Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 177 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SOMSACK SENGSACKDA

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2020


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SOMSACK SENGSACKDA

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 9 31 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS NGUYỄN VĂN HẬU

HÀ NỘI - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Somsack Sengsackda


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

6

1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
1.2. Những nghiên cứu ở một số nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

6
12
28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TIẾP NHẬN
ĐẦU TƯ

2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội
ở nước tiếp nhận đầu tư
2.3. Kinh nghiệm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đầu tư
trực tiếp nước ngoài của một số địa phương ở Việt Nam và Lào
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC, CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc
3.2. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn
(2006 - 2018)
3.3. Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngồi đến phát triển
kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn (2006-2018)
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG
TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH
CHĂM PA SẮC, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

4.1. Phương hướng phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực
của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2025
4.2. Giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực đến phát
triển kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Chăm Pa Sắc
KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

31
31
56
66
76
76
85
99

114
114
124
148
151
152
163


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOT

: Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BT

: Xây dựng - chuyển giao


BTO

: Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

CHDCND Lào : Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào
CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DNLD

: Doanh nghiệp liên doanh

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

EU

: Liên minh châu Âu

FDI


: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FIE

: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

M&A

: Mua lại và sát nhập


NDCM Lào

: Nhân dân Cách mạng Lào

ODA

: Viện trợ phát triển chính thức

QLNN

: Quản lý nhà nước

TNCs

: Cơng ty xuyên quốc gia

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNCTED

: Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại và phát triển

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn thực
hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VI (2006-2010)

78

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn thực
hiện kế hoạch 5 năm lần thứ VII (2011-2015)

78

Bảng 3.3: Dân số và lực lượng lao động của tỉnh Chăm Pa Sắc (2006-2017)

82

Bảng 3.4: Tình hình thu hút FDI của tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2006-2018

89

Bảng 3.5: Chăm Pa Sắc tiếp nhận đầu tư của các nước tính đến năm 2018

91

Bảng 3.6: FDI phân theo địa bàn 2018


94

Bảng 3.7: Vốn đầu tư phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Chăm Pa Sắc thời kỳ
2006-2018

100

Bảng 3.8: FDI góp phần giải quyết việc làm ở tỉnh Chăm Pa Sắc thời kỳ
2006-2017

101

Bảng 3.9: Tổng thu ngân sách tỉnh Chăm Pa Sắc và đóng góp của khu vực
FDI giai đoạn 2006-2018

102

Bảng 3.10: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ đóng góp của FDI vào GDP giai
đoạn 2006-2018
Bảng 3.11: Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc (2006-2018)

103
104


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: GDP trung bình đầu người giai đoạn 2006 - 2018

79


Biểu đồ 3.2: Số vốn theo hình thức FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc 2018

92

Biểu đồ 3.3: Phân loại các dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư 2018

93


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là vấn đề mang tính
chất tồn cầu và là xu thế của các quốc gia trên thế giới. Thực hiện đầu tư trực
tiếp nước ngoài là nhằm mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, tiếp cận người tiêu dùng, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại
chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được chế độ giấy phép xuất
khẩu trong nước và tận dụng côta xuất khẩu của nước nhận đầu tư để mở rộng
thị trường, nâng cao trình độ khoa học - cơng nghệ, năng lực quản lý và trình
độ tiếp thị giữa các quốc gia.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi ngày càng có vai trị rất quan trọng đối với quá
trình phát triển kinh tế của các quốc gia, gia tăng sự gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngồi, các nước nhận đầu
tư, có thể tiếp thu được vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý
và tìm hiểu được thị trường quốc tế. Vì vậy, trên thế giới đang diễn ra một cuộc
cạnh tranh để thu hút nguồn vốn của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các quốc gia đang
phát triển và kém phát triển như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND

Lào) nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng. Việc thu hút và sử dụng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài nhằm phục vụ cho mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
kinh tế hiện nay được các quốc gia trên thế giới quan tâm, đặc biệt là các nước
trong khu vực. Để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cùng với các chính sách khai thác nội lực của đất nước, Đảng
và Nhà nước Lào đã và đang rất quan tâm đến việc tăng cường thu hút nguồn vốn
này và phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của nó
đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một nước đang phát triển. Tuy có
nhiều nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên và con người, nhưng chưa được khai


