Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu NHỮNG MẨU CHUYỆN BÁC HỒ VỀ THĂM QUÊ, SÁNG NGỜI ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.23 KB, 13 trang )

NHỮNG MẨU CHUYỆN BÁC HỒ VỀ THĂM QUÊ,
SÁNG NGỜI ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TRẦN MINH SIÊU
Đạo đức Hồ Chí Minh là di sản văn hoá quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho
cả dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ.
Đạo đức Hồ Chí Minh là viên ngọc quý, bất kể không gian nào, thời gian nào cũng toả
sáng rực rỡ một cách tự nhiên.
Nhớ lại lịch trình làm việc của Bác Hồ trong đợt về thăm quê lần đầu tiên (tháng 6/1957)
và lần thứ hai (tháng 12/1961) trong ký ức của mỗi chúng ta còn lưu giữ một cách sinh động và
chính xác nhiều mẩu chuyện bình thường, giản dị, nhưng sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh.
Năm 1957, tình hình trong nước và thế giới có nhiều thuận lợi. Miền Bắc sau ba năm khôi
phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh đã thu được nhiều thắng lợi lớn, đất nước đi vào
thế ổn định, đang trên đà phát triển mạnh.
Về đối ngoại, Bác muốn đi thăm các nước anh em và bầu bạn trên thế giới.
Bác về thăm quê là muốn tạo ra tâm thế mới trước lúc đi công tác xa.
Do đó Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có kế hoạch Bác về thăm các tỉnh
liên khu IV, trong đó có Nghệ An, quê hương của Người.
Ngày 12 - 13/6/1957 Bác thăm Thanh Hoá.
Ngày 14 - 16/6/1957 Bác thăm Nghệ An
Ngày 15/6/1957 Bác thăm Hà Tĩnh
Sáng ngày 16/6/1957 Bác về thăm quê hương Kim Liên.
Chiều 16/6 - sáng 17/6/1957 Bác thăm Quảng Bình.
Như vậy các ngày trong tuần, Bác làm việc với các tỉnh, sáng ngày Chủ nhật (16/6/1957
tức ngày 19/5/Đinh Dậu) Bác mới về thăm quê nhà.
Trước đó 11 năm (cuối năm 1946) tiếp anh, chị ruột của mình là bà Nguyễn Thị Thanh và
ông Nguyễn Sinh Khiêm sau mấy chục năm xa cách, Bác cũng bố trí vào ngày Chủ nhật. Nay
về thăm xã Kim Liên, nơi cắt rốn chôn rau của mình, Bác cũng chọn ngày Chủ nhật. Đó là biểu
hiện một nét đạo đức Hồ Chí Minh: chí công vô tư.
Bác rất quý trọng 8 giờ vàng ngọc trong một ngày làm việc theo luật lao động. Những giờ
phút đó, Bác chỉ tập trung làm việc cho nước cho dân không hề làm bất cứ việc gì riêng cho cá
nhân mình.


