Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Tài liệu An toàn khi làm việc với hóa chất docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.31 KB, 85 trang )

===================
AN TOÀN KHI LÀM
VIỆC VỚI HÓA CHẤT
===================


LỜI NÓI ĐẦU
Hóa chất ngày càng được sản xuất và sử dụng nhiều hơn. Nếu như 50 năm trước
đây, hàng năm người ta chỉ sản xuất ra 1 triệu tấn hóa chất thì ngày nay con số đó là trên
400 triệu tấn. Cứ mỗi năm lại có hơn 1000 hóa chất mới được sản xuất ra và hiện có hơn
80.000 chất đang hiện hành trên thị trường. ở Việt Nam, lượng hóa chất sử dụng hàng năm
lên tới hơn 9 triệu tấn; trong đó, hơn 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấn sản phẩm dầu lửa.
Hóa chất đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,
bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, chữa bệnh, tạo ra vật liệu mới có nhiều tính chất
mà vật liệu tự nhiên không có. Nhưng hóa chất cũng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây
cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu như không biết cách sử dụng; trong đó, có
nhiều tai nạn lao động lớn và nhiều loại bệnh nghề nghiệp hiểm nghèo như bệnh ung thư
gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen,... Hóa chất cũng có thể gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và phá hủy môi trường sinh thái.
Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi
trường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được sự quan
tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta.
Đã có nhiều văn bản về an toàn sức khỏe có liên quan đến an toàn hóa chất được
ban hành như Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế ILO số 170 về An toàn trong sử
dụng hóa chất tại nơi làm việc (năm 1990); Quy phạm An toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo
quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm TCVN - 5507 (năm 1991) ...
Để giảm tới mức thấp nhất các ảnh hưởng độc hại của hóa chất, ngăn ngừa tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp do việc tiếp xúc với hóa chất gây ra, việc huấn luyện cho
người sử dụng lao động và người lao động về an toàn trong sử dụng hóa chất tại nơi làm
việc là biện pháp cần thiết và bắt buộc được pháp luật quy định. Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội với sự giúp đỡ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), biên soạn tài liệu này nhằm


phục vụ cho công tác huấn luyện của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp được tốt hơn.
Tài liệu được biên soạn phù hợp với các Công ước quốc tế và các tiêu chuẩn, quy
phạm của Việt Nam về an toàn hóa chất và đã được sự đóng góp ý kiến về bố cục, nội dung
của các Bộ, Ngành, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Do hạn chế về kinh nghiệm chắc chắn tài liệu còn có những thiếu sót, chúng tôi hy
vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung cho tài liệu.

CHƯƠNG I: ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT
I. Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người
Trong những năm gần đây, vấn đề đượcơ quan tâm ngày càng nhiều là ảnh hưởng
của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động.
Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên
quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư. Do vậy cần
thiết phải quan tâm tới tất cả các hóa chất.
Chương này sẽ giải thích hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào;
cách nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng chống phù
hợp để bảo vệ bản thân và những người xung quanh; đồng thời cũng chỉ ra các bước cần
tiến hành để giảm thiểu các nguy cơ đó.
1. Sự độc hại của hóa chất
Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc tính vật lý
của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân
và tác hại tổng hợp của các yếu tố này.
1.1- Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người
Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người theo 3 đường:
- Đường hô hấp: khơi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi.
- Hấp thụ qua da: khơi hóa chất dây dính vào da.
- Đường tiêu hóa: do ăn, uống phơi thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn
đã bị nhiễm hóa chất.
a) Qua đường hô hấp
Hệ thống hô hấp bao gồm đường hô hấp trên (mũi, mồm, họng); đường thở (khí

quản, phế quản, cuống phổi) và vùng trao đổi khí (phế nang), nơi ôxy từ không khí vào máu
và đioxit cacbon từ máu khuyếch tán vào không khí (hình 1).
Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường và
nguy hiểm nhất. Với diện tích bề mặt phổi 90m2 ở một người lớn khỏe mạnh; trong đó có 70
m2 là diện tích tiếp xúc của phế nang; ngoài ra còn có một mạng lưới mao mạch với diện
tích 140 m2, dòng máu qua phổi nhanh và nhiều tạo điều kiện dễ dàng cho sự hấp thu qua
phế nang vào mao mạch của các chất có trong không khí; và bình thường một người lao
động hít khoảng 8,5m3 không khí trong một ca làm việc 8 giờ. Vì vậy, hệ thống hô hấp thực
sự là đường vào thuận tiện cho hóa chất.
Trong khơi thở, không khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí quản và
cuối cùng tới vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch tán qua thành
mạch vào máu.
Một hóa chất khơi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp
trên và phế quản - đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hóa chất. Sau đó, chúng sẽ
xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu.
Mức độ thâm nhập của các hạt bụi vào cơ thểphụ thuộc vào kích thước hạt và tính
tan của chúng. Chỉ những hạt nhỏ (đường kính nhỏ hơn 1/7000 mm) mới tới được vùng trao
đổi khí. Những hạt bụi này sẽ lắng đọng ở đó hoặc khuếch tán vào máu tùy theo độ tan của
hóa chất. Những hạt bụi không hòa tan gần như được loại trừ bởi bộ phận làm sạch của
phổi. Những hạt bụi lớn hơn sẽ được lông mũi giữ lại hoặc lắng đọng dọc theo khí, phế
quản, cuối cùng chúng sẽ được chuyển tới họng và nuốt, ho, hay khạc ra ngoài.
Ghi nhớ
Phải đặc biệt chú ý các hóa chất ở dạng hơi, khói, bụi hoặc khí bởi chúng có thể vào
cơ thểdễ dàng qua đường hô hấp.
Câu hỏi thảo luận:
1- Lập danh sách các hóa chất ở nơi bạn đang làm việc có thể xâm nhập vào cơ thểqua
đường hô hấp.
2- mô tả các biện pháp đề phòng đối với các hóa chất này mà cơ sở của bạn đang áp dụng.
b) Hấp thụ hóa chất qua da
Một trong những đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thểlà qua da. Độ dày của da

cùng với sự đổ mồ hôi và tổ chức mỡ ở lớp dưới da có tác dụng như một hàng rào bảo vệ
chống lại việc hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây các tổn thương cho da.
Hóa chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau:
- phản ứng với bề mặt của da gây viêm da x phát;
- Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cm ứng da.
- Xâm nhập qua da vào máu.
Những hóa chất có dung môi thấm qua da hoặc chất dễ tan trong mỡ(1) (như các
dung môi hữu cơ và phê nol) dễ dàng thâm nhập vào cơ thểqua da. Những hóa chất này có
thể thấm vào quần áo làm việc mà người lao động không biết. Điều kiện làm việc nóng làm
các lỗ chân lông ở da mở rộng hơn cũng tạo điều kiện cho các hóa chất thâm nhập qua da
nhanh hơn. Khơi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa
chất thâm nhập vào cơ thểqua da sẽ tăng lên.
Câu hỏi thảo luận:
1-Lập danh sách những hóa chất ở nơi bạn làm việc có thể hấp thụ qua da.
2- mô tả các biện pháp phòng tránh sự tiếp xúc của da với các hóa chất này mà cơ sở của
bạn đang áp dụng.
c) Qua đường tiêu hóa
Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm rồi vô tình nuốt phơi hoặc ăn, uống, hút
thuốc trong khơi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất là
những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thểqua đường tiêu hóa.
Ngoài ra, có một số hạt bụi từ đường thở lọt vào họng và sau đó theo nước bọt vào
đường tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Sự hấp thụ thức ăn và
các chất khác (gồm c hóa chất nguy hiểm) ban đầu xảy ra ở ruột non.
Thông thường hóa chất hấp thụ qua đường tiêu hóa ít hơn so với 2 đường trên, hơn
nữa tính độc sẽ giảm khơi qua đường tiêu hóa do tác động của dịch dạ dày và dịch tụy.
Ghi nhớ:
Nếu bạn ăn hoặc uống tại nơi làm việc, bạn có thể đưa hóa chất nguy hiểm vào cơ
thểqua hệ tiêu hóa bởi hóa chất có thể nhiễm vào thức ăn hoặc dụng cụ ăn như bát, đĩa...
Câu hỏi thảo luận