2
thác một cách hiệu quả, vì trình độ phát triển thấp, thiếu thốn về nhiều mặt, nhất là
về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, nên quy mô sản xuất, tốc độ tăng
trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng kinh doanh theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước và mở rộng hợp tác quốc tế. Trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước Lào đã tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế, rất coi trọng
việc khai thác và phát huy các nguồn lực phát triển kể cả thu hút các nguồn lực từ
bên ngồi. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của 10 năm gần đây đã cao hơn hẳn
10 năm trước, đạt ở mức 7%/năm; mức sống của người dân đã từng bước được cải
thiện, nâng lên rõ rệt, góp phần ổn định chính trị, xã hội.
Bắt đầu từ 1994, sau khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài lượng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào nước CHDCND Lào ngày càng tăng lên, góp phần
đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội, như: tăng thu nhập của nhân dân,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH),
tăng cường khả năng giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp...
Đối với tỉnh Chăm Pa Sắc, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có một q trình
phát triển từ những năm 90 của thế kỳ XX trở lại đây và những kết quả đạt được
đã góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Để phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu

đã đề ra, tỉnh Chăm Pa Sắc cần phải có một nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trong khi
khả năng tích luỹ vốn nội bộ cịn hạn chế, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Chăm Pa Sắc là một vấn đề
quan trọng mang tính chiến lược. Qua 20 năm kể từ khi ban hành Luật Đầu tư
nước ngoài, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần tích cực vào việc
thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vẫn cịn thấp và phân bổ không đều. Mặt
khác, tác động của vốn đầu tư chưa thực sự rõ nét, chưa góp phần tạo ra sự tăng
trưởng ổn định và vững chắc cho nền kinh tế của tỉnh. Vì vậy, việc phân tích thực
trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tìm ra các giải pháp hữu hiệu để
tăng cường thu hút và phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của


3
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào đang là vấn đề đặc biệt cấp thiết. Với ý
nghĩa như vậy, Đề tài: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã
hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" được lựa chọn làm
luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp
nước ngoài, luận án phân tích và đánh giá thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, từ đó đề xuất
phương hướng và các nhóm giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế
tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội ở
tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, làm rõ hơn những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước
ngồi và những tác động của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp

nhận đầu tư và ở một tỉnh thuộc quốc gia tiếp nhận đầu tư trên cấp độ địa phương.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
- Đề xuất phương hướng và một số nhóm giải pháp nhằm phát huy tác
động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài
với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển
kinh tế - xã hội, làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp
nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
3.2. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu những tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp nhận đầu tư và ở một Tỉnh


4
thuộc quốc gia tiếp nhận đầu tư trên cấp độ địa phương. Không nghiên cứu tác
động của phát triển kinh tế - xã hội đến đầu tư trực tiếp nước ngồi.
- Về khơng gian, luận án nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài với phát triển kinh tế -xã hội của địa phương cấp tỉnh - tỉnh Chăm Pa
Sắc, nước CHDCND Lào.
- Thời gian nghiên cứu; từ khi ban hành Luật khuyến khích và quản lý đầu
tư của CHDCND Lào (20/06/1994), nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu từ năm
2006 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu trên cơ sở vận dụng tư duy kinh tế chủ nghĩa Mác Lênin, các học thuyết kinh tế hiện đại, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM Lào), chính sách của Nhà nước về quản
lý và huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

tỉnh Chăm Pa Sắc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các
quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-Lênin và phương pháp trừu tượng
hóa khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước
ngoài với phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, luận án vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong
nghiên cứu khoa học kinh tế như sử dụng các phương pháp thống kê-so sánh, lơ
gíc kết hợp với lịch sử, tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội.
Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước
đây và cập nhật những thơng tin mới về chủ đề nghiên cứu.
Luận án còn sử dụng phương pháp tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các
nhà hoạt động thực tiễn về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển
kinh tế - xã hội.


5
5. Những đóng góp mới của luận án
- Khái quát hóa cơ sở khoa học về đầu tư trực tiếp nước ngồi, đi sâu vào
phân tích hình thức, đặc điểm, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích
những nhân tố ảnh hưởng đến tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với
phát triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp nhận đầu tư và ở một tỉnh thuộc quốc gia
tiếp nhận đầu tư trên cấp độ địa phương.
- Phân tích những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển
kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, làm
rõ những tác động tích cực và những tác động tiêu cực và nguyên nhân.
- Từ đó và trên cơ sở quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào, đề xuất các giải pháp nhằm vừa tăng cường thu hút
nguồn vốn này, vừa phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động

tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào đến năm 2025.
6. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án nay, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài với
phát triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp nhận đầu tư
Chương 3: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chương 4: Phương hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn
chế tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đầu tư trực tiếp nước
ngồi ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGỒI Ở CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Lào
Đối với CHDCND Lào bắt đầu từ 1994, sau khi ban hành Luật Đầu tư
nước ngoài lượng FDI vào nước CHDCND Lào ngày càng tăng lên, góp phần
đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Đến Nghị quyết 4 (1997)
Đại hội Đảng NDCM Lào khóa VI đã chú trọng đề ra, đường lối mở rộng phát
triển kinh tế đối ngoại, thực hiện các quan hệ kinh tế với nhiều nước trong khu
vực và trên toàn thế giới, nhất là việc thu hút nguồn vốn FDI kết hợp với nguồn
vốn đầu tư trong nước cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện thắng lợi

cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước Lào; trong đó đã nhấn mạnh vấn đề
thực hiện FDI cho phát triển KT-XH. Tuy nhiên, để thu hút FDI với số lượng lớn
và vận dụng nó có hiệu quả, điều hết sức quan trọng là vấn đề tạo lập mơi trường
sinh động, khuyến khích, hấp dẫn thì mới đạt mục tiêu đặt ra. Từ đó, các cơ quan
đoàn thể, các nhà lãnh đạo đã quan tâm nghiên cứu về FDI cả về phương diện lý
luận và thực tiễn ngày càng nhiều hơn. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu
dưới các góc độ khác nhau về FDI vào Lào như:
- Xỉ la Viêng kẹo (1996), “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và ASEAN
những cơ hội, lợi ích và thách thức” [120]. Tác giả đưa ra câu hỏi xung quanh vấn
đề gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) của CHDCND Lào như:
khi gia nhập ASEAN, CHDCND Lào sẽ có những tác động ảnh hưởng tích cực,
tiêu cực và khó khăn hạn chế gì?, tác giả đã phân tích tính tất yếu Lào phải trở
thành thành viên của khối ASEAN, làm rõ chính sách đối ngoại mở rộng hợp tác,
liên kết quốc tế của Đảng và Nhà nước Lào là nhằm phát triển mạnh về kinh tế đối
ngoại, tạo mọi điều kiện thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển đất nước,


7
tác giả cũng đã làm rõ mục tiêu quan trọng của ASEAN là hợp tác kinh tế tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau tạo mọi yếu tố cho nhau cùng có lợi, cùng phát triển và cạnh
tranh kinh tế với các tổ chức khác trên thế giới nhằm phát triển khu vực.
- Khảy Khăm Văn Na Vông Sỷ (2002), “Mở rộng quan hệ kinh tế giữa
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện
nay” [29]. Luận án phân tích xu hướng quốc tế hóa, tồn cầu hóa đời sống kinh tế
các nước, khẳng định tính tất yếu và những lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại của Lào với các nước láng giềng có chung đường biên giới, đề xuất
các giải pháp chủ yếu để mở rộng, nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế giữa Lào với
các nước láng giềng. Làm rõ sự cần thiết khách quan mở rộng phân công lao động
và hợp tác kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng. Xác định vai trò, vị trí, ý
nghĩa của mỗi hình thức hợp tác và xem xét thực trạng hợp tác và kiến nghị các

phương hướng, giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Lào
và các nước láng giềng. Khái quát, luận chứng tính tất yếu phát triển quan hệ kinh
tế giữa Lào với các nước láng giềng. Phân tích làm rõ thực trạng, chỉ ra những mặt
được, chưa được, những hạn chế, khó khăn cụ thể của q trình phát triển quan hệ
kinh tế giữa Lào với các nước láng giềng. Đề xuất những phương hướng phát triển
hợp lý, những giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Lào
với các nước láng giềng.
- Xay Xổm Phon Phơm Vi Hàn (2003), “Tồn cầu hóa và hội nhập của CH
DCND Lào trong nền kinh tế thế giới hiện nay” [119]. Bài viết nói về quan hệ hợp
tác kinh tế giữa Lào với các nước trong những năm qua, kể từ khi Lào thực hiện
đường lối cải cách - mở cửa năm 1986 tới nay. Xem xét diễn biến tình hình đầu tư
trên thế giới, các xu hướng đầu tư sẽ diễn ra theo chiều hướng nào và Lào sẽ tiếp
thu được gì trong tồn cầu hóa và hội nhập của CH DCND Lào trong nền kinh tế
thế giới hiện nay.
- Xụ Phăn Kẹo My Xay (2003), “Vài ý kiến về phát triển CH DCND Lào
trở thành được giao lưu trong khu vực ” [122]. Bài viết nói về hồn thiện mơi
trường và chính sách khuyến khích đầu tư, đánh giá thực trạng hệ thống chính


