩ, ý kiến về các chủ đề liên quan đến kỷ luật, đạo đức của HS. Hình thức sinh hoạt cần chuẩn bị chu đáo, cụ thể, có phân công rõ ràng. Nội dung sinh hoạt cần được biên soạn phù hợp với lứa tuổi, ngắn gọn, dễ hiểu, nhiều hình ảnh minh họa, ví dụ thực tiễn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 5. Tổ chức các sinh hoạt chung để giải quyết vấn đề: Nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, hợp tác với gia đình nhằm thống nhất nội dung, hình thức giáo dục, biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc của lớp, trường. Thành phần tham dự các sinh hoạt này nên gồm Hội đồng giáo dục nhà trường, đại diện hội cha mẹ HS, đại diện hội đồng giáo dục địa phương, các ban ngành đoàn thể….

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 6. Hộp thư “Điều em muốn nói”: Nhà trường nên lập hộp thư “Điều em muốn nói” để HS được bày tỏ ý kiến của mình. Hộp thư được đặt ở vị trí thuận tiện, vừa tầm HS để các em dễ tham gia. Hộp thư nên được giải quyết hằng ngày (nếu có điều kiện)..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Làm việc theo nhóm 1. Hãy đưa ra quan niệm về hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường? 2. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường có được tất cả HS tham gia không? Vì sao?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> BÀI 3: GIÚP HỌC SINH VƯỢT QUA TRẠNG THÁI TÂM LÝ KHÔNG TÍCH CỰC.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1. Chán nản và mất động cơ: 1.1. Thế nào là một người học chán nản và mất động cơ? Chán nản và mất động cơ là một trong những biểu hiện tính tích cực của con người. Khi cá nhân chán nản và mất động cơ, khi đó tính tích cực của cá nhân ở mức độ thấp. Người học chán nản và mất động cơ là những người học thiếu tính tích cực trong học tập, thiếu tự tin ở năng lực học tập của bản thân và thường không thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách trọn vẹn (bỏ giữa chừng)..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 1.2. Do đâu mà học sinh chán nản và mất động cơ?  Tính chất của các nhiệm vụ học tập;  Sự thành công của người học;  Sự đánh giá;  Môi trường học tập (vật chất, tâm lý, trí tuệ, xã hội) Khi chán nản người học không còn hứng thú và động cơ hoạt động nữa. Chán nản là nguyên nhân hầu hết của các thất bại học đường, nhất là HS tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2. Căng thẳng và cách thức giảm sự căng thẳng: 2.1. Căng thẳng là gì? Căng thẳng (stress) là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể và tâm lý con người. Các tác nhân gây căng thẳng: - Tác nhân bên ngoài: các sự kiện cuộc sống, những phức tạp rắc rối hàng ngày, tính chất công việc… - Tác nhân bên trong: xung đột nội tâm; cách suy nghĩ đánh giá tình huống, sự kiện một cách tiêu cực và các vấn đề sinh lý….

<span class='text_page_counter'>(23)</span> * Các biểu hiện về mặt sinh lý, hành vi, cảm xúc và nhận thức khi bị căng thẳng:  Sinh lý: đau đầu, mệt mỏi, căng cơ ở cổ, lưng và quai hàm, tim đập mạnh, thở nhanh, thay đổi thói quen ngủ, có tật hay run và lo lắng…  Về hành vi: nói lắp, nhiều lỗi hơn thường lệ, hút thuốc lá nhiều hơn, thiếu kiên nhẫn, không có khả năng thư giãn, nghiến răng, né tránh mọi người, không hoàn thành công việc…  Về cảm xúc: lo lắng, tức giận, ấm ức, hành vi hung hăng hơn, khó chịu, trầm cảm…  Về nhận thức: suy nghĩ một chiều, thiếu sáng tạo, không có khả năng lập kế hoạch, quá lo lắng về quá khứ hay tương lai, thiếu tập trung….

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 2.2. Giảm bớt sự căng thẳng như thế nào? • Giảm bớt các áp lực của cuộc sống: sắp xếp thời gian hợp lý; gia tăng kỹ năng lập kế hoạch; chia nhỏ công việc để hoàn thành hàng ngày, hàng tuần • Rèn luyện tư duy tích cực hơn, tập trung vào những điểm tích cực, những gì mình có thể kiểm soát được nhằm có thể giúp thay đổi tình hình • Các chế độ hỗ trợ: ăn uống nghỉ ngơi, âm nhạc, thể dục thể thao, chia sẻ với người thân và đồng nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Phiếu bài tập số 1. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.. Hãy đọc và chọn 2 câu mà bạn thích nhất rồi chia sẻ với người ngồi bên cạnh Màu sắc nào gợi cho bạn sự căng thẳng? Hình ảnh/ biểu tượng nào gợi cho bạn sự căng thẳng? Ai là người ít bị căng thẳng nhất mà bạn biết? Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bị căng thẳng? Điều gì xảy ra với tâm trí bạn khi bị căng thẳng? Chuyện gì xảy ra trong quan hệ gia đình nếu bạn bị căng thẳng? Chuyện gì xảy ra trong quan hệ thầy trò, đồng nghiệp nếu bạn bị căng thẳng?.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO SỨC KHỎE - HẠNH PHÚC - GẶT HÁI ĐƯỢC NHIỀU THÀNH CÔNG TRONG NĂM HỌC 2012- 2013.

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×