Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giáo dục kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.46 KB, 21 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Tình u là tình cảm đẹp nhất giữa người với người trong quan hệ khác
giới. Trước hết phải khẳng định rằng, tình yêu nam - nữ xuất phát trong lứa tuổi
học sinh THPT (thậm chí THCS cũng có) là điều tự nhiên. Vậy những người
làm giáo dục phải hành động như thế nào trước quy luật tất yếu này. Đó là vấn
đề, là cách tiếp cận, cách giải quyết tình huống khơng dễ với tất cả giáo viên.
Tình yêu nam - nữ tuổi học trò buổi đầu xuất hiện chúng đều đẹp. Cả hai
tâm hồn đến với nhau khơng vì lợi ích kinh tế, khơng vì tư lợi cá nhân. Ở đây
chỉ thuần khiết hai tâm hồn, hai trái tim đồng cảm. Từ tình yêu thuở ban đầu ấy,
các em cố gắng vượt qua mọi trở lực cuộc sống, vươn lên. Nhiều học sinh đã
học giỏi hơn, ngoan hơn, chăm chỉ hơn và cuối khóa học đã thi đỗ vào những
ngành nghề mình chọn… Tuy nhiên cuộc sống ln có hai mặt của một vấn đề.
Mặt tốt và mặt xấu. Nó thống nhất nhau như hai mặt đối lập, không thể tách,
không thể loại trừ. Người làm giáo dục cần tiếp cận vấn đề này từ góc độ nào?
Phản ứng theo chiều hướng loại bỏ, không đồng thuận hay định hướng, uốn nắn
kịp thời khi phát hiện?
Sau gần 20 năm làm công tác giảng dạy sinh học, tơi ln tìm tịi nghiên
cứu để làm sao thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của người Thầy – vừa dạy chữ vừa
dạy người. Đã có nhiều thế hệ học trị đi qua, tơi thấy có sự thay đổi khá nhiều
trong lối sống của học sinh trung học phổ thông. Đặc biệt, lối sống ấy ảnh
hưởng rất nhiều đến cuộc sống của các em sau này. Vì thế, rất cần dạy kĩ năng
sống cho các em trong trường học. Dù ở thời đại nào thì kĩ năng sống là vô cùng
quan trọng. Sống trong thời đại bùng nổ cơng nghệ thơng tin thì dạy kĩ năng
sống cho học sinh đặc biệt trong tình yêu tuổi học trò quan trọng hơn bao giờ
hết.
Tuy nhiên, tuổi học trò có nên u hay khơng và làm thế nào để bảo vệ
mình trong tình u thì khơng phải học trị nào cũng biết! Bởi ở lứa tuổi này, các
kĩ năng sống và những hiểu biết về tình bạn, tình yêu, giới tính của các em cịn
rất hạn chế. Mặc dù trong chương trình giáo dục phổ thơng đã có rất nhiều nội
dung được lồng ghép, tích hợp trong các mơn học như sinh học, giáo dục công


dân...Nhưng tất cả các nội dung được lồng ghép đó cịn rời rạc, chỉ dừng lại ở
các bài học, các khía cạnh khác nhau. Mặt khác, bản thân nhiều giáo viên hoặc
phụ huynh cũng ngại, khơng dám nói thẳng mà chỉ nói giảm, nói tránh....về các
vấn đề giới tính. Bên cạnh đó, cơng nghệ thông tin ngày càng hiện đại, các em
học sinh rất dễ tiếp cận với những hình ảnh, những suy nghĩ lệch lạc....dẫn đến
hậu quả mà bản thân các em, phụ huynh và xã hội không mong muốn.
1


Với tất cả những lí do đó, đã đến lúc chúng ta phải nói thẳng, nói thật trước
học trị, dạy kĩ năng sống để bảo vệ các em ấy – những chủ thể tương lai của đất
nước. Vì thế, tơi đã chọn đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm là “Giáo dục kĩ năng
sống trong tình u tuổi học trị cho học sinh trung học phổ thơng”. Điều đó
khơng những giúp học sinh có nhiều kĩ năng sống để bảo vệ mình trong cuộc
sống nói chung, trong tình u nói riêng mà còn giúp giáo viên gần gũi và hiểu
học sinh hơn để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm thấy được sự cần thiết phải dạy kĩ năng sống
trong tình u tuổi học trị cho học sinh trung học phổ thơng. Từ đó, cung cấp
cho các em những kiến thức, thơng tin bổ ích về tình bạn, tình u và giới tính
cũng như những thơng tin cần thiết về kĩ năng sống trong tình yêu để hướng các
em tới lối sống trong sáng lành mạnh và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên
cho các em.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tình u tuổi học trị, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông ( lớp 10, 11, 12)
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- phương pháp vấn đáp gợi mở.
- Phương pháp quan sát sư phạm.

- Phương pháp thông kê, tổng hợp, so sánh.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Nội dung đề tài cho chúng ta thấy được:
- sự cần thiết phải dạy kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng sống trong tình yêu
tuổi học trò trong trường học để bảo vệ cuộc sống của các em.
- dạy kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trị theo hình thức sinh hoạt
ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp là hiệu quả nhất.
- dạy kĩ năng sống về cả ba lĩnh vực: tình bạn, tình yêu và giới tính là
hướng đi mới trong nhà trường chưa có ai làm, các trường lân cận cũng chỉ làm
mảng nhỏ riêng lẻ một trong ba lĩnh vực tình bạn hoặc tình u hoặc giới tính
mà ít trường gộp được cả ba.
6. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài thực hiện từ tháng 07 năm 2017 đến tháng 05 năm 2018.

2


PHẦN II: NỘI DUNG.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong nhiều năm làm giáo dục, tôi nhận thấy, vẫn tồn tại một số sai lầm
trong quan niệm về tình yêu nam - nữ ở độ tuổi này cũng như cách tiếp cận và
hướng giải quyết. Phần lớn giáo viên cùng các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường đều khơng đồng thuận vì đây là hành động sai lầm của tuổi học trò.
- Thứ nhất, họ quan niệm tình yêu nam - nữ chỉ xuất hiện ở tuổi trưởng
thành, có cơng việc và thu nhập ổn định. Ở độ tuổi này, họ cho rằng chưa đủ độ
chín, ưa khám phá những điều mới lạ và thích cảm giác lạ trong tình yêu.
- Thứ hai, đây là độ tuổi phải học, học để trưởng thành, có nghề nghiệp,
cơng việc ổn định, nếu tình yêu nam - nữ xuất hiện sẽ ảnh hưởng tới việc học,
phân tán tư tưởng không tập trung vào vấn đề chính, đó là học tập.
- Thứ ba, do chưa đủ độ “chín” về nhận thức, tình cảm cộng với tâm lý

