Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện mường nhé, tỉnh điện biên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------

TRẦN THỊ HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
HUYỆN MƯỜNG NHÉ TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------

TRẦN THỊ HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
HUYỆN MƯỜNG NHÉ TỈNH ĐIỆN BIÊN


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH

Hà Nội, 2011


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng và đất rừng của Việt Nam hiện nay đã và đang bị suy giảm
nghiêm trọng, nạn khai thác rừng trái phép, đốt nương làm rẫy làm cho mơi
trường sinh thái bị huỷ hoại, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng.
Vì vậy mà việc quản lý, bảo vệ, khôi phục lại và phát triển tài nguyên rừng,
phấn đấu hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn phá rừng, nâng cao độ che phủ của
rừng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời, để
quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và lâu dài, việc xây
dựng phương án qui hoạch hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý.
Mường Nhé là một huyện vùng cao biên giới, đặc biệt khó khăn của
tỉnh Điện Biên; Mường Nhé có đường biên giới chung với hai nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào và Cộng hồ nhân dân Trung Hoa.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 249.950,43 ha; gồm 16 xã chủ
yếu là dân tộc thiểu số với diện tích đất lâm nghiệp là 215.489,8 ha. Đời sống
của người dân nơi đây cịn gặp nhiều khó khăn, ngành nghề chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp thuần túy và khai thác sản phẩm từ rừng. Những năm gần
đây được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ nhiều Chương trình, Dự án phát

triển kinh tế xã hội được ưu tiên đầu tư vào địa bàn huyện như dự án trồng
rừng 661, chương trình 135, và mới đây là chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững chính sách 30a cho 61 huyện nghèo. Vì vậy đời sống của
nhân dân trong huyện đã được cải thiện một bước đáng kể. Tuy vậy Mường
Nhé vẫn là một trong bốn huyện nghèo nhất của tỉnh Điện Biên, tỷ lệ hộ nghèo
tính đến tháng 3 năm 2010 là 65,3%.
Trên địa bàn huyện các cơ sở sản xuất lớn hầu như chưa có, sản xuất
nơng, lâm, ngư nghiệp cịn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và


2

chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp những năm gần
đây đã có chuyển biến tích cực song cịn chậm. Các ngành nghề cơng nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển nên chưa hỗ trợ được cho sản
xuất nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó cơng tác bảo vệ và phát triển rừng cũng
như quản lý sử dụng rừng còn nhiều tồn tại, bất cập như những diện tích rừng
và đất lâm nghiệp đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà
nước sử dụng kém hiệu quả, năng suất và chất lượng rừng chưa cao, tình
trạng khai thác rừng trái phép vẫn diễn ra thường xuyên. Công tác quy hoạch
phân chia ba loại rừng chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương,
việc sử dụng rừng chưa đúng mục đích. Những tồn tại này làm cho cơng tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc lập kế
hoạch, triển khai một phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp
hợp lý, có cơ sở khoa học sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của
người dân địa phương, thực hiện xố đói giảm nghèo và đưa kinh tế xã hội
của huyện, hồ nhập với tiến trình cơng nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là
hết sức cần thiết. Là cơ sở để Nhà nước đầu tư hỗ trợ cho sản xuất lâm nghiệp
đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và bền vững; Đáp ứng được mục tiêu của

chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững ở một huyện nghèo; Phù
hợp và phát huy được lợi thế của từng địa phương, gắn với chiến lược tổng
thể phát triển kinh - tế xã hội của huyện, tỉnh và vùng.
Với những lý do trên và để hồn thành chương trình đào tạo thạc sỹ của
mình tơi tiến hành luận văn với đề tài “ Nghiên cứu đề xuất những nội dung
cơ bản quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mường Nhé tỉnh Điện
Biên” nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm
nghiệp trên địa bàn huyện.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức chung về quy hoạch
Quy hoạch nói chung và quy hoạch lâm nghiệp nói riêng là một hoạt
động định hướng nhằm sắp xếp, bố trí tổ chức các hoạt động khơng gian và
thời gian một cách hợp lý vào thời điểm hiện tại và phù hợp với mục tiêu
trong tương lai [19].
1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất đai.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về QHSDĐĐ khác
nhau từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp được sử
dụng trong QHSDĐĐ cũng khác nhau.
Theo Dent (1988; 1993) [25]: QHSDĐĐ như là phương tiện giúp cho
lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thơng qua việc đánh giá có
hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự lựa chọn
này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và tự đó hình thành nên chính
sách và chương trình cho sử dụng đất đai.
Một định nghĩa khác của Fresco và ctv ., (1993) [38], QHSDĐĐ như là
dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất

đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi
trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác.
Theo Mohammed (1999)[25], những từ vựng kết hợp với những định
nghĩa về QHSDĐĐ là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đốn những hoạt
động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao. Do đó QHSDĐĐ,
trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà
quy hoạch bảo người dân phải làm những gì. Trong phương pháp tổng hợp và
người sử dụng đất đai là trung tâm. [36] đã đổi lại định nghĩa về QHSDĐĐ


