Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Cay thuoc giup co the tieu tru doc to

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.35 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cây thuốc giúp cơ thể tiêu trừ độc tính</b>



Xạ đen là một loại cây thuốc Nam có tác dụng tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể tiêu trừ độc tính. Cịn cây
Mật nhân có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, phịng ngừa tứ thời cảm mạo...


<i>Cây xạ đen</i>
<b>1. Cây Xạ đen</b>


Xạ đen là một loại cây thuốc Nam mọc tự nhiên trong các khu rừng của nước ta. Không chỉ có tác dụng về
mặt y học, cây Xạ đen cịn có giá trị về mặt kinh tế, được chọn là cây trồng "xóa đói giảm nghèo” ở một số
huyện của tỉnh Hịa Bình. Cây Xạ đen có tên khoa học là Celastrus Hindsu Benth, thuộc họ


CELASTRACEAE, bụi leo, nhánh non trịn, khơng lơng. Lá khơng rụng theo mùa, phiến bầu dục, to 6 - 11 x
2,5cm, dai, gân phụ 7 cặp, bìa có răng thấp. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 - 10cm. Cuống hoa 2 -
4mm, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ơ. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nổ thành 3 mảnh.


Theo Đông y, cây Xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng,
tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ trướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư. Cây Xạ đen được
sử dụng như một vị thuốc có tác dụng thống kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, loại cây này có tác dụng
tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể tiêu trừ độc tính. Qua một số nghiên cứu thấy hợp chất lấy từ Xạ đen nếu
được kết hợp với chất Phylamin còn có thể kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư.


Liều lượng và cách dùng: Lấy khoảng 100g Xạ đen rửa sạch cho vào ấm đun sôi khoảng 10 - 15 phút chắt lấy
nước uống hằng ngày. Có thể uống lâu dài Xạ đen nếu mắc các bệnh mà Xạ đen có khả năng chữa trị như
mụn nhọt, ung thũng, lở ngứa, ung thư...


Ngày nay, loại cây quý này đang dần cạn kiệt trước việc khai thác ồ ạt của người dân.


<b>2. Cây Mật nhân</b>


Mật nhân là một cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu. Cây có tên gọi khác là cây Bá bệnh, cây


Bách bệnh. Cây Mật nhân thường mọc hoang ở miền Trung và miền Đông Nam bộ. Cây có thể cao tới 7-8
mét. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: lá, vỏ thân cây, quả và rễ.


Cây Mật nhân có vị đắng, tính mát, quy kinh can và thận. Cây có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết
hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ
thời cảm mạo. mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách
nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ khơng thơng). cịn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc.
Liều dùng và cách dùng: Rễ của cây Mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm
rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml
rượu Mật nhân. Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm
giúp tăng hiệu quả điều trị. Những người khơng uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô,
hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được. Không được dùng Mật nhân cho phụ nữ có thai.


</div>

<!--links-->

×