8
sách và tổ chức thu hút FDI của Lào, đòi hỏi sự nỗ lực toàn diện và triển khai theo
nhiều hướng trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị và kỹ năng quản lý theo các điều
kiện kỹ thuật, pháp luật, cơ chế vận hành... Những môi trường được biểu hiện ra
bằng hệ thống các giải pháp đúng đắn và phù hợp. từ đó đã đưa ra vài ý kiến về
phát triển CH DCND Lào trở thành được giao lưu trong khu vực.
- Xổm Xạ Ạt Un Xi Đa (2005), “Hồn thiện các giải pháp tài chính trong
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào đến năm
2010” [121]. Luận án đã trình bày một cách có hệ thống các cơng cụ tài chính và
vai trị của nó trong thu hút FDI ở Lào; đánh giá hệ thống pháp luật, chính sách,
q trình sử dụng các công cụ này vào việc thu hút FDI ở Lào, những hạn chế của

các công cụ tài chính đang sử dụng, ngun nhân; qua đó tác giả đã đề xuất các
giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn FDI ở Lào đến năm 2010, những điều kiện
để thực hiện các giải pháp này. Luận án đã đề cập đến vấn đề tạo lập môi trường
đầu tư tại CHDCND Lào dưới góc độ tạo các điều kiện thuận lợi về chính sách
thuế, chính sách tín dụng, ưu đãi đầu tư,... đối với nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN)
khi thực hiện dự án tại Lào. Tuy nhiên, luận án mới chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện
các giải pháp tài chính nhằm thu hút FDI mà chưa đề cập đến các giải pháp thu
hút FDI nói chung.
- Phon Xay Vi Lay Suc (2009). “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào
Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào” [48]. Trong luận án tác giả, chỉ đi sâu nghiên
cứu thu hút FDI vào CHDCND Lào. trên cơ sở đó phân tích thực trạng thu hút
FDI của CHDCND Lào và đề xuất ra những phương hướng, giải pháp chủ yếu
nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển kinh tế-xã hội thích ứng với điều kiện
thực tiễn của CHDCND Lào trong những năm tới.
- Seng Phai Văn Seng A-Phon (2012), "Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngồi (FDI) ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào" [58]. Luận án đã
xác định những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc cần được nghiên cứu sâu sắc
hơn; Luận án hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản
về FDI và quản lý nhà nước (QLNN) về thu hút FDI ở một nước, trong đó, Luận


9
án đưa ra và phân tích khái niệm QLNN về thu hút FDI được nghiên cứu trong
Luận án này; Luận án phân tích và đánh giá năm nội dung quản lý nhà nước về
thu hút FDI ở Lào, đánh giá kết quả thực hiện thực hiện các mục tiêu của QLNN
về thu hút FDI ở Lào và đã khái quát những thành công và hạn chế trong QLNN
về thu hút FDI ở Lào; Đề xuất những giải pháp mới hoàn thiện QLNN về thu hút
FDI như giải pháp giảm ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác cho các dự án FDI vào
những vùng, địa phương có điều kiện thuận lợi, tăng thêm nữa những uưu đãi cho
các dự án FDI đầu tư vào những vùng khó chính để điều chỉnh cơ cấu FDI theo

vùng miền, chính sách chọn lọc cơng nghệ sạch đầu tư vào Lào, Chính sách kiểm
soát lao động kỹ thuật vào Lào,... Cách tiếp cận khi phân tích thực trạng QLNN về
thu hút FDI vào Lào và thực trạng thu hút FDI vào Lào trong Luận án này cũng có
thể được coi một điểm mới của Luận án.
- Văn Xay Sen Nhot (2015), "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào" [112]. Luận án khái
quát hóa cơ sở khoa học về thu hút FDI, đi sâu vào phân tích hình thức, đặc điểm,
tác động của FDI, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI. Phân tích
tồn diện thực trạng thu hút FDI tại các tỉnh Miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào
trong giai đoạn hiện nay, rút ra những thành tựu đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường thu hút FDI vào các tỉnh Miền núi phía Bắc ở CHDCND Lào.
- Phon Xay Chăn Thạ Văn (2015), "Quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trong lĩnh vực cơng nghiệp mỏ ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào" [116].
Cuốn sách bản về quản lý đầu tư trong lĩnh vực cơng nghiệp nói chung và cơng
nghiệp mỏ. Hệ thống hóa những diễn biến về cơ chế, chính sách trong quản lý nhà
nước đối với vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp mỏ ở CHDCND Lào trong từng
thời kỳ ban hành luật khuyến khích đầu tư (2004) đến nay nhằm sử dụng có hiệu
quả vốn FDI trong lĩnh vực này.
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn FDI
nói chung và đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp mỏ nói riêng, cuốn sách đã làm rõ


10
các lý thuyết về quản lý vốn FDI trong lĩnh vực cơng nghiệp mỏ, phân tích những
tác động và tồn tại trong quản lý vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp mỏ ở
CHDCND Lào, cũng như vấn đề liên quan đến điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu
đầu tư trong lĩnh vực này. Đánh giá thực trạng vốn FDI trong ngành kinh tế nói
chung và theo lĩnh vực cơng nghiệp mỏ nói riêng, chỉ ra những mặt thành cơng và
hạn chế trong quản lý Nhà nước đối với vốn FDI, Đề xuất một số quan điểm, định

