Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.84 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------

TRƯƠNG VĂN NAM

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC HÀNH LANG ĐA DẠNG
SINH HỌC NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CHO
CÁC HỆ SINH THÁI TRÊN CẠN Ở MIỀN
TRUNG VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2013


BỘ GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC VÀ
VÀ ĐÀO
ĐÀO TẠO
TẠO
BỘ NÔNG
NÔNG NGHIỆP
NGHIỆP VÀ
VÀ PTNT
PTNT
BỘ
BỘ


TRƯỜNG ĐẠI
ĐẠI HỌC
HỌC LÂM
LÂM NGHIỆP
NGHIỆP
TRƯỜNG
-------------------------------------------------------

TRẦN NGỌC
TRƯƠNG
VĂNOANH
NAM

NGHIÊN
CỨU
ĐỀPHÁP
XUẤTNÂNG
CÁC HÀNH
LANGLƯỢNG
ĐA DẠNG
MỘT SỐ
GIẢI
CAO CHẤT
SINH
ỨNG
VỚI BIẾN
KHÍ
ĐÀOHỌC
TẠONHẰM
NGHỀ THÍCH

CHO LAO
ĐỘNG
NƠNGĐỔI
THƠN
HẬU
VÀ BẢO
TỒN ĐATHÀNH
DẠNG SINH
HỌC
CHO
QUẬN
HÀ ĐƠNG,
PHỐ HÀ
NỘI
CÁC HỆ SINH THÁI TRÊN CẠN Ở MIỀN
TRUNG VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60620115
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60620211

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM XUÂN PHƯƠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ TIẾN THỊNH

Hà Nội,
Nội, 2013

2013



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi.
Tồn bộ nội dung trong Luận văn là do tôi thực hiện và được chỉnh sửa bổ
sung sau khi có ý kiến của Thầy giáo hướng dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào trước đây.
Nếu có điều khơng trung thực, tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2013
Người cam đoan

Trương Văn Nam


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam,
được sự đồng ý và giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý bảo vệ tài
nguyên rừng và môi trường, tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: Nghiên cứu đề
xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa
dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.
Nhân dịp này cho phép tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy
giáo TS. Vũ Tiến Thịnh - Người đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành đề tài này!
Tôi chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Quản lý bảo vệ tài

nguyên rừng, Khoa Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Cảm ơn sự tạo điều kiện giúp đỡ của các nhà quản lý, cán bộ công nhân viên chức
Cục Đa dạng sinh học và bảo tồn - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Vụ Bảo tồn, Viện
Điều tra quy hoạch rừng - Tổng cục Lâm nghiệp.
Hoàn thành luận văn này, tôi chân thành cảm ơn các anh, các chị là đồng
nghiệp đang công tác tại Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc bộ - Viện
Điều tra quy hoạch rừng - Tổng cục Lâm nghiệp; các học viên lớp 19B - Quản lý
bảo vệ tài nguyên rừng (niên khóa 2011-2013) đã giúp đỡ, động viên và tạo điều
kiện cho tơi hồnh thành luận văn này.
Do thời gian thực hiện không dài, đối tượng nghiên cứu rộng, trình độ nghiên
cứu của bản thân cịn hạn chế. Bởi vậy, luận văn này sẽ không thể tránh khỏi những
thiếu sót, khiếm khuyết. Với mong muốn những ý tưởng, nội dung nghiên cứu sẽ được
triển khai ứng dụng và đi vào cuộc sống, tơi kính mong nhận được sự góp ý của các
thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp… để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2013
Người thực hiện

Trương Văn Nam


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời nói đầu .................................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. vi

Danh mục các bảng ...................................................................................................vii
Danh mục các hình ..................................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận đề xuất thiết lập hành lang ĐDSH nhằm thích ứng và giảm nhẹ
với biến đổi khí hậu .................................................................................................... 3
1.1.1. Những khái niệm về hành lang đa dạng sinh học ............................................ 3
1.1.2. Các loại hình hành lang đa dạng sinh học ........................................................ 3
1.1.3. Tầm quan trọng của việc thiết lập hành lang đa dạng sinh học ....................... 5
1.1.4. Vai trò của hành lang đa dạng sinh học ........................................................... 6
1.1.5. Một số lợi ích của hành lang đa dạng sinh học ................................................ 7
1.1.6. Phương pháp tiếp cận và thiết kế hành lang ĐDSH......................................... 8
1.2. Thực tiễn thành lập các hành lang đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam ...... 12
1.2.1. Các hành lang đã được thành lập trên thế giới ............................................... 12
1.2.2. Hành lang đa dạng sinh học ở Việt Nam: ..................................................... 14
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về việc thành lập và quản lý hành lang ĐDSH ............ 16
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................... 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 20
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 20
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................... 20


iv

2.2.1. Đối tượng ....................................................................................................... 20
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 21

2.4.1. Thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu, công cụ cần thiết ................................ 21
2.4.2. Xác định các mục tiêu của hệ thống hành lang đa dạng sinh học .................. 22
2.4.3. Xác định các khu rừng đặc dụng ưu tiên kết nối............................................ 23
2.4.4. Chọn khu vực và xác định thông số của hành lang ........................................ 26
2.4.5. Mô tả hành lang .............................................................................................. 28
2.4.6. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và xây dựng bản đồ ....................... 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 29
3.1. Những đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu ............................................. 29
3.1.1. Diện tích tự nhiên, dân số khu vực nghiên cứu.............................................. 29
3.1.2. Diện tích và độ che phủ của rừng ở khu vực nghiên cứu............................... 29
3.2. Hệ thống các khu rừng đặc dụng ở khu vực nghiên cứu................................... 30
3.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học và nhu cầu kết nối các
khu bảo vệ theo vùng sinh thái ................................................................................. 32
3.3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học ở Việt Nam ............... 32
3.3.2. Ảnh hưởng của BĐKH tới đa dạng sinh học ở vùng Bắc Trung bộ .............. 33
3.3.3. Ảnh hưởng cuả biến đổi khí hậu tới ĐDSH ở vùng Nam Trung Bộ ............. 38
3.3.4. Ảnh hưởng cuả biến đổi khí hậu tới ĐDSH ở vùng Tây Nguyên .................. 42
3.3.5. Ảnh hưởng cuả BĐKH tới ĐDSH ở vùng Đông Nam Bộ ............................. 47
3.4. Đề xuất các hệ thống hành lang ĐDSH trên cạn ở khu vực nghiên cứu .............. 51
3.4.1. Thông tin chung về các hệ thống hành lang ĐDSH đề xuất .......................... 51
3.4.2. Hệ thống hành lang đa dạng sinh học Bắc Trung Bộ..................................... 52
3.4.3. Hệ thống hành lang đa dạng sinh học vùng Trung Trường Sơn .................... 64
3.4.4. Hệ thống hành lang đa dạng sinh học ở vùng Đơng Nam Bộ - Tây Ngun ..... 78
3.5. Tính kết nối của các khu rừng đặc dụng trong vùng nghiên cứu với cả nước và
các khu bảo tồn ngoài biên giới quốc gia ................................................................. 83