4

như sau QHSDĐĐ là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến
những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những
cái có lợi bền vững nhất. [37] Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững
thì chức năng của QHSDĐĐ là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất
đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con
người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai. Cung cấp những
thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng
thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến mơi trường có thể có
của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử
dụng đất đai thành cơng. Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là
công cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích
riêng biệt [35], hay như là một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm
năng sử dụng của đất đai [41].
Lê Quang Trí (2005) [25]: QHSDĐĐ là sự đánh giá tiềm năng đất nước
có hệ thống, tính thay đổi trong trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh
tế xã hội để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất.
Đồng thời QHSDĐĐ cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng
đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ

nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai.
Do đó trong quy hoạch cho thấy: Những sự cần thiết phải thay đổi;
Những cần thiết cho việc cải thiện quản lý, hay những cần thiết cho kiểu sử
dụng đất đai hoàn toàn khác nhau trong các trường hợp cụ thể khác nhau.
Các loại sử dụng đất đai bao gồm: Đất ở, nông nghiệp (thuỷ sản, chăn
nuôi …) đồng cỏ, rừng, bảo vệ thiên nhiên và du lịch đều phải được phân chia
một cách cụ thể theo thời gian được quy định. Do đó trong QHSDĐĐ phải
cung cấp những hướng dẫn cụ thể để có thể giúp cho các nhà quyết định có
thể chọn lựa trong các trường hợp có sự mâu thuẫn giữa đất nơng nghiệp và


5

phát triển đo thị hay cơng nghiệp hố bằng cách chỉ ra các vùng đất đai nào có
giá trị nhất cho đất nông nghiệp và nông thôn mà không nên sử dụng cho các
mục đích khác.
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả
cao thơng qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất (cả nước hoặc trong
phạm vi một đơn vị, đối tượng sử dụng đất cụ thể), tổ chức sử dụng đất như
một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất xã hội tạo điều kiện bảo vệ
đất và bảo vệ môi trường [33]
1.1.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ
Theo Nguyễn Nhật Tân - Nguyễn Thị Vòng (1995)[20] Quy hoạch vùng
lãnh thổ là hệ thống các biện pháp xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý gắn
liền với cơ cấu đất đai và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các cơng
trình kinh tế - văn hố - xã hội, nguồn lao động, tăng cương xây dựng cơ sở
hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế, xây dựng nông
thôn mới và xã hội mới

Quy hoạch vùng lãnh thổ là khoa học về quản lý tài nguyên mang cả 3
tính chất: Kinh tế, kỹ thuật và pháp lý. Là cơ sở để lập dự án đầu tư phát triển
kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Sự phát triển của khoa học quy hoạch
vùng lãnh thổ liên quan đến sự phát triển của các quản lý phát triển kinh tế và
phân bổ lực lượng sản xuất trên địa bàn lãnh thổ.
Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng
hợp nhiều nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế văn hố xã hội và
mơi trường liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các cộng đồng
nông thôn theo các tiêu chuẩn của phát triển bền vững. Về khái niệm quy
hoạch phát triển nơng thơn có thể tiếp cận theo 2 góc độ, đứng trên góc độ


6

phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch phát triển nông thôn là sự phân bố các
nguồn lực tài nguyên, đất đai, lao động, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự bố trí
cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ trên lãnh thổ nông thôn một
cách hợp lý để đạt hiệu quả cao. Đứng trên góc độ kế hoạch hố, quy hoạch
phát triển nơng thơn là một khâu trong quy trình kế hoạch hố nơng thơn. Bắt
đầu tự chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn đến quy hoạch phát triển
nông thôn rồi cụ thể hoá bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
trên địa bàn nông thôn [12].
Đăc điểm của quy hoạch là quy hoạch thường mang tính định hướng về
tương lai, vì vậy quy hoạch phải có mục tiêu rõ rệt. Mục tiêu khơng thể hình
thành do ý nghĩ chủ quan của một số người làm quy hoạch, cũng không thể
hình thành chóng vánh trong ngày một ngày hai mà nó phải trải qua một q
trình tìm toig, cân nhắc lâu dài từ tổng quát đến chi tiết, từ cục bộ đến tồn
diện. Mục tiêu phải có tính khả thi, nếu quy hoạch khơng hướng về tương lai
thì chỉ là một việc làm tốn kém, một bức tranh khơng có lợi ích [12]
1.1.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các
hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt
động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và
các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có
vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,
xố đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã
hội và an ninh quốc phòng.[24]
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một hoạt động vừa mang tính
khoa học vừa mang tính pháp lý của hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế,
xã hội. Thực chất đó là q trình ra quyết định sử dụng rừng và đất rừng như
một tư liệu sản xuất đặc biệt, nhằm mục tiêu sử dụng rừng và đất rừng một cách