hiếu kỳ, tị mị, thích khám phá những cảm xúc mới lạ, khơng ít em đã ngộ nhận
về những cảm xúc, rung động của mình và cho đó là tình u… Tất cả những
vấn đề đưa ra như trên đều có lý nhưng thiếu chữ tình.
Những người làm giáo dục cần phải tìm hiểu và tiếp cận sâu hơn nữa để
phân biệt xúc cảm ban đầu của tuổi mới lớn và quan niệm tình yêu đích thực ở
một số học sinh. Một giáo viên đứng lớp nếu thiếu đi tấm lịng vì học sinh thân
u thì cách giải quyết vấn đề này đơn thuần là phát lệnh cấm. Chúng ta đều biết
mọi điều cấm sẽ gây sự tò mò muốn biết và tâm lý chung muốn vượt qua giới
hạn để xem chuyện gì phía bên kia ranh giới. Hơn nữa đây là lứa tuổi ưa khám
phá, tìm hiểu, nếu phát lệnh cấm sẽ tạo cho các em ức chế về tâm lý và sẽ nảy
sinh những vấn đề khác mà chúng ta không lường hết được hậu quả. Vậy hướng
tiếp cận những đối tượng này như thế nào, hướng giải quyết ra sao? Đây là một
vấn đề mà giáo viên cần quan tâm.
Chúng ta cần định hướng tùy vào từng trường hợp cụ thể. Trước hết
chúng ta không được ngăn cấm nhưng cũng không khuyến khích dù ở bất cứ
trường hợp nào. Sau đó mỗi giáo viên phải biết hướng học sinh vào quỹ đạo
chung nhất của lứa tuổi, nhiệm vụ chính của người học sinh là gì? Đưa ra những
mức phấn đấu cho từng giai đoạn cụ thể khơng để tình cảm, tình u ảnh hưởng
đến việc học. Hơn nữa nên mở cho người học con đường tương lai tốt đẹp. Cốt
yếu, giáo viên phải phát hiện được trong mỗi học sinh điểm nào là ưu thế để
định hướng tương lai. Khi mỗi học sinh đã dồn tâm huyết, nhiệt tình vào đích
hướng tới tất yếu những tình cảm, tình yêu sẽ chỉ là liều thuốc bổ trợ cho các em
trên con đường thành đạt.
2. Cơ sở thực tiễn:
3


Ngày nay, do đời sống vật chất cũng như tinh thần đầy đủ và phong phú
hơn thời trước rất nhiều, cho nên trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất, tâm
hồn và tình cảm khác giới. Nhiều bạn trẻ đã biết yêu và đang yêu quá sớm. Yêu

sớm nhưng lại thiếu hiểu biết về giới tính và tình dục nên đã để lại hậu quả
không lường. Tỉ lệ nạo phá thai tăng nhanh và tuổi người mẹ ngày càng trẻ hóa
trong đó rất nhiều em đang ở tuổi vị thành niên.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các em chưa được cung cấp
kiến thức về giới tính, tình dục. Cha mẹ ngại nói về chủ đề nhạy cảm này với
con cái, thậm chí tránh nhắc đến vì sợ “vẽ đường cho hươu chạy”. Trong trường
học, việc dạy sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính mới chỉ được lồng ghép vào
các mơn học nhưng cịn hình thức, theo “kiểu cưỡi ngựa xem hoa”[4]. Vì vậy,
việc đầu tư các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản cho các em là hết sức
cần thiết và cần tiến hành ngay. Các em gái vị thành niên được trang bị đầy đủ
kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh sản sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân
số trong tương lai. Đồng thời, chính những thế hệ này sẽ giáo dục thế các thế hệ
sau những kiến thức giới tính đầy đủ và trọn vẹn.
Trước tình hình thực tế đó, với bản thân là giáo viên sinh, tôi cảm thấy
nếu chỉ dừng lại trong quy mô từng giờ dạy, từng lớp học thì tơi thấy phạm vi
giáo dục là quá nhỏ và không thể dạy học sinh có cái nhìn tổng thể và đa chiều
về tình bạn, tình u và giới tính. Sau khi nghiên cứu cùng với sự nhiệt huyết
trong nghề, tôi cảm thấy cần phải dạy kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kĩ
năng sống cho học sinh trung học phổ thông trong tình u tuổi học trị. Chỉ có
thế mới có thể bảo vệ được các em, bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.
3. Giải pháp tổ chức thực hiện:
Trong phạm vi, đề tài làm rõ cái được, cái mất của tình u tuổi học trị.
Qua đó cung cấp các kĩ năng sống cần thiết trong tình yêu để định hướng, uốn
nắn và bảo vệ các em, giúp các em điều chỉnh mình để có cuộc sống tươi đẹp và
an tồn nhất.
3.1 Tình u tuổi học trị là gì:
Tình u tuổi học trò là những rung động đầu đời rất đỗi đáng yêu mà mỗi
người ai cũng phải trải qua khi cắp sách đến trường [1]. Tình yêu ở lứa tuổi học
trị có lẽ là đẹp nhất, bởi đây là lúc chỉ có ăn, học và u thơi . Tuy nhiên, nếu
khơng tỉnh táo khi u chắc chắn tình u tuổi học trị sẽ để lại những hậu quả

khơn lường. Vậy nên hay khơng nên u ở tuổi học trị là câu hỏi không chỉ học
sinh quan tâm mà ngay cả các bậc phụ huynh cũng muốn tìm kiếm câu trả
lời….Nếu không được giáo dục và định hướng đúng cách, rất có thể khi u ở
tuổi học trị sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường mà người chịu thiệt thòi vẫn là
các em.
4


