Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

day hoc long ghep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.54 KB, 104 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................................................2 Chuyên đề 1 Những vấn đề chung về dạy học lớp ghép .................................................5 I) NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC LỚP GHÉP .....................................................................5 II. C¸c h×nh thøc tæ chøc d¹y häc líp ghÐp .....................................................................8 I . Các hình thức tổ chức dạy học ở lớp ghép ........................................................................................8 1. Tổ chức dạy học chung cả lớp ..........................................................................................................9 III-MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LỚP GHÉP .............................................................................................13 A. Mục tiêu ..................................................................................................................................................13 HS ngồi quay về một hướng đối diện với GV ............................................................................................15 HS ngồi quay về một hướng theo hình chữ U ...........................................................................................15 HS ngồi hướng vào nhau theo nhóm nhỏ ...................................................................................................15 Chuyên đề 2 kế hoạch dạy học lớp ghép .............................................................................19 A. X©y dùng kÕ ho¹ch d¹y häc líp ghÐp ..........................................................................19 I. Mục tiêu ................................................................................................................................................19 II. thông tin cơ bản ..................................................................................................................................19 a. Kế hoạch dạy học Lớp ghép .............................................................................................................19 B. KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỚP GHÉP ...................................................................................................25 Hoạt động1. Tầm quan trọng của lập kế hoạch bài học lớp ghép và sự khác nhau của kế hoạch bài học lớp ghép so với lớp đơn ........................................................................................................................25 a) Lập kế hoạch bài học quan trọng, vì: .......................................................................................................25 TuÇn 3- Thø n¨m - tiÕt 3 - Líp ghÐp 1+2 ......................................................................................................28 CHUYÊN ĐỀ 3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG LỚP GHÉP ..................................33 ND 1: Tìm hiểu về phương pháp dạy học tích cực trong môi trường dạy học lớp ghép. ......................33 4 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực : .....................................................................33 Sơ đồ nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu .............................................................................................59 Các nhóm xuất phát Các nhóm chuyên sâu ...........................................................................59 CHUYÊN ĐỀ 4 DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC TRONG MÔI TRƯỜNG LỚP GHÉP ..........71 Mục tiêu .....................................................................................................................................................71 - Giới thiệu một số phương pháp dạy và học NN2 cho HSDT. ....................................................................71 - Giới thiệu môt số biện pháp hỗ trợ HSDT cấp tiểu học môn Tiếng Việt. ..................................................71 - Một số bài giảng minh hoạ .......................................................................................................................71 I. Một số phương pháp dạy và học ngôn ngữ 2 .........................................................................................71 Hoạt động 1: Tìm hiểu một số phương pháp dạy học ngôn ngữ 2 ...........................................................71 1. PP dạy học trực tiếp ...............................................................................................................................71 1. Học vần .................................................................................................................................................71 1.1. Nhiệm vụ của phân môn Học vần ..........................................................................................................71 1.3. Sử dụng các phương pháp dạy học NN2 ................................................................................................72 2. Tập đọc ...................................................................................................................................................76 2.1.Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc ............................................................................................................77 2.2. Một số khó khăn của HSDTTS khi học phần Tập đọc trong môn Tiếng Việt .........................................77 3. Kể chuyện ..............................................................................................................................................83 3.1. Nhiệm vụ của môn kể chuyện ................................................................................................................84 3.2. Khó khăn của HSDTTS khi học Kể chuyện trong chương trình và SGK ................................................84 3.3. Sử dụng các phương pháp dạy học ngôn ngữ thứ hai trong dạy học KC ...............................................85 3. Kế hoạch bài học minh họa ......................................................................................................................87 . Luyện từ và câu ..........................................................................................................................................89 4.1. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ..............................................................................................89 4.2. Một số khó khăn của HSDTTS khi học phân môn LTVC .......................................................................89 4.3. Sử dụng các PPDH đặc trưng trong việc dạy học NN2 .........................................................................90 5. Chính tả .................................................................................................................................................94 5.1. Nhiệm vụ của phân môn chính tả ...........................................................................................................94 5.2. Những khó khăn của HSDT khi học phân môn chính tả ........................................................................94 3. Một số kế hoạch bài học minh họa ...........................................................................................................98 6.Tập làm văn ..........................................................................................................................................102 6.1. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn ..................................................................................................102 5.2. Một số khó khăn của HSDT khi học phần Tập làm văn lớp 2,3 ...........................................................103 5.3. Một số phương pháp đặc trưng của việc dạy học ngôn ngữ thứ hai ....................................................103.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐẶT VẤN ĐỀ Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 9548 /BGD&ĐT-GDTH ngày 13/140/2008 V/v hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học giúp cở sở quản lý và tổ chức lớp ghép có hiệu quả. Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên tiểu học dạy học lớp ghép điều chỉnh biên tập một số nội dung của các tài liệu đã có nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa (SGK) tiểu học mới. Điểm mới của các tài liệu viết theo các chuyên đề và thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học; giúp người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập.  Dạy - học lớp ghép là tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng GV đang trực tiếp giảng dạy lớp ghép tại các trường Tiểu học ở vùng khó khăn, vùng có nhiều học sinh dân tộc ít người. Tài liệu gồm 4 chuyên đề được sắp xếp theo từng vấn đề liên quan đến dạy học lớp ghép (LG). Tài liệu dạy học lớp ghép giúp Giáo viên: + Nắm được các hình thức tổ chức dạy học LG và các kĩ thuật dạy học LG. + Ứng dụng được các kĩ thuật dạy học LG và tự làm các đồ dùng dạy học bằng vật liệu rẻ tiền, có thể sử dụng linh hoạt trong tổ chức dạy học ở LG. + Thể hiện sự tự tin phấn đấu trở thành GV dạy LG giỏi, linh hoạt trong tổ chức các hoạt động dạy học LG. - Nội dung của tài liệu in gồm: + Chuyên đề I: Những vấn đề chung bao gồm: 1. Những vấn đề chung cảu lớp ghép; 2. Giới thiệu chung về hình thức tổ chức dạy học LG: Những đặc điểm về LG 3. Môi trường dạy học LG, một số khái niệm, những vấn đề đặt ra khi dạy học LG. + Chuyên đề II:Kế hoạch dạy học lớp ghép bao gồm: 1. Kế hoạch dạy học lớp ghép: 2. Kế hoạch bài học lớp ghép: Cung cấp việc chuẩn bị những điều kiện cơ bản nhất để dạy học LG, cách thiết kế kế hoạch dạy học tuần, ngày, bài học cùng các ví dụ minh họa. + Chuyên đề III: Phương pháp dạy học lớp ghép Bao gồm: 1. Phương pháp dạy học tích cực trong lớp ghép: 2. Dạy học sinh cách học trong môi trường lớp ghép 3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp ghép Cung cấp các kĩ thuật chủ yếu được dùng trong dạy học LG. Tổ chức hoạt động nhóm, dạy học sinh (HS) cách học trong môi trường LG, làm và sử dụng đồ dùng dạy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> học, tổ chức trò chơi học tập. Các kĩ thuật này được GV chuẩn bị cụ thể chi tiết khi ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực với sự tham gia chủ động của HS. + Chuyên đề IV: Dạy tiếng việt cho Học sinh dân tộc trong lớp ghép Khi tiến hành bồi dưỡng theo tài liệu này, các địa phương cần tổ chức cho GV học theo hình thức tự học có hướng dẫn để phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Tài liệu chỉ đưa ra thời lượng tối thiểu để bồi dưỡng cho từng môn học. Tùy vào tình hình cụ thể của học viên và điều kiện học tập của từng địa phương, các cấp quản lí giáo dục sẽ quyết định thời lượng bồi dưỡng từng môn cho phù hợp. Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhóm biên tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, GV tiểu học trong các trường có lớp ghép. Trân trọng cảm ơn ! Nhóm biên tập nội dung Hè 2009 B¶ng giíi thiÖu ch÷ viÕt t¾t D¹y häc líp ghÐp §å dïng d¹y häc Gi¸o viªn Häc sinh Häc viªn KÕ ho¹ch d¹y häc Líp ghÐp Nhóm trình độ Ph¬ng ph¸p d¹y häc Trình độ Trß ch¬i häc tËp S¸ch gi¸o khoa Häc sinh d©n téc thiÓu sè BiÓu tîng h×nh häc Hoạt động gấp hình. DHLG §DDH GV HS HV KHDH LG NT§ PPDH T§ TCHT SGK HSDTTS BTHH H§GH.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chuyên đề 1. Những vấn đề chung về dạy học lớp ghép HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC LỚP GHÉP m«i trêng häc tËp líp ghÐp I) NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC LỚP GHÉP 1) Công văn số 9548 /BGD&ĐT-GDTH V/v hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học. Tổ chức dạy học lớp ghép là đòi hỏi cần thiết của giá dục tiểu học ở những địa bàn đặc biệt khó khăn nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở những vùng khó khăn. - Dạy học lớp ghép là hình thức tổ chức dạy học mà một giáo viên trong cùng một thời gian và không gian có trách nhiệm daỵ học cho học sinh ở hai hay nhiều nhóm trình độ ( Lớp) khác nhau nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra cho từng nhóm trình độ. + Những lưu ý : - Mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh và không quá 2 trình độ. Trường hợp đặc biệt có thể ghép 3 trình độ nhưng mỗi lớp không quá 10 học sinh. Nên hạn chế tổ chức lớp ghép ở những lớp đầu cấp hoặc cuối cấp. Nên tổ chức lớp ghép ở các nhóm trình độ liền nhau. - Trong tổ chức dạy học lớp ghép, tập trung dạy học 2 môn Tiếng việt và Toán theo đúng quy định của chương trình, các môn còn lại được vận dụng chương trình một cách linh hoạt phù hợp với khả năng nhận thức của đối tượng học sinhvà hoàn cảch điều kiện cụ thể của từng lớp. a) khi xây dựng kế hoạch - Kế hoạch dạy học lớp ghép không mang tính ổn định bền vững, có thể thay đổi theo từng tuần học. Khi sắp xếp kế hoạch dạy học cần lưu ý : Ghép những bài học kiến thức mới ở trình độ này với những bài ôn tập,luyện tập thực hành ở trình độ kia. - Hạn chế ghép những môn học đánh giá bằng điểm số với những môn học đánh giá bằng nhận xét. - Đối với 2 môn Toán và Tiếng việt, dạy học theo đúng nội dung chương trình cho từng nhóm trình độ. Các môn còn lại có thể tổ chức dạy chung cho các nhóm trình độ khác nhau . Lưu ý lấy nội dung chương trình của nhóm trình độ thấp hơn làm cơ sở , nội dung chương trình của nhóm trình độ cao hơn được xem là phần mở rộng. b) Xây dựng kế hoạch bài học.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> c) Tổ chức các hoạt động dạy học d) Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. -Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp ghép tập trung vào 2 môn Toán và Tiếng việt Theo yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức và kĩ năng tại QĐ số 16/ 2006/QĐ-BGD&ĐT. Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí chủ yếu được đánh giá về kĩ năng đọc ; điểm tập đọc nội dung các môn học này được tính là điểm kiểm tra thường xuyên, giữa kì cuối kì của chính môn học đó. Các môn học đánh giá bằng nhận xét cần coi trọng động viên sự tiến bộ của học sinh, khơi dậy hứng thú học tập để học sinh trong lớp ghép đều có thể đạt loại hoàn thành vào cuối năm học. e) Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học - Cần lưu ý mỗi nhóm trình độ có một bảng lớp riêng bàn ghế có thể sắp xếp cơ động để phục vụ việc học riêng của từng nhóm trình độ. - Tăng cường các hoạt động sưu tầm và làm thêm đồ dùng dạy học. g) Chế độ chính sách - Thực hiện theo thông tư số 17/TTLB/LĐ-TBXH-TC-GD&ĐT ngày 27 tháng 07 năm 1995. *) Lưu ý khi ghi hồ sơ cho học sinh học các lớp ghép : Khi ghi học bạ cho học sinh lớp ghép chỉ ghi tên nhóm trình độ mà học sinh đang theo học ( Ví dụ lớp ghép 2+5 thì ghi 2 đối với học sinh học chương trình lớp 2 và ghi 5 đối với học sinh đang theo học chương trình lớp 5) . 2) Khái niệm lớp ghép và dạy học lớp ghép Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm lớp ghép và dạy học lớp ghép Thế nào là lớp ghép và dạy học lớp ghép ? Dạy học lớp ghép (DHLG) là một hình thức tổ chức dạy học mà một GV có trách nhiệm tổ chức dạy học cho HS ở hai hay nhiều trình độ khác nhau đạt đến những mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Như vậy, LG là lớp học gồm HS ở các trình độ (TĐ) khác nhau và trong mỗi lớp có hai hay vài nhóm trình độ (NTĐ) khác nhau. Hình thức dạy học LG khác với hình thức tổ chức dạy học phổ biến ở nước ta hiện nay ở chỗ trong mỗi LG có một GV, cùng một lúc dạy HS ở các TĐ khác nhau. Định nghĩa trên cũng nhấn mạnh rằng người GV cùng một lúc phải tổ chức cho HS các NTĐ học tập. Hơn nữa, khái niệm này cũng làm rõ đặc điểm của LG về sự đa dạng của mục tiêu giáo dục của HS ở các NTĐ khác nhau. Do vậy, có rất nhiều yêu cầu đặt ra cho người GV dạy LG trong công tác tổ chức dạy học..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thông tin tham khảo thêm Dạy học LG ở nước ta đã có lịch sử khá lâu dài. Ngày nay, các LG chủ yếu được thấy ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân cư thưa thớt với đa số HS là người dân tộc thiểu số. Các LG được thành lập ở những thôn xóm, bản làng để thu hút trẻ em trong độ tuổi đi học trong cộng đồng đến trường học mà không phải đi xa nên tránh được những rủi ro trên quãng đường đi học cho các em. Trong hoàn cảnh thiếu GV, thiếu phòng học, tổ chức cho các trẻ em ở một vài NTĐ cùng học với nhau trong một lớp do một GV quản lí được coi là hình thức tổ chức dạy học tiết kiệm và phù hợp nhất. Trong những năm qua, LG đã góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục cho mọi người cũng như mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em những vùng khó khăn. Hoạt động 2. Phân biệt sự khác nhau giữa lớp ghép và lớp đơn, từ những đặc điểm trên hãy chỉ rõ những vấn đề đặt ra cho người giáo viên trong tổ chức dạy học lớp ghép. Câu hỏi hoạt động: Hãy chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa dạy học lớp ghép và dạy học lớp đơn bằng cách xây dựng bảng sau: Các tiêu chí so sánh Về học sinh. Lớp đơn. Lớp ghép. ................................................... .................................................. Về giáo viên .................................................. ................................................... Từ những điểm trên hãy chỉ ra những vấn đề đặt ra cho người giáo viên trong việc tổ chức dạy học lớp ghép? Thông tin tham khảo Trong LG, HS ở các NTĐ khác nhau nên có độ tuổi khác nhau và khả năng khác nhau. Vì thế, môi trường LG có những đặc điểm của một xã hội hay một gia đình: có người lớn tuổi hơn, có người ít tuổi hơn, có người có khả năng hơn và có người kém hơn cùng hoạt động và sinh hoạt chung. Chính những đặc điểm này sẽ tạo điều kiện để khuyến khích các em quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống. Trong LG ở nước ta, các nhóm HS ở những TĐ khác nhau nên các em theo học những chương trình và mục tiêu riêng, do vậy nhiệm vụ học tập và các hoạt động của HS trong cùng một LG cũng khác nhau. Chính sự đa dạng này đòi hỏi LG phải được trang bị những nguồn tài liệu và đồ dùng dạy học hết sức phong phú để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của các HS..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trong LG một GV có trách nhiệm chuyên môn đối với một vài NTĐ khác nhau nên người GV không thể cùng một lúc giảng dạy trực tiếp cho tất cả các nhóm mà phải phối hợp tổ chức đan xen các hoạt động dạy của thầy với các hoạt động độc lập của trò. Môi trường LG là nơi những kĩ năng học tập tự lập của HS phải được hình thành và rèn luyện từ rất sớm. II. C¸c h×nh thøc tæ chøc d¹y häc líp ghÐp I . Các hình thức tổ chức dạy học ở lớp ghép Hoạt động 1. Tìm hiểu các hình thức tổ chức dạy học ở lớp ghép Hoạt động cá nhân: Hãy suy nghĩ và đưa ra cách để một giáo viên có thể duy trì sự học tập tích cực của học sinh các nhóm trình độ khác nhau? - Lúc làm việc với giáo viên ?....................................................................... - Lúc thiếu sự giảng dạy trực tiếp của giáo viên?.......................................... b) Gợi ý: - Giáo viên có thể giao cho từng học sinh làm ác việc như ............................ - Giáo viên có thể giao cho học sinh khá trong nhóm làm những việc như...... - GV có thể giao cho các nhóm nhỏ học sinh làm các việc như ...................... - Hai học sinh ngồi gần nhau có thể ................................................................. - Học sinh yếu có thể nhận được sự giúp đỡ từ................................................ - Gv có thể nhận được sự giúp đỡ trong giờ học từ.......................................... Trong dạy học hiện đại, người ta đề cao vai trò của người GV trong việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của HS hơn là việc cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn trong các sách giáo khoa hay sách hướng dẫn. Người GV giỏi là người biết đặt ra những câu hỏi, nêu ra những vấn đề và đưa ra những gợi ý hợp lí để khuyến khích HS có nhu cầu và tự giác tìm kiếm tri thức, suy nghĩ sáng tạo và thực hành những thao tác để có thể giải quyết những vấn đề được đưa ra. Hình ảnh người GV trên tay cầm cuốn sách để đọc cho HS nghe rồi chép lại đã làm hạ thấp giá trị của người GV trong dạy học. Người GV cần phải là người giúp các em chiếm lĩnh tri thức và có những kĩ năng cần thiết để vươn tới những giá trị của nhân loại. Với vai trò của người tổ chức hoạt động trong LG, GV có thể sử dụng rất nhiều các hình thức tổ chức dạy học khác nhau để đáp ứng những nhu cầu và sự phát triển khác nhau của các cá nhân. Bên cạnh hình thức trực tiếp giảng bài cho cả lớp, cho từng NTĐ, hay cho từng cá nhân, GV còn có thể tổ chức những hình thức học tập khác: một HS điều khiển cả NTĐ thực hiện một số kĩ năng nào đó; HS cùng học tập và làm những công việc với các bạn trong những nhóm nhỏ gồm hai hay một vài.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> em; hoặc từng cá nhân HS thực hiện những nhiệm vụ được giao. Tuỳ theo nội dung bài học và những mục đích giáo dục đặt ra, GV sẽ lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học cho thích hợp. Có một số hình thức tổ chức dạy học chủ yếu sau thường được dùng trong LG: 1. Tổ chức dạy học chung cả lớp Dạy học chung cả lớp là phương tiện hiệu quả để chuyển tải những thông tin đến được một số lượng lớn người nghe cùng một lúc. Hình thức này thường được sử dụng để giới thiệu những vấn đề chung trong nội dung chương trình hay để HS cùng thảo luận những chủ đề có liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức của nhiều người. Hình thức tổ chức này thường được dùng khi mở đầu và kết thúc của mỗi tiết, mỗi buổi học hay trong dạy các môn học đòi hỏi phải trình bày những thông tin chung cho HS của các NTĐ, ví dụ như hát, kể chuyện, đạo đức, thể dục và những hoạt động vui chơi, tham quan, lao động. Tổ chức dạy học chung cho cả LG sẽ giúp GV giảm được số lượng giáo án phải soạn và có thể tập trung vào điều khiển các hoạt động của HS trong giờ học như một đơn vị lớp học thống nhất. Tuy nhiên, hình thức tổ chức dạy học này sẽ khó có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các cá nhân ở các TĐ khác nhau, nên trong thực tế, hình thức tổ chức dạy học này được sử dụng rất hạn chế. Cần lưu ý rằng khi sử dụng hình thức dạy học này, GV phải chú ý lựa chọn và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với các đối tượng ở các NTĐ khác nhau. (VD) 2. Tổ chức dạy học cho từng nhóm trình độ GV làm việc trực tiếp với một NTĐ để chuyển tải những nội dung trong chương trình hay hướng dẫn HS thực hành những thao tác làm bài cụ thể. Trong lúc dạy học trực tiếp, GV có thể cung cấp những thông tin, trình bày, giải thích những sự vật, hiện tượng, làm mẫu những thao tác hay tổ chức trao đổi với HS. Để duy trì hoạt động học tập của các nhóm khác, GV sẽ phải đưa ra những bài tập hay nhiệm vụ để HS làm việc cá nhân hoặc cùng với các bạn trong nhóm nhỏ. Chính vì vậy, chất lượng dạy học trực tiếp của GV có liên quan trực tiếp với chất lượng quản lí học tập độc lập của HS trong những NTĐ khác có trong lớp học của mình. Dạy học trực tiếp của GV có hiệu quả nhất do GV thực hiện những tương tác trực tiếp với HS trong nhóm cùng TĐ nên các em thường tập trung lắng nghe lời giảng và tiếp thu bài nhanh hơn. Đây là hình thức tổ chức dạy học phổ biến ở LG hiện nay. Trong LG, để thực hiện dạy học trực tiếp với tất cả các NTĐ, GV phải di chuyển liên tục giữa các nhóm, đặc biệt trong những LG đầu cấp do các em chưa quen làm việc độc lập và chưa có khả năng tự quản cao. Ở mỗi NTĐ những tương tác giữa GV.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> và HS lần lượt diễn ra trong khoảng 5-10 phút. Biện pháp để duy trì học tập độc lập của HS là giao cho các em những nhiệm vụ cá nhân hay của nhóm có thể hoàn thành trong khoảng thời gian GV dự tính sẽ cần để thực hiện dạy học trực tiếp ở NTĐ khác. Những bài tập hay nhiệm vụ này nên được thiết kế ở một vài mức độ khó và dễ để đáp ứng nhiều mức độ học tập của HS. Thêm nữa, GV cần huy động mạng lưới tự quản và cán sự trong mỗi nhóm để các em có thể giúp GV điều hành học tập của các HS khác trong nhóm hay hướng dẫn các bạn làm bài. 3.Dạy học trực tiếp cho cá nhân GV thực hiện dạy học trực tiếp cho cá nhân HS trong lớp là hình thức tổ chức dạy học giữa thầy và một trò, dựa trên yêu cầu cụ thể của cá nhân đó. Dạy học cá nhân được coi là một cách thức dạy học hiệu quả cao nhất bởi vì nó đáp ứng được tốt nhất mức độ yêu cầu và phát triển của cá nhân. Tuy nhiên, không thể sử dụng dạy học cá nhân cho tất cả HS trong LG mà chỉ có thể sử dụng cho một vài em HS đặc biệt, thường là những em có tiếp thu chậm hơn các bạn khác hoặc bị ngắt quãng thời gian học vì những lí do nào đó. Để có thể thực hiện dạy học trực tiếp cho cá nhân trong giờ học, GV cần có những biện pháp điều khiển thích hợp với hoạt động học tập của các HS và các nhóm HS khác: giao bài cho các em làm việc trong nhóm hay làm việc cá nhân. Cần lưu ý rằng thời gian dành cho việc dạy học trực tiếp cho cá nhân không thể kéo dài vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến học tập của số đông các em trong lớp. 4. Dạy học theo nhóm nhỏ Dạy học theo nhóm nhỏ là hình thức tổ chức dạy học mà GV phân chia HS trong nhóm cùng TĐ hay trong LG thành các nhóm nhỏ gồm 2 đến 7 em để các em thực hiện những nhiệm vụ học tập. Đây là một hình thức tổ chức hoạt động học tập độc lập của HS. Hình thức này có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học LG, không chỉ vì dạy nó cho phép GV có điều kiện để làm việc trực tiếp với các NTĐ khác hay cá nhân trong lớp mà còn có khả năng giáo dục rất lớn đối với HS. Chính vì thế, GV phải có kế hoạch để xây dựng dần cho HS trong lớp những kĩ năng làm việc trong nhóm từ đơn giản đến phức tạp để các em có khả năng sinh hoạt và làm việc tốt trong nhóm. Trong thực tế, GV cần chú ý sử dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ nhưng tránh xem nó như giải pháp để GV có thể có thời gian để làm việc với NTĐ khác mà không chú ý phát huy tác dụng của hoạt động nhóm đối với sự phát triển nhân cách của HS..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 5. Tổ chức hoạt động học tập độc lập của học sinh Khai thác việc học tập độc lập của HS là một hướng chính để thích ứng với hoàn cảnh mà GV phải phân phối thời gian giảng dạy của mình cho các NTĐ khác nhau trong từng tiết học. Mặt khác, học tập độc lập là giai đoạn đặc biệt quan trọng để HS chuyển những thông tin, kiến thức các em vừa học vào trong những mối quan hệ bên trong để trở thành tài sản trí tuệ của riêng mình. Chính vì thế, tổ chức học tập độc lập của HS có ý nghĩa rất quan trọng cần được tổ chức một cách cẩn thận. Để duy trì việc học tập độc lập của HS, GV cần thiết kế những bài tập, nhiệm vụ đáp ứng được các mức độ khả năng khác nhau của HS. Bên cạnh những nhiệm vụ vừa sức và hấp dẫn, GV cần chú ý đến những hình thức đánh giá, khen thưởng thích hợp để động viên, kích thích HS theo đuổi nhiệm vụ được giao cho đến cùng. GV cần xây dựng trong lớp kho trò chơi học tập, những câu đố vui, bài tập hấp dẫn để khuyến khích HS suy nghĩ, phát triển kiến thức và những sách, báo, truyện và các tài liệu tham khảo phong phú để HS sử dụng khi có thời gian rỗi. Hoạt động 2. Xác định những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên dạy lớp ghép khi tổ chức các hình thức dạy học. a) Hiểu về tâm lí lứa tuổi và đặc điểm học tập của học sinh tiểu học Trẻ em không tiếp thu kiến thức một cách thụ động và mỗi HS đều có kho kiến thức riêng trên cơ sở những kinh nghiệm sống và học tập trước đó. Dạy học sẽ có hiệu quả nếu HS thiết lập được mối liên hệ giữa những cái mới học với kho kiến thức mà các em đã có. Quan trọng hơn, trẻ em không chỉ cần được học chữ, biết tính toán để có thể dùng chúng trong cuộc sống hằng ngày mà còn cần được học những hành vi, cử chỉ, những lời nói và cách suy nghĩ, lập luận để hoà nhập vào cuộc sống xung quanh. Học tập của HS nhỏ có hiệu quả cao trong những hoạt động thực hành và trong các hoạt động mà trẻ thấy thích thú. Mỗi đứa trẻ có những kinh nghiệm và khả năng khác nhau đối với những dạng hoạt động khác nhau và các lĩnh vực khác nhau. Do đó, mỗi đứa trẻ có mức độ tiếp thu kiến thức riêng. Quá trình học tập của trẻ diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc và mọi tình huống, không chỉ diễn ra ở trường học mà cả ở nhà và ở những chỗ chúng vui chơi. Trẻ không chỉ học từ trong sách, báo, mà quan trọng hơn chúng có thể học từ trong những hoạt động, trong các tình huống trong cuộc sống. Trẻ không chỉ học từ thầy giáo hay người lớn mà chúng có thể học được rất nhiều từ bạn bè trong những buổi trò.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> chuyện, tranh luận hay cùng học với nhau. GV cần sử dụng những nguồn thông tin, tư liệu phong phú trong sách, báo và cả những hiện tượng, tình huống trong cuộc sống thực, đặc biệt là kinh nghiệm và thực tế của chính các em để kích thích HS suy nghĩ, đưa ra những nhận xét, giải thích và đánh giá theo ý kiến, quan điểm riêng của các em. 2) Hoạt động của giáo viên lớp ghép LG bao gồm những HS ở các lứa tuổi và trình độ khác nhau có những kinh nghiệm và nhiệm vụ học tập khác nhau. Chính vì thế, môi trường LG có tính đa dạng như một xã hội thu nhỏ. Những mối quan hệ trong công việc và giao tiếp trên cơ sở trách nhiệm và tin cậy lẫn nhau sẽ làm các em tự tin hơn và học được ở nhau những kinh nghiệm sống cần thiết. GV cần chú ý: Tổ chức lớp học của mình thành một môi trường mà mỗi HS có cơ hội thể hiện và phát triển khả năng cũng như trách nhiệm cá nhân của mình, đặc biệt đối với các em thiếu mạnh dạn và chưa có thành tích rõ rệt. Tổ chức lớp học của mình thành một môi trường mà các HS có quan hệ thân thiết với nhau và luôn có nhu cầu được chia sẻ, học hỏi lẫn nhau và giúp đỡ nhau. Dạy học LG đòi hỏi GV phải xây dựng kế hoạch bài dạy một cách công phu để thu hút tất cả HS trong lớp hoạt động tích cực để đạt đến những mục tiêu đã đặt ra cho các nhóm TĐ khác nhau. Người GV dạy LG không thể vừa lòng với cách đặt sự quan tâm của mình đến nhóm này hay bài này hơn và do đó để cho nhóm khác hay bài khác không được tổ chức một cách chặt chẽ. Có 3 câu hỏi GV cần trả lời trong lúc soạn giáo án:  HS các NTĐ cần phải nắm được cái gì trong bài này ? (mục tiêu)  Làm thế nào thì HS học những kiến thức hay kĩ năng này tốt hơn ? (Cách tổ chức và phương pháp)  HS cần bao lâu để hoàn thành hoạt động này ? Để điều khiển một giờ học ở LG, GV phải tổ chức các hình thức dạy học khác nhau như dạy trực tiếp cho cả lớp hay cho từng NTĐ và học tập độc lập của các nhóm khác khi GV không có mặt. Tuy nhiên, GV dạy LG nên nhớ rằng học tập theo nhóm nhỏ có ý nghĩa giáo dục rất lớn bởi vì trong nhóm các em có thể cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ phức tạp hơn và hơn nữa các em có thể học được rất nhiều các kĩ năng cần thiết từ trong các hoạt động chung của nhóm. GV nên chú ý sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau để HS học được những kinh nghiệm làm việc khác nhau. Dạy học LG là một công việc không dễ dàng nhưng GV có thể tìm thấy sự trợ giúp trong môi trường hoạt động của mình: các bạn đồng nghiệp, cha mẹ HS và chính các HS. GV hãy suy nghĩ để lôi cuốn các lực lượng cùng tham gia vào quá.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> trình dạy học để mỗi người đều có trách nhiệm và được phát huy khả năng của mình trong sự nghiệp giáo dục trẻ em. Cho đến nay, dạy học LG vẫn đang sử dụng chung hệ thống chương trình và sách giáo khoa được biên soạn theo từng lớp. Điều đó vừa đặt ra yêu cầu cao đối với GV dạy LG vừa kích thích tính sáng tạo và linh hoạt trong thực tế tổ chức dạy học trong LG của người GV. Trách nhiệm tổ chức dạy học để giúp đỡ các HS của mình đạt đến những mục tiêu giáo dục đã được đặt ra là một đòi hỏi có tính pháp lí và chính vì thế, GV buộc phải nắm vững Chương trình tiểu học và đặc biệt là chương trình của các NTĐ trong lớp mình dạy. Tuy nhiên, Chương trình tiểu học và chính sách, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn khuyến khích các GV nói chung, GV dạy LG nói riêng có những sáng kiến để cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học. Bạn đã có những hiểu biết ban đầu về dạy học LG, bạn hãy chia sẻ với chúng tôi và các bạn đồng nghiệp những suy nghĩ, ý kiến của mình để chúng ta cùng hỗ trợ và hợp tác với nhau trong việc tổ chức dạy học LG.. III-MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LỚP GHÉP A. Mục tiêu Giúp giáo viên: 1. Hiểu môi trường học tập LG gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần. 2. Có thể sắp xếp không gian LG phù hợp với hoàn cảnh thực tế. 3. Thể hiện sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hợp tác có trách nhiệm trong việc xây dựng và tô tạo môi trường học tập LG ngày càng tốt đẹp hơn. B. Nội dung 1. Môi trường học tập lớp ghép a) Những yếu tố vật chất thuộc về môi trường lớp ghép: - Hãy kể ra những yếu tố thuộc về vật chất trong có tác động đến chất lượng dạy học có tác động đến chấ lượng dạy học lớp ghép? b) Những yếu tố thuộc về tinh thần. - Những yếu tố tinh thần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy học? Những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến tâm lí học sinh? + Học viên suy nghĩ để trả lời các câu hỏi trên từ đó rút ra được khái niệm về môi trường dạy học lớp ghép: - Môi trường học tập LG bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần. + Môi trường vật chất là toàn bộ không gian diễn ra quá trình dạy - học mà ở đó có bảng, bàn, ghế, ánh sáng, âm thanh, không khí... (xem sơ đồ). + Môi trường tinh thần gồm các mối quan hệ: GV, HS, nhà trường, cộng đồng. - Các yếu tố trong môi trường vật chất và môi trường tinh thần liên hệ chặt chẽ với nhau trong môi trường học tập LG. Môi trường vật chất học tập LG bao gồm: Không gian diễn ra quá trình dạy học mà ở đó có bảng, bàn ghế, ánh sáng, am thanh, không khí....