1- Lập danh sách những hóa chất ở nơi bạn làm việc có thể xâm nhập vào cơ thểqua hệ tiêu
hóa.
2- Liệt kê một vài biện pháp đn gin có thể làm để tránh nuốt phơi hóa chất ?
1.2- Loại hóa chất tiếp xúc
Đặc tính lý, hóa của hóa chất quyết định khả năng xâm nhập của nó vào cơ thểcon
người, chẳng hạn: các hóa chất dễ bay hơi sẽ có khả năng tạo ra trong không khí tại nơi làm
việc một nồng độ cao; các chất càng dễ hòa tan trong dịch thể, mỡ và nước thì càng độc...
Do các phản ứng lý hóa của chất độc với các hệ thống cơ quan tưng ứng mà có sự
phân bố đặc biệt cho từng chất:
+ Hóa chất có tính điện ly như chì, bary, tập trung trong xưng, bạc vàng ở trong da
hoặc lắng đọng trong gan, thận dưới dạng phức chất.
+ Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ tập trung trong các tổ
chức giầu mỡ như hệ thần kinh.
+ Các chất không điện ly và không hòa tan trong các chất béo khả năng thấm vào
các tổ chức của cơ thểkém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử và nồng độ
chất độc.
Thông thường khơi hóa chất vào cơ thểtham gia các phản ứng sinh hóa hay là quá
trình biến đổi sinh học: ôxy hóa, khử ôxy, thủy phân, liên hợp. Quá trình này có thể xảy ra ở
nhiều bộ phận và mô, trong đó gan có vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình này thường
được hiểu là quá trình phá vỡ cấu trúc hóa học và giải độc, song có thể sẽ tạo ra sản phẩm
phụ hay các chất mới có hại hơn các chất ban đầu.
Tùy thuộc vào tính chất lý, hóa, sinh mà một số hóa chất nguy hiểm sẽ được đào thơi
ra ngoài:
+ Qua ruột : chủ yếu là các kim loại nặng.
+ Qua mật: Một số chất độc được chuyển hóa rồi liên hợp sunfo hoặc glucuronic rồi
đào thơi qua mật.
+ Qua hơi thở có thể đào thơi một số lớn chất độc dưới dạng khí hơi.
+ Chất độc có thể còn được đào thơi qua da, sữa mẹ.
Đường đào thơi chất độc rất có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị nhiễm độc
nghề nghiệp.

Một số hơi, khí độc có mùi làm cho ta phát hiện thấy có chúng ngay c khơi nồng độ
nằm dưới mức cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh. Nhưng sau một thời gian ngắn, một số sẽ
mất mùi khơiến ta không cm nhận được nữa và dễ dàng bị nhiễm độc (ví dụ H2S). Một số
hơi, khí độc không có mùi và lại không gây tác động kích thích với đường hô hấp. Đây là loại
rất nguy hiểm, bởi lẽ ta không thể phát hiện được bằng trực giác ngay c khơi chúng vượt
quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
1.3- Nồng độ và thời gian tiếp xúc
Về nguyên tắc, tác hại của hóa chất đối với cơ thểphụ thuộc vào lượng hóa chất đã
hấp thu. Trong trường hợp hấp thu qua đường hô hấp, lượng hấp thu phụ thuộc chính vào
nồng độ của hóa chất trong không khí và thời gian tiếp xúc. Thông thường, khơi tiếp xúc
trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ hóa chất cao có thể gây ra những ảnh hưởng cấp
tính (nhiễm độc cấp), trong khơi đó tiếp xúc trong thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ
xảy ra hai xu hướng: hoặc là cơ thểchịu đựng được, hoặc là hóa chất được tích lũy với khối
lượng lớn hơn, để lại ảnh hưởng mãn tính.
1.4- ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất
Hoạt động nghề nghiệp thường không chỉ tiếp xúc với một loại hóa chất. Hầu như
cùng một lúc, người lao động phơi tiếp xúc với hai hoặc nhiều hóa chất khác nhau. ảnh
hưởng kết hợp khơi tiếp xúc với nhiều hóa chất thường thơiếu thông tin. Mặt khác, khơi xâm
nhập vào cơ thểgiữa hai hay nhiều hóa chất có thể kết hợp với nhau tạo ra một chất mới với
những đặc tính khác hẳn và sẽ có hại tới sức khỏe hơn tác hại của từng hóa chất thành
phần (cũng có thể là tác hại sẽ giảm)(2). Chẳng hạn như khơi hít phơi tetra clorua cacbon
(CCl4) trong một thời gian ngắn sẽ không bị nhiễm độc nhưng khơi đã uống dù chỉ một
lượng nhỏ rượu etylic (C2H5OH) thì sẽ bị ngộ độc mạnh có thể sẽ dẫn tới tử vong.
Dù thế nào đi nữa cũng nên tránh hoặc giảm tới mức thấp nhất việc tiếp xúc với
nhiều loại hóa chất tại nơi làm việc.
Ghi nhớ
Tránh tiếp xúc cùng lúc với nhiều hóa chất. Sự kết hợp giữa các hóa chất có thể tạo
ra những hợp chất rất nguy hiểm.
1.5- Tính mẫn cảm của người tiếp xúc
Có sự khác nhau lớn trong phản ứng của mỗi người khơi tiếp xúc với hóa chất. Tiếp

xúc với cùng một lượng trong cùng một thời gian một vài người bị ảnh hưởng trầm trọng,
một vài người bị ảnh hưởng nhẹ, có thể có một số người nhìn bên ngoài không thấy có biểu
hiện gì.
Phản ứng của từng cá thể phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe...
Thí dụ: trẻ em nhạy cm hơn người lớn; bào thai thường rất nhạy cm với hóa chất... Do đó
với mỗi nguy cơ tiềm ẩn, cần xác định các biện pháp cẩn trọng khác nhau với các đối tượng
cụ thể.
Câu hỏi thảo luận
1. Tại nơi bạn đang làm việc, có nhóm người lao động hoặc người lao động nào phơi tiếp
xúc với nhiều loại hóa chất trong cùng một thời gian không? Nếu có thể hãy liệt kê (dưới
dạng nghề, công việc).
2. Lập danh sách các hóa chất đã được sử dụng.
3. Nơi bạn làm việc có những nhóm người lao động nào đặc biệt mẫn cảm với hóa chất?
1.6- Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc
- Vi khí hậu:
+ nhiệt độ cao: làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, tăng tuần hoàn, hô hấp do
đó làm tăng khả năng hấp thu chất độc.
+ Độ ẩm không khí tăng: làm tăng sự phân giải của một số hóa chất với nước, tăng
khả năng tích khí lại ở niêm mạc, làm giảm hơi độc bằng mồ hôi, do đó cũng làm
tăng nguy cơ bị nhiễm độc.
- Lao động thể lực quá sức làm tăng tuần hoàn, hô hấp và tăng mức độ nhiễm độc.
- Chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối làm giảm sức đề kháng của cơ thể...
2. Tác hại của hóa chất đối với cơ thểcon nguời
Như đã giải thích ở trên, những ảnh hưởng của hóa chất có thể là cấp tính hoặc mãn
tính tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc. Hóa chất cũng gây ra những phản ứng khác
nhau do kiểu và dạng tiếp xúc khác nhau. Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ
thểcon người có thể phân loại theo các nhóm sau đây(3):
- Kích thích gây khó chịu.
- Gây dị ứng.
- Gây ngạt.