3.2. Tình u tuổi học trị được gì và mất gì? Nên hay khơng ?
3.2.1 Những cái được:
Tiến bộ hơn trong học tập
Nếu như biết định hướng rõ ràng và thơng minh khi u thì tình u ở
thời điểm tuổi học trị có động lực rất lớn trong việc giúp cả hai bạn tiến bộ hơn
trong học tập. Vì yêu nên bạn sẽ ln có cảm giác cần cố gắng, hoặc có chút gì
đó cạnh tranh để khơng muốn thua kém người ấy. Lúc này tình u thời học trị
có tác dụng rất lớn giúp bạn và người ấy luôn trong trạng thái cùng cố gắng.
Ln duy trì cảm giác hạnh phúc, lâng lâng
Tình u tuổi học trị là thứ tình u trong sáng, lung linh và khơng toan
tính nhất. Thời điểm này, cả hai đang ngập tràn trong cảm giác lâng lâng, chút
ngọt ngào của tình yêu đầu đời. Chính cảm giác này giúp cả hai ln cảm thấy
phấn chấn hơn. Nếu xét ở góc độ tích cực thì điều này sẽ giúp bạn và người ấy
luôn yêu đời, khơng dễ để tình u làm sao nhãng đến việc học.
Có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống
Khi cịn là học sinh, chắc hẳn ai cũng muốn có một người quan tâm giúp
đỡ mình mỗi khi gặp khó khăn. Tình u tuổi học trị rất đẹp, khơng toan tính,
khơng vụ lợi. Khi yêu cả hai có thể giúp đỡ nhau mọi thứ trong cuộc sống, từ
việc học hành đến những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Ở thời điểm
này, mọi sự quan tâm của đối phương đều giúp người còn lại cảm thấy hạnh
phúc và tự tin hơn trong cuộc sống.
3.2.2 Những cái mất:

Dù cũng có nhiều cái được... Thế nhưng, tình u tuổi học trị - mất nhiều
hơn được:
Sao nhãng việc học hành.
Khi yêu ở tuổi học sinh, nếu cả hai biết đặt việc học lên hàng đầu, thì tình
yêu sẽ là chất xúc tác giúp cả hai tiến bộ hơn. Tuy nhiên, trường hợp ấy khá ít,
đa số tình u tuổi học trị sẽ khiến các bạn sao nhãng việc học tập. Bởi khi ấy
mọi thời gian bạn đã dành cho người kia, luôn suy nghĩ, nhớ nhung, nhắn tin,
chat mạng rồi trao nhau những stt nhớ nhung... thì cịn lấy đâu thời gian dành
cho việc học tập.
Thiếu kinh nghiệm cuộc sống.
Khi nảy sinh tình yêu với người kia ở tuổi học trò, lúc ấy, bạn chỉ muốn
dành trọn cho người đó mà chẳng cần suy nghĩ nhiều. Chính sự non nớt trong
suy nghĩ, trong trải nghiệm sống, nhiều cô cậu học sinh đã mắc phải những sai
lầm, mà người chịu thiệt thịi chính là bản thân các bạn. Tình u ở tuổi học trị,
chỉ dùng cảm xúc, khơng dùng lí trí, khi u chẳng nghĩ ngợi, chẳng cân nhắc là
đúng hay sai. Chính sự thiếu kinh nghiệm này đã dẫn đến nhiều trường hợp tình
yêu không được bền lâu, dễ dàng chia tay sau một thời gian ngắn.
5


Dễ để lại hậu quả về tình dục.
Tuổi học trị là giai đoạn cơ thể bắt đầu thay đổi ở cả nam và nữ. Lúc này
sự tò mò, muốn biết nhiều về chuyện ấy là nguyên do dẫn đến những hậu quả
khó lường, mà người cuối cùng phải chịu tổn thương chính là các bạn nữ. Vì vậy
nếu khơng tỉnh táo khi yêu ở tuổi học trò rất dễ khiến xảy ra những câu chuyện
đáng buồn.
Nông nổi, bồng bột, dễ làm chuyện mà không suy nghĩ
Sự nông nổi của tuổi mới lớn, sự tò mò về mọi thứ xung quanh, cộng với
sự thiếu tâm lý của các bậc phụ huynh đã dẫn đến nhiều câu chuyện thương tâm
ở các em học sinh. Yêu nhau thề nguyền sống chết, song bố mẹ khơng đồng ý,

cấm đốn, dẫn đến nhiều cặp đơi rủ nhau tự tử hoặc bỏ đi. Có thể nói tình u
tuổi học trị có q nhiều hệ lụy nếu khơng cân nhắc kỹ và có đủ thơng minh khi
u.
Như vậy, tình u tuổi học trị có cả cái được và cái mất, được rất ít
nhưng mất lại rất nhiều. Tuy nhiên, tuổi trẻ giống như một cơn mưa rào. Cho dù
bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, nhưng bạn vẫn muốn được đắm mình trong
cơn mưa ấy lần nữa. Chỉ cần tỉnh táo khi yêu, biết đặt việc học hành lên hàng
đầu, chia sẻ những điều khó nói với bố mẹ, bổ sung kiến thức, hiểu biết về tình
u, cuộc sống... thì chắc chắn bạn sẽ có một tình u ở tuổi học trị thật đẹp.
3.3 Kĩ năng sống là gì.
Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng
xử phù hợp với những người khác và khả năng ứng phó tích cực [1] Giáo dục kỹ
năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm
hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ,
giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện cơng
việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày…
* Những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh trung học phổ thơng trong tình
u tuổi học trị:
Kĩ năng sống nói chung rất rộng bao hàm nhiều lĩnh vực. Thế nhưng, kĩ năng
sống trong tình u tuổi học trị tựu chung lại gồm các vấn đề cơ bản sau đây:
- Kĩ năng từ chối lời yêu, không tạo cơ hội cho bạn khác giới tỏ tình:
Tuổi học trị THPT là lứa tuổi thường từ 16 – 18 tuổi. Lứa tuổi này nhiều em
đã biết u nên tình u tuổi học trị khơng phải là hiếm. Thế nhưng, có những
em học trị chưa muốn u vì muốn dành tồn tâm tồn ý cho việc học tập. trong
những trường hợp này, làm thế nào để từ chối được lời yêu một cách có văn hóa
nhất thì khơng phải em học sinh nào cũng làm được. Vì thế, cần dạy cho các em
sự khéo léo, tế nhị trong vấn đề này.
Sự nhạy bén trong suy nghĩ giúp chúng ta nhận diện ra bạn khác giới đang
có ý định tán tỉnh mình. Nếu khơng muốn đón nhận tình u này thì tuyệt nhiên
6