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Môi trường tinh thần trong môi trường học tập LG bao gồm: Các thành phần và mối quan hệ giữa GV, nhà trường, gia đình, cộng đồng và HS. 2. Không gian hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Trao đổi về sử dụng không gian phòng học LG - Giảng viên có thể sắp xếp HV ngồi theo hình chữ U, cùng trao đổi một số câu hỏi: + Không gian hoạt động của GV và HS ở LG khác lớp đơn như thế nào ? + GV treo một sơ đồ không gian phòng học LG để cả lớp quan sát: Nêu những phương án bố trí chỗ ngồi theo các giờ học khác nhau (giờ học chung, giờ học khác môn...). (Lưu ý: Tuỳ theo số lượng HV, giảng viên sẽ giao các câu hỏi theo số lượng hoặc chuyên sâu, các nhóm cần viết kết quả vào giấy Ao để trình bày trước lớp. Giảng viên và HV bình luận sau khi các nhóm trình bày) ( VD về giao nhiệm vụ hoạt động) Thông tin: - Bàn làm việc của GV nên đặt ở vị trí thích hợp, có thể bao quát được hoạt động của toàn lớp học và khi cần có thể đến giúp đỡ từng HS theo đường ngắn nhất. - Việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho HS các nhóm trình độ (NTĐ), tuỳ thuộc vào diện tích phòng học, số nhóm HS, yêu cầu của từng hoạt động, từng buổi học, từng tiết học, không cố định ở một vị trí. Ví dụ: + Khi cả lớp học chung một bài hoặc cùng tham gia thực hiện chung một hoạt động thì tất các HS trong lớp cùng quay về phía GV hoặc sắp xếp HS ngồi theo hình chữ U. + Khi các nhóm làm việc theo những nội dung khác nhau thì có thể bố trí mối nhóm quay về một hướng, giữa các nhóm có khoảng trống để GV đi lại dễ dàng. B¶ng ®en. Bµn GV. B¶ng ®en (NT§ a).  . . .  . . .  . . . (NT§ b).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> HS ngồi quay về một hướng đối diện với GV B¶ng ®en. Bµn GV. B¶ng ®en. . . . .        . HS ngồi quay về một hướng theo hình chữ U B¶ng ®en. . . .  . Bµn GV.  . B¶ng ®en. . HS ngồi hướng vào nhau theo nhóm nhỏ. 3. Sắp xếp thiết bị, đồ dùng trong phòng học - Quy định những nơi nào của phòng học là thích hợp để trưng bày những sơ đồ, họa đồ, bài viết, tranh vẽ của HS. Các mảng tường: dùng để trang trí các góc bộ môn. Tùy từng hoạt động, từng chủ điểm, từng môn học và điều kiện có thể trang trí lên tường: + Các loại tranh ảnh in. + Những bảng biểu, sơ đồ, mô hình do HS, GV, cha mẹ HS... sưu tầm hoặc tự làm. + Bài làm của HS được điểm cao, được khen..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Vị trí treo các đồ dùng: Đồ dùng nào sử dụng lâu dài treo lên cao, đồ dùng theo chủ đề treo ở nơi thích hợp để dễ tháo gỡ, thay đổi. Màu sắc cần đảm bảo tính mĩ thuật và vệ sinh học đường. - Lựa chọn những góc bộ môn: chỗ để các mô hình, thiết bị; chỗ để đồ dùng tự làm của GV, HS. Góc để sách, tài liệu tham khảo, khu vực đọc... tùy theo hình thể kích thước của phòng học, người sử dụng và số lượng nhóm HS và những mục tiêu cần đạt, có thể có những cách sắp xếp khác nhau. - Các góc bộ môn: + Góc Toán + Góc Tiếng Việt + Góc Tự nhiên và Xã hội + Góc các bộ môn khác Lưu ý: Góc Toán và Góc Tiếng Việt thường được sắp xếp ở hai mảng tường liền kề hoặc đối diện nhau. Góc Tự nhiên và Xã hội giúp HS gắn bó thêm với cộng đồng. Sản phẩm trưng bày là vật thật, mô hình mang đậm nét tính văn hóa truyền thống dân tộc. - Bảng: Trong phòng học bảng đen được đặt ở vị trí sao cho: + HS dễ quan sát. + GV và HS sử dụng tối đa diện tích của bảng. + Mỗi NTĐ cần có một bảng. - Tủ, giá sách: + Tủ nên đặt ở góc phòng. + Giá sách đặt ở nơi gần cửa sổ. + Đồ dùng, tài liệu, hồ sơ để trong tủ và giá cần được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho việc sử dụng. - Bàn, hòm để thiết bị dạy - học: Một số bàn kê dưới mảng tường của các góc bộ môn để trưng bày những sản phẩm tự làm, thiết bị dành cho môn học đó. Sản phẩm trưng bày cần có nhãn ghi tên. Một số bàn kê ở góc phòng để đặt hòm thiết bị ứng với từng tiết học. - Trưng bày, trang trí quanh các cột nhà: treo lọ hoa, treo giá, cắm cờ, ... 4. Môi trường dạy học lớp ghép ở một số giờ học - Trong giờ học, mỗi NTĐ có nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, cần tạo cho mỗi nhóm một khoảng không gian phù hợp với các hoạt động sẽ diễn ra cùng một thời gian trong môi trường học tập LG. Việc sắp xếp không gian bao gồm: sắp đặt đồ dùng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> dạy - học, thiết bị theo nội dung môn học ở các góc bộ môn cần được tiến hành trước giờ dạy và đúng với nội dung bài học của các NTĐ. Giờ dạy này cần có thời gian cho hoạt động chung của cả lớp. - Thời gian các NTĐ cùng học chung một nội dung kiến thức thì sắp xếp các hoạt động của HS sao cho HS ở NTĐ cao có thể giúp đỡ HS ở NTĐ nhỏ thuận lợi hơn. - Việc sắp đặt các thiết bị, đồ dùng dạy - học tùy thuộc vào nội dung của giờ học. Các thiết bị, ĐDDH được sử dụng trong từng không gian học tập của mỗi nhóm. Nếu GV thấy cần có sự hợp tác của các nhóm thì cần tạo ra không gian hợp lí cho các nhóm hoạt động. - Sân chơi cần được coi và tổ chức như một bộ phận của môi trường học tập. Sân chơi không chỉ là một phương tiện để giáo dục thể chất mà có thể kết hợp chơi trò chơi học tập. Khi tiến hành đo đạc (trong giờ học Toán, tìm phương hướng trong giờ Tự nhiên và Xã hội) thì sân chơi được xem như một không gian học tập. - Khi hoạt động học tập diễn ra ở sân trường, GV cần chú ý đến thời tiết, sự an toàn, cần tận dụng các tán cây xanh, các mái hiên nhà..., cần tìm một vị trí thích hợp để tập hợp, điều hành HS. Nhưng cần tránh sự phân tán của các nhóm học tập, hạn chế để HS bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, do đó cần có hiệu lệnh điều hành và chia nhỏ sự quản lí. 5. Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng môi trường dạy học lớp ghép có hiệu quả - GV dạy LG có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường học tập LG trong một phòng học cụ thể. Không gian phòng học LG được sử dụng, sắp xếp linh hoạt và phù hợp với các nhóm HS khác nhau đồng thời giúp GV tổ chức các hoạt động đa dạng một cách dễ dàng. - GV huy động HS tham gia vào việc trang trí và sử dụng không gian lớp học, cho phép HS bày tỏ ý kiến về những quyết định có ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em. Mặt khác, qua việc làm của HS môi trường tinh thần trong LG được cải thiện qua các hoạt động hợp tác giữa HS và HS. Các sản phẩm của HS được trưng bày, treo, dán lên tường cần chú ý có đầy đủ các thành phần HS trong lớp..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Chuyên đề 2 kÕ ho¹ch d¹y häc líp ghÐp A. X©y dùng kÕ ho¹ch d¹y häc líp ghÐp. I. Mục tiêu Giúp học viên: 1. So sánh và chỉ ra được sự khác nhau giữa kế hoạch dạy học/ kế hoạch bài học của lớp đơn và LG. Xác định được những căn cứ, các bước khi xây dựng kế hoạch dạy học/ kế hoạch bài học ở LG. 2. Xây dựng được kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học ở LG. 3. Thể hiện tính sáng tạo và chủ động khi xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học ở LG. II. thông tin cơ bản a. Kế hoạch dạy học Lớp ghép Hoạt động1. Sự khác nhau giữa xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép và lớp đơn Thông thường khi nói về kế hoạch dạy học của một tuần, người ta dùng từ " Thời khoá biểu" . Thời khoá biểu thường có ý nghĩa là một kế hoạch dạy học thống nhất cho một khối lớp một NTĐ, do nhà trường sắp xếp và mang tính ổn định trong một thời gian nhất định (một học kì). Trong khi đó việc xây Kế hoạch dạy học trong một tuần ở LG là cho nhiều NTĐ khác nhau. Kế hoạch dạy học LG rất linh hoạt, có tính sáng tạo và do chính GV dạy LG tự xây dựng. GV có thể thay đổi thứ tự các tiết học trong ngày, các bài học trong tuần, không theo kế hoạch dạy học chung của nhà trường nhưng vẫn đảm bảo số bài, số tiết đã được quy định trong tuần của chương trình quốc gia. Công việc này hoàn tất do chính GV dạy lớp ghép. Trong các lớp đơn mỗi lớp chỉ có một nhóm trình độ, các lớp đều thực hiện theo một kế hoạch dạy học chung do nhà trướng xây dựng. Còn trong lớp ghép lại có nhiều nhóm trình độ " Lớp" khác nhau. Do đó, ở LG, trong cùng một tiết có nhiều mục tiêu, nhiều nội dung dạy học tương ứng cho nhiều NTĐ khác nhau. Vì vậy, GV dạy LG cần có quyền chủ động và linh hoạt nhiều hơn nhằm thích ứng với những đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng LG. GV dạy LG tự xây dựng KHDH, không ai có thể thay thế GV dạy LG trong việc xây dựng KHDH. Xây dựng kế hoạch là công việc của người GV dạy lớp ghép, cần phải quan tâm thích đáng. KHDH phù hợp giúp cho GV chủ động bố trí thời gian, tổ chức dạy học một cách hợp lí nhất, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa bàn LG và phù hợp.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mỗi GV. KHDH tốt cho phép GV có thể sắp xếp những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và ĐDDH thích hợp với hoàn cảnh cụ thể. KHDH phải được xây dựng trước khi thực hiện ít nhất một tuần và có thể điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Hoạt động 2. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép Hoạt động thảo luận : Nêu những yếu tố mà bạn cho là cần thiết khi xây dựng kế hoạch dạy học, hãy liệt kê theo thứ tự ưu tiên ? a) Nêu những yếu tố mà bạn cho là cần thiết khi xây dựng KHDH, hãy liệt kê theo thứ tự ưu tiên. b) Theo bạn các nội dung sau đây có phải là căn cứ để xây dựng KHDH không ? Vì sao ? Hãy viết thêm những nội dung khác nếu bạn thấy chưa đủ. - Mục tiêu chung của chương trình của các môn học. - Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình. - Mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức, phương pháp của mỗi môn học. - Đặc điểm của các loại bài học: Học bài mới, bài ôn tập, bài luyện tập, bài kiểm tra... - Đặc điểm HS của lớp: số lượng, chất lượng, dân tộc, điều kiện vật chất, trang thiết bị... - Khả năng và điều kiện của riêng bạn. ......................................................................... Thông tin phản hồi: Khi xây dựng KHDH cần căn cứ vào : 1. Chương trình tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để nắm vững được kế hoạch dạy học ở tiểu học: số môn học quy định cho các khối lớp, số tiết học trong một tuần của mỗi lớp học, số tiết học của mỗi môn học trong một tuần. Ví dụ: giai đoạn các lớp 1, 2, 3 gồm 6 môn học, giai đoạn các lớp 4, 5 gồm 9 môn học; đối với lớp 1 là 22 tiết/ tuần, với lớp 2 là 23 tiết/ tuần,... 2. Hướng dẫn phân phối chương trình các môn học ở các lớp. Trong hướng dẫn đã chỉ rõ trình tự các tiết học, tên bài học theo một logíc chặt chẽ trong mỗi tuần và trong cả năm học cho từng môn học. 3. Yêu cầu về mục tiêu, nội dung của các môn học trong từng lớp học; yêu cầu về mục tiêu, nội dung bài học trong từng chương, từng phần..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 4. Các quy định về chuyên môn như: thời lượng một tiết học, chế độ cho điểm, đánh giá,.. 5. Tình hình HS trong lớp, số NTĐ trong lớp. 6. Điều kiện cơ sở vật chất trong phòng học, ĐDDH, điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương. Hoạt động 3 Xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp ghép KHDH được xây dựng cho từng tuần. Tuỳ theo môn học, thể loại bài học, nội dung các tiết học trong tuần, kế hoạch dạy được sắp xếp theo những cách khác nhau. GV cần sắp xếp các kiểu bài một cách hợp lí, như các bài học cung cấp kiến thức mới, cần dành nhiều thời gian để hướng dẫn trực tiếp cho HS, trong khi đó các kiểu bài như: luyện tập, ôn tập, kiểm tra, thực hành,... có thể dành thời gian trực tiếp ít hơn. Do đó, hạn chế dạy các nội dung kiến thức mới vào cùng một thời gian (1 tiết học), các bài khó học trong cùng một ngày cho các NTĐ, tránh tình trạng có ngày HS học quá nhiều, có ngày học ít nội dung mới... gây mệt mỏi cho cả GV và HS. Ngoài ra, GV có thể sắp xếp để dạy một nội dung chung, có tính liên thông cho các NTĐ trong cùng một tiết học nhưng theo các yêu cầu, mức độ khác nhau. Cách dạy này gắn kết cả lớp thành một khối thống nhất và HS có thể chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, hỗ trợ nhau học tập. Có 3 cách sắp xếp (cách ghép) các môn học như sau: 1. Các NTĐ khác nhau học các môn học khác nhau. Ví dụ: trình độ A học môn Toán, trình độ B học Tiếng Việt. 2. Các NTĐ học các bài học theo các phân môn của một môn học. Ví dụ: trình độ A học phân môn Tập đọc, trình độ B học phân môn Tập làm văn. 3. Các NTĐ học chung một môn học nhưng các TĐ khác nhau phải đạt mục tiêu, yêu cầu của từng khối lớp. Ví dụ: Môn Thể dục, môn Tự nnhiên và Xã hội. Các bước để xây dựng một KHDH: 1. Liệt kê tổng số tiết học (của tất cả các môn), số tiết học cho một môn học trong tuần, trình tự các tiết học theo yêu cầu đối với mỗi NTĐ trong LG. 2. Lập kế hoạch dạy học cho một NTĐ trước (theo cột dọc). Trong khi lập kế hoạch cho mỗi NTĐ, cần lưu ý: - Những bài học đòi hỏi sự tập trung cao của HS cần được sắp xếp vào những thời gian thích hợp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS tiểu học trong một buổi học. Những môn này cũng nên được bố trí đều ở các ngày trong tuần, tránh dồn tập trung vào một sốngày..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Những môn học, tiết học ngoài trời cần tính đến đặc điểm thời tiết của địa phương. 3. Xây dựng KHDH tiếp cho NTĐ còn lại (theo hàng ngang). Trong khi sắp xếp những môn học cho NTĐ này, cần lưu ý: - Đối chiếu với những môn học, bài học đã xếp ở NTĐ trước, sắp xếp những môn học cần sự tập trung nhiều của HS như Tiếng Việt, Toán, với những môn học khác như Mĩ thuật, Tự nhiên và Xã hội,... ; sắp xếp bài học mới ở NTĐ này với bài học luyện tập, ôn tập, thực hành cho NTĐ còn lại. ( Song cần bám vào mục 2 điểm a của Công văn số 9548/BGD&ĐT-GDTH) - Với những môn học như Thể dục có đặc thù là thường diễn ra ở ngoài lớp học hoặc phân môn Hát nhạc không khí lớp học ở trạng thái “động”, nên sắp xếp học chung các môn này giữa các NTĐ để dễ theo dõi hoặc hạn chế sự ảnh hưởng giữa các NTĐ. Ví dụ: sắp xếp các NTĐ cùng học giờ thể dục hoặc cùng học giờ hát nhạc (cách sắp xếp 3). - Những môn học như Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức các chủ đề có nội dung xây dựng theo qui tắc đồng tâm cũng có thể bố trí học chung nhằm gắn kết các trình độ trong lớp thành khối thống nhất, phát huy sự tương trợ giúp đỡ của NTĐ lớn với NTĐ bé. ( Ví dụ môn Tự nhiên xã hội ở lớp 1 và lớp 2 : Tuần 31 lớp 1 Thực hành quan sát bầu trời, còn lớp 2 Mặt trời có thể tổ chức học chung). 4. Rà soát lại toàn bộ kế hoạch dạy học đã lập và chỉnh sửa lại những giờ học có môn học chưa phù hợp (có thể đảo tiết trong ngày, tuần). Kế hoạch dạy học đã lập phải đảm bảo: - Đầy đủ số tiết học, môn học, bài học và các quy định về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Thực thi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người GV khi tổ chức các hoạt động học tập trong LG, thể hiện một cách sắp xếp khoa học, hợp lí giữa các môn học, bài học giữa các NTĐ trong LG. - Phù hợp với cơ sở vật chất của lớp học, ĐDDH, đối tượng HS và điều kiện tự nhiên, xã hội nơi có LG. Lưu ý: Trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học LG đã xây dựng, người GV có thể thay đổi, vận dụng linh hoạt bản kế hoạch này để nó trở nên phù hợp hơn, khả thi hơn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của lớp học. VÝ dô: KÕ ho¹ch d¹y häc tuÇn 3 - líp ghÐp 1+2.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Thø/ ngµy TiÕt 1 Hai 2 ..... 3 4 Ba 1 ...... 2 3 4 T. 1 2 3 4 5. N¨m 1 2 3 4 5 S¸u 1 2 3 4. Nhóm trình độ 1 M«n Tªn bµi H. vÇn Bµi 9: o-c H. vÇn ----To¸n LuyÖn tËp Đ. đức Gọn gàng sạch sẽ H. vÇn Bµi 10: «-¬ H.vÇn -----To¸n BÐ h¬n. DÊu  T. dôc Đội hình, đội ngũ-Trò chơi. Nhóm trình độ 2 M«n Tªn bµi To¸n KiÓm tra T đọc B¹n cña Nai nhá T.đọc -------Đ. đức Biết nhận lỗi và sửa lỗi CT TËp chÐp: B¹n cña Nai nhá To¸n PhÐp céng cã tæng b»ng 10 TNXH HÖ c¬ T.dôc Quay ph¶i quay tr¸i- TC: Nhanh lªn b¹n ¬i H. vÇn Bµi 11: ¤n tËp T. đọc Danh s¸ch häc sinh tæ 1... H. vÇn -----To¸n 26+4; 36+24 To¸n MT VÏ theo mÉu: VÏ l¸ c©y Lín h¬n. DÊu  M.thuËt MÇu vµ vÏ mÇu vµo h×nh LT&C Tõ chØ sù vËt. C©u kiÓu ai lµ g× ? đơn giản T. c«ng XÐ d¸n h×nh vu«ng, h×nh KC B¹n cña Nai Nhá trßn H. vÇn Bµi 12: i-a To¸n LuyÖn tËp H. vÇn -----T. viÕt Ch÷ hoa B To¸n LuyÖn tËp T. đọc Gäi b¹n H nh¹c Mêi b¹n vui móa ca H nh¹c ¤n tËp bµi h¸t: ThËt lµ hay T. cêng T dôc Quay ph¶i, quay tr¸i. H.vÇn Bµi 13: n-m TLV S¾p xÕp c©u trong bµi. H. vÇn ------To¸n 9 céng víi 1 sè: 9+5 TËp TiÕt3: lÔ, cä, bê, hå T. c«ng GÊp m¸y bay ph¶n lùc viÕt NhËn biÕt c¸c vËt xung CT Nghe viÕt : Gäi b¹n TN&X quanh H. Lưu ý: Kế hoạch dạy học trên chưa tính đến 1 tiết hoạt động tập thể theo quy định của Chương trình tiểu học. Hoạt động 4 : thảo luận xây dựng kế hoạch dạy học lớp ghép Thực hành Xây dựng kế hoạch dạy học lớp ghép Mục tiêu: Giúp GV nắm được kĩ thuật xây dựng kế hoạch dạy học, vận dụng linh hoạt trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học lớp ghép ở cấp tiểu học, ở lớp được phân công giảng dạy. Tiến hành: Giảng viên chia lớp học thành 8 nhóm các nhóm xây dựng kế hoạch dạy học LG 2 trình độ theo đăng kí của từng nhóm về lớp ghép,tuần học. Thuyết trình kế hoạch dạy học: Các nhóm báo cáo thuyết trình kế hoạch dạy học của nhóm. Thảo luận , thống nhất.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> B. KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỚP GHÉP Hoạt động1. Tầm quan trọng của lập kế hoạch bài học lớp ghép và sự khác nhau của kế hoạch bài học lớp ghép so với lớp đơn a) Lập kế hoạch bài học quan trọng, vì: - Kế hoạch bài học giúp GV hướng dẫn HS học cái gì, học vào thời gian nào, học như thế nào và biết tổ chức các hoạt động học tập phù hợp để phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia các hoạt động. - Giúp GV tự tin, tập trung suy nghĩ những vấn chủ yếu trước khi tiến hành quá trình dạy học, dự đoán, giải quyết những tình huống có thể xảy ra ở lớp học. - Đòi hỏi GV phải suy nghĩ về đặc trưng môn học, mục tiêu bài học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá, trình độ HS,... - Giúp GV làm chủ quỹ thời gian, giờ học, hướng quá trình dạy học thông qua các hoạt động của HS. b) Sự khác nhau của kế hoạch bài học lớp ghép so với lớp đơn - Kế hoạch bài học cho một tiết dạy ở lớp đơn là kế hoạch cho một NTĐ. ở LG khi xây dựng kế hoạch bài học, GV phải xây dựng các mục tiêu, các nội dung dạy học cho nhiều NTĐ khác nhau. - Trong LG, GV phải làm việc với 2 NTĐ, HS trong cùng một khoảng thời gian và không gian nhất định và thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu bài học đã đề ra cho mỗi NTĐ. Đây chính là điểm khác biệt của LG so với lớp đơn. - Cũng như kế hoạch bài học lớp đơn, kế hoạch bài học LG phải phản ánh được mục tiêu của bài học, sự chuẩn bị ĐDDH của GV và HS, các hoạt động dạy học, ... Tuy nhiên, để các NTĐ có thể thực hiện quá trình dạy và học một cách đồng bộ, không lãng phí thời gian, không có tình trạng “rỗi rãi” trong các NTĐ, kế hoạch bài học LG phải được thiết kế như một kế hoạch hoạt động của GV và HS. Nó phản ánh sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động, giúp GV tổ chức, điều hành và kiểm soát được các hoạt động học của HS ở các NTĐ, hoạt động của nhóm học tập và hoạt động của từng cá nhân. - Trong LG, khi GV làm việc với một NTĐ, thì ở các NTĐ khác HS phải tự tiến hành các hoạt động để giải quyết những nhiệm vụ học tập do GV giao. Chính vì thế, để HS tự học tập có hiệu quả, GV phải giao việc cho HS một cách rõ ràng, cụ thể và hướng dẫn HS cách học tập cá nhân hay học theo nhóm, cách hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ. Lưu ý: Trong quá trình thực hiện bài học, các hoạt động đã xây dựng trong kế hoạch bài học không áp dụng một cách cứng nhắc mà hết sức linh hoạt, có những.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> thay đổi so với dự kiến để đáp ứng nhu cầu, khả năng của HS, phù hợp với các tình huống nảy sinh trong giờ học. Hoạt động 2. Những căn cứ khi xây dựng kế hoạch bài học lớp ghép a) Các bước xây dựng kế hoạch bài học LG : Hoạt động thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nhóm theo đơn vị trường học. Yêu cầu: Hãy nêu các bước để xây dựng một kế hoạch bài học lớp ghép mà anh ( chị ) đã vận dụng trong thực tế giảng dạy lớp ghép ở trường tiểu học. Phát phiếu học tập theo nhóm Các nhóm báo cáo kết quả Thảo luận, thống nhất Giảng viên kết luận Các bước để xây dựng kế hoạch bài học lớp ghép là: 1. Trước khi lập kế hoạch bài học LG, cần xác định được những thông tin cần thiết làm căn cứ để lập kế hoạch bài học. 2. Tiếp đó phải xác định rõ, cụ thể mục tiêu của bài học cho từng NTĐ. Mục tiêu này phải dựa vào mục tiêu chung của bậc học, lớp học, môn học. Mục tiêu cần cụ thể, rõ ràng, gồm vấn đề về kiến thức, kĩ năng và thái độ HS cần đạt được sau khi học. 3. Dựa trên mục tiêu đã xác định xem xét đến tổ chức nội dung học tập cho HS, lựa chọn những đơn vị kiến thức cần thiết cần cung cấp cho HS. GV cần xác định rõ đâu là phần kiến thức mới, HS chưa biết, phần kiến thức nào liên quan với kiến thức đã học, hoặc phần kiến thức nào gắn với đời sống thực tiễn để xác định thời gian cho từng hoạt động. 4. Xác định những phương pháp dạy học và dự kiến các hoạt động học tập của HS. Để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cần chú ý đến mục tiêu bài học, thể loại bài học, môn học, từng nội dung cụ thể. Chú ý đến đối tượng HS: trình độ kiến thức, nhu cầu, hứng thú, lứa tuổi... Trong một tiết học không nên chỉ sử dụng một phương pháp dạy học, mà cần kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Chỉ rõ đâu là hoạt động dạy của GV, hoạt động học tương ứng của HS, HS hoạt động cá nhân, trong nhóm nhỏ hay học chung. 5. Chuẩn bị các ĐDDH cần thiết, các tư liệu cần đọc, tham khảo. Những đồ dùng này có thể là do GV chuẩn bị, nhưng cũng có thể là do HS chuẩn bị. 6. Xác định đối tượng (hoặc nhóm đối tượng) HS cần quan tâm. Đảm bảo mọi HS đều được tham gia trong quá trình học tập, mọi HS đều được tổ chức, hướng dẫn để đạt được mục tiêu của bài học..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 7. Xây dựng nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS. Đánh giá cần xuất phát từ mục tiêu bài học. Đánh giá có thể qua quan sát khi HS hoạt động học tập, có hứng thú không, có tích cực không,... Cũng có thể qua việc HS trả lời các câu hỏi, làm bài tập trong phiếu bài tập, qua sự tự đánh giá của HS. Dựa trên các kết quả đánh giá, GV sẽ biết được bài học có thành công không. Đồng thời rút ra kinh nghiệm để tổ chức dạy học tốt hơn ở các giờ sau. b)Khi lập kế hoạch bài học lớp ghép cần căn cứ vào: - Vị trí mục tiêu của môn học đối với mỗi NTĐ trong toàn bộ chương trình; mục tiêu của bài học trong môn học, trong từng chương, từng phần. - Nội dung từng bài học cụ thể đã được sắp xếp trong kế hoạch dạy học của tuần đó. - Phương pháp dạy của môn học (phân môn), của từng loại bài học, từng phần nội dung kiến thức trong bài. - Đặc điểm HS trong lớp học (HS học khá, HS học còn yếu, HS khuyết tật,...), những khó khăn của HS khi thực hiện hoạt động học tập. - Cơ sở vật chất lớp học, trang thiết bị, đồ dùng dạy và học cũng như các điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu địa phương. - Ngoài ra cũng cần đọc và hiểu những điều chỉ dẫn về bài học trong sách hướng dẫn GV. Đọc, tìm hiểu thêm những nội dung có liên quan trong các sách tham khảo khác. Hoạt động 3. thực hành lập kế hoạch bài học Hoạt động nhóm : Giảng viên chia lớp thành 8 nhóm (theo các nhóm ở hoạt động 4, mục A). Yêu cầu: Xây dựng một kế hoạch bài học lớp ghép tự chọn theo kế hoạch dạy học đã được xây dựng ở hoạt động 4 – mục B. Gợi ý xây dựng kế hoạch: Dựa vào kế hoạch dạy học (đã xây dựng trong hoạt động 4, mục A), chọn 1 giờ dạy học, thảo luận với đồng nghiệp để xây dựng kế hoạch bài học cho giờ dạy đó. Lưu ý tùy tình hình thực tế giảng viên điều chỉnh việc phân công nhiệm vụ để có 2 dạng kế hoạch bài học: 1 giờ dạy mà cả 2 nhóm trình độ cùng học một môn học, 1 giờ dạy các NTĐ học các môn học khác nhau. Các nhóm xây dựng kế hoạch Thực hành thuyết trình kế hoạch bài học của các nhóm: ( Tổ chức thực hành sau cung cấp Chuyên đề 2 – Hoạt động thực hành thuyết trình, dạy học). Tùy thực tế để tổ chức cho các nhóm thuyết trình kế hoạch bài học hoặc thực hành dạy học với đối tượng học sinh thật..