- Gây mê và gây tê.
- Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng.
- Gây ung thư.
- Hư bào thai.
- Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gien).
- Bệnh bụi phổi.
2.1- Kích thích
Tác động kích thích của hóa chất ở đây có nghĩa là làm cho tình trạng phần cơ
thểtiếp xúc với hóa chất bị xấu đi. Các phần của cơ thểthường bị tác động này là da, mắt và
đường hô hấp.
a) Kích thích đối với da
Khơi một hóa chất tiếp xúc với da, có thể chúng sẽ làm biến đổi các lớp bảo vệ
khơiến cho da bị khô, xù xì và xót. Tình trạng này được gọi là viêm da (hình 5). Có rất nhiều
hóa chất gây viêm da.
Hình 5: nhiễm hóa chất gây viêm da
b) Kích thích đối với mắt
Hóa chất nhiễm vào mắt có thể gây tác động từ khó chịu nhẹ, tạm thời tới thưng tật
lâu dài. Mức độ thưng tật phụ thuộc vào lượng, độc tính của hóa chất và c các biện pháp
cấp cứu. Các chất gây kích thích đối với mắt thường là: axít, kiềm và các dung môi (hình 6).
Hình 6: nhiều hóa chất có thể gây kích thích đối với mắt
c) Kích thích đối với đường hô hấp
Các chất hòa tan như: amoniac, fomandehơit, sunfur, axít và kiềm ở dạng mù sưng,
khí hoặc hơi khơi tiếp xúc với đường hô hấp trên (mũi và họng) sẽ gây ra cảm giác bỏng rát;
chúng được hấp thu vì sự ẩm ướt của đường mũi họng. Cố gắng tránh hít phải hơi hóa chất
khơi làm việc, đặc biệt khơi dùng các dụng cụ như bình phun, xịt (hình 7). Một vài chất kích
thích như sunfua đioxít, clo và bụi than... tác động dọc theo đường thở gây ra viêm phế
quản, đôi khơi gây tổn thương trầm trọng đường thở và mô phổi.
Các hóa chất ít tan trong nước sẽ xâm nhập vào vùng trao đổi khí. Các chất này ít
xuất hiện ở nơi làm việc song những tổn thương mà chúng gây ra đối với người lao động thì
rất nghơiêm trọng. Phản ứng của hóa chất với mô phổi gây ra phù phổi (dịch trong phổi) và

có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Triệu chứng bắt đầu với việc rất khó chịu
trong phổi, tiếp theo là ho, khó thở, xanh tím và khạc nhiều đờm. Các hóa chất này thường
là: Đioxít nit, ozon, photgen...
Hình 7: Khi phun xì cần chú ý tránh hít phải hơi độc
Câu hỏi thảo luận
1. mô tả cách nhận biết một hóa chất gây kích thích ở nơi bạn làm việc?
2. Cách dán nhãn chính xác một hóa chất gây kích thích?
2.2- Dị ứng
Dị ứng có thể xảy ra khơi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Người lao động khơi
mới tiếp xúc có thể không bị dị ứng, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên, ngay cả với lượng
nhỏ thì có thể thường sẽ phản ứng và da hoặc đường hô hấp sẽ bị dị ứng.
a) Dị ứng da
Da bị dị ứng có tình trạng giống như viêm da (mụn nhỏ hoặc là phỏng nước). hiện
tượng này có thể không xuất hiện ở nơi tiếp xúc mà ở một nơi nào đó trên cơ thể. Những
chất gây dị ứng thường gặp là nhựa epoxy, thuốc nhuộm azo, dẫn xuất nhựa than đá, axít
cromic...
b) Dị ứng đường hô hấp
Đường hô hấp nhạy cm là căn nguyên của bệnh hen nghề nghiệp. Những triệu
chứng của căn bệnh này là ho nhiều về đêm, khó thở, thở khò khè và ngắn. Các hóa chất
gây tác hại này là: Toluen đisoxianat, fomaldehơit...
Ghi nhớ
Tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể dẫn đến dị ứng.
2.3. Gây ngạt
Sự ngạt thở là biểu hiện của việc đưa không đủ ôxy vào các tổ chức của cơ thể. Có
hai dạng: ngạt thở đn thuần và ngạt thở hóa học.
a) Ngạt thở đơn thuần
Chất gây ngạt đơn thuần thường ở dạng khí như: CO2, CH4 (mê tan), N2, C2H6 (ê
tan), H2 ...; khơi lượng các khí này tăng sẽ làm giảm tỷ lệ ôxy trong không khí và gây ngạt
thở; nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong. Bình thường không khí
chứa khoảng 21% ôxy, nếu nồng độ ôxy hạ xuống dưới 17% thì không đủ để đáp ứng nhu

cầu của các tổ chức cơ thểvà xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và rối
loạn hành vi. Tình trạng này có thể xảy ra ở nơi làm việc chật hẹp, ở dưới các giếng và trong
các hầm lò (hình 8).
Hình 8: Môi trường làm việc chật hẹp, thiếu ô xy có thể dẫn tới tử vong
b) Ngạt thở hóa học
Chất gây ngạt hóa học ngăn cn máu vận chuyển ôxy tới các tổ chức của cơ thể. Một
trong những chất này là ôxít cácbon (gây cacboxyhemoglobin). Chỉ cần 0,05% ôxít cácbon
trong không khí là đã có thể giảm đáng kể khả năng mang ôxy của máu tới các mô của cơ
thể. Các chất khác như hyđro xianua, hoặc hyđro sunfua...cản trở khả năng tiếp nhận ôxy
của tế bào, ngay c khơi máu giàu ôxy.
Câu hỏi thảo luận
1. mô tả những khu vực không có đủ ôxy ở nơi bạn làm việc.
2. Liệt kê các biện pháp để thông báo, huấn luyện và tạo sự quan tâm đặc biệt tới
các công việc ở vùng bị thơiếu hoặc giảm ôxy.
2.4- Gây mê và gây tê
Tiếp xúc với nồng độ cao một trong các hóa chất như: etanol, propanol (ancol béo),
axeton và metyl-etyxeton (xeton béo), axetylen, hyđrocacbon, etyl và isopropyl ete... có thể
làm suy yếu hệ thần kinh trung ưng, gây ngất thậm chí dẫn đến tử vong. Những chất này
gây ảnh hưởng tương tự như say rượu. Khơi tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất này ở
nồng độ thấp một số người bị nghiện chúng.
2.5- Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể
Cơ thể con người được tạo nên bởi nhiều hệ cơ quan. nhiễm độc hệ thống liên quan
tới tác động của hóa chất tới một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới toàn
bộ cơ thể. ảnh hưởng này không tập trung ở một điểm nào hoặc vùng nào của cơ thể.
Một trong những chức năng của gan là làm sạch chất độc có trong máu bằng cách biến đổi
chúng thành chất không độc và những chất có thể hòa tan trong nước trước khơi bài tiết ra
ngoài (hình 9). Tuy nhiên, một số hóa chất lại gây tổn thương cho gan. Tùy thuộc vào loại,
liều lượng và thời gian tiếp xúc mà có thể dẫn tới hủy hoại mô gan, để lại hậu quả xơ gan và
giảm chức năng gan. Các dung môi: alcol, cacbon tetraclorua, tricloetylen, clorofom có thể
gây tổn thương gan, dẫn đến viêm gan với các triệu chứng vàng da, vàng mắt.