7

hiệu quả. Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp luôn được trú
trọng và coi là nhiệm vụ chiến lược trong quản lý rừng và đất rừng.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một bộ phận cấu thành của quy
hoạch tổng thể phát triển nông thơn. Do đó cơng tác quy hoạch bảo vệ và phát
triển lâm nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn nhằm tránh sự chồng chéo, hạn chế lẫn nhau
giữa các ngành. Thực chất của công tác quy hoạch là tổ chức không gian và
thời gian phát triển cho một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất trong từng giai
đoạn cụ thể. Mỗi ngành kinh tế muốn tồn tại và phát triển thì nhất thiết phải
thực hiện quy hoạch, sắp xếp một cách hợp lý mà trong đó công tác điều tra
cơ bản phục vụ cho quy hoạch phát triển phải đi trước một bước. Quy hoạch
bảo vệ và phát triển lâm nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành lâm
nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nếu cơng tác quy
hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp được chú ý quan tâm đúng mức thì sự
phát triển của ngành lâm nghiệp sẽ mang lại tính bền vững, trong điều kiện

ngược lại sẽ gặp những trở ngại, khó khăn. Ngày nay khi nhu cầu của xã hội
về lâm sản đáp ứng cho nguyên liệu, gỗ, củi … ngày càng cao, tạo áp lực
ngày càng lớn vào tài nguyên rừng và đất rừng thì vấn đề quy hoạch bảo vệ và
phát triển lâm nghiệp một cách bền vững càng trở lên quan trọng và cấp thiết
hơn bao giờ hết, và đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu trong chiến lược
phát triển lâm nghiệp của mỗi quốc gia nói riêng và trên tồn thế giới nói
chung [19]
Tuỳ theo cách nhìn nhận về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng sao
cho hợp lý đã được nhiều tác giả khác nhau đề cập tới ở những mức độ rộng
hẹp khác nhau. Việc đưa ra một khái niệm thống nhất là một điều rất khó thực
hiện, song phân tích qua các khái niệm cho thấy có những điểm giống nhau,
đó là dựa trên quan điểm về sự phát triển bền vững thì các hoạt động có liên


8

quan đến đất đai phải được xem xét một cách tồn diện và đồng thời nhằm
đảm bảo nó một cách lâu dài và bền vững.
Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh
tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái đa dạng sinh học và các đặc
điểm xã hội, nhân văn. Quá trình phát triển của việc quản lý sử dụng đất trên
thế giới luôn gắn liền với lịch sử phát triển xã hội loài người.
1.2. Trên thế giới
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất
Tại Châu âu, vào thập kỷ 30 và 40 của thế kỷ XX, quy hoạch ngành giữ
vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm
1946, Jack. G. V đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với
tên “Phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất”. Đây là tài liệu đầu tiên đề
cập đến đánh giá khả năng của đất cho quy hoạch sử dụng đất. Tại vùng
Rhodesia trước đây, nay là Cộng hịa Zimbabwe, Bộ Nơng nghiệp đã xuất bản

cuốn sổ tay hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ
tầng cho trồng rừng. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, tạp chí “East
Afican Journal fof Agricultue and Forestry” đã xuất bản nhiều bài báo về quy
hoạch cơ sở hạ tầng ở Nam châu phi. Năm 1966, Hội đất học của Mỹ và Hội
nông học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả
năng của đất và ứng dụng trong quy hoạch sử dụng đất, … [11].
Trong khi xây dựng khung đánh giá đất đai, lần đầu tiên tổ chức FAO
năm 1976 đã đề xuất cấu trúc khung quy hoạch sử dụng đất với 10 điểm chính
[35]. Trong đó phân loại đánh giá và đề xuất các kiểu và dạng sử dụng đất
được xét như là các bước chính trong q trình quy hoạch.
Năm 1985 một nhóm chun gia tư vấn quốc tế về quy hoạch sử dụng
đất được tổ chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình quy hoạch sử
dụng đất.


9

Wilkingson năm 1985 nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất theo khía cạnh
luật pháp. Tác giả đề nghị “Một hệ thống luật pháp thích hợp cần được phát
triển nhằm mục đích: Cung cấp chính sách và mục tiêu rõ ràng của Nhà nước
về đất đai, thiết lập các tổ chức sử dụng đất phù hợp yêu cầu sử dụng theo quy
trình kế hoạch và kỹ thuật, tăng cường sự thơng hiểu về sử dụng đất và
khuyến khích xây dựng cơ chế giám sát và cưỡng chế” [42].
Năm 1986, Dent và nhiều tác giả nghiên cứu sâu về cơng trình quy
hoạch. Ông khái quát quy hoạch sử dụng đất trên 3 cấp khác nhau và mối
quan hệ của các cấp: kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp vùng (tỉnh,
huyện) cấp cộng đồng (xã, thơn) [34]. Ơng cịn đề xuất quá trình quy hoạch
gồm 4 giai đoạn và 10 bước.
Những kết quả thử nghiệm phân tích hệ thống canh tác tại Châu á, Châu
Phi và Nam mỹ xác nhận rằng phân tích hệ thống canh tác là một cơng cụ quy