hướng và giải pháp về quản lý vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp mỏ nhằm điều
chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế ở Lào, phục vụ chuyển dịch cơ cấu đầu tư
theo ngành kinh tế, góp phần vào việc thực hiện chiến lược phát triển KT-XH ở
CHDCND Lào theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngồi với
phát triển kinh tế - xã hội ở Lào
Đã có nhiều nghiên cứu về vốn FDI vào Lào. Các nghiên cứu đã tập trung
vào các khía cạnh: di chuyển vốn và chuyển giao cơng nghệ, chính sách và biện
pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn FDI trong phát triển KT-XH của đất nước.
Dưới đây là tổng thuật các công trình nghiên cứu chủ yếu về vấn đề này.
- Bua Khăm Thíp Pha Vơng (2001), “Đầu tư trực tiếp nước ngồi trong
phát triển kinh tế ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào” [9]. Luận án phân tích sự
tác động của các nhân tố, do hình thức FDI tạo ra đối với sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia hiện nay. Phân tích và tổng kết những bài học kinh nghiệm trong
việc thu hút FDI và phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI của các nước NICs,
ASEAN và của Lào trong thời gian qua. Từ đó, xác định những điều kiện và
những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy việc thu hút nguồn FDI trong việc phát triển
kinh tế CHDCND Lào.
Tìm ra mối liên hệ khách quan giữa việc phát triển kinh tế và thu hút vốn
FDI. Phân tích những tác động của FDI trong việc phát triển kinh tế CHDCND
Lào, khái quát những thành tựu cũng như những tồn tại của thu hút FDI, xuất phát
từ những phân tích tình hình thực tiễn luận án đã đề xuất các phương hướng và
đưa ra những biện pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI tại
CHDCND Lào.


11
- Khăm Xảy Năn Thạ Vông (2009), " Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong phát triển kinh tế ở CH DCND Lào " [28]. Cuốn sách phân tích tác động của
các nhân tố, do hình thức FDI tạo ra với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

hiện nay. Phân tích và tổng kết một số bài học kinh tế trong việc thu hút đầu tư và
phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI của một số nước và của Lào trong thời gian
qua. Từ đó, xác định những điều kiện và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy việc thu
hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong việc phát triển kinh tế CHDCND Lào.
Cuốn sách nghiên cứu một số vấn đề lý luận về FDI; tìm ra mối liên hệ
khách quan giữa việc phát triển kinh tế và thu hút FDI trong sự nghiệp phát triển
kinh tế Lào, khái quát những thành tựu đạt được và những tồn tại của thu hút FDI.
Từ đó phân tích tình hình thực tiễn, đề xuất các phương hướng và một số giải
pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI vào CHDCND Lào.
Phân tích những đặc điểm vận động của dòng vốn FDI ở một số nước.
Phân tích sự tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế của Lào. Phân tích
những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút vốn FDI của một số nước và thực
trạng đầu tư trực tiếp của Lào, trong việc trình bày quan điểm phương hướng và
những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI để thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào.
- Vi Lạ Vông But Đa Khăm (2011), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhằm phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [115].
Trong nghiên cứu tác giả đã làm rõ lý luận về đầu tư, vốn đầu tư, thu hút vốn đầu
tư, phân tích đánh giá về cơ chế quản lý vốn FDI vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào. Từ đó, đề xuất các giải pháp, đặc biệt là giải pháp nhằm tăng cường thu hút
FDI vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm tới. Phân tích những
đặc điểm vận động của dịng vốn FDI. Phân tích sự tác động qua lại của FDI với
sự phát triển kinh tế của nước CHDCND Lào. Phân tích những bài học kinh
nghiệm trong việc thu hút FDI và thực trạng FDI ở Lào trong đó trình bày quan
điểm phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI
để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH ở CHDCND Lào.


12
- Sỉ Sạ Vạt King Da La (2017), " Chính sách huy động các nguồn vốn nước

ngoài để cho phát triển kinh tế-xã hội" [59]. Bài viết đã đưa ra những nhận thức
mới về FDI ở CHDCND Lào, sau Luật Khuyến khích đầu tư (sửa đổi bổ sung
năm 2016), đánh giá q trình thực hiện chính sách huy động vốn FDI của
CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra một số kiến nghị quan trọng việc
thực hiện chính sách huy động vốn FDI tại CHDCND Lào. Trong bài viết này, đề
cập đến các vấn đề như: cải cách thủ tục hành chính, phân cấp quản lý dự án, hoạt
động hỗ trợ, xúc tiến đầu tư...nhằm thu hút FDI phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội.
Những cơng trình và đề tài khoa học trên mới chỉ quan tâm đến các vấn đề
dưới khía cạnh và góc độ khác nhau về đầu tư nước ngồi. Do vậy, đề tài mà tác
giả đã chọn không trùng lặp với các cơng trình và đề tài khoa học đã công bố.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGỒI

1.2.1. Một số cơng trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam
Ở Việt Nam từ khi Luật ĐTNN (1987) được ban hành đến nay, đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu, với quan điểm khá phong phú của các cá nhân hoặc
tập thể tiếp cận về vấn đề FDI đối với hoạt động FDI. Có thể kể đến các cơng trình
nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau về FDI vào Việt Nam như:
- Mai Đức Lộc (1994), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển
kinh tế Việt Nam ” [36]. Luận án phân tích sự tác động của các nhân tố quốc tế, do
hình thức FDI tạo ra đối với sự phát triển kinh tế.
Phân tích và tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút và phát
huy hiệu quả nguồn vốn FDI của các nước NIEs. ASEAN và của Việt Nam trong
thời gian qua. Từ đó, xác định những điều kiện và những giải pháp chủ yếu để
thúc đẩy việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI trong việc phát triển
kinh tế Việt Nam.
Phân tích tác động của FDI trong sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam,



13
khái quát những thành tựu cũng như những tồn tại của hoạt động triển khai Luật
Đầu tư nước ngoài; bước đầu tìm hiểu những đặc điểm và những xu hướng vận
động chủ yếu của các dòng đầu tư du nhập vào Việt Nam.
Phân tích sự tác động qua lại của các nhân tố bên ngoài do FDI tạo ra, với
sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong điều kiện ngày nay và những nét đặc
thù của sự tác động đó ở nước ta.
Phân tích tương đối tồn diện và có hệ thống đặc điểm vận động của các
dịng vốn FDI trên thế giới, đặc biệt trong các nước NIEs.
Tổng kết những kinh nghiệm phổ biến trong việc thu hút và phát huy hiệu
quả vốn FDI của NIEs và Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó trình bày quan
điểm, phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc thu hút và
phát huy có hiệu quả nguồn vốn FDI để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam.
- Nguyễn Huy Thám (1999), “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài
ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam” [94]. Luận án phân tích xu hướng
chuyển dịch của dịng FDI và vai trị của nó đối với nền kinh tế các nước ASEAN
trong mối tương quan khu vực và thế giới. Khái quát những bài học kĩ thuật cùng
những đối sách thích hợp của các nước ASEAN trong hoạt động thu hút FDI, đề
xuất phương hướng và giải pháp vận dụng những bài học kinh nghiệm trên vào
Việt Nam để nâng cao hiệu quả quá trình thu hút FDI nhằm phục vụ cho sự
nghiệp phát triển đất nước trong thời gian tới.
Khái qt những kinh nghiệm có tính phổ biến trong hoạt động thu hút FDI
ở các nước ASEAN. Đánh giá những thành công, chưa thành công của hoạt động
này cũng như khả năng vận dụng kinh nghiệm của ASEAN vào hồn cảnh Việt
Nam. Từ đó kiến nghị một số giải pháp cụ thể đối với Việt Nam trong thời gian
tới nhằm thu hút ngày càng có hiệu quả FDI cũng như chiến lược thu hút vốn FDI
nói chung.
- Hoàng An Quốc (2001), “Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước

khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ đổi mới” [50]. Luận án đề cập tới
hai lĩnh vực, được coi là hai động lực tăng trưởng mạnh nhất của nền kinh tế Việt


14
Nam hiện nay, là thương mại và FDI. Các hình thức hợp tác khác được đề cập tới
chỉ đẻ minh hoạ thêm cho bức tranh tổng thể về quan hệ hợp tác thương mại và
đầu tư giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Luận án luận giải về tính tất yếu khách quan của q trình quốc tế hố đời
sống kinh tế, với các xu thế lớn và mạnh mẽ của thế giới ngày nay là tồn cầu hố
và khu vực hố, làm cho q trình hợp tác và hội nhập quốc tế được tăng cường,
sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ, mà khu vực Châu Á TBD trong đó có Việt Nam, khơng thể là một ngoại lệ.
Phân tích những đặc thù của khu vực Châu Á - TBD, đặc biệt là hệ thống
phân cơng lao động nhiều tầng nấc (hay cịn gọi là (Mơ hình đàn sếu bay) và
những tiềm năng của khu vực này trong quá trình chuyển dịch - nâng cấp cơ cấu
kinh tế (trong đó Việt Nam ở vào vị thế rất thuận lợi), luận án đã tổng kết những
thành tựu phát triển quan hệ hợp tác kinh tế của một số quốc gia và lãnh thổ trong
khu vực, xem đó như một mặt của cơ sở thực tiễn biện minh cho quá trình hợp tác
và hội nhập tất yếu của Việt Nam với các nền kinh tế trong khu vực.
Xuất phát từ thực tiễn, luận án cũng đã nêu lên một số vấn đề cấp bách
đang đặt ra trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với nền kinh tế trong
khu vực.
- Ngô Công Thành (2005), “Định hướng phát triển các hình thức đầu tư
trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam” [96]. Luận án phân tích một số nội dung là:
Làm sáng tỏ các khái niệm về FDI và hình thức FDI; các hình thức FDI và đặc
điểm của chúng. Phân tích, làm rõ sự hình thành và phát triển của các hình thức
FDI tại Việt Nam từ 1988 đến nay, xu hướng vận động của các hình thức này;
Kiến nghị những nội dung bổ sung sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài và các
biện pháp tăng cường quản lý nhà nước nhằm định hướng phát triển các hình thức
FDI trong giai đoạn tới phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.