v

3.6. Đề xuất mức độ ưu tiên và các định hướng quản lý, vận hành hành lang ĐDSH của

khu vực nghiên cứu .................................................................................................. 84
3.6.1. Đề xuất mức độ ưu tiên và các định hướng quản lý vận hành hành lang .......... 84
3.6.2. Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của hành ĐDSH ........................ 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Nghĩa của cụm từ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐTQH

Điều tra quy hoạch

HST


Hệ sinh thái

H. Chư Sê

Huyện Chư Sê

IPPC

Ủy ban quốc tế về Biến đổi khí hậu

KBT

Khu bảo tồn

KBTLVSC

Khu bảo tồn lồi và sinh cảnh

KBVCQ

Khu bảo vệ cảnh quan

KDTTN

Khu dự trữ thiên nhiên

KBTL

Khu bảo tồn loài


KH

Khoa học

KRNCTNKH

Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học

KTXH

Kinh tế xã hội

NXB

Nhà xuất bản



Quyết định

RPH

Rừng phòng hộ

RĐD

Rừng đặc dụng

RSX


Rừng sản xuất

TT-BNNPTNT

Thông tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

LRTX

Lá rộng thường xanh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UNEP

Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc

VQG

Vườn quốc gia


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT


Trang

3.1

Diện tích tự nhiên và dân số khu vực nghiên cứu

30

3.2

Diện tích đất có rừng và độ che phủ của rừng ở khu vực nghiên cứu

31

3.3

Phân bố hệ thống RĐD trong khu vực nghiên cứu

31

3.4

Thông tin về các khu RĐD ở vùng Bắc Trung Bộ

34

3.5

Đánh giá mức độ ưu tiên kết nối các khu RĐD quan trọng


38

3.6

Thông tin về các khu RĐD ở vùng Nam Trung Bộ

40

3.7

Đánh giá mức độ ưu tiên kết nối của các khu RĐD quan trọng
vùng Nam Trung Bộ

42

3.8

Thông tin về các khu rừng đặc dụng ở vùng Tây Nguyên

44

Đánh giá mức độ ưu tiên kết nối của các khu RĐD quan trọng

46

3.9

vùng Tây Nguyên

3.10 Thông tin về các khu rừng đặc dụng ở vùng Đông Nam Bộ

3.11

Đánh giá mức độ ưu tiên kết nối của các khu rừng đặc dụng
quan trọng vùng Đơng Nam Bộ

48
50

3.12 Thơng tin tóm tắt về hệ thống các hành lang ở khu vực nghiên cứu

52

Danh sách các khu RĐD nằm trong hệ thống hành lang
Bắc Trung Bộ

54

Danh sách các hành lang ĐDSH trong hệ thống hành lang

56

3.13
3.14

Bắc Trung Bộ

3.15 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Khe Nét - Vũ Quang

58


3.16 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Vũ Quang - Pù Mát

59

3.17 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Pù Mát - Pù Huống

61

3.18

Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Pù Huống - Pù Hoạt

62

3.19 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Pù Hoạt – Xuân Liên

64

3.20 Các khu RĐD nằm trong hệ thống hành lang Trung Trường Sơn

66

Danh mục các hành lang ĐDSH trong hệ thống hành lang
Trung Trường Sơn

68

3.22 Hiện trạng sử dụng đất của HLĐDSH Kon Ka Kinh – Kon Cha Răng

70


3.21


viii

3.23

Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Kon Cha Răng –

71

Ngọc Linh

3.24 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Ngọc Linh – Ngọc Linh

72

3.25 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Ngọc Linh – Sông Thanh

74

3.26 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Sông Thanh - Sao La

75

3.27 Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Sao La - Phong Điền

76


Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Dakrông Bắc Hướng Hóa

77

3.29 Danh sách các khu RĐD nằm trong hệ thống hành lang

79

3.28

3.30

Danh sách các hành lang ĐDSH trong hệ thống hành lang Đông
Nam Bộ - Tây Nguyên

80

3.31 Hiện trạng sử dụng đất tại hành lang ĐDSH Cát Tiên – Cát Lộc

81

3.32 Hiện trạng sử dụng đất tại hành lang ĐDSH Cát Lộc -Tà Đùng

82

3.33 Mức độ ưu tiên, định hướng vận hành hành lang ĐDSH

84



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1

Hệ thống các khu rừng đặc dụng ở khu vực nghiên cứu

31

3.2

Bản đồ các khu RĐD vùng Bắc Trung Bộ

36

3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9


Bản đồ đánh giá mức độ ưu tiên kết nối của các khu RĐD quan
trọng vùng Bắc Trung Bộ
Bản đồ các khu RĐD vùng Nam Trung Bộ
Bản đồ đánh giá mức độ ưu tiên kết nối của các khu RĐD quan
trọng vùng Nam Trung Bộ
Bản đồ các khu RĐD vùng Tây Nguyên
Bản đồ đánh giá mức độ ưu tiên kết nối các khu RĐD quan trọng
vùng Tây Nguyên
Bản đồ các khu RĐD vùng Đông Nam Bộ
Bản đồ đánh giá mức độ ưu tiên kết nối của các khu RĐD quan
trọng vùng Đông Nam Bộ