không cho bạn cơ hội thể hiện. Muốn vậy, không nên đi chơi riêng với nhau,
khơng học nhóm khi chỉ có hai người…. Tất cả những điều đó giúp các em có
thể hạn chế được những tình huống khó xử cho mình.
- Kĩ năng giữ mình trong tình yêu:
Tình cảm là tự nhiên, nếu nó đến mà các em khơng biết bảo vệ mình thì sẽ
có nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy nên, cần phải dạy các em ít nhất những
vấn đề tối thiểu như sau:
Thứ nhất: không nên u ở tuổi học trị, nếu u thì khơng nên quan hệ
tình dục và nếu quan hệ tình dục thì phải biết cách phịng tránh thai an tồn.
Thứ hai: Hiểu biết về sự lây bệnh qua quan hệ tình dục để biết cách
phịng tránh nó. Các bệnh lây qua đường tình dục như: lậu, giangmai, HIV –
AIDS….[5]
Thứ ba: hiểu biết về giới tính và các phương pháp phịng tránh thai. Phải
biết được các biện pháp phòng tránh thai, những biện pháp nào là an toàn,
những biện pháp nào dễ gây hệ lụy không nên sử dụng. Những biện pháp như
uống thuốc tránh thai hay triệt sản không nên sử dụng. Uống thuốc tránh thai
nhiều có thể dẫn tới vơ sinh. Triệt sản thì triệt vĩnh viễn sẽ khơng bao giờ sinh
con được nữa.[6]
Thứ tư: có quan niệm sống đúng đắn. Khơng nên quan niệm rằng đã u
thì phải quan hệ tình dục. Quan niệm này dễ dẫn đến lối sống sai lệch cho các
em. Các em có thể yêu nhưng khơng nên cho rằng đã u thì phải quan hệ tình
dục. Sự thiếu hiểu biết về giới tính đặc biệt là thiếu hiểu biết trong quan hệ tình
dục sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho các em.
Thứ năm: biết đề phịng để bảo vệ mình. Phải biết được các biện pháp
phịng các tình huống xấu khi đi học về, đặc biệt là đi về buổi tối, nơi vắng
người… có thể dẫn đến quan hệ tình dục. Vì thế, khi đi học về những nơi vắng
người nên đi theo nhóm để bảo vệ lẫn nhau. Hoặc có thể hạn chế đi đường vắng
người, chọn hướng đi an toàn.

- Kĩ năng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống:
Trong cuộc sống, nhiều học sinh khi gặp khó khăn trong cuộc sống thì bế
tắc, khơng tìm được hướng giải quyết, sinh ra nghĩ quẩn và làm liều. Điều này
thực sự nguy hiểm vì tuổi các em cịn bồng bột và nông nổi. Đôi khi các em
không ý thức được hậu quả của việc mình làm. Chỉ cần bị Cha mẹ hay Thầy cô
trách mắng, các em cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống hay suy nghĩ nông cạn
rồi làm liều.
Vì thế, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em, hãy truyền
cho các em hiểu rằng sự sống là vô giá, bằng bất cứ giá nào phải giữ lại sự sống
cho mình và cho những người xung quanh.
3.4 Cách dạy kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trò cho học sinh THPT:
7


Trong nhà trường, kĩ năng sống được dạy bằng nhiều cách và nhiều hình
thức khác nhau. Tuy nhiên, ai dạy và dạy như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất
thì khơng phải dễ. Sau nhiều năm làm cơng tác giáo dục và hơn một năm nghiên
cứu về đề tài này tôi nhận thấy:
* Những người đảm nhận dạy:
- Giáo viên chủ nhiệm: giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc dạy kĩ năng sống
thông qua các tiết sinh hoạt lớp hay xử lí các tình huống xảy ra trong lớp mình
chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi và hiểu rõ lớp mình nhất nên
sẽ định hướng rõ nhất trong vấn đề tình yêu. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục kĩ
năng sống từ giáo viên chủ nhiệm chỉ nằm trong phạm vi nhỏ, phạm vi lớp mình
chủ nhiệm.
- Giáo viên bộ môn ( đặc biệt là giáo viên sinh): Các giáo viên bộ mơn có thể
dạy kĩ năng sống cho các em trong tiết học và môn học mình phụ trách. Tuy
nhiên, dạy về kĩ năng sống trong tình u tuổi học trị nó đề cập đến cả vấn đề tế
nhị nên không phải giáo viên bộ môn nào dạy kĩ năng sống về lĩnh vực tình yêu
nầy cũng đạt hiệu quả.

Trong đội ngũ giáo viên bộ môn thì giáo viên sinh là lực lượng nịng cốt
và chủ yếu để dạy kĩ năng sống trong tình yêu của các em. Bởi vì, dựa vào
chun mơn, giáo viên sinh dễ dàng chỉ ra được những cái được cái mất của tình
u tuổi học trị kể cả vấn đề nhạy cảm tế nhị mà các giáo viên khác không tự
tin nhắc tới. Vì thế, trong nhà trường giáo viên sinh nên chủ động nói chuyện, tư
vấn và định hướng cho các em trong tình yêu, giúp các em hiểu rõ về giới tính
để bảo vệ mình trong cuộc sống.
- Đồn trường: Trong dịp các ngày lễ hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn
trường tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề. Đặc biệt, nếu dạy kĩ
năng sống trong tình u tuổi học trị cho học sinh trung học phổ thơng dưới
hình thức sinh hoạt ngoại khóa thì cực kì hiệu quả. Các em sẽ có dịp giao lưu,
rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau,…Tốt nhất, đoàn trường nên mời giáo viên
sinh làm ban cố vấn cho các em trong lĩnh vực này. Nếu đoàn trường tổ chức
sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề “tình u tuổi học trò” mà do giáo viên sinh trực
tiếp đạo diễn thì tuyệt nhất. Giáo viên sinh là người trực tiếp giải thích các vấn
đề liên quan đến giới tính là rõ nhất. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, đoàn
trường đã trực tiếp nhờ tôi là giáo viên sinh lên nói chuyện, tư vấn và trực tiếp
giải đáp các thắc mắc về tình u, tình bạn và giới tính trong buổi sinh hoạt
ngoại khóa do đồn trường tổ chức. Tơi đã thành cơng mĩ mẵn trong buổi sinh
hoạt ngoại khóa này khi buổi nói chuyện của mình được các đồng nghiệp, học
sinh và nhân dân đồng tình ủng hộ. Buổi nói chuyện đã thu hút vài chục ngàn
người xem và chia sẻ đi khắp nơi trên các trang mạng xã hội[7].
8