Các hình thức FDI trong quá trình hình thành, vận động và phát triển của
chúng tại Việt Nam, tập trung vào các hình thức đầu tư hiện hữu là doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh (DNLD) và hợp tác kinh doanh


15
trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao (BOT) và doanh nghiệp cổ phần có vốn FDI.
Làm rõ khái niệm về FDI tại một quốc gia, khái niệm về hình thức đầu tư
và các hình thức FDI trên thế giới. Luận giải và trình bày có hệ thống về sự hình
thành, thực trạng và xu hướng phát triển các hình thức FDI tại Việt Nam, luận án
góp phần làm sáng tỏ một số nội dung liên quan đến lý luận về FDI và các hình
thức FDI tại Việt Nam.
- Tống Quốc Đạt (2005), “Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành
kinh tế ở Việt Nam” [20]. Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về FDI và
cơ cấu FDI theo ngành kinh tế; hệ thống những thay đổi về cơ chế, chính sách của
Việt Nam trong từng thời kỳ từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(1987) đến nay nhằm thu hút FDI theo ngành kinh tế; đánh giá thực trạng hoạt
động đầu t FDI theo ngành kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở
đó, luận án đưa ra một số quan điểm, định hướng về việc thu hút FDI hướng tới
việc điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế thơng qua việc khẳng định vai trị của FDI
với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân và những giải pháp chủ yếu
định hướng thu hút FDI theo ngành kinh tế để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Đánh giá thực trạng cơ cấu FDI theo nước ngoài theo ngành kinh tế và nội
bộ từng ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1988-2004, chỉ ra những thành công,
hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất một hệ thống các quan điểm, định hướng và
những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh việc thu hút FDI theo ngành kinh tế nhằm
điều chỉnh cơ cấu FDI theo ngành kinh tế ở Việt Nam đến năm 2010.
- Trần Quang Lâm, An Như Hải (2006), “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
ở Việt Nam” [30]. Cuốn sách đã trình bày một cách có hệ thống, khoa học về cơ

sở lý luận và thực tiễn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FIE) trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhìn lại chặng đường
gần 20 năm đổi mới mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài (1988-2005) và phát triển
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong sự phát triển của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã có những bước tiến triển


16
mạnh mẽ và trên thực tế, khu vực FIE đã trở thành một bộ phận quan trọng trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách đã phân tích được cơ sở lý luận và thực tiễn về FIE trên các mặt
nguồn gốc, bản chất và các hình thức tồn tại của FIE trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Làm rõ vai trị tích cực của khu vực FIE
trong việc phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH nền kinh
tế, phát triển và hồn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải quyết việc,
tăng thu nhập, thúc đẩy tiến bộ xã hội v.v…
Khảo sát việc phát triển và sử dụng có hiệu quả FIE ở các quốc gia có
nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tương đồng với Việt Nam, nhưng đã có
nhiều thành cơng về giải quyết vấn đề FIE từ đó, rút ra những kinh nghiệm có thể
tham khảo, học hỏi đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,… Trên cơ sở lý luận
và thực tiễn đã trình bày, cuốn sách đi phân tích thực trạng phát triển và sử dụng
FIE trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong
thời gian 1988-2005 trên các mặt, hiệu quả tích cực và ảnh hưởng tiêu cực, hạn
chế của FIE đối với nền kinh tế Việt Nam.
- Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2006), “Những vấn đề kinh tế - xã
hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và thực
tiễn Việt Nam” [4]. Vốn FDI đóng vai trị cực kỳ quan trọng đối với quá trình
CNH, HĐH nền kinh tế Việt Nam. Nhờ có động lực thúc đẩy mạnh mẽ là đầu tư
nước ngồi, nhiều ngành cơng nghiệp quan trọng được hình thành, góp phần thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tích cực hơn. Trong q trình

thu hút FDI tại Việt Nam và hoạt động quản lý quá trình này có tính hai mặt, bên
cạnh những tác động tích cực, trong thời gian qua q trình này cũng phát sinh
nhiều vấn đề KT-XH cần phải giải quyết nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của
nguồn vốn này. Tuy nhiên, với điều kiện là một nước đi trước Việt Nam trong thu
hút đầu FDI, những kinh nghiệm tích luỹ được của Trung Quốc là những bài học
quý báu và là một trong những cơ sở quan trọng tạo nền tàng nhận thức và
phương pháp luận để nhận dạng, phân tích và luận giải những vấn đề KT-XH nảy