37
39
41
43
45
47
49

3.10

Bản đồ nhu cầu kết nối của các khu RĐD ở khu vực nghiên cứu

51

3.11

Bản đồ hệ thống hành lang ĐDSH Bắc Trung Bộ


55

3.12

Bản đồ hành lang ĐDSH Khe Nét- Vũ Quang

57

3.13

Bản đồ hành lang ĐDSH Vũ Quang – Pù Mát

59

3.14

Bản đồ hành lang ĐDSH Pù Mát - Pù Huống

60

3.15

Bản đồ hành lang ĐDSH Pù Huống - Pù Hoạt

62

3.16

Bản đồ hành lang ĐDSH Pù Hoạt – Xuân Liên


63

3.17

Bản đồ hệ thống hành lang ĐDSH Trung Trường Sơn

67

3.18

Bản đồ hành lang ĐDSH Kon Ka Kinh – Kon Cha Răng

69

3.19

Bản đồ hành lang ĐDSH Kon Cha Răng – Ngọc Linh

70

3.20

Bản đồ hành lang ĐDSH Ngọc Linh – Ngọc Linh ( Kon Tum)

72

3.21

Bản đồ hành lang ĐDSH Ngọc Linh- Sông Thanh


73


x

3.22

Bản đồ hành lang ĐDSH Sông Thanh – Sao La

74

3.23

Bản đồ hành lang ĐDSH Sao La – Phong Điền

75

3.24

Bản đồ hành lang ĐDSH Dakrơng - Bắc Hướng Hóa

77

3.25

Bản đồ hệ thống hành lang ĐDSH vùng Đông Nam Bộ - Tây
Nguyên

79


3.26

Bản đồ hành lang ĐDSH Cát Tiên – Cát Lộc

80

3.27

Bản đồ hành lang ĐDSH Cát Lộc – Tà Đùng

82


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong
tự nhiên (Luật ĐDSH, 2008). Nó là sự đa dạng của sự sống trên trái đất và có vai trị
đặc biệt quan trọng trong sự phát triển, thịnh vượng chung của loài người.
Trong thời gian qua, do các hoạt động kinh tế - xã hội ở mọi nơi, mọi lúc con
người đã tác động và gây ra những biến đổi sâu sắc lên các hệ sinh thái (HST), ảnh
hưởng lớn đến đa dạng sinh học (ĐDSH) trên trái đất. Theo số liệu của Chương
trình mơi trường Liên hiệp quốc (UNEP) và Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới
của Anh cho biết: 17.000 lồi sinh vật trên thế giới hiện có nguy cơ tuyệt chủng, cứ
20 phút trơi qua lại có một lồi vĩnh viễn mất đi. Từ những lồi ít được biết đến như
thực vật, cơn trùng tới các lồi chim cỡ lớn và động vật có vú,… Mức độ biến mất
của các loài hiện nay được gọi là Thời đại tuyệt chủng lần thứ 6 của trái đất (lần thứ
5 cách đây 65 triệu năm với sự biến mất của loài Khủng long). Con người đã làm
suy giảm 3/4 số lượng các loại cá trong tự nhiên, khoảng 12% lồi chim; 25% lồi
thú; 30% động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Q trình suy thối ĐDSH sẽ diễn

ra nhanh hơn khi BĐKH có tính chất tồn cầu và thể hiện ngày càng rõ rệt. Ước
tính thiệt hại từ 2.000-4.500 tỷ USD/năm và làm chậm lại mục tiêu thiên niên kỷ về
giảm nghèo trên toàn thế giới (2005- 2015). Nhận thức được vai trò, ý nghĩa to lớn
của ĐDSH trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân loại. Các nước trên thế giới
đã có nhiều nỗ lực về duy trì, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH
của mình, trong đó có việc xây dựng hệ thống các RĐD. Bên cạnh đó, áp lực gia
tăng dân số và các hoạt động KTXH đến tài nguyên rừng ngày càng lớn, diễn ra
ngày một gay gắt hơn ở mọi nơi, mọi lúc. Những hoạt động bảo tồn sự toàn vẹn các
HST tự nhiên, ĐDSH diễn ra ngày một khó khăn và phức tạp hơn ở cả trong và
ngồi các khu RĐD ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Theo dự báo về BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) trong thời gian
tới ở nước ta: Nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng khoảng 0,1oC/thập kỷ, mực nước
biển có thể dâng cao 1m vào cuối thế kỷ này. Lúc đó nước ta sẽ bị ngập 12% diện
tích đất đai, nơi ở của 23% dân số. Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia


2

trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Khi nước biển dâng cao, nước
mặn sẽ xâm nhập, huỷ hoại một số HST ven biển, đồng thời làm mất nơi ở, đất sản
xuất của dân cư vùng thấp sẽ tạo ra làn sóng di cư lớn lên những vùng cao hơn, tạo
áp lực lớn tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các HST trên cạn. Mặt khác, các
trận bão xảy ra thường xuyên và mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Lượng mưa sẽ
giảm trong mùa khô, gây hạn hán ở diện rộng và tăng trong mùa mưa gây lũ quét,
sạt lở đất, ngập lụt thường xuyên hơn.
Sự biến đổi trên sẽ làm tổn thương đến các quần thể sinh vật nhất là các lồi
có biên độ sinh thái hẹp, ít có khả năng di chuyển và nhạy cảm với sự thay đổi môi
trường sống. Với các lồi có kích thước cơ thể lớn, u cầu vùng sống rộng sẽ bị tác
động mạnh, khi sinh cảnh dần bị thu hẹp. Các yếu tố này sẽ làm thu hẹp quần thể ở
vùng phân bố lịch sử và nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao nếu như khơng có vùng