1
Sự việc tuy nhỏ, nhưng giá trị trong cuộc sống thật là lớn lao. Hiện nay nếu tất cả mọi
người thực sự học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ thì sẽ góp phần quan trọng làm
cho cả Nước và Nhà mau giàu có, thịnh vượng.
Trong đợt về thăm Nghệ An lần thứ nhất, vào khoảng 23 giờ ngày 13/6/1957, Bác tới
Vinh. Lúc ấy cơ quan Tỉnh uỷ Nghệ An đóng trong thành cổ Vinh. Khi Bác đang nói chuyện
thân mật với đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư khu uỷ khu IV ở trong
phòng khách, thì đồng chí Nguyễn Trương Khoát, Bí thư tỉnh uỷ và đồng chí Nguyễn Sĩ Quế,
Chủ tịch UBHC tỉnh mời đồng chí phục vụ Bác ra kiểm tra buồng tắm và vòi nước. Nơi đó đã
để sẵn hai giá thau, mấy chiếc khăn mặt mới và một miếng xà phòng thơm để trong hộp. Đồng
chí Trần Quốc Hoàn, uỷ viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng đi với Bác cũng có mặt
ở đây bảo rằng: Hãy cất bớt đi, chỉ để lại một giá thau và một miếng xà phòng là đủ. Sau đó,
đồng chí phục vụ Bác lấy trong túi xách ra một chiếc khăn bông trải lên giá thau, khăn vẫn
trắng mềm, nhưng đã có đường chỉ khâu ở giữa, rồi nói nhỏ nhẹ:
- Khăn của Bác đã cũ và mòn đi như thế này, có lần đã thay chiếc khăn mới để Bác dùng,
nhưng Bác liền gọi tôi lại hỏi: "Khăn của Bác đâu, nó còn dùng được, việc gì mà phải thay
khăn khác". Đồng chí giơ ngón tay chỉ vào giữa khăn rồi nói: Đây là đường khâu của tự tay Bác
và còn nói thêm: Mũ Bác đội cũng đã cũ lắm rồi, nhưng chưa ai dám đem thay chiếc khác.
Đồng chí Trần Quốc Hoàn nói tiếp: "Về đồ dùng của Bác, Người chỉ cho phép loại bỏ
những cái gì thực sự đã hư hỏng. Trong sinh hoạt riêng của Bác, Bác bảo như thế nào là mong
chúng ta làm đúng như thế. Giản dị, tiết kiệm, giảm đến mức tối thiểu việc chi tiêu cho riêng
mình để tăng thêm sự đầy đủ cho người khác là nguồn vui lớn của Bác".
Khi vào phòng ngủ thấy ở giường nằm, trên chiếu còn trải thêm một lớp vải mềm, Bác khẽ
bảo:
"Chú Thanh, chú Khoát cho cất bớt lớp vải này đi, dạo này trời nóng, không cần đến".
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh nói:
- Dạ thưa Bác, giường này nan thưa và cứng, chỉ trải một lần chiếu thôi thì sợ…
Bác hiểu ý, liền nói để đồng chí Thanh yên tâm:
- Thôi cứ để một lần chiếu là đủ.
Rồi Bác nói vui: "Giường nằm của Bác hiện nay ở Phủ Chủ tịch cũng chưa bằng giường

của bà con nông dân nước bạn như ở Tiệp Khắc chẳng hạn. Nhưng nước ta còn nghèo, dân ta
còn thiếu, Bác có được tiêu chuẩn như vậy là khá lắm rồi".
2
Tấm khăn mặt có chỗ phải khâu lại, chiếc mũ đã cũ, tấm áo ka ki đã sờn, đôi dép cao su
được làm từ chiếc lốp ôtô cũ cắt ra, chiếc giường nằm đơn sơ v.v… đó là những đồ dùng hàng
ngày của Bác. Dưới sự lãnh đạo của Bác và Trung ương Đảng, đất nước đã có bao đổi thay lớn
lao. Miền Bắc được độc lập, tự do, cuộc sống nhân dân đã được đổi đời, có cơm ăn, áo mặc,
khác hẳn so với thời nô lệ. Nhưng Bác vẫn giữ nếp sống giản dị, không khác mấy so với thời kỳ
còn hoạt động ở nước ngoài hay ở chiến khu Việt Bắc.
Biết làm chủ bản thân, sống giản dị, tiết kiệm đến mức thấp nhất để phù hợp với tình hình
kinh tế của nước nhà và mức sống của đại đa số nhân dân là Bác đã thể hiện cụ thể chữ Kiệm,
một nét tiêu biểu sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh.
Ngày 15/6/1957, Bác thăm Hà Tĩnh. Đúng giữa buổi trưa trong phòng khách Tỉnh uỷ, Bác
đang nằm nghỉ thì ở ngoài trạm gác có một cuộc đối thoại, giọng nói tuy nhỏ nhẹ, nhưng kiên
quyết. Đồng chí bảo vệ nói:
- Thưa cụ, không được ạ. Lúc này đang là giờ nghỉ của Bác, không ai có thể gặp được.
- Chú thông cảm giúp cho. Từ một xã sát biển, phải chạy bộ 30 cây số mới tới đây được.
Đi đánh cá lưới đêm, bước chân lên bờ, nghe tin Bác Hồ đã về Thị xã, tôi vội vàng chạy một
mạch lên đây, chỉ có một nguyện vọng thiết tha duy nhất là được nhìn thấy Bác. Tôi tuổi đã
cao, không sống được bao lâu nữa, được như thế, khi nhắm mắt về với tổ tiên thì tôi rất thoả
lòng.
Đồng chí bảo vệ kiên trì nói:
- Thưa cụ, cụ cần gì, cháu cũng sẽ giúp được. Riêng việc cụ muốn gặp Bác vào trưa nay
thì cháu xin chịu thôi.
- Nhờ chú báo cáo với cấp trên của chú, tôi sẽ trực tiếp xin người đó, vì tôi sợ đợi đến
chiều sẽ không được nhìn thấy Bác. Vả lại, khi ra đi, tôi chưa kịp báo cho bà cháu và gia đình
biết.
- Xin cụ cứ chờ ở ngoài, khi hết giờ nghỉ trưa, có ai là lãnh đạo đi ra đây thì cụ gặp trình
bày thêm, chứ quyền hạn của cháu chỉ có thế thôi và đó cũng là trách nhiệm của cháu. Mong cụ
thông cảm.