Hình 9: Gan có thể bị tổn thương bởi hóa chất
Thận là một phần của hệ tiết niệu, chức năng của hệ tiết niệu là bài tiết (đào thơi) các
chất cặn do cơ thể sinh ra, duy trì sự cân bằng của nước và muối, kiểm soát và duy trì nồng
độ axít trong máu (hình 10). Các hóa chất cản trở thận đào thơi chất độc gồm etylen glycol,
cacbon đisunphua, cacbon tetraclorua, cacbon đisulphua. Các hợp chất khác như cađmi,
chì, nhựa thông, etanol, toluen, xylen... sẽ làm hỏng dần chức năng của thận.
Hệ thần kinh (hình 11) có thể bị tổn thương do tác động của các hóa chất nguy hiểm,
ví dụ như:
- Tiếp xúc lâu dài với các dung môi sẽ dẫn tới các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, đau
đầu và buồn nôn; nặng hơn sẽ là rối loạn vận động, liệt và suy tri giác.
- Tiếp xúc với hecxan, mangan và chì sẽ làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi, để lại
hậu quả liệt rủ cổ tay.
- Tiếp xúc với các hợp chất có photphat hữu cơ như parathơion có thể gây suy giảm
hệ thần kinh; còn với cacbon đisunphua có thể dẫn đến rối loạn tâm thần...
Một số hóa chất nguy hiểm có thể tác động tới hệ sinh dục, làm mất khả năng sinh
đẻ ở đàn ông và sẩy thai ở phụ nữ đang mang thai. Các chất như: etylen đibromua,
khí gây mê, cacbon đisunphua, clopren, benzen, chì, các dung môi hữu cơ... có thể
làm giảm khả năng sinh sn ở nam giới. Tiếp xúc với thuốc gây mê thể khí,
glutaranđehơit, clopren, chì, các dung môi hữu cơ, cacbon đisunphua và vinyl clorua
có thể sẩy thai.
Hình 10: Một vài loại hóa chất có thể gây cản trở các chức năng của thận
Hình 11: Hệ thần kinh bao gồm não, cột sống và dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng bởi hóa
chất
2.6- Ung thư
Khơi tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể tạo sự phát triển tự do của tế bào,
dẫn đến khối u - ung thư. Những khối u này có thể xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc với hóa
chất. Giai đoạn này có phạm vi từ 4 - 40 năm. Vị trí ung thư nghề nghiệp trong cơ thể cũng
rất khác nhau và thường không chỉ giới hạn ở vùng tiếp xúc. Các chất như asen, amiăng,
crom, niken, bis-clometyl ete (BCME)... có thể gây ung thư phổi. Bụi gỗ và bụi da, niken
crom, dầu isopropyl có thể gây ung thư mũi và xoang. Ung thư bàng quang do tiếp xúc với

benziđin, 2-naphtylamin và bụi da. Ung thư da do tiếp xúc với asen, sản phẩm dầu mỏ và
nhựa than. Ung thư gan có thể do tiếp xúc vinyl clorua đơn thể, trong khi ung thư tủy xương
là do benzen.
2.7- Hư thai (quái thai)
Dị tật bẩm sinh có thể là hậu quả của việc tiếp xúc với các hóa chất gây cản trở quá
trình phát triển bình thường của bào thai. Trong thời gian 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai,
thai nhi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tổ chứcơ quan trọng của não, tim, tay và chân đang
hình thành. Các nghơiên cứu nối tiếp nhau đã chỉ ra rằng sự có mặt của hóa chất như thủy
ngân, khí gây mê, các dung môi hữu cơ có thể cản trở quá trình bình thường của việc phân
chơia tế bào, gây biến dạng bào thai.
2.8- ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai
Một số hóa chất tác động đến cơ thể người gây đột biến gen tạo những biến đổi
không mong muốn trong các thế hệ tương lai. Thông tin về vấn đề này rất hơiếm. Tuy nhiên,
theokết quả nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm cho thấy 80 - 85% các chất gây ung thư có
thể tác động đến gen.
2.9- Bệnh bụi phổi
Bệnh bụi phổi hay bệnh ho dị ứng do hít nhiều bụi, là tình trạng lắng đọng các hạt bụi
nhỏ ở vùng trao đổi khí của phổi và phản ứng của các mô tảrước sự hiện diện của bụi. Phát
hiện những thay đổi của phổi ở giai đoạn sớm là vô cùng khó khăn. Với bệnh bụi phổi thì
khả năng hấp thụ ôxy sẽ giảm và bệnh nhân sẽ có hiện tượng thở ngắn, gấp trong các hoạt
động phơi dùng đến nhiều sức lực. Bệnh này cho tới nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn.
Các chất gây bệnh bụi phổi thường là: silic tinh thể, amiang, và berili.
Câu hỏi thảo luận
1. Bạn có thể mô tả một trường hợp ở nơi bạn làm việc có người lao động bị ốm nặng do
tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm không?
2. Với sự giúp đỡ của tài liệu an toàn hóa chất, hãy xác định và thảo luận về các tác hại của
ít nhất 4 hóa chất thông dụng ở nơi bạn làm việc. Các cơ quan nào của cơ thểcó thể bị các
hóa chất này gây ảnh hưởng?
3. mô tả các biện pháp đặc biệt có thể tiến hành để ngăn ngừa việc tiếp xúc với hóa chất
nguy hiểm này.

II. Những nguy cơ cháy nổ
Đa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản, vận
chuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đám cháy
nhỏ tới thm họa thiệt hại lớn về người và tài sản.
1. Cháy
Con người muốn tồn tại phơi có ít nhất 3 yếu tố c bn là thức ăn, ôxy và nhiệt. Các
yếu tố này cũng phơi ở trong một tỷ lệ tưng ứng. Quá nhiều hay quá ít thức ăn, ôxy, nhiệt
đều có thể dẫn đến khó chịu, ốm đau và chết. Cũng như vậy, để có sự cháy cần 3 yếu tố:
nhiên liệu (chất cháy), ôxy và một nguồn nhiệt. Những yếu tố này phơi ở trong một tỷ lệ,
hoàn cnh thích hợp trước khơi bắt lửa và gây cháy. nhiên liệu bắt đầu cháy ở một nhiệt độ
xác định là điểm chớp cháy. Phơi đủ nhiệt để đưa nhiên liệu tới điểm chớp cháy song cũng
cần phơi có đủ ôxy để xảy ra và duy trì sự cháy. Bình thường để bắt lửa và bốc cháy môi
trường không khí cần có nồng độ ôxy từ 15 - 21%.
Câu hỏi thảo luận
1. Đã xảy ra đám cháy hoặc một tình trạng nguy hiểm tương tự do cháy hóa chất ở
nơi bạn làm việc chưa?
2. Nguyên nhân từ đâu và để lại hậu quảả gì?
1.1- Nhiên liệu
Để kiểm soát các nguy cơ cháy nổ do hóa chất, việc đầu tiên là xác định rõ hóa chất
đang sử dụng và những đặc tính riêng của nó. Hầu hết hóa chất đều là nguồn nhiên liệu -
một trong 3 yếu tố gây cháy nổ (hình 12).
Hình 12: nhiên liệu là yếu tố số một của bộ ba gây cháy nổ
a) nhiên liệu lỏng
* Điểm chớp cháy của chất lỏng
Điểm chớp cháy (nhiệt độ bùng cháy) của chất lỏng là nhiệt độ thấp nhất mà tại nhiệt
độ đó chất lỏng hóa hơi tạo thành hỗn hợp cháy với không khí và bốc cháy khơi có nguồn
lửa.
Bảng 1: nhiệt độ bùng cháy của một số chất lỏng thông thường
Hóa chất Nhiệt độ bùng cháy oC
Xăng A72 - 36