- Các chuyên gia tâm lí tư vấn : Nhà trường có thể mời các chun gia tâm lí
tư vấn đến để tư vấn, giải thích cho các em về kĩ năng sống nói chung và kĩ năng
sống trong tình u tuổi học trị nói riêng. Ưu điểm của hình thức này là chun
gia tâm lí có thể nói khoa học, giải thích bài bản nhẹ nhàng các kiến thức và tình
huống cho các em. Nhưng nhược điểm là khơng nắm bắt được 1 số tình hình học

sinh trong trường, nên sẽ khó kết hợp cùng học sinh được.
* Về phương pháp và hình thức dạy: Việc dạy kĩ năng sống cho các em có thể
được thực hiện ngay trong từng tiết học qua sự lồng ghép các nội dung kiến thức
liên quan, hoặc dạy qua tích hợp liên mơn, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt
động ngồi giờ lên lớp. Thậm chí, dạy kĩ năng sống cho các e thơng qua việc xử
lí tình huống hay khi tâm sự với các e những lúc cần. Tuy nhiên, trong các
phương pháp đó thì dạy kĩ năng sống thơng qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa,
hoạt động ngồi giờ lên lớp là hiệu quả nhất.
4. Thực nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống trong tình u tuổi học trị cho học
sinh trung học phổ thơng tại trường THPT Hoằng Hóa 2.
Hình thức: Hoạt động ngồi giờ lên lớp “Tình u tuổi học trị”
Năm học 2017 -2018 tơi đã khá thành cơng trong việc nói chuyện với các
em về “tình u tuổi học trị” thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp. Buổi nói
chuyện đó rất thành cơng và đã gây ra tiếng vang lớn trong đội ngũ giáo viên và
đông đảo học sinh trong tỉnh và ngoài tỉnh.
4.1 Chuẩn bị:
- Về thời gian: khoảng 1 buổi ( thường tổ chức vào dịp 8/3; 20/10….)
- Về nhân sự: toàn thể giáo viên và học sinh trong trường.
- Về nội dung: giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và có thể gài vào 1 số
học sinh để buổi sinh hoạt diễn ra theo đúng kế hoạch. Kĩ thuật ra câu hỏi phải
hết sức tinh tế nhưng tế nhị, để học sinh có thể trả lời mà không ngại trước đám
đông.
- Thiết kế chương trình: chương trình được thiết kế dựa trên các câu hỏi
đã định hướng.
- Cố vấn và dẫn chương trình: Tơi – giáo viên sinh, vừa là người dẫn
chương trình cũng vừa là cố vấn chương trình.
4.2 Kĩ thuật tổ chức:
- Người dẫn chương trình nói chuyện, giải đáp các thắc mắc về tình bạn,
tình u và giới tính …do học sinh đặt câu hỏi. Thơng qua đó, giáo dục kĩ năng
sống trong tình u tuổi học trị cho các em.

- Học sinh đặt các câu hỏi liên quan đến tình bạn, tình u và giới tính và
nhwof cơ giáo tuw vấn giải đáp.
4.3 Tổ chức chương trình:
9


Mở đầu chương trình, cơ giáo hỏi một số em đại diện cho học sinh cả
trường câu hỏi: “Em đã yêu chưa?” để tạo tình huống khởi động và tâm thế thoải
mái cho các em bước vào buổi sinh hoạt ngoại khóa. Đa phần nhận được câu trả
lời là em chưa u!

Hình 1: Cơ giáo Đinh Thị Huyền - GV Sinh – người dẫn chương trình.

Hình 2: Tồn cảnh học sinh nhà trường tham gia buổi hoạt động ngoại khóa.
Vấn đề đặt ra ở chỗ tình u tuổi học trị nên hay không nên! Để trả lời
câu hỏi này, cô giáo hỏi học sinh toàn trường câu hỏi “ai đồng ý nên u ở tuổi
học trị thì giơ tay!”. Kết quả nhận được một số học sinh khối 12 cho rằng nên
yêu ở tuổi học trò, còn phần lớn học sinh trong trường cho rằng không nên yêu ở
tuổi học trò.
10


Hình 3:Một số học sinh khối 12 đồng ý với ý kiến tuổi học trò nên yêu.
Để trả lời câu hỏi “nên hay khơng nên u ở tuổi học trị” thì học sinh tiếp
tục đặt câu hỏi cho cơ: Em thưa cơ, tình u ở tuổi học trị được gì và mất gì?

Hình 4: Học sinh đặt câu hỏi: Tình u tuổi học trị được gì và mất gì?
Cơ giáo trả lời học sinh rằng: yêu ở tuổi học trò cũng có cái được và cũng
có cái mất. Tuy nhiên, cái được thì rất ít mà cái mất lại rất nhiều.
Cái được: yêu ở tuổi nào cũng có mặt được. Tình u ở tuổi học trị cũng khơng

ngoại lệ ( được quan tâm, được vui vẻ, được ấm lòng,….).
Cái mất: u ở tuổi học trị thì mất rất nhiều. Cơ giáo chủ ý nhấn mạnh ở những
điểm này để răn đe, ngăn chặn các em, định hướng cho các em khơng nên u ở
tuổi học trị. u ở tuổ học trị mất gì? Mất tự do, mất thời gian, mất tương
lai….

11


Mất tự do: yêu rồi thì chẳng dám tự do chơi cùng các bạn khác giới cùng lớp,
cùng khoá, dẫn đến hạn chế trong giao tiếp ( vì nếu tiếp tục chơi rộng sẽ bị
ghen).
Mất thời gian: yêu thì phải quan tâm đến nhau, muốn quan tâm đến nhau thì
phải có thời gian. Vì thế, nếu đã u rồi thì sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc
quan tâm đến nhau, thu hẹp dần thời gian dành cho học tập, sẽ dẫn tới học hành
sa sút, chểnh mảng…Một sự thật là tuổi học trị mà dính vào u thì quan tâm
đến nhau, chat chit với nhau nhiều nên mất rất nhiều thời gian. Điều đó sẽ dẫn
tới thi trượt, mất hết cơ hội học tập. Đặc biệt hơn nữa, nếu bản than các em
khơng giữ được mình trong khi u sẽ dẫn đến lối sống lả lơi, buông thả, mất hết
tương lai…Đáng tiếc hơn, nếu trong khi yêu mà xảy ra quan hệ tình dục thì hậu
quả khơn lường, đặc biệt là bạn gái: lấy thì khơng được ( vì chưa đủ tuổi), bỏ
thai đi thì khơng xong ( vì nạo phá thai ở lứa tuổi này thì cực kì nguy hiểm, ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản sau này), giữ em bé lại để sinh ra thì cũng
khơng ổn vì cơ thể của các em học sinh nữ ở độ tuổi này chưa hoàn thiện….mà
giữ em bé để sinh thì khơng thể tiếp tục đi học được, vì sẽ bị bạn bè dị nghị, lời
ra tiếng vào, các em sẽ cảm thấy ngại, xấu hổ.....Vì thế, tuổi học trị khơng nên
u. Đến đây, cơ giáo đã cho học sinh thấy rằng tuổi học trị khơng nên u vì
nếu u sẽ đánh mất rất nhiều thứ.
Cơ giáo tiếp tục đi sâu vào vấn đề tình yêu để định hướng cho học sinh
nhận diện tình yêu, biết phân biệt tình bạn với tình yêu và chỉ ra sự ngộ nhận