Ngay lúc đó, có một người đi từ trong nhà khách ra bảo đồng chí bảo vệ vào để Bác gặp.
Không ngờ, khi hai người đối thoại với nhau ở trạm gác thì Bác đã nghe và biết rõ sự việc. Khi
đồng chí bảo vệ bước vào thì thấy Bác đã ngồi sẵn ở bàn. Bác bảo:
- Chú cứ mời cụ vào.
3
Đồng chí bảo vệ tỏ vẻ băn khoăn, sợ làm như thế thì Bác sẽ mệt. Bác hỏi thêm:
- Thế, ông cụ ở cách đây có xa không?
- Dạ, thưa Bác, nghe cụ nói là 30 cây số ạ.
Bác cười vui vẻ:
- 30 cây số cụ còn đến đây được, huống gì đây ra phòng khách chỉ có 30 bước, Bác lại
không ra được. Bác đã nghỉ trưa xong, chú cứ mời ông cụ vào gặp Bác.
Bác tự tay rót nước mời ông cụ uống, hỏi thăm về tuổi thọ, sức khoẻ, tình hình gia đình
ông cụ và đời sống của nhân dân trong xã.
Sau đó, Bác cử một đồng chí thư ký làm việc với ông cụ tóm tắt nội dung cuộc nói chuyện
của Bác trong sáng nay cho ông cụ nghe. Bác thông cảm với ông cụ là chiều nay Bác bận công
việc khác. Bác còn nhắn văn phòng Tỉnh uỷ chuẩn bị cơm chiều mời ông cụ ăn và bố trí xe đưa
ông cụ về đến tận gia đình.
Sự việc diễn ra bất ngờ như vậy, song cách ứng xử thật là linh hoạt và chân tình, thể hiện
lòng quý trọng nhân dân, gần gũi, thương yêu mọi người sâu sắc như người thân trong một nhà.
Tấm lòng cao cả thực sự thân dân của Bác Hồ là một nét văn hoá tiêu biểu sáng ngời đạo
đức Hồ Chí Minh và cũng là cội nguồn sức mạnh vô biên để chiến thắng kẻ thù của Hồ Chí
Minh.
Cuối năm 1961, Bác Hồ lại trở về thăm quê hương Nghệ An lần thứ hai (từ ngày 8 -
10/12/1961).
Chiều ngày 8/12/1961, sau khi làm việc với Ban Chấp hành Tỉnh uỷ, Bác đến thăm nhà ăn
tập thể của cơ quan. Bác nâng từng chiếc lồng bàn lên để thấy rõ về lượng và chất của mỗi
khẩu phần. Sau đó các đồng chí trong lãnh đạo tỉnh mời Bác ăn cơm tối, Bác nhận lời. Bữa cơm
thết Bác cũng chỉ có mấy món đơn giản, nhưng về cơm, tuy lúc này cả nước đang thực hiện ăn
gạo độn màu để có đủ gạo chi dùng và dự trữ, nhưng nghĩ rằng đây là bữa cơm lãnh đạo tỉnh
tiếp Bác về thăm quê hương, nên chị em phục vụ nhà ăn đã chọn gạo trắng để nấu cơm mời