Axeton -18
Xy len 24
Dầu hỏa KO-20 40
Heptan -4
Toluen 6
Ghi nhớ: Hóa chất có điểm chớp cháy thấp hơn thì nguy hiểm hơn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt tới điểm chớp cháy của chất lỏng,
chẳng hạn như dầu lửa khơi được phun nó sẽ bùng cháy ngay c khơi nhiệt độ xung quanh
thấp hơn điểm chớp cháy của nó; một chất lỏng có thể bị nóng lên tới điểm chớp cháy của
nó do một chất khác (có điểm chớp cháy thấp hơn) đang cháy ở gần nó. Cần đặc biệt lưu ý
vấn đề này khơi tiến hành các công việc có liên quan tới các chất dễ cháy nổ.
Nếu nhiệt độ chất lỏng đạt tới nhiệt độ bốc lửa (bình thường chỉ một vài độ trên điểm chớp
cháy) hơi cháy sẽ tiếp tục được sinh ra và tiếp tục cháy mặc dù đã tách bỏ nguồn lửa. nhiệt
độ bùng cháy thường có trong các tài liệu an toàn hóa chất.
* Khối lượng riêng
Một yếu tố nữa cần xem xét là khối lượng riêng của hơi nhiên liệu. Các hơi, khí có
khối lượng riêng lớn hơn
không khí như: xăng, dầu hỏa, cacbon đisunfua, axetylen và cacbon monooxit... có thể phát
tán đi xa và tập trung ở nơi có vị trí thấp chẳng hạn như hầm chứa.
Ghi nhớ
hơi nhiên liệu có khối lượng riêng lớn hơn không khí có thể phát tán xa và tập trung
trong hầm chứa.
b) nhiên liệu rắn
Một vài hóa chất ở trạng thái rắn (thí dụ: Magiê) sẽ cháy một cách nhanh chóng khơi
bắt lửa và sẽ rất khó dập tắt.
Một số loại bụi, bột cũng có khả năng bốc cháy và gây nổ khơi đạt một tỷ lệ nhất định
trong không khí. Khơi trộn và nguồn lửa xuất hiện, nhiên liệu dạng bột sẽ cháy tạo tiếng nổ
liên tục bởi lượng nhiên liệu bị kích thích cháy nổ thêm vào.
c) nhiên liệu khí
Phần lớn các khí như C2H2, C2H6, CH4... được dùng trong công nghiệp đều dễ

cháy nổ khơi có nồng độ ôxy thích hợp và khơi nguồn lửa xuất hiện.
Phơi đặc biệt thận trọng đối với các khí nén lưu giữ trong các bình chịu áp lực, cháy nổ có
thể xảy ra khơi bình chứa có các khuyết tật và thường dẫn đến các tai nạn nghơiêm trọng.
Câu hỏi thảo luận
1. Sử dụng tài liệu An toàn hóa chất, tìm nhiệt độ bùng cháy, tỷ trọng hơi cho 4 hóa
chất lỏng được sử dụng phổ biến ở nơi bạn làm việc mà bạn đặc biệt quan tâm?
2. Lập danh sách và thảo luận những đặc tính nguy hiểm của các hóa chất thể khí
được sử dụng ở nơi bạn làm việc.
1.2- nhiệt
Nhiệt - yếu tố thứ 2 của bộ ba gây cháy nổ (hình 13). nhiệt là yếu tố để đưa nhiên liệu tới
điểm chớp cháy (nếu điểm chớp cháy ở trên nhiệt độ xung quanh) và kích thích hỗn hợp
cháy bùng cháy. Nguồn nhiệt có thể là các dòng điện, tĩnh điện, phản ứng hóa học, quy trình
nhiệt, sự ma sát, ngọn lửa trần, nhiệt bức xạ và tia lửa điện...
Vấn đề then chốt để phòng cháy nổ các hóa chất nguy hiểm là kiểm tra các nguồn nhiệt. Nội
dung kiểm tra sẽ được thảo luận ở Chương 2.
Hình 13: nhiệt là yếu tố thứ 2 của bộ ba gây cháy nổ
a) Dòng điện
Nhiệt sinh từ dòng điện theo 3 cách:
+ Khơi dòng điện đi qua một sợi dây có tiết diện không đủ lớn để ti điện hoặc các mối
nối, các điểm tiếp xúc không chặt,kết quả hoặc là tóe lửa, đon mạch hoặc dây điện
nóng lên. nhiệt độ của dây điện có thể đạt tới điểm đủ để kích thích hơi cháy có trong
không khí hoặc gây cháy các vật liệu dễ bắt lửa hay nâng nhiệt độ của các hóa chất
ở gần đó tới điểm chớp cháy và cháy.
+ Hồ quang điện thường được tạo ra khơi chập trong công tắc hoặc trong hộp nối do
dây điện bị đứt hoặc mất vỏ bọc giữa dây dưng và dây âm. hậu quả là phát sinh
nhiệt, kích thích hơi dễ cháy gây cháy. Thép nóng chy bởi hồ quang điện có thể cũng
kích thích các vật liệu dễ cháy, và làm nóng các hóa chất dễ cháy.
+ Tia lửa điện là một trong các nguồn nhiệt thường gặp nhất trong công nghiệp, nhiệt
độ của tia lửa thường cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ bùng cháy của nhiên liệu.
b) Tĩnh điện

Điện tích của tĩnh điện có thế hiệu cao và có thể phát ra tia lửa rất nguy hiểm. Tĩnh
điện có thể tập trung trên bề mặt các vật rắn, trên mặt các chất lỏng, ở các mặt trong của
các máy chế biến nhào trộn, thùng chứa... Tĩnh điện có thể tạo ra khơi 2 bề mặt khác nhau
đến gần nhau, sau đó tách ra. Thí dụ: trong các máy sản xuất phơim và sản xuất tấm vật
liệu, vật liệu cách điện trở thành vật được nạp điện sau khơi qua máy. Nếu những vật liệu
như vậy liên tục được sản xuất ra trong môi trường có khí dễ cháy thì cần có biện pháp
trung hòa điện tích, tránh để phát tia lửa điện. Sự tích điện cũng có thể xẩy ra khơi các chất
lỏng dễ cháy chuyển từ thùng chứa này tới thùng chứa khác mà không có dây nối đất (hình
15).
Hình 14: Khơi hai bề mặt khác nhau đến gần nhau và bị tách ra, dẫn đến sự tích điện
Hình 15 : Pha trộn hai hoặc nhiều hóa chất với nhau có thể sinh ra nhiệt
c) Nhiệt sinh khơi pha trộn 2 hóa chất
Như đã giới thiệu ở chương I, khơi hai hay nhiều hóa chất pha trộn, ảnh hưởng kết
hợp có thể nguy hiểm hơn tổng những ảnh hưởng riêng rẽ, tức là cũng có thể dẫn tới một
nguy cơ cháy nổ cao hơn. Chẳng hạn:
- Việc pha trộn tạo ra hợp chất có điểm cháy và điểm sôi thấp hơn, khơi đó sẽ dễ
dàng kích thích hơi hợp chất đó cháy.
- Khơi hai hóa chất phản ứng có thể sinh nhiệt, làm cho các hóa chất bị nóng đến
nhiệt độ nguy hiểm và phản ứng cháy dây chuyền xảy ra có thể để lại những hậu quả
thảm khốc.
d) Nhiệt sinh do ma sát
Khơi hai bề mặt cọ sát vào nhau có thể sinh ra nhiệt. Đó là nhiệt sinh do sự ma sát.
Sự cọ sát của dây cua roa với vật che đỡ hoặc giữa hai mặt kim loại có thể phát sinh một
lượng nhiệt đủ để kích thích hơi cháy bùng cháy. Nguyên nhân sự cọ sát thường là do thiếu
sự bo dưỡng cần thiết dẫn đến mất vật che chắn hoặc không đủ dầu mỡ bôi trn bề mặt kim
loại tiếp xúc với nhau. Tia lửa cũng có thể xuất hiện khơi một hòn đá găm vào đế giầy cọ sát
với bề mặt bê tông.
e) Bức xạ nhiệt
Nhiệt từ lò nung, bếp lò và các bề mặt nóng khác có thể đốt cháy hơi cháy. Quá trình
sản xuất bình thường của nhà máy cũng có thể tạo ra lượng nhiệt đưa các hóa chất cất giữ