trong tình u ở lứa tuổi này. Cơ giáo trả lời các em về tình yêu, giúp các em
hiểu cơ sở của tình u là tình bạn. Nhưng khơng phải tình bạn nào cũng phát
triển thành tình yêu. Tình yêu là tình cảm ở mức cao hơn tình bạn. Khi tình bạn
xuất hiện cảm giác nhớ nhung, u thương… đó có thể là biểu hiện của tình u.
Ở đây, cơ giáo cũng phân tích và chỉ ra cho học sinh kĩ năng nhận diện tình yêu,
tránh sự ngộ nhận. Ở tuổi này, thường có sự ngộ nhận về tình u: chỉ cần một
bạn trai đẹp trai, học giỏi, hát hay, ga lăng… bạn nữ rất ngưỡng mộ bạn trai ấy
mà cứ ngỡ đó là u. Vì thế, nếu mà gặp bạn trai này chỉ cần ánh mặt chạm nhau
là bạn gái lại suy diễn chắc anh này yêu mình rồi…Hoặc tình huống: bạn gái
đang đạp xe đi học ngồi đường, bỗng nhiên xe bị hư, bạn trai đi đằng sau thấy
vậy liền giúp đỡ ( chỉ là sự giúp đỡ người đi đường). Nhưng bạn gái lại tự mình
suy luận, huyễn hoặc rằng tại sao bạn ấy lại giúp mình? Hay là anh ấy có tình ý
gì với mình đây? Hay anh ấy yêu mình? Và cứ như vậy, bạn gái tiếp tục để ý …
nhưng thực ra bạn trai kia chẳng có ý gì. Đến đây, cơ giáo cho học sinh thấy cái
na ná của tình u thì có trăm ngàn, nhưng tình u chỉ duy có một. Điều quan
trọng là ở lứa tuổi của các em chưa phân biệt được cái na ná đó với một tình u
đích thực là như thế nào, không biết được cái ranh giới đó. Cho nên, trong tình
bạn, các em phải thực sự cẩn thận với bạn thân đặc biệt là bạn thân khác giới.
12


Qua đó, cơ cũng dặn học trị rằng đừng có ngộ nhận, nếu nhận được sự giúp đỡ
từ những người bạn xung quanh đặc biệt là bạn trai thì cũng cứ coi như bình
thường, đừng tự mình thổi phồng sự việc lên, tự mình huyễn hoặc mà ngộ nhận
đó là yêu.
Các em học sinh tiếp tục gửi đến cô các câu hỏi để nhờ cơ giải thích.

Hình 5: Học sinh đặt câu hỏi “những bệnh nào lây truyền qua quan hệ tình
dục?”.
Các bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục: như bệnh lậu, giang mai,

AIDS.. [5]. Đến đây, một lần nữa cô giáo cho học sinh thấy, tuổi học trị khơng
nên u, nếu u thì phải để tình u trong sáng, khơng được quan hệ tình dục.
Quan hệ tình dục chỉ xảy ra sau hơn nhân.
Các em lại tiếp tục gửi đến cô những câu hỏi tiếp theo trong buổi sinh hoạt ngoại
khóa.

Hình 6 : Học sinh đặt câu hỏi: cô tư vấn cho chúng em những kĩ năng sống cần
thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên?”
13


Những kĩ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên:
Thứ nhất: tốt nhất là “tuổi học trị khơng nên u, nếu u khơng được
quan hệ tình dục, nếu quan hệ tình dục phải biết cách phịng tránh thai an tồn”.
Chương trình sinh học 11 đã dạy về các biện pháp tránh thai [6] nên thời điểm tổ
chức, cô giáo đã khẳng định 1/3 số học sinh trong trường đã biết các biện pháp
phòng tránh thai an toàn ( học sinh khối 10 và khối 11 chưa học đến, chỉ khối 12
đã học).
Thứ hai: các biện pháp phịng tránh thai an tồn như: dùng bao cao su.,
đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai…[ 6].Tuy nhiên, đặt vòng tránh thai
chỉ sử dụng cho những phụ nữ đã kết hôn, tuổi học sinh nữ chưa kết hôn thì
khơng sử dụng biện pháp này. Giáo viên chỉ quan tâm đến 2 cách chính là dùng
bao cao su và uống thuốc tránh thai. Bao cao su phải mua hàng đảm bảo chất
lượng, tránh viêm nhiễm. Uống thuốc tránh thai có ưu điểm tránh thai được
nhưng nhược điểm là nếu dùng lâu sẽ có nguy cơ gây ung thư, vơ sinh. Vì thế,
giáo vên nhấn mạnh, nếu cơ thể phụ nữ vì lí do nào đó mà vơ sinh đành phải
chấp nhận đã rất buồn rồi, nhưng nếu cơ thể của các em hồn tồn khỏe mạnh
mà vì lối sống bng thả dẫn đến khả năng vơ sinh thì lỗi hồn tồn do các em.
Thứ ba: khơng được về khuya một mình, nếu đi phải đi đơng người ( đi
chung với đám bạn) hoặc phải có bố mẹ đi cùng để phịng tránh bất trắc….

Để thay đổi khơng khí, cơ giáo đọc bài thơ về tình u tuổi học trị, giúp
cởi mở hơn, thân thiện hơn với học sinh:
Khi em mười bảy tuổi.
Anh rong ruổi đi tìm
Một tình yêu khờ dại.
Đã ấp ủ trong tim.
Tình yêu chưa kịp lớn.
Anh nỡ vội chia xa.
Em ngỡ là mất cả.
Trái tim em nhạt nhòa.
Khi em là thiếu nữ.
Yêu, chỉ là yêu xa.
Đến bây giờ gặp lại.
Xin mời, hỏi Hằng Nga!
( Tác giả : Đinh Thị Huyền )
Như vậy, cô giáo đã cho học sinh thấy cái được, cái mất của tình yêu tuổi
học trị, qua đó các em sẽ thấy được tuổi học trị có nên u hay khơng. Đồng
thời, chỉ ra cho các em thấy những bệnh có thể lây qua quan hệ tình dục và dạy
các em biết cách phịng tránh nó.
14