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Gợi ý thảo luận nhóm: Trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch bài học đã soạn, hoàn thiện kế hoạch bài học để chuẩn bị cho hoạt động thực hành theo các gợi ý sau: - HS đã tích cực hoạt động học tập chưa ? - HS có khoảng thời gian nào nhàn rỗi không ? - Những hoạt động được tổ chức có phù hợp với khả năng của HS ? - Những hoạt động học tập đưa ra có nhằm đạt tới mục tiêu của bài học, thời gian cho mỗi hoạt động có đủ hay thiếu ? - Trong khi GV đang làm việc ở một NTĐ thì HS ở NTĐ khác làm gì ? Việc làm đó ai giao ? - Sự chuẩn bị ĐDDH: phiếu bài tập, tranh ảnh, trò chơi học tập, trò chơi vận động giúp cho giờ học thêm sinh động và hiệu quả. Mét sè vÝ dô kÕ ho¹ch bµi häc Líp ghÐp KÕ ho¹ch bµi häc TuÇn 3- Thø n¨m - tiÕt 3 - Líp ghÐp 1+2 M«n Tªn bµi I.Môc tiªu. NT§ 1 To¸n LuyÖn tËp Sau khi häc xong bµi nµy, HS cã thÓ: - HS nhËn biÕt sè lîng ë 2 nhóm (đồ vật, cây, con...) khác nhau và nêu đợc quan hệ bé hơn và lớn h¬n vÒ sè lîng trong ph¹m vi 5 . - So sánh đợc (nói, đọc, viết) 2 sè bÊt k× trong ph¹m vi 5 theo mÉu c©u “A lín h¬n B” hoÆc “A nhá h¬n B". - Mỗi HS đều thấy vui và cố g¾ng hoµn thµnh nhiÖm vô.. II. §å dïng d¹y häc GV: chuẩn bị 5 đồ vật bất kì.. HS: - Mỗi HS chuẩn bị một trong các đồ vËt sau: 5 hßn sái, 5 b«ng hoa, 5 que tÝnh, 5 c¸i l¸,.... NT§ 2 Tập đọc Gäi b¹n. - Kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ khó đọc: thuë nµo, s©u th¼m, kh¾p nÎo... Ngắt nhịp đúng ở từng câu thơ, biết cách nghØ h¬i sau mçi khæ th¬. §äc bµi th¬ víi giäng t×nh c¶m, biÕt nhÊn giäng ë lêi gäi b¹n cña dª tr¾ng. - Kĩ năng đọc hiểu: HiÓu nghÜa cña c¸c tõ: s©u th¼m, h¹n h¸n, lang thang. Nắm đợc ý của các khổ thơ và hiểu đợc nội dung bài: tình bạn cảm động giữa Bê Vàng vµ Dª Tr¾ng. - Häc thuéc lßng bµi th¬. GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK (nếu cã). - ViÕt bµi th¬ lªn b¶ng hoÆc giÊy khæ to. - Bé thÎ ThÎ tõ ThÎ gi¶i nghÜa tõ. s©u th¼m lang thang. rÊt s©u ®i hÕt n¬i nµy đến nơi khác, kh«ng dõng ë n¬i nµo..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> h¹n h¸n. (níc) kh« c¹n v× trêi n¾ng kÐo dµi. III. các hoạt động dạy học chủ yếu Thêi Ho¹t gian động 4'. 1. 4'. 2. 4'. 3. 5'. 5'. 1' 4'. 4. 5. HS: Tự kiểm tra, trng bày các đồ vật đã chuẩn bị. Nói với bạn bên cạnh những đồ vật mang đến lớp theo mẫu: Tôi mang đến lớp 3 hòn sỏi,....(thay số lợng và tên đồ vật tơng ứng).. GV: Gọi HS đọc bài “Danh sách HS tổ 1 líp 2a”, tr¶ lêi c©u hái: b¶n danh s¸ch gåm nh÷ng cét nµo. GV treo tranh minh ho¹ (nÕu cã) (hoÆc tranh trong SGK). Yªu cÇu HS quan s¸t tranh vµ tr¶ lêi c©u hái. GV: Híng dÉn HS lµm bµi tËp 1 HS: Quan s¸t tranh vµ tr¶ lêi c©u hái: trong SGK. CÇn lµm râ yªu cÇu - Tranh vÏ c¶nh ë ®©u ? - Trong tranh cã nh÷ng con vËt g× ? cña bµi. Yªu cÇu HS lµm bµi tËp 1. HS: Lµm bµi tËp 1 GV: Nghe HS tr¶ lêi nh÷ng c©u hái -Đọc thầm lại kết quả sau khi làm trên. Đọc bài thơ. Gọi HS đọc nối tiếp xong. tõng dßng th¬ 1 lît. Ghi nh÷ng tõ HS - Trao đổi bài cho nhau, kiểm tra khó phát âm và sửa lỗi, luyện đọc kÕt qu¶ vµ söa lçi trong nhãm 2 chung tõ khã. em c¹nh nhau. Yªu cÇu HS lµm viÖc chung díi sù chØ huy cña mét b¹n. GV: KiÓm tra bµi lµm cña HS. NhÊn m¹nh khi cã 2 sè kh¸c nhau bao giờ cũng có thể đặt dấu hoặc  gi÷a 2 sè. Giao viÖc HS häc theo nhãm 2 em. HS: Lµm viÖc trong nhãm 2 em: - 1 HS lấy ra số lợng đồ vật ứng với các số 3, 2. HS khác lấy số lợng đồ vật tơng ứng với số 4, 5. - So sánh số lợng 2 nhóm đồ vật và nãi: “...lín h¬n...” hoÆc “...nhá h¬n...” GV: Nghe c¸c nhãm tr×nh bµy Híng dÉn lµm bµi tËp 2: gi¶i thÝch bµi mÉu. Tæ chøc nhãm 2 em. Yªu cÇu HS lµm bµi tËp 2.. HS: (kh¸, giái lªn tríc), chØ vµo bµi th¬ trên bảng, cả lớp đọc tiếp nối bài thơ cho đến hết. GV: Nghe HS đọc bài thơ. Hớng dẫn HS đọc từng khổ thơ, nhịp điệu, cách ng¾t nghØ, nhÊn giäng. Chia HS theo nhãm 3- 5 em (tuú sè HS cña líp). Giao viÖc HS häc theo nhãm 3-5 em.. HS: Lµm viÖc trong nhãm 3-5 em: §äc tõng khæ th¬. Tìm các từ khó hiểu, trao đổi với bạn để hiÓu thªm nghÜa tõ. §äc phÇn chó gi¶i trong SGK. Th giãn: HS cả 2 nhóm đứng lên làm động tác: ngồi mãi mỏi lng, viết mãi mỏi tay, thể dục thÕ nµy cho hÕt mái mÖt. 6 HS: Lµm bµi tËp 2: GV: Nghe HS tr×nh bµy kÕt qu¶ c«ng viÖc. So sánh các nhóm đồ vật tơng ứng. Gắn các thẻ từ lên bảng, gọi HS lên gắn Nói thay từ ít hơn hoặc nhiều hơn các phiếu từ giải nghĩa để đánh giá dợc HS giữa 2 nhóm đồ vật. Điền vào các ô đã hiểu nghĩa từ cha. Giải thích và liên hệ vu«ng theo mÉu c¸c sè t¬ng øng. thực tế để HS hiểu rõ hơn. Yêu cầu nhóm 5 HS đọc thầm bài thơ và tr¶ lêi c©u hái 1-4 trong SGK..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 5'. 7. 3'. 8. GV: KiÓm tra kÕt qu¶ lµm bµi tËp 2 HS: Tr¶ lêi c©u hái trong SGK. cña HS. Söa lçi hoÆc nhÊn m¹nh c¸ch thøc lµm. Híng dÉn HS lµm bµi 3. Yªu cÇu HS lµm bµi tËp 3. DÆn dß chung. KÕ ho¹ch bµi häc TuÇn 11- Líp ghÐp 1+ 2. M«n Tªn bµi I. Môc tiªu. ii. đồ dùng d¹y häc. NT§ 1. NT§ 2. Tù nhiªn vµ X· héi Gia §×nh Sau khi häc xong bµi, HS biÕt: - Gia đình là tổ ấm; ông, bà, bố, mẹ, anh, chÞ,... lµ nh÷ng ngêi th©n yªu của em. Em có quyền đợc sống với gia đình và đợc hởng sự chăm sóc, yªu th¬ng. - Kể đợc với các bạn và mọi ngời về gia đình mình. - Yêu quý gia đình và ngời thân.. Tù nhiªn vµ X· héi Gia §×nh - Biết đợc các công việc hàng ngày của những ngời thân trong gia đình. - Có ý thức giúp đỡ bố mẹ, làm việc tuỳ theo søc cña m×nh. - Yªu quý vµ kÝnh träng nh÷ng ngêi thân trong gia đình.. GV: - ảnh chụp 1 gia đình 2 thế hệ và ảnh chụp 1 gia đình 3 thế hệ. HS: - ảnh chụp gia đình (nếu có).. iii. các Hoạt động dạy học chủ yếu Thêi Ho¹t Lµm viÖc chung gian động Cả lớp hát bài: Cả nhà thơng nhau. Kết thúc bài hát GV hỏi những ai đợc nhắc tới trong bài hát và đặt vấn đề hớng vào chủ đề gia đình. 2' 1 Lµm viÖc chung - GV giới thiệu trớc cả lớp 2 bức ảnh gia đình. 5' 2 Khi đứng bên phía nhóm 1, GV chỉ và nói về các thành viên trong gia đình. Chuyển sang đứng ở vị trí NTĐ 2, GV chỉ và nói về công việc của các thành viªn. - NÕu kh«ng cã ¶nh, GV kÓ b»ng lêi víi nhãm 1 vÒ c¸c thµnh viªn trong gia đình, khi nói tới công việc của các thành viên thì hớng vào nhóm 2. Giao nhiÖm vô 1: HS 2 em mét cÆp Giao nhiÖm vô 1: HS 2 em mét cÆp kÓ kể về những ngời trong gia đình của về công việc của những ngời trong gia m×nh. Hai b¹n kÓ lÇn lît. đình của mình. Hai bạn kể lần lợt. 4' 3 GV: Lµm viÖc t¹i mét sè nhãm. HS: Thùc hiÖn nhiÖm vô 1. HS: Thùc hiÖn nhiÖm vô 1. GV: Lµm viÖc t¹i mét sè nhãm. 6' 4 Lµm viÖc chung HS b¸o c¸o kÕt qu¶ thùc hiÖn nhiÖm vô 1. Kết luận: Gia đình là tổ ấm. Ông, bà, Kết luận: Mỗi ngời trong gia đình đều bè, mÑ,... lµ nh÷ng ngêi th©n yªu cña cã mét c«ng viÖc, bæn phËn vµ tr¸ch em. nhiÖm. Giao nhiÖm vô 2: 4 HS mét nhãm, Giao nhiÖm vô 2: 4 HS mét nhãm, quan s¸t c¸c h×nh trong SGK vµ tr¶ quan s¸t c¸c h×nh vÏ trong SGK, gîi ý lêi c©u hái. tr¶ lêi theo c©u hái: §Êy lµ ai, cã nh÷ng - Gia đình Lan có những ai, cả gia ai trong gia đình, mỗi ngời đang làm đình Lan đang làm gì? viÖc g×? - Câu hỏi tơng tự với gia đình Minh. 5' 5 GV: Lµm viÖc t¹i mét sè nhãm. HS: Thùc hiÖn nhiÖm vô 2. HS: Thùc hiÖn nhiÖm vô 2. GV: Lµm viÖc t¹i mét sè nhãm. 5' 6 Lµm viÖc chung HS: Báo cáo về việc đã thực hiện nhiệm vụ 2..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Kết luận: Mỗi ngời sinh ra đều có bố, mẹ và ngời thân. Em có quyền đợc sống và đợc yêu thơng trong gia đình mình. Giao nhiÖm vô 3: HS lµm viÖc c¸ nh©n, vÏ vÒ nh÷ng ngêi trong gia đình. 5'. 7. Kết luận: Mọi ngời trong gia đình đều tham gia c«ng viÖc vµ lµm theo søc cña mình. Trong gia đình mọi ngời cần quan tâm và giúp đỡ nhau.. GV: Nªu c©u hái: H»ng ngµy c¸c em làm việc gì giúp đỡ bố mẹ ? HS: Tr¶ lêi vÒ c¸c c«ng viÖc h»ng ngµy của mình trong gia đình. Kết luận: Cần biết giúp đỡ gia đình theo søc cña m×nh. Lµm viÖc chung Chọn lựa một vài bức tranh của HS, để các em giới thiệu về bức tranh của mình. Kết luận toàn bài, khen ngợi, động viên HS . DÆn dß. HS: Thùc hiÖn nhiÖm vô 3.. 3'. 8. THẢO LUẬN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỚP GHÉP THỰC HÀNH DẠY HỌC I. Phân công nhiệm vụ, các nhóm thảo luận xây dựng kế hoạch bài học lớp ghép. II. Thực hành dạy học lớp ghép Hoạt động thực hành dạy học lớp ghép Hoạt động nhóm : Giảng viên chia lớp thành 8 nhóm( theo các nhóm ở hoạt động 4, mục A). Yêu cầu: Dựa trên kế hoạch bài học các nhóm đã xây dựng thực hành thuyết trình, (lên lớp thực dạy đối với 2 nhóm). Thực hành thuyết trình kế hoạch bài học của các nhóm: Tùy thực tế để tổ chức cho các nhóm thuyết trình kế hoạch bài học hoặc thực hành dạy học với đối tượng học sinh thật.( Nếu đủ điều kiện tổ chức thực dạy 2 tiết với 2 dạng tiết học lớp ghép: 1 tiết dạy chung cho môn học cho cả 2 nhóm trình độ và 1 tiết dạy 2 môn học khác nhau chop 2 nhóm trình độ). Gợi ý thảo luận nhóm: Trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch bài học đã soạn, nghe thuyết trình, dự giờ kế hoạch bài học của đồng nghiệp để góp ý theo các gợi ý sau: - HS đã tích cực hoạt động học tập chưa ? - HS có khoảng thời gian nào nhàn rỗi không ? - Những hoạt động được tổ chức có phù hợp với khả năng của HS ? - Những hoạt động học tập đưa ra có nhằm đạt tới mục tiêu của bài học, thời gian cho mỗi hoạt động có đủ hay thiếu ?.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Trong khi GV đang làm việc ở một NTĐ thì HS ở NTĐ khác làm gì ? Việc làm đó ai giao ? - Sự chuẩn bị ĐDDH: phiếu bài tập, tranh ảnh, trò chơi học tập, trò chơi vận động giúp cho giờ học thêm sinh động và hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> CHUYÊN ĐỀ 3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG LỚP GHÉP Chuyên đề gồm 3 nội dung: 1) Phương pháp dạy học tich cực trong môi trường dạy học lớp ghép. 2) Dạy học sinh cách học trong môi trương lớp ghép. 3) Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong môi trường lớp ghép ND 1: Tìm hiểu về phương pháp dạy học tích cực trong môi trường dạy học lớp ghép. - Phương pháp dạy học tích cực trong môi trường dạy học lớp ghép dùng để chỉ những phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động áng tạo của học sinh. Giúp học sinh hướng tới hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức, GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Nội dung gồm 3 phần: - Phương pháp tích cực và dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực. - Một số phương pháp tích cực cần được sử dụng trong lớp ghép. Hoạt động 1: Phương pháp tích cực - Tổ chức thảo luận theo nhóm với nội dung: Nhớ và viết lại một số nhóm phương pháp để có thể thực hiện dạy và học tích cực trong lớp ghép, vai trò của nhóm phương pháp đó. Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn để chỉ những phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạ của học sinh. Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là tập trung vào phát huy tích tích cực của học sinh chữ không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của GV. Tuy nhiên muốn đổi mới cách học của học sinh phải đổi mới cách dạy của GV. Cách dạy chỉ đạo cách học , nhưng thói quen học tập của HS có ảnh hưởng tới cách dạy của GV. Vì vậy GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động dể dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của GV và HS.. 4 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực :.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 1. Dạy - học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS (Kết hợp hài hòa giữa cách thức tái hiện & tìm kiếm trong quá trình chiếm lính tri thức của HS (trong đó cách tìm kiếm chiếm ưu thế) được cuốn hút vào hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải tự động tiếp thu những kiến thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sônga thực tế người học trực tiếp quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình. Từ đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới vừa nắm được phương pháp tìm tòi kiến thức, kĩ năng đó không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có. Được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. - Trong phương pháp dạy học tích cực học sinh là đối tượng hoạt động dạy đồng thời là chủ thể của hoạt động học - được cuốn hút vào hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo 2. Dạy - học chú trọng đến rèn luyện PP tự học, tự tìm tòi phám phá (Chú ý đến tính sẵn sàng học tập của HS) Rèn luyện phương pháp tự học không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại không thể nhồi nhét vào đầu học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều mà cần quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ cấp tiểu họcvà càng lên cao càng được chú trọng. - Trong phương pháp dạy học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho học sinh kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ taoh cho HS thói quen tự học, lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nâng lên. Ngày nay hoạt động học được nhấn mạnh trong quả trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ dạy học thụ động sang tự họ chủ động đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong lớp học và tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV. 3. Tăng cường học tập hợp tác (Đảm bảo sự tác động qua lại, tham gia hợp tác và có tính vấn đề cao trong quá trình dạy học) Trong một lớp mà có nhiều trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không đồng đều thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải chấp nhận sự phân hoá. 4. Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS (Có môi trường học tập thân thiện, chủ động, tự giác). -Trong dạy học việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận thức thực trạng và điều chỉnh hoạt động của học sinh mà còn đồng thời tạo điều kiệ nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động của GV..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháptích cực GV phải hướng dẫn HS phát riển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Gv cần tạo cơ hội để học sinh tham gia đánh giá lẫm nhau. Tự đánh giá đúng và điếu chỉnh kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà GV phải trang bị cho học sinh. - Từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực, GV không còn đóng vai trò là đơn thuần là người truyền đạt kiến thức , mà trở thành ngừi thiết kế ttổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chếm lĩnh nội dung học tập , chủ đọng đạt các mục tiêu kiến thức , Kĩ năng thái độ theo yêu cầu của chương trình. Hoạt động 3: Một số phương pháp tích cưc cần được sử dụng trong lớp ghép. Các Phương pháp dạy học 1. PP trực quan 2. PP gợi mở - vấn đáp 3. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề 4. Phương pháp động não 5. PP thực hành – luyện tập 6. PP giảng giải - minh họa 7. Tổ chức nhóm học tập 8. Tổ chức học tập cá nhân 9. Tổ chức hoạt động trò chơi. 10. Tổ chức HĐ ngoại khóa a- Tìm hiểu về phương pháp vấn đáp. -Căn cứ vào tính chất nhận thức người ta chia phương pháp vấn đáp thành 3 loại cụ thể: + Vấn đáp tái hiện: GV đặt ra câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh HS nhớ lại những kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp giá trị sư phạm. Đó là một biện pháp được dùng khi cần dặt mỗi liên hệ giữa kiến thức ã học với kiến thức sẽ học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới học. + Vấn đáp giải thích minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó , GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo VD minh hoạ để HS hiểu, dễ nhớ. + Vấn đáp tìm tòi: (Đàm thoại) GV dùng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để hướng dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. GV tổ chức sự trao đổi ý kiến , kể cả tranh luận giữa GV và cả lớp, có khi giữa HS với HS nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi GV giống như người tổ chức sự tìm tòi.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> còn HS giống như tự lực phát hiện kiến thức mới. Khi kết thúc cuộc đàm thoại, HS có niềm vui của sự khám phá, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. + Vấn đáp là phương pháp sử dụng các câu hỏi và trả lời trong dạy học. GV đặt ra câu hỏi , tạo điều kiện và hướng dẫn HS trả lời nhằm đath được mục tiêu dạy học đã đề ra. Đây là một phương pháp dạy học có thể phát huy tính tích cực chủ động , độc lập của học sinh trong dạy học. b- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề . - Đây không phải là một phương pháp hoàn toàn mới đối với GV. Tập dượt cho học sinh biết phát hiện , đạt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân , gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa trong phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục đào tạo. Một phần trong bài học theo dạy - học đặt và giải quyết vấn đề + Đặt vấn đề - Tạo tình huống có vấn đề; - Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh; - Phát biểu vấn đề cần giải quyết. + Giải quyết vấn đề đặt ra - Đề xuất cách giải quyết ; - Lập kế hoạch giải quyết ; - Thực hiện kế hoạch giải quyết. + Kết luận - Thảo luận kết quả và đánh giá; - Khẳng định hay bác bỏ giải thuyết nêu ra; - Phát biểu kết luận; - Đề xuất vấn đề mới. Các mức trình độ M 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện theo hớng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả của HS. M 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết. HS thực hiện với sự giúp đỡ của GV. GV và HS cùng đánh giá. M 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> M 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh, nhất định, lựa chọn vấn đề phải giải quyết. HS giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lợng, hiệu quả, có ý kiến của GV khi kết thúc. c- Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân , cùng nhau xây dựng nhận thức mới bằng cách nói ra những điều dâng nghĩ . Mõi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề dã nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quả trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Phương pháp thảo luận được sử dụng trong lớp học như một phươg pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng học sinh với việc chung của cả lớp. Vì vậy GV phải biết tổ chức hợp lí và xây dư gj thói quen hpj tác khi thảo luận nhóm thì mới có hiệu quả. + Biện pháp kĩ thuật giúp đổi mới phương pháp thảo luận nhóm - Công não - Nhóm rì rầm - Nghiên cứu trường hợp điển hình - bể cá - Kim tự tháp - Thảo luận nhóm khống chế - Thảo luận nhóm tự do + Để thảo luận nhóm thành công Gv cần: - Giúp HS cách suy nghĩ về những nọi dung đã học qua thực hành và trao đổi với người khác. - Giúp HS đánh giá về những ý kiến của người khác và của mình. - Tạo điều kiện cho HS đưa ra cách áp dụng và kiểm tra tính đúng đắn của cách đó. - Giúp HS nâng cao và chia sẻ nhận thức về vấn đề đưa ra thảo luận cũng như biết sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề đó. - Tạo động cơ HS học tập nhanh hơn và hình thành tình bạn bè tronh học tập. - Đưa ra thông tin về việc học tập của học giúp các em nhận thấy khả năng nhận thức của bản thân. + Một số yếu tố cản trở két quả phương pháp thảo luận nhóm từ phía HS mà GV cần biết. - Thói quen bị động của HS.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - Không hiểu được thảo luận là gì - Sợ bị chỉ trích và sợ người khác đánh giá thấp về mình - Cố làm cho người khác đồng ý mà không cân nhắc ý kiến của các người khác - Thích tìm câu trả lờ mà GV mong muốn hơn là đánh giá các khả năng xxẩy ra - Sự đoán trước được câu trả lời từ phía GV hoặc đồng ý hoàn toàn - Trong khi thảo luận có thể có HS phát biểu quá nhiều và có HS lại không tham gia ý kiến nào. + Kỹ thuật "bể cá" ( Thảo luận nhóm) Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận. Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận "bể cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau. Bảng câu hỏi cho những người quan sát • Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không ? • Họ có nói một cách dễ hiểu không ? • Họ có để những người khác nói hay không ? • Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không ? • Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không ? • Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không ? • Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không ? Dạy học theo chu trình trải nghiệm Chu trình trải nghiệm là gì? • Là một hình thức học thể hiện một chuỗi các hoạt động học theo thứ tự, thông qua kinh nghiệm thực tế • Sẽ giúp HS tiếp thu KT một cách chủ động, và sâu sắc hơn nhờ dựa vào việc huy động kinh nghiệm thực tế và HS được học một cách tự nhiên.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> sự việc xảy ra có vấn đề liên quan). Vận dụng (thay đổi cách làm cũ, thực hành). Suy ngẫm/phân tích (Nhìn lại sự việc đã xảy ra Phát hiện đặc điểm, ý nghĩa). Khái quát (Rút ra bài học, quy tắc, khái niệm…) Quy trình áp dung chu trình trải nghiệm 1) Phân tích nhu cầu học sinh 2) Xác định mục tiêu bài học 3) Thiết kế hoạt động trải nghiệm, đồ dùng dạy học; 4) Thiết kế phần phân tích rút ra bài học (câu hỏi) 4) Thiết kế bài tập áp dụng 5) Thiết kế hoạt động tạo hứng thú (hoạt động đầu tiên của bài học) và củng cố bài học Quy trình áp dung chu trình trải nghiệm Phân tích nhu cầu hoc sinh - HS đã biết đã làm được những gì liên quan đến nội dung bài học? - HS có thể gặp những khó khăn hay vướng mắc gì khi học bài này ? - HS cần học những gì trong bài học này? Quy trình áp dung chu trình trải nghiệm -Cách đặt MT bài học: + Dựa vào kết quả phân tích hs..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> +Dựa vào nội dung SGK và SGV Xác định các kết qủa cần đạt sau bài học: hs học được/làm được gì sau bài học; Phân loại kết quả từ dễ đến khó. VD: Biết ở mức độ nào? Hiểu, giải thích được, so sánh được... + Xác định ưu tiên và mức độ ưu tiên cho mục tiêu: từ dễ đến khó. vấn đáp là gì ? Vấn đáp là phơng pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội đợc nội dung bài học. Tóm lại: Hiêu quả lớn nhất của phương pháp thảo luận nhóm trong lớp ghép là HS trở thành những thành viên tích cực năng động, cởi mở, sẵn sàng hợp tác với bạn bè để thực hiện toót các nhiệm vụ đã đặt ra. Tuy nhiên không phải lúc nào thảo luận cũng tiến hành có hiệu quả nếu GV không chuẩn bị tốt bài soạn có phương pháp thảo luận. Khi tổ chức thảo luận đã quen, sự vất vả sẽ giảm xuống, hứng thú của học sinh sẽ tăng hơn và kết quả học tập của các em được năng cao. d- Phương pháp động não 1. Khái niệm Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ. 2 . Quy tắc của động não • Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên; • Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày; • Khuyến khích số lượng các ý tưởng; • Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng. Các bước tiến hành động não 1. Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề; 2. Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau; 3. Kết thúc việc đưa ra ý kiến; 4. Đánh giá: • Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng - Có thể ứng dụng trực tiếp; - Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm;.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Không có khả năng ứng dụng. • Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn • Rút ra kết luận hành động. Ứng dụng • Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề; • Tìm các phương án giải quyết vấn đề; • Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau. Ưu điểm • Dễ thực hiện; • Không tốn kém; • Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể; • Huy động được nhiều ý kiến; • Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia. Nhược điểm • Có thể đi lạc đề, tản mạn; • Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp; • Có thể có một số HS “quá tích cực", số khác thụ động..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> ND 2: D¹y häc sinh c¸ch häc Chuyên đề Dạy học sinh cách học giúp cho giáo viên tổ chức dạy - học lớp ghép hớng tập trung về học sinh. Sau khi học xong chuyên đề này bạn sẽ hiểu rõ vì sao phải dạy học sinh cách học, vai trò tác dụng việc dạy học sinh cách đặt câu hỏi; nêu ra đợc một số kỹ năng cần thiết của học sinh lớp ghép về học cá nhân, đặt câu hỏi, lập kế hoạch để học; tạo cơ hội và khuyến khích học sinh xây dựng đợc cách häc phï hîp. Chuyên đề này gồm 2 phần: vì sao lại phải dạy dạy học sinh cách học; một số cách học đạt hiệu quả (đặt câu hỏi để học; một số biện pháp rèn luyện kĩ năng câu hỏi để học; học cá nhân; học theo nhóm và lập kế hoạch để học). Các nội dung trong chuyên đề này có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Khi học ngời đọc cần nghiên cứu phát hiện, áp dụng đày đủ các nội dung vào thực tiễn. A. Néi dung 1. V× sao ph¶i d¹y häc sinh c¸ch häc Hoạt động : Chia sẻ kinh nghiệm về dạy học sinh cách học H·y m« t¶ l¹i mét sè c¸ch häc cña häc sinh líp b¹n? Bµi tËp t×nh huèng: Cã hai em häc sinh cïng häc líp 3 sèng trong mét b¶n. Buổi tối khi học bài em A đọc to nh cho cả bản cùng nghe, còn em B ngồi học chăm chỉ tởng nh không ai biết là em đó có học hay không, nhng khi kiểm tra bµi, ®iÓm cña em B bao giê còng h¬n ®iÓm cña em A. Bạn hãy giải thích xem vì sao em thứ hai lại đợc điểm cao hơn em thứ nhất? Xác định những trở ngại đối với việc học của học sinh ở vùng dân tộc - Hãy liệt kê những cản trở đến việc học tập của học sinh ở lớp bạn phụ trách? - Những cản trở đến việc học của học sinh có khắc phục đợc không? Vì sao? - B¹n cã thÓ liÖt kª mét sè c¸ch häc cã hiÖu qu¶ cña b¶n th©n vµ cña häc sinh? - Có nhiều cách học khác nhau, nhng các em cha biết cách học nh thế nào để có hiệu qu¶?  ThÕ nµo lµ d¹y häc sinh c¸ch häc? - Theo b¹n thÕ nµo lµ c¸ch häc? - D¹y HS c¸ch häc lµ nh thÕ nµo?. Th«ng tin:  Chóng ta ph¶i d¹y cho häc sinh c¸ch häc v×: - HS cha biÕt c¸ch häc. - Để đáp ứng với mục tiêu giáo dục ở bậc tiểu học, bạn cần tính đến các đặc điểm của HS tiểu học nh tính cách cha ổn định, các em hay tự ty, mặc cảm về bản th©n….