sinh thái phù hợp để chúng dịch chuyển đến. Thực tế các khu RĐD ở Việt Nam
đang bị phân mảnh, chia cắt và cơ lập như những hịn đảo, sẽ hạn chế khả năng dịch
chuyển vùng phân bố của các sinh vật.
Việc kết nối các khu RĐD với nhau bằng các hành lang xanh là cần thiết và
khắc phục tình trạng phân mảnh, cô lập, chia cắt sinh cảnh, giúp các loài sinh vật dễ
dàng tương tác với nhau, di chuyển mở rộng vùng sống, kiến lập các quần thể mới,
giảm nguy cơ xung đột với con người. Mặt khác, khi xây dựng hành lang ĐDSH sẽ
tạo sinh kế ổn định, bền vững cho cộng đồng địa phương thích ứng với BĐKH.
Với những ý nghĩa trên, việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn để thiết lập
hành lang ĐDSH kết nối các khu RĐD với nhau nhằm bảo tồn ĐDSH, ứng phó với
BĐKH là rất cấp thiết. Bởi vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất
các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa
dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền Trung và miền Nam Việt Nam".
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH đến
ĐDSH bằng việc khắc phục những hạn chế việc chia cắt sinh cảnh của hệ thống RĐD
hiện nay, tăng cường khả năng kết nối giữa các khu RĐD hiện có ở khu vực nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận đề xuất thiết lập hành lang ĐDSH nhằm thích ứng với biến
đổi khí hậu
1.1.1. Những khái niệm về hành lang đa dạng sinh học
Cho đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới có nhiều khái niệm về hành lang
xanh, hành lang ĐDSH như sau:
Hành lang ĐDSH được hiểu là các con đường giúp tăng cường tốc độ phát tán
của sinh vật giữa các vùng (Perault and Lomolino, 2000).
Hành lang ĐDSH là khơng gian giúp các lồi động vật có phân bố rộng có

thể di chuyển, các lồi thực vật có thể phát tán và quá trình trao đổi vật chất di
truyền có thể diễn ra, nơi các quần thể có thể di chuyển đối phó với sự biến đổi của
mơi trường, các thảm họa tự nhiên và các loài bị đe dọa có thể được bổ sung từ các
khu vực khác (Walker and Craighead, 1997).
Hành lang ĐDSH là các nhân tố cảnh quan kết nối các sinh cảnh tự nhiên bị
chia cắt và có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của các loài sinh
vật (Sole and Gilpin, 1991).
Hành lang ĐDSH là không gian kết nối giữa các lồi, các HST và các q
trình sinh thái được duy trì và phục hồi ở các quy mơ khác nhau (Anderson, 2006).
Theo Luật ĐDSH (2008) của Việt Nam: Hành lang ĐDSH là khu vực nối
liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh
thái đó có thể liên hệ với nhau.
1.1.2. Các loại hình hành lang đa dạng sinh học
1.1.2.1. Hành lang dải (Linear corridors)
Hành lang dải là một liên kết đơn và liên tục hoặc gần liên tục giữa hai hay
nhiều sinh cảnh lớn, thường có độ dài tới vài chục km. Mục đích là duy trì, phục hồi
các lồi mục đích, đường di chuyển của các lồi động vật trong phạm vi ngắn, sự
liên kết giữa các sinh cảnh bị chia cắt hay các dịch vụ HST.


4

Hành lang dải thích hợp để thực hiện một vài mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như
tạo điều kiện thuận lợi sự di chuyển của các lồi mục đích. Hành lang này có thể có
hiệu quả trong các tình huống sau:
(1) Ở những nơi mà phần lớn cảnh quan bị biến đổi và khơng thích hợp đối
với các lồi bản địa.
(2) Các loài quan tâm phụ thuộc vào các sinh cảnh chưa hoặc ít bị tác động.
(3) HST mong muốn có thể được duy trì hoặc phục hồi trong sinh cảnh
chẳng hạn như hàng rào hoặc suối.

1.1.2.2. Hành lang không liên tục (Stepping stones)
Hành lang không liên tục bao gồm các mảnh sinh cảnh nhỏ được sử dụng trong
quá trình di chuyển tìm kiếm nơi trú ẩn, nguồn thức ăn và nghỉ ngơi trong một cảnh quan.
Hành lang này có thể bao gồm các khu vực sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác
được phép trong vùng đệm. Ví dụ hành lang không liên tục (stepping stones) cung cấp một
mạng lưới nơi cư trú hiệu quả cho loài bướm nâu điểm bạc tại Anh (Bennett, 2004).
1.1.2.3. Hành lang cảnh quan (Landscape Corridor)
Hành lang cảnh quan là hành lang kết nối đa hướng giữa các HST được mở
rộng diện tích từ hàng chục đến hàng nghìn km2. Mục đích là duy trì, khơi phục các
nhân tố hữu sinh, đường di chuyển của các lồi có vùng phân bố rộng, liên kết các sinh
cảnh hay các mảnh của HST, hay các dịch vụ của HST trong qui mô lớn. Một hành
lang cảnh quan có thể chứa nhiều hành lang dải. Hành lang này rất quan trọng đối với
quy hoạch trong một vùng, nó được thiết kế để tối đa hóa các kết nối của các sinh cảnh,
HST và các quá trình sinh thái ở quy mơ lớn (Conservation International, 2000). Ví dụ
điển hình là hành lang sinh học ở khu vực Trung Mỹ nhằm mục đích thực hiện kết nối
sinh thái ở quy mô các lục địa bằng cách thiết lập một mạng lưới các sinh cảnh tự nhiên
và sử dụng phù hợp hoặc hợp lí nguồn tài nguyên. Thiết kế hành lang cảnh quan cho
phép giải quyết một chuỗi các mục tiêu liên quan đến ĐDSH, các dịch vụ sinh thái,
việc sử dụng tài nguyên, giải trí và thẩm mỹ và BĐKH.


5

1.1.3. Tầm quan trọng của việc thiết lập hành lang đa dạng sinh học
Suy thoái ĐDSH đã và đang diễn ra trên toàn cầu với một tốc độ nhanh chưa từng
thấy. Từ năm 1945 - 1990, khoảng 20 triệu km2, hoặc gần 17% thảm thực vật trên trái
đất bị suy thoái (WRI 1992: 112). Mất sinh cảnh, chia cắt sinh cảnh là những mối đe dọa
chính tới ĐDSH (Anderson & Jenkins, 2006; IUCN, 2006). Với sự mở rộng của các hoạt
động SXNN, phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị hóa, khai thác mỏ và khai thác rừng, sinh
cảnh tự nhiên dần thu hẹp lại tới mức bị cô lập như những hòn đảo bị bao bọc xung