ở gần đó tới điểm cháy và đốt cháy hơi cháy. Những tia nắng trực tiếp hoặc tự nó hoặc
được phóng đại bởi nhựa hoặc thủy tinh có thể cũng có ảnh hưởng này.
Ghi nhớ
Nhiệt sinh ra có thể làm cho hóa chất ở nơi đó đạt tới nhiệt độ dễ cháy. nhiệt cũng có
thể làm bốc cháy hơi dễ cháy, gây cháy nổ.
f) Ngọn lửa trần
Ngọn lửa không được che chắn, bảo vệ sinh ra bởi thuốc lá, diêm, lửa hàn và động
cơ đốt trong là nguồn nhiệt rất quan trọng. Khơi kết hợp đủ nhiên liệu và ôxy, chúng có thể
gây ra cháy nổ (hình 16).
Hình 16: Ngọn lửa phát ra từ đèn cắt hàn có thể gây cháy hơi, khí nhiên liệu
Câu hỏi thảo luận
Lập danh sách ít nhất 3 nguồn nhiệt, có thể kích thích chất lỏng dễ cháy tại nơi bạn
làm việc.
1.3- Ôxy
Ôxy là yếu tố thứ 3 của bộ ba gây cháy nổ (hình 17). Hầu hết nhiên liệu cần ít nhất
15% ôxy để cháy, vượt quá 21% ôxy có thể tự cháy và dẫn tới nổ. Nguồn ôxy, ngoài lượng
có trong môi trường không khí còn gồm c bình chứa ôxy dùng trong các hoạt động cắt hàn,
ôxy được cung cấp bởi một ống dẫn dùng cho quá trình hoạt động và ô xy tạo ra trong các
phản ứng hóa học. ôxy có thể thoát ra khơi một hóa chất (thường là chất ôxy hóa) bị đốt
nóng.
Bảng 2: Một vài hóa chất có thể thoát ra ôxy khơi bị đốt nóng
Hợp chất chứa gốc Ví dụ
- (NO3)- NaNO3, NH4NO3
- (NO2)- NH4NO2
- (-O-O-) với các chất vô cơ H2O2
- (MnO4)- KMnO4
Hình 17: Ôxy là yếu tố thứ 3 của bộ ba gây cháy nổ
Câu hỏi thảo luận
1. Có nguồn ôxy thông thường nào ở nơi bạn làm việc mà có thể làm bốc cháy một
chất dễ cháy ở gần đó?

2. Đã áp dụng các biện pháp kiểm soát gì đối với những nguồn ôxy này?
* Lưu ý:
+ Không phải trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có đủ 3 yếu tố trên thì mới xảy
ra cháy, ví dụ: phot pho, bụi nhôm.. có thể tự cháy khi tiếp xúc với không khí mà
không cần có mồi lửa, hoặc hyđro có thể cháy trong clo mà không cần có ôxy.
+ Một số chất có thể tự cháy ngoài không khí mà không cần có mồi lửa. Nguyên
nhân của sự tự bốc cháy là do các chất hữu cơ bị ôxy hóa tỏa nhiệt gây ra cháy.
Hiện tượng giẻ lau dầu tự bốc cháy khi phơi ngoài nắng là một ví dụ về sự tự cháy
(trong nông nghiệp, tình trạng tương tự đã xuất hiện bởi nhiệt sinh ra trong quá trình
lên men khi cỏ ẩm được đóng gói và cất giữ trong kho). Biện pháp đơn giản để giảm
các nguy cơ này là cất giữ các mảnh giẻ lau dầu trong các thùng chứa có nắp đậy
(do đó sẽ giảm lượng ôxy).
Bảng 3: Nhiệt độ tự bốc cháy của một số chất
Tên hóa chất Nhiệt độ tự bốc cháy oC
Ete sunfuaric 400
Rượu amylic 518
Glycerin 523
Rượu etylic 557
2. Nổ
Hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ nổ khi ở trong giới hạn nhất định về nồng độ (hình
18). Lượng nhiên liệu quá mức với một lượng ôxy không đủ (có nghĩa là hóa chất đó quá
nhiều), hay ngược lại nồng độ ôxy cao và một lượng nhiên liệu không đủ (có nghĩa là chất
đó quá ít) đều không thể nổ được. Giới hạn mà ở đó một chất sẽ nổ tính theo nồng độ so với
ôxy (hoặc không khí) được gọi là giới hạn nổ trên và dưới và thường có trong các tài liệu an
toàn hóa chất.
Hình 18: Nổ chỉ xảy ra khi nhiên liệu và ôxy ở trong một tỷ lệ tưng xứng.
Bảng 4: Giới hạn nổ của một số nhiên liệu lỏng xác định ở 200oC, áp suất 1at, tính nồng độ
so với không khí
Loại nhiên liệu Tính chất nổ (ký
hiệu)

Giới hạn nổ (% thể
tích)
Dưới Trên
Amylaxetat CLDC 1,08
Metylenclorua CCL 13 18
Dầu hỏa KO-
20
CLDC 0,55 5
CLDC: Chất lỏng dễ cháy. CLC: Chất lỏng cháy.
CCK: Cháy chất khí.
Bảng 5: Giới hạn nổ của một số loại bụi
Loại bụi
Nồng độ g/m3
Tối thiểu Tối đa
Lưu huỳnh 7 13,7
Bột amidon 7 13,7
Than đá 17,2 34,4
Bảng 6: Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm
Loại khí
Tính chất nổ
(ký hiệu)
Nhiệt độ
bùng cháy
Giới hạn nổ (% thể
tích)
Dưới Trên
Axetylen CNN 2,5 11
Etylen CNN 24 3,11 28,5
Isobutan CCK 1,81 77
Một vài loại khí được đánh giá là nguy hiểm nổ (viết tắt CNN) tức là có khả năng nổ

hay kích thích nổ mà không cần có sự tham gia của ôxy.
Giới hạn nổ sẽ thay đổi tùy theo: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ các chất không cháy, áp
lực...và nhiều yếu tố khác.
Ghi nhớ
Hóa chất có khonảg cách giữa giới hạn nổ dưới và trên càng lớn thì càng nguy hiểm.
Câu hỏi thảo luận
1. Nơi bạn làm việc đã bao giờ xảy ra nổ hóa chất chưa? để lại hậu quả gì?
2. Sử dụng tài liệu An toàn hóa chất tìm giới hạn nổ của 4 hóa chất thường sử dụng
ở nơi bạn làm việc. Bạn đặc biệt quan tâm đến những hóa chất nào?

CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
I. Những nguyên tắc cơ bản của việc phòng ngừa
1. Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát
Mục đích chung của việc kiểm soát hóa chất là loại trừ hoặc làm giảm tới mức thấp
nhất mọi rủi ro bởi các hóa chất nguy hiểm, các sản phẩm từ hóa chất gây ra cho con người
và môi trường.
Để đạt được điều này chiến lược 4 điểm trong việc kiểm soát được áp dụng để loại
trừ hoặc làm giảm khả năng tiếp xúc với hóa chất được đặt ra.
Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát
1. Thay thế: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế
chúng bằng thứ khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa.
2. Quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa người lao động và hóa chất nhằm ngăn
cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động.
3. Thông gió: sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm
nồng độ độc hại trong không khí chẳng hạn như khói, khí, bụi, mù.
4. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc
tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Biện pháp tốt nhất trong việc ngăn chặn các rủi ro phát sinh từ việc sử dụng các hóa
chất nguy hiểm là loại trừ khỏi môi trường làm việc những hóa chất đó. Tuy nhiên, điều này
không phải luôn thực hiện được. Vì vậy, điều quan trọng tiếp theo là cách ly nguồn phát sinh