17
sinh trong thu hút và quản lý sự vận hành của FDI ở Việt Nam trên cơ sở xem xét
những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nước.
- Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), "Tác động của FDI tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam" [2]. Cuốn sách đã nêu những tác động tích cực và
những tác động chưa tích cực của FDI đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
ở Việt Nam.“Trong đó, các tác giả đã có những đóng góp quan trọng trong làm rõ
những lý luận chung về FDI, phân tích vai trò của FDI, đưa ra những giải pháp để
đẩy mạnh thu hút FDI.”Những địi hỏi đó, đơi khi thị trường tự do không cung cấp
đủ, nên Nhà nước phải vào cuộc bằng cách hoạch định và thực hiện chính sách
khuyến khích đầu tư để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngày nay, ở mọi quốc
gia, chính sách khuyến khích đầu tư để tăng trưởng và phát triển kinh tế là một
trong những chính sách cơ bản, quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế ở Việt Nam.
- Trần Thị Minh Châu (2007), “Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt
Nam” [11]. Đầu tư phát triển là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền
kinh tế quốc gia cả trong ngắn hạn và dài hạn. Song, trong thực tế, không phải
bao giờ một quốc gia cũng đạt được mức độ đầu tư phát triển mong muốn, bởi
vì, đầu tư phát triển là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác nhau. Để quyết định bỏ vốn vào sản xuất, nhà đầu tư phải bảo
đảm về độ an toàn thu hồi vốn, phải được hấp dẫn bởi triển vọng kiếm được lợi

nhuận hợp lý, phải được cung cấp những điều kiện tối thiểu về nguồn lực và tính
tổ chức của thị trường.
Việt Nam về cơ bản, đã chuyển sang nền kinh tế thị trường và đang trong
giai đoạn đẩy nhanh q trình CNH, HĐH hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế
một cách sâu rộng và mạnh mẽ nên chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước
càng có vai trị quan trọng đặc biệt. Trong những năm gần đây, với việc thực thi
các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính về sử dụng đất đai, về
thuế, về đào tạo,...
Đề tài tập trung trình bày ba nội dung cơ bản: làm rõ cơ sở lý luận của
chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định


18
hướng xã hội chủ nghĩa; phân tích, đánh giá thực trạng chính sách khuyến khích
của Nhà nước ta hiện nay; đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm
tiếp tục hồn thiện chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước Việt Nam trong
thời gian tới.
- Nguyễn Duy Quang (2007), “Đầu tư trực tiếp của Liên minh châu Âu
vào Việt Nam” [49]. Luận án nghiên cứu quan hệ hợp tác FDI của Liên minh
châu Âu (EU) vào Việt Nam trên góc độ quan hệ đa phương và quan hệ song
phương giữa các thành viên EU với Việt Nam, nhất là các thành viên chủ chốt,
có ảnh hưởng lớn về FDI của EU tại Việt Nam.
Hoạt động FDI của Liên minh châu Âu và các nước thành viên vào Việt
Nam từ 1998 đến 2005. Qua các giai đoạn khác nhau, luận án đã nghiên cứu, phân
tích, đánh giá thực trạng và kết quả, hạn chế, nguyên nhân từ đó đề xuất phương
hướng và một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam. Luận án có đề
cập đến FDI của EU vào ASEAN và bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về thu
hút FDI từ EU ở mức độ nhất định để so sánh và vận dụng vào Việt Nam.
Luận án đã kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các cơng trình
nghiên cứu trước, luận án đã phân tích, đánh giá và hệ thống hoá những lý thuyết

về FDI, luận giải rõ hơn cơ sở khoa học, bao gồm cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc phát triển quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với EU.
Vận dụng lý thuyết về đầu tư quốc tế vào việc phân tích những đặc điểm,
những yếu tố, động lực thúc đẩy và gắn kết quan hệ đầu tư của Việt Nam với nền
kinh tế EU nói riêng và với thế giới nói chung. Tổng quan kinh nghiệm của Trung
Quốc trong phát triển quan hệ hợp tác đầu tư với EU và khả năng vận dụng kinh
nghiệm đó trong thực tiễn hoạt động thu hút FDI của Việt Nam.
Xác định những quan điểm, phương hướng chiến lược và những kiến nghị
về chính sách, các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn FDI của EU vào Việt Nam trong xu thế tồn cầu hố và khu vực hố,
thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam chủ động hội nhập và phát triển.
- Nguyễn Tiến Cơi (2008), “Chính sách thu hút vốn FDI của Malaixia
trong quá trình hội nhập kinh tế - Thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng


×