quanh bởi các cảnh quan đã bị tác động khác. Khai thác gỗ và chuyển đổi sinh cảnh đã
làm độ che phủ của rừng trên thế giới giảm ít nhất 20%, một vài HST rừng (rừng nhiệt
đới khô) đã hầu như biến mất (UNDP/UNEP/World Bank/WRI 2000). BĐKH cũng
đang làm gia tăng mức độ chia cắt sinh cảnh và tăng mối nguy hiểm tới cả khu hệ động
và thực vật. Hơn một nửa rạn san hô của thế giới đang bị đe dọa nặng nề do khai thác cá
mang tính hủy diệt, ơ nhiễm và sự nóng lên của trái đất (Hughes và cs., 2003).
Các nguyên nhân gây mất sinh cảnh tiếp tục tăng lên và ngày càng phức tạp,
tương tác và thúc đẩy nhau, do vậy đã đẩy nhanh quá trình biến đổi của HST
(Vitousek và cs., 1997). Ví dụ như khai thác gỗ khơng chỉ làm suy thối HST rừng
nhiệt đới mà cịn làm tăng khả năng bị cháy của tồn bộ sinh cảnh, dẫn tới việc suy
thoái hơn nữa của rừng (Nepstad và cs., 1999).
Chia cắt sinh cảnh được xem là một sự chuyển đổi trên diện rộng, các vùng
sinh cảnh liên tục nhau được chuyển thành những mảnh nhỏ hơn và bị chia cắt nhau.
Quá trình này sẽ hạn chế mối liên hệ giữa các quần thể sinh vật trên một vùng rộng
lớn. Các lồi có kích thước quần thể nhỏ và bị cô lập sẽ dễ bị tuyệt chủng gây ra bởi
các yếu tố như thối hóa do giao phối gần hoặc biến động của môi trường. Do vậy,
các quần thể này được xem như là "cái chết đang sống -living dead” (Janzen, 1986).
Chia cắt sinh cảnh có thể dẫn tới các hậu quả sau:
.- Tiêu diệt hoặc suy giảm nghiêm trọng quần thể của những loài sinh vật kích
thước lớn và phân bố rộng, bao gồm nhiều lồi thú ăn thịt điển hình.
- Thay đổi cấu trúc của tồn bộ quần xã sinh học - Ví dụ: Sự suy giảm của các
lồi thú ăn thịt điển hình ở sinh cảnh bị chia cắt ảnh hưởng tới sự “giải phóng” của


6

các loài săn mồi bé hơn và ăn cỏ, dẫn đến sự phát triển q mức của chúng thậm chí
có thể tiêu diệt các lồi hoặc quần xã khơng ổn định.
- Sự biến mất hoặc suy thoái của các sinh cảnh cịn lại thơng qua ảnh hưởng của các
hiệu ứng biên như là thay đổi vi khí hậu hoặc sự xâm nhập của các loài xâm lấn.

- Phá vỡ các chu trình sinh thái quan trọng của HST như là loài thụ phấn, phát
tán hạt, tương tác giữa vật săn mồi, con mồi và chu trình dinh dưỡng.
Mặc dù các KBT hiện nay vẫn đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì
ĐDSH, tuy nhiên những khu bảo tồn này là không đủ để đảm bảo cho chiến lược
bảo tồn ĐDSH lâu dài. Nhiều loài (nhất là loài phân bố rộng) sống trong những
vùng chia cắt và có diện tích quá nhỏ đã hạn chế chúng trong quá trình tìm đủ thức
ăn, nước, bạn đời hoặc lẩn trốn kẻ thù. Khi những sinh cảnh này tiếp tục bị suy
thoái, chia cắt và cô lập hơn, tỷ lệ tuyệt chủng tại đó ngày càng gia tăng nhanh hơn.
Các hành lang ĐDSH giữa các KBT cung cấp một giải pháp nhằm cải thiện sự
kết nối, giảm sự chia cắt, cô lập sinh cảnh. Các hành lang tạo ra không gian để liên
kết giữa các khu bảo tồn, cho phép các loài thực vật và động vật phát tán, di cư và
thích ứng với những áp lực của BĐKH và thay đổi điều kiện sinh cảnh. Do vậy,
những hành lang này có thể góp phần ổn định cấu trúc HST thơng qua việc bảo tồn
các dịng năng lượng và các chu trình tương tác phức tạp của các HST. Hành lang có
thể bao gồm các khu vực thuộc quản lý của nhà nước, tư nhân hoặc của cộng đồng.
Ngoài chức năng là nơi di chuyển của các loài động thực vật, hành lang cịn
có vai trị khác như hành lang xanh và cịn có chức năng xã hội như giải trí, thẩm
mỹ và kết nối cộng đồng, văn hóa và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
1.1.4. Vai trò của hành lang đa dạng sinh học
Việc thiết lập hành lang ĐDSH giữa các KBT là một cách để cải thiện kết
nối giữa các sinh cảnh khắc phục những hạn chế về chia cắt sinh cảnh của hệ thống
RĐD hiện nay. Hành lang tạo ra không gian kết nối các KBT với nhau, cho phép
các loài động thực vật phát tán và di chuyển, mở rộng vùng sống, vùng phân bố
thích ứng với áp lực BĐKH. Do đó, hành lang sẽ nâng cao vai trị của HST thông


7

qua việc bảo vệ các dòng năng lượng và các q trình sinh thái. Hành lang đa dạng
sinh học có vai trò quan trọng chiến lược trong bảo tồn ĐDSH với tầm nhìn lâu dài.