Để đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục giới tính và kiểm tra nhận thức,
hiểu biết của các em về các kĩ năng sống liên quan, cô giáo cho các em trả lời
các tình huống ứng xử. Qua các cách giải quyết tình huống ứng xử của học sinh,
giáo viên sẽ kịp thời điều chỉnh, uốn nắn và sửa chữa nếu có thơng tin sai lệch.
+ Tình huống 1: “con năm nay 16 tuổi, tuổi mẹ gấp đôi tuổi con. Hỏi, bây
giờ bố đang ở đâu?” Học sinh trả lời rằng có hai khả năng: một là bố đang ở với
mẹ, hai là mẹ kiện bố và bố đang ở trong tù. Với tình huống này, cơ giáo cung
cấp cho các em kiến thức về pháp luật, không được quan hệ tình dục ở độ tuổi

dưới 18.
+ Tình huống 2: Nga và Hùng chơi với nhau rất thân, nhưng tự nhiên Nga
thấy Hùng quan tâm mình hơn hẳn nên Nga rất lo lắng vì sợ rằng Hùng sẽ yêu
mình. Nga không biết phải làm sao, nếu em là Nga thì em sẽ xử lí như thế nào?
Cơ giáo mời một bạn đại diện trả lời và tư vấn cho các em trong tình huống này
rằng đừng tạo cơ hội cho bạn ấy tiến đến tình yêu.

Hình 7: Học sinh trả lời tình huống ứng xử thứ 2
+ Tình huống 3: người yêu em cho rằng đã yêu thì phải quan hệ tình dục.
Theo em, quan niệm này đúng hay sai? Cô giáo gọi đại diện học sinh trả lời. Tất
cả học sinh đều cho rằng quan niệm này là sai. Tất cả các em đều cho rằng quan
niệm “đã yêu thì phải quan hệ tình dục” là quan niệm sai lầm. Đó là một trong
những cái đích mà buổi sinh hoạt ngoại khóa hướng tới. Với tình huống này cơ
giáo nhấn mạnh, đã u thì khơng được địi hỏi quan hệ tình dục. Điều đó, giúp
các em sẽ an tồn trong tình u.
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với hoạt động giáo dục:
15


Dạy kĩ năng sống cho học trò giúp các em biết sống đúng, sống đẹp
không chỉ trong trường học mà cịn tốt cho cuộc sống sau này. Vì thế, sáng kiến
kinh nghiệm này rất bổ ích trong trường học, trong các hoạt động giáo dục nhà
trường. Nó đã tạo ra niềm vui, sự quan tâm và chia sẻ của Thầy Cô về nhiều lĩnh
vực trong cuộc sống. Thầy cô không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách sống, cách
làm người.
Đối với học sinh:
- nâng cao sự hiểu biết của mình về giới tính, tình bạn và tình u.
- có các kĩ năng sống cần thiết trong tình yêu tuổi học trị để bảo vệ mình,
biết sống tốt, sống hay và sống đẹp.

- biết điều chỉnh, cân nhắc mình để giữ cân bằng trong học tập và tình
cảm.
- Dành nhiều thời gian cho học hành hơn để có được tương lai tươi sáng.
- hạn chế những rủi ro trong tình yêu do thiếu hiểu biết về giới tính và
những kĩ năng cần thiết để bảo vệ mình.
Đối với nhà trường: Sáng kiến kinh nghiệm này giúp nhà trường:
- hạn chế được nhiều học sinh đi sai đường trong tình cảm bạn bè, tình
u học trị.
- hạn chế bớt phần nào sự bỏ học giữa chừng của các em đặc biệt là các
em học sinh nữ chỉ vì yêu.
- đảm bảo sự giáo dục toàn diện trong nhà trường giúp các em rèn luyện
tốt về đạo đức, lối sống và kĩ năng sống. Điều đó rất bổ ích cho các em thích
nghi tốt với cuộc sống mn màu ở ngồi xã hội sau này!
Đối với bản thân: sáng kiến kinh nghiệm đã giúp bản thân tôi
- thấy được những kĩ năng cần thiết và hợp lí khi triển khai các hoạt động
ngồi giờ lên lớp.
- phát huy được những ưu điểm của bản thân và khắc phục những nhược
điểm của bản thân.
- giúp tơi ngày càng u nghề và gắn bó với nghề hơn, tất cả vì học sinh
thân yêu!
Đối với đồng nghiệp: sáng kiến kinh nghiệm đã:
- giúp đồng nghiệp bổ trợ kiến thức về giới tính cũng như cách giải thích
về giới tính cho học sinh.
- cung cấp cách dạy về các vấn đề tế nhị giúp các đồng nghiệp ngại nói,
khó nói về giới tính có thể tham khảo để triển khai.
6. Kiểm nghiệm:
Để kiểm nghiệm tính đúng đắn của đề tài tôi tiến thực nghiệm bằng
cách: lựa chọn 1 số lớp trong trường phát phiếu khảo sát về kĩ năng sống trong
tình yêu và sự hiểu biết về giới tính.
16



Kết quả khảo sát về giáo dục kĩ năng sống trong tình u tuổi học trị ở
trường THPT Hoằng Hóa 2. Năm học 2017 -2018
Kết quả 1: Sự hiểu biết về kĩ năng sống trong tình u tuổi học trị ở học sinh
THPT.
Mức độ hiểu biết
Chưa hiểu gì Chỉ hiểu lơ mơ Đã hiểu rõ và tự tin
Trước sinh hoạt ngoại
khóa
Sau sinh hoạt ngoại
khóa

30%

50%

20%

0%

10%

80%

Kết quả 2: Sự cần thiết giáo dục kĩ năng sống trong tình u tuổi học trị ở
trường THPT:
Tần suất
1 lần/ tháng
2 lần/ học kì

1 lần / năm
Mức độ
Khơng cần thiết
Rất cần thiết
100%
30%
70%
0%
Như vậỵ, tình u lứa tuổi học trị xuất hiện hồn tồn tự nhiên. Ai trải
qua thời áo trắng cũng đều ít nhất một lần cảm thấy con tim mình rung lên từng
nhịp, đầu óc quay cuồng như bị say nắng khi bắt gặp một đối tượng cùng “tần
sóng” cảm xúc với mình. Sự rung động, cảm xúc tích cực, cộng hưởng xuất phát
từ hai trái tim, đó là quy luật tự nhiên mà khơng thể ép buộc hay ngăn cản. Các
nhà giáo dục, các bậc phụ huynh cần chấp nhận một thực tế như vậy để thấy
rằng việc định hướng giá trị trong tình yêu hướng đến sự trong sáng, tích cực
cho các bạn trẻ với một tâm hồn còn non nớt là điều rất quan trọng để có thể “vẽ
đường cho hươu chạy đúng” trên cánh đồng tình yêu nhiều sắc màu.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
17