hoạch và lập kế hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất cấp địa
phương. Luning năm 1990 lần đầu tiên nghiên cứu đánh giá đất đai với phân
tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất [39].
1.2.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ở Liên Xô trước đây: Nguyễn
Nhật Tân - Nguyễn Thị Vịng (1995) [20]: Quy hoạch vùng nơng nghiệp là
một biện pháp tổng hợp của Nhà nước về phân bố và phát triển lực lượng sản
xuất trên lãnh thổ các vùng hành chính - nơng nghiệp nhằm đáp ứng các nhu
cầu về phát triển tất cả các ngành kinh tế quốc dân trong vùng. Quy hoạch
vùng nông nghiệp là giai đoạn kết thúc của kế hoạch hoá tương lai của Nhà
nước một cách chi tiết sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh
thổ của vùng, là biện pháp xác định các xí nghiệp chun mơn hố một cách
hợp lý, là biện pháp thiết kế và đưa vào nề nếp việc sử dụng đất đai trên từng
khu vực cụ thể của vùng, là biện pháp xác định sự phân bố đúng đắn các cơ


10

quan y tế và phục vụ sinh hoạt văn hoá cho nhân dân, là biện pháp xây dựng
các tiền đề tổ chức lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý các của cải tự nhiên, các
thành tựu khoa học kỹ thuật, các nguồn lao động nhằm phát triển với tốc độ
nhanh kinh tế của tất cả các xí nghiệp đồng thời cải thiện đời sống vật chất và
văn hoá của nhân dân trong vùng lao động nơng nghiệp đó.
Trần Hữu Viên (2005) [32]: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tuân
theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất theo
lãnh thổ và sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra “Mức độ phát triển lực lượng sản xuất
của một dân tộc thể hiện rõ nét hơn hết ở sự phân công lao động của dân tộc
đó được phát triển đến mức độ nào”
Lê Nin đã chỉ ra “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên

kinh tế xã hội của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bố sản xuất”.
Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố lực lượng sản xuất
cho một vùng trong quá khứ và hiện tại để xác định khả năng tiềm tàng và
tương lai phát triển của vùng đó.
Dựa trên cơ sở học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I. Lê Nin đã nghiên
cứu các hướng cụ thể về kế hoạch hoá phát triển lực lượng sản xuất trong xã
hội chủ nghĩa.
Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari trước đây: Nhằm sử dụng hiệu quả
nhất lãnh thổ của đất nước. Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm
đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Xây dựng đồng bộ mn với xây dựng
các nhà máy chế biến gỗ phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng
trồng cho nhân dân địa phương.
Các loại lâm sản ngồi gỗ như mây, tre, măng, bơng chít... là thế mạnh
của huyện, trong những năm tới cần xây dựng các cơ sở sản xuất mây, tre
đan, chế biến măng. Để nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng nội địa và xuất khẩu.


124

Phối hợp với mạng lưới thông tin, tiếp thị hàng hóa nơng sản để quảng bá các
mặt hàng lâm sản tới người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường tiêu thụ Trung Quốc.
4.3.5.6. Giải pháp về vốn.
Tận dụng tối đa nguồn vốn hỗ trợ phát triển lâm nghiệp từ các Chương
trình, dự án của nhà nước như: dự án 661, Chương trình 30a/CP, Chương
trình sắp xếp ổn định dân di cư tự do...
Xây dựng các dự án thành phần để kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của các
tổ chức Quốc tế, đầu tư vào nghiên cứu khoa học và phát triển khu bảo tồn
thiên nhiên Mường Nhé.
Cải cách thủ tục hành chính để kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp

trong và ngoài tỉnh; đầu tư phát triển các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ tập
trung và xây dựng các nhà máy chế biến gỗ, chế biến các loại lâm sản.
Có chính sách bảo lãnh tín dụng, tun truyền vận động người dân vay
vốn và bỏ công lao động để phát triển rừng kinh tế.
4.3.6. Phân kỳ và kế hoạch thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Sau khi triển khai xong việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn
2011- 2020 sẽ thực hiện đóng mốc giới phân định 2 loại rừng ngồi thực địa,
giữ nguyên mốc giới rừng đặc dụng, công việc trồng, chăm sóc, khoanh ni,
bảo vệ rừng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh phục vụ phát triển
rừng huyện Mường Nhé thực hiện cụ thể ở bảng 4.13