1.1.5. Một số lợi ích của hành lang đa dạng sinh học trên cạn
1.1.5.1. Đối với đa dạng sinh học
- Hỗ trợ các loài sinh vật di cư, dịch chuyển vùng phân bố, vùng sống…
- Duy trì hoặc nâng cao tính ĐDSH.
- Tái lập quần thể sinh vật sau khi đã tuyệt chủng cục bộ ở một số nơi bằng việc
kết nối sinh cảnh. Những loài tuyệt chủng cục bộ ở nơi này nhưng vẫn tồn tại những cá
thể, quần thể ở nơi khác, có thể di cư đến nơi đã tuyệt chủng cục bộ trước đây.
- Hình thành, phát triển các quần thể sinh vật ở sinh cảnh mới, sinh cảnh mới
khôi phục lại.
- Hạn chế sự suy thoái do giao phối gần trong quần thể có kích thước nhỏ.
1.1.5.2. Đối với nơng, lâm nghiệp
- Chắn gió làm giảm cường độ bão tố, lốc xốy bảo vệ sản xuất nông nghiệp;
hạn chế được dịch bệnh, sâu hại bảo vệ cây trồng nông lâm nghiệp.
- Hạn chế xói mịn, rửa trơi bảo vệ tầng đất mặt; điều tiết nguồn nước mặt, nước ngầm
góp phần giảm thiệt hại do hạn hán về mùa khô, sạt lở đất, ngập úng, lũ lụt về mùa mưa.
- Cung cấp lâm sản (gỗ, lâm sản phi gỗ), các dịch vụ sinh thái, bảo vệ và tăng tuổi
thọ, độ bền của các cơng trình hạ tầng cơ sở (hồ chứa, đập thủy lợi, thủy điện, đường xá…).
- Là kho chứa cacbon từ đó góp phần giảm thiểu tác động của BĐKH.
1.1.5.3. Đối với tài nguyên nước
- Điều tiết và duy trì mực nước ngầm và chất lượng nguồn nước ngầm.
- Hạn chế và làm giảm dòng chảy bề mặt, giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, lũ ống,
lũ quét và sạt lở đất.
1.1.5.4. Đối với giải trí, thẩm mỹ:
Góp phần bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ nghiên cứu khoa
học, giáo dục môi trường, dã ngoại, du lịch sinh thái và khám phá thiên nhiên.


8

1.1.6. Phương pháp tiếp cận và thiết kế hành lang ĐDSH

Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, chưa có quy trình cụ thể hay một cách thức
chung nào cho việc thiết kế các hành lang ĐDSH. Khi cần thiết cụ thể với yêu cầu của
từng loài, sinh cảnh, các HST và các quá trình sinh thái liên quan (Friend, 1991; Debinski and Holt, 2000). Thiết kế không chỉ tính đến các yếu tố vật lý, sinh thái của nơi
hành lang sẽ đi qua mà còn các yếu tố KTXH và chính trị xã hội có ảnh hưởng tới việc
triển khai xây dựng hành lang (Newmark, 1993; Kaiser, 2001).
Hành lang ĐDSH là cơng cụ hữu ích phục vụ kết nối giữa các khu rừng đặc
dụng để mở rộng phạm vi bảo tồn, khi thực hiện cần xem xét các giá trị của chúng dựa
vào bối cảnh và mục tiêu bảo tồn.
- Hiện trạng tài nguyên rừng của hành lang
Quá trình đề xuất, thiết kế hành lang phụ thuộc nhiều vào hiện trạng sử dụng
đất đai, tài nguyên rừng và sự toàn vẹn của cảnh quan. Những nơi bị tác động mạnh,
cần ưu tiên liên kết các mảnh sinh cảnh có quy mơ nhỏ ngay từ đầu. Ở những nơi tài
nguyên rừng chưa bị tác động, hoặc bị tác động hạn chế, đề xuất kết nối bảo vệ các
sinh cảnh chiếm ưu thế hơn.
Thông qua việc xem xét, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên
rừng sẽ đề xuất được hướng tiếp cận phù hợp, loại hình hành lang và xác định được
sinh cảnh rừng hành lang sẽ đi qua và kết nối. Đồng thời giải quyết hài hòa giữa các
mục tiêu bảo tồn, bảo vệ cảnh quan và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Mục tiêu của hành lang
Với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, rất khó đề xuất cho
việc thành lập hành lang chỉ để phục vụ bảo tồn, bảo vệ ĐDSH. Bởi vậy, khi thiết kế
nhất thiết phải xem xét việc thành lập hành lang để làm gì? Xác định loài chủ đạo và
những sinh cảnh, hệ sinh thái nào cần được bảo vệ? Hành lang được thiết lập phải đạt
được nhiều mục tiêu khác nhau, đảm bảo và giải quyết hài hịa các lợi ích như bảo tồn
ĐDSH, phát triển KTXH của địa phương, cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương.
Dưới đây là một số điểm cần chú ý khi thiết lập hành lang:


9


- Bảo vệ loài mục tiêu: Trên thế giới, việc thiết lập các hành lang ĐDSH đều
xoay quanh loài mục tiêu cần bảo vệ. Những thông tin về sự phân bố, sinh cảnh của các
loài mục tiêu cần bảo vệ để xác định kích thước và loại hình hành lang.
- Tập qn tìm kiếm thức ăn của các lồi mục tiêu và các nhu cầu tài
nguyên khác cũng là yếu tố cần xem xét khi thiết kế hành lang: Lindenmayer và
Nix (1993) nhấn mạnh sự hiện diện của nguồn thức ăn là điều cần thiết để các loài
động vật sử dụng hành lang trong thời gian dài hay ngắn. Dựa trên nghiên cứu đối
với thú có túi sống trên cây cho thấy các động vật ăn nhiều loài thức ăn có khả năng
thích nghi tốt với hành lang dải hơn các lồi chun hóa về thức ăn.
- Bảo vệ quần xã và hệ sinh thái
Phương pháp này không chắc đã bảo vệ được tất cả các loài và sinh cảnh cần bảo
tồn. Một cách tiếp cận toàn diện hơn là xem xét nhu cầu của nhiều loài quan trọng sống
trong các sinh cảnh khi thiết kế hành lang bảo tồn ĐDSH.
Hành lang có thể đáp ứng nhiều mục tiêu lớn: bảo vệ và phục hồi lại toàn bộ
HST, các dịch vụ sinh thái, mang lại lợi ích về ĐDSH và các nhu cầu của con người,
hoặc đảm bảo con đường di chuyển cho các lồi và quần xã để thích ứng sự BĐKH.
- Bảo vệ đa dạng sinh học trước áp lực của biến đổi khí hậu
Để tồn tại, các lồi sinh vật cần di chuyển để thích ứng với sự thay đổi của môi
trường sống. Nếu BĐKH xảy ra nhanh hơn, nhiều lồi sẽ khơng di chuyển đủ nhanh để
tồn tại. Hành lang sẽ như một bộ lọc, có thể chỉ cho phép các lồi có tính cơ động cao,
khả năng phát tán rộng và có thể tồn tại trên nhiều dạng sinh cảnh đi qua. Bảo tồn
những sinh cảnh chất lượng cao trong hành lang lớn cung cấp cơ hội tốt nhất đối phó
với các tác động của BĐKH. Trường hợp, những dạng sinh cảnh này khơng có sẵn;
hành lang dải, ở những nơi biến đổi độ cao mạnh là cách hiệu quả nhất cho phép các
sinh vật để thích ứng với BĐKH (Hobbs và Hopkins, 1991).
Các yếu tố trong thiết kế hành lang:
Các hướng dẫn thiết kế cho đến nay chủ yếu tập trung vào hành lang dải. Có
ba yếu tố liên quan là: chiều rộng, tính kết nối và chất lượng sinh cảnh (Thorne,
1993). Chiều rộng quy định diện tích và các tác động do hiệu ứng vùng biên, dù là