các hóa chất nguy hiểm, hoặc tăng thêm các thiết bị thông gió và dùng phương tiện bảo vệ
cá nhân. Đầu tiên, cần xác định được các hóa chất nguy hiểm và đánh giá đúng mức độ độc
hại, nguy hiểm của chúng, kiểm soát chặt chẽ việc thống kê, các quá trình vận chuyển,
chuyển rót và cất giữ hóa chất, các hóa chất thực tế đang sử dụng và các chất thải của
chúng. Với mỗi loại hóa chất nguy hiểm, ta đều phi quan tâm đến các nguyên tắc trên với
những nội dung cụ thể như sau:
1.1- Nguyên tắc thay thế
Cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác hại của hóa chất đến con người và
môi trường là tránh sử dụng các hóa chất nếu có sẵn nhiều chất thay thế ít độc hại, ít nguy
hiểm hơn. Việc lựa chọn các hóa chất phải được tiến hành ngay từ giai đoạn thiết kế hoặc
lập kế hoạch sản xuất, thường tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Đánh giá hóa chất sử dụng
Tiến hành thu thập thông tin, đánh giá về các hóa chất đang sử dụng hoặc dự định
sử dụng, cụ thể là:
- Cách thức sử dụng hoặc dự định sử dụng hóa chất đó như thế nào?
- Hóa chất hoặc sản phẩm có chứa hóa chất đó có thể gây những rủi ro gì cho con
người và môi trường?
- Nó có thể ảnh hưởng tới con người và môi trường ở đâu, bằng cách nào: ở nơi làm
việc; thông qua sự phát thi vào không khí hoặc nước; thông qua sản phẩm chứa hóa
chất; hay thông qua chất thi từ quá trình vận chuyển, chôn hoặc tiêu hủy, tái chế sản
phẩm?
- Nên làm gì để giảm thiểu các rủi ro?
Bước 2: Xác định các giải pháp thay thế
- Có thể thay đổi quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhằm thay thế hóa chất đó
bằng một loại khác ít độc hại nguy hiểm hơn, hay giảm hóa chất đó và các sản phẩm
chứa nó không? Nếu có, gồm những giải pháp nào?
- Các giải pháp thay thế có thực tế không? Việc áp dụng các giải pháp thay thế sẽ
làm tăng hay giảm chi phí? Sự tăng, giảm đó có kéo dài không, hay chỉ trong một
thời gian ngắn?
Bước 3: Đánh giá những rủi ro mới khi áp dụng các giải pháp thay thế

- Xác định những rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường khi áp dụng các
giải pháp thay thế ?
- So sánh rủi ro giữa các giải pháp thay thế. Điều này thường không dễ dàng. Có thể
sẽ có rất ít thông tin về sản phẩm hoặc phương pháp thay thế. Có thể phi so sánh
giữa hai chất: một chất gây ra những rủi ro cho môi trường và một chất gây những
rủi ro cho con người ...
Bước 4: Lựa chọn giải pháp thay thế
- Tiến hành thay thế
- Sau khi đã đánh giá ưu, nhược điểm của từng giải pháp thay thế, tiến hành lựa
chọn giải pháp phù hợp nhất. Thông thường, sự lựa chọn các hóa chất thay thế có
thể bị hạn chế, đặc biệt ở những nơi có sử dụng các hóa chất đặc thù: khi đó thường
không tránh khỏi phi cân nhắc giữa giải pháp kỹ thuật với các lợi ích kinh tế. Nên học
hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng sử dụng hóa chất đó.
- Lập kế hoạch thay thế: khi nào tiến hành, ai tiến hành và tiến hành như thế nào,
chẳng hạn như sản phẩm mới có cần được thử nghiệm trên quy mô nhỏ trước
không? đã có các trang thiết bị phòng hộ cần thiết chưa?
Bước 5: Dự kiến những thay đổi trong tương lai
Hóa chất mới có thể sẽ cần được thay thế bằng một loại khác an toàn hơn trong
tương lai. Do đó, cần tiếp tục xem xét: liệu có biện pháp nào để giảm được hơn nữa những
rủi ro cho sức khỏe và môi trường hay không?
Ví dụ của việc thay thế các hóa chất nguy hiểm:
- Sử dụng sản phẩm hoặc keo tan trong nước thay thế cho sản phẩm hoặc keo tan
trong dung môi hữu cơ;
Hình 19: Mọi lúc, mọi nơi có thể, nên thay những hóa chất nguy hiểm bằng một hóa chất ít
độc hơn
- Dùng triclometan làm tác nhân tẩy nhờn thay cho triclo-etylen và dùng những hóa
chất có điểm bốc cháy cao thay thế những hóa chất có điểm bốc cháy thấp.
* Ví dụ về thay thế quy trình:
- Thay thế việc phun sản bằng phương pháp sản tĩnh điện hoặc sản nhúng;
- áp dụng phương pháp nạp nguyên liệu bằng máy thay cho việc nạp nguyên liệu thủ

công.
Ghi nhớ
Cố gắng loại bỏ các hóa chất nguy hiểm hoặc thay thế bằng một hóa chất khác ít
nguy hiểm hơn.
Câu hỏi thảo luận
1. Những hóa chất nào đang được sử dụng ở c sở của bạn có thể thay thế được
bằng những hóa chất khác ít nguy hiểm hơn.
2. Những tổ chức và những c quan nào có thể giúp bạn thu thập thông tin về khả
năng thay thế những hóa chất nguy hiểm.
1.2 - Bao che hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm
Một quá trình sản xuất lý tưởng là ở đó người lao động được hạn chế tới mức thấp
nhất mọi cơ hội tiếp xúc với hóa chất; có thể bằng cách bao che toàn bộ máy móc, những
điểm phát sinh bụi của băng chuyền hoặc bao che quá trình sản xuất các chất ăn mòn... để
hạn chế sự lan tỏa hơi, khí độc hại, nguy hiểm tới môi trường làm việc. Cũng có thể giảm sự
tiếp xúc với các hóa chất độc hại bằng việc di chuyển các qui trình và công đoạn sản xuất
các hóa chất này tới vị trí an toàn, cách xa người lao động trong nhà máy hoặc xây tường để
cách ly chúng ra khỏi quá trình sản xuất có điều kiện làm việc bình thường khác (hình 21),
chẳng hạn như cách ly quá trình phun sản với các quá trình sản xuất khác trong nhà máy
bằng các bức tường hoặc rào chắn...
Bên cạnh đó, cần phi cách ly hóa chất dễ cháy nổ với các nguồn nhiệt, chẳng hạn
như đặt thuốc nổ ở xa các máy mài, máy cưa...
Hình 20: Sử dụng hệ thống điều khiển từ xa có thể ngăn chặn được các mối nguy hiểm từ
hóa chất đối với người lao động
Hiệu qủa tương tự có thể nhận được khi sử dụng những kho hóa chất an toàn và
hạn chế số lượng những hóa chất nguy hiểm cần sử dụng tại nơi làm việc trong từng ngày,
từng ca. Điều này thực sự rất có ích nếu quá trình sản xuất thực hiện bởi một số lượng rất ít
người lao động và trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
1.3- Thông gió
Trong trường hợp hóa chất dễ bay hi, việc thông gió được xem như là một hình thức
kiểm soát tốt nhất sau việc thay thế hoặc bao che. Nhờ các thiết bị thông gió thích hợp,

người ta có thể ngăn không cho bụi, hơi, khí độc thảoát ra từ quá trình sản xuất tiến vào khu
vực hít thở của người lao động và chuyển chúng bằng các ống dẫn tới bộ phận xử lý (xyclo,
thiết bị lắng, thiết bị lọc tĩnh điện...) để khử độc trước khi thi ra ngoài môi trường.
Tùy thuộc vào hoàn cnh cụ thể mà người ta có thể bố trí hệ thống thông gió cục bộ
ngay tại nơi phát sinh hơi, khí độc, hay hệ thống thông gió chung cho toàn nhà máy hoặc áp
dụng kết hợp cả 2 hệ thống.
Hệ thống thổi cục bộ, còn được gọi là hoa sen không khí, thường được bố trí để thổi
không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cố định của công nhân mà tại đó thường tỏa
nhiều khí hi có hại và nhiều nhiệt.
Hình 21a: phương pháp thổi cục bộ tại các cửa lò nung
Đối với hệ thống hút cục bộ, miệng hút của hệ thống phi đặt sát, gần đến mức có thể
với nguồn phát sinh bụi, hơi, khí độc để ngăn ngừa tác hại của nó đối với những người lao
động làm việc gần đó. Đã có những hệ thống thông gió cục bộ hoạt động rất hiệu qủa trong
việc kiểm soát các chất độc như: chì, amiăng, dung môi hữu cơ.
Hình 21b: Hai kiểu hút cục bộ
Hệ thống thông gió chung còn được hiểu là hệ thống làm loãng nồng độ hóa chất. Nó
hoạt động dựa trên nguyên tắc làm loãng không khí có bụi hoặc hi hóa chất thông qua việc
mang không khí sạch từ ngoài vào và lấy không khí bẩn từ nơi sản xuất ra. Có thể thực hiện
điều này bằng các thiết bị vận chuyển khí (máy bm, quạt ...) hoặc đn gin chỉ là nhờ việc mở
cửa sổ, cửa ra vào tạo sự luân chuyển tự nhiên của không khí. Việc bố trí những luồng khí
này phải được thực hiện ngay từ khâu thiết kế toà nhà (hình 22). phương pháp thông gió
cưỡng bức bằng máy có ưu điểm hơn thông gió tự nhiên là có thể kiểm soát được nồng độ
các hóa chất nguy hiểm có trong không khí bm vào và thi ra. Bởi chỉ làm loãng độc chất thay
cho việc loại bỏ chúng trong môi trường làm việc, nên hệ thống này chỉ khuyến nghị dùng
cho những chất ít độc, không ăn mòn và với số lượng nhỏ.
Để đảm bảo hiệu qủa, trước khi thi công các bản thiết kế hệ thống thông gió đã được
các chuyên gia hoặc những người đã qua đào tạo chuyên môn về vấn đề này kiểm tra. Hệ
thống thông gió phải được bảo dưỡng thường xuyên để đm bảo luôn hoạt động có hiệu qủa.
Hình 22: Việc thiết kế nhà xưởng hợp lý có thể làm tăng lượng không khí lưu thông và làm
giảm nồng độ các hóa chất độc hại