Bác.
Khi mọi người đã ngồi vào bàn ăn, Bác bảo một cán bộ cùng đi với Bác mang gói cơm của
đoàn ra. Trước khi lên máy bay, văn phòng Phủ Chủ tịch đã chuẩn bị cơm gói cho đoàn mang
theo như hồi kháng chiến chuẩn bị cho Bác đi thăm chiến dịch. Đó là một gói cơm trắng độn
ngô đỏ. Đồng chí phục vụ lấy dao cắt ra từng miếng, trông ngon lành, các đồng chí ở Tỉnh uỷ
4
biết ý, chưa dám xới cơm trắng ra, cứ nhìn nhau mỉm cười. Cơm gói của Bác được chia đều cho
mọi người để cùng ăn với Bác.
Xin nói thêm rằng trong bữa cơm lãnh đạo nông trường Đông Hiếu tiếp Bác trưa ngày
10/12/1961, Bác cũng có mang theo gói cơm độn ngô như thế và được chia đều cho mọi người
cùng ăn ngon lành, vui vẻ.
Sự việc đó tuy đơn giản, nhưng ý nghĩa trong thực tế đời sống thật là lớn lao. Bác là lãnh
tụ tối cao của dân tộc, đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đưa lại hạnh phúc
thực sự cho mọi nhà, nhưng lúc đó đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nên có chủ
trương độn màu trong mỗi bữa ăn, Bác đã tự nguyện gương mẫu thực hiện.
Nói đi đôi với làm, làm tự giác đến nơi, đến chốn, có sáng tạo, đạt tới mức mẫu mực là
phong cách trong cuộc sống của Bác Hồ, một nét tiêu biểu sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 10/12/1961, Bác đến thăm hợp tác xã cao cấp Vĩnh Thành, lá cờ đầu về phong
trào trồng cây toàn miền Bắc.
Trời vào dịp cuối mùa đông, cả tuần mây mù âm u, nhưng sáng nay trời quang, mây tạnh,
nắng vàng rực rỡ, chim hót líu lo, hình như cảnh vật ở đây cũng rộn ràng hoà chung trong
không khí hân hoan đón Bác của nhân dân xã Vĩnh Thành.
Khi Bác đang nói chuyện với cán bộ, nhân dân xã Vĩnh Thành và đại biểu các xã trong
huyện Yên Thành thì nắng vàng mỗi lúc một đậm, trán Bác lấm tấm mồ hôi. Thấy vậy, ông
Nguyễn Quỹ, Chủ nhiệm hợp tác xã, chiến sĩ thi đua toàn miền Bắc cung kính đưa khăn cho
Bác, Bác khẽ gạt từ chối nhẹ nhàng.
Nắng càng gay gắt, thương Bác đứng lâu giữa nắng nên ai cũng áy náy, lo âu. Ông Phan
Đức Duệ, Chủ tịch xã liền cầm chiếc ô ngập ngừng đến gần Bác, mọi người hiểu ý, đưa mắt
đồng tình. Nhưng khi chiếc ô được bật tung lên, Bác nhẹ nhàng dơ tay từ chối và vui vẻ nói:

"Bác có phải là quan phong kiến đâu mà được che lọng, nếu che cho Bác, còn hàng ngàn bà con
ngồi ở đây thì sao".
Động thái ứng xử nhẹ nhàng, đậm đà chất văn hoá đó đã phản ảnh một cách sâu sắc phong
cách của Bác là luôn luôn hoà đồng với mọi người, bình đẳng trước mọi người, cùng nhau đồng
cam cộng khổ trong mọi hoàn cảnh, không hề đòi hỏi một chút ưu tiên riêng cho bản thân mình.
Phong cách sống đó của Bác Hồ là một nét tiêu biểu sáng ngời đạo dức Hồ Chí Minh và
cũng chính là cội nguồn sức mạnh vũ bão của quần chúng nhân dân mà Hồ Chí Minh đã tạo
dựng được trong thực tế hoạt động cách mạng.
5

×