- Chúng ta phải chấp nhận sự thật muốn hay khơng tình u tuổi học trị vẫn
diễn ra. Tuy nhiên, chúng ta cần định hướng cho các em quan điểm sống đúng
đắn để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong tình u tuổi học trị.
- Chúng ta phải tăng cường dạy kĩ năng sống nói chung và kĩ năng sống trong
tình u tuổi học trị nói riêng trong nhà trường để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị
thành niên, bảo vệ cuộc sống tươi đẹp của các em.
- Dạy kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trị cho học sinh trung học phổ thơng

tốt nhất là ở hình thức sinh hoạt ngoại khóa do đồn trường tổ chức và giáo viên
sinh là người cố vấn chương trình, người tư vấn trực tiếp cho các em/
- Khả năng vận dụng: Hầu hết các trường trung học phổ thơng đều có thể vận
dụng, thực hiện được sáng kiến này để góp phần giảm thiểu những rủi ro trong
tình u của học trị lứa tuổi trung học. Từ đó, giúp các em sống đẹp hơn, lành
mạnh hơn góp phần tham gia xây dựng phong trào “ trường học thân thiện, học
sinh tích cực” của ngành.
2. Kiến nghị:
Đối với nhà trường:
Nhà trường cần định hướng, chỉ đạo bằng văn bản đối với các đồn thể để
làm tốt cơng tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục kĩ năng sống
nói chung và kĩ năng sống trong tình u tuổi học trị nói riêng, tổ chức các diễn
đàn tư vấn cho học sinh…. Ngoài ra, Nhà trường cần phối hợp với các cơ quan
chức năng kiểm soát chặt chẽ đối với các văn hóa phẩm độc hại, ngăn chặn sự
xâm nhập của chúng vào học đường.
Đối với tổ chức đoàn thể
Cần tăng cường các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, tạo sân chơi bổ
ích cho học sinh. Cần đưa chương trình giáo dục sức khoẻ sinh sản một cách
hiệu quả và thiết thực hơn qua các mơ hình: câu lạc bộ nữ sinh, giao lưu chủ đề
tình yêu học đường …
Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn
GVCN cần hiểu rõ những biến đổi về đời sống tình cảm và tâm lý của học sinh,
cần nắm bắt và cập nhật trong danh sách của mình những em có tình u học
đường để thơng tin cho gia đình cùng phối hợp: tạo dựng niềm tin nơi học sinh
để chia sẻ và hỗ trợ các em. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp chặt
chẽ với các đồn thể, các giáo viên bộ mơn để cùng tích hợp giáo dục các giá trị
sống cho học sinh.
Đối với phụ huynh
Phụ huynh sẽ là người chỉ dẫn, người đi trước để nói cho con nghe những
kinh nghiệm, những cái hay cái đẹp của tình yêu tuổi mới lớn, cũng là người

khuyên bảo, ngăn chặn những sai lầm khơng đáng có của con em. Nên chọn
cách cởi mở, thân thiện với con trong chủ đề về tình yêu, giới tính, sức khoẻ
18


sinh sản để thực sự trở thành một người bạn của con, cần chia sẻ và tư vấn hỗ
trợ kịp thời, đúng lúc cho con. Bố mẹ không nên nghiêm cấm chuyện con cái
yêu đương khi đang tuổi đi học, nên là một người bạn lắng nghe con tâm sự,
hiểu con và có thể nhận định được đó là tình yêu hay chỉ là sự ngộ nhận. Không
nên cứng nhắc, cấm đoán sẽ khiến vị thành niên giấu giếm và trốn tránh tâm sự,
càng đẩy các em vào những vấn đề của tình yêu học đường vì các em sẽ cho
rằng mình chỉ có người u là người duy nhất có thể chia sẻ. Cha mẹ cần phân
tích cho con bạn biết cần tránh những nơi dễ bị cám dỗ. Giúp con bạn tham gia
vào những sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Đồng thời các bậc phụ huynh cần
hướng cho con em rèn luyện tác phong giao tiếp để được hòa đồng, được đáng
yêu, nhưng đừng được dễ yêu.
Để làm tốt cơng tác giáo dục tình u tuổi học trị nói riêng và việc tư vấn cho
học sinh nói chung, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa học sinh - gia đình Nhà trường và xã hội, trong đó, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị then chốt. Hơn
ai hết, giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn, định hướng cho các bậc phụ
huynh thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, người phối hợp tổ chức với các lực
lượng xã hội ngoài Nhà trường xây dựng môi trường thân thiện lành mạnh. Giáo
viên chủ nhiệm là người phát hiện, tổ chức bồi dưỡng năng khiếu các em ... và
tư vấn tâm lý cho học sinh mỗi khi các em gặp khó khăn nào đó. Dù đã hết sức
cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tơi vơ cùng cảm ơn khi nhận
được ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp để đề tài được hồn chỉnh
hơn.
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác.
Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của Thủ Trưởng đơn vị


Hoằng Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Người viết:

Đinh Thị Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo giáo dục.edu.vn đọc online trên internet.
2. dantri.com
19


3. VTV.com đài truyền hình việt nam,Báo động tình trạng nạo phá thai tuổi vị
thành niên- Nguyễn Ngân (Ban Thời sự) -Thứ ba, ngày 28/02/2017.
4. congan.com -Thứ Bảy, Ngày 19 Tháng 5, 2018
5. Sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản.
6. Sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản.
7. facbooc.com nick Đinh Huyền ( youtube tình u tuổi học trị)

Mục lục
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:.....................................................................................1
20


2. Mục đích nghiên cứu:..............................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................2
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:......................................2

6. Thời gian nghiên cứu..............................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:.............................................3
2. Cơ sở thực tiễn:........................................................................................3
3. Giải pháp tổ chức thực hiện:..................................................................4
3.1 Tình yêu tuổi học trị là gì:...............................................................4
3.2. Tình u tuổi học trị được gì và mất gì? Nên hay khơng ?..........5
3. 3 Kĩ năng sống là gì?............................................................................6
3.4 Cách dạy kĩ năng sống trong tình u tuổi học trị cho học sinh...7
4. Thực nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống trong tình yêu tuổi học trị cho
học sinh trung học phổ thơng tại trường THPT Hoằng Hóa 2...............9
4.1 Chuẩn bị:............................................................................................9
4.2 Kĩ thuật tổ chức:................................................................................9
4.3 Tổ chức chương trình:......................................................................9
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:.................................................15
6. Kiểm nghiệm:.........................................................................................16
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................17
1. Kết luận:.................................................................................................18
2. Kiến nghị:...............................................................................................18
Tài liệu tham
khảo:...............................................................................
....20

21



×