Câu hỏi thảo luận
1. Hệ thống thông gió nào loại trừ tích cực và triệt để nhất bụi, hơi, khí độc?
2. Loại thiết bị, hệ thống thông gió nào đã được sử dụng tại nơi làm việc của bạn?
chúng hoạt động có hiệu qủa không?
1.4- phương tiện bảo vệ cá nhân
Phần lớn các nguy cơ từ sử dụng hóa chất có thể kiểm soát được bằng các biện
pháp kỹ thuật kể trên. Nhưng khi các biện pháp đó chưa loại trừ hết được các mối nguy, hay
nói cách khác khi nồng độ hóa chất trong môi trường chưa đạt tiêu chuẩn cho phép thì
người lao động phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. phương tiện này chỉ làm
sạch không khí bị nhiễm hóa chất trước khi vào cơ thể chứ nó không làm giảm hoặc khử
chất độc có trong môi trường xung quanh. Do đó khi sử dụng các phương tiện bảo vệ đã hư
hỏng hoặc không đúng chủng loại có nghĩa là ta đã tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy
hiểm. Vì vậy, không được coi phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp đầu tiên để kiểm
soát rủi ro mà chỉ được coi là biện pháp hỗ trợ thêm cho các biện pháp kiểm soát kỹ thuật.
Với các nguy cơ cháy, nổ thì thực sự chưa có trang thiết bị nào đm bảo an toàn cho người
lao động.
a) Mặt nạ phòng độc
Mặt nạ phòng độc để che mũi và mồm người lao động, ngăn chặn sự thâm nhập của
hóa chất vào cơ thể qua đường hô hấp. Dùng mặt nạ phòng độc khi phi tiếp xúc với hóa
chất trong các tình huống sau:
- nơi phi tiến hành kiểm soát tạm thời trước khi tiến hành các biện pháp kiểm soát kỹ
thuật.
- nơi không thực hiện được những kiểm tra về kỹ thuật.
- Để bổ sung vào những biện pháp kiểm soát kỹ thuật.
- Trong trường hợp khẩn cấp.
* Việc lựa chọn loại mặt nạ phòng độc sẽ tùy thuộc theo các yếu tố:
- Đặc tính của một hoặc của nhiều chất độc hại phi tiếp xúc;
- Nồng độ tối đa của các hóa chất tại nơi làm việc;
- Thuận tiện và hợp với khuôn mặt của người sử dụng để ngăn chặn chất độc lọt qua
kẽ hở;

- Phù hợp với điều kiện của công việc và loại trừ được các rủi ro cho sức khỏe.
* Có thể phân mặt nạ phòng độc thành 2 nhóm:
- Mặt nạ lọc độc: Làm sạch không khí trước khi vào cơ thể người bằng việc lọc hoặc hấp thu
chất độc.
Hình 23a: Mặt nạ lọc bụi
Hình 23b: Mặt nạ lọc độc loại che nửa mặt
Trong mặt nạ, bộ phận làm sạch là những lớp đệm đn bằng vi rất mỏng để lọc bụi từ
không khí (hình 23a), hoặc là hộp nhỏ đựng hóa chất để hấp thụ hơi, khí độc (hình 23b).
Thông thường, mặt nạ lọc khí chỉ dùng khi nồng độ chất độc có trong không khí không quá
2% và hàm lượng ôxy không dưới 15%. Những mặt nạ lọc độc này được thiết kế theo hình
thức một nửa mặt (che mồm, mũi và c cằm) hoặc là che kín c mặt. Có rất nhiều kiểu mặt nạ
lọc độc khác nhau tùy theo loại hóa chất phi xử lý song không có thiết bị lọc, hoặc mặt nạ lọc
độc nào có thể loại bỏ hoàn toàn hóa chất nguy hiểm. Vì vậy, để chọn được loại mặt nạ
thích hợp nhất thiết phi tuân theo chỉ dẫn của người sản xuất hoặc người cung cấp mặt nạ
phòng độc.
Hình 24: Mặt nạ có bộ lọc hỗn hợp bao gồm c bộ lọc bụi và bộ lọc khí
- Mặt nạ cung cấp không khí: là loại cung cấp liên tục không khí không độc và là mặt nạ bảo
vệ người sử dụng ở mức cao nhất. Không khí có thể bm vào từ một nguồn ở xa (được nối
với một vòi áp suất cao), hoặc từ một dụng cụ cấp khí xách tay (như máy nén hoặc bình
chứa không khí hay ôxy lỏng dưới áp suất cao). Loại xách tay này được minh họa ở hình 26
và được gọi là bình dưỡng khí. Mặt nạ có bình dưỡng khí được thiết kế bao phủ toàn bộ
khuôn mặt.
Hình 25: Mặt nạ phòng độc có bình dưỡng khí để thở riêng
Để đm bảo sử dụng có hiệu qủa, người lao động phải được huấn luyện, đào tạo cách
sử dụng, sửa chữa và bảo dưỡng mặt nạ phòng độc (hình 26). Đeo mặt nạ phòng độc kém
phẩm chất có thể còn nguy hiểm hơn không đeo gì, vì khi đó người lao động nghĩ rằng họ
được bảo vệ nhưng thực tế thì không.
Hình 26: Huấn luyện và đào tạo người lao động, cung cấp cho họ những hiểu biết và những
kỹ năng cơ bản để ngăn chặn sự tiếp xúc không cần thiết với hóa chất nguy hiểm
b) Bảo vệ mắt

Tổn thương về mắt có thể do bị bụi, các hạt kim loại, đá màu, thủy tinh, than ..., các
chất lỏng độc bắn vào mắt; bị hơi, khí độc xông lên mắt; và cũng có thể do bị các tia bức xạ
nhiệt, tia hồng ngoại, tia tử ngoại... chiếu vào mắt.
Để ngăn ngừa các tai nạn và bệnh về mắt có thể sử dụng các loại kính an toàn, các
loại mặt nạ cầm tay và mặt nạ hoặc mũ mặt nạ liền với đầu... tùy từng trường hợp cụ thể,
chẳng hạn dùng tấm chắn bảo vệ bao phủ c trán và mặt tới điểm dưới quai hàm nhằm chống
lại việc bắn toé bất ngờ các chất lỏng nguy hiểm; kính trắng kháng được hóa chất khi xử lý
các hóa chất dạng hạt nhỏ, bụi....
Hình 27: Kính bảo vệ mắt
Hình 28: Trang bị che chắn mắt, mặt

×