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Căn cứ vào đặc điểm học tập của học sinh ở lớp ghép, trong đó các em học ở môi trờng có nhiều đối tợng và trình độ lớp khác nhau phải hoạt động độc lập tích cùc. Tuy nhiªn, trong m«i trêng nµy b¹n cÇn: Ph¸t huy tiÒm n¨ng cña tõng häc sinh vît khã trong häc tËp còng nh trong cuéc sèng cña m×nh. Giáo dục ý thức tự vơn lên, phát huy khả năng của từng học sinh để chiếm lĩnh tri thøc míi trong m«i trêng häc tËp.  Nh÷ng rµo c¶n: Trong qu¸ tr×nh häc tËp, trÎ em thêng gÆp rÊt nhiÒu rµo c¶n. C¸c nhµ nghiªn cứu đã chỉ ra rằng để học trẻ đã phải vợt qua các rào cản sau: - ChÝnh b¶n th©n m×nh: gåm nh÷ng khã kh¨n l©u dµi nh kh¶ n¨ng nghe, nãi, đọc, viết Tiếng Việt; những khó khăn trớc mắt, tạm thời nh mặc cảm về thân phận, về giíi, vÒ n¨ng lùc, t©m lÝ tiÕp nhËn, vÒ thÓ tr¹ng søc khoÎ. - Môi trờng học tập: gồm sự quan tâm cha chu đáo của GV, thiếu sự đồng cảm cña b¹n bÌ, vÒ ®iÒu kiÖn häc tËp… Ch¬ng tr×nh, néi dung s¸ch gi¸o khoa, ph¬ng ph¸p gi¶ng d¹y thiÕu hÊp dÉn vµ quá nặng so với trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Một số rào cản ảnh hởng đến học tập của học sinh  ThÕ nµo lµ d¹y häc sinh c¸ch häc? Theo tõ ®iÓn TiÕng ViÖt ( NguyÔn Nh ý chñ biªn) – NXB Gi¸o dôc 1998 th×: Dạy: là truyền đạt, bày nhủ cho ngời khác biết kiến thức văn hoá, kỹ thuật, đạo đức. Cách là lối, phơng thức diễn ra một hoạt động. Học là tìm tòi, thu nhận kiến thức, luyện tập, kĩ năng đợc truyền giảng hoặc từ s¸ch vë. Nh vËy, cã thÓ hiÓu d¹y häc sinh c¸ch häc lµ gióp cho c¸c em biÕt t×m tßi, ph¸t hiện kiến thức, kĩ thuật theo phơng thức hoạt động hợp lý. Có nhiều cách học khác nhau nhng trong khuôn khổ của chuyên đề này chúng tôi xin đa ra một số cách học để các bạn cùng tham khảo 2. Một số cách học đạt hiệu quả Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, tác dụng của đặt câu hỏi Vai trò, tác dụng của việc đặt câu hỏi để học. Tại sao nói đặt câu hỏi có tầm quan trọng đặc biệt? Vai trò, tác dụng của việc đặt câu hỏi trong dạy – học là gì? B¹n cã hay hái häc sinh trong giê lªn líp kh«ng ? Cho vÝ dô cô thÓ? Häc sinh thêng tr¶ lêi nh thÕ nµo ? Học sinh của lớp bạn thờng đặt câu hỏi gì? C¸c lo¹i c©u hái B¹n cho biÕt cã mÊy lo¹i c©u hái? Trong gi¶ng d¹y b¹n thêng dïng nh÷ng lo¹i c©u hái nµo? Theo b¹n nªn sö dông nh÷ng lo¹i c©u hái nµo lµ cã hiÖu qu¶ h¬n c¶?.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Tạo cơ hội và khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. V× sao häc sinh thêng ng¹i nªu c©u hái ? Bạn cần phải làm gì để giúp học sinh biết đặt câu hỏi? Bµi tËp t×nh huèng: T×nh huèng 1: Trong giê häc, mét häc sinh hái b¹n mét c©u hái cã vÎ “ngí ngÈn” lµm c¶ líp cêi å. B¹n sÏ xö lý nh thÕ nµo tríc t×nh huèng nµy? T×nh huèng 2: Trong giê häc, mét häc sinh hái gi¸o viªn mét c©u hái chøng tá là hôm trớc em đó đã không học bài. Giáo viên liền bực mình nói “ Không học bµi cò µ? Cã thÕ mµ còng ph¶i hái” ? - Bạn có nhận xét gì về thái độ của giáo viên nói trên ? - NÕu t×nh huèng trªn lµ HS cña líp b¹n th× b¹n sÏ xö lý thÕ nµo ? Trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Th«ng tin:  Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi: Khi cã ngêi hái Isdor Rabi, nhµ vËt lý nguyªn tö ®o¹t gi¶i Nobel r»ng t¹i sao «ng l¹i trë thµnh nhµ vËt lý, «ng kÓ c©u chuyÖn vÒ ngêi mÑ cña «ng: Mçi khi «ng ®i học về, mẹ ông không bao giờ hỏi: “Nào! Hôm nay con học đợc gì?” mà bà chỉ hỏi: “Hôm nay con có hỏi đợc câu nào hay không?”. Francis Bacon (1561-1626) cũng nói: “ Ngời nào hỏi nhiều sẽ học đợc nhiều và cũng sẽ hài lòng nhiều. Ngời đó càng học đợc nhiều, nếu biết đặt câu hỏi vào đúng khả năng ngời đợc hỏi. Bởi làm nh thế, ngời đợc hỏi sẽ hài lòng khi trả lời và ngời hỏi sẽ thu thêm đợc kiến thức”. Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi nằm trọn vẹn trong 2 trờng hợp trên. Đặt câu hỏi đúng là cốt lõi của việc học. Bởi vì biết hỏi đúng sẽ tạo ra chiếc cầu nối giữa ngời dạy và ngời học, giữa tri thức và ngời có nhu cầu tiếp thu tri thức, đánh thức tiềm năng học tập của ngời học. Francis Bacon trong lời nói của mình đã khuyên ngời học hỏi đúng ngời, đúng việc. Đợc nh thế, cả ngời hỏi và ngời đợc hỏi đều có tâm lý sảng khoái và cả hai cùng đạt đợc mục đích. Chúng ta biết rằng đứa trẻ ngay từ khi mới học nói đã là ngời luôn đặt câu hỏi. Chúng thờng hỏi bố mẹ, những ngời xung quanh nhiều đến mức có lúc ngời ta phải thốt lên: “Hỏi gì mà hỏi lắm thế!”. Điều đó chứng tỏ sự tò mò và tiềm năng nhận thức của trẻ. Đặt câu hỏi là cách để chúng tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Nh vậy, gia đình là nơi trẻ học đợc sức mạnh của việc đặt câu hỏi. Tuy nhiên, khi đến trờng trẻ ít hỏi hơn. Nguyên nhân là do khi ở nhà “đối tợng để đối thoại” của trẻ chính là cha mẹ các em. Còn ở trờng các em phải trả lời GV hơn là ngời đặt câu hỏi. Bởi vì giáo viên cha chú ý tạo cơ hội và khuyến khích HS đặt câu hái. Biết cách đặt câu hỏi và hỏi đúng là một yếu tố giúp học sinh tiến bộ nhanh trong học tập. Những HS học tập hiệu quả thờng có đặc điểm là hay đặt câu hỏi cho mình và cho ngời khác. Khi học sinh đặt câu hỏi là thể hiện: - Sù kh¸t khao hiÓu biÕt, t×m tßi, kh¸m ph¸ cña c¸c em ..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Các em có khả năng phát hiện vấn đề. -Tính tích cực t duy cũng nh khả năng định hớng trong học tập, giúp các em có hiểu biết sâu sắc và thu nhận đợc nhiều kiến thức hơn. Trong học tập ngời học đặt câu hỏi để : - T×m hiÓu nh÷ng ®iÒu hä cha biÕt vµ muèn biÕt - HiÓu râ nhiÖm vô ph¶i lµm - Gi¶i quyÕt nh÷ng th¾c m¾c n¶y sinh trong qu¸ tr×nh häc tËp. Thắc mắc thờng nẩy sinh khi chúng hiểu cha đầy đủ hoặc hiểu sai về một vấn đề nào đó trong bài học hoặc là học sinh phát hiện ra những mâu thuẫn giữa kiến thức đã học víi kiÕn thøc thùc tÕ cha biÕt.  Vai trò, tác dụng của việc đặt câu hỏi. Trong giảng dạy ngời giáo viên thờng dùng câu hỏi để kích thích hoạt động häc tËp cña häc sinh, gióp c¸c em t×m tßi kiÕn thøc míi. §ång thêi nªu ra nh÷ng vÊn đề có tính thách thức về trí tuệ, khuyến khích học sinh động não làm bật ra những thắc mắc để hỏi thầy, hỏi bạn. Ví dụ: Tại sao nhân vật này lại hành động nh vậy? Nếu em là nhân vật đó thì em sẽ làm gì? Đôi khi trên thực tế, có những câu hỏi làm cản trở hoạt động trí tuệ, hạn chế sự động não của học sinh. Đó là những câu hỏi quá dễ hoặc quá phức tạp, trừu tợng khiến cho học sinh không trả lời ngay đợc. Ví dụ không nên hỏi học sinh lớp 4 những c©u hái qu¸ dÔ nh: “DÊu nµy lµ dÊu g×” ? B¹n sÏ gióp häc sinh häc tèt h¬n nÕu hái ng¾n gän, kh«ng hái trµn lan, chØ hái những gì đáng hỏi, các từ nghi vấn trong tiếng Việt cần đợc dùng đúng lúc, đúng chỗ, vừa với trình độ học sinh. ở lớp ghép, bạn thường phải sử dụng phiếu giao việc cho các nhóm trình độ khác nhau. Những câu hỏi cần phải khơi gợi được trí tò mò, óc sáng tạo, kích thích được học sinh tham gia thảo luận sôi nổi, tự giác giúp các em phấn khởi thấy mình được làm chủ trong hoạt động học tập.  Các loại câu hỏi. Có nhiều cách phân loại câu hỏi. Dưới đây là một trong nhiều cách phân loại:  Câu hỏi kiểm tra việc ghi nhớ và câu hỏi bắt phải suy nghĩ: Câu hỏi kiểm tra việc ghi nhớ còn được gọi là câu hỏi sự kiện nhằm: - Lấy một thông tin cụ thể nào đó. - Nhắc lại kiến thức cơ bản. - Kiểm tra việc ghi nhớ bài học trước. Ví dụ: Bài thơ “Đi học” của tác giả nào?; Quân Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ vào năm nào? Câu hỏi bắt phải suy nghĩ nhằm: - Giúp phát triển kỹ năng tư duy..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Giúp phát triển nhận thức. Ví dụ: Theo em, tại sao quân Pháp lại thất bại ở Điện Biên Phủ?  Câu hỏi đóng và câu hỏi mở: Câu hỏi đóng sử dụng trong trường hợp: - Cần các câu trả lời cụ thể, chính xác. - Chỉ cho phép có sự lựa chọn câu trả lời trong phạm vi rất hẹp: Có, không, lớn hơn, bằng nhau, nhỏ hơn... Ví dụ: Cây cau bên phải và cây cau bên trái cây nào cao hơn? Câu hỏi mở dùng trong trường hợp: - Cần khám phá nhiều ý tưởng. - Phát triển tư duy. Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra khi chiếc quạt thần không còn phép lạ nữa? Những câu hỏi mở thực sự khiến trẻ em suy nghĩ, gồm các câu hỏi sau: - Em nghĩ thế nào ? - Làm sao em biết ? - Tại sao em lại nghĩ như vậy ? - Liệu có cách/ lý do nào khác không ? - Nếu không …thì sao ? - Theo em thì cái gì sẽ xảy ra tiếp theo ?  Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi Trong lớp, học sinh thường ít nêu câu hỏi, vì bạn không chú ý khuyến khích các em đặt câu hỏi. Cho nên các em thường quen là người trả lời hơn là người đặt câu hỏi. Bạn cần khuyến khích và tạo cơ hội để học sinh tự đặt câu hỏi. Điều này rất quan trọng để các em mạnh dạn tự tin nêu câu hỏi hay những thắc mắc của bản thân. Khi giao việc cho học sinh, bạn cần gợi ý để giúp các em hiểu rõ nhiệm vụ được giao. Mặt khác, khi trình bày xong một vấn đề nào đó bạn có thể khuyến khích HS nêu câu hỏi bằng những lời khích lệ như: - Hình như em có điều gì muốn hỏi cô? - Cô và các bạn đang chờ ý kiến của em? - Cô thấy nhiều em muốn phát biểu lắm, ai sẽ phát biểu trước nào? Khi học sinh nêu câu hỏi cũng có thể đúng nhưng cũng có thể là sai, song thái độ của bạn trước câu hỏi đúng cần phải khen ngợi, động viên. Ví dụ: Câu hỏi của.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> em rất hay, em cần phát huy. Còn nếu câu hỏi của học sinh là sai thì tuyệt đối bạn không được chê bai hoặc làm cho học sinh xấu hổ. Đôi khi cũng có những câu hỏi của học sinh làm cho giáo viên phải lúng túng vì chưa trả lời được hoặc nếu trả lời ngay thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. Trong những trường hợp như thế, bạn có thể hẹn học sinh sẽ trả lời vào dịp khác, tránh trả lời cho qua chuyện. Hoạt động 2: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đạt câu hỏi Kĩ năng đặt câu hỏi của HS như thế nào? - Trong một tiết học, học sinh thường hỏi các bạn cùng học hay hỏi GV? - Theo bạn những hạn chế của học sinh khi đặt câu hỏi là gì? - Để khắc phục những hạn chế trên, bạn cần phải làm như thế nào? - Bạn thường đặt cho học sinh những loại câu hỏi nào? Vì sao bạn lại đặt các loại câu hỏi đó? Một số biện pháp giúp học sinh tập đặt câu hỏi - Bạn hãy liệt kê các biện pháp rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi cho học sinh ở lớp ghép. - Theo bạn, những biện pháp nào để rèn luyện cho học sinh cách đặt câu hỏi có hiệu quả nhất? Thông tin:  Giúp học sinh biết cách đặt câu hỏi. Trong lớp học việc nêu câu hỏi của giáo viên là hình mẫu giúp học sinh học cách đặt câu hỏi. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các em biết cách hỏi, bạn cần chú ý giúp cho các em tập hỏi bản thân, hỏi bạn và hỏi giáo viên. Hỏi bản thân: HS tự nêu ra câu hỏi và tự trả lời. Bản thân biết tự nêu ra câu hỏi và tự tìm cách trả lời đã là cách rất tốt cho việc rèn luyện tư duy. Nếu giải đáp được các câu hỏi là dấu hiệu người học đã hiểu bài. Tự nêu câu hỏi, tự trả lời hay gặp ở những học sinh lớn hơn và thường diễn ra trong thời gian làm bài tập hoặc ôn tập. Hỏi bạn: học sinh hỏi bạn lúc ngồi học cùng nhau, đặc biệt là trong nhóm nhỏ khi người học hỏi hoặc trả lời những câu hỏi do các thành viên trong nhóm đặt ra. Nó chứng tỏ nhóm học tập rất tích cực và hiệu quả. Bạn cần lưu ý giúp HS biết lắng nghe và suy nghĩ câu trả lời khi có bạn hỏi. Hỏi thầy/cô: Câu hỏi do học sinh đặt ra cho giáo viên có thể được giáo viên trả lời riêng cho học sinh đó hoặc trả lời trước lớp. Cũng có thể bạn đưa ra thảo luận ở.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> trên lớp để các em tự tìm ra câu trả lời, qua đó nâng cao sự hiểu biết của cả lớp về môn học đã được thảo luận. Đôi khi học sinh muốn hỏi bạn nhưng các em không biết cách diễn đạt câu hỏi hoặc là nội dung câu hỏi lại không phù hợp với điều học sinh muốn hỏi. Bạn cần chú ý giúp học sinh hiểu rõ mục đích hỏi ai? Nội dung gì? biết cách diễn đạt câu hỏi cũng như sử dụng những từ để hỏi trong tiếng Việt như : Ai? Cái gì? ở đâu? Tại sao? Như thế nào? Để làm gì?… Điều quan trọng là: - Câu hỏi phải phù hợp với đối tượng, trình độ học sinh để các em có thể trả lời được câu hỏi. - Câu hỏi đưa ra từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Câu hỏi gần gũi, dễ hiểu, có ý nghĩa thiết thực với học sinh. - Tránh câu hỏi quá phức tạp, câu hỏi đóng và hẹp. - Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ(ánh mắt, cười, gật đầu…) để khuyến khích, khen ngợi học sinh trả lời. Tóm lại: Đặt câu hỏi là trung tâm của việc dạy và học. Thực tế giảng dạy cho thấy có những giáo viên đặt quá nhiều câu hỏi đóng, không có tính phát triển. Trên lớp, bạn cần đặt ra những câu hỏi vừa đủ nhưng phải có chất lượng hơn, và thu được những câu trả lời tốt hơn của học sinh. Khi đặt câu hỏi bạn nên dành thời gian cho các em suy nghĩ và trả lời. Bạn cần khuyến khích các em tự đặt câu hỏi.  Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi cho học sinh. Trò chơi đoán tên con vật, đoán số, chữ… Bạn hãy nghĩ ra một trò chơi quen thuộc ở địa phương học sinh của lớp mình phụ trách. Ví dụ: Trò chơi đoán tên con vật: Gắn phiếu hoặc tranh ảnh 1 con vật nào đó vào lưng một học sinh (em này không được biết trước ). Người được gắn tranh đưa ra tối đa 5 hoặc 10 câu hỏi(tuỳ theo quy định của người chơi) cho cả nhóm để tìm ra đặc điểm của con vật. Yêu cầu HS đó đặt ra các câu hỏi cho mọi người trong nhóm (lớp), những thành viên trong nhóm chỉ trả lời là “có” hoặc “không”, “đúng” hoặc ‘sai”. Các câu hỏi này hỏi về đặc điểm của con vật như số chân, sống ở đâu, kiếm ăn thế nào, ăn gì… Sau khi kết thúc các câu hỏi theo quy định mà chưa đoán ra được thì người đó thua cuộc. Thay đổi luân phiên người được lên bảng gắn phiếu và tiếp tục chơi. Học sinh nào có ít câu hỏi nhất mà đoán đúng con vật là người thắng cuộc. Tương tự bạn cho học sinh chơi trò chơi này bằng cách chuyển thành trò chơi đoán các đồ vật, con số, con chữ. Trò chơi sắm vai:.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Học sinh sắm vai người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn. Người trả lời phỏng vấn có thể là giáo viên, thầy hiệu trưởng, bác trưởng bản hay một bác nông dân ở địa phương … do học sinh chọn. Sau đó các em cùng nhau đánh giá xem ai có câu hỏi hay nhất. Tập đặt câu hỏi từ một chủ đề cho trước: Học sinh tập đặt câu hỏi từ một chủ đề cho trước hay một câu trả lời được chuẩn bị sẵn: Đồ vật, nhân vật, địa điểm, con số…Ví dụ: Với đồ vật học sinh có thể có rất nhiều câu hỏi: Nó là gì?; Nó được làm bằng gì?; Ai làm ra nó?; Làm nó như thế nào?; Nó để làm gì?… Giao bài tập về nhà cho học sinh tập đặt câu hỏi. Giáo viên đưa cho học sinh một bảng trong đó một bên viết s ẵn câu tr ả l ời v à yêu c ầu học sinh viết câu hỏi tương ứng.. Câu hỏi. Câu trả lời. ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ………………………. …………………………… …………………………… …………………………… …………………………… ……………………………. Tóm lại: Những người học tập hiệu quả đều có đặc điểm là hay đặt câu hỏi cho chính mình và cho những người khác. Một lớp học ưa tìm hiểu là lớp học vừa tạo ra nhiều câu hỏi, vừa khuyến khích học sinh tự nêu câu hỏi của mình.  Bảy kĩ năng đặt câu hỏi: - Chọn cách diễn đạt và nội dung câu hỏi phù hợp với người học. - Phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng học từ học sinh nhút nhát tới học sinh xuất sắc. - Gợi ý và cung cấp kết nối khi cần thiết. - Sử dụng câu trả lời của học sinh (kể cả những câu trả lời sai) theo hướng tích cực. - Dành thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi và điểm dừng cho mỗi câu hỏi. - Đặt yêu cầu nhận thức ngày một cao qua chuỗi câu hỏi cao dần. - Sử dụng hiệu quả các câu hỏi viết. Hoạt động: Tìm hiểu về cách học cá nhân có hiệu quả.  Học cá nhân ở lớp ghép..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Bạn hãy ghi vào bảng dưới đây về ích lợi của việc học cá nhân và học theo nhóm ở lớp ghép. So sánh ích lợi của việc học cá nhân và học theo nhóm ở lớp ghép Học cá nhân Học theo nhóm nhỏ ………………………… …………………………… ………………………… …………………………… ………………………… ………………………… Các hình thức học cá nhân. - Có mấy hình thức học cá nhân? Bạn hãy nêu tên các hình thức học trên? - Trong các hình thức tự học trên, hình thức nào có hiệu quả hơn cả? Suy nghĩ để học. - Bạn hiểu như thế nào về suy nghĩ để học? - Bạn hãy cho biết kinh nghiệm của bản thân về cách suy nghĩ để học? - Để ôn lại bài cô giảng ngày hôm trước bạn đã học như thế nào?  Thông tin:  Học cá nhân ở lớp ghép. Học cá nhân ở trên lớp cũng là một trong những hoạt động đặc trưng của lớp ghép. Tổ chức hoạt động tự học nhằm khai thác tiềm năng của từng học sinh, xây dựng thói quen, xây dựng thói quen tự giác học tập, tranh thủ thời gian ở trên lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập của bản thân. Tự học trên lớp không thay thế cho tự học ở nhà. Tự học ở nhà là giải quyết những bài tập mà ở trên lớp chưa có điều kiện làm hết hoặc ôn lại những kiến thức mà giáo viên giảng ngày hôm trước, chuẩn bị bài mới cho ngày hôm sau. Tuy nhiên, đối với các nhóm trình độ(lớp) đầu cấp ở bậc tiểu học nên tận dụng thời gian tự học trên lớp để HS không phải làm các bài tập viết ở nhà. Một số hình thức học ở trên lớp:  Làm việc với sách giáo khoa: ở trên lớp người thày đóng vai trò là người chủ đạo, dắt dẫn HS tìm kiếm, phát hiện và thu nhận kiến thức. Ngoài ra, sách giáo khoa còn là “người thày thứ hai” của người học sinh. Nếu biết làm việc với sách giáo khoa thì sẽ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức và có thói quen làm việc độc lập, học tập suốt đời. Vì thế, việc hướng dẫn học sinh biết cách tự làm việc với sách giáo khoa là hết sức quan trong. Bạn cần hướng dẫn học sinh biết cách làm việc với sách giáo khoa, tài liệu theo các phương thức: lúc nào thì đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc có ghi chép,.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> tóm sách giáo khoa, đọc diễn cảm…gạch chân những từ ngữ nào thấy cần phải ghi nhớ, tóm tắt nội dung một bài tập đọc hoặc viết tiếp vào chỗ chấm các âm, vần... (trong môn Tiếng Việt), hoặc đối với sách giáo khoa môn Toán có khung vuông, khung hình chữ nhật và những chấm tròn, chấm hình vuông, chấm hình bầu dục màu xanh thể hiện cái gì, bạn cần phải cho các em làm quen với các kí hiệu này ngày từ lớp đầu cấp học. Điều đáng chú ý là ở miền núi việc sưu tầm tranh ảnh rất hạn chế. Vì vây, bạn cần hướng dẫn cho học sinh biết sử dụng triệt để các kênh hình trong achs giáo khoa để học.  Học bài mới: đối với một số loại bài, bạn có thể yêu cầu học sinh tự đọc một phần của sách giáo khoa, chẳng hạn như bạn có thể hướng dẫn học sinh nhóm trình độ 1 quan sát tranh và kể lại nội dung câu chuyện trong bức tranh đó(Tiếng Việt 2) hoặc nêu một số câu hỏi để học sinh chuẩn bị trước khi cùng giáo viên nêu tên các đồ vật dùng trong nhà (tự nhiên và xã hội 1). Đối với học sinh nhóm trình độ 2, có thể cho các em làm một số bài thực hành kéo dài 5 phút để thông qua đó mà hình thành khái niệm mới.  Luyện tập, thực hành trên lớp: Bạn cần đưa ra các bài tập để củng cố kiến thức đã học, hoặc phát phiếu in sẵn các bài luyện tập, thực hành cho từng đối tượng học sinh để các em tự mình rèn luyện kĩ năng. Bạn nên có nhiều hình thức thực hành khác nhau để thu hút HS làm việc, tránh hình thức thực hành tập đọc (thầm), giải toán, tập viết… vào vở một cách máy móc như nhiều giáo viên vẫn làm. Bạn cũng cần cho học sinh thực hành theo kiểu “trắc nghiệm”…  Biết sử dụng các thiết bị học tập (compa, ê ke, thước kẻ, bút vẽ, màu vẽ, kéo, giấy thủ công, đất nặn…). Ngay từ khi mới bước vào dạy-học ở lớp ghép, bạn cần rèn luyện cho các nhóm có kĩ năng sử dụng bút lông, màu vẽ, đất nặn, giấy thủ công…  Suy nghĩ để học: Ngay từ khi biết nhận thức thế giới, bản năng của mọi đứa trẻ là tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh thông qua các câu hỏi. Trẻ thường hỏi Tại sao ông trăng lại tròn? Tại sao cái ô tô không có chân lại biết đi? Trẻ còn hỏi đây là cái gì? kia là con gì? Sự tò mò và sức tưởng tượng của trẻ thật kỳ diệu. Như thế là trẻ đã có tiềm năng “suy nghĩ”. Tiềm năng ấy vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ học tập. Vấn đề đặt ra cho các bạn là làm thế nào để phát huy được tiềm năng đó? Khi bước vào môi trường học tập ở bậc tiểu học nhiệm vụ của bạn cần phải khơi gợi cho học sinh biết cách suy nghĩ để học tập ở trên lớp cũng như lúc học bài và làm bài tập ở nhà, thậm chí có thể ôn (tái hiện) lại kiến thức của bài học trong lúc đi đường và ngay cả trước khi ngủ. Ví dụ: Khi ôn tập hoặc giảng bài mới cho học sinh, có những câu hỏi.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> giáo viên nêu ra buộc các em phải suy nghĩ để tái hiện lại những kiến thức cũ đã học với kiến thức mới chưa biết ? Bài toán này có những điều kiện nào cho trước? đòi hỏi ta phải tìm cái gì? Tại sao lại như vậy? Hoặc là nội dung bài học của từng môn học hôm nay là gì? Thử tóm tắt nội dung của bài vừa học. Để giúp cho học sinh ôn lại bài của ngày hôm trước, bạn có thể hướng dẫn học sinh suy nghĩ xem cô giảng bài của môn học đó gồm có mấy phần. Mỗi phần gồm những nội dung gì? Mỗi nộị dung đó nói điều gì? Nếu quên em có thể mở sách ghi hoặc sách giáo khoa ra xem lại. Làm như vậy sẽ giúp các em học bài tốt hơn. Hiện nay, trong các trường Tiểu học và trung học cơ sở vẫn còn nhiều học sinh không có thói quen làm nháp dẫn đến tình trạng là trong các vở bài tập hay các bài kiểm tra của học sinh trình bày rất lộn xộn và bẩn vì những gạch, tẩy, xoá hạn chế đến kết quả học tập của các em. Vì vậy, ngay từ đầu cấp tiểu học bạn cần rèn luyện cho học sinh có thói quen tối thiểu là mỗi khi giải một bài toán, làm một bài văn cần phải làm nháp, dàn bài trước khi viết vào vở bài tập hoặc vào bài kiểm tra. Có như vậy bài vở mới sạch sẽ khoa học tạo cho các em tự tin hơn trong học tập. Hoạt động: Thảo luận về ích lợi của cách học theo nhóm ? Hình thành cho học sinh thói quen làm việc theo nhóm, cùng học bạn trong nhóm, có kĩ năng làm việc hợp tác ; biết đặt câu hỏi để học. Cần tìm hiểu 1.Vai trò của dạy học theo nhóm nhỏ ở LG 2. Quan hệ giữa GV và HS trong dạy học theo nhóm nhỏ 3. Dạy học sinh cách học trong nhóm ở LG. Nội dung 1. Vai trò của dạy học theo nhóm nhỏ ở lớp ghép - Trong LG, GV có nhiệm vụ tổ chức học tập cho HS ở các NTĐ khác nhau. Vì vậy, người GV không thể cùng một lúc hướng dẫn, giảng dạy trực tiếp cho tất cả các NTĐ có trong lớp. Xây dựng và phát huy khả năng học tập tự lập của HS là điều kiện thiết yếu để bảo đảm cho HS ở các NTĐ trong một lớp có thể duy trì học tập trong hoàn cảnh không có GV trực tiếp cùng làm việc. Chính vì thế, dạy học nhóm nhỏ có vai trò đặc biệt quan trọng trong dạy học ở LG. Trước hết, khả năng làm việc của nhóm cao hơn khả năng thực hiện của từng HS riêng lẻ do nó có thể khai thác sức mạnh và năng lực của một nhóm HS. Nếu nhóm được lựa chọn và hình thành một cách có chủ đích, GV có thể giao cho HS.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> cùng làm những bài tập, những nhiệm vụ phức tạp hơn, lâu hơn và nhờ thế, GV có thể dành thời gian để giải quyết trọn vẹn những nội dung giảng dạy cho NTĐ khác. Hơn nữa chính mỗi thành viên của nhóm sẽ thấy lớn lên với kết quả chung của cả nhóm. Thứ hai, làm việc trong nhóm, HS có điều kiện để thảo luận với nhau về những thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của mỗi người, do đó kiến thức mà các em đã thu nhận sẽ được cọ xát và củng cố hơn; các em học được cách suy nghĩ, lập luận và kết quả là các em sẽ được trưởng thành hơn. Thứ ba, môi trường bạn bè dựa trên những mối quan hệ bình đẳng nếu HS được giao những nhiệm vụ vừa sức trong nhóm, môi trường này sẽ là bước tập dượt thuận lợi để các em mạnh dạn khẳng định mình, thêm tự tin vào khả năng của bản thân. Thứ tư, học tập cùng nhau trong các nhóm nhỏ, mỗi cá nhân có nhiệm vụ đóng góp vào thành tích chung của cả nhóm sẽ thúc đẩy từng em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời các thành viên khác trong nhóm cũng theo dõi, quản lí công việc của từng cá nhân để đảm bảo kết quả chung của nhóm. Quan trọng hơn, vì thành tích chung của nhóm các em sẽ quan tâm đến công việc của nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung. Qua những hoạt động nhóm, HS sẽ có kinh nghiệm giao tiếp, khả năng nhận thức, kĩ năng tự đánh giá được bộc lộ và phát triển, các em trở nên mạnh dạn, hoạt bát, tự tin hơn. Tóm lại, trong dạy học LG, việc tổ chức hoạt động nhóm cho HS được coi là một phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả. Song GV cần tránh sử dụng nhóm nhỏ một cách hình thức hoặc lạm dụng nó một cách tuỳ tiện. 2. Tổ chức dạy học theo nhóm ở lớp ghép Cách thành lập nhóm ở lớp ghép Có rất nhiều cách khác nhau để thành lập các nhóm nhỏ, thông thường người ta có 3 cách thành lập nhóm: Chia nhóm theo cách gọi số, theo biểu tượng và chia theo màu sắc. * Chia nhóm theo cách gọi số : Tuỳ theo mục đích của từng hoạt động, GV dự kiến số người trong mỗi nhóm và số nhóm trong lớp để có cách chia thích hợp. Ví dụ 1: Lớp có 20 HS, hoạt động cần tổ chức 5 nhóm, mỗi nhóm 4 người. Cách làm như sau:.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Lần lượt cho HS đếm từ 1 đến 5 và em tiếp theo lại đếm từ 1 đến 5... cho đến hết. GV thông báo em số 1 ngồi với em số 1, số 2 ngồi với số 2... em số 5 ngồi với em số 5. Như vậy, muốn chia lớp thành bao nhiêu nhóm thì cho HS lần lượt đếm từ 1 đến chữ số nhóm định chia. Sau đó cho những HS có cùng số ngồi vào một nhóm, ta sẽ được số nhóm định chia. * Chia nhóm theo biểu tượng: Các loại hình học: (hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình thoi...) hoặc các loài hoa (hoa hồng, cúc, sen, dâm bụt...). Số loại hình, loại hoa... phụ thuộc vào số nhóm định chia. Tuỳ theo mục đích của từng hoạt động mà chuẩn bị số phiếu của mỗi loại hình, loại hoa... Ví dụ 2: Lớp có 16 HS, muốn chia thành 4 nhóm thì chuẩn bị 4 loại hình (chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tròn hoặc 4 loại hoa nào đó). * Chia nhóm theo màu sắc: Cũng tương tự như cách chia trên, số giấy màu phát ra tuỳ thuộc vào số nhóm định chia. Số phiếu mỗi màu chính là số người trong nhóm. Tuỳ theo mục tiêu của từng hoạt động để có cách chia sao cho không mất nhiều thời gian. Ngoài ra, có nơi GV còn chia nhóm bằng cách cho HS ngồi bàn trên quay xuống bàn dưới làm thành một nhóm. Khi chia nhóm xong, phải đặt tên nhóm cho dễ gọi như nhóm 1, 2, 3 hoặc nhóm hoa lan, hoa cúc... Điều quan trọng là sau khi chia nhóm xong phải bầu nhóm trưởng để điều hành công việc thảo luận của nhóm, thư kí để ghi lại ý kiến thảo luận của các bạn trong nhóm, báo cáo viên để báo cáo trước lớp ý kiến thảo luận đã được thống nhất của nhóm và cuối cùng là các thành viên, những người tích cực tham gia thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng thành báo cáo chung của nhóm. Các kiểu nhóm học tập ở lớp ghép  Nhóm cùng trình độ được thành lập từ những HS ở cùng một NTĐ. Dựa vào mục đích và đặc điểm của từng hoạt động học tập mà GV chia các HS ở từng NTĐ thành những nhóm nhỏ từ 2 HS trở lên.  Nhóm nhiều trình độ được thành lập từ những HS ở hai hay nhiều TĐ khác nhau. Tuỳ theo mục đích và tính chất hoạt động cụ thể, người ta nhóm các HS ở nhiều TĐ khác nhau vào một nhóm nhỏ để hoạt động cùng nhau. Nhóm nhiều TĐ thường được tổ chức nhằm giúp cho HS học tập kinh nghiệm của nhau trong việc.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> nghiên cứu và học tập một lĩnh vực chung nào đó hoặc để các em lớp lớn có thể giúp các em lớp bé.  Nhóm cùng năng lực, sở trường được thành lập từ các HS có những sở thích, say mê về một môn học hay hoạt động nào đó trong cùng NTĐ hay khác NTĐ. Ví dụ như nhóm toán, vẽ, nhóm sáng tác thơ văn… Hoạt động của các nhóm này được tổ chức như những câu lạc bộ nhỏ trong lớp vừa để đáp ứng hứng thú và phát triển năng lực riêng của các em, vừa để đóng góp cho các phong trào học tập của lớp.  Nhóm hỗn hợp là nhóm không phân biệt giới tính, trình độ lứa tuổi (bao gồm HS các lớp 1, 2, 3, 4, 5) được thành lập để tổ chức các hoạt động giáo dục cho HS về “ Môi trường an toàn và phòng tránh tai nạn cho HS” hoặc về “Giáo dục kĩ năng sống”... Trong LG còn có rất nhiều các kiểu nhóm nhỏ khác như : nhóm theo giới tính, nhóm cùng độ tuổiv.v. Tuỳ từng hoạt động và những mục đích đặt ra mà GV có thể tạo thành các nhóm khác nhau cho phù hợp. Ví dụ, khi giảng về một số chủ đề có tính nhạy cảm về giới như vệ sinh em gái, giáo dục kĩ năng sống... GV có thể chia nhóm gồm cả HS nam và nữ giúp cho HS nam hiểu biết về một số đặc điểm tâm, sinh lí của các bạn HS gái, HS nam sẽ thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ bạn gái của mình được nhiều hơn. Tuy nhiên, đôi khi cũng phải thành lập các nhóm HS nữ riêng để các em có thể cảm thấy thoải mái, cởi mở bày tỏ những suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân và gia đình cho nhau. Hoạt động học viên tự tìm hiểu Đọc thông tin cơ bản dưới đây và tóm tắt theo những ý sau: a) Hãy liệt kê các hình thức tổ chức hoạt động nhóm. Nhóm . …………….. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nhóm . …………….. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . Nhóm . …………….. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b) Hãy kể ra những điểm mạnh của các hình thức tổ chức của mỗi kiểu nhóm …………….. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………….. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. c) Thử lấy ví dụ về nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu. …………….. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. Thông tin phản hồi.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> * Nhóm cặp đôi (2 người): Đây là hình thức HS trao đổi với bạn ngồi đối diện hoặc ngồi cạnh nhau để giải quyết tình huống do GV đặt ra hoặc sử dụng khi cho HS chấm, sửa bài cho nhau (bài tập viết, chính tả...). Hình thức chia nhóm này thường được sử dụng ở những lớp đầu cấp, nó phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi của các em trong buổi đầu đến trường. Dần dần, GV có thể giao cho HS thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn. Để tổ chức dạy học theo nhóm, trước hết GV cần lựa chọn một số nội dung phù hợp đối với nhóm HS làm việc độc lập. Thường những nội dung để cho HS làm việc trong nhóm phải có tính phức tạp nhất định để tất cả các em nhận thấy cần phải hợp sức nhau cùng làm (những nhiệm vụ đơn giản sẽ không kích thích HS làm việc tập thể). Sau đó, GV dự tính số lượng người cần thiết cho công việc đó trong một khoảng thời gian nhất định (tương ứng với lượng thời gian GV dành để làm việc trực tiếp với NTĐ khác trong LG). * Mỗi nhóm nhỏ trong LG nên có từ 2 - 5 em. Ưu điểm của những nhóm này là gọn nhẹ, dễ dàng huy động toàn bộ thành viên vào giải quyết các nhiệm vụ của nhóm. Còn nếu nhóm quá đông thì sẽ khó quản lí được các hoạt động của nhóm. Những nhóm này thường được tổ chức để HS giải quyết các bài tập tình huống hoặc bài tập vận dụng tri thức mới. Khi chia nhóm xong, GV nên giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng nhóm. Cần nêu lên những yêu cầu về kết quả cụ thể của cả nhóm cũng như của từng cá nhân, đây là khâu đặc biệt quan trọng bởi vì nhiệm vụ giao cho nhóm và cách đánh giá kết quả sẽ quyết định mức độ hợp tác, giúp đỡ giữa các thành viên của nhóm trong quá trình hoạt động chung. Trong hoạt động nhóm, nhiều khi các thành viên trong nhóm có thể được giao nhiệm vụ để hoàn thành những công việc giống nhau, ví dụ như cùng làm những bài tập rèn luyện kĩ năng đơn giản. Hình thức giao việc như thế khá đơn giản. Để sử dụng hình thức giao việc này có hiệu quả, GV cần chú ý tạo ra những tương tác, những mối quan hệ công việc liên đới giữa các thành viên trong nhóm với nhau: các em cùng đọc trong nhóm, các bạn lắng nghe để góp ý, nhận xét và giúp bạn sửa lỗi phát âm. Sau những hoạt động nhóm, GV cần chú ý ghi nhận, đánh giá hoạt động của nhóm, có thể thông qua kiểm tra một cá nhân để khuyến khích các em có trách nhiệm và quan tâm đến nhau. * Tương tự như vậy, người ta xây dựng “nhóm xuất phát” và “nhóm chuyên sâu” để áp dụng cho việc học bài mới hay tìm hiểu về một chủ đề mới..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> “Nhóm xuất phát” là nhóm khởi điểm ban đầu được hình thành để các HS cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ chung, cùng tìm hiểu về một chủ đề nào đó có tính tổng thể. Trong nhóm sẽ phân công mỗi thành viên có trách nhiệm đối với một khía cạnh hay một nội dung nhất định như thu thập thông tin, hiểu rõ nội dung và giải thích cho các bạn trong nhóm cùng hiểu về nội dung đó. “Nhóm chuyên sâu” là nhóm các HS có cùng một nhiệm vụ như nhau được tập hợp lại từ các nhóm xuất phát để cùng tìm hiểu những thông tin về một khía cạnh hay một nội dung nhất định. Các HS này sau khi cùng làm việc trong nhóm chuyên sâu để nắm vững nội dung được phân công, sẽ trở về nhóm xuất phát (ban đầu) của mình để chia sẻ với nhau về những thông tin họ đã thu hoạch được ở các nhóm chuyên sâu. Mỗi em vừa có nhiệm vụ trình bày lại những thông tin mà các em đã thu hoạch được từ các nhóm chuyên sâu của mình cho các bạn trong nhóm, vừa lắng nghe thông tin về những nội dung khác mà các bạn trong nhóm có trách nhiệm thu thập được từ các nhóm chuyên sâu khác giới thiệu lại trong nhóm. Kết quả là mỗi người trong nhóm sẽ có những hiểu biết đầy đủ về toàn bộ chủ đề hay toàn bộ các nội dung của bài học. Ví dụ: Lớp học có 16 HS chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có 4 em. Nhiệm vụ chung của nhóm xuất phát là: Quan sát cấu tạo của cây đậu, nhận xét chung về cấu tạo và sự phát triển của nó. Các thành viên trong nhóm xuất phát được phân công như sau: Một HS làm nhiệm vụ A: Quan sát bộ rễ Một HS làm nhiệm vụ B: Quan sát thân Một HS làm nhiệm vụ C: Quan sát lá Một HS làm nhiệm vụ D: Quan sát hoa, quả Nhóm chuyên sâu gồm những HS có nhiệm vụ nắm vững thông tin nhận được từ nhóm xuất phát. Theo ví dụ trên sẽ có 4 nhóm chuyên sâu. + Tất cả các em có nhiệm vụ A của 4 nhóm xuất phát họp lại và trao đổi về kết quả bộ rễ của cây đậu. + Tất cả HS làm nhiệm vụ B của 4 nhóm xuất phát họp lại và trao đổi về kết quả về thân cây đậu..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Sau đó 4 thành viên của 4 nhóm chuyên sâu sẽ trở về nhóm xuất phát (nhóm ban đầu) để cùng xây dựng một báo cáo chung về kết quả quan sát cấu tạo của cây đậu. Hình thức này được mô tả ở sơ đồ sau:. Sơ đồ nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu 1 2 3 4. 1. 2. 3 4. 4 1 2 3 4. 1 2 3 4. 1 1 1 1. 3 3 3 3. 2 2 2 2. 4 4 4 4. 3 3. 4. Các nhóm xuất phát. Các nhóm chuyên sâu. Điều cần chú ý khi tổ chức dạy học theo nhóm:  GV phải thiết kế được những nhiệm vụ phù hợp, sao cho mỗi HS đều có trách nhiệm xây dựng kết quả chung của nhóm. Trong hoạt động nhóm cần đảm bảo tương tác giữa các thành viên trong nhóm.  GV cần chú ý công tác tổ chức quản lí hoạt động trong từng nhóm nhỏ để có thể giúp đỡ, can thiệp khi cần.  GV cần nắm vững nguyên tắc hoạt động nhóm để khuyến khích mọi HS tham gia bình đẳng và tôn trọng nha Nguyên tắc tổ chức hoạt động nhóm Để hoạt động nhóm mang lại những hiệu quả giáo dục cao, cần: - Nhóm được hình thành để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Các thành viên phải hiểu rõ nhiệm vụ chung của nhóm và nhiệm vụ riêng của bản thân. - Các thành viên trong nhóm phải lần lượt đảm nhiệm những vai trò khác nhau trong nhóm: thư kí, nhóm trưởng, báo cáo viên… và có trách nhiệm duy trì các hoạt động trong nhóm. - Mọi thành viên phải có thói quen ghi chép và tuân theo sự điều khiển của nhóm trưởng..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Mỗi thành viên đều được trình bày ý kiến của mình và các thành viên khác cần phải chú ý lắng nghe. Từng thành viên đều phải có ý kiến của mình trước nhóm như tỏ thái độ đồng tình hoặc chưa thống nhất. - Mọi thành viên đều bình đẳng tham gia thảo luận. Tránh tình trạng để một em nói quá nhiều còn các em khác nói quá ít hoặc không nói gì. - Khi thảo luận, HS phải hướng vào nhau, tập trung trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề được GV nêu ra. - Tôn trọng ý kiến của mọi người, dù ý kiến đó là đúng hay sai, cần trao đổi để cùng nhau nhận ra ý kiến đúng. Tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ ở lớp ghép có hiệu quả Trong bất kì lớp học nào dù là lớp đơn hay LG, người GV cũng phải có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu học tập cho nhiều HS. Trong LG, do HS ở các TĐ khác nhau học tập theo chương trình riêng của TĐ mình nên cũng có những nhu cầu rất khác nhau. LG có ưu thế rất lớn do nó có thể nhóm HS ở các TĐ, lứa tuổi khác nhau vào trong những hoạt động chung. Chính vì thế nó luôn tồn tại những hình thức tổ chức hoạt động rất đa dạng, phong phú và sinh động. Mặc dù vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động, LG vẫn còn có những hạn chế nhất định. Làm thế nào để có thể phát huy ưu thế này của LG vẫn là câu hỏi để những người GV yêu thích sáng tạo và đầy lòng nhiệt tình với công việc tìm kiếm lời giải đáp. Có điều rất đơn giản là người GV trước hết phải có lòng nhiệt tình, say sưa với nghề nghiệp, thương yêu trẻ thì sẽ tìm ra những hình thức tổ chức dạy học LG tối ưu cho mình. Người GV phải nắm được kĩ thuật chia nhóm, sử dụng nó một cách linh hoạt, nắm được nguyên tắc hoạt động nhóm và các hình thức tổ chức dạy học mềm dẻo, linh hoạt. Khi nào thì tổ chức chia nhóm cặp đôi, cho đối tượng nào là phù hợp ? Khi nào thì tổ chức nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu, cho NTĐ nào ? Có phải giờ học nào GV cũng cần tổ chức cho HS chia nhóm và thảo luận nhóm không ? Về cơ sở vật chất của trường hiện nay còn rất nghèo, nếu có được đầy đủ cơ sở vật chất thì sẽ tạo điều kiện cho GV và HS dạy - học tốt hơn; còn nếu không thì liệu GV vẫn có thể dạy cho HS ở LG có hiệu quả ? Hoạt động tự tìm hiểu cá nhân Yêu cầu: Bạn hãy xây dựng tóm tắt các bước chính để tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ trong một giờ học nào đó ở 1 LG 2 TĐ..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> - Nhóm có nhiệm vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Nhóm gồm. . . . . . .HS thuộc đối tượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Trong thời gian: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Nhiệm vụ của các thành viên: (1) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ................................................ (2). (3) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Tổ chức quản lí nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Báo cáo và đánh giá kết quả của nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hoạt động: Tìm hiểu ý nghĩa của việc lập kế hoạch? Trao đổi trong nhóm về một số vấn đề sau: - B¹n viÕt ra giÊy nh÷ng hiÓu biÕt cña b¶n th©n vÒ ý nghÜa cña viÖc lËp kÕ ho¹ch. - Theo bạn trong học tập ở lớp ghép, HS có cần phải lập kế hoạch để học ? - B¹n h·y nªu mét thµnh c«ng cña m×nh trong viÖc rÌn luyÖn cho häc sinh biÕt lập kế hoạch để học? LËp kÕ häach cho mét c«ng viÖc. Bạn thử trình bày về cách lập kế hoạch cho một buổi lao động trồng cây hoặc buổi l động vệ sinh quét dọn vệ sinh xung quanh trờng?  LËp kÕ ho¹ch häc tËp ë nhµ: cã mét sè bíc sau: - Trao đổi trong nhóm học tập - C¸c nhãm thö so¹n mét kÕ ho¹ch häc tËp. - B¹n gióp häc sinh so¹n mét thêi gian biÓu häc tËp ë líp ghÐp mét c¸ch hîp lý.  Th«ng tin:  ý nghÜa cña viÖc lËp kÕ ho¹ch: LËp kÕ ho¹ch lµ mét kü n¨ng then chèt cho mét c¸ch häc. Trong cuéc sèng cũng nh trong học tập nếu không có kế hoạch tức là không biết dự định các công việc phải làm, dự tính thời gian thực hiện thì chẳng làm đợc bao nhiêu. Có ngời lúc nào còng kªu bËn, nhng kÓ c¶ khi cã thêi gian còng kh«ng biÕt lµm viÖc g×. HoÆc khi míi b¾t tay vµo lµm viÖc nµy th× ph©n t©m (thiÕu tËp trung chó ý) l¹i muèn lµm mét viÖc kh¸c. Con gµ m¾c tãc lóng tóng nh thÕ nµo th× ngêi lµm viÖc kh«ng cã kÕ ho¹ch còng lúng túng nh thế... Học tập có kế hoạch sẽ tận dụng đợc quỹ thời gian, tận dụng đợc c«ng søc, kh«ng bÞ ph©n t¸n søc suy nghÜ vµ nh vËy hiÖu qu¶ häc tËp sÏ cao h¬n nhiÒu so víi viÖc häc tËp kh«ng cã kÕ ho¹ch. Thªm n÷a, ngay tõ khi ngåi trªn ghÕ nhà trờng, học sinh đã biết làm việc theo kế hoạch thì sau này khi trởng thành các em sÏ cã thãi quen tèt trong lµm viÖc vµ tæ chøc cuéc sèng mét c¸ch khoa häc.  LËp kÕ ho¹ch cho mét c«ng viÖc: Lập kế hoạch một công việc nào đó thực chất là xây dựng một tiến trình làm viÖc, cã viÖc lµm tríc, cã viÖc lµm sau mét c¸ch cô thÓ. Bao gåm : - Mục tiêu của kế hoạch hay nói cách khác là cái đích cần đạt đợc của công viÖc. - Thêi gian hoµn thµnh cña c«ng viÖc. - C¸c bíc tiÕn hµnh (b¾t ®Çu tõ ®©u, bíc nµo lµm tríc, hîp t¸c víi ai, cÇn nh÷ng ®iÒu kiÖn nµo, giao cho ai phô tr¸ch tõng phÇn).

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Theo dõi tiến độ. - Kiểm tra và đánh giá kết quả. Trên thực tế có ngời làm việc có hiệu quả mà hỏi đến họ chẳng có một kế hoạch g× c¶. Hä cø lµm viÖc nh mét tÊt yÕu, tù nhiªn. Kú thùc nh÷ng ngêi nµy, do thãi quen nghề nghiệp từ trong đầu họ đã nhanh chóng thiết lập một kế hoạch. Tuy nhiên, kế hoạch trong đầu không đợc tính toán, trù liệu cụ thể nên rất dễ bị đảo lộn. Cho nên tốt hơn hết là phải xây dựng đợc kế hoạch trớc khi tiến hành làm một công việc nào đó. Học sinh có thể đặt kế hoạch để thuộc một bài thơ dài, một truyện thơ mà các em yêu thích. Muốn thế, các em cần biết sức nhớ bài thơ phải học đến đâu, xác định thời gian phải thuộc, chia nhỏ mỗi ngày thuộc thêm mấy câu, ôn lại những câu đã thuộc mấy lần, nên học thuộc vào lúc nào để không ảnh hởng đến việc học tập các môn học khác, học một mình hoặc nhờ ngời khác đôn đốc, nhắc nhở...Trong cuộc sèng, cã ngêi thuéc lßng TruyÖn KiÒu, thuéc lßng hµng tr¨m bµi th¬ §êng, c¶ b¶n phiên âm và bản dịch nghĩa. Nh vậy thì ngoài sự yêu thích, đức kiên nhẫn còn phải tính đến sức mạnh của kế hoạch mà ngời đó tự xác định rồi âm thầm thực hiện.  Híng dÉn häc sinh lËp kÕ ho¹ch häc tËp. ở mức độ đơn giản, bạn cần hớng dẫn học sinh lập “Thời gian biểu” để có thời gian tối đa dành cho hoạt động học tập. Kế hoạch này cần dựa trên các căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của học sinh: nhà có đông em không, phải tham gia giúp đỡ công việc gì thờng xuyên trong gia đình nh chăn trâu, làm vờn, kiếm củi, hái rau lợn, bế em... quãng đờng từ nhà đến trờng, sức khỏe của bản thân HS, cha mẹ có khả năng kèm cặp thêm con trong học tập, tài liệu học tập có đầy đủ không?... Nghiªn cøu cho thÊy nh÷ng ngêi thµnh c«ng trong bÊt kú lÜnh vùc nµo còng đều dành nhiều thời gian cho giai đoạn lập kế hoạch. Đối với trẻ, các em cần phải biÕt ý nghÜa cña viÖc lËp kÕ ho¹ch, biÕt c¸c kü n¨ng lËp kÕ ho¹ch vµ cã thãi quen tu©n thñ qu¸ tr×nh häc tËp theo c¸ch: “ lËp kÕ ho¹ch - thùc hiÖn - kiÓm ®iÓm viÖc thùc hiÖn kÕ ho¹ch”. Năng lực học tập của học sinh: học sinh học khá có thể tự học đợc, có em học yếu cần sự giúp đỡ của bạn, của thầy/ cô giáo. Trong thời gian biểu cần ghi rõ: - Thêi gian tõng buæi. - Các công việc phải làm (có sự giúp đỡ của ai hay làm một mình, làm trong kho¶ng thêi gian bao nhiªu). - Kết quả đạt đợc của từng công việc. Lu ý: Nhu cÇu vui ch¬i gi¶i trÝ, giao lu bÌ b¹n cña c¸c em lµ nhu cÇu kh«ng thÓ thiÕu đợc, do vậy trong thời gian biểu nên có thời gian dành cho hoạt động này. Việc xây dùng thêi gian biÓu nªn cã sù tham gia cña cha mÑ häc sinh. Cha mÑ häc sinh sÏ lµ ngời theo dõi, đôn đốc, tạo điều kiện cho con thực hiện. Thời gian biểu không phải là kế hoạch bất di bất dịch mà có thể thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Ví nh, mùa đông các em có thể dậy muộn hơn các ngày mùa hè; cuối năm học cần tăng cờng thời gian cho học tập. Hằng tháng giáo viên cần kiểm tra để đánh giá kết qu¶ vµ gióp häc sinh ®iÒu chØnh thêi gian biÓu cho phï hîp. Víi c¸c häc sinh thùc.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> hiện tốt thời gian biểu, kết quả học tập đợc nâng cao, bạn cần kiểm tra, xem xét và nªu g¬ng c¸c em biÕt lËp kÕ ho¹ch häc tËp. Tóm lại: Lập kế hoạch là một quy trình then chốt đảm bảo học tập và giải quyết khó khăn một cách hiệu quả. Học sinh cần phải đợc giúp đỡ trong việc sử dụng các hình thức và mức độ lập kế hoạch. Khả năng lập kế hoạch, đặc biệt việc lập kế hoạch để kiểm soát quá trình học tập. Các khía cạnh quan trọng của quy trình lập kế hoạch bao gồm cả theo dõi và đánh giá. Việc dạy cách lập kế hoạch cần phải đợc thiết kế sao cho nó chuyển từ cách lập kế hoạch xuất phát từ GV sang học sinh, để c¸c em tham gia tÝch cùc h¬n vµo viÖc lËp kÕ ho¹ch cña riªng m×nh. Điều đáng chú ý là trong học tập còn có nhiều cách học khác nhau nên bạn cần chú ý đến tính đa dạng về các cách này để giúp cho từng đối tợng học sinh có thể lựa chän c¸ch häc phï hîp. B - đánh giá 1. Đánh giá qua các hoạt động: Đối với chuyên đề trên bạn có thể đánh giá việc tiếp thu của mình qua các hoạt động. Bạn nên quan tâm hơn đến các hoạt động có tính thực hành hơn. 2. B¹n viÕt thu ho¹ch theo gîi ý sau: - Trong các thông tin đợc cung cấp ở trên, thông tin nào anh/ chị tâm đắc nhất? T¹i sao ? - Phân tích mối quan hệ giữa các thông tin đợc cung cấp trong các chuyên đề khác nh: Nhóm và hoạt động nhóm; Xây dựng kế hoạch dạy học; Trò chơi học tập 3. §¸nh gi¸ qua viÖc tr¶ lêi c¸c c©u hái sau: - Vì sao phải khuyến khích học sinh đặt câu hỏi ? - Nêu tóm tắt những biện pháp giúp phát triển kỹ năng đặt câu hỏi cho HS - Thiết kế một bài tập cho học sinh tập đặt câu hỏi. - Nêu một thay đổi bạn có thể tiến hành sau khi học xong bài này C- Phô lôc PhiÕu häc tËp Quan niÖm vÒ phiÕu häc tËp PhiÕu häc tËp (phiÕu giao viÖc) cho häc sinh (nhãm hoÆc c¸ nh©n) nh»m gióp các em hoạt động tích cực, chủ động, chủ động để lĩnh hội tri thức. Trong mỗi phiếu học tập có thể là lệnh yêu cầu học sinh thực hiện một nhiệm vụ nào đó, câu hỏi thảo luËn, c¸c bµi tËp, nèi c¸c « ch÷… Phiếu học tập cũng đợc coi nh là đồ ding dạy học nhằm nối dài cánh tay cánh tay của giáo viên đến từng học sinh. Do đặc điểm của lớp ghép, trong một khoảng thời gian eo hẹp, một giáo viên phải làm việc với nhiều trình độ khác nhau bởi vậy phiếu này nhằm thay giáo viên hớng dẫn tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong nh÷ng kho¶ng thêi gian cÇn thiÕt. Nội dung và hình thức một phiếu học tập thờng đợc thiết kế nh sau: - Mỗi phiếu học tập đợc sử dụng trong một tiết học hoặc một tiết kiểm tra..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Mỗi phiếu học tập có đầy đủ các nội dung luyện tập, củng cố cơ bản nhất. Th«ng thêng 1 phiÕu gåm: PhÇn 1: KiÓm tra bµi cò, chuÈn bÞ bµi míi díi d¹ng c¸c bµi tËp b»ng ch÷ hoÆc h×nh. PhÇn 2: C¸c bµi tËp thùc hµnh luyÖn tËp, ghi nhí tri thøc míi. Phần 3: Bài tập củng cố ôn luyện các nội dung vừa đợc học. Các phiếu học tập đợc trình bày rõ ràng, sinh động, có đủ “kênh chữ” và “kênh hình”. C¸ch sö dông phiÕu Nếu học sinh đã có phiếu in sẵn, bạn cần có những yêu cầu cụ thể đối với từng nhóm( làm bài nào và đến phần nào); xác định thời điểm giao bài cũng nh thời gian lµm bµi… Tuỳ từng đối tợng học sinh mà bạn yêu cầu các nội dung và thời gian cần hoàn thànhtrong phiếu cho từng đối tợng. Bạn phải có sự kiểm tra, xem xét các bài làm của học sinh trong phiếu để biết đợc kết quả làm bài của học sinh và những sai sót cần sửa chữa. Các phiếu học tập nh mét hå s¬ lu tr÷ qu¸ tr×nh lÜnh héi tri thøc cña häc sinh nªn b¹n cÇn cã nhËn xÐt cho tõng phiÕu. Khi häc sinh lµm viÖc víi phiÕu, b¹n cÇm xem c¸c em cã hiÓu c¸c yªu cÇu vµ nh÷ng lÖnh trong phiÕu hay kh«ng? B¹n còng nªn gi¶i thÝch cã thÓ lµm chung nhng còng cã thÓ lµm riªng víi tõng häc sinh. C¸ch so¹n c¸c phiÕu bµi tËp Trong nhiÒu trêng hîp b¹n ph¶i tù so¹n phiÕu víi nh÷ng t×nh huèng sau: C¸ch tr×nh bµy hoÆc néi dung trong s¸ch bµi tËp cha phï hîp víi häc sinh cña m×nh (h×nh ảnh, từ ngữ…). Một số nội dung không có trong sách bài tập, ví dụ: chủ đề địa ph ơng hoặc các nội dung mang tính địa phơng…Soạn phiếu để tổ chức học tập chung cho cả líp hoÆc cho mét sè nhèm häc tËp. Cô thÓ lµ: - Các câu hỏi và nội dung trong sách bài tập cha phù hợp với trình độ học sinh, GV có thể soạn lại cho đơn giản, dễ hiểu hoặc tách thành nhiều ý nhỏ. - Mét sè bµi tËp cã sö dông tõ ng÷ mµ häc sinh kh«ng hiÓu, cã thÓ so¹n l¹i bằng cách giữ nguyên nội dung nhng sử dụng từ ngữ phù hợp với địa phơng. - Soạn thêm các câu hỏi, bài tập về nội dung mang tính địa phơng cho phần liên hệ các tiết Tập đọc hoặc một số nội dung của môn Tự nhiên-Xã hội. Phiếu cầng cụ thể hoá các nội dung và cá biệt đến từng học sinh là phiếu có chất lợng. Ví dụ dới đây là mẫu phiếu học tập(phiếu giao việc) để các bạn tham khảo: PhiÕu häc tËp ( Nhãm….) 1. Thµnh phÇn trong nhãm 1.1.Nhãm trëng……………………………………… 1.2. …………………………………………………… 1.3. ……………….............…………………………… 1.4. ……………………………………………………. 1.5. …………………………………………………… 2. Néi dung cÇn gi¶i quyÕt.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 3. C¸c bíc cÇn tiÕn hµnh a. Nhãm trëng ph©n c«ng nhiÖm vô cho nhãm viªn b. Các thành viên trong nhóm hoạt động theo sự phân công c. Cả nhóm tóm tắ nội dung vấn đề qua kết quả thảo luận. d. KÕt luËn 4. B¸o c¸o kÕt qu¶ cïng víi c¸c nhãm kh¸c trªn líp a. Nhóm cử đại diện lên trình bày báo cáo trớc lớp b. C¸c nhãm kh¸c l¾ng nghe, bæ sung gãp ý kiÕn c. Giải đáp phản hồi ý kiến..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> NỘI DUNG 3: Gi¸o dôc kÜ n¨ng sèng cho häc sinh líp ghÐp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môi trường học tập lớp ghép chính là giúp GV hình thành cho học sinh một số kĩ năng sống. Đây là một việc làm hết sức quan trọng đối với bậc tiểu học – Bậc học hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về trí tuệ, đạo đức, thể chất, nhân cách của người học sinh tiểu học ; để có thể học lên bậc Trung học Cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động và càng quan trọng hơn đối với Giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu số. Giúp học sinh có những kĩ năng sống ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày để có thể phòng chống các tai nạn thương tích và rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hóa. Ngoài ra giáo dục kĩ năng sống trong môi trường học tập lớp ghép cho học sinh dân tộc còn đạt tới mục tiêu dạy học sinh cách học hợp tác với bạn bè. Kĩ năng học tập tích cực ứng xử thân thiện trong nhóm bạn và trong cả ngôi nhà chung của mình. Nội dung 1.Cần hiểu đặc điểm học tập của học sinh lớp ghép 2.Rèn luyện kĩ năng ứng xử với bạn bè, thầy cô giáo trong môi trường học tập và kĩ năng ứng xử trong cuộc sống cho học sinh lớp ghép. Xây dựng kĩ năng ứng xử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường. 3. Rèn luyện kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Đặc biệt chú trọng rèn luyện kĩ năng tự phục vụ. Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm học tập của học sinh lớp ghép Một thách thức rất lớn đối với GV dạy LG là việc đáp ứng những nhu cầu khác nhau của từng cá nhân HS hoặc những cá nhân có khả năng và kết quả học tập khác nhau, có sự phát triển thể chất và nhận thức xã hội khác nhau trong lớp học của mình. Trong hoàn cảnh đó, khả năng làm việc độc lập của HS sẽ vừa tạo cho GV có điều kiện làm việc trực tiếp với các NTĐ khác hay những nhóm nhỏ đang thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự hướng dẫn chặt chẽ của GV, vừa cho phép các cá nhân có thể tự học để đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Vì vậy, trong LG, việc đầu tư để đào tạo HS thành người có khả năng học tập độc lập là sự đầu tư khôn ngoan và cần thiết đối với người GV dạy LG. Học tập độc lập là dấu hiệu cơ bản về sự khác biệt giữa dạy học truyền thống, hướng vào người dạy và dạy học hiện đại, hướng vào người học. Đó không chỉ là sự.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> đổi mới ở phương thức dạy học mà là một sự đổi mới toàn diện trong quan niệm về người học, việc học, động cơ học tập và môi trường lớp học. Trong cách thức dạy học hiện đại, người học là người giữ vai trò chủ động, độc lập và được kích thích bởi chính sự ham hiểu biết của bản thân và được định hướng theo những vấn đề hay nhiệm vụ đã được xác định và được sự trợ giúp của rất nhiều các nguồn tài liệu khác nhau. Học tập độc lập đòi hỏi rất cao đối với người học ngay từ lúc bắt đầu và trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đã đặt ra: - Người học có trách nhiệm với việc học tập của mình và tự lựa chọn con đường học tập phù hợp với mình. - Để thực hiện nhiệm vụ người học sẽ quan tâm vào các hoạt động hay các nhiệm vụ mà không cần dựa vào sự khuyến khích hay chỉ dẫn của người lớn. - Người học có tính kỉ luật, có khả năng tự kiểm soát và quản lí học tập của mình. Họ có lòng tự tin, tính sáng tạo, độc lập và kiên trì theo đuổi mục đích học tập đã đặt ra. Tuy nhiên, khả năng học tập độc lập là kết quả của chính quá trình học tập được tổ chức để HS học được những kĩ năng học tập cần thiết. Có những điều kiện nhất định thúc đẩy HS học những kĩ năng học tập cần thiết cho việc tự học thành công. Chính vì vậy, GV dạy LG cần phải xây dựng những điều kiện và có chiến lược để hình thành cho HS những kĩ năng học tập độc lập. GV cần: + Xây dựng môi trường lớp học sao cho HS có thể tập trung, chú ý vào học tập và có thể sử dụng các thiết bị, đồ dùng và những học liệu cần thiết một cách dễ dàng. + Nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết của HS bằng cách khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và lắng nghe trẻ hỏi; động viên trẻ tìm tòi, khám phá kiến thức. + Tập cho trẻ những kĩ năng tự quản cần thiết: xây dựng và chấp hành quy định của lớp, tiết kiệm và giữ đúng thời gian đã định, đôn đốc, nhắc nhở nhau thực hiện những quy định chung. + Xây dựng môi trường bạn bè thân thiện trong lớp để các em cùng nhau học tập và tương trợ, giúp đỡ nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2 : Rèn kĩ năng ứng xử trong môi trường dạy học lớp ghép Trong tổng thể tất cả các mỗi quan hệ học sinh được đăt trong các tình huống giao tiếp và xử lí các tình huống giao tiếp khác nhau phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, hành vi đạo đức. Trong hoạt động của một đứa trẻ việc rèn luyện các kĩ năng xử.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> lí các tình huống trong học tập, sinh hoạt với bạn là rất cần thiết để từ đó trẻ có thể vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. a. Tìm hiểu về một số tình huống giao tiếp, ứng xử của học sinh. Các tình huống giao tiếp trong học tập : - Đối thoại với thầy cô giáo về một vấn đề trong học tập và hoạt động tập thể. - Trình bày trước thầy cô giáo các bạn trong lớp ý kiến chủ quan của bản thân về một vấn đề nào đó và nâng dần mức độ là trẻ có kĩ năng giao tiếp trước đám đông. - Giao tiếp trong nhóm bạn- ứng xử và tranh luận với bạn. Các tình huống ứng xử giao tiếp trong cuộc sống. - Biết trả lời khi được hỏi, đặt câu hỏi khi cần hỏi để đáp ứng nhu cầu của bản thân hoặc của người khác. - Cách xử lí đơn giản những tình huống trong cuộc sống hàng ngày. - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. b. Những yêu cầu cần thiết của người giáo viên - Nắm bắt và hiểu được đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học nói chung và những đặc điểm về cá tính của từng đối tượng học sinh nói riêng đặc biệt những đặc điểm trong môi trường học tập lớp ghép. Có như vậy người GV mới lập được kế họach rèn luyện phù hợp, sát đối tượng. - Nắm bắt được đặc điểm hoàn cảnh sống, môi trường sống của trẻ. - Phân nhóm trẻ để giáo dục rèn luyện, bước đầu cần tránh việc sắp xếp những em thụ động, yếu ém vốn từ cho vào một nhóm. Cần chú ý thay đổi các thành trong nhóm học tập và sinh hoạt một cách thường xuyên để các em có cơ hội giao lưu học hỏi với tất cả các bạn trong lớp. - Dành sự ưu ái đặc biệt cho đối tượng trẻ kém hơn bằng sự động viên khuyến khích là chính. Tránh sự gò ép, bắt buộc điều đó chỉ làm cho trẻ càng thêm thụ động mà thôi. - Người giáo viên cần hiểu việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ là luôn luôn phải được quan tâm đúng mức ngay chính trong các tiết học bộ môn, các hoạt động ngoại khóa hay vô tình ngay cả trong việc làm hành động của người GV. Không chỉ.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> là đối tượng học sinh lớp ghép mà cả chính học sinh trong các lớp đơn. Đặc biệt càng cần thiết hơn cho học sinh vùng dân tộc thiểu số. - Lấy đối tượng học sinh ở lớp trình độ cao hơn để giúp đỡ các em ở nhóm trình độ thấp hơn. Việc vận dụng này rất hiệu quả trong rèn một số kĩ năng giao tiếp đơn giản như biết cách trả lời có đủ câu, biết dạ ( vâng) biết đặt câu hỏi đối với các em lớp 1, 2. Trong rèn luyện kĩ năng giao tiếp thì cần quan tâm chú ý đến việc thực hành tái hiện của học sinh trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên trog trường... * Trong môi trường dạy học lớp ghép việc học sinh có kĩ năng giao tiếp và ứng xử tôt là góp phần lớn vào sự thành công của của mỗi tiết dạy. Bới trong cùng một lúc người giáo viên không thể quán xuyến được cả hai nhóm trình độ, cũng như đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của tất cả học sinh( Giáo viên chỉ có 1 trong khi học sinh có cả hai nhóm trình độ mà mục tiêu hiểu biết của mỗi nhóm trình độ là khác nhau- trong mỗi trình độ lại có nhứng mức độ hiểu biết khác nhau) Khi có được kĩ năng giao tiếp ứng xử tình huống các em mới có thể tham gia học tập nhóm, thảo luận nhóm một cách có hiệu quả được. Hoạt động 3 : Rèn luyện kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Đặc biệt chú trọng rèn luyện kĩ năng tự phục vụ. Hoạt động nhóm : Chia nhóm hoạt động theo các đơn vị trường học Yêu cầu nội dung hoạt động nhóm : Theo bạn tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước, và các tai nạn thương tích khác cho học sinh tiểu học là gì ? Đặc biệt trong môi trường dạy học lớp ghép bạn đã quan tâm đến vấn đề này chưa ? Hãy nêu một hình thức tổ chức bạn đã sử dụng nhằm rèn luyện cho học sinh những kĩ năng trên ? Các nhóm thảo luận Gợi ý thảo luận của hoạt động nhóm Bạn hiểu việc rèn cho học sinh những kĩ năng trên có tác dụng gì cho học sinh tiểu học ? Một số hình thức tổ chức, lồng ghép rèn luyện có thể sử dụng : Lồng ghép vào trong các tiết học các phân môn; kết hợp với tổ chức đội tổ chức sinh hoạt chủ.