10

tự nhiên hay con người gây ra. Khả năng kết nối đề cập đến những khoảng trống
khiến hành lang bị gián đoạn. Chất lượng phụ thuộc vào cả chiều rộng, khả năng kết
nối và phản ánh hành lang thiết lập giống với sinh cảnh gốc như thế nào.
Chiều rộng hành lang:
Thiết kế hành lang tập trung nhiều vào chiều rộng. Hành lang càng rộng sẽ chứa
nhiều sinh cảnh và sẽ bảo vệ tốt hơn các loài nhạy cảm với hiệu ứng vùng biên hoặc tác
động từ xung quanh. Chiều rộng cần thiết thay đổi theo các mục chung và nhu cầu của
loài mục tiêu. Hành lang thiết kế cho các lồi kích thước lớn, có khả năng di chuyển tốt
và dễ bị tổn thương do con người quấy nhiễu nên càng rộng càng tốt.
Chiều rộng tốt có thể được xác định để các lồi khơng dừng lại q lâu bên
trong hành lang đó. Ví dụ: Nghiên cứu về chuột đồng (Microtus oeconomus), khi
hành lang quá rộng sẽ khuyến khích chúng lưu lại lâu hơn để kiếm ăn, do đó gia
tăng tiếp xúc với động vật săn mồi (Soule và Gilpin, 1991). Nếu hành lang quá hấp
dẫn với các loài ăn cỏ lớn hoặc ăn thịt (voi và hổ) có thể khiến chúng ở lại lâu dài,
sẽ gây ra xung đột với con người khi tàn phá hoa màu hoặc tấn cơng vật ni. Bởi
vậy, có thể xem xét việc thiết kế hành lang rộng vừa phải.
Chiều rộng nên phụ thuộc vào chiều dài. Hành lang càng dài, các loài cần sẽ di
chuyển qua đây lâu hơn và sử dụng nhiều tài nguyên hơn. VD: Hành lang của loài báo sư
tử (Felis concolor) phía Nam California thiết kế có bề rộng 0,5-1,0 km, dài 6 km (Beier,
1995). Đối với các hành lang dài, cần thiết kế rộng hơn để các loài kiếm ăn, nghỉ ngơi và di
chuyển (Harrison, 1992; Beier, 1995). Đây là yếu tố quan trọng khi thiết lập hành lang cho
các loài nhạy cảm với tác động của con người và yêu cầu nơi tìm kiếm thức ăn rộng lớn.
Chất lượng hành lang sẽ ảnh hưởng đến độ rộng cần thiết. Chất lượng sinh
cảnh cao cần bảo tồn một vùng đủ rộng nhằm bảo vệ vùng lõi khỏi các hiệu ứng
biên (Noss 1991). Kết quả quan sát thực tế về di chuyển của các lồi mục tiêu có
thể là cách tốt nhất để xác định chất lượng sinh cảnh cần thiết.
Tính kết nối của hành lang:



11

Ba yếu tố chính để xác định việc kết nối hành lang: (1) số lượng và kích thước
quần thể trong sinh cảnh, (2) không gian di chuyển trong hành lang; (3) hiện trạng các
mảnh sinh cảnh lớn, hoặc "nút" dọc theo hành lang.
Mức độ kết nối phụ thuộc vào bản chất của các lồi hay các q trình sinh thái.
Nhiều loài rất nhạy cảm với con người, chẳng hạn như báo, sư tử,… sự có mặt
của chúng yêu cầu bảo vệ sinh cảnh liên tục cho việc di cư (Beier 1993). Khoảng trống
trong sinh cảnh chất lượng thấp có thể gây tử vong cao với các lồi có khả năng di
chuyển kém hoặc loài nguy cấp, chẳng hạn như loài kỳ nhông (Rosenburg et al. 1997).
Trong một số trường hợp, các hành lang liên tục lại không cần thiết. Như sóc
đỏ Anh là lồi có nguy cơ tuyệt chủng cao (Sciurus vulgaris) (Hale et al.2001), Cú
khoang phía Bắc (Strix occidentalis) có thể di chuyển an tồn qua hành lang khơng
liên tục tốt hơn là hành lang liên tục.
Một yếu tố ảnh hưởng đến kết nối hành lang là sự tồn tại của mơi trường "Nút"
dọc theo chiều dài của nó (Noss và Harris 1986). Các nút gồm những khu vực bảo vệ
hoặc các sinh cảnh phân mảnh không bị thay đổi. Nơi này hỗ trợ nhiều cho các cá thể
quần thể, quần xã hoặc các quá trình sinh thái dọc theo chiều dài hành lang. Các nút trở
nên quan trọng khi động vật ở lại trú ẩn và tìm kiếm thức ăn trong hành lang.
Chất lượng sinh cảnh:
Hành lang nên gồm các hệ sinh cảnh cịn ngun vẹn và có nhiều loài bản địa,
hạn chế sự xâm nhập của các loài ngoại lai (Noss 1991). Hành lang thiết kế cho các
loài động vật hoang dã di chuyển nên cung cấp sinh cảnh chất lượng tốt nhất, nhất là
các loài nhạy cảm. Chất lượng sinh cảnh bao gồm thảm thực vật, địa hình và sự can
thiệp của con người. Lớp thảm thực vật cần xem xét phục vụ cho mục đích gì. Nếu di
chuyển của động vật là mục tiêu chính, liệu thực vật có đóng vai trị cung cấp thức ăn,
sự bảo vệ cho các loài chống lại động vật ăn thịt? Duy trì hoặc khơi phục lại độ che phủ
bằng các loài cây bản địa là một yêu cầu chính nâng cao tính hiệu quả của hành lang.