125

Bảng 4.13. Phân kỳ và kế hoạch thực hiện quy hoạch
Hạng mục

TT

ĐVT

Giai đoạn

Giai đoạn

2011- 2015

2016 - 2020

28.124


I

Bảo vệ rừng

ha

107.790,3

II

Khoanh nuôi xúc tiến TSTN

ha

23.000

1 Rừng đặc dụng

ha

12.663,9

2 Rừng phòng hộ

ha

7.025,2

3 Rừng sản xuất


ha

3.310,9

Trồng rừng

ha

5.124

3.915,9

1 Rừng đặc dụng

ha

800

848

2 Rừng phòng hộ

ha

1.000

1.193,3

3 Rừng sản xuất


ha

3.324

1.874,6

100

100

III

IV

Trồng cây phân tán

V

Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh

VI

1000 cây

1 Xây mới vườn ươm

Vườn

2


2 Xây dựng trạm bảo vệ rừng

Trạm

3

3 Xây dựng đường băng cản lửa

km

120

70

4 Mở đường vào trung tâm KBT

km

50

50

5 Xây dựng phân khu hành chính DV KBT

CT

1

1 Di chuyển dân ra khỏi vùng lõi KBT


hộ

85

2 Hỗ trợ bồi thường san ủi mặt bằng

ha

3

3 Mở mới đường giao thông

km

1.5

4 Xây dựng bể chứa nước

Bể

2

5 Xây dựng nhà lớp học

Nhà

2

Bố trí sắp xếp dân cư



126

4.4. Tổng hợp vốn đầu tư và hiệu quả
4.4.1. Tổng hợp vốn đầu tư
a. Các căn cứ xác định vốn đầu tư thực hiện quy hoạch
Quyết định số 661/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng;
Quyết định số 4361/QĐ-BNN-PTLN, ngày 17 tháng 10 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp & PTNT V/v: Ban hành quy định trình tự nội
dung lập hồ sơ thiết kế dự toán các cơng trình Lâm sinh thuộc dự án 661 và
các Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách (hoặc vốn tài trợ);
Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 06 tháng 7 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v: Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật
trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 61 huyện nghèo;
Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ Quyết định: Một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai
đoạn 2007 - 2015;
Quyết định số 705/TTg-KGVX ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ V/v: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP;
Thông tư số 08 /2009/TT-BNN, hướng dẫn thực hiện một số chính sách
hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
Quyết định số 752/UBND-VX ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Điện Biên V/v: Thực hiện các nội dung hướng dẫn triển khai

Nghị quyết 30a của Chính phủ;


127

Quyết định số 355/QĐ - UBND ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Điện Biên V/v: Phê duyệt suất đầu tư hỗ trợ bảo vệ rừng
khoanh ni tái sinh tự nhiên và trồng rừng mới phịng hộ, đặc dụng thuộc dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2009 - 2010
Quyết định sô 1048/QĐ-UBND ngày 27/8/2010 của UBND tỉnh Điện
Biên về phê duyệt suất đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Nghị quyết 30a
của Chính Phủ.
b, Tổng hợp vốn đầu tư
Với đặc thù là một huyện vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, để ổn định
trật tự xã hội, phát triển kinh tế Huyện cần rất nhiều các chính sách, dự án hỗ
trợ đầu tư. Hiện nay huyện Mường Nhé đang được hỗ trợ đầu tư theo chương
trình 134, 135, 30a của Chính Phủ. Trong phạm vi đề tài chỉ tổng hợp vốn đầu
tư theo sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến là 347.403,3 triệu đồng,
trong đó:
* Vốn đầu tư hỗ trợ cho lâm nghiệp dự kiến: 337.013,3 triệu đồng
- Hỗ trợ bảo vệ diện tích rừng hiện cịn, rừng hình thành khoanh nuôi tái
sinh, rừng trồng mới hết giai đoạn chăm sóc chuyển sang bảo vệ: Định mức
đầu tư hỗ trợ 200.000 đ/ha/năm trong 5 năm, tổng vốn đầu tư trong kỳ quy
hoạch là: 135.914,3 triệu đồng
+ Rừng đặc dụng: 44.675 triệu đồng
+ Rừng phòng hộ: 55.752 triệu đồng
+ Rừng sản xuất: 35.487,8 triệu đồng
- Hỗ trợ khoanh nuôi phục hồi rừng 200.000 đ/ha/năm trong 5 năm:
23.000 triệu đồng

+ Rừng đặc dụng: 12.663,9 triệu đồng
+ Rừng phòng hộ: 7.025,2 triệu đồng


128

+ Rừng sản xuất: 3.310,9 triệu đồng
- Hỗ trợ trồng rừng mới: 64.406 triệu đồng
+ Rừng đặc dụng: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 10.000.000đ/ha (Bao gồm
trồng và chăm sóc 4 năm đầu), tổng vốn đầu tư là 1.648ha x 10.000.000 =
16.480.000.000 đổng
+ Rừng phòng hộ: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 10.000.000đ/ha (Bao gồm
trồng và chăm sóc 4 năm đầu), tổng vốn đầu tư 2.193,3ha x 10.000.000 =
21.933.000.000 đồng
+ Rừng sản xuất: Hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ là
5.000.000đ/ha (gồm chi phí trực tiếp và chi phí phục vụ), tổng vốn đầu tư
5198,6ha x 5.000.000 = 25.993.000.000 đồng
- Trồng cây phân tán: 200.000 cây x 5.000đ/cây = 1.000.000 đồng
- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh: Vốn đầu tư dự kiến 113.692 triệu đồng, gồm:
+ Xây mới vườn ươm:

3.000.000.000 đồng

+ Xây dựng trạm bảo vệ rừng:

582.000.000 đồng

+ Xây dựng đường băng cản lửa:

1.330.000.000 đồng


+ Mở đường vào trung tâm Khu BTTN:

100.000.000.000 đồng

+ Xây dựng phân khu hành chính khu BTTN:

5.000.000.000 đồng

+ Lương cán bộ lâm nghiệp xã:

3.780.000.000 đồng

* Vốn đầu tư bố trí sắp xếp dân cư dự kiến: 10.390 triệu đồng
c, Phân kỳ vốn đầu tư thực hiện quy hoạch
Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch dự kiến 347.403,3 triệu đồng, trong
đó vốn đầu tư cho lâm nghiệp 337.013,3 triệu đồng, bố trí sắp xếp dân cư ra
khỏi vùng lõi Khu BTTN Mường nhé 10.390 triệu đồng. Giai đoạn 20112015 vốn đầu tư 237.112,8 triệu đồng, giai đoạn 2016 - 2020 vốn đầu tư
110.209,5 triệu đồng, cụ thể bảng 4.14


129

Bảng 4.14. Phân kỳ vốn đầu tư theo giai đoạn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Hạng mục

TT

2011-2015


2016 - 2020

347,403.30

237,112.80

110,290.5

Vốn đầu tư cho lâm nghiệp

337,013.30

226,722.80

110,290.5

Bảo vệ rừng hiện có, rừng phục hồi do
KN, rừng trồng mới hết giai đoạn CS

135,914.30

107,790.30

28,124

- Rừng đặc dụng

44,675


31,211

13,464

- Rừng phòng hộ

55,752

47,726

8,025

- Rừng sản xuất

35,487.8

28,853

6,635

Phát triển rừng

87,407

57,621

29,787

23,000


23,000

- Rừng đặc dụng

12,663.9

12,664

- Rừng phòng hộ

7,025.2

7,025.2

- Rừng sản xuất

3,310.9

3,310.9

2.2 Trồng rừng mới

64,406

34,620

29,786

- Rừng đặc dụng


16,480

8,000

8,480

- Rừng phòng hộ

21,933

10,000

11,933

- Rừng sản xuất

25,993

16,620

9,373

1

0.5

0.5

113,692


61,312

52,380

3,000

3,000

582

582

1,330

840

490

100,000

50,000

50,000

- Xây dựng phân khu hành chính dịch vụ

5,000

5,000


- Lương cán bộ lâm nghiệp xã

3,780

1,890

1

2.1 Khoanh nuôi phục hồi rừng

2.3 Trồng cây phân tán
3

Phân theo giai đoạn

Tổng vốn
I

2

Tổng vốn

Xây dựng CSHT lâm nghiệp
- Xây mới Vườn ươm
- Trạm bảo vệ rừng
- Đường băng cản lửa
- Mở đường vào trung tâm Khu BTTN

II


Vốn đầu tư bố trí sắp xếp dân cư

10,390

10,390

1

Di chuyển các HD ra khỏi vùng lõi Khu BTTN

1,700

1,700

2

Hỗ trợ bồi thường san ủi mặt bằng

900

900

3

Mở mới đường giao thông

3750

3750


4

Xây dựng bể chứa nước

40

40

5

Xây dựng nhà, lớp học

4000

4000

1,890


130

4.4.2. Dự tính hiệu quả sau khi thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát
triển lâm nghiệp
 Hiệu quả về môi trường
Nâng độ che phủ của rừng lên 50% vào năm 2015 và ổn định đến năm
2020. Tạo thành hệ sinh thái hồn chỉnh phát huy chức năng phịng hộ, gìn
giữ được tính đa dạng sinh học và bảo tồn được các nguồn gen.
Bảo vệ đất đai, chống xói mịn hạn chế lũ lụt, duy trì nguồn nước cho
sinh hoạt và sản xuất, cải thiện điều kiện khí hậu thời tiết, tạo môi trường
xanh sạch đẹp.

Bảo vệ, phục hồi và phát triển được nguồn gen thực vật với 750 loài thực
vật bậc cao trong đó cớ tới 35 thực vật q hiếm với 29 lồi có tên trong sách
đỏ Việt Nam và 10 lồi có tên trong sách đỏ thế giới. Bảo vệ 55 loài động vật
quý hiếm hiện đang hiện hữu trong hệ sinh thái rừng Mường Nhé trong đó có
39 lồi q hiếm thuộc nghị định 32/2006/NĐ-CP và 45 loài thuộc danh lục
đỏ Việt Nam năm 2003.
Hệ sinh thái rừng được phục hồi đi cùng với diện tích và chất lượng rừng
sẽ được nâng cao, tạo ra vùng sinh cảnh sống cho các loài động vật phục hồi
lại khu hệ thú lớn vốn có của khu vực.
 Hiệu quả về kinh tế
Quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp huyện Mường Nhé là rất cần
thiết trong tình hình hiện nay khi quy hoạch tổng thể của huyện đang dần bị
phá vỡ. Là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện các ngành sản xuất và ổn định
dân cư trên địa bàn. Nếu nội dung quy hoạch được thực hiện đúng tiến độ sẽ
góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho người
lao động cụ thể là:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được mở rộng thêm 42.029,5ha
cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đặc biệt là mở rộng diện
tích trồng cây lâu năm (cà phê, cao su, chè, cây ăn quả) sẽ góp phần nâng cao
thu nhập cho nhân dân địa phương. Ngồi ra họ cịn có điều kiện nâng cao thu