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> đề, các cuộc thi tìm hiểu ; lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục môi trường, tổ chức câu lạc bộ An toàn giao thông Báo cáo kết quả, thảo luận nội dung Để đạt được mục tiêu của giáo dục tiểu học ? Dạy học không chỉ có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh về mặt kiến thức mà còn cung cấp cho các em những kĩ năng sơ giản ban đầu để đi vào cuộc sống ; phòng chống được một số tai nạn nguy hiểm thường gặp như tai nạn giao thông, đuối nước, leo trèo ngã cây, điện giật, ... -Trong rèn kĩ năng tự phục vụ cần tạo cơ hội cho học sinh được thực hành như : Kĩ năng vệ sinh thân thể, rèn luyện sức khỏe ; sắp xếp đồ dùng học tập và sinh hoạt gọn gàng sạch sẽ...Trong hoạt động này nên bát đầu bằng việc thực hành vệ sinh đầu tóc, trang phục đến trường gọn gàng ; vệ sinh cá nhân trước lúc ăn và sau khi ngủ dậy ; ăn ngủ đúng giờ( Đối với học sinh bán trú) ; biết chăm sóc sức khỏe bản thân như không vận động mạnh sau khi ăn, biết giữ vệ sinh chung, biết ăn uống an toàn hợp vệ sinh ; bước đầu biết sắp xếp và trang trí đơn giản góc học tập của bản thân và của nhóm học tập ở lớp..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> CHUYÊN ĐỀ 4 DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC TRONG MÔI TRƯỜNG LỚP GHÉP Mục tiêu - Giới thiệu một số phương pháp dạy và học NN2 cho HSDT. - Giới thiệu môt số biện pháp hỗ trợ HSDT cấp tiểu học môn Tiếng Việt. - Một số bài giảng minh hoạ I. Một số phương pháp dạy và học ngôn ngữ 2 Hoạt động 1: Tìm hiểu một số phương pháp dạy học ngôn ngữ 2 Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số phương pháp dạy học ngôn ngữ 2 mà anh (chị) biết? Một số phương pháp dạy học ngôn ngữ 2: 1. PP dạy học trực tiếp Phương pháp dạy học trực tiếp (PPDHTT) còn được gọi là phương pháp tự nhiên. Nguyên tắc chính của phương pháp này là dạy NN2 không thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ (NN1) nhằm rút ngắn được thời gian học tiếng và tránh được những lẫn lộn giưa NN1 và NN2 khi dùng. 2. PP dạy ngôn ngữ giao tiếp Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp (PPDGT) có nguyên tắc: rèn cho nhười học các phương thức xử lí hoàn cảnh dựa vào giao tiếp. Qua thực hành người học có được kĩ năng chủ động trong giao tiếp. 3. Sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy học tiếng Việt Là phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những điều kiện cần thiết hỗ trợ học sinh ở những lớp đầu cấp. 4. Phương pháp trực quan hành động (PPTQHĐ) Là phương pháp học ngông ngữ thông qua nghe, quan sát và thực hiện bằng phản ứng của cơ thể. TQHĐ rất hữu hiệu đối với giao đoạn đầu của việc học tiếng Việt. II. Vận dụng phương pháp dạy học ngôn ngữ 2 vào môn Tiếng Việt 1. Học vần 1.1. Nhiệm vụ của phân môn Học vần a. Giúp HS nắm được hệ thống các âm, các thanh và hệ thống chữ cái ghi âm, dấu ghi thanh tương ứng của tiếng Việt..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> b. Giúp HS nắm được cách kết hợp của các âm với các âm, các âm với các thanh; trên cơ sở đó, HS nhận biết được các bộ phận cấu tạo của tiếng (âm tiết) tiếng Việt. c. Giúp HS hiểu được nghĩa của một số từ ngữ và câu đơn giản của tiếng Việt (có trong bài học (từ khóa, từ ứng dụng, câu – đoạn ứng dụng) và trong câu lệnh, lời giải thích của GV); d. Giúp HS bước đầu hình thành và rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt – nghe, đọc, nói, viết; nhưng được tập trung nhiều hơn vào việc hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng viết. e. Giúp HS yêu thích tiếng Việt và bước đầu thấy được ý nghĩa của việc học tiếng Việt 1.2. Những khó khăn của HSDTTS để đạt chuẩn khi học phần Học vần a. HSDTTS không dễ dàng phát âm chính xác các âm và các thanh tiếng Việt. HSDTTS cùng một lúc phải nhận biết và ghi nhớ cả âm thanh và chữ viết Tiếng Việt HSDTTS cần gắn việc học vần với việc hiểu nghĩa các từ trong bài học, HSDTTS bị hạn chế rất lớn về môi trường sử dụng tiếng Việt b. HSDTTS cùng một lúc phải nhận biết và ghi nhớ cả âm thanh và chữ viết tiếng Việt, tức là các em phải xác lập được mối liên hệ có tính quy ước giữa âm chữ và phải ghi nhớ đồng thời cả các kí hiệu âm thanh lẫn các kí hiệu chữ viết. Như vậy, nội dung bài Học vần là rất nặng. Hơn nữa, do ảnh hưởng của TMĐ, HSDTTS có thể lẫn lộn khi nghe âm thanh hoặc khi đọc chữ. Ví dụ: HS dân tộc Bru có thể lẫn giữa vui vẻ (tiếng Việt) và bui bẽ (tiếng Bru) vì trong tiếng Bru không có âm v. c. HSDTTS cần gắn việc học vần với việc hiểu nghĩa các từ trong bài học, HSDTTS bị hạn chế rất lớn về môi trường sử dụng tiếng Việt (gia đình và cộng đồng không nói tiếng Việt, HS không được nghe thấy hoặc nhìn thấy văn bản tiếng Việt). 1.3. Sử dụng các phương pháp dạy học NN2 a. Phương pháp trực tiếp - Vận dụng phương pháp trực tiếp trong bài Học vần + Đối với dạng bài Làm quen với âm và chữ, có thể áp dụng phương pháp trực tiếp trong các phần: Kiểm tra bài cũ, Hướng dẫn HS nhận dạng chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới, Hướng dẫn HS tập phát âm âm mới, Luyện đọc âm mới. + Đối với dạng bài Dạy – học âm, vần mới, có thể áp dụng phương pháp trực tiếp trong các nội dung: Kiểm tra bài cũ, Dạy phát âm âm hoặc đánh vần vần mới, Hướng dẫn HS ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới (từ khóa), đánh vần và đọc trơn tiếng mới..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> + Đối với dạng bài Ôn tập âm, vần, có thể áp dụng phương pháp trực tiếp trong các nội dung: Kiểm tra bài cũ, Ôn tập theo bảng – sơ đồ trong SGK, Luyện đọc. + Ví dụ: áp dụng phương pháp trực tiếp để hướng dẫn HS đánh vần và đọc trơn tiếng khóa, từ khóa (Bài 30):  "Các em nghe thầy/cô đánh vần: u – a – ua"(GV kết hợp chỉ bảng)  GV phát âm mẫu: ua (GV kết hợp chỉ bảng)  "Cả lớp đánh vần và đọc theo thầy/cô: u – a – ua, ua"(GV kết hợp chỉ bảng)  "Cả lớp đánh vần và đọc lại: u – a – ua, ua"  GV viết tiếng khóa cua lên bảng, đánh vần và đọc mấu: u – a – ua – cờ - ua – cua (kết hợp chỉ bảng)  "Cả lớp đánh vần và đọc theo cô: u – a – ua – cờ - ua – cua, cua"  "Cả lớp đánh vần và đọc lại: u – a – ua – cờ - ua – cua, cua"  GV viết từ khóa cua bể lên bảng  "Cả lớp đọc: cua, cua bể"(kết hợp chỉ bảng) (lặp lại 2, 3 lần)  "Các em bàn thứ nhất đọc lại: cua, cua bể"(GV chỉ bảng, HS đọc)... - Lưu ý khi áp dụng phương pháp trực tiếp trong phần Học vần: + GV lựa chọn ngôn ngữ phù hợp: sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu; sử dụng các câu ngắn (hạn chế các câu dài và có nhiều mệnh đề, có nhiều thành tố phụ). + GV nói chậm, nhắc lại nhiều lần để HS nhận diện và ghi nhớ. + GV luôn luôn phải quan sát HS. Nếu HS có biểu hiện không tiếp thu được bài, GV phải dừng lại, giải thích thêm hoặc chuyển sang sử dụng các phương pháp khác. + Ưu điểm của phương pháp trực tiếp: HS có thể tư duy trực tiếp bằng tiếng Việt và có phản ứng nhanh nhạy trong giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Việt; tránh được sự lẫn lộn giữa NN1 và NN2. + Hạn chế của phương pháp trực tiếp: Đây là giai đoạn đầu của việc học tiếng Việt của HSDTTS, vốn tiếng Việt (hiểu biết về nghĩa của các từ ngữ, các câu lệnh, câu hỏi, câu hướng dẫn) của HS còn rất hạn chế; nếu GV chỉ sử dụng tiếng Việt trong giờ học mà không có sự đan xen với các phương pháp dạy học khác thì HS dễ bị mệt mỏi, không hứng thú học tập. b. Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ (phương pháp gián tiếp) - Vận dụng phương pháp TMĐ trong bài Học vần Phương pháp TMĐ chỉ nên sử dụng hạn chế trong giờ học tiếng Việt nói chung, giờ Học vần nói riêng. Cụ thể:.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Đối với những bài học đầu của phần Học vần, khi HSDTTS bắt đầu làm quen với tiếng Việt, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, GV hoặc NVHTGV sử dụng tiếng mẹ đẻ của HS để giải thích các câu lệnh để điều khiển các hoạt động trong lớp (GV nêu câu lệnh bằng tiếng Việt, GV hoặc NVHTGV giải thích bằng TDT, sau đó GV nhắc lại câu lệnh tiếng Việt nhiều lần để HS ghi nhớ tiếng Việt). Một số mẫu câu hỏi phục vụ cho bài Luyện nói cũng có thể được dịch sang TDT. + Đối với dạng bài Dạy – học âm, vần mới, GV hoặc NVHTGV sử dụng TMĐ của HS trong trường hợp phải so sánh những hiện tượng phát âm tương tự giữa tiếng Việt và TDT hoặc khi cần phải giải thích các từ ứng dụng trừu tượng. + Ví dụ: áp dụng phương pháp TMĐ để dạy từ ứng dụng tuổi thơ (Bài 35):  (GV gọi 2, 3 HS đọc các từ ứng dụng có vần uôi: tuổi thơ, buổi tối)  NVHTGV giải thích bằng TDT: tuổi thơ là độ tuổi khi còn nhỏ.  GV hỏi lại 1, 2 HS:"tuổi thơ là gì?". HS trả lời bằng TDT. - Lưu ý khi áp dụng phương pháp TMĐ trong phần Học vần + GV bằng mọi cách giảm dần việc sử dụng phương pháp TMĐ; + GV cần lập kế hoạch sử dụng phương pháp TMĐ trong những hoạt động cụ thể của giờ học, tránh sử dụng tràn lan. + GV phải luôn có ý thức củng cố, khắc họa ấn tượng cho HS bằng tiếng Việt thông qua hình thức nhắc lại từ / câu bằng tiếng Việt nhiều lần bên cạnh việc giải thích nghĩa bằng TDT. + Ưu điểm của phương pháp gián tiếp: HS hiểu chính xác nội dung bài học, hiểu chính xác các câu hỏi, câu lệnh, lời hướng dẫn của GV, từ đó thực hiện đúng các yêu cầu của bài học; tạo được tâm lý thoải mái cho HS. + Hạn chế của phương pháp gián tiếp: Nếu GV, NVHTGV lạm dụng phương pháp này, khó hình thành ở HS thói quen sử dụng tiếng Việt, tư duy bằng tiếng Việt, do đó không phát triển được các kĩ năng tiếng Việt, thậm chí gây ra tâm lý ỷ lại, thích học qua dịch từ tiếng Việt sang TDT. c.Phương pháp trực quan hành động - Vận dụng phương pháp trực quan hành động trong bài Học vần + Loại TQHĐ sử dụng đồ vật và TQHĐ sử dụng tranh được vận dụng nhiều hơn trong phần giới thiệu các tiếng/từ đối với dạng bài Làm quen với âm và chữ hoặc để minh họa cho các từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng đối với dạng bài Dạy – học âm, vần mới. Đặc biệt, trong phần Học vần, hệ thống thẻ tranh, thẻ chữ được coi là đồ dùng trực quan phục vụ tốt cho phương pháp trực quan hành động, giúp HS học và ghi nhớ nội dung bài học..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> + Loại TQHĐ sử dụng cơ thể được vận dụng nhiều hơn để giải thích các lệnh của GV trong những bài học đầu và để giải thích một số từ ngữ có nội dung chỉ hành động. + Loại TQHĐ sử dụng truyện được dùng trong phần Kể chuyện của dạng bài Ôn tập âm, vần. + Ví dụ: áp dụng phương pháp TQHĐ sử dụng cơ thể để giải thích nghĩa của từ ngữ ứng dụng nhấc chân (Bài 77):  (GV gọi 2, 3 HS đọc các từ ngữ ứng dụng)  GV vừa nói nhấc chân lên – đặt chân xuống vừa làm mẫu động nâng cao bàn chân khỏi mặt đất, sau đó đặt bàn chân xuống đất (3 lần).  GV gọi 1 HS lên thực hành cùng với GV nhấc chân lên – đặt chân xuống (3 lần).  GV gọi 1 nhóm rồi cả lớp lên thực hành theo lệnh của GV. - Lưu ý khi sử dụng phương pháp TQHĐ + Ưu điểm của phương pháp trực quan hành động là ở chỗ nó phù hợp với nguyên tắc học ngôn ngữ của trẻ - trẻ em học ngôn ngữ thông qua các giai đoạn: lắng nghe ngôn ngữ nói, quan sát sự liên kết giữa âm thanh lời nói với sự vật, hành động, màu sắc..., tiếp tục lắng nghe và ghi nhớ các từ ngữ/ câu nói được lặp lại, mô phỏng âm thanh lời nói và chủ động tạo ra lời nói. Như vậy, trực tiếp nghe, quan sát và bắt chước là cơ chế quan trọng trong việc hình thành nhận thức và ngôn ngữ của trẻ. + Hạn chế của phương pháp trực quan hành động: Phương pháp này chỉ có thể áp dụng để giải thích các từ ngữ có ý nghĩa chỉ sự vật, hành động, tính chất cụ thể. d.Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp - Vận dụng phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp vào dạy học phần Học vần + Do vốn tiếng Việt của HS còn hạn chế, trong phần Học vần, GV khó áp dụng thường xuyên phương pháp này. Tuy nhiên, GV có thể dạy ngôn ngữ giao tiếp trong phần Giới thiệu bài mới (ví dụ: GV hỏi HS "Hôm qua chúng ta học những âm / vần nào?"; "Hôm nay chúng ta học các âm / vần (mới) ...") hoặc trong phần Luyện nói (ví dụ: một số chủ đề, GV có thể cho HS đóng vai để thể hiện câu chuyện để tạo không khí sôi nổi, vui tươi cho lớp học). + Ví dụ: áp dụng phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp để dạy phần Luyện nói Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát (Bài 68):  (GV chuẩn bị mặt nạ gà trống, chim họa mi (nếu có thể))  (GV chỉ định 4 HS khá trong lớp lên làm mẫu).

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 1 HS đeo mặt nạ gà trống tiến lên trước lớp. GV hướng dẫn các em ngồi dưới lớp đặt câu hỏi: B " ạn là ai?"hoặc "Tên bạn là gì?"  HS trả lời: "Tớ là gà trống."  GV hướng dẫn các em ngồi dưới lớp đặt câu hỏi: "Gà trống gáy thế nào?"  HS trả lời: "Gà trống gáy ò ó o..."  HS đeo mặt nạ chim họa mi tiến lên trước lớp. Các em khác đặt câu hỏi: "Bạn là ai?"  HS trả lời: "Tớ là chim họa mi"  Các HS khác đặt câu hỏi: "Chim họa mi hót thế nào?"  HS trả lời (GV có thể gợi ý): "Chim họa mi hót líu lo"(từ líu lo đã học ở bài 40).  2 HS tiến lên trước lớp (có thể hát một đoạn bài hát mà các em thích). Các em khác đặt câu hỏi: "Các bạn là ai?"  HS trả lời: "Chúng tớ là học sinh lớp..."  "Các bạn đang làm gì?"  "Chúng tớ đang ca hát."  GV cho cả lớp thực hành lại theo nhóm (một số em tô vẽ gà trống, chim họa mi; luyện nói bằng thực hành giao tiếp). - Lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp: + GV không nên can thiệp quá sâu và chi tiết vào thực hành nói của HS. GV chỉ đóng vai trò người tư vấn và chỉ can thiệp khi HS thật sự gặp khó khăn và yêu cầu được giúp đỡ. Đối với một số chủ đề luyện nói khó, GV và NVHTGV có thể cho HS thực hiện giao tiếp bằng TMĐ trước khi thực hiện giao tiếp bằng tiếng Việt. + Ưu điểm của phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp: qua thực hành, HS được rèn luyện kĩ năng và tính độc lập trong giao tiếp; biết xử lý các tình huống giao tiếp một cách linh hoạt. 2. Tập đọc Hoạt động 3:Vận dụng phương pháp dạy học NN2 vào phân môn Tập đọc Học viên suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 1. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc? 2. Những khó khăn của HSDT khi học phân môn Tập đọc? 3.Vận dụng các phương pháp dạy học NN2 vào phân môn Tập đọc như thế nào để đạt hiệu quả? .

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 2.1.Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc - Phát triển ở HS kĩ năng chuyển đúng các chữ viết thành lời. Kĩ năng này được thể hiện qua khả năng đọc thành tiếng, đọc thầm các âm tiết, từ, cụm từ, câu, đoạn, văn bản (bài). Nhiệm vụ này là nhiệm vụ tiếp nối với nhiệm vụ của phần Học vần. - Hình thành và phát triển ở HS kĩ năng hiểu các bài đọc, bao gồm hiểu nghĩa của các từ, câu; hiểu ý của đoạn; hiểu ý chính, ý nghĩa của bài. Kĩ năng này thể hiện qua khả năng đọc hiểu. - Cung cấp cho HS những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người phù hợp với nhận thức của các em, để từ đó hình thành thái độ và định hướng hành động đúng cho HS, góp phần hình thành nhân cách của con người mới cho HS . Trang bị cho HS một công cụ để tự học suốt đời. 2.2. Một số khó khăn của HSDTTS khi học phần Tập đọc trong môn Tiếng Việt - HSDTTS có vốn từ, vốn ngữ pháp tiếng Việt hạn chế, do đó trong một bài đọc số lượng từ mới, các cấu trúc ngữ pháp phức tạp là những rào cản rất lớn trong việc hiểu nội dung bài đọc của các em. - Bài đọc soạn cho người Việt chứa đựng nhiều nội dung thuộc về kinh nghiệm sống, vốn văn hóa của người Việt do đó có nhiều nội dung trong bài rất dễ hiểu đối với HS dân tộc Việt. Trong khi đó những điều này lại khó hiểu với HS DTTS . Nếu không được hỗ trợ bằng những biện pháp riêng thì hiệu quả giao tiếp của HSDTTS khi đọc rất hạn chế. HSDTTS có thể đọc thành tiếng đúng cả bài nhưng không hiểu đúng, hiểu đủ nội dung và ý nghĩa của bài đọc. - HSDTTS thường sống ở những vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện tiếp cận với sách, môi trường đọc gần như chỉ bó hẹp trong việc học ở trường. Điều này làm giảm cơ hội để HS DTTS được thực hành, luyện tập nâng cao kĩ năng đọc. - HSDTTS đọc các âm tiết, từ chưa đúng với cách phát âm chuẩn do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc). Việc phát âm không đúng phát âm chuẩn dẫn đến tình trạng HS nhầm lẫn từ và hiểu không chính xác nội dung bài học. 2.3. Sử dụng các phương pháp đặc trưng cho việc dạy học ngôn ngữ thứ hai a. PPDH trực tiếp: thường dùng trong tổ chức hoạt động cho HS định hướng chú ý vào bài đọc mới (giới thiệu bài mới), hoạt động đọc trơn và đọc thầm, hoạt động hiểu nghĩa của từ, nghĩa của câu và nội dung của bài..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Ví dụ : Khi thực hiện phần Giới thiệu bài của một bài Tập đọc, GV cùng trò chuyện, trao đổi với HS về nội dung bài học mới trên cơ sở tranh minh họa, trên cơ sở những gợi ý của GV về nội dung bài học nhằm làm cho HS có tâm thế sẵn sàng học bài (HS biết sẽ được đọc bài có nội dung gì hoặc HS muốn biết bài đọc nói về điều mà các em thích). Sau đây là một cách giới thiệu bài Sáng kiến của bé Hà cho một lớp học HSDTTS : GV : Các em nhìn trong tranh có ai ? (tranh trong SGK) HS : Trong tranh có ông, bạn gái. GV : Đúng là tranh vẽ ông, ông đang ôm bạn Hà. Em đoán xem : Ông và bạn Hà cầm cái gì ? Ông nói gì với bạn Hà? HS : Ông và bạn Hà cầm sách. Ông kể chuyện trong sách. GV : Cô và các em cùng đọc bài để biết rõ hơn bạn hà và ông đang làm gì nhé! b.PPDH ngôn ngữ giao tiếp: thường dùng trong tổ chức các hoạt động đọc hiểu nghĩa của câu, hiểu ý của đoạn và vận dụng đơn giản nội dung bài học vào giải quyết tình huống thực tế. Ví dụ: Khi củng cố bài học đọc, bên cạnh việc củng cố kĩ năng đọc trơn, GV còn củng cố kĩ năng đọc hiểu thông qua việc tổ chức cho HS biết liên hệ nội dung bài đọc với định hướng hành động của bản thân HS. Cách tổ chức hoạt động này thường là dựa trên PPDH ngôn ngữ giao tiếp : GV nêu ra một tình huống tương tự như tình huống có trong bài đọc và động viên HS suy nghĩ, tìm cách giải quyết tình huống, trình bày cách giải quyết tình huống của mình bằng tiếng Việt cho rõ ràng. Dưới đây là một cách củng cố kĩ năng đọc hiểu cho HSDTTS trong bài Sáng kiến của bé Hà : GV : Em kể lại việc bạn Hà đã làm để ông vui. HS : Bạn Hà đã đạt nhiều điểm 10 để ông vui. GV Hãy nói về một việc em đã làm để ông hoặc bà, cha, mẹ em vui. HS : Em đã viết đẹp để bố mẹ em vui. / hoặc : Em đã quét nhà để bà em vui ... c. Phương pháp trực quan hành động: thường dùng trong tổ chức hoạt động hiểu nghĩa của từ, hiểu nghĩa của câu, ý của đoạn. Ví dụ: Trong bài Người bạn tốt (sách Tiếng Việt lớp 1, tập 2, tr 106), GV dùng PPDH trực quan hành động để giải nghĩa từ ngữ dây đeo cặp, tuột bằng cách : GV chỉ vào dây đeo cặp và phát âm đúng từ đó 3 lần, sau đó từng HS cầm dây đeo cặp lên và phát âm lại theo GV từ ngữ đó cũng 3 lần. Tương tự : GV GV đeo cặp lên và để cho dây cặp tuột khỏi vai 3 lần và phát âm từ tuột 3 lần, sau đó HS thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> hành động và phát âm lặp lại như GV đã làm 3 lần. Sau khi đã học bằng trực quan hành động, HS hiểu nghĩa của 2 từ ngữ này. d. Phương pháp dùng tiếng mẹ đẻ (TDT): thường dùng trong tổ chức hoạt động : hiểu nghĩa của một số từ mới không có đồ dùng trực quan hỗ trợ việc học nghĩa, hiểu nghĩa của một số câu diễn đạt thông báo không quen thuộc với HS, hiểu ý nghĩa của bài đọc, tham gia các trò chơi học đọc thành tiếng và đọc hiểu. Khi dùng PP này, NVHTGV sẽ phối hợp với GV thực hiện. Ví dụ: Trong bài Sáng kiến của bé Hà có một số từ ngữ chỉ khái niệm như sáng kiến, cây sáng kiến, ngày lập đông. Những từ ngữ này khó giải thích cho HSDTTS do các em chưa đủ vốn từ tiếng Việt để hiểu lời giải thích. Trong trường hợp này GV hoặc nhân viên hỗ trợ giáo viên dùng TDT để giải nghĩa từ cho HS là tốt hơn cả. Ví dụ : sáng kiến là những điều mới do một người hoặc vài người nghĩ ra, cây sáng kiến là người nghĩ ra nhiều điều mới, ngày lập đông là ngày bắt đầu lạnh trong một năm..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Bài soạn tham khảo Sáng kiến của bé Hà (Tiếng Việt 2 tập 1, trang 78- 2 tiết) I. Mục tiêu (Mục đích, yêu cầu) 1. Mục tiêu chung (tham khảo sách giáo viên) - Đọc trơn : Đọc từng đoạn; biết nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu chấm hỏi kết thúc câu. - Đọc hiểu : Hiểu nghĩa một số từ mới có trong SGK (cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ). Hiểu nội dung của bài : Bé Hà có sáng kiến lấy ngày lập đông là ngày ông bà để con cháu tỏ lòng yêu mến ông bà, làm những việc tốt để ông bà vui. 2. Mục tiêu tăng cường tiếng Việt - Phát âm đúng một số từ trong bài khó đối với HSDTTS : (do GV chọn cho sát với HSDTTS ở từng lớp) - Hiểu nghĩa của một số từ ngữ mới với HSDTTS : sáng kiến, ngày 1-6, ngày 1-5, ngày 8-3, ngày lập đông, hiếu thảo, cảm động, trăm tuổi . Hiểu nghĩa của câu hỏi về nguyên nhân có cấu trúc Sao ...? : Bố ơi, sao không có ngày của ông bà nhỉ? II. Chuẩn bị (Đồ dùng và phương tiện dạy học) 1. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh : tranh minh họa trong SGK; tranh trong SGK trang 104; tranh trong SGK trang 21; tranh / ảnh ông bà đang ngồi giữa các con cháu, con cháu tặng ông bà quần áo ấm, quả ngon (sưu tầm). - Một số vật thật : quyển vở học của một HS giỏi, có nhiều điểm 10, một số quần áo ấm, một số quả ngon. - Bảng phụ ghi câu hỏi trong bài (xem phần Mục tiêu) 2. Bài tập bổ sung - BT 1 : GV và HS trò chuyện về tranh minh họa trong bài ở SGK, GV hỏi, HS nghe, nhìn tranh, trả lời câu hỏi : Các em nhìn trong tranh có ai ? (tranh trong SGK) Ông nói gì với bạn Hà? - BT2 : Đọc các từ mới và hiểu nghĩa của các từ mới trong bài (xem các từ ở phần mục tiêu) : GV đọc mẫu và cho HS đọc theo từng từ , GV dúng tranh ảnh, vật thật, hành động trực quan để HS hiểu nghĩa của từng từ trong bài. - BT 3 điều chỉnh từ câu hỏi 3 trong SGK : Bố đã nói gì với Hà? - BT 4 : Thay thế câu hỏi 5 trong SGK : Em kể lại việc làm của bạn Hà để ông vui. - BT 5 : Em nói về một việc em làm để ông bà hoặc cha mẹ vui. III. Các hoạt động dạy học.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Dạy bài mới 2.1 Giới thiệu bài (bằng phương pháp trực tiếp, phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp) - HS tìm hiểu chủ điểm mới : nhìn tranh, trả lời câu hỏi của GV : Trong tranh có ai? Bà đang làm gì? Ông đang làm gì? Ông bà và các cháu ở đâu? (trả lời : tranh có ông, bà, em, bé. Bà đang bế bé. Ông đang kể chuyện cho cháu. Ông bà và các cháu đang ở trong nhà.) - GV dùng BT1 bổ sung để trò chuyện với HS và giới thiệu bài học mới. GV : Các em nhìn trong tranh có ai ? (tranh trong SGK) HS : Trong tranh có ông, bạn gái. GV : Đúng là tranh vẽ ông, ông đang ôm bạn Hà. Em đoán xem : Ông và bạn Hà cầm cái gì ? Ông nói gì với bạn Hà? HS : Ông và bạn Hà cầm sách. Ông kể chuyện trong sách. GV : Cô và các em cùng đọc bài để biết rõ hơn bạn Hà và ông đang làm gì nhé! 2. Luyện đọc 2.1 Luyện đọc trơn (bằng phương pháp trực tiếp, phương pháp trực quan hành động) a) GV đọc mẫu cả bài, HS nghe GV đọc và nhìn vào bài trong sách để theo dõi : giọng đọc chậm vừa phải, thể hiện niềm vui khi đọc những lời của ông bà nói. b) HS luyện đọc - Đọc một số từ khó phát âm (do GV chọn) : đọc cá nhân, đọc đồng thanh. - Đọc một số từ mới trong SGK và từ mới đối với HSDTTS (theo mục tiêu). Khi HS đọc mỗi từ, GV cho HS nhìn tranh ảnh, vật thật, thực hiện hành động trực quan để hiểu nghĩa của từ (BT 2 bổ sung) : + Dùng tranh trang 21 để dạy từ ngữ ngày 1-6, tranh trang 104 để dạy từ ngữ ngày 8-3, tranh ảnh ông bà bên con cháu để dạy từ chúc thọ, + Dùng hành động trực quan để học nghĩa các từ : lập đông(GV khoác áo ấm lên người). + Dùng TDT để giải thích nghĩa từ ngữ : sáng kiến (điều tốt do một người nghĩ ra), cây sáng kiến (người nghĩ ra nhiều việc làm tốt) hiếu thảo(yêu quý ông bà/cha mẹ), trăm tuổi (già, khỏe mạnh), cảm động (vui) - Đọc câu : + Mỗi HS nối tiếp nhau đọc 1 câu hoặc 2 câu cho đến hết bài. GV đánh giá (nhận xét, giúp HS sửa lỗi). + Luyện đọc ngắt hơi ở một số câu dài (cá nhân, đồng thanh) :.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Hai bố con bàn nhau/ lấy ngày lập đông hằng năm làm ”ngày ông bà”,/ vì khi trời bắt đầu rét,/ mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già. Hà suy nghĩ mãi/ mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà. Từng HS đọc các câu trên , GV giúp đỡ những HS đọc chưa đúng sửa lỗi. + Luyện đọc câu hỏi (trên bảng phụ): Bố ơi,/sao không có ngày của ông bà nhỉ? + Luyện đọc trong nhóm từng đoạn : ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu chấm hỏi. Từng HS đọc các câu trên, GV giúp đỡ những HS đọc chưa đúng sửa lỗi. 2.2 Luyện đọc hiểu (bằng phương pháp trực tiếp và PP dạy ngôn ngữ giao tiếp) a) Câu hỏi 1 nên biến đổi thành : Hà hỏi bố điều gì? Hà muốn gì? - GV nêu từng câu hỏi để nhiều HS trả lời. - GV nhận xét câu trả lời của từng HS và sửa cho đúng (Hà hỏi bố vì sao không có ngày của ông bà. Hà muốn có ngày của ông bà) b) Câu hỏi 2 SGK : - HS đọc câu hỏi. - Từng cặp HS trao đổi tìm câu trả lời. - Một số HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng (Bố và Hà chọn ngày lập đông làm ngày ông bà) c) BT3 bổ sung : Bố nói gì với Hà? - GV viên nêu yêu cầu của BT. - HS đọc lại đoạn 2, từng cặp HS trao đổi và tìm câu trả lời. Một số HS trả lời , GV chốt lại câu trả lời đúng (Bố nói quà Hà tặng ông là những điểm 10). d) Câu hỏi 4 SGK : - HS đọc câu hỏi. - Nhiều HS trả lời cá nhân. GV chốt lại câu trả lời đúng (Hà tặng ông bà nhiều điểm 10). GV đưa cuốn vở có nhiều điểm 10 để giúp HS hiểu câu trả lời đúng. - Từng HS cầm cuốn vở, mở xem các điểm 10 và nói lại câu trả lời : Hà tặng ông bà nhiều điểm 10. e) BT5 bổ sung : Hà làm gì để ông bà vui? - GV viên nêu yêu cầu của BT. - HS đọc lại đoạn 3, từng cặp HS trao đổi và tìm câu trả lời. Một số HS trả lời , GV chốt lại câu trả lời đúng (Hà đạt nhiều điểm 10làm cho ông bà vui). 2.3 Luyện đọc lại (bằng phương pháp trực tiếp và phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp) - GV đọc cả bài lần thứ hai (giống đọc mẫu)..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> - Nhiều nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài. - Một số HS nhắc lại việc làm của Hà để ông bà vui. GV đánh giá, cho điểm một số HS có nhiều tiến bộ. 3. Củng cố, dặn dò 3.1 Củng cố (bằng phương pháp trực tiếp và phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp) - 3 HS đọc từng đoạn đến hết bài. - BT 5 bổ sung : Kể lại một việc em làm để cha mẹ / ông bà vui. + GV gợi ý một số việc làm tốt của HS : quét nàh, trông em, cho gà ăn, chăm học, đạt nhiều điểm 9, 10 ở lớp ... + Một số HS kể : Em trông em giúp mẹ. Mẹ rất vui. Em quét nhà. Bà khen em ngoan. Em chăm học bài. Ông khen em. 3.2 Dặn dò - Đọc lại cả bài này. - Kể lại việc làm của Hà khiến ông bà vui. - Chuẩn bị bài Bưu thiếp : Đọc chữ trên từng bưu thiếp, phong bì. Đọc các câu hỏi ở cuối bài và tập trả lời câu hỏi. 3. Kể chuyện Hoạt động 4:Vận dụng phương pháp dạy học NN2 vào phân môn Kể chuyện Học viên suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 1. Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện? 2. Những khó khăn của HSDT khi học phân môn Kể chuyện? 3.Vận dụng các phương pháp dạy học NN2 vào phân môn Kể chuyện như thế nào để đạt hiệu quả? 3.1. Nhiệm vụ của môn kể chuyện - Phát triển kỹ năng nghe - nói cho HS: Phát triển kỹ năng độc thoại (được rèn luyện thông qua các bài tập kể lại câu chuyện đã được nghe, đọc (kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện/kể theo lời văn trong bài tập đọc, kể bằng lời của mình hoặc kể có chi tiết tưởng tượng thêm...)/Phát triển kỹ năng đối thoại: tập dựng lại câu chuyện đã học theo các vai, sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...).