Một số lồi có thể chọn nơi rậm rạp làm nơi ẩn nấp trong quá trình di chuyển.
Hướng dẫn thiết kế hành lang:
Các nhà khoa học đưa ra một số hướng dẫn chung khi thiết kế hành lang như sau:


12

- Chỉ nên liên kết với những sinh cảnh đã từng kết nối; hành lang nên bao gồm nhiều
kiểu sinh cảnh tự nhiên, liên tục. Yếu tố này sẽ hạn chế mở rộng phạm vi tự nhiên hay sự di
chuyển của các loài xâm lấn đến nơi chất lượng sinh cảnh tốt, tác động nên các khu vực đó.
- Hạn chế kết nối với sinh cảnh nhân tạo.
- Bảo tồn các hành lang tự nhiên đã có như khu vực ven sông suối, các khu rừng
tự nhiên. Khu vực ven sông thường giúp bảo vệ chất lượng nước và duy trì tính ĐDSH,
nhất là trong khu vực khơ cằn, lượng mưa thấp.
- Thiết kế hành lang theo dọc chiều biến đổi độ cao và theo hướng các đường
kinh và vĩ tuyến để kết hợp tối đa tính ĐDSH trong hệ thống, giúp các lồi có thể di
chuyển từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ hơn khi BĐKH xả ra ở diện rộng.
- Không nên kéo dài trên 2km khi khơng có các nút, xây dựng các kết nối dự
phịng thơng qua các khơng gian thay thế.
1.2. Thực tiễn thành lập các hành lang đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Các hành lang đã được thành lập trên thế giới
1.2.1.1. Hành lang đa dạng sinh học ở Châu Á
Những sáng kiến đang được tiến hành ở ít nhất 10 quốc gia ở các quy mô khác
nhau từ cấp vùng đến cấp quốc gia. Các nước Bhutan, Ấn Độ, Hàn Quốc hiện đã có
các công cụ pháp lý rõ ràng về xây dựng các hành lang. Nhiều chương trình kết nối
thúc đẩy bảo tồn các loài đặc trưng như hổ, gấu trúc lớn. Các sáng kiến của NGO,
WWF về Chương trình sinh thái hành lang ĐDSH như Terai Arc Landscape ở Nepal.
Hàn Quốc đã xây dựng mạng lưới sinh thái trên bán đảo Triều tiên với việc kết
nối vùng thắng cảnh với vùng có giá trị sinh thái. Mục đích là tạo thuận lợi cho động
vật hoang dã di chuyển và khoảng không gian sinh thái trong lành theo hướng bảo tồn.

Vùng núi Baekdu Daegan, vùng phi quân sự, ven bờ biển đều nằm trong mạng này và
được coi như là một phần của chính sách quốc gia về phát triển bền vững.
1.2.1.2. Hành lang đa dạng sinh học châu Phi
Nỗ lực kết nối hướng đến các vùng bảo tồn liên biên giới giữa Nam và Đông
Phi. Sáng kiến này nhận được sự ủng hộ của các Chính phủ trong vùng. Các kết nối


13

phục vụ nhiều mục tiêu như tạo thuận lợi cho nhu cầu của các loài thú lớn, nhu cầu
phát triển cộng đồng và thúc đẩy hịa bình quốc tế (các cơng viên hịa bình).
1.2.1.3. Hành lang đa dạng sinh học ở Úc
Ở Úc kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn ĐDSH và BĐKH (2003-2007) và
Tuyên bố về phương hướng cho hệ thống bảo tồn quốc gia nhằm nâng cao giá trị và tầm
quan trọng của những hành lang ĐDSH. Điểm quan trọng của Chiến lược này là xây
dựng một hệ thống đầy đủ và đại diện cho các vùng bảo tồn sinh thái kết hợp với sự quản
lý cân bằng của tất cả các vùng như nơi sản xuất nông nghiệp và các vùng tài nguyên
khác. Bang Queensland đã đưa ra sáng kiến Hành lang ĐDSH cho BĐKH như Dự án
Hành lang Great Eastern Ranges đã thúc đẩy kết nối các HST bị phân mảnh góp phần
tạo ra sự ứng phó với các tác động của BĐKH (DERM, 2011).
1.2.1.4. Hành lang đa dạng sinh học ở Châu Âu
Vào đầu những năm 1980, các nước ở Trung và Đông Âu đi tiên phong trong
khái niệm mạng lưới sinh thái. Đã có hơn 50 quốc gia ở châu lục này tham gia vào
các sáng kiến kết nối, song chỉ có 8 nước có luật cụ thể về bảo tồn kết nối.
Mạng lưới sinh thái phát triển theo các cách chính: khung hợp tác của chiến
lược ĐDSH và cảnh quan Liên minh Châu Âu; Liên bang Nga. Trong các nước ở
Trung và Đơng Âu, Liên Bang Nga có nhiều sáng kiến hành lang quốc gia nhất.
Năm 1995, 52 nước Á - Âu đồng thuận với Chiến lược ĐDSH và cảnh quan
của Liên minh Châu Âu. Thỏa thuận này thực thi phối hợp hành động của quốc gia
đang được thực hiện để nhằm bảo tồn ĐDSH và cảnh quan. Đến nay, những mạng

lưới sinh thái ở Tây Âu đã phát triển tốt. Chính phủ các nước này đã chấp nhận mơ
hình và sử dụng các công cụ pháp lý để bảo đảm các hành động được thực thi. Tại
Đan Mạch, Thuỵ Sỹ, Ý, Đức, Hà Lan… đã thông qua cho thiết lập một mạng lưới
sinh thái quốc gia. Đây là cơ sở lâu dài cho sự bền vững sinh thái của đất nước.
1.2.1.5. Hành lang đa dạng sinh học ở Châu Mỹ la tinh
Có hơn 100 hành lang đã được tạo ra ở 16 quốc gia ở châu lục này. Hành lang sinh
học Trung Mỹ xây dựng năm 1994 và được chia ra 4 vùng: Vùng lõi, vùng đệm, hành lang
và vùng đa sử dụng. Các vùng này chiếm 27% lãnh thổ Trung Mỹ. Vùng lõi của hành lang


×