131

nhập thông qua việc tham gia các hoạt động lâm sinh, quản lý bảo vệ rừng,
khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng mới.
- Theo quyết định số 38/2005/QĐ - BNN về định mức kinh tế kỹ thuật
trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng thì số công lao
động trong điều kiện cụ thể của huyện Mường Nhé tính cho các hoạt động
lâm sinh như trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng là rất lớn đây là

điều kiện tốt để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động nông thôn dư
thừa của huyện Mường Nhé.
- Hàng năm khai thác được khối lượng lớn gỗ tận thu từ rừng sản xuất,
phòng hộ là rừng tự nhiên đáp ứng được nhu cầu gỗ của nhân dân trong huyện.
- Góp phần nâng cao thu nhập của huyện Mường Nhé: Tổng thu nhập toàn
huyện đến năm 2015 ước đạt: 371.641,1 triệu đồng, tăng 102,3 % so với năm
2009, tương đương với 187.932,3 triệu đồng. Thu nhập bình quân đạt 6,3 triệu
đồng/người/năm, tăng 83% so với năm 2009.
Tổng thu nhập toàn huyện đến năm 2020 ước đạt 529.831,6 triệu đồng,
tăng so với năm 2015 là: 42,5%, tương đương với: 158.190,5 triệu đồng. Thu
nhập bình quân đạt 8,2 triệu đồng, tăng 29,1% so với năm 2015.
 Hiệu quả về xã hội:
Tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động trong tổng số 23.376 lao động
nông - lâm - ngư nghiệp dự báo đến năm 2020, tăng thu nhập cho các hộ gia
đình, từng bước hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy.
Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân trong sản xuất nông lâm
nghiệp qua đào tạo, tuyên truyền. Nhân tố con người đợc coi trọng trong
phương án quy hoạch sẽ tạo nên hiệu quả lâu dài trong việc phát triển bền
vững của địa phương.
 Hiệu quả về an ninh quốc phòng:
Củng cố niềm tin của nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước góp phần củng cố giữ vững trật tự xã hội, an ninh quốc phòng trên
địa bàn huyện.


132

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình điều tra, đánh giá chung về tình hình cơ bản của huyện

Mường nhé trong những năm qua cho thấy: Mường Nhé là một huyện vùng
cao biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, đời sống của nhân dân
cịn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, còn tồn tài nhiều
phương thức canh tác lạc hậu, hiện tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn
thường xuyên xẩy ra. Tuy nhiên tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp còn rất
lớn so với các huyện khác trong tỉnh như diện tích rừng cịn nhiều, đặc biệt
rừng đặc dụng chiếm diện tích lớn với hệ động thực vật rừng rất phong phú
đây là tiềm năng rất lớn cho bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học và phát
triển du lịch sinh thái.
Thực tế trong những năm qua công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển
lâm nghiệp của huyện còn nhiều vấn đề bất cập. Việc quy hoạch 3 loại rừng
chưa cụ thể, chưa có mốc giới rõ ràng, chưa có định hướng cụ thể để quản lý
bảo vệ và phát triển đối với từng loại rừng. Tình trạng phá rừng, khai thác
rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn còn xẩy ra chưa được giải quyết triệt để. Năng
suất, chất lượng rừng trồng cịn thấp, diện tích rừng trồng chưa nhiều, hiệu
quả kinh doanh đồi rừng chưa cao. Vấn đề khai thác lâm sản, chế biến còn
nhỏ lẻ chất lượng mặt hàng chưa chiếm lĩnh được thị trường chủ yếu là phục
vụ nhu cầu tại chỗ. Vì vậy việc nghiên cứu đề xuất những nội dung cơ bản
của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho huyện Mường Nhé giai đoạn
2011- 2020 là rất cần thiết.
Qua thời gian nghiên cứu đề tài đã đạt được các mục tiêu và hoàn thành
các nội dung đặt ra phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2020 cũng như các quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm


133

vụ phát triển lâm nghiệp của tỉnh, huyện; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, huyện; Quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, huyện ... cùng

với việc nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, kết quả của
quá trình thực hiện quy hoạch trước đây, hiện trạng sử dụng đất nông - lâm
nghiệp và hiện trạng tài nguyên rừng. Đề tài đã thực hiện quy hoạch 3 loại
rừng và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch. Việc quy hoạch 3 loại
rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là hết sức phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương từ đó làm cơ sở cho quy hoạch bảo vệ và phát triển chi tiết
cho từng loại rừng theo hướng hiệu quả và bền vững.
Đề tài đã đưa ra được các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái
sinh, trồng rừng mới cho từng loại rừng. Trên cơ sở kết quả điều tra hiện
trạng, các văn bản của Chính phủ, Bộ NN&PTNT về danh mục các loài cây
trồng lâm nghiệp cho các vùng kinh tế trong đó có tỉnh Điện Biên đề tài đã
đưa ra được tập đoàn các loài cây trồng lâm nghiệp cho từng mục đích trồng
rừng. Xây dựng được bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện
Mường Nhé giai đoạn 2011- 2020 làm cơ sở và định hướng cho các chủ rừng,
các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện.
Các kết quả nghiên cứu giúp cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng huyện Mường Nhé ổn định trong 10 năm tới. Là cơ sở cho các nhà quản
lý, các nhà đầu tư, các chủ rừng quản lý và sử dựng hiệu quả nguồn tài
nguyên rừng, đất rừng góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển,
giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an tồn xã hội.
2. Tồn tại
Trong quá trình thực hiện đề tài do thời gian và trình độ của bản thân cịn
nhiều hạn chế nên chưa tập trung nghiên cứu kỹ các vấn đề sau:
- Công tác quy hoạch 3 loại rừng mới chỉ dừng lại ở cấp vĩ mô, chưa quy
hoạch chi tiết cho từng loại rừng.