<span class='text_page_counter'>(80)</span> - Củng cố, mở rộng vốn từ ngữ, phát triển tư duy logic và tư duy hình tượng, nâng cao sự hiểu biết của các em về đời sống thông qua những câu chuyện có nội dung phong phú. - Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui cho HS trong hoạt động học tập. 3.2. Khó khăn của HSDTTS khi học Kể chuyện trong chương trình và SGK HSDTTS khi học phân môn Kể chuyện gặp một số khó khăn chủ yếu sau - HSDTTS khi sống với gia đình ít được nghe người thân kể chuyện cũng như ít có cơ hội để kể chuyện cho người khác nghe (bằng tiếng mẹ đẻ). Mặt khác, các cơ hội khác như nghe kể chuyện trên tivi hoặc nghe kể chuyện ở lớp mẫu giáo cũng rất hạn chế...Vì vậy, những kĩ năng ban đầu cần thiết cho việc học kể chuyện chưa được hình thành ở HSDTTS, ví dụ như: tập trung lắng nghe, nêu và trả lời câu hỏi, tưởng tượng... - Đa số HSDTTS chưa có giai đoạn nghe – nói TV trước khi tiếp cận với Kể chuyện như một môn học. - SGK tiếng Việt được biên soạn chủ yếu dành cho HS học TV là tiếng mẹ đẻ. Bởi vậy, nhiều truyện kể trong SGK có số lượng từ nhiều và khó hiểu đối với HSDTTS học TV như ngôn ngữ thứ hai. Hơn nữa, nhiều truyện kể chưa gần gũi với kinh nghiệm sống và văn hoá của HSDTTS nên các em gặp khó khăn để hiểu nội dung câu chuyện. Một số yêu cầu/hình thức luyện tập kể chuyện trong các bài kể chuyện là khó đối với HSDTTS. Thực tế cho thấy: - Yêu cầu phân vai kể toàn bộ câu chuyện là khó đối với HSDTTS lớp 1 vì ở giai đoạn này vốn từ tiếng Việt của HS còn rất hạn chế và sự tự tin chưa đủ để các em có thể thực hiện yêu cầu này. - Kể lại chuyện theo dàn ý, gợi ý không có tranh hoặc phân vai dựng lại câu chuyện cũng là thách thức đối với HSDTTS lớp 2 vì đòi hỏi HS phải nhớ nội dung toàn bộ câu chuyện mà còn phải “hoá thân” vào từng nhân vật cụ thể và “huy động” được vốn từ TV trong câu chuyện được học. - Kể lại theo lời của một nhân vật hoặc kể chuyện không có tranh, không có gợi ý là khó đối với HSDTTS lớp 3. Đặc biệt, yêu cầu kể theo lời của nhân vật là rất khó vì HS phải chuyển đổi ngôi kể, lựa chọn ngôn từ và phải sắp xếp lại bố cục để kể lại phù hợp với ngôi kể. Ví dụ: - Tập kể lại một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên bằng lời của một nhân vật (SGK tiếng Việt 3, T1, tr104).

<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ (TV 3, tập 1, tr 63) 3.3. Sử dụng các phương pháp dạy học ngôn ngữ thứ hai trong dạy học KC a. Phương pháp dạy học trực tiếp bằng tiếng Việt: HS nghe đi nghe lại nhiều lần câu chuyện, hiểu và nhớ chuyện, sau đó kể lại câu chuyện đã được nghe bằng TV. Đây là phương pháp học ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiện đang được sử dụng chủ yếu trong dạy học KC cho HS tiểu học. Phương pháp này thường kết hợp với phương pháp trực quan hành động để giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ mới. Các hoạt động học tập giúp trẻ chuyển một cách tự nhiên từ giai đoạn nghe và hiểu sang giai đoạn nói. Trong giai đoạn nghe và hiểu ngôn ngữ thứ hai, trẻ thể hiện sự hiểu biết của chúng qua các hành động hay các câu trả lời đơn giản. Khả năng TV của HSDTTS quyết định khá lớn đến việc có nên dùng phương pháp trực tiếp hay không. Nếu vốn từ và câu của HS còn quá hạn chế thì việc dùng phương pháp trực tiếp sẽ không đem lại kết quả như mong muốn, bởi vì một bài KC phải luôn bị dừng lại để bổ túc từ/câu trong bài thì mạch câu chuyện sẽ bị ngắt quảng, làm mất sự tập trung của HS vào diễn biến của câu chuyện. GV cần chú ý khi sử dụng phương pháp trực tiếp trong dạy học KC: - Cần làm cho các văn bản truyện kể ngắn gọn, từ ngữ đơn giản phù hợp với khả năng TV của HS ở từng lớp. - Cần chấp nhận sự gần đúng và các lỗi trong ngôn ngữ nói của HS, xem đấy như một phần tự nhiên của việc học ngôn ngữ mới. Chữa lỗi về ngôn ngữ quá nhiều có thể làm HS mất tập trung, các em dễ bị quên đi những gì mình đã kể/các tình tiết của câu chuyện và điều này khiến các em thiếu tự tin trong quá trình KC. b. Phương pháp dạy học ngôn ngữ giao tiếp: HS được đặt trong những tình huống giao tiếp và xử lý các tình huống đó phù hợp với mục đích giao tiếp. HS hoàn toàn sử dụng ngôn ngữ TV trong quá trình giao tiếp (không dùng tiếng mẹ đẻ). Là ngôn ngữ nói trong giao tiếp, HS không được nói rời rạc từng từ mà nói thành cụm từ, câu để có dạng lời nói liên tục. Phương pháp dạy học ngôn ngữ giao tiếp được sử dụng nhiều trong dạy học KC vì phương pháp này chủ yếu rèn kĩ năng nghe – nói, phù hợp với ngôn ngữ của KC là ngôn ngữ nói..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Phương pháp dạy học ngôn ngữ giao tiếp sử dụng trong các hoạt động như : phân vai kể chuyện (mỗi HS đảm nhận một vai trong câu chuyện, giao tiếp, đối đáp giữa các nhân vật); Hỏi - đáp đơn giản về các nhân vật trong chuyện. Tương tự phương pháp dạy học trực tiếp bằng TV, việc sử dụng phương pháp dạy học ngôn ngữ giao tiếp phụ thuộc vào năng lực TV của HS. c. Phương pháp trực quan hành động: HS học TV thông qua việc nghe, quan sát và đáp lại bằng hành động (nghe TV và thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua hành động). Đây là phương pháp rất hữu hiệu đối với HSDTTS trong giai đoạn đầu của việc học TV như ngôn ngữ thứ hai. Bản thân truyện kể đã là một loại trực quan hành động (TQHĐ sử dụng câu chuyện). Hơn nữa, trong quá trình kể chuyện, GV và HS còn sử dụng động tác, cử chỉ, nét mặt (TQHĐ sử dụng cơ thể) để thể hiện hành động, thái độ của nhân vật hoặc sử dụng các vật thật (TQHĐ sử dụng đồ vật) hay tranh vẽ (TQHĐ sử dụng tranh) để giúp HS hiểu được nội dung câu chuyện. Như vậy, có thể thấy phương pháp TQHĐ được sử dụng trong hầu hết các hoạt động KC của GV và HS. Ví dụ: Khi KC ‘Rùa và Thỏ’ vừa kể vừa làm kết hợp trực quan: ‘Trên bờ sông (chỉ vào dòng sông và bờ sông trong tranh), một con Rùa (chỉ vào Rùa trong tranh) đang tập chạy’ (làm động tác chạy). Một con Thỏ (chỉ vào Thỏ trong tranh và đưa 2 tay lên đầu mô phỏng tai của Thỏ) nhìn thấy Rùa tập chạy liền cười nói (cười kiểu cười mỉa mai) hoặc ‘Thỏ nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây, gặm cở non’ (làm động tác ngước nhìn trời) .v.v. Cũng có thể GV (hoặc HS) kể chuyện bằng lời, trong khi các HS khác nghe và làm động tác mô phỏng theo lời kể. d. Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ: Trong nhiều trường hợp, cần phải dùng TMĐ để giúp HSDTTS hiểu chính xác nội dung bài học. Giai đoạn đầu của lớp 1, khi HSDTTS chưa đủ khả năng TV và sự tự tin để có thể nghe và KC bằng TV thì phương pháp sử dụng TMĐ đẻ cần được chú ý sử dụng. - GV hoặc NVHTGV kể chuyện bằng TMĐ để HS hiểu nội dung câu chuyện, sau đó mới KC bằng TV. Việc hiểu được nội dung chuyện trước khi nghe KC bằng TV sẽ giúp các em định hướng được trong quá trình nghe KC và huy động vốn từ TV có liên quan đến nội dung chuyện. - Tiếng mẹ đẻ cũng có thể được sử dụng trong hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài học KC hoặc trong hoạt động tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Mục tiêu sử dụng TMĐ để dạy học TV là giúp HS học TV tốt hơn. Điều quan trọng là lựa chọn đúng thời điểm và thời lượng sử dụng cho phù hợp với mỗi bài học và với từng giai đoạn học của trẻ, tránh lạm dụng sử dụng TMĐ. (Tham khảo thêm các kế hoạch bài học minh họa để thấy rõ hơn việc sử dụng phương pháp này).. 3. Kế hoạch bài học minh họa Bài 3 Bạn của Nai Nhỏ (Tiếng Việt 2, tập 1, tr.24; SGV tr.74) I. Mục tiêu 1. Mục tiêu chung - Dựa vào tranh, nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn, nói lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lời kể của con về bạn. - Nghe bạn kể chuyện và kể được tiếp lời của bạn. 2. Mục tiêu TCTV: thể hiện trong mục tiêu của bài Tập đọc. - Hiểu nghĩa các từ: Ngăn cản, hích vai, thông minh, nhanh trí, gạc, chặn lối, húc. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK (phóng to nếu có điều kiện) - Mũ đội đầu cho 3 nhân vật: Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ, người dẫn truyện (ghi tên nhân vật) 2. Nội dung truyện kể đã được làm ngắn gọn. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ : 3 HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện Phần thưởng. 2. Dạy- học bài mới : 2.1. Giới thiệu bài : - GV nêu câu hỏi để HS nhắc lại tên bài Tập đọc Bạn của Nai Nhỏ và tên các nhân vật trong câu chuyện. - Hướng dẫn HS đọc thầm lại câu chuyện trong bài tập đọc (theo nhóm đôi) - GV nêu nhiệm vụ của tiết học: nhắc lại lời của Nai Nhỏ kể về bạn (dựa vào tranh) và lời của cha Nai Nhỏ, sau đó cùng nhau kể lại từng đoạn câu chuyện..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 2.2. Hướng dẫn kể chuyện (NVHTGV có thể sử dụng TDT để hướng dẫn) a) BT1: - GV yêu cầu HS quan sát kĩ 3 tranh vẽ trong SGK và liên hệ với những gì đã đọc trong truyện, nhớ và nhắc lại lời của Nai Nhỏ nói với cha. - GV làm mẫu 1 lần (cho cả 3 tranh) - HS tập kể trong nhóm. Mỗi HS lần lượt nhắc lại lời của Nai Nhỏ trong cả 3 tình huống trong tranh - GV quan sát và hỗ trợ các nhóm. - Các nhóm lần lượt nói trước lớp (kết hợp với chỉ vào tranh vẽ). b) BT2: - GV nêu câu hỏi gợi ý cho mỗi tranh: + Nghe Nai Nhỏ kể bạn đã hích hòn đá, cha của Nai Nhỏ nói gì? + Nghe Nai Nhỏ kể bạn kéo mình chạy trốn hổ dữ, cha của Nai Nhỏ nói gì? + Nghe Nai Nhỏ kể bạn đã húc ngã Sói để cứu Dê Non, cha của Nai Nhỏ nói gì? - HS tập kể trong nhóm. Mỗi HS lần lượt nhắc lại lời cha của Nai Nhỏ trong cả 3 tình huống. - Các nhóm lần lượt nói trước lớp. c) Kết hợp thực hành BT1 và BT2 (điều chỉnh nội dung phân vai dựng lại câu chuyện của BT3 trong SGK) - HS làm việc theo nhóm đôi và 1 HS nhắc lại lời của Nai Nhỏ và 1 HS nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ trong mỗi tranh (sau đó đổi vai cho nhau). - Một số đôi nói trước lớp (có thể 1, 2 hoặc cả 3 tình huống trong tranh, tuỳ vào năng lực của HS). 3. Củng cố dặn dò - GV nêu câu hỏi để HS nói suy nghĩ của mình về nhân vật/câu chuyện: + Bạn của Nai Nhỏ đã làm những gì? + Bạn của Nai Nhỏ có điểm gì tốt? - Kể những việc làm mình đã làm để giúp bạn. . Luyện từ và câu Hoạt động 5:Vận dụng phương pháp dạy học NN2 vào phân môn Luyện từ và câu Học viên suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 1. Nhiệm vụ của phân môn học Luyện từ và câu? 2. Những khó khăn của HSDT khi học phân môn Luyện từ và câu?.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 3.Vận dụng các phương pháp dạy học NN2 vào phân môn Luyện từ và câu như thế nào để đạt hiệu quả? 4.1. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu a. Giúp HS mở rộng vốn từ tiếng Việt theo các chủ điểm gần gũi và cần thiết với học tập, cuộc sống và sự phát triển của các em (về nhà trường, gia đình, quê hương đất nước, thiên nhiên, nghề nghiệp, Bác Hồ…); b. Giúp HS nhận biết và sử dụng được các từ loại cơ bản của tiếng Việt (từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc điểm, tính chất) để đặt câu theo các mẫu Ai (cái gì, con gì) – là gì?, Ai (cái gì, con gì) – làm gì?, Ai (cái gì, con gì) – thế nào?; đặt và trả lời được các câu hỏi theo các mẫu Ai (cái gì, con gì) – là gì?, Ai (cái gì, con gì) – làm gì?, Ai (cái gì, con gì) – thế nào?Khi nào?, ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì? c. Giúp HS nhận biết được cách thể hiện và ý nghĩa của một số biện pháp tu từ đơn giản (so sánh, nhân hóa) và một số hiện tượng sử dụng ngôn ngữ quen thuộc (đồng nghĩa, trái nghĩa); d. Tạo cho HS thói quen nói đúng, viết đúng từ và câu tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày. 4.2. Một số khó khăn của HSDTTS khi học phân môn LTVC HSDTTS gặp rất nhiều khó khăn trong việc học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn LTVC nói riêng. Dưới đây là một số khó khăn mà HSDTTS thường gặp mà GV nên hiểu rõ và có biện pháp khắc phục qua các bài học, nếu không HS không thể đạt chuẩn KTKN theo qui định: a. HSDTTS không được tiếp xúc hoặc tiếp xúc hạn chế với tiếng Việt trước khi đến trường nên vốn từ vựng tiếng Việt của các em còn ít, đặc biệt là ở các lớp đầu cấp tiểu học. Vì vậy, khi mở rộng vốn từ, kể cả các từ đã học trước đó, các em không dễ dàng huy động từ ngữ và sử dụng từ ngữ để đặt câu. b. HSDTTS biết tiếng mẹ đẻ của mình với những đặc trưng riêng, có thể xa lạ với đặc trưng của tiếng Việt về âm đọc, từ pháp và cú pháp nên khả năng nhận biết và sử dụng từ loại, mẫu câu là rất hạn chế. Chẳng hạn, trong tiếng Mông (do gần với tiếng Hán), định ngữ thường được đặt trước danh từ trong cụm danh từ như “tiểu học học sinh” hay “Kinh dân tộc”. c. Phạm vi các từ ngữ trong SGK chủ yếu gần gũi với đời sống và văn hóa của người Việt; vì vậy, HSDTTS sẽ không thể tiếp thu nhanh những từ này. GV cần giải thích, minh họa để khắc sâu và cần liên hệ đến phạm vi đời sống và văn hóa của các em, giúp các em có thể ghi nhớ và biết cách sử dụng. Đồng thời GV cũng cần hạn.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> chế số lượng từ ngữ cần cung cấp lượng từ vừa phải gắn với việc tăng cường các dụng cụ trực quan và sử dụng phương pháp dạy học hợp lí. Ví dụ, khi dạy về từ ngữ về gia đình, công việc gia đình, cộng đồng, lễ hội, nghệ thuật, … GV nên gắn với đời sống sinh hoạt và văn hóa dân tộc của HS tạo cho các em một sự liên hệ tự nhiên, để từ đó khắc sâu được nghĩa của các từ ngữ trong tiếng Việt. d. Các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa) của tiếng Việt, đặc biệt là so sánh và ý nghĩa của các biện pháp này thường không quen thuộc với HSDTTS. GV cần giải thích bằng những cách so sánh, nhân hóa tương đương mà người dân tộc sử dụng để các em có thể cảm nhận được cái hay, cái hợp lí của những biện pháp này trong tiếng Việt. Ví dụ: Người H’Mông nói “Trắng như ruột cây nứa”; người Tày nói: “Trắng như gốc chuối”; trong khi đó, người Kinh so sánh: “trắng như mây”, “trắng như tuyết”, “trắng như bông”. e. HSDTTS thường sống ở những địa bàn xa xôi, hẻo lánh, không có điều kiện tiếp xúc với sách vở, các phương tiện truyền thông nên nhiều chủ đề điểm như sáng tạo, các nước, nghệ thuật… 4.3. Sử dụng các PPDH đặc trưng trong việc dạy học NN2 a. Phương pháp trực tiếp LTVC được chia thành một phân môn độc lập từ lớp 2, ở giai đoạn này, HS đã học trực tiếp bằng tiếng Việt, chính vì vậy PPTT được sử dụng đều đặn ở phân môn này trong hầu hết các hoạt động kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài, đưa câu lệnh ở tất cả các yêu cầu. - Đối với yêu cầu mở rộng vốn từ, PPTT có thể được áp dụng ở dạng bài giải nghĩa từ, huy động từ mới, điền từ vào chỗ trống, tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa. - Đối với yêu cầu nhận diện và cảm nhận các biện pháp tu từ đơn giản (so sánh, nhân hóa), GV có thể áp dụng PPTT trong hiểu ý nghĩa, vận dụng để đặt câu có các hình ảnh này. - Đối với yêu cầu nhận diện các từ loại (từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất), PP này có thể được áp dụng trong việc cung cấp từ ngữ, giải thích ý nghĩa. -Đối với yêu cầu đặt câu, đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu, PPTT được sử dụng tối đa trong việc giải thích nghĩa câu, đặt câu. - Đối với yêu cầu nhận diện và sử dụng dấu câu, PP này được sử dụng trong việc cung cấp dữ liệu. Lưu ý khi áp dụng PPTT: - GV nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> - GV nói chậm, nhấn mạnh và dừng lâu hơn ở các đơn vị kiến thức mới hoặc khó. - GV nên sử dụng hợp lí PP này tránh trường hợp sử dụng tràn lan khiến HS mệt mỏi, chán nản vì không thể tiếp thu được. b. Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp - Đối với yêu cầu mở rộng vốn từ, PPTT có thể được áp dụng ở dạng bài huy động vốn từ quen thuộc mà các em đã được học trước hoặc có được nhờ thực tế, củng cố những từ đã học. Ví dụ: TV2, tuần 10. Để củng cố các từ ngữ về họ hàng, GV có thể cho HS đóng vai mọi người trong gia đình để trò chuyện với nhau. - Đối với yêu cầu nhận diện và cảm nhận các biện pháp tu từ đơn giản (so sánh, nhân hóa), GV có thể áp dụng PPDGT trong củng cố, vận dụng, cảm nhận các hình ảnh này. Ví dụ : TV3, tuần 3: Để củng cố về câu có hình ảnh so sánh, GV có thể cho HS giao tiếp với nhau (HS có thể trao đổi theo cặp hoặc nhóm hoặc theo vòng tròn): HS1: Bạn thấy hoa xoan nở như thế nào? HS2: Hoa xoan nở như mây. Bạn thấy hoa mận mùa xuân nở như thế nào? HS3: Hoa mận cũng nở trắng như mây. Con suối bản ta trong như thế nào? HS4: Con suối bản ta trong như gương. …. …. Khi sử dụng PPGT, GV có thể dùng các dụng cụ trực quan để kích thích HS nói. Chẳng hạn, cũng bài tập trên, GV có thể đưa ra một số bức tranh để định hướng cho HS nói. (yêu cầu tranh minh họa: hoa mận trắng – mây, suối trong soi được bóng người – gương soi bóng người; ) GV: Đưa tranh, yêu cầu các em hỏi - đáp như trên. Sau đó, GV cho các em trao đổi tự do theo nhóm để đưa ra những hình ảnh so sánh khác. Sau đó, các nhóm sẽ nói những câu hay nhất cho cả lớp cùng nghe. - Đối với yêu cầu đặt câu, đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu, PPDGT được sử dụng tối đa trong việc ghi nhớ, vận dụng các kiểu câu theo mẫu. GV có thể sử dụng các sách khổ to do Dự án cung cấp để kích thích HS giao tiếp. Ví dụ: TV2, tuần 3, để củng cố mẫu câu Ai là gì?; TV3, tuần 21, ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?; TV3, tuần 28, ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?, GV có thể cho HS dựa vào các tranh vẽ trong sách khổ to để nói lặp đi lặp lại các mẫu câu được học. Với.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> các mẫu câu không có sách khổ to, GV cũng nên tạo môi trường để các em thực hành giao tiếp. + Lưu ý khi sử dụng PPDGT trong dạy LTVC: - GV tạo mọi tình huống để kích thích HS nói. - GV không can thiệp quá sâu và chi tiết vào quá trình thực hành của các em nhưng phải chú ý sửa các lỗi do ảnh hưởng của TMĐ. c.Phương pháp trực quan hành động PPTQ là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân môn LTVC hỗ trợ tích cực cho yêu cầu giải nghĩa từ, giải nghĩa câu, kích thích HS giao tiếp. -TQHĐ sử dụng cơ thể thường được dùng trong việc giải nghĩa từ giúp HS hiểu nghĩa từ mới. Ví dụ, trong TV3, tuần 24, chủ điểm Nghệ thuật; TV3, tuần 29, chủ điểm Thể thao, GV có thể cung cấp nghĩa của từ mới hát và ca sĩ, vẽ và họa sĩ, bóng đá, chạy,…cho HS bằng các hành động. - TQHĐ sử dụng đồ vật thường được sử dụng trong giải nghĩa từ, trong kích thích đặt câu. Ví dụ: TV2, tuần 6 học từ ngữ về đồ dùng học tập, GV và HS dễ dàng lấy các vật thật để hiểu, củng cố nghĩa của từ. - TQHĐ sử dụng tranh thường được sử dụng nhiều nhất trong dạy LTVC vì tranh ảnh thường gọn nhẹ và được các tổ chức cung cấp nhiều. Vì vậy, loại trực quan này tham gia vào rất nhiều hoạt động dạy LTVC như giải nghĩa từ mới, đặt câu, tìm sự tương ứng giữa các hình ảnh so sánh. Ví dụ: TV 3, tuần 24: Bài tập 1 yêu cầu mở rộng vốn từ về nghệ thuật, HSDTTS có thể chỉ biết một số từ như xiếc, nhà ảo thuật, múa rối, ca nhạc, vở kịch, vì vậy HS không thể tự liệt kê các từ như hướng dẫn trong SGV. Để HS có thể có thêm từ ngữ về chủ điểm này, GV cần dùng tranh ảnh để minh họa. Với các từ chỉ hoạt động nghệ thuật, dựa theo tranh, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Diễn viên này đang làm gì?/ Người quay phim này đang làm gì?/ Ca sĩ này đang làm gì?/ Họa sĩ này đang làm gì?/ … (GV có thể nêu một câu hỏi mẫu, sau đó các HS hỏi nhau). Với những từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật, GV có thể cung cấp thêm một số tranh minh họa về chèo, tuồng, cải lương (yêu cầu tranh minh họa). Hay khi HS học các câu có chứa các từ chỉ hoạt động, trạng thái, TV2, tuần 8, GV có thể cho HS xem bức tranh có: Con trâu ăn cỏ; Đàn bò uống nước dưới sông; Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. - TQHĐ sử dụng câu chuyện là một loại trực quan khó đòi hỏi GV biết sáng tác, tóm tắt hay sưu tầm những câu chuyện ngắn (4 – 5 câu) có chứa các từ mới, mẫu câu mới hay các hiện tượng ngôn ngữ mới. Nếu sử dụng tốt loại trực quan này, GV.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> sẽ giúp HS học tiếng Việt tốt hơn. Ví dụ, TV2, tuần 20 với chủ điểm từ ngữ chỉ thời tiết, GV có thể kể cho HS nghe một câu chuyện: Vào một ngày đông giá lạnh, ngoài trời mưa phùn gió bấc, có cô bé bán diêm ngồi tựa lưng vào một bức tường xám. Lạnh quá, cô bé bật que diêm thứ nhất, cô thấy mùa xuân ấm áp. Bật tiếp que diêm thứ hai cô bé thấy mùa hè nóng nực với ánh nắng rực rỡ. Bật que diêm thứ ba, cô bé thấy mùa thu se se lạnh với lá vàng rơi đầy. Còn que diêm cuối cùng, cô bé đã cố giữ lại. (phỏng theo Cô bé bán diêm). - GV nên tích cực sử dụng PPTQ khi có thể để giúp HS hiểu, ghi nhớ từ ngữ một cách dễ dàng hơn. - Chú ý tận dụng các đồ vật, tranh ảnh dễ kiếm, dễ làm, có thể sử dụng được trong nhiền trường hợp. GV có thể yêu cầu HS cùng sưu tầm các dụng cụ này. - Chú ý sử dụng PPTQ khi giải thích các hiện tượng cụ thể. d.Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ (Phương pháp gián tiếp) PPTMĐ gần như không được sử dụng ở lớp 2, 3 vì không có sự tham gia của NVHTGV. Nhưng đối với những vấn đề khó, đặc biệt là ở những bài đầu lớp 2, GV có thể hỏi trước tiếng dân tộc để có thể giúp các em hiểu chính xác hơn các từ khó (từ xa lạ hoặc quá trừu tượng), hiểu và cảm nhận tốt hơn các hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt như so sánh, nhân hóa. Ví dụ, khi học các thành ngữ so sánh trong TV2, tuần 17, GV nên tìm những câu có hình ảnh so sánh tương tự hoặc cùng một đối tượng để giúp HS hiểu và cảm nhận tốt hơn. Chẳng hạn, nếu người Việt nói “trắng như bông” thì người H’Mông lại nói “trắng như ruột nứa”, người Tày nói “trắng như gốc chuối.”. 5. Chính tả Hoạt động 6:Vận dụng phương pháp dạy học NN2 vào phân môn Chính tả Học viên suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 1. Nhiệm vụ của phân môn học Luyện từ và câu? 2. Những khó khăn của HSDT khi học phân môn Luyện từ và câu? 3.Vận dụng các phương pháp dạy học NN2 vào phân môn Luyện từ và câu như thế nào để đạt hiệu quả? 5.1. Nhiệm vụ của phân môn chính tả Phân môn chính tả trong nhà trường giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả ; hình thành và phát triển kĩ năng viết đúng chuẩn, kĩ năng nghe chính xác cho HS..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Phân môn chính tả có các nhiệm vụ cơ bản sau: - Giúp HS nắm vững quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng viết đúng chính tả. - Kết hợp luyện tập viết đúng chính tả với rèn luyện kĩ năng nghe, luyện phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho HS ( phân tích, so sánh, liên tưởng...). - Rèn cho HS một số phẩm chất như tính cẩn thận, tinh thần trách nhiệm với công việc, óc thẩm mĩ... ; giúp cho các em thêm yêu quý tiếng Việt và chữ viết tiếng Việt. 5.2. Những khó khăn của HSDT khi học phân môn chính tả Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của HSDT nên các em học phân môn chính tả tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn như sau: - Thứ nhất: HSDT mắc lỗi chính tả do ảnh hưởng của TMĐ Chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học - phát âm thế nào thì thường viết như thế. Do ảnh hưởng của TMĐ, HS thường phát âm một số âm, vần không đúng âm chuẩn. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt và TMĐ của HSDT có sự khác biệt. HSDT thường sử dụng cách phát âm của TMĐ để phát âm và tiếp nhận âm tiếng Việt trong khi viết chính tả. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc viết đúng chính tả của HSDT. Có thể thấy được một số khác biệt về ngữ âm của ngôn ngữ dân tộc so với tiếng Việt qua các ví dụ sau: + Phụ âm Một số ngôn ngữ dân tộc không có đủ phụ âm như tiếng Việt. Ví dụ dân tộc Thái không có phụ âm đ. Các âm đ đọc thành l: quả đào => quả lào, đất => lất... Vì vậy nên HSDT Thái hay viết chữ đ thành chữ l. + Âm đệm Một số ngôn ngữ dân tộc không có âm đệm như dân tộc Bru, Vân Kiều.. nên HS thường viết thiếu âm đệm: tập huấn => tập hấn, nghệ thuật => nghệ thật…. + Nguyên âm Một số ngôn ngữ dân tộc không có nguyên âm đôi nên HS gặp nhiều khó khăn khi đọc các vần có nguyên âm đôi, đồng thời khi viết cũng thường viết thiếu âm trong các vần có nguyên âm đôi. Ví dụ tiếng Nùng không có nguyên âm đôi nên HS hay viết sai chính tả: huyền => huền, niềm tin => nìm tin, cuồn cuộn => cồn cộn; lươn => lơn. + Âm cuối.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> - Cấu trúc âm tiết của một số ngôn ngữ dân tộc không có âm cuối hoặc không đủ các âm cuối (dân tộc Hmông). Do đó, khi viết các âm tiết có âm cuối như: p, t, c, ch,...HS thường hay nhầm lẫn. Ví dụ chất => chấc, phấp phới => phất phới... - Thanh điệu Ngôn ngữ của một số dân tộc như Ê đê, Gia rai, Ba na…không có thanh điệu nên HS thường viết sai các dấu thanh (không viết dấu thanh hoặc viết lẫn sang dấu thanh khác). Ví dụ: mạnh khoẻ thành manh khoe hoặc mánh khoẻ… Một số ngôn ngữ dân tộc có thanh điệu nhưng số lượng và đặc điểm thanh điệu không hoàn toàn tương ứng với số số lượng và đặc điểm thanh điệu trong tiếng Việt như tiếng Mường, Thái , Dao, Hmông…Ví dụ HS một số dân tộc đọc và viết lẫn lộn huy hiệu thành huy hiểu, giới thiệu thành giới thiểu. Những hạn chế trên dẫn đến khi viết chính tả, HSDT hay mắc các lỗi về phụ âm đầu, vần, dấu thanh... - Thứ hai: vốn từ của HSDT hạn chế Tuy chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng do ảnh hưởng của phương ngữ, một số âm khác nhau được đọc và nói giống nhau. Trong những trường hợp như vậy, nếu không nắm được nghĩa từ thì không thể viết đúng chính tả. Ví dụ nếu GV đọc tiếng thứ nhất của một từ có hình thức ngữ âm là da thì HS chưa biết viết thế nào cho đúng. Nhưng GV đọc gia đình hoặc da thịt hay ra vào (đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định) thì HS có thể viết đúng chính tả. Khả năng hiểu nghĩa từ của HSDT còn hạn chế, các em có thể nghe được nhưng không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ dẫn đến viết sai chính tả: Tổ quốc thành Tổ cuốc, để dành thành để giành, xinh đẹp thành sinh đẹp... Vốn từ của HSDT cũng rất hạn chế. Do các em sống trong môi trường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ lại ở vùng sâu, xa ít phương tiện truyền thông nên viêc học để hiểu nghĩa nhiều từ ngữ trong SGK và thể hiện đúng các từ ngữ này trong bài chính tả là không hề đơn giản. Chính những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kĩ năng viết đúng chính tả của HSDT. ...Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của HSDT. Bởi vậy, muốn hỗ trợ HSDT viết đúng chính tả, GV cần giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài viết chính tả. - Thứ ba: hệ thống quy tắc chính tả tiếng Việt khó nhớ, một số âm tiết có cấu tạo phức tạp HSDT khó nhận biết..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> HSDT khó nhớ các quy tắc chính tả tiếng Việt như quy tắc chính tả (g/gh, ng/ngh, c/k), quy định về viết hoa...Nếu HS Kinh tiếp thu các quy tắc chính tả một cách dễ dàng vì các quy tắc đó thể hiện qua các tiếng, từ cụ thể mà các em đã hiểu nghĩa (Ví dụ các em phân biệt chữ k gắn với các các từ kim, kem, kiến...; chữ c gắn với các từ cá, cô, cười...) thì HSDT tiếp thu các quy tắc chính tả khó khăn hơn vì các em vừa phải học quy tắc chính tả vừa phải học nghĩa từ. Một số âm tiết tiếng Việt có các âm, vần, thanh khó (khó phát âm, cấu tạo phức tạp). Ví dụ các vần: uynh, uơ, uyu, oay, oăm,... HSDT khó nhận biết kí hiệu chữ viết dành cho các cặp phụ âm, nguyên âm, dấu thanh, vần gần giống nhau (s/x, tr/ch, l/n, d/gi, o/ô, i/iê, uôn/uông, thanh ngã/thanh hỏi, thanh ngã/thanh sắc..). Từ những khó khăn trên có thể thấy được HSDT thường mắc những lỗi chính tả sau: - Lỗi chính tả do HS không nắm vững cấu trúc của âm tiết tiếng Việt vì ảnh hưởng của TMĐ. - Lỗi chính tả do HS không hiểu nghĩa từ. - Lỗi chính tả do HS không nẵm vững quy tắc chính tả tiếng Việt. 5.3. Vận dụng các phương pháp dạy học ngôn ngữ thứ hai vào dạy chính tả a. PPDH trực tiếp: thường được dùng trong hoạt động giới thiệu bài của GV, hoạt động chép nội dung bài chính tả của HS. Ví dụ: khi giới thiệu bài chính tả Tập chép Ngôi nhà (TV2, trg 84), GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học để định hướng cho HS biết những hoạt động mình sẽ thực hiện như sau: Giờ học hôm nay các em hãy nhìn bảng chép lại đúng khổ thơ cuối từ Em yêu đến hết trong bài Ngôi nhà mà các em đã được học trong tiết Tập đọc trước. Sau đó, các em sẽ làm các bài tập chính tả. b. PPDH ngôn ngữ giao tiếp: được dùng trong tổ chức các hoạt động giúp HS hiểu nội dung bài chính tả. Ví dụ: khi hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài chính tả nhớ- viết Bàn tay dịu dàng (TV2, tập 1, trg 69 ), GV có thể trao đổi cùng HS như sau: GV; An buồn bã nói với thầy giáo điều gì ? HS: Hôm nay em chưa làm bài tập. GV: Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> HS: Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng, trìu mến, thương yêu. c. Phương pháp dùng TMĐ: được dùng trong tổ chức hoạt động hiểu yêu cầu bài tập chính tả, hiểu nghĩa các từ ngữ trong nội dung bài tập chính tả, tham gia các hoạt động nhóm, các trò chơi trong phần làm bài tập chính tả... Ví dụ: khi tổ chức trò chơi tiếp sức cho HS trong làm bài tập chính tả, GVcó thể hướng dẫn HS luật chơi bằng TMĐ để các em dễ hiểu. Chẳng hạn trong tiết Tập chép Ngôi nhà, GV dùng TMĐ để hướng dẫn HS trò chơi tiếp sức khi làm bài tập 3 trg 84 như sau: HS được chia trong 3 nhóm thảo luận để điền chữ c hay k vào chỗ trống (ở các câu Ông trồng ...ây cảnh. Bà ...ể chuyện. Chị xâu ...im). Sau khi thảo luận, HS các nhóm sẽ tiếp nối nhau lên bảng viết các tiếng cần điền chữ c hay k vào bảng của nhóm mình. HS viết sau cùng của mỗi nhóm sẽ đại diện nhóm đọc kết quả bài làm của nhóm. Nhóm điền đúng và nhanh là nhóm thắng cuộc. d. Phương pháp trực quan hành động: thường dùng trong hoạt động hiểu nghĩa từ, hiểu nghĩa của bài chính tả hướng dẫn trò chơi chính tả... Ví dụ: GV dùng phương trực quan hành động phối hợp với phương pháp dùng TMĐ để hướng dẫn HS trò chơi tiếp sức trong bài tập chép Ngôi nhà vừa nêu trên. GV là người lựa chọn các phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng HS lớp mình để giờ học đạt hiệu quả. 3. Một số kế hoạch bài học minh họa Chính tả Nghe- viết : Tiếng đàn (1 tiết, Tiếng Việt 3 - T24) I . Mục tiêu 1. Mục tiêu chung Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn từ Tiếng đàn bay ra vườn đến hết trong bài Tiếng đàn. -Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x hoặc thanh hỏi/ thanh ngã. 2. Mục tiêu tăng cường tiếng Việt.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> - Hiểu nghĩa để nghe, viết đúng các từ : mát rượi, thuyền vũng nước, tung lưới, lướt nhanh... - Phân biệt được phụ âm s/ x ; thanh hỏi, thanh ngã để làm BT 2. - Sửa lỗi viết sai các từ : mát, gấp, chiếc, bắt, lướt, thấp... trong bài chính tả cho HSDT do ảnh hưởng của TMĐ hay viết sai tiếng có âm cuối p, t, c và các từ khác do ảnh hưởng của TMĐ. 3. Bài tập bổ trợ GV có thể ra thêm bài tập phân biệt s/x hoặc thanh hỏi, thanh ngã. a) Điền vào chỗ trống s hay x ? ...ạch ...ẽ, inh ...ắn, ...áng ...uốt, ...anh ...ao b) Điền thanh hỏi, thanh ngã vào các chữ in đậm sau: Lặng rồi ca tiếng con ve Con ve cung mệt vì hè nắng oi Nhà em vân tiếng ạ ời Keo cà tiếng vong mẹ ngồi mẹ ru. (Trần Nhuận Minh) II. Chuẩn bị 1. ĐDDH chung - Bảng nhóm hoặc giấy khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b. 2. ĐDDH tăng cường tiếng Việt - Bảng phụ viết nội dung bài chính tả. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ GV đọc cho hai, ba HS viết bảng lớp 4 từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng bắt đầu bằng s/x (MB); hoặc chứa tiếng có thanh hỏi / thanh ngã (MN). GV có thể đọc cho HS viết các từ sau : xâu kim, cái xẻng, củ sả, sáng hoặc ngã, vẽ, ngủ, củ tỏi... 2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài Trong giờ Chính tả hôm nay, các em sẽ nghe và viết đúng đoạn cuối bài Tiếng đàn và làm các bài tập chính tả. 2.2. Hướng dẫn nghe - viết 2.2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết: - GV đọc 1 lượt bài chính tả. Chú ý đọc rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh mà HS địa phương viết sai. HS nghe và theo dõi SGK..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> - Có thể yêu cầu từ 1 đến 2 HS khá giỏi đọc lại bài chính tả. HS cả lớp nghe và theo dõi SGK. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết chính tả và những hiện tượng chính tả cần lưu ý trong đoạn. + GV giới thiệu một số từ ngữ cần lưu ý trong bài (mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh) và nhắc lại nghĩa của những từ ngữ đó giúp HS viết đúng. + GV mời 1 HS nói lại nội dung đoạn văn (tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn). - HS tập viết vào bảng con (hoặc giấy nháp) những tiếng các em dễ viết sai tuỳ theo đặc điểm của HS địa phương (mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh). 2.2.2. Đọc cho HS viết: - GV đọc rõ ràng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 đến 3 lần. GV theo dõi tốc độ viết của HS điều chỉnh cho phù hợp và nhắc nhở, uốn nắn tư thế ngồi viết của HS cho đúng. - GV đọc lại toàn bài chính tả hai lượt. HS nghe và soát lại bài. 2.2.3. Chấm chữa bài - GV giúp HS tự kiểm tra và chữa lỗi, có thể theo một trong các cách sau: + GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài chính tả để HS tự đối chiếu và chữa bài. + HS đổi vở cho nhau, đối chiếu bài chính tả trên bảng phụ hoặc trong SGK để chữa bài của bạn. + GV đọc cho cả lớp soát lỗi từng câu , có chỉ dẫn các chữ dễ sai chính tả để HS tự sửa lỗi. (HS đối chiếu bảng lớp , SGK hoặc nghe GV đọc, tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở và tự đánh giá điểm số). - GV chọn chấm chữa một số bài viết của học sinh( 5, 7 bài), nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương những HS có nhiều tiến bộ, phát hiện những lỗi HS thường mắc để các em chú ý sửa chữa. 2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 2.3.1. Bài tập 2 - GV chọn BTa hay b tuỳ đặc điểm phương ngữ, lỗi phát âm, lỗi chính tả của địa phương. - 2 HS đọc yêu cầu của BT..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> - GV nêu yêu cầu của BT: cả lớp thi tìm nhanh các từ gồm hai tiếng chứa tiếng bắt đầu bằng s/x (hoặc có thanh hỏi /thanh ngã ). - GV tổ chức cho HS chơi trò tiếp sức. GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong nhóm để tìm các từ gồm hai tiếng chứa tiếng bắt đầu bằng s/x (hoặc có thanh hỏi /thanh ngã ). Sau khi thảo luận HS các nhóm sẽ tiếp nối nhau lên bảng viết các từ gồm hai tiếng chứa tiếng bắt đầu bằng s/x (hoặc có thanh hỏi /thanh ngã ) vào bảng của nhóm mình. Nhóm nào tìm được nhiều từ và viết đúng là nhóm thắng cuộc. - HS thảo luận nhóm và chơi trò chơi tiếp sức dưới sự chỉ dẫn của GV. - HS trong các nhóm tiếp nối nhau nhau lên viết từ tìm được vào bảng phụ của nhóm mình theo cách tiếp sức. HS trong các nhóm đọc các từ nhóm mình tìm được. - Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm việc của mỗi nhóm. Nhóm tìm được nhiều từ đúng là nhóm thắng cuộc. - GV đọc cho cả lớp viết một số từ ngữ vừa tìm được. - Cả lớp làm bài vào vở (mỗi em viết ít nhất 5 từ ngữ) theo lời giải đúng: a) Bắt đầu bằng âm s: Sung sướng, sạch sẽ, sẵn sàng, so sánh, song song, ,…. Bắt đầu bằng âm x: xào xạc, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao,,… b) Từ gồm 2 tiếng mang thanh hỏi : đủng đỉnh, tỉm tỉm, thỉnh thoảng, bẩn thỉu, hể hả,… Từ gồm 2 tiếng mang thanh ngã: rỗi rãi, vĩnh viễn, bỗ bã, dễ dãi, lễ mễ,… GV cho cả lớp đọc lại các từ trên. 2.3.2. Bài tập bổ trợ: Căn cứ vào đặc điểm chính tả phương ngữ, GV có thể chọn và hướng dẫn HS làm một trong hai bài tập bổ trợ sau: a) Điền vào chỗ trống s hay x ? ...ạch ...ẽ, inh ...ắn, ...áng ...uốt, ...anh ...ao b) Điền thanh hỏi, thanh ngã vào các chữ in đậm sau: Lặng rồi ca tiếng con ve Con ve cung mệt vì hè nắng oi Nhà em vân tiếng ạ ời Keo cà tiếng vong mẹ ngồi mẹ ru. Lời giải đúng: a) sạch sẽ,x inh xắn, sáng suốt, xanh xao b) Lặng rồi cả tiếng con ve.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. 2.4. Củng cố, dặn dò 2.4.1. Củng cố - GV củng cố cho HS cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm; viét đúng các từ có âm s/x và các từ mang thanh hỏi, thanh ngã. - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết đúng, đẹp, sạch; nhắc nhở những HS viết còn mắc lỗi chính tả và làm bài tập chưa đúng; lưu ý một số từ HS còn viết sai. 2.4.2. Dặn dò GV căn dặn cả lớp chuẩn bị bài sau. 6.Tập làm văn Hoạt động 7:Vận dụng phương pháp dạy học NN2 vào phân môn Tập làm văn Học viên suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 1. Nhiệm vụ của phân môn học Tập làm văn? 2. Những khó khăn của HSDT khi học phân môn Tập làm văn? 3.Vận dụng các phương pháp dạy học NN2 vào phân môn Tập làm văn như thế nào để đạt hiệu quả? 6.1. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn Phần Tập làm văn trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng. Nó rèn cho học sinh các kĩ năng diễn đạt nói và viết. Nó sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn khác (Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu) đã hình thành. Nó còn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản. Có thể nói, phân môn Tập làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là cung cấp cho học sinh những kiến thức, hình thành phát triển những kĩ năng nói và viết theo các phong cách khác nhau do chương trình quy định: nói theo các nghi thức lời nói; nói, viết những nội.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> dung thường nhật trong cuộc sống của học sinh; viết một số văn bản nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả. Tập làm văn còn góp phần rèn luyện tư duy logic và tư duy hình tượng cho học sinh: từ óc quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được đến khả năng nhào nặn các chất liệu trong đời sống thực để xây dựng nhân vật, cốt truyện... Khả năng tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn... Quá trình sản sinh văn bản cũng giúp cho học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn. Để giao tiếp, phải có thái độ đúng đắn với đối tượng giao tiếp, phần Tập làm văn khi dạy các nghi thức lời nói cũng đồng thời dạy học sinh cách cư xử, đối xử với mọi người như lễ phép, lịch sự trong nói năng. Để viết văn, cần có hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết, phân môn Tập làm văn còn tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên, với con người và cuộc sống xung quanh. Từ đây, tâm hồn và nhân cách của học sinh sẽ được hình thành và phát triển. ... 5.2. Một số khó khăn của HSDT khi học phần Tập làm văn lớp 2,3 - Khả năng nghe nói tiếng Việt của trẻ hết sức hạn chế ngay cả khi trẻ được học qua mẫu giáo hoặc học qua lớp Tập nói tiếng Việt trước khi vào lớp 1. - Việc trẻ phải học đọc, học viết tiếng Việt ngay khi vào lớp 1 như trẻ em người Kinh học tiếng mẹ đẻ đã khiến cho nhiều học sinh dù đã học lớp 3 vẫn đọc rất chậm, đôi khi chưa thuộc hết mặt chữ, chưa thuộc cách ghép âm thành vần, thành tiếng, từ, chưa thuộc các mẫu câu cơ bản... - Vốn từ tiếng Việt và những mẫu câu cơ bản của học sinh quá nghèo không đủ để giúp các em có thể diễn đạt những ý tưởng của bản thân một cách rõ ràng. - Các tình huống luyện nói, luyện viết trong phần Tập làm văn rất quen thuộc, gần gũi với trẻ em người Kinh nhưng có thể rất khó hiểu, thậm chí xa lạ với trẻ DTTS. Những kinh nghiệm sống, thói quen trong ứng xử, giao tiếp hàng ngày ít được sử dụng trong quá trình học của trẻ. Trẻ tiếp nhận, thực hành những mẫu câu, những tình huống giao tiếp một cách khó khăn. Đôi khi độ khó tạo ra áp lực khiến trẻ lo lắng, thiếu tự tin, mất hứng thú trong học tập. - Trẻ ít có cơ hội tích lũy, làm giàu vốn từ tiếng Việt trong giao tiếp cũng như vận dụng, rèn luyện những kĩ năng đã học vào các tình huống giao tiếp thực vì môi trường giao tiếp tiếng Việt của trẻ hết sức hạn chế. ở nhà, trẻ giao tiếp với người thân bằng tiếng mẹ đẻ. Tiếng Việt chỉ chủ yếu được sử dụng trong môi.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> trường lớp học với thầy cô và một số ít bạn bè nên vốn từ và câu đã nghèo nàn lại được tăng thêm một cách chậm chạp không đủ để đáp ứng yêu cầu học tập. - Phương pháp dạy nói, viết tiếng Việt trong phân môn Tập làm văn của giáo viên chưa phù hợp với trẻ DTTS (tư cách người học ngôn ngữ thứ 2 không phải tiếng mẹ đẻ). 5.3. Một số phương pháp đặc trưng của việc dạy học ngôn ngữ thứ hai Ngoài những phương pháp dạy tiếng nói chung, giáo viên cần sử dụng một số phương pháp đặc trưng cho việc dạy học ngôn ngữ thứ hai để dạy các kĩ năng nghe, nói và viết trong phân môn Tập làm văn. Cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong một bài học. Khi sử dụng, cần chỉ rõ trong hoạt động dùng phương pháp nào, học sinh phải làm gì, cần những đồ dùng dạy học gì... a.Phương pháp trực tiếp thường dùng trong hoạt động kiểm tra bài cũ, thực hành hội thoại với các bài tập hội thoại, nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi. Phương pháp trực tiếp đòi hỏi giáo viên sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, các câu ngắn gọn, rõ nghĩa. Giáo viên cần nói chậm, rõ để học sinh nhận diện và ghi nhớ. Trong khi nói, cần quan sát học sinh, nếu thấy có những biểu hiện không hiểu phải dừng lại, giải thích thêm hoặc sử dụng các phương pháp khác. b.Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ (phương pháp gián tiếp): giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ giáo viên sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh vào các hoạt động giải thích yêu cầu bài tập; Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu bài tập; giải nghĩa từ khó (với những từ ngữ có ý nghĩa trừu tượng). Ví dụ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (TV2, tuần 2) Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông tỏa ra những tán hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ. Đoạn văn trên có rất nhiều từ ngữ khó cần được giải nghĩa. Với vốn từ của học sinh DTTS lớp 2, nếu không sử dụng tiếng mẹ đẻ, các em khó có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn. Trong các từ được gạch chân, một số từ có thể.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> giải nghĩa bằng phương pháp trực quan hành động như thơm nức, lấm tấm mầm xanh, khẳng khiu... tuy nhiên, vẫn nên kết hợp giải thích bằng tiếng mẹ đẻ. Ví dụ 2: Nói lời đáp của em (TV2, tuần 24): - Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ. - Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây. -........ Để học sinh thực hiện được bài tập này, giáo viên và nhân viên hỗ trợ cần giải thích bằng tiếng mẹ đẻ cho học sinh hiểu được nội dung của tình huống giao tiếp và yêu cầu bài tập. Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ còn được dùng vào hoạt động hỗ trợ phát triển tư duy. Học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ trao đổi với nhau theo nhóm, cặp về nội dung của chủ đề cần nói, trao đổi ý tưởng về điều mình muốn nói... Hoạt động kể về người/vật; kể về một sự việc, câu chuyện đã chứng kiến, học sinh có thể tập kể bằng tiếng mẹ đẻ trước, sau đó tập kể bằng tiếng Việt... Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ giúp học sinh hiểu chính xác các câu lệnh, câu hỏi, lời hướng dẫn, học sinh dễ hiểu bài, thấy bài học không quá khó. Từ đó, các em có tâm lí thoải mái, tự tin, hứng thú trong học tập. Nhưng nếu quá lạm dụng tiếng mẹ đẻ có thể sẽ làm chậm quá trình phát triển các kĩ năng tiếng Việt và thói quen tư duy bằng tiếng Việt của học sinh. Vì vậy, phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ chỉ nên sử dụng khi học sinh còn hạn chế về vốn từ tiếng Việt. c.Phương pháp trực quan hành động - Loại trực quan hành động sử dụng đồ vật, tranh ảnh thường được sử dụng để giải nghĩa từ khó (những từ có nghĩa chỉ sự vật, hành động, tính chất cụ thể) trong các câu chuyện, bài đọc; mô phỏng các tình huống giao tiếp. Tranh ảnh minh họa giúp học sinh hiểu đúng nội dung tình huống và yêu cầu bài tập. Với những tình huống không có tranh minh họa có thể cho học sinh phác thảo tranh để tập nói. Ví dụ: Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau (Bài tập 1, TV 2 tuần 4). a. Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa. b. Cô giáo cho em mượn quyển sách. c. Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi. Giáo viên có thể vẽ mỗi tình huống thành một bức tranh mô tả lại nội dung sự việc. Bóng nói thể hiện lời hội thoại của các nhân vật được để trống và ghi một dấu chấm hỏi ở giữa. Mỗi nhóm sẽ được phát một bức tranh với yêu cầu đóng vai thể.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> hiện lời hội thoại của các nhân vật. Tùy khả năng của học sinh và thời gian của giờ học, các nhóm có thể đổi tranh cho nhau để tập nói. Ba tranh có thể được thiết kế như sau: Tranh a: Vẽ cảnh trường học, trời đang mưa to, các bạn có áo mưa đang đi ra sân trường về nhà, một cô bé đang đứng ôm chiếc túi xách trên hè lớp. Một bạn gái đến cạnh đang giơ chiếc áo mưa (vẽ 2 bóng nói của 2 em bé nhưng để trống không viết lời và ghi một dấu chấm hỏi ở giữa). Tranh b: Vẽ cảnh trong lớp học, cô giáo nét mặt tươi cười đưa cho học sinh (nữ) một quyển sách. Em bé đưa 2 tay đón, nét mặt rất tươi, vui. (vẽ 2 bóng nói của 2 cô giáo và học sinh nhưng để trống không viết lời và ghi một dấu chấm hỏi ở giữa). Tranh c: Vẽ cảnh sân trường, một em trai nhỏ đưa cho một chị học sinh lớn hơn cái bút (vẽ 2 bóng nói của 2 chị em nhưng để trống không viết lời và ghi một dấu chấm hỏi ở giữa). + Loại trực quan hành động sử dụng cơ thể được vận dụng nhiều hơn trong việc giải thích những từ ngữ có nội dung chỉ hành động của người, vật. d.Phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp Là phương pháp thường dùng trong các bài tập thực hành sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau để đạt mục đích giao tiếp. học sinh được đặt trong những tình huống giao tiếp cụ thể và sử dụng tiếng Việt phù hợp với tình huống đó. Đây là dạng bài tập chủ yếu của nội dung dạy các nghi thức lời nói của phần Tập làm văn. Sử dụng phương pháp này, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng giao tiếp, tính độc lập và linh hoạt trong việc xử lí các tình huống giao tiếp. Cả giáo viên và nhân viên hỗ trợ giáo viên chỉ đóng vai trò tư vấn, không can thiệp quá sâu và chi tiết vào hoạt động thực hành của học sinh, chỉ can thiệp khi các em thực sự gặp khó khăn và yêu cầu được giúp đỡ. Ví dụ: Nói lời của em (Bài tập 1, TV2, tuần 2): - Chào bố, mẹ để đi học. - Chào thầy, cô khi đến trường. - Chào bạn khi gặp nhau ở trường. Ví dụ 2: Nói lời đáp của em (Bài tập 1, TV2, tuần 29): a. Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật của em. b. Bác hàng xóm sang chúc Tết. Bố mẹ đi vắng, chỉ có em ở nhà. c. Em là lớp trưởng. Trong buổi học cuối năm, cô giáo phát biểu chúc mừng thành tích của lớp. Học sinh có thể thực hành theo cặp/ nhóm nhỏ. Giáo viên và nhân viên hỗ trợ cần khuyến khích các em chủ động, linh hoạt và tự tin, không nên nhắc hoặc điều chỉnh ngay khi các em đang thực hành. Mọi biểu hiện về thái độ, cử chỉ của học sinh đều phải được tôn trọng....

<span class='text_page_counter'>(102)</span> Kế hoạch bài học minh họa (Giờ Tập làm văn lớp 2, tuần 8) 1. Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị đối với bạn: a. Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa và mời bạn vào chơi. b. Em thích 1 bài hát mà bạn đã thuộc. Em nhờ bạn chép lại cho mình. c. Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu (đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng bài. 2. Trả lời câu hỏi: a. Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì? b. Tình cảm của cô (hoặc thầy giáo) đối với học sinh như thế nào? c. Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)? d. Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào? 3. Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn khoảng 4,5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em. Điều chỉnh: Giờ học gồm 3 bài tập: - Bài tập 1 là những mẫu câu khó trong giao tiếp (mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị) nhưng lại rất hay sử dụng trong giao tiếp nên cần dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành theo nhóm (nếu trình độ học sinh trong lớp tương đối khá có thể đổi nhau để mỗi nhóm được thực hành cả 3 tình huống). - Bài tập 2, trả lời câu hỏi. Tùy đối tượng học sinh và hoàn cảnh cụ thể ở lớp học mà giáo viên có thể thay đổi nội dung câu hỏi. Ví dụ: cô giáo cũng chính là người đã dạy lớp 1 của các em thì có thể chuyển sang cô giáo khác, ví dụ: cô giáo dạy mẫu giáo. Nếu trẻ không học qua lớp mẫu giáo sẽ phải tiếp tục có phương án khác... - Bài tập 3, Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2 để viết một đoạn khoảng 4,5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em. Với học sinh lớp 2 (tuần 8) bài tập này là quá nặng. Hai bài tập trên đã chiếm gần hết thời gian của giờ học. Giáo viên có thể giảm bớt số lượng câu (2,3 câu) hoặc cắt giảm cả bài. Dưới đây là minh họa cụ thể: Mục tiêu chung (SGV) 1. Rèn kĩ năng nghe và nói : - Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. - Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo (cô giáo) lớp 1. 2. Rèn kĩ năng viết: Dựa vào các câu trả lời viết được 1 đoạn văn 4,5 câu về thầy cô giáo. Mục tiêu TCTV - Rèn luyện cách sử dụng từ ngữ xưng hô với bạn và cách nói lời yêu cầu đề nghị. - Cách trả lời câu hỏi về người, vật, sự việc. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - Tranh vẽ minh họa cho 3 tình huống của bài tập 1. - Bảng phụ viết các câu hỏi của bài tập 2..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> Các hoạt động thực hiện bài tập STT Mục đích Bài tập 1 1 Xác định yêu cầu bài tập. 2. 3. Hoạt động. Phương pháp. -Dẫn nhập, tạo tâm thế cho học sinh: Giáo viên kể 1 câu chuyện có liên quan tới các nội dung mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị... - Học sinh làm việc theo nhóm (mỗi nhóm 1 tình huống) đọc bài tập để hiểu nghĩa, miêu tả PP trực tiếp tình huống giao tiếp giả định được nêu trong bài tập, xác định yêu cầu bài tập Giải nghĩa từ ngữ mới - HS quan sát tranh vẽ, dùng tiếng mẹ đẻ để mô - PP sử dụng trong bài tập: thăm, mời, tả lại. tiếng mẹ đẻ nhờ, yêu cầu, đề nghị. - Dùng tiếng mẹ đẻ giải thích các từ: thăm, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.. Học sinh thực hành tình -Đưa ra lời nói phù hợp với tình huống huống - Học sinh đóng vai theo tình huống của nhóm (đổi vai để ai cũng được nói lời của mình) - Học sinh trình diễn cuộc thoại trước lớp. - Giáo viên ghi lại các lời thoại lên bảng lớp. - Lớp bình chọn lời nói hay, ngữ điệu thể hiện tốt. 4 Hỗ trợ phát triển tư duy - Học sinh nói bằng tiếng mẹ đẻ những điều trẻ cho học sinh tưởng tượng (a.về niềm vui của bạn khi đến nhà mình; b. về nội dung của bài hát; c.về bài giảng của cô giáo...). 5 Chốt lại bài để học sinh Giáo viên chốt lại kiến thức và kĩ năng cơ bản có thể hiểu được những của bài: cách nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị gì vừa học phù hợp với tình huống giao tiếp để đạt mục đích giao tiếp khiến người được mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị hài lòng. Bài tập 2 1 Xác định yêu cầu bài tập - Học sinh đọc bài tập, thảo luận theo nhóm để xác định nội dung và yêu cầu của từng câu hỏi. 2 Chuẩn bị kiến thức nền - Khơi gợi ý tưởng về nội dung câu trả lời: Học cho học sinh sinh trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ về cô giáo/thầy giáo đã dạy lớp 1. -Nhân viên hỗ trợ sử dụng tiếng mẹ đẻ để giải nghĩa từ mới hoặc gợi ý về yêu cầu cần trả lời của câu hỏi khó (c.Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy)? d.Tình cảm của em đối với cô giáo/thầy giáo như thế nào?). 3 Học sinh thực hiện bài -Học sinh tập trả lời câu hỏi theo cặp (1 người tập hỏi 1 người trả lời, sau đó đổi vai cho nhau). -Các cặp hỏi - trả lời trình diễn trước lớp. -Lớp nhận xét và bình chọn câu trả lời hay (câu c,d). 4 Hỗ trợ tư duy cho học Học sinh nói bằng tiếng mẹ đẻ (theo nhóm). PP đóng vai. PP sử dụng tiếng mẹ đẻ. -PP sử dụng tiếng mẹ đẻ. PP trực tiếp PP giao tiếp -PP sử dụng.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> sinh. những mong muốn của bản thân về cô tiếng mẹ đẻ giáo/thầy giáo của mình. 5 Chốt lại bài để học sinh Giáo viên chốt lại những kiến thức và kĩ năng có thể hiểu được những của bài: cách trả lời câu hỏi về người, vật, sự gì vừa học việc. Bài tập 3: cắt giảm. ( Tài liệu đã hoàn chỉnh – là cẩm nang để sử dụng trong chỉ đạo và dạy học lớp ghép cấp tiêu học)..

<span class='text_page_counter'>(105)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×