134

- Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh chưa cụ thể, nhất là khâu trồng rừng,

chưa đưa ra được mô hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.
- Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cũng như ước tính hiệu quả kinh tế chưa cụ
thể, chủ yếu dựa trên các văn bản định mức chung của Bộ nông nghiệp, tỉnh,
huyện. Hiệu quả môi trường và xã hội mới chỉ dừng lại ở mức định tính.
- Chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ về năng suất, chất lượng cây trồng
nhất là các lồi cây bản địa để tính tốn chính xác hiệu quả kinh tế.
3. Kiến nghị
a. Đối với các Bộ, ngành
Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Kế hoạch & ĐT, Bộ Tài nguyên
& MT, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ tham mưu giúp Chính phủ:
- Bố trí vốn triển khai thực hiện chương trình phát triển rừng sản xuất
theo Quyết định số: 147/2007/QĐ - TTg, ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một
số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 của Thủ tướng
chính phủ;
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển cao su, cà phê, chè,
rừng kinh tế như: đền bù, giải phóng mặt bằng cho việc thực hiện các dự án
nông, lâm nghiệp;
- Hỗ trợ chi phí tăng thêm cho xây dựng cơ sở hạ tầng do đầu tư ở một
huyện vùng đặc biệt khó khăn so với các vùng thuận lợi khác;
- Tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý cấp xã: Củng cố bộ máy quản
lý; đào tạo nâng cao năng lực cho lực lượng cán bộ trưởng các ban, ngành;
tăng cường biên chế cho bộ máy quản lý cấp xã, đặc biệt là tăng cường cán bộ
cho các ngành chuyên môn như: nông nghiệp, lâm, thú y, thuỷ sản và các lĩnh
vực khác. Đối với cán bộ công chức xã làm công việc phù hợp với chun
mơn đã được đào tạo thì cho hưởng hệ số lương tương đương với cán bộ có
cùng chun mơn làm việc ở cấp huyện.


135


b. Đối với UBND tỉnh Điện Biên
Chỉ đạo Sở NN & PTNT, Sở tài nguyên - môi trường và các ngành liên
quan phối hợp cùng UBND huyện Mường Nhé tập trung triển khai các nội dung
quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, ưu tiên các hoạt động đầu tư xây dựng.
- Giảm bớt diện tích đất rừng phịng hộ, rừng sản xuất và tiến hành cắm mốc
ranh giới ngoài thực địa. Những diện tích đất rừng giảm này chuyển sang nhóm
đất sản xuất nơng nghiệp theo đúng đề xuất quy hoạch.
- Xây dựng hồ sơ thiết kế, kỹ thuật và dự tốn trồng rừng sản xuất, rừng
phịng hộ, rừng đặc dụng.
- Đền bù di chuyển 85 hộ dân ra khỏi vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên
Mường Nhé đến nơi ở mới.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh, phân khu hành chính dịch vụ Khu
bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.


136

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
2. Bộ NN & PTNT, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính (1999), Thông tư liên bộ số
28/1999/TT-LB ngày 23/9/1999 của liên bộ NN & PTNT, Kế hoạch và
đầu tư, Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định số 661/QĐ - TTg
ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội
3. Bộ tài nguyên và môi trường (2004), Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT
ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội
4.Bộ NN & PTNT (2005), Quyết định số 61/2005/QĐ –BNN ngày 12/10/2005
V/v Ban hành qui định tiêu chí phân cấp rừng Phịng hộ, Hà Nội
5. Bộ NN & PTNT (2005), Quyết định số 62/2005/QĐ –BNN ngày

12/10/2005 V/v Ban hành qui định về tiêu chí phân loại rừng đặc
dụng, Hà Nội
6. Bộ NN & PTNT (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Hà Nội

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Hà Nội
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ CP ngày 03/12/2004 về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất, Hà Nội
9. Đảng bộ tỉnh Điện Biên (2010), Nghị quyết đại Đội hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XII nhiệm kỳ 2010 – 2015, Điện Biên
10. Vũ Văn Mễ và Claude Desloges (1996), Phương pháp quy hoạch sử dụng
đất và giao đất lâm nghiệp có người dân tham gia, Dự án
GCP/VIE/020/ITA, Hà Nội.
11. Nguyễn Bá Ngãi (2001), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiến cho quy
hoạch phát triển lâm, nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi


×